Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.65 KB, 101 trang )

Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Công ty Bảo Việt Hải Phòng
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 5
LỜI MỞ ĐẦU 6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 9
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM HÀNG HẢI VÀ BẢO
HIỂM THÂN TÀU THỦY 10
1.1 Những vấn đề chung về bảo hiểm 10
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm hoạt động bảo hiểm 10
1.1.1.1 Khái niệm 10
1.1.1.2 Đặc điểm của hoạt động bảo hiểm 11
1.1.2 Các hình thức bảo hiểm 12
1.1.2.1 Bảo hiểm kinh doanh 12
1.1.2.2 Bảo hiểm thương mại 12
1.1.2.3 Bảo hiểm y tế 13
1.2 Bảo hiểm thân tàu 13
1.2.1 Giới thiệu tổng quát về tàu biển 13
1.2.2 Sự cần thiết phải bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm chủ tàu 16
1.2.3 Sự ra đời của bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm chủ tàu 18
1.3 Nội dung của bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm của chủ tàu 20
1.3.1 Nội dung của bảo hiểm thân tàu 20
1.3.1.1 Đối tượng bảo hiểm, số tiền, phí bảo hiểm 20
1.3.1.2 Phạm vi bảo hiểm 23
1.3.1.3 Hợp đồng bảo hiểm thân tàu 28
Đỗ Hoàng Khánh – QTKD K18 1
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Công ty Bảo Việt Hải Phòng
1.3.1.4 Bồi thường trong bảo hiểm thân tàu 32
1.3.2 Nội dung bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu 33
1.3.2.1 Đối tượng bảo hiểm, mức trách nhiệm, phí bảo hiểm 33
1.3.2.2 Phạm vi bảo hiểm 34
1.3.2.3 Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu 36


1.3.2.4 Bồi thường trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu 37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGHIỆP VỤ
BẢO HIỂM THÂN TÀU THỦY TẠI CÔNG TY BẢO VIỆT HẢI PHÒNG. .39
2.1 Tổng quan về Công ty Bảo Việt Hải Phòng 39
2.1.1 Quá trình hình thành phát triển của Công ty Bảo Việt Hải Phòng 39
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Bảo Việt Hải Phòng 41
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty Bảo Việt Hải Phòng 42
2.1.3.1 Mô hình tổ chức của Công ty Bảo Việt Hải Phòng 42
2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban 44
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Việt Hải Phòng 46
2.1.5 Thị trường bảo hiểm thân tàu tại Hải Phòng 49
51
2.2 Phân tích thực trạng nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại Công ty Bảo Việt Hải
Phòng những năm qua 52
2.4.1 Công tác khai thác bảo hiểm 52
2.4.1.1 Quy tắc áp dụng của Bảo Việt 52
2.4.2 Công tác giám định tổn thất 59
2.4.2.1 Sơ đồ quá trình xem xét 60
Đỗ Hoàng Khánh – QTKD K18 2
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Công ty Bảo Việt Hải Phòng
2.4.2.2 Những quy định chung về công tác giám định 60
2.4.2.3 Nhận thông tin từ khách hàng 61
2.4.2.4 Hướng dẫn xử lý ban đầu 62
2.4.2.5 Tiến hành Giám định 62
2.4.2.6 Thoả thuận và theo dõi khắc phục hậu quả 65
2.4.2.7 Lập Biên bản Giám định 66
2.4.2.8 Cấp Biên bản Giám định và thu/trả phí giám định 67
2.4.2.9 Hồ sơ giám định 69
2.4.3 Công tác giải quyết bồi thường tổn thất: 69
2.4.3.1 Sơ đồ quá trình xem xét 70

2.4.3.2 Tiếp nhận hồ sơ khiếu nại từ khách hàng 70
2.4.3.3 Kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ 71
2.4.3.4 Tiến hành tính toán bồi thường 72
2.4.3.5 Trình duyệt 72
2.4.3.6 Thông báo bồi thường 73
2.4.3.7 Đòi bồi thường Người thứ ba, xử lý tài sản bị hư hỏng 73
2.4.3.8 Hồ sơ bồi thường 74
2.4.3.9 Bồi thường tổn thất thân tàu 74
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO
HIỂM THÂN TÀU THỦY TẠI CÔNG TY BẢO VIỆT HẢI PHÒNG 80
3.1 Những thuận lợi, khó khăn của Công ty Bảo Việt Hải Phòng 80
3.1.1 Thuận lợi 80
3.1.2 Khó khăn 83
Đỗ Hoàng Khánh – QTKD K18 3
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Công ty Bảo Việt Hải Phòng
3.2 Phương hướng của Bảo Việt trong thời gian tới 86
3.3 Đề xuất giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Công
ty Bảo Việt Hải Phòng 88
3.3.1 Nhóm giải pháp về chất lượng dịch vụ. 88
3.3.1.1 Giải pháp về chất lượng tư vấn, giải quyết bồi thường 88
3.3.1.2 Giải pháp về chất lượng cán bộ 89
3.3.2 Nhóm giải pháp nhằm mở rộng và khai thác thị trường 91
3.3.3 Nhóm giải pháp về phí bảo hiểm 93
3.3.3.1 Nhóm giải pháp về mức phí 93
3.3.3.2 Nhóm giải pháp về thu phí nợ 94
KẾT LUẬN 97
97
KIẾN NGHỊ 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
Đỗ Hoàng Khánh – QTKD K18 4

Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Công ty Bảo Việt Hải Phòng
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty Bảo Việt Hải Phòng 43
Bảng 2.1 Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của Bảo Việt Hải Phòng 47
Bảng 2.2 Cơ cấu phí bảo hiểm tàu thủy tại Bảo Việt Hải Phòng 48
Biểu đồ 2.1: Doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển giữa các doanh
nghiệp kinh doanh bảo hiểm thân tàu biển tại Hải Phòng năm 2010, 2011,
2012 51
Sơ đồ 2.2: Quá trình xem xét giám định tổn thất 60
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ quá trình xem xét bồi thường tổn thất 70
Đỗ Hoàng Khánh – QTKD K18 5
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Công ty Bảo Việt Hải Phòng
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công ty Bảo Việt Hải Phòng là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Bảo
hiểm Bảo Việt – thành viên của Tập đoàn Bảo Việt, là Chi nhánh đầu tiên được
thành lập từ năm 1965 cùng năm với sự ra đời của Công ty Bảo hiểm Việt Nam với
cùng mục đích là thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến bảo hiểm hàng hải. Trải
qua hơn 45 năm thành lập và phát triển, cho đến ngày hôm nay, bảo hiểm hàng hải
vẫn là nghiệp vụ quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất của Công ty
Bảo Việt Hải Phòng, trong đó nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu là nghiệp vụ có tỷ trọng
doanh thu lớn nhất của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải nói chung. Nên một trong
những công tác quan trọng hàng đầu của Công ty là cần nâng cao chất lượng
nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu.
Là một nghiệp vụ quan trọng của bảo hiểm thương mại, việc tìm hiểu và
nghiên cứu về bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm chủ tàu trong bối cảnh nền kinh tế
mở, khi đất nước bước sang giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa là hết sức cần
thiết. Xuất phát từ thực tiễn triển khai nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu ở Công ty Bảo
Việt Hải Phòng, trong quá trình triển khai đã bộc lộ nhiều khó khăn, thách thức từ
khâu khai thác đến khâu bồi thường và hạn chế tổn thất. Mặt dù, trong suốt những

năm qua (kể từ năm 1965), nghiệp vụ bảo hiểm này đã đạt nhiều thành tựu, tốc độ
tăng trưởng doanh thu luôn ở mức cao nhưng kết quả và hiệu quả kinh doanh còn
thấp. Ngoài những khó khăn chung của môi trường kinh tế- xã hội còn có nguyên
nhân rất quan trọng nữa là việc quản lý rủi ro của Công ty còn nhiều hạn chế, quản
trị điều hành doanh nghiệp, quản lý nghiệp vụ bảo hiểm còn nhiều vấn đề tồn tại
yếu kém đang đặt ra cần phải nghiên cứu giải quyết và đưa ra các giải pháp phát
triển nghiệp vụ bảo hiểm này. Với vị trí quan trọng của nghiệp vụ bảo hiểm thân
tàu và trách nhiệm chủ tàu như vậy, em muốn đi sâu nghiên cứu về nghiệp vụ này.
Vì vậy, em chọn đề tài: “ Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại
Đỗ Hoàng Khánh – QTKD K18 6
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Công ty Bảo Việt Hải Phòng
Công ty Bảo Việt Hải Phòng” để làm đề tài luận văn thạc sĩ . Em mong rằng những
ý kiến của mình sẽ hữu ích với Công ty Bảo Việt Hải Phòng trong việc phát triển
nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
+ Luận văn nghiên cứu những lý luận cơ bản về bảo hiểm trách nhiệm thân
tàu, trang bị những kiến thức về bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm thân tàu biển, bảo
hiểm tàu, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, bảo hiểm trách nhiệm
dân sự chủ tàu biển và tàu cá hoạt động trong vùng nước nội thủy và vùng biển
Việt Nam.
+ Phân tích thực trạng nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Công ty Bảo
Việt Hải Phòng trong những năm gần đây, phân tích những thuận lợi, khó khăn và
nguyên nhân gây ra.
+ Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu tại
Công ty Bảo Việt Hải Phòng.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: “Nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Công ty Bảo
Việt Hải Phòng”.
- Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng
nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Công ty Bảo Việt Hải phòng trong giai

đoạn từ 2010 đến 2012. Nghiên cứu và đưa ra các giải pháp phát triển nghiệp
vụ bảo hiểm thân tàu của Công ty Bảo Việt Hải Phòng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để làm sáng tỏ những quan điểm, ý kiến, cũng như để minh họa rõ ràng các
minh chứng thực tiễn về nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy, luận văn sử dụng những
phương pháp sau: phương pháp duy luận biện chứng, phương pháp suy luận logic,
phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp liệt kê, phương pháp đồ
thị minh họa,……
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiến đề tài nghiên cứu
Đỗ Hoàng Khánh – QTKD K18 7
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Công ty Bảo Việt Hải Phòng
Đề tài nghiên cứu công tác thu phí trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải tại Công
ty Bảo Việt Hải Phòng, thực chất là nghiên cứu thực trạng công tác thu phí trong
lĩnh vực bảo hiểm hàng hải của Công ty Bảo Việt Hải Phòng. Qua đó giúp cho Ban
lãnh đạo đơn vị có cái nhìn toàn diện về thị trường bảo hiểm hàng hải, khả năng
cạnh tranh, các điểm lợi và bất lợi của các biện pháp hiện tại qua đó hoạch định
đường hướng phát triển trong tương lai.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài các phần như: mục lục, danh mục sơ đồ bảng biểu, lời mở đầu, kết
luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương chính như sau:
Chương 1: Lý luận chung về bảo hiểm hàng hải và bảo hiểm thân tàu thủy
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu
thủy tại Công ty Bảo Việt Hải Phòng.
Chương 3: Đề xuất giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại
Công ty Bảo Việt Hải Phòng.
Đỗ Hoàng Khánh – QTKD K18 8
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Công ty Bảo Việt Hải Phòng
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Giải nghĩa
1 DN Doanh nghiệp

2 BH Bảo hiểm
3 TNDS Trách nhiệm dân sự
4 ITC
Bảo hiểm thân tàu định hạn
( Institute Time Clause)
5 P & I Hội bảo hiểm tương hỗ
6 TBH Tái bảo hiểm
7 IMO Tổ chức hàng hải quốc tế
8 FPA Điều kiện miễn tổn thất riêng
9 WA Điều kiện bảo hiểm tổn thất riêng
10 VTĐ Vô tuyến điện
11 UBND Ủy ban nhân dân
12 CTCP Công ty Cổ phần
13 BIDV Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
14 PGS Phó giáo sư
15 TS Tiến sĩ
Đỗ Hoàng Khánh – QTKD K18 9
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Công ty Bảo Việt Hải Phòng
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM HÀNG HẢI VÀ BẢO
HIỂM THÂN TÀU THỦY
1.1 Những vấn đề chung về bảo hiểm
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm hoạt động bảo hiểm
1.1.1.1 Khái niệm
Bảo hiểm là những quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình hình thành, phân
phối và sử dụng các quỹ tập trung - quỹ bảo hiểm - nhằm xử lý các rủi ro, các biến
cố. Bảo hiểm bảo đảm cho quá trình tái sản xuất và đời sống của xã hội được diễn
ra bình thường.
Bảo hiểm là biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của số một ít người
cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại; bằng cách mỗi
người trong cộng đồng góp một số tiền nhất định vào một quỹ chung và từ quỹ

chung đó bù đắp thiệt hại cho thành viên trong cộng đồng không may bị thiệt hại do
rủi ro đó gây ra. Bảo hiểm là một cách thức trong quản trị rủi ro, thuộc nhóm biện
pháp tài trợ rủi ro, được sử dụng để đối phó với những rủi ro có tổn thất, thường là
tổn thất về tài chính, nhân mạng,
Bảo hiểm được xem như là một cách thức chuyển giao rủi ro tiềm năng một
cách công bằng từ một cá thể sang cộng đồng thông qua phí bảo hiểm.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm được xây dựng dựa trên từng
góc độ nghiên cứu xã hội, pháp lý, kinh tế, kĩ thuật,nghiệp vụ )
Định nghĩa 1: Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít
Định nghĩa 2: Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo
hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho
mình hoặc để cho một người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một
khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người
bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại.
Đỗ Hoàng Khánh – QTKD K18 10
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Công ty Bảo Việt Hải Phòng
Bảo hiểm có thể định nghĩa là một phương sách hạ giảm rủi ro bằng cách kết
hợp một số lượng đầy đủ các đơn vị đối tượng để biến tổn thất cá thể thành tổn thất
cộng đồng và có thể dự tính được. Các định nghĩa trên thường thiên về một góc độ
nghiên cứu nào đó (hoặc thiên về xã hội - định nghĩa 1, hoặc thiên về kinh tế, luật
pháp - định nghĩa 2, hoặc thiên về kỹ thuật tính - định nghĩa 3).
Theo các chuyên gia về bảo hiểm, một định nghĩa vừa đáp ứng được khía
cạnh xã hội (dùng cho bảo hiểm xã hội) vừa đáp ứng được khía cạnh kinh tế (dùng
cho bảo hiểm thương mại) và vừa đầy đủ về khía cạnh kỹ thuật và pháp lý có thể
phát biểu như sau: Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được
hưởng trợ cấp nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ 3 trong
trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có
trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp
của thống kê.
1.1.1.2 Đặc điểm của hoạt động bảo hiểm

- Sản phẩm được bảo hiểm là sản phẩm vô hình, là sự đảm bảo về mặt tài
chính cho các rủi ro của người được bảo hiểm, trong hoạt động bảo hiểm sản phẩm
được bán ra trước ( doanh thu được thực hiện trước sau đó mới phát sinh chi phí).
- Bảo hiểm vừa mang tính bồi hoàn vừa mang tính không bồi hoàn, trong
thời gian bảo hiểm nếu không có rủi ro xảy ra làm ảnh hưởng đến đối tượng bảo
hiểm thì hãng bảo hiểm không phải bồi thường hoặc trả tiền cho người mua bảo
hiểm(tính không bồi hoàn). Ngược lại nếu xảy ra sự cố bảo hiểm thì người mua bảo
hiểm được bồi thường (tính bồi hoàn).
- Áp dụng nguyên tắc số đông bù số ít, trong thực tế bảo hiểm kinh doanh
đối với hợp đồng có giá trị lớn hoặc trường hợp có khả năng hãng bảo hiểm phải
bồi thường cho nhiều người cùng một sự cố, để giảm bớt trách nhiệm tài chính với
rủi ro có thể xảy ra, hãng bảo hiểm thường chọn cách thực hiện đồng bảo hiểm
hoặc tái bảo hiểm.
Đỗ Hoàng Khánh – QTKD K18 11
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Công ty Bảo Việt Hải Phòng
1.1.2 Các hình thức bảo hiểm
1.1.2.1 Bảo hiểm kinh doanh
Trên góc độ tài chính, bảo hiểm kinh doanh là một hoạt động dịch vụ tài
chính nhằm phân phối lại những tổn thất khi rủi ro xảy ra. Trên góc độ pháp lý, bảo
hiểm kinh doanh thực chất là một bản cam kết mà một bên đồng ý bồi thường cho
bên kia khi gặp rủi ro nếu bên kia đóng phí bảo hiểm. Do đó, bảo hiểm kinh doanh
là các quan hệ kinh tế gắn liền với việc huy động các nguồn tài chính thông qua sự
đóng góp của các tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm.
1.1.2.2 Bảo hiểm thương mại
Bảo hiểm thương mại hay hoạt động kinh doanh bảo hiểm được thực hiện
bởi các tổ chức kinh doanh bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm thương mại. Bảo
hiểm thương mại chỉ những hoạt động mà ở đó các doanh nghiệp bảo hiểm chấp
nhận rủi ro trên cơ sở người được bảo hiểm đóng một khoản tiền gọi là phí bảo
hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường hay trả tiền bảo hiểm khi xảy ra các rủi
ro đã thỏa thuận trước trên hợp đồng.

Nội dung của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, ngoài mối quan hệ giữa doanh
nghiệp bảo hiểm với khách hàng của mình (gọi là Người mua bảo hiểm) còn được
thể hiện trong mối quan hệ giữa người bảo hiểm gốc và người nhận tái bảo hiểm
khi thực hiện tái bảo hiểm và bao hàm các hoạt động của trung gian bảo hiểm như:
môi giới, đại lý Nhà bảo hiểm thương mại hoạt động kinh doanh nhằm mục đích
thu lợi nhuận trong việc đảm bảo rủi ro cho khách hàng của mình.
Trong cuộc sống hàng ngày, lúc này hay lúc khác, dù không hề mong muốn
và dù khoa học kỹ thuật có tiến bộ đến đâu, người ta vẫn có thể phải gánh chịu
những rủi ro tổn thất bất ngờ. Tác động của rủi ro làm cho con người không thu hái
được kết quả như đã dự định trước và tạo ra sự ngưng trệ quá trình sản xuất, sinh
hoạt của xã hội. Đó chính là tiền đề khách quan cho sự ra đời của các loại quỹ dự
trữ bảo hiểm nói chung và hoạt động bảo hiểm thương mại nói riêng. Tồn tại song
Đỗ Hoàng Khánh – QTKD K18 12
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Công ty Bảo Việt Hải Phòng
song với các quỹ dự trữ khác, Bảo hiểm thương mại đóng vai trò như một công cụ
an toàn thực hiện chức năng bảo vệ con người, bảo vệ tài sản cho kinh tế và xã hội.
1.1.2.3 Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là các quan hệ kinh tế gắn liền với việc huy động các nguồn
tài lực từ sự đóng góp của những người tham gia bảo hiểm để hình thành quỹ bảo
hiểm, và sử dụng quỹ để thanh toán các chi phí khám chữa bệnh cho người được
bảo hiểm khi ốm đau.Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội của mọi quốc gia trên
thế giới do chính phủ tổ chức thực hiện, nhằm huy động sự đóng góp của mọi tầng
lớp trong xã hội để thanh toán chi phí y tế cho người tham gia bảo hiểm. Người
tham gia bảo hiểm y tế khi gặp rủi ro về sức khỏe được thanh toán chi phí khám
chữa bệnh với nhiều mức khác nhau tại các cơ sở y tế. Một số loại bệnh mà người
đến khám bệnh được ngân sách nhà nước đài thọ theo quy định, cơ quan bảo hiểm
y tế không phải chi trả trong trường hợp này.
1.2 Bảo hiểm thân tàu
1.2.1 Giới thiệu tổng quát về tàu biển
Bất cứ quốc gia nào muốn thúc đẩy và phát triển kinh tế đều phải có hệ thống

giao thông thông suốt. Hệ thống giao thông của mỗi nước được đánh giá trên cả ba
lĩnh vực: đường thuỷ, đường bộ và đường không. Có thể khẳng định rằng hầu hết
các nước trên thế giới đều có hệ thống giao thông đường thuỷ và sự phát triển hay
không lại phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của mỗi nước. Một trong những điều
kiện không thể thiếu khi muốn phát triển giao thông đường thuỷ là phải có một đội
tàu chuyên dùng. Lợi ích của giao thông đường thuỷ mà trực tiếp là từ các đội tàu
mang lại cho các quốc gia nguồn lợi lớn trong kinh tế quốc phòng v.v Có thể thấy
rằng tàu biển là một phương tiện vận tải quan trọng trong hệ thống giao thông vận
tải và là một nhân tố khó có thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân.
Tàu biển là thuật ngữ dùng để chỉ những phương tiện nổi trên mặt nước có
khả năng chuyên chở hàng hoá, vật phẩm, hành khách hoặc sử dụng vào mục đích
Đỗ Hoàng Khánh – QTKD K18 13
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Công ty Bảo Việt Hải Phòng
khác trên biển hoặc trên những vùng nước khác mà tàu có thể đi lại được. Ngoài ra,
còn có các khái niệm khác nhau về tàu thuỷ; chẳng hạn, trong "qui tắc phòng ngừa
va chạm tàu thuyền trên biển" (International regulation for preventing collision at
sea, 1972) thì tàu biển bao gồm tất cả các phương tiện dùng hoặc có thể dùng làm
phương tiện vận chuyển trên mặt nước, kể cả các loại tàu thuyền không có trọng
lượng chiếm nước và thuỷ phi cơ.
Như vậy tàu biển bao gồm các tàu lớn, nhỏ chuyên chở hàng hoá, hành
khách, tàu chuyên dùng ( đông lạnh, chở dầu ), sà lan, thuyền máy, thuyền buồm,
tàu lai dắt, tàu cứu hộ, tàu kéo, cần cẩu nổi Ngoài ra, người ta còn cho tất cả các
trang thiết bị của một con tàu bao gồm: neo, xuồng cứu sinh, máy móc đều được
coi là các bộ phận của một con tàu. Tàu biển được coi là tàu hoạt động phải đạt
được các yêu cầu sau:
- Một là, dùng để chuyên chở hoặc sử dụng vào những mục đích khác nhau đã
định trên biển.
- Hai là, chạy trên một hải trình đã quy định có thể là đường hàng hải trong
nước hoặc quốc tế.
Tàu biển có những ưu, nhược điểm sau:

 Ưu điểm:
- Khả năng vận chuyển của tàu biển lớn: Khối lượng hàng hoá vận chuyển
của một tàu biển cỡ trung bình cũng có thể lớn hơn rất nhiều so với các phương tiện
vận chuyển trong các lĩnh vực giao thông vận tải khác. Mặt khác tàu biển chứa
đựng được hầu hết các loại hàng hoá: hàng cồng kềnh, siêu trường, siêu trọng, hàng
lỏng, đều có thể vận chuyển được.
- Giao thông đường biển với các tuyến đường hầu như là có sẵn do đó vận
chuyển bằng tàu biển không tốn nhiều chi phí mở đường có chăng đó chỉlà chi phí
để xây dựng các công trình trên biển để hỗ trợ như bến cảng, cầu cảng, đèn hải
đăng
Đỗ Hoàng Khánh – QTKD K18 14
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Công ty Bảo Việt Hải Phòng
- Giá thành vận chuyển rẻ: là do khối lượng vận chuyển lớn đồng thời
hệthống giao thông đường thuỷ nhiều khi không bị hạn chế bởi địa hình nên có thể
rút ngắn lại và thuận tiện hơn.
 Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm trên tàu biển còn có một số nhược điểm đòi hỏi
phải được hạn chế và khắc phục. Đó là:
- Tốc độ tàu biển chậm: Với hình khối lớn và khả năng vận chuyển nhiều lại
hoạt động rộng khắp trên các vùng biển sóng nước tàu biển thường có tốc độ thấp,
tốc độ tối đa của tàu biển khoảng 30 hải lý (1 hải lý = 1,852 km). Chính vì tàu biển
có tốc độ chậm mà kéo theo hành trình của con tàu dài ngày. Điều này có ảnh
hưởng lớn về mặt kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi sự nhanh nhạy kịp
thời, có những thời cơ chớp nhoáng nếu không nắm bắt ngay sẽ lỡ mất cơ hội, bỏ
trống mất thị trường. Vì vậy, đối với những mặt hàng yêu cầu nhanh không thể vận
chuyển bằng đường biển được.
- Tàu biển thường gặp nhiều rủi ro gây tổn thất lớn cho chủ tàu, chủ hàng:
Giao thông đường biển là lĩnh vực chịu ảnh hưởng rất nhiều của thiên nhiên. Hành
trình dài ngày trên biển thì sự ảnh hưởng đó càng lớn. Với trọngtải và sức chứa lớn
như vậy nên khi gặp rủi ro sẽ là một tổn thất đối với chủ tàu và các chủ hàng.

- Do hoạt động của con tàu gần như là độc lập, lênh đênh trên biển nên việc
cứu ứng, hạn chế tổn thất gặp nhiều khó khăn.
Các đặc trưng cơ bản của con tàu là: tên tàu, cỡ tàu, độ lớn tàu.
Có 3 cách xác định độ lớn của con tàu theo trọng tải là:
+ Cách 1 :Theo tấn dung tích đăng ký toàn phần (GRT- GROSS
REGISTERED TONNAGE)
+ Cách 2 : Theo tấn dung dịch tịnh ( NRT- NET REGISTERED
TONNAGE, 1NRT=2,83 m3
+ Cách 3 : Theo tấn sâu mớm nước ( DWT- DEAT WEIGHT TONNAGE)
Đỗ Hoàng Khánh – QTKD K18 15
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Công ty Bảo Việt Hải Phòng
Theo luật quốc tế, tàu cắm cờ nước nào là mang quốc tịch nước đó được coi
như lãnh thổ nổi mang chủ quyền nước đó. Những nước tham chiến hay thù địch
lẫn nhau không cho mang cờ của nước đối tượng ra vào cảng của mình hoặc thậm
chí còn bắt giữ khám xét tàu đối phương.
Theo luật kinh doanh, chủ tàu có thể khai thác con tàu dưới dạng cho thuê
từng khoang xếp hàng, cho thuê cả chuyến tàu hoặc cho thuê cả con tàu trong một
thời gian dài thậm chí cho thuê cả đội ngũ sĩ quan, thuỷ thủ, thuyền viên.
1.2.2 Sự cần thiết phải bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm chủ tàu
Tàu thủy là phương tiện vận tải thủy tiện lợi, giá thành vận chuyểnrẻ,.v.v.
nhưng tốc độ chậm, hành trình dài ngày trên biển nên thường chịu nhiều rủi ro, gây
tổn thất lớn cho các chủ tàu. Theo thống kê của các hãng sản xuất và sửa chữa tàu,
hàng năm trên thế giới có khoảng 7000 vụ tai nạn tàu biển làm thiệt hại hàng tỷđô
la. Như chúng ta đã biết, có nhiều phương tiện vận tải bằng đường thuỷ, đường
sắt,đường bộ, đường hàng không…Trong đó, tàu thuỷ là phương tiện vận tải biển
có nhiều tiện lợi:
- Có thể chuyên chởđược nhiều chủng loại hàng hoá với khối lượng lớn,
năng lực chuyên chở lớn hơn các phương tiện khác.
- Việc đầu tư xây dựng và bảo quản các tuyến đường biển dựa trên cơ sở lợi
dụng điều kiện tự nhiên của biển. Do đó, không phải đầu tư nhiều vốn, nguyên vật

liệu, sức lao động. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho giá thành vận
chuyển bằng đường biển thấp hơn các phương tiện khác. Đồng thời nó còn góp
phần phát triển tốt mối quan hệ kinh tế với các nước, góp phần tăng thu ngoại tệ.
Song vận chuyển bằng đường biển lại gặp phải nhiều rủi ro:
- Vận chuyển bằng đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên,
thời tiết, khí hậu trên biển đều ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận chuyển.
Những rủi ro thiên tai bất ngờ như: bão, sóng thần, lốc có thể xẩy ra bất cứ lúc
nào.
Đỗ Hoàng Khánh – QTKD K18 16
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Công ty Bảo Việt Hải Phòng
- Bên cạnh đó còn có rủi ro kỹ thuật: trục trặc về chính con tàu, kỹ thuật dự
báo thời tiết, các tín hiệu điều khiển từđất liền. Theo thống kê của các hãng sản
xuất và sửa chữa tàu, hàng năm trên thế giới có khoảng trên 7000 vụ tai nạn tàu
biển làm thiệt hại hàng tỷđô la.
Để giúp các tàu ổn định kinh tế khi không may gặp rủi ro. Để tạo cho các
chủ tàu khôi phục và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần thúc đẩy
nền kinh tế phát triển và mở rộng quan hệ kinh tế với các nước, góp phần tăng thu
nhập cho ngân sách, tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế v.v. hoạt động bảo hiểm thân
tàu đã ra đời khá sớm. Tuy nhiên, mãi đến năm 1888, luật bảo hiểm thân tàu biển
mới chính thức đi vào cuộc sống. Đây là bộ luật bảo hiểm đầu tiên trên thế giới tại
London, viết tắt là ITC (Institute Time Clause).
Để hạn chế bớt những nguy cơ có thể xảy ra chính các nhà bảo hiểm lại bắt
tay vào công cuộc tìm kiếm những phương án tối ưu nhất cho việc đề phòng và hạn
chế tổn thất. Các hướng dẫn chỉđường, các tuyến đường biển được nâng cấp, các
công trình vì sự an toàn đường biển chính là biện pháp hữu hiệu nhất trong đề
phòng và hạn chế tổn thất. Lợi ích của các cá nhân, từng đơn vị riêng lẻ giờđây đã
mang lợi ích cả xã hội, cộng đồng. Hao phí xãhội vì thếđược tối thiểu hoá. Không
chỉ ngăn chặn hay bảo hiểm cho những tổn thất do thiên tai gây ra, bảo hiểm hàng
hải nói chung và bảo hiểm thân tàu biển nói riêng còn bảo vệ an toàn cho hành
trình của các con tàu trước những nguy cơđe doạ từ chính con người (cướp biển,

manh nha của thuỷ thủđoàn v.v. ).
Đội tàu biển Việt Nam tuy không lớn nhưng lại nhỏ bé, cũ kỹ, độ tuổi của
các tàu quá lớn v.v. nên khả năng gặp tai nạn, rủi ro là rất lớn, và những vụ tổn thất
đó cũng gây ra không ít khó khăn cho các chủ tàu. Chính vì vậy nên việc bảo hiểm
thân tàu càng trở nên cần thiết không thể thiếu.
Những thiệt hại về tài sản, về con người do rủi ro đường thuỷ gây ra có thể là
nhỏ, có thể là lớn song những thiệt hại đó không những ảnh hưởng đến kinh tế, đến
Đỗ Hoàng Khánh – QTKD K18 17
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Công ty Bảo Việt Hải Phòng
tình cảm gia đình của từng cá nhân trong xã hội mà còn ảnh hưởng đến cả cộng
đồng. Để khắc phục những ảnh hưởng đó người ta sửdụng các biện pháp khác nhau
như tiết kiệm, đi vay, tương trợ, bảo hiểm Mỗi biện pháp có những hạn chế nhất
định nhưng hiệu quả hơn cả vẫn là áp dụng biện pháp bảo hiểm. Hoạt động bảo
hiểm trước hết là nhằm khắc phục hậu quả của rủi ro, hơn nữa, các tổ chức bảo
hiểm còn có trách nhiệm nghiên cứu rủi ro, thống kê tai nạn, tổn thất, xác định
nguyên nhân và đề ra các biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro.
Như vậy, sự ra đời của bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm chủ tàu là rất cần
thiết đối với các chủ tàu và những người liên quan. Cùng với các nghiệp vụ bảo
hiểm khác, bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm chủ tàu góp phần bảo vệ tài sản, ổn
định cuộc sống của mọi người, mang lại sự an toàn cho xã hội.
1.2.3 Sự ra đời của bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm chủ tàu
Hình thức sơ khai của bảo hiểm thân tàu ra đời từ thế kỷ XIV, XV khi các
nhà buôn cho vay nặng lãi, cấp vốn vay cho các thuyền buôn đi biển, nếu các
thuyền buôn bị đắm thì người cho vay mất cả vốn lẫn lãi. Ngược lại nếu chuyến đi
trót lọt thuyền cập bến an toàn thì người đi vay phải trả cả vốn lẫn lãi rất nặng,
người ta coi lãi suất này là tiền đề của phí bảo hiểm.
Đến thế kỷ XVII thì hình thức bảo hiểm như ngày nay xuất hiện tại quán cà
phê của người thuyền trưởng giàu kinh nghịêm tên là Lloyd. Tại đây, các hãng
buôn, thuyền trưởng, sĩ quan đến trao đổi tin tức, bàn và đề cập đến những rủi ro
hiểm hoạ xảy ra với các tàu đi biển. Để thu hút khách hàng Lloyd's cho tổng hợp

tin tức thu được phát hành bản tin trên báo (báo này là tiền thân của tờ Lloyd
weekly casualty report ngày nay). Theo thống kê, tờ báo đưa ra một số kinh nghiệm
đề phòng hạn chế rủi ro thường gây hiểm hoạlớn. Năm 1678, hội bảo hiểm thân tàu
ra đời tại quán cà phê của Lloyd's.Đến năm 1971, nhờ nghị viện của Anh tổ chức
thành công ty LLOYD'S như ngày nay, điều khiển bởi một hội đồng hội các nhà
bảo hiểm và môi giới hàng hải, phi hàng hải. Tự thân hãng LLOYD'S không kinh
Đỗ Hoàng Khánh – QTKD K18 18
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Công ty Bảo Việt Hải Phòng
doanh mà chỉ tổ chức điều khiển, đưa ra những qui tắc cho những thành viên của
nó và giúp các thành viên trong kinh doanh. Nhưng mãi đến năm 1870 luật bảo
hiểm thân tàu mới ban hành, đây là luật bảo hiểm thân tàu đầu tiên trên thế giới ra
đời tại Luân đôn, viết tắt là I.T.C (Institute Time Clause). Luật đó được hoàn chỉnh,
bổsung vào ngày 1.10.1970; 1.10.1983 và lần gần đây nhất là ngày 1.10.1995. Bộ
luật này được các hãng bảo hiểm áp dụng cho đến ngày nay.
Đầu thế kỷ 18, Chính phủ Hoàng gia Anh ban hành luật thắt chặt thương
mại. Điều này dẫn đến sự độc quyền của một số công ty, đặc biệt trong lĩnh vực
bảo hiểm thân tàu. Hơn nữa, trị giá thân tàu tăng lên khiến trị giá bảo hiểm tăng và
do đó phí bảo hiểm thân tàu rất cao, các chủ tàu liên kết lại với nhau và tự bảo hiểm
cho nhau, hình thành các hiệp hội chủ tàu để giảm phí bảo hiểm.
Vào đầu thế kỷ 19, dòng người di cư từ châu Âu đến châu Mỹ rất đông. Chủ
tàu phải chuyên chở một khối lượng lớn tài sản, hàng hoá và cả hành khách. Theo
qui định của luật pháp, chủ tàu không những phải chịu trách nhiệm đối với hàng
hoá, tài sản mà còn phải chịu trách nhiệm đối với ốm đau, thương tật, chết chóc
của thuyền viên và cả tính mạng của hành khách. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của
mình, các chủ tàu phải cùng nhau lập nên các Hội để bảo hiểm lẫn nhau gọi là Hội
Bảo hiểm tương hỗ hay Hội Bảo vệ và Bồi thường (P & I Club). Mục đích của các
hội này là để bảo vệ lợi ích của các chủ tàu và để bồi thường cho các chủ tàu những
thiệt hại phát sinh từ các khiếu nại của bên thứ ba, chứ không nhằm mục đích lợi
nhuận. Lúc đầu có 2 loại Hội: Protection Club và Indemmity Club. Sau này các Hội
sát nhập lại thành P & I Club. Nước Anh là nơi sinh ra các P & I Club đầu tiên như:

The Shipowners Mutual Protection Society, Britana Steamship Ins. Association ra
đời năm 1855; London Steamship Owner’s Mutual Ins. Limited năm 1874
Hiện nay chỉ có 5 nước có các P & I Club là: Anh, Na Uy, Thuỵ Điển, Mỹ,
Nhật. Hội lớn nhất là United Kingdom, bảo hiểm đến 1/4 tổng trọng tải đội tàu biển
thế giới. Các hội bảo hiểm P & I đã thành lập nên các Nhóm bảo hiểm quốc gia và
Đỗ Hoàng Khánh – QTKD K18 19
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Công ty Bảo Việt Hải Phòng
quốc tế để chia sẻ trách nhiệm. Đến nay nhóm quốc tế gồm rất nhiều thành viên và
nhận bảo hiểm tới 90% tổng trọng tải đội tàu buôn thế giới. Các chủ tàu khi tham
gia vào Hội phải đóng phí bảo hiểm. Phí bảo hiểm thường được đóng 2 lần trong
một năm bảo hiểm (từ tháng 2 năm trước đến tháng 2 năm sau), lần thứ nhất gọi là
advance call và nếu thiếu phải đóng thêm gọi là supplimentary (additional) call. Số
tiền này dùng để bồi thường các khiếu nại trong năm và để trang trải chi phí quản
lý và các chi phí khác của Hội.
Ngày nay, với sự phát triển của các phương tiện vận tải biển và sự phát triển
của khoa học kỹ thuật hiện đại, sự phát triển của kinh tế đã kéo theo sự phát triển
về kỹ thuật bảo hiểm nói chung và bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm chủ tàu nói
riêng.
1.3 Nội dung của bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm của chủ tàu
1.3.1 Nội dung của bảo hiểm thân tàu
1.3.1.1 Đối tượng bảo hiểm, số tiền, phí bảo hiểm
a) Đối tượng được bảo hiểm :
Đối tượng được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm thân tàu là toàn bộ con
tàu và trang thiết bị của con tàu đó.
Do đặc điểm hoạt động của tàu biển nên đối tượng bảo hiểm cần được kê
khai chi tiết các mục sau:
- Tên tàu: Mỗi một con tàu khi đưa vào hoạt động cũng như con người khi
được sinh ra đều mang một tên riêng biệt và bắt buộc phải ghi vào phía sau đuôi
tàu. Luật hàng hải không cho phép đặt trùng tên chiếc tàu biển; muốn thay đổi tên
tàu phải khai báo và phải được chính quyền cho phép. Trong thực tế, cũng có khi

gặp tàu trùng tên, muốn phân biệt người ta phải xét đến quốc tịch của tàu.
- Tên cảng đăng ký trụ sở của chủ tàu hay người thuê tàu định hạn.
- Quốc tịch của con tàu
Đỗ Hoàng Khánh – QTKD K18 20
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Công ty Bảo Việt Hải Phòng
- Năm và nơi đóng tàu: Người tham gia bảo hiểm phải ghi đầy đủ năm và nơi
đóng con tàu được bảo hiểm để người bảo hiểm theo dõi tàu và chất lượng tàu khi
đóng.
- Cấp của con tàu: Căn cứ vào cấp do đăng kiểm xếp hạng. Trong thời gian
hiệu lực của bảo hiểm cấp tàu phải không thay đổi. Nếu gặp tổn thất được bảo hiểm
ảnh hưởng đến cấp tàu thì người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm cho đến khi tàu về
đến cảng kế tiếp hoặc cảng lánh nạn và cả thời gian tàu neo đậu an toàn tại cảng.
- Trọng tải và sức kéo của con tàu:Người bảo hiểm cần biết được thông tin
này để theo dõi hoạt động của con tàu, xét xem con tàu vận chuyển có đúng mức
trọng tải và sức kéo đã đăng ký, khai báo hay không. Nếu có rủi ro xảy ra, tỷ lệ bồi
thường tổn thất sẽ khác nhau nếu trọng tải và sức kéo của con tàu thực hoạt động
không đúng với trọng tải và sức kéo của bản thân nó.
b) Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm là toàn bộ hay một phần giá trị bảo hiểm do người được bảo
hiểm yêu cầu và được bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm là toàn bộ giá trị của con tàu
được bảo hiểm.
Số tiền bảo
hiểm
=
Giá trị bảo
hiểm
+
Cước phí chuyên
chở
+

Phí điều
hành
Số tiền bảo hiểm nếu vượt quá giá trị con tàu và trang thiết bị thì khi gặp tổn thất
toàn bộ thực tế hoặc ước tính người bảo hiểm chỉ bồi thường theo giá trị thực tế.
c) Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm thân tàu do các chủ tàu thoả thuận với người bảo hiểm và bao
gồm những bộ phận sau đây:
- Phí cơ bản: bao gồm phí bảo hiểm cho tổn thất toàn bộ và phí bảo hiểm cho
tổn thất bộ phận.
- Phí bảo hiểm cho tổn thất toàn bộ = Tỷ lệ phí x Số tiền bảo hiểm
Đỗ Hoàng Khánh – QTKD K18 21
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Công ty Bảo Việt Hải Phòng
Tỷ lệ phí phụ thuộc vào độ tuổi, tầm vóc và trang thiết bị của tàu. Tàu càng
cũ, tầm vóc càng lớn, trang thiết bị kém hiện đại phí càng cao.
- Phí bảo hiểm cho tổn thất bộ phận.
Phụ phí: Phụ phí phân biệt theo các yếu tố sau;
+ Trọng tải hoặc sức kéo của con tàu.
+ Phạm vi hoạt động của con tàu.
+ Loại tàu.
+ Tuổi tàu.
+ Phẩm cấp phân loại tàu.
Phụ phí bao gồm chi phí quản lý hành chính, chi phí tuyên truyền quảng
cáo, chi phí đề phòng hạn chế tổn thất, chi phí lạm phát làm mất giá trị đồng tiền
Điều kiện bảo hiểm luôn là yếu tố quan trọng đối với mức phí bảo hiểm.
Việc đóng phí và hoàn phí bảo hiểm.
- Phí bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm có thời hạn (thường là 1 năm) được
chia ra làm nhiều kỳ thông thường được chia làm 4 kỳ/ năm, quy định trên hợp
đồng bảo hiểm.
- Hoàn phí bảo hiểm trong các trường hợp sau:
+ Chấm dứt hợp đồng theo thoả thuận, do tàu phải bán hoặc chuyển quyền

khai thác sử dụng, tàu ngừng hoạt động lâu dài.
+ Tàu ngừng hoạt động một thời gian ngắn trong thời hạn của hợp đồng
không sửa chữa, neo đậu an toàn tại cảng trong nước.
+Tàu ngừng hoạt động để sửa chữa hoặc neo đậu tại cảng nước ngoài.
Tỷ lệ hoàn phí được áp dụng trong 3 trường hợp sẽ khác nhau tuỳ theo người
bảo hiểm đề ra và người được bảo hiểm chấp thuận.
Ngoài ra số phí hoàn trả sẽ phụ thuộc vào số ngày tàu ngừng hoạt độngtrong
thời hạn bảo hiểm, ít nhất phải đạt được 30 ngày liên tục.
Đỗ Hoàng Khánh – QTKD K18 22
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Công ty Bảo Việt Hải Phòng
Số phí
= Tỷ lệ phí x
Số phí cả
x Số ngày ngừng hoạt động
365 ngày
1.3.1.2 Phạm vi bảo hiểm
Những rủi ro được bảo hiểm thường là 4 rủi ro chính, 3 rủi ro thông thường
và rủi ro riêng về chiến tranh. Ngoài ra, theo đặc thù của hoạt độngkinh doanh, khai
thác tàu biển người bảo hiểm còn đề ra các rủi ro có thể được bảo hiểm. Đó là
những rủi ro nếu không khai báo kịp thời để mua bảo hiểm thì là rủi ro loại trừ.
a) Rủi ro chính:
Nhóm rủi ro chính là những rủi ro được bảo hiểm ngay từ những ngày sơkhai
của bảo hiểm hàng hải. Những rủi ro đó thường gây nên tổn thất lớn gồm có:
+ Mắc cạn: Là hiện tượng đáy tàu sát liền với đáy biển hoặc nằm trên một
chướng ngại vật khác làm cho tàu không chạy được và thường phải nhờ đến ngoại
lực tàu mới nổi lên hoặc thoát khỏi mắc cạn được. Mắc cạn phải thoảmãn điều kiện
là hiện tượng bất bình thường. Bị mắc cạn do thuỷ triều hay do đi qua kênh đào
sông rạch theo quy định của bảo hiểm là rủi ro lường trước được. Bị mắc cạn do
giông bão, địch đuổi buộc phải ra khỏi hành trình là không lường trước được. Bị
mắc cạn do tàu thuỷ có nguy cơ đắm cố tình lao vào chỗ cạn, tuy lường trước được

nhưng vẫn thuộc rủi ro được bảo hiểm.
+ Chìm đắm: Là hiện tượng tàu chìm hẳn xuống nước. không chạy được và
hành trình bị chấm dứt. Nếu tàu chỉ ngập một phần hoặc còn bập bềnh trên mặt
nước thì không gọi là đắm vì trường hợp này thường xảy ra chỉ khi sóng to gió lớn
trừ phi người ta chứng minh là do tính chất của hàng hoá nên tàu không thể chìm
sâu hơn nữa. Cho nên đối với tàu bè ở trạng thái bình thường thì chỉ khi nào toàn
bộ phần nổi trên mặt nước bị chìm trong nước và không chạy được nữa mới gọi là
đắm. Khi một chiếc tàu bị đắm, hành trình coi nhưkhông hoàn thành được.
Đối với rủi ro đắm tàu, trách nhiệm bảo hiểm cũng tương tự như rủi ro về
mắc cạn, nghĩa là tổn thất bộ phận vẫn được bồi thường trong trường hợp tham gia
bảo hiểm với điều kiện F.P.A và không tính tỷ lệ phần trăm với điều kiện W.A
Đỗ Hoàng Khánh – QTKD K18 23
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Công ty Bảo Việt Hải Phòng
+ Cháy: Nói chung, cháy là do lửa gây nên. Lửa bốc cháy ở trên tàu là một
vấn đề rất nghiêm trọng vì so với một vụ cháy ở trên bờ thì khó dập tắt hơn. Lửa
phải đến mức làm cho hành trình của tàu bị gián đoạn chứ chỉ làm hỏng một phần
cơ cấu của tàu thì không gọi là cháy. Có nhiều nguyên gây ra cháy:
* Do biến cố thiên nhiên như sét đánh.
* Do sơ suất của con người gây ra như hút thuốc, nhóm lửa
* Do chủ tâm gây ra như cố ý phóng hoả nhằm một mục đích nào đó.
Đứng về trách nhiệm bảo hiểm mà nói thì bảo hiểm chỉ bồi thường những tài
sản bảo hiểm phát nhiệt bất ngờ do nguyên nhân khách quan gây ra. Thông thường
cháy là phải có sức nóng, có ánh sáng. Tuy nhiên cũng có trường hợp lửa chỉ cháy
ngầm không phát ra ánh sáng hoặc cháy mà không tìm ra nguyên nhân. Cho nên
cháy to hay cháy nhỏ đều thuộc phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm. Theo mẫu hợp
đồng thông thường thì bảo hiểm chịu trách nhiệm về cháy kể cả cháy do sét đánh
hoặc do hơi khói. Ngoài ra bảo hiểm còn nhận bồi thường những trường hợp cháy
do sơ suất hoặc vô ý của thuyền trưởng hay thuỷ thủ.
Bảo hiểm cũng chịu trách nhiệm nếu tàu cháy trong hoàn cảnh chính đáng
như đốt cháy để tránh khỏi bị bắt hoặc để tiêu diệt một thứ bệnh truyền nhiễm.

Nhưng bảo hiểm không bồi thường những trường hợp bốc cháy tựphát do bản thân
hàng hoá gây ra. Để bác bỏ trách nhiệm của mình trong những trường hợp đó bảo
hiểm phải chứng minh là hàng hoá đã xếp lên tàu trong tình trạng không thích hợp.
Tuy nhiên nếu hàng bốc cháy tự phát mà cháy lan sang những hàng hoá khác thì
bảo hiểm lại chịu trách nhiệm vềnhững hàng cháy lan này. Những tổn thất do chữa
cháy gây ra đối với những hàng hoá được bồi thường.
+ Đâm va: Đâm va tức là các công cụ vận chuyển va chạm với các vật
thểchuyển động hay cố định khác. Tai nạn đâm va chỉ hạn chế trong trường hợp tàu
này đâm va tàu khác theo như quy định của điều khoản đâm va. Đâm va giữa tàu
với tàu được mở rộng bao gồm: tàu thuyền, xà lan, cần cẩu nổi, tàu kéo, tàu lai dắt,
Đỗ Hoàng Khánh – QTKD K18 24
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu thủy tại Công ty Bảo Việt Hải Phòng
tàu mới hạ thuỷ, tàu bị đắm dưới biển, mỏ neo và thuyền của con tàu. Tai nạn đâm
va còn mở rộng đâm va với các vật thể khác như tảng băng trôi, đá ngầm, cầu, các
công trình của cảng sông, công trình kiến trúc trên sông biển, máy bay, vệ tinh
nhân tạo
b) Nhóm rủi ro thông thường được bảo hiểm:
Thực ra đây là nhóm rủi ro mở rộng thêm sau thời kỳ sơ khai của bảo hiểm
hàng hải và người ta quen gọi là rủi ro thông thường được bảo hiểm. Nhóm rủi ro
này bao gồm các rủi ro sau:
+ Hành vi phi pháp của thuyền trưởng và thuỷ thủ đoàn là những người
không đồng sở hữu với chủ tàu đối với con tàu. Hành vi phi pháp bao hàm hành vi
xảo trá hay lường gạt của thuyền trưởng hoặc thuỷ thủ gây ra đối với tàu có hại cho
chủ tàu hoặc người thuê tàu. Những hành vi phi pháp này không bao gồm những
sai lầm về cách xét đoán, giải quyết vấn đề hoặc những sai lầm do bất cẩn thông
thường gây ra. Những hành động buôn lậu của thuyền trưởng, việc lái tàu đi chệch
hướng quy định vì mục đích riêng của mình đều là hành vi phi pháp. Làm đắm tàu,
hoặc để tàu bị bắt giữ Để phục vụ cho lợi ích riêng của thuyền trưởng hay thuỷ
thủ cũng là hành vi phi pháp. Tuy nhiên nếu chủ tàu biết về việc làm sai trái của
thuyền trưởng hay thuỷ thủ thì không gọi là phi pháp vì họ không thểđồng ý cho

một người đại diện của họ làm một việc có hại đến quyền lợi của chính bản thân
họ. Trường hợp thuyền trưởng có cổ phần trong tàu thì những hành động làm hại
đến quyền lợi của những người có cổ phần khác cũng gọi là hành vi phi pháp thông
thường trong những trường hợp này quyền lợi của người được bảo hiểm đã bị ảnh
hưởng. Cho nên giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm có thoả thuận bồi
thường những tổn thất vì hành động phi pháp hay lỗi lầm của chủ tàu và đại lý của
họ gây ra.
+ Mất tích: Khi một chiếc tàu không đến cảng đã quy định và sau một thời
gian hợp lý không nhận được tin tức gì về tàu đó thì người ta coi là con tàu đã bị
Đỗ Hoàng Khánh – QTKD K18 25

×