Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhh một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị - xí nghiệp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.35 KB, 73 trang )

Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: TS Bùi Thị Minh Hải
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ
LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH
VIÊN DỊCH VỤ NHÀ Ở VÀ KHU ĐÔ THỊ - XÍ NGHIỆP 1 3
1.1. Đặc điểm lao động của Công ty TNHH một thành viên dịch vụ nhà
ở và khu đô thị - xí nghiệp 1 3
1.2 Các hình thức trả lương của Công ty TNHH một thành viên dịch
vụ nhà ở và khu đô thị - xí nghiệp 1 5
1.2.1. Nguyên tắc chung trả lương cho người lao động 5
1.2.2. Các hình thức trả lương 6
1.2.2.1. Hình thức trả lương đối với bộ phận gián tiếp 6
1.2.2.3. Quỹ lương Công ty 8
1.3. Trích, nộp và sử dụng các khoản trích theo lương tại Công ty 8
1.3.1. Quỹ bảo hiểm xã hội 9
1.3.2. Quỹ bảo hiểm y tế 10
1.3.4. Bảo hiểm thất nghiệp 11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH
VIÊN DỊCH VỤ NHÀ Ở VÀ KHU ĐÔ THỊ 13
- XÍ NGHIỆP 1 14
2.1. Kế toán tiền lương tại Công ty TNHH một thành viên dịch vụ nhà
ở và khu đô thị - xí nghiệp 1 14
2.1.1. Tài liệu kế toán sử dụng 14
2.1.1.1. Chứng từ chủ yếu chủ yếu 14
SV: Phạm Thị Minh Ngọc Lớp: KT13A 01
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: TS Bùi Thị Minh Hải


2.1.2. Phương pháp tính lương 17
2.1.2.1. Tiền lương của nhân viên văn phòng 17
2.1.2.2. Phương pháp tính và trích các khoản trích theo lương tại
công ty 18
2.1.3. Tài khoản sử dụng 18
2.1.4. Quy trình kế toán 22
2.2.1. Chứng từ sử dụng 35
2.2.2. Tài khoản sử dụng 35
2.2.3. Quy trình kế toán 37
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH
VIÊN DỊCH VỤ NHÀ Ở VÀ KHU ĐÔ THỊ - XÍ NGHIỆP 1 55
3.1. Đánh giá thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Công ty và phương hướng hoàn thiện 55
3.1.1. Ưu điểm 55
3.1.2. Nhược điểm 56
3.1.3 Phương hướng hoàn thiện 57
3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương tại Công ty 58
3.2.1. Về hình thức tiền lương và phương pháp tính lương 59
3.2.2. Về tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán 60
3.2.3. Về chứng từ và luân chuyển chứng từ 60
3.2.4. Về sổ kế toán chi tiết 61
3.2.5. Về sổ kế toán tổng hợp 62
3.2.6. Về báo cáo kế toán liên quan đến tiền lương và các khoản trích
theo lương 62
3.2.7. Điều kiện thực hiện giải pháp 63
SV: Phạm Thị Minh Ngọc Lớp: KT13A 01
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: TS Bùi Thị Minh Hải
KẾT LUẬN 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 66
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
66
Hà Nội, ngày tháng năm 2014 66
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 66
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 67
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
SV: Phạm Thị Minh Ngọc Lớp: KT13A 01
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: TS Bùi Thị Minh Hải
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
……………………… 67
…………………………………………………………………………………
67
Hà Nội, ngày tháng năm 2014 67
GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 67
67
SV: Phạm Thị Minh Ngọc Lớp: KT13A 01
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: TS Bùi Thị Minh Hải
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
TT Ký hệu viết tắt Nội dung ký hiệu viết tắt
1. BHXH Bảo hiểm xã hội
2. BHYT Bảo hiểm y tế
3. CNV Công nhân viên
4. CTGS Chứng từ ghi sổ
5. ĐVT Đơn vị tính
6. KPCĐ Kinh phí công đoàn
7. LĐTL Lao động tiền lương
8. TC - HC Tổ chức hành chính
9. TNHH Trách nhiệm hữu hạn
10. VNĐ Việt Nam đồng
SV: Phạm Thị Minh Ngọc Lớp: KT13A 01
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: TS Bùi Thị Minh Hải
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BẢNG BIỂU 6
DANH MỤC BẢNG BIỂU 6

1.1. Đặc điểm lao động của Công ty TNHH một thành viên dịch vụ nhà
ở và khu đô thị - xí nghiệp 1 3
1.1. Đặc điểm lao động của Công ty TNHH một thành viên dịch vụ nhà
ở và khu đô thị - xí nghiệp 1 3
1.2 Các hình thức trả lương của Công ty TNHH một thành viên dịch
vụ nhà ở và khu đô thị - xí nghiệp 1 5
1.2 Các hình thức trả lương của Công ty TNHH một thành viên dịch
vụ nhà ở và khu đô thị - xí nghiệp 1 5
1.2.1. Nguyên tắc chung trả lương cho người lao động 5
1.2.1. Nguyên tắc chung trả lương cho người lao động 5
1.2.2. Các hình thức trả lương 6
1.2.2. Các hình thức trả lương 6
1.2.2.1. Hình thức trả lương đối với bộ phận gián tiếp 6
1.2.2.1. Hình thức trả lương đối với bộ phận gián tiếp 6
1.2.2.2. Hình thức trả lương đối với bộ phận trực tiếp 7
1.2.2.3. Quỹ lương Công ty 8
1.2.2.3. Quỹ lương Công ty 8
1.3. Trích, nộp và sử dụng các khoản trích theo lương tại Công ty 8
1.3. Trích, nộp và sử dụng các khoản trích theo lương tại Công ty 8
1.3.1. Quỹ bảo hiểm xã hội 9
1.3.1. Quỹ bảo hiểm xã hội 9
1.3.2. Quỹ bảo hiểm y tế 10
1.3.2. Quỹ bảo hiểm y tế 10
1.3.4. Bảo hiểm thất nghiệp 11
SV: Phạm Thị Minh Ngọc Lớp: KT13A 01
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: TS Bùi Thị Minh Hải
1.3.4. Bảo hiểm thất nghiệp 11
2.1. Kế toán tiền lương tại Công ty TNHH một thành viên dịch vụ nhà
ở và khu đô thị - xí nghiệp 1 14
2.1. Kế toán tiền lương tại Công ty TNHH một thành viên dịch vụ nhà

ở và khu đô thị - xí nghiệp 1 14
2.1.1. Tài liệu kế toán sử dụng 14
2.1.1. Tài liệu kế toán sử dụng 14
2.1.1.1. Chứng từ chủ yếu chủ yếu 14
2.1.1.1. Chứng từ chủ yếu chủ yếu 14
2.1.2. Phương pháp tính lương 17
2.1.2. Phương pháp tính lương 17
2.1.2.1. Tiền lương của nhân viên văn phòng 17
2.1.2.1. Tiền lương của nhân viên văn phòng 17
2.1.2.2. Phương pháp tính và trích các khoản trích theo lương tại
công ty 18
2.1.2.2. Phương pháp tính và trích các khoản trích theo lương tại
công ty 18
2.1.3. Tài khoản sử dụng 18
2.1.3. Tài khoản sử dụng 18
2.1.4. Quy trình kế toán 22
2.1.4. Quy trình kế toán 22
2.2.1. Chứng từ sử dụng 35
2.2.1. Chứng từ sử dụng 35
2.2.2. Tài khoản sử dụng 35
2.2.2. Tài khoản sử dụng 35
2.2.3. Quy trình kế toán 37
2.2.3. Quy trình kế toán 37
SV: Phạm Thị Minh Ngọc Lớp: KT13A 01
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: TS Bùi Thị Minh Hải
Bảng 2.13 Chứng từ ghi sổ 50
Công ty TNHH một thành viên 51
Dịch vụ nhà ở và khu đô thi 51
Xí nghiệp 1 51
3.1. Đánh giá thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo

lương tại Công ty và phương hướng hoàn thiện 55
3.1. Đánh giá thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Công ty và phương hướng hoàn thiện 55
3.1.1. Ưu điểm 55
3.1.1. Ưu điểm 55
3.1.2. Nhược điểm 56
3.1.2. Nhược điểm 56
3.1.3 Phương hướng hoàn thiện 57
3.1.3 Phương hướng hoàn thiện 57
3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương tại Công ty 58
3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương tại Công ty 58
3.2.1. Về hình thức tiền lương và phương pháp tính lương 59
3.2.1. Về hình thức tiền lương và phương pháp tính lương 59
3.2.2. Về tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán 60
3.2.2. Về tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán 60
3.2.3. Về chứng từ và luân chuyển chứng từ 60
3.2.3. Về chứng từ và luân chuyển chứng từ 60
3.2.4. Về sổ kế toán chi tiết 61
3.2.4. Về sổ kế toán chi tiết 61
3.2.5. Về sổ kế toán tổng hợp 62
SV: Phạm Thị Minh Ngọc Lớp: KT13A 01
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: TS Bùi Thị Minh Hải
3.2.5. Về sổ kế toán tổng hợp 62
3.2.6. Về báo cáo kế toán liên quan đến tiền lương và các khoản trích
theo lương 62
3.2.6. Về báo cáo kế toán liên quan đến tiền lương và các khoản trích
theo lương 62
3.2.7. Điều kiện thực hiện giải pháp 63

3.2.7. Điều kiện thực hiện giải pháp 63
Biểu 2.1 Mẫu Giấy Chứng Nhận Nghỉ Ốm Hưởng BHXH Error: Reference source
not found
Biểu 2.2 Mẫu phiếu thanh toán trợ cấp BHXH Error: Reference source not found
SV: Phạm Thị Minh Ngọc Lớp: KT13A 01
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: TS Bùi Thị Minh Hải
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Luân chuyển chứng từ trong kế toán lương Error: Reference source not
found
Sơ đồ 2.2 TK 334- Phải trả CNV Error: Reference source not found
Sơ đồ 2.3 TK 335 – chi phí phải trả Error: Reference source not found
Sơ đồ 2.4 TK 338 – Phải trả, phải nộp khác Error: Reference source not found
Sơ đồ 2.5 Sơ đồ hạch toán tiền lương phải trả người lao động Error: Reference
source not found
Sơ đồ 2.6 Hạch toán các khoản trích theo lương Error: Reference source not found
SV: Phạm Thị Minh Ngọc Lớp: KT13A 01
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: TS Bùi Thị Minh Hải
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ một doanh nghiệp
nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì mục đích đầu tiên và
cũng là điều kiện tồn tại của doanh nghiệp đó là lợi nhuận. Để đạt được mục
tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp phải mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất
kinh doanh trên cả hai phương diện đó là hiệu quả hoạt động và hiệu năng
quản lý. Từ đó câu hỏi lớn đặt ra cho Nhà quản lý là “ phải có những cải tiến
như thế nào để đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao đối với sự phát triển
của nền sản xuất xã hội?”
Chính sách tiền lương là một yếu tố không thể không nhắc tới trong
thành công của Doanh nghiệp. Nó liên quan trực tiếp đến cuộc sống của
người lao động. Tiền lương tác động đến sản xuất không chỉ từ phía sức lao
động mà nó còn chi phối tình cảm, sự nhiệt tình của người lao động đối với

công việc. Chính vì vậy mà công tác tổ chức tiền lương trong các doanh
nghiệp là một vấn đề hết sức quan trọng. Nó đòi hỏi phải giải quyết hài hòa
lợi ích giữa Nhà nước – Doanh nghiệp – Người lao động, nhằm tạo ra điều
kiện thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển sản xuất.
Mặt khác trong cơ chế quản lý kinh tế, tiền lương là một đòn bẩy quan
trọng vì vậy cùng với sự đổi mới cơ chế kinh tế hiện nay tiền lương cũng
không ngừng được đổi mới sao cho phù hợp để thực sự là đòn bẩy kinh tế
mạnh mẽ trong các doanh nghiệp. Đổi mới công tác tiền lương không chỉ là
yêu cầu đối với cơ quan cấp trên mà còn là yêu cầu của từng doanh nghiệp
sản xuất – kinh doanh. Việc chi trả lương hợp lý cho người lao động sẽ kích
thích người lao động quan tâm đến công việc của mình, tạo điều kiện phát
triển sản xuất-kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tổ chức tốt công
tác hạch toán tiền lương giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt quỹ lương, bảo
đảm việc chi trả lương và trợ cấp đúng nguyên tắc, đúng chế độ. Hiểu rõ được
SV: Phạm Thị Minh Ngọc Lớp: KT13A 01
1
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: TS Bùi Thị Minh Hải
điều này, Công ty TNHH một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị - xí
nghiệp 1 luôn chú trọng tới công tác hạch toán tiền lương, để từ đó gắn kết
người lao động với doanh nghiệp. Đây là một yếu tố không thể thiếu để tạo
nên sự thành công cho doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương, qua thời gian thực tập thực tế tại Công ty TNHH một
thành viên Dịch vụ Nhà ở và khu Đô thị - Xí nghiệp 1 em đã chọn đề tài:
“Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty
TNHH một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị - xí nghiệp 1”.
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, chuyên đề thực tập chuyên ngành của
em bao gồm:
Phần 1: Đặc điểm lao động- tiền lương và quản lý lao động, tiền
lương của Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Nhà ở và Khu đô thị - Xí

nghiệp 1.
Phần 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Nhà ở và Khu đô thị - Xí nghiệp 1.
Phần 3: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theolương tại
Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Nhà ở và khu Đô thị - Xí nghiệp 1
Vì thời gian nghiên cứu có hạn, bản thân còn nhiều hạn chế trong quá
trình vận dụng thực tế nên việc nắm bắt vấn đề và các giải pháp của em đưa ra
sẽ khó tránh khỏi những hạn chế. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp,
nhận xét của Cô giáo TS Bùi Thị Minh Hải cũng như các anh chị trong Phòng
Tài chính Kế Toán Công ty để em có thể hoàn thành tốt chuyên đề của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Phạm Thị Minh Ngọc Lớp: KT13A 01
2
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: TS Bùi Thị Minh Hải
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ
LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH
VIÊN DỊCH VỤ NHÀ Ở VÀ KHU ĐÔ THỊ - XÍ NGHIỆP 1
1.1. Đặc điểm lao động của Công ty TNHH một thành viên dịch vụ
nhà ở và khu đô thị - xí nghiệp 1.
Để hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách thường
xuyên liên tục, Công ty đã sử dụng 300 lao động, mỗi lao động có chức năng
nhiệm vụ khác nhau. Nếu mỗi người công nhân là người trực tiếp sản xuất ra
sản phẩm thì người cán bộ kĩ thuật lại là người kiểm tra chất lượng sản phẩm
và người ở bộ phận gián tiếp là những người quản lý quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Do tính chất và đặc điểm của mỗi loại lao động khác nhau nên việc hạch
toán chi phí tiền lương trong tổng sản phẩm là khác nhau. Để có thể hoàn toàn
một cách chính xác chi phí nhân công trong tổng sản phẩm thì tất yếu Công ty
phải tiến hành phân loại lao động.
Cụ thể tình hình phân loại lao động của Công ty TNHH một thành viên

dịch vụ nhà ở và khu đô thị - xí nghiệp 1 thể hiện qua bảng sau:
SV: Phạm Thị Minh Ngọc Lớp: KT13A 01
3
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: TS Bùi Thị Minh Hải
Bảng số 1.1 Tình hình phân công lao động các năm 2012 – 2013
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013
SL (người) Tỉ lệ (%)
SL
(người)
Tỉ lệ (%)
I.Tổng số lao động 200 100 300 100
1.Lao động nam 136 68 200 66.7
2.Lao động nữ 64 32 100 3.3
II. Trình độ lao động 200 100 300 100
1 Trình độ đại học 50 25 65 21.7
2. Trình độ cao đẳng 22 11 40 13.3
3. Trình độ trung cấp 35 17.5 45 15
4. Công nhân kĩ thuật 25 12.5 30 10
5. Lao động phổ thông 68 34 120 40
III.Phân công lao động 200 100 300 100
1.Lao động trực tiếp 160 80 210 70
2.Lao động gián tiếp 40 20 90 30
Trong quá trình phân công lao động được thể hiện như bảng trên ta thấy
số lượng lao động, tỷ lệ phân công lao động có sự biến động qua các năm, đặc
biệt là đối với bộ phận lao động gián tiếp từ 200 lao động năm 2011 đã tăng
lên 100 lao động, đây là bước chuyển đổi căn bản mang tính khoa học và có
sự thích nghi lớn. Điều có thể thấy là Công ty đã có sự hoàn thiện về bộ máy
quản lý.

SV: Phạm Thị Minh Ngọc Lớp: KT13A 01
4
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: TS Bùi Thị Minh Hải
Bảng 1.2: Bảng cơ cấu lao động
TT Chỉ tiêu Số lao động (Người)
1 Hội đồng thành viên 2
2 Ban Giám đốc 2
3 Phòng tổ chức hành chính 5
3 Phòng kinh tế - tài chính 10
4 Phòng quản lý kỹ thuật 22
5 Đội quản lý nhà ở 30
6 Đội quản lý dự án 30
6 Đội sửa chữa bảo trì 90
7 Đội dịch vụ cây xanh môi trường 109
Tổng cộng 300
1.2 Các hình thức trả lương của Công ty TNHH một thành viên dịch vụ
nhà ở và khu đô thị - xí nghiệp 1
Việc tính lương cho người lao động được thực hiện tại Phòng Kế toán
của Công ty. Hàng tháng căn cứ vào các tài liệu hạch toán về thời gian lao
động và kết quả lao động, số lượng lao động và các chính sách xã hội về lao
động. Căn cứ vào “Bảng chấm công” kế toán tính lương cho người lao động.
Hình thức chi trả lương hàng tháng của Công ty cho người lao động là
trả trực tiếp bằng tiền mặt.
1.2.1. Nguyên tắc chung trả lương cho người lao động
Công ty rất coi trọng việc xây dựng quy chế phân phối trả lương cho
người lao động vì thế nó thể hiện thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh,
thể hiện tính dân chủ trong quản lý của Công ty. Mục đích của việc xây dựng
SV: Phạm Thị Minh Ngọc Lớp: KT13A 01
5
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: TS Bùi Thị Minh Hải

quy định lao động tiền lương nhằm thực hiện công bằng hợp lý trong thu nhập
của người lao động. Việc phân phối và trả lương của Công ty được xây dựng
trên nguyên tắc sau:
Phải trả đủ lương và phụ cấp cho người lao động của Công ty theo chế
độ của Nhà nước ban hành Ngoài mức lương đang được hưởng theo quy định
của Nhà nước, người lao động đang làm việc tại Công ty được hưởng theo hệ
số lương của Công ty dựa trên cấp bậc, công việc đang làm và định mức công
việc được giao.
Lao động hỗ trợ sản xuất, nhân viên kĩ thuật, nghiệp vụ, cán bộ lãnh đạo,
quản lý được thực hiện chế độ lương theo thời gian, lương khoán, lương sản
phẩm và được hưởng đầy đủ các khoản đãi ngộ khác theo quy định hiện hành.
Công ty đã ban hành hệ thống bảng lương kèm theo quy chế lao động.
Việc trả lương cho CNV trong tháng có thể tiến hành theo 2 kỳ.
Kỳ I: Tạm ứng cho CNV đối với những người lao động trong tháng. Kỳ
tạm ứng vào giữa tháng, mức tạm ứng không quá 60% mức lương.
Kỳ II: Sau khi tính lương và các khoản phải trả CNV trong tháng, Công
ty căn cứ vào bảng chấm công, bảng nghiệm thu số lượng, phiếu giao việc và
các chứng từ hợp lệ có đầy đủ xác nhận của các bộ phận thuộc thẩm quyền
quản lý để trả số tiền được lĩnh trong tháng cho CNV sau khi trừ đi các khoản
khấu trừ vào lương.
Lương kỳ II = Tiền lương – (lương tạm ứng lỳ I + các khoản khấu trừ)
1.2.2. Các hình thức trả lương
1.2.2.1. Hình thức trả lương đối với bộ phận gián tiếp
Chế độ tiền lương theo thời gian được áp dụng cho khối lượng lao động
gián tiếp
Lương
thời gian
=
Lương tối thiểu x hệ số lương
x

Số ngày làm
việc thực tế
24
SV: Phạm Thị Minh Ngọc Lớp: KT13A 01
6
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: TS Bùi Thị Minh Hải
Khối văn phòng và nhân viên quản lý phân xưởng áp dụng lương 24
công / tháng. Mức lương tối thiểu là 1.150.000 đồng
Ví dụ:
Ông Thành là Giám đốc, hệ số lương kể cả phụ cấp là 5,65. Trong tháng
12 năm 2013 ông Thành làm 22 công. Lương của ông Thành được tính như
sau:
Lương thời
gian
=
5,65 x 1.150.000
X 22 =
5.861.166
đồng
24
1.2.2.2. Hình thức trả lương đối với bộ phận trực tiếp
Công ty cũng áp dụng hình thức trả lương theo thời gian đối với bộ phận
lao động trực tiếp, cụ thể là trả lương theo ngày công lao động (tiền lương
công nhật)
Lương
công nhật
= Số công x
Đơn giá
ngày công
+ Phụ cấp

Ngoài các khoản lương mà người lao động được nhận họ còn nhận được
một số đãi ngộ như:
- Tiền thưởng cho những ngày lễ lớn của đất nước, tiền thưởng quý, tiền
thưởng cuối năm.
- Tổ chức đi tham quan, nghỉ mát cho người lao động.
- Kiểm tra khám sức khoẻ định kỳ …
- Phụ cấp thâm niên: Người lao động làm việc liên tục tại Công ty đủ 5
năm sẽ được tính phụ cấp thâm niên là 3% lương thực tế/ tháng, cứ mỗi năm
tiếp theo sẽ cộng thêm 1%.
SV: Phạm Thị Minh Ngọc Lớp: KT13A 01
7
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: TS Bùi Thị Minh Hải
Bảng số 1.3 Bảng hệ thống thang luơng
Chức danh
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Giám đốc 5.32 5.56
Phó giám đốc 4.66 4.99
Kế toán trưởng 4.33 4.66
Kế toán viên,kỹ sư 2.34 2.65 2.65 2.96 3.27 3.58 3.89
Kỹ thuật viên 1.8 1.99 2.18 2.37 2.56 2.75 2.94
Công nhân sản
xuất
1.78 2.10 2.48 2.92 3.45 4.07 4.80
4.2
0
4.51
Chức danh 3.13 3.32 3.51
1 2 3 4 5 6 7
1.2.2.3. Quỹ lương Công ty.
Quỹ lương của Công ty là toàn bộ các khoản tiền lương mà Công ty trả

cho người lao động làm việc phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của
Công ty. Công ty TNHH một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị - xí
nghiệp 1 là một công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nhà ở và khu đô thị.
Công ty đã xây dựng quỹ tiền lương phù hợp đảm bảo cuộc sống ổn định cho
người lao động đồng thời duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty. Quỹ tiền lương được xây dựng như sau:
Quỹ tiền lương của Công ty được xây dựng dựa trên các dự án : quản lý
hoat động cho thuê ki ốt, siêu thị tầng 1, hội trường tại nhà chung cư… mà
Công ty đã hoàn thành bàn giao,
Đối với mọi doanh nghiệp thuộc bất kì loại hình sản xuất nào, việc thành
lập quỹ tiền lương kế hoạch là một yêu cầu rất cần thiết. Xác định quỹ tiền
lương kế hoạch là căn cứ để xây dựng đơn giá tiền lương và tổng quỹ lương
chung để lập kế hoạch tổng chi về tiền lương cho Công ty mình.
1.3. Trích, nộp và sử dụng các khoản trích theo lương tại Công ty
Theo chế độ hiện hành các khoản trích theo lương của Công ty TNHH
SV: Phạm Thị Minh Ngọc Lớp: KT13A 01
8
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: TS Bùi Thị Minh Hải
một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị - xí nghiệp 1 bao gồm 4 khoản
mục chính: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN. Và bắt đầu từ ngày 01/01/2014
được tính bằng 34,5% tổng quỹ lương toàn Công ty, trong đó 24% tính vào
chi phí và 10,5% tính vào thu nhập của người lao động.
24 % tính vào chi phí gồm :
+ 18% nộp cho cơ quan BHXH để chi trả ốm đau , thai sản theo chế độ.
+ 3% BHYT
+ 2% KPCĐ : trong đó 1% để lại cho công ty sử dụng và 1% nộp cấp trên.
+ 1% BH thất nghiệp.
10.5% người lao động phải nộp gồm :
+ 8% nộp BHXH
+ 1.5% nộp BHYT

+ 1% nộp BHTN
Còn từ 31/12/2013 trở lại vẫn tính theo tỷ lệ trích cũ
Trích nộp bảo hiểm tại Công ty với cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố
Hà Nội hàng tháng , hạch toán vào TK 338 ( tài khoản phải trả ).
1.3.1. Quỹ bảo hiểm xã hội
Dùng để chi trả cho người lao động trong thời gian nghỉ do ốm đau theo
chế độ hiện hành BHXH phải được tính là 24% BHXH tính trên tổng quỹ
lương trong đó 17% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty, 7% do
người lao động đóng góp tính trừ vào lương, công ty nộp hết 22% cho cơ quan
bảo hiểm, giữ lại 2% để chi trả các trường hợp quyền lợi bảo hiểm cho người
lao động trong trường hợp cần thiết. Cách tính Bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:
BHXH = Lương cơ bản x
Tỷ lệ trích theo
quy định
Toàn bộ số trích BHXH được nộp lên cơ quan quản lý quỹ Bảo hiểm xã
hội thành phố Hà Nối để chi trả các trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao
SV: Phạm Thị Minh Ngọc Lớp: KT13A 01
9
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: TS Bùi Thị Minh Hải
động.
Tại doanh nghiệp, hàng tháng trực tiếp chi trả BHXH cho CNV bị ốm
đau, thai sản trên cơ sở các chứng từ hợp lý hợp lệ. Cuối tháng, doanh nghiệp
phải thanh quyết toán với cơ quan quản lý quỹ BHXH.
Ngoài cách trích nộp Bảo hiểm xã hội như trên, theo chế độ hiện hành
của Nhà Nước. Công ty TNHH một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị -
xí nghiệp 1 còn thanh toán chế độ trong một số trường hợp như: nghỉ việc vì
ốm đau, thai sản, tai nạn rủi ro có xác nhận của cán bộ y tế. Thời gian nghỉ
hưởng BHXH sẽ được căn cứ như sau:
- Nếu công nhân viên làm việc trong điều kiện bình thường mà có thời
gian đóng BHXH :

I. Dưới 15 năm sẽ được nghỉ 30 ngày / năm.
II. Từ 15 năm đến 30 năm được nghỉ 40 ngày / năm.
III. Trên 30 năm được nghỉ 50 ngày / năm.
- Nếu bị bệnh dài ngày với các bệnh đặc biệt được Bộ y tế ban hành thì thời
gian nghỉ hưởng BHXH không quá 180 ngày / năm không phân biệt thời gian
đóng BHXH. Tỉ lệ hưởng BHXH trong trường hợp này là 75% lương cơ bản.
Mức BHXH trả
thay lương
=
Lương cơ
bản
x
Số ngày nghỉ
hưởng BHXH
x
Tỷ lệ nghỉ
hưởng BHXH
Ví dụ: Hoàng Thị Ngân có mức lương cơ bản là 1.950.000đồng/ tháng,
trong tháng 12/2013 chị Ngân có nghỉ 5 ngày trông con ốm. Chị Ngân đã
tham gia đóng BHXH được 4 năm. Vậy số tiền bảo hiểm trả thay lương trong
tháng của chị là:
=1.950.000/24* 5 * 75%= 304.687 đồng.
1.3.2. Quỹ bảo hiểm y tế.
Dùng để chi trả cho người tham gia đóng góp trong thời gian khám chữa
SV: Phạm Thị Minh Ngọc Lớp: KT13A 01
10
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: TS Bùi Thị Minh Hải
bệnh. 4.5% BHYT tính trên tổng quỹ lương trong đó 3% tính vào chi phí sản
xuất kinh doanh của công ty còn 1.5% người lao động chịu trừ vào lương.
Toàn bộ số BHYT Công ty sẽ nộp lên BHXH thành phố Hà Nội quản lý.

Cách tính Bảo hiểm y tế như sau:
1.3.3. Kinh phí công đoàn
Dùng để duy trì hoạt động của công đoàn doanh nghiệp được tính trên
2% tổng quỹ lương. 1% nộp cho công đoàn công thương của Sở Công thương
thành phố Hà Nội, 1% giữ lại tại Doanh nghiệp. 2% KPCĐ được tính toàn bộ
vào chi phí sản xuất kinh doanh. Kinh phí công đoàn được tính như sau:
KPCĐ =
Lương thực tế
phải trả
x
Tỷlệ trích theo
quy định
1.3.4. Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là hình thức bảo hiểm mới và bắt buộc
của bộ lao động thương binh xã hội nhằm đảm bảo quyền lợi thu nhập cho
người lao động khi rơi vào tình trạng thất nghiệp.
Theo đó, từ ngày 01/01/2010 Công ty TNHH một thành viên dịch vụ nhà
ở và khu đô thị - xí nghiệp 1 áp dụng trích lập bảo hiểm thất nghiệp cho cán
bộ, công nhân viên toàn bộ công ty. Cách tính và trích lập như sau:
- Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo
hiểm thất nghiệp.
- Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng
đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất
nghiệp.
Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN cùng với tiền lương phải
trả cho công nhân viên hợp thành chi phí nhân công trong tổng chi phí sản
SV: Phạm Thị Minh Ngọc Lớp: KT13A 01
BHYT = Lương cơ bản x Tỷ lệ trích theo quy định
11
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: TS Bùi Thị Minh Hải

xuất kinh doanh. Quản lý tính toán, trích lập và sử dụng các quỹ trên có ý
nghĩa không chỉ với quá trình tính toán chi phí sản xuất kinh doanh mà còn có
ý nghĩa với việc đảm bảo quyền lợi của người lao động trong Công ty.
Vậy hiện nay Công ty TNHH một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô
thị - xí nghiệp 1 có các khoản trích theo lương( BHXH, BHYT, KPCĐ,
BHTN) được trích theo tỷ lệ quy định của Nhà Nước.
Tổng số BHXH, BHYT, KPCĐ,BHTN phải trích theo lương= Tổng số
BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN phải trích và tính vào chi phí SXKD + tổng số
BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN phải thu của người lao động.
Trong tổng số 32.5 % các khoản trích theo lương có 24% tính vào chi
phí còn lại 8,5% khấu trừ vào thu nhập của người lao động.
1.4 Tổ chức quản lý lao động và tiền lương tại công ty TNHH một
thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị -Xí nghiệp 1.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận liên quan đến quản lý
lao động và tiền lương tại Công ty như sau:
Hội đồng thành viên: ký duyệt mọi quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, đồng thời quyết định mức lương
cho Giám đốc Công ty. Quyết định các chính sách, quy chế liên quan đến tiền
lương.
Giám đốc: quyết định tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp đảm
bảo tinh giảm, có hiệu lực, đề nghị cấp trên bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm Phó
giám đốc. Giám đốc trực tiếp bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức đối với các
chức danh trưởng phòng; quyết định tiền lương, thưởng, phụ cấp đối với các
trưởng phòng và người lao động trong Công ty. Quyết định ban hành các quy
chế về tổ chức hành chính, các nội quy công tác trong nội bộ theo quy định
chung của luật pháp Nhà nước. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng các bộ, công nhân lành nghề, tuyển chọn, bố trí và sử dụng cán
SV: Phạm Thị Minh Ngọc Lớp: KT13A 01
12
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: TS Bùi Thị Minh Hải

bộ trong doanh nghiệp; ký hợp đồng lao động và các thỏa ước tập thể về lao
động, thực hiện việc trả lương, thưởng, phụ cấp theo quy chế tiền lương, tiền
thưởng của doanh nghiệp về các luật lệ về bảo hộ lao động và bảo hiểm xã
hội. Giám đốc còn có nhiệm vụ phê duyệt kế hoạch tiền lương và ký duyệt
thanh toán lương hàng tháng cho nhân viên.
Phòng tổ chức – hành chính : thực hiện công tác tuyển dụng, quản lý
nhân lực, điều động, thuyên chuyển người lao động. Xây dựng quy chế lương,
thưởng phù hợp và các biện pháp khích thích người lao động làm việc có hiệu
quả; đồng thời theo dõi công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật của Công ty. Tổ
chức triển khai thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động; tham
mưu, đề xuất cho Ban Giám đốc để xử lý các vấn đề thuộc lĩnh vực tổ chức -
hành chính - nhân sự trong Công ty.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ
CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH
SV: Phạm Thị Minh Ngọc Lớp: KT13A 01
13
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: TS Bùi Thị Minh Hải
MỘT THÀNH VIÊN DỊCH VỤ NHÀ Ở VÀ KHU ĐÔ THỊ
- XÍ NGHIỆP 1
2.1. Kế toán tiền lương tại Công ty TNHH một thành viên dịch vụ
nhà ở và khu đô thị - xí nghiệp 1
2.1.1. Tài liệu kế toán sử dụng
2.1.1.1. Chứng từ chủ yếu chủ yếu
Chứng từ lao động
Bảng chấm công (Mẫu số 01a - LĐTL)
Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu 02- LĐTL)
Bảng phân bổ tiền lương (Mẫu 11 - LĐTL)
Bảng tính BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN khối văn phòng, quản lý
Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (Mẫu D02 - TS)
Phiếu nghỉ hưởng BHXH (Mẫu C65 – HD)

Bảng chấm công (Mẫu số 01a - LĐTL ): là cơ sở để tính lương. Bộ
phận kế toán lập bảng lương trên cơ sở chấm công và quyết định mức
lương sản xuất của Công ty, các đơn vị thành viên, ban quản lý dự án xác
nhận và gửi về Phòng Kế toán và trình Ban Giám đốc Công ty phê duyệt.
Hạch toán tiền lương theo thời gian được tiến hành cho khối cơ quan
đoàn thể của Công ty. Ở mỗi bộ phận văn phòng, các phòng ban có người
theo dõi thời gian làm việc của cán bộ công nhân viên và ghi vào bảng chấm
công. Ở mỗi đội khai thác có sự phân chia nhóm công nhân làm theo việc yêu
cầu của từng công việc cụ thể được Công ty giao ở từng công trình. Mỗi
nhóm lập ra một người lập Bảng chấm công và theo dõi ngày làm việc thực tế
của các thành viên trong nhóm.
Hàng ngày, căn cứ vào sự có mặt của từng người trong danh sách theo
dõi Bảng chấm công, người phụ trách việc chấm công đánh dấu lên bảng
SV: Phạm Thị Minh Ngọc Lớp: KT13A 01
14
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: TS Bùi Thị Minh Hải
chấm công và ghi nhận thời gian làm việc của từng người tương ứng từ cột 1
– cột 31. Bảng chấm công được công khai cho mọi người biết và người chấm
công là người chịu trách nhiệm về sự chính xác của Bảng chấm
Cuối tháng, bảng chấm công ở các văn phòng được gửi về Phòng Kế
toán làm căn cứ tính lương, tính thưởng và tổng hợp thời gian lao động sử
dụng trong Công ty.
Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số 02 - LĐTL) : là chứng từ làm căn
cứ để thanh toán tiền lương, phụ cấp, các khoản thu nhập tăng thêm ngoài tiền
lương cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao
động làm việc trong doanh nghiệp đồng thời là căn cứ để thống kê về lao
động tiền lương.
Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng. Bảng chấm công, phiếu
và xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành.
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Mẫu 11 - LĐTL)

Ở Công ty TNHH một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị - xí nghiệp
1, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương được lập theo từng
tháng trên cơ sở các bảng thanh toán lương hàng tháng, phiếu giao việc và
nghiệm thu thanh toán.
Tiêu thức phân bổ
+ Đối với lao động gián tiếp:
Tiền lương hàng tháng của mỗi lao động được phân bổ căn cứ trên mức
lương thực tế, thời gian làm việc thực tế và hệ số thu nhập của Công ty.
BHXH, BHYT, BHTN = 32,5% tổng quỹ lương thực tế
KPCĐ = 2% tổng quỹ lương
+ Đối với khối quản lý đội: tiêu thức phân bổ cũng tương tự như đối với
lao động gián tiếp
+ Đối với lao động thi công Công ty không trích vì đây là lao động thuê
SV: Phạm Thị Minh Ngọc Lớp: KT13A 01
15

×