Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

ảnh hưởng của khu liên hợp xử lý chất thải rắn nam sơn đến lao động - việc làm trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (850.39 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
NAM SƠN ĐẾN LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Sinh viên : Nguyễn Thị Tươi
Lớp : Kinh tế và quản lý môi trường
Khóa : 53
Giảng viên hướng dẫn : Ths. Ngô Thanh Mai
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Đề tài nghiên cứu khoa học
Hà Nội, tháng 4 năm 2014
Kinh tế và Quản lý Môi trường K53
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Đề tài nghiên cứu khoa học
Kinh tế và Quản lý Môi trường K53
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Đề tài nghiên cứu khoa học
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung đề tài nghiên cứu là do tôi thực hiện, không sao
chép, cắt ghép các đề tài nghiên cứu hoặc luận văn của người khác; nếu sai phạm tôi
xin chịu trách nhiệm trước Nhà trường.
Hà Nội, tháng 4 năm 2014
Ký tên
Kinh tế và Quản lý Môi trường K53
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Đề tài nghiên cứu khoa học
LỜI CẢM ƠN


Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện
cho sinh viên có cơ hội thể hiện sự ham học hỏi cũng như những cố gắng của bản
thân, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Môi trường và Đô thị đã
nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình làm nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc nhất tới Ths. Ngô Thanh Mai, người trực tiếp hướng dẫn tôi kể từ khi hình
thành ý tưởng nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ địa phương, sự ủng hộ rất
lớn từ phía gia đình, bạn bè đã giúp tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Kinh tế và Quản lý Môi trường K53
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Đề tài nghiên cứu khoa học
MỤC LỤC
Về xã hội, giải quyết việc làm tạo ra những điều kiện KT-XH, làm ổn định đời sống, giảm các tệ nạn
xã hội, góp phần phát triển xã hội lành mạnh, văn minh. Kích thích người lao động sáng tạo và
mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho họ, đảm bảo công bằng xã hội 19
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Kinh tế và Quản lý Môi trường K53
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Đề tài nghiên cứu khoa học
Kinh tế và Quản lý Môi trường K53
CNH Công nghiệp hóa
HĐH Hiện đại hóa
CTR Chất thải rắn
CTNH Chất thải nguy hại
UBND Ủy ban nhân dân
BVTV Bảo vệ thực vật
BVMT Bảo vệ môi trường
KT-XH Kinh tế - xã hội
PTBV Phát triển bền vững
ÔNMT Ô nhiễm môi trường

KCN Khu công nghiệp
BĐKH Biến đổi khí hậu
GTSX Giá trị sản xuất
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Đề tài nghiên cứu khoa học
Kinh tế và Quản lý Môi trường K53
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Đề tài nghiên cứu khoa học
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU
Về xã hội, giải quyết việc làm tạo ra những điều kiện KT-XH, làm ổn định đời sống, giảm các tệ nạn
xã hội, góp phần phát triển xã hội lành mạnh, văn minh. Kích thích người lao động sáng tạo và
mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho họ, đảm bảo công bằng xã hội 19
Kinh tế và Quản lý Môi trường K53
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Đề tài nghiên cứu khoa học
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
CNH – HĐH được coi là con đường phát triển tất yếu của các quốc gia đang
phát triển trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
của Đảng (tháng 12 – 1986) với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự
thật, nói rõ sự thật” đã nghiêm khắc chỉ ra những sai lầm trong nhận thức và chủ
trương công nghiệp hóa thời kì 1960 – 1985.
1
Đây là một sự kiện đánh dấu bước
ngoặt lớn trong lịch sử nước ta cả về kinh tế, văn hóa, xã hội. Công cuộc CNH –
HĐH đất nước trong những năm vừa qua đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Cơ sở
vật chất - kĩ thuật của đất nước tăng lên đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng CNH – HĐH đã đạt được những kết quả nhất định, nền kinh tế đạt tốc độ

tăng trưởng khá cao: bình quân từ năm 2000 đến 2005 đạt trên 7,51%, giai đoạn
2006 – 2010 đạt khoảng 7%. Tuy nhiên, bên cạnh những thàng tựu to lớn đã đạt
được, CNH – HĐH ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Nguồn lực của đất nước chưa
được sử dụng một cách có hiệu quả, tài nguyên bị khai thác một cách lãng phí và
thất thoát nghiêm trọng trong đó có tài nguyên môi trường.
2
Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ khiên dân số cũng gia tăng nhanh chóng,
đặc biệt là ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Năm 2009, dân số đô thị
là 25,59 triệu người (chiếm 29,74% dân số), năm 2010 đã lên tới 26,22 triệu người,
dự báo 2015 con số này sẽ lên đến 35 triệu người
3
. Kinh tế phát triển, dân số tại các
đô thị tăng nhanh đã nảy sinh nhiều vấn đề đáng lo ngại về KTXH, đặc biệt là môi
trường. Lượng rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải bệnh viện… gia tăng
nhanh chóng, gây nhiều nguy cơ tiềm ẩn đến môi trường, sức khỏe cộng đồng, đe
dọa trực tiếp ngược trở lại đối với sự tồn tại và PTBV của Thành phố nói riêng và
cả nước nói chung.
Trước thực tế trên, đòi hỏi sự nghiệp CNH - HĐH, quá trình đô thị hóa cùng
với PTBV cần đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa con người và thiên nhiên, đặc biệt
1
Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội
2
Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội
3
Báo cáo Môi trường Quốc gia 2011 – Chất thải rắn
Kinh tế và Quản lý Môi trường K53
1
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Đề tài nghiên cứu khoa học
cần có quy hoạch quản lý tốt vấn đề chất thải. Ngay sau khi diễn ra Đại hội VI, năm

1986, nhà máy sản xuất phân bón Cầu Diễn được thành lập sử dụng công nghệ ủ
hiếm khí để sản xuất phân bón nhưng gặp vấn đề trong việc tiêu thụ phân. Năm
1993, bãi rác Mễ Trì được đưa vào vận hành, tuy nhiên, vẫn không thể đáp ứng nhu
cầu xử lý rác của cả
Thành phố. Việc xây dựng một khu xử lý tập trung có thể thu gom, xử lý
lượng rác thải gia tăng nhanh chóng là một yêu cầu tất yếu. Do vậy, năm 1995, Khu
liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn được khởi công xây dựng nhằm giải quyết vấn
đề cấp bách của Thành phố về xử lý chất thải.
Khu xử lý chất thải đã đem lại nguồn thu cho ngân sách huyện Sóc Sơn, nhiều
kilomet đường liên xã được tu sửa, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi về giao thông,
lưu thông hàng hóa. Bên cạnh đó, Khu xử lý cũng làm xuất hiện việc làm mới cho
người dân, từ đó ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập, xây dựng kiên cố nhà cửa.
Hơn nữa, việc xuất hiện khu xử lý trong huyện đã giải quyết 90% lượng rác của
Thành phố, thu gom và xử lý một khối lượng lớn rác vứt bừa bãi trong khu vực. Từ
đó, nhận thức của người dân về rác thải, những ảnh hưởng của rác thải, cũng như sự
cần thiết của xử lý rác được nâng cao.
Tuy nhiên, Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn cũng đem lại không ít
những ảnh hưởng tiêu cực cho địa bàn huyện Sóc Sơn. Về mặt kinh tế, khu xử lý
với tổng diện tích 83.3ha, lấy chủ yếu từ đất hoạt động nông nghiệp đã làm giảm
diện tích đất nông nghiệp, giảm diện tích cây lương thực, là nguồn thực phẩm chủ
yếu của người dân. Ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm của người dân chỉ biết “chân
lấm tay bùn”, không được tiếp xúc với khoa học, công nghệ, kĩ thuât đã xảy ra vấn
đề thất nghiệp và không đủ việc làm. Hơn nữa, giá trị những mảnh đất của một
huyện nghèo của Thành phố trước đã thấp nay lại ngày càng thấp hơn do những ảnh
hưởng tiêu cực từ “bãi rác”. Về mặt xã hội, nhiều hộ gia đình sau khi nhận tiền bồi
thường từ việc di dời để nhường đất cho “bãi rác” cùng với việc mất đi kế sinh nhai,
không thể chuyển đổi việc làm. Số tiền đền bù tương đối lớn đã phát sinh nhiều tệ
nạn xã hội, tác động xấu đến an ninh trật tự của khu vực. Các xe vận chuyển rác đã
Kinh tế và Quản lý Môi trường K53
2

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Đề tài nghiên cứu khoa học
khiến nhiều tuyến đường xuống cấp, ảnh hưởng đến giao thông khu vực, gây ô
nhiễm không khí do rác thải hữu cơ phân hủy, nước rỉ rác theo xe xả thẳng xuống
mặt đường.
Sự xuất hiện của Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn làm xuất hiện
nghề mới trong huyện – nghề “bới rác”, đây chính là nguồn gây ô nhiễm không thể
lường được đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Báo cáo Môi trường Quốc gia 2011 – Chất thải rắn đã nêu rất cụ thể nguồn
CTR, tác động của CTR, hiện trạng quản lý CTR, tuy nhiên báo cáo cũng khẳng
định: “hiện tại vẫn chưa có số liệu đánh giá đầy đủ về sự ảnh hưởng của bãi chôn
lấp tới sức khỏe của những người làm nghề nhặt rác thải”.
Có thể thấy, nghề mới mà “bãi rác” đem lại tiềm ẩn rất nhiều vấn đề cần được
phân tích và làm sáng tỏ mà hiện nay vẫn chưa nhận được sự quan tâm từ các cơ
quan, tổ chức. Xuất phát từ thực tiễn này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng
của khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn đến lao động - việc làm trên địa
bàn huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Hội” với mục tiêu nghiên cứu về vấn đề việc
làm trên những “cánh đồng rác” nhằm làm sáng tỏ những tác động của khu xử lý
chất thải đến cuộc sống người dân qua việc làm mới đó.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là nghiên cứu ảnh hưởng của Khu liên
hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn đến lao động – việc làm trên địa bàn huyện Sóc
Sơn. Để đạt được mục tiêu đó, các mục tiêu cụ thể bao gồm:
 Tổng quan cơ sở lý thuyết về CTR nói chung và ảnh hưởng của khu liên
hợp xử lý chất thải rắn tới lao động - việc làm.
 Phân tích những ảnh hưởng của Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn
đến lao động – việc làm trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội
+ Nhận thức của người “bới rác” về những ảnh hưởng của Khu liên hợp xử lý
chất thải rắn Nam Sơn đến lao động - việc làm trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Thành
phố Hà Nội.

+ Ảnh hưởng của Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn đến sức khỏe của
người lao động.
+ Ảnh hưởng của Khu liên hơp xử lý chất thải rắn Nam Sơn đến thu nhập của
người lao động.
Kinh tế và Quản lý Môi trường K53
3
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Đề tài nghiên cứu khoa học
 Đề xuất một số gợi ý chính sách cho vấn đề lao động – việc làm tại Khu
liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn, Thành phố Hà Nội
3. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi không gian: Tác giả tiến hành nghiên cứu tại ba xã Nam Sơn, Bắc
Sơn, Hồng Kỳ do Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn nằm trên địa phận của
3 xã, người “bới rác” chủ yếu nằm trong ba xã này nên ảnh hưởng của khu liên hợp
xử lý rác thải cũng chỉ tác động trong phạm vi này là chủ yếu.
 Phạm vi thời gian: Tác giả lựa chọn thời gian nghiên cứu từ năm 2000 đến
năm 2013 vì đây là thời điểm nghề “bới rác” bắt đầu được phát triển mạnh trong
vùng. Khoảng thời gian này cũng đủ dài để có thể thấy được tác động đến sức khỏe
của người lao động cũng như môi trường tự nhiên của khu vực. Vì vậy, số liệu thứ
cấp được sử dụng để phân tích và đánh giá được thu thấp trong giai đoạn 2000 –
2013. Để phân tích những ảnh hưởng của Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn
đến lao động - việc làm, số liệu sơ cấp được thu thập vào thời điểm tháng 3 năm
2014.
 Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu trên những người dân lao động có việc
làm mới sau khi Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn hình thành và đi vào
hoạt động. Đây là những lao động làm việc trực tiếp trên những “cánh đồng rác”,
trực tiếp thu gom, chọn lọc rác trong khu xử lý chất thải.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp điều tra, thực địa
Để tiến hành thu thập thông tin số liệu sơ cấp, tác giả đã tiến hành một cuộc

điều tra vào thời điểm đầu tháng 3 năm 2014 tại khu vực 3 xã Nam Sơn, Bắc Sơn và
Hồng Kỳ. Mẫu được lấy trên theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên – phỏng vấn ngẫu
nhiên một số người dân làm nghề “bới rác” trong Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam
Sơn.
 Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu
Tác giả tiến hành phân tích những số liệu thu thập được từ quá trình điều tra
về nhận thức của người dân, thu nhập, sức khỏe của người dân kể từ khi làm nghề
bới rác. Đồng thời tiến hành phân tích những số liệu thu thập được từ phòng Thống
kê huyện Sóc Sơn về giá trị sản xuất, dân số, tình hình khám chữa bệnh trên địa bàn
để thấy được cái nhìn tổng quan về khu vực. Ngoài ra, tác giả tham khảo nhiều tài
Kinh tế và Quản lý Môi trường K53
4
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Đề tài nghiên cứu khoa học
liệu từ các nguồn khác nhau như từ các UBND xã, thư viện Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân, các trang báo mạng.
Tác giả phân tích số liệu bằng phần mềm Excel, được sử dụng khá phổ biến
trong quá trình phân tích các số liệu điều tra.
6. Kết cấu đề tài nghiên cứu khoa học
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài nghiên cứu gồm 4 nội dung chính tương
đương với 4 chương như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về chất thải rắn và ảnh hưởng của khu xử lý chất thải
tới lao động - việc làm
Chương II: Hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại Thành Phố Hà Nội và tổng
quan khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn
Chương III: Ảnh hưởng của Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn đến lao
động - việc làm trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội
Chương IV: Phương hướng phát triển và một số gợi ý chính sách cho vấn đề
lao động – việc làm tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn, Thành phố Hà
Nội

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI ĐẾN LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM
1.1. Cơ sở lý luận chung về chất thải rắn
1.1.1. Khái niệm chất thải rắn
“Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.”
4

4
Luật Bảo vệ môi trường 2005
Kinh tế và Quản lý Môi trường K53
5
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Đề tài nghiên cứu khoa học
Nghị định số 59/2007/NĐ - CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 về Quản lý chất
thải rắn quy định chất thải rắn là “chất thải ở thể rắn, được thải ra từ sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.”
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6696:2009, CTR là “các chất thải dạng rắn
phát sinh từ các hoạt động của con người hoặc các khu công nghiệp, bao gồm: chất
thải từ các khu dân cư, đường phố, các hoạt động thương mại, dịch vụ, văn phòng,
xây dựng, sản xuất và các chất thải không độc hại từ các khu vực y tế.”
Giáo trình Công nghệ môi trường có viết: “Tất cả phần vật chất dạng rắn bị
loại trong hoạt động kinh tế xã hội, đời sống sản xuất và tiêu dùng.” Theo định
nghĩa về chất thải của Giáo trình Kinh tế chất thải: “chất thải là mọi thứ mà con
người, thiên nhiên và quá trình con người tác động vào thiên nhiên thải ra môi
trường”
“CTR bao gồm các chất thải ở dạng rắn, phát sinh do các hoạt động của con
người và sinh vật, được thải bỏ khi chúng không còn hữu ích hay khi chúng không
còn hữu ích hay khi con người không muốn sử dụng nữa, bao gồm tất cả các chất
rắn hỗn hợp thải ra từ cộng đồng dân cư đô thị cũng như các CTR đặc thù từ các

ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng.”
5
Hiện nay, chất thải nói chung và CTR nói riêng còn được coi là một dạng tài
nguyên. Có thể sử dụng chất thải để tạo ra của cải vật chất. CTR vô cơ khi chuyển
thành phân vi sinh có thể sử dụng để bón cho cây, các CTR có thể tái chế sử dụng
lại như giấy báo, sắt thép, nhựa…có thể được coi là tài nguyên tái tạo.
Như vậy, có thể hiểu CTR là tất cả những vật chất thải bỏ của con người, sinh
vật, rắn, có thể tái chế, tái sử dụng để tạo vật chất phục vụ nhu cầu của con người
và sinh các hoạt động kinh tế - xã hội, sản xuất của con người không có giá trị sử
dụng ở dạng vật như một dạng tài nguyên. CTR có thể ở dạng thành phẩm đã qua
sử dụng hoặc chưa qua sử dụng như giấy báo, đồ đạc qua sử dụng, túi nilon, bao bì,
xác chết động vật…
5
PGS.TS Nguyễn Văn Phước – Quản lý và xử lý chất thải rắn, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM
Kinh tế và Quản lý Môi trường K53
6
Nguyên vật liệu
Chế biến
Tiêu thụ
Thải bỏ
Thu hồi và tái chế
Chế biến lần 2
Chất thải
Chất thải
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Đề tài nghiên cứu khoa học
Hình 1: Sơ đồ hình thành chất thải rắn
Ghi chú: Nguyên vật liệu, sản phẩm và các thành phần thu hồi và tái sử dụng
Chất thải
Nguồn: TS. Nguyễn Trung Việt, TS. Trần Thị Mỹ Diệu, Giáo trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt,

Công ty môi trường Tầm nhìn xanh
1.1.2. Phân loại chất thải rắn
Hiện nay, các nhà kinh tế xã hội phân chia CTR nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho quá trình thu gom, quản lý, xử lý. Có nhiều cách phân loại CTR như theo thành
phần hóa học, theo khả năng cháy nổ, theo trạng thái… nhưng cách phân loại phổ
biến nhất là theo nguồn gốc và theo tính chất.
1.1.2.1. Phân loại theo nguồn gốc hình thành
Theo nguồn gốc, CTR được chia thành các nhóm sau:
CTR sinh hoạt là CTR được thải ra từ quá trình sinh hoạt của con người ở các
Kinh tế và Quản lý Môi trường K53
7
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Đề tài nghiên cứu khoa học
khu dân cư, khu thương mại và dịch vụ, khu cơ quan và trường học, khu vui chơi
giải trí, khu ăn uống của bệnh viện, khu ăn uống của cơ sở công nghiệp và tự hoạt
động vệ sinh đường phố như thức ăn thừa, rau, củ, quả, chai, lọ, than, giấy, túi
nilon… Hầu hết CTR sinh hoạt chứa phần lớn các chất hữu cơ, ít chất thải nguy hại.
CTR công nghiệp là CTR được thải ra trong quá trình sản xuất của các cơ sở
sản xuất kinh doanh, xí nghiệp, nhà máy, KCN. CTR công nghiệp bao gồm CTR
phát sinh từ các dây chuyền sản xuất (nguyên, nhiên liệu, sản phẩm/bán sản phẩm
phế thải), từ hệ thống xử lý chất thải (CTR, bùn). Các CTR công nghiệp có thể được
thu gom đem xử lý riêng hoặc được đổ chung vào bãi thải của đô thị. CTR công
nghiệp có thành phần rất phức tạp và độc hại.
CTR nông nghiệp là CTR phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, bao
gồm bao bì, phân bón, thuốc BVTV, phân gia súc gia cầm, tro, trấu, rơm…
CTR y tế là những CTR phát sinh từ hoạt động khám chữa bệnh của các cơ sở
y tế, phòng khám, bệnh viện…như kim, bông băng…CTR y tế được coi là CTR
nguy hại vì có chứa các loại vi khuẩn, vi sinh vật có hại có thể lây lan mầm bệnh.
1.1.2.2. Phân loại theo tính chất
Căn cứ vào mức độ tác động của chất thải tới môi trường xung quanh, CTR

được chia thành CTR thông thường và CTR nguy hại.
Trong đó, CTR nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy,
dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác
6
. Theo
Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), ngoài chất thải phóng xạ và các
chất thải y tế, CTNH là chất thải (dạng rắn, lỏng, bán rắn và các bình chứa khí) do
hoạt tính hóa học, độc tính, nổ, ăn mòn hoặc các đặc tính khác gây nguy hại hay có
khả năng gây nguy hại đến sức khỏe con người hoặc môi trường bởi chính bản thân
chúng hay khi được cho tiếp xúc với chất thải khác. Một số CTR nguy hại như gas,
pin, ac-quy, kiềm, axit, hóa chất, thuốc BVTV, hầu hết CTR y tế…
CTR thông thường không có những đặc trưng của CTR nguy hại, không chứa
các chất và các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác
thành phần.
6
Luật Bảo vệ Môi trường 2005
Kinh tế và Quản lý Môi trường K53
8
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Đề tài nghiên cứu khoa học
1.1.3. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
Mọi hoạt động trong nền kinh tế đều phát sinh chất thải, từ các hộ gia đình,
trường học, cơ quan, bệnh viện, nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, chợ,
công trình xây dựng, đường phố, khu vui chơi, cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp,
hoạt động nông nghiệp, từ các làng nghề, hoạt động xử lý chất thải…
Khối lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng do tác động của sự gia tăng dân
số, quá trình đô thị hóa, sự phát triển KTXH, sự thay đổi thói quen tiêu dùng. Trong
đó, các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải sinh hoạt chủ yếu là các khu nhà ở, khu
chung cư; khu trung tâm thương mại và dịch vụ (cửa hàng, chợ, trung tâm thương
mại…); khu cơ quan (trường học, văn phòng, cơ quan hành chính…); các hoạt động

dịch vụ công cộng (khu vui chơi giải trí, công viên, vệ sinh đường phố…).
Đối với CTR công nghiệp, “CTR phát sinh từ các KCN, khu chế xuất, khu
công nghệ cao (dưới đây gọi chung là khu công nghiệp - KCN) bao gồm CTR sinh
hoạt và CTR công nghiệp. Trong đó, CTR công nghiệp được chia thành CTR thông
thường và CTNH. Lượng CTR phát sinh từ các KCN phụ thuộc vào diện tích cho
thuê, diện tích sử dụng; tính chất và loại hình công nghiệp của KCN.”
7
Một nguồn khác phát sinh CTR công nghiệp là từ hoạt động khai thác khoáng
sản như khai thác than (chủ yếu xuất phát từ hoạt động khai thác, bóc đất mở vỉa,
hoạt động giao thông vận tải và hoạt động chế biến tuyển than); khai thác bô-xít
(chất thải là bùn đỏ do không thể hòa tan, trơ, không biến chất); khai thác dầu khí
(từ quá trình thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi và chế biến dầu khí ven bờ);
hoạt động của ngành đóng mới, sửa chữa và phá dỡ tàu biển (từ công đoạn làm sạch
bề mặt kim loại sử dụng cát, hạt kim loại, hạt Nix thải); công nghiệp nhiệt điện (từ
quá trình đốt than); công nghiệp rượu, bia, nước giải khát; hoạt động nhập khẩu phế
liệu (nhập lậu pin, ắc-quy, bản mạch … cũ, hỏng).
CTR nông nghiệp thông thường phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông
nghiệp như trồng trọt (thực vật chết, tỉa cành, làm cỏ…), thu hoạch nông sản (rơm,
rạ, trấu, cám, lõi ngô, thân ngô…), bao bì đựng phân bón, thuốc BVTV, các chất
7
Báo cáo Môi trường Quốc gia 2011 – Chất thải rắn
Kinh tế và Quản lý Môi trường K53
9
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Đề tài nghiên cứu khoa học
thải từ chăn nuôi, giết mổ động vật, chế biến sữa, chế biến thủy sản…CTR nông
nghiệp nguy hại chủ yếu phát sinh từ các hoạt động nông nghiệp như chai lọ đựng
hóa chất BVTV và thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng; hoạt động chăm sóc thú y
như chai lọ đựng thuốc thú y, dụng cụ tiêm, mổ, dụng cụ chăm sóc thú y. CTR nông
nghiệp chủ yếu là chất thải có thể phân hủy sinh học như phân gia cầm, gia súc, rơm

rạ, chất thải chăn nuôi, một phần là các chất thải khó phân hủy và độc hại như bao
bì hóa chất BVTV, phân hóa học.
Một nguồn CTR khác là từ các làng nghề. Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ
của các làng nghề mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội cho các địa phương, tuy
nhiên, sự phát triển đó cũng tạo nhiều sức ép với môi trường khi lượng phát thải
lớn. Có thể kể đến các làng nghề như làng nghề thủ công mỹ nghệ; làng nghề dệt
nhuộm, ươm tơ và thuộc da; làng nghề chế biến lương thực thực phẩm; làng nghề
tái chế phế liệu…đều phát sinh ra một lượng chất thải khá lớn và khó kiểm soát.
Cùng với sự phát triển của kinh tế, các dịch vụ xã hội như trường học, bệnh
viện cũng đang từng bước phát triển. Điều kiện chăm sóc sức khỏe của nước ta
trong những năm gần đây được nâng lên đáng kể, hàng loạt các bệnh viện lớn nhỏ,
phòng khám tư nhân, trạm y tế được xây dựng làm cho lượng CTR y tế trở thành
một vấn đề đáng lo ngại. CTR y tế chủ yếu phát sinh từ bệnh viện, các nguồn khác
như trung tâm vận chuyển cấp cứu, phòng khám tư nhân, nhà hộ sinh, phòng khám
ngoại trú, các trung tâm lọc máu…, các trung tâm xét nghiệm và nghiên cứu, ngân
hàng máu, khu thực hành của các trường Y. Hầu hết các CTR y tế đều có tính độc
hại và có tính đặc thù, chứa các loại vi trùng, vi khuẩn, mầm bệnh.
1.1.4. Tác động của chất thải rắn
Chất thải nói chung và CTR nói riêng nếu không được xử lý đúng sẽ gây ảnh
hưởng sâu rộng đến KT-XH, đặc biệt là môi trường và sức khỏe con người. Có thể
kể đến một số tác động của CTR tới đời sống, KT-XH.
Kinh tế và Quản lý Môi trường K53
10
Chất thải rắn
Không khí Đất Nước Con người
và sinh vật
Suy
giảm
hô hấp
Ô

nhiễm
nước
ngầm
Ô
nhiễm
thực
phẩm
Ô
nhiễm
nước
mặt
Ô
nhiễm
thực
phẩm
Ô
nhiễm
thực
phẩm
Suy
giảm

hấp
Ô
nhiễm
do tiếp
xúc
Ô
nhiễm
không

khí
Suy giảm chất
lượng môi trường
Suy giảm sức
khỏe
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Đề tài nghiên cứu khoa học
Hình 2: Tác động của chất thải rắn
Nguồn: Bài giảng Công nghệ môi trường, TS.Đỗ Khắc Uẩn
1.1.4.1. Tác động của chất thải rắn tới môi trường
Ở nước ta, hoạt động phân loại CTR tại nguồn chưa được phổ biến, điều kiện
cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật còn hạn chế, phần lớn phương tiện thu gom
CTR không đạt quy chuẩn kỹ thuật và không đảm bảo vệ sinh môi trường.

Vì vậy,
không chỉ CTR gây ô nhiễm môi trường mà quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý
CTR cũng có mức độ ảnh hưởng đáng kể.
Quá trình phân hủy của các chất hữu cơ, có thành phần chủ yếu trong CTR,
nhất là CTR sinh hoạt, tạo ra CH
4
, CO
2
và một số khí khác phát sinh mùi khó chịu,
gây ô nhiễm không khí. Theo Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2011: “Các khí
phát sinh từ quá trình phân hủy chất hữu cơ trong chất thải rắn: Amoni có mùi khai,
phân có mùi hôi, hydrosunfua mùi trứng thối, sunfua hữu cơ mùi bắp cải thối rữa,
mecaptan hôi nồng, amin mùi cá ươn, điamin mùi thịt thối, clo hôi nồng, phenol
mùi ốc đặc trưng.” Bên cạnh đó, xử lý rác bằng biện pháp tiêu hủy góp phần gây ô
Kinh tế và Quản lý Môi trường K53
11

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Đề tài nghiên cứu khoa học
nhiễm đáng kể do khói, tro, bụi từ quá trình đốt rác. Nếu rác không được đốt hoàn
toàn còn có thể phát sinh các khí rất độc hại đối với sức khỏe như CO, NO
x
… Một
số kim nặng và hợp chất chứa kim loại như thủy ngân, chì có thể bay hơi, bám vào
bụi, phát tán vầ gây ô nhiễm không khí.
Ngoài những phần được thu gom, xử lý, một lượng CTR không được thu gom
do người dân vứt trực tiếp ra khu vực không có xe thu gom rác, các ao, hồ, sông,
ngòi làm tắc nghẽn các cống thoát nước, ô nhiễm nguồn nước. Các chất hữu cơ
phân hủy gián tiếp gây ô nhiễm không khí. Bên cạnh đó, phần lớn các khu xử lý
hiện nay không đảm bảo các tiêu chuẩn xử lý, do vậy, nước rỉ rác rò rỉ ngấm vào
đất, một mặt gây ô nhiễm nguồn nước mặt ở các khu vực ao, hồ xung quanh, một
mặt gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
CTR tích lũy trong đất trong thời gian dài cũng là nguy cơ tiềm tàng trực tiếp
gây ÔNMT đất, gián tiếp gây ô nhiễm môi trường nước, không khí. Các loại CTR
xây dựng, chất thải kim loại, CTR nông nghiệp không được thu gom và xử lý kịp
thời tồn tai lâu trong đất sẽ qua chuỗi thức ăn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con
người. Đặc biệt là các CTNH như các chất tẩy rửa, sơn, kim loại nặng, hóa chất
BVTV, phân bón, pin… Ngày nay, với sự thay đổi thói quen tiêu dùng, với ưu điểm
tiện dụng, túi nilon được dùng ngày càng phổ biến, người ta có thể thấy túi nilon ở
bất cứ nơi nào. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao, lượng túi nilon
thải ra môi trường ngày càng nhiều mà tác hại lại không thể lường trước được, hoặc
nhiều người biết đến những tác hại đó nhưng cố tình cho qua. Túi nilon là loại chất
khó phân hủy, khi thải ra môi trường phải mất từ hàng chục năm cho tới một vài thế
kỉ mới có thể phân hủy hoàn toàn trong tự nhiên. Sự phân hủy không hoàn toàn của
túi nion sẽ để lại trong đất những mảnh vụn, không có điều kiện cho vi sinh vật phát
triển sẽ làm cho đất nhanh chóng bị bạc màu, mất độ tơi xốp. Sự tồn tại của nó
trong môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường đất bởi túi nilon lẫn

vào đất sẽ ngăn cản oxy qua đất, gây bạc màu, xói mòn, đất không giữ được chất
dinh dưỡng. (Nguồn: Tổng cục Môi trường tổng hợp, 2011 - Theo Báo cáo Môi
trường Quốc gia 2011)
1.1.4.2. Tác động của chất thải rắn tới kinh tế - xã hội
CTR nếu được phân loại tại nguồn và có công nghệ xử lý phù hợp có thể
Kinh tế và Quản lý Môi trường K53
12
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Đề tài nghiên cứu khoa học
mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Hiện nay, đã có nhiều tổ chức kinh doanh tái chế chất
thải, sản xuất phân bón sinh học compost bằng rác thải, thức ăn thừa (chất thải sinh
hoạt) có thể sử dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, sản xuất điện…, từ đó, môi
trường cũng được cải thiện hơn. Như vậy, vừa tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí xử
lý, vừa có lợi ích kinh tế, xã hội cũng như môi trường. Tuy nhiên, ý thức của người
dân còn chưa cao, cùng với kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu , CTR vẫn gây những
ảnh hưởng tiêu cực đối với KT-XH. Chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải
ngày càng lớn. Mức chi phí xử lý hiện nay được cho là 17-18 USD/tấn.
Ngoài ra, còn ảnh hưởng lớn đến du lịch và nuôi trồng thủy sản. Các khu di
tích lịch sử, danh lam thắng cảnh vẫn chưa có những cơ chế quản lý CTR phù hợp,
việc xả rác bừa bãi gây mất mỹ quan, ảnh hưởng lớn đến việc thu hút khách du lịch
và tiềm năng phát triển của vùng. Phát triển du lịch làng nghề đang là một hướng
phát triển mới tiềm năng và được khuyến khích, tuy nhiên, ở các làng nghề hiện
nay, vấn đề ÔNMT vẫn chưa được kiểm soát nên vẫn chưa thể phát triển hết những
tiềm năng thu hút khách du lịch. Các bãi rác lộ thiên, CTR nông nghiệp, cũng gây
ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Hơn nữa, CTR còn gây xung đột môi trường. Xung đột xảy ra khi vấn đề bảo
vệ môi trường và phát triển kinh tế hiện nay vẫn được cho là có mâu thuẫn với
nhau. Khi nhận thức của cộng đồng đang dần được nâng lên thì các doanh nghiệp
vẫn coi lợi ích kinh tế là hàng đầu nên xung đột môi trường xảy ra càng nhiều. Các
khiếu kiện về môi trường cũng tăng lên, chủ yếu là xung đột giữa các hoạt động sản

xuất kinh doanh và người dân.
1.1.4.3. Tác động của chất thải rắn tới sức khỏe con người
Ngoài những ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên, KT-XH, CTR còn gây
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, đặc biệt là những người sống gần
những khu vực ô nhiễm như khu xử lý rác, khu làng nghề, KCN… CTR có thể làm
gia tăng sự lan truyền các loại bệnh như tiêu chảy, bệnh da liễu, hô hấp, cúm lỵ,
giun, lao, dạ dày, các vấn đề về đường ruột. Nguy cơ tiềm ẩn truyền nhiễm AIDS.
Gia tăng các bệnh dị ứng, tim mạnh, thần kinh, thậm chí cả ung thư.
Các chất thải khó phân hủy và kim loại nặng được thải ra môi trường, ngấm
vào đất, tích lũy trong các nông sản trồng trên khu vực đó cũng như trong mô tế bào
Kinh tế và Quản lý Môi trường K53
13
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Đề tài nghiên cứu khoa học
động vật, qua chuỗi thức ăn đi vào cơ thể con người gây một hệ lụy vô cùng nghiêm
trọng như vô sinh, dị tật ở trẻ nhỏ, bệnh bẩm sinh, ung thư…CTR nông nghiệp (xác
chết động vật, phân động vật…) gây ô nhiễm nguồn nước, làm tăng tỷ lệ nhiễm
trứng giun, sán trong đất, nước, cơ thể con người.
Hình 3: Sơ đồ tác động trực tiếp của rác thải đối với người và động vật
Nguồn: Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Bình Định, Dự án Cấp nước và Vệ sinh tỉnh Bình Định,
Việt Nam
1.1.5. Phương pháp xử lý chất thải rắn
Xử lý CTR là một trong những vấn đề được nhiều sự quan tâm trong thời gian
gần đây. Có nhiều cách thức xử lý CTR. Tuy nhiên, điều đầu tiên được nghĩ đến đó
là tái chế. Đây là biện pháp tái sử dụng những CTR còn có giá trị sử dụng. Tái chế
hiệu quả sẽ giảm tiêu thụ năng lượng, bảo tồn các nguyên liệu thiên nhiên, đồng
thời có thể giảm chi phí, tránh các nguy cơ ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm. Các
doanh nghiệp cũng có thể gia tăng uy tín thông qua việc sử dụng tài nguyên hiệu
quả, tạo công ăn việc làm trong ngành công nghiệp tái chế. Tuy nhiên, khi xử lý
CTR cần nắm được nguyên tắc xử lý, đối với những chất thải không còn giá trị sử

dụng, không thể tái chế, có thể sử dụng các phương pháp khác. Các phương pháp
được áp dụng chủ yếu hiện nay là chôn lấp, đốt, ủ sinh học,…
Kinh tế và Quản lý Môi trường K53
14
Môi trường không khí
Nguồn rác thải: Rác thải sinh hoạt
Rác thải công nghiệp
Rác thải nông nghiệp…
Nguồn nước mặt Nguồn nước ngầm Môi trường đất
Người và động vật
Hộ gia đình Cơ quan,
trường học
Dịch vụ thương
mại
Bệnh viện Cơ sở sản xuất
Chất thải rắn
Thu gom
Phân loại
CTR nguy hại CTR không nguy hại
Tái sử dụng Tái chế Chế biến phân
vi sinh
Xử lý
Phương pháp
chôn lấp
Phương pháp
đốt
Phương pháp hóa,
cơ, lý
Phân loại
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Đề tài nghiên cứu khoa học
Hình 4. Nguyên tắc xử lý chất thải rắn
Nguồn: Bài giảng Công nghệ môi trường, GS. TS Đặng Kim Chi, TS. Đỗ Khắc Uẩn
 Phương pháp chôn lấp là phương pháp truyền thống đơn giản nhất, có chi
phí thấp và được sử dụng phổ biến ở các nước đang phát triển. Với phương pháp
này, rác sau khi được xe chuyên chở đổ xuống, sẽ được xe ủi san bằng, đầm nén
trên bề mặt và đồ lên một lớp đất, hàng ngày phun thuốc diệt muỗi, rắc vôi bột…
theo thời gian, sự phân hủy của vi sinh vật làm cho rác trở nên tơi xốp và thể tích
của bãi rác giảm xuống. Việc đổ rác lại được tiếp tục cho đến khi bãi rác đầy thì
chuyển sang bãi mới. Phương pháp này có ưu điểm là công nghệ đơn giản, rẻ tiền,
phù hợp với nhiều loại rác, chi phí vận hành bãi rác thấp. Tuy nhiên, nhược điểm là
Kinh tế và Quản lý Môi trường K53
15
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Đề tài nghiên cứu khoa học
chiếm diện tích đất lớn, nguy cơ gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến những khu vực
xung quanh cao, khó có thể xây dựng được nhiều bãi rác.
 Phương pháp thứ hai được sử dụng cũng khá phổ biến là phương pháp đốt
rác. Phương pháp này giảm tới mức tối thiểu chất thải cho khâu xử lý cuối cùng,
dung tích chất thải rắn giảm nhiều so với ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
thu gom và nhu cầu dung tích chứa, đồng thời, dễ dàng chuyên chở ra bãi chôn lấp
tập trung. Tuy nhiên, phương pháp này gây ô nhiễm không khí cho khu vực xung
quang, mất mỹ quan đô thị, đồng thời chi phí xử lý cũng cao hơn so với phương
pháp chôn lấp, đòi hỏi phải có kỹ thuật công nghệ.
 Phương pháp ủ sinh học (compost). Phương pháp này là quá trình ổn định
sinh hóa các chất hữu cơ để hình thành các chất mùn. Quá trình ủ hữu cơ là một
phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến ở các quốc gia đang phát triển
trong đó có Việt Nam. Quá trình ủ được coi như quá trình lên men yếm khí mùn
hoặc hoạt chất mùn. Sản phẩm thu hồi là hợp chất mùn không mùi, không chứa vi
sinh vật gây bệnh và hạt cỏ. Xử lý chất thải làm phân hữu cơ là biện pháp có hiệu

quả, sản phẩm phân hủy có thể kết hợp với phân người và phân gia súc thành hợp
chất hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng cao, tạo độ tơi xốp, cải tạo đất tốt. Tuy nhiên,
quá trình ủ đòi hỏi năng lượng để tăng nhiệt độ đống ủ, chỉ áo dụng với chất hữu cơ
không độc hại.
Ngoài ra, hiện nay người ta còn áp dụng xử lý chất thải rắn bằng công nghệ
Plasma PJMI. Đây là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay để xử lý tiêu hủy 100% chất
thải rắn, thu hồi được xỉ thủy tinh rắn, lượng phát thải chất độc hại vào khí quyển
thấp. Nhiên liệu Syngas thu được sử dụng để tái tạo năng lượng dùng phát điện và
các sản phẩm hydrogen, ethanol, methanol. Phương pháp này vừa tạo lợi ích kinh tế
vừa tiết kiệm chi phí xử lý chất thải, lại không gây ÔNMT.
1.2. Lý luận chung về lao động và việc làm
1.2.1. Khái niệm lao động và việc làm
Lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực. Lao động là hoạt động
có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các
nhu cầu của đời sống xã hội. Lao động là hoạt động đặc trưng nhất, là hoạt động
Kinh tế và Quản lý Môi trường K53
16

×