Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

sử dụng trọng tài thương mại tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn hà nội thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.04 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
o0o
Công trình tham dự cuộc thi
“Sinh viên nghiên cứu khoa học Trường Đại học Ngoại Thương 2013 - 2014”
Tên công trình:
SỬ DỤNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Nhóm ngành: XH
Hà Nội, 2013
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU v
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Kết cấu của đề tài 4
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VÀ
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 5
1.1 Khái quát chung về Trọng tài thương mại 5
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm trọng tài thương mại 5
1.1.2 Một s ố quy định v ề sử dụng Tr ọng tài thương mạ i 12
1.1.3 Ưu – nhược điểm của giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại so
với Tòa án 16
1.2. Doanh nghiệp vừa và nhỏ và một số đặc điểm về giải quyết tranh chấp của


doanh nghiệp vừa và nhỏ 20
1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ 20
1.2.2 Đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp vừa và nhỏ 21
1.2.3. Một số đặc điểm về giải quyết tranh chấp của DNVVN 22
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 25
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 25
2.1 Tình hình sử dụng Trọng tài thương mại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
trên địa bàn Hà Nội 25
2.1.1. Tổng quan về các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia nghiên cứu 25
ii
2.1.2 Tình hình nhận thức và sử dụng Trọng tài thương mại của doanh nghiệp vừa
và nhỏ trên địa bàn Hà Nội 26
2.1.3 Đánh giá của các doanh nghiệp khi sử dụng Trọng tài thương mại 33
2.2 Thực trạng hoạt động của các Trung tâm Trọng tài hiện nay 34
2.2.1 Tổng quan về các trung tâm Trọng tài của Việt Nam hiện nay 34
2.2.2 Thực trạng hoạt động của các Trung tâm Trọng tài 36
2.3 Những khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sử dụng Trọng tài
thương mại Việt Nam và nguyên nhân 53
2.3.1 Doanh nghiệp thiếu hiểu biết về Trọng tài thương mại 54
2.3.2 Chi phí cao 54
2.3.3 Chênh lệch trình độ chuyên môn 55
2.3.4 Khả năng thi hành phán quyết của Trọng tài thương mại 55
2.3.5 Hủy phán quyết Trọng tài 56
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NHẬN THỨC VÀ SỬ DỤNG
TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 57
3.1. Dự báo về xu thế sử dụng Trọng tài trong giải quyết tranh chấp trong thời
gian tới của doanh nghiệp vừa và nhỏ 57
3.1.1 Xu thế sử dụng Trọng tài thương mại của các DNVVN 57
3.1.2. Những yếu tố tác động đến khả năng sử dụng Trọng tài thương mại của

doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội 58
3.2 Các nhóm giải pháp cải thiện thực trạng sử dụng Trọng tài tại các doanh
nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội 62
3.2.1 Nhóm giải pháp dành cho doanh nghiệp 62
3.2.2 Nhóm gi ả i pháp nh ằ m nâng cao ch ất lượ ng c ủa các trung tâm Tr ọng tài 63
3.2.3 Nhóm gi ả i pháp t ừ các cơ quan chức năng 76
3.2.4 Giả i pháp khác 78
iii
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO vi
PHỤ LỤC 1 x
PHỤ LỤC 2 xiii
PHỤ LỤC 3 xiv
iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AAA
ACIAC
CCAC
CIETAC
DNVVN
FCCA
ICC
PIAC
SIAC
TRACENT
TTTM
TTV
UNCITRAL
VIAC
VIFIBAR

American Arbitrational Association
Hiệp hội Trọng tài Hoa Kì
Asean International Commercial Arbitration Centre
Trung tâm Trọng tài Thương mại quốc tế Á Châu
Can Tho Commercial Arbitration Centre
Trung tâm Trọng tài Thương mại Cần Thơ
China International Economic and Trade Arbitration Centre
Hội đồng Trọng tài kinh tế và Thương mại quốc tế Trung Quốc
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Financial Commercial Center of Arbitration
Trung tâm Trọng tài Thương mại tài chính
International Chamber of Commerce
Phòng Thương mại quốc tế
Pacific International Arbitration Centre
Trung tâm Trọng tài quốc tế Thái Bình Dương
Singapore international arbitration Centre
Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore
Ho Chi Minh City Commercial Arbitration Center
Trung tâm Trọng tài Thương mại thành phố Hồ Chí Minh
Trọng tài thương mại
Trọng tài viên
The United Nations Commission on International Trade Law
Ủy ban Pháp luật Thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc
Vietnam International Arbitration Centre
Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam
Trung tâm Trọng tài Thương mại tài chính ngân hàng Việt Nam
v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
 21
 !"# $%&'()*+ 29

, ./ &'(01+2 35
3456'7+"-5'+&'(!889:83 37
;&<7=5$.6'70>?@6A 38
B456'7.'+&'('!C=2 39
D45)E&'(F.'+ 41
9G<&'($0>?@>?@ 43
HG<&'(?@>?@ 45
IG<&'(&J?@K1& 46
8G<.6.6'7LM25)N 46
G<..'7M25)N 47
O<&P.!5N'7)*+ 48
3&<7=5$.'7Q. 58
3&'R.6'7)*+')N 64
33G<.6NM+.'R'7 65
3;G<.6N'7)*+=5 66
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
G!S,+ % 26
G!S@.T=2'7)*++U!
27
G!S31# $%.'+&'(01+ 30
G!S;)* =2'7!)E( 32
G!SB@.T'7 36
$&'+&'(=501+0>?@ 36
G!SD456'7$0>?@=.V+ 38
G!S945)E'7'FW&P.=2!
88H:83 40
G!SH&'(F0>?@W!" 42
G!SIX'V+.'R6'7+-Y-' 44
1
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện nội dung chỉ đạo của Đảng từ Đại hội VI năm 1986 về mở cửa và
phát triển nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều chính sách và
quy định pháp luật mới được ban hành và sửa đổi nhằm tạo điều kiện giúp đỡ các
doanh nghiệp phát triển. Nắm bắt những nhu cầu thiết yếu mới trong sự phát triển
của nền kinh tế, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30
tháng 06 năm 2009 nhằm trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) và
Luật Trọng tài thương mại năm 2010 góp phần hoàn thiện chính sách giúp nâng cao
hiệu quả của công tác giải quyết tranh chấp bằng một phương thức mới hiệu quả và
được sử dụng phổ biến trên thế giới.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc mở rộng giao thương
hợp tác không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà với cả các doanh nghiệp
đến từ các quốc gia khác là hết sức quan trọng cho sự phát triển của mỗi doanh
nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, trong quá trình
hợp tác, việc xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên do các nguyên nhân chủ
quan và khách quan là điều không thể tránh khỏi. Để đảm bảo được lợi ích hợp
pháp của mình, các bên liên quan hiện nay có nhiều lựa chọn để giải quyết vấn đề
như thương lượng, sử dụng hòa giải, kiện ra tòa án hoặc trọng tài thương mại
(TTTM). Trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp có nhiều
ưu điểm vượt trội và đang được sử dụng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới từ
nhiều năm gần đây. Tuy nhiên, tại Việt Nam, mặc dù phương thức trọng tài thương
mại đã được sử dụng từ hơn 20 năm, nhưng hiện nay vẫn chưa được sử dụng phổ
biến. Nguyên nhân một phần là do thói quen sử dụng tòa án của doanh nghiệp để
đảm bảo tính hiệu lực của phán quyết và do nhận thức về pháp luật nói chung và
pháp luật trọng tài nói riêng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn nhiều hạn
chế. Do vậy, nhiều doanh nghiệp đã phải chấp nhận thua thiệt trong những tranh
chấp thương mại, đặc biệt là tranh chấp thương mại quốc tế, gây ra thiệt hại không
nhỏ cho các doanh nghiệp.
2
Vì vậy, nhằm đưa ra cái nhìn sơ bộ về quy trình giải quyết tranh chấp bằng

trọng tài thương mại và thực trạng sử dụng phương thức này tại các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, từ đó nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về TTTM, chúng tôi lựa
chọn đề tài “Sử dụng trọng tài thương mại tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ
trên địa bàn Hà Nội: thực trạng và giải pháp” cho nghiên cứu của nhóm.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Sử dụng trọng tài thương mại là một vấn đề đang rất được quan tâm hiện nay
nhằm giải quyết tranh chấp cho các doanh nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu
quả cũng như chia sẻ phần nào khối lượng công việc đang trở nên quá tải của tòa
án. Đã có một số tác giả nghiên cứu về vấn đề trên ví dụ như:
- "Các vấn đề pháp lí của hợp đồng mua bán hàng hóa qua thực tiễn xét
xử của tòa án và TTTM Việt Nam"- Tiến sĩ Phan Huy Hồng năm 2011 tạ i
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Minh Chí (TP.HCM) - Nhận diện các vấn đề
pháp lí cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa, từ đó chỉ ra các bất cập còn tồn tại,
chỉ ra các đòi hỏi của thực tiễn đối với pháp luật cũng như phương hướng hoàn
thiện pháp luật điều chỉnh các vấn đề của hợp đồng mua bán hàng hóa.
- Bài viết Kỷ yếu hội thảo “Pháp luật Việt Nam về trọng tài thương mại
trên hành trình hội nhập và phát triển” tại Hội nghị Khoa học trẻ Lần I năm
2012 của ĐH Quốc gia thành phố HCM.
- Bài viết kỷ yếu hội thảo khoa học “Trọng tài thương mại quốc tế, lí luận và
thực tiễn” PGS.TS Nguyễn Trung Tín, PGS.TS Hoàng Phước Hiệp, TS. Vũ Đức
Long diễn ra tại Trung tâm trọng tài quốc tế Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, các đề tài này chưa khai thác vấn đề sử dụng trọng tài thương mại
tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những đối tượng đang rất cần một phương thức
giải quyết tranh chấp nhanh gọn và đảm bảo khách quan, công bằng song lại đang
rất hạn chế về kiến thức pháp luật nói chung. Do vậy, đây là một khía cạnh mới cần
được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.
3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài là đưa ra cái nhìn khách quan về thực trạng nhận thức và
sử dụng trọng tài thương mại trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà

Nội, từ đó đưa ra giải pháp nâng cao tầm nhận thức của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ và tăng cường việc sử dụng phương thức này một cách hiệu quả trong giải
quyết tranh chấp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Để thực hiện mục đích này, đề tài có các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Thứ nhất, tìm hiểu lý luận chung, những quy định của pháp luật về trọng tài
thương mại tại và quy trình sử dụng trọng tài trong giải quyết tranh chấp tại Việt
Nam, trong đó nêu bật những ưu điểm của việc giải quyết các tranh chấp bằng trọng
tài thương mại đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.
Thứ hai, nghiên cứu thực trạng nhận thức về phương thức giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài thương mại và tình hình sử dụng trọng tài thương mại của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội.
Thứ ba, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức, hiểu
biết của cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ về phương thức trọng tài thương mại,
tăng cường việc giải quyết tranh chấp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách có
hiệu quả bằng việc sử dụng phương thức trọng tài cũng như nâng cao hiệu quả sự
hỗ trợ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại từ các bên liên quan.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đến đối tượng là thực trạng sử dụng trọng tài thương mại để
giải quyết tranh chấp trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hà Nội cũng như tính
hiệu quả của phương thức này đối với các doanh nghiệp.
b) Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian:
Đề tài tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội hoạt
động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
4
Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: đề tài sẽ được tiến hành trong khoảng
thời gian từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 05 năm 2014
Phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung: Đề tài tìm hiểu những quy định của Nhà
nước về trọng tài thương mại, thực trạng sử dụng trọng tài thương mại trong giải

quyết tranh chấp tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội, từ đó đưa ra
một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng sử dụng trọng tài thương mại của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài trên, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung
như sau:
- Điều tra xã hội học: điều tra khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ
tại Hà Nội về nhận thức, thực trạng sử dụng trọng tài thương mại của các doanh
nghiệp này. Nhóm đã gửi bảng câu hỏi điều tra đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa
trên địa bàn và thu thập kết quả điều tra, xử lí số liệu của bảng câu hỏi.
- Phỏng vấn chuyên gia: Nhóm đã phỏng vấn các chuyên gia đến từ Trung tâm
Trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC các câu hỏi liên quan đến vấn đề sử dụng trọng
tài thương mại hiện nay của các doanh nghiệp.
- Phân tích, nghiên cứu các bài báo, tạp chí, giáo trình, sách chuyên khảo, các
công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về trọng tài thương mại đề từ đó thống
kê, tổng hợp các vấn đề liên quan đến đề tài.
6. Kết cấu của đề tài
@)*>Z1[A#%'()*+.

@)*>>Z&'-\6&'()*+.,1001'F!R
U]1"
@)*>>>Z^.V)_# -\6&'()*
+.'F!RU]1"
5
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG
VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VÀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1.1 Khái quát chung về Trọng tài thương mại
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm trọng tài thương mại
a) Khái niệm trọng tài thương mại
(i) Các quy định về Trọng tài trên thế giới

Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại phổ biến ở
nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các nước có nền kinh tế phát triển.
Theo Hiệp hội trọng tài Mỹ AAA “Trọng tài là cách thức giải quyết tranh
chấp bằng cách đệ trình vụ tranh chấp cho một số người khách quan xem xét giải
quyết và họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng, có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp
phải thi hành”
Theo Điều 1 và Điều 2 Luật Mẫu của Uncitral1 (sau đây gọi là Luật Mẫu),
“Luật này quy định về trọng tài thương mại quốc tế”; “Trọng tài là mọi hình thức
trọng tài mà việc tổ chức được giao hoặc không được giao cho một thiết chế trọng
tài thường trực.” Uncitral có đưa ví dụ2 (nhưng không giới hạn) và chú giải khái
niệm “thương mại” phải được hiểu theo nghĩa rộng, để chỉ các vấn đề liên quan đến
các quan hệ có tính chất thương mại, dù quan hệ đó phát sinh từ hợp đồng hay
không có hợp đồng.
(ii) Các quy định về Trọng tài ở Việt Nam
Ở Việt Nam, phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài đã được nhà
nước quan tâm và có quy định từ rất lâu. Qua thời gian, quy định về Trọng tài ngày
càng được hoàn thiện để phù hợp với các quy định của công ước quốc tế và với sự
phát triển của xã hội.
“Luật Mẫu của Ủy ban Pháp luật Thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc (Uncitral) về Trọng tài thương
mại quốc tế” năm 1985, sửa đổi bổ sung năm 2006
Quan hệ có tính chất thương mại: Giao dịch thương mại cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa, dịch vụ; thỏa
thuận phân phối; đại diện thương mại; ủy nhiệm thu hồi nợ; thuê mua; xây dựng; dịch vụ tư vấn; hợp đồng
tổng thầu; li-xăng; đầu tư; tài chính; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc giao thầu công chính;
liên doanh hoặc các hình thức hợp tác sản xuất, kinh doanh khác; vạn tải hàng hóa hoặc hành khách bằng
đường không, đường biển, đường sắt hoặc đường bộ.
6
Ngày 14/11/1960, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 20/TTg về
Tổ chức Trọng tài kinh tế Nhà nước. Theo Nghị định này, ngành Trọng tài kinh tế
được tổ chức ở cấp Trung ương, khu, thành phố, tỉnh và bộ với chức năng chủ yếu
là xử lý các tranh chấp hợp đồng kinh tế.

12;`8;`I9Ba@<$!C'1R!R-59B:@!GUb%
&/ !"$&'+&'(&!Ma&'(
!)E#)+"*=)NM V=AL.E!S
a=2.'7%E!Sc\A+E!S

&!Ma'!IH!II8a1)N!CU.V
U=2!R Va+6=2%/ U"+.2&'(
.73
Năm 1994, Nghị định số 116-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của
trọng tài kinh tế được ban hành và quy định “&'(/ cC":
%Md+=2%=2.'7%E!Se.
'7[L2N.F$L2a[.F$
L2NaF=!#a!"aGL2e.
'7F=!+U./a'..”
Theo quy định của khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003:
“&'()*+)* =2'7.-'
!")*+!)E.UF#!)E'Ta$6
.2=2!R”.
Gần đây nhất, Luật Trọng tài thương mại năm 2010 được ban hành và chính
thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2011. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật trọng
tài thương mại năm 2010 “&'()*+)* =2'
- Nghị định số 24/HĐBT ngày 10/08/1981 của Hội đồng Bộ trưởng nhằm thống nhất tên gọi là Trọng
tài kinh tế.
- Nghị định số 62/HĐBT ngày 17/04/1984 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy
của Trọng tài kinh tế bộ, tỉnh, huyện.
- Pháp lệnh về Trọng tài kinh tế 10/01/1990 quy định tổ chức, phân cấp thẩm quyền, thủ tục giải quyết
tranh chấp hợp đồng kinh tế, ghi nhận nguyên tắc các bên có quyền thỏa thuận lựa chọn Trọng tài đứng ra
giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế
7
7.UF#!)E=2!R$O#'(

)*+”
Qua từng giai đoạn, khái niệm Trọng tài thương mại có những thay đổi nhất
định về cả hình thức tổ chức lẫn thẩm quyền của Trọng tài thương mại.
Về hình thức tổ chức, trước khi có Nghị định 116-CP, Trọng tài kinh tế ở thời
kỳ đó thực chất các cơ quan nhà nước, có chức năng giải quyết tranh chấp về hợp
đồng kinh tế và quản lý công tác hợp đồng kinh tế mà chưa thực hiện được vai trò
trọng tài như tên gọi của mình. Tuy nhiên, từ Nghị định 116 về Trọng tài kinh tế, tổ
chức Trọng tài được xác định là các tổ chức xã hội nghề nghiệp và không còn các
chức năng quản lý nhà nước như trước đây. Tại Pháp lệnh Trọng tài thương mại
năm 2003, Nhà nước đã quy định rõ, trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có
tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng4.
Hiện nay, Việt Nam chưa có bất kỳ văn bản chính thức giải thích thuật ngữ “tổ
chức phi chính phủ” nhưng có thể hiểu đây là các tổ chức không phụ thuộc vào
chính phủ nào, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, không bao gồm các đảng
phái chính trị. Như vậy, hiện nay các trung tâm Trọng tài là các tổ chức độc lập,
không bị lệ thuộc vào nhà nước và thực sự trung lập. Việc này góp phần đảm bảo
nguyên tắc trung lập của Trọng tài trong giải quyết tranh chấp, nhất là các tranh
chấp có tính chất quốc tế.
Về thẩm quyền của Trọng tài, qua các giai đoạn, thẩm quyền giải quyết tranh
chấp của Trọng tài ngày càng được mở rộng nhằm tạo hành lang pháp lý rộng rãi
hơn cho Trọng tài thương mại phát triển, trở thành phương thức giải quyết tranh
chấp hỗ trợ cho tòa án.
Trong giai đoạn đầu, Trọng tài kinh tế chức năng, nhiệm vụ giải quyết tranh
chấp hợp đồng kinh tế; kiểm tra, kết luận và xử lý các hợp đồng kinh tế trái pháp
luật; hướng dẫn thực hiện pháp luật hợp đồng kinh tế và Trọng tài kinh tế; bồi
dưỡng nghiệp vụ công tác hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh tế.
Theo quy định tại Nghị định 116-CP, thẩm quyền của Trọng tài đã được mở
rộng và hoàn toàn tách rời chức năng quản lý so với các quy định trước. Nghị định
Theo Điều 16 Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 và Điều 27 Luật Trọng tài thương mại 2010
8

116-CP quy định cụ thể về tranh chấp liên quan đến hợp đồng kinh tế và các tranh
chấp khác như tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các
thành viên của công ty với nhau, liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể
công ty; các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu. Tuy nhiên,
thẩm quyền của Trọng tài còn rất hạn chế, chủ yếu liên quan đến các vấn đề về hợp
đồng và trong hoạt động nội bộ của các công ty.
Pháp lệnh Trọng tài thương mại quy định Trọng tài thẩm quyền giải quyết các
tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại. Pháp lệnh này và Luật thương mại
1997 đều định nghĩa hoạt động thương mại. Theo pháp lệnh, “hoạt động thương
mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh
doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý
thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li - xăng;
đầu tư; tài chính, ngân hàng bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hóa,
hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành
vi thương mại khác theo quy định của pháp luật.”
Bên cạnh đó, Luật thương mại 1997 quy định 1à hành vi thương mại gồm Mua
bán hàng hoá; Đại diện cho thương nhân; Môi giới thương mại; Uỷ thác mua bán
hàng hoá; Đại lý mua bán hàng hoá; Gia công trong thương mại; Đấu giá hàng hoá;
Đấu thầu hàng hoá; Dịch vụ giao nhận hàng hoá; Dịch vụ giám định hàng hoá;
Khuyến mại; Quảng cáo thương mại; Trưng bày giới thiệu hàng hoá; Hội chợ, triển
lãm thương mại.
Như vậy, thẩm quyền của Trọng tài thương mại trong Pháp lệnh đã được mở
rộng nhiều so với Trọng tài kinh tế 116, phù hợp với việc mở rộng phát triển nền
kinh tế, quy định về hoạt động thương mại trong Luật thương mại 1997 và Pháp
lệnh Trọng tài thương mại cũng có tính tương đồng cao.
Năm 2010, Luật Trọng tài thương mại được ban hành và mở rộng thẩm quyền
của Trọng tài thương mại ngoài các tranh chấp liên quan đến hoạt động thương mại
mà còn các tranh chấp khác, cụ thể tại Điều 2: Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ
hoạt động thương mại; Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên
9

có hoạt động thương mại; Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định
được giải quyết bằng Trọng tài.
Tuy nhiên, khác với Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003, Luật Trọng tài
thương mại không giải thích khái niệm “hoạt động thương mại”. Như vậy, với quy
định này, mọi hoạt động thương mại theo Luật Thương mại 20055 (Khoản 1 Điều 3)
và Bộ Luật tố tụng dân sự 2004 (Điều 29) đều nằm trong khái niệm “hoạt động
thương mại” của Luật Trọng tài thương mại
Về tranh chấp giữa các chủ thể trong đó có ít nhất một bên có hoạt động
thương mại. Một chủ thể có hoạt động thương mại vẫn có thể tham gia các quan hệ
khác như hôn nhân,…tuy nhiên, các tranh chấp trong lĩnh vực hôn nhân (kết hôn, ly
hôn,…) này không thể được giải quyết bằng trọng tài thương mại. Vậy nên, tranh
chấp giữa các bên trong trường hợp này dù không phát sinh trong hoạt động thương
mại nhưng phải liên quan đến hoạt động thương mại.
Về tranh chấp khác giữa các bên mà Trọng tài có thẩm quyền giải quyết, các
tranh chấp này không được quy định trực tiếp trong Luật Trọng tài thương mại mà ở
trong các văn bản pháp luật khác. Đây là một điểm mới so với Pháp lệnh Trọng tài
thương mại, quy định rõ rang hơn thẩm quyền của trọng tài, mặc dù các loại tranh
chấp này vẫn có thể được giải quyết bằng Trọng tài thương mại theo quy định trong
từng lĩnh vực. Các quy định này có thể tìm thấy ở Luật Doanh nghiệp (Điều 107),
Bộ luật hàng hải (Điều 4, 6, 208, 260), và một số điều khoản khác thuộc Luật Đầu
tư, Luật Xây dựng, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật bảo vệ môi trường
Nhìn chung, có thể hiểu: Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh
chấp có tính chất tài phán phi nhà nước (phi chính phủ) do các đương sự thỏa thuận
lựa chọn để giải quyết các tranh chấp thương mại.
b) Hình th ứ c của tr ọng tài thương mại
Tr ọng tài t ồn t ại dưới hai hình th ức cơ bả n là tr ọng tài v ụ việ c và tr ọng tài
thường tr ự c.
Khoản 1 Điều 3: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”
10

(i) Trọng tài vụ việc (Trọng tài Ad-hoc)
Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài được lập ra để giải quyết tranh chấp cụ
thể và tự giải tán khi giải quyết xong tranh chấp đó. Đặc điểm của trọng tài vụ việc
là không có trụ sở, không có bộ máy giúp việc và không lệ thuộc vào bất cứ quy tắc
xét xử nào. Các bên khi yêu cầu trọng tài vụ việc xét xử có quyền lựa chọn thủ tục
và các phương thức tiến hành tố tụng.
Đối với hình thức Trọng tài vụ việc, theo khuyến nghị của Luật Mẫu6, nên có
một cơ quan có thẩm quyền thực hiện chức năng chỉ định trọng tài viên, hỗ trợ các
dịch vụ khác như các Phòng thương mại hoặc hiệp hội thương mại. Tại Việt Nam,
Tòa án là cơ quan chức năng có thẩm quyền trên7. Khi các bên không thể tự lựa
chọn Trọng tài viên, Tòa án có thẩm quyền trong việc lựa chọn Trọng tài viên phù
hợp.
Đây là hình thức trọng tài có cách tổ chức khá đơn giản, mềm dẻo và linh
hoạt. Tuy nhiên, để có thể giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vụ việc, các doanh
nghiệp cần phải có kiến thức chắc chắn về trọng tài thương mại. Bởi lẽ, trọng tài vụ
việc không có quy tắc và thủ tục tố tụng riêng, thống nhất như trọng tài thường trực,
các bên phải trao đổi và thống nhất lựa chọn khi tiến hành tố tụng.
(ii) Trọng tài quy chế (trọng tài thường trực)
Trọng tài quy chế là những tổ chức trọng tài có hình thức tổ chức, trụ sở ổn
định, có danh sách trọng tài viên và hoạt động theo điều lệ riêng. Theo Khoản 6
Điều 3 Luật Trọng tài thương mại, Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh
chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật này và có quy tắc tố tụng
riêng. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động chủ yếu dựa theo Luật trọng tài thương
mại năm 2010 và Luật doanh nghiệp 2005.
Các trung tâm trọng tài có thể có quy tắc tố tụng riêng trên cơ sở tham khảo
Quy tắc tố tụng trọng tài Uncitral8 hoặc trực tiếp sử dụng quy tắc tố tụng này cho
trung tâm của mình. Tuy nhiên, chi phí cho Trọng tài quy chế thương cao hơn so
Tuyển tập một số văn bản về Trọng tài và Hòa giải thương mại, trang 92
Điều 41 Luật Trọng tài thương mại 2010
Được Ủy ban pháp luật thương mại quốc tế của Liên Hợp quốc ban hành năm 1976 trên cơ sở tham khảo ý

kiến của nhiều tổ chức trọng tài, được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khuyến nghị áp dụng trong Nghị quyết
số 31/98
11
với Trọng tài vụ việc vì chi phí còn bao gồm phí hành chính và phí nhằm duy trỳ
hoạt động thường xuyên của các trung tâm trọng tài.
c) Đặc điể m c ủa tr ọng tài thương mạ i
(i) Trọng tài có tính phi nhà nướ c
Tr ọng tài thương mại là phương thứ c gi ả i quyế t tranh ch ấ p không mang tính
quyề n l ực nhà nướ c vì Tr ọng tài không ph ải là cơ quan do Nhà nước thành l ậ p ra và
không ho ạt động b ằ ng ngân sách nhà nước. Các Tr ọng tài viên cũng không do nhà
nước b ổ nhi ệm và không hưởng lương từ ngân sách. Tr ọng tài là mộ t lo ạ i hình t ổ
chứ c phi chính ph ủ (t ổ chứ c xã h ội ngh ề nghi ệ p), ho ạt độ ng theo pháp lu ậ t và quy
chế tr ọng tài.
Tr ọng tài là mộ t thi ế t chế dân ch ủ trong gi ả i quyế t tranh ch ấp thương mạ i, khi
xét x ử , Tr ọng tài không nhân danh nhà nước để đưa ra các phán quyế t. Không ch ỉ
góp ph ầ n t ạ o ra m ột đờ i s ống dân ch ủ và t ự do trong tư pháp, mà hơn thế nữ a, tr ọng
tài là người chia s ẻ nhi ệ m v ụ với nhà nước trong vi ệ c xóa b ỏ các b ất đồng trong xă
hội, th ể hiệ n c ụ thể ở việ c gi ả i quyế t các tranh ch ấp thương mạ i. (H ội đồng ph ố i
hợp phổ biế n, giáo d ụ c pháp lu ậ t, 2013)
(ii) Trọng tài có tính bảo mật cao
Các phiên xét xử của Trọng tài không công khai, do đó ngoài nguyên đơn và
bị đơn, trọng tài chỉ triệu tập các đương sự khác khi cần thiết. Trong tố tụng tòa án,
Việc xét xử của tòa án không chỉ có mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của các
đương sự mà còn có ý nghĩa giáo dục pháp luật. Do vậy, hầu hết các phiên tòa được
tiến hành công khai. Điều này dẫn đến khó khăn khi bảo vệ các thông tin bí mật.
Trong khi đó, trong tố tụng trọng tài, mọi tình tiết và kết quả đều không được công
bố công khai nếu không được sự chấp thuận của các bên. Xuất phát từ nhu cầu phải
bảo vệ một cách nghiêm ngặt các bí mật nghề nghiệp của các nhà kinh doanh mà
pháp luật không bắt buộc các phiên họp xét xử trọng tài phải tiến hành công khai.
Quyết định của trọng tài cũng như những căn cứ để trọng tài ra quyết định sẽ không

được công bố công khai nếu các bên không có yêu cầu.
(iii) Trọng tài ch ỉ tiế n hành khi có th ỏa thu ậ n c ủa các bên.
12
Đây là nguyên tắc cơ bả n và là n ề n t ảng để xác định th ẩ m quyề n c ủa Tr ọ ng
tài. Nguyên t ắc này được th ể hiện trong các điều ước qu ốc t ế về Tr ọ ng tài cũng như
hệ thống pháp lu ậ t m ỗi qu ốc gia. B ởi l ẽ , Tr ọng tài là t ổ chứ c phi quyề n l ự c nhà
nước nên không có th ẩ m quyền đương nhiên như Tòa án để tiế n hành t ố tụng và ra
phán quyế t. V ậ y nên, ch ỉ khi các bên t ự nguyệ n và có th ỏa thu ậ n h ợp pháp thì tr ọng
tài mới có th ẩ m quyề n cho dù tranh ch ấp đó nằ m trong ph ạ m vi th ẩ m quyề n gi ả i
quyế t c ủa tr ọng tài theo quy định c ủa pháp lu ật. Điề u này th ể hiện ý nghĩa củ a s ự t ự
nguyệ n c ủa các bên, là n ề n t ả ng ý chí trong su ốt quá trình gi ả i quyế t tranh ch ấ p
bằ ng Tr ọng tài.
(iv) Trọ ng tài có tính linh ho ạt cao
Phương thứ c tr ọ ng tài b ảo đả m quyề n t ự định đoạ t c ủa các đương sự cao hơn
so v ới phương thứ c Tòa án, th ể hi ện cơ bản là các đương sự trong t ố tụng tr ọ ng tài
có quyề n l ự a ch ọ n tr ọng tài viên, địa điể m gi ả i quyế t tranh ch ấ p, th ời gian ti ế n
hành, quy t ắ c t ố tụng, ngôn ng ữ giả i quyế t tranh ch ấp (đối v ới các tranh ch ấ p có yế u
tố nước ngoài)…(Hội đồng phối h ợp ph ổ biế n, giáo d ục pháp lu ậ t, 2013).
(v) Phán quy ế t tr ọng tài là chung th ẩ m.
Các phán quyế t c ủ a Tr ọng tài có giá tr ị chung th ẩ m. Kho ản 5 Điề u 4, Lu ậ t
Tr ọng tài thương mại đã xác định các nguyên t ắ c gi ả i quyế t tranh ch ấ p b ằ ng Tr ọng
tài, trong đó quy định rõ phán quyế t c ủa Tr ọ ng tài có tính chung th ẩ m. Tính chung
thẩm được hi ể u là khi H ội đồng tr ọng tài ra phán quyế t thì phán quyế t này không b ị
xét l ạ i v ề mặ t n ộ i dung, không b ị kháng cáo, kháng ngh ị và có hi ệ u l ự c thi hành v ới
các bên. N ế u mộ t trong các bên không thi hành thì bên kia có quy ề n yêu c ầ u tòa án
công nh ậ n và thi hành phán quyế t c ủa Tr ọng tài (Kho ản 5 Điề u 61 và Điề u 66 Lu ậ t
Tr ọng tài thương mạ i 2010).
1.1.2 M ộ t s ố quy định v ề sử dụng Tr ọng tài thương mại
a) Ngôn ngữ sử dụng
Luật trọng tài thương mại 2010 phân biệt đối với tranh chấp có yếu tố nước

ngoài và tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, được qu định cụ thể tại Điều 10.
Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng
13
Trọng tài là tiếng Việt, đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, tranh chấp mà ít
nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố
tụng Trọng tài do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì
ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng Trọng tài do Hội đồng Trọng tài quyết định.
Luật Mẫu cũng có quy định tại Điều 22 về việc các bên được tự do thỏa thuận
ngôn ngữ hoặc các ngôn ngữ được sử dụng trong hoạt động tố tụng trọng tài.
b) Địa điểm giải quyết tranh chấp
Việc giải quyết tranh chấp được tiến hành ở địa điểm do các bên tự do thỏa
thuận. Theo Điều 11 Luật trọng tài thương mại, “Các bên có quyền thoả thuận địa
điểm giải quyết tranh chấp; trường hợp không có thoả thuận thì Hội đồng trọng tài
quyết định. Địa điểm giải quyết tranh chấp có thể ở trong lãnh thổ Việt Nam hoặc
ngoài lãnh thổ Việt Nam”
Theo Luật Mẫu, các bên được tự do thỏa thuận về nơi tiến hành trọng tài. Nếu
không thỏa thuận được, nơi tiến hành tố tụng Trọng tài được Hội đồng trọng tài
quyết định tùy từng trường hợp cụ thể, có tính đến sự thuận tiện của hai bên.
c) Trọng tài viên
Thông thường, các trung tâm trọng tài có những tiêu chuẩn riêng đối với
Trọng tài viên của mình theo năng lực, kinh nghiệm, chuyên môn của các trọng tài
viên. Tuy nhiên, tại Điều 20 Luật Trọng tài thương mại cũng đã đưa ra các tiêu
chuẩn chung đối với Trọng tài viên:
• Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự;
• Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm
trở lên;
• Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có
nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu trên, cũng có thể
được chọn làm Trọng tài viên.
• Những người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm

Trọng tài viên:
14
(i) Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên,
công chức thuộc Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ
quan thi hành án;
(ii) Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã
chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
Như vậ y, Tr ọ ng tài viên không ch ỉ bao g ồm các chuyên gia trên lĩnh vự pháp
luật mà còn có các chuyên gia trên các lĩnh vự c khác n ế u th ỏ a mãn các yêu c ầ u,
điề u ki ệ n trên. Bên c ạnh đó, các trung tâm trọng tài cũng có thể mời các chuyên gia
nước ngoài làm tr ọng tài viên c ủa trung tâm mình, qua đó thuậ n ti ện hơn khi giả i
quyế t các v ụ tranh ch ấ p có tính ch ấ t qu ố c t ế và các bên th ỏa thu ậ n s ử dụng pháp
luật nước ngoài.
d) Quy định về hủy phán quyết trọng tài
Theo nguyên tắc phán quyết của Trọng tài là chung thẩm, các bên bắt buộc
phải thi hành pháp quyết trọng tài và không một cơ quan nào có thẩm quyền xem
xét lại phán quyết đó. Tuy nhiên, phán quyết của trọng tài vẫn có khả năng bị hủy
do những vi phạm trọng thỏa thuận trọng tài hoặc trong thủ tục tố tụng. Căn cứ hủy
phán quyết trọng tài được quy định tại Điều 68 Luật Trọng tài thương mại như sau:
- Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
- Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với
thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;
- Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp
phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì
nội dung đó bị huỷ;
- Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra
phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác
của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán
quyết trọng tài;
- Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

15
Các quy đị nh trên c ủa Lu ậ t Tr ọ ng tài Vi ệt Nam cũng phù hợp v ới quy định t ạ i
Điề u 34 c ủa Lu ậ t M ẫ u v ề yêu c ầ u h ủ y phán quyế t Tr ọng tài.
Như vậ y, vi ệ c phán quyế t tr ọng tài b ị hủ y ch ủ yế u xu ấ t phát t ừ vi ệ c th ỏa thu ậ n
tr ọng tài vô hi ệ u.
Luậ t Tr ọng tài thương mại đưa ra khái niệ m Th ỏa thu ậ n tr ọng tài t ạ i Kho ả n 2
Điều 3 là “Thoả thu ậ n tr ọng tài là tho ả thu ậ n gi ữ a các bên v ề vi ệ c gi ả i quyế t b ằ ng
Tr ọng tài tranh ch ấ p có th ể phát sinh ho ặc đã phát sinh” và quy định có Th ỏa thu ậ n
tr ọng tài là điề u ki ện để giả i quyế t tranh ch ấ p b ằ ng Tr ọng tài thương mạ i. Trong khi
đó, Luậ t M ẫu đã quy định t ại Điều 7: “Thoả thu ậ n tr ọng tài" là tho ả thu ậ n mà các
bên đưa ra trọ ng tài m ọi ho ặ c các tranh ch ấ p nh ất định phát sinh ho ặ c có th ể phát
sinh gi ữ a các bên v ề quan h ệ pháp lý xác định, dù là quan h ệ h ợp đồng hay không
phả i là quan h ệ h ợp đồng. Tho ả thu ậ n tr ọng tài có th ể dướ i hình th ức Điề u kho ả n
tr ọng tài trong h ợp đồng ho ặc dưới hình th ứ c tho ả thu ận riêng”.
Luậ t Tr ọng tài thương mạ i Vi ệt Nam cũng có các quy định tương tự về hình
thứ c c ủa th ỏ a thu ậ n tr ọ ng tài: Thỏa thu ậ n tr ọng tài có th ể đượ c xác l ập dướ i hình
thức điề u kho ả n tr ọ ng tài trong h ợp đồ ng ho ặc dưới hình th ứ c th ỏa thu ậ n riêng;
Thoả thu ậ n tr ọ ng tài ph ải được xác l ập dưới d ạng văn bả n. Th ỏ a thu ậ n ph ả i có n ội
dung giao vi ệ c gi ả i quyế t tranh ch ấ p cho tr ọ ng tài.
Luậ t Tr ọng tài thương mại cũng đã mở r ộng các hình th ức văn bả n c ủa th ỏa thu ậ n
tr ọng tài (Điề u 16) g ồ m:
- Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex,
thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
- Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các
bên;
- Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi
chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
- Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận
trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
- Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của

thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
16
Đây là căn cứ quan tr ọ ng trong vi ệc xác định Tr ọng tài có th ẩ m quyề n gi ả i
quyế t v ụ việ c tranh ch ấ p. Vi ệ c th ỏa thu ậ n này ph ả i dù trước hay sau khi có tranh
chấ p x ảy ra đề u ph ải được ti ến hành trước khi các th ủ tục t ố tụng ti ến hành như
nguyên đơn nộp đơn khởi ki ện, thông báo đơn khởi ki ện…Nế u không th ự c hi ệ n
đúng thủ t ục trên, phán quyế t c ủa Tr ọng tài có th ể bị Tòa án h ủ y n ế u có yêu c ầ u.
Luậ t Tr ọng tài thương mại cũng đã quy định các trường h ợ p Th ỏa thu ậ n tr ọ ng
tài vô hi ệ u t ại Điề u 18:
- Tranh ch ấp phát sinh trong các lĩnh vự c không thu ộc th ẩ m quyề n c ủa Tr ọ ng
tài quy định t ại Điề u 2 c ủa Luậ t này.
- Người xác l ậ p tho ả thu ậ n tr ọng tài không có th ẩ m quyền theo quy định c ủ a
pháp luậ t.
- Người xác l ậ p tho ả thu ậ n tr ọng tài không có năng lự c hành vi dân s ự theo
quy định c ủa Bộ lu ậ t dân s ự .
- Hình th ứ c c ủa tho ả thu ậ n tr ọng tài không phù h ợp v ới quy định t ại Điề u 16
c ủa Luậ t này.
- Một trong các bên b ị lừ a d ối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác l ậ p tho ả
thuậ n tr ọng tài và có yêu c ầ u tuyên b ố tho ả thu ậ n tr ọng tài đó là vô hiệ u.
- Thỏ a thuậ n tr ọng tài vi ph ạm điề u c ấ m c ủa pháp lu ậ t.
1.1.3 Ưu – nhược điểm của giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương
mại so với Tòa án
a) Ưu điểm
Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại có những ưu điểm nổi trội so
với sử dụng phương pháp giải quyết bằng Tòa án.
Thứ nhất, giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài có tính linh hoạt, mềm dẻo
hơn so với bằng Tòa án.
Trong giải quyết bằng phương thức Tòa án, để đi đến được một phán quyết
cuối cùng phải trải qua nhiều thủ tục, trình tự nghiêm ngặt đã được quy định trước,
17

không được phép thay đổi. Nhiều lúc trình tự này trở nên rườm rà, khiến việc giải
quyết tranh chấp bị trì hoãn, tốn thời gian và tiền của của các bên.
Trong khi đó, phương thức Trọng tài thương mại thường lại cho các bên lựa
chọn trình tự giải quyết, việc xét xử tôn trọng ý chí và nguyện vọng của các bên,
không phụ thuộc vào quyền lực nhà nước, luật đưa ra chỉ với mục đích hướng dẫn,
nên việc tố tụng sẽ diễn ra nhanh gọn. Như vậy, các bên có thể lựa chọn các yếu tố
phù hợp với mong muốn của mình. Tính linh hoạt, không cứng nhắc của Trọng tài
cũng giúp các bên tiết kiệm được thời gian, các chi phí đi lại,… phục vụ trong quá
trình tố tụng
Thứ hai, giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại giúp bảo mật
thông tin
Theo quy định tại Điều 55 Luật Trọng tài thương mại 2010, các yếu tố gây
tranh chấp và thông tin của cả hai bên được đảm bảo bí mật. Việc công khai các
thông tin tranh chấp khi giải quyết bằng Tòa án có thể làm lộ đến bị mật nghề
nghiệp, bí mật kinh doanh của các đương sự. Bên cạnh đó, thông tin doanh nghiệp
xảy ra tranh chấp cũng có thể làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của doanh nghiệp trên
thị trường, gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ ba, giải quyết bằng Trọng tài thương mại không bị ảnh hưởng bởi
quyền lực Nhà nước.
Trọng tài thương mại là một cơ chế xét xử phi nhà nước, hoạt động không vì
mục đích lợi nhuận nên không bị ảnh hưởng bởi quyền lực nhà nước. Nhà nước chỉ
đóng vai trò quản lý và hỗ trợ hoạt động của các trung tâm trọng tài. Đây là ưu điểm
của trọng tài so với Tòa án – cơ quan xét xử của nhà nước – nhất là trong các tranh
chấp có tính chất quốc tế. Bên đương sự là người, tổ chức của nước ngoài có thể
yên tâm về tính trung lập của Trọng tài khi xét xử, việc xét xử không bị phụ thuộc
vào các đường lối, chính sách ưu tiên của nhà nước đối với bên đương sự thuộc
nước đó.
18
Thứ tư, phán quyết Trọng tài được công nhận rộng rãi
Việc công nhận và thi hành phán quyết của Tòa án nước ngoài tại một nước

đôi khi gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, theo Công ước New York 1958 về công
nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài, phán quyết của Trọng tài được
tòa án các nước công nhận bất kể được tuyên ở nước nào. Hiện nay, trên thế giới đã
có 149 quốc gia tham gia ký kết công ước New York9, trong đó có Việt Nam. Như
vậy, phán quyết của Trọng tài sẽ được công nhận và thi hành ở các quốc gia trên,
được đảm bảo thực hiện bởi cơ quan thi hành án của của các nước đã ký kết côn
ước.
Cuối cùng, giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại nhanh chóng
và tiết kiệm thời gian
Trọng tài thương mại có ưu điểm so với Tòa án khi phán quyết Trọng tài có
tính chung thẩm, không có kháng cáo, kháng nghị. Điều này giúp tranh chấp được
giải quyết nhanh chóng, tránh tốn thời gian của các bên, khác với giải quyết tranh
chấp bằng Tòa án có thể giải quyết qua nhiều cấp xử khác nhau (Sơ thẩm, Phúc
thẩm, Giám đốc thẩm) khiến quá trình giải quyết trở nên lòng vòng. Trên thực tế,
nhiều vụ việc được các trung tâm Trọng tài giải quyết chỉ trong 6 tháng10, tuy nhiên,
nhiều vụ việc nếu giải quyết bằng tòa án sẽ kéo dài nhiều năm.
b) Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi trội so với phương thức Tòa án, Trọng tài thương
mại cũng tồn tại một số nhược điểm gây khó khăn cho các bên, là một trong những
lý do khiến hiện tại chưa nhiều doanh nghiệp tìm đến giải quyết tranh chấp bằng
Trọng tài thương mại.
Thứ nhất, việc thi hành phán quyết trọng tài gặp nhiều khó khăn
Do phán quyết trọng tài không mang tính quyền lực nhà nước nên việc thi
hành phán quyết trọng tài có nhiều khó khăn so với bản án của Tòa án. Các trung
Theo số liệu thống kê trên website />Tuyển tập các bản án, quyết định của Tòa án Việt Nam về Trọng tài thương mại
19
tâm trọng tài không có thẩm quyền trong việc thi hành án, trong trường hợp bên
phải thi hành phán quyết cố ý chậm trễ hay không thi hành, phán quyết trọng tài sẽ
chưa được thực hiện. Phải đến khi có yêu cầu, cơ quan thi hành án dân sự mới can
thiệp vào việc thi hành phán quyết của các bên. Do không có tính quyền lực nhà

nước nên trọng tài cũng gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình giải quyết tranh
chấp như xác minh, thu thập chứng cứ, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời…
Thứ hai, phán quyết trọng tài có khả năng bị hủy cao
Theo quy định của Luật trọng tài thương mại Việt Nam, điều kiện để bên
không đồng ý với phán quyết trọng tài yêu cầu Tòa án xem xét hủy phán quyết
trọng tài là tương đối đơn giản, thủ tục và chi phí yêu cầu cho các bên không quá
cao. Các bên “không đông thuận” với phán quyết trọng tài có thể dễ dàng yêu cầu
tòa án hủy phán quyết trọng tài dựa trên các vấn đề liên quan đến thủ tục tố tụng
hoặc thỏa thuận trọng tài. Bên cạnh đó, Việt Nam hiện nay chưa có quy định cụ thể
hướng dẫn việc tòa án xem xét hủy phán quyết trọng tài, dẫn đến việc hủy phán
quyết trọng tài với lý do mơ hồ hay đôi khi vi phạm quy tắc trọng tài.
Thứ ba, chi phí trọng tài lớn
Do trọng tài thương mại là tổ chức phi chính phủ, có tài chính độc lập, hoạt
động trên cơ sở lấy thu bù chi, không có ngân sách của Nhà nước. Trong khi đó,
nguồn thu chủ yếu của các trung tâm trọng tài là từ lệ phí trọng tài của mỗi vụ việc.
Lệ phí này còn bao gồm thù lao cho Trọng tài viên, phí hành chính và các loại phí
khác. Do vậy, phí trọng tài thường cao hơn mức án phí mà Tòa án đưa ra. Tuy
nhiên, trên thực tế, việc xét xử kéo dài qua nhiều cấp của tòa án thường làm cho
tổng chi phí cao hơn nhiều so với phí trọng tài của các Trung tâm trọng tài.

×