Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
DƢƠNG ĐÌNH HIẾU
GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HUY ĐỘNG VÀ
SỬ DỤNG VỐN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
DƢƠNG ĐÌNH HIẾU
GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HUY ĐỘNG VÀ
SỬ DỤNG VỐN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS THỊNH VĂN VINH
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình do chính tôi thực hiện với đề tài:
“Giải pháp tăng cường huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp vừa và
nhỏ trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên” dƣới sự hƣớng
dẫn khoa học của PGS.TS Thịnh Văn Vinh. Các số liệu do bản thân tôi điều
tra thu thập, Kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc công bố trong những công trình
đƣợc nghiên cứu từ trƣớc.
Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.
Thái Nguyên, ngày 05 tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn
Dương Đình Hiếu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong khuôn khổ đề tài với nội dung còn hạn chế, thời gian nghiên cứu có
hạn, hơn nữa đây lại là một vấn đề phức tạp nên trong quá trình thực hiện luận văn
này tôi khó tránh khỏi những điều thiếu sót. Vậy kính mong nhận đƣợc sự quan tâm
góp ý, bổ sung của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn này đƣợc
đầy đủ hơn và có giá trị thực tiễn.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo Trƣờng Đại Học Kinh tế
và QTKD Thái Nguyên, đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và đã tạo điều kiện
thuận lợi nhất để tôi hoàn thành khóa học. Xin chân thành cảm ơn đến ban lãnh đạo
cùng các anh, chị đang công tác tại: Sở Công thƣơng Thái Nguyên, Lao động
Thƣơng binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên, Chi cục thuế tỉnh Thái Nguyên, BHXH
TP Thái Nguyên, Chi cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ
tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sự hƣớng dẫn trực tiếp và tận tình của thầy giáo
PGS.TS Thịnh Văn Vinh cùng với sự tới giúp đỡ của các thầy cô giáo Trƣờng Đại
Học Kinh tế và QTKD Thái Nguyên, đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành
luận văn này.
Thái Nguyên, ngày 05 tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn
Dương Đình Hiếu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ix
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của đề tài 2
5. Bố cục của luận văn 3
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG
VỐN TRONG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 4
1.1. Cơ sở lý luận về doanh nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ 4
1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp 4
1.1.2. Khái niệm và tiêu chí xác định DNVVN 5
1.1.3. Đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong phát triển kinh tế - xã hội 8
1.2. Các hình thức huy động sử dụng nguồn vốn trong nền kinh tế thị trƣờng 11
1.2.1. Khái quát về vốn kinh doanh 11
1.2.2. Cơ sở hình thành nguồn vốn kinh doanh 12
1.2.3. Vai trò của vốn kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng 13
1.2.4. Các hình thức huy động vốn cho DNVVN trong nền kinh tế thị trƣờng 14
1.2.5. Vai trò của nguồn vốn trong nƣớc với phát triển kinh tế và ý nghĩa của
vấn đề huy động vốn 16
1.2.6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong các DN 18
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến huy động và sử dụng vốn trong DNVVN 20
1.3.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến huy động vốn kinh doanh của DNVVN 20
1.3.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN 23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
iv
1.3.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 25
1.4. Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn cho DNVVN
của một số nƣớc trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 26
1.4.1. Kinh nghiệm trong huy động và sử dụng vốn trong phát triển các
DNVVN của các nƣớc trên thế giới 26
1.4.2. Bài học kinh nghiệm trong huy động và sử dụng vốn trong phát triển các
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam 33
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1. Các câu hỏi nghiên cứu 36
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 36
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin 36
2.2.2. Lựa chọn địa điểm và thời gian nghiên cứu 37
2.2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu 37
2.2.4. Phƣơng pháp phân tích thông tin 38
2.2.5. Phƣơng pháp so sánh và phân tích hệ thống 39
2.3. Các chỉ tiêu lựa chọn cho phân tích và đánh giá 39
2.3.1. Số lƣợng doanh nghiệp 39
2.3.2. Nguồn vốn của DN 39
2.3.3. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn 40
2.3.4. Các chỉ tiêu về kết quả kinh tế xã hội 40
2.3.5. Phân tích các chỉ tiêu về hiệu suất và hiệu quả sử dụng nguồn vốn DNVVN 40
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG VỀ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TRONG
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 42
3.1. Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội thành phố
Thái Nguyên 42
3.1.1. Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên của thành phố Thái Nguyên 42
3.1.2. Đặc điểm và tình hình kinh tế xã hội thành phố Thái Nguyên 48
3.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu 58
3.2. Thực trạng phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Thái Nguyên
giai đoạn 2011 - 2013 60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
v
3.2.1. Khái quát sự phát triển của DNVVN thành phố Thái Nguyên 60
3.2.2. Những đóng của DNVVN thành phố Thái Nguyên cho NSNN 66
3.3. Thực trạng về huy động và sử dụng vốn trong các DNVVN tại thành phố Thái Nguyên 66
3.3.1. Khái quát chung về huy động vốn tín dụng ngân hàng đối với DNVVN tại
thành phố Thái Nguyên 66
3.3.2. Nghiên cứu thực trạng huy động vốn trong DNVVN tại TP Thái Nguyên 72
3.3.3. Đánh giá thực trạng sử dụng vốn trong DNVVN tại thành phố Thái Nguyên 76
3.3.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến huy động và sử dụng vốn trong các
DNVVN tại thành phố Thái Nguyên 86
3.3.5. Những nguyên nhân tồn tại trong quá trình huy động và sử dụng vốn tại
các DNVVN trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 88
Chƣơng 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 90
4.1. Quan điểm định hƣớng mục tiêu về huy động và sử dụng vốn trong các
DNVVN tại thành phố Thái Nguyên 90
4.1.1. Quan điểm chung về huy động và sử dụng vốn tại các DNVVN trên địa
bàn thành phố Thái Nguyên 90
4.1.2. Định hƣớng và mục tiêu trong huy động và sử dụng vốn tại các DNVVN
tại thành phố Thái Nguyên 91
4.2. Một số giải pháp tăng cƣờng huy động và sử dụng vốn trong các DNVVN
tại thành phố Thái Nguyên 92
4.2.1. Các căn cứ để đề xuất giải pháp 92
4.2.2. Các giải pháp của cơ quan quản lý nhằm nâng cao khả năng huy động và sử
dựng vốn cho DNVVN tại thành phố Thái Nguyên 94
4.2.3. Giải pháp tăng khả năng tự huy động và sử dụng vốn kinh doanh đối với
DNVVN tại thành phố Thái nguyên 97
4.2.4. Một số giải pháp hỗ trợ khác nhằm tăng cƣờng hiệu quả huy động sử
dụng nguồn vốn kinh doanh cho DNVVN tại thành phố Thái Nguyên 102
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
vi
4.3. Những kiến nghị về công tác huy động và sử dụng vốn trong các doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại thành phố Thái Nguyên 104
4.3.1. Xây dựng các giải pháp hỗ trợ vốn cho DNVVN 104
4.3.2. Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn đối
với DNVVN tại thành phố Thái Nguyên 106
KẾT
LUẬN
108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
vii
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BQ : Bình quân
CP : Cổ phần
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa hiện đại hóa
CN-TTCN : Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp
CTCP : Công ty cổ phần
CTTC : Cho thuê tài chính
DN : Doanh nghiệp
DNNN : Doanh nghiệp nhà nƣớc
DNVVN : Doanh nghiệp vừa và nhỏ
DNTN : Doanh nghiệp tƣ nhân
DT : Doanh thu
ĐTNN : Đầu tƣ nƣớc ngoài
ĐVT : Đơn vị tính
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Dometic Products)
HĐND : Hội đồng nhân dân
HTX : Hợp tác xã
KH : Kế hoạch
KH&ĐT : Kế hoạch và Đầu tƣ
KT-XH : Kinh tế xã hội
NĐ-CP : Nghị định chính phủ
LN : Lợi nhuận
LN/DT : Lợi nhuận trên doanh thu
LN/VKD : Lợi nhuận trên vốn kinh doanh
NHNN : Ngân hàng Nhà nƣớc
NHTM : Ngân hàng thƣơng mại
NHTM CP : Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
NHTM NN : Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc
NN : Nhà nƣớc
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TMCP : Thƣơng mại cổ phần
TMDV : Thƣơng mại dịch vụ
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
TP : Thành phố
UBND : Ủy ban nhân dân
VLXD : Vật liệu xây dựng
VNĐ : Việt Nam đồng
VKD : Vốn kinh doanh
TTCK : Thị trƣờng chứng khoán
WTO : Tổ chức Thƣơng mại thế giới
XDCB : Xây dựng cơ bản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
viii
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại DNVVN của một số quốc gia trên thế giới 7
Bảng 1.2. Phân loại DNVVN tại Việt Nam 8
Bảng 1.3. Tiêu chuẩn DNVVN của Nhật Bản 28
Bảng 1.4. Tiêu chuẩn về DNVVN theo giá trị tổng tài sản 30
Bảng 3.1. Thực trạng sử dụng đất TP thái nguyên 45
Bảng 3.2. Dân số và nhân khẩu của thành phố Thái Nguyên năm 2011 - 2013 50
Bảng 3.3. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu KT - XH 2011-2013 54
Bảng 3.4. Giá trị sản xuất công nghiệp thành phố Thái Nguyên 2011 - 2013 56
Bảng 3.5. Số lƣợng DNVVN thành phố Thái Nguyên năm 2013 62
Bảng 3.6. Sự phát triển các DNVVN thành phố Thái Nguyên năm 2011 - 2013 64
Bảng 3.7. Mục đích vay vốn các doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2003
68
Bảng 3.8. Tỷ trọng cho vay DNVVN của một số ngân hàng tại TPTN năm 2013
69
Bảng 3.9. Thống kê huy động vốn các DNVVN thành phố Thái Nguyên năm 2013 73
Bảng 3.10. Các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2013 79
Bảng 3.11. Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ 81
Bảng 3.12. Chỉ tiêu tài chính điều tra DNVVN năm 2013 84
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu và thực trạng sử dụng đất tại Thành phố Thái Nguyên 2013 45
Biểu đồ 3.2. Giá trị SXCN thành phố Thái Nguyên 2011 - 2013 57
Biểu đồ 3.3. Sự phát triển DNVVN TP Thái Nguyên năm 2011-2013 65
Biểu đồ 3.4. Tỷ trọng vốn vay phân theo khu vực kinh tế cấp I năm 2013 74
Biểu đồ 3.5. Tỷ trọng vốn vay phân theo loại hình DN năm 2013 74
Biểu đồ 3.6. Cơ cấu vay vốn theo loại hình doanh nghiệp năm 2013 83
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thì DNVVN là loại hình doanh
nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Theo đó, loại hình DN này đóng vai
trò quan trọng nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, giúp huy động
các nguồn lực xã hội cho đầu tƣ phát triển và xóa đói giảm nghèo. Nhƣng trong
những năm gần đây do ảnh hƣởng của các cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế khu
vực và trên thế giới đã ảnh hƣởng trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam và ảnh hƣởng
mạnh đến những DNVVN.
Các DNVVN nói chung và DNVVN tại TP Thái Nguyên nói riêng luôn gặp
phải thách thức hơn các DN quy mô lớn về việc trả lời bài toán làm thế nào để có thể
đáp ứng nhu cầu nguồn vốn. Trong quá trình phát triển các DNVVN cũng bộc lộ
nhiều khiếm khuyết và yếu kém nhƣ: Vốn cho SXKD còn thiếu, tiềm lực kinh tế còn
nhỏ bé, sức đầu tƣ hạn chế, quy mô đầu tƣ còn nhỏ lẻ hoạt động manh mún, khối lƣợng
sản phẩm sản xuất và năng suất còn thấp dẫn đến khả năng cạnh tranh kém. Cùng với
đó là những biến động về giá cả, lãi suất cho vay cùng những chính sách chi tiêu, chính
sách tiền tệ thắt chặt của chính phủ, khủng hoảng tài chính tiền tệ trong những năm gần
đây đã làm cho việc huy động vốn cho đầu tƣ phát triển của các DNVVN ngày càng
có nhiều khó khăn. Đứng trƣớc những khó khăn đó để có thể tồn tại và phát triển các
DNVVN đã tập trung giải quyết vấn đề về vốn cho đầu tƣ và phát triển SXKD.
Nhận thấy tầm quan trọng đó tôi đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường
huy động và sử dụng vốn tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên” để thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình.
Giải quyết tốt vấn đề huy động và sử dụng vốn cho DNVVN có thể tăng
cƣờng phát triển cho các DNVVN, tạo công ăn việc làm cho số lƣợng lớn lao động
trong tỉnh cũng nhƣ lao động nhập cƣ, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, đóng góp
vào tăng trƣởng và phát triển kinh tế từ đó tăng nguồn thu cho Ngân sách nhà nƣớc
của TP Thái Nguyên cũng nhƣ tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời tháo gỡ đƣợc vƣớng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
2
mắc về vốn sẽ tạo điều kiện ổn định và thúc đẩy hoạt động SXKD cho các DNVVN
từ đó tạo sự ổn định cho nền kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình huy động và sử dụng
vốn trong các DNVVN tại TP Thái Nguyên đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn cho DNVVN tại TP Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động và sử dụng vốn cho DNVVN.
- Tập trung nghiên cứu, đánh giá về nguồn vốn, quá trình huy động vốn, nhu
cầu vốn cho SXKD trong DNVVN.
- Phân tích thực trạng nguồn vốn, cơ cấu trong huy động và sử dụng nguồn
vốn trong đầu tƣ; Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến huy động và sử dụng vốn.
- Đề xuất một số giải pháp trong huy động và sử dụng vốn cho các DNVVN
tại TP Thái Nguyên.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Tất cả các DNVVN đƣợc định nghĩa theo luật pháp
của Việt Nam và những đối tƣợng khác có liên quan tới quá trình hoạt động SXKD
của các DNVVN.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu thực trạng đề xuất giải pháp tăng
cƣờng huy động và sử dụng vốn trong các DN vừa và nhỏ tại TP Thái Nguyên.
- Phạm vi thời gian: Đề tài thực hiện trong thời gian từ tháng 01 năm 2013
đến tháng 06 năm 2014. Số liệu và nội dung phân tích và đánh giá từ tài liệu đã
công bố trong các năm 2011- 2013.
- Phạm vi không gian: Thực hiện thu thập số liệu tại thành phố Thái Nguyên
tỉnh Thái Nguyên.
4. Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
3
Trên cơ sở nghiên cứu khoa học, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực
tiễn luận văn có những đóng góp sau:
- Đề tài hoàn thành nhằm hệ thống hóa những lý luận và thực tiễn trong công
tác huy động và sử dụng vốn trong các DNVVN.
- Đề xuất giải pháp tăng cƣờng huy động và sử dụng vốn trong các DNVVN
tại TP Thái Nguyên nói riêng và các DNVVN nói chung.
- Về mặt xã hội: Luận văn là tài liệu khoa học có ý nghĩa thực tiễn cho công
tác quản lý của các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong xây dựng kế hoạch sử dụng và
phân bổ nguồn vốn, lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện công tác hỗ trợ vốn cho DN
nhằm thúc đẩy thị trƣờng tài chính phát triển cũng nhƣ ổn định SXKD.
4.2. Đóng góp mới
Đã có những nghiên cứu về DNVVN tại Thái Nguyên, tuy nhiên các đề tài
nghiên cứu trong những năm trƣớc đây chƣa nghiên cứu về vấn đề huy động và sử
dụng vốn trong DNVVN, do đó thông qua việc phân tích về huy động và sử dụng
vốn cho DNVVN tại TP Thái Nguyên nhằm đề xuất đƣợc những giải pháp phù hợp
trong công tác huy động và sử dụng vốn cho các DNVVN tại TP Thái Nguyên, Từ
đó có giá trị tham khảo trong quản lý và các nghiên cứu tƣơng tự, làm cơ sở khoa
học trong công tác quản lý cũng nhƣ áp dụng vào thực tiễn tại các đơn vị.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 4 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về huy động và sử dụng vốn trong doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thực trạng về huy động và sử dụng vốn trong doanh nghiệp vừa
và nhỏ tại thành phố Thái Nguyên.
Chƣơng 4: Giải pháp tăng cƣờng huy động và sử dụng vốn trong các doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
4
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG
VÀ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1.1. Cơ sở lý luận về doanh nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp
Theo Luật DN năm 2005: “DN là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có
trụ sở giao dịch ổn định, đƣợc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.
Theo quy định của pháp luật DN hiện hành, có những loại hình tổ chức kinh
doanh sau: DN tƣ nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ
phần, và nhóm công ty. Các loại hình DN: Theo Luật DN 2005 có 4 loại hình DN:
- DN tư nhân: Là DN do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn
bộ số tài sản của mình về mọi hoạt động của DN.
- Công ty hợp danh: Là DN trong đó phải có ít nhất 2 thành viên là đồng sở hữu
chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dƣới một tên chung (gọi là thành viên hợp
danh), ngoài các thành viên hợp danh còn có thể là có thành viên góp vốn; Thành viên
hợp danh phải là cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp, chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; Thành viên góp vốn
chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào
công ty. Loại hình công ty hợp danh có lợi thế hơn doanh nghiệp tƣ nhân về khả năng
huy động vốn do có thể có nhiều thanh viên tham gia góp vốn kinh doanh.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH): Là loại công ty do các thành viên
góp vốn để thành lập và họ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn đã đóng góp
vào công ty. Công ty TNHH gồm Công ty TNHH một thành viên và Công ty
TNHH hai thành viên trở lên.
- Công ty cổ phần: Là DN trong đó: Vốn điều lệ đƣợc chia thành nhiều
phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lƣợng cổ
đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lƣợng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách
nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn đã góp
vào DN; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhƣợng cổ phần của mình cho ngƣời
khác theo quy định của pháp luật. So với các loại hình DN khác, công ty cổ phần
có lợi thế về các hình thức huy động vốn. Ngoài các hình thức huy động vốn nhƣ
các DN khác, công ty cổ phần là loại DN duy nhất đƣợc cấp phép huy động vốn
thông qua phát hành chứng khoán để thu hút vốn đầu tƣ cho hoạt động kinh doanh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
5
DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, theo Khoản 6 Điều 3 của Luật Đầu tƣ, là DN do
nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tƣ tại Việt Nam hoặc là
DN Việt Nam do nhà đầu tƣ nƣớc ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại. Tuy nhiên, tổ
chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài hoặc tổ chức kinh tế liên doanh giữa
các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thành lập DN có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài phải theo một trong ba loại hình nhƣ công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ
phần, công ty hợp danh theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005.
1.1.2. Khái niệm và tiêu chí xác định DNVVN
1.1.2.1. Khái niệm DNVVN
Quá trình phát triển của mỗi quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển
của các DN. Các loại hình DN trong nền kinh tế thị trƣờng lại rất đa dạng và phong
phú. Tùy theo từng cách tiếp cận khác nhau mà ngƣời ta có thể chia DN thành các
loại khác nhau, trong đó nếu dựa theo quy mô có thể chia DN thành DN lớn và DN
vừa và nhỏ (DNVVN). Đối với các nƣớc đang phát triển, nhƣ Việt Nam hiện nay,
DNVVN chiếm tỷ trọng rất lớn và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh
tế của đất nƣớc. Tuy nhiên, để thực hiện quá trình quản lý nhà nƣớc đối với các DN
này, mỗi quốc gia nhất thiết phải xác định đƣợc khái niệm DNVVN.
Khái niệm về DNVVN phải dựa trƣớc tiên vào quy mô của DN. Thực tế
trên thế giới, các nƣớc có quan niệm rất khác nhau về DNVVN, nguyên nhân cơ
bản dẫn đến sự khác nhau này là do tiêu chí dùng để phân loại quy mô DN khác
nhau, có thể là tiêu chí về số nhân công, vốn đăng kí, doanh thu Tuy nhiên trong
hàng loạt các tiêu chí phân loại đó có hai tiêu chí đƣợc sử dụng ở phần lớn các nƣớc
là quy mô vốn và số lƣợng lao động. Theo đó, cách hiểu chung nhất, DNVVN là
DN có quy mô vốn và số lƣợng lao động nhỏ hay vừa phải. Nhƣng nhỏ ở mức độ
nhƣ nào thì tùy thuộc vào sự quy định cụ thể của mỗi nƣớc, trong từng thời kỳ để
phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó.
Theo Bộ kế hoạch và Đầu tƣ Việt Nam: “DNVVN là cơ sở kinh doanh đƣợc
thành lập theo quy định của pháp luật có quy mô về vốn hoặc số lao động phù hợp
với quy định của Chính phủ”.
Theo khái niệm này thì một DNVVN ở Việt Nam là một cơ sở kinh doanh,
có thể là một DN (thành lập và đăng ký theo Luật DN), có thể là một hợp tác xã
(thành lập và đăng ký theo Luật hợp tác xã) hay cá nhân, nhóm SXKD (thành lập và
đăng ký kinh doanh theo Nghị định Chính phủ), có thể thuộc mọi lĩnh vực, mọi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
6
thành phần kinh tế trong cả nƣớc. Tuy nhiên, quy mô về vốn hoặc số lao động của
các DNVVN phải theo quy định của Nghị định 56/2009/NĐ-CP .
1.1.2.2. Tiêu chí xác định và phân loại DNVVN
Tiêu chí xác định và phân loại DNVVN có ý nghĩa rất lớn, nhằm xác định
đúng đối tƣợng cho các chƣơng trình phát triển kinh tế, xã hội, các chính sách hỗ
trợ của nhà nƣớc. Nếu phạm vi hỗ trợ quá lớn sẽ không đủ sức bao quát và tác dụng
sẽ bị giảm. Nếu phạm vi đối tƣợng hỗ trợ quá hẹp thì sẽ không có ý nghĩa và ít có
tác dụng trong nền kinh tế.
Trên thế giới, các tiêu chí để phân loại DN có hai nhóm: tiêu chí định tính và
tiêu chí định lƣợng.
* Nhóm tiêu chí định tính: dựa trên những đặc trƣng cơ bản của các DN nhƣ
không có vị thế độc quyền, chuyên môn hóa thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức
tạp của quản lý thấp… Các tiêu chí này có ƣu thế là phản ánh đúng bản chất của vấn đề
nhƣng thƣờng khó xác định trên thực tế. Do đó, nhóm tiêu chí định tính thƣờng dùng
làm cơ sở tham khảo, kiểm chứng mà ít đƣợc sử dụng để phân loại trong thực tế.
* Nhóm tiêu chí định lƣợng: bao gồm các tiêu chí nhƣ số lƣợng lao động, giá
trị tài sản hay vốn, doanh thu, lợi nhuận. Trong đó:
- Số lao động có thể là lao động trung bình trong danh sách, lao động thƣờng
xuyên, lao động thực tế.
- Tài sản hoặc vốn có thể dung là tổng tài sản (hay vốn), cố định, giá trị tài sản
còn lại.
- Doanh thu, lợi nhuận có thể là tổng doanh thu, lợi nhuận trong một năm,
tổng giá trị gia tăng trong một năm.
Trong điều kiện thực tế của mỗi quốc gia có những quan niệm khác nhau
và lựa chọn tiêu thức không hoàn toàn giống nhau, tuy vậy để thuận tiện cho việc
so sánh DN giữa các quốc gia thì tiêu thức số lƣợng lao động đƣợc sử dụng
thƣờng xuyên, bởi yếu tố lao động không chịu nhiều ảnh hƣởng của sự khác biệt
giữa các quốc gia về mức thu nhập cũng nhƣ những thay đổi trong giá trị đồng
tiền nội địa hiện hành qua từng thời kỳ. Nhƣng nếu theo tiêu thức này thì nhất
thiết phải phân chia theo từng nhóm ngành, lĩnh vực SXKD vì ngành nghề, lĩnh
vực kinh doanh khác nhau có nhu cầu về lƣợng lao động hoàn toàn khác nhau.
Ngoài tiêu thức lao động, tiêu thức khác là tổng vốn đầu tƣ cũng đƣợc nhiều
nƣớc sử dụng. Thông thƣờng đơn vị đo lƣờng đồng tiền nội địa thƣờng quy đổi ra
loại tiền thông dụng trong giao dịch nhƣ đô la Mỹ để khắc phục hạn chế trong việc
so sánh quốc tế.
Phân loại DN chỉ mang tính chất tƣơng đối, phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
phân loại đảm bảo phù hợp với trình độ phát triển, điều kiện và mục đích phân loại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
7
của những quốc gia. Dƣới đây là một số cách phân loại DNVVN của một số quốc
gia (Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Phân loại DNVVN của một số quốc gia trên thế giới
Quốc gia/
Khu vực
Phân loại
Số lao động
bình quân
Vốn đầu tƣ
Doanh thu
A. NHÓM CÁC NƢỚC PHÁT TRIỂN
1. Hoa kỳ
Vừa và nhỏ
0-500
Không quy định
Không quy định
2. Nhật
- Đối với ngành sản xuất
- Đối với ngành thƣơng mại
- Đối với ngành dịch vụ
1-300
1-100
1-100
¥ 0-300 triệu
¥ 0-100 triệu
¥ 0-50 triệu
Không quy định
3. EU
Siêu nhỏ
Nhỏ
Vừa
< 10
< 50
< 250
Không quy định
Không quy định
< €7 triệu
< €27 triệu
4. Australia
Vừa và nhỏ
< 200
Không quy định
Không quy định
5. Canada
Nhỏ
Vừa
< 100
< 500
Không quy định
< CDN$ 5
triệu/năm
CDN$ 5 - 20
triệu/năm
6. New
Zealand
Vừa và nhỏ
< 50
Không quy định
Không quy định
7. Hàn quốc
- Ngành chế tạo, khai thác,
xây dựng
+ DN vừa
+ DN nhỏ
- Ngành thƣơng mại
+ DN vừa
+ DN nhỏ
20-300
<20
6-20
<6
<600.000 USD
<250.000USD/
năm
8. Đài loan
- Ngành khai khoáng
- Ngành công nghiệp xây
dựng
- Ngành thƣơng mại dịch vụ
và vận tải
< 500
<300
<50
< NT$ 40 triệu
< NT$ 40 triệu
Không quy định
Không quy định
Không quy định
< NT$ 40 triệu
B. NHÓM CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
1. Thái Lan
Vừa và nhỏ
Không
quy định
< Baht 200 triệu
Không quy định
2. Malaysia
- Đối với ngành sản xuất
0-150
Không quy định
RM 0-25 triệu
3. Philippine
- DN cực nhỏ và hộ gia đình
- DN nhỏ
- DN vừa
< 200
<1,5 triệu Pesos
1,5-15 triệu
Pesos
15-60 triệu
Pesos
Không quy định
4. Indonesia
Vừa và nhỏ
Không
quy định
< US$ 1 triệu
< US$ 5 triệu
5. Brunei
Vừa và nhỏ
1-100
Không quy định
Không quy định
C. NHÓM CÁC NƢỚC KINH TẾ ĐANG CHUYỂN ĐỔI
1. Nga
Nhỏ
Vừa
1-249
250-999
Không quy định
Không quy định
2. Trung
Quốc
Nhỏ
Vừa
50-100
101-500
Không quy định
Không quy định
3. Ba lan
Nhỏ
Vừa
< 50
51-200
Không quy định
Không quy định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
8
Nguồn: 1) DN vừa và nhỏ, APEC, 1998; 2) Định nghĩa DN vừa và nhỏ, UN/ECE, 1999; 3) Tổng quan về
DN vừa và nhỏ, OECD, 2000
Ở Việt Nam, theo Khoản 1 điều 3 Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009
của Thủ tƣớng Chính phủ thì DNVVN đƣợc chia thành ba cấp: siêu nhỏ, vừa và nhỏ
theo quy mô tổng nguồn vốn (Tổng nguồn vốn tƣơng đƣơng tổng tài sản đƣợc xác
định trong bảng cân đối kế toán của DN) hoặc số lao động bình quân năm. Tiêu chí
nguồn vốn là tiêu chí đƣợc ƣu tiên, cụ thể nhƣ sau (Bảng 1.2):
Bảng 1.2. Phân loại DNVVN tại Việt Nam
Quy mô
Khu vực
Doanh
nghiệp
siêu nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp vừa
Số lao
động
Tổng
nguồn
vốn
Số lao
động
Tổng
nguồn vốn
Số lao động
I. Nông, lâm nghiệp
và thủy sản
10 ngƣời
trở xuống
20 tỷ đồng
trở xuống
từ trên 10
ngƣời đến
200 ngƣời
từ trên 20 tỷ
đồng đến
100 tỷ đồng
từ trên 200
ngƣời đến
300 ngƣời
II. Công nghiệp và
xây dựng
10 ngƣời
trở xuống
20 tỷ đồng
trở xuống
từ trên 10
ngƣời đến
200 ngƣời
từ trên 20 tỷ
đồng đến
100 tỷ đồng
từ trên 200
ngƣời đến
300 ngƣời
III. Thƣơng mại và
dịch vụ
10 ngƣời
trở xuống
10 tỷ đồng
trở xuống
từ trên 10
ngƣời đến
50 ngƣời
từ trên 10 tỷ
đồng đến 50
tỷ đồng
từ trên 50
ngƣời đến
100 ngƣời
(Nguồn: Nghị định 56/2009/NĐ-CP)
Nhƣ vậy mỗi quốc gia, nền kinh tế, vùng lãnh thổ, DNVVN đƣợc chia cụ thể theo
từng ngành nghề và khác nhau trong từng thời kỳ. Tiêu thức phân loại DN đƣợc sử dụng
chủ yếu là số lao động, vốn đầu tƣ và doanh thu. Sự khác nhau về giá trị trong tiêu thức
xác định và phân loại DN phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc
gia, vùng lãnh thổ và nền kinh tế.
1.1.3. Đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong phát triển kinh tế - xã hội
1.1.3.1. Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghiên cứu những đặc điểm chung của DNVVN để biết đƣợc thế mạnh và
hạn chế nhằm có những tác động phù hợp, để hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của DN
cũng là điều thiết thực nhằm phát triển nền kinh tế đất nƣớc nói chung. Các
DNVVN có một số đặc điểm chung cơ bản là thế mạnh nhƣ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
9
- DNVVN dễ khởi sự: Hầu hết các DNVVN chỉ cần một lƣợng vốn ít, số lao
động không nhiều, diện tích mặt bằng nhỏ với các điều kiện làm việc đơn giản để có
thể bắt đầu kinh doanh ngay sau khi có ý tƣởng kinh doanh. Loại hình DN này gần nhƣ
không đòi hỏi một lƣợng đầu tƣ lớn ngay trong giai đoạn đầu.
Do tốc độ vòng quy vốn nhanh nên DNVVN có thể huy động vốn từ nhiều
nguồn không chính thức khác nhau nhƣ bạn bè, ngƣời thân để nhanh chóng biến ý
tƣởng kinh doanh thành hiện thực.
- Về tính chất hoạt động kinh doanh: DNVVN thƣờng tập trung nhiều ở khu
vực chế biến và dịch vụ, tức là gần với ngƣời tiêu dùng hơn và sử dụng không nhiều
lao động.
Chính nhờ tính chất hoạt động kinh doanh này mà các DN vừa và nhỏ có lợi thế
về tính linh hoạt (khả năng thay đổi mặt hàng, chuyển hƣớng kinh doanh thậm chí cả
địa điểm kinh doanh đƣợc coi là mặt mạnh của các DN vừa và nhỏ). Trên góc độ
thƣơng mại, nhờ tính năng động này làm các DNVVN dễ dàng tìm kiếm đƣợc thị
trƣờng nhỏ và gia nhập những thị trƣờng này khi thấy việc kinh doanh có thể thu đƣợc
nhiều lợi nhuận hoặc rút khỏi các thị trƣờng này khi các công việc kinh doanh trở nên
khó khăn và kém hiệu quả. Điều này đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế đang
chuyển đổi hoặc các nền kinh tế đang phát triển nhƣ Việt Nam hiện nay.
- Có lợi thế trong việc duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống: So
với các DN lớn thì DNVVN có lợi thế hơn trong việc khai thác, duy trì và phát triển
các ngành nghề truyền thống. Với đặc điểm các DN sản xuất, kinh doanh ngành
nghề truyền thống thƣờng phát triển xuất phát từ các hộ gia đình, do vậy xuất phát
điểm đều là những DN nhỏ. Tuy nhiên, có nhiều DNVVN của Việt Nam và thế giới
đã từng bƣớc trƣởng thành và lớn mạnh khi khai thác và sử dụng có hiệu quả những
nguồn lực đầu vào nhƣ lao động, tài nguyên hay vốn tại chỗ của địa phƣơng.
- DNVVN có lợi thế về sử dụng lao động: Quan hệ lao động trong các DNVVN
thƣờng có tính chất thân thiện, gần gũi hơn so với các DN lớn. Do đó ngƣời lao
động thƣờng dễ dàng đƣợc quan tâm, động viên, khuyến khích hơn trong công việc.
Đặc biệt là mối quan hệ gần gũi, thân thiện đó rất phù hợp với văn hóa của ngƣời
Châu Á nói chung và ngƣời Việt Nam nói riêng.
Bên cạnh những thế mạnh đƣợc nêu ra thì các DNVVN còn có các hạn chế
nhất định nhƣ:
- Thiếu nguồn lực vật chất: Nhìn chung các DNVVN bị hạn chế bởi nguồn
vốn, tài nguyên, đất đai và công nghệ. Sự hữu hạn về nguồn lực này là do tôn chỉ và
nguồn gốc hình thành DN. Mặt khác còn do sự hạn hẹp trong các quan hệ với thị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
10
trƣờng tài chính - tiền tệ (ngân hàng, chính phủ, cũng nhƣ sự ủng hộ của đông đảo
công chúng), quá trình tự tích luỹ thƣờng đóng vai trò quyết định của từng DNVVN.
Chính vì vậy, nhiều DNVVN bị phụ thuộc rất vào các DN lớn trong quá trình phát
triển nhƣ về thƣơng hiệu hàng hóa, thị trƣờng, công nghệ, tài chính…
- Thiếu sự quản lý điều hành chuyên nghiệp: Xuất phát từ nguồn gốc hình
thành, tính chất, quy mô các quản trị gia DNVVN thƣờng nắm bắt, bao quát và
quán xuyến hầu hết các mặt của hoạt động kinh doanh. Thông thƣờng họ đƣợc coi
là nhà quản trị DN hơn là nhà quản lý chuyên sâu. Có rất nhiều những nhà quản lý
DN không đƣợc đào tạo mà họ chỉ là ngƣời có vốn và từ đó mở DN và trực tiếp
quản lý điều hành DN mà mình thành lập ra. Chính vì vậy mà nhiều kỹ năng,
nghiệp vụ quản lý trong các DNVVN còn rất thấp so với yêu cầu và sự phát triển
ngày càng nhanh của thị trƣờng, của khoa học và công nghệ cũng nhƣ mối quan hệ
kinh tế quốc tế…
- Tính phụ thuộc, hay bị động và chịu nhiều rủi ro trong kinh doanh: Chính
do những đặc trƣng trên nên các DNVVN thƣờng không đóng vai trò “dẫn dắt” hay
“đánh thức” thị trƣờng mà vai trò này thƣờng nằm ở các DN lớn. Mặt khác, khi gặp
phải khó khăn, DNVVN khó có thể khắc phục đƣợc một cách nhanh chóng, đa số
rơi vào tình trạng bị phá sản. Có những DN bị phá sản chỉ sau một thời gian hoạt
động rất ngắn, nói cách khác các DNVVN có “tuổi thọ” trung bình thấp. Theo kết
quả nghiên cứu thực nghiệm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới thì các DNVVN
có tỉ lệ phá sản và thất bại cao trong năm hoạt động thứ tƣ.
1.1.3.2. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong phát triển kinh tế - xã hội
DNVVN có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế mỗi nƣớc, kể cả các nƣớc
có trình độ phát triển cao. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá nhƣ hiện nay thì
các nƣớc đều chú ý hỗ trợ các DNVVN nhằm huy động tối đa các nguồn lực và hỗ
trợ cho công nghiệp lớn, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Quá trình công nghiệp
hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam đƣợc tiến hành với xuất phát điểm chủ yếu là sản
xuất nhỏ thì việc phát triển DNVVN đƣợc coi là chủ trƣơng có tính chiến lƣợc và có
vị trí hết sức quan trọng.
Ở nƣớc ta, các DNVVN có ở tất cả các loại hình kinh tế, và ngày càng đóng
vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Vai trò đƣợc thể
hiện qua một số yếu tố sau:
Thứ nhất, các DNVVN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số DN, đóng góp khối lƣợng
lớn sản phẩm cho nền kinh tế, vào sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế của Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
11
Thứ hai, góp phần giải phóng sức lao động, thu hút mọi nguồn lực vào giải
quyết việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động.
Thứ ba, các DNVVN cùng với các DN có quy mô lớn có sự bổ sung hỗ trợ
lẫn nhau, tạo ra một nền kinh tế thị trƣờng đích thực, có hiệu quả, đảm bảo cho nền
kinh tế tăng trƣởng và phát triển mạnh mẽ, bền vững.
Thứ tư, DNVVN cũng là nơi phát triển ngành nghề truyền thống của đất
nƣớc, khai thác những tiềm năng rất phong phú trong dân cƣ đồng thời góp phần
gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Thứ năm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vai trò này của các DNVVN
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với khu vực nông thôn.
Ngoài ra, DNVVN có vai trò trong việc gieo mầm cho các tài năng kinh
doanh. Số lƣợng DNVVN ngày càng nhiều, số lƣợng các nhà quản lý ngày càng tăng
lên. Sự phát triển của DNVVN có tác dụng đào tạo các nhà quản lý, các nhà kinh
doanh qua thực tế.
1.2. Các hình thức huy động sử dụng nguồn vốn trong nền kinh tế thị trƣờng
1.2.1. Khái quát về vốn kinh doanh
Vốn là tiền đề của hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế hàng hóa - tiền
tệ. Trƣớc khi bƣớc vào hoạt động kinh doanh nhất thiết DN phải có một lƣợng vốn
kinh doanh nhất định. Vốn kinh doanh của DN đƣợc quan niệm nhƣ là khối lƣợng
giá trị đƣợc tạo lập và đƣa vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi. Vốn tài sản kinh
doanh là những phƣơng tiện, tài sản, các yếu tố vật chất mà một DN phải có để tiến
hành các hoạt động kinh doanh của mình.
Vốn tài sản vừa là nhân tố đầu vào, vừa ảnh hƣởng đến kết quả phân phối thu
nhập đầu ra của DN. Chính trong quá trình đó, vốn tài sản là một nhân tố không thể
thiếu đƣợc trong quá trình hoạt động kinh doanh. Vốn tài sản sau khi đƣợc đầu tƣ một
thời gian thì phải đƣợc thu về để tiếp ứng cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Thực chất
vốn tài sản kinh doanh là một quỹ tiền tệ đặc biệt có hai đặc trƣng cơ bản:
Thứ nhất, vốn tài sản kinh doanh là lƣợng tiền (giá trị) cần thiết để mua sắm
những yếu tố cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Điều này có nghĩa là trƣớc khi
đƣợc Nhà nƣớc cấp giấy phép hoạt động kinh doanh, các chủ đầu tƣ phải tích tụ
và tập trung một lƣợng vốn tài sản kinh doanh tối thiểu ít nhất bằng vốn pháp định
mà Nhà nƣớc quy định cho mỗi lĩnh vực kinh doanh.
Thứ hai, vốn tài sản không thể mất đi mà phải đƣợc bảo toàn, bổ sung và
phát triển; đây chính là điều kiện cần thiết để các DN thực hiện quá trình tái sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
12
xuất giản đơn cũng nhƣ quá trình tái sản xuất mở rộng.
Xét theo công dụng và đặc điểm luân chuyển giá trị, vốn tài sản kinh doanh
của một DN bao gồm:
- Vốn tài sản cố định: là sự biểu hiện bằng tiền về toàn bộ tài sản cố định
(TSCĐ) phục vụ cho hoạt động kinh doanh của DN.
- Vốn tài sản lƣu động: là biểu hiện bằng tiền về toàn bộ tài sản lƣu động
(TSLĐ) của DN để phục vụ cho quá trình kinh doanh của DN.
- Vốn tài sản đầu tƣ tài chính: trong nền kinh tế thị trƣờng, ngoài lý do tìm
kiếm lợi nhuận, các DN phi tài chính cần phải phân tán rủi ro, đảm bảo an toàn
đồng vốn đầu tƣ của DN.
1.2.2. Cơ sở hình thành nguồn vốn kinh doanh
Nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của DN là những nguồn lực tài chính có
trong nền kinh tế, đƣợc DN huy động, khai thác bằng nhiều phƣơng pháp, hình
thức, cơ chế khác nhau nhằm đảm bảo nguồn lực tài chính cho hoạt động kinh
doanh trƣớc mắt và lâu dài. Nhƣ vậy, một cấu trúc vốn an toàn ổn định, hợp lý, linh
hoạt sẽ mang lại sự phát triển năng động và hiệu quả cho DN. Nếu xét trên những
tiêu chí khác nhau sẽ có những cơ sở hình thành vốn khác nhau:
- Căn cứ phạm vi tài trợ có:
+
Nguồn vốn bên trong: chủ yếu trích lập từ lợi nhuận có đƣợc từ kết quả
kinh doanh của DN.
+
Nguồn vốn bên ngoài: hình thành từ nguồn vốn liên doanh, liên kết,
phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu, tín dụng ngân hàng…
- Căn cứ thời gian tài trợ:
+
Nguồn vốn tài trợ ngắn hạn: có đƣợc từ tín dụng thƣơng mại, các khoản
chiếm dụng về tiền lƣơng, tiền thuế, tín dụng ngân hàng, các khoản phải trả khác…
+
Nguồn vốn dài hạn: hình thành từ tín dụng ngân hàng dài hạn, phát hành trái
phiếu, huy động vốn góp cổ phần, liên doanh, bổ sung vốn từ lợi nhuận…
- Căn cứ vào tính chất sở hữu nguồn tài chính:
+
Nguồn vốn chủ sở hữu DN: là vốn đóng góp ban đầu của các chủ sở hữu
DN, vốn bổ sung bằng cách kết nạp thêm các thành viên mới, vốn tài trợ từ lợi
nhuận sau thuế.
+ Nguồn vốn đi vay và chiếm dụng: khai thác từ nguồn vốn tín dụng ngân
hàng, tín dụng thƣơng mại, phát hành trái phiếu DN, các nguồn chiếm dụng khác…
- Căn cứ vào hình thức huy động vốn:
+
Nguồn huy động dƣới dạng tiền.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
13
+
Nguồn huy động dƣới dạng tài sản hữu hình hoặc vô hình.
- Căn cứ vào tính pháp lý:
+
Vốn huy động từ thị trƣờng chính thức
+
Vốn huy động từ thị trƣờng phi chính thức nhƣ tín dụng nặng lãi, góp
vốn với pháp nhân không chính thức để rửa tiền hoặc né tránh thuế.
1.2.3. Vai trò của vốn kinh doanh trong nền kinh tế thị trường
Trong một quá trình đầu tƣ, để tạo sự tăng trƣởng thì yếu tố có tính tiền đề
không thể thiếu đƣợc đó là vốn. Chính sự phát triển thế giới ngày nay đã chứng
minh một cách thuyết phục: vốn là nhân tố đặc biệt quan trọng, là chìa khóa của
sự thành công về tăng trƣởng và phát triển kinh tế, cụ thể:
* Đối với các đơn vị kinh tế: vốn là nhân tố tiền đề cho sự ra đời, tồn tại và
phát triển của mỗi đơn vị kinh tế. Vốn đƣợc biểu hiện bằng giá trị và đại diện cho
một khối lƣợng tài sản nhất định. Giữa vốn và tiền có mối quan hệ với nhau, Muốn
có vốn thì phải có tiền, song có tiền, thậm chí là những khoản tiền lớn cũng chƣa là
vốn. Một khối lƣợng tiền đƣợc gọi là vốn kinh doanh của DN khi đáp ứng các điều
kiện nhƣ tiền phải đƣợc đảm bảo bằng một lƣợng tài sản có thật; tiền phải đƣợc tích
tụ và tập trung đủ lớn; tiền phải đƣợc vận động nhằm mục đích sinh lời. Vốn vừa là
nhân tố đầu vào, đồng thời là kết quả của quá trình phân phối thu nhập đầu ra của
quá trình đầu tƣ. Chính trong quá trình đó, vốn tồn tại với tƣ cách là một nhân tố
độc lập không thể thiếu. Vốn khi đƣợc đầu tƣ và sau một thời gian hoạt động phải
đƣợc thu về để tiếp ứng cho chu kỳ kinh doanh sau.
* Đối với nền kinh tế quốc dân:
- Tác động của vốn đến cân bằng kinh tế vĩ mô: trong những điều kiện cơ
bản nền kinh tế tăng trƣởng và phát triển là đòi hỏi phải đảm bảo sự cân bằng kinh
tế vĩ mô, trong đó giữa tiết kiệm và đầu tƣ phải có sự cân đối để nền kinh tế vừa có
đủ vốn cho đầu tƣ phát triển, vừa tiêu hóa số tiền tiết kiệm một cách có hiệu quả.
Vốn chính là hiện thân của sự kết hợp giữa tiết kiệm và đầu tƣ.
- Tác động đến tốc độ tăng trƣởng và phát triển kinh tế: vốn là nhân tố quyết
định đối với tăng trƣởng và phát triển của nền kinh tế. Quan điểm này có thể chƣa
thuyết phục vì trong quá trình đầu tƣ phát triển nền kinh tế cần có sự kết hợp hài hòa
giữa các nhân tố nguồn lực đầu vào chứ không phải duy nhất chỉ có vốn. Hơn nữa, có
vốn chƣa hẳn tạo đƣợc sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế nếu không biết đầu tƣ và
sử dụng vốn có hiệu quả. Ngƣợc lại, nếu cho rằng vốn là nhân tố cần thiết nhƣ mọi
nhân tố khác thì lại có sự đánh đồng và hạ thấp vai trò của vốn. Thực tế cho thấy
nguồn lực tài nguyên thiên nhiên không còn quan trọng đối với nhiều nền kinh tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
14
- Tác động của vốn đến sự phát triển cơ sở hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế. Sự phát triển kinh tế phải đặt trong sự tƣơng quan chặt chẽ với phát triển cơ sở hạ
tầng. Để gia tăng sự phát triển kinh tế, nền kinh tế nhất thiết phải có vốn để tập trung
đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng. Khi nền kinh tế phát triển cao thì cơ sở hạ tầng cần phải phù
hợp với sự tiến triển của nhu cầu. Do đó, nền kinh tế phải tạo lập vốn với quy mô lớn
để đáp ứng. Mặt khác, để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững đòi hỏi nền kinh tế
phải tạo ra bộ khung kinh tế cân đối, hài hòa cả về cơ cấu ngành lẫn cơ cấu vùng và
lãnh thổ. Vốn chính là nhân tố đặc biệt quan trọng để khai thác các nguồn lực tiềm
năng nhƣ nhân lực, vật lực… tạo ra tổng lực đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu.
1.2.4. Các hình thức huy động vốn cho DNVVN trong nền kinh tế thị trường
Để chủ động kinh doanh theo các phƣơng án đầu tƣ đã chọn, các DN phải chủ
động về nguồn vốn. Do đó, việc xác định quy mô lựa chọn nguồn cung cấp vốn kinh
doanh có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nền kinh tế thị trƣờng, một DN hoạt động chủ
yếu dựa vào hai nguồn vốn: nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Tƣơng ứng với mỗi
nguồn có những cách huy động vốn khác nhau.
* Đối với nguồn vốn chủ sở hữu: DN huy động theo các phƣơng pháp sau:
- Huy động vốn góp ban đầu của các chủ sở hữu: đây là nguồn vốn ban đầu
do các chủ sở hữu DN trực tiếp đầu tƣ khi thành lập DN. Tuỳ theo loại hình sở hữu
của DN mà nguồn vốn này đƣợc tạo lập theo các hình thức khác nhau. Cụ thể: DN
Nhà nƣớc thì do ngân sách Nhà nƣớc cấp vốn; DN sở hữu một chủ thì vốn ban đầu
là do chính chủ sở hữu đầu tƣ; các DN thuộc sở hữu tập thể thì vốn đầu tƣ ban đầu
đƣợc hình thành từ sự tham gia đóng góp của các thành viên cổ đông. Để huy động
đƣợc nguồn vốn này một cách hiệu quả, DN có thể vận động các nguồn tiết kiệm
nhàn rỗi từ ngƣời thân, bạn bè… Ngoài ra, DN cần có phƣơng án kinh doanh khả
thi và hấp dẫn nhằm thu hút các thành viên góp vốn.
- Huy động vốn từ lợi nhuận sau thuế: trong quá trình kinh doanh, DN có thể
làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu bằng thình thức tái đầu tƣ lợi nhuận thu đƣợc.
Nghĩa là lợi nhuận sẽ đƣợc đƣa trở lại quá trình kinh doanh nhằm tăng thêm nguồn
vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, nguồn vốn này phụ thuộc vào quy mô lợi nhuận kiếm
đƣợc trong quá trình kinh doanh của DN. Để có đƣợc nguồn vốn từ lợi nhuận sau
thuế, DN sẽ không chia lợi nhuận mà tái đầu tƣ thành vốn kinh doanh. Mặt khác, DN
có thể chia lợi nhuận dƣới hình thức cổ phiếu cho cổ đông. Phƣơng pháp này vừa tăng
nguồn vốn kinh doanh, vừa tạo cho các thành viên góp vốn cảm giác an toàn vì đã nhận
đƣợc kết quả từ đồng vốn mình bỏ ra.
- Huy động nguồn vốn bổ sung bằng cách kết nạp thêm thành viên mới: khi