Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

một số giải pháp duy trì và mở rộng thị trường dịch vụ viễn thông của công ty điện thoại tây thành phố (whtc)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (857.77 KB, 122 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI





PHẠM ANH TUẤN




MỘT SỐ GIẢI PHÁP DUY TRÌ VÀ MỞ
RỘNG THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ VIỄN
THÔNG CỦA CÔNG TY ðIỆN THOẠI TÂY
THÀNH PHỐ (WHTC)





LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH




Hà Nội - Năm 2011





BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


PHẠM ANH TUẤN


MỘT SỐ GIẢI PHÁP DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG
THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA
CÔNG TY ðIỆN THOẠI TÂY THÀNH PHỐ
(WHTC)


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.05




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. CHU THỊ KIM LOAN


Hà Nội - Năm 2011


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

i

LỜI CAM ðOAN

Tôi tên Phạm Anh Tuấn là học viên Viện ðào tạo Sau ðại học của
trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội, Khóa 18, chuyên ngành Quản trị Kinh
doanh.
Tôi cam ñoan Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp duy trì và mở
rộng thị trường dịch vụ viễn thông của Công ty ðiện thoại Tây Thành phố
(WHTC)” là ñề tài nghiên cứu của chính tôi. ðề tài này chưa ñược ai sử dụng
trước ñây ñể làm luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp
luật nếu luận văn có bất cứ sự sao chép nào.


TÁC GIẢ LUẬN VĂN



PHẠM ANH TUẤN







Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………


ii

LỜI CÁM ƠN



Quá trình thực hiện ñề tài ñã thực sự giúp tôi tổng kết ñược kiến thức về
ngành dịch vụ viễn thông Việt Nam nói chung và viễn thông thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng và ứng dụng các kiến thức ñược học vào công tác hàng ngày tại nơi
làm việc - Công ty ðiện thoại Tây Thành phố.
Trong suốt quá trình học tập và viết ñề tài nghiên cứu, tôi nhận ñược sự giúp
ñỡ của các thầy cô Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội, ñặc biệt là sự hướng dẫn
tận tình của Cô TS. CHU THỊ KIM LOAN cùng các ñồng nghiệp của tôi tại Công
ty ðiện thoại Tây Thành phố (WHTC) và Viễn thông Thành phố Hồ Chí Minh
(VNPT TP. HCM). Tôi xin chân thành tỏ lòng biết ơn sự giúp ñỡ quý báu của Cô
TS. CHU THỊ KIM LOAN, Quý Thầy cô của Khoa Kế toán - Quản trị Kinh
doanh và Viện ðào Tạo Sau ðại học Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội, các
bạn học và các ñồng nghiệp.
Viễn thông là ngành nhạy cảm và ñang phát triển mạnh mẽ tại thị trường
Việt Nam. Do vậy, ñề tài này khó tránh khỏi những khiếm khuyết, với ñiều kiện
vừa làm, vừa học tập nâng cao trình ñộ, vừa ñảm ñương các trách nhiệm với gia
ñình, công việc cơ quan và thời gian có hạn, tôi tự thấy ñề tài nghiên cứu còn nhiều
thiếu sót. Rất mong nhận ñược sự góp ý tận tình của của Quý Thầy Cô, các chuyên
gia kinh tế, các nhà khoa học và các bạn ñồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn !
TÁC GIẢ LUẬN VĂN



PHẠM ANH TUẤN


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ðOAN 1
LỜI CÁM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
PHẦN I: MỞ ðẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài 3
1.3 Các câu hỏi nghiên cứu 3
1.4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1. ðối tượng nghiên cứu 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 4
1.5. Kết cấu của luận văn 4
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Lý luận về thị trường 5
2.1.1.1 Khái niệm và phân loại thị trường 5
2.1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng ñến thị trường 7
2.1.2 Lý luận về dịch vụ viễn thông 10
2.1.2.1 Khái niệm về viễn thông và dịch vụ viễn thông 11
2.1.2.2 Các loại hình dịch vụ viễn thông hiện hữu 12
2.1.2.3 ðặc ñiểm và xu hướng phát triển của dịch vụ viễn thông trong thời ñại
thông tin hiện nay 13
2.1.3 Duy trì và mở rộng thị trường 14

2.1.3.1 Sự cần thiết của việc duy trì và mở rộng thị trường của mỗi doanh nghiệp 14
2.1.3.2 Các biện pháp duy trì và mở rộng thị trường 15
2.2. Cơ sở thực tiễn 19
2.2.1. Thị trường dịch vụ viễn thông tại Việt Nam trong thời gian qua và xu hướng
phát triển thị trường ñến năm 2015 19
2.2.1.1. Tình hình phát triển các loại hình dịch vụ 19
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

iv

2.2.1.2. Xu hướng nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông thời gian tới 20
2.2.2. Kinh nghiệm duy trì và mở rộng thị trường dịch vụ viễn thông ở một số nước
trong khu vực và trên thế giới 23
PHẦN III: ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
3.1 Giới thiệu về WHTC 27
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của WHTC 29
3.1.2 Cơ cấu tổ chức của WHTC 29
3.1.3 Tình hình lao ñộng của WHTC 31
3.1.4. Cơ sở vật chất (mạng lưới) và nguồn vốn của WHTC 33
3.1.5. Tình hình nghiên cứu và phát triển của WHTC 34
3.1.6 Hệ thống thông tin của WHTC 34
3.1.7. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và thị trường viễn thông TP. Hồ Chí
Minh 35
3.1.7.1 Tình hình kinh tế xã hội TP. Hồ Chí Minh năm 2010 35
3.1.7.2 Tình hình thị trường viễn thông trên ñịa bàn TP. Hồ Chí Minh 35
3.1.7.3. Khái quát ñặc ñiểm ñịa bàn hoạt ñộng của WHTC 37
3.2 Phương pháp nghiên cứu 37
3.2.1 Thu thập số liệu 37
3.2.2 Xử lý số liệu 38
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 38

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả 38
3.2.3.2 Phương pháp so sánh 39
3.2.3.3 Phương pháp phân tích ma trận ñánh giá các yếu tố nội bộ (IFE – Internal
Factor Evaluation Matrix) 39
3.2.3.4 Phương pháp phân tích ma trận ñánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE –
External Factor Evaluation Matrix) 40
3.2.3.5 Phương pháp phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh 40
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41
4.1 Thực trạng kinh doanh và thị trường dịch vụ viễn thông của WHTC trong thời
gian qua 41
4.1.1. Thị phần dịch vụ của WHTC 41
4.1.2 Các loại dịch vụ hiện ñang kinh doanh của WHTC 42
4.1.3. Kết quả kinh doanh của công ty 47
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

v

4.2 Các hoạt ñộng duy trì và mở rộng thị trường dịch vụ viễn thông của WHTC
trong thời gian qua 52
4.2.1 Chính sách về quản trị, lao ñộng 54
4.2.2 Chính sách về khách hàng 55
4.2.3 Chính sách kinh doanh 56
4.2.4 Quyết ñịnh về chủng loại dịch vụ 58
4.2.5 ðịnh giá dịch vụ viễn thông 59
4.2.6 Chính sách phân phối 61
4.2.7 Hoạt ñộng xúc tiến (quảng cáo, khuyến mãi …) 63
4.2.8 Công tác ñầu tư phát triển mạng lưới dịch vụ 64
4.2.9 ðánh giá tình hình hoạt ñộng và thị trường của WHTC thời gian qua 66
4.3 Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng ñến thị trường dịch vụ viễn thông của
WHTC 68

4.3.1. Phân tích môi trường vĩ mô 68
4.3.1.1. Yếu tố kinh tế 68
4.3.1.2. Yếu tố nhân khẩu 69
4.3.1.3. Yếu tố văn hóa xã hội 70
4.3.1.4. Yếu tố công nghệ - kỹ thuật 70
4.4.1.2. Thực trạng hoạt ñộng và thị trường của WHTC 84
4.4.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm duy trì và mở rộng thị trường 86
4.4.2.1 ðổi mới tổ chức và chuẩn bị nguồn nhân lực phù hợp yêu cầu 86
4.4.2.2 Thực hiện chiến lược hội nhập và ñầu tư, duy trì và mở rộng thị trường 88
4.4.2.3 Nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển dịch vụ giá trị gia tăng 90
4.4.2.4 Thực hiện chiến lược khác biệt hóa về (dịch vụ) sản phẩm 90
4.4.2.5 Hoàn thiện chính sách giá và xúc tiến hỗn hợp 93
4.4.2.6 Nâng cao hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp 95
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99
5.1 Kết luận 99
5.2. Kiến nghị 101
5.2.1. Kiến nghị với Bộ Thông tin và Truyền thông 101
5.2.2. Kiến nghị với Tập ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 101
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Phân loại thị trường theo số lượng người mua người bán 6
Bảng 3.1. ðặc ñiểm ñịa bàn WHTC quản lý năm 2010 37
Bảng 4.1. Số lượng thuê bao trên mạng lưới của WHTC/tổng số thuê bao của
VNPT TP. HCM năm 2010 41
Bảng 4.2. Thị phần VNPT tại TP. HCM ñối với các dịch vụ chủ yếu 41
Bảng 4.3. Thị phần WHTC tại TP. HCM ñối với các dịch vụ chủ yếu năm 2010 42

Bảng 4.4. Cơ cấu và tốc ñộ tăng (giảm) doanh số qua 3 năm 47
Bảng 4.5. Sản lượng lắp ñặt thực tăng của WHTC 48
Bảng 4.6. Tình hình thuê bao gỡ bỏ không sử dụng dịch vụ tiếp 48
Bảng 4.7. Số liệu thực hiện của mỗi chi nhánh viễn thông năm 2010 49
Bảng 4.8. Doanh thu bình quân trên một thuê bao/năm (ARPU: Average Revenue
per user) trong 3 năm 49
Bảng 4.9. Nguyên nhân gỡ bỏ ðTCð và MegaVNN của khách hàng 50
Bảng 4.10. Kết quả khảo sát chất lượng dịch vụ (ðTCð và Maga VNN) 51
Bảng 4.11. Bảng giá cước Mega VNN của VNPT tháng 6/2010 60
Bảng 4.12. Bảng giá cước Fiber VNN của VNPT tháng 6/2010 61
Bảng 4.13. Tỷ trọng doanh thu bán hàng ñạt ñược từ các kênh trong năm 2010 62
Bảng 4.14 Phần trăm dung lượng còn trống của mạng cáp ñến năm 2010 65
Bảng 4.15. Ma trận ñánh giá yếu tố nội bộ (IFE) 67
Bảng 4.16: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
trên ñịa bàn thành phố Hồ Chí Minh 77
Bảng 4.17. Ma trận SWOT của Công ty WHTC 85

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADSL

:
Asymmetric Digital Subcriber Line – ñường dây thuê bao
số bất ñối xứng;

CMC Telecom


:
Công ty CP viễn thông CMC ;

CNTT

:
Công nghệ thông tin;

DNðB
:
Doanh nghiệp ñặc biệt;
ðTCð
:
ðiện thoại cố ñịnh.
EHTC
:
Công ty ðiện thoại ðông Thành phố, viết tắt của từ East
ETC Telecom
:
Công Ty Thông Tin Viễn Thông ðiện Lực, viết tắt của từ
Electric Telecom Company;
FPT
:
Tên thương hiệu của Tập ñoàn Phát Triển ðầu Tư Công
Nghệ.
Gtel
:
Công ty CP Viễn thông Di ñộng Toàn cầu ;
GSM

:
Hệ thống thông tin di ñộng toàn cầu;
GIS
:
Hệ thống thông tin ñịa lý;
HT
:
Công Ty Cổ Phần Viễn Thông Hà Nội, viết tắt của HaNoi
Telecom ;
Hà Nội Telecom
:
Công ty CP Viễn thông Hà Nội ;
IXP
:
Dịch vụ kết nối Internet.
ISP
:
Dịch vụ truy nhập Internet.
IP
:
Internet Protocol – giao thức liên mạng
NGN
:
Next Generation Networks – Mạng viễn thông thế hệ tiếp theo;
NETNAM
:
Công ty CP Net Nam
OSP
:
Dịch vụ ứng dụng Internet.

PSTN
:
Pubic Switched Telephone Network – mạng chuyển mạch
ñiện thoại công cộng;
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

viii
SPT
:
Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Bưu Chính Viễn Thông Sài
Gòn, viết tắt của từ Saigon Posts and Telecommunications.
VNPT
:
Tập ñoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam, viết tắt của từ
Viet Nam Posts and Telecommunications.
VNPT TP.
HCM
:
Viễn thông Thành phố Hồ Chí Minh (trực tập ñoàn thuộc
VNPT) HCMC Telecom Company.
Viettel
:
Tên thương hiệu của Tập ñoàn Viễn Thông Quân ðội.
VoIP
:
Dịch vụ ñiện thoại viễn thông sử dụng giao thức IP.
WHTC
:
Công ty ðiện thoại Tây Thành phố, viết tắt của từ West
HCMC Telecom Company.




Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

1

PHẦN I: MỞ ðẦU

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Viễn thông TP. Hồ Chí Minh (VNPT TP. HCM) trực thuộc tập ñoàn Bưu
Chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT). Trước năm 2000, VNPT là ñơn vị ñộc
quyền trong lĩnh vực bưu chính viễn thông trên toàn quốc nói chung và TP. Hồ Chí
Minh nói riêng, với thế ñộc quyền của mình trong một thời gian dài VNPT tưởng
chừng như sẽ không thể có một ñơn vị nào có thể cạnh tranh nổi. Tuy nhiên,
khoảng sau năm 2000, FPT phát triển mạnh trên lĩnh vực Internet và phần mềm;
ñồng thời sau ñó với sự thành lập và phát triển mạnh mẽ của các ñơn vị viễn thông
như Viettel, SPT, EVN Telecom … mà nổi bật là Viettel ñã trở thành ñối thủ ñáng
gờm của VNPT trên thị trường viễn thông mà cạnh tranh mạnh nhất là trên lĩnh vực
ñiện thoại di ñộng. ðến nay, trên các loại hình kinh doanh trong lĩnh vực viễn
thông như Internet băng thông rộng, ñiện thoại di ñộng trên nền 2G, 3G, ñiện thoại
cố ñịnh (ðTCð) … VNPT ñang bị cạnh tranh gay gắt, có những lúc thị phần các
dịch vụ bị giảm ñáng kể do sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, từ chỗ ñộc quyền
gần như chiếm lĩnh toàn bộ thị trường bưu chính viễn thông vậy mà hiện nay thị
phần internet tại TP. HCM của VNPT giảm chỉ chiếm 46%, dịch vụ ñiện thoại di
ñộng chiếm khoảng 65%, ñiện thoại cố ñịnh chiếm 68%
Công ty ðiện thoại Tây Thành phố (viết tắt WHTC) là ñơn vị trực thuộc
VNPT TP. HCM chuyên cung cấp các dịch vụ về viễn thông mà trong ñó 2 dịch vụ
chiếm tỷ trọng doanh thu chủ yếu - ñó là dịch vụ Internet (Mega VNN và các dịch
vụ cộng thêm trên Internet) và dịch vụ ðTCð (các dịch vụ ñiện thoại di ñộng do 2

ñơn vị thuộc VNPT thực hiện là Vinaphone và Mobiphone). Công ty WHTC là ñơn
vị hạch toán phụ thuộc, trong xu hướng tới, Chính phủ ñã phê duyệt cho các ñơn vị
trực thuộc VNPT trở thành các ñơn vị trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Trong kinh doanh dịch vụ viễn thông của WHTC, nếu như từ năm 2000 ñến
năm 2005, mỗi năm Công ty WHTC lắp ñặt từ 150.000 – 200.000 máy ðTCð mới
và chiếm lĩnh toàn bộ thị trường với doanh thu trên 800 tỷ ñồng, với dịch vụ
internet thì công ty cũng là người tiên phong ñầu tiên trong cung cấp dịch vụ tại
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

2

TP. HCM thì nay doanh thu của ðTCð chỉ còn khoảng dưới 600 tỷ ñồng và ñang
có xu hướng ñi xuống, số thuê bao cũng chỉ cố gắng không ñể giảm so với năm
trước, dịch vụ internet ñã phải chia sẻ thị phần với các ñơn vị khác như FPT,
Viettel … Ngoài ra một chỉ tiêu quan trọng trong cạnh tranh ñó là năng suất lao
ñộng, thì hiện nay năng suất lao ñộng bình quân của WHTC là 600 triệu
ñ/người/năm. Tính trên toàn ngành, năng suất lao ñộng của VNPT ñạt khoảng 1,1
tỷ ñồng/người/năm, con số này của Viettel là gần 3,96 tỷ ñồng/người/năm [18].
Việc giảm doanh thu, năng suất lao ñộng bình quân thấp và phải chia sẻ thị
phần dịch vụ trên có những lý do chính là:
- Sự ra ñời của các ñơn vị kinh doanh trên cùng lĩnh vực viễn thông công
nghệ thông tin như FPT, Viettel, SPT, EVN Telecom … Với sự ra ñời sau, các ñơn
vị này ñang có lợi thế ñi vào ñầu tư công nghệ mới, ñội ngũ lao ñộng trẻ, năng
ñộng, chính sách kinh doanh phù hợp … Và hiện nay sau khi nước ta gia nhập
WTO, các ñơn vị kinh doanh dịch vụ viễn thông ñã có thể liên kết với các hãng
viễn thông trên thế giới ñể tăng tính cạnh tranh tại thị trường Việt Nam.
- Việc thay ñổi công nghệ: Từ nhu cầu sử dụng ðTCð ñến nay ñã chuyển
qua nhu cầu sử dụng ñiện thoại di ñộng với nhiều tiện ích, giá cả hợp lý. Từ dịch vụ
Internet có dây hiện nay ñang dần chuyển qua dịch vụ Internet không dây trên nền
công nghệ mới 3G. Và trong xu hướng tới doanh thu cho dịch vụ thoại sẽ tiến dần

về 0 (không)… Các ñơn vị chỉ có thể thắng lợi trong cạnh tranh khi biết khai thác
các dịch vụ cộng thêm trên nền công nghệ hiện có này.
- VNPT nói chung và WHTC nói riêng ñược thành lập ñã lâu, sẽ có nhiều
lợi thế nhưng cũng là một bất lợi trong cạnh tranh hiện nay, nhất là về lực lượng lao
ñộng cả về chất lượng và số lượng hiện có. ðó cũng là nguyên nhân chính làm
năng suất lao ñộng bình quân của WHTC thấp so với các ñơn vị khác.
Qua các số liệu phân tích ở trên cho thấy nguy cơ tụt hậu và mất thị phần
của WHTC là ñang xảy ra, ngoài yếu tố cạnh tranh trong nước như thời gian vừa
qua, từ năm 2010 về sau theo cam kết WTO, các công ty viễn thông nước ngoài có
thể tham gia vào thị trường viễn thông Việt Nam. ðây là một yếu tố cạnh tranh
khốc liệt ñòi hỏi VNPT TP. HCM nói chung và WHTC nói riêng phải hết sức nỗ
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

3

lực, tìm ra các giải pháp mới, ñổi mới công nghệ, cung cách quản lý nhằm tăng khả
năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, giành lại vị thế của một nhà khai thác dịch
vụ viễn thông hàng ñầu tại thị trường TP. HCM. Qua phân tích trên, với tư cách
thành viên ñang làm việc tại WHTC, tôi thấy cần phải có trách nhiệm trong việc
cùng với công ty tìm ra giải pháp thích hợp cho sự tồn tại và mở rộng của Công ty.
Vì thế ñề tài “Một số giải pháp duy trì và mở rộng thị trường dịch vụ viễn thông
của Công ty ðiện thoại Tây Thành phố (WHTC)” sẽ có ý nghĩa cả về lý luận và
thực tiễn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường dịch vụ
viễn thông, duy trì và mở rộng thị trường, hội nhập kinh tế.
- Phân tích thực trạng thị trường và các hoạt ñộng duy trì, mở rộng thị
trường dịch vụ viễn thông của WHTC trong thời gian qua.
- ðề xuất một số giải pháp ñể tiếp tục duy trì và mở rộng thị trường dịch vụ
viễn thông của WHTC trong thời gian tới.

1.3 Các câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng thị trường dịch vụ viễn thông ở Việt Nam như thế nào?
- Kinh nghiệm duy trì và mở rộng thị trường dịch vụ viễn thông ở các nước
trên thế giới ra sao?
- Tình hình thị trường dịch vụ viễn thông của WHTC như thế nào?
- Những năm qua, các hoạt ñộng duy trì và mở rộng thị trường dịch vụ viễn
thông của WHTC là gì?
- Quá trình duy trì và mở rộng thị trường dịch vụ viễn thông của WHTC gặp
những trở ngại gì?
- Làm gì ñể duy trì và mở rộng thị trường dịch vụ viễn thông cho Công ty?
1.4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. ðối tượng nghiên cứu
Thực trạng thị trường và các hoạt ñộng thị trường dịch vụ viễn thông của
WHTC.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

4

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt nội dung: Phân tích các loại dịch vụ viễn thông, các hoạt ñộng duy
trì và mở rộng thị trường dịch vụ viễn thông hiện có của WHTC, kết quả và hiệu
quả kinh doanh của công ty trong thời gian qua, từ ñó ñề xuất các giải pháp ñể duy
trì và phát triển thị trường dịch vụ viễn thông của VNPT thành phố nói chung và
WHTC nói riêng trên ñịa bàn TP HCM trong thời gian tới.
- Về không gian, thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thị trường dịch vụ viễn
thông TP. HCM và các hoạt ñộng thị trường của WHTC trong thời gian hiện tại và
triển vọng phát triển ñến năm 2015.
1.5. Kết cấu của luận văn
Phần I: Mở ñầu.
Phần II: Tổng quan tài liệu nghiên cứu.

Phần III: ðặc ñiểm ñịa bàn và phương pháp nghiên cứu.
Phần IV: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Phần V: Kết luận và kiến nghị.










Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

5

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Lý luận về thị trường
2.1.1.1 Khái niệm và phân loại thị trường
a. Khái niệm
Trong môn học Marketing căn bản, thị trường theo cách hiểu cổ ñiển ñó là
nơi diễn ra các quá trình trao ñổi, mua bán, nơi mà người mua và bán ñến với nhau
ñể mua bán các sản phẩm và dịch vụ. Thị trường thể hiện ñặc tính riêng có của nền
kinh tế sản xuất hàng hóa.
Thị trường chứa tổng số cung, tổng số cầu về một loại hàng hoặc về một
nhóm hàng nào ñó. Thị trường là môi trường của kinh doanh. ðó là tấm gương soi
ñể các cơ sở kinh doanh nhận biết nhu cầu xã hội và ñể ñánh giá hiệu quả kinh

doanh của các xí nghiệp. Thị trường còn là ñối tượng, là căn cứ của kế hoạch hóa,
là công cụ bổ xung cho các công cụ ñiều tiết vĩ mô nền kinh tế của nhà nước [9].
b. Phân loại
Muốn thành công trong kinh doanh cần hiểu biết cặn kẽ về thị trường. ðể
hiểu rõ các loại thị trường và phục vụ tốt cho các hoạt ñộng Marketing cần phải tiến
hành phân loại chúng. Có nhiều cách phân loại thị trường như: Theo ñối tượng của
việc mua bán; Theo mặt hàng mua bán; Theo khả năng tiêu thụ hàng hóa; Theo ñặc
ñiểm số lượng người mua, bán.
Số lượng của những người tham gia thị trường thường tỷ lệ nghịch với phần
mà họ chiếm ñược trong tổng số cung hoặc cầu trên thị trường (một người tham gia
thị trường chiếm phần lớn về lượng cung hay cầu; nhiều người tham gia thì mỗi
người chiếm phần nhỏ).
Như vậy ở mỗi bên của thị trường có thể xuất hiện hoặc một người chiếm
phần lớn, hoặc một số người chiếm phần trung bình, hoặc nhiều người chiếm phần
nhỏ. Có 9 khả năng phân loại thị trường (Bảng 2.1). [9]
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

6

Bảng 2.1: Phân loại thị trường theo số lượng người mua người bán
Người mua
Người bán
Một Một số Nhiều
Một ðộc quyền tay
ñôi
ðộc quyền bán
hạn chế
ðộc quyền bán
Một số ðộc quyền mua
hạn chế

ðộc quyền song
phương
ðộc quyền cạnh
tranh
Nhiều ðộc quyền mua ðộc quyền cạnh
tranh
Cạnh tranh

c. Nhu cầu hàng hóa trên thị trường và hoạt ñộng marketing
Có thể coi nhu cầu là ñiều mà con người ñòi hỏi ñược thỏa mãn và là cái
mà con người muốn có thể ñảm bảo những ñiều kiện sống. Theo Maslow, nhu cầu
ñược chia làm 5 loại từ thấp ñến cao:
• Nhu cầu sinh lý.
• Nhu cầu an toàn.
• Nhu cầu có tính chất xã hội.
• Nhu cầu tự trọng.
• Nhu cầu tự thể hiện bản thân.
Nhu cầu bao giờ cũng nảy sinh do tác ñộng qua lại giữa con người với
môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh. Các Mác nói “Sản xuất tạo ra những vật
phẩm phù hợp với nhu cầu … Không có nhu cầu thì không có sản xuất. Nhưng
chính tiêu dùng sẽ tái sản xuất ra nhu cầu”. Nhu cầu là ñiều kiện ñể công nhận tính
có ích của sản phẩm lao ñộng và chấp nhận nó như một vật phẩm tiêu dùng. Vì vậy
kiến thức về nhu cầu, khuynh hướng hình thành các nhu cầu là ñiều kiện không thể
thiếu ñược của sản xuất.
Nghiên cứu thị trường, chúng ta cũng cần biết thị trường là tập hợp nhu
cầu của nhiều loại khách hàng rất khác nhau về tuổi tác, giới tính, thu nhập, ý thích,
thói quen tiêu dùng, phong tục tập quán, tôn giáo … Sự khác nhau này có ảnh
hưởng rất lớn tới việc mua sắm và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………


7

Trong nghiên cứu thị trường, thực hiện sự phân khúc ñúng ñắn thị trường
sẽ giúp cho doanh nghiệp có các chiến lược, chiến thuật phù hợp với từng loại
khách hàng, mục tiêu, nhờ ñó có thể ñạt lợi nhuận tối ña và các mục tiêu quan trọng
khác của doanh nghiệp.
Nghiên cứu thị trường ñặt nền móng cho sự hình thành Marketing hỗn
hợp (Marketing Mix). Marketing hỗn hợp là sự phối hợp hay sắp xếp những thành
phần của Marketing sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Nếu sự phối hợp hay
sắp xếp này mà tốt, hợp lý thì công việc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ ñạt hiệu
quả cao. Bốn thành phần chủ yếu (hay còn gọi chiến lược 4P) của Marketing hỗn
hợp là: Sản phẩm (Product); Giá cả (Price); Phân phối (Place); Xúc tiến bán hàng
(Promotion).
Marketing hỗn hợp là biểu hiện cụ thể về sự linh hoạt của doanh nghiệp.
ðó là sự linh hoạt trước những thay ñổi ngắn hạn của thị trường mục tiêu nhằm phù
hợp với tình hình mới. Marketing hỗn hợp luôn gắn với một phân khúc thị trường
hoặc thị trường mục tiêu ñã lựa chọn. Nội dung của Marketing hỗn hợp phụ thuộc
vào tính chất hàng hóa, dịch vụ …và phụ thuộc vào vai trò, vị trí của doanh nghiệp
trên thị trường. ðiều ñó giải thích vì sao ñối với việc bán cùng một loại sản phẩm
có người coi trọng chiến lược giá cả, có người chú trọng khâu quảng cáo, kỹ thuật
trình bày, chào hàng, bán hàng.
ðối với cùng một doanh nghiệp và cùng một mặt hàng, Marketing hỗn hợp
cũng sẽ thay ñổi theo thời gian (chu kỳ sống của sản phẩm) tùy theo những diễn
biến cụ thể. Ví dụ, thời kỳ mới ñưa sản phẩm, dịch vụ ra thị trường, người ta
thường coi trọng khâu yểm trợ và xúc tiến. Chi phí cho quảng cáo lúc này sẽ khá
cao. Với tình hình và thời gian thay ñổi, sản phẩm ñã có chỗ ñứng vững vàng thì
quảng cáo và xúc tiến khác giảm dần, giá cả có thể ñiều chỉnh. [9]
2.1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng ñến thị trường
Thị trường có nhiều yếu tố tác ñộng ñến, cả yếu tố tích cực và yếu tố tiêu
cực, ñiều ñó cho thấy những cơ hội và các mối nguy cơ mà một doanh nghiệp có

thể gặp phải ñể các nhà quản lý có thể sọan thảo chiến lược nhằm tận dụng những
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

8

cơ hội và tránh hay làm giảm ñi ảnh hưởng của các mối ñe dọa ñó. Các yếu tố ảnh
hưởng ñến thị trường ñó có thể là:
a. Các yếu tố vĩ mô
• Các yếu tố kinh tế:
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): cho chúng ta có cái nhìn tổng quan về sức
khỏe của nền kinh tế, nó ảnh hưởng gián tiếp ñến hoạt ñộng sản xuất kinh doanh
của các ngành trong nền kinh tế, ñồng thời là ñòn bẩy thúc ñẩy quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thu nhập bình quân ñầu người: thu nhập bình quân ñầu người tăng lên kéo
theo sự gia tăng về nhu cầu, số lượng, chất lượng hàng hóa và dịch vụ, thay ñổi thị
hiếu người tiêu dùng.
- Tốc ñộ phát triển kinh tế, tỷ giá hối ñoái, lãi suất trên thị trường vốn, v.v.
luôn ảnh hưởng ñến hoạt ñộng kinh doanh nói chung và sức cạnh tranh của doanh
nghiệp nói riêng.
Ngoài ra còn các yếu tố như lãi cho vay của ngân hàng, tỷ giá hối ñoái cũng
có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, ñặc biệt là trong
nền kinh tế mở hiện nay.
• Yếu tố về văn hoá - xã hội:
- Thói quen tiêu dùng, ngôn ngữ phong tục tập quán hay chuẩn mực ñạo ñức
xã hội, cơ cấu dân số, phân hoá giàu nghèo, Các nhân tố này bắt buộc các doanh
nghiệp phải thay ñổi hình thức, mẫu mã cũng như ñặc tính, lợi ích của sản phẩm
cho phù hợp với người tiêu dùng. Phong tục tập quán cũng yêu cầu doanh nghiệp
phải có những bước ñi thích hợp khi xâm nhập thị trường mới. Giải quyết tốt vấn
ñề này sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn so với các doanh nghiệp muốn xâm
nhập hay chính ñối thủ sẵn có của thị trường.

● Môi trường nhân khẩu:
Sự thay ñổi yếu tố dân cư dẫn ñến sự thay ñổi các quá trình kinh tế - xã hội
trên phạm vi tòan thế giới. Những quá trình này làm thay ñổi môi trường kinh tế và
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

9

ảnh hưởng ñến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải
quan tâm ñến môi trường dân số ở các mặt: tổng dân số xã hội, mật ñộ dân số, tỷ lệ
gia tăng dân số, kết cấu và xu hướng thay ñổi kết cấu dân số về tuổi tác, giới tính,
nghề nghiệp, mức thu nhập, tuổi thọ trung bình, sự chuyển dịch dân cư từ nông
thôn lên thành thị.
● Yếu tố công nghệ:
Ngày càng có nhiều công nghệ mới, tiên tiến ra ñời tạo ra cơ hội và nguy cơ
ñối với doanh nghiệp. Trong giai ñoạn khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão hiện
nay thì khoa học công nghệ ñóng vai trò ngày càng quan trọng ñối với sức cạnh
tranh của hàng hoá thông qua chất lượng, chi phí sản xuất. Doanh nghiệp có dây
chuyền công nghệ hiện ñại không có nghĩa là nó sẽ có lợi thế lâu dài trong cạnh
tranh bởi chỉ một thời gian ngắn sau dây chuyền công nghệ ñó có thể ñã lạc hậu,
ñặc biệt trong các ngành về công nghệ thông tin, viễn thông. Công nghệ sản xuất
cũng ảnh hưởng tới giá thành và giá bán của sản phẩm, doanh nghiệp có công nghệ
phù hợp sẽ có lợi thế cạnh tranh rất lớn do chi phí sản xuất thấp, chất lượng sản
phẩm và dịch vụ cao. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ bất lợi trong cạnh tranh khi chỉ có
công nghệ lạc hậu.
● Ngoài ra còn các yếu tố như yếu tố chính trị, pháp luật, yếu tố tự nhiên,
yếu tố quốc tế … cũng là các nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp ñến thị trường và
tạo ra xu hướng hoạt ñộng cho thị trường.
b. Các yếu tố vi mô
● ðối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: ðó là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên
thị trường nhưng có thể ảnh hưởng ñến doanh nghiệp trong tương lai. Khi các ñối

thủ mới tham gia vào ngành sẽ làm giảm thị phần, lợi nhuận của doanh nghiệp.
● ðối thủ cạnh tranh hiện tại: ðó là các ñối thủ cạnh tranh vốn ñã có vị thế
vững vàng trên thị trường trong cùng một ngành nghề kinh doanh. ðây là áp lực
thường xuyên ñe dọa trực tiếp các doanh nghiệp, khi áp lực cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp ngày càng tăng lên thì càng ñe dọa về vị trí và sự tồn tại của các
doanh nghiệp. Mức ñộ cạnh tranh càng cao, giá cạnh tranh càng giảm kéo theo lợi
nhuận giảm. Có ba nhân tố quan trọng tạo thành mức ñộ cạnh tranh giữa các công
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

10

ty hoạt ñộng trong cùng ngành kinh doanh, ñó là: Cơ cấu cạnh tranh; Tình hình nhu
cầu thị trường; và các rào cản ra khỏi ngành của các doanh nghiệp.
● Khách hàng: Là ñối tượng ñược các doanh nghiệp quan tâm phục vụ và
khai thác. Khách hàng là yếu tố quyết ñịnh sự sống còn của doanh nghiệp, người
mua chính là hơi thở của doanh nghiệp. Người mua có thể ñược xem như là một sự
ñe dọa cạnh tranh khi họ buộc doanh nghiệp giảm giá hoặc có nhu cầu chất lượng
cao và dịch vụ tốt hơn. Ngược lại, khi vị trí của người mua thấp sẽ mang ñến cho
doanh nghiệp một cơ hội ñể tăng giá kiếm ñược lợi nhuận nhiều hơn. Doanh nghiệp
cần tiến hành phân tích khách hàng trên cơ sở biến ñộng nhu cầu, xác ñịnh những
nhu cầu mới chưa ñược phục vụ, phân ñọan các thị trường khách hàng tiềm năng
… từ ñó xác ñịnh các cơ hội và thách thức ảnh hưởng tới họat ñộng kinh doanh của
doanh nghiệp.
● Nhà cung cấp: Doanh nghiệp họat ñộng cần các yếu tố ñầu vào do các nhà
cung cấp bán. Khả năng mặc cả của nhà cung cấp cũng là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh từ ñó tác ñộng tới thị trường của doanh
nghiệp. Nhà cung cấp không chỉ là các cá nhân, tổ chức cung ứng nguyên vật liệu,
trang thiết bị, sức lao ñộng mà cả những công ty tư vấn, cung ứng dịch vụ quảng
cáo, vận chuyển, Doanh nghiệp thu thập thông tin về yếu tố ñầu vào cụ thể ñể lựa
chọn nguồn cung cấp phù hợp, hạn chế rủi ro trong ñầu tư sử dụng dịch vụ cung

cấp. Bản thân doanh nghiệp muốn chọn nhà cung cấp ñáng tin cậy thì phải xây
dựng uy tín trên thương trường thông qua các phương án ñầu tư có hiệu quả, chính
sách ñãi ngộ thỏa ñáng …
● Sản phẩm thay thế: ðó là những sản phẩm của các ñối thủ cạnh tranh
trong cùng ngành hoặc các ngành hoạt ñộng kinh doanh cùng có chức năng ñáp ứng
nhu cầu tiêu dùng giống nhau của khách hàng. Các sản phẩm thay thế làm hạn chế
mức lợi nhuận tiềm năng của ngành bằng cách ñặt ngưỡng tối ña cho mức giá mà
các công ty trong ngành có thể kinh doanh có lãi.

2.1.2 Lý luận về dịch vụ viễn thông
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

11

2.1.2.1 Khái niệm về viễn thông và dịch vụ viễn thông
Theo Luật Viễn thông Việt Nam ñược Quốc hội thông qua ngày 23 tháng 11
năm 2009, các khái niệm liên quan ñến viễn thông ñược hiểu như sau:
- Viễn thông là việc gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ
viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng ñường cáp, sóng vô tuyến
ñiện, phương tiện quang học và phương tiện ñiện từ khác.
- Dịch vụ viễn thông là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai
hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch
vụ giá trị gia tăng.
- Internet là hệ thống thông tin toàn cầu sử dụng giao thức Internet và tài
nguyên Internet ñể cung cấp các dịch vụ và ứng dụng khác nhau cho người sử dụng
dịch vụ viễn thông.
Theo Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông ñược Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá
X thông qua ngày 25/5/2002 (ðiều 37) diễn giải cụ thể hơn thì dịch vụ viễn thông
ñược chia làm các nhóm cụ thể sau ñây:
- Dịch vụ cơ bản: là dịch vụ truyền ñưa tức thời dịch vụ viễn thông qua mạng

viễn thông hoặc Internet mà không làm thay ñổi loại hình, nội dung thông tin.
- Dịch vụ giá trị gia tăng: là dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin của người
sử dụng dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc cung cấp
khả năng lưu trữ, khôi phục thông tin ñó trên cơ sở sử dụng mạng viễn thông hoặc
Internet.
- Dịch vụ kết nối Internet: là dịch vụ cung cấp cho các cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet khả năng kết nối với nhau và với Internet
quốc tế.
- Dịch vụ truy nhập Internet: là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng khả năng
truy nhập Internet.
- Dịch vụ ứng dụng Internet trong bưu chính, viễn thông: là dịch vụ sử dụng
Internet ñể cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông cho người sử dụng.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

12

Tương tự các khái niệm của Luật Viễn thông và Pháp lệnh Viễn thông, trong
bảng phân ngành của mình, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng ñịnh nghĩa:
”Viễn thông là tất cả sự chuyển tải, truyền dẫn hoặc thu phát các ký hiệu, tín hiệu,
chữ viết, âm thanh hình ảnh, giọng nói, dữ liệu thông qua các dây dẫn, sóng vô
tuyến, cáp quang, các phương tiện vật lý hoặc các hệ thống ñiện từ khác”.
2.1.2.2 Các loại hình dịch vụ viễn thông hiện hữu
Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão cả về phát triển công
nghệ cũng như về khối lượng nhu cầu ñáp ứng dịch vụ trên thị trường. Công nghệ
cơ bản hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam ñang sử dụng là các dịch vụ:
- Dịch vụ ñiện thoại dây cố ñịnh truyền thống và các dịch vụ gia tăng trên
nền cáp ñồng.
- Dịch vụ ñiện thoại di ñộng và các dịch vụ gia tăng theo công nghệ 2G.
Công nghệ 2G (Second Generation) ứng dụng kỹ thuật chuyển mạch số có dung
lượng lớn và thực hiện ñược các dịch vụ gia tăng như truyền dữ liệu, fax, SMS (tin

nhắn) …
- Dịch vụ ñiện thoại di ñộng và các dịch vụ gia tăng theo công nghệ 3G.
Công nghệ 3G (Third Generation) ngoài các tính năng của 2G, còn có thể truy cập
Internet di ñộng, truyền hình ảnh video …
- Dịch vụ trên nền mạng viễn thông thế hệ tiếp theo NGN (Next Generation
Networks-NGN) là mạng hội tụ cả thoại, video và dữ liệu trên cùng một cơ sở hạ
tầng dựa trên nền tảng IP, làm việc trên cả hai phương tiện truyền thông vô tuyến
và hữu tuyến. NGN là sự tích hợp cấu trúc mạng hiện tại với cấu trúc mạng ña dịch
vụ dựa trên cơ sở hạ tầng có sẵn, với sự hợp nhất các hệ thống quản lý và ñiều
khiển. Các ứng dụng cơ bản bao gồm thoại, hội nghị truyền hình và nhắn tin hợp
nhất (unified messaging) như voice mail, email và fax mail, cùng nhiều dịch vụ
tiềm năng khác. Loại dịch vụ này trên thế giới ñã có một số nước ñầu tư, sử dụng
nhưng cũng chưa phổ biến trong việc sử dụng ñại trà.
- Dịch vụ Internet trên nền ADSL, cáp ñồng, cáp quang và các dịch vụ gia
tăng.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

13

- Dịch vụ IPTV (Internet Protocol TV) là mạng truyền hình kết hợp chặt chẽ
với mạng viễn thông. Nói rộng hơn IPTV là dịch vụ giá trị gia tăng sử dụng mạng
băng rộng IP phục vụ cho nhiều người dùng (user). Các user có thể thông qua máy
vi tính PC hoặc máy thu hình phổ thông. [17]
2.1.2.3 ðặc ñiểm và xu hướng phát triển của dịch vụ viễn thông trong thời ñại
thông tin hiện nay
Dự ñoán xu hướng phát triển của dịch vụ viễn thông trên thế giới nói chung
và Việt Nam nói riêng, các chuyên gia cho rằng mạng viễn thông trong thời gian tới
sẽ phát triển theo xu hướng số hóa và cáp quang hóa. Các dịch vụ viễn thông sẽ
phát triển theo xu hướng hội tụ.
Về dịch vụ viễn thông: các dịch vụ gia tăng trực tuyến trong thương mại

ñiện tử như thẻ tín dụng, chứng minh thư số (dùng ñể truy nhập, thanh toán mọi
khoản tiền: mua hàng, mua vé máy bay, tàu hỏa, thanh toán trong siêu thị ).
Xu hướng phát triển mạng là “tích hợp thoại với dữ liệu” thông qua sự kết
nối của mạng ñiện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN), mạng NGN và dữ liệu.
Các mạng NGN dự báo một sự chuyển ñổi từ mục tiêu “một mạng, một dịch vụ”
sang cung cấp nhiều dịch vụ trên một mạng duy nhất. Dựa trên giao thức Internet
(IP), sự chuyển ñổi NGN dựa trên việc mở rộng các mạng băng rộng, thoại qua IP
(VoIP) tăng, hội tụ di ñộng cố ñịnh và tivi IP (IPTV). Những mạng mới này ñang
ñược xây dựng nhờ sử dụng một số công nghệ, bao gồm không dây và di ñộng, sợi
quang và cáp, hoặc nhờ việc nâng cấp thành các ñường dây ñồng hiện nay. Trong
khi ñó, một số các nhà khai thác ñang tập trung vào việc nâng cấp các mạng lõi
hoặc truyền tải thành NGN, một số nhà khai thác khác ñang ñảm bảo các mạng truy
nhập của họ có thể ñến tận người sử dụng cuối.
Các nhà khai thác ñiện thoại cố ñịnh ñang ñối mặt với sự cạnh tranh gia tăng
từ các nhà khai thác viễn thông không dây, các nhà cung cấp mạng truyền hình cáp
và các nhà cung cấp nội dung Internet lớn với thương hiệu nổi tiếng và vốn lớn.
Việc tìm kiếm các luồng doanh thu mới từ gói dịch vụ IPTV, các cuộc gọi thoại và
truy nhập Internet băng rộng tốc ñộ siêu cao ñã thúc ñẩy việc triển khai các mạng
quang gần hộ gia ñình và văn phòng hơn. Bên cạnh ñó, các nhà khai thác ñang
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

14

nhanh chóng tìm kiếm doanh thu quảng cáo từ việc lập mạng xã hội, tạo doanh thu
từ người sử dụng và các nội dung khác chạy trên các mạng băng rộng tốc ñộ cao
hơn bao giờ hết, công nghệ ñược gọi là “siêu băng rộng” (ultra broadband). ðồng
thời, các nhà khai thác di ñộng ñang nâng cấp các mạng của mình ñể tìm kiếm các
doanh thu mới bằng cách cung cấp kết nối không dây ñến các ứng dụng chủ yếu.
Mạng ngoại vi: Phát triển theo hướng ngầm hóa, cáp quang hóa.
Mạng chuyển mạch: Phát triển lên công nghệ NGN.

Mạng truyền dẫn: Phát triển theo hướng cáp quang hóa, áp dụng các công
nghệ ghép kênh WDM, DWDM. [17]
2.1.3 Duy trì và mở rộng thị trường
2.1.3.1 Sự cần thiết của việc duy trì và mở rộng thị trường của mỗi doanh nghiệp
Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khi tham gia thị trường buộc phải
chấp nhận cạnh tranh với mục tiêu tối ña hoá lợi nhuận. Nhưng người tiêu dùng có
quyền lựa chọn những gì mà mình thích, những thứ mà họ cho là tốt nhất, phù hợp
nhất. Cạnh tranh buộc các nhà sản xuất luôn phải tìm cách nâng cao chất lượng sản
phẩm, dịch vụ, ñáp ứng yêu cầu của khách hàng, của thị trường. Mặt khác, cạnh
tranh có khả năng tạo ra một áp lực liên tục ñối với giá cả, buộc các nhà sản xuất
phải lựa chọn phương án sản xuất tối ưu với mức chi phí nhỏ nhất, chất lượng tốt
nhất, công nghệ phù hợp nhất.
ðối với một doanh nghiệp, thị trường còn quan trọng hơn tiền bạc, có ñược
thị trường tiền bạc sẽ thành vốn liếng và phải thông qua kinh doanh mới có thể tăng
thêm giá trị. Nếu không có thị trường, tiền bạc chỉ là sức mua, nghĩa là cung cấp thị
trường cho kẻ khác.
Thị trường là không gian tồn tại của một doanh nghiệp, có thị trường phải là
mục tiêu tối cao của doanh nghiệp nhằm duy trì và phát triển doanh nghiệp bền
vững. Nếu kiếm ñược tiền bạc mà mất ñi cả một thị trường rộng lớn thì trong tương
lai doanh nghiệp kiếm tiền ở ñâu? Căn cứ vào quan ñiểm của thị trường như nêu
trên, khi tiền bạc và thị trường phát sinh xung ñột, doanh nghiệp phải biết nắm bắt
cơ hội ñể duy trì và phát triển thị trường của doanh nghiệp một cách lâu dài.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

15

Trong quá trình hoạt ñộng sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp luôn ñứng
trước nguy cơ cạnh tranh mạnh mẽ từ các ñối thủ. Duy trì thị trường là việc doanh
nghiệp bảo vệ thành công khách hàng hiện có của doanh nghiệp trong bối cảnh
cạnh tranh khốc liệt. Duy trì niềm tin và sự trung thành của khách hàng hiện có là

mục tiêu cơ bản của mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh ñó doanh nghiệp cần phát triển
hơn nữa thị trường thông qua mở rộng phạm vi hoạt ñộng, gia tăng cơ sở khách
hàng của mình. ðây là hai nhiệm vụ quan trọng ñối với mỗi doanh nghiệp ñể có thể
tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. [18]
Trong kinh doanh hiện ñại, cạnh tranh chính là cuộc chiến dành vị trí trong
tâm trí người tiêu dùng. Do mức ñộ phát triển nhanh chóng của công nghệ, vòng
ñời sản phẩm rút ngắn, các phương tiện truyền thông bùng nổ, việc duy trì sự trung
thành của khách hàng là một thách thức to lớn ñối với mỗi doanh nghiệp. Nếu
không giành ñược vị trí nhất ñịnh trong tâm trí khách hàng tiềm năng, doanh
nghiệp khó có thể tồn tại và cạnh tranh một cách thành công trên thị trường.
2.1.3.2 Các biện pháp duy trì và mở rộng thị trường
Như ñã nói ở phần trên, duy trì thị trường là việc doanh nghiệp bảo vệ thành
công khách hàng hiện có của doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt.
Duy trì niềm tin và sự trung thành của khách hàng hiện có là mục tiêu cơ bản của
mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh ñó doanh nghiệp cần phát triển hơn nữa thị trường
thông qua mở rộng phạm vi hoạt ñộng, gia tăng cơ sở khách hàng của mình. ðể duy
trì và mở rộng thị trường, ngòai các yếu tố mang tính vĩ mô cần nghiên cứu như các
nhân tố môi trường chính trị - pháp lý; Nhân tố văn hoá xã hội; Các xu hướng phát
triển trên thế giới có ảnh hưởng ñến lĩnh vực kinh doanh, v.v, mỗi doanh nghiệp
luôn phải ý thức trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân. Có thể nói
nâng cao năng lực cạnh tranh là cách thức ñể doanh nghiệp duy trì và mở rộng thị
trường của mình nhất là trong bối cảnh hiện nay khi mà sự cạnh tranh trên thị
trường của các thành phần kinh tế ngày càng gay gắt và khốc liệt. Vì vậy, năng lực
cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nói chung là một
nội dung cần ñược quan tâm nghiên cứu.
a. Khái niệm về năng lực cạnh tranh

×