Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

nghiên cứu thực trạng dịch vụ du lịch biển tại thị xã sầm sơn, thanh hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (909.49 KB, 121 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI







PHAN VIẾT LINH






NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DỊCH VỤ DU LỊCH BIỂN
TẠI THỊ XÃ SẦM SƠN - THANH HOÁ




LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH






Chuyên ngành:


QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.05




Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn







HÀ NỘI - 2011
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….


i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan, ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các
nguồn số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược
dùng ñể bảo vệ một học vị khoa học nào. Các thông tin trích dẫn trong luận
văn ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn




Phan Viết Linh
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện ñề tài, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ nhiệt tình
và sự ñóng góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân ñã tạo ñiều kiện ñể tôi
hoàn thành bản luận văn này.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc PGS.TS Nguyễn Tuấn
Sơn, người thầy giáo trực tiếp hướng dẫn và giúp ñỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Viện ñào tạo sau ñại học, Ban chủ nhiệm
Khoa Kế toán - Quản trị kinh doanh ñã giúp tôi hoàn thành quá trình học tập
và thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp ñỡ nhiệt tình của Sở Văn hóa - Thể
thao và Du lịch Thanh Hóa, Ủy ban nhân dân thị xã Sầm Sơn ñã tạo ñiều kiện
cho tôi thu thập số liệu, những thông tin cần thiết ñể hoàn thành luận văn. Xin
chân thành cảm ơn Công ty Môi trường ñô thị Sầm Sơn ñã tạo ñiều kiện thuận
lợi cho tôi trong thời gian qua.
Cảm ơn gia ñình cùng toàn thể bạn bè ñã ñộng viên và giúp ñỡ tôi trong
quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn





Phan Viết Linh




Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ðOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

1. MỞ ðẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của ñề tài nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3


1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 ðối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5

2.1 Cơ sở lý luận về du lịch và dịch vụ du lịch 5

2.1.1 Sự ra ñời của du lịch 5

2.1.2 Một số khái niệm cơ bản về du lịch 8

2.1.3 Dịch vụ du lịch 11

2.1.4 Vai trò của dịch vụ du lịch ñối với sự phát triển kinh tế - xã
hội của thị xã Sầm Sơn 15

2.2 Cơ sở thực tiễn 18

2.2.1 Chủ trương chính sách của ðảng, Nhà nước và Thị xã Sầm
Sơn về phát triển dịch vụ du lịch 18

2.2.2 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ du lịch biển của một số ñịa
phương 19

3. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24


3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 24

3.1.1 ðặc ñiểm tự nhiên và các nhân tố tác ñộng tới sự phát triển
dịch vụ du lịch ở thị xã Sầm Sơn 24

3.1.2 ðặc ñiểm của dịch vụ du lịch biển 36

3.1.3 Các loại hình dịch vụ du lịch ở Thị xã Sầm Sơn 39

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….


iv

3.2 Phương pháp nghiên cứu 41

3.2.1

Phương pháp thu thập số liệu 41

3.2.2

Phương pháp xử lý số liệu 41

3.2.3

Phương pháp phân tích số liệu 41

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 45


4.1 Thực trạng dịch vụ du lịch biển thị xã Sầm Sơn giai ñoạn
2005 - 2010 45

4.1.1 Quy hoạch phát triển dịch vụ du lịch biển Sầm Sơn 45

4.1.2 Các hoạt ñộng dịch vụ du lịch biển Sầm Sơn 50

4.1.3 ðánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ du lịch biển
Sầm Sơn 56

4.1.4 Kết quả hoạt ñộng dịch vụ du lịch biển Sầm Sơn 65

4.1.5 Hiện trạng lao ñộng du lịch ở Sầm Sơn 71

4.2 Nguyên nhân ảnh hưởng ñến chất lượng dịch vụ du lịch ở
Sầm Sơn 74

4.2.1 Công tác quy hoạch dịch vụ du lịch 74

4.2.2 Nhận thức của người làm dịch vụ du lịch 75

4.2.3 Do tính mùa vụ của du lịch biển 76

4.2.4 Công tác quản lý của các cơ quan chức năng của ñịa phương 76

4.3 Phân tích ñiểm mạnh, ñiểm yếu, cơ hội và thách thức ñể phát
triển dịch vụ du lịch biển Sầm Sơn 77

4.4 Giải pháp chủ yếu phát triển dịch vụ du lịch biển ở Thị xã

Sầm Sơn 80

4.4.1 Phương hướng phát triển dịch vụ du lịch Sầm Sơn 80

4.4.2 Một số giải pháp phát triển bền vững dịch vụ du lịch biển
Sầm Sơn 87

5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 105

5.1 Kết luận 105

5.2 Kiến nghị 107

TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

PHỤ LỤC 111


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 ðánh giá tài nguyên du lịch thiên nhiên của Sầm Sơn 27

Bảng 3.2 Cơ cấu ngành kinh tế của thị xã Sầm Sơn qua các năm 32

Bảng 4.1 Hiện trạng cơ sở lưu trú của Sầm Sơn ( 2005 - 2010) 50


Bảng 4.2 Phân loại cơ sở lưu trú du lịch Sầm Sơn giai ñoạn 2005 -
2010 51

Bảng 4.3 ðánh giá của khách hàng về số lượng các dịch vụ du lịch ở
Sầm Sơn 56

Bảng 4.4 ðánh giá của khách hàng về chất lượng các dịch vụ du lịch
ở Sầm Sơn 58

Bảng 4.5 ðánh giá của khách hàng về giá cả các dịch vụ du lịch ở
Sầm Sơn 63

Bảng 4.6 Tổng hợp lượng khách du lịch ñến Sầm Sơn thời kỳ 2005 -
2010 65

Bảng 4.7 Khách du lịch quốc tế ñến Sầm Sơn giai ñoạn 2005 - 2010 67

Bảng 4.8 Khách du lịch nội ñịa ñến Sầm Sơn (2005 - 2010) 67

Bảng 4.9 Cơ cấu khách du lịch nội ñịa ñến Sầm Sơn 68

Bảng 4.10 Doanh thu từ du lịch của Sầm Sơn (2005 - 2010) 69

Bảng 4.11 Cơ cấu GDP theo các ngành kinh tế của Sầm Sơn
(2005 - 2010) 70

Bảng 4.12 Thực trạng nguồn nhân lực dịch vụ du lịch Sầm Sơn (2005 -
2010) 71
Bảng 4.13 Chất lượng Lð ngành dịch vụ du lịch Sầm Sơn 2005 - 2010 72


Bảng 4.14 Dự báo về khách du lịch, ngày khách phục vụ và doanh thu
du lịch ở Sầm Sơn giai ñoạn 2011 - 2015 85

Bảng 4.15 Dự báo nhu cầu khách sạn giai ñoạn 2011 - 2015 86

Bảng 4.16 Dự kiến các nguồn vốn ñầu tư ñến 2015 86

Bảng 4.17 Dự báo về lao ñộng du lịch Sầm Sơn 2011 - 2015 87

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CHXHCNVN : Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
CN : Công nghiệp
CNH, HðH : Công nghiệp hoá, hiện ñại hoá
CSLT : Cơ sở lưu trú
HðND Hội ñồng nhân dân
LN : Lượt khách
NK : Ngày khách
MTðT : Môi trường ñô thị
GDP : General Domestic
TB : Trung bình
UBND : Uỷ ban nhân dân
WTO : World Tourism Organisation


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….


1

1. MỞ ðẦU

1.1 Tính cấp thiết của ñề tài nghiên cứu
Trong xã hội hiện ñại, du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu
trong ñời sống văn hoá - xã hội. Du lịch ñược xem là một trong những ngành
kinh tế quan trọng hàng ñầu vì những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội mà nó
ñem lại. Nhiều quốc gia trong ñó có Việt Nam ñã coi phát triển du lịch là một
chiến lược quan trọng ñể phát triển ñất nước và hội nhập vào kinh tế thế giới.
Thanh Hoá là tỉnh có vị trí ñịa lý thuận lợi nằm dọc theo quốc lộ 1A,
cách Hà Nội 154 km, ñược ñánh giá là tỉnh có tiềm năng, lợi thế ñể phát triển
du lịch. ðại hội ñại biểu ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI ñã xác ñịnh: “ðẩy mạnh
phát triển và nâng cao chất lượng các lĩnh vực dịch vụ, trong ñó tập trung phát
triển du lịch, ñưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Trong những năm
qua, nhờ có chủ trương và chính sách ñúng ñắn, kinh tế Thanh Hóa ngày một
ñược cải thiện, trong ñó có một phần ñóng góp của kinh tế du lịch.
Cùng với một số khu du lịch ñã ñược phát hiện, xây dựng và khai thác
từ nhiều năm nay như Lam Kinh, Suối cá Cẩm Lương, thành nhà Hồ… Thanh
Hoá còn có một bãi biển ñẹp tuyệt vời của khu vực miền Bắc với bãi cát
phẳng, ñều và mịn, nước trong xanh, sóng vỗ rì rào với nhiều danh lam thắng
cảnh nổi tiếng ñáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của du khách trong và ngoài
nước như núi Trường Lệ, ñền ðộc Cước, hòn Trống Mái và ñền Cô Tiên
ñó là khu du lịch nghỉ mát tắm biển Sầm Sơn.
Những năm gần ñây, Sầm Sơn luôn xác ñịnh ngành kinh tế du lịch là
trọng tâm của phát triển kinh tế - xã hội thị xã, ñóng vai trò thúc ñẩy các

ngành kinh tế khác phát triển, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho một bộ
phận lớn người lao ñộng. Các cấp uỷ ðảng, chính quyền ñã tập trung chỉ ñạo
sâu sát và quyết liệt, với nhiều chủ trương, giải pháp phù hợp nhằm khai thác
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….


2

có hiệu quả tiềm năng tài nguyên thiên nhiên. Khơi dậy và phát huy tốt các
giá trị văn hoá, lịch sử và huy ñộng ñược nhiều nguồn lực ñầu tư vào cơ sở hạ
tầng; kinh tế du lịch ñã có bước phát triển vượt bậc cả quy mô, cơ cấu, chất
lượng và hiệu quả với mức tăng trưởng hàng năm ñạt 18,2%; năm 2010 tổng
giá trị dịch vụ ñạt 561 tỷ ñồng. ðặc biệt, năm 2007 thị xã tổ chức thành công
lễ hội 100 năm du lịch Sầm Sơn, với hình thức và nội dung phong phú, ñem
lại hiệu quả thiết thực nhiều mặt cả về chính trị, kinh tế và xã hội; là mốc
ñánh dấu mang ý nghĩa lịch sử và tạo bước ñột phá quan trọng ñể du lịch Sầm
Sơn phát triển trong những năm tiếp theo.
Tuy nhiên, ngành dịch vụ du lịch của thị xã còn bộc lộ những hạn
chế yếu kém như: sản phẩm du lịch nghèo nàn, tính hấp dẫn chưa cao.
Doanh nghiệp hoạt ñộng du lịch trên ñịa bàn thị xã quy mô còn nhỏ, sức
cạnh tranh thấp, nhiều cơ sở lưu trú kinh doanh mang tính chất hộ gia ñình,
ñang xuống cấp trầm trọng. Tính chuyên nghiệp trong phục vụ còn thấp, cơ
sở ñào tạo chuyên ngành còn thiếu và yếu, văn hoá ứng xử và giao tiếp với
du khách của những người kinh doanh còn rất nhiều hạn chế. Các dịch vụ
vui chơi giải trí chưa ña dạng, mức ñầu tư thấp, mặt khác còn thường
xuyên ép giá, thái ñộ phục vụ thiếu văn minh gây mất niềm tin của du
khách ñến với du lịch Sầm Sơn.
Xuất phát từ thực tiễn du lịch Sầm Sơn hiện nay, với tiềm năng lợi thế
và nguồn tài nguyên du lịch phong phú, ña dạng. ðồng thời, trước yêu cầu
phát triển du lịch trong ñiều kiện nền kinh tế của thị xã là lấy du lịch làm mũi

nhọn tạo ñà cho các ngành kinh tế khác phát triển, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu ñề tài: “Nghiên cứu thực trạng dịch vụ du lịch biển tại thị xã Sầm Sơn
- Thanh hoá”
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….


3

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở ñánh giá thực trạng dịch vụ du lịch biển tại thị xã Sầm Sơn
thời gian qua, ñề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển dịch vụ du lịch biển
tại thị xã Sầm Sơn thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch và dịch
vụ du lịch biển ở nước ta;
- ðánh giá thực trạng dịch vụ du lịch biển Sầm Sơn giai ñoạn 2008-
2010;
- Phân tích nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng ñến sự phát triển của
dịch vụ du lịch biển ở ñịa phương thời gian qua;
- ðề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển dịch vụ du lịch biển
tại thị xã Sầm Sơn ñến năm 2015.

1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu là thực trạng dịch vụ du lịch biển tại thị xã Sầm
Sơn, cụ thể là các dịch vụ ăn uống, khách sạn, vui chơi giải trí, hoạt ñộng lữ
hành, tham quan,
Luận văn tiến hành khảo sát một số cơ sở kinh doanh các dịch vụ du
lịch nêu trên. ðối với khách du lịch, tiến hành ñiều tra khảo sát khách du lịch

ñến Sầm Sơn mùa hè năm 2010.


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….


4

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu một số dịch vụ du lịch chính như
dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tắm biển, dịch vụ vui chơi giải trí,
dịch vụ vận chuyển, dịch vụ tham quan thắng cảnh.
* Phạm vi thời gian
- Số liệu phục vụ nghiên cứu thu thập trong 3 năm 2008 - 2010
- Thời gian nghiên cứu: Tháng 8 năm 2010 ñến tháng 8 năm 2011
* Phạm vi về không gian
Nghiên cứu ñược tiến hành tại khu du lịch biển Thị xã Sầm Sơn tỉnh
Thanh Hóa.

















Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….


5

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận về du lịch và dịch vụ du lịch
2.1.1 Sự ra ñời của du lịch
Lịch sử lữ hành và du lịch ñã có từ lâu, trải qua quá trình phát triển lâu
dài, trong các thời kỳ lịch sử khác nhau, hoạt ñộng du lịch có những biểu hiện
khác nhau. Sự phát triển du lịch trên thế giới có từ lâu ñời và có thể khái quát
thành 3 giai ñoạn phát triển, ñó là: Du lịch thời cổ ñại (trước những năm 40
của thế kỷ XIX); du lịch cận ñại (từ những năm 40 của thế kỷ XIX ñến chiến
tranh thế giới thứ 2); du lịch hiện ñại (sau chiến tranh thế giới thứ 2).
2.1.1.1 Hoạt ñộng du lịch thời cổ ñại
Thời kỳ này con người chưa nghĩ ñến ñi du lịch vì ñiều kiện vật chất
còn khó khăn, con người chủ yếu sinh sống dựa vào săn bắn, hái lượm. Của
cải do lao ñộng tạo ra chủ yếu phục vụ cho nhu cầu bản thân, hầu như không
có dư thừa. Thời ñó, con người cũng thực hiện hành vi di chuyển từ nơi này
ñến nơi khác, nhưng ñể tránh thiên tai, chiến tranh hoặc do môi trường sống
bị phá hủy, xâm hại. Mục ñích của sự di dời ñó xuất phát từ nhu cầu sinh tồn,
nó khác hẳn về mặt ý nghĩa so với hoạt ñộng lữ hành ngày nay.
Hoạt ñộng ñi ra ngoài có ý thức của con người bắt ñầu từ cuối xã hội
nguyên thủy và ñược phát triển nhanh chóng vào thời kỳ xã hội nô lệ. Hoạt

ñộng lữ hành trước tiên ñược phát triển ở Trung Quốc, Ai Cập, Ấn ðộ và hy
Lạp, La Mã cổ ñại, ñó là những nơi có nền văn minh sớm nhất thế giới. Thời
ñó Ai Cập là nơi thu hút nhiều khách du lịch ñến thăm quan nhờ có Kim Tự
Tháp và ðền Thần quy mô lớn nổi tiếng thế giới.
Thời kỳ này bắt ñầu xuất hiện một số loại sách hướng dẫn du lịch và
hướng dẫn viên cho người nước ngoài. Ở ñế quốc La Mã cổ ñại, từ thế kỷ I
ñến thế kỷ IV hoạt ñộng du lịch phát triển, với nhiều loại hình du lịch ña dạng
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….


6

như du lịch giải trí, du lịch nghỉ ngơi, nhất là du lịch công vụ rất phát triển.
Sau thế kỷ thứ IV, loại hình du lịch tôn giáo phát triển mạnh hơn do ñạo thiên
chúa giáo ñược tuyên truyền rộng rãi, một số nhà thờ xây dựng khu phòng
ngủ ñể phục vụ khách ñến sùng bái.
2.1.1.2 Hoạt ñộng du lịch thời kỳ phong kiến (từ thế kỷ V ñến ñầu thế kỷ XVII)
Thời kỳ này, du lịch tôn giáo và du lịch công vụ còn tương ñối phát
triển so với một số loại hình du lịch khác.
Cùng với sự phát triển của phương thức sản xuất kiểu phong kiến, sự
phân hoá tầng lớp quý tộc phong kiến và sự nâng cao ñiều kiện về vật chất,
văn hoá ñã góp phần khôi phục phong tục, tập quán của người dân bản ñịa.
Một số nhà nghỉ ở trong thành phố, ngoại ô và ven ñường quốc lộ ñã xây
dựng vào cuối thế kỷ VIII ở bán ñảo Apelin nhờ tiền quyên góp và của hồi
môn của nhà thờ.
Từ giữa thế kỷ XI ñến thế kỷ XVI nhờ sự hưng thịnh của chế ñộ phong
kiến, cho nên ñô thị kiểu phong kiến ñược hình thành và phát triển như một
trung ñịnh cư của nghề thủ công nghiệp và thương mại. Sản xuất hàng hóa
giản ñơn và quan hệ tiền - hàng ñược phát triển mạnh mẽ hơn. Lúc này,
không chỉ giới quý tộc phong kiến và nhà thờ có nhu cầu ñi du lịch, mà ngay

cả những người tiểu thủ công thành thị và các thương gia ñã trở thành khách
du lịch tiềm năng. Do vậy, du lịch có một bước chuyển mới. Ngoài một số thể
loại du lịch công vụ và du lịch tôn giáo; du lịch chữa bệnh và du lịch vui chơi
giải trí ngày càng ñược phục hồi và phát triển. Số lượng người ñi du lịch tăng
lên rõ rệt, mặc dù ñiều kiện ñi lại còn khó khăn.
Thời kỳ thế kỷ XVI ñến những năm 40 của thế kỷ XVII khi phương
thức sản xuất phong kiến bị phân rã và dần thay vào ñó là phương thức sản
xuất tư bản, ñã tạo ra những ñiều kiện thuận lợi hơn ñối với việc phát triển du
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….


7

lịch, nhất là ở Pháp, Anh và ðức là những nước có nền kinh tế phát triển bậc
nhất vào thời bấy giờ.
2.1.1.3 Hoạt ñộng du lịch trong thời kỳ cận ñại
Thời kỳ này với sự ra ñời và củng cố của chủ nghĩa tư bản, nền kinh tế
thế giới phát triển mạnh mẽ và có nhiều ảnh hưởng tích cực ñối với sự phát
triển du lịch. Sau cuộc bùng nổ về cách mạng khoa học kỹ thuật, trong ñó có
cuộc cách mạng giao thông và sự phát triển của ñầu máy hơi nước là ñiều
kiện tiền ñề quan trọng cho sự phát triển du lịch. Việc ứng dụng những tiến bộ
khoa học vào vận tải ñường sông, ñường biển ñã làm gia tăng năng lực vận tải
của những loại hình giao thông này. Các phương tiện giao thông mới ñã làm
tăng số tuyến ñường, làm rẻ tiền vận chuyển, tiện nghi và an toàn ñược ñảm
bảo hơn, vận chuyển hành khách mang tính ñại chúng và phạm vi hoạt ñộng
du lịch nhờ ñó ñược mở rộng. Với nhiều ñiều kiện thuận lợi, số khách sạn
ñược xây dựng ñẹp, hiện ñại ngày càng ñược tăng nhanh, ñáp ứng nhu cầu
cho các cuộc hành trình du lịch (Trần ðức Thanh, 2000).
2.1.1.4 Hoạt ñộng du lịch trong thời kỳ hiện ñại
Hoạt ñộng du lịch ñược ñẩy mạnh sau ñại chiến thế giới lần thứ nhất

và nhất là năm chủ nghĩa tư bản tạm thời ổn ñịnh (1924-1929). Những năm
ñầu thế kỷ này giao thông bằng phương tiện ô tô phát triển rất mạnh và ñã
vươn lên chiếm lĩnh vị trí quan trọng với du lịch. Bên cạnh ñó, giao thông
ñường không ngày càng tăng, các nước tư bản có tuyến ñường không và số
khách ñi máy bay tăng nhanh. Ngành ñường sắt thực hiện giảm giá cho trẻ
em, cho tổ chức thanh niên ñi theo ñoàn và có một số chính sách giá cho
những tuyến ñường quy ñịnh ñể tăng sức cạnh tranh ñối với các phương
tiện giao thông mới.
Thời kỳ này, du lịch nghỉ hè ở biển phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ
giữa hai cuộc ñại chiến thế giới. Các nước có ngành du lịch phát triển thời bấy
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….


8

giờ như Pháp, Thụy Sỹ, Hy Lạp, Tây Ban Nha và ðức. Do vậy ở ñại ña số các
nước này cơ quan nhà nước hoặc cán bộ quản lý về du lịch ñược thành lập.
Năm 1925 Liên ñoàn thế giới về tổ chức du lịch quốc gia ñược thành lập.
Bản chất và cơ cấu của du lịch quốc tế ñã có những biến ñổi quan trọng
từ sau những năm 50 của thế kỷ XX. Ngày càng nhiều có các loại hình du lịch
mới ñược xuất hiện. Cuộc cạnh tranh trên thị trường du lịch quốc tế ngày
càng sâu sắc trên nhiều hình thức và phương diện khác nhau. Chính vì vậy,
ñòi hỏi mỗi quốc gia cần xây dựng những chiến lược phát triển du lịch cho
phù hợp với yêu cầu phát triển và những biến ñổi nhanh chóng trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng (ðinh Trung Kiên, 2003).
2.1.2 Một số khái niệm cơ bản về du lịch
2.1.2.1 Khái niệm du lịch
Hoạt ñộng du lịch ñã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của loài
người. Ngày nay, du lịch ñã có bước phát triển nhanh chóng trở thành ngành
kinh tế tạo ra nhiều việc làm, thu nhập cho cộng ñồng dân cư và thu ngoại tệ

cho mỗi quốc gia. Trên thế giới một số quốc gia ñã xác ñịnh du lịch là một
ngành kinh tế mũi nhọn, trong ñó có Việt Nam. Hội ñồng Lữ hành và Du lịch
quốc tế (World Travel and Tourism Council-WTTC) ñã công bố du lịch là
một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt lên cả ngành sản xuất ô tô, ñiện tử.
Mặc dù vậy, cho ñến nay vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm “du
lịch” tại các quốc gia. Giáo sư, tiến sỹ Berneker - một chuyên gia về du lịch
hàng ñầu trên thế giới ñã nhận ñịnh: “ðối với du lịch, có bao nhiêu tác giả
nghiên cứu thì có bấy nhiêu ñịnh nghĩa” (Nguyễn Văn ðính và Trần Thị Minh
Hòa, 2004).
ðịnh nghĩa về du lịch trong cuốn Từ ñiển bách khoa quốc tế về du lịch
do Viện Hàn lâm khoa học quốc tế về du lịch xuất bản: Du lịch là tập hợp
các hoạt ñộng tích cực của con người nhằm thực hiện một dạng hành trình,
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….


9

là một công nghiệp liên kết nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch… Du
lịch là một cuộc hành trình mà một bên là người khởi hành với mục ñích ñã
ñược chọn từ trước và một bên là những công cụ làm thoả mãn các nhu cầu
của họ. ðịnh nghĩa này chỉ xem xét hiện tượng du lịch mà ít phân tích nó
như là một hiện tượng kinh tế. Do vậy, nhiều nước không chấp nhận nội
dung ñịnh nghĩa này.
Tại hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Canada diễn ra vào
tháng 6 năm 1991 ñã cho rằng: Du lịch là hoạt ñộng của con người ñi tới một
nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình) trong một
khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian ñã ñược các tổ chức du lịch quy ñịnh
trước, mục ñích của chuyến ñi không phải là ñể tiến hành các hoạt ñộng kiếm
tiền trong phạm vi vùng tới thăm.
Khoa du lịch và khách sạn thuộc Trường ðại học Kinh tế quốc dân

Hà Nội ñã ñưa ra ñịnh nghĩa trên quan niệm ñầy ñủ cả góc ñộ kinh tế và
kinh doanh du lịch: Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt
ñộng tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao ñổi hàng hoá và dịch vụ của
những doanh nghiệp, nhằm ñáp ứng các nhu cầu về ñi lại lưu trú, ăn uống,
tham quan, giải trí, tìm hiểu và nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt
ñộng ñó phải ñem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước
làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp (Nguyễn Văn ðính và Trần Thị
Minh Hòa, 2004).
Trong luật du lịch năm 2005 của Việt Nam, tại ñiều 4, thuật ngữ “Du
lịch” ñược hiểu như sau: “Du lịch là các hoạt ñộng có liên quan ñến chuyến ñi
của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm ñáp ứng nhu
cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất
ñịnh” (Luật du lịch Việt Nam, 2005).
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….


10

Theo chúng tôi, với quan niệm du lịch như trên ñã bao hàm nội dung
tổng quát nhất của du lịch, ñồng thời khái quát ñược hai nội dung cơ bản nhất
là: Mục ñích nghỉ ngơi giải trí và mục ñích kinh tế do chính du lịch tạo ra. Hai
nội dung quan hệ mật thiết với nhau, trong ñó nội dung kinh tế là hệ quả của
nội dung thứ nhất. Hiện nay, du lịch là một hoạt ñộng kinh tế - xã hội thu hút
hàng tỷ người trên thế giới tham gia.
2.1.2.2 Khách du lịch
Theo Luật du lịch ñược Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ban hành năm 2005, khách du lịch ñược hiểu như sau: “Khách du lịch là
người ñi du lịch hoặc kết hợp ñi du lịch, trừ trường hợp ñi học, làm việc hoặc
hành nghề ñể nhận thu nhập ở nơi ñến” (Luật du lịch Việt Nam, 2005).
2.1.2.3 Các loại hình du lịch

Có nhiều tiêu thức ñể phân ra các loại hình du lịch khác nhau như căn
cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến ñi, căn cứ vào ñối tượng khách du lịch,
căn cứ vào hình thức tổ chức, phương tiện giao thông hay cơ sở lưu trú ñược
sử dụng nhưng phổ biến hơn là căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt ñộng du
lịch, có thể phân ra các loại hình du lịch sau (Nguyễn Văn ðính và Trần Thị
Minh Hòa, 2004).
- Du lịch nghỉ ngơi, giải trí: Nhu cầu chính làm nảy sinh hình thức du
lịch này là sự cần thiết phải nghỉ ngơi ñể phục hồi thể lực và tinh thần cho con
người. ðây là loại hình du lịch có tác dụng giải trí, làm cuộc sống thêm ña
dạng và giải thoát con người ra khỏi công việc hàng ngày.
- Du lịch thể thao: Du lịch thể thao chủ ñộng: khách ñi du lịch ñể tham
gia trực tiếp vào các hoạt ñộng thể thao như leo núi, săn bắn, câu cá, chơi
golf, trượt tuyết, lặn biển…
Du lịch thể thao thụ ñộng: những cuộc hành trình ñi du lịch ñể xem các
cuộc thi thể thao quốc tế, các thế vận hội Olympic, v.v…
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….


11

- Du lịch chữa bệnh: Khách ñi du lịch do nhu cầu ñiều trị các bệnh tật về
thể xác và tinh thần của họ. ðể tổ chức loại hình du lịch này phải có tài nguyên
thiên nhiên ñiều trị những loại bệnh ñặc biệt: suối nước khoáng, suối nước nóng
có ñủ hàm lượng các chất hóa học ñiều trị bệnh nhưng không gây tác dụng phụ.
- Du lịch văn hoá: Mục ñích chính là nâng cao hiểu biết cho cá nhân về
mọi lĩnh vực như: lịch sử, kiến trúc, kinh tế, hội hoạ, chế ñộ xã hội, cuộc sống
của người dân cùng các phong tục tập quán của ñất nước du lịch
- Du lịch công vụ là loại hình du lịch kết hợp với công tác như ñàm
phán kinh tế, ngoại giao, giao dịch, nghiên cứu cơ hội ñầu tư…
- Du lịch chuyên ñề: Kết hợp du lịch với nghiên cứu khoa học. ðối

tượng tham gia loại hình du lịch chuyên ñề là những nhà khoa học, những
chuyên gia nghiên cứu sâu về lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, bảo vệ môi
trường…
- Du lịch tôn giáo: Loại hình du lịch này nhằm thoả mãn nhu cầu tín
ngưỡng ñặc biệt của những người theo các ñạo giáo khác nhau.
- Du lịch thăm thân: Loại hình du lịch này phần lớn nảy sinh do nhu cầu
của những người xa quê hương ñi thăm hỏi bà con họ hàng, bạn bè thân quen,
ñi dự lễ cưới, lễ tang, v.v…
2.1.3 Dịch vụ du lịch
2.1.3.1 Khái niệm dịch vụ du lịch
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai ñến nay, ñặc biệt là từ 1950 - khi
nền kinh tế thế giới ñược khôi phục và phát triển, thu nhập bình quân ñầu
người trên thế giới tăng không ngừng, ñã làm cho nhu cầu giao lưu tham quan
học tập, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí…cũng không ngừng tăng lên. Nhất là
trong thời ñại ngày nay, khi nhịp sống ñại công nghiệp ñưa con người vào
những vòng xoáy hối hả của những toan tính bận rộn, thì nhu cầu ñược nghỉ
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….


12

ngơi, giải trí, thư giãn kết hợp với giao lưu quốc tế của cộng ñồng càng trở
nên bức thiết. Nhờ ñó, một số nước ñã coi du lịch là ngành kinh tế chủ lực tạo
nguồn thu nhập ñáng kể cho ngân sách, như Thái Lan, Pháp, Tây Ban Nha …
Từ ñó nhiều nước ñề ra những quốc sách hữu hiệu cho ñầu tư và phát triển
dịch vụ du lịch.
Khi ñiều kiện kinh tế chưa phát triển, người ta coi du lịch như một hiện
tượng xã hội mang tính nhân văn nhằm làm phong phú thêm nhận thức con
người và dịch vụ du lịch là thoả mãn nhu cầu cho tầng lớp trên của xã hội
kiếm ñược tiền ở một nơi và ñi tiêu tiền ở một nơi khác. ðiều kiện kinh tế

phát triển hơn, người ta nhận thức ñược du lịch không còn là một hiện tượng
xã hội ñơn thuần mà còn là một hoạt ñộng kinh tế, trong ñó những hoạt ñộng
dịch vụ phối hợp với nhau nhằm thoả mãn nhu cầu của con người.
Khi kinh doanh du lịch phát triển, trở thành một hệ thống mang tính
tổng hợp trên phạm vi vùng miền không chỉ của một quốc gia thì người ta coi
du lịch là một ngành công nghiệp với toàn bộ các hoạt ñộng mà mục tiêu là
kết hợp giá trị của các tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn với các dịch
vụ, hàng hoá ñể tạo ra sản phẩm du lịch, ñáp ứng nhu cầu của du khách.
Theo Từ ñiển du lịch, lữ hành, lưu trú và ăn uống (Tiếng Anh, Nxb
Butterworth Heinemann 1993) thì: Dịch vụ du lịch là kết quả của các hoạt
ñộng kinh tế ñược thể hiện trong sản phẩm vô hình (phân biệt với hàng hoá
vật chất) như lưu trú, vận chuyển, dịch vụ tài chính, thông tin liên lạc, y tế và
các dịch vụ cá nhân khác.
Theo ñiều 4, chương I của Luật du lịch Việt Nam “Dịch vụ du lịch là
việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui
chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và các dịch vụ khác nhằm ñáp ứng nhu
cầu của khách du lịch”. Tác giả luận văn tán thành với khái niệm này về
dịch vụ du lịch.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….


13

2.1.3.2 ðặc ñiểm của dịch vụ du lịch
Dịch vụ du lịch có những ñặc ñiểm chung của dịch vụ: là kết quả mang
lại nhờ các hoạt ñộng tương tác giữa những tổ chức cung ứng và khách hàng
và thông qua việc ñáp ứng nhu cầu khách hàng ñó mang lại lợi ích cho tổ
chức cung ứng dịch vụ ñó. Ngoài ra, dịch vụ du lịch còn có các ñặc ñiểm
mang tính ñặc thù (ðỗ Thế Tùng, 2009).
Thứ nhất: Tính phi vật thể - ñây là ñặc ñiểm quan trọng nhất của dịch

vụ du lịch. Người sử dụng dịch vụ không thể tiêu dùng trực tiếp dịch vụ ñó
trước khi mua nó, nói cách khác quá trình sản xuất ra dịch vụ cũng gắn liền
với quá trình tiêu thụ nó. Dịch vụ ñồng hành với sản phẩm vật chất nhưng nó
lại tồn tại dưới dạng phi vật chất nên người sử dụng chỉ có thể ñánh giá ñược
chất lượng của dịch vụ khi trực tiếp sử dụng nó. ðặc ñiểm quan trọng này
buộc các nhà cung cấp phải có trách nhiệm trong việc tạo dựng thương hiệu
thông qua cung cấp thông tin ñầy ñủ và chính xác, chân thực và khách quan
về những tiện ích và ưu việt của dịch vụ ñối với du khách ñể họ thực sự yên
tâm và hài lòng về quyết ñịnh mua sản phẩm dịch vụ. Về phía du khách: phải
thận trọng và cần có sự nhìn nhận, lựa chọn nhà cung cấp căn cứ trên uy tín
thương hiệu, quảng cáo sản phẩm và tham khảo thêm những người ñã sử dụng
dịch vụ trước khi quyết ñịnh mua dịch vụ cho mình.
Thứ hai: Tính ñồng thời trong sản xuất và tiêu dùng sản phẩm dịch
vụ. Khác với các hàng hoá thông thường có quá trình sản xuất và tiêu dùng
diễn ra ở từng thời gian và ñịa ñiểm khác nhau, dịch vụ du lịch ñược sản
xuất và tiêu dùng thường diễn ra cùng lúc. Chính ñặc ñiểm này quy ñịnh
tính thời vụ trong loại hình kinh doanh du lịch và nó làm cho công tác dự
báo của ngành du lịch thực sự trở thành một khoa học giúp các nhà hoạch
ñịnh chiến lược nắm ñược cung - cầu trên thị trường mà có hướng ñầu tư
phù hợp. Trên thực tế có nhiều bất cập xảy ñến trong quá trình quản lý và
kinh doanh du lịch, nguyên nhân sâu xa chính vì chưa nắm thấu ñáo tính
chất ñặc thù này.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….


14

Thứ ba: Khách hàng là một bộ phận của cả quá trình sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm. Tính ñặc thù này ñược quy ñịnh bởi sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm dịch vụ diễn ra trong một thời gian và không gian nhất ñịnh nên không

tạo ra khoảng cách giữa người tiêu dùng và người sản xuất dịch vụ. Nói cách
khác, người tiêu dùng không chỉ hưởng thụ một cách thụ ñộng sản phẩm dịch
vụ ñược cung ứng, mà họ còn trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất thông
qua việc phản hồi của họ với nhà cung cấp về chất lượng và mức ñộ hoàn
thiện của sản phẩm. Thậm chí bằng kinh nghiệm và trình ñộ cảm nhận của
mình, du khách còn là người trực tiếp sáng tạo ra các sản phẩm dịch vụ giúp
cho nhà cung cấp tạo ra những sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng
tăng của người tiêu dùng.
Thứ tư: Quyền sở hữu không ñược chuyển giao khi mua và bán. ðây là
một ñặc thù riêng có của loại hình sản phẩm dịch vụ khi ñem trao ñổi trên thị
trường. Vì là sản phẩm không thể di chuyển trong không gian, là sản phẩm
phi vật thể và có tính ñồng nhất trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nên
khách hàng chỉ ñang mua quyền sử dụng sản phẩm chứ không hề mua ñược
quyền sở hữu sản phẩm dịch vụ ñó. Khi quyền sử dụng của du khách không còn
thì cũng là lúc nhà cung cấp toàn quyền sở hữu ñối với sản phẩm dịch vụ ñó.
2.1.3.3 Các loại hình dịch vụ du lịch
Dịch vụ vận chuyển, nhằm ñưa du khách từ nơi cư trú ñến các ñiểm du
lịch, từ các ñiểm du lịch này ñến ñiểm du lịch khác hoặc trong phạm vi một ñiểm
du lịch nào ñó, bằng phương tiện nhất ñịnh.
Dịch vụ lưu trú, ăn uống bao gồm các dịch vụ phục vụ du khách nghỉ ngơi,
thư giãn và lấy lại sức khoẻ trong hành trình du lịch của mình thông qua hệ thống
các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng nơi khách dừng chân (Trần Văn Mau, 2001).
Dịch vụ vui chơi giải trí: là loại hình giúp du khách ñạt ñược sự thoả mãn
cao trong mỗi chuyến ñi. Bởi vậy, nên thời gian của du khách phần lớn ñược các
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….


15

nhà tổ chức chuyên nghiệp hướng ñến là ñưa khách tham quan các khu du lịch,

các khu di tích, xem múa hát…thậm chí ñến các sòng bạc, quán bar, cafe, sàn
nhảy…
2.1.4 Vai trò của dịch vụ du lịch ñối với sự phát triển kinh tế - xã hội của
thị xã Sầm Sơn
2.1.4.1 Dịch dụ du lịch phát triển kéo theo sự phát triển của nhiều ngành kinh
tế trên ñịa bàn
Ngành du lịch có tác ñộng tích cực ñến kinh tế thị xã thông qua việc tiêu
dùng của khách du lịch.
Thông qua tiêu dùng, du lịch tác ñộng mạnh ñến lĩnh vực lưu thông phân
phối sản phẩm hàng hoá ñược sản xuất và lưu thông trên ñịa bàn, nhờ ñó có tác
ñộng sâu sắc ñến những lĩnh vực khác của quá trình tái sản xuất xã hội. ðồng
thời khách du lịch là người nước ngoài hay trong nước ñến, với số lượng tiền tệ
tiêu dùng ñem theo, tất yếu sẽ làm cho cán cân thanh toán tại ñịa phương có sự
ñổi thay và nhờ ñó góp phần làm sống ñộng kinh tế vùng du lịch.
Mặt khác, thông qua lĩnh vực lưu thông mà dịch vụ dụ du lịch có ảnh
hưởng tích cực ñến sự phát triển của những ngành kinh tế như công nghiệp,
nông lâm ngư nghiệp. Khách du lịch luôn ñòi hỏi hàng hoá ñược phục vụ với
chất lượng cao, chủng loại phong phú và hình thức, mẫu mã ñẹp. Như vậy, chính
du khách ñã giúp cho phần ñịnh hướng sản phẩm sản xuất ra không chỉ ñảm bảo
về chất lượng, chủng loại mà còn cả hình thức, bao bì, nhãn mác… Từ ñó
khuyến khích chuyên môn hoá ngày càng sâu sắc và rộng rãi trong các ngành
kinh tế của thị xã.
Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch cần ñòi hỏi có sự hỗ trợ liên ngành:
Giao thông vận tải, công nhiệp, nông nghiệp, các ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ
tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, hải quan … Mặc khác, sự phát triển của dịch vụ
du lịch tác ñộng trực tiếp ñến nền sản xuất xã hội, mở ra thị trường rộng lớn về
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….


16


nhiều mặt cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Xu hướng hiện nay nói
chung luôn hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, trong
ñó công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong GDP.
2.1.4.2 Dịch vụ du lịch góp phần làm tăng thu ngân sách và giải quyết việc
làm, cải thiện ñời sống nhân dân
Vấn ñề bội chi và cân ñối thu - chi trong ngân sách của mỗi quốc gia cũng
như mỗi ñịa phương luôn ñặt ra cần phải giải quyết, ñặc biệt ñối với các nước
ñang phát triển. Trong quá trình công nghiệp hoá, ñòi hỏi nguồn vốn tích luỹ từ
nội bộ nền kinh tế quốc dân xét về lâu dài là nguồn vốn chủ yếu, có vai trò quyết
ñịnh. Tích luỹ vốn, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước cũng như ngân sách
ñịa phương phải ñược thực hiện trên cơ sở nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh
doanh mà nguồn vốn của nó chính từ lao ñộng thặng dư thuộc tất cả các thành
phần kinh tế, các ngành kinh tế. Phát triển dịch vụ du lịch hiện nay ñang là một
trong những con ñường, bước ñi cơ bản ñể giải quyết vấn ñề tăng thu ngân sách,
ñặc biệt ñối với những ñịa phương như thị xã Sầm Sơn có tiềm năng về du lịch.
Cũng như các ngành kinh tế khác, dịch vụ du lịch phát triển sẽ tạo ñiều
kiện cho một số ngành kinh tế phát triển theo; như việc hình thành các làng
nghề: Làng Hới có ñặc sản mực Hới, mắm chua, làng thêu Sơn Thắng, hàng lưu
niệm Sơn Lợi…Ngoài ra còn có các khu ẩm thực, phố ñêm, các trung tâm
thương mại…cũng ñược phát triển. Có thể nói du lịch là ngành “xuất khẩu tại
chỗ” nhờ chính nguồn thu nhập ngoại tệ trực tiếp do nó mang lại cho thị xã và
sản phẩm xuất khẩu ñó mang tính ñặc thù không thể xuất theo cái cách thông
thường mà trực tiếp ñược chuyển tới người tiêu dùng dưới dạng vật thể (thông
qua mua sắm, ăn uống, vui chơi …) hoặc phi vật thể (thưởng thức một chương
trình ca nhạc, ñua thuyền…). Tính ñặc thù ñó chính là yếu tố giúp cho việc “xuất
khẩu” của du lịch giảm thiểu các khoản chi phí tốn kém do vận chuyển, kho
bãi… như các thương vụ xuất khẩu thông thường khác. Ở một góc ñộ mang tính
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….



17

ñộc quyền, có thể nói trong nền kinh tế thị trường hiện ñại, du lịch là ngành
“xuất khẩu” có cái ñặc quyền mà nhiều ngành kinh tế khác không có ñược; ñó là
việc tổ chức bán cái mà mình có và thu lợi nhuận cao từ người tiêu dùng là du
khách. Trong khi các ngành chỉ bán ñược cái mà thị trường cần và nhờ ñó ngành
dịch vụ du lịch góp phần tăng thu ngân sách, cải thiện ñời sống nhân dân trên ñịa
bàn thị xã.
Việc phát triển du lịch còn tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho nhân dân,
giúp chuyển ñổi nghề nghiệp từng bước cho lực lượng lao ñộng nông nghiệp
chuyển sang lao ñộng có tay nghề, ñược ñào tạo gắn với tính chuyên nghiệp cao,
trong lĩnh vực hoạt ñộng mới - ngành công nghiệp không khói.
2.1.4.3 Dịch vụ du lịch phát triển ñóng góp phần quan trọng trong việc nâng
cao ñời sống văn hoá, xã hội
ðối với một quốc gia, du lịch là ñiều kiện ñể mọi người hiểu nhau hơn,
tăng thêm tình ñoàn kết cộng ñồng, ñiều này rất dễ nhận thấy ở lứa tuổi thanh
niên, ở những cơ quan xí nghiệp có chế ñộ làm việc ít tập trung hay làm việc
căng thẳng theo dây chuyền … Du lịch còn là phương tiện giáo dục lòng yêu ñất
nước, giữ gìn và nâng cao truyền thống dân tộc. Thông qua các chuyến thăm
quan nghỉ mát giúp con người có ñiều kiện chiêm ngưỡng vẻ ñẹp cảnh quan, tìm
hiểu lịch sử văn hoá dân tộc ñể từ ñó thêm yêu ñất nước mình hơn. Hoạt ñộng du
lịch con người sẽ có thêm ñộng lực mới trong học tập, rèn luyện và xác ñịnh
mục tiêu cho cuộc sống. Cũng nhờ sự giao lưu mà mỗi người tự nhận thức ñược
giá trị vật thể và phi vật thể trong nền văn hoá dân tộc mình ñể từ ñó có suy nghĩ
ñóng góp vào việc khai thác một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên
ñất nước, ñồng thời cũng gìn giữ, tôn tạo bản sắc văn hoá dân tộc mình.
Dịch vụ du lịch sẽ là ñộng lực trực tiếp và gián tiếp nhằm bảo tồn và phát
triển những tài sản văn hoá quốc gia, bao gồm các di sản văn hoá vật thể và phi
vật thể, các loại hình nghệ thuật truyền thống, các nghề thủ công mỹ nghệ …

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………….


18

Thực tiễn ở ñịa phương cho thấy, nhờ du lịch phát triển mà một số công trình
kiến trúc như ñền, miếu, chùa ñược cứu khỏi sự sụp ñổ, ñược khôi phục và phát
triển như ñền ðộc Cước, Cô Tiên và Tô Hiến Thành …
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Chủ trương chính sách của ðảng, Nhà nước và Thị xã Sầm Sơn về
phát triển dịch vụ du lịch
Pháp lệnh du lịch 1999 và luật du lịch ñược thông qua tại kỳ họp thứ 7
Quốc hội nước CHXHCNVN khoá 11 (ngày 14 tháng 6 năm 2004) ñã khẳng
ñịnh tính pháp lý của sự nghiệp phát triển du lịch: “Du lịch là một ngành kinh tế
tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên
vùng và xã hội hoá cao, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triẻn
kinh tế - xã hội của ñất nước …” (Nghị ñịnh số 92/2007/Nð-CP, 2007))
ðại hội ðại biểu ðảng bộ thị xã Sầm Sơn lần thứ XV (nhiệm kỳ 2010 -
2015) xác ñịnh ngành kinh tế du lịch là trọng tâm của phát triển kinh tế - xã hội
thị xã, phấn ñấu ñến năm 2015 doanh thu ngành dịch vụ du lịch ñạt 3.972 tỷ
ñồng, tốc ñộ tăng bình quân 30%.
ðẩy mạnh xã hội hoá trong việc thu hút ñầu tư từ nội lực, ngoại lực, của
tất cả các thành phần kinh tế ñầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch theo quy
hoạch, là chủ thể trực tiếp kinh doanh dịch vụ du lịch, bảo vệ môi trường tự
nhiên và môi trường xã hội ñể phát triển du lịch bền vững. Không ngừng nâng
cao trình ñộ, trách nhiệm quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch; tiếp tục thực hiện
cải cách hành chính, tạo môi trường thông thoáng ñể phát triển mạnh mẽ các
hoạt ñộng dịch vụ du lịch. Tăng cường hợp tác phát triển du lịch với các ñô thị
trong Hiệp hội du lịch, trước hết với các ñô thị du lịch trong vùng.
Phát triển ña dạng các loại hình vận tải, tạo ñiều kiện cho các thành phần

kinh tế tham gia cung ứng dịch vụ vận tải cả ñường bộ, ñường thuỷ, hình thành các
tuyến vận tải hành khách ñến các ñiểm, tour du lịch trong tỉnh, trong nội bộ thị xã.

×