Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Ảnh hưởng của hạ tầng thương mại điện tử tới hoạt động marketing thương mại điện tử ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.12 KB, 14 trang )

Nhóm 3
Môn: Marketing thương mại điện tử
Câu hỏi: Hạ tầng pháp lý trong thương mại điện tử Việt Nam nói chung và marketing
thương mại điện tử nói riêng. Có tác động như thế nào tới quá trình quản trị marketing
thương mại điện tử Việt Nam tới khu vực.
Trả lời:
1. Sự cần thiết của pháp luật trong giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) nói chung và
hoạt động marketing TMĐT nói riêng:
Trong TMĐT, những quy định, định chế về pháp luật về vấn đề này là vô cùng cần
thiết.
Trong thương mại truyền thống, các bên thường gặp nhau trực tiếp để tiến hành giao
dịch hoặc là những người đã quen biết nhau từ trước. Còn trong TMĐT, các chủ thể
không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. Các giao
dịch thương mại truyền thống được phân định rõ ràng về ranh giới quốc gia, trong khi
đó TMĐT lại được thực hiện trong môi trường hay thị trường phi biên giới. Tuy nhiên
TMĐT không thể thực hiện được nếu không có người thứ ba là các nhà cung cấp dịch
vụ mạng. Nếu như trong thương mại truyền thống mạng lưới là phương tiện để trao
đổi thông tin thì trong TMĐT mạng Internet chính là một thị trường. Do vậy các vấn
đề pháp lý nảy sinh trong thị trường ảo là hoàn toàn khác, khó kiểm soát hơn rất
nhiều. Điều này có ảnh hưởng lớn tới khách hàng.
TMĐT là một lĩnh vực mới mẻ nên tạo được niềm tin cho các chủ thể tham gia vào
các quan hệ TMĐT là một việc làm có tính cấp thiết, mà một trong những hạt nhân là
phải tạo ra được một sân chơi chung với những quy tắc được thống nhất một cách chặt
chẽ.
Trong tiến trình hội nhập với thế giới, Việt nam đang tích cực tham gia và ủng Sự
phát triển của TMĐT trên thế giới, đã làm thay đổi cách thức kinh doanh, giao dịch
truyền thống và đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng
phải thừa nhận rằng những rủi ro gặp phải trong quá trình giao dịch, kinh doanh trên
mạng là hiện thực và việc này đòi hỏi phải có các giải pháp không chỉ về mặt kỹ thuật
mà còn cần phải hình thành được một cơ sở pháp lý đầy đủ. Những đòi hỏi của pháp
lý quốc tế chúng ta phải đáp ứng để có thể hoà nhập và theo kịp các nước trong khu


vực và trên thế giới.
2. Các vấn đề pháp lý trong TMĐT
2.1 Trước hết là vấn đề pháp lý trong đảm bảo an toàn và độ tin cậy cho các giao
dịch TMĐT và marketing TMĐT:
An toàn và tin cậy là các yếu tố mà người tham gia TMĐT phải cân nhắc trước khi
quyết định tham gia. Nếu người sử dụng cảm thấy thông tin về giao dịch của họ không
được đảm bảo an toàn, có thể bị sửa đổi, họ sẽ không tham gia TMĐT. Do đó, cần
phải có hạ tầng viễn thông an toàn, trên đó có các phương tiện để bảo vệ thông tin,
tránh khám phá, sử dụng trái phép và một hành lang pháp lý đầy đủ phân định rõ ràng
trách nhiệm của các chủ thể tham gia TMĐT ở tất cả các công đoạn của giao dịch
thương mại mà tính an toàn, độ tin cậy bị đe doạ như máy trạm, máy chủ, đường
truyền. Mặt khác người sử dụng cũng phải học cách tự bảo vệ mình bằng các biện
pháp kỹ thuật.
2.2 Vấn đề bảo đảm tính riêng tư:
Thông tin cá nhân được luật pháp tôn trọng. Cá nhân được quyền đảm bảo bí mật các
thông tin về đời tư. Khi thực hiện các giao dịch trong môi trường Internet, các chủ thể
tham gia giao dịch thường được yêu cầu phải khai báo các thông tin cá nhân ví dụ như
số thẻ tín dụng, địa chỉ, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nhà riêng, số điện thoại cá nhân
để phục vụ cho mục đích xác nhận, kiểm tra. Sở dĩ có điều đó là do các bên tham gia
giao dịch không quen biết nhau. Các thông tin về đời tư này dễ bị bên thứ ba lấy cắp
và sử dụng vào mục đích khác, gây phương hại đến người tham gia giao dịch TMĐT.
Do đó, trong TMĐT cần quy định rõ trách nhiệm pháp lý của các bên tham gia giao
dịch đối với các thông tin của các chủ thể.
2.3 Bảo vệ người tiêu dùng:
Do trong TMĐT cả người mua lẫn người bán không cần gặp nhau, biết nhau nên dễ
xảy ra các rủi ro và người bị thiệt thường là người tiêu dùng bởi vì họ phải trả tiền
trước cho các sản phẩm, dịch vụ mà họ mua qua mạng, song lại chưa biết được chất
lượng sản phẩm và việc giao hàng có diễn ra đúng như người bán đã cam kết không.
Vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn khi hai chủ thể ở hai quốc gia khác nhau, chịu các luật
điều chỉnh khác nhau, thẩm quyền tài phán khác nhau. Do vậy trong quy định pháp lý

cho các bên tham gia TMĐT, các quốc gia đều bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, do
luật pháp các nước là không giống nhau nên nếu hai chủ thể thuộc hai quốc gia khác
nhau thì hai bên cần thoả thuận trước về luật sẽ áp dụng.
2.4 Các vấn đề về hợp đồng
Theo pháp luật, hợp đồng được xác lập khi các bên đạt được sự nhất trí về các điều
kiện ghi trong hợp đồng bất kể là thoả thuận miệng hay bằng văn bản. Vấn đề nảy
sinh là xác định nơi giao kết hợp đồng để xác định luật giải quyết khi có tranh chấp.
Trong hầu hết các trường hợp thì quốc gia nơi đặt webserver không hề được quan tâm
và không phải lúc nào vị trí của webserver cũng rõ ràng. Domain name cũng không
phải là căn cứ để xác định nơi giao kết hợp đồng. Có nhiều doanh nghiệp Việt Nam
buôn bán qua domain name nước ngoài và ngược lại.
Nói chung các loại hợp đồng đều có thể giao kết qua mạng, tuy nhiên cũng có một số
loại hợp đồng theo quy định của pháp luật phải thể hiện bằng văn bản, có công chứng,
đăng ký. Luật pháp các nước đều không phủ nhận giá trị pháp lý của hợp đồng ảo chỉ
vì nó là dạng dữ liệu (bản ghi điện tử).
Cần thiết phải có một quy định, quy chuẩn về một hợp đồng điện tử, để những hợp
đồng số hóa này có giá trị như hợp đồng truyền thống.
2.5 Các yêu cầu hình thức văn bản, chữ ký, văn bản gốc:
Có một số loại giao dịch pháp luật quy định phải thực hiện bằng văn bản. Các loại
giao dịch này thường là giao dịch về tài sản có đăng ký. Các loại giao dịch mà pháp
luật đòi hỏi hình thức văn bản phải là văn bản trên giấy sẽ không tiến hành qua mạng.
Giống như các văn bản trên giấy, các giao dịch TMĐT khi cần phải có chữ ký để ràng
buộc chủ thể với nội dung tài liệu. Chữ ký điện tử sẽ được sử dụng trong những
trường hợp như vậy. UNCITRAL đã nêu luật khung về chữ ký điện tử để các nước
tham chiếu khi xây dựng luật của mình.
Đảm bảo tính nguyên vẹn (bản gốc) của tài liệu trong TMĐT là một nhu cầu. Đối với
những tài liệu về quyền sở hữu hay giấy tờ có giá (như vận đơn) khi quyền đi liền với
việc chiếm hữu tài sản đó, thì điều cơ bản là đảm bảo rằng bản gốc phải ở trong tay
người có quyền sở hữu tài sản mà giấy tờ thể hiện. Trong TMĐT con người có thể tạo
được các bản sao giống hệt như bản gốc một cách dễ dàng. Điều quan trọng là tập dữ

liệu do một người khởi tạo không bị thay đổi về nội dung, hay nói cách khác là đảm
bảo sự nguyên vẹn của dữ liệu.
2.6 Thời điểm, địa điểm gửi, nhận thông điệp điện tử:
Thời gian giao kết rất quan trọng để xác định thời điểm bắt đầu nghĩa vụ của các bên.
Do các bên trong TMĐT không quen biết nhau, ở xa nhau, liên lạc với nhau qua mạng
nên xác định thời điểm giao kết thương mại là khó khăn và các bên rất dễ hiểu khác
nhau về thời điểm giao dịch. Điều đó dễ dẫn đến các tranh chấp.
3. Hạ tầng pháp lý trong TMĐT và marketing TMĐT:
3.1 Sơ bộ hạ tầng pháp lý TMĐT – E-marketing trên thế giới
* Các tổ chức Quốc tế
• UNCITRAL - Ủy ban của LHQ về Luật Thương mại Quốc tế: đưa ra Luật mẫu
về Thương mại điện tử vào năm 1996 làm khung hướng dẫn cho các nước xây
dựng các đạo luật về thương mại điện tử.
• OECD - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế: nghiên cứu, điều tra một số
lĩnh vực của Thương mại điện tử như thuế, bảo vệ người tiêu dùng và riêng tư
cá nhân, tác động của ICT đến tăng trưởng kinh tế
• WIPO - Tổ chức Bảo vệ Sở hữu trí tuệ: về các lĩnh vực bản quyền, nhãn hiệu
thương mại và các vấn đề liên quan đến tên miền
• ICANN - giải quyết các tranh chấp về tên miền quốc tế
• WTO - giải quyết các vấn đề liên quan đến rào cản thương mại điện tử quốc tế
* Các nước trên thế giới và khu vực
• EU: Năm 2000 đưa ra hướng dẫn chung về thương mại điện tử “Directive on
electronic commerce”
• US: UETA - Luật giao dịch điện tử thống nhất (Uniform Electronic
Transactions Act)
• Canada: Luật giao dịch điện tử
• Australia: Luật giao dịch điện tử các bang
• Singapore: Luật giao dịch điện tử, năm 1998
3. 1. 1. Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử
Nhằm tạo khung pháp lý cho phát triển thương mại điện tử, năm 1996 Uỷ ban Luật

Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL) đã soạn thảo một luật mẫu về
thương mại điện tử, hình thành những quy định mẫu về thừa nhận giá trị pháp lý của
các thông điệp dữ liệu nhằm bảo vệ về mặt pháp lý cho những tổ chức, cá nhân mong
muốn tham gia thương mại điện tử. Luật mẫu có thể được sử dụng như một tài liệu
tham khảo cho các nước trong quá trình xây dựng pháp luật về thương mại điện tử của
mình. Tinh thần của Luật mẫu là bảo đảm những giao dịch thương mại điện tử được
thừa nhận giá trị pháp lý và nếu cần thiết thì sẽ có những hành động thích hợp để tăng
cường khả năng thi hành cho những giao dịch bằng phương tiện điện tử. Luật mẫu
được soạn thảo dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:
• Tài liệu điện tử có thể được coi là có giá trị pháp lý như tài liệu ở dạng văn bản
nếu thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật nhất định;
• Tự do thoả thuận hợp đồng;
• Tôn trọng việc sử dụng tự nguyện phương thức truyền thông điện tử;
• Giá trị pháp lý của hợp đồng và tính ưu việt của những quy định pháp lý về
hình thức hợp đồng; những đòi hỏi đối với hợp đồng để có giá trị pháp lý và
khả năng được thi hành phải được tôn trọng;
• Áp dụng về mặt hình thức hơn là quan tâm tới nội dung : luật chỉ áp dụng đối
với hình thức hợp đồng mà không đề cập nội dung, trên cơ sở phải thoả mãn
những đòi hỏi pháp lý nhất định;
• Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng phải đi trước. Nhiều quốc gia đã thể hiện
các nguyên tắc và nội dung của luật mẫu UNCITRAL vào hệ thống pháp luật
quốc gia của nước mình.
3. 1. 2. Luật thương mại điện tử của một số nước trên thế giới
Xây dựng khung pháp lý cho TMĐT là việc rất cấp thiết. Để hỗ trợ các hoạt động
TMĐT, nhiều nước trên thế giới đều đã xây dựng khung pháp lý riêng, dựa trên những
khái niệm và những nguyên tắc cơ bản của bộ luật mẫu về Thương mại điện tử của Uỷ
Ban Pháp luật thương mại quốc tế - Liên hợp quốc (UN Commision on International
Trade Law - UNCITRAL) soạn thảo năm 1996. Bộ luật mẫu này cung cấp các nguyên
tắc có tính quốc tế, giải quyết một số trở ngại, nhằm tạo ra môi trường an toàn về pháp
lý cho các hoạt động thương mại điện tử.

Biểu 2. Khung pháp lý cho các hoạt động TMĐT của một số nước trên thế giới
Nước
Australia
Một số văn bản pháp lý
Luật giao dịch điện tử năm 1999 (căn cứ trên luật mẫu về TMĐT
của UNCITRAL) quy định các nghĩa vụ pháp lý với việc phát hành
đối với phương tiện điện tử
Nhật Bản Hàng loạt luật liên quan đến công nghệ thông tin ban hành trong
năm 2000 công nhận tính hiệu lực của việc chuyển các văn bản bằng
phương tiện điện tử. Luật về chữ ký điện tử và tổ chức chứng thực
điện tử của Nhật Bản cũng được ban hành ngày 25/5/2000.
Trung Quốc Luật hợp đồng thừa nhận tính hiệu lực của các hợp đồng điện tử
Đặc khu
Hongkong
Ngày 7/1/2000, Hồng Kông đã ban hành pháp lệnh giao dịch điện
tử. Văn bản này có quy định về chữ ký điện tử, bản ghi điện tử và
được áp dụng rộng rãi cho mọi hoạt động truyền thông, công nhận
tính pháp lý của các giao dịch điện tử.
Hàn Quốc Hàn Quốc có Luật Chữ ký điện tử vào năm 1999 và sửa đổi vào năm
2001
Mehico Nghị định về TMĐT được thông qua năm 2000
New Zealand Luật Giao dịch điện tử (căn cứ vào luật mẫu về TMĐT của
UNCITRAL) ban hành năm 1998, xác định quyền và nghĩa vụ của
các bên tham gia vào một giao dịch điện tử. Luật cũng quy định việc
cấp phép qua thiết bị điện tử đối với khu vực công cộng và trách
nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ thuộc bên thứ ba. Cơ chế giải
quyết tranh chấp điện tử qua Internet được sử dụng để giải quyết
tranh chấp
Thái Lan Luật Giao dịch điện tử của Thái Lan được thông qua vào tháng
10/2000 đã bao quát cả chữ ký điện tử.

Mỹ
Áp dụng Luật thương mại chung
Áp dụng Luật Chuyển tiền điện tử đối với các sản phẩm lưu trữ giá
trị dưới sự kiểm soát của Cục Dự trữ Liên bang.
Luật Giao dịch điện tử thống nhất thông qua năm 1999 thừa nhận
tính bình đẳng của chữ ký điện tử và chữ ký viết tay. Các bang ban
hành luật riêng dựa trên luật giao dịch điện tử thống nhất.
Malaysia Ngày 1/10/1998, Luật về chữ ký điện tử của Malaysia đã có hiệu
lực.
Singapore Ngày 29/6/1998, Luật giao dịch điện tử của Singapore đã ra đời quy
định về chữ ký điện tử, chữ ký số cũng như bản ghi điện tử.
Philipines Luật Thương mại điện tử của Philipines ban hành ngày 14/6/2000 đã
điều chỉnh về chữ ký điện tử, giao dịch điện tử và tội phạm liên quan
tới thương mại điện tử.
Brunei Luật Giao dịch điện tử của Brunei được ban hành tháng 11/2000 bao
quát đến vấn đề hợp đồng điện tử cũng như chữ ký điện tử và chữ ký
số.
Ấn Độ Luật về công nghệ thông tin của Ấn Độ được thi hành từ tháng
10/2000 quy định về chữ ký số và bản ghi điện tử.
3.1.3 Phương diện xuyên biên giới
Để đơn giản hóa thương mại điện tử xuyên biên giới và để bảo vệ người tiêu dùng
tham gia, Chỉ thị thương mại điện tử của EU (chỉ thị 2000/31/EG) được thỏa thuận
như là cơ sở luật pháp và các tiêu chuẩn tối thiểu cho cộng đồng châu Âu. Để đơn
giản hóa giao dịch, trong Liên minh châu Âu, ở những quan hệ nợ do hợp đồng mang
lại, về cơ bản là có sự tự do chọn lựa luật lệ của các bên tham gia. Hợp đồng của
người tiêu dùng, một trong những điều ngoại lệ, được quy định là không được phép
thông qua việc lựa chọn luật lệ mà vô hiệu hóa việc bảo vệ người tiêu dùng xuát phát
từ những quy định bắt buộc của quốc gia mà người tiêu dùng đó đang cư ngụ, nếu khi
trước ký kết hợp đồng có chào mời rõ rệt hay một quảng cáo trong quốc gia người tiêu
dùng đang cư ngụ và hoạt động.

Trong lãnh vực B2B thường là luật của người bán được thỏa thuận để đơn giản hóa.
Việc cùng đưa luật của quốc gia người mua vào sử dụng là phức tạp là vì nếu như thế
người bán phải đối phó với 25 luật lệ khác nhau và phần lớn lại được viết bằng tiếng
nước ngoài. Thế nhưng nguyên tắc quốc gia xuất xứ cũng không phải là hoàn hảo và
nó làm những người mua không am hiểu luật lệ của nước khác không dễ dàng đại diện
được cho quyền lợi của mình. Ngoài ra việc hành luật của từng nước thường khác
nhau và người bán từ một số quốc gia nhất định hay có nhiều lợi thế hơn so với những
người khác. Trên lý thuyết, mỗi nước đều có khả năng thay đổi luật lệ một cách tương
ứng để đẩy mạnh nền kinh tế quốc gia.
Bên cạnh đó, người muốn mua có thể tìm được sản phẩm cần dùng trong Internet với
sự giúp đỡ của các công cụ tìm kiếm và cũng có thể so sánh giá của những người bán
trong các nước khác nhau. Chính vì vậy mà chúng ta có thể dựa vào yếu tố này mà tấn
công vào những thị trường tốt, nhiều lợi nhuận.
Hiện nay, Việt Nam đang từng ngày hoàn thiện hành lang pháp lý, để có thể ứng dụng
triệt để ngành thương mại điện tử nhằm làm giàu cho đất nước, chính vì đây là một
ngành nếu vận dụng đúng sẽ hái ra tiền nên tương lai không xa nó sẽ không ngừng
phát triển, cùng với đó marketing thương mại điện tử cũng không thể đứng yên tại
chỗ. Sự mở rộng của thương mại trên thế giới càng giúp chúng ta có thể tự tin hơn về
một ngày mai tươi sáng của ngành, và cùng nhau xây dựng một con đường mới, rộng
mở để có thể góp phần vào sự phát triển của đât nước.
3.2 Hạ tầng pháp lý trong TMĐT và E-marketing ở Việt Nam
Trước năm 2000, thương mại điện tử còn là thuật ngữ pháp lý mới. Hệ thống pháp
luật Việt Nam có quy định nhưng chưa thể hiện được bản chất và tầm quan trọng của
thương mại điện tử. Luật Thương mại năm 1997 nhắc tới hình thức hợp đồng bằng
phương tiện điện tử như fax, telex, thư điện tử và coi chúng làvăn bản (Điều 49). Quy
định này chỉ mang tính hình thức và chưa cụ thể hoá các khía cạnh kỹ thuật đủ cho
việc áp dụng một cách có hiệu quả. Một số vụ án kinh tế liên quan tới giá trị chứng cứ
của thư điện tử, bản fax trong giao dịch hợp đồng, nhưng các quy định pháp lý chưa
đủ để giải quyết.
Trong giai đoạn 2000-2003, một số văn bản pháp lý chuyên ngành đã có những quy

định khá cụ thể về giao dịch điện tử, như Bộ luật Hình sự năm 2000, Luật Hải quan
năm 2001, Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001, những văn bản dưới luật trong lĩnh vực
ngân hàng. Tuy nhiên, do nhận thức chưa toàn diện về thương mại điện tử, các chế
định pháp lý trên còn thiếu cơ sở cụ thể, vì vậy dẫn tới việc khó áp dụng trên thực tế
3.2.1 Một số nghị định, quy định, văn bản về giao dịch trong TMĐT:
 Luật Giao dịch Điện tử: Luật này là văn bản nền tảng cho mọi hoạt động
giao dịch điện tử nói chung và thương mại điện tử nói riêng. Luật đã được
Quốc hội thông qua ngày 29.11.2005 và có hiệu lực từ ngày 1.3.2006.

Nghị định về Thương mại điện tử: Quy định về việc sử dụng thông điệp dữ
liệu trong hoạt động thương mại (gọi là “chứng từ điện tử”) được Chính phủ
ban hành ngày 9.6.2006.
 Nghị định về Chữ ký số và chứng thực điện tử: Quy định về việc sử dụng
chữ ký số và dịch vụ chứng thực điện tử.
 Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng: Quy định về giao
dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.
 Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính: Quy định về giao
dịch điện tử trong ngành tài chính.
 Nghị định về Mật mã dân sự: Quy định về việc nghiên cứu, sản xuất, áp
dụng các biện pháp mã hóa phục vụ mục đích dân sự, kinh tế.
 Luật Công nghệ thông tin,

Kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010.
Hạ tầng pháp lý trong TMĐT hiện chủ yếu dựa Luật giao dịch điện tử 2005 (ban hành
ngày 29/11/2005) và Luật Công nghệ thông tin quy định chung về hoạt động ứng
dụng và phát triển công nghệ thông tin cùng những biện pháp bảo đảm hạ tầng công
nghệ cho các hoạt động này. Và năm 2013, TMĐT Việt Nam có thêm một nghị định
mới, quản lý chặt chẽ hơn các website TMĐT.
 Luật giao dịch điện tử:
Luật được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực

từ ngày 01/03/2006. Luật có 8 chương, 54 điều quy định về thông điệp dữ liệu, chữ ký
điện tử, giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử an ninh, an toàn, bảo vệ bảo mật trong
giao dịch điện tử giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong giao dịch điên tử. Luật
này nhấn mạnh nguyên tắc tiến hành giao dịch điện tử là tự nguyện, tự thỏa thuận về
việc lựa chọn công nghệ để thực hiện giao dịch, trung lập về công nghệ đảm bảo sự
bình đẳng và an toàn. Luật công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử nêu lên nghĩa
vụ của bên ký, bên chấp nhận chữ ký và tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký
điện tử.
 Luật công nghệ thông tin:
Kỳ họp thứ chín Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật Công nghệ thông tin, ngày 12
tháng 7 năm 2006 Chủ tịch nước đã ban hành Lệnh số 09/2006/L-CTN công bố Luật
có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007. Luật Công nghệ thông tin là một
đạo luật quan trọng quy định về hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông
tin; các biện pháp bảo đảm ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; quyền và
nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin.
 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP:
Thương mại điện tử Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, ồ ạt, các website mọc
lên ngày càng nhiều, mà có thể nói, trong thời gian qua nhà nước khó có thể kiểm soát
được mọi hành vi biến tướng, mua bán lừa gạt, các thông tin tràn lan vô căn cứ sai sự
thật. Bởi có lẽ một phần do tốc độ phát triển TMĐT Việt Nam quá nhanh kèm theo nó
là hành lang pháp lý về vấn đề này chưa chuyên sâu, thiết thực và hợp lý.
Trong năm 2013, Chính phủ đã ban hành một nghị định mới, nghị định này quy định
về việc phát triển, ứng dụng và quản lý hoạt động TMĐT.
Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử có hiệu lực thi hành từ 1/7/2013.
Nghị định cụ thể 3 cấp độ quản lý đối với hoạt động TMDT. Đối với các thương nhân,
tổ chức, cá nhân khi thiết lập website TMDT bán hàng phải làm thủ tục thông báo với
cơ quan quản lý nhà nước. Các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ TMDT hoặc tổ
chức đánh giá tín nhiệm website TMDT phải tiến hành đăng ký. Các tổ chức đánh giá
và chứng nhận chính sách bảo vệ thông tin cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng

thực hợp đồng điện tử phải xin cấp phép trước khi hoạt động.
Các thủ tục thông báo website TMDT bán hàng và đăng ký website cung cấp dịch vụ
TMDT được thực hiện trực tuyến tạo cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại
điện tử do bộ công thương chủ trì. Cổng thông tin này, cũng là nơi công bố công khai
danh sách các website đã thực hiện thủ tục thông báo, đăng ký và các website vi phạm
quy định pháp luật, đồng thời là nơi tiếp nhận ý kiến của người dân về website TMDT
có hành vi vi phạm để xử lý.
Ngoài ra:
1) Bộ luật dân sự: Tại khoản 1 điều 124 “hình thức giao dịch dân sự” của bộ luật
dân sự (Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/06/2005 và có hiệu
lực từ ngày 01/01/2006) quy định “giao dịch dân sự thông qua phương tiện
điện tử với hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản”.
2) Luật hải quan: Luật hải quan (sửa đổi) được quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 7
thông qua ngày 14/06/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 có bổ sung một
số quy định về trình tự khai hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng
TMĐT.
3) Luật sở hữu trí tuệ: Luật sở hữu trí tuệ được quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 8
thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 thể hiện một
bước tiến trong việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật bảo hộ quyền sở
hưu trí tuệ. Luật này có một số điều khoản liên quan tới TMĐT như quy định
về các hành vi bị xem là xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trong môi
trường điện tử như cố ý hủy bỏ, thay đổi thông tin quản lý…
3.2.2 Hạ tầng pháp lý marketing TMĐT :
Có thể nói cho đến nay chưa có bất kỳ một quy định, văn băn pháp lý cụ thể nào về
marketing TMĐT. Tuy nhiên Marketing TMĐT là một hình thức truộc TMĐT, các
quy định trong giao dịch TMĐT, cũng được áp dụng trong Mar TMĐT. Hiện nay văn
bản có giá trị cao nhất trong hệ thống văn bản pháp luật về quảng cáo là “Pháp lệnh
quảng cáo 39/2001/PL-UBTVQH10" ngày 16/11/2001. Pháp lệnh này được ban hành
nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về quảng cáo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người tiêu dùng, của tổ chức, cá nhân trong hoạt động quảng cáo, góp phần

thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội. Pháp lệnh quảng cáo đã tạo ra hành lang pháp lý cơ
bản định hướng cho ngành quảng cáo.
Đây là pháp lệnh về quảng cáo nói chung gồm cả quảng cáo truyền thống và báo điện
tử. Báo điện tử và mạng thông tin máy tính được xem là một trong những phương
tiện quảng cáo và được điều chỉnh tại Pháp lệnh Quảng cáo cũng như các văn bản
bên dưới. Tuy nhiên, các quy định liên quan đến loại hình quảng cáo này còn khá sơ
lược và chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng của hoạt động tiếp thị, quảng cáo
điện tử trên thực tế.
Một số văn bản quan trọng khác quy định về lĩnh vực quảng cáo là Nghị định số
24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo và
Thông tư 43/2003/TT-BVHTT ngày 16/7/2003. Hướng dẫn thực hiện Nghị định số
24/20030NĐ-CP. Trong các văn bản này, quảng cáo trên mạng cũng được điều chỉnh,
tuy nhiên các quy định còn chứa đựng nhiều bất cập và chưa thực sự tạo điều kiện cho
sự phát triển của loại hình quảng cáo này.
Trong các loại hình quảng cáo sử dụng phương tiện điện tử, quảng cáo qua thư điện tử
và tin nhắn di động có những đặc thù riêng, khác biệt hẳn với các phương thức quảng
cáo truyền thống. Đó là khả năng hướng đối tượng và tính cá biệt hóa cao, đồng nghĩa
với rủi ro cao về xâm phạm quyền riêng tư thông tin của đối tượng nhận quảng cáo.
Do đó, một văn bản riêng điều chỉnh vấn đề này đã được ban hành là Nghị định số
90/2008/NĐ-CP về chống thư rác.
Mặc dù Pháp lệnh về Quảng cáo và Nghị định số 24/2003/NĐ-CP quy định chi tiết
thi hành Pháp lệnh Quảng cáo công nhận hình thức quảng cáo trên mạng thông tin
máy tính nói chung và trang thông tin điện tử nói riêng, nhưng những quy định quá
khắt khe và hầu như không có khả năng thực thi đã làm mất đi vai trò điều chỉnh
của các văn bản pháp quy này.
Sự bất hợp lý của các quy định về quảng cáo trên mạng thông tin máy tính:
Khoản 2 Mục III Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT hướng dẫn thực hiện Nghị định
24/2003/NĐ- CP quy định:
a) Sản phẩm quảng cáo thực hiện trên mạng thông tin máy tính (bao gồm cả mạng
kinh doanh dịch vụ quảng cáo và trang tin điện tử website) phải gửi trực tiếp hoặc

qua đường bưu chính đến Cục Văn hoá - Thông tin cơ sở trước khi thực hiện quảng
cáo;
b) Trường hợp Cục Văn hoá - Thông tin cơ sở có yêu cầu sửa đổi sản phẩm quảng
cáo trước khi đưa lên mạng thông tin máy tính thì người thực hiện quảng cáo có
trách nhiệm sửa đổi theo yêu cầu của Cục Văn hoá - Thông tin cơ sở.
Trường hợp người thực hiện quảng cáo không nhất trí với yêu cầu sửa đổi sản phẩm
quảng cáo thì Cục Văn hoá - Thông tin cơ sở có quyền không cho phép thực hiện
quảng cáo trên mạng thông tin máy tính;
c) Hồ sơ đăng ký thực hiện quảng cáo trên mạng thông tin máy tính bao gồm:
- Đăng ký thực hiện quảng cáo trên mạng thông tin máy tính, số lượng sản phẩm
quảng cáo, thời gian thực hiện quảng cáo trên mạng thông tin máy tính.
- Bản sao có giá trị pháp lý giấy phép cung cấp thông tin trên mạng thông tin máy
tính (ICP) hoặc giấy phép lập trang tin điện tử (Website).
- Bản sao có giá trị pháp lý giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ quảng cáo
(đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đăng ký kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên
mạng thông tin máy tính).
- Đĩa hoặc sản phẩm có chứa các sản phẩm quảng cáo (hai bản).
Những quy định trên, được xây dựng theo mô hình quản lý áp dụng cho các phương
tiện quảng cáo truyền thống, hoàn toàn không phù hợp với đặc thù của môi trường
điện tử và làm mất đi đáng kể ưu thế của quảng cáo trực tuyến. Đặc biệt, quy trình
đăng ký thực hiện quảng cáo như quy định tại Thông tư 43 hầu như không khả thi
đối với quảng cáo qua thư điện tử, và trong thực tế cũng đã không áp dụng cho hình
thức này.
Bởi vì không có một quy định pháp lý cụ thể nào về Marketing TMĐT, cho nên trong
thời gian qua tuy hình thức này phát triển với tốc độ nhanh và đóng vai trò rất lớn đối
với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tuy nhiên đi theo nó là những vấn đề
về an toàn thông tin, về sảm phẩm, vấn đề quyền lợi của người tiêu dùng cũng gặp
nhiều điều xấu. Như các hình thức quảng cáo tuyên truyền không đúng sự thật, các
quảng cáo đôi khi bị sao chép mất đi quyền sở hữu…
Các quy định đưa ra tuy nhiên thời gian áp dụng, ứng vào thực tế lại rất chậm chễ và

không được kiểm chứng sát sao, hiệu quả không cao, các vấn đề về lừa đảo, quyền
chủ sở hữu, các nguyên tắc số hóa vẫn bị vi phạm.
3.3: Ảnh hưởng hạ tầng pháp lý tới các hoạt động e-marketing:
a. Tích cực:
Thương mại điện tử phát triển rất nhanh ở Việt Nam, có rất nhiều người sử dụng mạng
Internet để giải trí cũng như tìm kiếm thông tin. Chính vì vậy mà việc marketing các
sản phẩm trên mạng là rất cần thiết đối với doanh nghiệp. Hầu như các doanh nghiệp
lớn đều đã sử dụng thương mại điện tử vào marketing của doanh nghiệp mình. Đối với
việc này, Nhà nước ta cũng đã ban hành một số luật như ở phần trên chúng tôi đã đưa
ra. Tuy nhiên, việc quản lý các hoạt động trên Internet vẫn còn chưa hoàn thiện, chính
vì thế mà các bộ luật về thương mại điện tử ở Việt Nam đã có rất nhiều tác động tích
cực lẫn tiêu cực đến việc quản trị marketing thương mại điện tử ở các doanh nghiệp.
- Ngày 16 tháng 5 năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2013/NĐ-
CP về thương mại điện tử thay thế cho Nghị định năm 2006. Nghị định mới đã
quy định những hành vi bị cấm trong thương mại điện tử, quy định chặt chẽ
trách nhiệm của các thương nhân cung cấp các dịch vụ bán hàng trực tuyến,
trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử. Chính bộ
luật này đã giúp cho những doanh nghiệp có uy tín phát triển và loại bỏ bớt
những doanh nghiệp có ý muốn trục lợi. Người tiêu dùng tin tưởng vào các
hoạt động marketing thương mại điện tử hơn. Các nhà quản trị có thể nhờ thế
mà tìm được những trang web, những phương tiện trên Internet được người
tiêu dùng tin cậy để quảng cáo trên đó. Tạo lòng tin cho khách hàng. Các
website đáng tin cậy sẽ được dán nhẵn SafeWeb (hệ thống tiêu chuẩn trong
giao dịch thương mại Điện tử Việt Nam).
- Các bộ luật được thắt chặt hơn sẽ giảm bớt nguy cơ bị tổn thất do mất mát,
doanh nghiệp sẽ được đền bù thiệt hại xứng đáng nếu bị xâm phạm, việc quản
trị marketing thương mại điện tử cũng vì thế mà được đảm bảo hơn.
- Các website cũng được quy định về tỉ lệ phần trăm quảng cáo, điều này giúp
nhà quản trị sẽ có chiến lược cụ thể để giành được vị trí đẹp trên website uy tín,
đảm bảo sự công bằng.

- Các hoạt động e-marketing phải có hợp đồng, chữ ký điện tử, chứng từ đầy đủ,
nên các nhà quản trị có thể yên tâm về vấn đề hợp đồng. Nếu bên kia có vi
phạm thì vẫn có chứng từ xác thực, đảm bảo quyền lời của nhà quản trị.
- Tuy nhiên, luật của Việt Nam về vấn đề này vẫn chưa được hoàn thiện, chính
vì thế mà các nhà quản trị có thể lách được luật. Ví dụ: Việc bản quyền trên
mạng vẫn chưa có bộ luật nào cụ thể, nhà quản trị có thể sử dụng việc này để
sử dụng lại các cách thức, hình thức marketing của doanh nghiệp khác.
- Không có việc marketing tràn lan, chính vì thế mà các nhà quản trị có thể sử
dụng tất cả các phương tiện mà có doanh nghiệp mình có đủ điều kiện sử dụng.
b. Tiêu cực
Hiện nay có các quy định về quảng cáo trên mạng vẫn còn chứa nhiều bất cập và chưa
thực sự tạo điều kiện cho sự phát triển của loại hình quảng cáo nơi riêng và E- MKT
nói chung, chẳng hạn:
- Trong nghị định 24 quy định phải gửi sản phẩm quảng cáo đến Bộ văn hóa
thông tin trước khi thực hiện quảng cáo ít nhất 10 ngày làm việc. Hay thông tư
43 quy định sản phẩm quảng cáo thực hiện trên mạng thông tin máy tính không
phân biệt pháp nhân Việt Nam hay nước ngoài đều phải gửi trực tiếp hay qua
đường bưu chính đến cục văn hóa thông tin cơ sở trước khi thực hiện quảng
cáo. Đồng thời trong hồ sơ thực hiện quảng cáo phải bao gồm cả đĩa mềm, CD
hoặc các sản phẩm chứa các sản phẩm quảng cáo.
Những quy định này quá phức tạp và không khả thi vì nội dung quảng cáo trên
mạng thông tin máy tính chuyển tải liên tục, thay đổi thường xuyên với số lượng
rất lớn. Vì vậy quy định trên rất khó thực hiện, gây khó khăn cho cả cơ quan quản
lí lẫn các doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo trên mạng.
- Để hạn chế một số quy định trong luật quảng cáo, bộ văn hóa, thể thao và du
lịch đã soạn thảo ra dự thảo luật quảng cáo nhằm bảo đảm tính thống nhất trong
hệ thống pháp luật. Dự thảo đã đưa ra một số quy định mới về quảng cáo như:
tất cả các quảng cáo sẽ không được đăng trên trang chủ; quảng cáo sẽ không
được vượt quá 10% diện tích, trừ các trang chuyên quảng cáo; diện tích quảng
cáo chỉ được đặt ở bên trái hoặc bên phải khuôn hình quảng cáo, không được

vượt quá 10% khuôn hình các trang chuyên của báo. Nếu có cơ quan báo chí có
nhu cầu vượt quá 10% diện tích phải xin phép ra trang chuyên quảng cáo.
Các quy định này tuy có phần đổi mới so với pháp lệnh quảng cáo nhưng nó
không phù hơp bởi dung lượng trên báo điện tử không cố định nên việc quy
định 10% sẽ khó xác định, hơn nữa mỗi báo điện tử lại có một giao diện khác
nhau.
Những quy định cứng nhắc như vậy không những gây khó khăn cho các trang web nói
riêng mà còn làm cho chính các doanh nghiệp có nhu cầu quảng bá thương hiệu, sản
phẩm chịu thiệt thòi vì chính hị cũng bị ảnh hưởng khi bị hạn chế quảng cáo.
4. Giải pháp củng cố vấn đề pháp lý
Nhà nước cần quan tâm hơn nữa các vấn đề về TMĐT nói chung và Marketing TMĐT
nói riêng.
Tham khảo các mô hình luật pháp các nước khác và các tổ chức đa phương, ví dụ như
sắc lệnh giao dịch điện tử của Singapore, luật thương mại điện tử của UNCITRAL…
khi soạn thảo luật pháp cho việc phân tích và ứng dụng e-marketing thích hợp với
điều kiện Việt Nam.
Khung pháp lý toàn diện cho lĩnh vực TMĐT Việt Nam và E-marketing cần kết hợp
các biện pháp hiện hành và biện pháp được ban hành mới.
Nhà nước cần ban hành một số chính sách nhằm thúc đẩu nhanh các hoạt động TMĐT
Chính sách đầu tư: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho TMĐT, ưu tiên khu vực CNTT,
hệ thống thanh toán tự động, bảo mật và an toàn, tiêu chuẩn hóa công nghiệp và
thương mại.
Chính sách thuế: ưu đãi thuế để khuyến khích phát triển các doanh nghiệp kinh doanh
dung liệu số hóa, doanh nghiệp phần mềm và các chương trình đào tạo về TMĐT, E-
marketing
Chính sách giá cả: áp dụng mức “giá trầ” cho các dịch vụ viễn thông – internet –
TMĐT, kích thích sự phát triển
Chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: chính phủ cần ban hành các chính sách các
quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong TMĐT.

×