Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA THAY ĐỔI LÃI SUẤT ĐẾN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.15 KB, 88 trang )

Phân tích ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt động kinh doanh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QTKD

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA
THAY ĐỔI LÃI SUẤT ĐẾN TÌNH
HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ


Giáo viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện:
TS. Võ Thành Danh Lý Ngọc Hoà
Mssv : 4043427
Lớp : Tài Chính 02 – K30
GVHD: Võ Thành Danh i SVTH: Lý Ngọc Hoà
Cần Thơ - 2008
Phân tích ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt động kinh doanh
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1:
CH NG 1ƯƠ 1
GI I THI UỚ Ệ 1
1.1. t v n đ nghiên c uĐặ ấ ề ứ 1
1.1.1. S c n thi t nghiên c u c a đ tàiự ầ ế ứ ủ ề 1
1.1.2. C n c khoa h c và th c ti nă ứ ọ ự ễ 2
1.2. M c tiêu nghiên c uụ ứ 3
1.2.1 M c tiêu chungụ 3
1.2.2. M c tiêu c thụ ụ ể 3
1.3. Ph m vi nghiên c uạ ứ 4


1.3.1. Không gian 4
1.3.2. Th i gianờ 4
1.3.3. i t ng nghiên c uĐố ượ ứ 4
1.4 L c kh o tài li u có liên quan đ n đ tài nghiên c uượ ả ệ ế ề ứ 4
CH NG 2ƯƠ 6
PH NG PHÁP LU N VÀ PH NG PHÁP NGHIÊN C UƯƠ Ậ ƯƠ Ứ 6
2.1. Ph ng pháp lu nươ ậ 6
2.1.1. Khái ni m r i ro lãi su tệ ủ ấ 6
2.1.2. Tính ch t r i ro lãi su tấ ủ ấ 8
2.1.2.1. Ngân hàng v th tài trở ị ế ợ 8
2.1.2.2. Ngân hàng v th tái đ u tở ị ế ầ ư 8
2.1.3. Các tr ng h p x y ra r i ro lãi su tườ ợ ả ủ ấ 9
2.1.3.1. R i ro thay đ i lãi su t bi n đ iủ ổ ấ ế ổ 9
2.1.3.2. R i ro thay đ i lãi su t c đ nhủ ổ ấ ố ị 10
2.1.4. Mô hình đ nh giá l i trong đo l ng r i ro lãi su tị ạ ườ ủ ấ 11
2.1.5. M t s ch tiêu đánh giá r i ro lãi su tộ ố ỉ ủ ấ 12
2.1.5.1. H s r i ro lãi su tệ ố ủ ấ 12
2.1.5.2. H s chênh l ch lãi thu nệ ố ệ ầ 12
2.1.6. M t s khái ni m liên quan đ n mô hình đ nh giá l iộ ố ệ ế ị ạ 12
2.1.6.1. Tài s n nh y c m lãi su tả ạ ả ấ 12
2.1.6.2. Ngu n v n nh y c m lãi su tồ ố ạ ả ấ 12
2.1.6.3. T l thu nh p lãi c n biên (NIM)ỷ ệ ậ ậ 13
2.2. Ph ng pháp nghiên c uươ ứ 13
2.2.1. Ph ng pháp thu th p s li uươ ậ ố ệ 13
2.2.2. Ph ng pháp phân tích s li uươ ố ệ 13
CH NG 3ƯƠ 15
GVHD: Võ Thành Danh ii SVTH: Lý Ngọc Hoà
Phân tích ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt động kinh doanh
GI I THI U V NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN TH NG TÍN CHI NHÁNH C N THỚ Ệ Ề ƯƠ Ầ Ơ
15

3.1. L ch s hình thành và phát tri n ị ử ể 15
3.1.1. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Th ng Tínươ 15
3.1.2. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Th ng Tín chi nhánh C n Thươ ầ ơ 16
3.1.2.1. Quá trình hình thành và phát tri nể 16
3.1.2.2. Ch c n ng ho t đ ng c a chi nhánhứ ă ạ ộ ủ 17
3.2. B máy qu n lí c a Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Th ng Tín chi nhánh C n Th .ộ ả ủ ươ ầ ơ 17
3.2.1. Tình hình nhân sự 17
3.2.2. Ch c n ng các phòng banứ ă 18
3.2.2.1. Phòng Giám cĐố 18
3.2.2.2. Phòng Phó Giám cĐố 18
3.2.2.3. Phòng Doanh nghi pệ 18
3.2.2.4. Phòng Cá Nhân 19
3.2.2.5. Phòng H Trỗ ợ 19
3.2.2.6. Phòng K toán và Quế ỹ 19
3.2.2.7. Phòng Hành Chánh 19
3.2.2.8. Phòng Giao D chị 20
3.2.3. S đ c c u t ch c c a Sacombankơ ồ ơ ấ ổ ứ ủ 20
3.2.3. Phân đo n th tr ng m c tiêuạ ị ườ ụ 23
3.2.4. Các s n ph m d ch v c a chi nhánhả ẩ ị ụ ủ 23
3.3. ánh giá chung v ho t đ ng kinh doanhĐ ề ạ ộ 24
3.3.1. Thu nh pậ 24
3.3.2. Chi phí 25
3.3.3. L i nhu nợ ậ 25
3.4. Nh ng thu n l i và khó kh n c a ngân hàngữ ậ ợ ă ủ 28
3.4.1. Thu n l iậ ợ 28
3.4.2. Khó kh nă 29
3.5. nh h ng phát tri n c a ngân hàng Sacombank C n Th n m 2008Đị ướ ể ủ ầ ơ ă 31
CH NG 4ƯƠ 32
PHÂN TÍCH R I RO LÃI SU T T I NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN TH NG TÍN CHIỦ Ấ Ạ ƯƠ
NHÁNH C N THẦ Ơ 32

4.1. Khái quát v c c u tài s n và ngu n v n c a ngân hàng qua ba n m 2005 – 2007ề ơ ấ ả ồ ố ủ ă
32
4.1.1. Phân tích c c u ngu n v n c a ngân hàngơ ấ ồ ố ủ 32
4.1.2. Phân tích c c u tài s n c a ngân hàngơ ấ ả ủ 36
4.2. Phân tích tình hình bi n đ ng c a tài s n và ngu n v n nh y c m v i lãi su tế ộ ủ ả ồ ố ạ ả ớ ấ 38
4.2.1. Phân tích tình hình bi n đ ng c a tài s n nh y c m v i lãi su tế ộ ủ ả ạ ả ớ ấ 38
4.2.1.1. Cho vay ng n h nắ ạ 39
GVHD: Võ Thành Danh iii SVTH: Lý Ngọc Hoà
Phân tích ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt động kinh doanh
4.2.1.2. u t vào ch ng khoán chính ph ng n h nĐầ ư ứ ủ ắ ạ 44
4.2.1. Phân tích tình hình bi n đ ng c a ngu n v n nh y c m v i lãi su tế ộ ủ ồ ố ạ ả ớ ấ 45
4.2.1.1. Khái quát v tình hình huy đ ng v n c a ngân hàngề ộ ố ủ 45
4.2.1.1.1. Ti n g i ti t ki mề ử ế ệ 46
4.2.1.1.2. Ti n g i c a các t ch c tín d ngề ử ủ ổ ứ ụ 47
4.2.1.2. Phân tích tính hình bi n đ ng c a ngu n v n nh y c m lãi su tế ộ ủ ồ ố ạ ả ấ 50
4.3. Phân tích nh h ng c a thay đ i lãi su t đ n tình hình ho t đ ng kinh doanhả ưở ủ ổ ấ ế ạ ộ
c a ngân hàng theo mô hình đ nh giá l iủ ị ạ 53
CH NG 5ƯƠ 68
M T S GI I PHÁP QU N LÝ R I RO LÃI SU T T I NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒNỘ Ố Ả Ả Ủ Ấ Ạ
TH NG TÍN CHI NHÁNH C N THƯƠ Ầ Ơ 68
5.1. Nh n xét nh ng m t làm đ c và nh ng m t t n t i trong công tác qu n lý r i roậ ữ ặ ượ ữ ặ ồ ạ ả ủ
lãi su tấ 68
5.2. M t s gi i pháp góp ph n nâng cao qu n tr r i ro lãi su t t i ngân hàng ộ ố ả ầ ả ị ủ ấ ạ 70
5.3. M t s bi n pháp ch y u nh m h n ch r i ro lãi su t t i ngân hàngộ ố ệ ủ ế ằ ạ ế ủ ấ ạ 72
CH NG 6ƯƠ 75
K T LU N VÀ KI N NGHẾ Ậ Ế Ị 75
6.1. K t lu nế ậ 75
6.2. Ki n nghế ị 76
6.2.1. i v i ngân hàng TMCP Sài Gòn Th ng Tín chi nhánh C n ThĐố ớ ươ ầ ơ 76
6.2.2. i v i ngân hàng Nhà N c Vi t NamĐố ớ ướ ệ 77

6.2.3. i v i Nhà N c và chính quy n đ a ph ngĐố ớ ướ ề ị ươ 77
6.2.3.1. Nhà n c c n ph i xây d ng m t Th tr ng tài chính – ti n t phát ướ ầ ả ự ộ ị ườ ề ệ
tri n ể 77
6.2.3.2. C n có c quan d báo s thay đ i c a lãi su tầ ơ ự ự ổ ủ ấ 78
6.2.3.3. ng và nhà n c c n ph i hoàn thi n các v n b n pháp lý v vi c đo Đả ướ ầ ả ệ ă ả ề ệ
l ng và qu n lý r i ro lãi su t t i các ngân hàng th ng m iườ ả ủ ấ ạ ươ ạ 78
TÀI LI U THAM KH OỆ Ả 80
DANH MỤC BẢNG
Trang
B NG 1 : CÁC KHO N CHO VAY VÀ I VAY V I TH I H N 1 N M VÀ LÃI SU TẢ Ả Đ Ớ Ờ Ạ Ă Ấ
4% 8
B NG 2 : CÁC KHO N CHO VAY VÀ I VAY V I TH I H N 2 N M VÀ LÃI SU TẢ Ả Đ Ớ Ờ Ạ Ă Ấ
5% 9
GVHD: Võ Thành Danh iv SVTH: Lý Ngọc Hoà
Phân tích ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt động kinh doanh
B NG 3: S THAY I C A LÃI SU T NH H NG N THU NH PẢ Ự ĐỔ Ủ Ấ Ả ƯỞ ĐẾ Ậ 12
B ng 4: TRÌNH V N HOÁ C A CÁN B NGÂN HÀNGả ĐỘ Ă Ủ Ộ 18
B ng 5: K T QU HO T NG KINH DOANH C A SACOMBANK C N THả Ế Ả Ạ ĐỘ Ủ Ầ Ơ
N M (2005 – 2007)Ă 26
B ng 6: C C U NGU N V N C A NGÂN HÀNG QUA BA N Mả Ơ Ấ Ồ Ố Ủ Ă 33
B ng 7: T NG K T TÀI S N C A NGÂN HÀNG SACOMBANK QUA BA N Mả Ổ Ế Ả Ủ Ă
(2005 – 2007) 37
B ng 8: TÀI S N NH Y C M V I LÃI SU T QUA BA N M (2005 – 2007)ả Ả Ạ Ả Ớ Ấ Ă 39
B ng 9: DOANH S CHO VAY NG N H N THEO THÀNH PH N KINH T QUAả Ố Ắ Ạ Ầ Ế
BA N M (2005 -2007)Ă 41
B ng 10: TÌNH HÌNH HUY NG V N TRONG BA N M (2005 – 2007)ả ĐỘ Ố Ă 49
B ng 11: TÌNH HÌNH NGU N V N NH Y C M V I LÃI SU T C A NGÂN HÀNGả Ồ Ố Ạ Ả Ớ Ấ Ủ
SACOMBANK C N TH TRONG BA N M (2005 – 2007)Ầ Ơ Ă 52
B ng 12: PHÂN TÍCH TR NG THÁI NH Y C M LÃI SU T C A NGÂN HÀNGả Ạ Ạ Ả Ấ Ủ
SACOMBANK C N TH QUA BA N M (2005 – 2007)Ầ Ơ Ă 54

B ng 13 : CHI PHÍ TR LÃI C A NGÂN HÀNG SACOMBANK QUA BA N M THEOả Ả Ủ Ă
LÃI SU TẤ 58
B ng 14 : THU T LÃI C A NGÂN HÀNG QUA BA N M THEO LÃI SU Tả Ừ Ủ Ă Ấ 59
B ng 15 : THU NH P THU N T TI N LÃI C A NGÂN HÀNG SACOMBANK QUAả Ậ Ầ Ừ Ề Ủ
BA N MĂ 61
B ng 16: PHÂN TÍCH TÀI S N – NGU N V N PHÂN NHÓM THEO KHO N M Cả Ả Ồ Ố Ả Ụ
NH Y C M LÃI SU TẠ Ả Ấ 62
B ng 17: PHÂN TÍCH TÀI S N – NGU N V N PHÂN NHÓM THEO KHO N M Cả Ả Ồ Ố Ả Ụ
NH Y C M LÃI SU T T NG 1%Ạ Ả Ấ Ă 63
B ng 18: PHÂN TÍCH TÀI S N – NGU N V N PHÂN NHÓM THEO KHO N M Cả Ả Ồ Ố Ả Ụ
NH Y C M LÃI SU T KHÔNG CÙNG M C Ạ Ả Ấ Ứ ĐỘ 65
B ng 19: THU NH P THU N T TI N LÃI C A NGÂN HÀNG SACOMBANK C Nả Ậ Ầ Ừ Ề Ủ Ầ
TH KHI LÃI SU T BI N NGƠ Ấ Ế ĐỘ 67
GVHD: Võ Thành Danh v SVTH: Lý Ngọc Hoà
Phân tích ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt động kinh doanh
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1: BI U KHÁT QUÁT V C C U NGU N V N C A NGÂN HÀNGỂ ĐỒ Ề Ơ Ấ Ồ Ố Ủ
SACOMBANK C N TH QUA BA N M (2005 -2007)Ầ Ơ Ă 34
Hình 2: KHÁI QUÁT V V N HUY NG C A NGÂN HÀNG SACOMBANK C NỀ Ố ĐỘ Ủ Ầ
TH QUA BA N M (2005 -2007)Ơ Ă 50
Hình 3:CHÊNH L CH GAP QUA BA N M (2005 – 2007)Ệ Ă 56
GVHD: Võ Thành Danh vi SVTH: Lý Ngọc Hoà
Phân tích ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt động kinh doanh
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
NHTM: Ngân hàng thương mại
CP: Cổ phần
LS: Lãi suất
NHNN: Ngân hàng nhà nước

NN
0
& PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TCTD: Tổ chức tín dụng
DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
TCKT: Tổ chức kinh tế
TSCĐ: Tài sản cố định
NCLS: Nhạy cảm lãi suất
TNT: Thu nhập thuần
TIẾNG ANH
WTO: World Trade Organization
GVHD: Võ Thành Danh vii SVTH: Lý Ngọc Hoà
Phân tích ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt động kinh doanh
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro trong kinh doanh là không thể tránh
khỏi, đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có phản ứng dây
chuyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp khi trong nền kinh tế thị
trường có sự thay đổi, chẳng hạn là lãi suất hay là tỷ giá Sự sụp đổ của ngân
hàng ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của
một nước. Chính vì vậy, ngày nay trên thế giới, khoa học và công nghệ về quản
lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng đã đạt được trình độ tiên tiến, hiên đại. Đó
là việc áp dụng phương pháp lượng hoá các rủi ro như: rủi ro lãi suất, rủi ro tín
dụng, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động ngoại bảng …, đồng thời
sử dụng các công cụ hiện đại vào việc phòng chống các rủi ro như hợp đồng kỳ
hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn.
Kể từ ngày 30-5-2002, khi mà lãi suất được tự do hoá các lực lượng thị

trường sẽ tác động làm cho lãi suất thay đổi thường xuyên, biến động thất thường
và khó dự đoán, điều này khiến cho các NHTM phải đối mặt thật sự với nguy cơ
tiềm ản rủi ro lãi suất. Mặt khác, trong xu hướng hội nhập kinh tế quôc tế, xu
hướng tự do hoá hoàn toàn lãi suất, cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính nói
chung và giữa các NHTM nói riêng trở nên ngày càng mạnh mẽ, dẫn đến chênh
lệch giữa lãi suất đầu ra – đầu vào cũng đã bị rút ngắn rất nhiều. Chính những
yếu tố trên đã gây áp lực cho nên quản lý rủi ro lãi suất trở thành trọng tâm chú ý
đối với các nhà quản lý ngân hàng nói chung và NHTMCP SÀI GÒN THƯƠNG
TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ nói riêng, phải có ý thức cao và có các biện pháp
quản lý rủi ro lãi suất một cách hiệu quả nhất.
Trong thời gian qua qua ở Việt Nam, cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng
đang ngày càng trở nên nóng bỏng thì rủi ro lãi suất là khó tránh khỏi đối với các
ngân hàng hiện nay. Đó là một loạt các phản ứng dây chuyền, khi lãi suất tăng
khiến chi phí huy động tăng, người đi vay cũng phải chịu chi phí cao hơn, rủi ro
thất bại của dự án đầu tư cũng tăng theo và nếu quá ngưỡng sẽ dẫn đến nguy cơ
vỡ nợ. Nhưng điều đáng lo ngại hơn là chính các ngân hàng đang sử dụng lãi suất
GVHD: Võ Thành Danh 1 SVTH: Lý Ngọc Hoà
Phân tích ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt động kinh doanh
như một vũ khí lợi hại trọng “cuộc chiến” giành giật thị phần khiến thị trường
“nóng” lên và doanh nghiệp phải vã mồ hôi hột.
Với tính chất thời sự và tầm quan trọng như vậy, chúng ta cần phải đi vào
phân tích những ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt động kinh
doanh của ngân hàng một cách sâu sắc toàn diện nhằm phát huy tối đa năng lực
quản lý đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại của việc thay đổi lãi
suất gây ra cho bản thân ngân hàng cũng như cho nền kinh tế - xã hội của nước
ta. Đó cũng chính là lý do mà quyết định chọn đề tài “PHÂN TÍCH NHỮNG
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THAY ĐỔI LÃI SUẤT ĐẾN TÌNH HÌNH
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH CẦN THƠ” làm luận văn tốt nghiệp.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn

Ở Việt Nam, từ tháng 8/2000 đến giữa năm 2002, Ngân hàng Nhà Nước
(NHNN) điều hành cơ chế theo lãi suất cơ bản. Với cơ chế này, lãi suất cho vay
của các tổ chức tín dụng vừa chứa đựng yếu tố thị trường, vừa chứa đựng các yếu
tố can thiệp hành chính của NHNN. Như vậy, từ nay khi mà lãi suất do thị trường
quyết định, các lực lượng thị trường sẽ tác động làm cho lãi suất thay đổi thường
xuyên và khó dự đoán, điều này khiến cho các ngân hàng phải đối mặt thực sự với
nguy cơ tiềm ẩn rủi ro lãi suất. Cho nên quản lý rủi ro lãi suất trở thành trọng tâm
chú ý đối với các ngân hàng. Trên thế giới khoa học và công nghệ về quản lý rủi ro
trong kinh doanh ngân hàng đã đạt được trình độ hiện đại tiên tiến. Đó là việc áp
dụng các phương pháp lượng hoá các rủi ro (như rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro
tín dụng….) đồng thời sử dụng các công cụ hiện đại vào việc phòng chống các rủi
ro như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền
chọn. Đối với nước ta cơ chế điều hành lãi suất như trên và đất nước trong quá
trình hội nhập thì ngân hàng phải thường xuyên đối mặt với nguy cơ tiềm ẩn rủi ro
lãi suất, do đó việc tìm ra chiến lược ngăn ngừa và kiềm chế rủi ro lãi suất phù hợp
với tình hình nước ta là rất quan trọng. Một trong những chiến lược đó là quản lý
chênh lệch nhạy cảm lãi suất hay còn gọi là mô hình định giá lại. Mô hình này yêu
cầu nhà quản lý ngân hàng phải tiến hành phân tích kỳ hạn, định giá lại các cơ hội
gắn với tài sản sinh lợi của các ngân hàng những khoản tiển gởi cũng như những
GVHD: Võ Thành Danh 2 SVTH: Lý Ngọc Hoà
Phân tích ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt động kinh doanh
khoản vốn vay trên thị trường, kiểm soát và thu nhập từ lãi, chi phí trả lãi và tỷ lệ
thu nhập lãi cận biên giá trị tài sản và giá trị ròng của tài sản.
Như vậy, với những căn cứ khoa học, thực tiễn và những căn cứ từ mô hình
trên, đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt
động kinh doanh của ngân hàng và đưa ra một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại
ngân hàng TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Cơ chế điều hành lãi suất tại các ngân hàng Việt Nam đang trong quá trình
tự do hoá tài chính. Đây là các điều kiện tiền đề để các ngân hàng nâng cao tính

tự chủ trong định giá các sản phẩm của ngân hàng, góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhưng cơ chế cũng làm gia tăng rủi ro cho
ngân hàng do biến động của lãi suất thị trường, điều này khiến cho các ngân hàng
thương mại phải đối mặt với nguy cơ tiềm ẩn rủi ro lãi suất, cho nên việc hạn chế
do rủi ro lãi suất gây ra, tức là phải hạn chế đến mức tối đa mọi ảnh hưởng của sự
biến động lãi suất đến tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng và vấn đề
trên đã trở thành trọng tâm chú ý đối với các nhà quản lý ngân hàng nói chung
cũng như đối với ngân hàng TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH
CẦN THƠ nói riêng.
1.2.1 Mục tiêu chung
Luận văn nghiên cứu: “ Phân tích ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến tình
hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh
Cần Thơ”.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu trên, ngân hàng sẽ đi sâu vào những vấn đề cụ thể như sau:
- Phân tích tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất
qua ba năm 2005 – 2007.
- Phân tích tài sản và nguồn vốn của ngân hàng qua ba năm 2005 – 2007.
- Đo lường rủi ro lãi suất bằng mô hình định giá lại và mức tác động của sự
thay đổi lãi suất đến thu nhập của ngân hàng.
- Đề ra những biện pháp hạn chế rủi ro lãi suất và một số kiến nghị nhằm
quản trị rủi ro lãi suất đối với ngân hàng.
GVHD: Võ Thành Danh 3 SVTH: Lý Ngọc Hoà
Phân tích ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt động kinh doanh
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Không gian
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cần Thơ có rất nhiều
phòng ban và bộ phận. Việc thực hiện nghiên cứu cũng như thu thập số liệu,
thông tin cho đề tài chủ yếu được thực hiện tại phòng cá nhân, hổ trợ và phòng
hành chánh của ngân hàng.

1.3.2. Thời gian
Số liệu phân tích của đề tài được cung cấp qua các năm 2005 – 2007. Thời
gian thực hiện luận văn tốt nghiệp bắt đầu từ ngày 11/02/2008 – 25/04/2008.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Cần
Thơ rất phong phú và đa dạng với nhiều hình thức và dịch vụ khác nhau. Tuy
nhiên do thời gian thực tập và kiến thức có hạn nên đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu
thông qua bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng lãi
suất đối với VND để tìm hiểu về tình hình tài sản và nguồn vốn nhạy cảm với lãi
suất, nhận biết rủi ro lãi suất, đo lường rủi ro lãi suất và mức thay đổi lãi suất ảnh
hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng nhưng không đi sâu vào phân tích tình hình
từng kỳ hạn cụ thể. Từ đó đề ra giải pháp góp phần hạn chế và phòng ngừa rủi ro
lãi suất trong hoạt động ngân hàng.
1.4 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
- Quản trị ngân hàng thương mại. Tác giả Ths. Thái Văn Đại: những khái
niệm, những kiến thức cơ bản cần thiết trong quá trình quản trị ngân hàng.
- Quản trị ngân hàng thương mại. Tác giả Peter S.Rose, năm 2001: Cung
cấp kỹ thuật và chiến lược quản lý tài sản nợ và phòng chống rủi ro lãi suất.
- Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Tác giả
Nguyển Văn Tiến, năm 2005: Nghiên cứu các phép đo lãi suất và những ứng
dụng trong kinh doanh ngân hàng, xác định lãi suất hoà vốn bình quân, xác định
chênh lệch đầu vào – đầu ra, dự báo lãi suất. Đặc biệt là phương pháp lượng hoá
rủi ro lãi suất, cung cấp cho ta những phương pháp rất hiện đại để các nhà quản
trị ngân hàng phòng chống được rủi ro lãi suất một cách hiệu quả để tránh những
thiệt hại có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng. Tuỳ
vào tình hình thực tế của đất nước và của chính bản thân ngân hàng mà có thể áp
GVHD: Võ Thành Danh 4 SVTH: Lý Ngọc Hoà
Phân tích ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt động kinh doanh
dụng những phương pháp sau: mô hình kỳ hạn đến hạn, mô hình thới lượng, mô
hình định giá lại trong đo lường rủi ro lãi suất là mô hình được dùng để nghiên

cứu trong đề tài này vì nó đơn giản và phù hợp với tình hình nước ta hiện nay.
- Một số tài liệu hỗ trợ là tiểu luận và luận văn về phân tích hoạt động huy
động vốn, cho vay, phân tích rủi ro tín dụng….những tài liệu liên quan đến đề tài
nghiên cứu:
+ Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng Phát triển Nhà
Đồng Bằng Sông Cửu Long tại huyện Bình Minh – Vĩnh Long. Tác giả Phạm
Thị Ngọc Đăng, 2007: nội dung là tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến việc huy
động vốn tại ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như đáp ứng
được nhu cầu vốn vay cho nhân dân cụ thể sẽ đi vào phân tích tình hình huy động
vốn và cho vay vốn của Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long
tại huyện Bình Minh – Vĩnh Long, từ đó kiến nghị biện pháp để khắc phục
những vấn đề tồn động trọng việc huy động vốn và cho vay vốn.
+ Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương
Cà Mau. Tác giả Nguyễn Quỳnh Anh, 2005: phân tích đánh giá tình hình tài
chính tổng quát của đơn vị qua ba năm thông qua bảng cân đối kế toán và báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà đơn vị đang sử dụng, từ thấy được nguyên
nhân làm thay đổi các loại nguồn vốn, tài sản, tình hình hoạt động của đơn vị.
+ Quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng NN
0
& PTNT Tỉnh Sóc Trăng. Tác
giả Châu Thị Nhãn, 2007: phân tích tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn
nhạy cảm lãi suất, đo lường rủi ro lãi suất bằng mô hình định giá lại và mức tác
động của sự thay đổi lãi suất đến thu nhập của ngân hàng. Từ đó, đề ra biện pháp
hạn chế rủi ro lãi suất và một số kiến nghị trọng công tác quản trị rủi ro lãi suất
đối với ngân hàng NN
0
& PTNT tỉnh Sóc Trăng.
+ Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ.
Tác giả Võ Bích Quyên, 2006: phân tích tình hình huy động vốn và những giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn.

GVHD: Võ Thành Danh 5 SVTH: Lý Ngọc Hoà
Phân tích ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt động kinh doanh
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp luận
2.1.1. Khái niệm rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là rủi ro mà các chủ thể kinh tế gặp phải khi có biến động lãi
suất. Nếu như toàn bộ các chủ thể kinh tế đều có nguy cơ gặp rủi ro, thì tất nhiên
các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cũng là những đơn vị dễ gặp rủi ro nhất do
kết cấu bảng tổng kết tài sản của các tổ chức này và đặc biệt là trong quan hệ tín
dụng vốn và lãi chi được thu về sau một thời gian nhất định vì thế có sự rủi ro về
lãi suất.
Khi lãi suất thị trường giảm, giá trái phiếu bạn đang nắm giữ sẽ tăng. Bởi lãi
suất định kỳ (coupon) của trái phiếu đã được ấn định từ trước, lãi suất thị trường
giảm làm cho các trái phiếu cũ với mức lãi suất cao hơn trở nên hấp dẫn hơn.
Trái phiếu có thời gian đáo hạn càng dài thì mức độ tăng giá càng cao. Khi lãi
suất thị trường tăng, giá trái phiếu bạn đang nắm giữ sẽ giảm. Trái phiếu có thời
gian đáo hạn càng dài thì mức giảm giá càng lớn.
Đối với ngân hàng, rủi ro lãi suất ảnh hưởng đến tình hình của ngân hàng
theo hai cách:
Cách 1: Dựa vào phân tích bảng cân đối của ngân hàng: bên nguồn vốn
gồm các chứng khoán mà ngân hàng mua (huy động vốn) và bên tài sản gồm các
chứng khoán mà ngân hàng bán (cho vay đầu tư). Do mỗi chứng khoán phản ứng
khác nhau đối với các chứng khoán bên nguốn vốn và sẽ làm tăng lợi nhuận ngân
hàng đối với các chứng khoán bên tài sản.
Cụ thể hơn ta hãy xem xét bảng cân đối của một ngân hàng:
- Bên tài sản gồm các tài sản có lãi suất cố định và tài sản có lãi suất
thay đổi:
+ Tài sản có lãi suất cố định là tài sản đem lại thu nhập không thay
đổi cho ngân hàng mặc dù lãi suất thị trường thay đổi, thường là các chứng

khoán có kỳ hạn, các khoản cho vay trung và dài hạn…
+ Tài sản có lãi suất thay đổi là loại tài sản đem lại thu nhập khi lãi
suất thị trường thay đổi, thường là các khoản cho vay ngắn hạn.
GVHD: Võ Thành Danh 6 SVTH: Lý Ngọc Hoà
Phân tích ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt động kinh doanh
- Bên nguồn vốn bao gồm nguồn vốn phải trả với lãi suất cố định và
nguồn vốn phải trả theo lãi suất thay đổi.
Cách 2: Rủi ro so sự không khớp nhau về thời gian sử dụng vốn và
nguồn vốn.
Ví dụ 1: Ngân hàng áp dụng lãi suất cố định
- Cho vay 3 tháng với lãi suất cố định.
- Đi vay 12 tháng với lãi suất cố định.
Trong trường hợp này, ngân hàng có thể gặp rủi ro lãi suất vì sau 3 tháng,
ngân hàng phải tiếp tục cho vay theo các điều kiện của thị trường. Khi lãi suất
giảm, lợi nhuận ngân hàng giảm, thậm chí là âm.
Hoặc trong trường hợp ngân hàng:
- Cho vay 12 tháng với lãi suất cố định.
- Đi vay 3 tháng với lãi suất cố định.
Khi lãi suất tăng lợi nhuận ngân hàng giảm. Vậy rủi ro lãi suất của ngân
hàng là chi phí vốn trở nên cao hơn thu nhập từ sử dụng vốn. Do đó, tuỳ theo cơ
cấu bảng cân đối và độ nhạy cảm lãi suất giữa sử dụng và nguồn vốn mà lợi
nhuận của ngân hàng có thể thay đổi tuỳ thuộc sự biến động của lãi suất.
Ví dụ 2: Ngân hàng áp dụng lãi suất hỗn hợp là vừa cố định, vừa có biến đổi.
- Cho vay với lãi suất thay đổi 3 tháng xem xét lại một lần.
- Đi vay với lãi suất cố định trong 12 tháng.
Trong trường hợp này nếu lãi suất cho vay thay đổi nhỏ hơn (do thị trường)
so với lãi suất đi vay cố định 12 tháng, ngân hàng sẽ lỗ.
Rủi ro lãi suất được coi là một hình rủi ro tiềm tàng và nguy hiểm nhất
trong hoạt động quản lý nguồn vốn tài sản – nguồn vốn của ngân hàng bởi vì:
- Ngân hàng không thể kiểm soát mức độ và xu hướng biến động của lãi suất.

- Khi lãi suất thị trường thay đổi thì thu nhập từ lãi suất của ngân hàng thay
đổi do những nguồn thu từ danh mục cho vay và đẩu tư chứng khoán cũng như
chi phí đối với các loại tiền gửi đều bị tác động.
Lãi suất thay đổi tác động lên toàn bộ bảng cân đối kế toán và báo cáo thu
nhập. Vì vậy rủi ro lãi suất liên quan đến nguồn vốn ngân hàng phụ thuộc vào độ
nhạy cảm lãi suất của các tài sản được tài trợ bằng các nguồn vốn. Ví dụ, sử dụng
nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn 6 tháng để cho vay thời hạn một năm, có nghĩa là
GVHD: Võ Thành Danh 7 SVTH: Lý Ngọc Hoà
Phân tích ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt động kinh doanh
ngân hàng có khả năng đương đầu rủi ro lãi suất nếu như lãi suất tiền gửi trên thị
trường tăng cao.
Các nguồn vốn khác nhau sẽ có rủi ro lãi suất khác nhau, ví dụ lãi suất tiền
gửi kỳ hạn 3 tháng có tính nhạy cảm lãi suất trong thời hạn 3 tháng ……
2.1.2. Tính chất rủi ro lãi suất
Thời hạn mà ngân hàng huy động được nguồn vốn sẽ quyết định tính chất
rủi ro mà nó đương đầu.
+ Nếu thời hạn cho vay > thời hạn nguồn vốn tài trợ nó, thì ngân hàng chấp
nhận vị thế tài trợ.
+ Nếu thời hạn cho vay < thời hạn nguồn vốn tài trợ nó, thì ngân hàng chấp
nhận vị thế đầu tư.
Thí dụ ngân hàng có một khoản cho vay 100 tỷ, trong đó 50 tỷ thời hạn 1
năm, lãi suất 6% và 50 tỷ thời hạn 2 năm, lãi suất 7%. Nguồn vốn để cho vay là
nguồn để đi vay trên thị trường liên ngân hàng.
2.1.2.1. Ngân hàng ở vị thế tài trợ
Giả sử lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng là 4% cho thời hạn 1
năm, và 5% cho thời hạn 2 năm. Ngân hàng chọn nguồn vốn đi vay có lãi suất
4% kỳ hạn để tiết kiệm giảm chi phí.
BẢNG 1 : CÁC KHOẢN CHO VAY VÀ ĐI VAY VỚI THỜI HẠN 1
NĂM VÀ LÃI SUẤT 4%
CÁC KHOẢN CHO VAY KHOẢN ĐI VAY

50 tỷ thời hạn 1 năm, lãi suất 6%
100 tỷ thời hạn 1 năm, lãi suất 4%
50 tỷ thời hạn 2 năm, lãi suất 7%
(Nguồn: Sách quản trị ngân hàng của tác giả Lê Văn Tư, năm 2005)
Sau 1 năm ngân hàng thu nợ vay 50 tỷ để trả khoản đi vay trên thị trường
liên ngân hàng và phải huy động một khoảng 50 tỷ mới với thời hạn 1 năm. Lúc
này lãi suất huy động mới sẽ quyết định thu nhập ngân hàng được hưởng trong
năm thứ hai. Nếu lãi suất liên ngân hàng giảm thì khoảng chênh lệch lãi suất
ngân hàng được hưởng sẽ tăng, ngược lại thì chênh lệch lãi suất giảm.
2.1.2.2. Ngân hàng ở vị thế tái đầu tư
Trường hợp ngân hàng chọn khoản đi vay trên thị trường liên ngân hàng
thời hạn 2 năm, lãi suất 5%.
GVHD: Võ Thành Danh 8 SVTH: Lý Ngọc Hoà
Phân tích ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt động kinh doanh
BẢNG 2 : CÁC KHOẢN CHO VAY VÀ ĐI VAY VỚI THỜI HẠN 2
NĂM VÀ LÃI SUẤT 5%
CÁC KHOẢN CHO VAY KHOẢN ĐI VAY
50 tỷ thời hạn 1 năm, lãi suất 6%
100 tỷ thời hạn 2 năm, lãi suất 5%
50 tỷ thời hạn 2 năm, lãi suất 7%
(Nguồn: Lê Văn Tư, năm 2005)
Năm thứ nhất, ngân hàng nhận được chênh lệch lãi suất cho khoản cho
vay 2 năm là 2% và khoản cho vay là 1%.
Năm thứ hai ngân hàng vẫn nhận được chênh lệch lãi suất của khoản cho
vay 2 năm là 2% nhưng chênh lệch lãi suất từ khoản cho vay 1 năm tuỳ thuộc
vào lãi suất mà ngân hàng tiếp tục tái đầu tư. Nếu lãi suất cho vay tăng thì ngân
hàng hưởng chênh lệch lãi suất, ngược lại thì hưởng chênh lệch lãi suất giảm,
thậm chí sẽ lỗ nếu lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất đi vay trên thị trường liên
ngân hàng cách đây 1 năm.
2.1.3. Các trường hợp xảy ra rủi ro lãi suất

Lãi suất của các khoản mục của tài sản là cố định và lãi suất các khoản
mục tương ứng củ nguồn vốn là biến đổi hoặc ngược lại, lãi suất các khoản mục
của tài sản và lãi suất các khoản mục tương ứng của nguồn vốn đều biến đổi
nhưng mức độ biến đổi khác nhau.
Rủi ro biến động lãi suất được hiểu tương tự như rủi ro về giá các thị
trường, lãi suất cho các khoản mục của nguồn vốn coi như giá đầu vào và lãi suất
chính là rủi ro gây ảnh hưởng xấu tới kết quả kinh doanh do có sự thay đổi lãi
suất trên thị trường.
Trong hoạt động ngân hàng, lãi suất các sản phẩm ngân hàng được chia
theo hai loại là lãi suất cố định và lãi suất biến đổi. Do vậy, việc theo dõi, phân
tích quản lý rủi ro biến động lãi suất cũng được thực hiện theo hai loại: rủi ro
thay đổi lãi suất cố định và rủi ro thay đổi lãi suất biến đổi.
2.1.3.1. Rủi ro thay đổi lãi suất biến đổi
Rủi ro thay đổi lãi suất biến đỏi sẽ xảy ra khi lãi suất của các khoản mục
trong tài sản (sử dụng vốn) và lãi suất của các khoản mục trong nguồn vốn không
thể thay đổi đông thời về thời điểm và đồng nhất về mức thay đổi của lãi suất thị
trường. Nói cách khác, khi lãi suất thị trường thay đổi thì đều có sự co dản về lãi
suất của các khoản mục ở bên tài sản cũng như bên nguồn vốn, nhưng sự co giãn
GVHD: Võ Thành Danh 9 SVTH: Lý Ngọc Hoà
Phân tích ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt động kinh doanh
này lại không đồng thời trong cùng khoảng thời gian và không cùng cả mức độ
co giãn với lãi suất thị trường. Điều đó một mặt có thể đem lại cho ngân hàng
một cơ hội có chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào lớn hơn, nhưng mặt khác,
cũng có thể đem lại cho ngân hàng rủi ro giảm thu do chênh lệch lãi suất đều ra –
đầu vào bị thu hẹp lại.
2.1.3.2. Rủi ro thay đổi lãi suất cố định
Khi giữa ngân hàng và khách hàng đã thoả thuận một lãi suất cố định thì
khoảng thời gian đã thoả thuận, lãi suất này không thay đổi dù lãi suất thị trường
có thể biến động mạnh và biến động nhiều lần. Rủi ro do thay đổi lãi suất cố định
tác động đông thời lên cả các khoản mục tài sản cà nguồn vốn vủa ngân hàng. Có

hai khả năng có thể xảy ra:
+ Khả năng thứ nhất là khối lượng của các khoản mục tài sản với
lãi suất cố định lớn hơn khối lượng của các khoản mục nguồn vốn với lãi suất cố
định. Khi lãi suất thị trường tăng lên thì lãi suất của phần nguồn vốn với lãi suất
biến đổi (nhưng sử với lãi suất cố định) cũng sẽ tăng lên theo. Chi phí nguồn vốn
tăng nhưng lãi suất thu từ sử dụng vốn lại không tăng, dẫn đến giảm kết quả kinh
doanh của ngân hàng. Ngược lại, khi lãi suất thị trường giảm thì ngân hàng lại có
them lợi nhuận do gia tăng chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào.
+ Khả năng thứ hai là khối lượng của các khoản mục nguồn vốn
với lãi suất cố định lớn hơn khối lượng của các khoản mục tài sản với lãi suất cố
định. Trong trường hợp này, ngân hàng lại có lợi khi lãi suất thị trường tăng và
chịu rủi ro khi lãi suất thị trường giảm.
Như vậy, trong cả hai trường hợp, khi có biến động lãi suất thị trường thì
sẽ có thay đổi chênh lệch lãi suất. Phần chênh lệch khối lượng của các khoản
mục tài sản và nguồn vốn với lãi suất cố định có quy mô càng lớn thì ảnh hưởng
đến kết quả kinh doanh càng nhiều.
Về mặt lý thuyết, sẽ thật lý tưởng nếu ngân hàng luôn cân bằng được khối
lượng các khoản mục nguồn vốn và sử dụng vốn lãi suất cố định (và đồng thời
cũng cân bằng được các khoản mục có lãi suất biến đổi). Như thế, ngân hàng sẽ
luôn đảm bảo ổn định chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra và không bị rủi ro lãi
suất. Nhưng trong thực tế, cũng tương tự như về kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn,
thường rất khó có được sự tương xứng đồng nhất. Vì vậy, các ngân hàng thương
GVHD: Võ Thành Danh 10 SVTH: Lý Ngọc Hoà
Phân tích ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt động kinh doanh
mại vần nhận biết được rủi ro này và có những biện pháp quản lý rủi ro lãi suất
phù hợp để tránh ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh do bị giảm thu, thậm chí
thua lỗ từ các nghiệp vụ ngân hàng phụ thuộc vào lãi suất.
2.1.4. Mô hình định giá lại trong đo lường rủi ro lãi suất
Phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị ghi sổ nhằm xác định
chênh lệch giữa lãi suất thu được từ tài sản và lãi suất thanh toán cho vốn huy

động sau một thời gian nhất định. Các ngân hàng tính số chênh lệch giữa tài sản
và nguồn vốn đối với từng kỳ hạn và đặt chúng trong mối quan hệ với độ nhạy
cảm lãi suất của thị trường. Độ nhạy cảm lãi suất trong trường hợp này chính là
khoảng thời gian mà tài sản và nguồn vốn được định giá lại (theo mức lãi suất
mới của thị trường). Điều đó có nghĩa là, nhà quản trị ngân hàng còn phải chờ
bao lâu nữa để áp dụng mức lãi suất mới vào từng kỳ hạn khác nhau. Cụ thể:
- Chênh lệch tài sản và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất (GAP)
GAP = RSA – RSL
Trong đó:
RSA: Tài sản nhạy cảm với lãi suất (Tài sản nhạy cảm lãi suất là các loại
tài sản mà trong đó thu nhập về lãi suất sẽ thay đổi trong một khoảng thời gian
nhất định khi lãi suất thay đổi).
RSL: Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất (Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất
là các khoản nợ mà trong đó chi phí lãi suất sẽ thay đổi trong thời gian nhất định
khi lãi suất thay đổi). Cơ sở cho việc phân loại dựa vào mức độ biến động của
thu nhập từ lãi suất (đối với tài sản) và chi phí trả lãi (đối với nguồn vốn) khi lãi
suất thị trường có sự thay đổi.
- Sự thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất (khi lãi suất biến động
(i)
= RSA i – RSL i = GAP i
Theo mô hình trên có thể thấy rằng, khi tài sản và nguồn vốn nhạy cảm với lãi
suất của ngân hàng có sự chênh lệch, ngân hàng luôn đứng trước nguy cơ rủi ro
lãi suất khi lãi suất biến động. Ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất đến thu nhập
ròng của ngân hàng được tóm tắt như sau:
GVHD: Võ Thành Danh 11 SVTH: Lý Ngọc Hoà
Phân tích ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt động kinh doanh
BẢNG 3: SỰ THAY ĐỔI CỦA LÃI SUẤT ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP
GAP
SỰ THAY ĐỔI LÃI
SUẤT

SỰ THAY ĐỔI THU
NHẬP RÒNG
>0 Tăng Tăng
>0 Giảm Giảm
<0 Tăng Giảm
<0 Giảm Tăng
(Nguồn: Tạp chí ngân hàng số 8 tháng 8/2005)
Đây là mô hình được sử dụng rộng rãi nhất tại các ngân hàng thương mại của
nhiều quốc gia trên thế giới do việc thực hiện tương đối đơn giản, không đòi hỏi
những kỹ thuật phức tạp như một số mô hình khác. Bên canh đó, mô hình định
giá lại có thể là một công cụ hữu ích đối với nhà quản trị ngân hàng và những
nhà định chế trong việc phòng ngừa rủi ro lãi suất.
2.1.5. Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro lãi suất
2.1.5.1. Hệ số rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất (R) =
2.1.5.2. Hệ số chênh lệch lãi thuần
Hệ số chênh lệch lãi thuần =
2.1.6. Một số khái niệm liên quan đến mô hình định giá lại
2.1.6.1. Tài sản nhạy cảm lãi suất
Tài sản nhạy cảm lãi suất là các loại tài sản mà trong đó thu nhập về lãi suất
sẽ thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi.
2.1.6.2. Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất
Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất là các khoản nợ mà trong đó chi phí lãi suất
thay đổi trong thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi.
GVHD: Võ Thành Danh 12 SVTH: Lý Ngọc Hoà
Tài sản nhạy cảm với lãi suất
Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất
Thu nhập lãi
Chi phí lãi suất
-

Tổng tài sản sinh lời
Phân tích ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt động kinh doanh
2.1.6.3. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)
Đây là tỷ lệ giữa các khoản thu từ lãi suất trên tổng tài sản. Tỷ lệ này thể hiện
sự nhạy cảm với lãi suất của ngân hàng. Nếu ngân hàng đang ở trong trạng thái
nhạy cảm tài sản thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên sẽ tăng nếu lãi suất tăng; sẽ giảm
nếu lãi suất giảm. Và ngược lại, nếu ngân hàng đang trong trạng thái nhạy cảm
nguồn vốn thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên sẽ giảm nếu lãi suất tăng, và sẽ tăng khi
lãi suất giảm.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Các số liệu dùng đề phân tích trong đề tài được thu thập từ bảng báo cáo kết
quả kinh doanh, biểu lãi suất, bảng cân đối tài sản của ngân hàng qua 3 năm 2005 –
2007, các văn bản pháp qui, định hướng phát triển của ngân hàng TMCP SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ. Ngoài ra, còn xem các thông tin trên tạp
chí ngân hàng, tạp chí tiền tệ và sách báo có liên quan đến đề tài phân tích.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Các phương pháp chủ yếu được dùng trong đề tài là:
+ Phương pháp thống kê tổng hợp số liệu qua 3 năm: phân tích, đánh
giá các số liệu thứ cấp thu được từ các bảng báo cáo hàng năm của ngân hàng và
qua các sách báo, tạp chí. Internet…
+ Phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối:
Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của
kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
y = y
1
– y
0
Trong đó:
y

0
: chỉ tiêu năm trước
y
1
: chỉ tiêu năm sau
y : là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm
trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động
của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa
trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
GVHD: Võ Thành Danh 13 SVTH: Lý Ngọc Hoà
y
1
Phân tích ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt động kinh doanh
y =
Trong đó:
y
0
: chỉ tiêu năm trước
y
1
: chỉ tiêu năm sau
y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các
chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu
giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra
nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
+ Phương pháp sử dụng mô hình định giá lại trong đo lường rủi ro lãi suất:
Mô hình này yêu cầu nhà quản lý ngân hàng phải tiến hành phân tích kỳ

hạn, định giá lại các cơ hội gắn với những tài sản sinh lợi của ngân hàng, những
khoản tiền gửi cũng như với những khoản vốn vay trên thị trường. Nếu nhà quản
lý cảm thấy rằng mức rủi ro của ngân hàng là quá lớn thì họ sẽ phải thực hiện
một số điều chình sao cho giá trị của các tài sản nhạy cảm lãi suất trở nên phù
hợp tới mức tối đa với giá trị vốn tiền gửi và vốn nhạy cảm lãi suất.
GVHD: Võ Thành Danh 14 SVTH: Lý Ngọc Hoà
y
0
*100 - 100%
Phân tích ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt động kinh doanh
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG
TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1. Lịch sử hình thành và phát triển
3.1.1. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín có tên giao dịch là: Sacombank – Sai
Gon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank, được thành lập vào ngày
21/12/1991 trên cơ sở hợp nhất 4 TCTD: Ngân hàng Phát Triển Kinh Tế Gò Vấp
và các Hợp Tác Xã Tín Dụng Tân Bình, Lữ Gia, Thành Công. Trụ sở chính đặt
tại số 278 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP.HCM. Khởi đi bằng số vốn
điều lệ khiêm tốn 3 tỷ đồng, mạng lưới chi nhánh chủ yếu nằm ở các quận ven
đô, nội dung hoạt động đơn điệu chỉ bao gồm huy động vốn và cho vay. Đến cuối
năm 2007, Sacombank đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 4.449 tỷ đồng và
trở thành Ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.
Vượt qua được những bước đầu đầy thách thức, hiện nay sau hơn 16 năm
phấn đấu không mệt mỏi trên tinh thần tự thân vận động để đi lên là chính,
Sacombank đã trở thành một trong những cánh chim đầu đàn của khối NHTM cổ
phần Việt Nam. Số nhân viên hơn 4.000 người và mạng lưới hoạt động hiện nay
của Sacombank với 211 điểm giao dịch trên 44 tỉnh và thành phố trong cả nước.
Vì vậy Sacombank được xem là một trong những Ngân hàng TMCP thành công

nhất trong việc phát triển những doanh nghiệp vừa và nhỏ, chú trọng đến dòng
sản phẩm dịch vụ cá nhân. Hiện nay, Sacombank có các cổ đông nước ngoài là
tập đoàn tài chính quốc tế (IFC) trực thuộc Ngân hàng Thế Giới, công ty quản lý
Quỹ Đầu Tư Dragon Financial Holdings (Anh Quốc) và Ngân hàng Úc &
Newzeland (ANZ). Nhờ vậy, Ngân hàng có được sự hỗ trợ cần thiết về kỹ năng,
công nghệ và kinh nghiệm trong các lĩnh vực đào tạo, phát triển mạng lưới….
nhằm để đuổi kịp phát triển chung của Ngân hàng Thương Mại.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín có mạng lưới trải rộng khắp cả nước,
sản phẩm dịch vụ Ngân hàng đa dạng với chất lượng cao, các chi nhánh đóng tại
các Thành phố lớn, những địa bàn kinh tế công thương nghiệp tập trung dân cư,
các khu chế xuất….Với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình và am hiểu
GVHD: Võ Thành Danh 15 SVTH: Lý Ngọc Hoà
Phân tích ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt động kinh doanh
nghiệp vụ, Sacombank luôn nổ lực không ngừng mang đến cho quý khách hàng
các dịch vụ ngân hàng với chất lượng tốt nhất.
Ngân hàng Sacombank còn được xem là Ngân hàng TMCP rất thành công
trong lĩnh vực tài trợ Doanh Nghiệp vừa và nhỏ, chú trọng đến dòng sản phẩm
dịch vụ phục vụ khách hàng cá nhân và theo định hướng, sự phát triển kinh tế
của đất nước thì kế hoạch vốn điều lệ của Sacombank vào năm 2010 dự kiến là
6.700 tỷ đồng, mạng lưới hoạt động sẽ phủ kín khắp 64 tỉnh – thành phố trong cả
nước (trung bình mở chi nhánh tại 10 tỉnh-thành/năm) để Sacombank sẽ trở
thành một trong những ngân hàng hiện đại hàng đầu Việt Nam với phương châm
“Lợi nhuận là nhất thời, thị phần là vĩnh cửu”. Đây là thành quả mong đợi rất
lớn, rất quan trọng của Cổ Đông, Hội đồng Quản Trị và đại gia đình Sacombank.
3.1.2. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Cần Thơ
3.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Cần Thơ chính thức được
thành lập ngày 24/10/2001 trên cơ sở sáp nhập Ngân hàng TMCP Nông Thiên
Thạnh Thắng và trở thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín dựa trên các
văn bản sau:

+ Công văn số 2583/UB, ngày 13/09/2001 của Uỷ Ban Tỉnh
TP.Cần Thơ về việc chấp nhận các Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín mở
chi nhánh cấp 1 tại Cần Thơ.
+ Quyết định số 1325/QĐ – Ngân hàng Nhà Nước ngày 24/10/2001
của Thống Đốc Ngân hàng Nhà Nước chuẩn y sáp nhập Ngân hàng Thương Mại
Cổ Phần Nông Thiên Thạnh Thắng vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.
+ Sacombank Cần Thơ hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký
hoạt động chi nhánh số 570300002301 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư cấp ngày
25/10/2001.
+ Quyết định số 102/2002/QĐ – Hội Đồng Quản Trị ngày
26/10/2001 của Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
V/v dời trụ sở cấp 1 từ 13A Phan Đình Phùng, Phường Tân An, Quận Ninh Kiều,
TP.Cần Thơ về:
34A2 KCN Trà Nóc 1, Phường Trà Nóc, Quận Bình Thuỷ,
TP.Cần Thơ. Tel: (0710) 843 282 – Fax: (0710) 843 295.
GVHD: Võ Thành Danh 16 SVTH: Lý Ngọc Hoà
Phân tích ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt động kinh doanh
Sau hơn 7 năm phấn đấu Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi
nhánh Cần Thơ đã không ngừng phát triển vươn lên, nâng cao uy tín, mở rộng
pham vi hoạt động trong và ngoài nước. Với chức năng, nhiệm vụ mình chi
nhánh đã thực hiện rõ vai trò của một ngân hàng chủ lực, góp phần tích cực thúc
đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của Thành Phố.
Với địa bàn hoạt động có nhiều khu công nghiệp và ngành nghề truyền
thống phát triển nên định hướng phát triển của chi nhánh là phát triển mạnh đối
tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các khu công nghiệp, các
tổ chức kinh tế, cá nhân bên cạnh sản phẩm truyền thống là cho vay nông nghiệp.
3.1.2.2. Chức năng hoạt động của chi nhánh
- Thực hiện nghiệp vụ về tiền gửi, tiền vay và các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng phù hợp theo quy định của NHNH và quy định về phạm vi hoạt động được
phép của chi nhánh, các quy định, quy chế của ngân hàng có liên quan đến từng

nghiệp vụ.
- Tổ chức công tác hạch toán và an toàn kho quỹ theo quy định của
NHNH và quy trình nghiệp vụ liên quan, quy định, quy chế của ngân hàng.
- Phối hợp các phòng nghiệp vụ ngân hàng trong công tác kiểm tra kiểm
soát và thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra mọi mặt hoạt động của chi
nhánh và các đơn vị trực thuộc.
- Thực hiện công tác tiếp thị, phát triển thị phần, xây dựng và bảo vệ
thương hiệu, nghiên cứu, đề xuất các nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của địa bàn
hoạt động.
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh của chi nhánh theo định hường phát triển
chung của khu vực và của toàn ngân hàng trong từng thời kỳ.
- Tổ chức công tác hành chính quản trị, nhân sự phục vụ cho hoạt động
cùa đơn vị thực hiện theo công tác hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tạo môi
trường làm việc nhằm phát huy tối đa năng lực, hiệu quả phục vụ của toàn bộ
nhân viên toàn chi nhánh một cách tốt nhất.
3.2. Bộ máy quản lí của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh
Cần Thơ.
3.2.1. Tình hình nhân sự
GVHD: Võ Thành Danh 17 SVTH: Lý Ngọc Hoà
Phân tích ảnh hưởng của thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt động kinh doanh
Với tổng số cán bộ hơn 100 người trong đó cán bộ nữ chiếm 40%, cán bộ
nam chiếm 60% làm việc ở chi nhánh và các phòng giao dịch. Với mỗi cán bộ có
trình độ nhất định, trong đó trình độ trên đại học và đại học chiếm khoảng 70%,
cao đẳng và trung cấp chiếm khoảng 25%, còn trình độ 12 thì chiếm khoảng 5%.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Cần Thơ đã đóng góp rất lớn
vào quá trình phát triển thành phố, từng bước cải thiện thành phố Cần Thơ.
Bảng 4: TRÌNH ĐỘ VĂN HOÁ CỦA CÁN BỘ NGÂN HÀNG
Trình độ Trên đại học Đại học
Cao đẳng và
trung cấp

Khác Cộng
Số người 3 67 25 5 100
(Nguồn: Phòng Hành Chánh – Nhân Sự)
3.2.2. Chức năng các phòng ban
3.2.2.1. Phòng Giám Đốc
Giám đốc chi nhánh là người phụ trách và chịu trách nhiệm với tổng giám
đốc về kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Giám đốc chi nhánh là chức
danh thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm của hội đồng Quản Trị Ngân hàng.
Giám đốc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho cán bộ, nhân viên thuộc
quyền nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện do người uỷ quyền
thực hiện.
3.2.2.2. Phòng Phó Giám Đốc
Phó Giám Đốc chi nhánh có chức năng giúp giám đốc điều hành hoạt
động của chi nhánh theo sự uỷ quyền của giám đốc. Chức danh này thuộc thẩm
quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm của Tổng Giám Đốc.
3.2.2.3. Phòng Doanh nghiệp
a) Tiếp thị Doanh Nghiệp
- Quản lý thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể.
- Tiếp thị và quản lý khách hàng.
- Chăm sóc khách hàng doanh nghiệp.
- Chức năng khác.
b) Thẩm định doanh nghiệp
- Thẩm định các hồ sơ cung cấp tín dụng (trừ hồ sơ cấp tín dụng
mang tính chất dự án theo quy định của Ngân hàng).
GVHD: Võ Thành Danh 18 SVTH: Lý Ngọc Hoà

×