Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Phương pháp phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh qua hoạt động cặp, nhóm trong giờ học tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.85 KB, 17 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
PHƯƠNG PHÁP PHÁT HUY TÍNH CHỦ ĐỘNG,
TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH QUA HOẠT ĐỘNG
CẶP, NHÓM TRONG GIỜ HỌC TIẾNG ANH


Năm học : 2017-2018

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số …………………………………..…


1. Tên sáng kiến: “Phương pháp phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh qua hoạt
động cặp, nhóm trong giờ học tiếng Anh”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp giảng dạy
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
- Về thực trạng của vấn đề:
Ngày nay, Tiếng Anh là một ngôn ngữ giao tiếp quốc tế, được sử dụng rộng rãi trong
nhiều linh vực như kinh tế, khoa học, y học, kỹ thuật…trên toàn thế giới. Chính vì vậy, bộ
môn Tiếng Anh đã được đưa vào giảng dạy trong các trường: tiểu học, THCS, THPT… việc
dạy và học ngoại ngữ ngày càng được coi trọng. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy và học
tập thầy và trò gặp rất nhiều khó khăn về nhiều mặt: Một phần học sinh chúng ta đều là con
nhà nông,việc quan tâm lo lắng của phụ huynh còn hạn chế, đa số các em còn yếu kém về
năng lực học tập. Mặt khác, các em chưa thực sự ý thức sự cần thiết của việc học Ngoại Ngữ
dẫn đến chất lượng học tập của các em còn yếu kém. Từ thực tế trên việc nâng cao hiệu quả


và chất lượng giáo dục là vô cùng cấp bách, việc đổi mới phương pháp dạy học là một vấn
đề được ngành giáo dục đề cập và đặt lên hàng đầu.
- Về nguyên nhân thực trạng:
Có lẽ không ai trong chúng ta phủ nhận tầm quan trọng của Tiếng Anh đối với Việt Nam
trong việc hội nhập kinh tế, chính trị và văn hoá thế giới, nhất là khi quá trình toàn cầu hoá
đang diễn ra với tốc độ chóng mặt. Biết tiếng Anh, giỏi tiếng Anh giúp ta tự tin hơn trong
giao tiếp. Thực tế trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh học rất trầm, trong một
lớp chỉ có vài học sinh hoạt động tích cực còn lại thì ngồi im, làm cho không khí lớp học rất
căng thẳng. Bên cạnh đó, tôi phát hiện thấy trình độ các em khá chênh lệch, trong những tiết
học đầu tiên, chỉ những em khá trở lên hay phát biểu xây dựng bài còn lại thì không tham gia
các hoạt động, một số học sinh không chịu chép bài, đôi lúc các em chán học đến nổi ngủ


trong giờ học. Tuy nhiên đa số các em thường rất hứng thú với các trò chơi, hoặc khi được
hoạt động cặp nhóm các em được bày tỏ ý kiến của mình mà không sợ mình mắc lỗi, các em
được tự do suy nghĩ và tranh luận rút ra được nhiều bài học bổ ích
Hoạt động cặp, nhóm là một phương pháp dạy học mới đã được nhiều thầy cô giáo áp
dụng trong phần luyện tập của học sinh giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động,
chống lại thói quen thụ động.Theo chương trình cải cách hiện nay, môn Tiếng Anh đòi hỏi ở
học sinh rèn luyện về kỹ năng giao tiếp hay nói đúng hơn kỹ năng nghe nói được đặt biệt coi
trọng. Qua vài năm giảng dạy theo phương pháp mới, bản thân tôi đã tự rút ra kinh nghiệm:
hoạt động cặp, nhóm góp phần tăng cường sự giao tiếp, trao đổi hợp tác giữa các đối tượng
học sinh. Tổ chức hoạt động cặp, nhóm là một trong những khâu quan trọng trong một tiết
học theo chủ điểm. Việc làm này sẽ giúp các em năng động, tích cực, thu hút tất cả các đối
tượng tham gia, tiết kiệm được thời gian dẫn nhập bài mới và cũng tạo điều kiện cho giáo
viên làm việc với tư cách là người hướng dẫn tư vấn cho học sinh. Với những lý do thiết thực
như trên, nên tôi chọn đề tài: “Phương pháp phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh
qua hoạt động cặp, nhóm trong giờ học Tiếng Anh”.
- Giới hạn nghiên cứu của đề tài: Học sinh trung học phổ thông.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

3.2.1 Mục đích của giải pháp
- Nâng cao tính tích cực trong giờ học, đặc biệt là tích cực trong giao tiếp bằng tiếng anh.
- Giúp học sinh mạnh dạn hơn trong giao tiếp và thể hiện chính mình trong các hoạt động.
- Giúp học sinh tự tìm tòi, khám phá, sáng tạo và giải quyết vấn đề.
3.2.2 Sự khác biệt và tính mới của đề tài
“Hoạt động cặp , nhóm” có thể được sử dụng hầu hết trong các tiết học: Reading –
Speaking – Listening – Writing – Language Focus.


Các học sinh làm việc với người cùng cặp, cùng nhóm của mình, tất cả các cặp, nhóm làm
việc cùng một thời điểm. Giáo viên chỉ là người theo dõi, cung cấp tư liệu, giúp đỡ, giải đáp
cho học sinh những vấn đề khó về ngữ liệu, hoặc kiến thức chung.
3.2.3 Cách thực hiện:
HOẠT ĐỘNG THEO CẶP
A/ Các bước thực hiện:
Bước một: Chuẩn bị
Cần chuẩn bị hết sức cẩn thận thông qua việc giới thiệu và thực hành ngữ liệu, làm cho tất cả
học sinh đều tự tin khi sử dụng ngoại ngữ. Sau bước giới thiệu và thực hành ngữ liệu nên để
lại các thông tin trên bảng.
Bước hai: Giáo viên làm mẫu với một học sinh
Giáo viên cùng một học sinh khá trong lớp đóng vai làm mẫu trọn gói một bài tập để cho học
sinh hiểu được yêu cầu và biết cách thức luyện tập
Bước ba: Hai học sinh làm mẫu
Gọi hai học sinh khá giỏi lên làm mẫu trước lớp một lần, to, rõ ràng cho cả lớp nghe
Bước bốn: Quy định thời gian
Báo cho học sinh biết họ sẽ có bao nhiêu thời gian để thực hiện bài tập này
Bước năm: Học sinh làm bài theo cặp
Ra hiệu lệnh cho tất cả học sinh làm bài cùng một lúc. Giáo viên theo dõi và giúp đỡ họ khi
cần thiết
Bước sáu: Kiểm tra trước lớp

Hết giờ làm bài, yêu cầu học sinh dừng lại. Chọn vài cặp bất kì và yêu cầu học sinh trình bày
lại trước lớp.
B/ Các loại hình luyện tập theo cặp.
a. Thực hành kĩ năng giao tiếp


• Phỏng vấn : Học sinh làm việc theo cặp, một học sinh đóng vai người được phỏng vấn
sẽ hỏi đáp theo nội dung cụ thể được ghi trong yêu cầu và theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Để sử dụng cho hoạt động phỏng vấn, GV có thể khai thác một số tình huống tự tạo có liên
quan đến nội dung bài học như :
Holiday plan interview
Job interview
Club membership interview
Famous people interview
Ngoài ra còn có thể khai thác các tình huống thật trên lớp, trong trường như:
Phỏng vấn các nhân vật trong lớp về cuộc sống hay các sự kiện bạn mình vừa trải qua, các
dự định kế hoạch của bạn , sở trường, khả năng, sở thích, thói quen.


Phiếu điều tra : Sau khi chia cặp, học sinh dựa vào phiếu điều tra do GV chuẩn bị
trước, hỏi nhau để tìm hiểu về một nội dung nào đấy. Cách tiến hành phiếu điều tra được
thực hiện theo các bước sau :

Bước 1: GV chia học sinh thành cặp ( hoặc nhóm )
Bước 2: GV nêu yêu cầu, giải thích bài tập học sinh sẽ phải làm
Bước 3: GV phát phiếu điều tra.
Bước 4 : Học sinh thực hiện phiếu điều tra.
Bước 5 : GV kiểm tra lại kết quả, hỏi lại những thông tin có được qua điều tra
Nội dung chủ điểm xoanh quanh các vấn đề gần gũi với các chủ điểm đã học và đời sống
của học sinh từ đơn giản đến phức tạp như , tuỳ theo trình độ như : sở thích, thói quen, các

hoạt động giải trí, các phương tiện thông tin đại chúng, phương tiện đi lại.....
• Đóng vai : Học sinh đóng vai của chính mình hoặc đóng vai của của một người khác
trong một tình huống cụ thể . Mục đích tạo cho học sinh những tình huống như thật trong
môi trường lớp học, giúp học sinh làm quen sử dụng ngôn ngữ . Đóng vai luôn thực hiện


theo cặp, nhóm. Sau đó đưa ra lớp có nhận xét góp ý của giáo viên. Sau đay là một số ví dụ
về các hình thức hoạt động đóng vai :


Mẫu hội thoại và gợi ý cho sẵn : GV cung cấp bài hội thoại sẵn cho học sinh để trống

hoặc gạch chân một số từ , yêu cầu học sinh nhìn vào các từ gợi ý và thực hành lắp ghép
vào bài hội thoại.
VD: English 10 – Unit 2 – Speaking – Task 3
Complete the following conversation with suitable words phrases or sentences in the box
and then practise it with a partner.
What’s the matter with you
Awful / tired / sick / cold
A headache / a cold / backache / toothache
You should / You’d better go home and have a rest
A: Hello, Hoa. You don’t look very happy._________________________?
B: Hi, Nam. I feel _____________. I’ve got _____________________.
A: Sorry to hear that. ______________________________.
B: Yes. That’s a great idea. Goodbye, Nam.
A: See you later.


Khung hội thoại cho sẵn :


VD : It’s a hot day. Plan the day with your friend, follow the frame below.
You

Your friend


Comment on the weather

Express agreement with the
comment

Suggest something to do
Disagree. Make another
suggestion
Agree. Suggest a time and
place to meet
Agree. Say goodbye
Say goodbye

• Đóng vai theo tình huống cho sẵn:

GV đưa ra một số tình huống để học sinh xử trí:
VD1: You are walking down the street. You meet a friend. You ask how the person is and
suggest having a cup of coffee.
VD2 : Your friend has just seen a good film. You want to ask her about this film. What
would you say?
GV có thể soạn sẵn các mẫu lời nói có thể sử dụng trong từng tình huống - mẫu cấu trúc từ vựng tuỳ theo trình độ cụ thể của từng đối tượng học sinh. Hoặc đặt câu hỏi gợi ý cho
học sinh đóng góp ý kiến riêng của mình, viết lên bảng các khả năng ứng xử - cách phát
ngôn và khă năng phản ứng
• Các hoạt động có khoảng trống thông tin :

Là những hoạt động luyện tập mà GV tạo ra những thiếu hụt hay “khoảng trống” về thông
tin bằng cách cung cấp cho học sinh những thông tin không đầy đủ khác nhau về cùng một
vấn đề – học sinh này biết những thông tin mà học sinh không biết và ngược lại. Trên cơ sở
những thông tin có được đó, học sinh phải trao đổi với nhau để hoàn thành những yêu cầu


đặt ra trong bài. Chính điều này gây được hứng thú cho học sinh muốn thực hiện nhiệm vụ
giao tiếp đó.
b. Bài luyện thay thế.
Sau khi giới thiệu các mẫu câu và cho luyện tập thể thật nhanh, giáo viên viết các từ để thay
thế lên bảng rồi yêu cầu HS luyện tập theo cặp. Nên để nhiều chỗ trống ở phần gợi ý để HS
phát huy khả năng sáng tạo của mình
c. Thực hành ngữ pháp.
Sau khi học sinh nắm được vấn đề ngữ pháp và đã được luyện tập tập thể .Bằng các bài tập
nhắc lại hay chuyển đổi, chia học sinh từng cặp và yêu cầu các em trao đổi với nhau về
chính bản thân mình hoặc có liên quan đến cuộc sống.
d.Tìm đầu đề cho bài đọc.
Trước khi cả lớp học một bài đọc, yêu cầu từng cặp học sinh đọc lướt qua, sau đó đặt cho
bài đọc một đầu đề. Tuỳ độ dài của bài mà ấn định thời gian, không được quá nhiều vì đây
thực chất là loại hình bài tập luyện kỹ năng đọc lướt lấy ý chính. Hơn thế nữa, hoạt động này
rất hay vì nó cho học sinh một cơ hội đọc có mục đích thực tế, đọc để lấy thông tin thực sự.
Kết quả đọc có thể được kiểm tra miệng với từng học sinh hoặc cả lớp.
e. Viết câu minh hoạ
Cuối các bài học thường có các câu hỏi .Học sinh có thể thảo luận tìm câu trả lời cho các
câu hỏi này theo cặp. Đầu tiên học sinh làm miệng, sau đó giáo viên gọi một vài HS bất kì để
kiểm tra. Hoặc làm cho hoạt động này phong phú hơn bằng cách cho học sinh thảo luận
miệng rồi viết câu trả lời ra giấy, các cặp đổi chấm chéo các câu trả lời cho nhau dưới sự
kiểm soát của giáo viên.
f. Hỏi và trả lời



Sau khi dạy và luyện từ mới, ở cuối buổi học, vẫn để các từ mới đó trên bảng, chỉ xoá các
câu minh hoạ đi rồi yêu cầu học sinh viết lại các câu minh hoạ khác cho các từ mới đó để
kiểm tra xem học sinh đã thực sự hiểu nghĩa và cách sử dụng các từ mới đó không.
g. Mô tả tranh:
Tranh ảnh có thể dùng như các yếu tố kích thích cho rất nhiều loại hình bài tập luyện theo
cặp.Học sinh có thể áp dụng thực hành ở cả kĩ năng nói và viết hoặc đoán nội dung bài nghe
theo tranh trước khi nghe chính thức
VD: Nhìn vào một bức tranh đi kèm với một bài đọc, hai học sinh quan sát mô tả những
hoạt động diễn ra trong tranh , thảo luận và đưa ra ý kiến , hoặc có thể sắp xếp các bức tranh
theo một trật tự nào đó cho phù hợp với nội dung trong tranh, nhìn tranh đặt câu hỏi và trả
lời...
Grade 10 - Unit 1 – Listening – Task 1
Mục đích yêu cầu : Học sinh nghe và đoán nội dung bức tranh về hoạt động hàng ngày của
người xích lô rồi sắp xếp cho đúng trật tự
Thời gian : 5’
Chuẩn bị : Tranh
Tiến hành : GV yêu cầu học sinh quan sát tranh rồi làm việc theo cặp để đặt câu theo gợi ý
cho sẵn .
Suggestion :1. at 7.30 Mr Lam / get up
He / eat /lunch / 12
His first passengers / two pupils
He / carry / a lady / DongXuan market
……………..
+ Sau đó HS thảo luận và sắp xếp lại các câu theo đúng trât tự phù hợp với tiến trình câu
chuyện trong tranh.


+ Đại diện lên viết và sắp xếp đúng thứ tự
+ GV và HS cùng thảo luận và sửa bài, thống nhất câu trả lời trước khi nghe chính thức


HOẠT ĐỘNG THEO NHÓM
A. Tổ chức và luyện tập theo nhóm.
Do đặc điểm lớp học ở Việt Nam không thể di chuyển quanh lớp học được vì vậy chỉ có
thể yêu cầu HS bàn trên quay xuống bàn dưới tạo thành các nhóm từ 4 đến 6 người, sau khi
chia xong nên chỉ định hoặc để thành viên các nhóm tự bầu ra nhóm trưởng hoặc thư kí
nhóm. Học sinh này sẽ trực tiếp liên hệ với giáo viên khi nhóm gặp khó khăn trong việc thực
hiện các yêu cầu của bài tập, điều này sẽ giúp cho việc kiểm soát tất cả các nhóm nhẹ nhàng,
dễ làm hơn. Nên chỉ định hoặc hướng dẫn học sinh có khiếu khẩu ngữ linh hoạt hơn để làm
việc này hoặc cũng có thể để cho các thành viên trong nhóm lần lượt làm nhóm trưởng, công
việc nay cần phải làm nhanh gọn, dứt khoát và HS phải được thông báo ngay ai là nhóm
trưởng của họ để không bị lãng phí thời gian. Việc chia nhóm có thể thực hiện bằng tiếng mẹ
đẻ. Nếu dùng tiếng Anh thì trước đó phải cho HS làm quen, hiểu rõ được các mệnh lệnh
1/ Vai trò của giáo viên.
Giáo viên là người quản lí mọi hoạt động của lớp học. Do vậy, phải đặt kế hoạch cho nó,
tổ chức, bắt đầu, theo dõi và cách dùng thời gian, kết thúc nó. Giáo viên có thể đi từ nhóm nọ
sang nhóm kia, kiểm tra HS xem có thực hiện đúng yêu cầu bài tập không. Giáo viên cần
tích cực và nhạy cảm với bầu không khí lớp học cũng như nhịp điệu làm việc của các nhóm,
ghi nhớ các lỗi lặp đi lặp lại của học sinh để điều chỉnh lại bài dạy sau này. Nếu thấy đa số
học sinh gặp khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ của bài tập, nên dừng các nhóm lại giải
thích thêm, yêu cầu bài tập, cho cả lớp luyện lại vấn đè rồi mới tiếp tục làm việc theo nhóm.
2/ Các loại hình luyện tập theo nhóm.
a/. Trò chơi.


Đây là hoạt động phù hợp với các phần Warm up gây kích thích ở HS, hoặc rèn luyện kĩ
năng nói, viết , ngữ pháp ở HS.Tuỳ vào mục đích yêu cầu của từng bài GV có thể lựa chọn
trò chơi cho phù hợp. Các trò chơi đoán thông tin để luyện câu hỏi “Yes – No”, đơn giản
nhất là trò đoán “Who am I thinking of ? What’s my profession?” Hoặc “Guess what I
did?” Đề tiêu đề lên bảng, cung cấp một số từ gợi ý từ vựng, kiến thức nền, sau đó làm mẫu

rồi cho học sinh tự chơi.
VD : Game : Who am I ?
Trò chơi này phù hợp với giai đoạn đầu của lớp học , khi các học sinh bắt đầu làm
quen nhau qua nói chuyện bằng tiếng Anh. Giáo viên sẽ tùy thuộc vào đối tượng học sinh để
chọn ra những nhân vật nổi tiếng quen thuộc , không khó đoán với lớp, ví dụ : các diễn
viên , ca sĩ , các nhân vật lịch sử , các nhân vật trong truyện thiếu nhi , truyện dân gian ..vv
Tên của các nhân vật này sẽ được ghi ra các mẩu giấy giáo viên và ban'' tổ chức''sẽ bí mật
dán những mẩu giấy đó vào lưng của các bạn tham gia , sau đó mọi người sẽ đi lại xem nhân
vật mình được dán tên là gì .
Ví dụ :
- Am I a man ?
- Am I still alive today ?
- Am I a pop star ?
- Do I live here in Viet Nam ?
- Was I a King ?
- Am I a character in a story?.vv
Sau khi mỗi người đã đoán tên của mình ở lưng được một thời gian sẽ được phép quay giấy
dán tên của mình về đằng trước ngực áo
b/ Đặt câu hỏi.


Yêu cầu các nhóm đọc bài khoá, sau đó đặt câu hỏi về bài đó. Sau vài phút các nhóm gấp
sách lại, lần lượt trưởng nhóm hoặc thư ký đứng lên đặt một vài câu hỏi, các thành viên
nhóm khác có nhiệm vụ trả lời. Để HS có hứng thú hơn, nên tổ chức nó như một cuộc thi,
các câu trả lời được chấm điểm dựa vào độ chính xác về ngôn ngữ cũng như thông tin.
c/ Tiên đoán.
Trước khi đọc một bài khoá yêu cầu các nhóm đoán trước về nội dung của bài hoặc nghĩa
từ vựng có thể gặp trong bài
VD: Trước khi HS đọc một bài về nạn ô nhiễm, có thể đoán trước được rằng bài đó sẽ
nói đến các vấn đề được liên quan đến biển, rừng, các tài nguyên, khói xe…

d/ Trả lời các câu hỏi suy đoán.
Sau mỗi bài đọc, GV có thể đưa ra một số câu hỏi để HS suy đoán về những tình tiết xảy
ra trong bài. Câu trả lời chỉ dựa trên suy luận của HS chứ không có trong bài. HS trong nhóm
thảo luận và đi tới một câu trả lời chung cho cả nhóm.
VD : What is this passage cut from ?
What is the the next paragraph of this passage ?
e/ Thảo luận.
Thảo luận cho phép HS tự do diễn đạt các quan điểm, ý kiến của mình. GV có thể đưa ra
chủ đề nào đó
VD: Unit 2 – grade 12 – Reading
“What are the differences between a traditional Vietnamese family and modern Vietnamese
family?”
Tất cả nhóm bàn bạc, trao đổi quan điểm của mình trong vài phút. Sau đó một thành viên
trong nhóm sẽ báo cáo chung lại ý kiến của cả nhóm(nếu thống nhất) hoặc tóm tắt lại các ý
kiến ( nếu có sự khác nhau ). Tiếp theo để cho HS cả lớp cùng thảo luận về vấn đề đó. GV


không cần thiết phải bày tỏ quan điểm của mình, trừ khi có những ý kiến sai mà không có ai
phản bác.
f/ Viết luận:
Nên tổ chức cho HS làm việc thành từng nhóm, GV của những lớp đông sẽ có thể đồng
thời kiểm soát và hướng dẫn tất cả các bài viết sáng tạo của HS trong lớp. Có thể hướng dẫn
bài luận bằng các câu hỏi trên bảng, các bức tranh hoặc các từ gợi ý. Tất cả các thành viên
trong nhóm đều phải đóng góp ý kiến xây dựng bài. Trưởng nhóm lúc này phải biết lôi cuốn,
khuyến khích các thành viên trong nhóm đóng góp ý kiến.
VD1 :
Mục đích yêu c ầu : Viết luận theo dàn ý .
Thời gian : 15’
Chuẩn bị : Handouts
Tiến trình:

- GV yêu cầu học sinh ngồi theo nhóm 4 hoặc 5
- Phát handouts chứa dàn ý của chủ đề được đưa ra
- GV yêu cầu HS dựa vào thông tin trong dàn ý viết thành một bài luận
- Khi công việc kết thúc GV yêu cầu đại diện của nhóm lên bảng viết bài luận của minh
g/ Đặt câu có nghĩa
Chia học sinh thành từng nhóm, lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào tổng số học sinh trong lớp.
GV cung cấp từ để tạo thành câu không theo trật tự và giải thích câu cho học sinh ( từ vựng,
nghĩa của câu...). Yêu cầu HS viết lại thành câu đúng, đại diện đọc to câu đó lên rồi viết lên
bảng
h/ Viết câu nối tiếp:
Đây là một hoạt đông rất vui vẻ tạo một câu chuyện theo nhóm. Mỗi học sinh cần một
tờ giấy và một cái bút, nếu có thể ngồi theo vòng tròn để chơi . Mỗi học sinh viết một đoạn


ngắn của câu chuyện ( 2-3câu ) rồi gập lại che đoạn thông tin đó đi rồi chuyển giấy cho HS
bên phải.
VD :
Mục đích yêu cầu : Viết 1 câu chuyện theo chỉ dẫn của GV
Thời gian : 20’
Chuẩn bị : Giấy, bút
Tiến trình :
+ GV chia HS thành nhóm 6 hoặc 7
+ GV đọc to nhằm cung cấp HS lời chỉ dẫn sau đây :
-

Write the name of a man. It can be a famous man or a man everyone in the class
knows ( Cho phép họ đặt tên cho nhân vật)

-


Write the name of a woman. It can be a famous woman or a woman everyone in
class knows (Cho phép họ đặt tên cho nhân vật)

-

Write the name of the place where two people meet.

-

When they meet, he says something to her. What does he say? ( HS viết những gì
anh ta nói )

-

She replies to the man .What does she say?

-

What’s the consequence of this meeting? What happens?

-

What’s the opinion of the whole story? What do you say as a comment?

+ Sau mỗi một yêu cầu HS viết thông tin mà được yêu cầu, gập giấy để che những gì mình
viết rồi chuyển giấy cho người bên phải. Yêu cầu tiếp tục được đưa ra và quá trình tiếp tục
lặp lại.
+ Khi công việc được hoàn thành cả nhóm mở giấy ra, nối các đoạn thông tin với nhau tạo
thành một bài viết thú vị và logic
+ HS đọc câu chuyện cho cả nhóm nghe.



i/ Sửa thông tin:
Mục đích yêu cầu : Rèn luyện kĩ năng viết đúng ngữ pháp cho học sinh
Thời gian 15’
Chuẩn bị : Handout chứa 1 bức tranh và những câu mô tả không đúng về bức tranh đó
Tiến trình:
+ GV chia lớp thành nhiều nhóm.
+ Phát handouts cho mỗi nhóm. GV yêu cầu HS sửa câu cho phù hợp với bức tranh
+ Gv đi quanh quan sát việc thực hiện ở các nhóm
+ Khi các nhóm hoàn thành công việc. GV gọi đại diện mỗi nhóm lên viết câu đã sửa lên
bảng
+ GV và HS cùng sửa lỗi. Nhóm nào làm tốt hơn, nhanh hơn là người chiến thắng

3.3 Khả năng áp dụng
Với dạng hoạt động này, chúng ta có thể áp dụng với tất cả các đối tượng học sinh ,
lớp với nhiều thành phần. Tùy vào nội dung bài học là đơn giản hay phức tạp, chúng ta
đưa ra yêu cầu làm việc theo nhóm, cặp thích hợp. Tùy vào đối tượng học sinh, chúng ta
có những gợi ý khác nhau và yêu cầu cũng khác nhau.
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng hoạt động này trong năm học qua, tôi
thấy học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết,
đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ
năng. Không khí học tập sôi nổi nhẹ nhàng. Học sinh có cơ hội để khẳng định mình, không
còn lúng túng, lo ngại khi bước vào giờ học. Số học sinh giao tiếp đối thoại được tăng lên,
đặc biệt số học sinh yếu kém cũng có phần nào hiểu và sử dụng được một số câu lệnh của
giáo viên, bập bẹ trao đổi với bạn một số câu thông dụng hàng ngày nhưng đó cũng là dấu
hiệu đáng mừng đối với các em.


3.4 Hiệu quả thu được do áp dụng sáng kiến.

Qua thời gian áp dụng giải pháp mới, tinh thần tích cực trong học tập của các em có
cải thiện rõ rệt, cụ thể kết quả năm học 2016-2017 như sau :

Lớp

Học Kỳ I (Chưa áp dụng giải pháp)

Học Kỳ II (Đã áp dụng giải pháp)

Giỏi

Khá

T.B

Yếu Kém

Giỏi

Khá

T.B

Yếu

Kém

0

5


25

8

2

5

15

18

2

0

(40)
11A9

0

8

25

4

3


7

17

16

0

0

(40)
12A2

0

3

28

4

1

3

9

24

0


0

(36)
12A5

0

4

26

6

2

4

10

24

0

0

(Sỉ số)
11A8

(38)

3.5 Tài liệu kèm theo gồm: không
Bến Tre, ngày 16 tháng 3 năm 2018.
Nguyễn Phương Yến

Trường THPT Phan Liêm, Ba Tri



×