Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Sàn giao dịch - sân chơi cho các nhà đầu tư Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.11 MB, 124 trang )

MỤC LỤC
Danh sách hình
Lời mở đầu
CHƯƠNG 1 :
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀNG
1.1 THỊ TRƯỜNG VÀNG THẾ GIỚI ...................................................................... 1
1.1.1 Thị trường vàng .................................................................................................. 1
1.1.1.1 Tình hình sản xuất khai thác vàng trên thế giới .................................................. 1
1.1.1.2 Tình hình sử dụng vàng trên thế giới ................................................................... 1
1.1.2 Các sàn giao dịch vàng hiện nay ......................................................................... 2
1.2 KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG VÀNG Ở VIỆT NAM .................................... 3
1.2.1 Cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh vàng của Nhà nước (*) ............................. 3
1.2.2 Tình hình sản xuất vàng tại Việt Nam ................................................................. 4
1.2.3 Tình hình tiêu thụ và sử dụng vàng tại Việt Nam. ............................................... 5
1.2.4 Tình hình kinh doanh vàng tại các ngân hàng ...................................................... 6
1.2.4.1 Cách yết giá vàng tại ngân hàng .......................................................................... 7
1.2.4.2 Các hình thức đầu tư vàng của thị trường trong nước .......................................... 8
1.2.4.2.1 Kinh doanh vàng vật chất giao ngay.................................................................... 8
1.2.4.2.2 Đầu tư bằng các sản phẩm vàng phái sinh ........................................................... 8

CHƯƠNG 2:
SÀN GIAO DỊCH VÀNG – SÂN CHƠI CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ VIỆT
NAM .................................................................................................................. 10
2.1 SÀN GIAO DỊCH VÀNG SÀI GÒN – SÀN GIAO DỊCH VÀNG ĐẦU TIÊN
TẠI VIỆT NAM ................................................................................................ 10
2.1.1 Quá trình hình thành ........................................................................................... 10
2.1.2 Quy mô............................................................................................................... 11
2.1.3 Sàn giao dịch vàng và vấn đề luật pháp ............................................................... 12
2.1.4 Chức năng cơ bản của sàn giao dịch vàng ........................................................... 13
2.1.5 Những nguyên tắc hoạt động của sàn giao dịch vàng .......................................... 14
2.1.5.1 Cách thức hoạt động .......................................................................................... 14


2.1.5.2 Hàng hóa mua bán trên sàn ................................................................................. 14
2.1.5.3 Giá tham chiếu ................................................................................................... 14
2.4.5.4 Cơ chế khớp lệnh ................................................................................................ 14
2.4.5.5 Quy định chung trên sàn ..................................................................................... 15
2.1.6 Mối quan hệ giữa sàn giao dịch vàng và sở giao dịch chứng khoán ..................... 16
2.1.6.1 Kênh đầu tư nào “hấp dẫn” hơn?......................................................................... 16
2.1.6.2 Từ “tâm lý bầy đàn” trên sàn chứng khoán đến hiện tượng “lướt sóng” trên sàn
giao dịch vàng .................................................................................................... 17
2.1.7 Sản phẩm “Đầu tư vàng tại ACB” ...................................................................... 18
2.1.7.1 Đối tượng khách hàng ........................................................................................ 18
2.1.7.2 Cách thức tham gia ............................................................................................. 18
2.1.7.3 Đặc điểm loại hình .............................................................................................. 19
2.1.7.4 Quy chế về hạn mức tín dụng.............................................................................. 20
2.1.7.4.1 Một số khái niệm liên quan đến tín dụng ............................................................. 20
2.1.7.4.2 Điều kiện đảm bảo tài sản ròng / dư nợ ............................................................... 20
2.1.7.4.3 Giá trị đặt lệch tối đa và giá trị được rút tối đa .................................................... 21
2.1.7.4.4 Ví dụ minh họa ................................................................................................... 21
2.1.7.4.5 Các mức lãi suất áp dụng cho giao dịch đầu tư vàng tại ACB .............................. 23
2.1.7.4.6 So sánh các hình thức đầu tư vàng ...................................................................... 24
2.1.8 Rủi ro từ sàn giao dịch vàng ............................................................................... 24
2.1.8.1 Rủi ro thị trường ................................................................................................. 24
2.1.8.2 Rủi ro đối với ACB – Nhà tổ chức và nhà quản lý Sàn giao dịch vàng ................ 24
2.1.8.3 Rủi ro đối với nhà đầu tư .................................................................................... 25
2.2 SÀN GIAO DỊCH VÀNG SÀI GÒN- NHÌN LẠI SAU GẦN MỘT NĂM
HOẠT ĐỘNG .................................................................................................... 28
2.2.1 Bước khởi đầu thành công .................................................................................. 28
2.2.2 Đối mặt với những thách thức ............................................................................. 30
2.2.2.1 Đánh giá thực tế từ các thành viên và nhà đầu tư................................................. 30
2.2.2.2 Sự xuất hiện của những đối thủ cạnh tranh trong tương lai .................................. 31


CHƯƠNG 3:
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SÀN GIAO DỊCH VÀNG TRONG
TƯƠNG LAI VÀ CƠ HỘI TIẾP CẬN CHO NHÀ ĐẦU TƯ ......................... 33
3.1 TỪ SÀN GIAO DịCH VÀNG SÀI GÒN ĐẾN MÔ HÌNH CÔNG TY CỔ
PHẦN GIAO DỊCH VÀNG................................................................................ 33
3.2 XÂY DỰNG MÔ HÌNH SÀN GIAO DỊCH VÀNG TRONG TƯƠNG LAI ....... 35
3.2.1 Giải pháp nhằm hoàn thiện sàn giao dịch vàng tập trung - Sàn giao chính ........... 36
3.2.1.1 Nâng cao vai trò của nhà nước đối với hoạt động của Sàn giao dịch tập trung ..... 36
3.2.1.2 Hoàn thiện mô hình tổ chức ................................................................................ 37
3.2.1.3 Hoàn thiện hệ thống công nghệ ........................................................................... 37
3.2.1.4 Kết nạp các thành viên mới có thực lực............................................................... 38
3.2.1.5 Đa dạng hóa hàng hóa giao dịch trên sàn giao dịch ............................................. 38
3.2.1.6 Đa dạng hóa hình thức giao dịch ......................................................................... 39
3.2.1.7 Mở rộng phạm vi, địa lý hoạt động của sàn ......................................................... 39
3.2.1.8 Liên kết với các sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới .......................................... 40
3.2.1.9 Tăng cường các tiện ích cho thành viên .............................................................. 40
3.2.2 Giải pháp nhằm thu hút nhà đầu tư đến với sàn của thành viên – Sàn phụ ........... 41
3.2.2.1 Thay đổi quan điểm của nhà đầu tư về Sàn giao dịch vàng .................................. 41
3.2.2.2 Thay đổi nhận thức về rủi ro ............................................................................... 42
3.2.2.3 Mở rộng sản phẩm đầu tư vàng với các công cụ phòng ngừa đến các địa điểm
giao dịch ............................................................................................................. 42
3.2.2.3.1 Các công cụ phòng ngừa hiện có ......................................................................... 42
3.2.2.3.2 Đưa các công cụ phòng ngừa đến gần với nhà đầu tư hơn ................................... 44
3.3 GIẢI PHÁP GIÚP NHÀ ĐẦU TƯ TRỞ NÊN CHUYÊN NGHIỆP HƠN TRÊN
NHIỀU KHÍA CẠNH ......................................................................................... 45
3.3.1 Phân tích cơ bản - phân tích kỹ thuật để có một chiến lược kinh doanh tối ưu .... 45
3.3.2 Dự báo giá vàng trong thời gian tới ..................................................................... 47
3.3.3 Nhà đầu tư nên có một quyết định đúng lúc trong quá trình kinh doanh .............. 48
3.3.4 Thay đổi quan điểm về thị trường công cụ phái sinh ........................................... 48
3.3.5 Kinh doanh kết hợp các sản phẩm phái sinh ........................................................ 49

Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH SÁCH ĐỒ THỊ - HÌNH


Đồ thị
Biến động giá vàng và khối lượng giao dịch trên sàn giao dịch vàng ACB
Hình
1. Cấu trúc sàn giao dịch vàng Sài Gòn
2. Mô hình công ty cổ phần giao dịch vàng
3. Cấu trúc Trung tâm giao dịch vàng trong tương lai tại Việt Nam




1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sau hơn một năm Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại
thế giới – WTO thì thị trường tài chính có những bước phát triển vượt bậc, sự sôi
động của thị trường chứng khoán đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước
tham gia. Mặc dù thị trường chứng khoán là một kênh đầu tư hấp dẫn, tuy nhiên trong
xu hướng phát triển của thị trường tài chính trên thế giới thì chứng khoán không phải
là một kênh đầu tư duy nhất. Ở các nước trên thế giới, sàn giao dịch hàng hóa đặc biệt
phát triển rất mạnh và phổ biến, trong đó vàng là một loại hàng hóa đặc biệt được
giao dịch với số lượng và chủng loại rất lớn, giới đầu tư trên toàn thế giới quan tâm,
và tìm đến với kênh đầu tư này ngoài mục đích bảo hiểm, còn là kênh doanh tìm kiếm
lợi nhuận. Cùng với xu hướng đó, ở Việt Nam ta cũng đã xuất hiện một mô hình sàn
giao dịch vàng với tên gọi là sàn giao dịch vàng sài gòn do ngân hàng Á Châu cùng

các thành viên khác sáng lập vào năm 2007. Tuy nhiên, vì mới ra đời trong thời gian
ngắn nên sàn giao dịch này vẫn chưa phát huy hết tiềm lực của mình, và vẫn còn
nhiều vấn đề phải làm thêm nữa để hoàn thiện hơn, và đặc biệt hơn là trở thành một
sân chơi cho các nhà đầu tư bên cạnh các kênh đầu tư truyền thống khác, đó là lý do
chúng tôi lựa chọn đề tài:
“Sàn giao dịch vàng – Sân chơi cho các nhà đầu tư Việt Nam”
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về các hình thức đầu tư vàng truyền thống hiện nay
Nghiên cứu về sàn giao dịch vàng Sài Gòn
Nghiên cứu để hiểu rõ hơn về sản phẩm mới tại ngân hàng Á Châu – “Đầu tư vàng
tại ACB”
Nghiên cứu để Việt Nam có một sàn giao dịch vàng tập trung trong thời gian tới
Có thể giúp được nhiều nhà đầu tư đến với kênh đầu tư này khi đã có được hiểu biết
và hiểu rõ khi tham gia sản phẩm “đầu tư vàng tại ACB”
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thu thập tài liệu từ đó phân tích
4. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1 : Tổng quan về thị trường vàng
Chương 2 : Sàn giao dịch vàng – Sân chơi cho các nhà đầu tư Việt Nam
Chương 3 : Định hướng phát triển cho sàn giao dịch vàng trong tương lai và cơ hội
tiếp cận cho nhà đầu tư






LỜI MỞ ĐẦU


Trong khoảng thời gian bắt đầu từ năm 2000 đến nay, thị trường tiền tệ Việt Nam đã
chứng kiến những cột mốc ngoạn mục, đánh dấu sự hội nhập của kinh tế Việt Nam vào
xu thế chung của thế giới. Sự kiện nổi bật đầu tiên chính là sự xuất hiện của thị trường
chứng khoán – một thị trường đã và đang hoạt động hết sức sôi nổi và mạnh mẽ trên thế
giới. Liên tiếp đó là sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức
thương mại thế giới (WTO) vào năm 2006, việc gia nhập WTO là một trong những nỗ
lực nhằm tiếp cận thị trường thương mại toàn cầu, nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị
trường thương mại quốc tế, tạo tiền đề hội nhập và phát triển nền kinh tế. Cùng với sự
phát triển đi lên của thị trường tài chính, thị trường vàng Việt Nam đã có những bước tiến
mạnh mẽ, nổi bật là sự ra đời của Sàn giao dịch vàng Sài Gòn vào tháng 5/2007, tạo thêm
một kênh đầu tư đầy hấp dẫn cho các nhà đầu tư Việt Nam bên cạnh các kênh đầu tư
truyền thống là chứng khoán và bất động sản. Sân chơi này được mở ra không chỉ đánh
dấu sự hội nhập vào thị trường tiền tệ thế giới của Việt Nam mà còn tạo cơ hội cho các
nhà đầu tư Việt Nam tiếp cận với xu hướng đầu tư chung của thế giới. Từ đó cuộc chơi
của các nhà đầu tư vàng Việt Nam sẽ mở rộng hơn với nhiều lựa chọn và đa dạng hơn về
công cụ đầu tư. Bước sang năm 2008, thị trường vàng đã liên tục chứng kiến sự biến
động ngoạn mục của giá vàng, những cơn bão giá vàng thay đổi xoay chiều mạnh mẽ làm
cho giới đầu tư vàng trên thế giới phải nhiều lần “lên cơn sốt” vì kim loại quý này. Bắt
kịp theo xu hướng chung của thế giới, các nhà đầu tư Việt Nam cũng không thể thờ ơ
trước cơ hội cực kỳ hấp dẫn này và năm 2008 cũng đồng thời chứng kiến sự sôi động của
cả thị trường vàng Việt Nam nói chung và Sàn giao dịch vàng Sài Gòn nói riêng. Tuy
nhiên đằng sau sự thành công đó, vẫn còn tồn tại nhiều rủi ro và bất cập mà bản thân nhà
đầu tư không thể lường trước được. Với mong muốn giúp nhà đầu tư Việt Nam có một
cái nhìn tổng quan hơn về kênh đầu tư này, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài tìm
hiểu về sàn giao dịch vàng cũng như cách thức tham gia giao dịch trên sàn, từ đó đưa ra
một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò, chức năng của sàn giao dịch vàng, góp phần đưa
mô hình này tiếp cận gần hơn với nhà đầu tư Việt Nam, từ đó giúp họ có những cái nhìn
đúng đắn hơn về sân chơi mới này.
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀNG


1.1 THỊ TRƯỜNG VÀNG THẾ GIỚI
1.1.1 Thị trường vàng
1.1.1.1 Tình hình sản xuất khai thác vàng trên thế giới
Trung Quốc trở thành nước sản xuất vàng lớn nhất thế giới năm 2007 Sản lượng vàng của
Trung Quốc trong năm 2007 đạt 274 tấn, lần đầu tiên vượt lên Nam Phi trở thành nước
sản xuất vàng lớn nhất thế giới.
Trong 120 năm qua, Nam Phi luôn đứng đầu thế giới về sản lượng khai thác vàng. Tuy
nhiên, theo Hiệp hội khoáng sản Nam Phi, trong 10 năm qua tốc độ tăng trưởng bình
quân sản lượng vàng hàng năm của nước này giảm mạnh từ chiếm 70% sản lượng thế
giới năm 1970 xuống còn 20% năm 1997 và 11,8% năm 2006. Năm 2007, sản lượng
vàng của nước này chỉ đạt 255 tấn.
1.1.1.2 Tình hình sử dụng vàng trên thế giới
Ấn Độ là nước tiêu thụ vàng cao nhất thế giới.
Hiệp hội vàng thế giới cho biết nhu cầu tiêu thụ vàng của Ấn Độ cao nhất thế giới,
khoảng 722 tấn/năm, tăng 7%. Mỹ là thị trường tiêu thụ vàng đứng thứ 3 thế giới với nhu
cầu hàng năm là 278 tấn, giảm 18%. Thị trường vàng ở Italia và Anh cũng đều sụt giảm.
Số liệu mới nhất của WGC cho thấy doanh số bán vàng trang sức của Trung Quốc đã đạt
mức cao kỷ lục trong năm 2007, tăng 34% lên 302,2 tấn, chỉ đứng thứ hai thế giới sau Ấn
Độ. Trưởng bộ phận tiếp thị của WGC, Philip Olden, cho biết 2007 là năm thị trường
vàng thế giới được thúc đẩy mạnh nhờ vai trò quan trọng của Trung Quốc
Trong quý IV/07, doanh số bán vàng trang sức của Trung Quốc so với cùng kỳ năm trước
đó tăng 20%.
Các quan chức WGC cho rằng người tiêu dùng Trung Quốc hiện đã có những sự lựa chọn
khác nhau đối với các mặt hàng trang sức, do thị trường vàng nước này hiện rất phong
phú. Trong tháng 1/08, giá vàng kỳ hạn của Trung Quốc đã tăng mạnh tại Sở giao dịch
Kỳ hạn Thượng Hải do giá vàng thế giới liên tục ghi mức cao kỷ lục mới.
Giá vàng toàn cầu đã tăng hơn 30% trong năm 2007- mức tăng lớn nhất kể từ năm 1979.
WGC, trụ sở ở London, hiện là tổ chức tiếp thị thúc đẩy các hoạt động giao dịch vàng
trên khắp thế giới.

1.1.2 Các sàn giao dịch vàng hiện nay
Các thị trường vàng trên thế giới hiện nay hầu như không thành lập một sàn giao dịch
vàng riêng biệt như ở Việt Nam mà được hoạt động giao dịch cùng với nhiều hàng hóa
khác như dầu (dầu thô, xăng dầu, dầu cặn…), nông sản( đường, cà phê, cacao…), năng
lượng, các kim loại quý (vàng, bạc, bạch kim…) và kim loại màu( nhôm, kẽm, thiếc…)
được biết đến với tên gọi là Sàn giao dịch hàng hóa.
Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (The Tokyo Commodity Exchange)
Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo được thành lập vào 1/11/1984, là một sự kết hợp giữa Sàn
giao dịch dệt may Tokyo (thành lập năm 1951), Sàn giao dịch cao su Tokyo (thành lập
năm 1952) và Sàn giao dịch vàng Tokyo (thành lập năm 1982). Sàn giao dịch hàng hóa
Tokyo ( gọi tắt là TOCOM) là một tổ chức đi tiên phong trong hoạt động hối đoái, được
biết đến như là một ngành thương mại điện tử cao cấp trong năm 1991. Theo sau đó là sự
tham gia của thị trường nhôm năm 1997 và thị trường dầu vào năm 1999, TOCOM đã tạo
ra một thị trường hoạt động giao sau đầy đủ dựa trên cốt lõi là các hoạt động kinh doanh
thuộc về công nghiệp, mà những hoạt động này có mối tương quan rất cao với xu hướng
thị trường thuộc về vật chất, và đã phát triển thành một thị trường giao sau thật sự. Tại
TOCOM có 9 ngành công nghiệp hàng hóa, đều là những ngành công nghiệp mạnh của
nền kinh tế, để giao dịch giao sau và quyền chọn trong 4 thị trường khác nhau như các
kim loại (phổ biến gồm vàng, bạc, bạch kim…),dầu (dầu thô,xăng dầu và dầu cặn), cao
su và nhôm.
Sàn giao dịch hàng hóa NewYork (New York Mercantile Exchange - NYMEX)
Sàn giao dịch hàng hóa New York là sàn giao dịch hàng hóa giao sau lớn nhất thế giới,
nằm trong thành phố New York. Hai chi nhánh từ ban đầu của Sàn là New York
Mercantile Exchange và New York Commodities Exchange (COMEX), nhưng hiện tại
hai chi nhánh (công ty) đã sáp nhập. Công ty New York Merchantile Exchange, Inc. là
công ty đại chúng bởi vì công ty mẹ của nó là NYMEX Holdings, Inc được niêm yết trên
Sàn giao dịch chứng khoán New York tháng 11 năm 2006, mã chứng khoán NMX. Sàn
giao dịch hàng hóa New York là nơi diễn ra các giao dịch có giá trị hàng tỉ đôla về hàng
hóa năng lượng và kim loại, và những loại hàng hóa khác được mua và bán trên sàn hoặc
thông qua hệ thống máy tính giao dịch điện tử. Giá cả được niêm yết cho các giao dịch

trên Sàn là cơ sở để tính toán giá cả trên khắp thế giới. Sàn của NYMEX được điều hành
bởi Ủy ban giao dịch hàng hóa giao sau (Commodity Futures Trading Commission), một
cơ quan độc lập của Chính phủ Hoa Kỳ. NYMEX là một trong số rất ít sàn trên thế giới
còn duy trì hệ thống Open Outcry, ở đó người giao dịch được dùng lời nói và dấu hiệu
bằng tay trên sàn giao dịch. Vào tháng 2 năm 2003, New York Board of Trade (NYBOT)
kí vào bản hợp đồng thuê tài sản với NYMEX để chuyển tới trụ sở ở khu Trung tâm tài
chính sau khi trụ sở ban đầu của NYBOT đã bị phá hủy trong vụ khủng bố 11/9/2001.
Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (The Chicago Board of Trade - CBOT)
Sàn giao dịch Chicago (CBOT) được thành lập năm 1848, là 1 thị trường giao sau và
quyền chọn hối đoái dẫn đầu. Hơn 3.600 thành viên, cổ đông giao dịch với 50 sản phẩm
giao sau và quyền chọn khác nhau tại CBOT bằng việc mở đấu giá. Trước đây , CBOT
chỉ giao dịch các hàng hóa nông nghiệp như ngũ cốc, lúa mì, yến mạch và đậu tương. Năm
1982, thị trường quyền chọn và giao sau vàng được thành lập. Sàn giao dịch Chicago đã đưa vào thêm một loại sản
phẩm mới trong hỗn hợp các sản phẩm khác nhau được giao dịch tại sàn vào năm 2001 bằng việc khai trương các hợp
đồng giao sau vàng và bạc bằng điện tử.
Ngoài ra còn có các sàn giao dịch khác như Sàn giao dịch hàng hóa London, Sàn giao dịch vàng kỳ hạn Thượng Hải
(Trung Quốc)…Mới đây, theo thông báo của Sàn giao dịch hàng hóa Ấn Độ thì sàn giao dịch này đã quyết định mở
thêm một trương mục mới đó là Sàn vàng OTC. Sàn vàng này sẽ được giao dịch theo phương thức là theo sự biến
động của giá thế giới, sàn này cũng được cập nhật và giao dịch qua mạng.

1.2 KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG VÀNG Ở VIỆT NAM
1.2.1 Cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh vàng của Nhà nước (*)
Hoạt động kinh doanh vàng của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam nói chung và tại
TPHCM nói riêng đều phải tuân thủ các quy định pháp lý có liên quan đến hoạt động này
do Chính phủ và Ngân hàng nhà nước (NHNN) ban hành. Hiện nay, các văn bản pháp lý
có liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam như sau:
Thứ nhất, nghị định 174/1999/NĐ- CP của Chính phủ ban hành ngày 9/12/1999 về quản
lý hoạt động kinh doanh vàng.
Thứ hai, thông tư số 07/2001/TT- NHNN hướng dẫn thi hành nghị định số
174/1999/NĐ- CP ngày 9/12/1999 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Thứ ba, nghị định 64/2003/NĐ- CP ban hành ngày 11/6/2003 về việc sửa đổi bổ sung
nghị định số 174/1999/NĐ- CP ngày 9/12/1999 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh
doanh vàng.
Thứ tư, thông tư số 10/2003/TT- NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành
ngày 16/9/2003 về hướng dẫn thi hành Nghị định số 174/1999/NĐ- CP ngày 9/12/1999
của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Thứ năm, quyết định số 1703/2004/QĐ- NHNN ngày 28/12/2004 sửa đổi, bổ sung thông
tư số 10/2003/TT- NHNN ngày 16/9/2003 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước hướng
dẫn thi hành nghị định số 174/1999/NĐ- CP ngày 9/12/1999 của Chính phủ về quản lý
hoạt động kinh doanh vàng và Nghị định số 64/2003/NĐ- CP ngày 11/6/2003 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung nghị định số 174/1999/NĐ- CP.
Thứ sáu, quyết định số 03/2006/QĐ- NHNN ngày 18/1/2006 về việc kinh doanh vàng
trên tài khoản ở nước ngoài.
Thứ bảy, quyết định 432/2000/QĐ- NHNN ngày 3/10/2000 về nghiệp vụ huy động và sử
dụng vốn bằng vàng, bằng VNĐ bảo đảm theo giá vàng của tổ chức tín dụng.
Thứ tám, quyết định 1019/2001/QĐ- NHNN về sửa đổi, bổ sung quyết định 432 về huy
động và cho vay vàng của tổ chức tín dụng.
Cuối cùng là quyết định 1452/2004/QĐ- NHNN ngày 10/11/2004 về giao dịch hối đoái
của các tổ chức tín dụng đước phép hoạt động ngoại hối.
1.2.2 Tình hình sản xuất vàng tại Việt Nam
Thị trường vàng trong nước hơn hai năm gần đây liên tục biến động, những “cơn sốt”
làm bộc lộ những hạn chế lâu nay của thị trường cũng như doanh nghiệp kinh doanh vàng
trong nước, nhưng đây cũng chính là dấu hiệu cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của thị
trường vàng Việt Nam.
Cuối năm 2006, công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đã chính thức khai trương chi
nhánh và xưởng sản xuất vàng SJC tại miền Bắc, đưa công suất dập vàng miếng của
doanh nghiệp này lên đến 12.000 lượng/ngày, thậm chí lên đến 20.000 lượng/ngày nếu
cần. Việc này đã giúp SJC chủ động hơn trong kinh doanh trên thị trường miền Bắc và hỗ
trợ tốt hơn cho dự định phát triển hệ thống đại lý ở thị trường này. Kế hoạch của SJC là
sự chủ động cần thiết để đón đầu xu hướng phát triển của một thị trường mới nổi trong

khoảng 4 năm trở lại đây. Con số trên không cao xa khi thời hoàng kim quý II/2006, có
ngày SJC không còn hàng để cung cho thị trường, lượng bán ra đạt tới 8.000 lượng/ngày.
Trong khi đó, một doanh nghiệp tư nhân rất được lòng khách hàng phía Bắc là Bảo Tín
Minh Châu cũng cho biết đang đầu tư xây dựng gần 2.000 mét vuông văn phòng và nhà
xưởng để mở rộng kinh doanh, trong đó việc nhập thêm dây chuyền dập vàng miếng bên
cạnh dây chuyền theo công nghệ đúc đang hoạt động hiện nay, Với mục tiêu chủ yếu là
chủ động hơn trong cung hàng ra thị trường để tránh sốt giá.
Trước đó, Công ty vàng bạc đá quý Ngân hàng Nông nghiệp (AAA) và SJC cũng đã liên
hiệp đưa vào hoạt động hai kho ngoại quan vàng tại Nội Bài – Hà Nội và Tân Sơn Nhất –
TP.HCM. Việc ra đời các kho ngoại quan sẽ tạo ra bước chuyển biến quan trọng trong
việc nhập khẩu và kinh doanh vàng cho các doanh nghiệp trong nước.
Con sóng mới nhất, tiềm ẩn một sức cạnh tranh mới nhất là kế hoạch đột phá thị trường
vàng của Ngân hàng Á Châu (ACB). Giữa năm 2007, thị trường đã xuất hiện một thương
hiệu vàng mới – vàng ACB Bông lúa, một trung tâm sản xuất vàng miếng có công suất
10.000 lượng/ngày đã ra đời tại TP.HCM. Cùng với thương hiệu đã gây dựng trên thị
trường ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, ACB sẽ là một thách thức mới của thị
trường vàng Việt Nam.
Tiếp theo đó, vào cuối năm 2007, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cho phép Ngân
hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank) được sản xuất vàng miếng. Như vậy,
Southern Bank là ngân hàng TMCP thứ hai sản xuất vàng miếng sau Ngân hàng TMCP Á
Châu.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng vừa quyết định nâng hạn mức sản xuất vàng miếng
cho doanh nghiệp trong năm 2008. Quyết định này nhằm đáp ứng đề nghị của các doanh
nghiệp sản xuất vàng miếng trong nước. Cụ thể, khối lượng vàng miếng được sản xuất
trong năm 2008 của Công ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn TP.HCM là 1.500kg; của Công ty trách nhiệm Vàng bạc đá quý Ngọc Thẩm là
200kg; của Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận là 2.000kg và Công ty Bảo Tín Minh
Châu được sản xuất với khôi lượng là 700kg. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) là
doanh nghiệp được sản xuất với khối lượng lớn nhất trong năm 2008 với hạn mức
50.000kg; kế đến là Công ty mỹ nghệ Vàng bạc đá quý Ngân hàng Nông nghiệp và phát

triển nông thôn Việt Nam với khối lượng là 9.000kg. Tổng hạn mức khối lượng vàng
miếng những doanh nghiệp trên được sản xuất trong năm 2008 là 63.400kg.
1.2.3 Tình hình tiêu thụ và sử dụng vàng tại Việt Nam.
Ông Ben Van Kerkwiik – Trưởng VPĐD Brink’s (Thụy Sĩ), đơn vị vận chuyển quốc tế
hợp tác với Tổng công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đưa kho ngoại quan đầu tiên
của TP.HCM vào hoạt động đã nhận xét: “Việt Nam đã được biết đến như là một trong
những thị trường vàng chính của Châu Á và trong tương lai nhu cầu về vàng vẫn sẽ rất
lớn”. Brink’s quyết định hợp tác với SJC vì nhận thấy sự phát triển liên tục của thị trường
vàng Việt Nam trong những năm gần đây cùng những biện pháp hỗ trợ tích cực từ phía
Nhà nước như giảm thuế nhập khẩu, điều chỉnh hệ thống hạn ngạch nhập khẩu, giảm hẳn
việc nhập lậu vàng và tăng lượng nhập khẩu chính ngạch. Việt Nam cũng vừa đưa vào
hoạt động sàn giao dịch và đã làm quen với việc kinh doanh vàng qua tài khoản.
Trong 3 năm gần đây, nhập khẩu vàng của Việt Nam bình quân đạt trên 70 tấn/năm. Theo
thống kê của Hội đồng vàng thế giới (WGC), riêng mức tiêu thụ vàng năm 2006 của Việt
Nam đã tăng vọt lên 86 tấn (tăng 41% so với năm trước) và dự đoán nhu cầu vàng của
Việt Nam trong năm 2007 khoảng 75-80 tấn. Theo các doanh nghiệp kinh doanh vàng,
với lượng vàng tiêu thụ lớn như trên nếu chỉ nhập mà không xuất thì nguồn vàng ở trong
dân chỉ tăng về lượng nhưng phần lớn chỉ để làm nguyên liệu sản xuất vàng miếng, chạy
lòng vòng trong dân, trở thành phương tiện thanh toán thay cho tiền đồng, làm ảnh hưởng
không nhỏ đến sự ổn định giá trị của tiền đồng Việt Nam. Thêm vào đó, để nhập vàng
Việt Nam phải chi hàng trăm triệu USD, không có nguồn thu từ xuất khẩu để cân đối.
Gần đây, Hiệp hội Kinh doanh vàng và nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng một lần nữa
lại kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép xuất khẩu vàng lượng, vàng kg để thị trường
Việt Nam được khai thông và phát triển mạnh mẽ hơn. Tổng giám đốc SJC Nguyễn
Thành Long còn nhấn mạnh, việc xuất khẩu vàng sẽ giúp cân bằng được lượng cung cầu
và tạo ra nguồn ngoại tệ trong một thời gian ngắn. Nếu có một cơ chế xuất khẩu thích
hợp, số vàng “nằm” trong dân sẽ chuyển thành tiền, thành ngoại tệ và là nguồn vốn đầu
tư không nhỏ cho sự phát triển kinh tế. Cùng với tái kiến nghị cho xuất khẩu vàng, kiến
nghị cho nhập vàng khối thay cho vàng hạt của Hiệp hội Kinh doanh vàng vẫn chưa được
chấp thuận. Standard Merchant Bank là một ngân hàng kinh doanh vàng lớn của

Singapore có nhiều khách hàng là doanh nghiệp Việt Nam. Giám đốc ngân hàng, Cheng
Thve đã phải lên tiếng: “Hiện chỉ có khách hàng Việt Nam nhập vàng hạt nguyên liệu.
Giá thành nhập vàng hạt cao hơn vàng thỏi do phải trữ hàng, vốn bị đọng, cộng thuế lưu
kho và phí gia công chế biến vàng thỏi thành vàng hạt để bán cho Việt Nam. Giá nhập
vàng dội lên, người tiêu dùng Việt Nam bị thiệt. Hiện Việt Nam đã hội nhập. doanh
nghiệp rất cần được tạo sự thông thoáng cho các quyết định của mình. Có như vậy thị
trường vàng mới mong được khai thông”.
1.2.4 Tình hình kinh doanh vàng tại các ngân hàng
Trong quá trình hoạt động bằng nghiệp vụ vàng, các ngân hàng thương mại trên địa bàn
thực hiện đúng nguyên tắc sử dụng vốn, đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước, đảm
bảo hạn chế tối đa rủi ro tín dụng, cũng như mang lại hiệu quả cao cho các ngân hàng
thương mại, đồng thời đa dạng hóa được các hoạt động đầu tư. Cả nguồn vốn và cả dư nợ
cho vay bằng vàng của các ngân hàng thương mại đều tăng mạnh trong thời gian qua
chứng tỏ hoạt động kinh doanh này đang có hiệu quả đối với khách hàng. Việc đông đảo
người dân tin tưởng đến giao dịch bằng vàng với ngân hàng thương mại cũng cho thấy
trong điều kiện diễn biến chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, diễn biến giá vàng bất thường,
nhiều người lo sợ rủi ro nên vẫn để dành hay đầu tư tài sản bằng vàng gửi vào ngân hàng
vừa an toàn vừa sinh lời, vừa đảm bảo được tài sản theo giá vàng. Bên cạnh đó, vẫn có
nhiều người tính toán và dự báo riêng lại vay vốn bằng vàng tại các ngân hàng.
Nghiệp vụ mua bán vàng trực tiếp với khách hàng mặc dù không có số liệu thống kê
chính xác, nhưng theo các ngân hàng thương mại có hoạt động kinh doanh vàng thì đây là
nghiệp vụ chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh (chỉ đứng sau nghiệp vụ cho
vay) của các ngân hàng trong thời gian qua. Dịch vụ quyền chọn vàng bắt đầu từ ngày
10/12/2004 với ACB là ngân hàng đầu tiên thực hiện nghiệp vụ này. Cho tới thời điểm
này, hầu hết các ngân hàng trên địa bàn đều đã triển khai sản phẩm Option vàng như
Sacombank, Eximbank, Techcombank, VIB Bank…Để thực hiện nghiệp vụ này đòi hỏi
cả người bán và người mua sản phẩm phải có kiến thức cơ bản về tài chính. Do đó, mặc
dù đã triển khai thực hiện khá lâu nhưng dịch vụ này vẫn chưa phát huy hiệu quả cao.
Kinh doanh vàng trên tài khoản gồm có 5 ngân hàng và 3 Công ty vàng bạc đá quý được
phép triển khai: ACB, Eximbank, Sacombank, Việt Á và Phưong Đông; Công ty vàng

bạc đá quý Sài Gòn, Công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn VN, Công ty vàng bạc đá quý Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn TP.HCM. Mặc dù đây là nghiệp vụ mới được Ngân hàng Nhà nước
và Vụ quản lý ngoại hối cho phép triển khai, nhưng có thể xem đây là nghiệp vụ kinh
doanh đầy triển vọng cho ngân hàng và các doanh nghiệp kinh doanh vàng, bởi khi thực
hiện nghiệp vụ này thể hiện tính hội nhập rất cao với thị trường vàng thế giới.
1.2.4.1 Cách yết giá vàng tại ngân hàng.
Theo chế độ tiền tệ Bretton Woods (ra đời vào 1/7/1944), chế độ bản vị vàng hối đoái
được thiết lập, theo đó 1 ounce = 35 USD (1 ounce = 28,349 gram) hay người ta có thể
quy đổi ngược lại là 1 USD = 0,88867088 gram vàng, từ đó tạo điều kiện cho đồng USD
lên ngôi, trở thành đồng tiền quốc tế. Hiện nay, đơn vị yết giá trên thị trường vàng thế
giới thông thường vẫn là USD/ounce, trong khi đó tại Việt Nam, đơn vị yết giá là
VND/lượng
1 ounce = 1 troy ounce = 0,83 lượng
1 lượng = 1,20556 ounce = 37,5 grams
Công thức chuyển đổi giá vàng thế giới thành giá vàng trong nước tại các ngân hàng
thương mại có thể được tính như sau:
(TG + VC + BH)* 1,20556* (1+ thuế NK)* Tỷ giá + Phí gia công
Trong đó:
- TG: Giá vàng thế giới
- VC: Chi phí vận chuyển
- BH: Phí bảo hiểm
- Thuế NK: thuế nhập khẩu
- Tỷ giá: Tỷ giá USD/VND
Chúng ta ví dụ áp dụng công thức trên để tính giá vàng trong nước từ giá vàng thế giới.
Giả sử: Phí vận chuyển là 0,75 USD/oz; phí bảo hiểm là 0,25 USD/oz; thuế nhập khẩu
đối với vàng 0,5%; phí gia công thành vàng miếng là 30.000 đồng; tỷ giá USD/VND là
16.000. Giá vàng trong nước đựoc tính như sau:
(800 USD/oz + 0,75 USD + 0,25 USD) × 1,20556 × (1+ 0,5%) × 16.000 + 30.000 =
15.557.709 VND/lượng.

1.2.4.2 Các hình thức đầu tư vàng của thị trường trong nước.
1.2.4.2.1 Kinh doanh vàng vật chất giao ngay
Là hình thức nhà đầu tư dùng tiền mua vàng, rồi mở tài khoản tiết kiệm và ký gửi vàng
vào ngân hàng. Hình thức này có ưu điểm là rủi ro thấp, nhà đầu tư vừa hưởng được lợi
nhuận nếu như vàng tăng giá, vừa hưởng được lãi suất gửi vàng. Tuy nhiên, nhược điểm
của nó là vốn đầu tư ban đầu quá cao. Nói cách khác đây là một hình thức gửi tiết kiệm
để tránh lạm phát cao.
1.2.4.2.2 Đầu tư bằng các sản phẩm vàng phái sinh
Nói chính xác thì đây là các hình thức đầu cơ trên biến động giá vàng chứ không hẳn là
đầu tư. Hiện nay ở Việt Nam có ba sản phẩm phái sinh vàng phổ biến là đầu tư vàng kỳ
hạn (gold forward), quyền chọn vàng (gold option) và kinh doanh vàng ký quỹ - đầu tư
thông qua sàn giao dịch vàng. Nói là đầu cơ vì thực sự các nhà đầu tư khi tham gia các
giao dịch này phần lớn muốn kiếm lời dựa trên biến động giá vàng chứ không thực sự
muốn sở hữu vàng. Và bản chất của các sản phẩm phái sinh là nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra
một số vốn đầu tư rất nhỏ để thực hiện một khối lượng rất lớn giá trị giao dịch.
Kinh doanh vàng kỳ hạn (Gold Forward)
Mua bán kỳ hạn là một cam kết mua bán hàng hóa tại một mức giá xác định tại thời điểm
hiện tại và thực hiện thanh toán, giao hàng vào một ngày xác định trong tương lai. Mục
đích của hợp đồng kỳ hạn là nhằm bảo hiểm rủi ro về giá của hàng hóa khi nhà đầu tư sẽ
có được hàng hóa đó trong tương lai. Từ dự đoán xu hướng biến động của giá vàng, nhà
đầu tư ký hợp đồng mua hoặc bán vàng kỳ hạn. Việc mua bán này nhà đầu tư không phải
bỏ vốn ra và dĩ nhiên cũng không cần vàng hiện vật mà chỉ thực hiện trên chứng từ. Đây
là hoạt động kinh doanh dựa vào xu hướng biến động của giá vàng nên rủi ro sẽ rất cao
cho cả nhà đầu tư và ngân hàng, do đó để đảm bảo, ngân hàng thường nhận tiền ký quỹ
của nhà đầu tư khoảng từ 5% - 10% /giá trị hợp đồng, nghiệp vụ này hiện đã thực hiện tại
một dố ngân hàng chuyên kinh doanh về vàng như ACB, Sacombank, Techcombank,
Southernbank…
Quyền chọn vàng (Gold Option)
Quyền chọn vàng là một hợp đồng giữa hai bên, theo đó người mua quyền chọn có quyền
chứ không phải nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng vàng cụ thể với một mức giá đã ấn

định trước tại một thời điểm cụ thể trong tương lai, sau khi đã trả một khoản phí
(premium) cho người bán quyền chọn ngay từ lúc ký hợp đồng. Trong khi đó, người bán
quyền chọn có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng theo các điều khoản đã thỏa thuận trước
đó bất luận giá vàng trên thị trường diễn biến như thế nào, nếu như người mua quyền
chọn muốn thực hiện quyền của mình. Khách hàng có nhu cầu mua vàng trong tương lai
có thể mua quyền chọn mua (Call Option) để bảo hiểm trong trường hợp giá vàng sẽ
tăng. Ngược lại, khách hàng có nhu cầu bán vàng trong tương lai có thể phòng ngừa rủi
ro giá vàng xuống bằng cách mua một quyền chọn bán (Put Option). Tại Việt Nam, các
ngân hàng đóng vai trò là người bán quyền chọn trong khi nhà đầu tư sẽ đóng vai trò là
người mua quyền chọn. Ngoài 3 NHTM nhà nước thực hiện quyền chọn vàng là
Vietcombank, Agribank, BIDV thì một số ngân hàng TMCP đã triển khai mạnh dịch vụ
này, trong đó ACB là ngân hàng triển khai sớm nhất (10/12/2004), kế đến là
Techcombank, VIB Bank, Sacombank, Eximbank…
Kinh doanh vàng ký quỹ - Đầu tư thông qua sàn giao dịch vàng
Là hình thức đầu tư vàng thông qua các thành viên của Sàn giao dịch vàng Sài Gòn










CHƯƠNG 2:
SÀN GIAO DỊCH VÀNG – SÂN CHƠI CHO
CÁC NHÀ ĐẦU TƯ VIỆT NAM

2.1 SÀN GIAO DỊCH VÀNG SÀI GÒN – SÀN GIAO DỊCH VÀNG ĐẦU

TIÊN CỦA VIỆT NAM
2.1.1 Quá trình hình thành
Sự xuất hiện của hai trung tâm giao dịch chứng khoán tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh vào năm 2000 đã làm cho thị trường Việt Nam trở nên sôi động hơn, tạo ra một
kênh đầu tư mới đầy hấp dẫn và đánh dấu sự hội nhập kinh tế của Việt Nam với thế giới.
Tuy nhiên, nếu so với các nước trên thế giới nói chung và các nước trong khu vực nói
riêng thì thị trường Việt Nam vẫn còn khá ít “sân chơi” dành cho các nhà đầu tư. Trong
khi tại các nước, họ đã có những sàn giao dịch hàng hóa và sàn chứng khoán quy mô lớn,
bao gồm tất cả các loại hàng hóa như : xăng dầu, kim loại, nông sản, năng lượng… thì tại
Việt Nam, chúng ta mới chỉ có trung tâm giao dịch chứng khoán và trung tâm giao dịch
cà phê. Sau khi tham quan Sàn Giao dịch Vàng Thượng Hải – Shanghai Gold Exchange
vào tháng 08/2006 do Hội đồng vàng Thế giới giới thiệu và tham khảo mô hình tổ chức
của các Sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới, ACB đã đề xuất và được sự đồng thuận của
các nhà kinh doanh vàng chuyên nghiệp, có uy tín và tiềm lực tài chính (bao gồm 4 ngân
hàng và 5 doanh nghiệp kinh doanh vàng tại TPHCM) đồng ý áp dụng một cơ chế giao
dịch vàng mang tính tập trung, minh bạch, thuận tiện và an toàn hơn. Sáng ngày
25/5/2007 Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã chính thức khai trương Sàn giao dịch
vàng Sài Gòn tại Thành phố Hồ Chí Minh, mở đầu cho một kênh đầu tư mới trên thị
trường vàng Việt Nam. Theo ông Nguyễn Đức Thái Hân, Giám đốc Khối ngân quỹ ACB
- bộ phận trực tiếp phụ trách sàn giao dịch vàng Sài Gòn - cho rằng sự ra đời của sàn giao
dịch vàng là cần thiết bởi ít nhất là năm năm trở lại đây, vàng đã trở thành một loại tài
sản đầu tư dựa trên biến động giá. Giống như trên thế giới, ngay trong nước cũng đã hình
thành một lớp nhà đầu tư ngắn hạn kinh doanh dựa trên sự biến động của giá vàng. Tuy
nhiên, các hoạt động giao dịch vàng lâu nay chưa mang tính chuyên nghiệp, việc quyết
định giá cả của nhà đầu tư phụ thuộc vào giá niêm yết của các đơn vị kinh doanh vàng.
Do vậy, sàn giao dịch vàng nhằm mở ra một hình thức giao dịch tập trung, giá cả công
khai và do nhà đầu tư quyết định, cách thức giao dịch an toàn và tiện lợi do giao dịch trên
tài khoản thông qua tổ chức trung gian là ngân hàng. Sàn giao dịch vàng Sài Gòn (tên gọi
khác là Trung tâm giao dịch vàng) được tổ chức tương tự như cách thức hoạt động Trung
tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội, ACB vừa là nhà tổ chức vừa là thành viên trên sàn

bên cạnh sự tham gia của các thành viên khác là các ngân hàng và doanh nghiệp lớn
trong lĩnh vực kinh doanh vàng. Như vậy, các thành viên được cử đại diện của mình tập
trung tại một địa điểm gọi là Trung tâm Giao dịch Vàng để đưa ra các quyết định mua
bán vàng vật chất (trước mắt là vàng miếng mang thương hiệu SJC) thông qua hệ thống
phần mềm giao dịch an toàn và minh bạch theo quy chế hoạt động của Trung tâm Giao
dịch Vàng. Các thành viên sẽ có đại diện ngồi tại sàn để nhận lệnh từ nhà đầu tư, ngoài ra
các thành viên còn có thể tự doanh mua bán vàng cho chính mình. Với mục tiêu triển
khai theo kế hoạch mở rộng phạm vi hoạt động của Sàn Giao dịch Vàng Sài Gòn. Ngày
27/03/2008, Trung tâm Giao dịch Vàng Ngân hàng Á Châu (ACB) đã khai trương Sàn
Giao dịch Vàng Sài Gòn khu vực Hà Nội tại địa chỉ 48- Phùng Hưng, Quận Hoàn Kiếm,
Hà Nội. Sàn Giao dịch Vàng Sài Gòn khu vực Hà Nội có sự tham gia của 6 doanh nghiệp
kinh doanh vàng bạc đá quý hàng đầu tại Hà Nội. Các thành viên mới sẽ trực tiếp tham
gia giao dịch cùng với 10 thành viên hiện hữu tại Sàn Giao dịch Vàng Sài Gòn tại TP. Hồ
Chí Minh thông qua hệ thống giao dịch khớp lệnh điện tử liên tục. Việc mở rộng phạm vi
giao dịch và kết nạp thêm thành viên mới sẽ làm tăng tính thanh khoản và hiệu quả của
Sàn Giao dịch Vàng Sài Gòn, đồng thời bước đầu tạo sự liên thông giữa hai thị trường
vàng khu vực lớn nhất Việt Nam là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.
2.1.2 Quy mô
Hình1:

Sàn giao dịch vàng Sài gòn (tên gọi khác là Trung tâm giao dịch vàng) là đơn vị trực
thuộc Hội sở - Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) – đơn vị khởi xướng thành lập, tổ chức
và quản lý sàn giao dịch. Sự ra đời của sàn giao dịch vàng là một bước ngoặc quan trọng
trên thị trường vàng, tạo tính tập trung, an toàn và tiện ích cho doanh nghiệp và nhà đầu
tư. Mặc dù là đơn vị đứng ra thành lập và tổ chức nhưng không chỉ riêng ACB tham gia
mà còn có các ngân hàng và doanh nghiệp khác (được gọi chung là các thành viên) cùng
cử đại diện có thẩm quyền của mình quyết định mua bán theo quy tắc xác định giá trên cơ
sở cung cầu của các thành viên và của thị trường thông qua hệ thống đặt giá và khớp lệnh
bằng phần mềm.
Hiện nay, Sàn giao dịch vàng Sài Gòn tại thành phố Hồ Chí Minh có tổng cộng 10 thành

viên tham gia bao gồm: Ngân hàng TMCP Á Châu – ACB, Ngân hàng xuất nhập khẩu
Việt Nam- Eximbank, Ngân hàng phát triển nhà thành phố Hồ Chí Minh – HDBank,
Ngân hàng TMCP Sài Gòn- SCB, Ngân hàng TMCP Việt Á – VietA Bank, Công ty
TNHH Tân Vạn Hưng, Công ty TNHH SX - TM - DV Tuấn Tài, Công ty Vàng Bạc Đá
Quý Sài Gòn – SJC, Công ty CP Tin học - Đầu tư - Dịch vụ Lạc Hồng, Công ty TNHH
Kim Ngọc Phú.
Các thành viên này sẽ trực tiếp tham gia giao dịch cùng với 6 thành viên mới hiện hữu
tại Sàn Giao dịch Vàng Sài Gòn tại Hà Nội bao gồm: Công ty Kinh doanh Mỹ nghệ
Vàng bạc đá quý Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Công ty CP
SJC Hà Nội, Công ty TNHH Kim Linh, Công ty TNHH Quốc Trinh, Công ty CP Đầu tư
Vàng Phú Quý, Cty TNHH Hạnh Thuần.
Thông qua hệ thống giao dịch khớp lệnh điện tử liên tục, ngoài hình thức khớp lệnh tự
động và liên tục, ACB và các thành viên sẽ phối hợp để cung cấp các tiện ích cho thành
viên của sàn và khách hàng của thành viên như thanh toán giao nhận vàng ngay sau khi
khớp lệnh, cung cấp tín dụng cho các thành viên và khách hàng của từng thành viên để
giao dịch theo nguyên tắc ký quỹ một tỷ lệ. ACB ngoài vai trò là một thành viên, còn
được các thành viên còn lại chọn làm ngân hàng trung gian thanh toán.
2.1.3 Sàn giao dịch vàng và vấn đề luật pháp
Theo Luật Ngân hàng hiện nay, Ngân hàng nhà nước có nhiệm vụ quản lý hoạt động kinh
doanh vàng của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam, nhưng nếu theo Nghị định 160 về tổ
chức quản lý của Ngân hàng nhà nước thì Ngân hàng nhà nước chỉ quản lý vàng trong
quan hệ xuất nhập khẩu chứ không phải là quản lý chung thị trường vàng. Chính vì vậy
có thể nói những quy định về quản lý nhà nước đối với việc thành lập cũng như quản lý
hoạt động của các trung tâm giao dịch vàng là chưa rõ ràng, trong đó có việc lập tài
khoản kinh doanh vàng. Mặc dù Hiệp hội kinh doanh vàng đã có kiến nghị với Ngân
hàng nhà nước về vấn đề kinh doanh vàng qua tài khoản nhưng đến thời điểm này vẫn
chưa nhận được câu trả lời chính thức. Trong khi vấn đề luật pháp và các văn bản quy
định riêng cho hoạt động của Sàn giao dịch vàng còn bỏ ngỏ thì giữa các thành viên tham
gia Sàn giao dịch vàng Sài Gòn đã có những văn bản quy định riêng dành cho tất cả các
thành viên trên sàn nói chung cũng như đối với nhà đầu tư nói riêng.

Được biết trong tháng 4, Hiệp hội kinh doanh vàng sẽ phối hợp với Hiệp hội vàng thế
giới tổ chức cuộc hội thảo với hai nội dung chính là tổ chức và quản lý giao dịch vàng
thông qua tài khoản và sàn giao dịch vàng, trên cơ sở kinh nghiệm của các nước phất
triển để chọn ra một phương thức phù hợp nhất với thị trường Việt Nam, cơ sở pháp lý
của Việt Nam để trình các cơ quan quản lý. Với việc chưa có chế tài quy định cụ thể đối
với việc thành lập tài khoản kinh doanh vàng trong nước nên quyền lợi của nhà đầu tư sẽ
khó được đảm bảo khi có vấn đề phát sinh trong giao dịch.
2.1.4 Chức năng cơ bản của sàn giao dịch vàng
Sau gần một năm ra đời Sàn giao dịch vàng Sài Gòn tại TP.HCM, có thể thấy thị trường
nói chung và thị trường vàng nói riêng đã có thêm một kênh đầu tư hấp dẫn với hình thức
giao dịch tập trung, giá cả công khai và do nhà đầu tư quyết định, cộng với cách thức
giao dịch an toàn và tiện lợi do giao dịch trên tài khoản thông qua tổ chức trung gian là
ngân hàng. Mới đây, khi Sàn giao dịch vàng thứ hai được khai trương tại Hà Nội, việc
mở rộng địa bàn hoạt động cho thấy, Sàn giao dịch vàng TP.HCM đã hoạt động khá hiệu
quả. Trong khi giá vàng thường xuyên biến động thì trung tâm giao dịch vàng sẽ giúp các
nhà đầu tư hạn chế rủi ro và hạn chế sự chênh lệch về giá vàng bằng việc tận dụng từng
phút biến động của thị trường và dễ dàng hiện thực hóa lợi nhuận. Cũng theo nhận định
của ông Đinh Nho Bảng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội kinh doanh vàng
Việt Nam: Trong bối cảnh giá vàng thường xuyên biến động, lạm phát tăng cao nhiều
người đặt câu hỏi tiền ở đâu? Không phải ở ngân hàng, không phải ở DN mà một phần rất
lớn nằm ở nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, làm thế nào để huy động được nguồn vốn này?
Việc các trung tâm giao dịch vàng ra đời sẽ tạo ra một kênh điều hoà cung cầu, giúp các
DN kinh doanh vàng chủ động hơn về nguồn vàng nguyên liệu, giảm được một lượng
ngoại tệ đáng kể mà đáng ra phải dùng để nhập khẩu vàng, huy động được nguồn vốn
bằng vàng trong dân đang bị đóng băng đồng thời giảm được các chi phí khi nhập khẩu.
Như vậy sẽ góp phần giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng tái đầu tư và cạnh tranh
của các DN sản xuất kinh doanh vàng, loại bỏ dần thị trường "chợ đen".
2.1.5 Những nguyên tắc hoạt động của sàn giao dịch vàng
2.1.5.1 Cách thức hoạt động
Sàn giao dịch vàng Sài Gòn có cách thức hoạt động giống với sở giao dịch chứng khoán

Hà Nội. Sàn giao dịch vàng Sài Gòn là nơi mà các nhà đầu tư bảo hiểm và kinh doanh
biến động giá vàng có thể đến giao dịch thông qua các thành viên.
2.1.5.2 Hàng hóa mua bán trên sàn
Hàng hóa được kinh doanh trên sàn là vàng miếng chất lượng 999.9 thương hiệu SJC,
vàng nguyên liệu (dạng cốm), vàng thỏi (kg) theo tiêu chuẩn quốc tế hoặc tương đương,
sở dĩ sàn giao dịch vàng chọn vàng SJC vì hiện nay loại vàng này chiếm khoảng từ 70-
80% trên thị trường vàng của Việt Nam. Loại vàng giao dịch được ACB quy định và
thông báo công khai tại các điểm nhận lệnh của ACB trong từng thời kỳ.
2.1.5.3 Giá tham chiếu
Đơn vị yết giá là VND/ lượng
- Trong giờ giao dịch của trung tâm giao dịch vàng :
Giá đầu ngày là do sàn giao dịch vàng hoạt động vào lúc 8h sáng (chậm hơn so với giá vàng do Công ty vàng bạc đá
quý Sài Gòn công bố trong ngày) nên giá tham chiếu đầu ngày giao dịch đối với vàng SJC là bình
quân của tỉ giá mua và bán niêm yết của các ngân hàng là thành viên Trung tâm giao dịch
vàng và của Công ty SJC
Khoảng thời gian tiếp theo giá tham chiếu là giá khớp lệnh gần nhất tại trung tâm giao
dịch vàng.
- Ngoài giờ giao dịch của trung tâm giao dịch vàng :
Giá tham chiếu do ACB công bố
2.1.5.4 Cơ chế khớp lệnh
Sàn giao dịch vàng hoạt động với cơ chế khớp lệnh là liên tục và tự động nghĩa là các
thành viên trên sàn bao gồm các doanh nghiệp kinh doanh vàng và các ngân hàng cử đại
diện ngồi trực tiếp nhập lệnh mua bán qua hệ thống máy tính.
Thứ tự lệnh được ưu tiên là về giá ( lệnh đặt bán với giá thấp và lệnh đặt mua với giá cao)
và thời gian.
Giá khớp lệnh là giá mà tại đó khối lượng giao dịch là lớn nhất. Nếu có hai giá cùng có
khối lượng giao dịch như nhau thì khớp lệnh có giá gần với giá khớp lệnh liền trước.
Quy trình giao dịch khớp lệnh của sàn giao dịch vàng Sài Gòn là các thành viên sẽ tập
trung giao dịch mua - bán các lệnh của nhà đầu tư đặt ngoài biên độ giá niêm yết của các
sàn vàng của các thành viên trên. Có nghĩa, nếu các lệnh đặt của nhà đầu tư không thực

hiện thành công ngay tại sàn giao dịch riêng lẻ của các thành viên trên sẽ được chuyển
vào sàn để các thành viên này là người mua - bán cuối cùng cho nhà đầu tư. Chẳng hạn
như ACB, cho dù là một trong các thành viên của sàn giao dịch vàng Sài Gòn, nhưng
ACB vẫn được giao dịch mua - bán với khách hàng riêng lẻ của mình. Nếu các nhà đầu
tư đến giao dịch tại sàn của ACB, với các lệnh mua bán nằm trong biên độ giá do ACB
niêm yết thì sẽ được Ngân hàng đáp ứng ngay sau khi nhà đầu tư đặt lệnh, mà không cần
chuyển vào sàn chung của các thành viên trên.
2.1.5.5 Quy định chung trên sàn
Trên sàn giao dịch vàng, ACB cũng như các thành viên đưa ra một số quy định của sàn
giao dịch vàng:
Khối lượng tối thiểu là 50 lượng cho 1 lệnh.
Bước nhảy về khối lượng là bội số của 50 lượng.
Bước nhảy về giá là 1000 VND/lượng
Không giới hạn về biên độ giao động giá vàng khi đặt lệnh.
Hiệu lực thanh toán: ngay sau khi lệnh được khớp.
2.1.6 Mối quan hệ giữa sàn giao dịch vàng và sở giao dịch chứng khoán
2.1.6.1 Kênh đầu tư nào “hấp dẫn” hơn?
Kể từ cuối năm 2007, giao dịch của thị trường chứng khoán khá ảm đạm, khối lượng và
trị giá giao dịch cổ phiếu ở cả hai sàn đều giảm mạnh. Trong hoàn cảnh thị trường chứng
khoán Việt Nam không còn rơi vào thời điểm “mua là thắng” như vào cuối năm 2006 thì
sự biến động liên tục, mạnh mẽ của thị trường vàng tạo ra khả năng sinh lời cao đã thu
hút nhiều nhà đầu tư chuyển dịch nguồn vốn của mình từ thị trường chứng khoán sang
đầu tư vàng.

×