Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Tiểu luận môn Đấu thầu quốc tế Hiện trạng đấu thầu quốc tế tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.18 KB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CAO HỌC KHÓA 20 LỚP THƯƠNG MẠI
TIỂU LUẬN MÔN HỌC ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI :
HIỆN TRẠNG ĐẦU THẦU QUỐC TẾ TẠI
VIỆT NAM
GVHD : TS. VÕ THANH THU
NHÓM SV : 1. NGUYỄN TRỌNG HIẾU
2. PHẠM VĂN ĐỨC
3. HUỲNH THANH THẢO
4. NGUYỄN THỊ MINH THƯ
5. NGUYỄN THỊ KIỀU HẠNH
TP. HCM - 2012
MỤC LỤC
+ Hàng loạt dự án điện của nhà thầu Trung Quốc chậm tiến độ 19
Hiệp hội năng lượng Việt Nam kiến nghị cần sửa đổi một số quy định về đấu thầu để cho phép chủ
đầu tư lựa chọn những thiết bị chất lượng cao, các nhà thầu có kinh nghiệm từ các nước công
nghiệp phát triển 19
Nhập siêu gói thầu EPC từ nhà thầu Trung Quốc. Đâu là sự thật 21
Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu 24
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẤU THẦU QUỐC TẾ
1. Trình bày hiểu biết về đấu thầu Quốc tế
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực
hiện gói thầu trên cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh
tế.
2. Vai trò đấu thầu Quốc Tế
Việc thực hiện công tác tổ chức đấu thầu sẽ làm tăng tính cạnh tranh của các nhà
thầu,góp phần kích thích sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước và phù hợp với
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, đấu thầu được coi là giải pháp quan trọng để
nâng cao hiệu quả kinh tế trong đầu tư, mua sắm thiết bị và xây dựng công trình.
3. Các hình thức chọn thầu


3.1. Đấu thầu rộng rãi
Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Trước
khi phát hành hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo mời thầu theo quy định để các
nhà thầu biết thông tin tham dự. Bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà
thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu. Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện
nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số
nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu. Hình thức đấu thầu
này có ưu điểm nổi bật là tính cạnh tranh trong đấu thầu cao, hạn chế tiêu cực trong đấu
thầu, kích thích các nhà thầu phải thường xuyên nâng cao năng lực.
3.2. Đấu thầu hạn chế
Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu là
5) có đủ năng lực tham dự. Danh sách nhà thầu tham dự phải được người có thẩm quyền
hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận. Trường hợp thực tế có ít hơn năm nhà thầu, chủ đầu
tư phải trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu
hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác.
Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
- Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng cho gói thầu;
- Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù; gói thầu có tính
chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của
gói thầu.
Trang 1
3.3. Chỉ định thầu
Chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp một nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và
kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu.
Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
- Sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay thì chủ đầu tư
hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó được chỉ định ngay nhà thầu
để thực hiện; trong trường hợp này chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công
trình, tài sản đó phải cùng với nhà thầu được chỉ định tiến hành thủ tục chỉ định thầu theo

quy định trong thời hạn không quá mười lăm ngày kể từ ngày chỉ định thầu;
- Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài;
- Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia; dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh
an toàn năng lượng do Thủ tướng Chính phủ quyết định khi thấy cần thiết;
- Gói thầu mua sắm các loại vật tư, thiết bị để phục hồi, duy tu, mở rộng công suất
của thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất mà trước đó đã được mua từ một nhà thầu
cung cấp và không thể mua từ các nhà thầu cung cấp khác do phải bảo đảm tính tương
thích của thiết bị, công nghệ;
- Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới năm trăm triệu đồng, gói thầu mua
sắm hàng hóa, xây lắp có giá gói thầu dưới một tỷ đồng thuộc dự án đầu tư phát triển; gói
thầu mua sắm hàng hóa có giá gói thầu dưới một trăm triệu đồng thuộc dự án hoặc dự toán
mua sắm thường xuyên; trường hợp thấy cần thiết thì tổ chức đấu thầu.
Nhà thầu được đề nghị trúng chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Có đủ năng lực và kinh nghiệm theo hồ sơ yêu cầu;
- Có đề xuất về kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu căn cứ
theo tiêu chuẩn đánh giá;
- Có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán được duyệt cho gói thầu.
3.4. Mua sắm trực tiếp
Được áp dụng trong trường hợp bổ sung hợp đồng cũ đã thực hiện xong (dưới một năm)
hoặc hợp đồng đang thực hiện với điều kiện chủ đầu tư có nhu cầu tăng thêm số lượng
hàng hóa hoặc khối lượng công việc mà trước đó đã được tiến hành đấu thầu, nhưng phải
đảm bảo không được vượt mức giá hoặc đơn giá trong hợp đồng đã ký trước đó. Trước khi
ký hợp đồng, nhà thầu phải chứng minh có đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính để thực
hiện gói thầu
3.5. Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa
Chào hàng cạnh tranh được áp dụng trong trường hợp có đủ các điều kiện sau đây:
- Gói thầu có giá gói thầu dưới hai tỷ đồng;
Trang 2
- Nội dung mua sắm là những hàng hoá thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc
tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hoá và tương đương nhau về chất lượng.

Khi thực hiện chào hàng cạnh tranh, phải gửi yêu cầu chào hàng cho các nhà thầu. Nhà
thầu gửi báo giá đến bên mời thầu một cách trực tiếp, bằng fax hoặc qua đường bưu điện.
Đối với mỗi gói thầu phải có tối thiểu ba báo giá từ ba nhà thầu khác nhau.
3.6. Tự thực hiện
Hình thức tự thực hiện được áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư là nhà thầu có đủ
năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lý và sử dụng.
Khi áp dụng hình thức tự thực hiện, dự toán cho gói thầu phải được phê duyệt theo quy
định. Đơn vị giám sát việc thực hiện gói thầu phải độc lập với chủ đầu tư về tổ chức và tài
chính.
3.7. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
Trường hợp gói thầu có đặc thù riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn
nhà thầu khác kể trên thì chủ đầu tư phải lập phương án lựa chọn nhà thầu, bảo đảm mục
tiêu cạnh tranh và hiệu quả kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định
4. Các loại Hợp đồng sử dụng trong đấu thầu
4.1. Hợp Đồng Trọn Gói:
4.1.1. Khái niệm
Hợp đồng trọn gói là hợp đồng không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện, miễn là Nhà
thầu thi công theo đúng thiết kế thì Chủ đầu tư sẽ thanh toán cho Nhà thầu đúng theo giá
trị hợp đồng đã ký.
4.1.2. Đối tượng áp dụng
Giá hợp đồng trọn gói áp dụng cho các trường hợp sau : Công trình hoặc gói thầu đã xác
định rõ về khối lượng, chất lượng, thời gian thực hiện hoặc trong một số trường hợp không
thể xác định được khối lượng và Bên nhận thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, tài liệu để
tính toán, xác định giá trọn gói và chấp nhận các rủi ro liên quan đến việc xác định giá trọn
gói.
4.1.3. Nguyên tắc thanh toán
Nguyên tắc thanh toán đối với hình thức hợp đồng trọn gói được quy định tại Điều 49
của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:
a) Giá hợp đồng không được điều chỉnh trong quá trình thực hiện hợp đồng, trừ trường
hợp bất khả kháng theo thỏa thuận trong hợp đồng (là những tình huống thực tiễn xảy ra

nằm ngoài tầm kiểm soát và khả năng lường trước của chủ đầu tư, nhà thầu, không liên
quan đến sai phạm hoặc sơ xuất của chủ đầu tư, nhà thầu, như: chiến tranh, bạo loạn, đình
công, hỏa hoạn, thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, cách ly do kiểm dịch, cấm vận). Việc thanh
toán được thực hiện nhiều lần hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Tổng số
tiền mà chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu cho đến khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ
Trang 3
theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng. Trường hợp bất khả kháng thì thanh toán
theo thỏa thuận trong hợp đồng (nếu có).
Đối với hợp đồng theo hình thức trọn gói thuộc gói thầu gồm hai hoặc nhiều phần
công việc như lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ
thuật thì trong hợp đồng cần quy định phương thức thanh toán cho từng phần, trong đó quy
định cụ thể: trong trường hợp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi không được phê duyệt thì
nhà thầu chỉ được thanh toán cho phần công việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; trong
trường hợp báo cáo nghiên cứu khả thi không được phê duyệt thì nhà thầu chỉ được thanh
toán cho công việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi.
b) Đối với nhà thầu được lựa chọn thông qua các hình thức lựa chọn nhà thầu khác
ngoài hình thức chỉ định thầu, việc thanh toán phải căn cứ vào giá hợp đồng và các điều
khoản thanh toán nêu trong hợp đồng, không căn cứ theo dự toán cũng như các quy định,
hướng dẫn hiện hành của Nhà nước về định mức, đơn giá; không căn cứ vào đơn giá trong
hóa đơn tài chính đối với các yếu tố đầu vào của nhà thầu như vật tư, máy móc, thiết bị và
các yếu tố đầu vào khác
Như vậy, đối với hình thức hợp đồng trọn gói, việc thanh toán chỉ căn cứ vào giá
hợp đồng và các điều khoản quy định trong hợp đồng trọn gói mà không căn cứ vào dự
toán của gói thầu.
c) Đối với hợp đồng trọn gói thì thanh toán theo tỷ lệ phần trăm giá hợp đồng hoặc giá
công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc tương ứng với các giai đoạn thanh
toán mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng, khi thanh toán không đòi hỏi có xác nhận khối
lượng hoàn thành chi tiết do đó không bắt buộc lập đơn giá chi tiết cho từng công việc.
4.2. Hợp Đồng Chìa Khóa Trao Tay
4.2.1. Khái niệm

Hợp đồng chìa khoá trao tay là hình thức nhà thầu đảm trách toàn bộ dự án đầu tư từ
khâu lập dự án đến việc thiết kế, tư vấn đầu tư xây dựng, cung cấp thiết bị cho đến khâu
xây lắp và vận hành.
Quy trình thực hiện của Hợp đồng “Chìa khóa trao tay” gồm 6 bước chính:
- Bước 1: Lập phương án thiết kế.
- Bước 2: Khảo sát địa chất công trình.
- Bước 3: Thiết kế kỹ thuật thi công.
- Bước 4: Lập dự toán.
- Bước 5: Giám sát kỹ thuật, nhân công và vật tư.
- Bước 6: Hoàn tất và bảo hành thi công.
4.2.2. Phân loại
Có 2 loại HĐ có thể xảy ra:
Trang 4
 Hợp đồng chìa khoá trao tay từng phần
 Hợp đồng chìa khoá trao tay hoàn chỉnh
4.2.3. Phân biệt hợp đồng EPC & hợp đồng chìa khóa trao tay
Đối với gói thầu EPC, chỉ có một nhà thầu chịu trách nhiệm về các nội dung: tư vấn,
mua sắm thiết bị, vật tư và xây lắp. Nhà thầu EPC kết thúc công việc khi đã đào tạo,
chuyển giao công nghệ, vận hành chạy thử và công trình được chủ đầu tư nghiệm thu.
Đối với hình thức hợp đồng chìa khóa trao tay, ngoài các công việc của nhà thầu EPC,
tổng thầu chìa khóa trao tay còn phải thực hiện công việc lập dự án đầu tư, cùng chủ đầu
tư tham gia bảo vệ dự án trước người quyết định đầu tư. Như vậy, theo các quy định trên
thì khái niệm EPC và chìa khóa trao tay ở Việt Nam không hoàn toàn trùng khớp như cách
hiểu của một vài diễn giả từng tham gia tranh luận về vấn đề EPC.
4.3. Hợp đồng định giá điều chỉnh
4.3.1. Khái niệm
Khi giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị do Nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá theo quy
định của Pháp lệnh giá có biến động bất thường, hoặc khi Nhà nước thay đổi chính sách về
thuế, tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến giá hợp đồng thì được điều chỉnh đơn giá hợp
đồng. Đây là nội dung chính của Nghị định 48/2010/NĐ-CP mà Chính phủ ban hành, có

hiệu lực từ 1/7/2010
Điều chỉnh hợp đồng bao gồm điều chỉnh khối lượng, điều chỉnh giá hợp đồng, điều
chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng và các nội dung khác (nếu có) mà các bên đã thỏa thuận
trong hợp đồng.
Khi điều chỉnh hợp đồng không làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc không vượt tổng
mức đầu tư được phê duyệt thì chủ đầu tư được quyền quyết định; trường hợp làm thay đổi
mục tiêu đầu tư hoặc vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì phải được Người có thẩm
quyền quyết địng đầu tư cho phép.
4.3.2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng các hình thức hợp đồng thuộc loại này đó là các công việc, gói thầu
khó khăn trong việc xác định chính xác khối lượng trong bước thiết kế làm căn cứ lập hồ
sơ mời thầu như các gói thầu lầm đất, đá trong giao thông, thuỷ lợi hoặc các công việc
đóng cọc, ép cọc, khoan cọc nhồi. . . trong xây dựng dân dụng, công nghiệp. Thực tế các
dự án vay vốn ODA thuộc các ngành giao thông, thuỷ lợi các nhà tài trợ cũng có quy chế
cho việc áp dụng hình thức hợp đồng theo đơn giá cố định hoặc theo giá điều chỉnh (tương
đương với đơn giá trúng thầu hoặc đơn giá trúng thầu được điều chỉnh) còn khối lượng
được thanh toán là khối lượng thực tế được nghiệm thu, khối lượng trong hồ sơ mời thầu
hoặc trong hợp đồng chỉ là tạm tính. Nếu gói thầu được xác định theo những nguyên tắc,
phương pháp đổi mới được quy định trong Nghị định 99/2007 của Chính phủ và Thông tư
Trang 5
05/2007 của Bộ Xây dựng thì việc áp dụng hợp đồng theo đơn giá hoặc giá điều chỉnh là
hoàn toàn khả thi với điều kiện thực tế hiện nay của Việt Nam.
Cần mở rộng việc áp dụng hình thức hợp đồng theo đơn giá hoặc hợp đồng giá điều
chỉnh đặc biệt là các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Việc áp dụng rộng rãi nhiều hình thức hợp đồng (giá trọn gói, đơn giá cố định, giá điều
chỉnh) trong một gói thầu hoặc trong một công trình là điều cần thiết phù hợp với pháp luật
hiện hành (Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn). Ví dụ các dự án cao
ốc chung cư hoặc văn phòng, khách sạn. . . phần mềm móng cần được áp dụng hợp đồng
theo đơn giá cố định như đã từng được áp dụng cho công tác khoan cọc nhồi của toà nhà
Diamond Plaza - TP Hồ Chí Minh và nhiều công trình dân dụng tương tự khác; áp dụng

hợp đồng theo giá trọn gói cho các phần bê tông, xây, trát, lát, ốp, điện nước, cơ khí, thông
hơi, thông gió thuộc các toà nhà cao ốc văn phòng hoặc chung cư cao tầng. . .
4.3.3. Nguyên tắc áp dụng
Việc điều chỉnh đơn giá trong hợp đồng phải ghi trong hợp đồng và được điều chỉnh
trong các trường hợp sau đây:
- Khi ký kết hợp đồng có sử dụng các đơn giá tạm tính đối với những công việc
(hoặc khối lượng công việc) mà ở thời điểm ký hợp đồng Bên giao thầu và Bên
nhận thầu chưa đủ điều kiện xác định chính xác đơn giá và đồng ý điều chỉnh khi
có đủ điều kiện;
- Khi khối lượng phát sinh lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng mà nhà
thầu phải thực hiện theo hợp đồng thì xem xét điều chỉnh đơn giá của khối lượng
phát sinh đó;
- Các đơn giá mà chủ đầu tư và nhà thầu đồng ý xem xét, điều chỉnh lại sau khoảng
thời gian nhất định kể từ khi thực hiện hợp đồng và đã được ghi rõ trong hợp đồng;
- Trường hợp giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị nêu trong hợp đồng có biến động lớn ảnh
hưởng trực tiếp tới việc thực hiện hợp đồng hoặc khi nhà nước thay đổi các chính
sách có liên quan thì phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định;
- Do các trường hợp bất khả kháng được quy định trong hợp đồng.
Trang 6
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH ĐẤU THẦU QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM
1. Điều kiện đấu thầu quốc tế tại Việt Nam
Theo Điều 13- Luật Đấu Thầu QT số 61/2005/QH11 thì:
- Gói thầu sử dụng vốn ODA mà nhà tài trợ chỉ định thầu QT.
- Gói thầu mua sắm hàng hóa (hàng hóa này trong nước chưa thể sản xuất được)
- Gói thầu mà các nhà thầu trong nước không thể đáp ứng hồ sơ mời thầu hoặc đáp
ứng yêu cầu của gói thầu hoặc đã tổ chức đấu thầu nhưng không chọn được nhà
thầu trúng thầu.
2. Những yếu tố ảnh hưởng tới sức cạnh tranh trong đấu thầu quốc tế
2.1. Kinh nghiệm nhà thầu
Đây là yếu tố quyết định loại bỏ Hồ sơ sơ sơ tuyển với các dự án đấu thầu xây lắp có

đòi hỏi Hồ sơ sơ tuyển. Mục đích của việc sơ tuyển là chọn ra các nhà thầu có đủ kinh
nghiệm và giá thầu thấp hơn trong số các nhà thầu tham gia sơ tuyển. Chính vì thế, kinh
nghiệm là một trong số nhiều yếu tố quan trọng đối với nhà thầu xây dựng. Đây cũng là
một đòi hỏi chính đáng của chủ đầu tư vì công trình xây dựng là những sản phẩm quan
trọng và là thứ “hàng hoá” đặc biệt không thể thường xuyên thay đổi, hay xây dựng mới.
Một nhà thầu mới bước chân vào thị trường, vốn liếng dù nhiều, nhưng kinh nghiệm non
nớt thì cũng không thể giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác
vừa có lơị thế hơn hẳn về kinh nghiệm mà tài chính cũng không hề thua kém.
Kinh nghiệm thực tế của nhà thầu thường được quan tâm trên số năm kinh nghiệm và
lĩnh vực kinh doanh cùng các dự án có liên quan cũng như các dự án khác đã từng thực
hiện. Rõ ràng một nhà thầu với kinh nghiệm và chuyên môn vững vàng sẽ có rất nhiều ưu
thế trong buổi đầu cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Chính vì lẽ đó mà hiện nay
muốn nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp xây dựng trong lĩnh vực đấu
thầu xây láưp thì trước tiên nhà thầu xây dựng phải tạo cho mình một hồ sơ kinh nghiệm
vững chắc, đủ sức thuyết phục các nhà đầu tư ngay từ buổi ban đầu, có như vậy mới có thể
đường hoàng tiến vào “vòng trong” tiếp tục cuộc chiến cùng các doanh nghiệp khác.
2.2. Số liệu tài chính
Qua được “vòng loại” tức là đánh giá hồ sơ sơ tuyển, các nhà thầu bây giờ mới thực sự
bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt khi bên mời thầu tiến hành đánh giá chi tiết hồ sơ dự
thầu, mà trong đó năng lực tài chính là yếu tố được xem xét hàng đầu và cũng là yếu tố
chủ đạo tạo ra sự khác biệt giữa các nhà thầu, còn năng lực kĩ thuật, thật ra đã vào đến
vòng này thì hầu hết các nhà thầu đều đảm bảo rất tốt về mặt kĩ thuật, do vậy “tài chính “
chính là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới cuộc cạnh tranh trong lúc này.
Trang 7
Phần lớn các công trình xây dựng đều được tiến hành với số vốn không nhỏ, mà chủ
thầu lại phải chi phần nhiều số vốn đó cho việc tiến hành thi công công trình, thường là chỉ
đến khi hoàn thành được 80% công việc nhận thầu thì chủ đầu tư mới thanh toán cho nhà
thầu theo đợt hoặc theo thoả thuận từ trước. Chính vì thế mà chủ thầu xây dựng phải đảm
bảo các điều kiện về năng lực tài chính :vốn tự có, vốn vay, lợi nhuận ba năm liên tiếp, thu
nhập bình quân của lao động trong doanh nghiệp. . theo đúng các yêu cầu mà bên mời thầu

đưa ra. Đảm bảo được những điều này nhà thầu có thể tạo niềm tin trong lòng đối tác là
các nhà đầu tư, đồng thời bên mời thầu cũng được đảm bảo về mạt tiến độ, chất lượng,
cũng như chi phí để hoàn thành công trình. Nhược bằng nhà thầu không thể đáp ứng
những điều kiện mà bên mời thầu đã nêu ra trong hồ sơ mời thầu thì sẽ không có tư cách
đẻ tham gia goi thầu này. Đó là điều hiển nhiên không thể chối cãi, vì tất cả những yêu cầu
về năng lực tài chính là những tiêu chí cơ bản cho thấy khả năng tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp, nhà đầu tư cần hợp tác với một doanh nghiệp “đang sống” chứ không cần
làm ăn với một doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản, nợ nần chồng chất, đời sống
công nhân viên không được đảm bảo thì họ làm sao có thể yên tâm tận tâm tận lực với
công việc được giao.
Bản chất của đầu tư là bỏ vốn và sinh lợi nhuận, vốn ít mà lợi nhuận caovà đồng vốn
bỏ ra luôn an toàn luôn là mong muốn lớn nhất và là mối quan tâm hàng đầu của nhà đầu
tư. “Chọn mặt gửi vàng” nên nhà đầu tư đương nhiên phải quan tâm tới yếu tố tài chính
của nhà thầu. Và đó cung là lí do khiến cho năng lực tài chính trở thành yếu tố cạnh tranh
giữa các nhà thầu xây dựng.
2.3. Giá dự thầu
Với bản chất là quan hệ giữa người mua – người bán, nên chủ đầu tư – người mua thì
luôn muốn mua hàng với giá thấp nhất, còn người bán- nhà thầu xây dựng thì muốn bán
được hàng và bán với giá cao nhất cố thể. Chính vì thế mà giá dự thầu trở thành nhân tố
quan trọng bậc nhất trong cạnh tranh về đấu thầu giữa các doanh nghiệp xây dựng. Có rất
nhiều nhà thầu trong cuộc cạnh tranh đó có những điều kiện tương đồng về kinh nghiệm,
tài chính và năng lực kĩ thuật, tuy nhiên nhà thầu giành phần thắng chính là nhà thầu bỏ
thầu với mức giá thấp nhất trong số đó và đó là mức giá hợp lí. Nói hợp lí bởi vì, để tránh
tình trạng móc ngoặc giữa nhà thầu và bên mời thầu trong một số trường hợp(như các
công trình của nhà nước) thì pháp luật về đấu thầu đã quy định mức giá bỏ thầu thấp nhất
cũng không chênh lệch quá 15% so với mức giá mà chủ đầu tư đưa ra, nêu vượt quá con số
đó sẽ bị loại trực tiếp hồ sơ dự thầu. Điều này đòi hỏi các nhà thầu phải tính toán chi tiết
và cặn kẽ các loại chi phí phát sinh, để có thể có được mức giá dự thầu tốt nhất và chúng ta
thì sẽ được chứng kiến một cuộc chơi công bằng hơn.
Trang 8

2.4. Mức độ đáp ứng các mục tiêu của chủ đầu tư
Các yêu cầu mà chủ đầu tư đưa ra trong hồ sơ mời thầu đòi hỏi các nhà thầu khi tham
gia đấu thầu phải tuân thủ nghiêm ngặt các nội dung cũng như thứ tự sắp xếp các nội dung
trong đó, đặc biệt bên mời thầu quan tâm nhiều đến mục tiêu quan trọng, đó là : hiệu quả.
Với mục tiêu này yêu cầu chủ đầu tư phải đảm bảo cả về mặt chi phí hợp lí lẫn thời gian
hoàn thành công việc. Bên cạnh đó nhà thầu cũng cần phải tham dự đấu thầu một cách
trong sáng, cạnh tranh lành mạnh và đảm bảo không có gì thiên vị hay khuất tất. Nói tóm
lại bốn mục tiêu mà cả bên mời thầu lẫn nhà thầu đều quan tâm đó là làm sao đảm bảo tính
hiệu quả, cạnh tranh, công bằng và minh bạch.
Ngoài ra vì là khách hàng nên bên mời thầu có quyền bỏ tiền ra mua sản phẩm hợp ý
mình, cho nên nhà thầu vì thế phải đảm bảo những yêu cầu mà bên mời thầu đưa ra, nhược
bằng không thể làm được hoặc làm đúng theo những yêu cầu đó nhà thầu có thể không
tham gia dự thầu hoặc sẽ bị loại khỏi cuộc chơi đó. Như vậy bên cạnh việc xem xét những
yếu tố về giá, kinh nghiệm và tài chính, việc đưa ra những mục tiêu tối cần thiết và bắt
buộc đối với các nhà thầu nhằm tạo ra một sân chơi lành mạnh cho các nhà thầu khi tham
dự vào cuộc đấu thầu cũng là một trong số những tiêu chí có tầm quan trọng ảnh hưởng
lớn tới sức cạnh tranh trong đấu thầu của các nhà thầu.
2.5. Các hình thức, quy trình đầu thầu chủ yếu tại Việt Nam
Đấu thầu xây dựng
Đấu thầu tuyển chọn
tư vấn
Đấu thầu mua sắm
Các
bước
thủ
tục
B1: Sơ tuyển nhà thầu B1: lập hồ sơ mời thầu B1: Sơ tuyển nhà thầu
B2: Lập hồ sơ mời thầu
B2: Thông báo đăng ký
dự thầu.

B2: Lập hồ sơ mời thầu
B3: Gởi thư mời thầu
B3: Xác định danh sách
ngắn.
B3: Gởi thư mời thầu
B4: Nhận và quản lý hồ sơ
dự thầu xấy lắp
B4: Mời thầu
B4: Nhận và quản lý hồ
sơ dự thầu mua sắm
B5: Mở thầu
B5 : Nhận và quản lý hồ
sơ mời thầu
B5: Mở thầu
+ Tiêu chuẩn đánh giá hồ
sơ dự thầu(năng lực về kỹ
thuật, kinh nghiệm, tài
chính )
B6: Đánh giá kỹ thuật
hồ sơ dự thầu.
B6: Đánh giá và xếp hạng
nhà thầu
+ Tiêu chuẩn để xác định
giá gốc (theo mặt bằng)
B7: Mở túi hồ sơ đề
xuất tài chính.
B7: Trình duyệt kế quả và
công bố trúng thầu.
+ Đánh giá hồ sơ dự thầu
(Đánh giá về mặt tài chính,

kỹ thuật, thương mại…)
B8: Đánh giá tổng hợp
Trang 9
B7: Công bố kết quả đấu
thầu và ký hợp đồng, thực
hiện hợp đồng xây lắp.
B9: Trình duyệt dách
sách và xếp hạng


B10: Thương thảo hợp
đồng


B11: Trình duyệt kết
quả đấu thầu.


B12: Công bố kết quả
trúng thầu và ký hợp
đồng thầu.

Bảng 2.1: So sánh các hình thức & các bước đấu thầu tại Việt Nam.
2.6. Một số văn bản pháp luật thực thi về quy chế, chế độ quản lý của dự án
đấu thầu tại Việt Nam.
Quyết định số 183/TTg
ngày 16/04/1994
Thủ tường Chínhh
Phủ
Thành lập hội đồng xét thầu Quốc gia để

tư vấn cho Thủ tướng Chính Phủ quyết
định kết quả đấu thầu các dự án đầu tư có
giá trị 100 tỷ đồng trở lên. (tương đương
10triệu usd)
Nghị định 43/CP ngày
16/07/1996
Chính Phủ Quy Chế đấu thầu
Thông tư liên Bộ số
02/TTLB này
25/02/1997
Bộ KH&DT- Bộ
XD - Bộ TM
Hướng dẫn thực hiện Quy chế Đấu thầu
Thông tư số 07
BKH/VPXT ngày
29/04/1997
Bộ KH&ĐT
Hướng dẫn bổ sung một số nội dung thực
hiện Quy chế đấu thầu đối với các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Nghị định 93/CP ngày
23/08/1997
Chính Phủ
Sửa đổi Bổ sung một số Điều của Quy
chế Đấu thầu ban hành kèm theo Nghị
định 43/CP ngày 16/07/1996.
Nghị định 88/1999/NĐ-
CP ngày 01/09/1999
Chính phủ Quy Chế đấu thầu
Nghị định 14/2000/NĐ-

CP ngày 05/05/2000
Chính phủ
Sửa đổi bổ sung môt số Điều của Quy
chế Đấu thầu ban hành kèm theo Nghị
định 88/1999/NĐ-CP ngày 01/09/1999
Thông tư số
04/2000/TT-BKH ngày
26/05/2000
Bộ KH&ĐT Hướng dẫn thực hiện Quy chế Đấu thầu
Quyết định số
1037/2000/QĐ-
BLĐTBXH ngày
09/10/2000
Bộ LĐTB&XH
Quy định tiền lương của chuyên gia và
lao động Việt Nam làm việc theo hợp
đồng với các nhà thầu nước ngoài trúng
thầu tại VN.
Trang 10
Thông tu số 121/TT-
BTC ngày 29/12/2000
và Thông tư số
94/2001/TT-BTC ngày
22/11/2001(bổ sung).
BTC
Hướng dẫn thực hiện Đầu thầu mua sắm
đồ dùng, vật tư trang thiết bị, phương
tiện làm việc đối với các cơ quan Nhà
nước, lực lượng vũ trang, đoàn thể và
doanh nghiệp Nhà Nước sử dụng nguồn

Ngân sách Nhà Nước.
Thông tư số
17/2001/BTC ngày
21/03/2001.
BTC
Hướng dẫn chế độ quản lý và sử dụng lệ
phí thẩm định kết quả đấu thầu.
Nghị định số
66/2003/NĐ-CP ngày
12/06/2003
Chính Phủ
Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy
chế Đấu thầu ban hành kèm theo Nghị
định số 88/1999/NĐ ngày 01/09/1999 và
số 14/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000.
Luật Đấu Thầu số
61/2005/QH11
(Khóa XI, kỳ họ thứ 8 từ
ngày 18 tháng 10 đến 29
tháng 11 năm 2005)
Quốc hội nước
Cộng Hòa Xã Hội
Chủ Nghĩa VN
Sửa đổi, bổ sung Nghị định số
51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của
Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10.
Luật quy định về đấu thầu
(Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã
ký)
Ngoài ra, trong năm 2010, Bộ KH&ĐT đã phát hành thêm 16 Thông tư, Văn

bản hướng dẫn về Xây Dựng chính sách Đầu Thầu tại VN, như sau:
(1) Thông tư số 01/2010/TT-BKH ngày 06/1/2010 quy định chi tiết lập Hồ sơ mời thầu
xây lắp (gồm 84 trang).
(2) Thông tư số 02/2010/TT-BKH ngày 19/01/2010 quy định chi tiết lập Hồ sơ mời thầu
gói thầu xây lắp quy mô nhỏ (gồm 65 trang).
(3) Thông tư số 03/2010/TT-BKH ngày 27/01/2010 quy định chi tiết lập Hồ sơ mời sơ
tuyển xây lắp (gồm 29 trang).
(4) Thông tư 04/2010/TT-BKH ngày 01/02/2010 quy định chi tiết lập Hồ sơ yêu cầu chỉ
định thầu xây lắp (gồm 53 trang).
(5) Thông tư số 05/2010/TT-BKH ngày 10/02/2010 quy định chi tiết lập Hồ sơ mời thầu
mua sắm hàng hoá (gồm 79 trang).
(6) Thông tư số 06/2010/TT-BKH ngày 09/3/2010 quy định chi tiết lập Hồ sơ mời thầu
dịch vụ tư vấn (gồm 76 trang).
(7) Thông tư số 08/2010/TT-BKH ngày 21/4/2010 quy định chi tiết lập báo cáo thẩm định
kết quả đấu thầu (gồm 11 trang).
(8) Thông tư số 09/2010/TT-BKH ngày 21/4/2010 quy định chi tiết lập báo cáo đánh giá
hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp (gồm 36 trang).
(9) Thông tư số 10/2010/TT-BKH ngày 13/5/2010 quy định về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp
vụ về đấu thầu (gồm 22 trang).
(10) Thông tư số 11/2010/TT-BKH ngày 27/5/2010 quy định chi tiết về chào hàng cạnh
tranh (gồm 35 trang).
Trang 11
(11) Thông tư số 15/2010/TT-BKH ngày 29/6/2010 quy định chi tiết lập báo cáo đánh giá
hồ sơ dự thầu đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn (gồm 25 trang).
(12) Thông tư số 17/2010/TT-BKH ngày 22/7/2010 quy định về quy định chi tiết thí điểm
đấu thầu qua mạng (gồm 20 trang).
(13) Thông tư số 20/2010/TT-BKH-BTC ngày 21/9/2010 liên tịch Bộ Kế hoạch&Đầu tư
và Bộ Tài chính quy định về quy định chi tiết việc cung cấp thông tin về đấu thầu đăng tải
trên Báo Đấu thầu (gồm 30 trang).
(14) Thông tư số 21/2010/TT-BKH ngày 28/10/2010 quy định chi tiết về thẩm định hồ sơ

mời thầu, hồ sơ yêu cầu (gồm 12 trang).
(15) Thông tư số 01/2011/TT-BKHĐT ngày 4/01/2011 quy định chi tiết kiểm tra về công
tác đấu thầu (gồm 28 trang).
(16) Văn bản số 606/BKH-QLĐT ngày 01/12/2010 về hướng dẫn cung cấp thông tin trên
Hệ thống đấu thầu qua mạng và Báo Đấu thầu.
2.7. Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về đấu thầu tại Việt Nam
2.8. Một số dự án đấu thầu cụ thể
Tên kế hoạch đấu thầu Chủ đầu tư QĐ phê duyệt
Ngày xuất
bản
Số
báo
đăng
DỰ ÁN "NHIỆM VỤ
NHẬP SÁCH, TẠP CHÍ,
CƠ SỞ DỮ LIỆU KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
NĂM 2012 - GIAI
ĐOẠN 1"
Cục Thông tin
Khoa học và
Công nghệ Quốc
gia
(Được phê duyệt tại văn
bản số 3790/QĐ-BKHCN
ngày 09/12/2011 của Bộ
KH&CN)
14/12/2011 248
DỰ ÁN "ĐẦU TƯ CẢI
TẠO AO THÔNG THỦY

Trung tâm phát
triển quỹ đất
(Được phê duyệt tại văn
bản số 5928/QĐ-UBND
14/12/2011 248
Trang 12
Thủ Tướng Chính Phủ
Bộ Kế Hoạch và Đầu tư
(Vụ quản lý ĐT)
Các Bô, Cơ Quan Ngang Bộ. Cơ
Quan Thuôc Chính Phủ (Cơ quan
giúp việc Đấu Thầu)
UBND Tỉnh, Thành Phố trực
Thuộc Trung Ương
(Sờ Kế Hoạch và Đầu Thầu)
Chủ Đầu
Tư là
DNN
Các Ban
Quản Lý
Dự Án
Các
Chủ
Đầu Tư

DNN
UBND Quản,
Huyện, Thị
Xã(Các Phòng
Quản Lý Đầu

Thầu)
Các Ban
Quản Lý
Dự An
UBND Phường, Xã, Thị Trấn
(Bộ Phận Quản Lý Đầu Thầu)
PHƯỜNG PHÚC LỢI,
QUẬN LONG BIÊN"
Long Biên
ngày 31/11/2010 của
UBND quận Long Biên,
TP. Hà Nội);
DỰ ÁN "TƯỚI PHAN RÍ
- PHAN THIẾT, GIAI
ĐOẠN 1, TỈNH BÌNH
THUẬN"
Sở NN&PTNT
tỉnh Bình Thuận
(Được phê duyệt tại văn
bản số 2466/QĐ-BNN-
XD ngày 20/10/2011 của
Bộ NN&PTNT)
14/12/2011 248
DỰ ÁN "XÂY DỰNG
KÈ ĐÁ VÀ CẢI TẠO
MÔI TRƯỜNG HỒ
QUAN VIÊN, XÃ ĐÔNG
NGẠC"
UBND xã Đông
Ngạc

(Được phê duyệt tại văn
bản số 2010/QĐ-UBND
ngày 02/12/2011 của
UBND Xã Đông Ngạc,
TP. Hà Nội);
14/12/2011 248
DỰ ÁN "CUNG CẤP
MÁY CHIẾU PHIM
VIDEO KỸ THUẬT SỐ
CHO ĐỊA PHƯƠNG
NĂM 2011"
Cục Điện ảnh
(Được phê duyệt tại văn
bản số 3477/QĐ-
BVHTTDL ngày
27/10/2011 của Bộ Văn
hóa Thể thao và Du lịch);
14/12/2011 248
DỰ ÁN "HẠ TẦNG KỸ
THUẬT KHU DÂN CƯ
AN HÒA - KHUÊ
TRUNG"
Công ty QL và
Khai thác đất Đà
Nẵng
(Được phê duyệt tại văn
bản số 10214/QĐ-UBND
ngày 29/11/2011 của
UBND TP. Đà Nẵng)
14/12/2011 248

DỰ ÁN "BỆNH VIỆN
CHUYÊN KHOA SẢN
NHI TỈNH TRÀ VINH
(MỞ RỘNG QUY MÔ
TỪ 200 GIƯỜNG BỆNH
TĂNG LÊN 300
GIƯỜNG BỆNH)"
Trung tâm phát
triển quỹ đất tỉnh
Trà Vinh
(Được phê duyệt tại văn
bản số 1995/QĐ-UBND
ngày 30/11/2011 của
UBND tỉnh Trà Vinh)
14/12/2011 248
DỰ ÁN "XÂY DỰNG
ĐƯỜNG GIAO THÔNG
D1 TRONG KHU CÔNG
NGHỆ CAO, PHƯỜNG
TÂN PHÚ, QUẬN 9, TP.
HCM"
Ban Quản lý các
dự án Đầu tư -
Xây dựng Khu
Công nghệ cao,
TP. HCM
(Được phê duyệt tại văn
bản số 99/QĐ-BQLCDA-
PDA1 ngày 30/11/2011
của Ban Quản lý các dự

án Đầu tư - Xây dựng
Khu Công nghệ cao TP.
HCM)
14/12/2011 248
DỰ ÁN "XÂY DỰNG
CÁC ĐIỂM CHÂN RÁC
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
LONG BIÊN, HÀ NỘI"
UBND quận Long
Biên
(Được phê duyệt tại văn
bản số 5925/QĐ-UBND
ngày 31/10/2011 của
UBND quận Long Biên)
14/12/2011 248
DỰ ÁN "XÂY DỰNG
HẠ TẦNG KỸ THUẬT
PHỤC VỤ ĐẤU GIÁ
QSD ĐẤT TẠI Ô QUY
HOẠCH A2-1/NO1
PHƯỜNG THƯỢNG
THANH, QUẬN LONG
BIÊN, HÀ NỘI"
UBND quận Long
Biên
(Được phê duyệt tại văn
bản số 926/UB-UBND
ngày 31/10/2011 của
UBND quận Long Biên,
TP. Hà Nội)

14/12/2011 248
Bảng 2.2: Một số dự án trong kế hoạch đầu thầu của VN hiện nay
Trang 13
Dự án Tên gói thầu Bên mời thầu

thông
tin
Ngày
xuất bản
Số
báo
đăn
g
Đầu tư xây dựng
Nhà máy NLSH
Bio-Ethanol
Dung Quất
Mua sắm xe tải ben
4,75 tấn
Công ty Cổ
phần Nhiên
liệu Sinh học
Dầu khí miền
Trung (BSR-
BF)
211121
312615
14/12/201
1
248-

249-
250
Đầu tư bổ sung
hệ thống storage
cho datacenter
của cơ quan Tập
đoàn
MUA SẮM HỆ
THỐNG LƯU TRỮ
130TB
(http://muasamcong.m
pi.gov.vn. TBMT:
20111201036)
Văn phòng
Tổng công ty
Bưu chính
Viễn thông
Việt Nam
211121
312515
14/12/201
1
248-
249-
250
Sửa chữa lớn
năm 2012 của
Công ty Điện lực
Hai Bà Trưng và
Kế hoạch VTTB

năm 2012 của
Công ty Điện lực
Hai Bà Trưng
CUNG CẤP PHỤ
KIỆN CÁP NGẦM
(http://muasamcong.m
pi.gov.vn. TBMT:
20111201227)
Công ty Điện
lực Hai Bà
Trưng
211121
312415
14/12/201
1
248-
249-
250
Kế hoạch vật tư
thiết bị năm
2012 của Công
ty Điện lực Hai
Bà Trưng
CUNG CẤP
ATÔMÁT (GÓI
THẦU SỐ
07.VTTBTX 2012)
(http://muasamcong.m
pi.gov.vn. TBMT:
20111201231)

Công ty Điện
lực Hai Bà
Trưng
211121
312315
14/12/201
1
248-
249-
250
Các thiết bị lẻ
nhóm truy cập
APPLICATION
SWITCH CHO HỆ
THỐNG MAIL VNN
VÀ CARD CHO CÁC
POP TẠI VDC3
(http://muasamcong.m
pi.gov.vn. TBMT:
20111201241)
Công ty Điện
toán và Truyền
số liệu
211121
312215
Chưa hợp
lệ

Sửa chữa lớn
năm 2012 của

Công ty Điện lực
Hai Bà Trưng và
Kế hoạch VTTB
năm 2012 của
Công ty Điện lực
Hai Bà Trưng
CUNG CẤP HÒM
CÔNG TƠ
(http://muasamcong.m
pi.gov.vn. TBMT:
20111201389)
Công ty Điện
lực Hai Bà
Trưng
211121
312115
14/12/201
1
248-
249-
250
Trang 14
Sửa chữa lớn
năm 2012 của
Công ty Điện lực
Hai Bà Trưng và
Kế hoạch VTTB
năm 2012 của
Công ty Điện lực
Hai Bà Trưng

CUNG CẤP PHỤ
KIỆN CÁP VẶN
XOẮN
(http://muasamcong.m
pi.gov.vn. TBMT:
20111201390)
Công ty Điện
lực Hai Bà
Trưng
211121
312015
14/12/201
1
248-
249-
250
Mua sắm phôi in
hóa đơn tiền điện
GTGT phục vụ
công tác sản xuất
kinh doanh của
Công ty Điện lực
Bình Phước
PHÔI IN HÓA ĐƠN
TIỀN ĐIỆN GTGT
(GÓI THẦU SỐ 01)
(http://muasamcong.m
pi.gov.vn. TBMT:
20111201391)
Công ty Điện

lực Bình
Phước
211121
311915
14/12/201
1
248-
249-
250
Nhà lớp học bộ
môn và lý thuyết
- Trường tiểu
học xã Trưng
Trắc
Nhà lớp học bộ môn
và lý thuyết - Trường
tiểu học xã Trưng Trắc
UBND xã
Trưng Trắc
111121
311815
14/12/201
1
248-
249-
250
Sửa chữa tủ điều
khiển Recloser
Cooper của
Công ty Điện lực

Bình Phước
SỬA CHỮA TỦ
ĐIỀU KHIỂN
RECLOSER COOPER
(GÓI THẦU SỐ 62)
(http://muasamcong.m
pi.gov.vn. TBMT:
20111201392)
Công ty Điện
lực Bình
Phước
211121
311715
14/12/201
1
248-
249-
250
Bảng 2.3: Một số dự án mời thầu
Tên dự án Tên gói thầu Bên mời thầu
Ngày
xuất
bản
Số báo
đăng
Mua sắm thiết bị, linh
kiện, phụ kiện dự phòng
phục vụ sản xuất cho
Công ty TNHH MTV
Thông tin Điện tử Hàng

hải Việt Nam năm 2011
Mua sắm thiết bị,
phụ kiện tin học
Công ty TNHH
MTV Thông tin
Điện tử Hàng hải
Việt Nam
(VISHIPEL)
15/12/2
011
249
Mua sắm thiết bị, linh
kiện, phụ kiện dự phòng
phục vụ sản xuất cho
Công ty TNHH MTV
Thông tin Điện tử Hàng
hải Việt Nam năm 2011
Mua sắm phụ kiện
cho hệ thống
nguồn điện
Công ty TNHH
MTV Thông tin
Điện tử Hàng hải
Việt Nam
(VISHIPEL)
15/12/2
011
249
Trang 15
Mua sắm thiết bị, linh

kiện, phụ kiện dự phòng
phục vụ sản xuất cho
Công ty TNHH MTV
Thông tin Điện tử Hàng
hải Việt Nam năm 2011
Mua sắm thiết bị,
phụ kiện cho hệ
thống các Đài
TTDH Việt Nam
Công ty TNHH
MTV Thông tin
Điện tử Hàng hải
Việt Nam
(VISHIPEL)
15/12/2
011
249
Đường 3 tháng 4 - thị xã
Cam Ranh (nay là TP.
Cam Ranh)
Gói thầu số 15:
Thi công xây
dựng hạng mục
vỉa hè
Ban QLDA các
CTXD Cam Ranh
15/12/2
011
249
Đường Lê Lợi

Thi công xây
dựng hạng mục
điện chiếu sáng
(kể cả cung cấp
thiết bị máy biến
áp)
Ban QLDA các
CTXD Cam Ranh
15/12/2
011
249
Nhựa hóa đường trung
tâm thị trấn Đức Tài,
huyện Đức Linh
Xây lắp toàn bộ
các tuyến số 4, 11,
13, 24, 25, 26, 31,
32, 41, 50 (Km0-
Km0+351,58 và
tuyến nhựa cũ số
02) - Gói thầu số
02
Ban QLDA
huyện Đức Linh
15/12/2
011
249
Đường bao biển Lán Bè -
Cột Đồng Hồ nối với
tuyến đường ô tô bao

biển núi Bài Thơ (Giai
đoạn I) và mặt bằng công
viên văn hóa Hạ Long
Phần khối lượng
còn lại của gói
thầu số 9
BQL ĐT&XD
công trình trọng
điểm tỉnh Quảng
Ninh
15/12/2
011
249
Dự án thành phần số 4:
Cải tạo kênh và đường
dọc kênh Tân Hóa - Lò
Gốm
LX2-TP4: Xây
dựng cống hộp,
đường trên cống
hộp
Ban QLDA nâng
cấp đô thị TP.
HCM
14/12/2
011
248
Dự án thành phần số 4:
Cải tạo kênh và đường
dọc kênh Tân Hóa - Lò

Gốm
LX3-TP4: Xây
dựng cống hộp,
đường trên cống
hộp (từ km
6+003,8 đến km
6+854,8)
Ban QLDA nâng
cấp đô thị TP.
HCM
14/12/2
011
248
Dự án thành phần số 4:
Cải tạo kênh và đường
dọc kênh Tân Hóa - Lò
Gốm
LX1-TP4: Xây
dựng cống hộp,
đường trên cống
hộp (từ km
4+353,8 đến km
5+183,8)
Ban QLDA nâng
cấp đô thị TP.
HCM
14/12/2
011
248
Bảng 2.4: Thông kết quả lựa chọn nhà thầu trúng thầu

2.9. Các bảng, biểu thể hiện công tác đấu thầu tại Việt Nam qua các năm
Bảng kết Quả Đấu thầu qua các năm từ 1998 đến 2002, năm 2010
Đơn vị tính: Triệu USD
Trang 16
Năm
1998
Năm
1999
Năm
2000
Năm
2001
Năm
2002
Năm 2010
Tổng số gói
thầu
4.577 9.623 10.179 28.539 30.768
95.069
Tổng giá gói
Thầu
3.584,4 2.392,75 1.883,98 58.255,9 63.616,7
17053.4600
Tổng giá
trúng thầu
3.184,4 2.061,52 1.619,91 53.179,5 58.420,7
15923.4600
Giá trị tiết
kiệm
400,0 331,23 264,07 5.076,46 5.196,0

1130
Tỷ lệ tiết
kiệm
11,2% 13,84% 14% 8,71% 8,17%
6.63%
Bảng 2.5: Kết Quả Đấu Thầu (Nguồn Bộ KH&ĐT)
Bảng 2.7: Kết Quả Đấu Thầu (Nguồn Bộ KH&ĐT)
Bảng 2.8: Kết Quả Đấu Thầu (Nguồn Bộ KH&ĐT)
Thực Trạng Các Nhà Thầu Trung Quốc Trúng Thầu Tại Việt Nam
Trang 17
+ Người Trung Quốc nắm nhiều dự án trọng điểm của VN
Trong cuộc chạy đua giành giật thị phần, “hàng nội” vẫn chưa thể thắng trên ngay “sân
nhà”. Những gói thầu lớn của Việt Nam đều rơi vào tay doanh nghiệp ngoại đặc biệt là các
nhà thầu Trung Quốc.
Tại hội thảo người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam diễn ra ngày 6/8, bà Phạm Thị
Loan, Ủy viên Ủy ban tài chính và ngân sách Quốc hội đưa ra con số khiến nhiều người
giật mình. Theo bà Loan, hiện có tới 90% các dự án tổng thầu EPC (tư vấn, thiết kế - cung
cấp thiết bị - xây lắp, vận hành; hay nói cách khác là thực hiện dự án theo phương thức
chìa khoá trao tay) của Việt Nam do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm, trong đó chủ yếu là
dầu khí, hóa chất, điện, dệt kim.
Có tới 30 doanh nghiệp Trung Quốc đang thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia. Xét
riêng về điện, đã có nhiều dự án tỷ USD rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc. Tiêu biểu phải
kể đến dự án điện Quảng Ninh 1, 2 với giá trị 400 triệu USD, điện Mỹ Tân 2 với số vốn
1,3 tỷ USD, điện Duyên Hải 1 là 4,4 tỷ USD
Từ nay đến năm 2025, Việt Nam cần 117 tỷ USD phục vụ cho các công trình xây dựng hạ
tầng. "Việt Nam cần xây dựng nhiều dự án hạ tầng lớn. Nếu các gói thầu trọng điểm tiếp
tục rơi vào tay Trung Quốc thì vấn đề an ninh năng lượng, an ninh quốc gia thực sự đang
rất đáng lo ngại", bà Loan thẳng thắn.
Nhiều dự án liên quan đến điện rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc
Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là hồ

sơ mời thầu các dự án lớn thường được giao cho các tư vấn nước ngoài soạn thảo. Các tiêu
Trang 18
chuẩn được đưa vào hồ sơ một cách máy móc, sao chép lại từ các tài liệu được đánh giá là
đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy, rất ít doanh nghiệp Việt Nam lọt qua vòng sơ tuyển để
dự thầu.
Ví dụ như trong lĩnh vực điện năng, ông Thành minh họa, ngoại trừ những trường hợp
được chỉ định thầu, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ còn khả năng làm thầu phụ. Thậm chí
nếu đơn vị Trung Quốc trúng thầu, doanh nghiệp Việt Nam khó có khả năng làm thầu phụ,
vì nhà thầu nước bạn đã cung ứng hầu như tất cả vật tư, kể cả các bu-lông, ốc vít, và lao
động phổ thông.
"Đối với các gói thầu với quy mô nhỏ, việc soạn thảo hồ sơ mời thầu có phần mềm hơn.
Một số doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện để dự thầu lại vướng phải các vấn đề chi phí
lập hồ sơ đúng tiêu chuẩn và 'chi phí quan hệ' vô cùng lớn", ông Thành nói.
Ông Thành nhấn mạnh, chính việc thất thoát chi phí công có khi lên tới 30%, chi phí quan
hệ của Việt Nam lớn đã tạo ra thất thế cho hàng nội hiện nay.
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, nhà nước cần có quy định cụ thể hơn trong
cơ chế đấu thầu, khuyến khích các doanh nghiệp dùng hàng nội. Các chỉ tiêu của hàng Việt
cần phải được quy định rõ ràng trong các văn bản, bởi thực tế chưa có tiêu chí rõ ràng về
hàng nội và hàng ngoại. Ông Phong minh họa, không ít mặt hàng sử dụng linh kiện ngoại,
nhưng lắp ráp ở Việt Nam vẫn được nhiều người coi là hàng nội.
Các chuyên gia kinh tế tham dự hội thảo này cũng bày tỏ, việc sử dụng vật tư, hàng hóa
sản xuất trong nước không được quan tâm đúng mức, khiến hàng hóa nước ngoài thường
được ưu tiên sử dụng và doanh nghiệp ngoại có cơ hội thắng thầu. Khi gói thầu lớn rơi vào
doanh nghiệp nước ngoài, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ nhập siêu ngày càng lớn hơn.
Trong khi đó, nhập siêu là vấn đề lớn nhất của kinh tế trong nước năm 2010.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, 7 tháng qua, nhập siêu hàng hóa đạt 7,4 tỷ USD,
bằng 19,4% kim ngạch xuất khẩu. Nhập siêu trong tháng 7 ước tính đạt 1,15 tỷ USD,
chiếm 19,8% kim ngạch xuất khẩu, con số này khiến nhiều người lo ngại khi cận kề mức
cho phép 20% (chỉ tiêu mà Chính phủ đặt ra). Trong đó, nhập siêu về máy móc lên tới 60-
70% tổng cơ cấu nhập siêu.

+ Hàng loạt dự án điện của nhà thầu Trung Quốc chậm tiến độ
Hiệp hội năng lượng Việt Nam kiến nghị cần sửa đổi một số quy định về đấu thầu để cho
phép chủ đầu tư lựa chọn những thiết bị chất lượng cao, các nhà thầu có kinh nghiệm
từ các nước công nghiệp phát triển.
Ngày 27/10, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (EVA) đã có ý kiến về việc chọn nhà thầu
trong các quy hoạch điện quốc gia. EVA cho rằng, cần hạn chế các nhà thầu kém chất
lượng khi tuyển chọn các tổng thầu EPC (thực hiện dự án theo phương thức chìa khóa trao
tay) và đơn vị cung cấp thiết bị cho các dự án năng lượng. Bên cạnh giá dự thầu, cần chú
trọng nhiều hơn đến yếu tố tổng chi phí và chuyển giao công nghệ.
Trang 19
Giá dự thầu không nên được xem là tiêu chí quyết định trong việc trao hợp đồng
EPC
Trong Quy hoạch Điện VI, hầu hết các dự án bị chậm tiến độ từ 1-3 năm, thậm chí dài hơn.
Đặc biệt, dự án điện do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận đều bị chậm tiến độ kéo dài, thậm
chí không triển khai được là do năng lực, kinh nghiệm kém. Tiêu biểu như nhiệt điện Hải
Phòng 1, 2; Cẩm Phả 1, 2; Quảng Ninh 1, 2; Mạo Khê, Thái Nguyên, Vĩnh Tân 2, Duyên
Hải 1… Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình triển khai dự án mà còn tác động đến
giai đoạn vận hành sau này khi công nghệ và các tiêu chuẩn áp dụng của Trung Quốc
không tiên tiến.
EVA cho rằng, cần bổ sung và sửa đổi một số quy định hiện hành về đấu thầu để cho phép
các chủ đầu tư lựa chọn các thiết bị chất lượng cao, các nhà thầu EPC có kinh nghiệm từ
các nước công nghiệp phát triển như: G7, Nhật Bản, Hàn Quốc… Trong một số trường hợp
đặc biệt, các chủ đầu tư được phép chỉ định trực tiếp nhà thiết kế chế tạo thiết bị, nhà thầu
EPC và các tư vấn mà chủ đầu tư đã biết rõ năng lực.
Giá dự thầu không nên được xem là tiêu chí quyết định trong việc trao hợp đồng EPC, thay
vào đó, các vấn đề như chất lượng, tiến độ, tổng chi phí bao gồm dịch vụ sau bán hàng,
mức độ tiên tiến của công nghệ và khả năng chuyển giao công nghệ cho lao động trong
nước nên được xem là các yếu tố quyết định. Các cơ chế, chính sách ưu đãi cần được áp
dụng để tạo cơ hội cho các nhà thầu Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài có cơ sở sản
xuất, chế tạo thiết bị năng lượng tại Việt Nam.

Theo Hiệp hội Năng lượng, nhất thiết phải sửa đổi, bổ sung ngay một số điều trong Luật
Đấu thầu hiện nay, lấy các yêu cầu về năng lực của nhà thầu dựa trên cơ sở khoa học -
công nghệ, năng lực sản xuất, năng lực tài chính mạnh, chất lượng thiết bị tốt chứ không
phải lựa chọn hồ sơ “năng lực ảo” như trong thời gian qua.
Nếu không sửa đổi Luật Đấu thầu, EVA khẳng định, các doanh nghiệp, kỹ sư, công nhân
được đào tạo tay nghề cao của Việt Nam sẽ không thể có cơ hội phát triển, không có cơ hội
được làm chủ công nghệ và quản lý dự án trong tương lai.
Trang 20
Nhập siêu gói thầu EPC từ nhà thầu Trung Quốc. Đâu là sự thật

NHÀ THẦU TRUNG QUỐC GIÀNH HỢP ĐỒNG EPC NHIỆT ĐIỆN ĐỐT THAN
CHỈ ĐỊNH THẦU CHIẾM ƯU THẾ
Như đã đề cập trong kỳ 1, từ kỳ 2 của bài viết trở đi, việc xem xét tình hình lựa chọn nhà
thầu và thực hiện hợp đồng các gói thầu EPC được tập trung vào các dự án nhiệt điện đốt
than.
Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ
năm 2006 đến nay, trong tổng số 9 gói thầu EPC xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt than,
có 5 gói thầu được chỉ định thầu (trong đó, 3 gói thầu chỉ định nhà thầu Trung Quốc, 1
gói thầu chỉ định nhà thầu Việt Nam và gói thầu còn lại chỉ định liên danh nhà thầu
Trung Quốc+Nhật Bản); 4 gói thầu đấu thầu rộng rãi quốc tế (trong đó, có 1 nhà thầu
Trung Quốc, 2 nhà thầu Nhật Bản và 1 liên danh nhà thầu Trung Quốc+Nhật Bản trúng
thầu). Nếu xem liên danh nhà thầu Trung Quốc+Nhật Bản như là nhà thầu Trung Quốc
(vì trên thực tế nhà thầu Trung Quốc là nhà thầu chính thực hiện hợp đồng) thì có 6 nhà
thầu Trung Quốc giành được hợp đồng trong tổng số 9 hợp đồng nhiệt điện đốt than của
EVN.
Theo số liệu do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cung cấp,
trong số 7 nhà máy nhiệt điện đốt than do Tập đoàn TKV làm chủ đầu tư hoặc quản lý, có
4 gói thầu EPC được đấu thầu rộng rãi quốc tế (trong đó, có 3 nhà thầu Trung Quốc, 1
nhà thầu Nhật Bản thắng thầu); có 2 gói thầu chỉ định thầu cho nhà thầu Trung Quốc và 1
gói thầu đấu thầu hạn chế trong các nhà thầu Trung Quốc. Như vậy, nhà thầu Trung Quốc

giành được 6/7 hợp đồng xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt than do Tập đoàn TKV làm
chủ đầu tư hoặc quản lý.
Trong khi đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thường thực hiện các dự án nhiệt điện
khí, có 1 gói thầu nhiệt điện đốt than (Vũng Áng 1) được chỉ định cho Tổng công ty Lắp
máy Việt Nam làm tổng thầu.
Như vậy, xét toàn bộ các gói thầu EPC nhiệt điện đốt than do TKV, EVN và PVN làm
chủ đầu tư hoặc quản lý thì có 8 gói thầu được tổ chức đấu thầu rộng rãi quốc tế, 8 gói
thầu chỉ định thầu và 1 gói thầu đấu thầu hạn chế trong số các nhà thầu Trung Quốc.
Trong 8 gói thầu đấu thầu rộng rãi quốc tế thì có 4 nhà thầu Trung Quốc, 3 nhà thầu Nhật
Bản và 1 nhà thầu liên danh Nhật Bản + Trung Quốc trúng thầu (nhà thầu
Marubeni+Đông Phương). Về chỉ định thầu, có 5 nhà thầu Trung Quốc, 2 nhà thầu Việt
Trang 21
Nam và 1 nhà thầu liên danh Nhật Bản + Trung Quốc được lựa chọn. Nếu tính nhà thầu
liên danh Marubeni + Đông Phương như 1 nhà thầu Trung Quốc thì nhà thầu Trung Quốc
có tới 12 trong tổng số 17 hợp đồng EPC (chiếm 70%). Trong số 12 gói thầu này, có 6
gói thầu được chỉ định thầu cho nhà thầu Trung Quốc, 1 gói thầu đấu thầu hạn chế trong
các nhà thầu Trung Quốc và 5 gói còn lại (đấu thầu rộng rãi quốc tế) nhà thầu Trung
Quốc trúng thầu.
Con số 70%, mặc dù thấp hơn tỷ lệ 90% như một số tờ báo đề cập, nhưng là bằng chứng
sống động cho thực trạng nhà thầu Trung Quốc tràn ngập các gói thầu EPC nhiệt điện đốt
than. Nhà thầu Trung Quốc chiếm ưu thế cho dù hình thức lựa chọn nhà thầu là chỉ định
thầu hay đấu thầu rộng rãi quốc tế. Xem xét kỹ, trong 12 hợp đồng nhà thầu Trung Quốc
thực hiện, có tới 7 gói thầu là do được chỉ định thầu (với giả định hình thức đấu thầu hạn
chế trong số các nhà thầu Trung Quốc là chỉ định thầu cho nhà thầu Trung Quốc và nhà
thầu liên danh Marubeni + Đông Phương là nhà thầu Trung Quốc vì nhà thầu Đông
Phương là nhà thầu chính thực hiện hợp đồng). Các con số này cho thấy, 58% nhà thầu
Trung Quốc được lựa chọn xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt than ở Việt Nam là do được
chỉ định thầu; 42% còn lại là do trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi quốc tế.
Đâu là nguyên nhân của tình trạng này? Có phải như một số tờ báo đã đưa tin là giá dự
thầu của nhà thầu Trung Quốc thấp, Luật Đấu thầu chỉ xét nhà thầu có giá rẻ trúng thầu?

Trước hết, một thực tế rõ ràng là nhà thầu Trung Quốc giành được nhiều hợp đồng EPC
nhiệt điện đốt than đơn giản bởi vì… 58% số hợp đồng được chỉ định thầu cho họ, không
phải cạnh tranh với bất kỳ nhà thầu nào từ các quốc gia khác. Hay nói cách khác, nhà
thầu Trung Quốc có lợi thế để giành được hợp đồng mà không phải cạnh tranh với nhà
thầu đến từ các nước khác. Lợi thế lớn nhất của nhà thầu Trung Quốc là họ được ưu đãi
vay vốn từ Chính phủ Trung Quốc hoặc các ngân hàng thương mại trong nước ở Trung
Quốc để thực hiện dự án ở nước ngoài. Trong khi đó, ở nước ta, vì thiếu vốn mà nhu cầu
về điện ngày càng cấp bách, một số dự án nhiệt điện buộc phải vay vốn từ ngân hàng của
Trung Quốc nên buộc phải chỉ định nhà thầu Trung Quốc như các dự án nhiệt điện:
Quảng Ninh 1, Vĩnh Tân 1, Duyên Hải 1, hoặc đấu thầu hạn chế trong số các nhà thầu
Trung Quốc (như dự án Nhiệt điện Cao Ngạn) hoặc đàm phán trực tiếp (dự án Nhiệt điện
Sơn Động). Vay vốn từ Chính phủ, ngân hàng thương mại của một quốc gia và buộc phải
lựa chọn nhà thầu từ quốc gia đó gần như là thông lệ trên thế giới. Việc phải lựa chọn nhà
thầu Trung Quốc, Nhật Bản, Phần Lan… thực hiện các dự án do các quốc gia này tài trợ
là điều kiện gần như bắt buộc để được vay vốn mà các nước đang phát triển như Việt
Nam phải tuân theo.
Các dự án nhiệt điện còn lại được chỉ định thầu cho nhà thầu Trung Quốc vì các nhà thầu
này trước đó đã trúng thầu gói thầu đấu thầu rộng rãi quốc tế, nghĩa là thực hiện theo cơ
chế “nhân đôi” theo Quyết định 1195/QĐ-TTg ngày 9/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ
về việc quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù để đầu tư xây dựng các công trình
điện cấp bách giai đoạn 2006 - 2010. Chẳng hạn như các dự án nhiệt điện: Cẩm Phả 2,
Hải Phòng 2, Quảng Ninh 2. Cơ chế đặc thù theo Quyết định 1195/QĐ-TTg là nhằm
nhanh chóng xây dựng các công trình điện để phục vụ nhu cầu về điện ngày càng cao của
đất nước.
Mặc dù 58% số hợp đồng EPC nhiệt điện đốt than nhà thầu Trung Quốc có được là do
được chỉ định thầu nhưng không thể phủ nhận một con số tương đối lớn (42%) hợp đồng
mà nhà thầu Trung Quốc giành được là nhờ trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi quốc
tế.
(Nguồn Báo Đấu thầu)
QĐ 1195/QĐ-TTg ngày 09/11/2005 kèm các dự án chỉ định thầu.

Trang 22
Điều 2: Các dự án điện cấp bách thực hiện đầu tư xây dựng trong giai đoạn 2006-2010
được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù của quyết định này, bao gồm 14 dự án sau:
Số
TT
Tên Dự án Chủ đầu tư Địa điểm Cấu hình n x MW
Thời gian
đưa vào vận
hành
1
Lưới điện đồng bộ các
nguồn điện cấp bách
Tổng công ty Điện
lực Việt Nam
Theo các dự án cụ
thể

Theo tiến độ
dự án
2
Đường dây 220 kV
mua điện từ Trung
Quốc
Tổng công ty Điện
lực Việt Nam
Hà Khẩu - Lào Cai
-Yên Bái. Tuyên
Quang - Lưu Xá
01/2007
3

Tua bin khí FO Nâng
công suất nhà máy điện
Bà Rịa, Phú Mỹ
Tổng công ty Điện
lực Việt Nam
Miền Bắc Bà Rịa -
Vũng Tàu
4 x 37 và khoảng
160
10/2006
01/2007
4
Nhà máy điện chu trình
hỗn hợp FO/khí Ô Môn
Tổng công ty Điện
lực Việt Nam
Cần Thơ
Tua-bin khí:
4 x 110
Đuôi hơi:
2 x 110
6/2007
6/2008
5
Nhà máy điện chu trình
hỗn hợp Cà Mau 2
Tổng công ty Dầu
khí Việt Nam
Cà Mau 750 12/2007
6

Nhà máy điện chu trình
hỗn hợp Nhơn Trạch 1
Tổng công ty Dầu
khí Việt Nam
Đồng Nai Khoảng 450 3/2008
7
Nhà máy Nhiệt điện
Cẩm Phả 2
C.ty CP Nhiệt điện
Cẩm Phả
Quảng Ninh 1 x 300 10/2009
8
Nhà máy Nhiệt điện
Hải Phòng 2
C.ty CP Nhiệt điện
Hải Phòng
Hải Phòng 2 x 300 10/2009
9
Nhà máy Nhiệt điện
Quảng Ninh 2
C.ty CP Nhiệt điện
Quảng Ninh
Quảng Ninh 2 x 300 6/2009
10
Nhà máy điện chu trình
hỗn hợp Ô Môn 2
Tổng công ty Điện
lực Việt Nam
Cần Thơ 720 3/2009
11

Nhà máy Nhiệt điện
Uông Bí mở rộng 2
Tổng công ty Điện
lực Việt Nam
Quảng Ninh 1 x 300 3/2009
12
Nhà máy Nhiệt điện
Vũng Áng 1
Tổng công ty Lắp
máy Việt Nam
Hà Tĩnh 2 x 500 10/2010
13
Nhà máy Nhiệt điện
Mông Dương 2
Tập đoàn Than
Việt Nam
Quảng Ninh 2 x 500 3/2010
14
Nhà máy Nhiệt điện
Mông Dương 1
Tổng công ty Điện
lực Việt Nam
Quảng Ninh 2 x 500 12/2010
Trang 23

×