Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

thực trạng sai lệch khớp cắn và phân tích một số chỉ số trên phim cephalometric và trên mẫu của sinh viên đại học y dược thái nguyên có lệch lạc khớp cắn loại ii năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 90 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sai lệch khớp cắn là một vấn đề sức khỏe răng miệng khá phổ biến ở
Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Bạch
Dương (2000) tại Hà Nội thì tỷ lệ sai lệch khớp cắn tại cộng đồng là 91% [6].
Nghiên cứu của Ibrahim E.G cùng cộng sự (2007) về sự phân bố sai lệch khớp
cắn theo Angle trên người trưởng thành tại Thổ Nhĩ Kỳ thì tỷ lệ sai lệch khớp
cắn là 89,9% [25]. Sai lệch khớp cắn gây ra sự bất hòa trong tương quan giữa
các răng trong miệng, ảnh hưởng nhiều đến chức năng và thẩm mỹ của bệnh
nhân. Trong những năm gần đây, mức sống của người dân Việt Nam ngày
càng được nâng cao do đó nhu cầu về chăm sóc sức khỏe răng miệng và nhu
cầu về thẩm mỹ được nhiều người quan tâm hơn, theo đó ngành chỉnh hình
răng mặt của Việt Nam trong những năm qua đã phát triển nhiều nhằm đáp
ứng nhu cầu xã hội.
Sai khớp cắn loại II là khớp cắn có đỉnh múi ngoài gần của răng hàm
lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp về phía gần so với rãnh ngoài gần của
răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới. Loại sai lệch khớp cắn này gây ảnh
hưởng lớn đến thẩm mỹ của khuôn mặt khi nhìn nghiêng. Đồng thời, sai khớp
cắn loại II nếu không điều trị sớm, lâu dài sẽ gây sang chấn khớp cắn, làm
tiêu mô quanh răng của nhóm răng cửa hàm trên dẫn đến tình trạng các răng
cửa thưa và ngả ra trước, đặc biệt trong các trường hợp khớp cắn sâu, gây tổn
thương khớp thái dương hàm. Do đó, đã có không ít những nghiên cứu tìm
hiểu về loại lệch lạc này ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Moorrees và
cộng sự (1969), Buschang và cộng sự (1994) đã phân tích mẫu hàm để tìm sự
khác biệt về kích thước cung hàm của hai nhóm sai lệch khớp cắn loại II tiểu
loại 1 và tiểu loại 2 chưa được điều trị [26]. Trong một nghiên cứu gần đây,
Isik F. cùng cộng sự [26] đã tiến hành phân tích phim Cephalometrics và mẫu
1
2
hàm nhằm tìm kiếm sự khác biệt về xương – răng giữa tiểu loại 1 và tiểu loại
2 của sai lệch khớp cắn loại II …Tại Việt Nam trong những năm qua, nhiều


nghiên cứu tập trung vào khảo sát về sự phân bố tỷ lệ các loại khớp cắn trong
cộng đồng như Hoàng Thị Bạch Dương [6], Đặng Thị Vĩ [2], Cao Thị Hoàng
Yến [1],…Hoặc các nghiên cứu tập trung đánh giá kết quả điều trị trên một
nhóm bệnh nhân có sai lệch khớp cắn loại II như Nguyễn Thị Bích Ngọc [14]
nghiên cứu về lệch lạc khớp cắn loại II do lùi xương hàm dưới trên phim
Cephalometric, nghiên cứu gần đây của Võ Thị Thúy Hồng [18] đã đưa ra đặc
điểm lâm sàng của bệnh nhân sai lệch khớp cắn loại II xương. Tuy nhiên, rất
ít các nghiên cứu so sánh tương quan xương – răng giữa các loại lệch lạc
khớp cắn loại II trên phim và mẫu hàm.
Đại học Y Dược Thái Nguyên là một trong số trường đại học đào tạo
nguồn nhân lực y tế cho các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng, góp phần đào tạo
nguồn nhân lực y tế cho cả nước nói chung. Nằm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên,
trường Đại học Y Dược Thái Nguyên có số lượng khá lớn các sinh viên là con
em các đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc như dân tộc Tày, Mường,
Thái, Sán Chí…Bởi vậy, để góp phần tìm hiểu sự phân bố và đặc điểm tương
quan sọ mặt của sai lệch khớp cắn loại II của tại cộng đồng nói chung và đặc thù
vùng miền núi phía Bắc nói riêng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với đề tài:
“Thực trạng sai lệch khớp cắn và phân tích một số chỉ số trên phim
Cephalometric và trên mẫu của sinh viên Đại học Y Dược Thái Nguyên có
lệch lạc khớp cắn loại II năm 2012” với mục tiêu cụ thể:
1. Nhận xét tỉ lệ sai lệch khớp cắn trên nhóm sinh viên năm thứ 5 trường
Đại học Y Dược Thái Nguyên.
2. Xác định một số chỉ số trên phim Cephalometric và trên mẫu có lệch
lạc khớp cắn loại II của nhóm sinh viên trên.
2
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. KHÁI NIỆM VỀ KHỚP CẮN
1.1.1. Định nghĩa khớp cắn

Khớp cắn là danh từ thường được dùng để chỉ sự chạm các răng trên
và dưới khi thực hiện các chức năng sinh lý như ngậm, cắn hay không sinh lý
như nghiến răng… [1], [8], [12]. Khớp cắn hiểu theo nghĩa rộng còn dùng để
chỉ toàn bộ các yếu tố thuộc về cấu trúc và chức năng của hệ thống nhai [6].
1.1.2. Khớp cắn lý tưởng [1], [6], [8], [12]
Khớp cắn lý tưởng là khớp cắn có tương quan răng – răng theo đúng
mô tả lý thuyết, có quan hệ giải phẫu và chức năng hài hòa với những cấu
trúc khác của hệ thống nhai trong tình trạng lý tưởng. Khớp cắn lý tưởng có
đặc điểm như sau
1.1.2.1. Khớp thái dương hàm ở vị trí chức năng tối ưu
Khi các răng ở lồng múi tối đa thì khớp thái dương hàm ở vị trí
chức năng tối ưu, bao gồm: lồi cầu có cấu trúc bình thường tựa vào đĩa khớp
có cấu trúc và vị trí bình thường, đĩa khớp tựa mặt lõm vào lồi khớp theo
hướng trước trên, hoạt động cơ tối ưu và ổn định tối đa về mặt khớp cắn.
1.1.2.2. Tương quan răng – răng của khớp cắn lý tưởng
Khi hai cung răng ở vị trí khớp cắn trung tâm, quan hệ giữa các
răng theo 3 chiều: trước sau, ngang, đứng, như sau :
 Chiều trước -sau
- Đỉnh múi ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm trên nằm ở rãnh giữa
ngoài của răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.
- Đỉnh răng nanh trên nằm ở đường giữa răng nanh và răng hàm nhỏ thứ nhất
hàm dưới. (Sườn gần răng nanh trên tiếp xúc với sườn xa răng nanh dưới).
- Rìa cắn răng cửa trên tiếp xúc với rìa cắn răng cửa dưới hoặc ở phía trước 1-
2mm.
 Chiều ngang
3
4
- Cung răng trên bao trùm ngoài cung răng dưới, sao cho núm ngoài răng trên
trùm ra ngoài núm ngoài răng dưới.
- Đỉnh núm ngoài răng dưới tiếp xúc với rãnh giữa hai núm của răng hàm nhỏ

và răng hàm lớn trên.
- Hai phanh môi trên và dưới tạo nên một đường thẳng và ở giữa mặt trước của
khớp cắn.
 Chiều đứng
- Răng trên tiếp xúc với răng dưới vừa khít ở vùng răng hàm nhỏ và lớn.
- Rìa cắn răng cửa trên vừa chạm rìa cắn răng cửa dưới, hoặc trùm sâu 1-2mm.
- Trong những điều kiện này, mỗi răng của một cung răng sẽ tiếp xúc với mặt
nhai của hai răng đối diện trừ răng cửa giữa hàm dưới và răng số 8 hàm trên.
1.1.2.3. Trong hoạt động chức năng và tiếp xúc lệch tâm
Các răng sau được sắp xếp sao cho nó chịu được lực nhai theo
chiều dọc. Các răng trước nghiêng về phía môi, không thích ứng để chịu
được lực theo chiều thẳng đứng. Như vậy các răng sau giúp bảo vệ các răng
trước tránh được các lực nhai quá mức theo chiều thẳng đứng khi nhai và
ngược lại các răng trước duy trì sự tiếp xúc nhẹ ở khớp cắn trung tâm.
Trong vận động tiếp xúc ra trước và trước bên, các răng sau nhả
khớp do hướng dẫn của các răng trước. Trong vận động ra trước, các răng
cửa tiếp xúc và hướng dẫn (hướng dẫn răng cửa), các răng sau nhả khớp.
Trong chuyển động trước bên, răng nanh gây nhả khớp tất cả các răng sau
(hướng dẫn răng nanh). Như vậy, ở tiếp xúc lệch tâm, các răng trước hướng
dẫn hàm dưới bảo vệ các răng sau khỏi lực tác động theo chiều ngang.
1.1.3. Khớp cắn bình thường của Andrews
Năm 1970, Lawrence F. Andrews [19] đã đưa ra 6 đặc điểm mà ông
cho rằng luôn có trong khớp cắn bình thường dựa trên nghiên cứu từ năm
1960 đến 1964 với việc quan sát 120 mẫu hàm có khớp cắn bình thường
không điều trị chỉnh nha. “Sáu yếu tố tạo nên khớp cắn bình thường” của
Andrews đã trở thành mục tiêu của điều trị chỉnh hình cho đến ngày nay. Sáu
yếu tố đó được tóm tắt như sau:
4
5
Tương quan ở vùng răng hàm: Gờ bên xa của múi ngoài xa của răng

hàm thứ nhất hàm trên tiếp xúc với gờ bên gần của múi ngoài gần của răng
hàm lớn thứ hai hàm dưới. Múi ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm
trên khớp với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới. Múi trong
gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm trên khớp với hố trung tâm của răng hàm
lớn thứ nhất hàm dưới.
Độ nghiêng gần xa của thân răng: Khi các răng khớp nhau, bình
thường phần phía lợi của trục dọc mỗi thân răng nằm phía xa so với phần
phía cắn của trục (trục của các răng có xu hướng nghiêng xa phía cổ răng).
Độ nghiêng ngoài trong của thân răng: Độ nghiêng ngoài trong của
thân răng là góc tạo bởi đường thẳng vuông góc với mặt phẳng cắn và đường
tiếp tuyến với điểm giữa mặt ngoài thân răng. Góc có giá trị dương khi phần
phía lợi của đường tiếp tuyến nằm ở phía trong so với bờ cắn hay mặt nhai,
ngược lại là góc có giá trị âm. Độ nghiêng ngoài trong của thân răng cửa trên
và dưới tương quan nhau, độ nghiêng này ảnh hưởng đáng kể tới độ cắn phủ
và khớp cắn của các răng sau. Độ nghiêng trong ngoài của các răng hàm trên
sau (từ răng nanh đến răng hàm lớn thứ hai) có góc độ âm và góc độ âm này
không thay đổi từ răng nanh đến răng hàm lớn thứ hai. Đối với hàm dưới,
góc độ âm tăng từ răng cửa cửa đến răng hàm lớn thứ hai.
Không có răng xoay: Không có răng xoay hiện diện trên cung hàm. Vì
nếu có, chúng sẽ chiếm chỗ nhiều hơn hoặc ít hơn răng bình thường.
Không có khe hở giữa các răng: Các răng phải tiếp xúc chặt chẽ với
nhau ở phía gần hoặc phía xa của mỗi răng, trừ răng hàm lớn thứ ba chỉ tiếp xúc
phía gần. Khe hở trên cung răng thường do bất hài hòa kích thước răng – hàm.
Đường cong Spee phẳng hay ít cong: Khớp cắn bình thường có đường
cong không sâu quá 1,5 mm. Đường cong Spee sâu quá gây thiếu chỗ cho
răng hàm trên.
1.2. PHÂN LOẠI KHỚP CẮN THEO ANGLE
1.2.1. Sự phát triển của hệ thống phân loại Angle
5
6

Phân loại khớp cắn của Edward H. Angle [20] được công bố vào thập
niên 1890 là mốc quan trọng trong sự phát triển của chỉnh hình răng mặt và
cho đến ngày nay vẫn được ứng dụng nhiều. Nó không chỉ phân loại các hạng
sai khớp cắn quan trọng, mà còn định nghĩa đơn giản và rõ ràng về khớp cắn
bình thường của hàm răng.
Cơ sở của phân loại lệch lạc khớp cắn theo Angle là mối tương quan
của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên và răng hàm lớn vĩnh viễn thứ
nhất hàm dưới và sự sắp xếp của các răng liên quan tới đường cắn. Angle coi
răng hàm lớn thứ nhất hàm trên là một mốc giải phẫu cố định và là chìa khóa
của khớp cắn. Đây là răng vĩnh viễn được thành lập và mọc sớm nhất. Nó
cũng là răng vĩnh viễn to nhất của cung răng trên, có vị trí tương đối cố định
so với nền sọ, khi mọc không bị cản trở bởi chân răng sữa và còn được hướng
dẫn mọc đúng vị trí nhờ vào hệ răng sữa.
Theo Angle, đường cắn ở hàm trên là một đường cong liên tục đi qua
hố trung tâm của mỗi răng hàm và ngang qua gót răng nanh, răng cửa hàm
trên. Đường cắn của hàm dưới là một đường cong liên tục đi qua đỉnh múi
ngoài của răng hàm, đỉnh răng nanh và rìa cắn của răng cửa hàm dưới.
Hình 1.1. Đường cắn [20]
Angle phân loại khớp cắn thành 4 nhóm như sau:
- Khớp cắn bình thường (Cl
0
): Quan hệ răng hàm lớn thứ nhất hàm trên và hàm
dưới là trung tính (đỉnh múi ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất
Hàm dưới
Hàm trên
6
7
hàm trên khớp với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm
dưới). Các răng trên cung hàm sắp xếp theo đường cắn (đường cắn định rõ).
- Khớp cắn sai loại I (Cl

I
): Quan hệ trung tính. Tương quan trung tính của các
răng hàm nhưng đường cắn không định rõ (răng xoay, răng khấp khểnh ).
- Khớp cắn sai loại II (Cl
II
): Quan hệ xa (vẩu). Răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới
có tương quan xa đối với răng hàm lớn thứ nhất hàm trên và đường cắn không
định rõ.
- Khớp cắn sai loại III (Cl
III
): Quan hệ gần. Răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới có
tương quan gần đối với răng hàm lớn thứ nhất hàm trên và đường cắn là
không định rõ.
Ưu nhược điểm của phân loại khớp cắn theo Angle
Phân loại khớp cắn của Angle là một bước tiến quan trọng. Ông không
chỉ phân loại một cách có trật tự các loại khớp cắn sai mà ông còn là người
đầu tiên định nghĩa đơn giản một khớp cắn bình thường và bằng cách này đã
phân biệt được một khớp cắn bình thường với một khớp cắn sai.
Tuy nhiên, phân loại khớp cắn của Angle chưa hoàn thiện vì nó không
bao gồm các đặc điểm quan trọng các vấn đề của bệnh nhân. “Mặc dù hệ
thống Angle là sự phân loại đầy đủ quan hệ trước sau, nó không bao gồm
những thông tin về mặt phẳng ngang và đứng” (Bennet tại hội nghị các nhà
khoa học nắn chỉnh nha Anh năm 1912). Phân loại này không đúng trong một
số trường hợp vì lý do nào đó răng hàm lớn thứ nhất mọc sai trong khi các
răng khác mọc bình thường (răng hàm sữa thứ hai mất sớm, răng hàm lớn thứ
nhất sẽ di về gần). Ngoài ra, mất răng hàm lớn thứ nhất bẩm sinh rất khó xác
định phân loại theo Angle.
Calvin Case (1847 – 1923) ghi nhận rằng phân loại khớp cắn của Angle
không thấy sự nhô của răng cửa như là một vấn đề, mặc dù điều này có ảnh
hưởng không nhỏ tới thẩm mỹ của bệnh nhân. Phân loại Angle đã hàm ý quan

hệ xương hàm theo mặt phẳng trước sau bởi vì quan hệ răng hàm liên quan
với quan hệ xương hàm nhưng nó không bao hàm các thông tin hàm sai lệch
7
8
(Angle giả định nó luôn là hàm dưới, hàm dưới bị ảnh hưởng sai nếu xương
không phù hợp với quan hệ khớp cắn).
Để khắc phục các nhược điểm trên, một số tác giả khác đã đưa ra các
phân loại như sau:
- Martin Dewey (1881- 1933) dựa trên phân loại của Angle nhưng ông đã đưa
ra các tiểu loại của khớp cắn loại I.
- Simon (Nha sĩ người Đức) phân loại khớp cắn sai theo ba chiều dựa trên
hướng đứng của hàm với nền sọ. Ngoài ra, Simon còn đánh giá vị trí trước
sau của răng cửa bằng cách định vị rõ vị trí răng nanh quan hệ với hốc mắt.
Chiều ngang theo mặt phẳng Francfort. Chiều dọc theo mặt phẳng dọc giữa.
Mặt phẳng đứng qua hai con ngươi mắt.
- Ackerman và Proffit đã bổ xung vào phân loại của Angle bởi nhận biết 5 đặc
điểm chính của khớp cắn sai. Phương pháp này khắc phục được yếu điểm
chính của cách sắp xếp Angle cổ điển.
+ Đánh giá tỉ lệ và thẩm mỹ của mặt.
+ Đánh giá sự sắp xếp và cân đối trong cung.
+ Đánh giá quan hệ răng - xương trên mặt phẳng trước sau.
+ Đánh giá quan hệ răng - xương trên mặt phẳng đứng.
+ Đánh giá quan hệ răng - xương trên mặt phẳng ngang.
Nhìn chung có nhiều cách phân loại sai lệch khớp cắn nhưng trên lâm
sàng hiện nay, phân loại khớp cắn theo Angle vẫn còn được sử dụng phổ biến
vì nó đơn giản, dễ nhớ và chẩn đoán nhanh.
1.2.2. Phân loại trên thực tế theo Angle hiện nay
1.2.2.1. Khớp cắn bình thường
Khớp cắn bình thường (Cl
0

) là khớp cắn có đỉnh múi ngoài gần của
răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp với rãnh ngoài gần của răng
hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới. Và các răng trên cung hàm sắp xếp
theo một đường cắn khớp đều đặn (đường cắn đúng) [8], [10].
8
9
Hình 1.2. Khớp cắn bình thường [8]
1.2.2.2. Khớp cắn sai loại I
Khớp cắn sai loại I (Cl
I
) là khớp cắn có mối tương quan của răng
hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên và hàm dưới bình thường, nhưng đường
cắn sai do lệch lạc các răng ở phía trước (răng sai vị trí, răng xoay trục, khấp
khểnh…) [8], [10].
Hình 1.3. Khớp cắn sai loại I [8]
1.2.2.3. Khớp cắn sai loại II
Khớp cắn sai loại II (CLII) là khớp cắn có đỉnh múi ngoài gần của
răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp về phía gần so với rãnh ngoài
gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới [8], [10]. Sai khớp cắn loại
II có hai tiểu loại:
- Tiểu loại 1 (CLII/1): Cung răng hàm trên hẹp, hình chữ V, nhô ra trước với
các răng cửa trên nghiêng về phía môi (ngả môi), độ cắn chìa tăng, môi dưới
thường chạm mặt trong các răng cửa trên.
9
10
Hình 1.4. Khớp cắn sai loại II tiểu loại 1 [8]
Tiểu loại 1 dưới tiểu loại: Răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm
dưới lệch xa một bên, răng cửa ngả môi.
- Tiểu loại 2 (CLII/2): Các răng cửa giữa hàm trên ngả phía lưỡi, trong khi các
răng cửa bên hàm trên ngả môi tách khỏi răng cửa giữa, độ cắn phủ tăng,

cung răng hàm trên ở vùng răng nanh thường rộng hơn bình thường. Sai khớp
cắn loại II tiểu loại 2 thường do di truyền.
Hình 1.5. Khớp cắn sai loại II tiểu loại 2
[ />Tiểu loại 2 dưới tiểu loại: Răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới lệch xa
một bên, một hay nhiều răng cửa hàm trên ngả trong (quặp).
1.2.2.4. Khớp cắn sai loại III
Khớp cắn sai loại III (Cl
III
) là khớp cắn có đỉnh múi ngoài gần răng
hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp về phía xa so với rãnh ngoài gần
của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới [8], [10]. Các răng cửa dưới có
thể ở phía trước các răng cửa trên.
10
11
Hình 1.6. Khớp cắn sai loại III [8]
1.3. PHÂN LOẠI SAI KHỚP CẮN LOẠI II
1.3.1. Phân loại theo hình thái [12]
Sai khớp cắn loại II được chia thành bốn nhóm.
1.3.1.1. Sai khớp cắn loại II do sự di chuyển của răng
Sai khớp cắn loại II do sự di chuyển răng trong trường hợp lệch lạc
do răng – xương ổ răng.
1.3.1.2. Sai khớp cắn loại II do nguyên nhân hàm dưới
Sai khớp cắn loại II do hàm dưới lùi phía sau, còn hàm trên ở đúng
vị trí. Đa số các trường hợp điều trị sai khớp cắn loại II thuộc loại này.
1.3.1.3. Sai khớp cắn loại II do nguyên nhân hàm trên
Sai khớp cắn loại II do hàm trên nhô ra trước còn hàm dưới ở đúng
vị trí.
1.3.1.4. Sai khớp cắn loại II do nguyên nhân ở cả hàm trên và hàm dưới
Nhóm sai khớp cắn loại này là kết quả của sự kết hợp lùi hàm dưới
và nhô hàm trên. Biểu hiện thường thấy là răng mọc lệch lạc đi kèm với sai

tương quan của hai xương theo chiều trước sau do sự thích ứng của các răng
cửa đối với sự rối loạn chức năng của cơ quanh miệng. Chiều rộng cung răng
trên cũng bị ảnh hưởng bởi sự bù trừ của hệ thống thần kinh cơ.
1.3.2. Phân loại dựa trên phân tích phim sọ nghiêng [12]
Dựa trên các giá trị đo được trên phim sọ nghiêng, sai khớp cắn loại II
được chia thành năm nhóm:
11
12
1.3.2.1. Sai khớp cắn loại II không do nguyên nhân ở xương hàm
Sai khớp cắn loại II trong trường hợp này là nguyên nhân do răng.
Góc ANB có thể bình thường. Răng cửa trên thường nghiêng ra trước, răng
cửa dưới có thể nghiêng ra trước hoặc ra sau, tùy theo sự bù trừ của hệ thống
thần kinh cơ đối với độ cắn chìa quá mức.
1.3.2.2. Sai khớp cắn loại II do chức năng
Hàm dưới lùi về phía sau ở tư thế cắn khít trung tâm nhưng có vị trí
bình thường ở tư thế nghỉ. Góc SNB giảm ở tư thế cắn khít trung tâm nhưng
có thể bình thường ở tư thế nghỉ. Trong trường hợp này, xương hàm dưới có
kích thước bình thường do không bị kém phát triển. Đường đóng mở của hàm
dưới có thể bất thường hay bị bắt buộc lùi về sau do độ cắn phủ tăng và do
các răng sau lún.
1.3.2.3. Sai khớp cắn loại II do nguyên nhân ở hàm trên
Góc lồi của mặt có thể do xương hàm trên (góc SNA tăng), răng –
xương ổ răng (góc S-N-Pr tăng), hay do răng (góc trục răng cửa trên/SN tăng
do răng nghiêng ra trước). Xương hàm trên có thể có kích thước bình thường
nhưng ở về phía trước, hoặc có thể có kích thước quá dài.
1.3.2.4. Sai khớp cắn loại II do nguyên nhân ở hàm dưới
Góc SNB giảm do hàm dưới nằm lùi ở phía sau. XHD có thể có kích
thước ngắn hoặc bình thường và ở vị trí sau trong quan hệ xương mặt.
1.3.2.5. Sai khớp cắn loại II do sự kết hợp của bốn nhóm
Sai khớp cắn loại II do sự kết hợp của bốn nhóm, đặc biệt là nhóm ba

và nhóm bốn. Sai khớp cắn loại II còn có thể do sự lùi cả xương hàm trên và
xương hàm dưới
1.4. PHIM CEPHALOMETRIC VÀ CÁCH PHÂN TÍCH PHIM
CEPHALOMETRIC
1.4.1. Sự hình thành và phát triển:
Năm 1895, Roentgen phát minh ra tia X đã tạo ra cuộc cách mạng trong
nha khoa. Hình ảnh Xquang đầu mặt cho phép đo đạc chính xác các kích
thước phục vụ cho nghiên cứu sự tăng trưởng và phát triển của sọ mặt.
Phương pháp đo các kích thước từ bóng của xương và phần mềm trên phim
12
13
tia X được mọi người biết đến như phương pháp đo đầu mặt qua hình ảnh X
quang (roentgenographic cephalometry) [16], [30].
Năm 1922, Pacini giới thiệu kỹ thuật chụp phim X quang telé trên phim
mặt nghiêng. Với kỹ thuật này, kích thước hình ảnh đã giảm xuống bằng cách
tăng khoảng cách từ nguồn phát tia đến phim lên 2m. Tuy nhiên, phim sọ mặt
nghiêng vẫn có những biến dạng hình ảnh do sự di chuyển của đầu trong quá
trình chụp phim [16], [30].
Năm 1931, Broadbent (Mỹ) và Hofrath (Đức) đồng thời trình bày kỹ
thuật chụp phim cephalometric chuẩn hóa sử dụng máy X quang năng lượng
cao và giá giữ đầu. Theo Broadbent, đầu của bệnh nhân được đặt ở trung tâm
của tấm định vị với hai giá đỡ phụ đặt vào bờ trên hai lỗ tai. Điểm thấp nhất
của đường giới hạn ổ mắt được đánh dấu và phải nằm ngang mức trên ống tai.
Kẹp mũi được cố định ở gốc mũi để nâng phần trên của khuôn mặt. Khoảng
cách từ nguồn phát tia đến phim là 152,4 cm và khoảng cách phim đến đối
tượng được đo để tính độ phóng đại của hình ảnh. Với hai ống tia X ở đúng
các góc của mỗi người trên cùng một mặt phẳng ngang sẽ tạo hai hình ảnh
(mặt nghiêng và mặt thẳng) [16], [30].
Năm 1968, Bjork thiết kế một thiết bị nghiên cứu tấm định vị đầu.
Năm 1988, Solow và Kreiborg giới thiệu thước chuẩn hóa cho phim

cephalometric. Thiết bị này đã cải tiến việc kiểm soát vị trí của đầu và và thời
gian phơi sáng cũng như một vài kỹ thuật cải tiến vận hành [16], [30].
1.4.2. Các điểm mốc trên phim Cephalometric
1.4.2.1. Điểm mốc trên mô xương
- Điểm A: điểm trũng nhất trên đường cong dọc giữa xương hàm trên, nằm
giữa gai mũi trước và điểm thấp nhất xương ổ răng hàm trên.
- Điểm ANS (anterior nasal spine): điểm gai mũi trước, là điểm nhọn nhô ra
trước nhất của rìa xương hàm trên, nằm trên mặt phẳng dọc giữa.
- Điểm B: là điểm trũng nhất đường giữa xương hàm dưới, nằm giữa điểm nhô nhất
của xương hàm dưới và điểm cao nhất của xương ổ răng hàm dưới.
13
14
- Điểm Gn (Gnathion): điểm dưới nhất và trước nhất của cằm, là điểm nằm
giữa Pog và Me.
- Điểm Go (Gonion): là điểm dưới nhất và sau nhất của góc hàm dưới, được
xác định bằng giao điểm của mặt phẳng hàm dưới và mặt phẳng sau cành lên
xương hàm dưới.
- Điểm Id (Infradentale): điểm cao nhất và trước nhất của xương ổ răng hàm
dưới, giữa hai răng cửa giữa hàm dưới.
- Điểm Ii (Incision inferius): điểm rìa cắn răng cửa dưới.
- Điểm Is (Incision superius): điểm rìa cắn răng cửa trên.
- Điểm Me (Menton): điểm thấp nhất của ụ cằm.
- Điểm N (Nasion): điểm mũi là điểm trước nhất của khớp trán – mũi trên mặt
phẳng dọc giữa.
- Điểm Or (Orbitale): điểm thấp nhất trên đường viền ổ mắt.
- Điểm PNS (Posterior Nasal Spine): điểm gai mũi sau, là điểm sau nhất của
khẩu cái cứng trên mặt phẳng dọc giữa.
- Điểm Po (Porion): điểm cao nhất của ống tai ngoài.
- Điểm Pog (Pogonion): điểm nhô nhất của cằm trên mặt phẳng dọc giữa.
- Điểm Pr (Prosthion): điểm thấp nhất của xương ổ răng hàm trên, giữa hai răng

cửa giữa hàm trên.
- Điểm S (Sella): điểm giữa hố yên xương bướm.
Hình 1.7. Các điểm mốc trên mô xương [26]
1.4.2.2. Điểm mốc trên mô mềm
14
15
- Điểm G’ (Glabella): là điểm tương ứng điểm nhô ra trước nhất của xương
trán, nằm trên mặt phẳng dọc giữa.
- Điểm Na’ (Nasion): là điểm nằm trên đường giữa ở vị trí trũng nhất giữa trán
và mũi.
- Điểm Mn (Midnasal): nằm trên sống mũi, là trung điểm của gốc mũi và đỉnh
mũi.
- Điểm Pn (Pronasal): điểm nhô trước nhất của mũi.
- Điểm Sn (Subnasal): điểm vách mũi bắt đầu nhập vào môi trên nằm trên mặt
phẳng dọc giữa.
- Điểm Ls (Lip superior): điểm nhô trước nhất trên đường viền môi trên.
- Điểm Li (Lip inferior): điểm nhô trước nhất trên đường viền môi dưới.
- Điểm Pog’ (Pogonion): điểm nhô nhất của cằm.
- Điểm Me’ (Menton): điểm thấp nhất của cằm.
1.4.3. Các mặt phẳng trên phim Cephalometric
1.4.3.1. Mặt phẳng ngang
- Mặt phẳng Sella – Nasion: đại diện cho nền sọ trước, vẽ từ S đến N.
- Mặt phẳng Frankfurt (FH): mặt phẳng ngang được vẽ từ Po đến Or.
- Mặt phẳng khẩu cái: mặt phẳng ngang được vẽ từ ANS đến PNS.
- Mặt phẳng cắn: được vẽ từ điểm giữa độ cắn phủ răng hàm lớn thứ nhất và
điểm giữa của đoạn thẳng biểu hiện độ cắn phủ vùng răng cửa.
- Mặt phẳng hàm dưới: khác nhau tùy thuộc loại phân tích:
+ Down: đi từ Go đến Me
+ Steiner, Ricketts: Go đến Gn.
+ Salzman: bờ hàm dưới.

1.4.3.2. Mặt phẳng đứng
- Mặt phẳng mặt: đi từ N đến Pog.
- Trục mặt: đi từ Pt đến Gn.
- Mặt phẳng cành lên: tiếp tuyến bờ sau cành lên xương hàm dưới và lồi cầu.
- Mặt phẳng chân bướm hàm: đi qua điểm phía xa của khe chân bướm hàm và
vuông góc với mặt phẳng FH.
1.4.4. Các chỉ số trên phim Cephalometric
1.4.4.1. Một số chỉ số đánh giá tương quan xương hàm trên
a. Góc của xương hàm trên (SNA)
Đánh giá vị trí của XHT so với nền sọ dựa vào chỉ số góc SNA.Giá
trị trung bình của góc SNA là 82
0
± 2
0
. Nếu lớn hơn 84
0
là hàm trên nhô ra
trước, nếu nhỏ hơn 80
0
là hàm trên ở vị trí lùi sau.
15
16
b. Góc mặt phẳng cắn (Steiner)
Góc của mặt phẳng cắn với nền sọ (S - N) góp phần nhận định vị trí
của các răng trong tổng thể khớp cắn với khuôn mặt và xương sọ.
Giá trị trung bình là 14
0
. Góc này thường lớn trong trường hợp dạng
mặt loại II (hàm trên quá phát).
1.4.4.2. Một số chỉ số đánh giá tương quan xương hàm dưới

a. Góc của xương hàm dưới (SNB)
Đánh giá độ nhô hoặc lùi của XHD so với nền sọ dựa vào chỉ số góc
SNB. Giá trị trung bình của góc SNB là 80
0
± 2
0
. Nếu góc SNB > 82
0
hàm
dưới nhô ra trước, và ngược lại góc SNB < 78
0
hàm dưới lùi ra sau.
b. Góc mặt (NPog – POr)
Góc mặt là góc được tạo bởi đường thẳng qua Nasion – Pogonion và
mặt phẳng FH. Giá trị của góc mặt cho phép đánh giá độ nhô hoặc lùi của XHD.
Giá trị trung bình là 87
0
± 3
0
.
c. Góc trục Y
Góc trục Y là góc nhọn được tạo bởi đường S – Gn và mặt phẳng
FH. Góc này cho thấy cằm có vị trí cằm có vị trí xuống dưới ra trước hoặc ra
sau so với tầng mặt trên
Giá trị trung bình là 59,4
0
, biến thiên từ 53
0
đến 66
0

. Góc trục Y có
giá trị lớn ở dạng mặt hạng II và nhỏ ở dạng mặt có khuynh hướng hạng III
1.4.4.3. Góc tương quan xương hàm trên và xương hàm dưới
Giá trị góc ANB = SNA – SNB cho ta thông tin về sự khác biệt theo
chiều trước sau của nền XHT và nền XHD.
Giá trị trung bình của góc ANB là 2
0
± 2
0
. Nếu góc ANB > 4
0
có khuynh
hướng hạng II xương, nếu góc ANB < 0
0
có khuynh hướng hạng III xương.
1.4.4.4. Một số chỉ số đánh giá tương quan xương – răng
a. Góc răng cửa trên và S – N (U1-SN)
Góc răng cửa trên và S – N là góc được tạo bởi mặt phẳng S – N và
đường thẳng đi qua bờ cắn và chóp gốc răng cửa giữa hàm trên.
Giá trị trung bình là 103,97
0
± 5.75
0
.
b. Góc răng cửa trên và mặt phẳng khẩu cái (U1 - ANS - PNS )
Góc răng cửa trên và mặt phẳng khẩu cái được tạo bởi mặt phẳng
khẩu cái và đường thẳng đi qua bờ cắn và chóp gốc răng cửa giữa hàm trên.
Giá trị trung bình là 110
0
± 6

0
c. Răng cửa trên so với đường N – A (U1 - NA)
16
17
Vị trí và độ nghiêng của trục răng cửa trên được xác định bằng
tương quan của răng cửa trên với đường N - A.
Độ nghiêng của răng cửa trên là góc giữa trục răng cửa trên với
đường N - A. Giá trị trung bình là 22
0
. Góc này cho biết sự tương quan theo
chiều trước sau của răng cửa trên với phức hợp sọ mặt.
Vị trí của răng cửa trên là khoảng cách từ điểm lồi nhất mặt ngoài
thân răng cửa giữa đến đường thẳng N - A. Giá trị trung bình là 4 mm
d. Góc giữa hai răng cửa (U1-L1)
Góc giữa hai răng cửa là góc được tạo bởi hai đường đi qua trục của
răng cửa trên và trục của răng cửa dưới ( đi qua rìa cắn và lỗ chóp răng cửa).
Giá trị của góc cho biết mối liên quan giữa răng cửa trên và răng
cửa dưới. Giá trị nhỏ nhất là 130
0
, lớn nhất là 150
0
, trung bình là 135,4
0
.
Nếu giá trị của góc này nhỏ hơn 130
0
thì răng cửa trên hoặc răng cửa
dưới hoặc cả hai cần dựng lại trục. Ngược lại, nếu góc lớn hơn 150
0
thì cần làm

nhô răng cửa trên hoặc răng cửa dưới hoặc cả hai răng ra trước, hoặc chỉnh lại trục
răng. Sử dụng thông số riêng của mỗi răng để phát hiện ra răng nguyên nhân.
e. Góc răng cửa dưới và mặt phẳng hàm dưới (L1- MeGo)
Là góc được tạo bởi mặt phẳng hàm dưới (theo Down) và đường
thẳng đi qua bờ cắn và chóp gốc răng cửa giữa hàm dưới. Giá trị trung bình
của góc L1- MeGo là 91,5 ± 7,5
0
.
Góc có giá trị lớn khi răng cửa dưới nghiêng ra trước nhiều so với
nền xương hàm dưới và ngược lại góc có giá trị nhỏ khi răng cửa dưới
nghiêng vào trong.
f. Răng cửa dưới so với đường N – B (L1-NB)
Vị trí và độ nghiêng của trục răng cửa dưới được xác định bằng
tương quan của răng cửa dưới với đường N - B.
Góc giữa trục răng cửa dưới với đường N - B có giá trị trung bình
25
0
. Góc này cho biết tương quan theo chiều trước sau của răng cửa dưới so
với nền xương hàm dưới.
Khoảng cách từ điểm lồi nhất của thân răng cửa giữa hàm dưới đến
đường N - B có giá trị là 4 mm. Khoảng cách này cho biết vị trí nhô ra trước
hay lùi về sau của răng cửa dưới so với hàm dưới.
1.4.4.5. Một số chỉ số đánh giá mô mềm
17
18
a. Tỷ lệ tầng mặt giữa và tầng mặt dưới (G – Sn/Sn – Me’)
Tỷ lệ tầng mặt giữa và tầng mặt dưới cho phép đánh giá sự cân đối
của khuôn mặt phía trước theo chiều đứng. Tỷ lệ này được xác định bằng tỷ lệ
khoảng cách giữa G – Sn và Sn – Me’. Giá trị tỷ lệ này là 1:1.
b. Góc lồi mặt (GSnPog’)

Góc lồi mặt là góc được xác định bởi hai đường thẳng qua G – Sn
và Sn – Pog’. Giá trị trung bình của góc lồi mặt là 12
0
± 4
0
.
Góc lồi mặt lớn gợi ý mặt có tương quan loại II, góc lồi mặt nhỏ gợi
ý mặt có tương quan loại III.
c. Đường thẩm mỹ E
Đường E là đường từ đỉnh mũi đến điểm nhô nhất phần mềm cằm.
Bình thường, môi trên ở sau đường E 4mm, môi dưới nằm sau 2mm. Ricketts
chỉ ra sự khác biệt theo tuổi và theo giới.
Đánh giá khuôn mặt bình thường ở người lớn thì hai môi đều phải
nằm sau đường E.
1.5. PHÂN TÍCH MẪU HÀM
1.5.1. Độ cắn chìa (Overjet)
Độ cắn chìa là khoảng cách giữa rìa cắn răng cửa trên và dưới theo
chiều trước sau. Độ cắn chìa thay đổi theo tuổi, giới, dân tộc.
Độ cắn chìa trung bình của người Việt Nam là 2,79 mm [1].
1.5.2. Độ cắn trùm (Overbite)
Độ cắn trùm là khoảng cách giữa rìa cắn răng cửa trên và dưới theo
chiều đứng khi hai hàm cắn khớp. Độ cắn trùm trung bình bằng 1/3 chiều cao
thân răng cửa dưới. Độ cắn trùm thay đổi tùy theo dân tộc.
Độ cắn trùm trung bình của người Việt Nam là 2,89 mm [1].
18
R33
R44
R55
R66
19

Hình 1.8. Độ cắn trùm (overbite) và độ cắn chìa (overjet).
[ />1.5.3. Các kích thước cung răng vĩnh viễn trên mẫu hàm
Năm 1979, Engel đã tiến hành đo hàng loạt mẫu để xác định các yếu tố
của hình dạng và kích thước cung răng [2]. Ông cùng với Lestrel đã rút ra 4
kích thước chủ yếu của cung răng là:
- Chiều dài trước (chiều dài vùng răng nanh): là khoảng cách từ điểm giữa hai
răng cửa giữa đến đường nối hai đỉnh răng nanh.
- Chiều dài sau (chiều dài vùng răng hàm): là khoảng cách từ điểm giữa hai răng
cửa giữa đến đường nối hai đỉnh núm ngoài gần răng hàm thứ nhất.
- Chiều rộng trước (chiều rộng vùng răng nanh): là khoảng cách giữa hai đỉnh
răng nanh.
- Chiều rộng cung răng sau (chiều rộng vùng răng hàm): là khoảng cách giữa
hai đỉnh núm ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất.
Năm 2006, Isik cùng cộng sự tiến hành nghiên cứu phân tích so sánh
độ rộng cung hàm giữa hai nhóm sai lệch khớp cắn loại II tiểu loại 1 và tiểu
loại 2 đã đưa ra bốn kích thước về độ rộng cung hàm [26], bao gồm:
- Chiều rộng vùng răng nanh (R33): là khoảng cách giữa hai đỉnh răng nanh.
- Chiều rộng giữa các răng hàm nhỏ thứ nhất (R44): là khoảng cách giữa hai
đỉnh núm ngoài răng hàm nhỏ thứ nhất.
- Chiều rộng giữa các răng hàm nhỏ thứ hai (R55): là khoảng cách giữa hai
đỉnh núm ngoài răng hàm nhỏ thứ hai.
- Chiều rộng giữa các răng hàm lớn (R66): là khoảng cách giữa hai đỉnh núm
ngoài gần của răng hàm lớn thứ nhất.
Hình 1.9. Các kích thước đo chiều rộng cung răng [26]
19
20
Năm 1999, Hoàng Tử Hùng và Phạm Thị Phương Loan đã tiến hành
nghiên cứu kích thước cung răng người Việt với các mốc đo chiều dài cung
hàm [2], bao gồm:
- Chiều dài trước (chiều dài vùng răng nanh – D31): là khoảng cách từ điểm

giữa hai răng cửa giữa đến đường nối hai đỉnh răng nanh.
- Chiều dài sau (chiều dài vùng răng hàm – D61): là khoảng cách từ điểm giữa
hai răng cửa giữa đến đường nối hai đỉnh núm ngoài gần răng hàm thứ nhất.
- Chiều dài toàn bộ cung răng (D71): là khoảng cách tính từ điểm tiếp xúc giữa
hai răng cửa giữa đến đường nối mặt xa răng hàm lớn thứ hai.
Hình 1.10. Chiều dài toàn bộ cung răng
[ />1.5.4. Khoảng hiện có và khoảng cần có (Ashley’s Analysis)
Phân tích khoảng hiện có và khoảng cần giúp xác định mức độ thiếu
khoảng trên cung hàm để các răng mọc thẳng hàng.
- Khoảng hiện có: được xác định bằng cách đo kích thước cung hàm thực từ
mặt gần của răng số 6 bên này sang răng số 6 bên kia, qua các điểm tiếp xúc
của các răng phía sau và rìa cắn của các răng phía trước.
- Khoảng cần có : được xác định bằng tổng các kích thước gần xa của 10 răng
trên cung hàm (từ răng 5 bên này sang răng 5 bên kia).
Nếu khoảng cần có lớn hơn khoảng hiện có thì thiếu khoảng trên cung
hàm và các răng trên cung hàm có hiện tượng chen chúc. Nếu khoảng hiện có
lớn hơn khoảng cần có thì có khe thưa giữa các răng trên cung hàm.
1.5.5. Chỉ số Bolton
Chỉ số Bolton cho phép đánh giá sự hài hòa giữa kích thước răng hàm
trên và kích thước răng hàm dưới.
Chỉ số toàn bộ = Tổng kích thước chiều gần xa của 12 răng hàm dưới × 100
20
21
Tổng kích thước chiều gần xa của 12 răng hàm trên
Giá trị trung bình của chỉ số Bolton là 91,3%.
Nếu chỉ số < 91,3% thì không có sự hài hòa do thừa ở hàm trên.
Nếu chỉ số > 91,3% thì không hài hòa do thừa ở hàm dưới.
1.6. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT
NAM
1.6.1. Tình hình các nghiên cứu về sai lệch khớp cắn ở Việt Nam

Tại Việt Nam trong những năm qua, đã có không ít những nghiên cứu
khảo sát về khớp cắn và sự phân bố tỷ lệ các loại khớp cắn trong cộng đồng như:
Năm 1993, Nguyễn Phúc Diên Thảo và Hoàng Tử Hùng đã tiến hành
nghiên cứu về đặc điểm hình thái vận động biên của khớp cắn trên người Việt.
và đã đưa ra kết quả về độ cắn chìa trung bình là 2,98 ± 1,15 mm, độ cắn sâu
trung bình là 2,45 ± 1,2 mm [1].
Năm 1999, Phạm Thị Hương Loan và Hoàng Tử Hùng đã nghiên cứu đặc
điểm cung răng người Việt và đã đưa ra một số kích thước trung bình cung răng
người Việt như sau [2], [15]:
Bảng 1.1. Một số kích thước trung bình cung răng người Việt
Đơn vị (mm) R33 R66 R77 D31 D61 D71
Hàm trên 38,16 54,9 58,91 9,6 28,93 44,39
Hàm dưới 27,3 46,81 57,97 6,36 24,06 39,5
Năm 2000, Đồng Khắc Thẩm và Hoàng Tử Hùng đã tiến hành nghiên
cứu về "Tỷ lệ sai khớp cắn ở người Việt Nam trong độ tuổi 17-27” tại thành
phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy : tỷ lệ sai khớp cắn là 83,2%.
Trong đó, Cl
I
: 71,3%, Cl
II
:7%, Cl
III
: 21,7%. Tỷ lệ các loại độ cắn sâu: từ 1- 4
mm là 91,8%, dưới 1 mm là 2%, trên 4 mm là 6,2%. Tỷ lệ các loại độ cắn
chìa: từ 2- 4 mm là 92,3%, dưới 2 mm là 6,9%, trên 4 mm là 0,8% [1], [10].
Cũng trong năm 2000, Hoàng Thị Bạch Dương đã điều tra về lệch lạc
răng – hàm trên 100 trẻ ở lứa tuổi 12 tại trường cấp II Amsterdam – Hà Nội. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ khớp cắn bình thường chiếm 9%, sai khớp cắn
loại I là 39%, sai khớp cắn loại II là 43% và sai khớp cắn loại III là 9% [6].
21

22
Năm 2001, Phạm Thị Mai Hương đã tiến hành nghiên cứu về khớp cắn
chức năng trên một nhóm thanh niên Việt Nam lứa tuổi 18-25. Kết quả
nghiên cứu cho thấy tương quan răng nanh theo chiều trước sau loại I là
54,95%, tương quan răng nanh loại II và loại III là 45,05% [1].
Năm 2003, Nguyễn Thị Bích Ngọc đã tiến hành nghiên cứu về hiệu quả
lâm sàng điều trị lệch lạc khớp cắn Angle loại II do lùi xương hàm dưới với
hàm chức năng. Nghiên cứu này cũng đưa ra kết quả về tỷ lệ các loại khớp
cắn theo Angle, bao gồm Cl
I
là 69,2%, C
II
là 20,8% và Cl
III
là 10% [14].
Năm 2004, Đặng Thị Vĩ nghiên cứu về hình thái học của cung răng trên
100 sinh viên Đại học Y Hà Nội [2] cho thấy tỷ lệ khớp cắn Angle trong
nghiên cứu: khớp cắn bình thường là 15%, Cl
I
là 66%, Cl
II
là 9% và Cl
III

10%. Nghiên cứu này cũng đưa ra một số kết quả về kích thước của cung răng
như R33, R66, D31, D61.
Năm 2007, Cao Thị Hoàng Yến cũng tiến hành khảo sát tình trạng
khớp cắn của sinh viên Đại học Y Hà Nội lứa tuổi 18- 20. Kết quả nghiên cứu
cho thấy: tỷ lệ các loại khớp cắn theo Angle Cl
I

là 58,33%, Cl
II
chiếm 23,33%
và Cl
III
là 18,34%. Phân bố về tương quan giữa các răng nanh ở hai hàm theo
chiều trước sau là: loại I: 56,67%, loại II: 30,00%, loại III: 13,33% [1].
Nghiên cứu của Võ Thị Thúy Hồng năm 2011 về hình thái lâm sàng
bệnh nhân lệch lạc khớp cắn loại II xương neo chặn với microimplant điều
trị tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt trung ương Hà Nội [18] cho thấy: Độ cắn
trùm trung bình 6 mm; hầu hết các trường hợp trong nghiên cứu có góc
ANB lớn, các răng cửa hàm trên ngả ra trước nhiều, góc liên răng cửa nhọn,
điểm B lùi so với chuẩn.
1.6.2. Tình hình các nghiên cứu về sai lệch khớp cắn trên thế giới
Sai lệch khớp cắn là một trong số vấn đề về sức khỏe phổ biến trên toàn thế
giới. Bởi vậy, đã có không ít các nghiên cứu dịch tễ về phân bố các loại lệch lạc
khớp cắn theo Angle ở các nước khác như:
22
23
Năm 2007, Ibrahim E.G cùng cộng sự tiến hành nghiên cứu về sự phân bố
các loại sai lệch khớp cắn theo Angle trên người trưởng thành tại khu vực trung
tâm Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ. Nghiên cứu được tiến hành trên 2329 người. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, chỉ có 10,1% có khớp cắn bình thường và 89,9% có sai khớp
cắn. Trong đó, 34,9% sai khớp cắn Angle I, 44,7% là sai khớp cắn Angle II và
10,3% sai khớp cắn Angle III. Trong số sai khớp cắn loại II, có 931 người
(89,4%) là sai khớp cắn loại II tiểu loại 1 và 110 người (10,6%) [25].
Năm 2010, Artênio J.I.G cùng cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 734
trẻ ở lứa tuổi 12 trong các trường công lập tại Lins Sao Paulo, Brazil để đánh giá
sự phân bố tỷ lệ các loại sai lệch khớp cắn và so sánh giữa phân loại theo Angle và
chỉ số DAI (Dental Aesthetic Index). Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ khớp

cắn bình thường là 33,24%, Cl
I
là 37,33%, Cl
II
là 28,61% và Cl
III
là 0,82% [21].
Và sai khớp cắn loại II Angle là một lệch lạc khá phổ biến. Bởi vậy, loại sai
lệch này cũng thu hút được rất nhiều quan tâm của các nhà khoa học. Do đó, có
không ít các nghiên cứu ở các nước đã thực hiện để tìm hiểu về loại sai lệch này:
Năm 1969, Moorrees cùng cộng sự đã tiến hành nghiên cứu các mẫu hàm
để so sánh các kích thước trên cung hàm ở nhóm sai lệch khớp cắn loại II tiểu loại
1 và tiểu loại 2. Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ rộng giữa hai răng nanh của hàm
trên và hàm dưới ở nhóm sai lệch khớp cắn loại II tiểu loại 2 lớn hơn bình thường.
Mặt khác, ở nhóm sai lệch khớp cắn loại II tiểu loại 1 có khoảng cách giữa các
răng nanh và răng hàm lại có kích thước nhỏ hơn bình thường [26].
Khác với nghiên cứu của Moorrees và cộng sự (1969), trong nghiên
cứu của Buschang cùng cộng sự (1994), Walkow và Peck (2002) lại cho kết
quả là nhóm sai lệch khớp cắn loại II tiểu loại 2 có sự giảm độ rộng giữa các
răng nanh [26], [29].
Năm 1985, Staley và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu so sánh mẫu hàm
và phim Cephalometric giữa những người trưởng thành có khớp cắn bình
thường với người trưởng thành có sai lệch khớp cắn loại II tiểu loại 1. Kết quả
23
24
cho thấy, nhóm có sai lệch khớp cắn loại II tiểu loại 1 có xu hướng cắn chéo
phía sau [26].
Năm 1994, Karlsen đã tiến hành nghiên cứu hình thái sọ mặt ở nhóm
trẻ em có sai lệch khớp cắn loại II tiểu loại 1 có và không có cắn sâu. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, có sự tăng trưởng về phía trước của xương hàm dưới đặc

biệt xảy ra ở những trẻ không có sự tiếp xúc chạm giữa các răng cửa ở hai
hàm [26].
Năm 1997, Pancherz cùng cộng sự trong nghiên cứu của mình đã nhận
thấy lùi xương hàm dưới là đặc điểm phổ biến không chỉ ở nhóm sai lệch
khớp cắn loại II tiểu loại 1 mà cả ở nhóm loại II tiểu loại 2. Giá trị góc SNB
của nhóm Cl
II/1
lớn hơn so với nhóm Cl
II/2
[26].
Năm 2006, Isik cùng cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên mẫu hàm và
phim Cephalometric của 90 bệnh nhân có sai lệch khớp cắn loại II chưa được
điều trị nhằm tìm kiếm sự khác biệt về tương quan xương và răng giữa nhóm
sai lệch khớp cắn loại II tiểu loại 1 và tiểu loại 2. Kết quả so sánh mẫu hàm
giữa hai nhóm cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chiều rộng
giữa các răng nanh hàm dưới trên mẫu hàm. Kết quả trên phim cephalometric
cho thấy: Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của góc SNB giữa hai nhóm Cl
II/1
và Cl
II/2
; Tỷ lệ ANS-Me/N-Me, góc SN – MeGo, góc trục Y của nhóm Cl
II/1

số đo lớn hơn; nhóm Cl
II/2
có tương quan xương loại I và không có bằng
chứng về sự lùi xương hàm dưới của nhóm này; nhóm Cl
II/1
thìcó dấu hiệu của
sự lùi xương hàm dưới [26].

24
25
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những sinh viên y đang học năm
thứ năm có độ tuổi nằm trong giới hạn 18 – 25 tuổi tại trường Đại học Y
Dược Thái Nguyên.
Chúng tôi chọn giới hạn tuổi này vì đây là giai đoạn khớp cắn hình
thành ổn định, chưa chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố như mòn răng, bệnh
quanh răng…
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Sinh viên y năm thứ năm có độ tuổi 18 - 25, tự nguyện tham gia
nghiên cứu.
- Có bộ răng vĩnh viễn đầy đủ (từ 28 - 32 răng).
- Chưa điều trị phục hình hoặc chỉnh nha.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Chúng tôi loại trừ khỏi mẫu nghiên cứu những sinh viên có:
- Có tiền sử chấn thương hàm mặt hoặc có dị tật bẩm sinh vùng hàm
mặt làm ảnh hưởng đến khớp cắn.
- Có bất thường về số lượng răng (thừa hoặc thiếu răng).
- Có mất răng nhưng không tính răng số 8.
- Có tổn thương tổ chức cứng của răng trên ½ thân răng.
- Đã điều trị phục hình hoặc chỉnh nha.
- Có tuổi nằm ngoài giới hạn 18 – 25 tuổi
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Công trình nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện từ tháng 3 năm
2012 đến tháng 10 năm 2012.
Khám lâm sàng và lấy dấu, đổ mẫu hai hàm tại Khoa Răng Hàm Mặt -
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.

Chụp phim Cephalometric cho các đối tượng nghiên cứu tại khoa Răng
Hàm Mặt - Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên.
25

×