Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tìm hiểu về thị trường vàng ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.96 KB, 19 trang )

I. Bối cảnh nghiên cứu:
Vàng là nguyên tố hóa học có ký hiệu là Au ( Tiếng Latin: Aurum) và có số nguyên
tử là 79. Vàng nguyên chất có màu vàng nhạt sáng đẹp, không bị rỉ trong không khí và
nước, có khối lượng nặng, mềm và sáng, dễ dát mỏng, dễ uốn, độ trơ cao. Đây là kim loại
quí, được sử dụng trong ngành trang sức, điêu khắc, trang trí, các ngành công nghiệp
công nghệ cao, điện tử, bán dẫn, công nghiệp hàng không vũ trụ… Lịch sử của vàng có
thể coi là lịch sử nhân loại mà cho đến ngày nay, mọi cố gắng tạo ra vàng nhân tạo đều
không thành công. Tính đến nay, hầu như chỉ có vàng giữ được vai trò “hai mang” độc
đáo của mình một cách lâu dài và bền vững: với tư cách hàng hóa thông thường và với tư
cách hàng hóa tiền tệ. Mặc dù thực tế chức năng tiền tệ của vàng không còn quan trọng
như thời kỳ bản vị vàng, Chính phủ rất nhiều nước vẫn giữ một lượng vàng đáng kể trong
dự trữ. Vàng vẫn còn chứng tỏ vai trò quan trọng của mình như một công cụ tài chính
bên cạnh các công cụ tài chính khác như chứng khoán và trái phiếu. Đặc biệt là đối với
các nước đang phát triển, nền kinh tế chưa thực sự vững chắc, giá trị đồng bản tệ chưa
thực sự ổn định. Cũng vì lý do đó tại một số nước vẫn duy trì chính sách quản lý vàng
một cách chặt chẽ.
Ở Việt Nam, cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế, vai trò của vàng cũng gắn liền
với bước thăng trầm của nền kinh tế. Vai trò tiền tệ của vàng đã phát huy rõ nét trong giai
đoạn nền kinh tế suy thoái, lạm phát với tốc độ phi mã, vàng được coi là công cụ dự trữ,
phương tiện thanh toán, đơn vị tính toán đối với tài sản có giá trị. Nhà nước đã sử dụng
vàng làm công cụ ổn định giá trị đồng Việt Nam, góp phần chống lạm phát.
Trong bối cảnh hiện nay khi nền kinh tế nước ta đã qua thời kỳ khủng hoảng và đang
có bước phát triển ổn định, lạm phát được duy trì ở mức thấp, xu hướng hội nhập toàn
cầu hoá ngày càng tăng, thì giá vàng cũng ổn định và biến động theo giá vàng của thị
trường vàng quốc tế. Vai trò tiền tệ của vàng ngày càng giảm, thị trường vàng trang sức
mỹ nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu vàng trang sức mỹ nghệ ngày càng tăng theo mức
độ tăng của đời sống. Tuy nhiên do tập quán và thói quen vàng vẫn được sử dụng như
một loại tiền trong thanh toán dân gian, trong thanh toán quốc tế (lậu) ở biên giới nên
vàng vẫn có một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của nước ta.
Thị trường vàng Việt Nam qua nhiều năm hình thành và hoạt động vẫn là một thị
trường phát triển ở mức độ thấp, chủ yếu chỉ kinh doanh vàng vật chất. Trong khi, với bối


cảnh kinh tế hiện nay, dưới tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đi đôi với sự sụt
giảm giá trị đồng USD – vốn được coi là đồng tiền mạnh, luôn có mặt trong dự trữ ngoại
hối của các Quốc gia; và tình hình lạm phát trong nước kéo dài cùng sự sụt giảm trên thị
trường chứng khoán, bất động sản thì với tập quán tích trữ vàng lâu đời của người dân,
hiện nay vàng đã trở thành một kênh đầu tư được quan tâm nhất nhằm bảo toàn giá trị tài
sản nắm giữ. Tuy nhiên, các chính sách quản lý thị trường vàng hiện hành đang thể hiện
nhiều bất cập, đi ngược với xu thế tự nhiên của kinh tế thị trường, gây mất cân đối cung –
cầu, tạo cơ hội cho đầu cơ, buôn lậu và làm nảy sinh nhiều tiêu cực trong hoạt động kinh
doanh vàng. Do đó, Nhà nước sẽ càng khó khăn hơn trong quản lý thị trường vàng nói
riêng và ổn định kinh tế vĩ mô nói chung.
Việc quản lý tốt thị trường vàng với tư cách là một kênh đầu tư và là một bộ phận
của thị trường tài chính sẽ góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
II. Nội dung
1. Cơ sở lý luận:
1.1 Dựa theo chương V, Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Thủ tướng Chính
phủ : Về quản lý hoạt động kinh doanh vàng
1.2 Vài nét chung về thị trường vàng :
1.2.1 Loại vàng giao dịch: SJC và AAA là những loại vàng được giao dịch chủ
yếu trên thị trường. Bên cạnh đó, thị trường Việt Nam còn có giao dịch vàng
nguyên liệu nhưng không nhiều.
1.2.2 Chủ thể tham gia: Bao gồm các Ngân hàng Thương mại cổ phần, Doanh
nghiệp kinh doanh vàng ( những chủ thể đóng vài trò tạo lập giá trên thị trường),
nhà đầu tư, cá nhân…
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng trong nước:
- Giá vàng quốc tế: Giá vàng quốc tế ảnh hưởng rất lướn đến giá vàng trong
nước. Giá vàng quốc tế tăng sẽ kéo theo giá vàng trong nước tăng và ngược lại.
- Cung cầu trong nước: Bên cạnh giá quốc tế, giá trong nước còn bị ảnh hưởng
bởi cung cầu trong nước, thông thường nhà đầu tư trong nước mau nhiều khi giá
giảm và bán nhiều khi giá tăng.
- Tâm lý: Nhà đầu tư thường chịu tâm lý bầy đàn, có thể sẽ đổ xô hoặc đổ xô

bán vì tin đồn. Do đó ảnh hưởng đến cung cầu trong nước.
- Các yếu tố khác: chính sách Ngân hàng Nhà nước, lãi suất tiền đồng,…
- Các đơn vị thanh toán:
+ 1kg = 32,148 ounce
+ 1ounce = 0,8294 lượng
+ 1kg = 26,66 lượng
2. Thực trạng việc quản lý thị trường vàng ở Việt Nam:
2.1 Thị trường vàng trong những năm gần đây:
- Từ năm 1989, khi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vàng bạc đá
quý Sài Gòn – SJC cho ra đời sản phẩm vàng miếng SJC đã đáp ứng được lợi ích
và nguyện vọng của người dân khi mua vàng có chất lượng được đảm bảo bằng
một thương hiệu của tổ chức kinh doanh của Nhà nước. Do vậy việc mua bán vàng
miếng SJC trên thị trường phát triển mạnh mẽ đến nay. Sau vàng miếng SJC có vài
có vài thương hiệu vàng miếng khác ra đời nhưng vàng miếng SJC vẫn chi phối
90-95% thị trường vàng miếng trong nước và doanh thu vàng miếng cũng chiếm
tới 70-80% doanh thu mua bán vàng trên toàn thị trường. Khi đó việc gia công
vàng miếng, chuyển đổi vàng nguyên liệu thành vàng SJC tương đối dễ dàng cho
cả các cá nhân và tổ chức kinh doanh vàng. Nhờ nguồn cung vàng miếng SJC luôn
đáp ứng nhu cầu của thị trường, giá vàng trong nước luôn dao động và theo sát giá
vàng thế giới.
- Đến năm 2009, thị trường vàng trong nước vẫn còn ảm đạm, việc mua bán
vàng của người dân chủ yếu là cho tích lũy, trang sức, chưa có hiện tượng đầu cơ
thu gom, thị trường vàng không ảnh hưởng đến tỷ giá ngoại tệ trên thị trường ngoại
hối và thị trường tự do, giá vàng trong nước luôn bám sát, cân bằng và có nhiều lúc
thấp hơn giá vàng thế giới. Giá vàng phiên giao dịch kết thúc của năm 2009 ở mức
1.096,20 USD/ounce, tăng 24,8% trong năm 2009 và là mức tăng giá mạnh nhất
trong vòng 3 thập kỷ.
- Năm 2010, giá vàng thế giới biến động mạnh, phiên giao dịch kết thúc năm
2010 là 1.405,6 USD/ounce , tăng so với phiên cuối năm 2009 là 28,25%. Giá vàng
trong nước cũng biến động theo, nên bắt đầu tạo ra làn sóng đầu cơ vàng và chủ

yếu là vàng miếng SJC. Trong khi giá vàng biến động mạnh, nhu cầu vàng miếng
SJC lớn, Ngân hàng Nhà nước cấp phép nhập vàng hạn chế, nên thị trường khan
hiếm vàng miếng SJC dẫn đến chênh lệch giá vàng miếng và vàng thế giới cao. Do
vậy, dẫn đến hiện tượng gom USD trên thị trường tự do để nhập lậu vàng nguyên
liệu về đặt, đổi gia công vàng miếng SJC làm cho thị trường ngoại tệ tự do tăng bất
thường kéo thị trường ngoại hối nhà nước rối loạn và chao đảo.
Ngân hàng Nhà nước bắt đầu nhìn nhận vàng miếng làm ảnh hưởng xấu đến tỷ
giá ngoại hối, gây bất ổn hệ thống ngân hàng, nền tài chính quốc gia, bất ổn cục bộ
kinh tế. Một loạt biện pháp chống vàng hóa, đồng thời công bố chính sách quản lý
thị trường vàng, chỉ công nhận và đưa vàng miếng SJC do Ngân hàng Nhà nước
quản lý gia công, đưa ra lộ trình cấm buôn bán vàng miếng, cấm các thương hiệu
vàng miếng khác gia công. Cùng với một số biện pháp khác về tiền tệ, thị trường
ngoại tệ tự do cũng như thị trường ngoại hối ngân hàng đi vào ổn định, ngân hàng
có điều kiện mua ngoại tệ, việc nhập lậu vàng được khắc phục cơ bản. Khi đó cho
dù thị trường ngoại hối vẫn còn hết sức khó khăn, dự trữ ngoại hối của Việt Nam
cuối năm 2010 ước là 10 tỷ USD, năm 2010 Việt Nam nhập siêu khoảng 12,3 tỷ
USD, nhưng Ngân hàng Nhà nước đã bắt đầu có điều kiện mua ngoại tệ để tăng dự
trữ ngoại tệ.
Tuy nhiên, thị trường vàng do việc cấp phép nhập vàng nguyên liệu về để gia
công vàng miếng quá ít dẫn đến thị trường luôn thiếu hụt nguồn cung vàng miếng,
chênh lệch giá vàng miếng SJC so với giá thế giới quy đổi ngày càng nới rộng lên
đến mức cao nhất trong năm là 2 triệu đồng/lượng vào ngày 9-11-2010.
Trước áp lực về quản lý vàng, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu quản lý sản xuất
kinh doanh vàng miếng để ổn định thị trường ngoại hối, bình ổn thị trường vàng và
kéo giá vàng trong nước và thế giới sát nhau và cho rằng mức chênh lệch hợp lý từ
400.000 - 600.000 đồng/lượng.
- Năm 2011, thị trường ngoại hối tiếp tục ổn định, giá USD trên thị trường tự
do được bình ổn theo giá của các ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục mua
mạnh ngoại tệ và nhờ vậy dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước cuối năm 2011
ước đạt 17 tỷ USD, tăng mạnh so với cuối năm 2010 và nhập siêu năm 2011 là 9,8

tỷ USD. Đó là thành công rất lớn của Ngân hàng Nhà nước khi đã tạo được thị
trường ngoại hối ngày một vững chắc, nhập siêu về mức thấp nhất trong 5 năm tính
từ năm 2007.
Trái ngược với kết quả của thị trường ngoại hối, thị trường vàng trong nước
vẫn không được cải thiện và diễn biến phức tạp. Kết thúc năm 2011, giá vàng thế
giới đóng cửa 1574,5 USD/ounce, tăng 16,8% so với giá vàng cuối năm 2010. Giá
vàng miếng trong nước vẫn do hạn chế nguồn cung nên mức chênh lệch giá vàng
trong nước và thế giới nhìn chung phổ biến ở khoảng 2-3 triệu, cao nhất tới hơn 4
triệu đồng/lượng. Hoạt động của một số cá nhân và tổ chức kinh doanh vàng có
yếu tố đầu cơ, chạy theo tâm lý đám đông của giá vàng vẫn tiếp diễn. Mục tiêu
quản lý vàng để kéo giá trong nước và thế giới vẫn không đạt được và ngày càng
xa vời. Các tổ chức, công ty kinh doanh vàng lớn bị “kết tội” đầu cơ và lũng đoạn
giá vàng để kiếm lãi lớn.
- Năm 2012, tỷ giá ngoại tệ với VND tiếp tục ổn định, thị trường ngoại tệ tự do
ổn định, trầm lắng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn toàn làm chủ thị trường ngoại
hối. Việt Nam xuất siêu 284 triệu USD, đây là lần đầu tiên Việt Nam xuất siêu kể
từ năm 1993. Nhờ nguồn ngoại tệ chảy nhiều vào ngân hàng nên dự trữ ngoại tệ
của Ngân hàng Nhà nước đạt kỷ lục theo con số ước tính trên 30 tỷ USD, tăng gần
50% so với năm 2011, một kết quả thành công tốt đẹp, tạo nền tảng vững chắc cho
sự ổn định nền tài chính quốc gia.
Thị trường vàng trong 6 tháng đầu năm 2012 vẫn diễn biến như năm 2011,
chênh lệch giá vàng trong nước và giá vàng thế giới từ 2 - 3 triệu đồng/lượng.
Ngày 3-4-2012, Chính phủ ban hành Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt
động kinh doanh vàng. Nghị định có hiệu lực từ 1-10-2012, nguồn cung gia công
vàng miếng SJC chính thức bị thắt chặt hoàn toàn nên thị trường khan hiếm vàng
miếng SJC. Mức chênh lệch giá vàng miếng SJC và thế giới ngày càng lớn và đến
cuối năm 2012 thì chênh lệch là trên 5 triệu đồng/lượng.
Trong khi đó hệ thống cửa hàng bán lẻ vàng miếng SJC mới theo Nghị định 24
chưa được thành lập nên việc mua bán vàng miếng SJC của người dân hết sức khó
khăn và đẩy giao dịch vàng của người dân ở khắp nơi thành phạm pháp. Các tổ

chức và cá nhân kinh doanh vàng lớn nay không còn bị kết tội đầu cơ, lũng đoạn
thị trường và chỉ người dân mua bán là thiệt thòi. Căn bệnh “độc quyền kinh
doanh” luôn là nỗi ám ảnh gây bức xúc và bất bình nay lại hiện hữu với kinh doanh
vàng. Việc thực hiện quản lý thị trường vàng có nhiều bất cập. Khi đó, Ngân hàng
Nhà nước lại xoa dịu và đưa ra hy vọng khi công bố chính thức gia công vàng
miếng vào năm 2013 và tổ chức đấu thầu thì giá vàng trong nước sẽ được kéo sát
giá vàng thế giới.
2.2 Thị trường vàng trong năm 2013:
Sang năm 2013, cho dù giới đầu cơ tạo ra cơn sốt tăng giá ngoại tệ trên thị
trường tự do vào đầu tháng 4, Ngân hàng Nhà nước vẫn bình thản, tự tin, làm chủ
điều tiết diễn biến trên thị trường ngoại hối ngân hàng và dập tắt nhanh chóng cơn
sốt. Nhưng với thị trường vàng, tất cả rất chờ đợi và hy vọng Ngân hàng Nhà nước
đưa vàng miếng đấu thầu ra thị trường để kéo giá sát với giá thế giới. Đến ngày 14-
5 là phiên đấu thầu thứ 17 với tổng sổ 463.700 lượng vàng, tương đương 17,8 tấn
vàng cung ra thị trường thì giá vàng miếng SJC quy đổi với thế giới ngày 15-5
chênh 5,2 triệu đồng/lượng, và đặc biệt đỉnh điểm cao nhất gần 7 triệu vào ngày
18-4-2013. Việc Ngân hàng Nhà nước luôn đặt ra giá đấu thầu cao là nguyên nhân
kéo rộng khoảng cách vàng miếng SJC với vàng thế giới - vì giá đấu thầu của
Ngân hàng Nhà nước là chỉ định giá bán vàng trên thị trường. Khi Ngân hàng Nhà
nước là nhà độc quyền: nhập khẩu, gia công, cung cấp và tạo lập làm giá trên thị
trường vàng .
Sau khi những phiên đấu thầu vàng không đem lại kết quả mong muốn là kéo
giá vàng trong nước sát giá vàng thế giới, Ngân hàng Nhà nước lý giải rằng họ
quản lý và đấu thầu để ổn định thị trường vàng; đấu thầu là để tăng nguồn cung
cho thị trường; vàng không phải nằm trong danh sách mặt hàng bình ổn giá, họ
không có nhiệm vụ bình ổn giá vàng. Ngân hàng Nhà nước mới đây trấn an dư
luận là sau 30-6 khi các ngân hàng thương mại tất toán xong trạng thái vàng thì giá
vàng trong nước sẽ sát giá vàng thế giới. Những tuyên bố và giải thích trên phần
nào cho thấy sự lúng túng, bất cập khi “hành chính hóa” quản lý thị trường vàng.
Nghị định số 24/2012XĐ-CP ra đời đã khẳng định Ngân hàng Nhà nước có

trách nhiệm xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, kế hoạch
về phát triển thị trường vàng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm
pháp luật về quản lý hoạt dộng kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định này:
bổ sung vàng miếng vào dự trữ ngoại hối Nhà nước; thực hiện can thiệp, bình ổn
thị trường vàng thông qua các biện pháp: (1) Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên
liệu theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định này; (2) Tổ chức và quản lý sản
xuất vàng miếng thông qua việc quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất và phương
thức thực hiện sản xuất vàng miếng phù hợp trong từng thời kỳ. Chi phí tổ chức
sản xuất vàng miếng được hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng Nhà
nước; (3) Thực hiện mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước và tổ chức
huy dộng vàng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Nghị định 24/2012/NĐ-CP khẳng định quyền sở hữu và giao dịch vàng miếng
của tổ chức, cá nhân được công nhận và bảo vệ theo quy định của pháp luật. Ngân
hàng Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất và nhập khẩu vàng nguyên
liệu để sản xuất vàng miếng, thống nhất quản lý hoạt động kinh doanh vàng nhằm
ổn định thị trường vàng, bảo đảm hoạt động sản xuất gia công vàng trang sức, mỹ
nghệ phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu theo quy định của pháp luật
vì lợi ích chung, bảo đảm không biến quyền kinh doanh vàng miếng thành độc
quyền và mang lại khối lợi nhuận khổng lồ béo bở cho bất kỳ doanh nghiệp hay
một thương hiệu vàng nào.
Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh vàng có liên
quan phải bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung ứng vàng miếng, không
gây ách tắc và méo mó cung - cầu, giá cả thị trường vàng trong nước, bảo đảm
những nguồn lợi từ chênh lệch giá vàng trong nước với giá vàng thế giới phải được
quản lý chặt chẽ và quy tụ thành nguồn thu bổ sung cho ngân sách nhà nước chung
theo quy định của pháp luật.
Tính đến ngày 10/01/2013, Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép kinh doanh vàng
miếng cho 22 ngân hàng và 16 doanh nghiệp, với 2.497 điểm kinh doanh tại 63
tỉnh thành trên cả nước (TP. Hồ Chí Minh có khoảng 900 điểm và Hà Nội khoảng
400 điểm). Những đơn vị chưa được cấp phép kinh doanh, mua bán vàng miếng sẽ

chỉ được mua bán vàng trang sức hoặc chuyển đổi sang loại hình kinh doanh khác.
Cửa hàng nào không có giấy phép kinh doanh vàng miếng mà vẫn mua bán vàng
miếng sẽ bị phạt tiền từ 50 đến 100 triệu đồng theo Nghị định số 95/2011/NĐ-CP
ban hành năm 2011
Theo Thông tư số 06/2013/ TT-NHNN ngày 12/3/2013 cùa Ngân hàng Nhà
nước về hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước,
Ngân hàng Nhà nước có thể tùy từng thời điểm để tổ chức đấu thầu (đấu thầu theo
gía hoặc theo khối lượng) và mua bán trực tiếp. Quy trình đấu thầu (gồm 11 bước
từ khi thông báo đến ký văn bản xác nhận, mua bán) và mua bán trực tiếp (gồm 7
bước từ thông báo mua bán, tổ chức chuyển tiền đặt cọc).
Khi đấu thầu theo khối lượng, trường hợp tổng số lô vàng miếng đặt thầu bằng
hoặc thấp hơn khối lượng Ngân hàng Nhà nước mua hoặc bán thì khối lượng trúng
thầu bằng khối lượng doanh nghiệp, tổ chức tín dụng đặt thầu. Nếu số lô đặt thầu
vượt quá khối lượng Ngân hàng Nhà nước thông báo thì mức trúng thầu xếp thứ tự
từ cao nhất xuống thấp nhất, Trường hợp ở mức khối lượng trúng thầu thấp nhất có
nhiều dơn vị đặt mua hoặc bán thì khối lượng còn lại chia đều cho tất cả.
Khi đấu thầu theo giá, xét theo thứ tự giảm dần từ giá trúng cao nhất cho tới
thấp nhất mà tại đó Ngân hàng Nhà nước bán dược khối lượng tối đa; hoặc xét theo
thứ tự từ thấp đến cao nếu Ngân hàng Nhà nước mua được khối lượng tối đa, Giá
trúng thầu của từng đơn vị là giá đặt thầu của chính đơn vị đó.
Tính cho đến hết ngày 26/7/2013, sau 4 tháng triển khai, đã có 47 phiên đấu
thầu bán vàng miếng SJC, tổng khối lượng trúng thầu là 1.271.400 lượng (giảm 49
tấn) trên tổng số 1.374 000 lượng chào thầu.
Kết quả 47 phiên đấu giá vàng miếng cho thấy, quy trình đấu thầu cùa Ngân
hàng Nhà nước được thực hiện thông suốt, đúng quy định tại Thông tư số 06/2013/
TT-NHNN ngày 12/3/2013 và Quyết định số 563/QĐ-NHNN ngày 18/3/2013 của
Ngân hàng Nhà nước. Mục tiêu cao nhất của việc Ngân hàng Nhà nước tổ chức
đấu thầu vàng miếng trước thời điểm 30/6/2013 với tư cách là người kiến tạo và
bảo đảm nguồn cung vàng miếng cho thị trường đã được thực hiện tốt.
Xét từ góc độ quy trình và các mục tiêu đấu thầu vàng miếng, cho thấy phiên

đầu là chưa thật thành công do đặt giá chào bán cao hơn 500 nghìn đồng/lượng so
với giá thị trường tại cùng thời điểm, nên chỉ bán được dưới 8% lượng vàng chào
bán và chỉ có dưới 10% đơn vị tham gia trúng thầu. Tuy nhiên, các phiên đấu thầu
vàng về sau đã thành công hơn nhiều cả về quy mô vàng bán ra, cũng như số đơn
vị trúng thầu, đồng thời tạo nguồn thu mới cho Ngân sách Nhà nước.
Đánh giá việc quản lý thị trường vàng theo cơ chế mới, các báo cáo và phát
ngôn chính thức của Ngân hàng Nhà nước đều khẳng định: Ngân hàng Nhà nước
can thiệp thị trường vàng không vì mục tiêu lợi nhuận, đồng thời chỉ theo đuổi mục
tiêu ổn định thị trường, chứ không có mục tiêu ổn định hay là làm cho giá vàng
trong nước hay giá vàng thế giới thu hẹp lại.
Một trong những nội dung bình ổn thị trường vàng mà Nghị định 24 đã làm
được là ổn định được giá vàng trong nước một cách tương đối, làm cho động cơ để
đầu cơ vào vàng khi giá thế giới biến động không còn hấp dẫn như trước đây nữa
và tránh được tác động lên xuống thất thường của giá vàng nước ngoài mà từ đó
ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô.
Về tổng thể, sau một năm thực hiện khuôn khổ pháp lý mới về quản lý thị
trường vàng, quyền sở hữu, tích trữ/ mua bán vàng miếng hợp pháp của người dân
được bảo vệ. Thị trường vàng đã được sắp xếp lại một cách cơ bản, hoạt động ổn
định và vàng không còn ảnh hưởng mạnh tới thị trường ngoại hối như trước dây.
Hoạt động đầu cơ bị đẩy lùi, thị trường, tỷ giá ổn định/ lạm phát được kiểm chế,
ngoài ra, đã mua lại được của dân gần 100 tấn vàng.
Có thể nói, tuyệt đại đa số yêu cầu của Quốc hội về thị trường vàng đã được
thực hiện và bước đầu có kết quả rất tích cực, ngoại trừ thực tế giai đoạn 2012 -
2013, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới ở mức cao hơn nhiều so với
giai đoạn trước. Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đến nay, toàn bộ hoạt động
nhập vàng do nhà nước đảm nhiệm và toàn bộ chênh lệch giữa giá vàng trong nước
và giá vàng thế giới là thuộc về Ngân hàng Nhà nước để đầu tư lại cho nền kinh tế,
thực hiện các công trình phúc lợi xã hội.
Việc thu hẹp giá vàng trong nước và thế giới không làm bình ổn thị trường
vàng, không loại bỏ được các tác động tiêu cực lên kinh tế vĩ mô, không làm giảm

vàng hóa, mà trái lại, ở các chừng mực khác nhau lại có tác động ngược lại. Chính
chênh lệch giá vàng cao ở những thời điểm nhất định và hoạt động can thiệp theo
hình thức đấu giá của Ngân hàng Nhà nước đã giữ cho giá vàng trong nước và thị
trường vàng trong nước ổn định trước những biến động bất thường của giá vàng
thế giới, đã làm mất đi động lực đầu cơ, làm giá, tạo sóng kiếm lờí của giới đầu cơ,
và do vậy, góp phần kiềm chế "vàng hóa" nền kinh tế.
Ngoài ra, thực hiện cơ chế quản lý vàng mới theo tinh thần Nghị định
24/2012/NĐ-CP đã giúp tiết giảm nguồn ngoại tệ cho mục tiêu nhập khẩu vàng.
Ngân hàng Nhà nước cho biết đã cấp phép nhập khẩu bình quân khoảng 50 - 60 tấn
vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng. Đồng thời, khối lượng ngoại tệ Ngân
hàng Nhà nước sử dụng để nhập khẩu vàng lá nhỏ hơn nhiều lần lượng ngoại tệ
nền kinh tế phải bở ra để nhập khẩu vàng trong những năm trước đây, Và lượng
ngoại tệ này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với lượng ngoại tệ Ngân hàng Nhà nước đã
mua vào tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước trong thời gian qua.
Đặc biệt, trả lời câu hỏi, liệu chúng ta có thể thu hẹp chênh lệch giá vàng trong
nước và thế giới lại được không, làm như thế nào và bao giờ làm được, Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh, mục tiêu trước mắt và mục tiêu trực tiếp là bình
ổn thị trường vàng nói chung, trong đó có bình ổn giá vàng trong nước để tránh
việc đầu cơ trục lợi do giá vàng lên xuống thất thường, Nếu chúng ta làm tốt công
tác này, cộng với việc tiếp tục ổn định được kinh tế vĩ mô, thì tin tưởng chắc chắn
rằng giá vàng trong nước và thế giới sẽ sát lạí gần nhau hơn, Điều đó đã thể hiện
trong thực tế.
Về khách quan, có thể nói, trên thực tế, thị trường vàng trong nước hiện không
có sự liên thông vớí thế giới và có mức giá vàng miếng thường cao hơn so với giá
quốc tế, Khoảng cách chênh lệch sau phiên đấu thầu thứ nhất (28/3/2013) là 3,2
triệu đồng/lượng, so với mức chênh lệch ngày 27/3/2013 là 2,6 triệu đồng, Các
phiên tiếp theo tăng dần lên mức là 4,1 triệu 4 5 triệu… và có lúc lên tới gần 7 triệu
đồng/lượng.
Nguyên nhân gây ra sự chênh lệch cao, kéo dài giữa vàng trong nước và quốc
tế là do nguồn cung cho thị trường chủ yếu là nguồn vàng nhập khẩu và được định

giá sàn độc quyền cao có mục tiêu, trong bối cảnh các Ngân hàng Thương mại có
nhu cầu cao về vàng miếng để đáp ứng nhiệm vụ tất toán trạng thái vàng trước
30/6/2013 theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Đồng thời, đó còn do hiện tượng các Ngân hàng Thương mại và công ty kinh
doanh vàng trúng thầu trì hoãn hoặc cố tình giảm giá vàng chậm hơn cho lượng
vàng mình tung ra thị trường so với tốc độ sự sụt giảm mạnh bất ngờ, liên tục và
khó đoán định của vàng thế giới, cũng như e ngại rủi ro từ nguyên tắc "không liên
thông" giữa thị trường trong nước với thế giới mà Ngân hàng Nhà nước đang cố
gắng theo đuổi. Tuy vậy, giá vàng miếng trong nước cũng có tính ổn định hơn,
đồng điệu xu hướng, dù với mức giảm nhẹ hơn giá thế giới và hiện đang ở mức
thấp nhất kể từ đầu tháng 7/2011.
Khuôn khổ pháp lý mới đối với quản lý thị trường vàng sau khi Nghị định 24
được ban hành, kết hợp với các biện pháp cụ thể mà Ngân hàng Nhà nước đã triển
khai thực hiện, thị trường vàng trong nước có nhiều chuyển biến rất tích cực so với
trước kia.
Mặc dù giá vàng trong nước và thế giới biến động mạnh, nhưng không như
thời gian trước đây, khoảng cách lớn giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới
không đi kèm với hiện tượng “sốt vàng”, cũng như không kéo theo hiện tượng
nhập lậu vàng qua biên giới; thị trường vàng miếng được minh bạch, quản lý chặt
chẽ đến người mua, người bán cụ thể để chống đầu cơ, làm giá; định hướng chính
sách không khuyến khích người dân đầu tư vào vàng, nhưng chính sách, cơ chế
vẫn tạo điều kiện thuận lợi để người dân được mua bán, tích trữ vàng.
Quản lý thị trường vàng theo Nghị định 24 đã có những tác động tích cực đối
với kinh tế vĩ mô và đối với lợi ích của đa số người dân có đầu tư vàng. Về kinh tế
vĩ mô, tỷ giá và thị trường ngoại tệ tương đối ổn định, không bị tác động tiêu cực
bởi sự biến động của giá vàng. Về lợi ích của người dân, đa số người dân cũng như
đa số doanh nghiệp nói chung sẽ được hưởng lợi trên nhiều phương diện từ sự ổn
định của kinh tế vĩ mô. Đồng thời, đa số người đầu tư vàng sẽ giảm bớt thiệt hại
khi việc mua, bán vàng miếng được thuận tiện với nhiều tổ chức, doanh nghiệp
kinh doanh vàng miếng. Chênh lệch giữa giá bán và giá mua tại cùng thời điểm

không quá lớn. Không còn tình trạng bị doanh nghiệp độc quyền về thương hiệu ép
giá mua khi người dân bán vàng.
Do đặc thù riêng của sản xuất, kiểm định chất lượng các sản phẩm vàng
đòi hỏi công nghệ, kỹ thuật cao nên trước đây, mặc dù có nhiều doanh nghiệp
được sản xuất và kinh doanh vàng miếng và tất yếu mỗi doanh nghiệp phải bảo vệ
độc quyền thương hiệu của mình, nhưng cạnh tranh giữa các thương hiệu vàng
miếng khác nhau lại không đem lại lợi ích cho người dân. Cụ thể như người dân
thiệt thòi khi phải chấp nhận chênh lệch giá mua - bán lớn, thậm chí có tình trạng
doanh nghiệp kinh doanh vàng tùy thích ấn định chênh lệch giữa giá mua, giá bán
lớn, có thể đến hơn 2 triệu đồng/1 lượng, hoặc tùy thích việc mua lại vàng miếng
thuộc thương hiệu của mình hay không trong khi người dân chỉ có thể bán ‘mất
giá” khá nhiều vàng miếng của doanh nghiệp này tại một doanh nghiệp có thương
hiệu vàng miếng khác.
Khi nhà nước chưa thể quản lý, kiểm soát chặt chẽ thị trường vàng từ khâu sản
xuất đến lưu thông, kiểm định chất lượng vàng… để đảm bảo lợi ích của người dân
thì sự tồn tại của nhiều thương hiệu vàng miếng khác nhau như trước đây sẽ chỉ
gây thiệt hại cho người dân, rối loạn giá mà không đem lại sự vận hành minh bạch,
lành mạnh của thị trường vàng. Điều này thực tiễn về diễn biến thị trường vàng đã
được minh chứng rõ và cũng đã được nhiều chuyên gia khẳng định trước đây.
Hiện tại, chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước với giá vàng thế giới còn
chênh lệch lớn do tâm lý ‘yêu thích vàng” của người dân còn quá mức và Ngân
hàng Nhà nước không thể lãng phí quá lớn nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia cho
việc nhập khẩu nguyên liệu vàng để tạo nguồn cung cho thị trường vàng miếng
trong nước vv. Tuy nhiên, toàn bộ chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá
vàng thế giới thu được qua đấu thầu vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước được
nộp cho Ngân sách Nhà nước, thay vì rơi vào túi một số ít những tổ chức, cá nhân
kinh doanh, đầu cơ vàng miếng.
Vàng miếng là vàng ‘có tính chất tiền tệ” với đặc điểm là có tính thanh khoản
cao; chi phí để chuyển đổi ra tiền là rất thấp. Hơn nữa, ‘tính chất tiền tệ” của vàng
miếng gần với ngoại tệ hơn là gần với VND. Do vậy, để góp phần thực thi chính

sách tiền tệ có hiệu quả, ổn định kinh tế vĩ mô, Ngân hàng Nhà nước độc quyền
nhập khẩu vàng nguyên liệu, độc quyền sản xuất và quản lý chặt chẽ việc mua, bán
vàng miếng là điều hợp lý, đã có nhiều tác động tích cực và có ít những tác động
tiêu cực nhất trong điều kiện tiền tệ của thị trường Việt Nam giai đoạn vừa qua.
Việc lo lắng về tiếp tục nhập khẩu vàng nguyên liệu, sản xuất vàng miếng, đấu
thầu để cung ứng vàng ra thị trường có thể làm cạn dự trữ ngoại hối nhà nước chưa
thật có cơ sở nếu phân tích toàn diện về thị trường tài chính. Mặc dù Ngân hàng
Nhà nước phải dùng nguồn ngoại tệ thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước để nhập khẩu
vàng, nhưng do quản lý chặt chẽ được thị trường vàng miếng, thị trường ngoại
hối , Ngân hàng Nhà nước thu mua được một quy mô lớn ngoại tệ từ thị trường tự
do.
Giai đoạn trước đây, vàng miếng được coi là hàng hóa thông thường. Khi
chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới ở mức trên 400 nghìn
đồng/lượng, trên thị trường thường xuất hiện tình trạng nhập khẩu vàng lậu. Để ổn
định thị trường trong giai đoạn này, hàng năm Ngân hàng Nhà nước phải cho phép
nhập khẩu bình quân khoảng 50-60 tấn vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng
(nhập lậu cũng khoảng 50-70 tấn). Toàn bộ lượng ngoại tệ để nhập khẩu vàng được
lấy từ nền kinh tế mặc dù Ngân hàng Nhà nước không sử dụng dự trữ ngoại hối để
nhập khẩu vàng. Do vậy, nhập khẩu vàng trên quy mô lớn đã ảnh hưởng nghiêm
trọng đến tỷ giá, CPI, sự ổn định kinh tế vĩ mô và ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô
dự trữ ngoại hối nhà nước.
Thời gian tới, để nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thị
trường vàng; để giá vàng trong nước có thể gần sát với giá vàng thế giới, những
biện pháp mới nhưng vẫn trong khuôn khổ pháp lý của NĐ 24 có thể được Ngân
hàng Nhà nước xây dựng, thực thi. Ví dụ, Ngân hàng Nhà nước nên thành lập
doanh nghiệp đặc biệt, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước chuyên về kinh doanh vàng
miếng, không vì mục tiêu lợi nhuận, nhưng phải bảo toàn vốn; có giải pháp hợp lý
để cung ứng nguồn vàng nguyên liệu thường xuyên cho các doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh vàng trang sức; thành lập màng lưới các cơ sở kiểm định chất lượng
vàng tại các tỉnh, thành, thị trấn, huyện .

Tóm lại, sau hơn một năm thực hiện, có thể khẳng định rằng, chính sách và
mục tiêu chính sách của Nghị định 24 là một bước tiến lớn so với trước đây, đã
góp phần đem lại trật tự cho thị trường vàng, loại bỏ rủi ro lớn về giá vàng trong
từng Ngân hàng Thương mại và nguy cơ mất an toàn hệ thống các tổ chức tín
dụng, đồng thời với góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, giảm bớt thiệt hại về lợi ích
kinh tế cho người dân đầu tư vàng. Để đạt được mục tiêu lớn hơn, trọn vẹn hơn về
quản lý thị trường vàng thì cần có thời gian để tác động của chính sách được lan
tỏa và cần có những điều kiện nhất định - đó là có một nền kinh tế ổn định vững
chắc, một cán cân thương mại lành mạnh, sự minh bạch, tuân thủ và kỷ luật cao
của thị trường tài chính
3. Giải pháp:
3.1 Những giải pháp bình ổn thị trường vàng trong thời gian tới:
Trước khi có Nghị định 24/2012/NĐ-CP (NĐ 24) về quản lý vàng thì việc
kinh doanh vàng hoàn toàn tự do theo đúng nghĩa của kinh tế thị trường và việc
kinh doanh vàng cũng không ảnh hưởng nhiều đến tỷ giá hối đoái, đến tính ổn định
của hệ thống ngân hàng, chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế hầu như không
có nên không gây ra áp lực dư luận xã hội và quản lý nhà nước với vàng
Chính sách quản lý thị trường vàng (mấu chốt là vàng miếng SJC ) từ năm
2010 đến nay đã góp phần rất lớn ổn định thị trường ngoại hối, ổn định nền tài
chính quốc gia, ổn định kinh tế vĩ mô…
Trong thời gian tới, để bình ổn thị trường vàng trong nước, đặc biệt là quản lý
thị trường vàng miếng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước
theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước, theo đúng tinh thần Nghị định
24/2012/NĐ-CP và Nghị định 86/1999/NĐ-CP về quản lý dự trữ ngoại hối Nhà
nước, Quyết định 16/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về mua bán vàng
miếng của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường trong nước và các văn bản hướng
dẫn thi hành hai Nghị định nêu trên, cần có sự thống nhất nhận thức và đồng bộ,
nhất quán trong định hướng mục tiêu và sử dụng các công cụ quản lý thị trường
này.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý và hoạch định

chính sách và từng bước chủ động vai trò là người kiến tạo và mua bán cuối cùng
trên thị trường; bảo đảm quyền lợi hợp pháp và hài hòa của các chủ thể tham gia
thị trường vàng miếng theo quy định; có những giải pháp thích hợp để huy động
được nguồn vàng trong dân cư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Các hoạt động đấu thầu vàng miếng sẽ được tiếp tục với sự tuân thủ các nguyên tắc
thị trường ngày càng đầy đủ hơn và sự tham gia rộng rãi, tự do hơn của các đối
tượng và chủ thể thị trường. Các yêu cầu về phương thức thanh toán và cung ứng
vàng trúng thầu cũng cần được nâng cao hơn để bảo đảm an ninh ngoại hối và
quyền lợi của các chủ thể tham gia thị trường này.
Đặc biệt, cần khẳng định mục tiêu cao nhất của quản lý nhà nước đối với thị
trường vàng miếng là góp phần ổn định và dễ dự đoán các động thái thị trường
vàng trong nước theo sát các động thái giá và xu hướng thị trường vàng thế giới;
theo yêu cầu của Quốc hội, cần gia tăng sự liên thông thị trường của vàng trong
nước với vàng quốc tế, từng bước thu hẹp sự cách biệt giá trong nước và quốc tế;
giải tỏa sức ép các yếu tố tâm lý về sự khan hiếm vàng giả tạo, cũng như các hoạt
động đầu cơ, buôn lậu, găm giữ vàng và kỳ vọng tăng giá một chiều trong tương
lai; giảm dần giao dịch vàng miếng để chuyển sang giao dịch tập trung, có tổ chức
các sản phẩm khác của vàng với hệ thống các công cụ bảo hiểm rủi ro; ngày càng
hội nhập và tiếp cận được những sản phẩm tài chính quốc tế; ưu tiên lợi ích ổn
định vĩ mô và cân đối, bảo đảm an toàn dự trữ ngoại hối; ngăn chặn các hiện tượng
liên kết làm giá, giữ giá, đẩy giá trong và sau đấu thầu vàng miếng; giám sát việc
sử dụng vàng và giá bán lẻ đối với lượng vàng trúng thầu; giảm thiểu việc các tổ
chức tín dụng cho vay để kinh doanh vàng; nâng cao hơn các yêu cầu minh bạch
hóa và phòng chống rửa tiền trong kinh doanh vàng
Hơn nữa, cần tránh ngộ nhận và đồng nhất việc độc quyền nhập khẩu và dập
vàng thương hiệu quốc gia giống như độc quyền sản xuất tiền của Chính phủ, càng
không thể quản lý vàng theo thương hiệu quốc gia như một dạng tiền tệ chính thức
quốc gia.
Chủ trương thực hiện quản lý vàng theo Nghị định 24/2012/ NĐ-CP để chống
"vàng hóa'' (nhất là chống việc coi vàng như công cụ thanh toán) là đúng và cần

thiết, bảo đảm hiệu quả của chính sách tiền tệ quốc gia có mục tiêu; đồng thời, cần
thực hiện quản lý vàng thương hiệu quốc gia trên cơ sở pháp lý đầy đủ, minh bạch,
với giá được tính theo hàm lượng vàng, được chuẩn hóa và bảo đảm bởi yêu cầu
mang tính pháp định cao.
Hiện tượng cùng một miếng vàng có trọng lượng và hàm lượng giống hệt
nhau, nhưng nếu chúng được dập thành thương hiệu quốc gia thì giá sẽ cao hơn
hẳn loại dập dưới thương hiệu khác, chính là điển hình của việc ngộ nhận vàng
thương hiệu quốc gia là tiền quốc gia, khiến làm tăng giá trị ảo của vàng miếng
mang thương hiệu quốc gia. Cần hiểu rõ hơn về giá trị của vàng để tránh tự gây
thiệt hại cho mình khi tham gia mua bán hoặc muốn sở hữu vàng.
Triển vọng giá vàng trong nước sẽ bám sát giá vàng thế giới từ sau tháng
6/2013 khi đã tất toán trạng thái vàng của các Ngân hàng Thương mại sẽ còn là
một ẩn số có thể chưa thực hiện được trong thời gian gần. Tuy nhiên, sự bám sát
giá vàng trong nước và thế giới là nguyên tắc của giá cả thị trường trong bối cảnh
toàn cầu hóa; cũng như là điều kiện để giảm thiểu tình trạng đầu cơ, sốt giá và rủi
ro kinh doanh vàng.
Về tổng thể và trung hạn, giá vàng sẽ tiếp tục có những động thái bất thường,
không loại trừ sự gia tăng và sụt giảm nhanh với những biên độ lớn và giật cục.
Những nguyên nhân cội rễ lớn nhất và trực tiếp của sự biến động này chính là
những toan tính, chính sách và hành động có chủ đích nhằm thao túng thị trưởng
và tạo sức ép có lợi trong thương mại và thương lượng chính trị quốc tế của một số
nước lớn, các quỹ đầu cơ vàng là hệ quả của cuộc chiến tiền tệ trên thế giới, cũng
như sự thiếu lành mạnh tài chính - ngân hàng tiềm tàng trong nhiều nước trên thế
giới.
Đặc biệt, yếu tố tâm lý và sự nhạy cảm giá vàng tùy thuộc tỷ lệ thuận với độ
"đóng cửa", thiếu liên thông trực tiếp, nhanh nhậy và thiếu minh bạch thông tin
trên thị trường vàng trong nước. Vì vậy, việc bảo đảm dòng chảy tự nhiên của vàng
giữa thị trường trong nước và quốc tế theo các nguyên tắc thị trường và sự phát
triển đầy đủ, vận hành có hiệu năng thực tế của các thể chế thị trường là hết sức
cần thiết; đồng thời, việc tăng cường quản lý các hiện tượng buôn lậu, đầu cơ, tung

tin đồn thất thiệt và những hiện tượng lạm dụng để trục lợi cũng quan trọng không
kém trong hoạt động quản lý nhà nước đối với thị trường vàng.
Được biết, với lý do bảo mật thông tin về vàng nhập khẩu, Ngân hàng Nhà
nước đang kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung mặt hàng vàng nhập khẩu của
Ngân hàng Nhà nước vào danh mục hàng hóa đặc biệt được áp dụng quy chế miễn
khai báo, miễn kiểm tra và miễn báo cáo thủ tục hải quan (cùng danh mục hàng
hóa phục vụ an ninh, quốc phòng như tiền, vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ in,
đúc tiền của Ngân hàng Nhà nước đã được Thủ tướng chấp thuận không phải thực
hiện thủ tục khai báo hải quan) vào Luật Hải quan sửa đổi.
Đồng thời, đề nghị các Bộ Công an, Giao thông vận tải; Tài chính và Tổng cục
Hải quan, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Nhà nước
thực hiện tổ chức tiếp nhận, bốc dỡ, vận chuyển và bảo vệ các chuyến hàng đảm
bảo an toàn, bí mật. Thủ tướng đã giao các Bộ Tài chính, Giao thông vận tải, Công
an xem xét, xử lý đề xuất này. Trường hợp vượt thẩm quyền, các Bộ báo cáo Thủ
tướng Chính phủ quyết định.
Trước đó, vào đầu tháng 5/2013, Bộ Tài chính đã công bố Dự thảo quyết định
của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với
vàng nguyên liệu xuất khẩu, nhập khẩu của Ngân hàng Nhà nước trực tiếp hoặc ủy
thác xuất khẩu, nhập khẩu. Theo đó, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng ban hành
quyết định miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với vàng nguyên liệu xuất
khẩu, nhập khẩu của Ngân hàng Nhà nước, mà không phân biệt hàm lượng vàng
của vàng nguyên liệu khi xuất khẩu, nhập khẩu.
Có thể thấy, những đề nghị và điều chỉnh trên, bên cạnh những tác động tích
cực là tạo thuận lợi và an toàn cho quản lý vàng theo yêu cầu nghiệp vụ và theo
tinh thần Nghị định 24/2012/NĐ-CP, song cũng cần có sự cân nhắc kỹ và nhất là
cần chủ động xây dựng và thực hiện tốt các cơ chế kiểm soát, giám sát và giải pháp
phòng ngừa các tác động mặt trái, nhất là hiện tượng lạm dụng, buôn lậu vì mục
đích trục lợi cá nhân hay lợi ích nhóm, vi phạm pháp luật, làm tổn hại lợi ích và an
ninh quốc gia.
Qua thời gian, chắc chắn khuôn khổ thể chế về quản lý thị trường vàng nói

chung, thị trường vàng miếng nơi riêng sẽ được hoàn thiện hơn.
3.2 Một số đề xuất: ( theo PGS. TS. Lê Hoàng Nga và Hoàng Phương Linh - Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước)
1- Cần coi trọng tính chất tiền tệ, mặc dù chỉ là hình thức của vàng. Tùy theo
tình hình tài chính quốc gia mà NHNN nên tăng dự trữ vàng trong dự trữ ngoại hối
nhà nước, coi đây là vấn đề chiến lược lâu dài. Vàng đã trở thành một kênh huy
động và luân chuyển vốn liên thông giữa các thị trường tài chính (tiền tệ, tín dụng,
ngoại tệ, chứng khoán, vàng). Giá vàng ngày càng chịu ảnh hưởng của lãi suất trái
phiếu chính phủ, thuế thu nhập, hoạch định chính sách tài chính và tiền tệ… Trong
chiến lược của các quốc gia, dự trữ vàng đã trở thành công cụ để thực hiện mục
tiêu khống chế tiền tệ, nâng cao uy tín và tầm ảnh hưởng trên trường quốc tế.
2- Có chiến lược hình thành thị trường vàng theo đúng nghĩa của nó: có người
mua, người bán, loại hàng hóa, nhà môi giới, chính sách quản lý…
- Phát hành các công trái đảm bảo bằng vàng, dùng vàng để kết toán vốn và lãi
công trái. Có như vậy, người dân sẽ mua công trái này, từ đó vàng luôn luân
chuyển.
- Nên có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ từ Chính phủ, các Bộ hữu quan như
Bộ Công thương, Bộ Tài chính, NHNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư… trong việc xây
dựng khung pháp lý trong quản lý vàng. Giữa các đơn vị này, đơn vị chủ trì là
NHNN vì chỉ có NHNN thực hiện quản lý và dự trữ vàng - tức là thực hiện vai trò
“hai mang” trong quản lý vàng. NHNN, vì vậy, nên:
• Soạn thảo Nghị định quản lý vàng theo hướng Nhà nước tập trung, thống
nhất quản lý; thống nhất các văn bản về quản lý vàng theo Luật NHNN, Pháp lệnh
ngoại hối của ngành ngân hàng, các văn bản của Bộ Công thương, Bộ Tư pháp, Bộ
Kế hoạch và đầu tư… để trình Chính phủ ban hành.
• Xem xét các vấn đề quản lý vàng, soạn thảo các chế tài riêng cho kinh doanh
vàng và sớm đưa các quy định này vào cuộc sống.
• Nghiên cứu thành lập Trung tâm giao dịch vàng quốc gia với các thành viên
là các doanh nghiệp vàng, hình thành một số nhà môi giới - kinh doanh vàng. Đây
có thể là một cách làm giảm lượng vàng “chết” trong dân được đưa vào đầu tư một

cách nhanh chóng, khai thông các luồng đầu tư vốn. Cần nghiêm túc nghiên cứu
vấn đề này.
• Chưa nên áp dụng các sản phẩm phái sinh trên thị trường vàng trong điều
kiện hiện nay, vì về mặt quản lý là chưa đủ sức, về mặt kinh doanh là chưa đủ điều
kiện phòng chống rủi ro. Hơn nữa, sản phẩm phái sinh đang cần có thời gian đánh
giá lại trên thế giới về vai trò thực sự của nó trên các thị trường tài chính.
- Nên cho phép xuất nhập khẩu vàng như loại hàng hóa thông thường, vấn đề
là chính sách thuế và phí đối với xuất nhập khẩu vàng. Nên sử dụng công cụ thị
trường trong quản lý vàng, hơn là dùng các quyết định hành chính. Có như vậy, sự
khác biệt giữa vàng trong nước và quốc tế sẽ giảm dần, từ đó giảm hoạt động đầu
cơ lũng đoạn thị trường.
Trong các loại vàng xuất khẩu, có thể cho phép xuất khẩu vàng miếng thay vì
vàng trang sức và vàng nguyên liệu, vì điều này gây tốn kém về chi phí cho doanh
nghiệp xuất nhập khẩu vàng.
Tóm lại, vàng là loại hàng hóa có tính lưu động cao nhất trong các loại tiền tệ.
Trong lịch sử, người ta đã 4 lần thử loại bỏ vai trò tiền tệ của vàng nhưng đều
không thành công. Đối xử với vàng, vì vậy, không chỉ là như hàng hóa thông
thường, mà cái chính là phải xem nó là hàng hóa tiền tệ, không thay đổi dù chỉ là
chút ít vai trò thống soái hiển nhiên của nó. Điều này đặt cho chúng ta những suy
ngẫm nghiêm túc trong việc xây dựng thị trường vàng, trong dự trữ nhà nước của
Việt Nam thời gian tới để tránh các biện pháp tức thời tới vàng - VND - tỷ giá - lãi
suất…
3.3 Bài học về quản lý thị trường vàng ở Trung Quốc và Ấn Độ:
3.3.1 Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của Trung Quốc
Tại Trung Quốc, hoạt động kinh doanh vàng được thống nhất quản lý bởi đầu
mối duy nhất là Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (People’s Bank of China-PBOC –
Ngân hàng Trung ương của Trung Quốc). Trong giai đoạn từ năm 1949 đến 2001,
Trung Quốc thực hiện kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng, PBOC đóng
vai trò độc quyền thị trường vàng trong nước. Tuy nhiên, cùng với việc tự do hóa
thị trường tài chính, Trung Quốc đã có những bước tiến mạnh mẽ trong việc tự do

hoá từng bước thị trường vàng. Về cơ bản, kế hoạch tự do hoá thị trường vàng của
Trung Quốc cũng bao gồm 3 giai đoạn như nhiều nước khác, đó là: (i) Giai đoạn 1:
Xoá bỏ chế độ độc quyền kinh doanh vàng và cơ chế kiểm soát giá, đồng thời
thành lập Sở giao dịch vàng Thượng Hải; (ii) Giai đoạn 2: Từng bước xoá bỏ cơ
chế cấp phép đối với hoạt động sản xuất, bán buôn và bán lẻ vàng, bước đầu là đối
với hoạt động bán lẻ, sau đó cho phép cá nhân được tham gia giao dịch vàng
miếng; (iii) Giai đoạn 3: Xoá bỏ từng bước chế độ quản lý xuất nhập khẩu vàng.
Trên cơ sở các bước nêu trên, PBOC đã ban hành các quy định theo hướng nới
lỏng quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Dưới đây là những mốc quan trọng trong
tiến trình tự do hoá thị trường vàng của Trung Quốc.
- Giai đoạn 1991-2000: Trước năm 1991, tại Trung Quốc, nhu cầu tiêu thụ
vàng phát triển chậm, chỉ vào khoảng 80 tấn mỗi năm, rất thấp nếu tính theo đầu
người. Trong giai đoạn 1991-2000, nhu cầu tiêu thụ vàng bắt đầu tăng mạnh và đạt
mức trung bình 270 tấn do những cải cách kinh tế và bắt đầu quá trình tự do hóa.
Tuy nhiên, thị trường vàng vẫn chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước từ khâu sản
xuất cho đến khâu phân phối bán lẻ.
Trong giai đoạn này, PBOC hoàn toàn độc quyền thị trường vàng trong nước
từ khâu khai thác, tinh chế, gia công lẫn hoạt động mua bán, xuất nhập khẩu vàng.
Các công ty khai thác vàng sau khi tinh chế thành vàng miếng phải bán lại cho các
chi nhánh của PBOC, sau đó PBOC sẽ bán lại cho các công ty vàng bạc đá quý
chuyên gia công vàng trang sức. Các công ty này sau đó được phép bán vàng trang
sức cho dân chúng. Các hãng kinh doanh vàng trang sức chỉ được phép mua vàng
nguyên liệu từ PBOC và bán nhưng không được phép mua lại vàng trang sức từ
dân chúng. Người dân muốn bán vàng trang sức để lấy tiền mặt sẽ bán tại các chi
nhánh của PBOC. Ngoài ra, giá cả mua bán vàng đều phải áp dụng giá do PBOC
quy định. PBOC quản lý hoạt động xuất nhập khẩu vàng dưới dạng cấp phép xuất
nhập khẩu cho các công ty được phép với số lượng tuỳ vào từng thời điểm. Nhờ đó
mà Ngân hàng Trung ương kiểm soát được số lượng vàng trong nước.
Tuy nhiên, do giá vàng mua vào mà Nhà nước quy định thường thấp hơn nhiều
so với vàng bán ra nên đã hình thành thị trường mua bán vàng ngầm trong dân cư.

Mặt khác, cơ chế độc quyền trong phân phối và kiểm soát giá đã làm cho giao dịch
trên thị trường bị méo mó, giá cả không tuân theo quy luật cung cầu trong khi nhu
cầu vàng người dân lại ngày càng cao. Tình trạng này làm tăng lượng vàng nhập
lậu kém chất lượng từ các nước có chung đường biên giới với Trung Quốc. Nhận
thấy tình hình tiêu cực trên, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã đổi mới, từng
bước xóa bỏ cơ chế độc quyền trong sản xuất, kinh doanh và phân phối vàng.
- Giai đoạn từ 2001-2006: Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001. Đây cũng là năm đánh dấu mốc
quan trọng trong việc tự do hoá thị trường vàng của Trung Quốc. Tháng 4/2001,
Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa lần đầu tiên chính thức công bố kế hoạch xoá bỏ
cơ chế quản lý độc quyền trong mua và phân phối vàng, bãi bỏ việc kiểm soát và
ấn định giá vàng cũng như giảm thuế suất. Hiệp Hội Vàng Trung Quốc (CGA) và
Sở/Sàn giao dịch vàng Thượng Hải (Shanghai Gold Exchange - SGE) được thành
lập. Đây được coi là bước đột phá trong chính sách quản lý thị trường vàng của
Trung Quốc sau hơn 50 năm thực hiện kiểm soát chặt chẽ.
Đặc biệt, vào tháng 11/2001 Trung Quốc xoá bỏ chế độ cấp phép đối với hoạt
động sản xuất, bán buôn và bán lẻ vàng trong nước. Tuy nhiên, doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài vẫn chưa được phép tham gia vào lĩnh vực này.
3.3.2 Kinh ngiệm quản lý thị trường vàng của Ấn Độ:
• Chính sách quản lý thị trường vàng và “chống vàng hóa” của Ấn Độ
Từ tháng 3/2012 trở lại đây, Chính phủ và Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (The
Reserve Bank of India – RBI – Ngân hàng Trung ương của Ấn Độ) dồn dập đưa ra
các quy định mới để tăng cường quản lý thị trường vàng, thậm chí kêu gọi người
dân bớt “yêu” vàng, và không mua vàng, bên cạnh việc sử dụng tiết kiệm xăng
dầu. Ngày 21/3/2012, RBI ra quy định các công ty tài chính phi ngân hàng không
được cho vay dựa trên tài sản đảm bảo bằng vàng miếng và tiền xu vàng. Trong
báo cáo định kỳ ngày 30/10/2012, RBI quan ngại việc nhập khẩu vàng tăng mạnh
trong những năm gần đây do các ngân hàng cho vay mua vàng dưới mọi hình thức
và điều này thúc đẩy nhu cầu vàng nhằm mục đích đầu cơ. Đến tháng 11/2012,
RBI chính thức có quy định cấm các ngân hàng cho vay để mua vàng dưới mọi

hình thức.
Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ cũng dừng kế hoạch cho phép tăng tỷ lệ danh mục
cho vay dựa trên thế chấp bằng vàng từ 11% lên 15% như dự kiến trước đó, đồng
thời chỉ đạo các công ty tài chính phi ngân hàng giới hạn giá trị khoản vay ở mức
60% giá trị tài sản thế chấp bằng vàng so với tỷ lệ 90 – 100% như trước đây.
Tháng 2/2013, RBI yêu cầu các ngân hàng hợp tác xã chỉ được phép cho vay
thế chấp bằng vàng và không được phép cho vay mua vàng dưới mọi hình thức.
Đầu tháng 5/2013, RBI quy định các ngân hàng được phép cho vay dựa trên tài sản
đảm bảo là vàng trang sức và tiền xu vàng do ngân hàng đúc, nhưng không được
phép cho vay để mua vàng dưới bất kỳ hình thức nào. Cho vay dựa trên đảm bảo
bằng tiền xu vàng đối với mỗi khách hàng không được quá trọng lượng 50 gram
vàng.
Cũng trong tháng 5/2013, RBI quy định hạn chế nhập khẩu vàng trên cơ sở ủy
thác của ngân hàng chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của đơn vị xuất khẩu vàng trang
sức, rồi mở rộng sang các tổ chức khác được Chính phủ cho phép nhập khẩu vàng.
Tất cả thư tín dụng (L/C) để nhập khẩu vàng dưới mọi hình thức phải được đảm
bảo 100% bằng tiền mặt và việc nhập khẩu vàng sẽ phải được thực hiện theo
phương thức Hồ sơ – Thanh toán, không được áp dụng phương thức Hồ sơ – Chấp
thuận.
Cuối tháng 6/2013, tiếp theo quy định trước đó, RBI yêu cầu việc nhập khẩu
vàng dựa trên tín dụng của bên mua/bên bán phải tuân thủ quy định về tỷ lệ đảm
bảo bằng tiền mặt và phương thức Hồ sơ – Thanh toán, các ngân hàng phải đảm
bảo không cho phép cấp tín dụng dưới bất kỳ hình thức nào để nhập khẩu vàng.
Hội đồng Vàng thế giới cho rằng nhu cầu vàng vật chất của Ấn Độ có thể tiến
tới con số 1.000 tấn trong năm nay. Tuy nhiên, chính phủ Ấn Độ lại muốn hạn chế
lượng vàng nhập khẩu không vượt quá 850 tấn và vì thế quốc gia này một lần nữa
lại áp dụng các chế tài khắt khe trong việc mua và nhập khẩu vàng.
Trong nỗ lực nhằm giảm thâm hụt cán cân vãng lai ở mức cao kỷ lục, ngày
5/6/2013, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ quyết định tăng thuế nhập khẩu vàng lần thứ 2
trong năm nay, từ 6% lên 8%, so với mức thuế 2% vào tháng 1/2012.

Ngày 22/6/2013, RBI yêu cầu các nhà nhập khẩu phải tái xuất ít nhất 20%
lượng vàng nhập khẩu – thường là đồ trang sức. Sau đó, ngày 30/8/2013, RBI lại
tiếp tục tăng thuế nhập khẩu vàng từ 8% lên 10%.
Có nhiều điểm tương đồng trong các chính sách tăng cường quản lý thị trường
vàng của Ấn Độ giống với Việt Nam, đó là cùng theo hướng siết chặt, cắt bỏ dần
hoạt động cho vay bằng vàng, cho vay thế chấp bằng vàng, cũng như hạn chế việc
nhập khẩu vàng. Chính phủ Ấn Độ gần đây tuyên bố có thể sẽ áp dụng thêm các
biện pháp hạn chế nhập khẩu vàng hơn nữa cho đến khi lượng vàng vật chất nhập
khẩu đạt ở con số mong muốn.
Tuy nhiên, tại Ấn Độ, sự say mê giao dịch vàng vẫn được duy trì bất chấp các
biện pháp tăng thuế nhập khẩu của chính phủ với mục tiêu cắt giảm thâm hụt cán
cân vãng lai. Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), trên thực tế, nhu cầu vàng
trang sức, vàng thỏi và tiền xu vàng tại Ấn Độ trong quý 2/2013 vẫn tăng mạnh so
với cùng kỳ năm ngoái, ngay cả khi các biện pháp tăng thuế được áp dụng, cho dù
nhập khẩu vàng giảm mạnh trong quý 3/2013 theo số liệu nhập khẩu chính thức.
Lực mua vàng kỷ lục này không xuất phát hoàn toàn từ “tình yêu” vàng. Chắc
chắn người dân quyết định mua vàng một phần là do lo ngại nghèo đói cũng như
sự bất ổn trong các chính sách của chính phủ. Một chính sách tốt có thể kích thích
kinh tế tăng trưởng và khiến thị trường phản ứng tốt. Một chính sách tồi lại đem
đến những hậu quả trái ngược. Khi người dân mua vàng cho người thân và bạn bè,
cũng là lúc họ mua vàng với mục đích bảo vệ. Trong vòng 3 năm qua, từ tháng
8/2010 đến tháng 8/2013, lợi nhuận từ vàng ở Ấn Độ tính theo đồng Rupee – một
đồng tiền yếu so với USD - là 49,5%, trong khi đó lợi nhuận của vàng tính theo
đồng USD ở Mỹ chỉ là 12,4%.
Theo Thomson Reuters GFMS, tổng hợp số liệu của Hội đồng vàng Thế giới,
năm 2012 có 102 tấn vàng nhập lậu vào Ấn Độ. Năm 2013, các nhà bán lẻ và các
trung tâm bán vàng miếng dự đoán vàng nhập lậu vào Ấn Độ có thể lên tới 140
tấn, tăng 40% so với năm ngoái.
• Kinh nghiệm của Ấn Độ trong việc huy động vàng
Để thu hút một phần khối lượng vàng của quốc gia do tư nhân nắm giữ (hiện

tại khoảng 20.000 tấn vàng), qua đó giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu vàng,
Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (NHTW) cho phép các ngân hàng có đủ điều kiện được
huy động và cho vay vàng, cụ thể như sau:
- Ngân hàng được huy động khi được NHTW Ấn Độ cho phép (hiện nay ngân
hàng huy động vàng lớn nhất của Ấn Độ là Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ). Các
ngân hàng phải có cơ chế quản trị rủi ro thích hợp để phòng chống rủi ro biến động
giá vàng và được phép tham gia vào các hợp đồng kỳ hạn ở Ấn Độ để bảo hiểm rủi
ro. Các ngân hàng được tham gia thị trường vàng quốc tế, Hiệp hội vàng London
hoặc sử dụng các hợp đồng OTC để phòng ngừa biến động giá vàng theo các quy
định về kiểm soát ngoại hối. Đồng thời, các ngân hàng phải thiết lập hệ thống kế
toán phù hợp, cơ chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ và công bố thông tin bao quát các
hoạt động liên quan đến vàng bao gồm cả huy động vàng.
- Một số đặc điểm huy động vàng ở Ấn độ:
+ Hình thức: huy động tiết kiệm hoặc phát hành chứng chỉ huy động vàng cho
các hộ gia đình, các ngôi đền, chùa và các quỹ tôn giáo.
+ Kỳ hạn: thường từ 3-7 năm.
+ Lãi suất: Do ngân hàng huy động quy định.
+ Khi đến hạn sẽ được thanh toán bằng vàng hoặc tương ứng bằng đồng Rupee
theo yêu cầu của người gửi.
+ Chứng chỉ có thể chuyển nhượng và người sở hữu không phải chịu thuế.
+ Người gửi vàng có thể thanh toán trước hạn sau khi gửi tối thiểu 1 năm.
Ngân hàng có thể cho người giữ chứng chỉ vay đồng Rupee.
- Ngân hàng huy động vàng có thể: (i) cho vay vàng đối với lĩnh vực trang sức
trong nước, cho vay các nhà xuất khẩu vàng trang sức; (ii) bán vàng giao ngay tại
thị trường trong nước hoặc bán vàng cho các ngân hàng chỉ định khác.
- Ngân hàng huy động sẽ bán vàng huy động được trên thị trường trong nước
để giảm sự phụ thuộc vào vàng nhập khẩu. NHTW sẽ cung cấp hợp đồng bán vàng
kỳ hạn cho ngân hàng huy động vàng với một chi phí nhất định. Chi phí này cùng
với lãi suất huy động trả cho người sở hữu chứng chỉ vàng sẽ tương đương với lãi
suất đi vay Rupee của ngân hàng huy động.

Tuy nhiên, việc huy động vàng ở Ấn Độ cũng có một số vấn đề đặt ra là:
(i) Nhu cầu mua vàng miếng sẽ tương ứng với số lượng vàng gửi vào ngân
hàng thương mại (NHTM) nên không làm giảm được sự phụ thuộc vào vàng miếng
nhập khấu.
(ii) Chính phủ sẽ mất tiền nếu đồng Rupee giảm giá trị mạnh so với Đô la Mỹ
hoặc giá vàng tăng mạnh trong suốt thời hạn gửi vàng.
(iii) Mất khoản thu thuế đối với lãi gửi vàng trong khi có thể đánh thuế đối với
lãi tiền gửi Rupee.
(iv) NHTW Ấn Độ có lượng vàng dự trữ khoảng 557,7 tấn vàng (năm 2009).
Số vàng này đang không mang lại lợi nhuận cho NHTW Ấn độ, tuy nhiên họ đã
chọn việc cho phép NHTM đi vay vàng từ người dân và trả lãi suất. Nếu số vàng
huy động tăng lên và NHTW cung cấp hợp đồng bán vàng kỳ hạn cho ngân hàng
huy động thì có nghĩa là NHTW đã bán khoản dự trữ ngoại hối của mình và có thể
phải giao vàng trong tương lai.
3.3.3 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam:
Thị trường vàng Việt Nam hiện nay có quy mô khoảng 40 tỷ USD, vẫn rất nhỏ
bé nếu xét trên bình diện toàn thế giới. Theo đánh giá của Hội đồng Vàng Thế giới,
thị trường vàng Việt Nam là một thị trường nhiều tiềm năng, tuy nhiên vẫn còn
kém phát triển, mang nặng tính thủ công, chưa áp dụng được các công nghệ sản
xuất và nghiệp vụ kinh doanh hiện đại trên thị trường quốc tế.
Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thị trường vàng và huy động vàng của quốc
tế, đặc biệt kinh nghiệm của Trung Quốc và Ấn Độ, có thể rút ra các bài học sau.
(i) Thị trường vàng cần quản lý theo quy luật cung – cầu trên cơ sở liên thông,
gắn kết với thị trường vàng thế giới. Tuy nhiên, do vàng là tài sản quốc gia và là
hàng hóa mang tính tiền tệ đặc biệt nên Nhà nước có cơ chế quản lý sao cho huy
động tối đa nguồn lực này phục vụ mục tiêu phát triển và bình ổn kinh tế vĩ mô, có
thể điều tiết được thị trường khi cần.
(ii) Cùng với quá trình tự do hoá thị trường tài chính, thị trường vàng cũng cần
tự do từng bước nhằm phù hợp với trình độ phát triển chung của thị trường tài
chính. Theo kinh nghiệm của nhiều nước trong đó có Trung Quốc, tiến trình tự do

hoá thị trường vàng nên bắt đầu từ tự do hoá thị trường vàng vật chất, sau đó đến
kinh doanh vàng tài khoản và cuối cùng là từng bước xoá bỏ kiểm soát đối với hoạt
động xuất nhập khẩu vàng.
(iii) Ngân hàng Trung ương (NHTW) là đầu mối quản lý thị trường vàng và
điều tiết thị trường này theo quy luật cung cầu thị trường. Quản lý của NHTW cần
phải hướng tới việc kiểm soát được việc kinh doanh, đầu tư vàng của đối tượng
đầu tư, tiêu dùng. Muốn vậy, NHTW cần xây dựng cơ sở pháp lý đảm bảo đối
tượng đầu tư, tiêu dùng chỉ có thể mua, bán vàng trên mạng lưới mà NHTW thiết
lập (như các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư, sàn/sở
giao dịch vàng,…). Từ đó, Chính phủ không cần thiết phải cấm người dân mua,
bán và tích trữ vàng miếng mà vẫn quản lý được nguồn lực tài chính quốc gia, đủ
năng lực và công cụ để đưa ra các biện pháp cần thiết, kịp thời nhằm ổn định và
điều tiết thị trường khi cần.
(iv) Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thành lập Sở giao dịch hàng hoá trong
đó có giao dịch vàng (trên cơ sở vàng được coi như một loại hàng hóa đặc biệt)
như mô hình của Sở giao dịch vàng Thượng Hải để đưa thị trường vàng trong nước
liên thông với thị trường vàng quốc tế. Kinh nghiệm từ các quốc gia khác cho thấy,
việc đưa hoạt động kinh doanh vàng vào quản lý theo thị trường tập trung mang lại
hiệu quả cao về kinh tế, xã hội.
III. Kết luận:
Trong xã hội hiện nay, vàng không còn nguyên vai trò “tiền tệ” nhưng tính
chất :tiền tệ” của vàng không bao giờ mất đi. Hoạt động của thị trường vàng trong
nước ảnh hưởng đến thực thi chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá. Hiện tượng
“vàng hóa” xuất hiện ở Việt Nam cùng với ngoại tệ hóa, làm xói mòn giá trị VND,
gia tăng vòng quay vốn không qua ngân hàng. Việc quản lý thị trường vàng, vấn đề
“vàng hóa” và USD hóa cần phải được nghiên cứu toàn diện hơn để có chiến lược
và chính sách hợp lý. Ngoài việc coi vàng là hàng hóa thông thường, chúng ta cần
đối xử với vàng trong mối quan hệ với ổn định tiền tệ, tới dự trữ ngoại hối.
IV. Tài liệu tham khảo:
/>class_id=1&mode=detail&document_id=157073

/>hien-Nghi-dinh-24/32470.tctc
/>Viet-Nam-nhin-tu-Nghi-dinh-242012NDCP/31783.tctc
/>option=com_content&view=article&id=1497&catid=43&Itemid=9
/>truong-vang-trung-quoc-va-an-do-2866678.html

×