Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

báo cáo thực tập tại công ty cổ phần máy tính truyền thông và điều khiển 3c

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.65 KB, 29 trang )

Báo cáo thực tập
LỜI NÓI ĐẦU
Công nghệ thông tin là một lĩnh vực đang trở lên thiết yếu của hầu hết các
doanh nghiệp, ngày nay lĩnh vực này đang được phổ biến rộng rãi trên tất cả các
ngành nghề liên quan khác. Nhưng từ những năm của 2 thập kỉ trước thì công nghệ
thông tin vẫn còn rất xa xôi với tất cả mọi người và thậm chí với các doanh nghiệp
nó cũng chỉ là những thứ rất mới mẻ. Công ty cổ phần máy tính - truyền thông -
điều khiển 3C ( Computer - Communication - Control Incorporation ) đã thâm nhập
vào thị trường này từ những ngày công nghệ thông tin bắt đầu vào Việt Nam và
cũng có thể nói 3C là một trong những công ty đầu tiên kinh doanh về lĩnh vực này.
Công ty được thành lập từ ngày 17 tháng 10 năm 1989 có trụ sở chính ở 121 ngõ
Núi Trúc, Giang Văn Minh, Hà Nội với văn phòng giao dịch chính ở 21/6 Lý Nam
Đế, Hà Nội và các hệ thống cửa hàng, chi nhánh, trung tâm bảo hành. Qua hơn 20
năm hoạt động và phát triển công ty đã có một quy mô tương đối lớn với vốn điều
lệ hiện có là 17.000.000.000 đồng ( mười bảy tỷ đồng ) và với 254 nhân sự. Hoạt
động kinh doanh chính của công ty là máy tính, vật tư thiết bị điện, điện tử, tin học,
viễn thông, truyền tin, phần mền và tổ chức mạng…
Là một sinh viên thực tập tại công ty, em xin cảm ơn công ty cổ phần máy tính
truyền thông và điều khiển 3C đã giúp đỡ em tìm hiểu về công ty. Do là lần đầu tiếp
xúc với việc tìm hiểu và công việc thực tế nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong
quá trình tìm hiểu, trình bày và đánh giá về công ty. Rất mong nhận được sự đóng
góp giúp đỡ của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Đỗ Thế Trung
1
Báo cáo thực tập
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1. Thông tin chung về công ty.
- Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần máy tính - truyền thông - điểu khiển 3C.
- Tên tiếng Anh: Computer - Communication - Control Incorporation.
- Tên viết tắt: 3C INC.


- Ngày thành lập: Ngày 17 tháng 10 năm 1989.
- Hình thức pháp lý: Ngày 13 tháng 12 năm 2010 chuyển từ công ty tư nhân
sang công ty cổ phần.
- Mã số doanh nghiệp từ ĐKKD số: 0100231314 do sở kế hoạch và đầu tư TP
Hà Nội cấp lại ngày 13 tháng 12 năm 2010.
- Địa chỉ:
+ Trụ sở chính: Số 121 ngõ Núi Trúc, Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội.
+ Văn phòng giao dịch: 21/6 phố Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
+ Chi nhánh: 141 – 143 Hàm Nghi, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Và hệ thống 7 cửa hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Người đại diện: Chủ tịch hội đồng quản trị - Tổng giám đốc ông Ngô Trung Sơn.
- Số điện thoại: (+84 4) 37280593.
- Fax: ( +84 4) 37280592.
- Email:
- Webside: www.3c.com.vn
- Lĩnh vực kinh doanh: Công ty hiện đang kinh doanh các lĩnh vực sản xuất,
lắp đặt và mua bán máy tính, các vật tư thiết bị điện, điện tử, tin học, viễn thông,
truyền tin, phần mền, hệ thống tự động hoá và tổ chức mạng…
- Vốn điều lệ: 3.400.000.000 đồng ( ba tỷ bốn trăm triệu đồng).
Mệnh giá cổ phần: 34.000.000 đồng.
SV: Đỗ Thế Trung
2
Báo cáo thực tập
Số cổ phần chào bán: 0.
- Quy mô nhân sự: Hiện công ty cổ phần 3C có đội ngũ nhân viên đông đảo
với 254 nhân viên, 183 nhân viên có trình độ đại học và trên đại học, 01 tiến sĩ , 05
phó tiến sĩ
2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
- Công ty cổ phần máy tính – truyền thông – điều khiển 3C thành lập ngày 17
tháng 10 năm 1989 với tiền thân là công ty máy tính - truyền thông – điều khiển 3C

với số vốn đầu tư ban đầu là 100 triệu đồng.
Ngay từ những ngày đầu thành lập, công ty đã góp phần rất lớn vào sự
phát triển của công nghệ thông tin nước nhà và là công ty ngoai quốc doanh đầu
tiên đã cung cấp các giải pháp và dịch vụ một cách đầy đủ nhất về công nghệ thông
tin, viễn thông và hệ thống truyền hình cho các đơn vị cơ quan, doanh nghiệp nhà
nước cũng như tư nhân. Công ty đã được đánh giá là công ty phát triển nhanh nhất ở
Việt Nam thời kì bấy giờ.
- Sau khi thực hiện luật Công ty ở Việt Nam, công ty đã đăng kí lại vào ngày
17 tháng 9 năm 1992 với số vốn điều lệ mới là 3,4 tỷ đồng.
Từ ngày được đăng kí lại, công ty đã chính thức được hoạt động dưới hình
thức doanh nghiệp tư nhân và nộp thuế đầy đủ với nhà nước. Cho tới nay, công ty
cũng đã đóng hàng triệu USD tiền thuế các loại cho Chính phủ Việt Nam.
- Ngày 13 tháng 12 năm 2010 vừa qua, công ty đã được cổ phần hoá thành
công ty cổ phần với số vốn điều lệ là 17 tỷ đồng và chia làm 100 cổ phần, mỗi cổ
phần trị giá 170 triệu đồng.
Sau khi được cổ phần hoá, công ty đã có một số thay đổi về cơ cấu của bộ máy
quản trị cho phù hợp với hình thức công ty cổ phần. Cổ phần của công ty vẫn chưa
được chào bán ra bên ngoài và thị trường chứng khoán. Các cổ đông góp vốn gồm
16 cổ đông là những cổ đông sáng lập chiếm 100% số cổ phần. Trong đó Chủ tịch
hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, ông Ngô Trung Sơn chiếm 39 cổ phần.
SV: Đỗ Thế Trung
3
Báo cáo thực tập
3. Cơ cấu tổ chức của công ty.
Mô hình tổ chức bộ máy quản trị của công ty.
* Ban lãnh đạo bao gồm:
- Hội đồng quản trị.
- Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc: ông Ngô Trung Sơn
- Phó Tổng giám đốc: ông Đỗ Duy Hưng và ông Nguyễn Minh Song.
- Kế Toán trưởng: bà Phạm Tuyết Mai.

* Các phòng chức năng:
- Ban lãnh đạo điều hành trực tiếp các phòng chức năng: phòng tài chính kế toán,
phòng nhân sự, phòng marketing, phòng nhập hàng hoá và quản lý kho. Các phòng
chức năng có nhiệm vụ hỗ trợ trực tiếp cho các lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh.
- Phòng tài chính và phòng nhân sự quản lý, giám sát, phân phối về tài chính
và nhân sự của tất cả các phòng ban khác. Hỗ trợ cho các bộ phận.
SV: Đỗ Thế Trung
4
Hội đồng quản trị, ban giám đốc
Các lĩnh vực sản
xuất kinh doanh
Các trung tâm
nghiên cứu và
dịch vụ
Phòng tài chính
kế toán
Phòng nhân sự
Bộ phận bán
hàng, marketing
Sản xuất
phần mền
và tổ chức
mạng
Sản xuất
tủ phân
phối, tủ
cáp
Lắp đặt
thiết bị và
hệ thống

Trung tâm nghiên
cứu và phát triển
Bộ phận bảo hành,
bảo dưỡng
Phòng mua sắm
và dự trữ.
Báo cáo thực tập
- Bộ phận kinh doanh và marketing bao gồm hệ thống các văn phòng giao
dịch, của hàng và các nhân viên kinh doanh có nhiệm vụ tìm thị trường, đấu thầu dự
án, công trình, quan hệ khách hàng và đáp ứng các dịch vụ của khách hàng bao gồm
các lĩnh vực kinh doanh sau.
+ Máy tính xách tay, máy tính để bàn.
+ Vật tư, thiết bị, máy móc, hệ thống điện, điện tử, tin học, viễn thông, truyền
tin và công nghiệp.
+ Điều khiển tự động, thiết bị và máy móc bảo vệ, kiểm tra.
+ Thiết bị thí nghiệm, tụ bù.
+ Thiết bị chống sét, chống đột nhập, các thiết bị nguồn…
- Phòng mua sắm và dự trữ có nhiệm vụ quan hệ với các nhà cung ứng. Nhập
và phân phối các linh kiện, vật liệu, máy móc, thiết bị phục vụ cho các hoạt động
sản xuất, kinh doanh và quản lý doanh nghiệp.
* Các lĩnh vực sản xuất.
- Bao gồm lĩnh vực:
+ Sản xuất phần mềm và tổ chức mạng.
+ Sản xuất dây, tủ phân phối, tủ cáp điện thoại.
+ Lắp đặt, lắp ráp các thiết bị và hệ thống điện, điện tử, tin học, truyền thông
và các máy móc khác.
- Bộ phận sản xuất hoạt động dưới sự điều hành từ ban giám đốc.
* Các trung tâm nghiên cứu và dịch vụ có nhiệm vụ hỗ trợ cho các lĩnh vực
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm các trung tâm:
- Trung tâm nghiên cứu và phát triển có nhiệm vụ nghiên cứu, tìm ra các giải pháp,

tư vấn lập đề án, lập trình cho các sản phẩm, hệ thống liên quan đến lĩnh vực sản xuất
kinh doanh của công ty. Đồng thời là nơi đào tạo và phát triển nhân tài cho công ty.
- Bộ phận bảo dưỡng và bảo hành được hoạt động dựa vào trung tâm nghiên
cứu và phát triển của công ty và phục vụ cho việc kinh doanh của phòng marketing.
4. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của công ty.
* Đặc điểm về sản phẩm và dịch vụ của công ty.
- Sản phẩm được nhập kho từ nhập khẩu từ các nhà cung ứng tin cậy trong và
ngoài nước hoặc được công ty nghiên cứu và sản xuất, lập trình, lắp đặt.
SV: Đỗ Thế Trung
5
Báo cáo thực tập
- Các dịch vụ mà công ty cung cấp thường là các dịch vụ bảo hành, bảo
dưỡng, cài đặt… các hệ thống nằm trong lĩnh vực hoạt động của công ty.
- Sản phẩm của công ty là những sản phẩm mang tính công nghệ cao như máy
tính, phần mềm, thiết bị điện, điện tử, tin học, truyền thông, hệ thống tự động hoá…
Các dự án lắp đặt, lắp ráp của công ty cũng là những dự án mang tính chất quan
trọng cho các doanh nghiệp khác hoặc các tổ chức nhà nước chính vì tính chất các
dự án đều mang tính công nghệ cao.
- Sản phẩm và dịch vụ của công ty cung ứng mang lại cho công ty tỷ suất lợi
nhuận cao do tính chất cần thiết đối với khách hàng. Hơn nữa công ty cung cấp sản
phẩm đi đôi với dịch vụ nên sẽ tăng được giá trị gia tăng cho đơn hàng mà lại làm
hài lòng khách hàng
* Đặc điểm về quy trình sản xuất.
- Bộ phận sản xuất của công ty sản xuất các lĩnh vực.
+ Bộ phận sản xuất phần mềm và tổ chức mạng. Lĩnh vực này được công ty
phát triển ngay từ những ngày ngành công nghiệp phần mềm mới bắt đầu ở Việt
Nam và được gọi riêng là 3C-Soft. 3C-Soft hoạt động dựa trên kết quả của trung
tâm nghiên cứu và phát triển. Trung tâm đưa ra các thiết kế cho bộ phận sản xuất
này lập trình. Ngoài ra 3C-Soft cũng cập nhật các thông tin mới nhất về thị trường
công nghệ phần mềm và đưa ra các sản phẩm mang tính ứng dụng cao.

+ Bộ phận sản xuất dây, tủ phân phối, tủ cáp điện thoại. Đây là lĩnh vực sản
xuất mới của công ty nhằm đưa ra các sản phẩm phục vụ các công trình về điện,
truyền thông và viễn thông của công ty để thay thế hàng nhập khẩu. Bộ phận quản
lý kho sẽ cung cấp các thiết bị, linh kiện, vật liệu cho bộ phận này và theo thiết kế
của trung tâm nghiên cứu và phát triển đưa ra thì bộ phận sản xuất này sẽ tiến hành
quy trình sản xuất theo số lượng yêu cầu.
+ Bộ phận lắp đặt, lắp ráp các thiết bị và hệ thống điện, điện tử, tin học, truyền
thông và các máy móc khác. Đây là bộ phận hoạt động lưu động dựa vào số lượng
và kết quả kinh doanh của phòng kinh doanh và marketing. Có nhiệm vụ thực hiện
các công trình, dự án mà công ty đã đấu thầu hoặc được nhận. Bộ phận này cũng
nhận các dụng cụ, thiết bị, linh kiện và vật liệu tại kho và thực hiện công việc của
SV: Đỗ Thế Trung
6
Báo cáo thực tập
mình. Trung tâm nghiên cứu và phát triển cũng sẽ hỗ trợ bộ phận này thiết kế và
đưa ra các giải pháp thực hiện tuỳ thuộc vào các tình huống.
* Đặc điểm về nhân sự.
Tổng số nhân sự cửa công ty hiện lên tới 254 người với 178 nhân viên có trình
độ cao đẳng, đại học và trên đại học, 02 tiến sĩ , 08 phó tiến sĩ. Trong đó trong lĩnh
vực sản xuất chiếm 144 nhân viên và lĩnh vực kinh doanh là 63 nhân viên còn lại là
trong các bộ phận quản lý và bộ phận khác. Có thể nhận thấy được rằng mặt bằng
chung nhân sự trong công ty có trình độ cao do tính chất về lĩnh vực kinh doanh yêu
cầu trình độ công nghệ cao.
Hàng năm công ty đều có những đợt tuyển dụng nhân sự vào tháng 2 hàng
năm. Đầu vào nhân sự được qua đào tạo thêm về nghiệp vụ tại trung tâm nghiên
cứu và phát triển rồi đưa về các phòng ban thử việc rồi đưa vào các bộ phận để sử
dụng. Các chính sách lương, thưởng được áp dụng theo quy đinh của nhà nước
ngoài ra công ty cũng có những chính sách thu hút và giữ chân nhân tài bằng môi
trường, điều kiện làm việc chuyên nghiệp, thuận lợi và mức thu nhập tương đối cao.
Cơ cấu nhân sự của công ty bao gồm:

+ Bộ phận quản lý doanh nghiệp gồm ban giám đốc và các trưởng phòng ban
hoạt động dưới sự điều hành của ban giám đốc. Bộ phận quản lý đều là những người đã
làm việc lâu năm tại công ty và có trình độ về quản lý, điều hành doanh nghiệp.
+ Nhân viên văn phòng bao gồm nhân viên các phòng tài chính kế toán, phòng
nhân sự, phòng mua sắm và dự trữ. Các nhân viên văn phòng đều có trình độ cao
đẳng, đại học, có ngoại ngữ và hoạt động dưới sự chỉ đạo của các trưởng phòng.
+ Các kĩ sư, chuyên viên kĩ thuật đều tốt nghiệp cao đẳng, đại học, trên đại
học chuyên ngành công nghệ thông tin, điện tử, điện, viễn thông… các kĩ sư,
chuyên viên này hoạt động tại bộ phận sản xuất, nghiên cứu phát triển. Công ty có
chính sách giữ các nhân tài này ở lại công ty bằng chế độ lương thưởng và điều kiện
làm việc chuyên nghiệp và thuận lợi vì đây chính là bộ phận quan trọng nhất của
công ty, là nguồn sống của công ty, công ty chỉ có thể hoạt động được dưới sự làm
việc của bộ phận này vì lĩnh vực kinh doanh của công ty bắt buộc phải cần đến
những kĩ sư, chuyên viên kĩ thuật. Bộ phận này nghiên cứu, đưa ra các thiết kế, giải
SV: Đỗ Thế Trung
7
Báo cáo thực tập
pháp, phương án, biện pháp kĩ thuật của các sản phẩm, dịch vụ, công trình, dự án.
Bộ phận này làm việc hiệu quả thì chất lượng sản phẩm dịch vụ mới được đảm bảo
cho khách hàng. Chính vì lẽ đó, công ty có công tác tuyển dụng đầu vào bộ phận
này rất chu đáo, sát sao và thêm vào đó là các chính sách cho đội ngũ này cũng cần
được chú trọng
+ Nhân viên kinh doanh bao gồm các nhân viên của phòng kinh doanh và hệ
thống cửa hàng của công ty. Bộ phận này cũng là một bộ phận quan trọng, hoạt
động trên thị trường để đưa về cho công ty các dự án, đơn hàng, hợp đồng và công
ty cũng dựa vào hoạt động của đội ngũ này để tạo doanh thu cho công ty.
+ Đội ngũ nhân viên phổ thông gồm thợ lắp đặt, công nhân sản xuất, lao công
và bảo vệ công ty, các cửa hàng trong hệ thống công ty.
Bộ phận nhân sự của công ty quản lý các hoạt động đầu vào nhân sự của công
ty và phân phối lao động cho các phòng ban dưới sự chỉ đạo của ban Giám đốc.

* Đặc điểm về công nghệ, trang thiết bị, vật liệu và kho bãi.
Công nghệ, trang thiết bị và vật liệu là những tài sản của doanh nghiệp và
giao cho bộ phận quản trị kho. Bộ phận này nhập tất cả những tài sản trên từ các
nhà cung ứng và điều phối cho các bộ phận, cơ quan, phòng ban khác sử dụng và
quản lý.
- Trang thiết bị, công được công ty đầu tư đầy đủ cho các bộ phận, cơ quan,
phòng ban bao gồm: máy móc thiết bị, công nghệ sử dụng cho việc sản xuất; hệ
thống máy tính, điện thoại, máy fax, máy in, bàn ghế… cho các văn phòng; các thiết
bị phục vụ cho việc nghiên cứu… Công nghệ mà công ty đưa vào sử dụng nhập
khẩu từ nước ngoài và được công ty nghiên cứu, cải tiến. Công ty cũng thường
xuyên cập nhật những công nghệ mới để cải tiến công nghệ cũ của mình để nâng
cao hiệu quả sản xuất.
- Nguyên vật liệu của công ty chủ yếu được nhập khẩu và một phần sản xuất.
Các vật liệu chủ yếu là các dây dẫn, cáp, linh kiện điện tử, thiết bị truyền thông, các
loại vỏ, hộp… Nguyên vật liệu được dùng để sản xuất, thí nghiệm hoặc kinh doanh
trực tiếp.
SV: Đỗ Thế Trung
8
Báo cáo thực tập
- Tình hình kho bãi của công ty hiện vẫn chưa ổn định. Do hạ tầng về kho bãi
còn thiếu và cũng xuống cấp nên nhiều khi nguyên vật liệu nhập về thiếu chỗ để
cộng thêm việc kinh doanh cũng thất thường nên nguyên vật liệu có thời gian bị ứ
đọng dẫn tới giảm sút chất lượng của nguyên vật liệu. Các kho bãi cũng không ở
gần nhau và cũng không đồng nhất khiến việc cung ứng nguyên vật liệu cho bộ
phận sản xuất và kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn.
* Tình hình tài chính của công ty.
SV: Đỗ Thế Trung
9
Báo cáo thực tập
Bảng tóm tắt tình hình tài chính của công ty trong 5 năm gần đây

TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1 Tổng tài sản 35.952.087.218 33.545.434.106 50.263.791.139 29.545.434.876 39.952.087.548
2 Tài sản ngắn hạn 31.308.871.122 29.775.713.457 44.689.775.827 23.775.713.457 34.308.871.122
3 Tổng nợ phải trả 24.665.934.282 26.147.355.830 34.623.646.514 14.147.355.832 22.665.934.282
4 Nợ ngắn hạn 18.257.276.734 19.771.244.284 33.861.234.966 13.771.344.284 22.257.276.734
5 Doanh thu 82.564.571.769 97.176.970.907 175.175.948.087 139.176.970.907 149.564.571.769
6 Lợi nhuận trước thuế 386.416.425 493.800.905 3.956.519.443 193.800.905 2.386.416.446
7 Lợi nhuận sau thuế 358.793.564 449.536.652 3.571.758.586 139.536.652 1.968.793.567
( Số liệu do phòng tài chính kế toán công ty 3C cung cấp)
SV: Đỗ Thế Trung
10
Báo cáo thực tập
* Đặc điểm về thị trường tiêu thụ và khách hàng.
- Khách hàng trong nước:
Công ty cổ phần máy tính – truyền thông – điều khiển 3C đã cung cấp, trang
bị và lắp đặt hàng ngàn máy vi tính (PC), máy Mini, mạng máy tính, xây lắp, cài đặt
nhiều chương trình hệ thống và các phần mềm ứng dụng, cung cấp các dịch vụ tin
học, truyền thông, điều khiển cho các khách hàng trong nước như các Bộ, ban
ngành, cơ quan hành chính TW, các bệnh viện, trường học, ngân hàng, học viện,
doanh nghiệp nhà nước và các công ty thương mại, các văn phòng đại diện nước
ngoài tại Việt Nam và các doanh nghiệp khác.
Trong tất cả các hệ thống này, công ty không chỉ cung cấp phần cứng, các
mạng máy vi tính, máy Mini, mạng máy tính, xây lắp, cài đặt nhiều chương trình
khác mà chúng tôi còn cung cấp cả các dịch vụ hỗ trợ kĩ thuật trước, trong và sau
khi bán hàng cho khách hàng như
+ Thiết kế và phát triển các chương trình ứng dụng, các giải pháp hệ thống
đồng bộ đảm bảo đáp ứng cao và đầy đủ nhất cho các nhu cầu của khách hàng.
+ Cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng ngay từ trước khi bán hàng
bằng cách tư vấn giúp họ xây dựng các phương án tổ chức, lên cấu hình kỹ thuật
của hệ thống thiết bị.

+ Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng trong khi bán hàng
như dịch vụ cài đặt thiết bị và phần mềm, đào tạo những cán bộ kỹ thuật, các cán bộ
quản trị mạng cho đơn vị khách hàng…
+ Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khách hàng sau khi bán hàng như bảo hành, bảo
trì thiết bị sau thời gian bảo hành và nâng cấp thiết bị, hệ thống do 3C cung cấp và
trong nhiều trường hợp cả cho các hệ thống do các hãng khác cung cấp v.v…
“Chính vì vậy danh sách khách hàng của công ty chúng tôi không chỉ hạn chế
trong các khu vực cơ quan nhà nước, kinh tế quốc doanh như: các cơ sở sản xuất,
nhân hàng, cơ quan hành chính, bệnh viện, trường học mà còn cả trong khu vực
ngoài quốc doanh, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp.
Mục tiêu của công ty là bảo đảm sự hài lòng của khách hàng. Chúng tôi luôn
quan niệm rằng sự hài lòng của khách hàng phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ cũng
SV: Đỗ Thế Trung
11
Báo cáo thực tập
như với chất lượng của sản phẩm và hàng hoá mà công ty cung cấp. Đội ngũ cán
bộ chuyên môn của công ty chúng tôi có kinh nghiệm vững vàng trong công tác hỗ
trợ kĩ thuật, lắp đặt và sửa chữa phần cứng, xây dựng phần mềm máy tính, lắp đặt
các hệ thống thiết bị viễn thông và các thiết bị điện tử.
Nguyên tắc hoạt động của 3C là: Kết hợp kinh cung cấp giải pháp tổ chức
– kĩ thuật thích hợp nhất cho khách hàng với khả năng giao hàng trong thời gian
ngắn nhất, các dịch vụ bảo hành, bảo trì và nâng cấp, sửa chữa tốt nhất.”
( Theo phó tổng giám đốc Đỗ Duy Hưng )
- Thị trường ngoài nước.
Các bạn hàng nước ngoài chiếm một bộ phận quan trọng trong hệ thống
khách hàng của 3C. Trong những năm gần đây, công ty cung cấp hàng ngàn máy vi
tính các các mạng máy tính cho nhiều Bộ khác nhau và các doanh nghiệp tư nhân
của Nga và các nước Đông Âu.
Ngoài ra 3C đã xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ với nhiều khách hàng
nước ngoài tại Việt Nam như: Worldbank Hanoi office, Head office – Misubishi…

SV: Đỗ Thế Trung
12
Báo cáo thực tập
PPHẦN IIhần II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TRONG NHỮNG NĂM QUA
Thực trạng hoạt động sản xuất – kinh doanh của công trong những năm qua
1. Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây.
* Tình hình sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ.
- Trong những năm gần đây, công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh
doanh chính như sau:
+ Sản xuất phần mềm và lập trình hệ thống mạng.
+ Sản xuất dây, tủ phân phối, tủ cáp điện thoại.
+ Lắp đặt, lắp ráp các thiết bị và hệ thống điện, điện tử, tin học, truyền thông
và các máy móc khác.
+ Buôn bán máy tính xách tay, máy tính để bàn (PC), máy Mini.
+ Vật tư, thiết bị, máy móc, hệ thống điện, điện tử, tin học, viễn thông, truyền
tin và công nghiệp.
+ Điều khiển tự động, thiết bị và máy móc bảo vệ, kiểm tra.
+ Thiết bị thí nghiệm, tụ bù.
+ Thiết bị chống sét, chống đột nhập, các thiết bị nguồn…
- Do sự phát triển rất mạnh do sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ
thông tin trong những năm 2004 – 2007 nên công ty cũng đã tận dụng được điều
này để phát triển quy mô, mở rộng hệ thống cửa hàng trên địa bàn Hà Nội và đã có
chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Năm 2008, do khủng hoảng kinh tế nên công ty cũng không tránh khỏi sự sụt
giảm về sản xuất và kinh doanh. Sản xuất của công ty cũng bị đình trệ do các đơn
hàng bị huỷ bỏ và khó tìm các đơn hàng mới.
- Đến năm 2009 thì kinh tế đã bắt đầu phục hồi và tình hình sản xuất kinh
doanh của công ty có chút khởi sắc. Đến nay công ty đã trở lại hoạt động kinh

doanh bình thường và có những bước tiến mới đáng kể. Nhiều phương án và giải
SV: Đỗ Thế Trung
13
Báo cáo thực tập
pháp kỹ thuật được đề xuất và đưa vào ứng dụng thực tế, doanh thu của công ty
cũng tăng trưởng khá. Thêm vào đó cũng xuất hiện mốt số lĩnh vực mới và đang
triển khai để cải thiện doanh thu thay cho các lĩnh vực đã bão hoà như kinh doanh
vật liệu xây dựng và bảo dưỡng thuê cho các hệ thống máy tính, tự động hoá và
chạy chương trình cho các phần mềm…
* Tình hình mua sắm và dự trữ.
- Hiện công ty đang có mối quan hệ tốt với nhiều nhà cung ứng, đảm bảo số
lượng và chất lượng đầu vào. Các nhà cung ứng bao gồm: Nhà cung ứng trang thiết
bị văn phòng, sản xuất và thí nghiệm; Nhà cung ứng nguyên vật liệu thô, bao bì cho
sản xuất và nhà cung ứng linh phụ kiện, thiết bị và máy móc nguyên chiếc cho sản
xuất và hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên các nhà cung ứng linh phụ kiện, thiết bị và
máy móc nguyên chiếc cho sản xuất và hoạt động kinh doanh là các nhà cung ứng
thường xuyên và chủ yếu do tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là
về lĩnh vực điện tử, thông tin nên cần có những mặt hàng này để phục vụ cho quá
trình hoạt động sản xuất và kinh doanh. Các nhà cung ứng nguyên vật liệu thô, bao
bì cho sản xuất và các nhà cung ứng các thiết bị văn phòng, sản xuất, thí nghiệm là
những nhà cung ứng có ý nghĩa ít quan trọng hơn do không thường xuyên hoặc giá
trị, số lượng không lớn.
- Việc quan hệ với các nhà cung ứng được công ty thiết lập từ những ngày đầu
hoạt động để có được sự đảm bảo về chất lượng, số lượng và thời gian giao nhận
hàng. Các nhà cung ứng cho 3C là những nhà cung ứng có uy tín trên thị trường
công nghệ điện tử, thông tin như DELL, HP, IBM, Intell, SISCO, LG, SONY,
SAMSUNG, LAMDA… 3C quan hệ đối tác với các nhà cung ứng này trên mối
quan hệ là nhà phân phối/ đại lý uỷ quyền. Để có được mối quan hệ tốt như ngày
hôm nay thì 3C đã rất nỗ lực trong việc tạo sự tín nhiệm với các nhà cung ứng trên
qua thời gian nhập các mặt hàng từ họ. Cho đến nay thì 3C đã trở thành bạn hàng

tin cậy với các hãng cung ứng lớn và nhận được nhiều ưu đãi từ họ. Đặc biệt, được
sự tín nhiệm của hãng HP COMPAQ, công ty đã trở thành nhà phân phối được ưu
tiên nhất về các sản phẩm của hãng này và là trung tâm bảo hành cho tất cả các sản
phẩm của HP COMPAQ cho dù sản phẩm được mua ở bất kì đâu, nhà phân phối
SV: Đỗ Thế Trung
14
Báo cáo thực tập
nào miễn là sản phẩm chính hãng của HP COMPAQ.
- Tuy nhiên, tình hình dự trữ và kho bãi của công ty còn nhiều bất cập. Hiện
tại có 3 kho lớn ở Lý Nam Đế, đường Láng, dốc Tam Đa và các kho nhỏ thuộc sự
kiểm soát, quản lý của các cửa hàng thuộc hệ thống của công ty. Nhưng do chưa có
sự thống nhất và đồng bộ về kho bãi nên đôi khi tình trạng xuất nhập kho có đôi
chút lung túng. Thêm vào đó là tình hình kinh doanh của công ty cũng không ổn
định nên các linh kiện thường rơi vào tình trạng lúc ứ đọng, lúc khan hiếm.
* Tình hình quản lý và sử dụng vốn.
- Công ty vừa được cổ phần hoá nhưng cổ phiếu vẫn chưa được chào bán ra
bên ngoài và thị trường chứng khoán. Vốn điều lệ của công ty là 17 tỷ đồng đều là
do các cổ đông sáng lập đóng góp nhưng nguồn vốn hoạt động kinh doanh chỉ
chiếm 1/3 số vốn chủ sở hữu. Nhìn vào bảng cân đối kế toán tóm tắt của các năm
gần đây ta thấy được tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên vốn vay là tương đối thấp.
SV: Đỗ Thế Trung
15
Báo cáo thực tập
Bảng cân đối kế toán tóm tắt trong 3 năm 2007, 2008, 2009. ( Đơn vị 1000 đồng )
Các chỉ tiêu Mã số 2007 2008 2009
Đầu kỳ Cuối kỳ Đầu kỳ Cuối kỳ Đầu kỳ Cuối kỳ
I. Tài sản 45.812.425 50.263.791 50.263.791 29.545.435 29.545.435 39.952.087
A. Tài sản ngắn hạn 100 40.093.376 44.689.776 44.689.776 23.775.713 23.775.713 34.308.871
B. Tài sản dài hạn 200 5.719.049 5.574.015 5.574.015 5.769.722 5.769.722 5.769.721
II. Nguồn vốn 45.812.425 50.263.791 50.263.791 29.545.435 29.545.435 39.952.087

A. Vốn chủ sở hữu 300 19.793.870 15.460.145 15.460.145 15.398.079 15.398.079 17.286.153
B. Nợ phải trả 400 26.018.555 34.623.646 34.623.646 14.147.356 14.147.356 22.665.934
( số liệu do phòng tài chính kế toán công ty 3C cung cấp)
SV: Đỗ Thế Trung
16
Báo cáo thực tập
cấp)
2. Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
* Ưu điểm:
- Lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin đang là lĩnh vực khá phát triển trên thị
trường. Ngày nay thị trường công nghệ thông tin, điện tử và tự động hoá đang được
mở rộng và ảnh hưởng trực tiếp tới tất cả các ngành, nghề trên cả nước và góp phần
làm tăng hiệu quả kinh tế của các ngành nghề khác. Chính vì sự phát triển của thị
trường nên mức tăng trưởng và lợi nhuận của công ty cũng khá cao do tranh thủ
được cơ hội và tận dụng được các mối quan hệ để nhận về các đơn hàng, hợp đồng
và dự án lớn. Hơn nữa, tỷ suất lợi nhuận của ngành cũng khá hấp dẫn do tính chất
sản phẩm và dịch vụ của công ty cung cấp mang lại lợi nhuận cao.
- Khách hàng của công ty chủ yếu là các tổ chức, doanh nghiệp nhà nước và
ngoài quốc doanh nên quy mô đơn hàng đều lớn. Chủ yếu là các dự án, công trình
mang tính chất quan trọng cho các tổ chức, doanh nghiệp nên khối lượng và giá trị
của các đơn hàng thường mang lại cho công ty doanh số và lợi nhuận cao.
- Do công ty đã hoạt động trong lĩnh vực này từ những ngày đầu công nghệ
điện tử thông tin bắt đầu vào Việt Nam nên kinh nghiệm ngành nghề, uy tín và
thương hiệu 3C đã giúp cho công ty có được những khách hàng quan trọng. Kinh
nghiệm hoạt động của công ty cũng giúp cho công ty sử dụng các nguồn lực một
cách hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí.
- Cũng do hoạt động kinh doanh lâu năm trong lĩnh vực này nên công ty cổ
phần máy tính truyền thông và điều khiển 3C cũng tạo được sự tín nhiệm với các
đối tác cung ứng cho công ty. Điều này rất có lợi thế cho công ty về việc đảm bảo
đầu vào nguyên vật liệu, thiết bị, linh phụ kiện, máy móc… qua đó giúp cho công ty

thực hiện các dự án đúng tiến độ và chất lượng công trình được đảm bảo. Điều này
càng có ý nghĩa trong việc tạo uy tín với khách hàng làm cho công ty nhận về
những công trình, dự án, hợp đồng có giá trị. Ngoài ra việc quan hệ tốt với các đối
tác cung ứng cũng giúp cho công ty có được sự ưu tiên về giá cả nhập và chất lượng
các sản phẩm của họ. Các nhà cung ứng cho công ty cũng đều là những nhà cung
ứng lớn, những doanh nghiệp có tên tuổi, uy tín trên thị trường như như DELL, HP,
SV: Đỗ Thế Trung
17
Báo cáo thực tập
IBM, Intell, SISCO, LG, SONY, SAMSUNG, LAMDA… cũng giúp cho công ty
tạo được lòng tin với khách hàng về chất lượng sản phẩm mà 3C cung cấp. Đây
cũng là một ưu thế lớn của công ty. Việc 3C được nhận là trung tâm bảo hành cho
hãng HP COMPAQ có ý nghĩa lớn trong việc tạo vị thế của công ty trên thị trường
công nghệ thông tin và được sự ưu ái của hãng này về việc cung ứng các sản phẩm
đầu vào cho công ty.
- Nguồn nhân lực của công ty có mặt bằng trình độ cao để phục vụ cho tính
chất công việc yêu cầu sự hiểu biết về lĩnh vực này. Nhân viên trước khi được làm
việc ở công ty cũng đã được đào tạo lại ở trung tâm nghiên cứu và phát triển của
công ty rồi được thử việc với những nhân viên cũ có kinh nghiệm để được dẫn dắt
và chỉ bảo kinh nghiệm. Nhân viên mới được làm việc trong môi trường làm việc
chuyên nghiệp nên rất dễ nắm bắt được các kĩ thuật và kinh nghiệm của những
người đi trước.
- Tỷ lệ số vốn vay trên nguồn vốn chủ sở hữu của công ty khá lớn điều này
chứng tỏ công ty tận dụng được các nguồn vốn vay bên ngoài để mang lại lợi nhuận
cho chính công ty. Cũng có thể do công ty muốn khai báo số vốn vay lớn để tăng
chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp để khai báo giảm lợi nhuận để đóng góp thuế
cho nhà nước ít hơn thực tế. Gần đây nhất thì công ty cũng đã cổ phần hoá và có thể
sẽ tiến tới chào bán ra bên ngoài và thị trường chứng khoán để nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn của công ty.
* Nhược điểm

- Cơ sở hạ tầng kho bãi còn thiếu và bị xuống cấp, bố trí chưa hợp lý khiến
cho việc xuất nhập kho nhiều khi bị lúng túng. Như tuỳ từng thời điểm kinh doanh,
thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty không ổn định dẫn tới việc lúc thì kho bị ứ
đọng, lúc thì bị thiếu hàng hoá.
- Việc sử dụng tỷ lệ vốn vay trên nguồn vốn chủ sở hữu lớn cũng có hạn chế là
doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào các nguồn vốn bên ngoài dẫn tới khó kiểm soát
được nguồn vốn để chủ động đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh và dễ bị bên
ngoài thâu tóm hoạt động của công ty.
- Công ty còn ít chú trọng tới việc mở rộng công ty ra nước ngoài hoặc liên
doanh liên kết với các công ty khác để mở rộng thị trường và lĩnh vực kinh doanh.
SV: Đỗ Thế Trung
18
Báo cáo thực tập
Điều này khiến cho thị trường của công ty cũng sẽ bị thu hẹp hơn.
3. Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh tới hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty.
* Môi trường Vĩ mô.
- Chính sách của chính phủ:
+ Do công nghệ thông tin và phần mềm là một ngành rất quan trọng đối với
nền kinh tế quốc dân. Ngành đã thay đổi diện mạo cho nền kinh tế nước nhà, thúc
đẩy các ngành khác phát triển và kinh doanh có hiệu quả nên Đảng và nhà nước
luôn quan tâm đến ngành và có nhiều chính sách:
“Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị ban hành năm 2000 đã tạo nền tảng
cho sự ra đời của nhiều cơ chế chính sách nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi
cho ứng dụng và phát triển CNTT và CNPM. Đã có đến 179 văn bản pháp quy (bao
gồm các luật và các loại văn bản khác) được ban hành, đã tạo nên những hành
lang pháp lý cơ bản, những định hướng và những biện pháp hành động cụ thể
nhằm điều chỉnh và thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT & CNPM, tạo điều kiện
để từng bước phát triển kinh tế trí thức, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, phục vụ công tác quốc phòng, an ninh, phục vụ hội nhập sâu rộng với quốc

tế.”
( theo www.nss.vn)
+ Nhà nước cũng chú trọng đào tạo đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên, lập trình
viên, chuyên viên về công nghệ thông tin và phần mềm để nâng cao chất lượng và
số lượng đội ngũ này. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh như 3C thường khó có
khả năng đào tạo từ đầu nguồn nhân lực chuyên ngành nên việc nhà nước đào tạo
đội ngũ này giúp các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí đào tạo nhân viên.
+ Tuy nhiên các chính sách của nhà nước vẫn chưa theo kịp sự phát triển của
ngành nên việc phát triển ngành theo chiều sâu còn gặp nhiều khó khăn. Ví dụ như
các trung tâm nghiên cứu công nghệ cao vẫn còn rất hạn chế và điều kiện làm việc
chưa thực sự chuyên nghiệp, thực tiễn nên việc tìm tòi các phát minh mới trong
ngành vẫn hạn chế. Thường các giải pháp là các doanh nghiệp phát hiện mà các
doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khó có khả năng tài chính
SV: Đỗ Thế Trung
19
Báo cáo thực tập
để đầu tư nghiên cứu chuyên sâu được nên các phát minh, thiết kế thường là mang
tính giải pháp chứ chưa có độ chuyên sâu để phát minh ra các ý tưởng mới.
+ Cơ sở hạ tầng của ngành còn thiếu thốn. Hệ thống vệ tinh, đường truyền cáp
quang, trạm thu phát sóng còn khá là thiếu thốn cho sự phát triển nhanh chóng của
ngành công nghệ thông tin, viễn thông. Điều này hạn chế rất nhiều sự phát triển của
ngành nói chung và doanh nghiệp nói riêng.
- Các vấn đề về xã hội.
Công nghệ thông tin phát triển giúp diện mạo nền kinh tế thay đổi tích
cực nhưng cũng có nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới xã hội. Các ảnh hưởng xấu đến
giới trẻ cũng làm các nhà chức trách đau đầu do ảnh hưởng của thông tin ngoại lai
và các nguồn thông tin xấu du nhập quá nhanh vào bộ phận này. Tuy nhiên việc này
cũng không thể ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển của ngành mà chỉ có thể đưa ra
các giải pháp để ngăn chặn tình trạng này.
* Các yếu tố của môi trường ngành.

- Thị trường tiêu thụ.
+ Thị trường tiêu thụ trong nước rất rộng lớn và tiềm năng vì công nghệ thông
tin ảnh hưởng tới đại đa số các ngành nghề và lĩnh vực khác. Công nghệ thông tin
đang dần trở lên phổ biến, phổ cập và chiếm được sự quan tâm đông đảo của xã hội.
Nhu cầu cũng đang dần được phát triển nhưng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng
sản phẩm dịch vụ. Chính vì thế các doanh nghiệp phải nhanh nhạy trong việc cập
nhật, tìm ra các giải pháp, thiết kế, công nghệ và các ứng dụng mới để đáp ứng nhu cầu
sử dụng sản phẩm của thị trường.
+ Thị trường nước ngoài thì còn rất hạn chế do trình độ và hạ tầng của chúng ta
chưa thể đáp ứng được nhu cầu của quốc tế mà chỉ phục vụ được một phần nhỏ trong
các ứng dụng của công nghệ thông tin vào thực tế. Thêm vào đó thì thương hiệu của
các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa được khẳng định trên thị trường quốc tế. Việc
xây dựng thương hiệu để cạnh tranh với các cường quốc về công nghệ thông tin và
điện tử còn là cả một chặng đường khá dài cho các doanh nghiệp Việt Nam.
- Đối thủ cạnh tranh
+ Do thị trường phát triển mạnh nên rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị
SV: Đỗ Thế Trung
20
Báo cáo thực tập
trường này và cạnh tranh với nhau. Cạnh tranh cả về thị trường tiêu thụ, nguồn nhân
sự, vốn và cả nguồn cung ứng. Các doanh nghiệp trong nước mới mở thường là các
doanh nghiệp nhỏ, hoạt động ở quy mô nhỏ nhưng cũng góp phần tạo lên hệ thống
các doanh nghiệp, cửa hàng cạnh tranh thị phần. Các doanh nghiệp nước ngoài lớn,
nhỏ cũng tham gia vào thị trường màu mỡ này.
+ Không những cạnh tranh với nhau mà các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực này cũng có quan hệ đối tác với nhau để trao đổi thông tin, chia sẻ kinh
nghiệm, mua bán thiết bị, sản phẩm với nhau, hợp tác làm ăn, cùng nhau nghiên cứu
tìm giải pháp và mua bán dự án. Việc này càng làm cho thị trường này sôi động và
tạo thành một mạng lưới quan hệ vừa cạnh tranh, lại vừa hợp tác. Thị trường phát
triển sôi động hơn.

* Gia nhập WTO.
Việt Nam gia nhập WTO được khoảng 5 năm trở lại đây và thấy rõ sự
đổi thay của các ngành nghề. Đặc biệt với ngành công nghệ thông tin của nước ta đã
có nhiều bước tiến đáng kể. Gia nhập WTO các công ty hoạt động trong ngành công
nghệ thông tin, điện tử có những thuận lợi và khó khăn sau:
- Thuận lợi
+ Việc giao lưu thông thương diễn ra thuận lợi khiến cho việc cung ứng đầu
vào cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử được dễ
dàng hơn. Không chỉ có các linh phụ kiện, phần mềm, nguyên vật liệu… mới nhất
được cập nhật mà các máy móc, thiết bị, công nghệ cũng được các công ty nhanh
chóng tiếp xúc. Điều này rất quan trọng vì nó sẽ tạo cho nền công nghệ thông tin,
điện tử của nước ta không bị tụt hậu với nền tiến bộ của thế giới. Mà ngành công
nghệ thông tin và điện tử là những ngành công nghệ cao, trọng điểm của nước ta
nên việc gia nhập WTO giúp chúng ta tiến xa mặt bằng công nghệ.
+ Các doanh nghiệp của chúng ta có thể đầu tư ra nước ngoài một cách thuận
lợi hơn rất nhiều, tuy sức cạnh tranh còn yếu kém nhưng sau khi gia nhập thị trường
quốc tế thì kinh nghiệm, bản lĩnh và lợi thế cạnh tranh của chúng ta sẽ được nâng
dần lên do được tiếp xúc với một thị trường rộng lớn và năng động. Các doanh
nghiệp của nước ta có cơ hội vươn lên xứng tầm quốc tế.
SV: Đỗ Thế Trung
21
Báo cáo thực tập
- Thách thức: Một trong những thách thức lớn nhất là việc các doanh nghiệp
của nước ta phải cạnh tranh gay gắt với những doanh nghiệp lớn của nước ngoài.
Ngay trong thị trường nội địa cũng đã có rất nhiều tên tuổi lớn đã đầu tư về lĩnh vực
điện tử, thông tin vào Việt Nam. Các doanh nghiệp này có tiềm lực tài chính và sức
cạnh tranh rất tốt so với các doanh nghiệp trong nước nên yêu cầu các doanh nghiệp
trong nước phải năng động và tận dụng được các nguồn lực và cơ hội để có thể cạnh
tranh được trên thị trường.
SV: Đỗ Thế Trung

22
Báo cáo thực tập
PPHẦN 3hần 3.
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
TRONG NHỮNG NĂMĐịnh hướng phát triển của công ty trong
những năm tTỚI
ới
1. Cơ hội và thách thức với công ty.
* Cơ hội cho công ty.
- Thị trường rộng và đang phát triển
+ Hiện tại cho thấy thị trường công nghệ thông tin trong nước còn đang rất
tiềm năng và được nhiều sự quan tâm của toàn xã hội vì những tiến bộ của công nghệ
thông tin được ứng dụng trong thực tế rất hữu ích có hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực
trong xã hội từ giải trí, đời sống đến kinh doanh và các hoạt động, lĩnh vực khác.
+ Gia nhập WTO là cơ hội lớn cho công ty mở rộng quy mô thị trường
rộng ra các nước khác trên thế giới. Và thêm vào đó là sự giao lưu, học hỏi lẫn nhau
để trao đổi các dự án, giải pháp, thiết kế và ứng dụng mới. Qua đó công ty cũng sẽ
nhận được rất nhiều thứ từ kinh nghiệm, các tiến bộ cho đến các đối tác, bạn hàng.
- Cổ phần hoá.
Cổ phần hoá sâu và rộng là một trong những chiến lược nhằm mở rộng
quy mô và lĩnh vực hoạt động của công ty. Việc cổ phần hoà sẽ là cơ hội tốt cho
công ty phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, chiều sâu và sự đa dạng trong các lĩnh
vực sản xuất kinh doanh.
* Thách thức.
- Đối thủ cạnh tranh.
+ Thị trường phát triển cũng sẽ thu hút rất nhiều các chủ đầu tư, doanh
nghiệp cạnh tranh trực tiếp với công ty. Thị phần của công ty sẽ giảm sút và công ty
sẽ phải nỗ lực rất nhiều để tạo ra lợi thế cạnh tranh với tất cả các đối thủ trên thị
trường.
+ Gia nhập WTO cũng là thời cơ tốt cho các doanh nghiệp lớn nước

ngoài đầu tư vào Việt Nam. Nếu như các doanh nghiệp còn yếu kém và lạc hậu ắt sẽ
bị các doanh nghiệp lớn của nước ngoài chiếm hết thị phần. Chính vì vậy, công ty
phải tận dụng tất cả các nguồn lực, phát huy các lợi thế và nâng cao năng lực cạnh
SV: Đỗ Thế Trung
23
Báo cáo thực tập
tranh qua việc cập nhật các thông tin trên thị trường và đi sâu vào các lĩnh vực chủ
yếu, sở trường của mình.
- Yêu cầu của thị trường ngày càng cao.
Do sự phổ biến của công nghệ thông tin nên đòi hỏi của khách hàng ngày
càng cao. Công ty phải liên tục tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi và cập nhật các công
nghệ mới nhất trong ngành để phục vụ thị trường, nếu không công ty sẽ bị tụt hậu
và mất đi các lợi thế cạnh tranh của mình.
2. Dự báo nhu cầu hoạch định sản xuất của công ty.
- Hiện tại thì công ty cũng chưa có nhiều động thái về mở rộng lĩnh vực sản
xuất của công ty mà chỉ đi vào chiều sâu của các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chủ
yếu như công nghệ thông tin, phần mềm, tự động hoá, thiết bị tin học, điện tử,
truyền thông…
3. Định hướng chiến lược của công ty những năm tới.
- Đi sâu vào cổ phần hoá để mở rộng quy mô của công ty. Việc này đồng
nghĩa với chào bán cổ phiếu của công ty ra ngoài và thị trường chứng khoán để mở
rộng vốn chủ sở hữu cho công ty qua đó phát triển hệ thống chi nhánh, cửa hàng ra
toàn quốc phục vụ nhu cầu của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp của các tỉnh
thành khác.
- Liên doanh, liên kết để mở rộng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh sang lĩnh
vực khác như bất động sản, tài chính, kinh doanh vật liệu xây dựng để tăng hiệu quả
sử dụng vốn cho công ty. Sắp tới đây thì công ty cũng đang triển khai dự án liên kết
với Lào để thành lập công ty liên doanh sản xuất và kinh doanh về vật liệu xây dựng
trên nước bạn Lào. Dự án đang được nghiên cứu và đánh giá.
- Đào tạo nguồn kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật với độ chuyên sâu cao hơn bằng

việc cử các nhân viên ở bộ phận này đi học ở các quốc gia có trình độ cao về lĩnh
vực công nghệ thông tin, phần mềm, điện tử để học hỏi thêm kiến thức và kinh
nghiệm. Việc đào tạo này rất có ý nghĩa trong việc nâng cao lợi thế cạnh tranh của
công ty trên thị trường và để cho các sản phẩm, dịch vụ của công ty cung cấp không
bị tụt hậu so với thị trường.
SV: Đỗ Thế Trung
24
Báo cáo thực tập
KẾT LUẬN
Sau hơn 20 năm thành lập, công ty cổ phần máy tính – truyền thông – điều
khiển 3C đã hoạt động và phát triển trong lĩnh vực chủ yếu là điện, điện tử, công
nghệ thông tin, phần mềm và truyền thông. Đây là lĩnh vực đang rất phát triển trong
những năm gần đây và ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực, ngành nghề. Hiện công ty
đang thực hiện cổ phần hoá nhưng mới đang chỉ bắt đầu, sắp tới đây công ty sẽ thực
hiện cổ phần hoá sâu và rộng hơn bằng việc bán cổ phiếu ra bên ngoài và thị trường
chứng khoán nên sẽ hứa hẹn sự phát triển nhanh chóng của công ty.
Trong thời kỳ hội nhập với kinh tế quốc tê như ngày nay, việc tạo lợi thế
cạnh tranh có ý nghĩa sống còn với các doanh nghiệp. Qua quá trình nghiên cứu và
làm báo cáo thực tập tổng hợp về công ty, em nhận thấy được công ty cổ phần máy
tính truyền thông và điều khiển 3C có lợi thế về kinh nghiệm hoạt động lâu năm
trong lĩnh vực này, đội ngũ nhân sự có trình độ và các mối quan hệ về khách hàng,
nhà cung ứng được xây dựng trong suốt quá trình hoạt động. Vì thế em tin rằng
công ty sẽ hoạt động sản xuất kinh doanh tốt và tìm được chỗ đứng của mình trên
thị trường.
SV: Đỗ Thế Trung
25

×