Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

đề tài vai trò các năng lực của người giảng viên trong thời kỳ hội nhập hiện nay xem xét quan điểm của sinh viên bộ môn quản lý nguồn nhân lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.01 KB, 15 trang )

Mã lớp học phần:
1 7 . 3 0 2 . 2
Số thứ tự theo danh sách
lớp học phần
0 3
Nguyễn Thị Phương Châm
14.18.005862
Tâm lý học Giáo dục Đại học
TS. Trần Thị Thu Mai
VAI TRÒ CÁC NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI GIẢNG VIÊN TRONG THỜI KỲ HỘI
NHẬP HIỆN NAY – XEM XÉT QUAN ĐIỂM CỦA SINH VIÊN BỘ MÔN QUẢN LÝ
NGUỒN NHÂN LỰC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Loại Tiểu luận :
Cuối kì Giữa kì
Tiểu luận này được hoàn thành vào ngày 08/10/2014
Tiêu đề Trang
Phần mở đầu 2
Chương 1 : Cơ sở lý luận và tổ chức nghiên cứu 3
1.1. Năng lực của giảng viên Đại học 3
1.2. Các nhóm yếu tố năng lực của giảng viên Đại học 3
1.3. Hình thức tổ chức khảo sát 6
1.4. Phương pháp phân tích kết quả khảo sát 6
Chương 2: Kết quả nghiên cứu 8
2.1. Kết quả khảo sát cơ bản 8
2.2. Phân tích kết quả khảo sát cụ thể 9
Phần kết luận và kiến nghị 12
Tài liệu tham khảo 13
Những chữ viết tắt dùng trong tiểu luận
• TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
• QLNNL : Quản lý nguồn nhân lực
• ĐHKT : Trường Đại học Kinh tế


• ĐHSP : Trường Đại học Sư phạm
Trang 1/13
MỞ ĐẦU
Năng lực là nhân tố giúp người giảng viên thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm
như giảng dạy, nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội, cộng đồng. Nghiên cứu năng
lực giảng viên qua cái nhìn của sinh viên ngành QLNNL để nắm bắt nhu cầu của
sinh viên với giảng viên để nhà trường và bộ môn trong việc phát triển năng lực
giảng viên để ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo đáp ứng yêu cầu của
người học.
Mỗi ngành nghề, yêu cầu về trình độ năng lực của giảng viên sẽ khác nhau. Yêu
cầu này có thể do xã hội, nhà trường, nghề nghiệp, bộ môn quyết định. Xem xét thêm
quan điểm của sinh viên giúp giảng viên có cái nhìn toàn diện, bổ sung và tự phát
triển năng lực của người cán bộ giảng dạy trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
Tiểu luận trình bày khảo sát đánh giá của nhóm sinh viên năm 3 và năm 4 đã
qua giai đoạn đại cương và bước vào học tập chuyên ngành của bộ môn QLNNL –
ĐHKT TPHCM với những khách thể nghiên cứu là các yếu tố năng lực của giảng
viên trong bộ môn (theo cách thức phân chia năng lực của Giáo trình Tâm lý học
Giáo dục Đại học – ĐHSP TPHCM năm 2012). Trên cơ sở của kết quả khảo sát đề
xuất một số nội dung cần bồi dưỡng cho Giảng viên trẻ của ngành QLNNL của
trường ĐHKT TPHCM.
Trong điều kiện có hạn, tiểu luận tập trung vào nghiên cứu dựa trên các yếu tố
năng lực giảng viên do trường ĐHSP TPHCM đưa ra. Phương pháp nghiên cứu
chính của đề tài là khảo sát bảng câu hỏi, kết quả khảo sát được phân tích trên cơ
sở nghiên cứu tài liệu thiết lập cơ sở lý luận cho nghiên cứu, sử dụng phương pháp
thống kê định lượng và xử lý số liệu các yếu tố để tính toán trung bình, trung vị và
xếp loại mức độ quan trọng các yếu tố năng lực. Từ đó, quy nạp các yếu tố cốt yếu
mà sinh viên quan tâm để đưa ra kết luận và đề xuất các kiến nghị của đề tài.
Trang 2/13
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
1.1. Năng lực của giảng viên Đại học

Năng lực là tổ hợp những thuộc tính tâm lý độc đáo của cá nhân đáp ứng yêu
cầu đặc trưng của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động ấy đạt kết quả.
Năng lực bao gồm nhiều thuộc tính cúa cá nhân được kết hợp và tương tác
thống nhất với nhau theo yêu cầu nhất định của một hoạt động, cùng tạo nên kết
quả hoạt động. Trong đó có những thuộc tính giữ vai trò chủ đạo, có những thuộc
tính hỗ trợ và có những thuộc tính làm nền.
Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo có quan hệ mật thiết với năng lực nhưng không đồng
nhất với năng lực. Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo là vốn kinh nghiệm của con người được
tích lũy trong quá trình học tập và rèn luyện; cũng là điều kiện cần thiết cho năng
lực. Năng lực lại góp phần cho việc tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong lĩnh vực
tương ứng được dễ dàng và nhanh chóng hơn.
1.2. Các nhóm yếu tố năng lực của giảng viên Đại học
Dựa vào các nhiệm vụ trọng tâm của giảng viên là giảng dạy, nghiên cứu khoa
học và phục vụ xã hội, cộng đồng, năng lực giảng viên có thể chia thành các nhóm
cơ bản sau:
1.2.1. Năng lực dạy học
Năng lực dạy học là khả năng truyền thụ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cho sinh
viên, hình thành ở sinh viên khả năng tư duy tích cực, độc lập và sáng tạo. Năng lực
dạy học gồm có các năng lực thành phần sau:
- Hiểu sinh viên của mình: giảng viên cần xác định những gì sinh viên mong đợi,
những gì sinh viên đã có (kiến thức, mức độ, phạm vi lĩnh hội), xác định mức độ
và khối lượng kiến thức mới cho sinh viên. Trong quá trình giảng dạy cần có
quan sát biểu hiện, xem xét khả năng tiếp thu, thậm chí phát hiện cả mức độ hiểu
sai lệch để điều chỉnh kịp thời. Đây cũng được xem là yếu tố năng lực cơ bản của
năng lực sư phạm. Điều này đòi hỏi ở giảng viên quá trình lao động sư phạm
nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương và sự quan tâm, sâu sát
với nhân viên. Do vậy, dù là năng lực cơ bản nhưng đòi hỏi rất nhiều ở nhân cách
của người giảng viên và là điểm mấu chốt mang lại sự hài lòng của sinh viên.
- Giàu trí tuệ: lao động của giảng viên là lao động trí óc chuyên nghiệp nên đòi
hỏi ở giảng viên phải có năng lực trí tuệ vượt trội. Điều này thể hiện qua: sự

Trang 3/13
nhanh trí, tốc độ khái quát hóa, tiết kiệm tư duy, trí tuệ mềm dẻo (linh hoạt), tư
duy phê phán và có bề rộng cũng như chiều sâu của sự hiểu biết. Điểm này là
một nhân tố tạo nên “sức hút” của giảng viên với các em sinh viên vì ở lứa tuổi
của các em, sự truyền thụ tri thức, kinh nghiệm một cách khéo léo giúp các em
hấp thụ một cách dễ dàng và nhớ lâu hơn. Năng lực này đòi hỏi giảng viên phải
tích cực tự học, tự bồi dưỡng để bổ túc và hoàn thiện tri thức của mình.
- Năng lực thiết kế bài dạy: giảng viên cần xác định mối liên hệ giữa yêu cầu
chuẩn về mặt kiến thức và kỹ năng môn học với trình độ nhận thức của sinh
viên, trên cơ sở đó thiết kế nội dung bài giảng sao cho bài giảng có sức cuốn hút,
kích thích động cơ học tập của sinh viên mà vẫn đảm bảo logic nhận thức, logic
sư phạm. Trong việc chuyển đổi sang các phương pháp giảng dạy tích cực hiện
nay, giảng viên cần phải đầu tư nhiều thời gian và công sức cho việc trau dồi
năng lực này với tư duy độc lập, sáng tạo, nền tảng tri thức vững chắc. Đây là
công việc khó khăn và đầy thử thách đối với giảng viên.
- Năng lực tổ chức và điều khiển hoạt động học tập: giảng viên cần nắm vững
kỹ thuật dạy học mới, tạo cho sinh viên tâm thế học tập học tập có lợi, dẫn dắt
sinh viên đi sâu giải quyết các vấn đề có tính chất chuyên môn. Từ đó sinh viên có
được kinh nghiệm học tập phong phú, có khả năng học tập bên ngoài lớp học,
học tập suốt đời cũng như qua các hoạt động học tập thì sinh viên có được khả
năng tích cực, nhiệt tình và khả năng ngôn ngữ tốt hơn; chuẩn bị đáp ứng khi
gia nhập vào thị trường việc làm chính thức.
- Năng lực ngôn ngữ: giảng viên sử dụng hình thức ngôn ngữ giản dị, sinh động,
lời nói giàu hình ảnh, cách phát âm to rõ, không ngọng nghịu, cách diễn đạt khúc
chiết và mạch lạc, tránh phức tạp, rườm rà. Đây là một trong những năng lực
quan trọng mà giảng viên cần phải chú ý phát triển ngôn ngữ và rèn luyện cách
thức truyền tải cho sinh viên sao cho hiệu quả nhất.
- Năng lực giao tiếp sư phạm: giảng viên thấu hiểu những diễn biến tâm lý của
sinh viên và bản thân, biết cách sử dụng hợp lý phương tiện giao tiếp, biết cách
tổ chức và điều chỉnh quá trình giao tiếp tạo ra bầu không khí tâm lý thuận lợi

để tạo ra kết quả tối ưu trong quan hệ giảng viên – sinh viên. Ba nhóm kỹ năng
giao tiếp sư phạm chính mà giảng viên phải nắm vững và thực hành thành thạo
là: định hướng, định vị và điều khiển quá trình giao tiếp. Mức độ khéo léo trong
Trang 4/13
ứng xử với sinh viên, linh hoạt và làm chủ tình huống là kỳ vọng của giảng viên
trẻ cũng là một trong những đặc điểm giúp mang đến sự hài lòng ở sinh viên.
1.2.2. Năng lực giáo dục
Giáo dục đạo đức và thái độ nối dài trong dạy học từ các cấp bậc trước là
nhiệm vụ và yêu cầu năng lực không thể thiếu của giảng viên đại học. Năng lực này
thể hiện qua các khả năng: hiểu được tâm lý sinh viên; trở thành tấm gương có sức
lôi cuốn về trí tuệ, tình cảm và hành vi khuyến khích sinh viên học tập, bắt chước và
noi gương; khơi gợi tình cảm tốt đẹp, khát vọng và mong muốn hoàn thiện bản
thân, làm điều tốt đẹp…; khả năng ảnh hưởng đặc biệt đến quá trình hình thành
phẩm chất và năng lực đặc biệt ở sinh viên; khả năng khơi dậy sự tự tin, làm họ yên
tâm, thúc đẩy quá trình hoàn thiện nhân cách; khả năng giao tiếp, ứng xử sư phạm
khéo léo và khả năng tạo được uy tín với sinh viên thể hiện qua việc được sinh viên
yêu quý, kính trọng và tín nhiệm cao.
Năng lực này khó khăn để hình thành và phát triển hơn so với năng lực dạy
học ở giảng viên. Một số yếu tố thuộc về phẩm chất đạo đức của người giảng viên, là
thuộc tính tâm lý được tiếp thu, rèn luyện và phấn đấu đầy khó khăn và phức tạp
phụ thuộc vào ý chí và tình cảm vốn có ở người giảng viên.
1.2.3. Năng lực nghiên cứu khoa học
Năng lực nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ đầy thách thức đối với giảng viên vì
họ cần phải nắm vững phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu khoa học, biết
cách viết đề cương nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu, biết cách trình bày và phân tích
kết quả nghiên cứu…
Năng lực này được thể hiện qua các nội dung sau:
- Số lượng, chất lượng các công trình khoa học được công bố, xuất bản và ứng
dụng thực tiễn
- Số lượng và chất lượng sách và tài liệu tham khảo được xuất bản

- Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học
- Bồi dưỡng các nhà khoa học trẻ
- Tích cực tham gia các hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước
- Giải thưởng về nghiên cứu khoa học
Năng lực này gắn liền với năng lực học tập không ngừng nghỉ của giảng viên.
Do vậy nhà trường, khoa, bộ môn cần tạo ra môi trường tích cực để giảng viên trẻ
Trang 5/13
được tham gia nhiều hơn vào các hoạt động nghiên cứu khoa học khác nhau để góp
phần nâng cao năng lực quan trọng và là đòi hỏi trong điều kiện hội nhập và quốc
tế hóa giáo dục đào tạo mà giảng viên đại học là lớp người tiên phong.
1.2.4. Năng lực hoạt động xã hội
Năng lực hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng của giảng viên thể hiện qua các
hoạt động:
- Tham gia tính cực truyền thụ kiến thức khoa học cho cộng đồng
- Đóng góp cho các chương trình giáo dục cộng đồng
- Tham gia hội đồng chuyên môn các hoạt động học thuật của sinh viên
- Tham gia vào các hoạt động xã hội, từ thiện khác; giúp đỡ các nhà khoa học, nhà
nghiên cứu trẻ tiếp cận thành tựu mới của ngành.
Năng lực này đòi hỏi giảng viên phải được trang bị kỹ năng sống, kỹ năng xã
hội như hợp tác, gây thiện cảm, giao tiếp – truyền thông, thích ứng xã hội… để hội
nhập và thích nghi với điều kiện sống và hoạt động của xã hội hiện đại; đồng thời kỹ
năng xã hội còn giúp giảng viên phát triển bản thân và tư duy tích cực.
1.3. Hình thức tổ chức khảo sát
- Tổ chức khảo sát qua hai hình thức: trực tuyến (thông qua công cụ khảo sát của
Google Docs
1
, thực hiện trên Facebook
2
) và phát phiếu giấy cho sinh viên.
- Thời gian khảo sát: 5 ngày, kể từ ngày bắt đầu đến khi thu hồi toàn bộ kết quả.

- Sinh viên được hướng dẫn trả lời các nội dung khảo sát tương ứng với các năng
lực của giảng viên để hiểu rõ nội dung trước khi lựa chọn quyết định câu trả lời.
1.4. Phương pháp phân tích kết quả khảo sát
- Ghi nhận tất cả các giá trị khảo sát tham gia đầy đủ tất cả các nội dung, loại bỏ
những bản trả lời chưa đầy đủ hoặc tuyệt đối hóa.
- Tính toán ghi nhận bình quân mức độ quan trọng của từng loại năng lực giảng
viên qua các chỉ số: trung bình (trung bình cộng đơn giản), trung vị (giá trị chính
giữa của các giá trị khảo sát), yếu vị/ mốt (giá trị khảo sát được lựa chọn nhiều
nhất). Từ đó, xem xét trung bình có ý nghĩa thống kê hay không.
- Phân tích tương quan giữa các yếu tố năng lực bằng xem xét hệ số tương giữa
các cặp năng lực. Từ đó, xem xét các năng lực có tự tương quan (hệ số tương
quan lớn hơn 0.8) với nhau hay không.
- So sánh xếp hạng mức độ quan trọng của năng lực theo giá trị trung bình (nếu
giá trị trung bình có ý nghĩa). Trong trường hợp có hai hay nhiều giá trị trung
1 />2 />Trang 6/13
bình bằng nhau thì năng lực nào có thống kê với độ lệch chuẩn thấp hơn sẽ tốt
hơn (dữ liệu ít phân tán so với giá trị trung bình), do vậy sẽ có thứ hạng cao hơn.
- Thang đo quy đổi xếp loại mức độ quan trọng của vai trò của các yếu tố năng lực
giảng viên được tác giả đề xuất như sau: (Trung bình của các ý kiến về từng yếu
tố từ khảo sát)
o Dưới 2,4 : Không quan trọng
o Từ 2,5 đến 3,4 : Ít quan trọng
o Từ 3,5 đến 4,4 : Quan trọng
o Từ 4,5 trở lên : Rất quan trọng
- Từ các giá trị và ý nghĩa thống kê tác giả sử dụng phân tích tầm quan trọng của
năng lực của giảng viên trong cái nhìn của sinh viên. Từ đó đưa ra kết luận và
một vài khuyến nghị cần thiết để nâng cao năng lực giảng viên trẻ của Bộ môn
QTNNL – ĐHKT TPHCM.
Trang 7/13
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1. Kết quả khảo sát cơ bản
- Số phiếu khảo sát được phát trên giảng đường: 97.
- Quảng bá mẫu khảo sát Google Docs mời sinh viên thông qua Hội Quản lý nhân
lực (nhóm thảo luận của sinh viên chuyên ngành QLNNL trường ĐHKT TPHCM
được tạo trên Facebook).
- Số phiếu khảo sát thu lại đạt yêu cầu: 83 (sinh viên chuyên ngành QTNNL).
- Kết quả thống kê và phân tích đưa ra ở bảng thống kê sau:
Bảng 1: Bảng kết quả khảo sát vai trò các yếu tố năng lực của giảng viên bộ
môn QTNNL - ĐHKT TPHCM (tháng 10 năm 2014)
Yếu tố năng lực
Trung
bình
Trung
vị
Yếu vị Xếp hạng Xếp loại
[Giàu trí tuệ] 4,176 4 4 1 Quan trọng
[Năng lực giao tiếp sư phạm] 3,941 4 4 2 Quan trọng
[Năng lực thiết kế bài giảng] 3,941 4 4 3 Quan trọng
[Năng lực giáo dục nhân cách] 3,882 4 5 4 Quan trọng
[Năng lực nghiên cứu khoa học] 3,824 4 4 5 Quan trọng
[Hiểu sinh viên] 3,765 4 5 6 Quan trọng
[Năng lực ngôn ngữ] 3,765 4 4 7 Quan trọng
[Năng lực tổ chức và điều khiển
hoạt động học tập]
3,706 4 4 8 Quan trọng
[Năng lực hoạt động xã hội] 3,118 3 3 9 Ít quan trọng
Qua thống kê khảo sát có thể nhận thấy sinh viên ủng hộ quan điểm cho rằng
các nhóm yếu tố năng lực đều cần thiết ít nhiều với giảng viên bộ môn QTNNL, với
việc các yếu tố khảo sát có mức điểm trung bình và mức lựa chọn chủ yếu của sinh
viên (yếu vị) là từ 3 trở lên.

- Kết quả kiếm định tương quan và tự tương quan cho thấy các yếu tố có ý nghĩa
thống kê độc lập với nhau:
Bảng 2: Bảng hệ số tương quan cặp trong khảo sát các năng lực của giảng
viên bộ môn QTNNL - ĐHKT TPHCM (tháng 10 năm 2014)
Năng lực [Hiểu
sinh
viên]
[Giàu
trí
tuệ]
[Năn
g lực
thiết
kế
bài
giảng
]
[Năng
lực tổ
chức

điều
khiển
hoạt
động
học
[Năn
g lực
ngôn
ngữ]

[Năng
lực
giao
tiếp

phạm]
[Năn
g lực
giáo
dục
nhân
cách]
[Năng
lực
nghiê
n cứu
khoa
học]
[Năn
g lực
hoạt
động

hội]
Trang 8/13
tập]
[Hiểu sinh viên] 1
[Giàu trí tuệ] 0,491 1
[Năng lực thiết kế
bài giảng] 0,485 0,265 1

[Năng lực tổ chức
và điều khiển hoạt
động học tập] 0,294 0,269 0,707 1
[Năng lực ngôn
ngữ] 0,004 0,091 0,436 0,698 1
[Năng lực giao tiếp
sư phạm] 0,143 0,208 0,671 0,507 0,499 1
[Năng lực giáo dục
nhân cách] 0,445 0,550 0,666 0,508 0,050 0,342 1
[Năng lực nghiên
cứu khoa học]
-
0,376 0,319 0,053
-
0,135
-
0,070 0,279 0,241 1
[Năng lực hoạt
động xã hội] 0,115 0,229
-
0,421
-
0,234
-
0,240 -0,272 0,078 0,090 1
2.2. Phân tích kết quả khảo sát cụ thể
Kết quả phân tích xếp hạng ở bảng 1 cho thấy sinh viên tham gia khảo sát
quan tâm nhiều nhất là nhóm các năng lực trí tuệ, giao tiếp sư phạm và thiết kế bài
giảng. Đây là 3 trong 6 năng lực nghề nghiệp cơ bản nhất (năng lực dạy học) đối
với giảng viên ở cấp bậc Đại học. Các năng lực còn lại của năng lực dạy học lần lượt

ở các vị trí dưới của bảng và chỉ trên năng lực hoạt động xã hội. Năng lực giáo dục
và năng lực nghiên cứu khoa học được đánh giá có tầm quan trọng ở mức giữa
trong 9 loại năng lực giảng viên được đưa vào khảo sát. (Xem thêm biểu đồ 1).
Biểu đồ 1: Biểu đồ xếp hạng năng lực theo điểm trung bình đánh giá mức độ
quan trọng của năng lực theo kết quả khảo sát các năng lực của giảng viên
bộ môn QTNNL - ĐHKT TPHCM (tháng 10 năm 2014)
Từ kết quả khảo sát này, có thể nhận định rằng đối với sinh viên ngành QTNNL
với đặc tính tâm lý xã hội khá tốt (phần lớn giữ các vai trò tích cực trong hoạt động
Đoàn, Hội từ những năm phổ thông) không chú trọng quá nhiều đến năng lực hoạt
động xã hội của giảng viên mà quan tâm chủ yếu đến năng lực dạy học, năng lực
giáo dục.
Trang 9/13
Kết quả phân tán ở năng lực dạy học dẫn đến giả thiết: những năng lực mà
giảng viên chưa đáp ứng mong đợi hoặc chưa tốt có thể được sinh viên đồng nhất
với vai trò và mức độ quan trọng cao hơn trong khảo sát này.
Để làm rõ giả thiết này, tác giả gặp gỡ với một số sinh viên của ngành QTNNL,
đưa ra kết quả khảo sát cùng câu hỏi: Các bạn lý giải vì sao lại có kết quả khảo sát
này. Phỏng vấn nhanh cho thấy 4/5 sinh viên được hỏi nhận định rằng những điểm
số đánh giá cao là những nhu cầu mà các em thấy giảng viên của ngành chưa thật
sự đáp ứng tốt với mong đợi khi tham gia học tập. Điều này cho thấy nhận định của
giả thiết là có cơ sở.
Như vậy có thể thấy, sinh viên ngành QTNNL cần được giảng viên giỏi về kiến
thức, khả năng giao tiếp để truyền đạt nội dung logic, có khả năng khơi gợi tình
cảm tốt đẹp, lòng yêu nghề với phẩm chất tư cách tốt… Bên cạnh đó, những đặc
điểm nổi bật của giảng viên thuộc Khoa Kinh tế cũng được các em sinh viên đưa vào
đó là năng lực nghiên cứu khoa học. Bởi trong thực tế, tỉ lệ giảng viên và sinh viên
Khoa Kinh tế tham gia vào nghiên cứu khoa học ở các cấp độ khá cao và là đầu tàu
của trường trong lĩnh vực này. Có tính chất này là do đặc thù các ngành nghề của
Khoa Kinh tế nằm trong các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế quốc dân như Kinh
tế học (vi mô, vĩ mô), Kinh tế lao động (tiền thân của ngành QLNNL), Kinh tế nông

nghiệp, Vật giá (tiền thân của ngành Thẩm định giá), Kinh tế Kế hoạch và đầu tư…
và đặc điểm lịch sử cũng như truyền thống lâu đời của Khoa Kinh tế (tên gọi cũ là
Kinh tế phát triển).
Với đặc tính tâm lý sinh viên của ngành là năng động, tự chủ và sáng tạo cao
nên giảng viên đều đã có những cọ xát và trải nghiệm để mang lại kinh nghiệm
giảng dạy phong phú. Sinh viên còn tích cực tham gia nhiều hoạt động xã hội và văn
hóa – nghệ thuật từ các phong trào sinh viên khiến cho các em có tính duy mỹ và
khả năng cảm thụ ngôn ngữ khá tốt. Ngoài những hoạt động học tập, giảng viên
còn tham gia cùng sinh viên trong các hoạt động xã hội – nghề nghiệp thú vị như
hoạt động từ thiện hay gặp gỡ với cựu sinh viên và tham gia các seminar của các
câu lạc bộ học tập.
Trang 10/13
Các năng lực như hiểu sinh viên, năng lực ngôn ngữ, năng lực tổ chức và điều
khiển học tập, năng lực hoạt động xã hội qua thực tiễn dần trở thành tất yếu vốn có
của giảng viên; đặc biệt là các giảng viên trẻ - vốn là những nhân tố tích cực xuất
phát từ chính ngành QLNNL được giữ lại trường giảng dạy sau khi tốt nghiệp.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một vài giảng viên trong bộ môn chưa tích cực làm
mới mình, thay đổi phương pháp giảng dạy để đáp ứng với các điều kiện phát triển
nhanh của kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế tri thức toàn cầu. Nội dung chương
trình dạy của ngành nhìn chung vẫn còn cũ kĩ và chậm đổi mới so với thực tế ngành
nghề yêu cầu. Đây là một thách thức rất rõ ràng với giảng viên để đáp ứng mong
đợi hợp lý của sinh viên và cũng đã được sinh viên “nhận diện” phần nào qua khảo
sát này.
Trang 11/13
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Qua khảo sát cho thấy các năng lực cần thiết của giảng viên như nhóm năng
lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực nghiên cứu khoa học và năng lực hoạt
động xã hội là những năng lực tất yếu phải có của giảng viên trong thời kỳ hội nhập
hiện nay.
Tùy từng môi trường sư phạm mà giảng viên tham gia, mỗi loại năng lực có

vai trò nhất định đóng góp vào sự lĩnh hội tri thức và phát triển nhân cách cho
người học. Ở bộ môn QTNNL, giảng viên đã có những kỹ năng mềm tốt thì cần trau
dồi hơn kỹ năng cứng về giảng dạy. Điều này có thể thông qua các hình thức sau:
- Đối với trau dồi trí tuệ: không có cách nào khác hơn là giảng viên tích cực tham
gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học của khoa và Bộ môn phải tạo ra nhiều
hoạt động nghiên cứu và trao đổi thường xuyên nhằm giúp giảng viên kết nối tri
thức liên môn để giảng dạy có hiệu quả. Giảng viên cũng phải tự làm mới kiến
thức qua nhiều biện pháp như tự nghiên cứu, trao đổi với các chuyên gia trong
ngành, cựu sinh viên…
- Đối với giao tiếp sư phạm và thiết kế giảng dạy thì cần được trau dồi thông qua
các khóa học nâng cao nghiệp vụ sư phạm giảng viên ban đầu. Do đặc thù xuất
phát từ khoa học kinh tế nên giảng viên trẻ có hạn chế lớn về mặt nghiệp vụ. Để
có thể phát triển trở thành giảng viên giỏi không chỉ giỏi về nghề mà giỏi cả phải
truyền thụ tốt tri thức thì nhất thiết phải tự nhận thức và tự nâng cao nghiệp vụ
sư phạm thường xuyên và liên tục.
Do hạn chế của phạm vi và mẫu nghiên cứu nên kết quả khảo sát có thể không
mang tính đặc trưng tổng thể. Thêm nữa, đặc điểm nhân cách của sinh viên ở lứa
tuổi thanh niên còn bất ổn trong việc quyết định do vậy sự cảm tính (tính tuyệt đối
hóa, tính bắt chước, tính thiên vị…) khi tham gia vào khảo sát cũng là một yếu tố
mà khảo sát chưa xem xét được. Cần phải xem xét khảo sát thêm bằng các hình thức
khác như khảo sát mở rộng vấn đề, phỏng vấn với sinh viên để có thể mở rộng vấn
đề nghiên cứu.
Trang 12/13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tâm lý học Giáo dục Đại học, NXB Đại học Sư phạm TPHCM, 2012.
2. Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB Đại học Sư phạm TPHCM, 2013.
3. PGS. TS. Đoàn Văn Điều (2011), “Một số phẩm chất của giảng viên theo đánh
giá của sinh viên Trường Đại học Sư phạm TPHCM”, Tạp chí Khoa học ĐHSP
TPHCM, số 25 năm 2011.
4. PGS. TS. Đoàn Văn Điều (2010), “Đánh giá của sinh viên ngoài sư phạm về

phẩm chất trong giảng dạy của giảng viên”, Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM,
số 19 năm 2010.
5. Cao Hào Thi – Nguyễn Khánh Duy, “Các phương pháp phân tích định lượng –
Gợi ý giải Bài tập 1 – Thống kê mô tả và phụ lục thực hành thống kê mô tả
với phần mềm SPSS”, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fullbright, năm học
2010 – 2011.
Trang 13/13

×