Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Đề cương ôn thi Kinh doanh quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.6 KB, 23 trang )

3 bước lựa chọn thị trường và 2 kỹ thuật phân tích thị trường
3 bước lựa chọn thị trường:
1. Xác định cơ hội kinh doanh: bao gồm xác định thị trường có hay không có nhu
cầu; xác định sự sẵn có của các nguồn lực, từ đó quyết định sẽ sản xuất ở đâu; xác
định sự phù hợp về môi trường kinh doanh, sự hạn chế hay cấm kỵ của Nhà nước
2. Phân tích các yếu tố và nhân tố môi trường, đặc biệt là hành vi, thái độ của người
tiêu dùng
3. Cân nhắc, ra quyết định
2 kỹ thuật phân tích thị trường:
1. Nghiên cứu tiền khả thi - kỹ thuật scanning
Tập trung nghiên cứu các cơ hội và rủi ro
Sử dụng các thông tin, dữ liệu thống kê thứ cấp, rẻ tiền, sẵn có (như báo cáo thống kê
của các tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ, các bài báo cáo,…)
Nhằm mục đích không phải đánh giá quá nhiều thị trường, có thể hạn chế những thị
trường ko có hoặc có ít cơ hội
2. Nghiên cứu khả thi - kỹ thuật kiểm tra thông tin chi tiết
Sử dụng các cuộc viếng thăm vì mục đích kinh doanh, hội thảo, hội nghị, hội trợ để
đánh giá thực tế, thực chất về thị trường
kết quả thu được sẽ được sử dụng trong việc ra quyết định cuối cùng, nhằm ngăn chặn
việc sa lầy vào các thị trường, hoạt động kinh doanh tốn kém và không mang lại lợi
ích.
TOÀN CẦU HÓA
Bản chất:
Toàn cầu hóa gồm 3 nội dung cơ bản và quan trọng nhất: sự phụ thuộc lẫn nhau, liên kết
lẫn nhau và hội nhập lẫn nhau giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới
Đặc trưng:
Toàn cầu hóa có 2 đặc trưng:
1. TCH về thị trường:
TCH về thị trường là việc các quốc gia riêng biệt và đặc thù hội nhập thành thị trường
toàn cầu
việc dỡ bỏ các rào cản TM  việc kinh doanh giữa các quốc gia càng dễ dàng  sản


phẩm đồng nhất
thị hiếu của người tiêu dùng cũng có xu hướng tiệm cận  thị trường rộng lớn
Tuy nhiên vẫn tồn tại sự khác biệt về thị hieeus, hệ thống kênh phân phối, văn hóa, pháp
luật,…  đòi hỏi các DN có chiến lược marketing, thiết kế sản phẩm và phương pháp
vận hành phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng quốc gia
Thị trường có tính chất toàn cầu nhất ko phải là thị trường hàng tiêu dùng mà là thị
trường hàng công nghiệp, nguyên vật liệu
Các DN trên thị trường toàn cầu hoạt động giống nhau, cạnh tranh mạnh mẽ với nhau
2. TCH về sản xuất:
Là quá trình cung ứng hàng hóa, dịch vụ từ các nơi trên toàn cầu để khai thác, tận dụng
sự khác biệt quốc gia về chi phí và chất lượng của các yếu tố sản xuất  giảm tổng cơ
cấu chi phí hoặc tăng chất lượng, tính năng của sản phẩm  DN hoạt động hiệu quả hơn
Động lực thúc đẩy TCH:
1. Việc rỡ bỏ các rào cản trong các hoạt động TM, đầu tư, dịch vụ, công nghệ, sở hữu
trí tuệ giữa các nước, vùng lãnh thổ
2. Sự phát triển của khoa học – công nghệ
KH-CN phát triển  năng suất tăng  ngày càng nhiều sản phẩm thặng dư 
phân công, chuyên môn hóa theo ngành nghề, lãnh thổ  TM phát triển
Việc áp dụng các tiến bộ KH-KT trong giao thông và thông tin  thế giới thu nhỏ
cả về không gian và thời gian
Ủng hộ TCH:
- TCH mang lại các cơ hội KD mới và các ngành sản xuất mới
- mở ra các thị trường mới và nguồn cung nguyên liệu mới
- giảm giá các mặt hàng
- thúc đẩy tăng trưởng KT
- mang lại việc làm và thu nhập cho người lao động
Phản đối TCH:
- sự sụp đổ của các công ty nhỏ  thất nghiệp; thất nghiệp ở các nước phát triển
tăng do sự cạnh tranh của lđ giá rẻ ở các nước đang PT
- nghèo đói và khoảng cách giàu nghèo

- lao động phụ nữ và trẻ em
- hủy hoại môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên
- sự xâm lấn và đô hộ về văn hóa của các tập đoàn đa quốc gia  nghiêm trọng và
nguy hiểm nhất
- khủng hoảng tài chính và tiền tệ - hiệu ứng domino
- ảnh hưởng đến chủ quyền của các quốc gia
6 phương thức thâm nhập thị trường.
A, Xuất khẩu( exporting) :
Bản chất: là việc bán những sản phẩm, hàng hóa được sản xuất tại nước mình sang nước
khác để sử dụng hoặc bán lại.
Các lọai xuất khẩu: xuất khẩu gián tiếp, xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu, mua ban
Điều kiện áp dụng:
• Khi mới tham gia thị trường quốc tế
• Với các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ví dụ: phương thức này dc P and G áp dụng khi mới tham gia vào thị trường quốc tế,
trong chiến lược quốc tế của mình.
Đây là phương thức thâm nhập doanh nghiệp thường sử dụng trong giạ đoạn đầu tiên
thâm nhập TT QT.
+ Lợi ích :
Tránh chi phí và các nguồn lực khi DN thiết lập hđ sx ở nước ngoài.
Tân dụng đường cong kinh nghiệm và hiệu quả KT nhờ quy mô.
+ Khó khăn :
Thuế và các rào cản thương mại còn rất nhiều sẽ làm tăng giá thành sp.
Cp vận chuyển lưu kho bãi cao.
Đại lý xk khi HĐ ko tốt gây ảnh hưởng trực tiếp đên HĐ KD của DN.
B, Cấp phép( licensing) :
Bản chất: là một thỏa thuận trong đó người sở hữu các tài sản trí tuệ trao cho doanh
nghiệp khác sử dụng tài sản đó trong một thời gian nhất định nhăm đổi lấy tiền bản quyền
hay các khoản phí bù khác.
Đặc điểm:

• Hợp đồng cấp phép thường có giá trị từ 5 đến 7 năm
• Sau khi mối quan hệ được thiết lập, bên cấp phép thường chỉ đóng vai trò to vấn
chứ không tham gia vào thị trường hoặc cung cấp hướng dẫn mang tính chất
quản lý nào
• Hầu hết các doanh nghiệp đều kí kết các thỏa thuận độc quyền, theo đó người
nhận phép không đƣợc phép chia tài sản cấp phép với bất kì công ty nào
khác trong phạm vi quy định Ngoài cấp phép thông thƣờng còn có cấp phép
chéo
Các loại cấp phép:
Cấp phép thương hiệu: như chuột mickey, gấu winni pool.
Cấp phép bí quyết kinh doanh
Điều kiện áp dụng:
• Những doanh nghiệp đã có tên tuổi rất nổi tiếng trên toàn cầu.
• Kinh doanh những nơi rủi ro cao, nhiều rào cản đầu tư trực tiếp, nhiều rào cản
thương mại
+ Lợi ích :
DN cấp phép sẽ tránh rủi ro phát sinh ở TT nước ngoài
Tránh đc rào cản đầu tư trực tiếp
DN vẫn có thể mở rộng HĐ sx kinh doanh mà ko phải tổ chức bộ phận mới.
+ Khó khăn :
DN mất quyền kiểm soát với phát minh, sáng chế của mình .
Ko tận dụng đường cong KN và hiệu quả KT nhờ quy mô.
Trong thời gian dài, DN có thể mất đi TS hữu hình, vô hình.
C, Nhượng quyền( franchising) :
Bản chất: là một thỏa thuận trong đó một doanh nghiệp cho phép một doanh nghiệp khác
quyền sử dụng toàn bộ hệ thống kinh doanh nhằm đổi lấy những khoản phí, tiền bản
quyền và những dạng phí bù khác.
Ví dụ: KFC, McDonald’s dưới dạng nhượng quyền mô hình kinh doanh
Điều kiện áp dụng:
• Với các doanh nghiệp đã có uy tín, thương hiệu lớn trên toàn cầu muốn bành

trướng nhanh chóng trên toàn cầu.
• Khi thâm nhập vào thị trường chưa thực sự am hiều và cần tìm hiểu để phát triển
thị trường nước ngoài.
• Khi thâm nhập vào trị trương nhiều rào cản thương mại và rủi ro.
DN thuê mua Franchise phải tuân thủ tuyệt đối CS của DN.
+ Lợi ích :
Dn tránh chi phí phát triển và rủi ro liên quan đến mở rộng thị trường nước ngoài.
Cty có thể nhanh chóng xây dựng 1 sự hiện diện toàn cầu.
+ Khó khăn :
Ngăn cản khả năng thu lợi nhuận ngoài quốc gia cũng như khả năng hỗ trợ khả
năng cạnh tranh.
Khoảng cách địa lý từ DN cho thuế đến DN thuê nhượng quyền có thể gây khó khăn
trong việc phát hiện ra sản phẩm chất lượng kém.
D, Chìa khóa trao tay( turnkey project) :
Bản chất: Là một thỏa thuận theo đó một doanh nghiệp chủ hay một liên doanh lên kế
hoạch, cấp vốn, tổ chức, quản lý và thực hiện tất cả các giai đoạn của một dự án ở
nƣớc ngoài và sau đó giao nó cho một khách hàng nước ngoài sau khi đã tập huấn cho
đội ngũ nhân viên trong nước.
Điều kiện áp dụng: trong lĩnh vực xây dựng, công trình, thiết kế và kiến trúc
Ví dụ dự án xây đường bộ ở Delhi Ấn độ
+ Lợi ích :
Đây là cách kiếm lợi nhuận kinh tế từ các bí quyết cần thiết để lắp ráp và chạy một
quá trình công nghệ phức tạp .
Ít rủi ro hơn FDI.
+ Khó khăn :
Không có lợi ích lâu dài .
Có thể tạo ra một đối thủ cạnh tranh mới và trực tiếp.
Nếu quá trình công nghệ của công ty là một lợi thế so sánh, sau đó việc bán nó qua dự án
chìa khóa trao tay giống như bán lợi thế so sánh cho các đối thủ cạnh tranh thực tế hoặc
tiềm năng.

E, Liên doanh ( joint venture) :
Bản chất: là một dạng của hợp tác trong đó các một cong ty được thành lập qua việc đầu
tư hoặc góp tài sản chung của hai hay nhiều hãng để tạo nên một pháp nhân mới.
Điều kiện áp dụng:
• Cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
• Khi tham gia vào một thị trường phức tạp
• Là phương thức thâm nhập duy nhất nếu luật quốc gia đó quy định cấm doanh
nghiệp nước ngoài sở hữu 100% các doanh nghiệp nước đó.
Ví dụ: công ty tri star international tại thượng hairddax mua lại số cổ phần đầu tư của
Adams pressed metals,một nhà sản xuất các phụ kiện cho máy kéo và các thiết bị xới đất
khác ở Illinois.
+ Lợi ích :
Ích lợi từ kiến thức của đối tác địa phương về văn hóa, hệ thống chính trị, hệ thống
kinh doanh.
Chi phí và rủi ro của việc mở rộng thị trường nước ngoài đưc[j chia sẻ.
Đáp ứng các cân nhắc chính trị về việc gia nhập thị trường.
+ Khó khăn :
Rủi ro kiếm soát công nghệ của mình .
Không có sự kiếm soát chặt chẽ để nhận thức được đường cong kinh nghiệm và vị trí
kinh tế,
Chia sẻ quyền sở hữu có thể dẫn đến xung đột trong việc kiểm soát, điều hành doanh
nghiệp nếu mục tiêu của các bên khác nhau hay thay đổi.
F, Đầu tư trực tiếp ( wholly owned subsidiary).
Bản chất: Là một phƣơng thức quốc tế hoá mà trong đó, các công ty thiết lập được sự
hiện diện của mình ở nước ngoài thông qua quyền sở hữu những tài sản sản xuất
như vốn, công nghệ, lao động, đất đai, và các trang thiết bị.
Có 3 loại:
• Đầu tư mới
• Sáp nhập
• Mua lại

Điều kiện áp dụng:
• Với doanh nghiệp lớn mạnh, có tiềm lực lớn
• Am hiểu thị trường
• Tiềm lực đối thủ cạnh tranh tại nước đó lớn
+ Lợi ích :
Giảm nguy cơ mất kiếm soát năng lực cốt lõi.
Kiểm soát chặt chẽ hoạt động ở quốc gia khác nhau là cần thiết để đạt được chiến lược
toàn cầu.
Có thể đạt được đường cong kinh nghiệm và vị trí kinh tế.
+ Khó khăn :
Chịu toàn bộ chi phí rủi ro để thiết lập hoạt động ở nước ngoài.
KINH DOANH QUỐC TẾ
SỰ KHÁC BIỆT TRONG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC GIA
Câu hỏi: Nêu bản chất, sự khác biệt và lấy ví dụ?
I. MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA
- Văn hóa là 1 hệ thống những giá trị, chuẩn mực và niềm tin được chia sẻ bởi 1
nhóm người, được kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Các thành tố của văn hóa:
+ Tôn giáo
+ Ngôn ngữ
+ Quan điểm về thẩm mĩ
+ Triết lí về KT-CT
+ Giáo dục
+ Cấu trúc xã hội
- Sự khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia: 5 khía cạnh chính
+ Khoảng cách quyền lực: khoảng cách quyền lực là từ để miêu tả cách 1 xã hội
ứng xử với sự bất bình đẳng về quyền lực giữa con người trong xã hội.
Khoảng cách quyền lực cao Khoảng cách quyền lực thấp
- Bất bình đẳng giữa mọi người cao
- Những người có ít quyền lực bị phụ

thuộc vào những người có nhiều
quyền lực
- Hệ thống phân cấp theo hình kim tự
tháp dốc
- Quyền lực tập trung
- Người cấp dưới luôn được chỉ định cụ
thể phải làm gì
- Ông chủ luôn đúng
- Đặc quyền là phổ biến
- Bất bình đẳng giữa mọi người thấp
- Sự phụ thuộc lẫn nhau ít hơn giữa mọi
người
- Hệ thống phân cấp kim tự tháp phẳng
- Quyền lực phân phối
- Người cấp dưới biết mình cần phải làm

- Mối quan hệ và cách làm việc dân chủ
giữa ông chủ và nhân viên
- Không có đặc quyền
+ Mức độ e ngại rủi ro
E ngại rủi ro thể hiện chừng mực mà con người có thể chấp nhận rủi ro và sự
không chắc chắn trong cuộc sống của họ.
Mức độ e ngại rủi ro cao Mức độ e ngại rủi ro thấp
- Sự không chắc chắn thường xuyên đe dọa
cuộc sống của họ
- Thường xuyên lo âu và buồn phiền
- Cảm xúc thường xuyên được biểu hiện
- Lo sợ những tình huống không rõ ràng và
rủi ro k quen thuộc
- Luôn luôn cảm thấy cần nguyên tắc, ngay

cả khi họ k làm việc
- Sợ hãi sự thay đổi
- Động lực đối với họ là sự an toàn
- Bỉ, Pháp, Nhật Bản
- Con người chấp nhân sự không chắc chắn.
- Ít lo âu và thường cảm thấy hạnh phúc
- Cảm xúc ít được biểu hiện
- Cảm thấy thoải mái với những tình huống
không rõ ràng và rủi ro không quen thuộc
- Cho rằng không nên có nhiều quy tắc hơn
cần thiết
- Sẵn sang thay đối
- Động lực với họ là thành tích
- Ireland, Ấn Độ, Hoa Kỳ
+ Chủ nghĩa cá nhân/chủ nghĩa tập thể
Văn hóa đó đánh giá 1 cá thể theo cá nhân người đó hay việc anh ta thuộc nhóm người
nào
Chủ nghĩa cá nhân Chủ nghĩa tập thể
- Mối quan hệ giữa con người lỏng lẻo
- Cá nhân thường quan tâm đến lợi ích của
mình hơn là lợi ích của tập thể
- Đề cao kĩ năng và khả năng trong làm việc
- Australia, Hoa Kỳ, Canada, Anh
- Mối quan hệ giữa con người chặt chẽ
- Tôn trọng quyết định của tập thể hơn là
quyết định của cá nhân
- Coi trọng mối quan hệ hơn là kĩ năng và
khả năng
- TQ, HQ, Panama
+ Nam tính/nữ tính

Nam tính/nữ tính là khái niệm chỉ 1 định hướng của xã hội dựa trên giá trị của nam tính
và nữ tính.
Nam tính Nữ tính
- Coi trọng cạnh tranh, sự quyết đoán, tham
vọng và sự tích lũy của cải
- Coi trọng tiền và của cải mà không quan
trọng đến những thứ khác
- Australia, Nhật, Hoa Kỳ
- Chú trọng vào việc duy trì vai trò của nhau,
sự phụ thuộc lẫn nhau và quan tâm đến
những người kém may mắn hơn
- Hệ thống phúc lơi phát triển và nhà nước
thường có chế độ trợ cấp cho giáo dục
- Các nước nói tiếng TBN, Scandivania
+ Định hướng ngắn hạn và dài hạn
Định hướng ngắn hạn và dài hạn thể hiện mức độ mà ở đó con người và các tổ chức trì
hoãn sự thỏa mãn để đạt được sự thành công trong dài hạn
Định hướng ngắn hạn Định hướng dài hạn
- Hoa Kỳ và các nước phương Tây đều chú
trọng đến định hướng ngắn hạn, ngại đầu
tư và mong đợi kết quả sớm.
- Được thể hiện rõ nhất trong các giá trị
đạo đức của người châu Á- các định hướng
văn hóa truyền thống: tính kỉ luật, sự trung
thành, sự siêng năng, quan tâm đến giáo
dục, sự tôn trọng gia đình, chú trọng đoàn
kết cộng đồng và kiểm soát ham muốn cá
nhân
II. MÔI TRƯỜNG KINH TẾ
Môi trường kinh tế của các quốc gia khác nhau là khác nhau.Mỗi quốc gia có trình độ

phát triển, tiềm năng kinh tế và năng suất khác nhau.Để kinh doanh thành công ở 1
quốc gia, cần phải hiểu được bản chất môi trường kinh tế của quốc gia đó. Khi nghiên
cứu môi trường kinh tế của 1 quốc gia cần quan tâm tới các chỉ số sau:
1. Tổng thu nhập quốc gia-GNI
- GNI là giá trị thị trường của mọi hàng hóa dịch vụ mới được sản xuất bởi các nhân
tố sản xuất trong nước. GNI là thước đo bao quát nhất của hoạt động kinh tế trong
1 nước.
- Phần cơ bản nhất của GNI là tổng sản phẩm nội địa GDP. GDP là giá trị của mọi
hàng hóa dịch vụ được sản xuất trong biên giới của 1 quốc gia trong vòng 1 năm,
k phân biệt chủ thể kinh tế nội địa hay nước ngoài.
2. Chỉ số ngang giá sức mua PPP
- PPP là số đơn vị tiền tệ của 1 quốc gia cần thiết để mua cùng 1 khối lượng hàng
hóa, dịch vụ trong thị trường nội địa của 1 nước khác.
3. Chỉ số phát triển con người của Liên Hợp Quốc HDI
- Chỉ số HDI đo lường thành tựu trung bình của 1 nước ở 3 phương diện
+ Tuổi thọ: tính theo độ tuổi trung bình từ lúc sinh ra
+ Kiến thức: tính theo tỉ lệ người trưởng thành biết chữ và được giáo dục cơ bản,
cấp 2 và tổng tỉ lệ giáo dục cấp cao hơn
+ Mức sống: đo lường bằng GNI đầu người theo PPP bằng USD
4. Tổng sản phẩm xanh quốc gia
- Đánh gia GNP có tính đến sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên, sự xuống cấp
của môi trường
5. Tổng hạnh phúc quốc gia GNH
- Chỉ số này cho thấy sự phát triển thực tế của xã hội con người khi phát triển vật
chất và tinh thần diễn ra song hành, bù trừ và bổ trợ cho nhau. Nó cũng đo lường
sự thăng tiến của phát triển kinh tế-xã hội bền vững và cân bằng, duy trì và phát
triển các giá trị văn hóa, bảo tồn môi trường tự nhiên và thiết lập 1 chính quyền
tốt.
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ
Câu hỏi: 4 chiến lực kinh doanh quốc tế cơ bản? Vẽ sơ đồ, nêu bản chất, áp dụng hiệu

quả khi nào, lấy ví dụ.
1. Chiến lược là 1 kế hoạch, được thực hiện nhằm đạt được 1 mục đích cụ thể
2. Chiến lược được hiểu theo nguyên tắc 5P:
+ Perspective: tầm nhìn, quan điểm, nhận định được chia sẻ bởi 1 nhóm người
trong 1 tổ chức
+ Plan: Chiến lược phải được lập kế hoạch 1 cách chi tiết, cần có cột mốc và tiêu
chuẩn để đánh giá kết quả thực hiện
+ Patterns: kiên định thực hiện mục tiêu đã đề ra. Đã là chiến lược phải nhắc đến
sự dài hạn
+ Possition or Possitioning: định vị hoặc xác định vị trí của sản phẩm dịch vụ cũng
như DN của mình trên thị trường
+ Ploy: thủ đoạn (đạo đức phải xét tới tính thời điểm), được sử dụng để qua mặt
đối thủ cạnh tranh, muốn thâu tóm phải hiểu đối thủ.
3. Tháp chiến lược:
Vision (tầm nhìn)
Mission (nhiệm vụ cụ thể)
Goals (mục tiêu cụ thể, ngắn hạn hơn)
Stratergies
Tactics (chiến thuật để thực hiện chiến lược)
Action Plan (kế hoạch thực hiện 1 công việc cụ thể hay 1 nhóm công việc cụ thể)
4. Để đạt được mục tiêu đề ra thì phải cân bằng được điểm mạnh, điểm yếu
5. Quy trình thực hiện chiến lược:
+ Thiết lập mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể
+ Phân tích các yếu tố môi trường
+ Xd chiến lược
+ Thực hiện và triển khai chiến lược
+ Đánh giá, kiểm soát và điều chỉnh thay đổi
6. Khi mở rộng kinh doanh toàn cầu, có 2 áp lực chính:
+ Áp lực thích nghi hóa địa phương: vì các thị trường luôn khác nhau về khẩu vị
và sở thích, cơ sở hạ tầng, có sự khác biệt về kênh phân phối và các yêu cầu của

chính phủ. Do đó phải đa dạng hóa sản phẩm về chất lượng và thiết kế để phù hợp
với khẩu vị
+ Áp lực về cắt giảm chi phí: nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm được tiêu
chuẩn hóa toàn cầu. Các đối thủ lớn đang sử dụng chiến lược chi phí thấp.Người
tiêu dùng có xu thế nhạy cảm về giá. Áp lực của tự do hóa thương mại.Do đó DN
nên cắt giảm chi phí ở toàn bộ các bộ phận hoặc ở 1 số các bộ phận được đánh giá
là tốn kém và không hiệu quả (vd: marketing, nghiên cứu phát triển, nhân sự,…)
7. 4 chiến lược kinh doanh quốc tế cơ bản: (quan trọng)
Áp lực về thích nghi hóa địa phương
2. Chiến lược toàn cầu 3. Chiến lược xuyên quốc gia
1. Chiến lược quốc tế 4. Chiến lược đa quốc gia
Áp lực về cắt giảm chi phí
1. Chiến lược quốc tế
- Được áp dụng trong giai đoạn đầu của KDQT, với phương thức thâm nhập là xuất
khẩu
- Bản chất: tập trung bộ phận và hoạt động nghiên cứu phát triển tại quốc gia đặt trụ
sở chính và thiết lập hoạt động sản xuất, marketing ở quốc gia mà họ đang thực
hiện hoạt động KDQT. Nhưng trụ sở chính vẫn thực hiện kiểm soát chặt chẽ các
hoạt động trên
- Xây dựng và chuyển giao năng lực cốt lõi của DN từ trụ sở chính sang các quốc
gia mà DN kd (trong điều kiện ở quốc gia đó đối thủ cạnh tranh không có hoặc
thiếu các năng lực trên)
- Với chiến lược này thì sản phẩm không được điều chỉnh quá nhiều
- Có hiệu quả khi: DN mới gia nhập thị trường quốc tế và phải đối mặt với áp lực
thích nghi hóa địa phương cũng như áp lực giảm chi phí thấp
2. Chiến lược toàn cầu
- Bản chất: hoạt động sản xuất, marketing và nghiên cứu phát triển được tập trung ở
những địa điểm phù hợp và có hiệu quả nhất.
- sản phẩm, dịch vụ cho tất cả các thị trường
- Tập trung vào chiến lược chi phí thấp thông qua đường cong kinh nghiệm , giảm

chi phí khi tăng quy mô
- Các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa khiến cho chi phí được cắt giảm
- Có hiệu quả khi DN gặp phải áp lực lớn về cắt giảm chi phí và áp lực nhỏ về yêu
cầu thích nghi hóa địa phương
3. Chiến lược đa quốc gia
- Bản chất: Sản phẩm và dịch vụ được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu địa
phương: thiết kế, sản xuất, nghiên cứu, phát triển, marketing, bán hàng.
- Mỗi thị trường có 1 dòng sản phẩm khác nhau (VD: Dasani của tập đoàn
Cocacola, chỉ có ở thị trường VN; ở TQ có trà xanh đóng chai,…)
- Nhiệm vụ: tối đa hóa hoạt động thích nghi hóa địa phương. Điểm yếu: không tận
dụng được đường cong kinh nghiệm và hiệu quả ở các thị trường mà nhu cầu của
người tiêu dùng là đa dạng
+ Đường cong kinh nghiệm (t261): khi kinh nghiệm của DN trong việc sản xuất
hàng hóa và cung ứng dịch vụ tăng lên thì thời gian và chi phí sản xuất hh hoặc
cung ứng dv đó ngày càng giảm đi.
VD: Trong ngành công nghiệp sản xuất máy bay cho thấy cứ khi nào sản lượng
máy bay tăng lên gấp đôi thì chi phí trên 1 đơn vị sản phẩm về cơ bản giảm xuống
còn 80% tổng chi phí của mức sản lượng trước đó.
Lợi ích của đường cong kinh nghiệm của doanh nghiệp có thể dựa trên mối quan
hệ giữa chi phí sản xuất trên 1 đơn vị sản phẩm với sản lượng tăng lên. Lợi ích của
đường cong kinh nghiệm có được là nhờ vào hiệu quả kinh tế nhờ quy mô và lợi
ích cuat học hỏi thông qua càng học càng giỏi. (lợi ích học hỏi thầy không dạy,
xem thêm trang 262 nếu cần )
+ Hiệu quả kinh tế theo quy mô (t262): là việc giảm chi phí trên 1 đơn vị sản xuất
khi đạt được 1 lượng sản phẩm lớn nhất định. Hiệu quả kinh tế nhờ quy mô xuất
hiện khi DN khai thác được các chi phí cố định trên mức sản lượng lớn sẽ làm
giảm chi phí trên 1 đơn vị.
VD: trong ngành sản xuất ô tô, quy mô hiệu quả của 1 nhà máy là phải sản xuất
200000 ô tô 1 năm. Các DN sản xuất ô tô lại ưa thích chỉ sx 1 model sản phẩm ở 1
nhà máy để đảm bảo giảm chi phí chuyển đổi sản xuất từ model này sang model

khác. Nếu nhu cầu thị trường nội địa đối với 1 model chỉ là 100000 ô tô 1 năm thì
khả năng để đạt được công suất hiệu quả 200000 ô tô sẽ không bao giờ đạt được,
và chi phí sản xuất trên 1 ô tô sẽ rất cao. Tuy nhiên nếu DN xuất khẩu ô tô phục vụ
cấu trúc
doanh
nghiệp
sự khác biệt theo
chiều ngang
cơ chế hợp tác
giữa các bộ phận
trong DN
sự khác biệt theo
chiều dọc
thêm thị trường quốc tế thì DN có thể đẩy sản lượng sản xuất của nhà máy lên
200000 đơn vị để hiệu quả sản xuất từ quy mô lớn, giảm chi phí sản xuất và tăng
lợi nhuận. (đây là ví dụ trong sách, chỉ nên đọc hiểu và tìm ví dụ khác khi đi thi)
4. Chiến lược xuyên quốc gia
- Đây là chiến lược được trộn lẫn các chiến lược trên
- Bản chất: DN vừa cắt giảm chi phí và thích nghi hóa địa phương thông qua chuyển
giao năng lực cốt lõi và hệ thống học tập toàn cầu
- Có hiệu quả khi DN chịu cả 2 áp lực cao
Phần 5 : mô hình tổ chức và cấu trúc doanh nghiệp kinh doanh quốc tế
I. Sự khác biệt theo chiều dọc
là quá trình ra quyết định, đc thể hiện ở 2 điểm: +qtrinh ra qđ tập trung
+cơ chế phân quyền
a. Tập trung
- Mọi qđinh được tập trung ở trụ sở chính, phụ
thuộc vào 1ng ( hoặc 1 nhóm ng)
- Qđinh đc duy trì một cách ổn định và xuyên suốt
khắp tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp

- Những quản lí cấp dưới k có quyền can thiệp
hoặc thay đổi qđ của ng quản lí cấp cao hơn
- Quá trình ra qđ và thực thi qđ được quản lí một
cách chặt chẽ ở mọi bộ phận của dn
 Lợi thế: mô hình này tránh cho doanh nghiệp phải chịu những qđ trùng lặp tốn
thời gian và nguồn lực
 Nhược điểm
• Triệt tiêu sáng tạo và tính chủ động của các cấp quản lí
• Các qđ đc tập trung ở trụ sở chính, trong nhiều trường hợp k phù hợp
với tình hình thực tế của địa phương => mất thời gian liên lạc để xin qđ,
lỡ công việc kd.
b. Phân quyền
- Qđ đc thực hiện ở mọi cấp quản lí của dn
 Lợi thế
• Quá trình giao quyền sẽ gỡ bỏ những gánh nặng của việc phải ra quá nhiều
qđ với trụ sở chính
• Tạo động lực và tăng sức sáng tạo cho những ng quản lí ở các cấp
• Cơ chế quản lí linh hoạt, gắn với quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cá nhân
Top
Management
bán hàng
sản xuất Marketing
quản lí nguồn
nhân lực
tài chính
Headqua
rters
dòng sp A dòng sp B
bộ phận bán
hàng

sxuat
marketing
qli nhân lực
dòng sp C
• Giúp cho dn thích ứng tốt nhất với những biến động nhanh chóng của thị
trường
 Nhược điểm
• Việc phân quyền thiếu kiểm soát đôn đốc sẽ mất quyền kiểm soát dn
• Qđ bị chồng chéo ở các cấp và gây xung đột trong quá trình ra qđ
II. Sự khác biệt theo chiều ngang
Là cách dn tổ chức sắp xếp các bộ phận : + theo chức năng
+ theo dòng sản phẩm
a. Mô hình tổ chức theo chức năng
Dựa vào đặc thù, tính năng và yêu cầu công việc để tổ chức
b. Mô hình tổ chức theo dòng sp
- Dn có bao nhiêu dòng sp thì mô hình sẽ đc tổ chức bằng bấy nhiêu dòng
- Trong mỗi dòng lại có các bộ phận chức năng để phục vụ
Headquarter
Product
Line A
Product
Line B
Product
Line C
International
Division
Product line A Product line B Product line C
Headquarter
Worldwide
product line A

Worldwide
product line B
Area 1 (USA) Area 2 (Asia) Area 3 (EU)
Worldwide
product line C
Worldwide
product line D
=>>>>>>>>Vậy, khi tham gia vào trị trường quốc tế, doanh nghiệp nên làm
j?
1. Thiết lập 1 phòng hoặc 1 bộ phận chuyên trách thị trường quốc tế
- Nếu dn đang sử dụng mô hình nào ở trong nước thì cũng phát triển mô hình như
vậy nhưng bổ sung them bộ phận quốc tế
- Đây thường là mô hình đc dn sử dụng trong giai đoạn đầu khi thâm nhạp vào thị
trường quốc tế
 Lưu ý : mô hình này tiềm tàng những xung đột và vấn đề nảy sinh trong quá
trình hợp tác giữa các bộ phận quốc nội và các bộ phận quốc tế
2. Mô hình tổ chức theo dòng sp toàn cầu
- Được xây dựng khi dn áp dụng mô hình dòng sp ở quốc nội
Headquarter
Area 1 (America) Area 2 (Europe) Area 3 (Asia)
Product line A Product line B Product line C
Area 4 (Africa)
- Khi áp dụng mô hình này, năng lực cốt lõi sẽ đc di chuyển và chuyển giao giữa các
chi nhánh
- Hđ sản xuất sẽ đc tập trung ở 1 số địa điểm có lợi thế và số lượng sp ra lớn, sau đó
mới đc phân phối cho các khu vực
 Dn tận dụng đc đường cong kinh nghiệm và hiệu quả kinh tế nhờ quy mô
- Mô hình này có hiệu quả ở các thị trường hoặc đối với sản phẩm có yêu cầu thích
nghi hóa địa phương thấp
3. Mô hình tổ chức theo khu vực địa lí toán cầu

- Phù hợp với các dn đang tổ chức theo mô hình chức năng nhiệm vụ ở nội địa và
khi dn có yêu cầu cao đối với việc thích nghi hóa địa phương
- ở mh này, dn sẽ chia thị trường toàn cầu thành các khu vực dựa trên phạm vi địa lí
 dễ dẫn tới sự chia nhỏ và phân mảnh dn
4. mô hình ma trận toàn cầu
- khắc phục những hạn chế của 2 mô hình trên
- cho phép dn tổ chức theo cả khu vực địa lí và dòng sp
- 1 cá nhân hoặc nhà quản lí sẽ chụ ảnh hưởng của qđ thuộc 2 nhóm
+ giám đốc khu vực
+ giám đốc dòng sp toàn cầu
 Nhược điểm
• Dễ dấn tới xung đột về quyền lực và ảnh hưởng giữa ng quản lí khu vực và
ng quản lí dòng sp
• Đôi khi sự xung đột này dẫn tới sự đình trện công việc
• Mối quan hệ cá nhân và những xung đột mang tính cá nhân gây ra nhiều
ảnh hưởng xấu trong mô hình tổ chức của dn
 Mô hình này có hiệu quả với những tập đoàn có quy mô lớn, phức tạp, nhiều sp
và cần sự kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, yêu cầu các cá nhân cần dc huấn
luyện và xđinh rõ vai trò, nhiệm vụ cũng như công việc cần làm
III. Cơ chế hợp tác giữa các đơn vị
- Cơ chế này đc áp dụng với tất cả các dn kinh doanh qte, bất kể quy mô, kích cỡ,
ngành nghề nhằm đạt đc những mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đặt ra
- Mô hình hợp tác chính thức ở quy mô nhỏ và đơn giản nhất là sử dụng các mối
quan hệ trực tiếp và liên hệ trực tiếp giữa những người và các bộ phận trong cùng
tổ chức
- Đầu mối liên hệ: mỗi đơn vị sẽ cử ra 1 các nhân làm đầu mối liên hệ thông tin
trong quá trình hợp tác với các đơn vị khác
- Mô hình hợp tác theo nhóm: mỗi đơn vị sẽ cử ra 1 hoặc 1 vài cá nhân tham gia vào
1 nhóm để thực hiện các dự án của tổ chức mình và sẽ tự giải tán sau khi dự án kết
thúc

- Mô hình hợp tác theo ma trận
- Phương thức hợp tác:
hợp tác theo ma trận
theo nhóm
đầu mối liên hệhợp tác
chính
thức
+ hợp tác và trao đổi thông tin chính thức
+ hợp tác không chính thức:
A
B
C
F
E
D
G
• Dn sẽ sd hệ thống thông tin và các kiến thức đc chia sẻ chung làm công cụ
hợp tác giữa các đơn vị
• Bản chất: các nhà quản lí sẽ sd mối quan hệ cá nhân để tiến hành hợp tác và
giải quyết vđề với các bộ phận khác
• Lợi ích: * thể hiện đc sự dân chủ công bằng giữa con ng với con ng trong
dn
*tăng cường quan hệ và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nhà quản lí
trong dn
*tiết kiệm thời gian, chi phí và tránh những xung đột k cần thiết về
trách nhiệm, vai trò và quyền lợi giữa các nhà quản lí trong dn

×