Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến vấn đề sử dụng đất và thu nhập của người dân trên địa bàn quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.98 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
kho¸ luËn tèt nghiÖp
§Ò tµi:
"Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến vấn đề
sử dụng đất và thu nhập của người dân trên địa bàn
quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội”
Sinh viên thực hiện : VŨ HẢI QUÂN
Lớp : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI A
Khoá : 51
Chuyên ngành : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Người hướng dẫn : PGS.TS. NGUYỄN KHẮC THỜI
Địa điểm thực hiện: Phòng Kế hoạch tổng hợp Sở TN&MT Hà Nội


hµ néi - 2010
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là sinh viên Vũ Hải Quân - Lớp QL51A - Khoa Tài Nguyên và Môi
trường - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Tôi xin cam đoan trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp tại phòng
Kế hoạch tổng hợp - Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội, mọi thông tin và số
liệu thu thập hoàn toàn đúng sự thật và chính xác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2010.
Sinh viên
Vũ Hải Quân
i
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian thực tập khoá luận tốt nghiệp, lời đầu tiên em xin chân
thành cảm ơn tới những người đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên trong quá trình
thực hiện đề tài này.
Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS


Nguyễn Khắc Thời - Người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Em xin trân trọng cảm ơn những lời khuyên, định hướng quý báu của các
thầy cô giáo trong khoa Tài Nguyên và Môi trường trong quá trình thực hiện đề
tài.
Em xin chân thành cảm ơn các bác, các chú, các anh, chị ở Sở Tài Nguyên
và Môi trường đặc biệt là các cán bộ của phòng Kế hoạch tổng hợp đã tạo điều
kiện thuận lợi cho em sưu tầm tài liệu, thực hiện đề tài được tốt nhất.
Cảm ơn gia đình và bạn bè đã quan tâm, động viên em trong suốt quá
trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày tháng năm 2010
Sinh viên
Vũ Hải Quân
ii
MỤC LỤC
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích: 2
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Khái niệm đô thị và đô thị hóa 3
2.1.1 Đô thị 3
2.1.2 Đô thị hóa 7
2.2 Đô thị và đô thị hóa ở Việt Nam 10
2.2.1 Quá trình phát triển đô thị ở Việt Nam 10
2.2.2 Những đặc điểm của đô thị ở Việt Nam hiện nay 15
2.2.3 Vai trò của đô thị trong sự nghiệp phát triển công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam 17
2.2.4 Xu hướng đô thị hoá ở Việt Nam 20
2.3 Ảnh hưởng của đô thị hóa đến vấn đề sử dụng đất 21

2.4 Ảnh hưởng của đô thị hóa đến thu nhập của người dân 23
PHẦN III
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1 Nội dung nghiên cứu 26
3.2. Phương pháp nghiên cứu 26
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu 26
3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu có sẵn 26
3.2.3 Phương pháp điều tra cơ bản 26
3.2.4 Phương pháp sử lý số liệu điều tra phân tích kết quả nghiên cứu 27
3.2.5 Phương pháp phân tích mức 27
iii
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 28
4.1.1 Điều kiện tự nhiên: 28
4.1.2 Điều kiện kinh tế – xã hội: 29
4.2 Khái quát quá trình đô thị hóa ở địa bàn quận Cầu Giấy - TP.Hà Nội 33
4.2.1 Biến động đất đai quận Cầu Giấy 33
4.2.2 Sự thay đổi về dân số 38
4.2.3 Sự thay đổi các cơ sở sản xuất kinh doanh 42
4.2.4 Biến động về kinh tế 43
4.2.5 Đánh giá chung 45
4.3 Ảnh hưởng của đô thị hóa đến vấn đề sử dụng đất và thu nhập của người dân ở 2 phường điều
tra 46
4.3.1 Một số đặc điểm chung ở 2 phường nghiên cứu 46
4.3.2 Đặc điểm đất đai của 2 phường nghiên cứu 47
4.3.3 Đặc điểm dân số ở 2 phường nghiên cứu 48
4.3.4 Ảnh hưởng đô thị hóa đến đất thổ cư của các hộ điểu tra 49
4.3.5 Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến giá đất ở 2 phường nghiên cứu 51
4.3.6 Ảnh hưởng của đô thị hóa đến nghề nghiệp của các hộ điểu tra 52

4.3.7 Ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống và thu nhập của các hộ gia đình 54
4.3.8 Nhận xét chung 55
4.4 Một số giải pháp sử dụng đất hiệu quả và nâng cao thu nhập của người dân quận Cầu Giấy 56
PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58
5.1 Kết luận 58
5.2. Kiến nghị 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
iv
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Kết quả giá trị sản xuất- giá hiện hành của các ngành
kinh tế quận Cầu Giấy năm 2009 30
Bảng4.2: Sự thay đổi cơ cấu đất đai của quận Cầu Giấy 34
Bảng 4.3: Phân bố diện tích đất phi nông nghiệp cho các mục đích sử dụng 37
Bảng 4.4: Phân bố dân số trên địa bàn quận Cầu Giấy
giai đoạn 2000 – 2009 38
Bảng 4.5: Cơ cấu lao động quận Cầu Giấy theo ngành kinh tế 40
Bảng 4.6: Tình hình doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn. .42
Bảng 4.7: Biến động cơ cấu kinh tế quận Cầu Giấy 43
Bảng 4.8: Hiện trạng sử dụng đất của 2 phường điều tra nghiên cứu 47
Bảng 4.9: Phân bố dân số trên địa bàn 2 phường nghiên cứu
giai đoạn 2005 – 2009 48
Bảng 4.10: Thực trạng nhà ở của các hộ điều tra tại 2 khu vực nghiên cứu (200 5 –
2009) 49
Bảng 4.11 : Tình hình việc làm của các hộ điều tra 53
Bảng 4.12 : Tài sản của hộ gia đình trước và sau đô thị hóa
trên địa bàn nghiên cứu 54
vi
DANH MỤC HÌNH

Biểu đồ 4.1: Biến động diện tích đất nông nghiệp 35
Biểu đồ 4.2: Biến động diện tích đất phi nông nghiệp 36
Biểu đồ 4.3: Biến động diện tích đất chưa sử dụng 38

vii
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đô thị hóa với tốc độ ngày càng cao là xu thế tất yếu của các quốc gia trên
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong sự nghiệp phát triển kinh tế –
văn hóa – xã hội của các quốc gia, đô thị hóa có vai trò quan trọng hình thành
nên các đô thị, các trung tâm hạt nhân quan trọng của một vùng lãnh thổ.
Từ khi Chính phủ Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa và chính sách kinh
tế thị trường, tốc độ đô thị hóa tăng lên rất nhanh ở các thành phố, thị trấn thị tứ.
Việc đô thị hóa đã tạo ra sự thay đổi lớn lao về môi trường, kinh tế, xã hội, góp
phần không nhỏ nâng cao điều kiện sống và việc làm cho người dân làm cho bộ
mặt xã hội ngày càng được cải thiện. Bên cạnh những mặt tích cực đó, quá trình
đô thị hóa cũng phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết như việc đền bù giải
phóng mặt bằng, cách thức di dân, dãn dân Nếu không có chiến lược và giải
pháp cụ thể, chúng ta sẽ gặp nhiều vướng mắc và lúng túng trong quá trình giải
quyết, đôi khi nảy sinh những vấn đề ngày càng phức tạp.
Trong những năm qua, Hà Nội là một trong những nơi có dân số tăng quá
nhanh cùng quá trình đô thị hóa không được quy hoạch tốt đã khiến Hà Nội trở
thành một thành phố chật chội, ô nhiễm và giao thông nội ô thường xuyên ùn
tắc. Trong đó, điển hình là quận Cầu Giấy hiện nay là quận phát triển có tốc độ
đô thị hóa cao nhất của Thành phố. Vì vậy việc đánh giá những vấn đề phát sinh
trong quá trình đô thị hóa ở đây là việc cần thiết, từ đó tìm ra được nguyên nhân
cũng như giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại do quá trình đô thị
hóa mang lại giúp cho xã hội phát triển một cách bền vững lâu dài.
Để đánh giá những ảnh hưởng của đô thị hóa đến việc sử dụng đất của địa

phương, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững, có hiệu quả cao nhất, khai thác
1
tốt tiềm năng và điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến vấn đề sử dụng đất và
thu nhập của người dân trên địa bàn quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội”.
1.2. Mục đích:
- Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến sự chuyển đổi mục đích
sử dụng đất về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường trên địa bàn quận Cầu Giấy
– thành phố Hà Nội.
- Xác định các tác động của đô thị hóa đến thu nhập của người dân tại địa
phương.
- Đề ra những giải pháp giải quyết những vấn đề còn bất cập trong quá trình
đô thị hóa trên địa bàn quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội.
2
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Khái niệm đô thị và đô thị hóa
2.1.1 Đô thị
a.Khái niệm đô thị
Một đô thị hay khu đô thị là một khu vực có mật độ gia tăng các công trình
kiến trúc do con người xây dựng so với các khu vực xung quanh nó. Các đô thị
có thể là thành phố, thị xã, trung tâm dân cư đông đúc nhưng thuật từ này thông
thường không mở rộng đến các khu định cư nông thôn như làng, xã, ấp.
Các đô thị được thành lập và phát triển thêm qua quá trình đô thị hóa. Đo đạt
tầm rộng của một đô thị sẽ giúp ích cho việc phân tích mật độ dân số, sự mở
rộng đô thị, và biết được các số liệu về dân số nông thôn và thành thị.
Không như một đô thị, một vùng đô thị không chỉ bao gồm đô thị mà còn bao
gồm các thành phố vệ tinh cộng vùng đất nông thôn nằm xung quanh có liên hệ
về kinh tế xã hội với thành phố đô thị cốt lỏi, tiêu biểu là mối quan hệ từ công ăn
việc làm đến việc di chuyển hàng ngày ra vào mà trong đó thành phố đô thị cốt

lỏi là thị trường lao động chính. Thật vậy, các đô thị thường kết hợp và phát
triển như trung tâm hoạt động kinh tế/dân số trong một vùng đô thị lớn hơn.
Các vùng đô thị thường thường được định nghĩa bằng việc sử dụng các quận
(như ở Hoa Kỳ) hoặc các đơn vị chính trị cấp quận làm đơn vị nền tảng. Quận
có chiều hướng hình thành các ranh giới chính trị bất di bất dịch. Các kinh tế gia
thường thích làm việc với các thống kê xã hội và kinh tế dựa vào các vùng đô
thị. Các đô thị được dùng để thống kê thích hợp hơn trong việc tính toán việc sử
dụng tỉ lệ đất quân bình trên đầu người và mật độ dân cư (theo Dumlao &
Felizmenio 1976).
Ở các nước châu Á và trên thế giới nói chung đã hình thành đô thị từ rất sớm,
3
cách đây khoảng mấy ngàn năm. Tuy nhiên, đến nay khái niệm về đô thị chỉ có
tính tương đối do tính khác nhau về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống
dân cư. Mỗi nước có quy định riêng tùy theo yêu cầu và khả năng quản lý của
mình. Song phần nhiều vẫn thống nhất lấy hai tiêu chuẩn cơ bản sau:
- Quy mô và mật độ dân số: Thông thường mật độ dân số tối thiểu cần thiết
để được gọi là một đô thị phải là 400 người/km
2
hay 1000 người trên một dặm
vuông Anh. Các quốc gia châu Âu định nghĩa đô thị dựa trên cơ bản việc sử
dụng đất thuộc đô thị, không cho phép có một khoảng trống tiêu biểu nào lớn
hơn 200 mét. Dùng không ảnh chụp từ vệ tinh thay vì dùng thống kê từng khu
phố để quyết định ranh giới của đô thị.
- Cơ cấu lao động: Tại các quốc gia kém phát triển, ngoài việc sử dụng đất và
mật độ dân số nhất định nào đó, một điều kiện nữa là phần đông dân số, thường
là 75% trở lên, không có hành nghề nông nghiệp hay đánh cá.
Tại Úc, các đô thị thường được ám chỉ là các "trung tâm thành thị" và được
định nghĩa như là những khu dân cư chen chúc có từ 1000 người trở lên và mật
độ dân cư phải tối thiểu là 200 người trên một cây số vuông
Tại Canada, một đô thị là một vùng có trên 400 người trên một cây số vuông

và tổng số dân phải trên 1.000 người. Nếu có hai đô thị hoặc nhiều hơn trong
phạm vi 2 km của nhau, các đô thị này được nhập thành một đô thị duy nhất.
Các ranh giới của một đô thị không bị ảnh hưởng bởi ranh giới của các khu tự
quản (thành phố) hoặc thậm chí là ranh giới tỉnh bang
Tại Trung Quốc, một đô thị là một khu thành thị, thành phố và thị trấn có mật
độ dân số hơn 1.500 người trên một cây số vuông. Đối với các khu thành thị có
mật độ dân số ít hơn 1.500 người trên một cây số vuông thì chỉ dân số sống
trong các đường phố, nơi có dân cư đông đúc, các làng lân cận nhau được tính là
dân số thành thị.
Tại Pháp, một đô thị là một khu vực bao gồm một vùng phát triển do xây cất
4
(gọi là một "đơn vị thành thị" (unité urbaine). - gần giống như cách định nghĩa
của đô thị Bắc Mỹ và các vùng vành đai ngoại ô (couronne périurbaine). Mặc
dù cách dịch chính thức thuật từ aire urbaine của INSEE là "urban area" trong
tiếng Anh, đa số người Bắc Mỹ sẽ nhận thấy rằng nó tương tự với định nghĩa về
vùng đô thị của mình.
Tại Nhật Bản, các đô thị được định nghĩa như là các vùng cận kề nhau gồm
các khu dân cư đông đúc. Điều kiện cần thiết là đô thị phải có mật độ dân số trên
4.000 người trên một cây số vuông.
Tại Hoa Kỳ, có hai loại khu đô thị. Thuật từ urbanized area dùng để chỉ một
khu đô thị có từ 50.000 dân trở lên. Các khu đô thị dưới 50.000 dân được gọi là
urban cluster. Cụm từ Urbanized areas được sử dụng lần đầu tiên tại Hoa Kỳ
trong cuộc điều tra dân số năm 1950 trong khi cụm từ urban cluster được thêm
vào trong cuộc điều tra dân số năm 2000. Cục điều tra dân số Hoa Kỳ định nghĩa
một khu đô thị như "những cụm thống kê cốt lõi có mật độ dân số ít nhất là
1.000 người trên một dặm vuông Anh hay 386 người trên một cây số vuông và
những cụm thống kê xung quanh nó có tổng mật độ dân số ít nhất là 500 người
trên một dặm vuông hay 193 người trên một cây số vuông."
Khái niệm về khu đô thị được Cục điều tra dân số Hoa Kỳ định nghĩa thường
được dùng như thước đo chính xác hơn diện tích của một thành phố vì trong các

thành phố khác nhau cũng như tiểu bang khác nhau, đường phân giới giữa các
ranh giới thành phố và khu đô thị của thành phố đó thường không như nhau. Thí
dụ, thành phố Greenville, South Carolina có dân số thành phố dưới 60.000
nhưng khu đô thị có trên 300.000 người trong khi đó Greensboro, North
Carolina có dân số thành phố trên 200.000 nhưng dân số khu đô thị khoảng
270.000. Điều đó có nghĩa là Greenville thật sự "lớn hơn" theo một số ý nghĩa
và mục đích nào đó nhưng không phải theo một số ý nghĩa và mục đích khác, thí
dụ như thuế, bầu cử địa phương.
5
Ở nước Việt Nam Việt Nam theo nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 5
tháng 10 năm 2001 của Chính phủ Việt Nam về việc phân loại đô thị và cấp
quản lý đô thị: Đô thị là khu dân cư tập trung có những đặc điểm sau:
- Về cấp quản lí, đô thị là thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quyết định thành lập;
- Về trình độ phát triển, đô thị phải đạt được những tiêu chuẩn sau:
+ Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ như: vùng liên
tỉnh, vùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc vùng trong tỉnh, trong
thành phố trực thuộc Trung ương; vùng huyện hoặc tiểu vùng trong huyện.
+ Đối với khu vực nội thành phố, nội thị xã, thị trấn tỉ lệ lao động phi nông
nghiệp tối thiểu phải đạt 65% tổng số lao động; cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt
động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế quy
hoạch xây dựng quy định cho từng loại đô thị, quy mô dân số ít nhất là 4000
người và mật độ dân số tối thiểu phải đạt 2000 người/km².
Các đô thị ở Việt Nam
• Đô thị loại đặc biệt (2 thành phố): Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
• Đô thị loại 1 (9 thành phố): Hải Phòng; Đà Nẵng; Cần Thơ; Huế; Vinh;
Đà Lạt; Nha Trang; Quy Nhơn; Buôn Mê Thuột.
• Đô thị loại 2 (12 thành phố): Biên Hòa; Nam Định; Hạ Long; Vũng Tàu;
Thái Nguyên; Việt Trì; Hải Dương; Thanh Hóa; Mỹ Tho; Long Xuyên;

Pleiku; Phan Thiết.
• Đô thị loại 3 (39 thành phố, thị xã): Các thành phố còn lại, các thị xã: Thủ
Dầu Một; Châu Đốc; Bà Rịa; Bạc Liêu; Sa Đéc; Bảo Lộc; Trà Vinh; Cửa
Lò; Cam Ranh
• Đô thị loại 4: Các thị xã còn lại và một vài thị trấn lớn.
• Đô thị loại 5: Các thị trấn.(17)
6
Như vậy đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là phi nông
nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm chuyên ngành hay tổng hợp, có
vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một miền lãnh
thổ, của một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong tỉnh trong huyện. (16)
b.Vai trò của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Đô thị tượng trưng cho thành quả kinh tế, văn hóa của một quốc gia, là
sản phẩm mang tính kế thừa của nhiều thế hệ cả về cở sở vật chất kỹ thuật và
văn hóa.
Đô thị là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân có vai trò thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước, có khả năng tiếp nhận các thành tựu khoa học
kỹ thuật của khu vực và trên thế giới.
2.1.2 Đô thị hóa
a.Khái niệm đô thị hoá
Đô thị hoá là một quá trình tập trung dân cư vào các đô thị, là sự hình thành
nhanh chóng các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống.
Khái niệm về đô thị hóa rất đa dạng, bởi vì đô thị hóa chứa đựng nhiều hiện
tượng và biểu hiện khác nhau trong quá trình phát triển. Các nhà khoa học xem
xét và quan sát hiện tượng đô thị hóa từ nhiều góc độ khác nhau.
Quá trình đô thị hóa là quá trình công nghiệp hóa đất nước. Vì vậy cũng có
người cho rằng đô thị hóa là người bạn đồng hành của công nghiệp hóa. Quá
trình đô thị hóa cũng là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản
xuất nông nghiệp giảm, sản xuất phi nông nghiệp tăng. Bộ mặt đô thị ngày càng
hiện đại, không gian đô thị mở rộng. (14)

Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô
thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực.
Nó cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính
theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hóa; còn theo cách thứ hai,
7
nó có tên là tốc độ đô thị hóa.
Đô thị hóa là quá trình phát triển rộng rãi lối sống thị thành thể hiện qua các
mặt dân số, mật độ dân số, chất lượng cuộc sống, Các nước phát triển (như tại
châu Âu, Mĩ hay Úc) thường có mức độ đô thị hóa cao (trên 80%) hơn nhiều so
với các nước đang phát triển (như Việt Nam hay Trung Quốc) (khoảng ~30%).
Đô thị các nước phát triển phần lớn đã ổn định nên tốc độ đô thị hóa thấp hơn
nhiều so với trường hợp các nước đang phát triển.
Sự tăng trưởng của đô thị được tính trên cơ sở sự gia tăng của đô thị so với
kích thước (về dân số và diện tích) ban đầu của đô thị. Do đó, sự tăng trưởng
của đô thị khác tốc độ đô thị hóa (vốn là chỉ số chỉ sự gia tăng theo các giai đoạn
thời gian xác định như 1 năm hay 5 năm).
b.Đặc trưng của đô thị hoá
Đô thị hoá là hiện tượng mang tính toan cầu và có những đặc trưng chủ
yếu sau đây:
Một là, số lượng các thành phố, kể cả các thành phố lớn tăng nhanh, đặc
biệt là thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Hai là, quy mô dân số tập trung trong mỗi thành phố ngày càng lớn, số lượng
thành phố có trên một triệu dân ngày càng nhiều.
Ba là, việc hình thành và phát triển nhiều thành phố gần nhau về mặt địa lý,
liên quan chặt chẽ với nhau do phân công lao động đã tạo nên các vùng đô thị.
Thông thường vùng đô thị bao gồm một vài thành phố lớn và xung quanh là các
thành phố nhỏ vệ tinh.
Bốn là, dân số thành thị có xu hướng tăng nhanh do quá trình di dân.(15)
c.Vai trò của đô thị hoá
- Đô thị hoá làm thay đổi cơ cấu lao động trong các khu vực kinh tế. Cơ cấu

lao động trong xã hội thường được phân theo ba khu vực:
Khu vực một, khu vực kinh tế, nông, lâm, thuỷ sản thuộc địa bàn nông thôn.
8
Trong quá trình đô thị hoá khu vực này giảm dần.
Khu vực hai, khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Trong quá
trình đô thị hoá khu vực này phát triển không ngừng về số lượng và chất lượng.
Sự phát triển của nó mang tính quyết định trong quá trình đô thị hoá.
Khu vực ba, khu vực dịch vụ, quản lí và nghiên cứu khoa học. Khu vực này
phát triển cùng sự phát triển của đô thị, nó góp phần nâng cao chất lượng trình
độ đô thị hoá.
- Đô thị hoá làm số dân số dân sống trong đô thị ngày càng tăng. Đây là yếu
tố đặc trưng nhất trong quá trình đô thị hóa. Dân cư sống ở khu vực nông thôn
sẽ chuyển thành dân cư sống trong đô thị, lao động chuyển từ hình thức lao động
khu vực một I sang khu vực II, III.
- Đô thị hoá gắn liền với việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp,
làm thay đổi cục diện sản xuất, phương thức sản xuất. Nâng cao thu nhập quốc
dân và tăng hoạt động khoa học kỹ thuật và công nghệ.
- Đô thị hoá tạo ra hệ thống không gian đô thị. Cùng với sự phát triển của
trung tâm đô thị, các khu dân cư với nhiều loại quy mô đã tạo thành các vành đai
đô thị, các chùm đô thị và các vành đai, các chùm đô thị này đều phát triển.
- Đô thị hoá góp phần phát triển trình độ văn minh của quốc gia nói chung và
văn minh đô thị nói riêng. Đô thị hoá là điều kiện để tiếp nhận nền văn minh từ
bên ngoài và phát triển nền văn minh trong nước.(15)
d.Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa:
- Điều kiện tự nhiên: Trong thời kỳ kinh tế phát triển chưa mạnh mẽ thì đô
thị hóa phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Những vùng có khí hậu thời
tiết tốt, có khoáng sản, địa lí thuận lợi cho sản xuất và phát triển và các lợi thế
khác sẽ có sức thu hút dân cư mạnh mẽ hơn, và do đó sẽ được đô thị hóa nhanh
hơn, quy mô lớn hơn. Ngược lại vùng nào kém thuận lợi hơn sẽ đô thị hóa chậm
hơn và quy mô nhỏ hơn.

9
- Điều kiện xã hội: mỗi phương thức sản xuất sẽ có một hình thái đô thị
tương ứng và do đó quá trình đô thị hóa có những đặc trưng riêng của nó. Kinh
tế thị trường đã mở đường cho lực lực sản xuất phát triển mạnh. Sự phát triển
của lực lượng sản xuất là điều kiện để công nghiệp hóa, hiện đại hóa và là tiền
đề cho đô thị hóa.
- Văn hóa dân tộc: Mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa riêng của mình và
nền văn hóa đó có ảnh hưởng đến tất cả các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội,…
nói chung và hình thái đô thị nói riêng.
- Trình độ phát triển kinh tế: phát triển kinh tế là yếu tố có tính quyết định
trong quá trình đô thị hóa. Bởi nói đến kinh tế là nói đến vấn đề tài chính. Để
xây dựng nâng cấp hay cải tạo đô thị đòi hỏi nguồn tài chính lớn. Nguồn đó có
từ trong nước hay nước ngoài. Trình độ phát triển kinh tế thể hiện nhiều phương
diện như quy mô, tốc độ tăng trưởng GDP, cơ cấu ngành của nền kinh tế, sự
phát triển các thành phần kinh tế, luật pháp kinh tế, trình độ hoàn thiện của kết
cấu hạ tầng, trình độ văn hoá giáo dục của dân cư, mức sống dân cư.
- Tình hình chính trị: Sự ổn định chính trị là động lực thúc đẩy quá trình đô
thị hoá, chính trị càng ổn định thì đô thị càng phát triển. Ở Việt Nam từ sau năm
1975, tốc độ đô thị hoá ngày càng cao, các khu đô thị mới mọc lên nhanh chóng,
đặc biệt trong thời kỳ đổi mới với các chính sách mở cửa nền kinh tế, thu hút
đầu tư nước ngoài, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần thì đô thị hoá đã tạo
ra sự phát triển kinh tế vượt bậc.
2.2 Đô thị và đô thị hóa ở Việt Nam
2.2.1 Quá trình phát triển đô thị ở Việt Nam
Hệ thống đô thị của Việt Nam được hình thành và phát triển trải qua từng
thời kỳ nhất định. Trải qua mỗi giai đoạn khác nhau hệ thống các đô thị mang
những đặc điểm khác nhau.
Những năm đô hộ của phong kiến phương Bắc là thời kỳ hình thành các đô
10
thị Việt Nam, các thế lực phương Bắc đã tập trung lực lượng kinh tế và quân sự

dưới các hình thức sở (cấp tỉnh), lỵ (cấp huyện). Hoạt động thủ công nghiệp phát
triển với những cảng sông để thiết lập các trạm dịch, các đầu mối giao lưu kinh
tế như Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh), Long Biên, Đại La (Hà Nội), Lạch
Trường (Thanh Hóa). Cùng với các cảng sông là các đồn trú của quân đội, và
các thương gia. Hoạt động buôn bán phát triển như cảng Hội An (Quảng Nam),
Phố Hiến (Hưng Yên) đã làm cho hình thức cư trú đô thị xuất hiện một cách
nhanh chóng. Các đô thị như Huế, Đại La, và Thăng Long hình thành vào thời
kỳ này.
Khi nước Đại Việt giành được tự chủ, trung tâm kinh tế, chính trị, quân sự
của các triều đại phong kiến Đinh, Lý, Trần đã trải qua nhiều lần di chuyển do
sự thay đổi của các triều đại. Các đô thị thương mại kiểu trạm dịch, cảng sông
vẫn tiếp tục hình thành và phát triển cùng với sự hình thành các đồn biên phòng
để bảo vệ nền tự chủ của dân tộc. Tiêu biểu cho các đô thị này là các đô thị Vĩnh
Bình (Lạng Sơn), Vân Đồn (Quảng Ninh) thế kỷ XI - XIV; cảng thị như Phố
Hiến (Hưng Yên), Hội An (Quảng Nam) vươn lên hoạt động nhộn nhịp phồn
vinh với những đòi hỏi giao lưu, buôn bán ngày càng đông. Đến thế kỷ XVII các
đô thị Việt Nam trong thời kỳ này là dựa vào các trung tâm hành chính, chính trị
kết hợp với các đồn trú để tạo nên thành trì bảo vệ quyền lợi của các thế lực
phong kiến. Ở thời kỳ này là sự xuất hiện của các đô thị - cảng mới như Hải
Phòng và Đà Nẵng với sức trẻ đang trỗi dậy mạnh, và sự tiếp tục phát triển của
các đô thị cổ có từ trước như Thăng Long, Nam Định, Quy Nhơn, Sài Gòn - Gia
Định, Hà Tiên Đặc biệt là sự phát triển vượt trội của Huế - kinh tế nhà
Nguyễn, cũng như sự bắt đầu phát triển của các đô thị như Thanh Hóa, Hải
Dương, Vinh làm cho bức tranh khái quát về các đô thị Việt Nam vẫn phản
ánh được dáng vẻ, nhịp độ phát triển của đô thị cổ Việt Nam của các thế kỷ
trước đó.
11
Đặc điểm chung của đô thị Việt Nam trong thời kỳ này chủ yếu gắn liền với
mục đích hành chính - chính trị. Vì thế, phần "đô" xuất hiện trước, kéo theo nó
là phần "thị" xuất hiện nhằm phục vụ trước tiên cho bản thân gia đình những vua

chúa, quan lại, tầng lớp trên trong xã hội. Yếu tố "Đô" trong đô thị Việt Nam
luôn gắn liền với "Thành", "Dinh", "Trấn" là những trung tâm cai trị của chính
quyền nhà nước quân chủ, được xây dựng do ý trí chủ quan của lực lượng cầm
quyền trong xã hội. Mặt khác, do nhu cầu phát triển kinh tế, cũng có các đô thị
được hình thành - đây là nơi giao lưu của các luồng hàng trong quan hệ thương
mại, nơi tập trung các cư dân buôn bán, tạo thành các "thị"; sau đó do nhu cầu
quản lý, nhà nước phong kiến đặt các cơ sở kiểm soát, các nhiệm sở của mình,
dần hình thành lên đô thị, chẳng hạn như Hội An (Quảng Nam) hay Vĩnh Bình
(Lạng Sơn). Phần "đô" luôn điều hành, quản trị phần "thị". Các tầng lớp thị dân
trong phần "thị" luôn bị chi phối bởi tầng lớp trên là các tầng lớp quan lại, quý
tộc. Nhìn chung ở Việt Nam trong các giai đoạn đó, sự phát triển hay lụi tàn của
các đô thị luôn gắn liền với sự thăng trầm của các triều đại phong kiến.
Dưới thời Pháp thuộc, người Pháp đã áp dụng chính sách chia để trị nên tổ
chức mạng lưới đô thị hành chính cùng với các đồn trú rải đều trên khắp lãnh
thổ nước ta. Các đô thị này thực hiện chức năng hành chính là chủ yếu, còn kinh
tế kém phát triển. Sự nổi bật của thời kỳ này là hệ thống quản lý đô thị kiểu
Pháp được hình thành. Nhà cửa và cơ sở hạ tầng được quy hoạch, đường sá
được mở mang, môi trường được cải thiện. Các hoạt động thương mại và sản
xuất đi vào chuyên môn hóa cao hơn. Các tầng lớp xã hội đô thị hình thành rõ
nét như thương nhân, trí thức, viên chức.
Từ sau 1954, đất nước ta tạm thời chia làm 2 miền với hai chế độ chính trị
khác nhau. Sự phát triển kinh tế ở miền Bắc được tiến hành theo hướng "ưu tiên
phát triển công nghiệp nặng, đồng thời phát triển công nghiệp nhẹ ". Các đô thị
được xây dựng theo kiểu tầng bậc rải đều trên khắp lãnh thổ nhằm xóa bỏ dần sự
12
cách biệt giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị, miền xuôi và miền
ngược Chiến lược phát triển đô thị là kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế -
xã hội và an ninh quốc phòng. Thời kỳ này tại các đô thị, hệ thống công trình
phúc lợi công cộng tương đối hoàn chỉnh như trường học, bệnh viện, công viên,
nhà máy sản xuất nước sạch, viện bảo tàng, nhà hát Những thành phố mới

được xây dựng trong thời kỳ chống Mỹ như Việt Trì, Thái Nguyên, Uông Bí
Trong khi đó miền Nam đi theo một chiến lược đô thị khác. Các đô thị miền
Nam hình thành nhanh chóng nhờ có sự viện trợ của Mỹ cùng với những căn cứ
quân sự, các thị tứ hình thành cùng với các ấp chiến lược. Mục tiêu chủ yếu của
các đô thị là phục vụ cho bộ máy quân sự của Mỹ. Khu công nghiệp duy nhất là
khu công nghiệp Biên Hòa. Thành phố được đầu tư chủ yếu là Sài Gòn với đầy
đủ các công trình phúc lợi. Các đô thị khác thực chất là các đô thị quân sự và
hành chính.
Sau 1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, hệ thống đô thị hai miền Nam -
Bắc có những khác nhau về cấu trúc đô thị. Để phù hợp với tiến trình chung của
cả nước, chúng ta phải tiến hành điều chỉnh từ sự phân bố các khu công nghiệp
cho đến phân bố dân cư trên lãnh thổ nhằm đạt được sự phân bố lực lượng sản
xuất hợp lý. Hệ thống đô thị hình thành, chức năng từng đô thị được xác định
nhằm khai thác tiềm năng của từng đô thị. Đánh giá chung là hệ thống đô thị của
ta rải đều trên khắp lãnh thổ với đủ các loại hình: đô thị công nghiệp, đô thị cảng,
đô thị hành chính, đô thị du lịch, đô thị tổng hợp, song quy mô còn nhỏ bé. (16)
Trong hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, quá trình đô thị hoá diễn ra hết
sức nhanh chóng nhất là trong 10 năm trở lại đây, đặc biệt ở các thành phố lớn như
Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1990 các đô thị Việt Nam
bắt đầu phát triển, lúc đó cả nước mới có khoảng 500 đô thị (tỷ lệ đô thị hoá vào
khoảng 17-18%), đến năm 2000 con số này lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị.
Tính đến nay, cả nước có khoảng 700 đô thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc
13
trung ương, 44 thành phố trực thuộc tỉnh, 45 thị xã và trên 500 thị trấn.
Hiện nay, đã hình thành các chuỗi đô thị trung tâm quốc gia gồm: Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế. Các đô thị trung tâm vùng
gồm các thành phố như: Cần Thơ, Biên Hoà, Vũng Tàu, Buôn Ma Thuột, Nha
Trang, Nam Định, Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Hoà Bình… Các đô thị trung
tâm tỉnh gồm các thành phố, thị xã giữ chức năng trung tâm hành chính - chính trị,
kinh tế, văn hoá, du lịch - dịch vụ, đầu mối giao thông; và các đô thị trung tâm

huyện; đô thị trung tâm cụm các khu dân cư nông thôn, các đô thị mới.
Các đô thị trung tâm các cấp được phân bố hợp lý trên 10 vùng đô thị hoá
đặc trưng của cả nước là: vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và đồng bằng sông
Hồng; vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ và Đông Nam bộ; vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung và Trung Trung Bộ; vùng đồng bằng sông Cửu Long; vùng
Nam Trung Bộ (Bình Định - Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận); vùng Tây
Nguyên; vùng Bắc trung bộ (Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh); vùng Cao Bằng
– Bắc Cạn – Thái Nguyên - Lạng Sơn - Bắc Giang - Bắc Ninh; vùng Lào Cai,
Yên Bái - Hà Giang - Tuyên Quang - Vĩnh Phú và vùng Tây Bắc.
Trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, đô thị luôn là động lực thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Đô thị hoá được xem là vấn đề hết sức
hiện đại đối với Việt Nam.
Ngày 20/10/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết đinh số 1519/QĐ- TTg
lấy ngày 8/11 hằng năm là Ngày Đô thị Việt Nam, nhằm động viên và thu hút sự
quan tâm của các tầng lớp nhân dân, chính quyền các đô thị các nhà quy hoạch,
kiến trúc, các nhà đầu tư phát triển đô thị, các chuyên gia và các tố chức xã hội-
nghề nghiệp tích cực tham gia xây dựng và phát triển đô thị.
Bên cạnh những đô thị có bề dày lịch sử tiếp tục được mở mang, nâng cấp,
đáng chú ý là sự xuất hiện ngày càng nhiều các khu đô thị mới tập trung, trong
đó hệ thống các thị trấn, thị tứ ngày càng toả rộng, tạo thành những nét mới ở
14
nông thôn. Hiện nay, tỷ lệ dân số đô thị ở nước ta dưới 40%, theo quy hoạch
phát triển đến năm 2010 con số này sẽ 56 - 60%, đến năm 2020 là 80%. (18)
2.2.2 Những đặc điểm của đô thị ở Việt Nam hiện nay
Trong những năm gần đây tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra ngày càng
nhanh hơn, mạnh hơn. Hệ thống các đô thị không chỉ tăng về số lượng mà xu
hướng liên kết giữa các đô thị để mở rộng phạm vi hoạt động, giải quyết những
vấn đề phát triển kinh tế - xã hội mà trước hết là các hoạt động thương mại, dịch
vụ, bảo vệ môi trường, tổ chức cung ứng dịch vụ công cũng đều phát triển
mạnh. Sự khẳng định hệ thống đô thị trong văn bản quy phạm pháp luật của Nhà

nước; sự tồn tại phát triển thực tế của Hiệp hội đô thị Việt Nam là những minh
chứng trong số rất nhiều những minh chứng sống động cho xu hướng liên kết
này. Kể từ những đô thị đầu tiên ra đời cho đến nay, các đô thị đã và đang ngày
càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong hệ thống các đơn vị hành
chính ở nước ta. Nhiều đô thị không chỉ nổi tiếng về sự cổ kính hay nét văn hóa
thanh lịch đã được ghi nhận trong sử sách bởi những đường nét độc đáo của kiến
trúc hay hàm chứa trong nó di sản văn hóa thế giới mà còn nổi tiếng bởi nơi đó
đã được chọn làm nơi tổ chức những hội nghị quốc tế quan trọng, nơi diễn ra
những hoạt động văn hóa, thể thao sôi động của khu vực và châu lục. Đô thị
Việt Nam mang những đặc điểm chính sau đây:
Một là, các đô thị là trung tâm chính trị, trung tâm kinh tế, hoặc trung tâm văn
hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, đầu mối giao thông quan trọng của cả nước,
của khu vực, của một tỉnh, một huyện. Đô thị cũng là nơi tập trung các cơ quan
nhà nước từ trung ương xuống địa phương, là đầu mối của nhiều cấp, nhiều ngành
quản lý đồng thời tồn tại nhưng thiếu sự phối hợp trong hoạt động quản lý nhà
nước và chưa đáp ứng được yêu cầu và phương thức quản lý hành chính đô thị.
Hai là, đô thị là nơi tập trung dân cư đông đúc hơn so với khu vực nông thôn và
dân đô thị là dân tứ xứ được tụ tập từ nhiều vùng, miền khác nhau vì những mục
15
tiêu khác nhau, có cuộc sống khá độc lập với nhau, điều này khác với nông thôn.
Ba là, dân cư phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ không lớn lắm;
Bốn là, đô thị là nơi tập trung các cơ sở hạ tầng vật chất quan trọng, như giao
thông, liên lạc, viễn thông, điện nước, công trình xây dựng Tuy nhiên, so với
sự phát triển của đô thị hiện đại trên thế giới thì cơ sở hạ tầng của nhiều thành
phố, thị xã vẫn chưa ngang tầm với các đô thị trên thế giới.
Năm là, lối sống đô thị là lối sống hợp cư, luôn biến động, hầu như không có
sự liên kết về huyết thống, tập quán, truyền thống luôn tôn trọng những chuẩn
mực có tính pháp lý hơn là những quy tắc có tính cộng đồng.
Sáu là, người dân đô thị có trình độ chuyên môn cao hơn nông thôn;
Bẩy là, phân chia địa giới hành chính trong các đô thị không có ý nghĩa lớn

đối với dân cư, người dân có thể ở một nơi làm việc ở nơi khác.
Tám là, bên cạnh đó, đô thị cũng là nơi phát sinh nhiều vấn đề xã hội, thất
nghiệp, tình trạng tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội và hàng loạt vấn đề xã hội khác
luôn nảy sinh, luôn quá tải của các trường học, bệnh viện, giao thông đô thị
Từ những đặc điểm chính nêu trên, mỗi đô thị ở Việt Nam dù nhỏ hay lớn
đều là một đơn vị hành chính lãnh thổ thống nhất, không thể chia cắt về mặt
lãnh thổ, kết cấu hạ tầng và các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn mỗi đô
thị. Đặc điểm này quy định nội dung, phương thức quản lý nhà nước ở đô thị và
do đó chi phối trực tiếp mô hình tổ chức chính quyền đô thị theo hướng tập
trung, thống nhất, không được phân cắt thành nhiều tầng, cấp khác nhau; quản lý
điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội phải thống nhất, xuyên suốt, nhanh
nhạy, có hiệu lực cao.
Hơn nữa, chất lượng dịch vụ ở đô thị thường tốt hơn ở nông thôn; dân cư đô
thị được hợp thành từ nhiều vùng, miền khác nhau, không có sự gắn kết chặt chẽ
theo dòng tộc, cộng đồng tự quản như ở nông thôn; trong sinh hoạt và làm ăn
hàng ngày, họ không bị giới hạn khép kín theo phạm vi đơn vị hành chính quận,
16
phường. Do đó chính quyền đô thị phải thể hiện được ý chí, nguyện vọng và
quyền quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn đô thị.
Mặt khác, ở tại các đô thị vẫn có sự đan xen giữa khu vực đã đô thị hóa với
các khu vực ngoại vi (đang được đô thị hóa) vẫn còn mang nhiều nét, nhiều yếu
tố nông thôn (về kết cấu hạ tầng, kiến trúc xây dựng, hoạt động kinh tế xã hội,
cách sinh hoạt, lối sống ), hoặc là các đơn vị hành chính nông thôn trực thuộc.
Nên tại các đô thị cần phải phân biệt sự khác nhau về mô hình tổ chức và
phương thức quản lý của bộ máy chính quyền đô thị ở những khu vực này. (16)
2.2.3 Vai trò của đô thị trong sự nghiệp phát triển công nghiệp hoá - hiện đại
hoá ở Việt Nam
Một nhà kinh tế học đã có một ví dụ sâu sắc rằng: giả sử 4 người trong một
gia đình thể hiện 4 vị trí địa lý (đô thị, đồng bằng, trung du và miền núi) đều rơi
tụt xuống một cái hố sâu. Nếu cứ tranh nhau lên thì rồi họ sẽ dẫm đạp, giằng co,

níu kéo chẳng ai lên được. Nhưng nếu có một sự ưu tiên tính toán hợp lý 3
người kia đứng lên vai nhau cho người đô thị lên trước sau đó người đô thị kéo
người đồng bằng và 2 người kia lần lượt kéo 2 người trung du và miền núi cùng
lên thì vấn đề trên sẽ được giải quyết. Vậy thì tại sao đô thị lại lên trước? Vai trò
đô thị ở đây như thế nào?
- Vai trò đại diện: Đô thị là một bộ mặt kinh tế, chính trị, xã hội của một
quốc gia hay một vùng kinh tế nào đó. Tính đại diện của đô thị được thể hiện là
nơi qui tụ, đón tiếp, gặp gỡ, trao đổi, ký kết các hợp đồng nơi diễn ra các cuộc
thảo luận, hội chợ, mít tinh, nơi phát ra tiếng nói đại diện cho công luận. Tính
được đại diện do đô thị là nơi tập trung trình độ cao về dân trí, trình độ cao về
công nghệ, khoa học kỹ thuật, khả năng sản xuất lớn, công ăn việc làm nhiều,
văn hoá khoa học kỹ thuật vượt trội hơn những nơi khác trong vùng (khu vực)
nơi cơ quan lãnh đạo thường trú.
- Vai trò chi phối phát triển vùng ven đô thị và nông thôn: Đô thị là một nơi
17

×