Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

kinh tế công cộng trà chanh nhà thờ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (972.71 KB, 36 trang )

Lời mở đầu
Nếu như Thành phố Hồ Chí Minh nổi tiếng với cafe bệt Hàn Thuyên, thì
Hà Nội cũng được biết đến với trà chanh Nhà Thờ với các quán đa phần được bán
trên vỉa hè, hay những cô bán nước trà lưu động trên phố. Với lợi thế là bán trên
vỉa hè rộng, địa điểm ấy đã trở thành nơi thích hợp để tụ tập đông người và những
câu chuyện rôm rả xoay tròn bên cốc trà chanh.
Những cốc nước trà thoang thoảng mùi hoa nhài thơm dịu, điểm xuyết từ
một đến hai lát chanh tươi, có vị ngọt, chua, chan chát đã trở thành thức uống
quen thuộc của người dân Hà Nội.
Tuy chỉ là thức uống bình dân với những nguyên liệu đời thường, ấy vậy
mà nó lại có sức hút kỳ lạ đến thế. Nếu ai đã từng đến Hà Nội và có cơ hội được
thưởng thức trà chanh trên những con phố quanh Nhà thờ lớn (phố Lý Quốc Sư,
phố Nhà Thờ, phố Nhà Chung, phố Ấu Triệu) chắc không thể nào quên được.
Cũng với thứ đồ uống này, nhưng nếu được thưởng thức ở một địa điểm
khác thì chắc bạn sẽ không có cảm giác đặc biệt ấy đâu. Ngồi nhâm nhi trà chanh
với đĩa hạt dưa cắn nhí nhách, hay gói kẹo lạc trên góc phố cổ, được ngắm nhìn
khung cảnh đẹp cổ kính xung quanh Nhà Thờ Lớn, nhìn những dòng người, xe cộ
qua lại trên đường, quả là một trải nghiệm lý thú dành cho bạn.
Nhưng có ai biết rằng, ẩn sau những cốc trà chanh thơm ngon, mát rượi
cộng với đĩa hạt hướng dương tí tách đó đang có quá nhiều bất cập chưa được giải
quyết. Nếu những ái ngại này chỉ ảnh hưởng giữa hai bên là người bán hàng và
người uống trà thì sẽ chẳng còn điều gì đáng để chúng tôi bàn. Bởi người bán là
người ra giá và người uống trà là người tiêu dùng sao cho thỏa mãn cơn khát, thú
vui tán gẫu hay nói cách khác là thỏa mãn lợi ích cận biên của mình. Nhưng họ
đâu biết rằng chính hoạt động mua - bán của họ lại gây ra những tiêu cực cho bên
thứ ba, hiểu đơn giản nghĩa là có những người không uống trà, không ăn hạt dưa
vẫn phải chịu những mức chi phí phát sinh từ hoạt động trên. Và đặc biệt nhất là
những mức chi phí phát sinh đó lại không được phản ánh trong giá thành của trà
chanh.
Hiện tượng này chính là ngoại ứng tiêu cực- một dạng thất bại của thị
trường. Và thông qua ví dụ này, nhóm chúng tôi xin được trình bày rõ ràng và chi


tiết để khiến bạn đọc hiểu nội dung của bài học.
A Lý thuyết ứng dụng
Trước khi vào vấn đề chính, chúng tôi xin trình bày qua lý thuyết về ngoại
ứng tiêu cực:
Khi hoạt động của một đối tượng (có thể là cá nhân hoặc hãng) có ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi ích của một đối tượng khác, nhưng ảnh hưởng đó lại không
được phản ánh trên giá cả thị trường thì ảnh hưởng đó được gọi là ngoại ứng. Đây
là một trong những thất bại của thị trường. Có 2 loại ngoại ứng là: ngoại ứng tích
cực và ngoại ứng tiêu cực.
Ngoại ứng tiêu cực là những chi phí áp đặt lên đối tượng thứ ba ( ngoài
người mua và người bán trên thị trường), những chi phí đó lại không được phản
ánh qua giá cả thị trường
Các quán trà chanh tọa lạc xung quanh Nhà Thờ chính là 1 ví dụ tiêu biểu
cho thất bại “ngoại ứng tiêu cực” của thị trường. Trên thị trường trà chanh có sự
giao dịch giữa 2 bên, bên thứ nhất là những người bán trà chanh và bên thứ 2 là
những người mua trà chanh. Hoạt động mua bán này lại làm ảnh hưởng xấu đến
bên thứ 3 đó chính là những người dân sinh sống xung quanh Nhà Thờ và những
du khách tham quan Nhà Thờ cả trong và ngoài nước. Để có thể thấy được những
tác động cho bên thứ 3 gây ra tổn thất xã hội như thế nào chúng ta cùng xem xét
đồ thị sau:
+ MEC (chi phí ngoại biên) cho biết tổng thiệt hại mà xã hội phải gánh
chịu khi mỗi quán nước bán thêm 1 cốc trà chanh
+ MPC chi phí tư nhân biên, tức là mọi khoản chi phí mà khách hàng phải
chi ra để có được thêm một cốc trà chanh.
+ MB là lợi ích biên mà quán nước thu được, ứng với từng lượng trà
chanh bán ra
MB, MC
Q (cốc trà chanh)
MB
MEC

MPC
MSC = MPC + MEC
A
C
B
E
M
N
Q
0
Q
1
O
+ MSC là chi phí biên đối với xã hội, gồm 2 bộ phận cấu thành: chi phí tư
nhân biên của quán nước MPC, chi phí ngoại ứng biên mà người dân xung quanh
phải chịu MEC
Theo đồ thị ta thấy:
Nếu người bán nước là người tối đa hóa lợi nhuận thì họ bán hàng hiệu
quả nhất tại điểm MB = MC. Nhưng vì chi phí biên mà người chủ quán quan tâm
là MPC nên họ bán hàng tại điểm B, tại đó MB = MPC. điểm này là mức sản
lượng tối ưu của thị trường. Trái lại, cũng theo nguyên tắc biên về hiệu quả, nhưng
quan tâm đến chi phí của cả xã hội nên mức sản lượng tối ưu theo quan điểm của
xã hội phải đặt tại A, khi MB = MSC. như vậy những quán nước gây ngoại ứng
tiêu cực đã bán số lượng sản phẩm quá nhiều so mức tối ưu của xã hội
Vì lợi nhuận mà quán nước thu được khi bán thêm một cốc trà chanh là
khoảng cách dọc giữa đường MB và MPC nên tổng lợi nhuận của chủ quán tăng
thêm khi tăng mức sản lượng từ Q0 đến Q1 là tam giác ABE. Trong khi đó, xã hội
sẽ thiệt hại do ảnh hưởng của việc bán hàng nước gây nên. Với mỗi cốc trà do
quán nước bán , người dân xung quanh và những du khách tham quan sẽ chịu thiệt
thêm một khoản MEC. Vì thế khi số lượng cốc trà bán ra tăng từ Q0 đến Q1 sẽ

gây thiệt hại cho xã hội là hình thang MNQ1Q0, vì phần hình thang này có diện
tích đúng bằng hình thang ACBE nên sau khi bù đắp phần lợi nhuận tăng thêm
của quán nước, xã hội vẫn bị thiệt tam giác ABC.

B. Những tác động tiêu cực của các quán trà
chanh
Trong những năm gần đây, các quán trà chanh Nhà Thờ đã trở thành điểm
nóng thu hút một lượng lớn giới trẻ Hà Thành. Đối với những thanh thiếu niên thì
các quán trà chanh được coi là nơi để bạn bè tụ tập nhau, giao lưu, thư giãn và
chia sẻ những câu chuyện thường nhật cho nhau, nó mang lại niềm vui, niềm hứng
khởi và giúp giải tỏa những áp lực trong học tập, công việc và cuộc sống hàng
ngày. Còn với những chủ quán trà chanh thì đây chính là một công việc kinh
doanh “hốt bạc”. Nếu xét trong mối quan hệ giao dịch giữa hai bên như vậy ta
thấy việc kinh doanh này mang tính chất “ hai bên cùng có lợi “. Tuy nhiên khi
nhìn rộng ra chúng ta thấy lợi ích của hai bên lại có sự không đồng nhất, không
phù hợp với lợi ích toàn xã hội vì chính sự mua bán này đã gây ra những tác động
tiêu cực cho những người xung quanh.
Nhắc đến những ảnh hưởng xấu của các quán trà chanh khu vực Nhà Thờ
gây nên, điều đầu tiên ta cần đề cập đến chính là vấn đề ách tắc giao thông. Vỉa hè
trên những con phố xung quanh Nhà Thờ đang được các chủ quán trà chanh tận
dụng đến từng mét vuông đất. Họ bày biện bàn, ghế và biển hiệu la liệt khắp nơi
trên vỉa hè để làm hàng quán. Vỉa hè vốn là tài sản công cộng, là phần đường dành
riêng cho người đi bộ vậy mà giờ nghiễm nhiên trở thành nơi kinh doanh thuộc sở
hữu cá nhân của các chủ quán trà. Không chỉ vậy, vào những giờ “cao điểm”
khách đến nườm nượp thì những quán trà này còn mở rộng kinh doanh ra tận lòng
đường. Chính sự lấn chiếm vỉa hè và lòng đường như vậy khiến cho những người
dân, những du khách đi bộ ở đây không còn cách nào khác là di chuyển dưới lòng
đường.
Bên cạnh việc lấn chiếm vỉa hè và lòng đường làm chỗ ngồi cho khác, các
chủ quán trà chanh cũng không ngần ngại chiếm luôn ca khoảng sân rộng trước

nhà thờ làm bãi để xe. Lại một lần nữa, quyền “tự tung tự tác” “biến của chung
thành của riêng” của các chủ kinh doanh đã gây ra ảnh hưởng xấu cho khu vực
này. Những người dân, khách du lịch muốn ngắm cảnh xung quanh nhà thờ lại
phải xuống lòng đường để đi.
Những vấn đề trên là những nguyên nhân chính làm cản trở quá trình đi lại, gây
ách tắc giao thông trên những con phố quanh Nhà Thờ lớn Hà Nội.
Là một địa điểm du lịch nổi tiếng nằm trong lòng Thủ đô, Nhà Thờ lớn từ
lâu đã thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, quang cảnh
cổ kính, trang nghiêm và mỹ lệ nơi đây đang dần bị thay thế bởi sự xô bồ, đông
đúc đến ngột ngạt của hàng trăm con người ngồi uống nước tràn lan trên cả vỉa hè
lẫn dưới lòng đường. Thêm vào đó, không gian thoáng đãng xung quanh nhà thờ
lớn còn bị hàng trăm chiếc xe máy, oto bao vây, lấp kín. Khoảng sân trước nhà thờ
vốn là nơi để khách du lịch đứng đó ngắm nhìn và chụp những bức ảnh kỷ niệm
nay lại được các chủ quán trà chanh trưng dụng làm bãi để xe. Mất mỹ quan
đường phố- đây chính là tiêu cực thứ 2 mà các quán trà chanh ở đây gây ra. Và
đương nhiên khi quang cảnh đẹp đẽ của Nhà thờ lớn đang dần bị mất đi chắc hẳn
sẽ reo ấn tượng không tốt trong lòng du khách nơi đây.
Tác động thứ 3 gây ảnh hưởng xấu cho xã hội là vấn đề vệ sinh môi
trường. Khách đến uống trà chanh không đơn thuần chỉ uống trà, họ còn có nhu
cầu ăn các món như: hạt hướng dương, ô mai, nem chua rán và hút thuốc lá … từ
đó lại kéo theo một hệ lụy mới ảnh hưởng đến môi trường. Hạt ô mai, vỏ hướng
dương, những xiên nem chua rán hay những đầu lọc thuốc lá… thường được thực
khách nơi đây hồn nhiên xả ra vỉa hè và lòng đường. Chúng ta có thể thấy sau mỗi
lượt khách đến uống trà, cắn hạt hướng dương là tại nơi họ ngồi lại xuất hiện một
bãi rác nho nhỏ, mà mỗi ngày có đến hàng chục, hàng trăm lượt khách như vậy sẽ
có bao nhiêu đống rác được xả ra. Tuy vậy, đôi lúc vãn khách các chủ quán trà
cũng có quét dọn cái “cửa hàng” của mình nhưng đó cũng chỉ là việc quét rác dồn
lại quanh các gốc cây hay tấp rác một đống xuống những cống bên mép vỉa hè.
Những điều đó là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh vỉa hè,
đường phố nơi đây.

Ảnh hưởng thứ 4 cũng là không nhở do các quán trà chanh và khách hàng
ở đây gây ra, đó là về văn hóa xã hội. Tất nhiên với những khách đến đây, những
quán trà chanh Nhà thờ là nơi họ có thể tâm sự, sẻ chia, giao lưu và gặp gỡ bạn bè.
Ở đây họ bỏ tiền không chỉ để uống trà mà còn để đổi lấy hàng giờ trò chuyện, tán
gẫu và đương nhiên không ai có thể đánh thuế những lời họ nói ra. Và có một bộ
phận khách hàng, uống trà tại đây lại đi quá giới hạn trong việc thể hiện ngôn ngữ
của mình. Khách hàng không phân biệt tuổi tác, giới tính, họ thản nhiên buông ra
những câu nói tục tĩu, những lời chửi thề vô văn hóa. Thậm chí có người còn gọi
những quán trà chanh Nhà thờ là "thiên đường" nói tục, chửi bậy của những học
sinh mới choai choai nhưng đã cố tình tỏ ra mình hiểu biết. Họ văng tục, chửi thề
tất cả từ thầy cô, bạn bè đến bố mẹ, anh chị.
Chị Huyền- chủ 1 quán trà chanh khu vực Nhà thờ chia sẻ: “Là phụ nữ
nhiều lúc thấy ngượng khi học sinh mới 15 – 16 tuổi đầu đã văng tục, chửi thề, nói
xấu con này, con kia ngực to, chân dài… bằng những lời lẽ hết sức thô tục”.
Những câu văng tục chửi thề của khách uống trà nếu vô tình bay vào tai
những đứa trẻ có thế sẽ làm chúng bắt chước học theo. Và rồi ai sẽ biết được tầm
ảnh hưởng về lâu về dài của những ngôn từ tục tĩu, những nội dung bậy bạ ấy đối
với thế hệ tương lai sẽ như thế nào? Hoặc nếu lọt vào tai những người lớn tuổi,
những khách du lịch thì sọ sẽ suy nghĩ ra sao, sẽ đánh giá thế nào về thế hệ trẻ Thủ
đô, còn đâu là thuần phong mỹ tục, còn đâu là nét đẹp văn hóa, còn đâu là văn
minh thanh lịch của con người Tràng An? Gặp những điều như vậy liệu những
khách du lịch đến đây họ có còn muốn quay lại với Nhà thờ lớn, còn muốn quay
lại với Hà Nội của chúng ta nữa không?
Và điều cuối cùng chúng tôi muốn nói tới là vấn đề trật tự công cộng. Tối
đa hóa lợi nhuận là điều mà các chủ kinh doanh mong muốn, và có lẽ cái công
việc làm ăn hốt bạc này đã đem lại niềm hứng khởi, khiến họ say mê lao động
không biết mệt mỏi, không kể ngày đêm. Họ đam mê công việc đến bỏ ăn bỏ ngủ,
sẵn sang phục vụ các “thượng đế” thâu đêm suốt sáng. Họ mở hàng từ sáng sớm
đến tối khuya, cứ còn khách là còn mở hàng. Chính sự phục vụ khách nhiệt tình
đó của họ lại gây ảnh hưởng không tốt cho những người dân xung quanh. Các

quán trà chanh Nhà thờ mở hàng đến tận đêm khuya thậm chí là 1, 2h sáng. Vẫn
còn khách hàng thì vẫn còn tiếng nói chuyện, cười đùa, tiếng xe cộ vào ra. Cứ như
vậy liệu giấc ngủ của những người dân sống xung quanh đây liệu có được đảm
bảo? Những học sinh, sinh viên sống quanh đây sẽ học như thế nào khi luôn bị
những tiếng ồn ào đó làm mất tập trung?
Tóm lại, việc kinh doanh của các chủ quán trà chanh khu vực Nhà thờ đã
và đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội. Những tác động đó không
chỉ diễn ra ngày một ngày hai mà nó triền miên ngày này sang tháng khác thậm
chí còn để lại dư âm xấu về lâu về dài. Điều đó đã gây ra những bức xúc, khó chịu
và trở thành nỗi bất bình, phẫn nộ sâu sắc của những người dân cũng như tạo nên
những cái nhìn thiếu thiện cảm trong mắt du khách đến với Thủ đô Hà Nội.
C. Hành động của các cơ quan chức năng
Trước những hiện trạng đó, các cấp lãnh đạo, các cơ quan chức năng đã
xắn tay vào cuộc để bảo vệ lợi ích cộng đồng như thế nào?
Về quy định chung của cả nước, chính phủ đã ban hành Nghị định số
34/2010/NĐ-CP: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ.
Theo “Điều 15 - Xử phạt cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm về sử
dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ” có quy định phạt tiền
từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm
sau đây:
a) Chiếm dụng đường phố để: kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày bán hàng
hóa; kinh doanh, buôn bán vật liệu xây dựng; sản xuất, gia công hàng hóa; làm nơi
trông, giữ xe; sửa chữa hoặc rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; làm mái
che; thực hiện các hoạt động dịch vụ khác gây cản trở giao thông;
b) Dựng biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ không được
cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản;
Theo “Điều 17- Xử phạt cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm về xây
dựng bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ” quy định:
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các

hành vi vi phạm sau đây:
a) Xây dựng hoặc thành lập bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí
đường bộ không theo quy hoạch hoặc không được phép của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền;
b) Xây dựng bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ
không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, không theo đúng thiết kế đã được
duyệt.
2. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn bị áp
dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Vi phạm điểm a khoản 1 Điều này còn buộc phải tháo dỡ công trình trái
phép, khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính
gây ra;
b) Vi phạm điểm b khoản 1 Điều này còn buộc phải xây dựng lại bến xe,
bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ theo đúng thiết kế đã
được phê duyệt, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật.
Về chính quyền Hà Nội nói riêng, ủy ban nhân dân thành phố đã ra “Quyết
định 46/2009/QĐ-UBND về quản lý hoạt động bán hàng rong trên địa bàn
Thành phố Hà Nội” theo đó, phố Nhà Chung nơi tọa lạc của Nhà thờ lớn là tuyến
phố bị cấm bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè và lòng đường. Còn việc lấn chiếm
lòng đường để trông giữ xe thì có “Công văn 796/UBND-GT các tuyến phố
cấm tổ chức trông giữ phương tiện xe đạp, xe mô tô, ô tô trên vỉa hè, lòng
đường” do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành, theo đó phố Nhà Chung
là khu phố bị cấm trông giữ và đỗ xe trên lòng đường lẫn vỉa hè.
Trước những “Nghị định số 34/2010/NĐ-CP” của chính phủ và “Quyết
định 46/2009/QĐ-UBND của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội”, các cơ quan
chức năng, lực lượng an ninh ở phường Hàng Trống đã có những biện pháp cụ
thể:
+ Đặt những biển cấm bán hàng rong, cấm đỗ xe trên những con phố xung
quanh Nhà thờ lớn.
+ Cử lực lượng an ninh đi tuần tra, kiểm tra xung quanh khu vực Nhà thờ

nếu phát hiện các cửa hàng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường sẽ tịch thu tang
vật ( bàn ghế, cốc chén, đồ ăn thức uống…) và lập biên bản nộp phạt, nếu
vi phạm quá 2 lần sẽ bị tịch thu giấy phép kinh doanh. Đối với những bãi
trông xe không đúng nơi quy định sẽ bị dẹp bỏ, phạt hành chính; những
phương tiện giao thông đỗ dưới lòng đường hay dựng trên vỉa hè sẽ bị lực
lượng tuần tra thu giữ và xử phạt hành chính.
+ UBND phường Hàng Trống thông qua các tổ dân phố, khu dân cư khảo
sát các hộ kinh doanh vi phạm, đề nghị họ ký cam kết không tái phạm.
Mặc dù đã có những biện pháp khá mạnh tay trong việc giải quyết vấn nạn
trà chanh vỉa hè khu vực Nhà thờ lớn, nhưng cũng chỉ trong những ngày đầu triển
khai biện pháp; những đợt có lễ hội, hội nghị Quốc tế diễn ra tại Hà Nội thì các cơ
quan chức năng xiết chặt kiểm soát thì mới hạn chế được sự bành trướng của
những quán trà này. Còn những ngày bình thường, khi đến Nhà thờ lớn bạn vẫn sẽ
bắt gặp cảnh tượng các quán trà chanh chiếm dụng gần hết diện tích vỉa hè thậm
chí còn tràn lan xuống lòng đường; vẫn còn cảnh những ô tô, xe máy dừng, đỗ trên
vỉa hè và dưới lòng đường; vẫn còn những bãi trông giữ xe trái nơi quy định.
Theo sự tìm hiểu của chúng tôi, sự hoành hoành của các quán trà chanh vẫn
còn diễn ra là do những lý do sau:
+ Ngay trong Nghị định 34 của Chính phủ quy định xử phạt từ 20 đến 30
triệu đồng cho một lần vi phạm là chưa hợp lý:
Trung tá Hoàng Đức Thọ, Trưởng Công an phường Hàng Trống cho biết:
“Công an phường hai lần phát hiện, đề nghị UBND quận Hoàn Kiếm ra quyết định
xử phạt hành chính, mức phạt 25 triệu đồng với các hộ kinh doanh nước giải khát
(trong đó có trà chanh) lấn chiếm vỉa hè, lề đường phố Nhà Thờ song đến nay họ
vẫn chưa thực hiện”.
Bởi lẽ, kinh doanh trà chanh không cần đầu tư nhiều, chỉ vài chục bộ bàn
ghế nhựa, vài chục chiếc đĩa và cốc nhựa cùng bộ đồ nghề pha chế. Thế nên khi cơ
quan chức năng có xử phạt và thu giữ tang vật cũng chỉ là vài chục bộ bàn ghế
nhựa, vài bộ ấm chén có giá trị chỉ khoảng trăm ngàn đồng. Trong khi đó, mức
phạt cho hành vi chiếm dụng vỉa hè, lòng đường lại tới 25 triệu đồng nên người bị

phạt sẵn sang đầu tư “dụng cụ hành nghề” mới chứ không dại gì nộp phạt. Theo
đồng chí Thọ, để người bị xử phạt chấp hành nộp phạt, cơ quan chức năng cần
phải có biện pháp cưỡng chế hành chính, rút giấy phép kinh doanh. Nhưng theo
chúng tôi nếu làm vậy cũng không khả quan cho lắm bởi các quán nước vỉa hè ở
đây đa phần được mở ra hết sức tự do mà không hề có giấy phép kinh doanh.
+ Thêm vào đó còn là sự khó khăn cho các cơ quan chức năng khi mà lực
lượng tuần tra, thanh tra, kiểm soát trật tự đô thị còn mỏng và họ cũng không thể
đi cả ngày từ sáng sớm đến đêm khuya để giám sát những quán trà chanh này
được. Khi thấy bóng dáng của lực lượng chức năng thì các chủ quán lại nhanh tay
dọn dẹp đồ nghề, khách hàng cũng nhanh chóng dắt xe đi mất, những tuần tra viên
cùng lắm chỉ được một, hai cửa hàng thì các quán khác đã kịp dọn dẹp xong đồ
nghề. Đến khi lực lượng tuần tra đi qua thì họ lại dọn dẹp đồ ra bán tiếp.
Trưởng Phòng Cảnh sát trật tự thuộc Công an thành phố Hà Nội Hoàng
Thanh Bình thừa nhận: “tình hình vi phạm tái lấn chiếm vỉa hè, lòng đường của
thành phố đang bùng phát là do các lực lượng chức năng ở cơ sở chưa thường
xuyên kiểm tra và lực lượng làm công việc này vốn đã mỏng lại không có đủ thẩm
quyền để xử lý dứt điểm.”
+ Cũng phải kể đến nữa là ý thức của chính những khách hàng đến quán trà
chanh. Mọi khách hàng đến đây đều biết lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để buôn
bán, đỗ xe là vi phạm quy định nhưng họ vẫn cứ thường xuyên tụ tập nhau tại đây
để uống trà, hóng gió, buôn chuyện: Xuân Thịnh (Đội Cấn, Hà Nội) vẫn không
quên hôm ngồi chưa kịp gọi đồ đã phải hai lần “chạy chỗ” từ sát lề đường dịch
vào sát cửa, và cuối cùng, co cụm trong nhà. Hay như Bích Trâm (Học viện Báo
chí và tuyên truyền) có hôm hẹn bạn vừa ngồi gọi được nước ra đã phải hứng ngay
cảnh nháo nhác chạy công an. Lách nhách là thế, nhưng hôm sau lại vẫn "quán cũ
ta ngồi". Thậm chí khi được tôi hỏi: “bạn không thấy phiền khi thỉnh thoảng uống
trà lại gặp cảnh “chạy” công an à?” thì bạn trả lời “ Phiền gì? Thỉnh thoảng chạy
thế mới vui, công an đến thì chui vào ngõ ngồi tí lại ra “chém” tiếp.”
Với ý thức giữ gìn vệ sinh, giữ gìn an ninh trật tự như vậy của các bạn trẻ
thì đến khi nào Nhà thờ lớn mới được trả lại vẻ đẹp yên bình như xưa?


D. ĐỀ XUẤT
Tình trạng chiếm dụng lòng đường, vỉa hè tại Hà Nội diễn biến ngày càng
phức tạp, là một trong những nguyên nhân làm cho tình trạng ùn tắc giao thông
đang theo chiều hướng tiêu cực. Và thực tế vấn đề ô nhiễm môi trường tại các
hàng quán trà chanh quanh khu Nhà thờ lớn vẫn còn. Tiếng ồn ào, chửi bới gây
ảnh hưởng tới người dân vẫn còn đó….Mặc dù cơ quan quản lý và chức năng đã
có những hành động thiết thực để giữ trật tự cho khu Nhà thờ, nhưng với những
dẫn chứng ở trên vẫn còn là một dấu chẩm hỏi lớn cho những biện pháp đặt ra của
chính quyền đã hợp lý hay chưa?
Theo chúng tôi, nguyên nhân xâu xa để xảy ra tình trạng hỗn độn và lộn
xộn như hiện nay là do lỗi của cả 3 bên: cơ quan chính quyền địa phương, người
mua hàng và người bán hàng. Chính vì vậy, muốn giải quyết vấn đề này, ta phải
đồng thời cùng tác động vào cả 3 bên mới có thể đạt hiệu quả cao. Việc giải quyết
vấn đề theo một bên – đó là người bán hàng theo cách làm của cơ quan quản lý sẽ
không thể giải quyết tốt được.
Về phía cơ quan quản lý, chính quyền địa phương:
- Đầu tiên chúng tôi nhận thấy việc cấm bán hàng rong một cách tuyệt đối ở
khu vực Nhà thờ Lớn là rất khó thực hiện và cũng không nên thực hiện. Vì đối với
nhiều chủ quán ở đây, quán trà chanh là miếng cơm manh áo, là cuộc sống của bản
thân và cả gia đình họ. Tuy nhiên vỉa hè là nơi giành cho người đi bộ, không phải
giành cho người bán hàng. Đây cũng là một điểm quan trọng cần sự giải quyết
khéo léo và linh hoạt của các cơ quan có thẩm quyền. Theo chúng tôi các cơ quan
chức năng nên phân chia, dành ra một khoảng vỉa hè cho các quán trà chanh này
hoạt động. Ví dụ như những tuyến đường có vỉa hè rộng trên 2m thì cho chủ quán
kinh doanh trên vỉa hè trong khoảng 1m chiều rộng sát với nhà của họ còn những
đoạn đường nào có vỉa hè rộng dưới 2m ta mới nên cấm tiệt.
- Để khắc phục việc mất an ninh trật tự về đêm ở các quán trà chanh, các cơ
quan có thẩm quyền nên đưa ra những quy định cụ thể giới hạn thời gian mở cửa
những quán trà này. Theo chúng tôi quy định thời gian mở hàng muộn nhất đến

23h là hợp lý cho những hộ dân xung quanh lẫn các chủ quán trà vì sau 23h lượng
khách ở các quán trà cũng không còn đông đúc nên việc đóng quán vào thời gian
này không ảnh hưởng lớn đến thu nhập của các chủ quán; và giờ này cũng là thời
gian mà hầu hết mọi người ở Hà Nội bắt đầu đi ngủ.
- Còn về lực lượng giám sát còn đang mỏng, chúng ta nên thành lập các đội
an ninh khu vực như đội tự quản phường, đội tự quản dân phố để giúp đỡ lực
lượng an ninh trật tự, giúp đỡ công an phường trong việc nhắc nhở, kiểm tra, rà
soát và xử lý các tụ điểm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Tăng cường thêm các biển
hiệu cấm vứt rác bừa bãi, cấm để xe lòng đường, vỉa hè không đúng nơi quy định.
Hoặc có thể thay việc tăng cường lực lượng tuần tra, thành lập các đội tự
quản vừa tốn sức người sức của thì chúng tôi còn đưa thêm một giải pháp đó là lắp
hệ thống camera an ninh trên những con phố này vừa để quan sát, giám sát vi
phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường vừa để kịp thời phát hiện những vụ xô sát,
đánh nhau tại những khu vực này để kịp thời giải quyết. Khi phát hiện hành vi sai
phạm sẽ thông báo qua loa phường nhắc nhở, nếu vẫn còn tiếp tục sai phạm thì sẽ
cử người đến tận nơi xử lý, giải quyết và lập biên bản. Chúng tôi nhận thấy các
này đỡ tốn kém hơn việc thường xuyên cử lực lượng an ninh đi tuần tra vì: chỉ cần
vài người thay phiên nhau trực là có thể quan sát, phát hiện sai phạm 24/24h, còn
việc bổ sung thêm lực lượng an ninh dù có thêm bao nhiêu người thì việc tuần tra
24/24h là việc bất khả thi, dù có làm được cũng tốn rất nhiều sức người sức của;
không chỉ vậy với những camera này còn có thể chụp ảnh làm bằng chứng tránh
việc cứ thấy cơ quan an ninh là các quán trà chanh lại thu dọn đồ nghề vào nhà,
vào ngõ khiến lực lượng chức năng không thể xử lý triệt để. Tuy nhiên để thực
hiện biện pháp này lại cần một lượng tiền bỏ ra ban đầu khá lớn để trang bị hệ
thống camera, nhưng thiết nghĩ đó cũng là việc đáng làm.
- Còn về việc lấn chiếm lòng đường để trông giữ xe có thể thấy những bãi
đỗ xe đúng với quy định quanh khu vực này là không nhiều, nó chưa đáp ứng đủ
nhu cầu gửi xe cho những khách tham quan và những khách uống trà ở đây. Vì
vậy chính quyền phường Hàng Trống cần mở thêm các điểm trông, giữ xe hợp
quy định để đáp ứng đủ nhu cầu này. Nếu đã khai thác hết những điểm phù hợp để

trông xe thì các cơ quan có thẩm quyền có thể xây dựng những khu để xe ngầm
dưới mặt đất hay những bãi để xe nhiều tầng…
Về phía người bán hàng:
- Bước đầu cần tuyên truyền, thực hiện công tác tư tưởng với các chủ cửa
hàng vi phạm, lấn chiếm vìa hè công cộng, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Bên
cạnh đó cần thực hiện nghiêm túc công tác quản lý ở địa phương.
- Thành lập, xây dựng các văn bản quy định riêng cấp khu vực cho “điểm
nóng” này. Mục đích tạo một “điều lệ” để chấn chỉnh, cũng như làm căn cứ xử
phạt một cách mạnh mẽ những cá nhân nào vẫn cố tình vi phạm, tái phạm nhiều
lần.
- Và quan trọng nhất là một khi đã đưa ra các quy định cấm họ buôn bán
vỉa hè thì chính quyền địa phương cần hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện cho những
chủ quán này có việc làm mang lại khoản thu nhập đủ cho họ và gia đình ổn định
cuộc sống. Khi đã có công ăn việc làm ổn định họ sẽ không phải “cố sống cố chết”
với nghiệp “trà chanh vỉa hè” nữa.
Về phía người mua hàng:
- Giới trẻ nhận thức rất nhanh và cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều về cùng
một vấn đề, cách tiếp cận vấn đề cũng rất khác nhau. Do vậy, cần tăng cường
tuyên truyền để xây dựng ý thức cho thế hệ lớp trẻ. Việc làm cụ thể có thể là treo
các băng rôn, áp phích đề những khẩu hiệu về việc trả lại trật tự, bình yên, giữ gìn
vệ sinh cho khu phố; viết các bài báo về vấn đề trật tự công cộng tại đây và thường
xuyên nhắc nhở mọi người thông qua loa đài phát thanh của phường. Điều đó sẽ
góp phần nào thay đổi suy nghĩ của giới trẻ theo hướng tích cực hơn
- Và sự giáo dục của các gia đình và nhà trường cũng là một điều vô cùng
cần thiết cho việc giải quyết triệt để tình trạng này…
E. KẾT LUẬN
Qua việc phân tích thực trạng và những giải pháp đưa ra, chúng ta đã hiểu
rõ hơn về những bức xúc, khó chịu của người dân xung quanh. Nếu tình trạng lấn
chiếm vỉa hè này kéo dài thì xã hội sẽ phải chịu những tốn thất vô cùng to lớn.
Những giải pháp chúng tôi đưa ra chỉ là một phần rất nhỏ để khắc phục tình

trạng này. Để giải quyết vấn đề một cách thực sự hiệu quả và triệt để đòi hỏi cần
có sự phối hợp của nhiều bên liên quan (người bán và người mua ).
Kết thúc bài thảo luận này, nhóm 1 hy vọng có thể góp một phần tiếng nói của
mình vào công tác giữ gìn vệ sinh chung trong khu phố du lịch của Hà Nội.
Trên đây là toàn bộ ý kiến của nhóm 1 chúng em về các vấn đề liên quan
đến tr à chanh Nhà thờ, do việc phân tích, đánh giá còn mang nhiều tính chủ quan,
cá nhân. Chúng em mong nhận được sự nhận xét, đánh giá khách quan từ phía cô
giáo để đề tài của chúng em được hoàn chỉnh hơn. Chúng em xin chân thành cảm
ơn cô.
F. Phụ lục
I. Một số văn bản pháp luật được trích dẫn:
1. Quyết định 46/2009/QĐ-UBND về quản lý hoạt động bán hàng rong trên
địa bàn Thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành.
UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 46/2009/QĐ-UBND Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2009

QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG RONG TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban Nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban
nhân dân năm 2004;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị Quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội khoá XII về điều

chỉnh địa giới hành chính Hà Nội và một số tỉnh liên quan;
Căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ Quy định tổ chức
các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 03 năm 2007 của Chính phủ về cá
nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh
doanh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội tại Tờ trình số 1704/TTr-SCT ngày
29 tháng 12 năm 2008 về việc Quyết định Ban hành "Quy định về quản lý hoạt động bán
hàng rong trên địa bàn Thành phố Hà Nội",
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về quản lý hoạt động bán hàng
rong trên địa bàn Thành phố Hà Nội".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. Quyết định này
thay thế Quyết định 02/2008/QĐ-UBND ngày 09/01/2008 của Uỷ ban nhân dân Thành
phố ban hành "Quy định về quản lý hoạt động bán hàng rong trên địa bàn Thành phố Hà
Nội"
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân Thành phố, Giám đốc các Sở, Ban, Ngành;
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Đông, Sơn Tây và các Quận, Huyện; Chủ tịch UBND các
phường, xã, thị trấn; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thị hành Quyết
định này.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Huy Tưởng

QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG RONG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ
NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2009/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2009 của

UBND Thành phố Hà Nội về quản lý hoạt động bán hàng rong trên địa bàn Thành phố
Hà Nội)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Đối tượng áp dụng: áp dụng đối với cá nhân bán hàng rong hoạt động thương mại một
cách độc lập, thường xuyên, không có địa điểm kinh doanh cố định trên địa bàn thành
phố Hà Nội (sau đây gọi tắt là người bán hàng rong).
2. Phạm vi áp dụng: áp dụng đối với các hành vi bán hàng rong và trách nhiệm của các cơ
quan quản lý Nhà nước Thành phố Hà Nội đối với hoạt động bán hàng rong trên một số
khu vực thuộc địa bàn Thành phố Hà Nội do UBND Thành phố quy định (có phụ lục kèm
theo).
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Người bán hàng rong: là cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường
xuyên, không phải đăng ký kinh doanh, không có địa điểm kinh doanh cố định và không
gọi là " thương nhân" theo quy định của Luật Thương mại.
2. Bán rong (buôn bán dạo): là các hoạt động bán rong không có địa điểm cố định, bao
gồm cả việc mua nhận sách báo, tạp chí, văn hoá phẩm của các thương nhân được phép
kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong.
Chương II
PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI BÁN HÀNG RONG
Điều 3. Phạm vi về hàng hoá, dịch vụ kinh doanh của người bán rong
Người bán hàng rong được phép kinh doanh các loại hàng hoá, dịch vụ trừ các loại hàng
hoá, dịch vụ sau đây:
a) Hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh
doanh và kinh doanh có điều kiện theo phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định số
59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính Phủ;
b) Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng, hàng không
đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; hàng không
đảm bảo chất lượng, bao gồm hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm

độc và động thực vật bị dịch bệnh.
Điều 4. Phạm vi, khu vực kinh doanh của người bán rong
Những khu vực cấm kinh doanh:
1. Khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hoá đã được xếp hạng, các danh lam thắng cảnh
khác;
2. Khu vực các cơ quan nhà nước Trung ương và Thành phố Hà Nội, cơ quan ngoại giao,
các tổ chức quốc tế,
3. Khu vực vành đai an toàn kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn dược, vật
liệu nổ, doanh trại quân đội nhân dân Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hà Nội;
4. Khu vực thuộc cảng hàng không, sân ga, bến tầu, bến xe, bến phà, bến đò và trên các
phương tiện vận chuyển;
5. Khu vực trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
6. Khu vực tạm dừng, đỗ của phương tiện giao thông đang tham gia giao thông, bao gồm
cả đường bộ và đường thuỷ;
7. Đường quốc lộ, lòng đường, hè phố đường đô thị, đường huyện, đường trong các khu
tập thể chỉ dùng cho mục đích giao thông.
8. Khu vệ sinh công cộng, bãi chứa rác thải, nơi sản xuất có thải nhiều bụi, chất độc hại
dễ lây nhiễm bệnh, nơi bị đọng nước và các chất ô nhiễm khác.
Điều 5. Trách nhiệm và nghĩa vụ của người người bán rong trong quá trình hoạt
động thương mại
1. Người bán hàng rong có trách nhiệm thực hiện các quy định sau:
a) Các quy định về nếp sống văn minh, vệ sinh phòng bệnh, môi trường, phòng cháy,
chữa cháy, phòng chống thiên tai và giao thông vận tải;
b) Phải đặt, để các phương tiện di chuyển, thiết bị, dụng cụ bán hàng và hàng hoá ngăn
nắp, trật tự; phải có dụng cụ đựng rác và chất thải phù hợp;
c) Trường hợp kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống, người bán hàng rong phải đảm
bảo đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với
việc kinh doanh các loại hàng hoá, dịch vụ này;
d) Khai báo với Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi tạm trú theo hướng dẫn của cơ
quan quản lý nhà nước địa phương.

2. Nghiêm cấm người bán hàng rong thực hiện các hành vi sau đây:
a) Thực hiện việc bán hàng để xảy ra gây rối trật tự ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức
khoẻ, an toàn và phúc lợi chung của cộng đồng;
b) Đeo bám, nài ép, chèo kéo, tranh giành, gây phiền hà cho khách và có lời nói hoặc cử
chỉ thô tục, thiếu lịch sự với khách, lợi dụng hoạt động bán hàng rong để xin ăn;
c) Tụ tập đông người hoặc dùng loa phóng thanh, chiêng, chống, còi, kèn và các phương
tiện tăng âm khác cổ động, quảng cáo cho hoạt động kinh doanh lưu động mà chưa được
phép của các cơ quan chức năng;
d) Rao bán hoặc dùng các thiết bị âm thanh để rao bán rong gây ồn tại nơi công cộng và
ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm
sau;
đ) In, vẽ, viết lên tường; treo (chăng, dựng) cờ, băng rôn, panô, áp phích, biển hiệu, biển
quảng cáo trái quy định của pháp luật, không phù hợp với thuần phong mỹ tục và ảnh
hưởng xấu đến mỹ quan thành phố;
e) Sử dụng các phương tiện di chuyển, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động mua bán
không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn vệ sinh ảnh hưởng xấu đến mỹ quan chung;
g) Gian lận trong cân, đong, đo, đếm và các thông tin sai lệch, dối trá hoặc dễ gây hiểu
lầm về chất lượng của hàng hoá, dịch vụ mà mình cung cấp;
h) Phóng uế bừa bãi; vứt hoặc để các phương tiện di chuyển, phương tiện bán hàng, thiết
bị, bao bì và dụng cụ gói, giấy, rác, hàng hoá và các đồ vật khác ra đường giao thông,
xuống sông, cống rãnh hoặc bất kỳ khu vực nào gây ô nhiễm môi trường, làm cản trở
giao thông, gây bất tiện cho cộng đồng;
i) Nấu ăn, ngủ, nghỉ ở hè phố, lòng đường dành cho người và phương tiện tham gia giao
thông, hầm đường bộ, gầm cầu; cầu vượt, lối đi, chiếu nghỉ cầu thang nhà chung cư; nhà
chờ xe buýt; nơi hoạt động văn hoá, giải trí, vui chơi công cộng làm ảnh hưởng xấu đến
mỹ quan thành phố và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
3. Nghiêm cấm người bán hàng rong chiếm dụng trái phép, tự ý xây dựng, lắp đặt cơ sở,
thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động mua bán hàng hoá và trưng bày hàng hoá ở bất
kỳ địa điểm nào trên đường giao thông và nơi công cộng; lối ra vào lối thoát hiểm hoặc
bất kỳ khu vực nào làm cản trở giao thông, gây bất tiện cho cộng đồng và làm mất mỹ

quan chung.
4. Người bán hàng rong chỉ được thực hiện việc mua, bán hàng hoá ở các khu vực, tuyến
đường, phần vỉa hè đường bộ, ngõ hẻm được Uỷ ban nhân dân Thành phố, Uỷ ban nhân
dân Quận, Huyện cho phép sử dụng tạm thời theo phân cấp quản lý.
5. Người bán hàng rong phải di chuyển hàng hoá, phương tiện, thiết bị, dụng cụ thực hiện
các hoạt động mua bán hàng hoá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để
tránh làm cản trở hoặc tắc nghẽn giao thông trong trường hợp khẩn cấp hoặc vì lý do an
ninh hoặc ảnh hưởng các hoạt động xã hội khác theo quy định của pháp luật.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
BÁN HÀNG RONG
Điều 6. Trách nhiệm của các Sở, Ban, Ngành Thành phố
1. Sở Công thương:
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan; Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Đông,
Sơn Tây và Uỷ ban nhân dân các Quận, Huyện tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra thực
hiện quy định này; tổng hợp tình hình kết quả thực hiện định kỳ báo cáo với Uỷ ban nhân
dân Thành phố; nghiên cứu, đề xuất các chính sách, giải pháp trong công tác quản lý các
hoạt động bán hàng rong trên địa bàn Thành phố.
2. Sở Giao thông vận tải:
a) Chủ trì và phối hợp với Công an;Thành phố, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Đông,
Sơn Tây và Uỷ ban nhân dân các Quận, Huyện quy hoạch và cho phép người bán hàng
rong sử dụng tạm thời các khu vực, tuyến đường, phần vỉa hè đường bộ, ngõ hẻm trên địa
bàn để thực hiện các hoạt động thương mại nhưng không làm ảnh hưởng đến trật tự an
toàn giao thông trình Uỷ ban nhân dân Thành phố phê duyệt;
b) Phối hợp với Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Đông, Sơn Tây và Uỷ ban nhân dân các
Quận, Huyện lắp đặt biển báo quy định về thời gian được phép hoạt động bán hàng rong
và biển cấm người bán hàng rong hoạt động thương mại tại các khu vực tuyến đường, địa
điểm theo Điều 4 của Quy định này;
c) Chỉ đạo các lực lượng thuộc ngành giải toả các tụ điểm buôn bán hàng rong sai quy
định, gây ô nhiễm môi trường, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, những nơi công cộng, xử lý

những hành vi vi phạm pháp luật theo thẩm quyền.
3. Công an Thành phố:
a) Phối hợp với Sở Giao thông Công chính, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Đông, Sơn
Tây và Uỷ ban nhân dân các Quận, Huyện xem xét các khu vực cho phép người bán hàng
rong sử dụng tạm thời để thực hiện các hoạt động thương mại.
b) Chỉ đạo lực lượng cảnh sát trật tự, cảnh sát giao thông và các lực lượng trong ngành
phối hợp với Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Đông, Sơn Tây và Uỷ ban nhân dân các
Quận, Huyện xử lý kịp thời các vi phạm quy định này.
4. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch:
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung quy định này trên các phương tiện thông tin;
b) Phối hợp với Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Đông, Sơn Tây và Uỷ ban nhân dân các
Quận, Huyện tổ chức thực hiện các quy định của ngành đối với hoạt động bán hàng rong;
Chỉ đạo các lực lượng thuộc sở xử lý kịp thời các vi phạm theo quy định hiện hành.
5. Sở Y tế:
Chịu trách nhiệm chỉ đạo lực lượng thuộc sở phối hợp với Uỷ ban nhân dân Thành phố
Hà Đông, Sơn Tây và Uỷ ban nhân dân các Quận, Huyện hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát
vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy định của ngành đối với hoạt động bán hàng rong,
xử lý kịp thời các vi phạm theo quy định hiện hành.
6. Sở Lao động Thương binh và xã hội:
a) Phối hợp với Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Đông, Sơn Tây và UBND các Quận,
Huyện thực hiện việc tập trung người lang thang xin ăn kể cả người lợi dụng bán hàng
rong để xin ăn;
b) Chỉ đạo việc tiếp nhận, tổ chức nuôi dưỡng giáo dục và chuyển trả người lang thang
xin ăn về gia đình, địa phương theo quy định.
7. Đề nghị Hội phụ nữ Thành phố, Mặt Trận Tổ Quốc, Đoàn Thanh niên Thành phố Hà
Nội:
Phối hợp với Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Đông, Sơn Tây và Uỷ ban nhân dân các
Quận, Huyện tổ chức tuyên truyền, vận động người bán hàng rong thực hiện các quy định
tại Quyết định này.
Điều 7. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Đông, Sơn Tây và Uỷ ban

nhân dân các Quận, Huyện
1. Có trách nhiệm lập quy hoạch các khu vực, tuyến đường, phần vỉa hè đường bộ, ngõ
hẻm cho phép sử dụng tạm thời để tổ chức hoạt động bán hàng rong nhưng không được
cản trở giao thông và không ảnh hưởng đến phần vỉa hè dành cho người đi bộ; phối hợp
với Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố trình Uỷ ban nhân dân Thành phố phê
duyệt các địa điểm do Thành phố quản lý; phê duyệt các địa điểm đã được phân cấp cho
Thành phố Hà Đông, Sơn Tây và các Quận, Huyện quản lý.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn và đôn đốc, kiểm tra Uỷ ban nhân dân các Phường, Xã, Thị trấn
trong việc thực hiện các quy định về quản lý hoạt động thương mại của người bán hàng
rong trên địa bàn.
3. Xây dựng kế hoạch, phân công trách nhiệm, phân cấp quản lý hoạt động thương mại
của người bán hàng rong trên địa bàn.
4. Chỉ đạo các phòng, ban thuộc Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Đông, Sơn Tây và Uỷ
ban nhân dân Quận, Huyện thực hiện chức năng quản lý theo thẩm quyền.
5. Kịp thời đưa ra các giải pháp tổ chức hoạt động thương mại và hình thức quản lý phù
hợp, đảm bảo hoạt động bình thường của các khu vực, tuyến đường, địa điểm cấm hoặc
cho phép người bán hàng rong thực hiện các hoạt động thương mại,
6. Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của người bán hàng rong theo thẩm
quyền.
7. Định kỳ hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo kết quả theo yêu cầu của các Sở, Ban, Ngành
có liên quan về tình hình tổ chức, quản lý và hoạt động của người bán hàng rong tại địa
bàn; kiến nghị các vấn đề liên quan đến việc quản lý hoạt động của các đối tượng này.
Điều 8. Trách nhiệm của UBND các Phường, Xã, Thị trấn
1. Có sổ theo dõi người bán hàng rong trên địa bàn quản lý (bao gồm người bán hàng
rong cư trú trên địa bàn và người bán hàng rong ở nơi khác thường xuyên đến địa bàn
quản lý hoạt động thương mại) và tình hình hoạt động, chấp hành quy định của đối tượng
này.
2. Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách và quy định pháp luật có liên quan về
quản lý người bán hàng rong tới đối tượng trực tiếp thực hiện, cán bộ quản lý và toàn thể
nhân dân trên địa bàn.

3. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý, các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và
trách nhiệm trong việc quản lý người bán hàng rong trên địa bàn.
4. Triển khai thực hiện kế hoạch và phân công trách nhiệm quản lý hoạt động thương mại
cụ thể của người bán hàng rong trên địa bàn theo hướng dẫn và phân cấp của các Sở,
Ngành Thành phố có liên quan, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Đông, Sơn Tây và Uỷ
ban nhân dân các Quận, Huyện.
5. Thông báo công khai, rộng rãi các khu vực, tuyến đường, địa điểm cấm hoặc cho phép
người bán hàng rong thực hiện các hoạt động thương mại thông qua các phương tiện như
đài phát thanh Phường, Xã, Thị trấn, dán các quy định về bán hàng rong tại nơi công
cộng để người bán hàng rong được biết và thực hiện đúng quy định.
6. Triển khai thực hiện các giải pháp tổ chức hoạt động thương mại và hình thức quản lý
phù hợp, bảo đảm hoạt động bình thường của các khu vực, tuyến đường cho phép người
bán hàng rong thực hiện các hoạt động thương mại đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt, bảo đảm cho người bán hàng rong tuân thủ đúng các quy định về phạm vi hoạt
động trong quy định này; bảo đảm an ninh, an toàn cho các hoạt động hợp pháp của
người bán hàng rong trên địa bàn quản lý.
7. Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của người bán hàng rong theo thẩm
quyền.
8. Định kỳ hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan quản lý cấp trên
về tình hình tổ chức, quản lý và hoạt động của người bán hàng rong trên địa bàn Thành
phố và kiến nghị các vấn đề liên quan đến việc quản lý hoạt động của người bán hàng
rong.
Chương IV
XỬ LÝ VI PHẠM VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 9. Xử lý vi phạm với người bán hàng rong
Người bán hàng rong có hành vi vi phạm các quy định tại Quy định này tuỳ theo tính
chất, mức độ vi phạm mà xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường
theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Khen thưởng, kỷ luật

Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Quy định này được xem xét
khen thưởng theo quy định. Cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ nếu để xảy ra sai
phạm, tuỳ theo mức độ sai phạm sẽ bị xử lý theo Pháp lệnh Công chức.
Điều 11. Sửa đổi, bổ sung quy định
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, Sở Công thương có trách nhiệm thống nhất
với các Sở, Ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Đông, Sơn Tây và UBND
Quận, Huyện những nội dung cần sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, báo cáo UBND Thành
phố xem xét, quyết định./.

PHỤ LỤC
DANH MỤC 63 TUYẾN PHỐ KHÔNG ĐƯỢC BÁN HÀNG RONG
(Kèm theo Quyết định số 46/2009/QĐ-UBND ngày 15/01/2009 của UBND Thành phố
Hà Nội)
TT Tên phố Ghi chú
I QUẬN HOÀN KIẾM: 16 TUYẾN PHỐ
1 Đinh Tiên Hoàng
2 Lê Lai
3 Lê Thạch
4 Lê Thái Tổ
5 Bà Triệu Thực hiện cả tuyến phố trên địa bàn
quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà
Trưng
6 Tràng Tiền
7 Hàng Khay
8 Tràng Thi
9 Hàng Lược
10 Chả Cá
11 Hàng Cân
12 Lương Văn Can
13 Hàng Bông

14 Hàng Gai
15 Hàng Bài
16 Nhà Chung
II QUẬN BA ĐÌNH: 26 TUYẾN PHỐ
17 Kim Mã
18 Nguyễn Thái Học
19 Chu Văn An
20 Độc Lập
21 Hùng Vương
22 Phan Đình Phùng
23 Nguyễn Tri Phương
24 Điện Biên Phủ
25 Lê Hồng Phong
26 Trần Phú
27 Chùa Một Cột
28 Ông ích Khiêm
29 Bà Huyện Thanh Quan
30 Lê Trực
31 Sơn Tây
32 Thanh Niên
33 Hoàng Diệu
34 Hoàng Văn Thụ
35 Bắc Sơn
36 Mai Xuân Thưởng
37 Nguyễn Chí Thanh
38 Vạn Phúc
39 Liễu Giai
40 Văn Cao
41 Phan Huy ích
42 Vạn Bảo

III QUẬN ĐỐNG ĐA: 12 TUYẾN PHỐ
43 Cát Linh
44 Tôn Đức Thắng
45 Nguyễn Lương Bằng
46 Tây Sơn
47 Trường Chinh
48 Tôn Thất Tùng
49 Phạm Ngọc Thạch
50 Đào Duy Anh
51 Chùa Bộc
52 Thái Hà
53 Khâm Thiên
54 Đê La Thành
IV QUÂN HAI BÀ TRƯNG: 3 TUYẾN PHỐ
55 Bạch Mai
56 Phố Huế Thực hiện cả tuyến phố trên địa bàn
quận Hai Bà Trưng và quận Hoàn
Kiếm
57 Trương Định
V QUẬN CẦU GIẤY: 3 TUYẾN PHỐ
58 Xuân Thuỷ
59 Cầu Giấy
60 Trần Duy Hưng
VI QUậN THANH XUÂN: 2 TUYếN PHố
61 Nguyễn Huy Tưởng
62 Khương Trung
VI THÀNH PHỐ HÀ ĐÔNG: 1 TUYẾN PHỐ
63 Đường Phùng Khoang đi Ba La Thuộc Quốc lộ 6 đoạn qua địa phận
Hà Đông (Km 9+200-Km 14+00)
2. Công văn 796/UBND-GT các tuyến phố cấm tổ chức trông giữ phương

tiện xe đạp, xe mô tô, ô tô trên vỉa hè, lòng đường do Ủy ban nhân dân thành phố
Hà Nội ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 796/UBND-GT Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2012
V/v các tuyến phố cấm tổ chức trông giữ
phương tiện xe đạp, xe mô tô, ô tô trên vỉa hè,
lòng đường

Kính gửi: - Các Sở: Giao thông vận tải, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu
tư, Tài chính;
- Công an Thành phố;
- UBND các quận.

Ủy ban nhân dân Thành phố đã có Văn bản chỉ đạo số 8417/UBND-GT ngày 04/10/2011
về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm an toàn giao thông
để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 1702/TTg-KTN ngày
24/9/2011. Đến nay, căn cứ tình hình thực tế triển khai trên địa bàn còn chậm, Ủy ban
nhân dân Thành phố yêu cầu:
1. Thực hiện thu hồi giấy phép trông giữ phương tiện xe đạp, xe mô tô, ô tô trên vỉa hè,
lòng đường đợt 1 (chi tiết theo biểu mẫu đính kèm).
2. Yêu cầu Sở Giao thông vận tải nghiêm túc triển khai thu hồi giấy phép, thời gian hoàn
thành trước 15/02/2012.
3. Sở Giao thông vận tải chỉ đạo Thanh tra Giao thông vận tải phối hợp với Công an
Thành phố để kiểm tra, xử lý vi phạm việc dừng, đỗ xe sai quy định, tổ chức kéo xe vi
phạm về các bãi tập kết để đảm bảo an toàn giao thông.

4. Các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách
nhiệm phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố, UBND các quận kịp thời
tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện; Đề xuất, báo cáo
UBND Thành phố theo quy định.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Đ/c Bí thư thành ủy (để báo cáo);
- Thường trực thành ủy (để báo cáo);
- Thường trực UBNDTP (để báo cáo);
- Đ/c Chủ tịch UBNDTP (để báo cáo);
- Các Đ/c PCT UBNDTP;
- Đ/c CVP;
- PVP Nguyễn Văn Thịnh;
- VPUB: GT
(Thg, Phong, Diệp)
, TH;
- Lưu: VT, GT
Hải
(2 bản).
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Khôi

DANH MỤC
CÁC TUYẾN ĐƯỜNG, PHỐ CẤM TỔ CHỨC TRÔNG GIỮ PHƯƠNG TIỆN TRÊN
HÈ PHỐ, LÒNG ĐƯỜNG (ĐỢT 1)
(Ban hành kèm theo Văn bản số 796/UBND-GT ngày 06 tháng 02 năm 2012 của UBND

Thành phố Hà Nội)
STT Tên đường, phố Không đỗ
trên lòng
đường
Không
đỗ trên
hè phố
Địa bàn các quận, huyện Ghi
chú
1- Quận Hoàn Kiếm
1 Bà Triệu X X Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng
2 Hàng Bài X X Hoàn Kiếm
3 Phố Huế X X Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng
4 Tràng Tiền X X Hoàn Kiếm
5 Hàng Khay X X Hoàn Kiếm
6 Tràng Thi X X Hoàn Kiếm
7 Đinh Tiên Hoàng X X Hoàn Kiếm
8 Hai Bà Trưng X Hoàn Kiếm
9 Lê Duẩn X X Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng
10 Trần Nhật Duật X Hoàn Kiếm
11 Trần Quang Khải X Hoàn Kiếm
12 Hàng Bông X X Hoàn Kiếm
13 Hàng Gai X X Hoàn Kiếm
14 Lê Thái Tổ X X Hoàn Kiếm
15 Hàng Lược X X Hoàn Kiếm
16 Chả Cá X X Hoàn Kiếm
17 Lương Văn Can X X Hoàn Kiếm
18 Cầu Gỗ X Hoàn Kiếm
19 Hàng Đậu X Hoàn Kiếm
20 Hàng Vôi X Hoàn Kiếm

21 Hàng Tre X X Hoàn Kiếm
22 Hàng Muối X X Hoàn Kiếm
23 Hàng Dầu X X Hoàn Kiếm
24 Hồ Hoàn Kiếm X X Hoàn Kiếm
25 Hàng Đường X Hoàn Kiếm
26 Hàng Đào X Hoàn Kiếm
27 Hàng Ngang X Hoàn Kiếm
28 Đồng Xuân X X Hoàn Kiếm
29 Hàng Giấy X Hoàn Kiếm
30 Hà Trung X X Hoàn Kiếm
31 Đặng Thái Thân X X Hoàn Kiếm
32 Phan Bội Châu X X Hoàn Kiếm
33 Thợ Nhuộm X X Hoàn Kiếm
34 Hàng Cót X X Hoàn Kiếm
35 Hàng Gà X X Hoàn Kiếm
36 Hàng Điếu X Hoàn Kiếm
37 Hàng Da X X Hoàn Kiếm
38 Hàng Thùng X X Hoàn Kiếm
39 Đường chợ 19-12 X X Hoàn Kiếm
40 Bảo Khánh X X Hoàn Kiếm
41 Hàng Trống X Hoàn Kiếm
42 Phủ Doãn X Hoàn Kiếm
43 Triệu Quốc Đạt X X Hoàn Kiếm
44 Quán Sứ X Hoàn Kiếm
45 Tông Đản X Hoàn Kiếm
46 Bát Đàn X Hoàn Kiếm

×