Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Những điều chỉnh trong chính sách nhập khẩu hàng nông sản của hoa kỳ và vấn đề đặt ra đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.33 KB, 112 trang )

Trờng Đại học kinh tế quốc dân

Bùi đức tú
Những điều chỉnh trong chính sách nhập khẩu
hàng nông sản của Hoa Kỳ và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam
chuyên ngành: kinh tế đối ngoại
Ngời hớng dẫn khoa học:
GS.Ts. đỗ đức bình
Hà nội, năm 2013
LỜI CAM ĐOAN
Bản luận văn này được hoàn thành là cả quá trình nghiên
cứu nghiêm túc của tôi cùng với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên
hướng dẫn GS.TS. Đỗ Đức Bình. Các số liệu, kết quả, trích dẫn
trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng và trung thực.
Hà Nội, ngày 15 tháng 1 năm 2013
Tác giả
` Bùi Đức Tú
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
MỤC LỤC 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT 6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH 7
DANH MỤC BẢNG BIỂU 8
TÓM TẮT LUẬN VĂN i
MỞ ĐẦU 1
2
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐIỀU CHỈNH
CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU 1
1.1. Khái niệm, các công cụ, biện pháp của chính sách nhập khẩu hàng hóa. .1
1.1.1. Khái niệm 1
1.1.2. Các công cụ, biện pháp 1


1.1.3. Yêu cầu đối với điều chỉnh chính sách nhập khẩu hàng hóa 4
1.2. Tầm quan trọng của điều chỉnh chính sách nhập khẩu hàng hóa 6
1.2.1. Khái niệm điều chỉnh chính sách nhập khẩu hàng hóa 6
1.2.2. Nội dung điều chỉnh 6
1.2.3. Vai trò của điều chỉnh chính sách nhập khẩu hàng hóa 6
1.3. Các yếu tố tác động tới việc điều chỉnh chính sách nhập khẩu hàng nông
sản của Hoa Kỳ 9
1.3.1. Nâng cao tiêu chuẩn của sản phẩm nông sản nhập khẩu 9
1.3.2. Do sức ép các nhà hoạt động xã hội 10
1.3.3. Do Hoa Kỳ thâm hụt thương mại ngày một lớn 10
1.3.4. Bảo hộ nền sản xuất trong nước 11
1.4. Ảnh hưởng của điều chỉnh chính sách nhập khẩu nông sản Hoa Kỳ đối
với các nhà xuất khẩu 12
1.5. Kinh nghiệm của một số nước trong việc ứng phó với những điều chỉnh
trong chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ 14
1.5.1. Kinh nghiệm của Thái Lan 14
1.5.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc 18
1.5.3. Kinh nghiệm của Malaixia 22
1.5.4. Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 24
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU
NÔNG SẢN CỦA HOA KỲ TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
NÓ ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM XUẤT SANG HOA KỲ28
2.1. Khái quát về mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam 28
2.1.1. Vai trò của sản xuất hàng nông sản trong nền kinh tế 28
2.1.2. Vai trò của hàng nông sản xuất khẩu trong xuất khẩu hàng hóa 29
2.1.3. Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu theo mặt hàng 31
2.1.4. Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam theo thị trường 33
2.2. Tình hình nhập khẩu hàng nông sản của Hoa Kỳ từ năm 2008 đến 2011
34
2.2.1. Tình hình kinh tế Hoa Kỳ từ năm 2008 đến 2011 34

2.2.2. Tình hình nhập khẩu hàng nông sản của Hoa Kỳ từ 2008 đến 2011 37
2.3. Thực trạng nhập khẩu hàng nông sản Việt Nam của Hoa Kỳ giai đoạn
2008-2011 39
2.3.1. Thực trạng nhập khẩu hàng nông sản Việt Nam của Hoa Kỳ 39
2.3.2. Đánh giá thực trạng nhập khẩu hàng nông sản Việt Nam của Hoa Kỳ 40
2.4. Thực trạng điều chỉnh CSNK hàng nông sản của Hoa Kỳ giai đoạn 2008-
2011 và tác động tới xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam 42
2.4.1. Điều chỉnh chính sách nhập khẩu hàng nông sản Hoa Kỳ ra tăng hàng rào
phi thuế quan 42
2.4.2. Thực trạng điều chỉnh CSNK hàng nông sản của Hoa Kỳ giai đoạn 2008-
2011 44
2.4.3. Tác động của sự điều chỉnh CSNK hàng nông sản của Hoa Kỳ đối với XK
hàng nông sản của Việt Nam 50
CHƯƠNG 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆT NAM NHẰM
ỨNG PHÓ VỚI NHỮNG ĐIỀU CHỈNH TRONG CHÍNH SÁCH NHẬP
KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA HOA KỲ 60
3.1. Dự báo điều chỉnh chính sách nhập khẩu nông sản của Hoa Kỳ tới năm
2020 60
3.2. Các hạn chế của Việt Nam trong việc ứng phó đối với sự thay đổi 62
3.2.1. Hạn chế từ phía nền kinh tế 62
3.2.2. Hạn chế từ phía cơ quan quản lý Nhà nước 63
3.2.3. Về phía doanh nghiệp 63
3.2.4. Hạn chế trong vấn đề xúc tiến thương mại 65
3.2.5. Hạn chế trong việc trao đổi thông tin 66
3.3. Quan điểm đối với Việt Nam nhằm ứng phó với những điều chỉnh trong
chính sách nhập khẩu nông sản của Hoa Kỳ 66
3.3.1. Thúc đẩy xuất khẩu nông sản bền vững là nền tảng của hoạt động xuất
khẩu hàng nông sản sang Hoa Kỳ 66
3.3.2. Xuất khẩu nông sản bền vững góp phần bảo vệ môi trường sinh thái quốc
gia 68

3.3.3. Xuất khẩu nông sản bền vững làm tăng khả năng thích nghi với tình trạng
cạnh tranh gay gắt của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam 69
3.3.4. Xuất khẩu nông sản bền vững để phát triển nền nông nghiệp hiện đại, đẩy
mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn Việt Nam 69
3.4. Giải pháp đối với Việt Nam nhắm ứng phó với những thay đổi chính sách
nhập khẩu hàng nông sản của Hoa Kỳ 70
3.4.1. Các giải pháp từ phía Nhà nước 71
3.4.2. Nhóm giải pháp từ phía các doanh nghiệp 83
3.4.3. Nhóm giải pháp từ phía hiệp hội 84
KẾT LUẬN 1
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
STT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
1 CSNK Chính sách nhập khẩu
2 NK Nhập khẩu
3 XK Xuất khẩu
4 VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
STT CHỮ
VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ DIỄN GIẢI TIẾNG VIỆT
1 CGMP Current Good Manufacturing
Practice
An toàn sản xuất
2 EU European Union Liên minh Châu Âu
3 FDA Food and Drug
Administration
Cơ quan thực phẩm và dược
phẩm Hoa Kỳ
4 FSMA Food Safety Modernization Act Luật hiện đại hóa và an toàn

thực phầm
5 GAP Good Agricultural Practices Sản xuất nông nghiệp bền
vững
6 GSP Generalised System of
Preferences
Chế độ ưu đăi thuế quan
phổ cập
7 HACCP Hazard Analysis and Critical
Control Points
Hệ thống điểm kiểm soát tới
hạn và phân tích mối nguy
8 MRL Maximum Residue Limits Dư lượng tối đa cho phép
9 USDA United States Department of
Agriculture
Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ
10 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tăng trưởng GDP theo ngành kinh tế của Việt Nam 2001-2011 28
Bảng 2.2: Kim ngạch hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2011 29
Bảng 2.3: Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam 2008-2011 31
Bảng 2.4: 10 thị trường nhập khẩu hàng nông sản lớn nhất của Việt Nam 2008-2011 33
Bảng 2.5: GDP nền kinh tế Hoa Kỳ 2008-2011 35
Bảng 2.6: Giá trị nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ 2008-2011 38
Bảng 2.7: Cơ cấu mặt hàng nông sản chính xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2008-2011
40
Trờng Đại học kinh tế quốc dân

Bùi đức tú
Những điều chỉnh trong chính sách nhập khẩu
hàng nông sản của Hoa Kỳ và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

chuyên ngành: kinh tế đối ngoại
Ngời hớng dẫn khoa học:
GS.Ts. đỗ đức bình
Hà nội, năm 2013
TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Thương mại toàn cầu là xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới và là động lực
chính cho sự phát triển kinh tế thế giới và Việt Nam không nằm ngoài xu thế này.
Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 100 quốc gia và lãnh thổ
trên toàn thế giới. Hàng hóa của Việt Nam có mặt tại hầu hết các quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam đã xây dựng được quan hệ thương mại khá tốt với
một số đối tác quan trọng như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU. Tuy nhiên, đây
đều là các thị trường ở mức phát triển cao, có yêu cầu về sản phẩm rất khắt khe, có
hệ thống luật rất chặt chẽ vì vậy để sản phẩm Việt Nam có chỗ đứng vững chắc tại
các thị trường giàu tiềm năng này đòi hỏi Việt Nam phải có những am hiểu nhất
định về các chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia này.
Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ
hàng hóa nông sản hàng đầu trên thế giới vì vậy bất cứ một sự thay đổi nào về chính
sách nhập khẩu hàng nông sản của Hoa Kỳ đều dẫn tới biến động mạnh thị trường
nông sản toàn cầu. Hơn thế nữa, Hoa Kỳ là một trong những đối tác thương mại
quan trọng, là thị trường xuất khẩu hàng hóa trọng điểm của Việt Nam. Do đó, việc
nghiên cứu các thay đổi trong chính sách nhập khẩu hàng nông sản của Hoa Kỳ sẽ
giúp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ đồng thời giảm
được các vấn đề tranh chấp trong thương mại với Hoa Kỳ tránh dẫn đến các xung
đột trong thương mại.
Xuất phát từ vấn đề trên, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Những điều
chỉnh trong chính sách nhập khẩu hàng nông sản của Hoa Kỳ và vấn đề đặt ra
đối với Việt Nam” với mong muốn từ thực tiễn phát sinh và bài học kinh nghiệm sẽ
góp phần nâng cao thương mại hàng hóa Việt Nam-Hoa Kỳ.

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu kinh tế Hoa Kỳ và những điều chỉnh chính sách nhập khẩu hàng nông
sản của Hoa Kỳ từ năm 2008 đến nay.
- Phân tích những tác động của điều chỉnh chính sách nhập khẩu hàng nông sản của
Hoa Kỳ đối với nông sản xuất khẩu của Việt Nam.
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp ứng phó với những điều chính chính sách
nhập khẩu hàng nông sản của Hoa Kỳ.
i
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐIỀU CHỈNH
CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU
1.1. Khái niệm, các công cụ, biện pháp của chính sách
nhập khẩu hàng hóa
Phần này nêu lên các công cụ để các Chính phủ dùng cho quá trình để
điều chỉnh chính sách nhập khẩu của mình. Hai loại công cụ mà các Chính phủ
sử dụng để thực hiện việc điều chỉnh chính sách nhập khẩu của mình là các
chính sách thuế quan và chính sách phi thuế quan. Nắm bắt được các công cụ
này giúp các nhà xuất khẩu có biện pháp phù hợp để ứng phó với điều chính
1.2. Tầm quan trọng của điều chỉnh chính sách nhập khẩu hàng hóa
Chính sách nhập khẩu hàng hóa được ban hành nhằm thực hiện các
mục tiêu của quốc gia trong các giai đoạn, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế mà
các quốc gia mà Chính phủ điều chỉnh chính sách nhập khẩu cho phù hợp với
điều kiện kinh tế của quốc gia mình. Việc nhận thấy tầm quan trọng của việc
điều chỉnh chính sách nhập khẩu sẽ giúp các quốc gia điều chỉnh chính sách
nhập khẩu của mình một cách hợp lý và đạt được các mục tiêu mà các chính
phủ mong muốn
1.3. Các yếu tố tác động tới việc điều chỉnh chính sách nhập khẩu hàng
nông sản của Hoa Kỳ
Có rất nhiều các yếu tố tác động tới việc điều chỉnh chính sách nhập khẩu hàng
hóa của Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa Kỳ sẽ điều chỉnh chính sách nhập khẩu hàng

nông sản của mình dựa trên mức độ tác động của các yếu tố. Việc điều chỉnh
chính sách nhập khẩu hàng nông sản của Hoa Kỳ để đảm bảo hài hòa lợi ích
của Hoa Kỳ. Việc nghiên cứu các yếu tố tác động tới chính sách nhập khẩu của
Hoa Kỳ giúp các nhà xuất khẩu nắm bắt được xu hướng điều chỉnh chính sách
của Hoa Kỳ từ đó có những ứng phó phù hợp.
1.4. Ảnh hưởng của điều chỉnh chính sách nhập khẩu nông sản Hoa Kỳ
đối với các nhà xuất khẩu
Là một thị trường nông sản rất lớn vì vậy bất cứ một sự điều chỉnh nào trong
chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ đều có ảnh hưởng lên các nhà xuất khẩu nông
ii
sản vào Hoa Kỳ. Việc điều chỉnh chính sách nhập khẩu hoàng hóa của nông sản sẽ
gây tác động tích cực và tiêu cực tới các nhà xuất khẩu. Tuy nhiên trong điều kiện
kinh tế quốc tế hội nhập toàn cầu mạnh mẽ thì các điều chỉnh chính sách nhập khẩu
hàng nông sản của Hoa Kỳ đều nhằm mục đích tăng cường các rào cản nhằm hạn
chế các mặt hàng nông sản vào thị trường Hoa Kỳ.
1.5. Kinh nghiệm của một số nước trong việc ứng phó với những điều
chỉnh trong chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ.
Là một quốc gia đang phát triển có trình độ sản xuất thấp đặc biệt là trình độ
sản xuất hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ vì vậy việc học hỏi kinh
nghiệm từ các quốc gia đã thành công trong việc sản xuất hàng nông sản xuất khẩu
là vấn đề cần thiết. Việc học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia nằm trong khu vực là
Thái Lan, Trung Quốc và Malaixia là các quốc gia có điều kiện tương đối tương
đồng và đã thành công trong việc xuất khẩu hàng nông sản sẽ giúp Việt Nam phát
triển được việc sản xuất hàng nông sản sang Hoa Kỳ.
Những vấn đề mà Việt Nam đã thành công trong việc học hỏi từ các quốc gia
này đó là việc xác định đúng vị trí của ngành nông nghiệp để từ đó có chính sách
phát triển nông nghiệp hướng vào xuất khẩu. Việt Nam đã chú trọng vào đầu tư
công nghệ chế biến, đẩy mạnh công tác xúc tiến xuất khẩu hàng sông sản và điều
chỉnh chính sách thương mại hàng nông sản để dần phù hợp với việc điều chỉnh
chính sách nhập khẩu hàng nông sản của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, Việt Nam còn nhiều vấn đề chưa thành công trong việc học hỏi
kinh nghiệm từ các quốc gia đó là vấn đề xã hội trong phát triển xuất khẩu hàng
nông sản chưa được quan tâm thỏa đán, chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề môi
trường trong sản xuất nông nghiệp vì vậy các sản phẩm nông sản của Việt Nam
phần lớn vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn của Hoa Kỳ
iii
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU
NÔNG SẢN CỦA HOA KỲ TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY
VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN
CỦA VIỆT NAM XUẤT SANG HOA KỲ
2.1. Khái quát về mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam
Trải qua hơn 20 năm đổi mới và 5 năm là thành viên của WTO ngành nông
nghiệp Việt Nam nói chung, ngành sản xuất hàng nông sản xuất khẩu vẫn là ngành
rất quan trọng trong kinh tế Việt Nam. Ngành nông nghiệp luôn phát triển ổn định
thu nguồn ngoại tệ về cho quốc gia đồng thời ngành nông nghiệp thu hút lượng lao
động rất lớn giúp giải quyết các vấn đề xã hội. Từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu bắt đầu từ năm 2008 ngành sản xuất hàng nông sản xuất khẩu của
Việt Nam là ngành ổn định nhất trong các ngành kinh tế.
2.2. Tình hình nhập khẩu hàng nông sản của Hoa Kỳ từ
năm 2008 đến 2011
Là nền kinh tế lớn nhất thế giới, mức thu nhập đầu người ở mức cao vì vậy
nhu cầu tiêu dùng hàng hóa nói chung và hàng nông sản nói riêng rất lớn. Hàng
năm Hoa Kỳ giá trị hàng nông sản nhập khẩu của Hoa Kỳ trên 100 tỷ USD là thị
trường tiềm năng cho các nhà xuất khẩu hàng nông sản toàn thế giới. Là một quốc
gia đa văn hóa với lượng người nhập cư rất lớn vì vậy nhu cầu tiêu dùng hàng nông
sản để đáp ứng cho nhu cầu của từng khu vực là rất lớn.
2.3. Thực trạng nhập khẩu hàng nông sản Việt Nam của Hoa Kỳ giai
đoạn 2008-2011
Trong những năm vừa qua Hoa Kỳ nhập khẩu rất nhiều hàng hóa nông sản từ

Việt Nam, giá trị hàng hóa nông sản tăng qua các năm cho thấy nhu cầu về nông sản
Việt Nam đối với thị trường Hoa Kỳ ngày càng tăng. Tuy nhiên, so với vị trí của
ngành sản xuất hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam thì mức độ nhập khẩu của
Hoa Kỳ mới chỉ dừng ở mức độ nhất định và sẽ tăng trưởng nhanh trong các năm tới.
2.4. Thực trạng điều chỉnh CSNK hàng nông sản của Hoa Kỳ giai đoạn
2008-2011 và tác động tới xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam
2.4.1. Điều chỉnh chính sách nhập khẩu hàng nông sản Hoa Kỳ ra tăng
hàng rào phi thuế quan
iv
Việc điều chỉnh chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ dựa trên rất nhiều yếu tố
tác động và phục vụ nhiều mục tiêu tuy nhiên tựu chung lại việc điều chỉnh chính
sách nhập khẩu hàng nông sản của Hoa Kỳ nhằm mục tiêu ra tăng các rào cản
thương mại là giảm lượng hàng nông sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ và bảo hộ cho thị
trường trong nước
2.4.2. Thực trạng điều chỉnh CSNK hàng nông sản của Hoa Kỳ giai đoạn
2008-2011
Luật hiện đại hóa an toàn thực phẩm (Food Safety Modernization Act –
FSMA) là “phiên bản” mới nhất của Luật liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm và
mỹ phẩm của Hoa Kỳ (FDCA) có hiệu lực từ năm 1938 được Tổng thống Barack
Obama ban hành vào ngày 4/1/2011.
Các nguyên tắc của FSMA
Luật Hiện đại và an toàn thực phẩm (FSMA) được xây dựng dựa trên 4
nguyên tắc:
- Linh hoạt trong quản lý kiểm soát mối nguy (phòng ngừa)
- Thu hồi sản phẩm và cảnh báo cho cộng đồng (kiểm tra, tuân thủ, phản hồi)
- Hệ thống truy xuất nguồn gốc cần thiết đối với các sản phẩm
- Khoanh vùng các tác nhân và thực phẩm gây ngộ độc chủ yếu (an toàn nhập khẩu)
Các nội dung cơ bản của FMSA
- Yêu cầu nhà sản xuất phải phân tích mối nguy an toàn thực phẩm và áp dụng các
biện pháp kiểm soát phòng ngừa mối nguy

- FDA là cơ quan có trách nhiệm thu hồi với năng lực tiếp cận cộng đồng rộng rãi hơn
- Luật FSMA mới cho phép đình chỉ đăng ký của một cơ sở sản xuất thực phẩm.
- Luật cũng cho phép FDA chủ động lưu giữ hàng thực phẩm tại cửa khẩu
trong 30 ngày mà không cần phải chờ có bằng chứng xác nhận, nếu họ nghi ngờ sản
phẩm lẫn tạp chất, khuẩn E-coli, Salmonella…
- Tăng cường hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm
- Cải thiện việc kiểm soát bệnh dịch và sử dụng các kết quả đánh giá mối
nguy dựa trên cơ sở khoa học để đặt mục tiêu cho hoạt động thanh tra của FDA.
- Áp dụng các tiêu chuẩn an toàn trong sản xuất tại trại nuôi
- Tổ chức lại hệ thống thanh tra an toàn chất lượng thực phẩm NK thông qua chứng
nhận của bên thứ 3 và kiểm tra của lĩnh vực tư nhân dưới sự kiểm soát của FDA đối với
các công ty thực phẩm nước ngoài.
v
2.4.3. Tác động của sự điều chỉnh CSNK hàng nông sản của Hoa Kỳ đối
với XK hàng nông sản của Việt Nam
2.4.3.1. Tăng thời gian kiểm tra hàng hóa tại cảng
Với quy định mới của đạo luật FSMA thì 100% số hàng nông sản nhập khẩu
sẽ được lấy mẫu tại cảng trước khi vào thị trường Hoa Kỳ.
2.4.3.2. Tăng số lượng hàng hóa bị giữ tại cảng
Theo FMSA, FDA có quyền giữ hàng hóa tại cảng trong thời gian 30 ngày
nếu nghi ngờ hàng hóa vi phạm quy định nhãn mác và quy định về VSATTP mà
không cần chứng minh.
2.4.3.3. Tăng chi phí của hàng xuất khẩu
Theo quy định mới của FSMA, doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu hoàn toàn
các chi phí lưu kho bãi, vệ sinh, chi phí kiểm tra, vận chuyển và tu sửa sản phẩm
khi hàng bị lưu giữ tại cảng.
2.4.3.4. Tăng lượng hàng hóa nông sản của Việt Nam bị thu hồi và trả lại
Luật FSMA tăng cường quyền hạn của FDA trong vấn đề kiểm tra và xử lý
hàng hóa, do đó FDA dễ dàng giữ lại các sản phẩm mà FDA nghi nghờ có nguy cơ
vi phạm về an toàn thực phẩm mà không cần phải có bằng chứng

2.4.3.5. Quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật không rõ ràng gây bất lợi cho sản
phẩm Việt Nam
FSMA có rất nhiều quy định rõ ràng liên quan đến vấn đề nhằm mục đích
cản trở hàng hóa nông sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ như thủ tục hành chính, vấn đề
kiểm tra nhưng các vấn đề liên quan tới công bố tiêu chuẩn đã không được FDA đề
cập tới.
2.4.3.6. Nhiều doanh nghiệp có nguy cơ tạm dừng việc xuất khẩu sang thị
trường Hoa Kỳ
FSMA tăng cường các biện pháp để giải quyết tận gốc vấn đề về tiêu chuẩn
an toàn thực phẩm bằng cách tăng cường thanh tra các doanh nghiệp có hàng hóa bị
lưu giữ tại cảng hoặc các doanh nghiệp có hàng hóa vi phạm an toàn thực phẩm.
2.4.3.7. Tăng chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu do phải trả phí thanh tra
Theo quy định, các chi phí liên quan đến việc kiểm tra, đi lại, chuẩn bị hồ sơ,
DN bị kiểm tra sẽ chịu trách nhiệm chi trả. Mức phí FDA đưa ra cho chuyên gia
được tính theo giờ (224 USD/giờ - trong nước và 325 USD/giờ - ở nước ngoài) thay
vì miễn phí như trước đây.
vi
2.4.3.8. Tăng chi phí do triển khai quy trình sản xuất mới
FSMA yêu cầu các nhà xuất khẩu phải thực hiện việc sản xuất và chế biến
các sản phẩm xuất khẩu phải theo một quy trình sản xuất an toàn. Chỉ các doanh
nghiệp thực hiện việc sản xuất và chế biến theo tiêu chuẩn này và được FDA thanh
tra đạt tiêu chuẩn, FDA mới tiến hành cấp mã số cho sản phẩm xuất khẩu.
2.4.3.9. Nhiều doanh nghiệp bị hạn chế xuất khẩu do sản phẩm chưa áp dụng
đầy đủ các biện pháp kiểm soát phòng ngừa và phân tích mối nguy (HACCP)
Đối với tiêu chuẩn HACCP (phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn),
FDA không yêu cầu bắt buộc nhưng từ tháng 7/2012, các sản phẩm hàng hóa xuất
vào Hoa Kỳ sẽ phải đáp ứng quy trình sản xuất đạt chuẩn HACCP.
2.4.3.10. Tăng chi phí cho việc sản phẩm xuất khẩu phải đạt các chứng nhận
bên thứ 3 do FDA công nhận
vii

CHƯƠNG 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆT NAM NHẰM
ỨNG PHÓ VỚI NHỮNG ĐIỀU CHỈNH TRONG CHÍNH
SÁCH NHẬP KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA HOA KỲ
3.1. Dự báo điều chỉnh chính sách nhập khẩu nông sản của Hoa Kỳ tới
năm 2020
Trong thời gian tới năm 2020 sẽ có hàng loạt các chính sách nhập khẩu nông
sản mới của Hoa Kỳ được ban hành, các rào cản hàng hóa nông sản của Hoa Kỳ
ngày càng dày đặc hơn và cao hơn trước, các hàng hóa nông sản muốn vào thị
trường Hoa Kỳ bắt buộc phải đáp ứng các tiêu chuẩn hết sức khắt khe và các nhà
xuất khẩu muốn vào thị trường Hoa Kỳ phải là các nhà xuất khẩu có sức bền mới có
thể vượt qua được rào cản của Hoa Kỳ.
3.2. Các hạn chế của Việt Nam trong việc ứng phó đối với sự thay đổi
Là một quốc gia đi lên từ ngành sản xuất nông nghiệp tuy nhiên Việt Nam còn rất
nhiều hạn chế trong việc phát triển ngành nông sản xuất khẩu dẫn tới gặp rất nhiều khó
khăn trong việc ứng phó với sự thay đổi chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ. Các hạn chế
này đến từ bản thaanh nền kinh tế có trình độ sản xuất thấp, hạn chế từ phía các cơ quan
quản lý nhà nước, hạn chế từ chính bản thân các doanh nghiệp xuất khẩu.
3.3. Quan điểm đối với Việt Nam nhằm ứng phó với những điều chỉnh
trong chính sách nhập khẩu nông sản của Hoa Kỳ
Để ứng phó với các điều chỉnh chính sách nhập khẩu hàng nông sản của Hoa
Kỳ đòi hỏi Việt Nam phải xây dựng được một nền sản xuất hàng nông sản xuất
khẩu dựa trên quan điểm bền vững. Chỉ có sản xuất bền vững với trình độ sản xuất
cao, công nghệ tiên tiến hiện đại tạo ra các sản phẩm đảm bảo chất lượng mới có
khả năng ứng phó với các thay đổi trong chính sách nhập khẩu của Hoa Kỳ. Không
những thế sản xuất nông sản xuất khẩu bền vững còn đạt được nhiều mục tiêu như
bảo vệ môi trường, tăng tính cạnh tranh và phát triển nông nghiệp Việt Nam
3.4. Giải pháp đối với Việt Nam nhắm ứng phó với những thay đổi chính
sách nhập khẩu hàng nông sản của Hoa Kỳ
3.4.1. Các giải pháp từ phía Nhà nước

a. Hoàn thiện và đồng bộ hoá hệ thống quy định pháp luật phù hợp với cách
tiếp cận hệ thống “từ ao nuôi đến bàn ăn”đối với hàng nông sản xuất khẩu
viii
b. Củng cố và kiện toàn hệ thống các cơ quan quản lý chất lượng, an toàn vệ
sinh thực phẩm thuỷ sản từ Trung ương đến địa phương đủ năng lực để kiểm soát
chất lượng, an toàn vệ sinh nông sản
c. Khẩn trương xây dựng quy hoạch vùng sản xuất và chế biến nông sản một
cách khoa học, hạn chế tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường nuôi để đảm bảo quy
định kỹ thuật và vệ sinh
d. Thực hiện kiểm soát điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu
sản xuất cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật nuôi trồng, thu hoạch
và bảo quản sau thu hoạch.
e. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra thanh tra nhằm đảm bảo chất lượng
vệ sinh dịch tễ hàng nông sản xuất khẩu
f. Tăng cường kiểm tra nguyên liệu đầu vào, đầu tư cơ sở vật chất ở các xí
nghiệp chế biến để đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ cho hàng
nông sản xuất khẩu.
g. Thực hiện liên kết 6 “nhà” để đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh
dịch tễ cho hàng nông sản xuất khẩu
h. Các cơ quản quản lý cần có các động thái đối với những thay đổi của Hoa Kỳ
i. Tận dụng thời cơ để đàm phán các điều khoản có lợi cho xuất khẩu nông sản
3.4.2. Nhóm giải pháp từ phía các doanh nghiệp.
a. Áp dụng mô hình nuôi trồng, chế biến, bảo quản sạch và xây dựng mô
hinh nông sản bền vững
b. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đảm bảo vệ sinh dịch tễ sản
phẩm nông sản
c. Cần xây dựng mối quan hệ lâu dài và bền vững đối với các nhà nhập khẩu
d. Các doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu cần phải
tích cực phòng ngừa các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu nông sản
của Việt Nam.

3.4.3. Nhóm giải pháp từ phía hiệp hội.
a. Liên kết các thành viên trong hiệp hội
b. Cung cấp thông tin cho các thành viên trong hiệp hội
c. Tìm kiếm thị trường
d. Xúc tiến thương mại
e. Hỗ trợ hội viên trong vấn đề giải quyết các vấn đề xuất khẩu
ix
KẾT LUẬN
Đề tài nghiên cứu khoa học đã đạt được những kết quả sau:
Đề tài đã khái quát được các công cụ mà Hoa Kỳ sử dụng để điều chỉnh chính
sách nhập khẩu hàng nông sản.
Đề tài đã nêu được quá trình điều chỉnh chính sách nhập khẩu hàng nông sản của
Hoa Kỳ giai đoạn từ năm 2008 đến nay.
Về mặt định tính, đề tài đã chỉ ra được các tác động do những điều chỉnh trong
chính sách nhập khẩu hàng nông sản của Hoa Kỳ đối với hàng nông sản của Việt Nam.
Đề tài cũng đã nêu được các giải pháp đối Việt Nam nhằm ứng phó đối với các
điều chỉnh trong chính sách nhập khẩu hàng nông sản của Hoa Kỳ.
Các giới hạn chưa giải quyết được:
Là một quốc gia có hệ thống luật phát triển do đó các điều chỉnh trong chính sách
nhập khẩu hàng nông sản của Hoa Kỳ được thể hiện bằng đạo luật với nội dung rất rộng
vì vậy đề tài chưa nghiên cứu được hết các tác động do điều chỉnh chính sách nhập khẩu
hàng nông sản của Hoa Kỳ tới xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
Đề tài chưa đánh giá được tác động gây ra bởi điều chỉnh chính sách nhập khẩu
hàng nông sản của Hoa Kỳ tới hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam bằng định lượng.
Đề tài chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể cho từng nhóm đối tượng
Kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo
Hoa Kỳ là quốc gia có hệ thống luật pháp vô cùng phức tạp, vì vậy việc nghiên
cứu các điều chỉnh trong chính sách nhập khẩu hàng nông sản của Hoa Kỳ nên được
nghiên cứu trên cả luật liên bang và đạo luật các bang.
Việc đánh giá các tác động do điều chỉnh chính sách nhập khẩu hàng nông sản

của Hoa Kỳ tới nông sản Việt Nam cần được đánh giá bằng định lượng từ đó sẽ thấy
được rõ hơn các tác động tới từng mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Trên cơ sở đánh giá giá tác động tới từng mặt hàng cần chỉ ra được các giải pháp
cụ thể cho từng mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam.
x
Trờng Đại học kinh tế quốc dân

Bùi đức tú
Những điều chỉnh trong chính sách nhập khẩu
hàng nông sản của Hoa Kỳ và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam
chuyên ngành: kinh tế đối ngoại
Ngời hớng dẫn khoa học:
GS.Ts. đỗ đức bình
Hà nội, năm 2013
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Thương mại toàn cầu là xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới và là động lực
chính cho sự phát triển kinh tế thế giới và Việt Nam không nằm ngoài xu thế này.
Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 100 quốc gia và lãnh thổ
trên toàn thế giới. Hàng hóa của Việt Nam có mặt tại hầu hết các quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam đã xây dựng được quan hệ thương mại khá tốt với
một số đối tác quan trọng như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU. Tuy nhiên, đây
đều là các thị trường ở mức phát triển cao, có yêu cầu về sản phẩm rất khắt khe, có
hệ thống luật rất chặt chẽ vì vậy để sản phẩm Việt Nam có chỗ đứng vững chắc tại
các thị trường giàu tiềm năng này đòi hỏi Việt Nam phải có những am hiểu nhất
định về các chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia này.
Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ
hàng hóa nông sản hàng đầu trên thế giới vì vậy bất cứ một sự thay đổi nào về chính
sách nhập khẩu hàng nông sản của Hoa Kỳ đều dẫn tới biến động mạnh thị trường
nông sản toàn cầu. Hơn thế nữa, Hoa Kỳ là một trong những đối tác thương mại

quan trọng, là thị trường xuất khẩu hàng hóa trọng điểm của Việt Nam. Do đó, việc
nghiên cứu các thay đổi trong chính sách nhập khẩu hàng nông sản của Hoa Kỳ sẽ
giúp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ đồng thời giảm
được các vấn đề tranh chấp trong thương mại với Hoa Kỳ tránh dẫn đến các xung
đột trong thương mại.
Xuất phát từ vấn đề trên, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Những điều
chỉnh trong chính sách nhập khẩu hàng nông sản của Hoa Kỳ và vấn đề đặt ra
đối với Việt Nam” với mong muốn từ thực tiễn phát sinh và bài học kinh nghiệm sẽ
góp phần nâng cao thương mại hàng hóa Việt Nam-Hoa Kỳ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu kinh tế Hoa Kỳ và những điều chỉnh chính sách nhập khẩu hàng nông
sản của Hoa Kỳ từ năm 2008 đến nay.
- Phân tích những tác động của điều chỉnh chính sách nhập khẩu hàng nông sản của
Hoa Kỳ đối với nông sản xuất khẩu của Việt Nam.
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp ứng phó với những điều chính chính sách
nhập khẩu hàng nông sản của Hoa Kỳ.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Những điều chỉnh chính sách nhập khẩu hàng nông sản của Hoa Kỳ
4. Phạm vi nghiên cứu

- Tác động của điều chỉnh chính sách nhập khẩu hàng nông sản của Hoa Kỳ đối với xuất
khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ
- Về thời gian: Nghiên cứu những điều chỉnh chính sách nhập khẩu hàng nông sản từ
năm 2008 đến nay và kiến nghị quan điểm, giải pháp nhằm ứng phó với các điều chỉnh
chính sách nhập khẩu hàng nông sản của Hoa Kỳ.
- Về sản phẩm: Trong phạm vi của đề tài, các mặt hàng nông sản tập trung nghiên cứu là
các sản phẩm nông sản Việt Nam đang đẩy mạnh xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
- Về luật của Hoa Kỳ: Trong phạm vi của đề tài, các luật được đề cập trong đề tài là các
luật liên bang.
5. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là các phương
pháp nghiên cứu truyền thống như tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh, bảng,
biểu…dựa trên nguồn số liệu của các cơ quan tổ chức như Tổng Cục thống kê, Bộ
Công Thương, worldbank…
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐIỀU CHỈNH
CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU
1.1. Khái niệm, các công cụ, biện pháp của chính sách
nhập khẩu hàng hóa
1.1.1. Khái niệm
Chính sách nhập khẩu hàng hóa là một hệ thống các nguyên tắc, công cụ và
biện pháp mà Nhà nước sử dụng để thực hiện việc điều chỉnh hoặc điều tiết các hoạt
động nhập khẩu của một quốc gia nhằm phục vụ cho việc đạt được các mục tiêu
phát triển kinh tế xă hội của quốc gia đó trong một thời gian nhất định.
1.1.2. Các công cụ, biện pháp
1.1.2.1. Biện pháp thuế quan
Là biện pháp đánh thuế vào hàng hóa khi hàng hóa đi qua khu vực hải quan
của một nước.
Hiện nay, hệ thống thuế quan các quốc gia được chia thành nhiều hệ thống
thuế quan khác nhau:
- Thuế suất chung: mức thuế cơ bản căn cứ vào Luật thuế quan hải quan, áp
dụng trong một thời gian dài.
- Thuế suất tạm thời: là thuế suất trong một thời gian ngắn, thay thế cho thuế
suất chung.
- Thuế suất ưu đãi phổ cập (GSP): là mức thuế áp dụng cho các nước đang phát
triển hay các khu vực lãnh thổ. Mức thuế có thể thấp hơn mức thuế đang áp dụng
cho các nước phát triển.
- Thuế suất WTO: là mức thuế căn cứ vào cam kết WTO và các hiệp định quốc
tế khác.
1

Về nguyên tắc, mức thuế áp dụng theo thứ tự mức thuế GSP, mức thuế WTO,
mức thuế tạm thời và mức thuế chung. Tuy nhiên, mức thuế GSP chỉ được áp dụng
trong trường hợp thoả mãn các điều kiện cần thiết mà quốc gia nhập khẩu đưa ra
cho đối tác thương mại của mình. Đối với mức thuế WTO, nó chỉ được áp dụng khi
thấp hơn cả mức thuế tạm thời và mức thuế chung. Như vậy, mức thuế chung là
mức thuế áp dụng cho các nước không phải là thành viên của WTO. Trong trường
hợp mức thuế tạm thời thấp hơn các mức thuế trên, nó sẽ được áp dụng.
1.1.2.2. Các biện pháp phi thuế quan
Hình thức của biện pháp phi thuế quan rất phong phú, gồm: Các biện pháp
hạn chế định lượng, các biện pháp tương đương thuế quan, các rào cản kỹ thuật, các
biện pháp liên quan đến đầu tư nước ngoài, các biện pháp quản lý hành chính, các
biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời
Các biện pháp định lượng
Hạn ngạch nhập khẩu là việc quản lý số lượng hàng hoá nhập khẩu trong một
thời hạn nhất định. Hạn ngạch nhập khẩu được chia thành 2 loại sau:
- Hạn ngạch thuế quan (Tariff-rate quota): quy định số lượng hàng được
nhập vào với mức thuế thấp trong một thời gian nhất định. Không có giới hạn về
lượng sản phẩm có thể được đưa vào trong thời gian ghi trên hạn ngạch, nhưng số
lượng nhiều hơn mức hạn ngạch cho thời gian đó không bị từ chối nhập khẩu mà sẽ
bị đánh thuế nhập khẩu cao hơn.
- Hạn ngạch tuyệt đối (Absolute quota): là hạn ngạch về số lượng cho một
chủng loại hàng hoá nào đó được nhập khẩu vào một nước trong một thời gian nhất
định, nếu vượt quá hạn ngạch cho phép sẽ không được nhập vào trong thời của hạn
ngạch. Hàng nhập khẩu quá số lượng theo hạn ngạch có thể được tái xuất hoặc hoặc
lưu kho cho tới thời hạn áp dụng hạn ngạch tiếp theo.
Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, an toàn vệ sinh dịch tễ
Cơ quan chức năng đặt ra các yêu cầu liên quan chủ yếu đến kích thước, hình
dáng, thiết kế, độ dài và các chức năng của sản phẩm. Theo đó, các tiêu chuẩn đối
2

×