BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẶNG THỊ XUYÊN
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ
SẦM SƠN, THANH HÓA
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật
Mã Số: 603801
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hà Nội, 2014
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu tổng quát 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Nội dung nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1: 5
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ 5
VÀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ THUẾ 5
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ 5
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của quản lý thuế 5
1.1.2. Đặc điểm của quản lý thuế 5
1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ THUẾ 6
1.2.1. Khái niệm Pháp luật về Quản Lý thuế 6
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN THỊ XÃ SẦM SƠN VÀ THỰC
TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ TRÊN ĐỊA
BÀN THỊ XÃ SẦM SƠN, THANH HÓA 9
2.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI SẦM SƠN VÀ CƠ CẤU LOẠI HÌNH
DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN 9
2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội Thị xã Sầm Sơn 9
2.1.2. Tình hình phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Thị
Xã 9
a. Số lượng doanh nghiệp, vốn đăng ký kinh doanh 9
b. Số lượng doanh nghiệp, vốn đăng doanh ký theo ngành nghề kinh
doanh 12
2.2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ 14
2.2.1. Hệ thống pháp luật về quản lý thuế hiện hành ở Việt Nam 14
2.2.2 Nội dung cơ bản của Luật QLT và các văn bản hướng dẫn thi hành luật.
14
2.3. THỰC TRẠNG THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ 14
2.3.1. Hiệu quả đạt được trong công tác thi hành pháp luật thuế nói chung và
pháp luật về quản lý thuế nói riêng 14
a ) Kết quả từ phía cơ quan QLT trên địa bàn 14
b ) Kết quả từ phía người nộp thuế cụ thể là các DN Ngoài QD 14
2.3.2. Thực trạng thực hiện Pháp luật về quản lý thuế đối với các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Thị Xã Sầm Sơn, những hạn chế của
công tác quản lý thuế đối với DNNQD 14
2.4. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG 15
2.4.1. Nguyên nhân khách quan 15
2.4.2. Nguyên nhân chủ quan 16
CHƯƠNG 3 : 18
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ VÀ CÁC GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VEEF
QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC
DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SẦM SƠN 18
3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QLT 18
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ 20
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện các văn bản luật thuế nói chung và các văn bản
luật về QLT nói riêng 20
3.2.2. Cần quy định và phát triển mạnh hệ thống thanh toán qua ngân hàng21
3.2.3. Cần có biện pháp quản lý hoá đơn chứng từ hiệu quả 21
3.2.4. Chuyển đổi cơ cấu tổ chức và áp dụng phương pháp "phân đoạn thị
trường" đối tượng nộp thuế và quản lý theo mức độ tuân thủ 21
3.3. GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUÁ TRÌNH THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ
QUẢN LÝ THUẾ NÓI RIÊNG VÀ PHÁP LUẬT THUẾ NÓI CHUNG 22
3.3.1. Nâng cao vai trò của cán bộ quản lý thuế 22
3.3.2. Nâng cao sự tuân thủ tự nguyện của đối tượng nộp thuế 22
3.3.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế 22
3.3.4. Tăng cường cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị , công nghệ hiện
đại phục vụ cho công tác QLT 22
3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DNQD TRÊN ĐỊA
BÀN TX SẦM SƠN TRONG THỜI GIAN TỚI 22
3.4.1. Định hướng và mục tiêu tăng cường quản lý thuế 22
a. Định hướng 22
b. Mục tiêu 22
3.4.2. Giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế các DNNQD. .22
KẾT LUẬN 23
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuế có vai trò rất quan trọng đối với một quốc gia, đối với đời sống xã
hội và sự phát triển kinh tế của quốc gia đó. Thuế là công cụ hiệu quả để Nhà
nước điều tiết nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển, giải quyết
nhiều vấn đề kinh tế xã hội của đất nước, để điều tiết một phần tổng sản phẩm
xã hội và thu nhập quốc dân vào ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo nhu cầu
chi tiêu chung của nhà nước và xã hội. Nó góp phần bảo đảm công bằng xã
hội và hội nhập quốc tế.
Hoạt động quản lý thuế là một hoạt động không thể thiếu trong việc
quản lý nền kinh tế - tài chính của đất nước, nhận thấy được tầm quan trọng
của nó, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã đưa ra những chính sách,
biện pháp, giải pháp quản lý hữu hiệu nhất, pháp luật thuế nói chung và pháp
luật quản lý thuế nói riêng đã từng bước hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu đó.
Trong thời gian qua, công tác quản lý thuế ở Việt Nam đã đạt được
những thành tựu to lớn, thúc đẩy nền kinh tế phát triển vượt bậc, nhưng bên
cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, thiếu sót cần được khắc phục.Vì vậy
cần một hệ thống pháp luật thuế hoàn thiện, cơ chế quản lý thuế thích hợp để
góp phần đảm bảo công bằng xã hội, đảm bảo tính dân chủ cao.
Đại hội Đảng lần thứ IV đã nhận định: Trong xã hội ta còn nhiều người
có sức lao động chưa có việc làm, chưa sử dụng hết thời gian lao động. khả
năng thu hút sức kao động của khu vực Nhà nước là có hạn trong khi nguồn
vốn của Nhà nước eo hẹp thì nguồn dự trữ vốn trong nhân dân hầu như chỉ để
đưa vào tiêu dùng, cất giữ. Phải có chính sách mở đường cho người lao động
tự tạo việc làm, kích thích mọi người đưa vốn vào sản xuất kinh doanh, mở
rộng tái sản xuất trên quy mô toàn xã hội. Xuất phát từ sự đánh giá những
1
tiềm năng tuy phân tán, nhưng rất quan trọng trong nhân dân, cả về sức lao
động, kỹ thuật, tiền vốn, khả năng tạo việc làm, từ đó khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh được chính thức thừa nhận. Thị Xã Sầm Sơn là một địa bàn ven
biển, một địa điểm du lịch nổi tiếng ở nước ta, dân cư chủ yếu là đánh bắt,
nuôi trồng thuỷ sản, kinh doanh ngành dịch vụ du lịch, với dân số khoảng
89.749 người (dân số năm 2011), vì vậy chính sách pháp luật thuế liên quan
đến mọi mặt đời sống, kinh tế - xã hội của các tầng lớp dân cư. GDP liên tục
tăng qua các năm, thu nhập bình quân đầu người có mức tăng khá đời sống
nhân dân ngày càng cải thiện. Điều kiện địa lý thuận lợi nên cơ cấu kinh tế
chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp, tăng
tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại, du lịch.
Tuy nhiên do điều kiện địa hình giáp biển, nguồn thu chủ yếu qua kinh doanh
du lịch theo mùa vụ nên chính sách pháp luật thuế hiện tại còn nhiều bất cập,
công tác điều hành, chỉ đạo trong công tác quản lý thuế còn chưa chặt chẽ.
Vấn đề đặt ra là, quản lý thuế đối với khu vực kinh tế NQD như thế
nào? Thực trạng quản lý thuế ra sao? Và giải pháp nào để nâng cao hiệu quả
quản lý thuế đối với các doanh nghiệp thương mại ngoài quốc doanh? Đây là
những vấn đề cấp bách đặt ra cần có những giải pháp hữu hiệu.
Qua quá trình học tập nghiên cứu tại khoa Luật trường Đại học Quốc
Gia Hà Nội và quá trình công tác tại Chi cục thuế Thị Xã Sầm Sơn, tôi nhận
thấy vấn đề quản lý thuế là một vấn đề hay, đang được xã hội quan tâm, bằng
những kiến thức được học tập và qua công tác nghiên cứu tìm hiểu pháp luật
thuế nói chung và pháp luật quản lý thuế nói riêng tôi chọn đề tài: “Thực hiện
Pháp luật về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên
địa bàn Thị Xã Sầm Sơn, Thanh Hóa” làm đề tài luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
2
Trên cơ sở phân tích thực trạng pháp luật về quản lý thuế đối với
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn TX Sầm Sơn hiện nay, đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với các
doanh nghiệp ngoài Quốc doanh trên địa bàn thị xã sầm sơn, tỉnh Thanh Hóa.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn Pháp luật về quản lý
thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
- Đánh giá đúng thực trạng Pháp luật về quản lý thuế đối với các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn TX Sầm Sơn
- Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện Pháp luật về
quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Thị Xã
Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
- Là tài liệu tham khảo, nghiên cứu đối với các cán bộ thuế thực hiện
các chức năng quản lý thuế tại Chi cục thuế Thị Xã Sầm Sơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Pháp luật về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
trên địa bàn TX Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Tập trung nghiên cứu về pháp luật các loại thuế sử dụng để quản lý các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn TX Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Từ đó kiến nghị đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả các
chính sách pháp luật thuế đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và thu chi ngân
sách trên địa bàn.
+ Phạm vi về không gian
Tại địa bàn TX Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
+ Phạm vi về thời gian
Đề tài sử dụng thông tin được công bố trên các tài liệu, báo cáo, trong
các năm từ (2006- 2013).
3
4. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu gồm 3 chương :
Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý thuế và pháp luật về quản lý
thuế
Chương 2: Đặc điểm địa bàn Thị Xã Sầm Sơn và thực trạng thực hiện
pháp luật quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa
bàn Thị Xã Sầm Sơn, Thanh Hóa.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về quản lý thuế và các giải pháp nâng
cao hiệu quả thực hiện Pháp luật quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh trên địa bàn Thị Xã Sầm Sơn.
4
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ
VÀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ THUẾ
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của quản lý thuế
Quản lý là một phạm trù để chỉ những mối quan hệ và sự tác động qua
lại giữa các chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý nhằm đạt được những
mục tiêu đề ra trong điều kiện có sự biến đổi của môi trường . Quản lý xuất
hiện từ khi có hoạt động chung của con người. Tuỳ theo yêu cầu, mục tiêu và
phạm vi nghiên cứu mà ta có thể hiểu chủ thể quản lý và những đối tượng bị
quản lý ở chừng mực nhất định. Nội dung quản lý thường bao gồm: Lập kế
hoạch; tổ chức bộ máy quản lý; đào tạo cán bộ xác lập biên chế cho tổ chức,
cho mỗi loại công việc; chỉ huy, động viên cán bộ làm việc theo các kế hoạch,
mục tiêu; kiểm tra
Khái niệm QLT (quản lý thuế) có thể hiểu theo 2 nghĩa như sau :
Theo nghĩa rộng : quản lý thuế là quản nhà nước trong lĩnh vực thuế, là
quá trình xây dựng chiến lược phát triển hệ thống thuế, ban hành các luật
thuế, tổ chức, quản lý, điều hành, thanh tra, giám sát việc thực hiện các luật
thuế; thanh tra, kiểm tra thuế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế
Theo nghĩa hẹp : quản lý thuế là quản lý hành chính nhà nước về thuế,
là việc tổ chức, quản lý, điều hành quá trình thu nộp thuế; bao gồm các hoạt
động nghiệp vụ mang tính chất hành chính trong lĩnh vực thuế; là hoạt động
chấp hành theo kế hoạch và trình tự nhất định được thực hiện bởi các cơ quan
QLT
1.1.2. Đặc điểm của quản lý thuế
QLT bao gồm các đặc điểm sau :
5
Thứ nhất, QLT là một hoạt động nhạy cảm, phức tạp, đòi hỏi phải đảm
bảo lợi ích của cả 2 bên: nhà nước và người nộp thuế. Đặc điểm này đòi hỏi
cơ quan QLT phải có những phương thức quản lý linh hoạt, không thể
tuỳ tiện đề ra các quy định có tính áp đặt, độc đoán. Lịch sử đã chứng
minh những bức xúc với chế độ thuế khoá có thể kéo theo những chuyển
biến chính trị rất căn bản.
Thứ hai, QLT là quản lý bằng pháp luật và theo pháp luật và các
biện pháp nghiệp vụ, biện pháp hành chính khác, trong đó pháp luật là
công cụ chủ yếu, là chuẩn mực buộc mọi người phải tuân theo, dù là
người thu thuế hay người nộp thuế. Bên cạnh đó còn có dư luận xã hội
góp phần quan trọng vào công tác QLT nói riêng và trong lĩnh vực thuế
nói chung.
Thứ ba, hiệu quả của công tác QLT phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như : ý thức chấp hành pháp luật thuế của người dân, trình độ năng lực
của công chức QLT, cơ sở vật chất của ngành thuế, hệ thống thể chế
quản lý kinh tế - xã hội (quản lý đất đai, quản lý đăng ký kinh doanh, chế
độ kế toán ). Đặc điểm này đặt ra yêu cầu: mọi cuộc cải cách hệ thống
thuế phải được tiến hành đồng bộ, có chiến lược tổng quát, tránh lối cải
cách khập khiễng, chắp vá.
1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ THUẾ
1.2.1. Khái niệm Pháp luật về Quản Lý thuế
Pháp luật về QLT là tổng hợp các quy phạm pháp luật do các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh trong hoạt động QLT của nhà nước (quan hệ quản lý trong việc
thu nộp thuế cho ngân sách nhà nước của các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đối với các đối tượng nộp thuế và các đối tượng khác có liên quan).
6
Luật quản lý thuế được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu
lực, hiệu quả công tác quản lý thuế; tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp
thuế nộp đúng, đủ kịp thời tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước và cơ quan
quản lý thuế thu đúng, thu đủ tiền thuế; quy định rõ quyền, nghĩa vụ, trách
nhiệm của người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế và của các tổ chức, cá nhân
có liên quan trong việc quản lý thuế. Đồng thời Luật được ban hành nhằm đẩy
mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh
bạch, dễ thực hiện, tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của Nhà nước, cộng
đồng xã hội trong việc thực hiện quản lý thuế.
7
8
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN THỊ XÃ SẦM SƠN VÀ THỰC TRẠNG
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ TRÊN ĐỊA
BÀN THỊ XÃ SẦM SƠN, THANH HÓA
2.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI SẦM SƠN VÀ CƠ CẤU LOẠI
HÌNH DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN
2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội Thị xã Sầm Sơn
Thị xã Sầm Sơn thành lập năm 1981, nằm ở phía Đông tỉnh Thanh
Hoá, cách Thành phố Thanh Hoá khoảng 16 km; phía Bắc giáp huyện Hoằng
Hoá (ranh giới là sông Mã); phía Nam và phía Tây giáp huyện Quảng Xương
(cách sông Đơ); phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ. Thị xã Sầm Sơn có 5 đơn vị
hành chính, gồm 04 phường và 01 xã với tổng diện tích tự nhiên gần 17,9
km
2
, dân số năm 2010 là 62.550 người, chiếm 0,16% diện tích và 1,68% dân
số tỉnh Thanh Hoá.
Thị xã Sầm Sơn là một trong những trung tâm du lịch tắm biển, nghỉ
mát nổi tiếng của khu vực phía Bắc và cả nước. Sầm Sơn có nhiều tài nguyên
du lịch phong phú, đa dạng, có nhiều bãi tắm đẹp trải dài trên 9 km bờ biển
đan xen với những tài nguyên du lịch sinh thái, di tích lịch sử, văn hóa như:
Đền Độc Cước, đền Cô Tiên, khu du lịch sinh thái Quảng Cư, núi Trường
Lệ Cùng với đó là cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ tạo lợi thế để Sầm
Sơn ngày càng phát triển và hướng tới một đô thị du lịch văn minh, hiện đại.
2.1.2. Tình hình phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn
Thị Xã
a. Số lượng doanh nghiệp, vốn đăng ký kinh doanh
Qua biểu đồ 1 dưới đây cho thấy số lượng DNTM trên địa bàn TX năm
2012 tăng so với năm 2010 là 46 doanh nghiệp, tỷ lệ tăng là 30,9%; trong đó
9
số lượng doanh nghiệp tăng nhiều nhất là Công ty TNHH tăng 38 doanh
nghiệp nhưng tỷ lệ tăng nhiều nhất cả về số lượng doanh nghiệp và quy mô
vốn đầu tư thuộc về doanh nghiệp tư nhân tương ứng là 141,2% và 148,1%.
10
Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp NQD trên địa bàn TX Sầm Sơn.
ĐVT: Triệu đồng
TT
Loại hình doanh
nghiệp
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2013/2011
SL VĐT SL VĐT SL VĐT
SL VĐT
(+/-) % (+/-) %
1 Công ty TNHH 108 344.520 125 407.500 146 477.420 38 135,2 132.900 138,6
2 DNTN 17 45.050 20 54.600 24 66.720 7 141,2 21.670 148,1
3 HTX 24 44.880 25 47.625 25 47.625 1 104,2 2.745 106,1
Tổng cộng 149 434.450 170 509.725 195 591.765 46 130,9 157.315 136,2
(Nguồn: Chi cục Thuế TX Sầm Sơn)
11
b. Số lượng doanh nghiệp, vốn đăng doanh ký theo ngành nghề kinh
doanh.
Nhìn chung số lượng doanh nghiệp và quy mô vốn đầu tư đăng ký thuế
năm 2013 so với năm 2011 đều tăng và tăng nhiều nhất là lĩnh vực ngoài quốc
doanh với 46 DN tương ứng 1,3%; vốn đầu tư tăng 157.315 triệu đồng, tương
ứng tỷ lệ 136,2%.
12
Bảng 2.2: Số lượng doanh nghiệp, vốn đầu tư theo ngành nghề kinh doanh giai đoạn 2011-2013
ĐVT: Triệu đồng
Ngành nghề
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2012/2010
SL VĐT SL VĐT SL VĐT
SL VĐK
(+/-) % (+/-) %
1. Sản xuất 36 99.324 38 106.590 45 127.575 9 1,3 28.251 128,4
2. Xây dựng 92 277.380 93 281.325 90 277.200 -2 1,0 -180 99,9
3. DN NQD 149 434.450 153 509.725 195 591.765 46 1,3 157.315 136,2
4. Ăn uống 9 20.430 10 22.800 13 29.835 4 1,4 9.405 146,0
5.Vận tải 23 81.190 23 81.190 25 90.200 2 1,1 9.010 111,1
Tổng cộng 309 912.774 317 1.001.630 368 1.116.575 59 1,2 203.801 122,3
(Nguồn: Chi cục Thuế TX Sầm Sơn)
13
2.2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ
2.2.1. Hệ thống pháp luật về quản lý thuế hiện hành ở Việt Nam
Nhằm khắc phục các hạn chế trong công tác quản lý thuế, đồng thời
đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế Quốc tế,
Luật Quản lý thuế ban hành và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2007. Luật
Quản lý thuế gồm có 14 chương và 120 điều.
2.2.2 Nội dung cơ bản của Luật QLT và các văn bản hướng dẫn thi hành
luật.
Qua nghiên cứu Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành
hiện hành, có thể đánh giá tổng quan, về hình thức, Luật Quản lý thuế Việt
Nam khá hoàn chỉnh,thống nhất. Về nội dung, phù hợp với Luật Quản lý thuế
mẫu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và tương thích với Luật Quản lý thuế của
các nước cũng như thông lệ quốc tế trong việc quản lý thuế.
2.3. THỰC TRẠNG THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ
2.3.1. Hiệu quả đạt được trong công tác thi hành pháp luật thuế nói
chung và pháp luật về quản lý thuế nói riêng
Luật QLT được triển khai đồng bộ và thống nhất về các mặt : từ ban
hành chính sách, cơ chế, tổ chức bộ máy QLT tới hướng dẫn thi hành từ cơ
sở. Có thể nói về cơ bản Luật đã được thi hành tốt từ ngày 1/7/2007. Đây là
mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển đổi trong cơ chế quản lý và tổ chức bộ
máy ngành thuế. Xác định rõ phạm vi điều chỉnh của các luật thuế với Luật
QLT.
a ) Kết quả từ phía cơ quan QLT trên địa bàn
b ) Kết quả từ phía người nộp thuế cụ thể là các DN Ngoài QD
2.3.2. Thực trạng thực hiện Pháp luật về quản lý thuế đối với các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Thị Xã Sầm Sơn, những hạn chế
của công tác quản lý thuế đối với DNNQD.
14
Một số đơn vị chưa chủ động trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ
chức năng của mình, vì vậy đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến các khâu sau, bộ
phận sau và dẫn đến kết quả của toàn bộ hệ thống không đạt yêu cầu đặt ra.
Môi trường quản lý thuế chưa được cải thiện
Một số DN ngoài quốc doanh chưa thực sự tự giác tính đúng, tính đủ số
thuế phải nộp, nộp đúng, nộp đủ số thuế đã kê khai.
Tình trạng thất thu thuế ở một số khoản thu, sắc thuế vẫn còn nhiều.
2.4. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG
Thực trạng pháp luật về QLT và quá trình thực hiện nó ở Việt Nam thời
gian qua cũng như ở các doanh nghiệp NQD như đã phân tích và chứng minh
ở trên là do các nguyên nhân sau:
2.4.1. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, Pháp luật về QLT ở nước ta mới được đưa vào thực tiễn áp
dụng cách đây không lâu, quá trình kiểm tra thử nghiệm còn ngắn. Hơn nữa
kinh nghiệm lập pháp trong lĩnh vực thuế nói chung và lĩnh vực QLT còn
nhiều hạn chế. Vì thế mà còn những bất cập trong cơ chế, chính sách là không
thể tránh khỏi.
Thứ hai, Nền kinh tế mà chúng ta đang xây dựng là nền kinh tế thị
trường có sự định hướng của Nhà nước – một mô hình kinh tế mà trước đây
chưa có tiền lệ, đòi hỏi chúng ta phải tự tìm tòi sáng tạo. Tình hình kinh tế, xã
hội còn nhiều khó khăn, cùng một lúc Nhà nước phải tập trung đối phó và giải
quyết nhiều vấn đề, vừa phát triển kinh tế vừa thu hút đầu tư lại vừa phải giải
quyết những tồn tại của xã hội. Vì thế, cơ chế chính sách thuế cũng phải phù
hợp với quá trình phát triển của đất nước và những định hướng cải cách của
Nhà nước và Chính phủ.
Thứ ba, Pháp luật thuế nói chung và pháp luật về QLT nói riêng hình
thành và phát triển, bị chi phối rất lớn bởi yếu tố khách quan từ bên ngoài.
15
Trong cơ chế thị trường ở nước ta, pháp luật thuế nằm trong giai đoạn hình
thành, liên tục được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với sự phát triển của nền
kinh tế. Cùng với nó, các điều kiện về cơ sở vật chất và trình độ đội ngũ cán
bộ có nhiều hạn chế nên chúng ta chưa thể có được một hệ thống thuế hiện
đại, toàn diện được. Vì thế, pháp luật về QLT không có một điểm tựa, chuẩn
mực để hình thành và phát triển.
Thứ tư, Nền kinh tế đất nước còn non trẻ, đang trong quá trình xây
dựng, cơ chế, chính sách ban hành còn thiếu tính ổn định, tính chiến lược lâu
dài. Quan điểm chỉ đạo chung ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực là vừa làm
vừa rút kinh nghiệm, sau đó sẽ hoàn thiện. Vì thế, nhiều khi chính sách ban
hành ra là nhằm giải quyết một số nhiệm vụ trước mắt, sau khi giải quyết
xong thì chính sách đó lại trở nên lạc hậu, không còn phù hợp nữa.
2.4.2. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, Do còn hạn chế trong nhận thức, do Ý thức hiểu biết về kinh
tế thị trường và do chủ quan, nóng vội, chưa có cái nhìn toàn diện, khách
quan và có chiến lược trong hoạch định chính sách, xây dựng và ban hành
pháp luật thuế. Pháp luật QLT mới được ban hành, còn nhiều thiếu sót, hạn
chế, một số quy định chưa thay đổi theo những chính sách thuế mới được ban
hành và thi hành từ năm nay. Có thể thấy, sự thay đổi của các chính sách thuế
và tình hình thực tiễn, buộc pháp luật thuế cũng phải chạy theo, nên nó luôn
trong tình trạng thiếu đồng bộ, không có tính ổn định.
Thứ hai, Do chúng ta đặt lên vai chính sách thuế quá nhiều mục tiêu
làm cho pháp luật thuế càng phức tạp và thường xuyên phải thay đổi để đảm
bảo được các mục tiêu phải gánh vác.
Thứ ba, Do kỹ thuật và trình độ lập pháp của nước ta còn yếu, nên luật
QLT cần nhiều văn bản quy định chi tiết thi hành và hướng dẫn thực hiện.
Bên cạnh đó, việc giải thích,hướng dẫn tại các văn bản dưới luật, mặc dù đã
16
tham khảo ý kiến của các đối tượng thực hiện nhưng thực tiễn hoạt động sản
xuất, kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi rất phong phú và đa
dạng, luôn phát sinh những yêu cầu mới mà chính sách không theo kịp.
Ở Việt Nam, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng mở rộng,
phát triển đều khắp trên địa bàn trong từng địa phương và cả nước. Song chế
độ sổ sách kế toán, chứng từ hóa đơn còn chưa thực hiện tốt; hiện tượng khai
man thuế, trốn thuế, lậu thuế còn nhiều, từ đó tạo ra sự bất bình đẳng và sự
cạnh tranh không lành mạnh giữa các thành phần kinh tế. Vì vậy, quản lý thu
thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải tiếp tục cải tiến và hoàn
thiện nhằm thực hiện được mục tiêu, yêu cầu của hệ thống pháp luật về quản
lý thuế đã đặt ra.
Thị xã Sầm Sơn là thị xã ven biển của tỉnh Thanh Hóa, số thu về thuế
tuy chưa nhiều, song trong đó các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã đóng
góp một phần không nhỏ vào số thu hàng năm của ngân sách địa phương.
Nhiều năm qua, Chi cục Thuế thị xã Sầm Sơn nói chung và bộ phận thu ngoài
quốc doanh nói riêng đã luôn hoàn thành kế hoạch được giao. Nhưng với tính
chất đa dạng và phức tạp của khu vực kinh tế này, công tác quản lý thu thuế ở
Chi cục Thuế thị xã Sầm Sơn cần được khắc phục những mặt hạn chế, đảm
bảo nuôi dưỡng nguồn thu, thu đúng, thu đủ theo quy định của pháp luật.
Chương II của Luận văn nêu lên những đặc điểm cụ thể về kinh tế xã
hội và tình hình phát triển các doanh nghiệp quốc doanh trên địa bàn Thị Xã
Sầm Sơn. Bên cạnh đó đưa ra những nội dung lý luận, thực trạng, hiệu quả
đạt được, những bất cập và những nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn tới.
17
CHƯƠNG 3 :
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ VÀ CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT VEEF QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ
SẦM SƠN
3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QLT
Để phát huy vai trò của pháp luật về QLT và hạn chế mặt tiêu cực của
nó, vì vậy việc hoàn thiện pháp luật về QLT ở nước ta trong thời gian tới là
vô cùng cần thiết và cấp bách. Điều này xuất phát từ những lý do sau :
Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về QLT trước hết nhằm khắc phục
những hạn chế còn tồn tại của pháp luật về QLT hiện nay.
Như đã phân tích ở chương II, pháp luật về QLT dù đã có nhiều thành
tựu nhưng vẫn tồn tại nhiều khiếm khuyết đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục
nghiên cứu, hoàn thiện cho phù hợp với thực tế thi hành đồng thời phát huy
tối đa tác dụng tích cực của nó.
Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về QLT còn nhằm thực hiện thắng lợi các
mục tiêu kinh tế xã hội, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước.
Trong chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2001-2013 trình
Chính phủ phê duyệt trong đó nêu rõ : Mục tiêu tổng quát trong chiến lược cải
cách hệ thống thuế đến năm 2013 là xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng
bộ, có cơ cấu hợp lý đi đôi với hiện đại hoá công tác quản lý thuế nhằm bảo
đảm chính sách động viên thu nhập quốc dân của Đảng và Nhà nước, thúc
đẩy sản xuất kinh doanh phát triển phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
18
đại hoá đất nước, góp phần bảo đảm bình đẳng, công bằng xã hội,phù hợp với
nền kinh tế thị trường và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế". Nội dung, lộ
trình cải cách quản lý thuế: đẩy mạnh cải cách hành chính thuế, nâng cao trình
độ quản lý thuế của Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực theo
hướng:
Một là: Hiện đại hoá toàn diện công tác quản lý thuế cả về phương
pháp quản lý, thủ tục hành chính, bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, áp dụng
rộng rãi công nghệ thông tin để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý,
kiểm soát cho được tất cả các đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, hạn
chế thất thu thuế ở mức thấp nhất, bảo đảm thu đúng, thu đủ và kịp thời các
khoản thu vào ngân sách nhà nước.
Hai là: Đẩy mạnh cải cách hành chính trong công tác quản lý thu thuế
nhằm nâng cao quyền hạn, trách nhiệm và hiệu lực của bộ máy quản lý thuế
Thứ ba, xuất phát từ thực tiễn thi hành pháp luật về QLT ở nước ta đã
nảy sinh nhiều vấn đề đòi hỏi phải thay thế, sửa đổi những quy định không
còn phù hợp, bổ sung những quy định mới để nâng cao hiệu quả của công tác
QLT, đồng thời ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực…
Thứ tư, trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, sự hoàn thiện
chính sách, chế độ thuế, đặc biệt là pháp luật về QLT là cần thiết làm cho
chính sách thuế phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, góp phần đưa nền kinh tế
nước ta hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Trong giai đoạn tới, yêu cầu
hội nhập ngày càng cao, đòi hỏi chính sách thuế phải tương đồng với quốc tế,
cách thức quản lý phải phù hợp với các chuẩn mực quản lý thuế quốc tế nhằm
tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và các nhà đầu tư
trong nước ra nước ngoài.
Thực trạng quản lý thuế ở nước ta hiện nay cũng có khoảng cách xa so
với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Chính sách thuế chưa
19
đồng bộ, chưa khoa học, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, phương pháp
quản lý thuế chủ yếu còn thủ công, thủ tục quản lý còn rườm rà, phức tạp,
chưa minh bạch Vì vậy, đòi hỏi ngành Thuế phải cải cách một cách toàn
diện, sâu sắc, triệt để về cơ chế và công nghệ quản lý theo hướng tiên tiến,
hiện đại. Điều đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ thuế phải được đào tạo, rèn luyện để
có tư cách đạo đức tốt, có tư duy mới, phong cách làm việc khoa học, hiểu
biết sâu rộng về nghiệp vụ và thành thạo kỹ năng quản lý thuế, giỏi về tuyên
truyền và hỗ trợ cho người nộp thuế, sử dụng thành thạo máy tính, thông thạo
ngoại ngữ, hiểu biết về chính sách và quản lý thuế trên thế giới để vận dụng
sáng tạo vào điều kiện của Việt Nam, vừa kế thừa được tinh hoa của dân tộc,
vừa xây dựng được chính sách thuế Việt Nam hiện đại, khoa học, tiên tiến.
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện các văn bản luật thuế nói chung và các văn bản
luật về QLT nói riêng
Tiếp tục cải cách, hoàn thiện các sắc luật về thuế theo hướng :
Một là: Hệ thống thuế phải bao quát hết các nguồn thu và tăng thu,
xác định, lựa chọn đúng mục tiêu chưa thuế là kích thích điều tiết kinh tế,
tăng thu cho ngân sách nhà nước và đảm bảo chính sách thuế bình đẳng đối
với các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư.
Hai là: Chính sách thuế phải được đơn giản hoá cả về mặt thuế suất lẫn
thủ tục thu nộp, đồng thời phải đảm bảo tác dụng tích cực trong phân phối,
điều tiết thu nhập hợp lý, tạo ra cân bằng xã hội.
Ba là: Bảo đảm chính sách thuế trong một thời gian dài, tạo điều kiện
mở rộng khả năng kiểm soát người nộp thuế, người thu thuế và cơ quan quản
lý thuế.
20
Bốn là: Thu hẹp diện miễn giảm thuế nhằm thực hiện mục tiêu chiến
lược, phát triển kinh tế xã hội, áp dụng nghiêm minh hình thức thưởng phạt
trong quản lý thuế.
Năm là: Cải cách thuế theo hướng thích ứng với những cam kết quốc
tế, bắt kịp tốc độ tự do hoá thương mại và đầu tư, thu hút đầu tư thích ứng với
sự tự do di chuyển vốn, lao động.
3.2.2. Cần quy định và phát triển mạnh hệ thống thanh toán qua ngân
hàng
3.2.3. Cần có biện pháp quản lý hoá đơn chứng từ hiệu quả
Hiện nay, chính phủ đã ban hành nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định
về hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ và Bộ Tài chính cũng đã ban hành
thông tư số 64/2013/TT- BTC hướng dẫn nghị định 51/2010/NĐ-CP đã quy
định rõ những hành vi vi phạm chế độ hoá đơn chứng từ và mức xử phạt cụ
thể cho từng hành vi.
3.2.4. Chuyển đổi cơ cấu tổ chức và áp dụng phương pháp "phân đoạn
thị trường" đối tượng nộp thuế và quản lý theo mức độ tuân thủ
Một quy trình chuẩn trong QLT sẽ tạo điều kiện thuận lợi để ngành
thuế chỉ đạo các biện pháp nghiệp vụ thống nhất và giúp cơ quan thuế địa
phương thực hiện công tác quản lý thu thuế một cách khoa học hiệu quả. Cơ
cấu tổ chức của cơ quan thuế cần được sắp xếp thành những bộ phận theo
nhóm đối tượng nộp thuế với những chức năng chuyên sâu để quản lý và cung
cấp dịch vụ theo từng nhóm đối tượng nộp thuế. Nói cách khác mô hình này
đã áp dụng phương pháp "phân đoạn thị trường" đối tượng nộp thuế và quản
lý theo mức độ tuân thủ. Phương pháp tiếp cận này dựa trên sự công nhận các
đối tượng nộp thuế khác nhau có các vấn đề khác nhau, có cơ hội và lý do
khác nhau, có nhu cầu và mong muốn khác nhau trong việc tuân thủ luật thuế.
21