Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tại sao lại lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.11 KB, 3 trang )

Tại sao lại lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển
nhanh và bền vững?
 Nguồn lực con người: Là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần, đạo
đức, phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế xã hội, v.v. tạo nên năng lực của con
người, của cộng đồng người có thể sử dụng, phát huy trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước và trong những hoạt động xã hội. Khi chúng ta nói
tới nguồn lực con người là ta nói tới con người với tư cách là chủ thể hoạt động
sáng tạo tham gia cải tạo tự nhiên, làm biến đổi xã hội.
 Phát triển nhanh và bền vững: Là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà
không ảnh hưởng tổn hại đến nhu cầu tương lai”. Phát triển bền vững là một sự
phát triển triển cân đối giữa ba cực tăng trưởng kinh tế, xã hội, môi trường,
không được xem nhẹ cực nào.
 Lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh
và bền vững.
- Sự tồn tại bền vững và phát triển theo con đường tiến bộ xã hội của một
quốc gia dân tộc nào cũng phụ thuộc vào 5 nguồn lực chủ yếu: vốn; khoa
học và công nghệ; con người; cơ cấu kinh tế; thể chế chính trị và quản lý
nhà nước trong đó, nguồn lực con người được coi là yếu tố cơ bản, quyết
định nhất, vì:
• Các nguồn lực khác không có khả năng tự thân mà phải thông qua
nguồn lực con người mới phát huy được tác dụng.
• Nguồn lực con người là một nguồn lực dồi dào, càng dùng càng phát
triển. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của
mọi thành phần kinh tế, trong đó lực lượng cán bộ khoa học và công
nghệ, khoa học quản lí, và đội ngũ công nhân lành nghề giữ vai trò
đặc biệt quan trọng. Đòi hỏi nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đòi hỏi phải đủ số lượng, cân đối về cơ cấu và trình độ,
có khả năng nắm bắt và sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ
mới.
 Về kinh tế: Bền vững về kinh tế thể hiện ở sự tăng trưởng kinh tế
nhanh và ổn định. Để có tăng trưởng kinh tế phải có các nhân tố


tất yếu : nhân tố tự nhiên, nhân tố con người, các yếu tố vật chất
do con người tạo ra (công nghệ, vốn). Bởi vì về mặt kinh tế,
nguồn lực con người xem xét chủ yếu dưới góc độ là lực lượng
lao động cơ bản của xã hội, cả trong hiện tại và tương lai. Vai trò
của người lao động được V.I.Lênin nhấn mạnh là lực lượng sản
xuất hàng đầu của nhân loại. Con người là một đầu vào trực tiếp
của quá trình sản xuất. Nếu người lao động có kỹ năng lao động,
trình độ khoa học - kĩ thuật năng suất lao động sẽ cao hơn.
 Con người vừa là chủ thể khai thác, sử dụng các nguồn lực vừa
là khách thể khai thác các năng lực thể chất và trí tuệ cho sự phát
triển kinh tế-xã hội. Đầu tư cho phát triển nguồn lực con người
mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm được việc khai thác sử
dụng các nguồn lực khác.
 Kinh nghiệm từ nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy đầu tư cho
phát triển nguồn lực con người mang lại tốc độ tăng trưởng kinh
tế cao và ổn định hơn. Mặt khác hiệu quả đầu tư cho phát triển
con người có độ lan toả đồng đều, nó mang lại sự công bằng hơn
về cơ hội phát triển cũng như việc hưởng thụ các lợi ích của sự
phát triển. Kinh tế tăng trưởng mang lại sự giàu có về vật chất,
suy cho cùng, không ngoài mục đích đáp ứng tốt hơn các nhu
cầu sống của bản thân con người.
 Vậy con người không chỉ là động lực mà còn là mục tiêu cuối cùng của phát
triển kinh tế.
 Về xã hội: Bền vững về mặt xã hội là phải thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo, lấy chỉ số phát triển con
người làm mục tiêu cao nhất của sự phát triển xã hội. Ở đây, vị
trí trung tâm của con người nổi lên với tư cách là mục tiêu cao
nhất của sự phát triển xã hội. Mục tiêu của phát triển bền vững
chủ yếu không phải là tạo ra nhiều hàng hóa, của cải mà nhằm
nâng cao chất lượng cuộc sống con người, không phân biệt tầng

lớp, chủng tộc, giới tính, vùng miền.
 Vậy, để phát triển xã hội bền vững, trước hết cần phát triển con người một cách
bền vững, hay làm tăng năng lực và phạm vi lựa chọn của con người để họ có
một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc.
 Từ thực tiễn phát triển đất nước trong thời gian qua Đảng ta đã rút ra bài học
kinh nghiệm và cũng là tư tưởng chỉ đạo trong thời gian tới : Phát triển nhanh
phải đi đôi với nâng cao tính bền vững. Quan điểm của Đảng đã thể hiện sự
quan tâm đặc biệt tới con người trước hết và trên hết phải nêu cao vai trò của
con người với tư cách là chủ thể tích cực của quá trình tác động cải tạo tự nhiên,
biến đổi tự nhiên; là phương tiện, là động lực cơ bản của tăng trưởng kinh tế
đồng thời là mục tiêu cao nhất của sự phát triển kinh tế-xã hội. Có thể thấy,
quan điểm của Đảng ta hoàn toàn phù hợp với những tuyên bố quốc tế về phát
triển bền vững, trong đó nổi lên tư tưởng hàng đầu lấy con người là trung tâm
của sự phát triển.

×