Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

huy động và quản lý nguồn vốn đầu tư tại CTCP viễn thông tin học bưu điện CT IN nguyễn anh thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.01 KB, 55 trang )


LỜI CAM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn nhà trường, các thầy cô giáo trong
khoa Đầu tư đã giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức vô
cùng quý báu. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Đinh
Đào Ánh Thuỷ, người cô đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo em
trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện chuyên đề.
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị tại công ty Cổ phần
Viễn thông Tin học Bưu điện đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong
thời gian thực tập và nghiên cứu tại Công ty.
Do kiến thức còn hạn hẹp nên nội dung chuyên đề không thể
tránh khỏi có những sai sót. Kính mong các thầy cô giáo góp ý để
chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày tháng năm
Sinh viên
Nguyễn Anh Thông
LỜI CAM ĐOAN
Chuyên đề thực tập cuối khóa đề tài: ”Huy động và quản lý
nguồn vốn đầu tư tại công ty Cổ phần Viễn thông Tin học Bưu
điện ” do em thực hiện dưới sự hướng dẫn của T.S Đinh Đào Ánh
Thuỷ và sự giúp đỡ của các anh chị tại công ty Cổ phần Viễn thông
Tin học Bưu điện. Em xin cam đoan chuyên đề không sao chép từ
bất kỳ chuyên đề nào. Các số liệu có trong chuyên đề là hoàn toàn
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, do em thu thập được từ các tài
liệu và do các anh chị công ty Cổ phần Viễn thông Tin học Bưu
điện cung cấp.
Nếu có gì sai sót với lời cam đoan trên em xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm
Nguyễn Anh Thông


MỤC LỤC
1
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU
TƯ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG TIN HỌC BƯU ĐIỆN (CT-
IN) GIAI ĐOẠN 2006-2010 2
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG
TIN HỌC BƯU ĐIỆN 2
1. Giới thiệu chung về CT-IN 2
2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh 4
2.1. Hình thức kinh doanh 4
2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 5
II. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ VỐN CỦA CÔNG
TY 6
1. Thực trạng huy động vốn của công ty 6
1.1. Tình hình huy động vốn của công ty từ năm 2006-2010 6
1.2. Các phương thức huy động vốn tại công ty 9
1.2.1. Huy đông vốn chủ sở hữu 9
1.2.1.1 Vốn góp ban đầu 9
1.2.1.2. Lợi nhuận không chia 9
1.2.1.3 Phát hành cổ phiếu mới 10
1.2.2. Huy động vốn nợ 12
1.3. Đánh giá về tình hình huy động vốn ở công ty 14
1.3.1. Các thành tựu đạt được 14
1.3.2. Các hạn chế, khó khăn 16
2. Thực trạng quản lý vốn đầu tư của công ty 19
2.1. Tình hình quản lý nguồn vốn đầu tư của công ty từ năm 2006-
2010 19
2.1.1. Tình hình quản lý vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh 19
2.1.1.1. Quản lý vốn lưu động 19

2.1.1.2. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động 24
2.1.2. Tình hình quản lý vốn cho hoạt động đầu tư 25
2.1.2.1. Tình hình quản lý vốn đầu tư vào tài sản cố định 25
2.1.2.2. Tình hình quản lý vốn trong hoạt động đầu tư dài hạn. .27
2.2. Đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư tại công ty CT-IN 30
2.2.1. Những kết quả đạt được 30
2.2.1.1. Đối với quản lý vốn cho sản xuất kinh doanh 30
2.2.1.2. Đối với quản lý vốn cho cho các hoạt động đầu tư của
công ty 31
2.2.2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân 31
2.2.2.1. Đối với quản lý vốn cho sản xuất kinh doanh 31
2.2.2.1. Đối với quản lý vốn cho hoạt động đầu tư 33
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY
ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN
THÔNG TIN HỌC BƯU ĐIỆN 36
I. NHU CẦU VỐN CÔNG TY CT-IN TRONG GIAI ĐOẠN SẮP TỚI
36
1. Định hướng phát triển của công ty giai đoạn 2011-2015 36
2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư và nhu cầu vốn trong
năm 2011 37
II. KHÓ KHĂN TRONG VIỆC HUY ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ VỐN
ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY THỜI GIAN TỚI 38
1. Khó khăn trong việc huy động vốn của công ty 38
2. Khó khăn trong việc quản lý vốn của Công ty 39
II. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG
VÀ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ 39
1. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn 39
1.1. Thực hiện hình thức tín dụng thuê mua 39
1.2. Giảm nguồn vốn của công ty bị chiếm dụng 40
1.2.1. Xử lý nợ đọng 40

1.2.2. Thanh lý, bán một số hàng tồn kho của công ty 40
1.3. Tăng cường huy động nguồn vốn nội bộ 41
1.3.1. Huy động nguồn vốn bằng hình thức phát hành thêm cổ phiếu. 41
1.3.2. Giữ mức lợi nhuận không chia ở mức thấp 42
1.4. Huy động vốn bằng việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn hiện có và
tiết kiệm chi phí 42
1.5. Các giải pháp về tín dụng 43
1.5.1. Vay ngắn hạn ngân hàng để đầu tư dài hạn 43
1.5.2. Huy động nguồn vốn vay dài hạn ngân hàng 43
2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn đầu tư 44
2.1. Quản lý vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh 44
2.1.1. Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu 44
2.1.2. Giảm thiểu chi phí quản lý của doanh nghiệp một cách tốt nhất.
45
2.2. Quản lý vốn cho hoạt động đầu tư 45
2.2.1. Quản lý vốn đầu tư cho tài sản cố định 45
2.2.2. Quản lý vốn cho các hoạt động đầu tư dài hạn 46
2.2.2.1. Xây dựng chiến lược và kế hoạch đầu tư phù hợp 46
2.2.2.2 Quản lý nguồn vốn ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư 47
2.2.2.3. Quản lý nguồn vốn trong quá trình thưc hiện đầu tư 47
KẾT LUẬN 48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 49
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 : Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2005 -2009 5
Biểu đồ 1: Tăng trưởng nguồn vốn của công ty 2007-2010 6
Bảng 2: Cơ cấu huy động vốn của công ty từ năm 2006 đên 2009 7
Bảng 3: Phân tích vốn lưu động của công ty CT-IN (2006-2009) 8
Bảng 4: Cơ cấu cổ đông tại thời điểm ngày 31/03/2010 9
Bảng 5: Dư nợ vay ngân hàng 13
Bảng 6: Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty CT-IN

( 2008-2010) 15
Bảng 7: Các dự án đầu tư liên doanh liên kết của CT-IN (2008-2010) 17
Bảng 8: Bảng kết cấu vốn lưu động 19
Bảng 9: Chi tiết hàng tồn kho 2009-2010 21
Bảng 10: Bảng các yếu tố chi phí công ty CT-IN năm 2008-2009 22
BIỂU ĐỒ CHI PHÍ 23
Bảng 11 : Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tài sản lưu động của công ty năm
2008-2009 24
Bảng 12: Giá trị tài sản cố định trong báo cáo tài chính đã được kiểm
toán tại thời điểm 31/12/2009 26
Bảng 13: Hiệu quả quản lý vốn đầu tư tài sản cố định tại Công ty năm
2008-2009 27
Bảng 14: Danh sách các dự án công ty CT-IN đang thực hiện (2008-2010)
28
Bảng 15: Nhu cầu vốn Công ty CT-IN năm 2011 38
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với đó là sự phát
triển như vũ bão của ngành Khoa học Công nghê Thông tin và Bưu chính Viễn
thông, vì thế nên sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải
huy động được mọi nguồn lực trong xã hội về con người, công nghệ, và vốn.
Công ty Cổ phần Viễn Thông Tin học Bưu điện (viết tắt là CT-IN) là một
công ty hoạt động trong lĩnh vực bưu chính viễn thông tin học, là đơn vị hàng đầu
của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam được thành lập theo quyết định số
537/QĐ-TCBĐ ngày 11/07/2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện
Cho đến nay, sau hơn hơn 10 năm đi vào hoạt động, Công ty đã có những
bước tiến đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao vị thế
của mình trong các doanh nghiêp đồng thời nâng cao uy tín với các khách hàng. Để
có được những thành công như vây CT-IN luôn coi trọng công tác quản lý doanh
nghiệp, mọi hoạt động đều hướng tới thực hiện tốt, năng động và hiệu quả các dự án
với khách hàng. Đặc biệt công tác Huy động và Quản lý vốn của Công ty luôn được

quan tâm, tạo cơ sở cho sự phát triển hoạt động sản xuát kinh doanh và hoạt động
đầu tư.
Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động này chưa thực sự được đánh giá cao. Để
đứng vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong thời gian tới,
nâng cao hiệu quả huy động vốn là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng đối với Công ty
Cổ phần Viễn Thông Tin học Bưu điện. Trong quá trình thực tập ở công ty, nhận ra
những khó khăn của công ty trong hoạt động đầu tư, do đó nên tác giả đã lựa chọn
đề tài: “Huy động và quản lý nguồn vốn đầu tư tại công ty Cổ phần Viễn thông
Tin học Bưu điện”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 2 phần:
Chương 1: Thực trạng huy động và quản lý vốn đầu tư tại công ty CT-
IN giai đoạn 2006-2010
Chương 2: Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động và quản lý
vốn đầu tư ở công ty CT-IN
1
CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU
TƯ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG TIN HỌC BƯU ĐIỆN (CT-IN)
GIAI ĐOẠN 2006-2010
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG TIN HỌC
BƯU ĐIỆN
1. Giới thiệu chung về CT-IN
CT-IN là đơn vị hàng đầu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam
trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm, dịch vụ và giải pháp viễn thông tin học. Kể từ
ngày thành lập năm 1972, sự phát triển mạnh mẽ của CT-IN đạt được là nhờ vào
chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Công ty luôn luôn suy
nghĩ và hành động nhằm giải quyết các vấn đề của khách hàng đặt ra một cách hiệu
quả nhất. Điều đó thể hiện bởi niềm tin từ các bưu điện tỉnh thành, các nhà khai
thác, cung cấp dịch vụ trong và ngoài ngành.
Để xây dựng uy tín, CT-IN luôn coi trọng công tác quản lý doanh nghiệp,
mọi hoạt động đều hướng tới thực hiện tốt, năng động và hiệu quả các dự án với

khách hàng.
CT-IN có một tập thể kỹ sư có khả năng làm chủ, nắm bắt nhanh các công
nghệ mới, có phong cách làm việc khoa học, tâm huyết, lao động quên mình và luôn
đoàn kết một lòng vì công việc. Đội ngũ nhân sự của CT-IN là nhân tố quan trọng,
phục vụ tận tụy và luôn làm hài lòng khách hàng.
CT-IN đặc biệt coi trọng việc đầu tư cho kỹ thuật, đổi mới công nghệ, với
môi trường và điều kiện làm việc tốt nhất, phục vụ nghiên cứu ứng dụng, lắp đặt,
bảo dưỡng các thiết bị viễn thông và tin học.
Yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trong kinh doanh của CT-IN là sự chủ
động quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước. Các mối quan hệ cởi mở
chân thành đã hỗ trợ cho CT-IN nắm bắt được các công nghệ mới, đáp ứng tốt nhất
cho mọi nhu cầu của khách hàng.
CT-IN đã được biết đến rất nhiều trong lĩnh vực viễn thông tin học, điều đó khẳng
định sự thành công của CT-IN trong hiện tại và trong tương lai.
2
Tên công ty: Công ty Cổ phần Viễn thông – Tin học Bưu điện
Tên giao dịch Quốc tế: Joint Stock Company for Telecoms and Informatics
Tên viết tắt: CT-IN
Ngày thành lập: 20/11/2001 (tiền thân là Xí nghiệp Khoa học Sản xuất thiết bị
thông tin I, thuộc Tổng cục Bưu điện, được thành lập năm 1972, Cổ phần hóa năm
2001).
Trụ sở chính: 158/2 Hồng Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Số điện thoại: 04- 3 863 4597
Số fax: 04- 3 863 0227
Website: www.ct-in.com.vn
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103000678
Do Sở kế hoạch Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 12/12/2001. Cấp lại ngày
12/9/2008.
Vốn điều lệ: 111,177,000,000đ
Tổng số nhân lực: 513 người (tính đến thời điểm cuối năm 2008)

Chi nhánh miền nam: 354/2 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TP Hồ Chí
Minh (điện thoại: 08-8647751; fax: 08-8638195)
Hoạt động từ năm 1972, sau đó được cổ phần hóa năm 2001, CT-IN đã đạt được
những thành công lớn trong ngành viễn thông tin học, nổi bật là việc áp dụng công
nghệ cao vào sản xuất kinh doanh.
Với mục tiêu kinh doanh là :
- Thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng
- Cung cấp các giải pháp, thiết bị, và dịch vụ tốt nhất
- Phát triển quan hệ đối tác trên cơ sở 2 bên cùng có lợi
- Vì quyền lợi của các cổ đông
CT-IN đã trở thành một trong các đối tác tin cậy của Cisco, Hp, Motorola, Erisson,
Microsoft… Hơn nữa, trong năm 2008, CT-IN đã lọt vào danh sách 500 doanh
nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam do báo điện tử Vietnamnet kết hợp với công ty
cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố. (CT-IN đứng ở vị
trí thứ 410).
3
2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
2.1. Hình thức kinh doanh
Công nghệ thông tin và viễn thông được xác định là hai lĩnh vực phát triển
đồng bộ của CT-IN.
 Cung cấp thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu thiết bị Viễn thông, công nghệ thông tin bao
gồm thiết bị truyền dẫn quang, truyền dẫn viba, thiết bị truy nhập đa dịch vụ,
đa phương tiện, thiết bị đầu cuối, máy trạm, máy chủ, các thiết bị mạng (định
tuyến, chuyển mạch,…), Data Center, Contact Center… và các thiết bị phục
vụ mạng thông tin di động, Wimax, NGN…
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu các phần mềm bao gồm các hệ điều hành, phần
mềm ứng dụng, BCCS (Billing Customer Care System)…
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu các vật tư khác phục vụ mạng viễn thông và
công nghệ thông tin như cáp các loại, anten, nguồn…

 Sản xuất thiết bị phục vụ mạng viễn thông, công nghệ thông tin phần mềm
ứng dụng
- Sản xuất các thiết bị phụ trợ mạng viễn thông như thiết bị cảnh báo trạm
không người, bộ gá antenna, tủ rack, cầu cáp…
- Sản xuất phần mềm ứng dụng trong các lĩnh vực quản lý khai thác và dịch vụ
giá trị gia tăng trên mạng viễn thông, internet.
- Gia công, xuất khẩu phần mềm ứng dụng.
 Cho thuê cơ sở hạ tầng, thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin
- Cho thuê nhà trạm cho các mạng di động.
- Cho thuê hoạt động các thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin như: truyền
dẫn quang, vi ba, truy cập đa dịch vụ, router, Data Center
- Cho thuê cơ sở hạ tầng hệ thống phủ sóng (In-Building Coverage) trong các
tòa nhà cao tầng, nhà ga, hầm… phục vụ mạng di động, Wimax.
 Cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin
- Lắp đặt từng phần, hạng mục hoặc các dự án chìa kháo trao tay các hệ thống
viễn thông, công nghệ thông tin: lắp đặt thiết bị viba, truyền dẫn quang, tổng
đài, truy nhập, thiết bị mạng di động (BTS, MSC, BSC), các thiết bị mạng
như Router, switch…
4
- Bảo trì bảo dưỡng thiết bị viễn thông: Viba, truyền dẫn quang, tổng đài, truy
nhập đa dịch vụ, DSLAM, BRAS, Server…
- Dịch vụ đo kiểm chất lượng mạng viễn thông, công nghệ thông tin.
- Xuất khẩu lao động theo dự án
- Sửa chữa các thiết bị viễn thông, tin học, nguồn…
 Thực hiện tư vấn trong lĩnh vực viễn thông, tin học
- Lập dự án, thiết kế, tư vấn mạng viễn thông, công nghệ thông tin.
- Tích hợp hệ thống theo yêu cầu.
 Quản trị dịch vụ (Managed service)
- Cung cấp dịch vụ trọn gói hoặc từng phần trong lĩnh vực viễn thông tin học
theo yêu cầu của khách hàng (gồm cả đầu tư thiết bị, thiết kế, đường truyền,

bảo trì bảo dưỡng…) với cam kết phục vụ 24x7.
- Cung cấp các hệ thống, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin cho các khu
công nghiệp, các tòa nhà cao tầng (tòa nhà thông minh), hầm… với chất
lượng tốt nhất, hiện đại, tạo sự thuận lợi cho khách hàng.
- Quản trị mạng viễn thông, công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp
2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Bảng 1 : Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2005 -2009
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Doanh thu bán
hàng và cung cấp
dịch vụ
122.552.625 157.700.509 370.885.588 495.432.768 1.310.498.000
Lợi nhuận trước
thuế
11.009.220 11.875.769 18.905.147 26.589.450 102.217.000
Thuế thu nhập
doanh nghiệp
1.541.290 1.681.134 2.646.720 3.722.523 25.309.000
Lợi nhuận sau
thuế
9.467.929 10.194.635 16.258.427 22.866.927 76.908.000
Nguồn: Báo cáo tài chính của CT-IN qua các năm
Từ bảng báo trên ta có thể thấy rằng: doanh thu và lợi nhuận của Công ty
liên tục tăng, từ năm 2005 đến năm 2008 tổng doanh thu đã tăng lên tới hơn 4 lần.
5
Đvị: 1000 VNĐ
Đặc biệt chỉ riêng từ năm 2008 đến 2009 doanh thu đã tăng gấp đôi. Điều đó cho
thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã và đang đạt hiệu quả cao. Mức
tăng trưởng năm sau luôn lớn hơn mức tăng trưởng năm trước. Tuy nhiên nếu như
chỉ dựa vào mức tăng trưởng của doanh thu thì không thể có kết luận chính xác. Do

vậy ta cần tính đến mức tăng trưởng về mặt lợi nhuận của nó. Ta thấy rằng, lợi
nhuận của doanh nghiệp cũng liên tục tăng trong thời điểm đang xét và năm sau
luôn lớn hơn năm trước.
Đặc biệt, trong năm 2008 mức lợi nhuận đạt được là rất lớn: 26.589.450
ngàn VNĐ trong khi đó năm 2008 là năm có mức lạm phát lớn nhất của Việt Nam
trong thời gian gần đây, tăng trưởng kinh tế giảm, chỉ đạt khoảng 6,5 %. Năm 2009
đánh dấu một bước nhảy vọt về mức tăng trưởng khi lợi nhuận sau thuế tăng gấp 4
lần năm 2008.
II. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ VỐN CỦA CÔNG TY
1. Thực trạng huy động vốn của công ty
1.1. Tình hình huy động vốn của công ty từ năm 2006-2010
Trong những năm gần đây, khi mà tốc độ phát triển của khoa học công nghệ
đặc biệt là trong lĩnh vực bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin, các công ty
hoạt động trong lĩnh vực này luôn phải nỗ lực đổi mới trong một thị trường cạnh
tranh khốc liệt. Những năm vừa qua công ty CT-IN đã dành được những thành tựu
to lớn trong tăng trưởng trung bình 30% /năm. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới và phát
triển liên tục, Công ty luôn cần huy động một lượng vốn lớn để đầu tư phát triển và
đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhờ chủ động thiết lập và củng cố quan hệ với các khách hàng là các tổ chức
kinh tế và cá nhân cũng như các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, trên cơ sở
xây dựng và củng cố uy tín của Công ty trong quan hệ với các tổ chức tín dụng,
đồng thời với sự thành công của các đợt phát hành cổ phiếu, Công ty CT-IN đã giải
quyết tốt khâu huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn dài hạn. Từ khi cổ phần hóa đến
nay, tổng nguồn vốn của Công ty CT-IN luôn tăng trưởng đều. Có thể thấy rõ điều
này qua biểu đồ tăng trưởng tổng nguồn vốn giai đoạn 2001 - 2008 của Công ty như
sau:
Biểu đồ 1: Tăng trưởng nguồn vốn của công ty 2007-2010
6
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán CT-IN
Đơn vị : VNĐ

Qua biểu đồ ta thấy nguồn vốn của Công ty qua 5 năm có xu hướng tăng và
độ dốc ngày càng cao. Nếu từ năm 2006 đến năm 2007, tổng nguồn vốn có tăng
nhưng rất khiêm tốn thì đến năm 2008 chứng kiến một sự gia tăng mạnh mẽ về
nguồn vốn khi CT-IN có một đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng. Năm 2009
nguồn vốn Công ty vẫn giữ xu hướng tăng tuy nhiên có dấu hiệu chững lại vì 3 quý
đầu năm 2010 chưa đạt con số cùng kỳ năm trước đó. Điều nay cho thấy, Công ty
bắt đầu có vấn đề về hiệu quả huy động vốn. Để rõ vấn đề huy động vốn của Công
ty ta xem xét cơ cấu nguồn vốn công ty CT-IN qua bảng sau:
Bảng 2: Cơ cấu huy động vốn của công ty từ năm 2006 đên 2009
STT
Chỉ tiêu
Năm
2006 2007 2008 2009
I Vốn chủ sở hữu
43,856,886 55,420,466 130,309,288 196,478,571
12.4% 13.6% 20.45% 19.1%
1 Vốn điều lệ
10,000,000 10,000,000 111,174,710 116,400,810
2 Thăng dư vốn cổ phần
- - 29,942 552,552
3 Lợi nhuận không chia
- 2,972,833 11,547,418 76,256,748
II Huy động vốn nợ
309,775,320 352,403,822 637,286,209 832,776,072
87.6% 86.4% 79.55% 80.9%
III Tổng nguồn vốn
353,632,207 407,824,288 767,595,497 1,029,254,643
Nguồn: Phòng Tài Chính CT-IN
Đơn vị: nghìn đồng
Theo quy định của pháp luật, CT-IN được phép huy động vốn theo hai hình

7
thức: Vốn chủ sở hữu và Huy động vốn nợ. Trong đó, vốn chủ sở hữu chủ yếu huy
động thông qua việc gia tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu, thông qua
tài trợ vốn nội bộ từ lợi nhuận không chia và thông qua khoản thặng dư vốn cổ phần
khi phát hành cổ phiếu. Huy động nợ bao gồm: nguồn tín dụng ngân hàng và tín
dụng thương mại. Nhìn chung, Công ty đã huy động vốn ở cả hai hình thức và thúc
đẩy nguồn vốn Công ty tăng lên rõ rệt. Xét về cơ cấu vốn huy động, vốn nợ chiếm
phần lớn tỷ trọng trong nguồn vốn của Công ty (thường trên 80%), vốn chủ sở hữu
có xu hướng tăng lên nhưng tăng chậm hơn nhiều so với vốn nợ.
Để xét về tình hình nguồn vốn đảm bào hoạt động sản xuất kinh doanh, ta
dùng một số bước phân tích tài chính doanh nghiệp, quan sát chỉ tiêu vốn lưu động:
Nguồn vốn tài trợ sản xuất kinh doanh và các hoạt động đầu tư bao gồm
nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Vồn gắn hạn được sử dụng trong 1 năm
sản suất kinh doanh còn nguồn vốn dài hạn được sử dụng lâu dài trong hoạt động
kinh doanh và đầu tư.
Nguồn vốn dài hạn được đầu tư hình thành TS cố định, phần dư của vốn dài
hạn và ngắn hạn hình thành TS lưu động. Chênh lệch vốn dài hạn và TSCĐ hay
TSLĐ với vốn ngắn hạn gọi là VLĐ thường xuyên. Mức độ an toàn của tài sản phụ
thuộc vào VLĐ thường xuyên
Bảng 3: Phân tích vốn lưu động của công ty CT-IN (2006-2009)
Đơn vị Trăm nghìn đồng
STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
1 Nguồn vốn dài hạn 53,943 80,985 131,194 202,502
1.1 Nợ dài hạn 10,086 25,565 885 6023
1.2 Vốn Chủ sở hữu 43,857 55,420 130,309 196,479
2 Tài sản cố định 36,479 44,130 58,471 59,612
3=1-2 VLĐ thường xuyên 17,464 36,855 72,723 142,890
4 Nhu cầu VLĐ thường xuyên 7,946 13,293 18,450 102,256
5=3-4 Vốn băng tiền
9,518 23,562 54,273 40,634

Báo cáo tài chính CT-IN (2006-2009)
Qua bảng thống kê ta thấy cả VLĐ thường xuyên và nhu cầu VLĐ thường
xuyên của Công ty đều luôn lớn hơn 0 và có xu hướng tăng mạnh. Như vậy, nguồn
vốn dài hạn dư thừa khi đầu tư vào TSCĐ, phần thừa đầu tư vào TSLĐ, thêm vào đó
8
TSLĐ lớn hơn Nguồn vốn ngắn hạn. Điều này cho thấy toàn bộ TSCĐ của CT-IN
được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn đồng thời doanh nghiệp
cũng có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
1.2. Các phương thức huy động vốn tại công ty
1.2.1. Huy đông vốn chủ sở hữu
1.2.1.1 Vốn góp ban đầu
Vốn điều lệ ban đầu của Công ty là 10,000,000,000 ( Mười tỷ đồng) theo
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103000678 do sở Kế hoạch và Đầu tư
Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 12/12/2001.
Bảng 4: Cơ cấu cổ đông tại thời điểm ngày 31/03/2010
Cổ đông
Giá trị sở hữu
(đồng)
Số lượng
cổ phần
Tỷ lệ sở
hữu
1. Cổ đông đặc biệt (HĐQT, BKS, BTGĐ)
9.291.300.000 929.130 7,89%
2. Cổ đông nhà nước (Tập đoàn VNPT)
38.911.950.000 3.891.950 33,43%
3. Cổ đông trong Công ty
27.744.140.000 2.774.414 23,84%
3. Cổ đông ngoài công ty
40.453.420.000 4.045.342 34,75%

- Cá nhân
39.597.400.000 3.959.740 34,02%
- Tổ chức
856.020.000 85.602 0,73%
Tổng cộng
116.400.810.000 11.640.081 100%
Nguồn: CT-IN
Với hình thức sử hữu là công ty cổ phần, CT-IN được hình thành trên nguồn
vốn góp của các cổ đông. Trong đó Tập đoàn VNPT nắm giữ số lượng cổ phần lớn
nhất.
1.2.1.2. Lợi nhuận không chia
Quy mô số vốn ban đầu của Công ty là một yếu tố quan trọng, tuy nhiên, số
vốn này cần được tăng theo quy mô phát triển của doanh nghiệp. Trong quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty cũng có thể tự tài trợ vốn thông qua nguồn
vốn tích lũy từ lợi nhuận không chia sử dụng để tái đầu tư mở rộng sản xuất.
Dựa vào Bảng cơ cấu huy động vốn ta nhận thấy phần lợi nhuận không chia
được giữ lại tái đầu tư có xu hướng tăng là có tỷ trọng ngày càng tăng trong vốn chủ
sở hữu. Trong khi năm 2007, lợi nhuận không chia chỉ chiếm 5.36% vốn chủ sở hữu
9
và năm 2008 con số này là 8.8%, con số này cho thấy lợi nhuận không chia lúc này
chưa có đóng góp đáng kể cho huy động vốn. Tuy nhiên, năm 2009, chứng kiến sự
tăng vọt về tỷ trọng lợi nhuận không chia trong vốn chủ sở hữu đạt 38.8%. Có thể
thấy lúc này tài trợ vốn nội bộ đã có một vị trí quan trọng trong cơ cấu nguồn vốn
của Công ty. Tuy nhiên, do là một Công ty cổ phần nên việc giữ lại lợi nhuận là một
vấn đề nhạy cảm do làm giảm cổ tức của cổ đông, giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu.
Vấn đề này sẽ được phân tích phần sau.
1.2.1.3 Phát hành cổ phiếu mới
Một nguồn tài chính dài hạn rất quan trọng của công ty cổ phần đó là phát
hành cổ phiếu để huy động vốn cho doanh nghiệp. Công ty CT-IN đã có hai đợt
phát hành cổ phiếu ra công chúng nhằm gia tăng vốn điều lệ:

* Quá trình tăng vốn điều lệ từ 10,000,000,000 lên 116,400,810,000 đồng diễn ra
như sau:
Giai đoạn 1: Tăng vốn từ 10,000,000,000 đồng lên 111,174,710,000 đồng
Ngày 30/6/2008, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quyết định số
306/UBCK/GCN, cấp giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu ra công chúng lần 1 cho
Công ty cổ phần Viễn thông Tin học Bưu điện, tổng số lượng cổ phiếu chào bán là
10,117,700 cổ phiếu
- Đối tượng phát hành: Phát hành cổ phiếu thưởng cho các cổ đông hiện hữu, chào
bán cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu theo phương thức thực hiện quyền.
- Loại cổ phiếu: Cổ phiếu phổ thông
- Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phiếu
 Đợt 1: Phát hành cổ phiếu thưởng
- Số lượng phát hành: 2.705.900 cổ phần
- Tỷ lệ thưởng: thưởng cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1: 2,7059, nghĩa là cổ
đông sở hữu 01 cổ phần cũ được thưởng thêm 2,7059 cổ phần mới theo
nguyên tắc làm tròn xuống đến hàng đơn vị.
- Nguồn vốn chia thưởng: 27.059.000.000 đồng được lấy từ lợi nhuận để lại
của Công ty (số liệu tại báo cáo tài chính kiểm toán ngày 31/12/2006).
 Đợt 2: Chào bán cho các cổ đông hiện hữu
10
- Số lượng chào bán: 7.411.800 cổ phần
- Đối tượng chào bán: Toàn bộ các cổ đông hiện hữu của Công ty có tên
trong Danh sách tại thời điểm chốt danh sách để thực hiện quyền (sau khi
thực hiện xong việc chia cổ phiếu thưởng).
- Giá chào bán: 10.000 đồng/cổ phần
- Tỷ lệ phân phối: phân phối cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:2, nghĩa là
cổ đông sở hữu 01 cổ phần cũ được mua 02 cổ phần phát hành thêm.
- Số tiền thu được dự kiến: 74.118.000.000 đồng.
Tính đến ngày 04/8/2008, sau khi kết thúc đợt phát hành, số vốn điều lệ của Công ty
tăng thêm là 101.174.710.000 đồng, nâng số vốn điều lệ của Công ty lên

111.174.710.000 đồng.
Giai đoạn 2: Tăng vốn từ 111,177,000,000 đồng lên 200.000.000.000 đồng (tuy
nhiên mới thực hiện tăng lên 116.400.810.000 đồng).
Ngày 09/07/2009, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thông báo trên Website của
UBCKNN "V/v đồng ý cho phép Công ty cổ phần Viễn thông Tin học Bưu điện
chào bán riêng lẻ cho CBCNV theo hồ sơ xin cấp phép đã gửi cho UBCK”.
- Đối tượng chào bán:
 Đối tác chiến lược: 4.108.805 cổ phần
 CBCNV Công ty: 550.000 cổ phần (Bao gồm ban lãnh đạo, cán bộ chủ
chốt của Công ty và CBCNV trong Công ty chưa được mua cổ phần ưu
đãi giảm giá tại thời điểm cổ phần hóa được tuyển dụng sau thời điểm cổ
phần hóa và đã được Công ty ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên).
Tuy nhiên do tình hình thị trường lúc đó không thuận lợi nên Công ty chưa
bán được cho đối tác chiến lược. Phần phát hành cổ phiếu riêng lẻ Công ty
mới chỉ phân phối được 526.610 cổ phần cho CBCNV
- Giá chào bán: 11.000 đồng/cổ phần.
- Tỷ lệ phân phối: Theo tiêu chí do Hội đồng quản trị phê duyệt.
Tính đến ngày 01/08/2009, sau khi kết thúc đợt phát hành, số vốn điều lệ của Công
ty tăng thêm là 5.226.100.000 đồng, nâng số vốn điều lệ của Công ty lên
116.400.810.000 đồng.
11
Như vậy, hai đợt phát hành cổ phiếu phổ thông ra công chúng đã cho thấy tầm
quan trọng của việc huy động vốn thông qua cổ phiếu. Đợt phát hành cổ phiếu năm
2008, giúp vốn điều lệ Công ty tăng thêm 101,174,710,000 đồng, vốn cổ phần đóng
góp 77.6% tổng nguồn vốn năm đó. Năm 2009, vốn góp cổ phần huy động được
5,223,810,000 đồng, chiếm 2.6% tổng nguồn vốn.
Ngoài việc tăng vốn điều lệ, việc phát hành cổ phiếu có thể đem lại thêm
nguồn vốn lấy từ thặng dư vốn cổ phần. Đây là khoản chênh lệch tăng do mua bán
cổ phiếu quỹ, do chênh lệch giá phát hành thêm cổ phiếu lớn hơn so với mệnh giá.
Năm 2008 và 2009, đều có sự xuất hiện của thặng dư vốn cổ phần nhưng không

đáng kể so với các nguồn huy động vốn còn lại lần lượt là 30 triệu đồng năm 2008
và 552 triệu đồng năm 2009.
1.2.2. Huy động vốn nợ
Có thể nói rằng vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan
trọng nhất đối với sự phát triển của bản thân các doanh nghiệp. Sự hoạt động và
phát triển của các doanh nghiệp đều gắn liền với các dịch vụ tài chính do ngân hàng
thương mại cung cấp, trong đó có việc cung ứng nguồn vốn.
Không một doanh nghiệp nào không vay vốn ngân hàng hay không sử dụng
tín dụng thương mại nếu doanh nghiệp đó muốn tồn tại vững chắc trên thị trường.
Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp thường vay ngân hàng để đảm bảo
nguồn tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đảm bảo vốn cho
các dự án mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp.
Để huy động vốn từ tín dụng ngân hàng doanh nghiệp có thể vay ngân hàng
với các thời hạn khác nhau, ngắn hạn (dưới 1 năm), trung hạn( từ 1 đến 3 năm) và
dài hạn ( trên 3 năm) dưới các hình thức vay khác nhau như: Vay đầu tư tài sản cố
định, Vay đầu tư tài sản lưu dộng, Vay để thực hiện dự án….
Sau đây là các khoản vay ngân hàng của Công ty trong năm 2009 và 2010:
Bảng danh sách vay nợ Ngân hàng
12
Vay nợ ngắn hạn 12/2009
Nghìn đồng
12/2010
Nghìn đồng
Vay cá nhân 6,259,349 244,017
Vay ngân hàng 363,968,220 82,358,252
TMCP Quân Đội 43,589,367 -
TMCP Hàng Hải 201,589,652 42,845,047
TMCP Ngoại thương VN 105,226,489 24,199,500
TNHH MTV HSBC 13,562,710 15,313,705
Nợ dài hạn đến hạn trả 2,975,720 -

TMCP Hàng Hải 2,975,720 -
373,203,290 82,602,270
Nguồn: Phòng Tài Chính công ty CT-IN
Ngoài tín dụng ngân hàng, công cụ tín dụng thương mại là một phương thức
tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh; hơn nữa nó còn tạo ra khả năng
mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền. Các điều kiện rằng buộc cụ
thể có thể được ấn định khi hai bên ký hợp đồng mua bán hay hợp đồng kinh tế nói
chung.
Công ty CT-IN trong nhưng năm qua cũng đã dùng tín dụng ngân hàng và tín
dụng thương mại để huy động vốn tương đối hiệu quả, đảm bảo cho sự vận hành
thông suốt của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bảng 5: Dư nợ vay ngân hàng
Đơn vị: VNĐ
STT Chỉ tiêu 12/2006 12/2007 12/2008 12/2009 9/2010
1 Nợ ngắn hạn 229,689,281,355 326,838,750,682 636,400,361,70
3
826,752,903,616 319,223,944,290
1.1 Vay ngân hàng
ngắn hạn
27,139,705,809 86,701,942,584 71,902,017,975 373,203,289,987 74,054,051,916
1.2 Các khoản phải trả 202,549,575,546 240,136,808,098 564,498,343,72
8
453,549,613,629 245,169,892,374
2 Vay ngân hàng dài
hạn
9,543,058,235 24,879,114,052 0 2.137.320.468 23,298,983,097
3 Vốn chủ sở hữu
43,856,886,215 55,420,466,289 130,309,288,153 196,478,571,648 282,511,478,029
4 Tỷ số nợ trên vốn
cổ phần

545.48% 634.64% 488.38% 421.87% 121.24%
5 Tỷ số nợ dài hạn
trên vốn cổ phần
21.76% 44.89% 0.00% 1.09% 8.25%
Nguồn: Phòng Tài Chính công ty CT-IN
Tỷ số nợ trên vốn cổ phần= Tổng nợ/Vốn cổ phần= [(1)+(2)]/(3)
Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần= Nợ dài hạn/ Vốn cổ phần= (2)/(3)
13
Quan sát hai tỷ số trên ta thấy, lượng vốn vay mà Công ty sử dụng là rất lớn
so với vốn cổ phần, lớn hơn 400% đến 500% trong năm 2006-2007. Con số này
giảm dần và năm đến tháng 9/2010 thì tỷ số này là 121%. Tuy nhiên, dễ nhận thấy
phần lớn vốn vay là các khoản phải trả ngắn hạn và tín dụng thương mại phi lãi
suất. Vì vậy để thấy được mức độ tài trợ vốn vay một cách thường xuyên ta xem xét
tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần. Trong những năm qua, tỷ số này của CT-IN khá
là thấp. Phải kể đến là năm 2008 và 2009, Công ty hầu như không có khoản vay dài
hạn ngân hàng nào (0%-1%). Hai năm này là các năm Công ty liên tục phát hành cổ
phiếu phổ thông, do đó lượng vốn được bổ sung vào vốn điều lệ là khá lớn nên
không có các phát sinh vay nợ ngân hàng dài hạn. Điều này cũng cho thấy cơ cấu
vốn Công ty đang có những tiến triển tốt, Công ty đang dần tự chủ động được
nguồn vốn của mình, không quá phụ thuộc vào các khoản vay dài hạn.
1.3. Đánh giá về tình hình huy động vốn ở công ty
Như vậy, ở phần trước tình hình huy động vốn của công ty CT-IN đã được
phân tích về cả khối lượng, cơ cấu và xu hướng. Sau đây là những đánh giá về các
xu hướng đó.
1.3.1. Các thành tựu đạt được
Trong những năm qua. Công ty CT-IN đã phát huy hiệu quả các công cụ huy
động vốn, liên tục làm tăng nguồn vốn của Công ty từ năm 2006 đến 2010. Hiệu
quả huy động vốn của CT-IN tuy được đánh giá là chưa cao nhưng đã và đang có sự
thay đổi theo hướng tích cực. Điều này được thể hiện qua:
- Lượng vốn huy động của Công ty trong những năm qua luôn tăng nhanh và

ổn định đáp ứng được nhu cầu đầu tư và cho vay của Công ty. Vốn lưu động thường
xuyên của Công ty khá lớn cho thấy khả năng đảm bảo chi trả hoạt động sản xuất
kinh doanh một cách thông suốt.
- Cơ cấu vốn đang dần trở nên hợp lý hơn khi Công ty sử dụng công cụ phát
hành cổ phiếu rất tốt, đẩy tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng. Các hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty và đặc biệt là hoạt động đầu tư không còn phụ thuộc nhiều
vào các khoản vay nợ ngân hàng. Điều này sẽ giúp uy tín của Công ty không ngừng
được tăng lên, thuận lợi cho những đợt phát hành cổ phiếu sau này.
Để có được những thành tựu này là do nguyên nhân sau:
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính của doanh nghiệp
14
Trong quá trình huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu, hiệu quả sản xuất
kinh doanh và năng lực tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả phát hành.
Bảng 6: Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty CT-IN
( 2008-2010)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
Quý I năm
2010
1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán (lần)

- Hệ số thanh toán ngắn hạn (TSLĐ/Nợ
ngắn hạn)
1,11 1,17 1,29
- Hệ số thanh toán nhanh (TSLĐ – hàng
tồn kho)/ Nợ ngắn hạn
0,43 0,65 1,05
2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn (%)
- Hệ số nợ/Tổng tài sản 83,02% 80,92% 77,83%
- Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu 489,06% 639,08% 351,13%
3. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động (lần)


- Vòng quay hàng tồn kho (Giá vốn hàng
bán/Hàng tồn kho)
0,94 2,58 2,01
- Doanh thu thuần/Tổng tài sản 0,68 1,27 0,40
4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời (%)
- Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 3,77% 5,87% 4,37%
- Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu 14,98% 39,14% 7,95%
- Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản 2,54% 7,47% 1,76%
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh/Doanh thu thuần
4,76% 7,82% 4,75%
5. Chỉ tiêu liên quan đến cổ phần
- Thu nhập trên mỗi cổ phần-EPS 1.756 6.607 1.455
Nguồn: Bản cáo bạch công ty CT-IN tháng 4/2010
Các con số kết quả hoạt động kinh doanh của CT-IN tỏ ra rất hấp dẫn với các nhà
đầu tư.
15
1.3.2. Các hạn chế, khó khăn
Bên cạnh những thành tựu đạt được, không thể không nói đến những khó khăn
và hạn chế trong hoạt động huy động vốn của Công ty CT-IN :
- Nguồn vốn Công ty tăng liên tục và tăng mạnh trong nhiều năm, tuy nhiên
phần lớn (80%) lượng vốn đó là do huy động nợ. Có thể thấy chưa có sự cân bằng
trong tài trợ vốn bằng công cụ nợ và tài trợ vốn bằng nguồn nội bộ.
- Các hình thức huy động vốn của Công ty vẫn chưa đa dạng và phong phú:
Về vay vốn của các tổ chức tài chính trung gian, CT-IN vẫn dè dặt trong vấn
đề vay vốn ngân hàng dài hạn, cũng như huy động những nguồn vốn nhàn rỗi khác
trong và ngoài doanh nghiệp vì lãi suất chưa hợp lý và Công ty chưa tạo được mối
quan hệ đối với các đối tác này. Một điều dễ dàng nhận thấy là nguồn vốn cho sản
xuất kinh doanh được tài trợ chủ yếu từ huy động nợ ngắn hạn, còn nguồn vốn cho

đầu tư lại chủ yếu từ vốn chủ sở hữu mà huy động rất ít từ nợ dài hạn ngân hàng.
Do khó khăn về hoạt động vốn nên Công ty đã bế tắc trong hoạt động đầu tư. Để có
vốn đầu tư vào liên doanh liên kết, Công ty phải chờ đợi vào các đợt phát hành cổ
phiếu mới. Ví dụ vốn góp trong liên doanh với công ty CPVT Tân Tạo phải sau 3
năm từ 2008 đến 2010, qua 2 đợt phát hành cổ phiếu mới huy động đủ. Điều này
cho thấy, Công ty chưa tận dụng được công cụ nợ dài hạn ngân hàng để thúc đẩy
đầu tư, khiến quá trình đầu tư trì trệ gây lãng phí và kém hiệu quả.
Về sử dụng tín dụng thương mại, Công ty đã phát huy tốt việc sử dụng công
cụ này trong huy động vốn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên cần
quan tâm đến các công cụ khác có thể huy động vốn khác như phát hành trái phiếu.
Có thể với tình hình và điều kiện Công ty hiện nay chưa cho phép thực hiện phát
hành trái phiếu, tuy nhiên, cần có kế hoạch và định hướng để thực hiện nhằm đa
dạng hóa công cụ huy động nợ cho Công ty sau nay.
-Do đặc điểm là công ty cổ phần nên việc tài trợ vốn nội bộ bằng lợi nhuận
không chia phải được cất nhắc rất kỹ:
Khi Công ty để lại một phần lợi nhuận trong năm cho tái đầu tư, tức là không
dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần hoặc chia rất ít thì xuất hiện vấn đề: các cổ
đông không được nhân tiền lãi cổ phần nhưng bù lại, họ có quyền sở hữu số vốn cổ
phần tăng lên của Công ty. Điều này một mặt khuyến khích cổ đông giữ cổ phiếu
lâu dài, nhưng mặt khác, dễ làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trong thời kỳ trước
16
mắt do cổ đông chỉ nhận được một phần cổ tức nhỏ hơn. Nếu tỷ lệ chi trả cổ tức
thấp, hoặc số lãi ròng không đủ hấp dẫn thì giá cổ phiếu thể bị giảm sút.
Trong năm 2007, tỷ lệ chi trả cổ tức của CT-IN là 100% nhưng những năm
sau 2008, 2009 tỷ lệ chi trả cổ tức chỉ còn 15% đến 20%. Tỷ lệ chi trả cô tức thấp
cũng là một phần nguyên nhân cho sự phát hành cổ phiếu không thành công năm
2009.
Các nguyên nhân dẫn đến khó khăn cho công tác huy động vốn của công ty
CT-IN:
- Uy tín và quan hệ của Công ty với các tổ chức tài chính

Mặc dù đã tạo được uy tín trên thị trường, có mối quan hệ tốt với các tổ chức
tín dụng, nhưng Công ty vẫn chưa phát huy hết thế mạnh của các tổ chức tài chính
trung gian nhằm khơi thông các nguồn vốn và huy động các nguồn vốn nhàn rỗi để
phục vụ nhu cầu phát triển…
- Dự án đầu tư cần huy động vốn
Công ty có các dự án liên doanh với các doanh nghiệp trong nước khác:
Bảng 7: Các dự án đầu tư liên doanh liên kết của CT-IN (2008-2010)
Các khoản đầu tư Giá gốc các khoản
đầu tư (đồng)
Tỷ lệ
sở hữu
Giá trị khoản đầu tư
theo phương pháp
VCSH (đồng)
Công ty cổ phần dịch vụ
kỹ thuật viễn thông Hà
Nội
2.600.000.000 26,67% 4.161.769.865
Công ty cổ phần Viễn
thông Tân Tạo
3.200.000.000 20% 3.140.043.885
Cộng 5.800.000.000 7.301.813.750
Nguồn: Công ty CT-IN
Các dự án này tương đối nhỏ và tỷ lệ sở hữu của Công ty cũng không cao, do
đó các loại dự án này hầu hết Công ty phải đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu do phát
hành cổ phiếu. Những dự án này ngân hàng hạn chế cho vay hoặc chậm cấp vốn do
không thấy được sự hấp dẫn và hiệu quả đầu tư.
- Ảnh hưởng từ phía ngân hàng
+ Điều kiện tín dụng
17

Các doanh nghiệp muốn vay tại các ngân hàng thương mại cần đáp ứng được
những yêu cầu đảm bảo an toàn tín dụng ngân hàng. Doanh nghiệp phải xuất trình
hồ sơ vay vốn và những thông tin cần thiết mà ngân hàng yêu cầu. Trước tiên, ngân
hàng phải phân tích hồ sơ xin vay vốn, đánh giá thông tin liên quan đến dự án đầu
tư hoặc kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty CT-IN chưa có
được kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư tốt khi vay vốn ngân hàng. Các dự án
hiện nay CT-IN thực hiện chủ yếu là liên doanh nên ngân hàng không thấy được sự
đảm bảo khi cho vay vốn.
+Sự kiểm soát của ngân hàng
Khi doanh nghiệp vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp cũng phải chịu sự kiểm
soát của ngân hàng về mục đích và tình hình sử dụng vốn vay. Nhìn chung sự kiểm
soát này tác động nhưng không gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp.
+Lãi suất vay vốn
Lãi suất vay vốn phản ánh chi phí sử dụng vốn. Lãi suất vốn vay ngân hàng
phụ thuộc vào tình hình tín dụng trên thị trường trong từng thời kỳ. Về mặt lý
thuyết, lãi suất càng cao thì xu hướng tiết kiệm càng lớn và từ đó tiềm năng của các
nguồn vốn đầu tư càng lớn. Khi cung trên thị trường vốn tăng cao, các tổ chức tín
dụng có xu hướng nới lỏng các điều kiện cho vay nhằm tránh ứ đọng vốn nhàn rỗi,
điều này rất có lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu lãi suất tăng cao thì doanh
nghiệp phải gánh chịu chi phí vốn lớn làm giảm thu nhập của doanh nghiệp. Lãi
suất giai đoạn hiện nay khá cao, khoảng 16%, điều này ảnh hưởng rất lớn đến huy
động vốn dài hạn cho đầu tư của công ty vì lúc này rủi ro là rất lớn.
- Sự bất ổn định giá trị tiền tệ
Đây là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động
các nguồn vốn cho đầu tư. Lạm phát tăng cao làm cho đồng tiền mất giá làm suy
giảm giá trị thực tế của các khoản lợi từ đầu tư. Những năm gần đây, lạm phát Việt
Nam liên tục tăng cao, điều này không tốt với tâm lý các nhà đầu tư đặc biệt là các
nhà đầu tư nước ngoài. Do đó nguồn cung vốn đầu tư giảm cũng ảnh hưởng đến
việc huy động vốn của Công ty.
18

2. Thực trạng quản lý vốn đầu tư của công ty
2.1. Tình hình quản lý nguồn vốn đầu tư của công ty từ năm 2006-2010
2.1.1. Tình hình quản lý vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Tài sản lưu động là đối tượng lao động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp,
mà điểm đặc biệt của chúng là luân chuyển toàn bộ giá trị ngay một lần vào chi phí sản
xuất kinh doanh. Số tiền ứng trước về tài sản lưu động hiện có và đầu tư ngắn hạn của
doanh nghiệp để đảm bảo cho sản xuất kinh doanh bình thường gọi là vốn lưu động.
Để nghiên cứu tình hình quản lý vốn cho sản xuất kinh doanh ta xem xét kết cấu vốn
lưu động và chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.
2.1.1.1. Quản lý vốn lưu động
Căn cứ vào khả năng chuyển hóa thành tiền, vốn lưu động gồm: Vốn bằng tiền,
Vốn các khoản phải thu, Hàng tồn kho, Vốn tài sản lưu động khác như tạm ứng, Chi
phí trả trước, Thế chấp, Ký cược, Ký quỹ ngắn hạn….
Bảng 8: Bảng kết cấu vốn lưu động
ĐVT: triệu đồng
12/2007 Tăng giảm 12/2008 Tăng giảm 12/2009
Số tiền Tuyệt đối Số tiền Tuyệt đối Số tiền
Tỷ lệ Tương đối Tỷ lệ Tương đối Tỷ lệ
Vốn Lưu động
363,694 345,430 709,124 260,518 969,642
100.00% 94.98% 100.00% 36.74% 100.00%
1. Vốn bằng tiền
20,085 2,780 22,865 1,383 24,248
5.52% 13.84% 3.22% 6.05% 2.50%
2. Các khoàn thu
178,771 8,964 187,735 308,105 495,840
49.15% 5.01% 26.47% 164.12% 51.14%
3. Hàng tồn kho
161,360 305,755 467,115 -33,947 433,168
44.37% 189.49% 65.87% -7.27% 44.67%

4. TS ngắn hạn khác
3,476 27,931 31,407 -15,024 16,383
0.96% 803.54% 4.43% -47.84% 1.69%
Nguồn: Phòng tài chính CT-IN
19

×