Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

khóa luận tốt nghiệp kinh tế nông lâm phân tích ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nền kinh tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI
CHÍNH TOÀN CẦU ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
BÙI NGỌC DIỄM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Ảnh Hưởng
Của Khủng Hoảng Tài Chính Toàn Cầu Đến Nền Kinh Tế Việt Nam”, do Bùi Ngọc
Diễm, sinh viên khóa 31, ngành Kinh tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày____________________.
TS. Nguyễn Văn Ngãi
Người hướng dẫn,
Ký tên, ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ký tên, ngày tháng năm Ký tên, ngày tháng năm
LỜI CẢM TẠ
Thấm thoắt cũng tới ngày con tốt nghiệp. Cảm ơn Ba Mẹ đã sinh ra con, luôn
luôn bên con trong những thời khắc quan trọng của cuộc đời. Đó là nguồn động lực
lớn lao để con cố gắng bay cao vươn tới những ước mơ của riêng mình.
Con sẽ không quên những gương mặt thân thương của quý thầy cô Khoa Kinh
Tế, đại học Nông Lâm, những người thầy đã dạy dỗ, dìu dắt con trong suốt thời gian
theo học tại trường. Đặc biệt con muốn gửi lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Văn
Ngãi, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ con trong quá trình hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Cảm ơn các bạn! Những người bạn đồng hành cùng tôi trong quãng thời gian
thật ý nghĩa của thời sinh viên.


Xin gửi đến quý thầy cô, anh chị và các bạn tấm lòng tri ân, cảm ơn tất cả
những gì mà mọi người đã dành cho tôi để tôi có được ngày hôm nay.
Luận văn này được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn với những hạn chế
về kiến thức của tác giả nên không thể tránh khỏi các thiếu sót. Rất mong sự góp ý, bổ
sung của quý thầy cô, và các bạn để luận văn thêm hoàn chỉnh hơn.
Đại học Nông Lâm, ngày 15 tháng 6 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Bùi Ngọc Diễm
NỘI DUNG TÓM TẮT
BÙI NGỌC DIỄM, Tháng 6 năm 2009. “Phân Tích Những Ảnh Hưởng Của
Khủng Hoảng Tài Chính Toàn Cầu Đến Nền Kinh Tế Việt Nam”.
BUI NGOC DIEM, June 2009. “Analyse Impacts of The global financial
crisis to Vietnam Economy”.
Khủng hoảng tài chính toàn cầu và những hệ lụy từ cuộc khủng hoảng này đang
là vấn đề nóng hổi đối với nhiều quốc gia trên thế giới không loại trừ Việt Nam.
Khủng hoảng tài chính đã gây ra những ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế -
xã hội của nhiều nước và do đó nó trở thành chủ đề của rất nhiều hội thảo, các cuộc
tranh luận với sự tham gia của nhiều chuyên gia kinh tế, các nhà làm chính sách, các tổ
chức kinh tế trong và ngoài nước hiện nay.
Việt Nam đang tham gia ngày một sâu và rộng hơn vào hệ thống thương mại
thế giới. Vì thế, những hệ lụy từ cuộc khủng hoảng tài chính lần này đã để lại cho nền
kinh tế Việt Nam không ít những khó khăn và thách thức. Trước hết, đó là những khó
khăn do thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, niềm tin của nhà đầu tư và người tiêu dùng
suy giảm mạnh, tình hình sản xuất kinh doanh trong nước trì trệ, các chỉ tiêu kinh tế -
xã hội ở mức đáng lo ngại cần phải có sự điều chỉnh kịp thời.
Bằng phương pháp mô tả và phân tích các số liệu, thông tin về hiện trạng nền
kinh tế Việt Nam hiện nay, đề tài “Phân Tích Những Ảnh Hưởng Của Khủng Hoảng
Tài Chính Toàn Cầu Đến Nền Kinh Tế Việt Nam” được thực hiện nhằm làm rõ những
ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nền kinh tế Việt Nam thông qua thị
trường xuất nhập khẩu, tình hình đầu tư, sự chu chuyển vốn trên thị trường tài chính và

tỷ lệ thất nghiệp. Qua đó đề tài cũng thảo luận kỹ hơn về các chính sách ngăn chặn suy
giảm kinh tế đang được áp dụng hiện nay, những thành công và hạn chế của những
chính sách này. Cuối cùng là những đề xuất về các giải pháp đối phó với khủng hoảng
bao gồm chính sách nới lỏng tiền tệ, chính sách mở rộng tài khóa và chính sách tỷ giá
linh hoạt.
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3
1.3. Phạm vi nghiên cứu đề tài 3
1.4. Cấu trúc của luận văn 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 4
2.1. Một số vấn đề về kinh tế thế giới và Việt Nam trong thời gian gần đây 4
2.1.1. Vấn đề kinh tế thế giới 4
2.1.2 Diễn biến và nguyên nhân của khủng hoảng tài chính toàn cầu 11
2.2. Khái quát tình hình phát triển kinh tế từ năm 1986 đến năm 2009 13
2.3. Chính sách ngăn chặn suy giảm kinh tế của một số nước 20
2.3.1 Trung Quốc 20
2.3.2 Thái Lan 21
2.3.3 Singapore 21
2.3.4 Philippine 22
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1. Cơ sở lý luận 23
3.1.1 Khái niệm chu kỳ kinh tế 23

3.1.2 Lý thuyết về khủng hoảng tài chính 25
3.1.2.1 Khủng hoảng tiền tệ 25
3.1.2.2 Khủng hoảng ngân hàng 26
3.1.2.3 Khủng hoảng nợ nước ngoài 28
3.2 Các mô hình kinh tế được sử dụng để mô phỏng quá trình khủng hoảng 28
3.2.1 Mô hình “ Nguy cơ đồng tiền bị phá giá” 28
v
3.2.2 Mô hình “Nguy cơ phá sản doanh nghiệp” 29
3.2.3 Mô hình “Nguy cơ phá sản các ngân hàng” 30
3.2.4 Mô hình “Nguy cơ quốc gia mất khả năng thanh toán” 31
3.3 Mô hình dòng lưu chuyển của chi tiêu và thu nhập 32
3.4 Lý thuyết về mô hình tổng cung – tổng cầu (AS –AD) 34
3.5 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm kinh tế ở Việt Nam 37
3.6 Lý luận về các chính sách đối phó với khủng hoảng tài chính 38
3.7 Phương pháp nghiên cứu 41
3.7.1 Phương pháp mô tả 41
3.7.2 Phương pháp phân tích 41
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42
4.1 Những tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến Việt Nam 42
4.1.1 Thương mại 42
4.1.2 Tình hình đầu tư 57
4.1.3 Chu chuyển vốn và thị trường tài chính 59
4.1.4 Thất nghiệp và hậu quả của khủng hoảng kinh tế đối với xã hội 63
4.2 Những giải pháp ngăn chặn suy thoái kinh tế ở Việt Nam hiện nay 65
4.3 Đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của khủng hoảng đến Việt Nam 68
4.3.1 Chính sách tiền tệ mở rộng 70
4.3.2 Chính sách tài khóa mở rộng 72
4.3.3 Chính sách tỷ giá linh hoạt 77
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81
5.1 Kết luận 82

5.2 Kiến nghị 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
vi
DTBB : Dự trữ bắt buộc
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế
NH : Ngân hàng
NHNN : Ngân hàng nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
NSNN : Ngân sách nhà nước
TARP : Chương trình hỗ trợ tài sản xấu
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
WB : Ngân hàng thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
vii
Trang
Bảng 2.1 Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của một số nước trên thế giới (IMF) 9
Bảng 2.2 Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của một số nước trên thế giới (WB) 10
Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu phát triển Nông nghiệp 15
Bảng 4.1 Cơ cấu tăng trưởng và nhập khẩu 44
Bảng 4.2 Cơ cấu tăng trưởng và xuất khẩu 46
Bảng 4.3 Các mức lãi suất chủ yếu của NHNN năm 2008 61
Bảng 4.4 So sánh quốc tế: Quy mô chi ngân sách 74
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Các pha của chu kỳ kinh tế 23

Hình 3.2 Dòng lưu chuyển của chi tiêu và thu nhập 32
Hình 3.3 Sự hình thành đường tổng cầu AD 35
Hình 3.4 Sự hình thành đường tổng cung AS 36
Hình 3.5 Mô hình AS – AD 36
Hình 3.6 Tăng tổng cầu, tổng cung để ngăn chặn suy giảm kinh tế 37
Hình 3.7 Chính sách tiền tệ mở rộng 40
Hình 4.1 Thâm hụt thương mại hàng hóa Việt Nam (1998 -2008) 43
Hình 4.2 Giá nhập khẩu trung bình một số mặt hàng 45
Hình 4.3 Giá hàng hóa quốc tế 47
Hình 4.4 Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam 48
Hình 4.5 Mở rộng thị phần xuất khẩu của Việt Nam 49
Hình 4.6 Xuất khẩu dệt may và giày dép 49
Hình 4.7 Vốn FDI đăng ký 10 năm gần đây 57
Hình 4.8 Nguồn vốn FDI 58
Hình 4.9 Thị trường chứng khoán Việt Nam 62
Hình 4.10 Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp 64
Hình 4.11 Tăng tổng cầu làm tăng giá và sản lượng GDP 72
Hình 4.12 Cơ cấu nguồn thu ngân sách (1998- 2008) 75
Hình 4.13 Thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế (1998-2008) 76
ix

x
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt là tự do hóa
thị trường tài chính đã trở nên phổ biến ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam
cũng nằm trong số những quốc gia này, Đảng và nhân dân ta đã và đang tích cực cải
thiện và phát triển các định chế kinh tế để Việt Nam có thể trở thành một phần trong
guồng máy thương mại thế giới. Bên cạnh những mặt tích cực như dễ dàng tiếp cận và

tận dụng được những kinh nghiệm, công nghệ cũng như những nguồn vốn hỗ trợ lớn
từ các nước công nghiệp đã phát triển, chúng ta hiện phải đối mặt với những mặt tiêu
cực của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình toàn cầu hóa làm
gia tăng tính phụ thuộc giữa các quốc gia với nhau; khi xảy ra những rủi ro tài chính ở
một quốc gia nào đó hậu quả của nó không chỉ tác động đến nền kinh tế của nước này
mà là hàng loạt những ảnh hưởng đến tất cả các nước khác có liên hệ và hợp tác với
quốc gia đó, đặc biệt là khi khủng hoảng tài chính lại xảy ra ở Mỹ - nền kinh tế hùng
mạnh nhất hành tinh.
Năm 2008 là năm thua lỗ nghiêm trọng của các tập đoàn tài chính lớn tại Mỹ. Đây là
nguyên nhân dẫn tới sự chao đảo mạnh của hệ thống tài chính toàn thế giới, vì trong một thế
giới mở như hiện nay, biên giới là thứ gần như không hề tồn tại trong ngành tài chính. Mặt
khác, các loại chứng khoán bảo đảm bằng địa ốc có nguồn gốc tại Mỹ cũng được bán cho rất
nhiều nhà đầu tư trên khắp thế giới chứ không riêng gì ở nước này.
Đỉnh điểm của cơn khủng hoảng là vào tháng 9/2008 sau vụ phá sản của ngân
hàng đầu tư Phố Wall Lehman Brothers và nguy cơ đổ vỡ của một loạt tập đoàn tài
chính lớn của Mỹ, trong đó có hãng bảo hiểm AIG. Sau cơn hoảng loạn lan rộng khắp
các châu lục là sự đóng băng của thị trường tín dụng vì các ngân hàng đã quá sợ cho
vay, bất chấp những nỗ lực bơm vốn vào hệ thống tài chính của các chính phủ. Các
công ty cạn vốn để làm ăn, dẫn tới sa thải hàng loạt. Người tiêu dùng vừa không thể
vay tín dụng để chi tiêu, vừa mất việc, nên thắt lưng buộc bụng, khiến các ngành sản
xuất càng gặp khó.v.v. Cứ thế, lần lượt các nền kinh tế đầu tàu: Mỹ, khu vực sử dụng
đồng tiền chung châu Âu, Nhật Bản và Anh đã cùng tuyên bố suy thoái. Nhiều nền
kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu ở châu Á thì chứng kiến tốc độ sụt giảm trong kim
ngạch xuất khẩu và cũng có nguy cơ suy thoái theo. Thế giới đang phải đối mặt với
cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất từ trước đến nay.
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng
đang gánh chịu những hệ lụy từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Dấu hiệu suy giảm
tăng trưởng lộ diện rõ nét khi tiêu dùng giảm mạnh, CPI ở mức âm 3 tháng liên tiếp,
sản xuất kinh doanh đình đốn, kim ngạch xuất khẩu giảm sút. Nguồn thu ngân sách bị
đe dọa do giá dầu thô sụt mạnh.

Chính phủ đã huy động mọi lực lượng chống suy thoái và tuyên bố chi 1 tỷ
USD hỗ trợ nền kinh tế. Cộng với các khoản hỗ trợ vốn vay ưu đãi, giảm thuế, tổng
gói kích cầu đầu tư và tiêu dùng dự kiến lên tới 6 tỷ USD. Lần đầu tiên trong một năm
Chính phủ hai lần điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng GDP, từ 8-8,5% xuống 7% và hạ
tiếp còn 6-6,5%. Tuy nhiên, tính chung cả năm 2008, GDP chỉ tăng 6,23%. Trong mấy
tháng đầu năm 2009, xuất khẩu của Việt Nam liên tục giảm, thị trường tài chính suy
yếu, thể hiện qua sự sụt giảm của đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, tỉ lệ lao
động thất nghiệp tăng cao.v.v.
Những dấu hiệu trên cho thấy bất ổn kinh tế vĩ mô và sóng gió trên thị trường
tài chính quốc tế đã, đang và sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng và
phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian sắp tới. Để có cái nhìn toàn diện và sâu
sắc hơn về những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến nền kinh tế Việt Nam
hiện nay, tôi tiến hành thực hiện đề tài : “Phân Tích Ảnh Hưởng Của Khủng Hoảng
Tài Chính Đến Nền Kinh Tế Việt Nam”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích những ảnh hưởng của Khủng Hoảng Tài Chính đến Nền Kinh Tế Việt
Nam trong năm 2008 và đầu năm 2009, từ đó đưa ra những giải pháp làm giảm thiểu
tác động của khủng hoảng đến Việt Nam trong thời gian tới.
2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Phân tích ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến nền kinh tế Việt Nam
(2) Thảo luận các chính sách vĩ mô đang được chính phủ Việt Nam áp dụng, đề
xuất các giải pháp làm giảm ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến Việt
Nam.
1.3 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến
nền kinh tế Việt Nam từ tháng 8 năm 2008 đến hết quý 1 năm 2009 đồng thời thảo
luận các chính sách vĩ mô đang được áp dụng trong thời gian này.
1.4. Cấu trúc luận văn

Cấu trúc của luận văn gồm có 5 chương:
Chương 1: Đặt vấn đề
Nêu sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu
trúc của luận văn.
Chương 2: Tổng quan
Khái quát tình hình kinh tế thế giới và diễn biến của khủng hoảng tài chính toàn
cầu, một số nét về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam từ năm 1986 đến nay đặc biệt
là giai đoạn gần đây. Điểm lại các chính sách ngăn chặn suy giảm kinh tế ở một số
nước trên thế giới tiêu biểu là các nước Châu Á.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày các khái niệm liên quan đến đề tài, các nguyên nhân dẫn đến khủng
hoảng tài chính, mô hình lưu chuyển của chi tiêu và thu nhập, lý thuyết về mô hình
tổng cung - tổng cầu (AS –AD), lý luận về các chính sách ngăn chặn suy giảm kinh tế
hiện nay.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Mô tả, phân tích những tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nền
kinh tế Việt Nam, những chính sách ngăn chặn suy giảm kinh tế đang được thực hiện
và đưa ra những giải pháp làm giảm thiểu tác động của khủng hoảng tới nền kinh tế
Việt Nam.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
3
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
Khái quát một số nét về diễn biến kinh tế toàn cầu kể từ khi khủng hoảng tài
chính bùng nổ; tình hình phát triển kinh tế nước ta từ năm 1986 đến đầu năm 2009 và
nêu lên những vấn đề nổi bật của kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây. Bên cạnh
đó, các chính sách nhằm làm giảm tác động của khủng hoảng tài chính đang được áp
dụng ở một số nước trên thế giới là những bài học kinh nghiệm tốt để Việt Nam có
những chính sách thích hợp nhất trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
2.1.Một số vấn đề kinh tế thế giới và Việt Nam trong thời gian gần đây

2.1.1. Vấn đề kinh tế thế giới
Khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ cuối năm 2007 đã lan nhanh và ảnh
hưởng sâu rộng đến toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ của nhiều định chế tài chính khổng
lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo. Năm 2008 cũng chứng kiến những nỗ lực
chưa từng có để chống chọi với bão tài chính. Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai
đoạn suy giảm nghiêm trọng trước cú sốc tài chính nguy hiểm nhất kể từ năm 1930 ở
các thị trường lớn. Ngân hàng thế giới (WB) nhận định “ GDP toàn cầu năm nay sẽ
giảm lần đầu tiên từ sau đại chiến thế giới lần 2”. Nửa đầu năm 2009, sản lượng công
nghiệp thế giới sẽ thấp hơn 15% so với cùng kỳ năm 2008. Thương mại thế giới giảm
nhiều nhất, kim ngạch xuất khẩu tháng 1/ 2009 của Nhật Bản giảm 46,3%, Mỹ giảm
31%, Trung Quốc giảm 17,5%, Đài Loan giảm 42,9% so với tháng 1 năm 2008 (theo
AFB, Reuteurs). Khủng hoảng tài chính đã chính thức trở thành cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu, hậu quả mà khủng hoảng kinh tế lần này gây ra thật khôn lường. Các
nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật, các nước EU lần lượt tuyên bố suy thoái,
GDP toàn cầu sụt giảm nghiêm trọng, hàng loạt các tập đoàn tài chính, ngân hàng phá
sản, hoạt động sản xuất ngưng trệ, tỉ lệ người thất nghiệp tăng đột biến kéo theo đó là
những biến động sâu sắc trong xã hội. Số người thất nghiệp năm 2009 dự kiến sẽ tăng
thêm 51 triệu người, làm cho toàn thế giới có tới 230 triệu người không có việc làm.
Nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới dự báo đây là giai đoạn tồi tệ nhất của kinh
tế thế giới. Trong bối cảnh đó cả thế giới đang cố gắng tìm mọi biện pháp nhằm chống
lại suy thoái và kích thích tăng trưởng kinh tế. Chính phủ, NHTW các nước và các tổ
chức khác đã phải hết sức khẩn trương thực hiện các biện pháp can thiệp, giải cứu thị
trường như liên tục giảm lãi suất, bơm tiền vào hệ thống ngân hàng, giảm tỷ lệ DTBB,
mua lại các khoản nợ xấu của hệ thống ngân hàng, tung ra các gói giải pháp kích thích
tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ tài chính nhằm đảm bảo lòng tin của công chúng và thị
trường. Trong đó, giải pháp được nhiều Chính phủ lựa chọn là việc đưa ra các gói kích
cầu nhằm kích thích nền kinh tế. Mỗi quốc gia tùy thuộc vào đặc điểm riêng của mỗi
nước đã đưa ra các gói kích cầu có quy mô, liều lượng và cách thức thực hiện khác
nhau. Gói vốn khổng lồ của chính phủ Mỹ qua các đợt lên đến 2.250 tỷ USD, Trung
Quốc 568 tỷ, các nước EU, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc…cũng đã nhanh chóng thông

qua các gói vốn hỗ trợ cho Ngân hàng và các ngành kinh tế trị giá hàng trăm tỷ USD.
Tất cả các gói vốn khổng lồ này hầu hết tập trung vào cứu nguy cho hệ thống ngân
hàng, các ngành công nghiệp mũi nhọn như công nghiệp ô tô, ngành xây dựng, năng
lượng và du lịch với mục tiêu kích cầu đầu tư và tiêu dùng, tạo diện mạo mới để hỗ trợ
phục hồi kinh tế. Nhiều hội nghị cấp cao của các bộ trưởng tài chính, các tổ chức quốc
tế như IMF, WB đã diễn ra trong bầu không khí căng thẳng, gay cấn vì tính cấp bách
của việc phục hồi tăng trưởng kinh tế thế giới. Để cứu nguy cho nền kinh tế toàn cầu,
các nước đã cùng bắt tay thông qua chương trình hành động chung, thành lập các quỹ
cứu trợ. Trước hết là biện pháp của Ngân hàng Trung ương các nước: trong vòng 15
ngày đầu: Fed phối hợp với NHTW các nước thực hiện thoả thuận hoán đổi tiền tệ trị
giá 620 tỷ USD cung ứng USD cho thị trường tiền tệ một số nước phát triển (EU,
Nhật, Thuỵ Sỹ, Anh…). Tổng số tiền mà ngân hàng trung ương các nước như Nhật
Bản, Anh, Thuỵ Sỹ, Australia… đã cung ứng khoảng 1.000 tỷ USD để tăng thanh
khoản cho thị trường tiền tệ, ngăn chặn các cuộc đổ vỡ ngân hàng tiếp theo.
Tính đến cuối tháng 12 thì tổng cung ứng của FED là 1.200 tỷ USD ra thị
trường tiền tệ với nhiều biện pháp vay khẩn cấp để đảm bảo thanh khoản của hệ thống
ngân hàng, mở rộng danh mục giấy tờ có giá được cầm cố để vay vốn tại FED, thực
hiện các khoản vay trên thị trường liên ngân hàng để tạo điều kiện cho các ngân hàng
5
cho vay lẫn nhau; cho phép một số các ngân hàng đầu tư được phép huy động vốn như
ngân hàng thương mại để giảm căng thẳng về vốn; thực hiện các cam kết hoán đổi tiền
tệ với các NHTW các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Australia, Thuỵ
Sỹ để đảm bảo cung ứng USD ra thị trường tiền tệ các nước.
Từ ngày 01/1/09 đến ngày 12/1/09, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tập
trung vào việc thu hẹp chênh lệch lợi tức giữa Trái phiếu Kho bạc Mỹ và lãi từ hoạt
động mua lại các khoản nợ của doanh nghiệp và tiêu dùng vì động thái cắt giảm lãi
suất xuống gần 0% đã không có tác dụng gì trong việc kích thích tín dụng. Fed cũng
có những biện pháp mới kích thích tín dụng thông qua việc mua lại những khoản nợ và
trái phiếu mà các nhà đầu tư không muốn mua. Ngày 05/01/2008, Fed đã bắt đầu mua
lại những chứng khoán có tài sản đảm bảo do Fannie Mae, Freddie Mac và Ginnie

Mae phát hành.
Một trong những giải pháp đang được FED xem xét là thực hiện kế hoạch mua
lại tài sản trong chương trình TARP (Chương trình hỗ trợ các tài sản xấu) trị giá 700 tỉ
USD kết hợp với việc bơm thêm vốn vào các ngân hàng, đồng thời giúp các chủ sở
hữu nhà đất tránh được nguy cơ bị tịch biên.
Lãi suất điều hành của NHTW các nước cũng đã được điều chỉnh giảm liên tục
từ khi bắt đầu khủng hoảng đến nay, cụ thể như: Ngân hàng Nhân Dân Trung quốc,
Đài Loan, Hàn Quốc giảm 5 lần, Ngân hàng Trung ương Anh giảm lãi suất 4 lần, FED,
Ngân hàng Trung ương Châu Âu…
Đối với Chính phủ các nước: nhằm đối phó với khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế, Chính phủ nhiều nước đã ban hành các gói giải pháp để hỗ trợ thị trường
tài chính và kích thích tăng trưởng kinh tế. Cũng trong vòng 15 ngày đầu, các giải
pháp tình thế đã được tiến hành như quốc hữu hoá Công ty bảo hiểm AIG của Mỹ,
Ngân hàng Fortis của Bỉ, Ngân hàng Bradford& Bingley của Anh; chuyển giao ngân
hàng Washington Mutual Inc cho ngân hàng Jp Morgan Chase quản lý; cho phép
Goldman Sachs, Morgan Stanley chuyển mô hình hoạt động, thành lập ngân hàng con
để huy động vốn. Cơ quan chứng khoán Mỹ, Anh và một số nước phát triển đã ban
hành lệnh cấm hoạt động bán chứng khoán đối với hàng trăm loại cổ phiếu…
6
Tiếp theo cho đến 12/01/2009, Chính phủ một loạt các nước đã đưa ra các giải
pháp để hỗ trợ thị trường tài chính và kích thích tăng trưởng. Ngày 3/10, Quốc hội Mỹ
thông qua điều luật giải cứu thị trường trị giá 700 tỷ USD, trong đó 250 tỷ USD sử
dụng mua cổ phiếu của các ngân hàng lớn, 450 tỷ USD tiếp theo được sử dụng trong
những trường hợp cụ thể, tăng mức bảo hiểm tối đa một tài khoản tiền gửi 100.000
USD lên 250.000 USD, áp dụng giảm thuế cho dân chúng;
Ngày 25/11/2008, Cục Dự trữ liên bang Mỹ công bố sẽ sử dụng khoảng 800 tỷ
USD để cải thiện thị trường tín dụng cho những người mua nhà, người tiêu dùng và
các doanh nghiệp nhỏ. Chính phủ Mỹ cũng đã đề xuất các gói hỗ trợ cho các tập đoàn
công nghiệp ô tô vốn bị ảnh hưởng nặng từ cuộc khủng hoảng tài chính làm cho hạn
chế khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng và sự suy thoái kinh tế làm giảm nhu cầu

mua ô tô, hai hãng sản xuất ô tô hàng đầu của Mỹ là General Motors (GM) và Chrysler
vừa được Chính phủ nước này quyết định cấp một khoản vay trị giá 13,4 tỷ USD (lấy
từ gói hỗ trợ 700 tỷ USD) để duy trì hoạt động cho tới hết tháng 3/2009.
Chính phủ các nước Châu Âu có các kế hoạch tổng cộng khoảng 3.000 tỷ USD
để mua lại nợ xấu, cơ cấu lại tài sản của các ngân hàng, mua cổ phần ngân hàng, cho
các ngân hàng vay dài hạn để mua lại cổ phiếu của chính mình, điều chỉnh tăng tiền
bảo hiểm tiền gửi.
Ngày 12/12/2008, Chính phủ Nhật Bản đưa ra kế hoạch kích thích kinh tế bổ
sung trị giá 23.000 tỷ Yên (242 tỷ USD) để giải quyết khó khăn thị trường việc làm ;
ngày 29/12/2008, thông qua ngân sách kỷ lục 88.500 tỷ Yên (980 tỷ USD) dành cho
tài khoá năm 2009 (bắt đầu từ 4/2009). Hiện nay cả Chính phủ và Ngân hàng Trung
ương nước này cũng đang cân nhắc cho khoảng 10.000 tỷ Yên (110 tỷ USD) để hỗ trợ
các ngân hàng chống đỡ với các khoản nợ xấu và tài sản mất giá.
Chính phủ các nước G7-G20 đều tuyên bố sẽ sử dụng tất cả các biện pháp
nhằm ổn định thị trường tài chính- tiền tệ. Tính đến hết năm 2008, có ít nhất 35 nước
đã phải thực hiện cam kết thực hiện giải cứu kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, đảm bảo thanh khoản và cải cách hệ thống tài chính với qui mô hỗ trợ từ 0,1%GDP
(Thuỵ Sỹ) đến 34,6%GDP (Áo) thông qua Bộ Tài Chính và Ngân hàng Trung ương.
7
Tuy nhiên các nỗ lực này vẫn chưa đủ để có thể ngăn chặn được hoàn toàn những tác
động tiêu cực của cuộc khủng hoảng.
Các tổ chức khác như IMF, ADB, OPEC, cũng tiến hành tham gia vào hoạt
động ngăn chặn khủng hoảng, hạn chế tối đa những đổ vỡ. Sau khi một số nước đã
phải đề nghị sự giúp đỡ từ IMF như Pakistan, Iceland, Ukraina và Hungary, IMF tham
gia hỗ trợ cho các thành viên với số vốn khoảng 200 tỷ USD, đến nay đã có một số
nước như Pakistan, Iceland, Ukraina, Hungary được IMF hỗ trợ. Cụ thể : Hungary đã
được nhận 15,7 tỷ USD; Ukraina: 16,4 tỷ USD; Pakistan 7,6 tỷ USD; Latvia: 2,35 tỷ
USD; Belarus: 2,46 tỷ USD, Ice land: 2,1 tỷ USD. Ngày 12/1, IMF tuyên bố cần tới
khoản hỗ trợ khoảng 150 tỷ USD để hỗ trợ các nước nghèo và các thị trường mới nổi
thoát khỏi khủng hoảng. Theo nhận định của tổ chức này mới đưa ra thì số tiền cần

thiết để hồi sinh kinh tế thế giới phải là 4.000 tỷ USD, tương đương 7% GDP toàn cầu
và lớn gấp 7 lần con số hiện tại; ADB kêu gọi các nhà chính sách Châu Á hành động
để ngăn chặn việc thắt chặt hơn nữa các thị trường tín dụng, đảm bảo thanh khoản
trong và ngoài nước. Các nền kinh tế các nước Đông Á- Trung quốc và ASEAN cũng
đẩy mạnh hợp tác thúc đẩy thương mại chống khủng hoảng.
Do tình hình kinh tế thế giới suy giảm mạnh, giá dầu lửa tiếp tục có xu hướng
giảm mạnh từ mức 101USD/thùng ngày 12/9 xuống mức thấp nhất khoảng 30,28
USD/thùng vào ngày 23/12/2008, mặc dù các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC đã tuyên
bố cắt giảm sản lượng khai thác 2,46 triệu thùng/ngày áp dụng từ 1/2009. Đến ngày
12/1/2009 giá dầu lửa ở mức 40,01 USD/thùng.
Theo đánh giá của IMF, triển vọng kinh tế toàn cầu tiếp tục giảm trong thời
gian tới. Lòng tin kinh doanh và người tiêu dùng đều giảm mạnh. Kinh tế các nước
phát triển tiếp tục giảm mạnh trong năm tới. Kinh tế các nước mới nổi cũng giảm
nhưng vẫn đạt được 5% trong năm 2009. Kinh tế Mỹ và khu vực EURO giảm chủ yếu
do giá tài sản tài chính giảm và thắt chặt các điều kiện cho vay. Kinh tế Nhật giảm chủ
yếu là do giảm xuất khẩu ròng. Kinh tế Khu vực Đông Á chịu ảnh hưởng ít hơn do
được lợi từ việc giá hàng hoá giảm, đồng thời họ cũng đã bắt đầu thực hiện chính sách
kinh tế vĩ mô nới lỏng. Tuy nhiên vẫn phải có thời gian để những nỗ lực này phát huy
8
tác dụng, và IMF cũng dự đoán là kinh tế có thể chuyển sang giai đoạn phục hồi vào
cuối năm 2009 (xem Bảng 2.1).
Bảng 2.1 Dự Báo Tốc Độ Tăng Trưởng Kinh Tế Một Số Nước Trên Thế Giới của
IMF
2008 2009 2008 2009
Kinh tế thế giới 3.9 3 3.7 2.2
1. Các nước phát triển 1.5 0.5 1.4 -0.3
Mỹ 1.6 0.1 1.4 -0.7
Khu vực đồng EURO 1.3 0.2 1.2 -0.5
Đức 1.8 1.7 -0.8
Pháp 0.8 0.2 0.8 -0.5

Italia -0.1 -0.2 -0.2 -0.6
Tây Ban Nha 1.4 -0.2 1.4 -0.7
Nhật Bản 0.7 0.5 0.5 -0.2
Vương quốc Anh 1 -0.1 0.8 -1.3
Canada 0.7 1.2 0.6 0.3
2. Các nước phát triển khác 3.1 2.5 2.9 1.5
3. Các nước công nghiệp châu Á 4 3.2 3.9 2.1
4. Các nước mới nổi và đang phát triển 6.9 6.1 6.6 5.1
Các nước Châu phi 5.9 6.0 5.2 4.7
Trung và Đông Âu 4.5 3.4 4.2 2.5
Nga 7 5.5 6.8 3.5
Trung Quốc 9.7 9.3 9.7 8.5
Ấn Độ 7.9 6.9 7.8 6.3
5. ASEAN-5 5.5 4.9 5.4 4.2

Giá cả hàng hoá
Các nước phát triển 3.6 2 3.6 1.4
Các nước mới nổi và đang phát triển 9.4 7.8 9.2 7.1
Dự báo của Worldbank (WB): WB gần đây cũng dự báo kinh tế thế giới giảm,
thậm chí mức tăng trưởng còn thấp hơn dự báo của IMF. Dự báo kinh tế thế giới và tất
cả các nước đều có mức giảm hơn so với năm 2008 và mức giảm này vẫn tiếp tục
trong năm 2009 (xem Bảng 2.2).
Bảng 2.2 Dự Báo của WB
Dự báo
Trước đó
Dự báo ngày
9/12/2008
2008 2009 2008 2009
1. Kinh tế thế giới 1 2,5 0,9
Các nước có thu nhập cao 1,3 -0,1

9
OECD 1,2 -0,3
KV EURO 1,1 -0,6
Nhật 0,5 -0,1
Mỹ 1,4 -0,5
Các nước mới nổi và đang phát triển 4,6 6,3 4,5
Nga 6 6 3
Trung Quốc 9,4 7,5
Ấn Độ 6,3 5,8
East Asia and the Pacific 8,5 6,7
Europe and Central Asia 5,3 2,7
Latin America and the Caribbean 4,4 2,1
2. Thương mại toàn cầu 6,2 -2,1
Nguồn WB
Về thời điểm phục hồi kinh tế thế giới: Đa số các nhà kinh tế đều cho rằng nền
kinh tế thế giới chưa có dấu hiệu phục hồi trước năm 2010.
Tại Hội nghị cấp cao Diễn
đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 16 tại Lima (Peru), ngày
23-11, lãnh đạo các nước thành viên cho rằng trong 18 tháng tới (tức giữa năm 2010) thế
giới sẽ vượt qua được “cơn bão” tài chính đang đe dọa nhấn chìm thế giới vào suy thoái
kinh tế hiện nay.
Theo Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết toàn bộ kinh
tế thế giới sẽ tiếp tục suy thoái, năm 2009 sẽ là năm cực kỳ khó khăn và sẽ không có
dấu hiệu phục hồi trước đầu năm 2010. Những cảnh báo kể trên của IMF là có cơ sở
trong bối cảnh các nền kinh tế lớn trên thế giới đều đang lún sâu vào suy thoái, bất
chấp hàng nghìn tỷ USD đã được sử dụng để chống khủng hoảng tài chính và kích cầu
kinh tế. Kinh tế khu vực đồng Euro và Anh cũng đang ngày một lún sâu hơn vào suy
thoái. Tính đến tháng 12/2008, toàn bộ 15 nước thành viên khối khu vực đồng Euro
thông báo nền kinh tế của những nước này trong quý 3 đều trong tình trạng xấu nhất từ
trước đến nay. Đến nay, các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế tư nhân tại khu vực đồng

Euro đã tăng trưởng âm trong 7 tháng liên tục. GDP của khu vực này dự đoán sẽ tăng
trưởng âm 0,6% trong quý 4/2008. Nền kinh tế khu vực xấu đi đã gây sức ép buộc
Ngân hàng trung ương châu Âu phải xem xét khả năng tiếp tục cắt giảm mức lãi suất,
trong khi mức lãi suất hiện đã giảm xuống còn 2,5%. Trước nguy cơ kinh tế toàn cầu
suy thoái, WB cũng đã đưa ra cảnh báo tương tự như IMF và ADB. Trong những mối
đe dọa lớn nhất dự kiến có thể xảy ra trong năm tới, có cả việc các hệ thống tín dụng
không hiệu quả, nạn thất nghiệp gia tăng ở tất cả các nước và tình trạng khó khăn ngày
càng nghiêm trọng hơn đối với các nước nghèo nhất thế giới.
10
2.2. Diễn biến và nguyên nhân của khủng hoảng tài chính toàn cầu
Cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ, bùng nổ từ ngày 15/9 đã leo
thang và lan rộng, trở thành khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu. Cho đến
nay, Mỹ và châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề nhất; riêng Mỹ, IMF đã nâng mức dự báo
về những thiệt hại do cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ gây ra lên đến 1.400 tỷ USD.
IMF cũng cảnh báo sự suy giảm kinh tế thế giới trở nên trầm trọng hơn và hạ mức dự
báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2008 – 2009; một số nước khác có thị trường vốn
liên thông với Mỹ và châu Âu chịu ảnh hưởng trực tiếp; thị trường tài chính các nước
châu Á và Nam Mỹ cũng bị ảnh hưởng nhưng mức độ chưa lớn. Tính cho đến nay, có
14 ngân hàng, công ty bảo hiểm lớn ở Mỹ và châu Âu bị buộc phải phá sản, bị quốc
hữu hoá hoặc bị các ngân hàng khác mua lại: Ngân hàng Lehman Brothers phá sản;
các ngân hàng Bear Stearns, Merrill Lynch, Wachovia, Washington Mutual bị bán cho
các ngân hàng khác; công ty bảo hiểm AIG của Mỹ, các ngân hàng Northern Rocks,
Bradford&Bingley của Anh, ngân hàng Fortis, Dexia của Bỉ,… bị quốc hữu hoá hoặc
nhận các khoản hỗ trợ tài chính từ Chính phủ các nước. Một số tổ chức tài chính và
nhiều nhà kinh tế dự đoán Mỹ, EU, Nhật Bản sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề hơn
trong năm 2009.
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã được đánh giá là do các nguyên
nhân: (i) FED thực hiện chính sách tiền tệ “nới lỏng” trong nhiều năm trước đây, lãi
suất cho vay thấp đã thúc đẩy mở rộng cho vay mua bất động sản, đối với cả khách
hàng không đủ điều kiện vay vốn; (ii) Thị trường tài chính, tín dụng ở Mỹ và châu Âu

phát triển theo hướng tự do hoá nhưng thiếu lành mạnh; cho phép các hoạt động đầu tư
mang tính đầu cơ; mở cửa tự do cho mọi loại công cụ tài chính mới xuất hiện, nhưng
không có sự kiểm soát chặt chẽ; (iii) Lòng tin của các nhà đầu tư bị suy giảm đối với
khả năng thanh toán của các ngân hàng và sự suy giảm mạnh của kinh tế Mỹ, châu Âu
và thế giới đã kéo theo tình trạng bán tháo chứng khoán, hạn chế cho vay trên thị
trường, tác động lan truyền và càng làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng.
Các biện pháp can thiệp thị trường, giải cứu ngân hàng của Chính phủ,
Ngân hàng Trung ương (NHTW) các nước và các tổ chức tài chính quốc tế.
11
Chính phủ các nước G7 và G20 đều tuyên bố sẽ sử dụng tất cả các biện pháp
để ổn định thị trường tài chính - tiền tệ, bảo đảm thanh toán tiền gửi tiết kiệm của
người dân, tiến hành quốc hữu hoá các ngân hàng có nguy cơ phá sản, cung cấp vốn
vay không giới hạn bằng USD cho các ngân hàng. Bên cạnh đó, IMF tuyên bố sẵn
sàng hỗ trợ cho các thành viên trong trường hợp cần thiết, với nguồn vốn khoảng 200
tỷ USD.
Chính phủ Mỹ đã triển khai kế hoạch giải cứu thị trường trị giá 700 tỷ USD,
Chính phủ các nước EU tuyên bố đưa ra các kế hoạch tổng cộng khoảng 3.000 tỷ USD
và giải cứu thị trường bằng biện pháp mua lại nợ xấu, cơ cấu lại tài sản của các ngân
hàng. Hiện nay Chính phủ Mỹ cũng đang bàn biện pháp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô
trong nước để tránh bị phá sản với 14 tỷ USD.
FED thực hiện trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt
buộc cho các ngân hàng để tăng tiền dự trữ bắt buộc của các ngân hàng tại FED, có
nguồn cho vay các ngân hàng khác. FED cũng thực hiện bảo lãnh các ngân hàng vay
trên thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường tiền tệ trong điều kiện các ngân
hàng không thực hiện cho vay lẫn nhau do lo ngại rủi ro mất vốn.
NHTW nhiều nước bơm thêm các khoản tiền lớn nhằm tăng thanh khoản cho
thị trường: các NHTW đã đưa ra thị trường khoảng 2.200 tỷ USD, NHTW các nước
phát triển cũng tuyên bố sẽ cung ứng tiền không có giới hạn, phối hợp điều chỉnh giảm
lãi suất chủ đạo để tác động trực tiếp làm giảm lãi suất thị trường nhằm tháo gỡ khó
khăn cho nền kinh tế: FED giảm từ 2%/năm xuống 1,5%/năm.

Do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, trong đó
một số nước bị ảnh hưởng khá nặng nề. Trung Quốc đã dành hơn 1.000 tỷ USD để
kích thích nền kinh tế…, Liên minh châu Âu đang phải gồng mình chống lại những
ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính đang tác động tới khu vực
này và đã có rất nhiều cuộc họp cấp Bộ trưởng và Thượng đỉnh để tìm giải pháp cứu
nguy các nền kinh tế đang bị đe dọa. Tại cuộc họp thượng đỉnh liên minh châu Âu
(EU) tại Brusel (Bỉ) diễn ra trong 2 ngày 11 và 12/12/2008 các nước đã thoả thuận
bước đầu về kế hoạch thúc đẩy kinh tế trị giá 264,3 tỷ USD, tương đương 1,5% GDP
nhằm khôi phục nhanh chóng nền kinh tế, tăng trưởng và tạo việc làm.
12
2.2. Khái quát tình hình phát triển kinh tế từ năm 1986 đến năm 2009
Giai đoạn 1986 – 1990. Đây là giai đoạn đầu thời kỳ Đổi Mới với việc chủ yếu
là đổi mới cơ chế quản lý. Trong giai đoạn này nền kinh tế vẫn gặp phải nhiều khó
khăn nghiêm trọng, lạm phát vẫn tiếp tục gia tăng. Song đến năm 1990 nhờ áp dụng
chính sách đổi mới, tình hình kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển biến rõ rệt.
Năm 1988, Việt Nam đưa ra chế độ khoán nông nghiệp, giúp Việt Nam từ một nước
nhập khẩu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới vào năm
1990. Giá trị sản lượng công nghiệp tăng trung bình hàng năm 5,9%. Kinh tế đối ngoại
đã được cải thiện: năm 1986 xuất khẩu đạt 439 triệu rúp/USD và 384 triệu USD, đến
năm 1990 đạt 1919 triệu rúp/USD và 1170 triệu USD.
Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của nhà nước bước đầu hình thành. Một thành công lớn khác là siêu lạm phát
đã được kiểm soát tốt (năm 1986 lạm phát là 774,7%, thì năm 1987 là 223,1%, 1989 là
36% và 1990 là 67,1%). Nhìn chung, kết quả đạt được trong giai đoạn này là sản xuất
được phục hồi, kinh tế tăng trưởng, lạm phát bị đẩy lùi.
Giai đoạn 1991 – 1995. Giai đoạn này nền kinh tế vẫn bị bao vây, cấm vận,
trong khi các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô cũ rơi vào khủng hoảng
trầm trọng. Nền kinh tế xuất hiện nhiều thành phần, trong đó kinh tế ngoài quốc doanh
chiến 60% tổng sản phẩm trong nước.
Trong 5 năm (1991-1995), GDP bình quân tăng 8,2%/ năm, tốc độ tăng trưởng

qua các năm: 1991 (5,8%), 1992 (8,7%), 1993 (8,1%), 1994 (8,8%) và 1995 (9,5%).
Sản xuất trong nước đã có tích luỹ, đảm bảo trên 90% quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng
hàng năm. Tốc độ tăng bình quân giá trị sản lượng nông nghiệp là 5,8%, sản lượng
lương thực đã tăng từ 22 triệu tấn năm 1991 lên 27,5 triệu tấn năm 1995. Tốc độ tăng
trưởng của ngành công nghiệp trung bình 5 năm là 13,3%. Thương mại và dịch vụ
cũng phát triển đáng kể: năm 1995 giá trị của ngành dịch vụ đã tăng lên 80% so với
1990, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng bình quân trên 20%/năm. Lạm phát
tiếp tục được kiểm soát và hạn chế. Năm 1991 (67,5%), năm 1992 (17,5%), 1993
(5,2%), 1994 (14,4%), năm 1995 (12,7%).
Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực công
nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Nền kinh tế bắt đầu có
13
những tích lũy nội bộ: năm 1990 vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 15,8% GDP, năm 1995
tăng lên là 27,4% trong đó nguồn đầu tư trong nước chiếm 16,7% GDP.
Tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại. Ngày 28/07/1995, Việt Nam trở thành
thành viên chính thức của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Cũng trong
tháng 7/1995, Việt Nam bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Mỹ. Việt Nam cũng
đã nộp đơn xin gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC)
và Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Nền kinh tế hướng về xuất khẩu. Từ 1991 – 1995, kim ngạch xuất khẩu đạt 16,9
tỉ USD (vượt mức kế hoạch đặt ra là 12 – 15 tỉ USD), kim ngạch nhập khẩu đạt 22,1 tỉ
USD bằng 138,1% so với kế hoạch.
Tốc độ tăng bình quân của đầu tư trực tiếp đạt 50%/năm. Đến cuối 1995 tổng
số vốn đăng ký của các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam đạt trên
19 tỉ USD, trong đó có khoảng 1/3 tổng số vốn đã được thực hiện.
Giai đoạn từ 1996 – 2000. Bước đầu thực hiện mục tiêu đẩy nhanh tốc độ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong 2 năm 1996 – 1997, nền kinh tế phát triển tốt, GDP
bình quân đạt hơn 9%/ năm. Giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp tăng bình quân
4,8%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,8%. Lạm phát được kiểm soát: năm 1996 là
4,5% và năm 1997 là 4,3%. Tuy nhiên, từ giữa năm 1997, do tác động của cuộc khủng

hoảng tài chính tiền tệ Châu Á và ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, nền kinh tế Việt
Nam đã gặp nhiều khó khăn. Tốc độ tăng trưởng GDP liên tục suy giảm: năm 1996 đạt
9,34%; năm 1997 đạt 8,15%; 1998 chỉ còn 5,83% và năm 1999 chỉ đạt 4,8%.
Về lĩnh vực nông nghiệp, mặc dù có những khó khăn nhưng sản xuất nông
nghiệp vẫn có những thành tựu. Năm 1999, sản lượng lương thực quy ra thóc đạt 33,8
triệu tấn, tăng 5,5% so với năm 1998, xuất khẩu gạo đạt mức kỷ lục 4,5 triệu tấn, đứng
thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp duy trì mức trung
bình 12,6% (1996: 14,2%, 1997: 13,8%, 1998: 12,1%, 1999: 10,4%, 2000: 15,5%).
Bảng 2.3. Một Số Chỉ Tiêu Phát Triển Nông Nghiệp
Năm 1996 1997 1998 1999 2000
Tốc độ tăng sản lượng nông nghiệp
(%) 5.1 7.0 3.6 5.5 4.7
Sản lượng lương thực quy thóc
(triệu tấn) 29.11 30.62 31.85 33.8 35.7
14
Xuất khẩu gạo (triệu USD) 3.0 3.6 3.8 4.5 3.5
Nguồn: Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam và các nước, 2006, trang 361
Về quan hệ kinh tế đối ngoại: Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu năm 1996 là 33,2%,
năm 1997 là 26,6%, năm 1998 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ, tốc độ
tăng giá trị xuất khẩu chỉ đạt 1,9%, nhưng năm 1999 đã tăng lên đến 23,1%. Trong 5
năm (1996 – 2000), kim ngạch xuất khẩu đạt 5646 triệu USD/năm, riêng năm 2000 đạt
14 tỉ USD. Nhập siêu giảm từ 3,8 tỷ USD năm 1996 xuống còn 800 triệu USD năm
2000. Đến năm 2000, cả nước có hơn 3000 dự án đầu tư nước ngoài với hơn 700
doanh nghiệp thuộc 62 nước và vùng lãnh thổ với tổng số vốn đăng ký trên 36 tỷ USD,
trong đó vốn thực hiện khoảng 17 tỷ USD.
Bên cạnh đó cũng bộc lộ những dấu hiệu đáng lo ngại: Tốc độ tăng trưởng kinh
tế giảm dần, năm 1996: 9,3%, 1997: 8,2%, năm 1998: 5,8%, năm 1999: 4,8%, đến
năm 2000 tốc độ tăng trưởng có khá hơn (6,8%) nhưng vẫn chưa vững chắc. Đầu tư
nước ngoài và sức mua trong nước giảm mạnh làm cho đầu tư trong nước giảm.
Những năm này nước ta đối mặt với tình trạng thiểu phát và giảm phát (năm 1999 chỉ

số giá chỉ tăng 0,1%, trong đó lương thực giảm 7,8%). Đến năm 2000, chỉ số gía tiêu
dùng cả năm là -0,6%. Công cuộc đổi mới và hoàn thiện quan hệ sản xuất chưa tạo ra
động lực mạnh mẽ để phát huy hết năng lực của các thành phần kinh tế. Hiệu quả quản
lý kinh tế của nhà nước còn hạn chế, đặc biệt là hệ thống tài chính, ngân hàng.
Giai đoạn 2001 – 2005. Giai đoạn này Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức
trong và ngoài nước như: thiên tai vẫn xảy ra hàng năm, dịch SARS, dịch cúm gia cầm
tái phát từ năm 2003 đến nay, sự kiện khủng bố 11/9/2001 tại Mỹ, cuộc chiến tranh tại
Irắc, v.v. Tình hình thị trường và giá cả hàng hoá, dịch vụ diễn biến rất phức tạp như:
giá xăng dầu, phôi thép tăng đột biến, thị trường xuất khẩu thu hẹp nhất là hàng dệt
may, giày dép, nông sản, v.v. do các vụ kiện bán phá giá.
Mặc dù bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều thách thức như trên, tốc độ
tăng GDP vẫn tăng đều qua các năm (từ năm 2001 đến 2005, GDP tăng lần lượt là
6,9%, 7,08%, 7,34%, 7,7% và 8,43%). Lạm phát trong thời kỳ này được kiềm chế ở
một con số (2001(0,8%), 2002(4%), 2003(3%), 2004(9,5%), 2005(8,4%)). Cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông lâm thuỷ sản tuy nhiên chưa rõ
ràng. Quy mô giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2005 gấp 7,6 lần so với
15

×