Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Tốc độ phát triển công nghệ thông tin ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 34 trang )

Tốc độ phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam
Cho đến nay, Internet đã trở nên quen thuộc tại các thành phố lớn, thị trấn, thị xã ở
Việt Nam. Thậm chí tại một số vùng quê, nhiều gia đình nông dân đã biết sử dụng
Internet để lấy thông tin về khoa học nông nghiệp, giá cả nông sản phục vụ cho
công việc của mình.
Tự mở và điều hành doanh nghiệp riêng của mình
Với người cha trong bộ đội và người mẹ dạy học, anh Nguyễn Hòa Bình đáng lẽ sẽ có
nghề nghiệp trong khu vực nhà nước. Thế nhưng chàng trai 25 tuổi này, quê tại tỉnh
Hà Tây, phía bắc Hà Nội, lại tự lập cho mình công ty tin học PeaceShoft chuyên về
dịch vụ Internet. PeaceSoft là một công ty đặc biệt chuyên về thương vụ điện tử, nối
mạng Internet cho các thương nghiệp và các cơ sở hành chính, quản trị.
Việt Nam đã gia nhập Tổ chức WTO và hiện nay đang hấp dẫn các công ty lớn về
công nghệ như Intel và Microsoft đầu tư vào. Anh Nguyễn Hòa Bình nói: “Trong khi
phần lớn người dân muốn có một đời sống bảo đảm và ổn định trong các công ty lớn
thì ngày càng có nhiều người Việt Nam trẻ giống như tôi, muốn tự mở và điều hành
doanh nghiệp riêng của mình”. Anh Nguyễn Hòa Bình cho biết thêm: “Được sinh ra
sau chiến tranh và trong một đất nước Việt Nam mở cửa như hiện nay, chúng tôi say
mê với công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và sẵn sàng chấp nhận mọi rủi ro
để thiết lập công ty riêng của mình”. Việt Nam là một miền đất hứa và có rất nhiều cơ
hội để đầu tư với một tương lai rộng mở.
Hai phần ba của dân số 85 triệu người của Việt Nam là những người trẻ dưới 30 tuổi
và “họ rất am hiểu về Internet”, đó là phát biểu của Henry Nguyen, đồng quản lý liên
doanh IDG Việt Nam, một quỹ đầu tư đặc biệt trong lĩnh vực ICT được sự hỗ trợ của
Chính phủ Hoa Kỳ. Nhìn vào sự phát triển của Internet, người ta có thể dễ dàng nhận
ra sự phát triển mạnh mẽ của ngành Công nghệ Thông tin và Viễn thông Việt Nam.
Với tốc độ phát triển từ 35%/năm - 37%/năm liên tục trong nhiều năm, tỷ lệ người sử
dụng Internet Việt Nam đã vượt qua mức trung bình của thế giới là 16,9%.
Theo thống kê của Bộ Bưu chính Viễn thông, đến nay, cả nước đã có 4,3 triệu thuê
bao Internet quy đổi, đáp ứng nhu cầu của 15,5 triệu dân, đạt mật độ 18,64 người/100
dân, cao hơn bình quân khu vực ASEAN và thế giới; vượt xa Thái Lan (12,65%),
Trung Quốc (9,41%), Philippines (9,12%) Bên cạnh số lượng thuê bao, dung lượng


Internet hiện nay cũng đã tăng đáng kể. Việt Nam hiện đã có tổng số 3 cổng kết nối
Internet đi quốc tế, đi 10 quốc gia với băng thông là 7,2 Gigabytes.
Hiểu nhu cầu của các khách hàng địa phương
Anh Nguyễn Minh Hiếu, 26 tuổi ở Hà Nội nói: “Khu vực công nghệ thông tin (IT) ở
Việt Nam chỉ mới ở giai đoạn bắt đầu, do đó còn có rất nhiều cơ hội cho các công ty
nhỏ khởi nghiệp và phát triển”. Anh Nguyễn Minh Hiếu là con của một công chức,
sau hai năm học đại học tại Sydney, Úc, đã thành lập DreamViet, một dịch vụ bán
hàng trên mạng hồi tháng 4.2005.
Nguồn đầu tư mới này của các công ty nói trên sẽ được hỗ trợ thêm bởi các quỹ đầu
tư lý thú khác, hơn hẳn lối đầu tư truyền thống từ các ngân hàng mà đã tạo nên sự
căng thẳng từ hơn thập niên qua cùng với các khoản vay tệ hại. “Hầu như các bạn trẻ
không thể vay mượn ngân hàng vì họ phải mưu sinh lúc ban ngày và làm việc cho các
dự án của họ vào ban đêm” - đó là phát biểu của Henry Nguyen, người đã nhận được
từ 50 đến 60 yêu cầu về đầu tư hằng tháng.
Anh Nguyễn Hòa Bình cũng sở hữu trang web ChoDienTu.vn, bán hàng trên mạng đủ
các loại từ mỹ phẩm cho đến xe máy, cho biết: “Không có sự bảo đảm nào trong việc
trả tiền trên hệ thống mạng. “Do đó việc trả bằng tiền mặt được thực hiện khi giao
hàng, chuyển khoản qua máy ATM rút tiền tự động và mới đây nhất thì bằng cách
nhắn tin”. Liên doanh IDG Việt Nam đã có trong danh mục 10 công ty gồm cả
PeaceShoft, DreamViet và VinaGame, công ty sau này chỉ trong vài tháng đã trở thành
thị trường hàng đầu về trò chơi trên mạng.
Cho đến lúc này các nhà phiêu lưu mở dịch vụ Internet đầu tiên vẫn còn tồn tại. Tuy
nhiên khu vực này phải chịu đựng một vài áp lực từ hệ thống pháp lý đang dần hoàn
chỉnh. “Bạn phải luôn cần một giấy phép rồi lại một giấy phép khác” đó là phát biểu
của Phan Cong Thanh, một người Đức gốc Việt, 29 tuổi, giám đốc của công ty Mobile
Solution Services chuyên làm quảng cáo cho điện thoại di động, nhạc chuông và màn
hình tiết kiệm năng lượng. Anh Phan Cong Thanh nói: “Khuôn khổ pháp lý không bao
giờ cho biết là hợp pháp hay không hợp pháp, do đó các công ty khởi nghiệp cần phải
vượt qua khâu này”.
Các nhà phân tích cho biết trong một tương lai gần các công ty lớn như Google và

Yahoo! sẽ để mắt đến quốc gia này. Việc Tập đoàn Intel quyết định đầu tư 1 tỉ USD
vào Việt Nam xây dựng nhà máy lắp ráp và kiểm định (ATM) chip tại Khu Công nghệ
cao TP.HCM đã trở thành sự kiện công nghệ thông tin – truyền thông Việt Nam lớn
nhất trong năm 2006. Anh Phan Cong Thanh nói: “Lẽ dĩ nhiên là sẽ có nguy cơ các
công ty vừa và nhỏ sẽ bị nuốt mất. Tuy nhiên các công ty này lại có lợi thế là có một
ban điều hành trẻ trung và là những người đầu tiên có mặt tại thị trường này. Họ hiểu
nhu cầu của các khách hàng địa phương”.
Internet được sử dụng chính thức ở Việt Nam từ ngày 19.11.1997, hằng năm tốc độ
phát triển thuê bao và số người dùng đều có xu hướng tăng, gấp khoảng 1,5 lần so với
năm trước. Như vậy thị trường Internet Việt Nam có “tốc độ phát triển ấn tượng”
trong 10 năm qua sẽ là cơ hội rất lớn để trở thành “cơn lốc” Internet Việt Nam trong
giai đoạn 2007-2010. Ngoài việc có hạ tầng mạng viễn thông và có khả năng cung cấp
Internet trên điện thoại di động, Việt Nam còn 75% dân số trẻ, có trình độ học vấn cao
và quan trọng hơn họ luôn có một thái độ tích cực và thật sự mong ứng dụng công
nghệ thông tin vào trong cuộc sống. Đó là những điều kiện tốt cho Internet tiếp tục
phát triển tại Việt Nam.
Xu hướng phát triển của báo mạng điện tử Việt Nam
Thứ tư, 04 Tháng 8 2010 15:31
(Sóng Trẻ) - Xu hướng phát triển của báo mạng điện tử Việt Nam

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA
BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

Ths. Nguyễn Thị Trường Giang
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Báo mạng điện tử - kết quả của sự tích hợp giữa công nghệ, Internet và ưu thế của các loại hình báo chí truyền thống
đã tạo ra bước ngoặt, làm thay đổi cách truyền tin và tiếp nhận thông tin.

Báo mạng điện tử có sự tổng hợp của công nghệ đa phương tiện, nghĩa là không chỉ văn bản, hình ảnh

mà cả âm thanh, video và các chương trình tương tác khác. Không bị giới hạn bởi khuôn khổ, số trang,
không bị phụ thuộc vào khoảng cách địa lý nên báo mạng điện tử có khả năng truyền tải thông tin đi khắp
toàn cầu với số lượng không giới hạn. Thông tin từ khi thu nhận đến khi phát hành đều được diễn ra rất
nhanh chóng, với những thao tác hết sức đơn giản nên báo mạng điện tử có thể tức thời và phi định kỳ,
luôn sống 24h/ngày, 7ngày/tuần. Báo mạng điện tử chiếm ưu thế tuyệt đối trong việc thiết lập các diễn
đàn, các cuộc giao lưu, bàn tròn, phỏng vấn trực tuyến… nhằm tăng mối quan hệ giữa toà soạn với độc
giả, độc giả với nhau, tạo cơ hội cho độc giả có thể giao lưu, trao đổi với nhân vật mình quan tâm, yêu
thích. Báo mạng điện tử là một thư viện đúng nghĩa, người đọc không chỉ xem các tin, bài hiện tại, mà
còn đọc được những tin, bài trong quá khứ. Tuyệt vời hơn, nó còn cung cấp cho người đọc một công cụ
tìm kiếm thông tin khoa học và hiệu quả. Với những ưu thế không thể phủ nhận, báo mạng điện tử đang
trở thành kênh truyền thông được nhiều người lựa chọn.

Chỉ một tháng sau khi Việt Nam nối mạng Internet, tạp chí Quê hương (tạp chí của Uỷ ban về người Việt Nam ở
nước ngoài) đã trở thành tờ báo mạng điện tử đầu tiên mở đường cho một loại hình báo chí mới hình thành ở Việt
Nam. Ngay sau đó, hàng loạt các cơ quan báo chí đã tiến hành thử nghiệm và lần lượt xuất bản ấn phẩm của mình
trên Internet như báo Nhân dân, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam. Đến nay, hầu hết các cơ quan
báo chí lớn như Tiền Phong, Lao Động, Thanh niên, Tuổi trẻ, Thông tấn xã Việt Nam… đều đã có phiên bản điện tử.
Những tờ báo mạng điện tử độc lập của Việt Nam cũng lần lượt xuất hiện. Đầu tiên là tờ Tin nhanh Việt Nam
(vnexpress.net) ra mắt độc giả, tiếp đến là VietNamNet và VnMedia. Có thể nói, với gần 200 tờ báo mạng điện tử và
trang thông tin điện tử của các cơ quan báo chí hiện nay đang tạo ra bức tranh đa sắc màu, đa phong cách trong làng
báo mạng điện tử Việt Nam.

Tuy nhiên, sự phát triển đó trong tương lai sẽ như thế nào? Thật khó có câu trả lời hoàn hảo. Phân tích
theo quy luật vận động, đi lên tất yếu của công nghệ thông tin và Internet thì báo mạng điện tử Việt Nam
đang có điều kiện để bứt phá và phát triển mạnh mẽ nhờ “đi tắt đón đầu”. Theo đánh giá của Liên minh
viễn thông thế giới (ITU) thì Việt Nam nằm trong top các nước có tốc độ phát triển Internet nhanh nhất
thế giới. Nếu xét về số lượng người sử dụng Internet, chúng ta xếp thứ 17 trong số 20 nước có dân số
Internet đông nhất. Tính đến hết tháng 4/2010, số người sử dụng Internet là 23,923,304, đạt 27,89%, gấp
đôi mức bình quân trong khu vực Đông Nam Á (15,54%), vượt mức bình quân của thế giới. Chúng ta đã
vượt qua Thái Lan (17,99%), Trung Quốc (9,41%), Philippin (6,1%), Indonesia (31,19%), chỉ kém

Singgapore (72,94%), Malaysia (62,57%) và Brunei (55,64%).

Sự thay đổi của công nghệ sẽ dẫn đến sự thay đổi thói quen trong tiếp nhận thông tin của độc giả. Hiện
tại, ngoài màn hình máy vi tính, độc giả còn có thể tiếp nhận thông tin báo mạng điện tử bằng các thiết bị
điện tử khác, ví dụ như điện thoại di động. Theo số liệu của các mạng di động thì tổng thuê bao di động ở
Việt Nam hiện nay khoảng 120 triệu. Như vậy, xu hướng phục vụ nhu cầu thông tin của độc giả báo
mạng điện tử thông qua điện thoại di động là rất sáng sủa. Và trên thực tế đã có nhiều tờ báo mạng điện
tử đã cung cấp thông tin cho độc giả theo hướng này.

Theo khảo sát, hầu hết các tờ báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay đều chưa tận dụng và phát huy hết
các ưu thế của loại hình. Vì vậy, việc đầu tư để có sự phát triển đầy đủ và đồng bộ các ưu thế trên trong
tương lai có thể là sự quan tâm hàng đầu của nhiều toà soạn báo mạng điện tử.

Tính tức thời và phi định kỳ tiếp tục được các tờ báo mạng điện tử khai thác tối đa nhằm thoả mãn nhu
cầu cập nhật thông tin của công chúng. Điều này không chỉ những tờ báo mạng điện tử độc lập như
VnExpress, VietNamNet, VnMedia… mà các tờ báo mạng điện tử thuộc cơ quan báo in, đài phát thanh,
truyền hình cũng ngày càng quan tâm đến tốc độ cập nhật thông tin.



Một số tờ báo mạng điện tử ở Việt Nam
Các tờ báo mạng điện tử của Việt Nam sẽ chú ý nhiều hơn tới khả năng đa phương tiện. Đó không phải
là sự xuất hiện rời rạc mà phải là sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố văn bản, hình ảnh (động, tĩnh), âm
thanh, đồ hoạ… trong một sản phẩm báo chí. Gần như ngay lập tức cùng với những mẩu tin ngắn bằng
văn bản là những đoạn hình ảnh, âm thanh được truyền trực tiếp trên trang chủ của báo mạng điện tử sẽ
tạo ra sự hấp dẫn, sống động đặc biệt cho công chúng. Bên cạnh việc biên tập, sưu tầm, phát lại các
chương trình của nhiều kênh truyền hình, các trang web chia sẻ video thì các tờ báo mạng điện tử sẽ
đầu tư để tự sản xuất ra các sản phẩm đa phương tiện của riêng mình. Và khá nhiều trong số đó là
những chương trình tin tức, phóng sự mang tính chính trị, xã hội chứ không chỉ đơn thuần là những
thông tin giải trí (âm nhạc, phim truyện, hài hước )


Hiện nay, chất lượng về mặt kỹ thuật của các sản phẩm báo chí đa phương tiện trên báo mạng điện tử
Việt Nam cũng đã được nâng lên rất nhiều so với trước. Phần âm thanh được xem là khá ổn với tốc độ
nén thông dụng là 128 kb/s, hầu như không thấy tốc độ nén 32kb/s nữa. Nhìn chung tốc độ nén chuẩn
của các file âm thanh nên đạt từ 128 kb/s trở lên. Về phần video, độ phân giải cho file video thông
thường trên nhiều tờ báo mạng điện tử Việt Nam là 320x240 pixel, phần lớn có định dạng FLV hoặc MP4,
chất lượng hình ảnh khá tốt, đặc biệt file MP4 có độ nén tối thiểu là 2000 kb/s, nhưng dung lượng chỉ
khoảng gấp đôi file FLV đang được sử dụng ngày càng nhiều.

Các đặc điểm tương tác trên báo mạng điện tử sẽ được tập trung khai thác vừa nhằm giữ chân các độc
giả trung thành vừa kéo theo sự quan tâm của các độc giả mới. Các yếu tố như siêu liên kết, công cụ tìm
kiếm trong các trang báo, tờ báo sẽ được tăng thêm để tạo sự liên kết, di chuyển bên trong giữa các
khối tin tức và tăng khả năng tương tác của tờ báo. Các nhà báo sẽ coi việc trả lời thông điệp của độc
giả như là thói quen hàng ngày, độc giả cũng cảm thấy hào hứng hơn trong việc phản hồi và cung cấp
thông tin. Tờ báo lúc này không đơn thuần làm nhiệm vụ cung cấp thông tin mà còn tạo điều kiện giúp
độc giả chủ động trong việc tận hưởng thông tin, chú ý nhiều hơn đến việc kéo độc giả vào những hành
vi mang tính cộng tác, tham gia phản hồi và tái phản hồi thông tin một cách tích cực.

Hiện nay hầu hết các tờ báo mạng điện tử của Việt Nam đều là những tờ báo đưa thông tin tổng hợp, đề
cập đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong tương lai sự ra đời của các tờ báo chuyên ngành,
khai thác chuyên sâu một lĩnh vực, phục vụ cho một đối tượng bạn đọc ở một ngành nghề nhất định sẽ
có thể là hướng đi mới. Hiện tại báo in đã có rất nhiều những tờ báo dạng này nhưng thường là các tạp
chí hoặc các tờ báo xuất bản thưa kỳ. Thông tin chuyên sâu và được cập nhật hàng ngày đang còn là thị
trường bỏ ngỏ của báo mạng điện tử Việt Nam.

Trong thế giới thông tin của Internet, đôi khi bạn đọc bị lạc lối, sai đường. Vì vậy, sự định hướng và tính
chính xác của thông tin sẽ là những yếu tố níu giữ bạn đọc. Với lợi thế có một đội ngũ phóng viên, biên
tập viên chuyên nghiệp, được tích luỹ vốn sống và kinh nghiệm làm báo nhiều năm, vững vàng về chính
trị, linh hoạt trong xử lý các tình huống nhạy cảm, lại cộng thêm thương hiệu và uy tín lâu năm trong lòng
độc giả, những tờ báo mạng điện tử thuộc cơ quan báo in, đài phát thanh, đài truyền hình lớn đang dần

khẳng định vị thế của mình, có triển vọng trở thành những tờ báo mạng điển tử hàng đầu Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu muốn vươn ra thế giới và trở thành những tờ báo không chỉ của người Việt thì những tờ
báo mạng điện tử Việt Nam phải nhanh chóng tính đến phương án cho ra đời phiên bản bằng tiếng nước
ngoài như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức… Và chiều hướng này cũng đã và đang được các tờ báo tính
đến. Đi đầu là Nhân Dân điện tử, rồi đến Thanh niên…

Cũng còn nhiều dự đoán khác nhưng tất cả có trở thành hiện thực lại tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Đó là
sự cải thiện về kỹ thuật, cơ sở hạ tầng gồm đường truyền, hệ thống máy móc và công nghệ. Ở nước ta
điều này còn hạn chế. Một số nhà cung cấp đường truyền Internet đang chạy theo số lượng thuê bao
hơn là chất lượng. Vì vậy, việc truyền tải các chương trình “nặng” còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi bản
thân các tờ báo mạng điện tử, đặc biệt là nhiều tờ báo mạng điện tử thuộc cơ quan báo in lại không có
đủ kinh phí để mua công nghệ, trang trải cho hệ thống máy móc đắt tiền… Một yếu tố khác xuất phát từ
nhận thức của ban lãnh đạo nhiều tờ báo mạng điện tử. Họ chưa đánh giá hết sức ảnh hưởng và vai trò
quan trọng của báo mạng điện tử cũng như các tính năng ưu việt của nó nên chưa thực sự chú ý đầu tư
cả về con người lẫn vật chất./.

Viễn thông là một trong số ít những ngành vẫn giữ được đà tăng trưởng khi nền kinh tế suy
thoái. Trong khi điện thoại cố định đang phát triển cầm chừng, thậm chí phát triển âm tại một
số khu vực thì các dịch vụ di động và dữ liệu ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trong bối cảnh
như vậy, việc có đầu tư phát triển 3G với vốn đầu tư khá lớn hay không đang trở thành vấn đề
cho nhiều nhà mạng trên thế giới. Bài viết giới thiệu những nhận định về xu hướng phát triển
dịch vụ và công nghệ trong 5 năm tới, đây sẽ là kim chỉ nam có thể giúp ích cho các nhà mạng
trong việc hoạch định chiến lược phát triển của mình.

HSPA tiếp tục là công nghệ băng rộng di động chủ đạo

HSPA (công nghệ truy nhập gói tốc độ cao) gồm có hai giao thức băng rộng di động, gọi là
HSDPA (High-Speed Downlink Packet Access: Truy cập gói Đường xuống tốc độ cao) và
HSUPA (High-Speed Uplink Packet Access: Truy cập Gói Đường lên tốc độ cao), vận hành trên

các thiết bị 3G. HSDPA dùng trong các thiết bị cầm tay 3G hiện nay có thể tải (download) dữ
liệu với tốc độ 7Mbps, do các hãng như AT&T, Samsung và Vodafone phát triển.

Tính đến thời điểm nay các mạng HSPA đã đạt hơn 125 triệu thuê bao tại 107 quốc gia, trong khi
đó đối thủ của HSPA là WiMAX theo dự báo đến năm 2014 cũng mới chỉ đạt 75 triệu thuê bao.
Điều đó khẳng định HSPA sẽ tiếp tục là công nghệ băng rộng di động chủ đạo trong 5 năm tới.

Hình 1: Biểu đồ tăng trưởng HSPA khu vực châu Á – Thái Bình Dương giai đoạn 2008-2009
(Nguồn: Hiệp hội GSM)

Theo một công bố mới đây của Hiệp hội GSM, hiện có 245 nhà cung cấp đang sử dụng công
nghệ HSPA, và 65 nhà mạng khác đang trong giai đoạn thử nghiệm, hoặc đang được triển khai.
Trung bình một tháng có thêm khoảng bốn triệu kết nối dịch vụ và hơn 1.380 thiết bị đầu cuối
lựa chọn công nghệ này từ 134 nhà cung cấp khác nhau trên toàn thế giới.

Các hãng phân tích thị trường như Informa & Media, Pringle, Juniper Research cũng lần lượt
đưa ra những dự báo của mình về công nghệ HSPA.

Một nghiên cứu của Juniper Research đã khẳng định HSPA sẽ là công nghệ băng rộng di động
"chiếm lĩnh" thị trường này trong 5 năm tới và sẽ chiếm gần 70% tổng số thuê bao băng rộng di
động. Trong khi đó, một nghiên cứu khác của Informa Telecoms & Media dự đoán rằng HSDPA
sẽ chiếm 65% của các thuê bao băng rộng di động 3,5G trên khắp thế giới với 2,8 tỉ thuê bao vào
năm 2014 (Hình 2).

Hình 2: Dự báo sự phát triển thuê bao HSPA tới năm 2014 (Nguồn: Informa & Media)

Pringle cũng đưa ra nhận định rằng HSPA sẽ là công nghệ băng rộng di động chiếm lĩnh trong ít
nhất là 5 năm tới, sau đó nó có thể bị bắt kịp bởi các công nghệ 4G như LTE.

Bùng nổ lưu lượng dữ liệu


Theo dự báo của Telecom Informa, trong khi dữ liệu thoại tăng chậm, thuê bao cố định phát triển
chững lại thì thuê bao di động tiếp tục bùng nổ, kéo theo lưu lượng dữ liệu tăng với tốc độ chóng
mặt.

Lưu lượng dữ liệu qua mạng đến năm 2012 được dự báo là sẽ tăng gấp 25 lần so với cuối năm
2008 kéo theo doanh thu từ dữ liệu cũng tăng gấp 2 lần (Hình 3). Đồng thời sự tham gia thị
trường của các công nghệ mới như LTE sẽ tạo động lực cạnh tranh và làm cho giá cước trên 1
Mb dữ liệu giảm từ 0,6 Euro xuống chỉ còn 0,1 Euro vào năm 2012.

Hình 3: Lưu lượng dữ liệu được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh
(Nguồn: Telecom Informa & Pyramid)
Sự phát triển bùng nổ về dữ liệu kéo theo sự tăng trưởng ấn tượng về doanh thu của các nhà
mạng sẽ trở thành động lực chính thúc đẩy các nhà mạng này triển khai các công nghệ mới mà
điển hình là Femtocell. Femtocell có thể giúp các nhà khai thác di động giảm chi phí khai thác
(OPEX) cũng như tăng hiệu quả cho các chi phí đầu tư ban đầu trong các giải pháp phân phối tài
nguyên vô tuyến tại những nơi như hộ gia đình, văn phòng.
Thuê bao 3G sẽ chiếm gần 50% thị phần
Tính tới tháng 9/2009 theo số liệu thống kê của hiệp hội GSM có khoảng 571 triệu thuê bao 3G
(cả CDMA/EV-DO và UMTS/HSPA) trong tổng số 4,6 tỉ thuê bao di động trên toàn cầu, chiếm
khoảng 12%. Tuy nhiên theo dự báo của Informa thì trong giai đoạn từ 2009-2014, tốc độ phát
triển thuê bao 3G sẽ đạt trung bình trên 50% một năm và đến cuối năm 2014 sẽ đạt mốc 3,2 tỉ
thuê bao, chiếm khoảng 46% thị phần thuê bao di động trên toàn cầu (Hình 4). Đây được cho là
giai đoạn phát triển ấn tượng của các thuê bao 3G và là giai đoạn tiền đề để 3G chính thức chiếm
lĩnh thị trường di động từ năm 2015.

Hình 4: Dự báo sự phát triển của các thuê bao 3G toàn cầu theo các công nghệ giai đoạn 2009-
2014 (Nguồn: Infomar & 3gamericas)

Hình 5: Dự báo sự phát triển của các thuê bao di động toàn cầu đến năm 2014

(Nguồn: Informa & 3gamericas)
Tuy nhiên sự phát triển của thuê bao 3G chủ yếu chỉ tập trung ở công nghệ UMTS/HSPA với
khoảng 2,8 tỉ thuê bao, chiếm 84% số thuê bao 3G. Điều này được cho là khá dễ hiểu bởi vì số
lượng thuê bao 3G mới là không nhiều mà chủ yếu là chuyển từ thuê bao 2G lên 3G, trong khi
đó công nghệ GSM – công nghệ để phát triển lên 3G UMTS/HSPA hiện đang chiếm tới 80,11%
thị phần (Hình 5)

Hình 6: UMTS/HSPA vẫn là công nghệ chủ đạo trong họ 3G với 84% thị phần (Nguồn: Informa
& 3gamericas)

Hình 7: Công nghệ GSM đang chiếm 88,11% thị phần là tiền đề cho sự chiếm lĩnh thị trường 3G
của công nghệ UMTS/HSPA (Nguồn: Informa & media)
Kết luận
Sự phát triển bùng nổ của 3G trong giai đoạn này sẽ mở ra cơ hội phát triển cho các dịch vụ gia
tăng. Các kho ứng dụng trực tuyến, các ứng dụng qua qua di động như: thanh toán qua di động,
Mobile TV, các dịch vụ mạng xã hội trên di động… cũng sẽ phát triển mạnh. Và doanh thu từ
các ứng dụng và quảng cáo qua di động theo dự báo của hãng nghiên cứu thị trường Juniper
Research sẽ tăng từ mức 2 triệu USD vào năm 2010 lên 732 triệu USD vào năm 2014.
Cách làm đèn led hậu cho xe máy
kinddo - Sep 04, 2010 | Bình luận
Có 1 số người cho rằng bộ đèn sau của Jupiter MX xấu hơn Jupiter V…hay 1 lý do nào đó mà bạn không thích???
thì hôm nay mình xin trình bày 1 cách làm nó đẹp hơn và độc hơn , các bạn xem…
• Trước tiên cần 1 số dụng cụ sau:
• Đèn LED, điện trở 220 ôm, mạch đèn, dây điện(màu trắng và càng mảnh càng tốt)
• Bắt đầu: các bạn ướm thử 6 bóng LED vào mạch (theo hình tam giác), lấy đường vân và dùng kềm cắt theo, sao
cho mạch chứa vừa đủ 6 bóng thôi (có thể cắt theo cách nào mà bạn muốn )
mài cho nhẵn các cạnh cắt của mạch (để cho vừa vào khoản trống của gáo đèn và không làm xước lớp phản quang
của gáo đèn)
Thiết bị cắt và mài hơi bị pro , các bạn thông cảm
Tiếp đến là bắt đèn vào…nếu bạn nào không rành về điện thì cứ bắt vào như hình mình vẽ…

Và kết quả…
• Dùng silicon dán mạch vào gáo đèn, không nên dùng loại Silicon nóng…vì sẽ ảnh hưởng tới lớp phản quang của
gáo đèn
• Phần dây điện thì bạn khỏi lo sợ phải khoan hay đục gáo… vì phía đưới gáo có cái lổ nho nhỏ đủ để bạn đi dây ra
phía dưới yên… như hình
• Gắn dây vào chui cắm…theo ý nghĩ ban đầu là thây thế đèn Stop, nên tháo luôn dây đèn Stop ra luôn (dây màu
vàng)
• Sau khi hoàn tất…
Và………………………………………… …….
Chúc các bạn thành công!!!!!

• Bạn chưa có blog? Đăng ký!
• Đăng nhập

• Trợ giúp
• Yahoo! Việt Nam
• Mail
Tìm kiếm TÌM KIẾM WEB

• Trang chính
• Blog của tôi
o
o
o
o
o
o
o
o
o

o
• Viết blog
o
o
o
• Hình ảnh
o
o
• Kết nối
o
o
o
o
o

Yahoo! 360plus Blog Search
TÌM TRÊN 360PLUS
Blog Gam Màu
Blog Gam Màu
Vui vẽ nhé
Trả lời
Bài viết
Tìm bài viết:

Tự làm đèn xi nhan led cho chiếc xe yêu thương!!!
Đăng ngày: 21:37 20-05-2010
Thư mục: Chung
Lên Nhật tảo mua 50 led vàng siêu sáng cho đúng chuẩn xinhan giá 30K
Bảng mạch khoan sẵn 6K
Tìm

5k điện trở cho nguồn acquy 12V
Tháo ốp xinhan sau ra đo, cắt bảng mạch và mài dũa cho khớp và dán 1 lớp decal
inox lên cho phản xạ ánh sáng tốt
Mắc nối tiếp 2 dãy bóng led mỗi dãy 4 led với nhau, 1 bảng mạch gồm 8 led và mắc 1
điện trở vào cực dương của led.
led có 2 chân + - bạn cứ nối chân led + của led đầu vào chân - của led
tiếp theo và cứ thế tiếp tục, sau khi nối 4 con led nối tiếp nhau sẽ dư ra
1 chân + ở led đầu và 1 chân - ở led cuối, nối 2 chân này váo dây xinhan
là sáng, cẩn thận hơn thì mắc thêm 1 con trở vào cực + , như sơ đồ sau:
Có nhiều lỗ, tha hồ các bạn tạo hình cho led, ở đây mình chọn kiểu mũi tên hướng ra
ngoài, ướm thừ lên xe nào
Xinhan trước cũng làm tương tự nhé
lên xe nào
Bạn mua cục chớp xinhan điện tử thay thế cục chớp zin theo xe mới dùng xinhan led
dc nhé, mình chọn loại chớp 3 cái 1 lần ( cái này 1 lần ra Hà Nội chơi mình mua dc),
bật thử nào

×