Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Tài liệu ôn thi học kì 2 và tốt nghiệp môn văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.34 KB, 35 trang )


1



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH









ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP
MÔN NGỮ VĂN
Năm học 2012- 2013









Bắc Ninh, tháng 3 năm 2013

www.MATHVN.com
www.DeThiThuDaiHoc.com



2

PHẦN 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Bài 1: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ

A Lý thuyết:
I. Mở bài: Lời dẫn, giới thiệu vấn đề cần làm
II. Thân bài:
1. Giải thích tư tưởng, đạo lý cần bàn.
2. Phân tích, đánh giá, chứng minh, < Bàn luận >.
+ Mặt đúng của tư tưởng.
+ Bác bỏ biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề
< Dẫn chứng trong thực tế cuộc sống >
3. Rút ra bài học nhận thức và hành động.
III. Kết bài: Tóm tắt vấn đề chung cần bàn + ấn tượng của bản thân về vấn đề
đó.

B Thực hành:

Đề bài : Anh < chị > hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu “ Ôi,
sống đẹp là thế nào hỡi bạn! ” < Một khúc ca xuân >.

I. Mở bài:
* Ví dụ 2: Macxin Gor-ki đã từng nói “ Trong con người có hai khuynh hướng
phủ định lẫn nhau, đấu tranh lẫn nhau nhiều hơn và thường xuyên hơn cả:
Khuynh hướng sống cho tốt hơn và khuynh hướng sống cho sướng hơn”. Trăn
trở, suy nghĩ để tìm một lối sống đẹp từ khi còn là một thanh niên trong “ Một
khúc ca mùa xuân ” Tố Hữu đã tự hỏi “Ôi, sống đẹp là thế nào hỡi bạn! ”.

* Ví dụ 2:
- Có cho rằng cuộc đời con người ngắn ngủi, cần phải biết hưởng thụ, sống cho
riêng mình, liệu đó có phải là một lối sống đúng .
- Trong “ Một khúc ca mùa xuân ” nhà thơ Tố Hữu đã nêu lên vấn đề về lẽ sống
“ Ôi, sống đẹp là thế nào hỡi bạn! ” để mọi người cùng tự trả lời và chọn cho
mình một lối sống, một cách sống đẹp.
II. Thân bài:
1. Giải thích “ Sống đẹp ”là gì?
- Là sống có lý tưởng, sống có tâm hồn, tình cảm lành mạnh nhân hậu, có trí
tuệ, kiến thức ngày càng được nâng cao, có hanh có hành động tích cực, hướng
hiện sống có ích cho đất nước, cho gia đình, bản thân “Sống là cho đâu chỉ
nhận riêng mình ”
2. Bàn luận về lối sống đẹp
- Lí tưởng cá nhân gắn với lý tưởng cộng động, dân tộc. Hài hoà giữa riêng và
chung, giữa cá nhân và cộng đồng….
- Sống nhân ái, hoà hợp trong gia đình, ngoài xã hội quan tâm đến những mãnh
đời cơ nhỡ, bất hạnh, hoàn cảnh khó khăn, thiên tai, nạn nhân chiến tranh….có
quan niệm đúng đắn về tình yêu đôi lứa, hôn nhân, gia đình.
www.MATHVN.com
www.DeThiThuDaiHoc.com

3

- Học tập để nâng cao trình độ có trí thức, có hiểu biết thì con người mới làm
việc có hiệu quả, mới nhận biết các hiện tượng đúng sai, phải trái để xác định
hướng đi đúng đắn cho bản thân.
- Có những hành động thiết thực, có ích cho công động. Thanh niên, học sinh
tham gia chiến dịch “ Mùa hè xanh ”, tham gia giữ trật tự an toàn giao thông,
tuyên truyền phòng chống HIV….
2. Phê phán những quan niệm sai lầm dẫn đến một lối sống không đẹp

- Chủ nghĩa cá nhân, ích chỉ biết lợi ích cá nhân, gia đình mình.
- Lối sống vô cảm, vô trách nhiệm, bàng quan trước những biến động của xã
hội, trước nỗi đau của người khác.
- Sống thực dụng, không có lí tưởng, hoài bãoy1 chí, nghị lực vương lên, chỉ
thích hưởng thụ vật chất và những thú vui tầm thường .
< Chú ý mỗi luận điểm đưa ra cần có dẫn chứng minh hoạ, chọn những dẫn
chứng thật tiêu biểu >.
3. Bài học rút ra
Để có lối sống đẹp, mọi người nhất là, chúng ta cần:
- Sống có lí tưởng, ước mơ, hoài bão.
- Kiến thức ngày càng mở rộng, nâng cao.
- Có hành động tích cực, thiết thực cho xã hội, gia đình, bản thân.
III. Kết bài:
- Câu thơ, câu hỏi của Tố Hữu có tác dụng lớn với thanh niên hiện nay, gợi mở,
nhắc nhở mọi người luôn sống đẹp đừng chạy theo những cái tầm thường, phù
phiếm mà bơ đi những giá trị đích thực quý báu.
- Cảm nghĩ của bản thân.

Bài 2: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

A Lý thuyết:
I. Mở bài: Lời dẫn, giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận.
II. Thân bài:
1. Tóm lược, giải thích hiện tượng cần nghị luận < Nếu thấy cần thiết >.
2. Phân tích, lí giải, chỉ ra nguyên nhân.
- Mặt tích cực của hiện tượng đời sống đó < Dẫn chứng >.
- Mặt hạn chế < Dẫn chứng >.
3. Đề xuất bài học về cách sống, cách ứng sử nói chung và với bản thân nói
riêng.
III. Kết bài: Tóm lược chung vấn đề đã làm + ấn tượng của thân.

B Thực hành:

Đề bài: Thể hiện quan điểm của mình trước cuộc vận động “ Nói không với
những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
Gợi ý:
I. Mở bài:
- Đất nước muốn phát triển phải nâng cao chất lượng giáo dục .
www.MATHVN.com
www.DeThiThuDaiHoc.com

4

- Xác định được vai trò quan trọng của giáo dục. Bộ giáo dục đã mở ra cuộc
vân động vối quy mô lớn, lâu dài với chỉ thị “ Nói không với những tiêu cực
trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
II. Thân bài:
A. Nói không với tiêu cực trong thi cử
1. Những biểu hiện:
- Thi cử: là kiểm tra ở lớp, ở trường, các đợt thi tuyển Cao Đẳng, Đại
Học….Mức độ các kì thi khác nhau nhưng biểu hiện tiêu cực thì giống nhau.
* Về phía người đi thi:
+ Mang tài liệu vào phòng thi
+ Nhìn bài của bạn
+ Nhờ người thi hộ: mua chuộc giám khảo; người có chức quyền trong hội
đồng thi.
* Về phía trách nhiệm người tổ chức thi ( Người coi, chấm thi, các bộ tổ
chức…… )
+ Làm việc thiếu tinh thần, trách nhiệm.
+ Thấy tiêu cực mà không giám đấu tranh.
+ Vì quyền lợi của địa phương ( Nâng cao tỉ lệ đậu ảo so với thực tế )

+ Vì tiền, vì lợi ích cá nhân.
2. Nguyên nhân:
- Người thi: không đủ khả năng làm bài, lười biếng…….
- Người có trách nhiệm: thiếu trách nhiệm vì lợi ích cá nhân
3. Tác hại:
- Mất công bằng ( Người yếu, kém có thể đậu cao, người trung thực bị thiệt
thòi….)
- Mất lòng tin của xã hội.
- Đạo đức xuống cấp.
4. “ Nói không với tiêu cực ”:
- Người đi thi:
+ Các định mục đích xác định mục đích học tập đúng đắn.,
+ Có phương pháp học tập khoa học.
- Người có trách nhiệm:
+ Coi tiêu cực trong thi cử là tội ác.
+ Cán bộ coi thi phải là tấm gương để học sinh, thí sinh noi theo.
+ Có tinh thần trách nhiệm.
+ Khen ngợi, lên án đúng người, đúng nơi.
Bệnh thành tích trong giáo dục :
1. Bệnh thành tích và những biễu hiện của bệnh thành tích.
- Thành tích là kết quả của các cá nhân, tập thể, được xã hội công nhận.
- Trong thực tế, có những thành tích không phải do chính khả năng của mình.
Hiện tượng này khá phổ biến trong ngành giáo dục là bệnh thành tích ( gây tác
hại rất nghiêm trọng ).
- Biểu hiện ( Đa dạng, nhiều mức độ khác nhau ).
+ Phụ huynh chạy trường chuyên, chọn lớp cho con bằng tiền, quen biết hoặc
vị thế của mình.
www.MATHVN.com
www.DeThiThuDaiHoc.com


5

+ Các tổ chức giáo dục che giấu khuyết điểm, thổi phòng thành tích bằng
những con số báo cáo thật “ đẹp ”.
+ Học sinh coi tài liệu, quay cóp để được điểm cao…….
2. Nguyên nhân:
- Do tác động của ngoại cảnh.
- Do ý thức của cá nhân, tổ chức.
3. Tác hại:
- Ru ngủ mọi người bằng các số liệu, danh hiệu….
- Làm cho tiêu cực phát triển mạnh.
- Suy yếu nghành giáo dục, suy thoái đạo đức của con người.
4. Phương thuốc chữa trị:
- Trung thực trong giáo dục.
- Không đạt chỉ tiêu cao, phi thực tế.
- Đầu tư cho giáo dục một cách thoả đáng.
III. Kết bài :
- Tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích có liên quanj với nhau, và càng tiêu
cực, thiếu trung thực thì bệnh thành tích ngày càng cao.
- Bản thân em là học sinh cần phải “ nói không” với các hiện tượng trên.



PHẦN 2: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC.

CHƯƠNG TRÌNH KÌ I.
1. Bài: Khái quát văn học Việt Nam:
Câu 1. Văn học Việt Nam 1945 đến 1975 phát triển qua mấy chặng đường? Nêu
những thành tựu chủ yếu của từng chặng?
Gợi ý:

- Từ 1945 – 1954.
- 1955 - 1964
- 1966 – 1975.
Câu 2. Em hiểu gì về khái niệm “nhà văn – chiến sĩ”?
- Đây là một đặc trưng của văn học giai đoạn này.
- Vừa là nhà văn vừa là chiến sĩ.
Câu 3. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam 1945-1975?
Có 3 đặc điểm.
- Nền văn học hướng về đại chúng.
- Mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
- Văn học phục vụ cách mạng, cỗ vũ chiến đấu.
2. Tuyên ngôn độc lập ( Hồ Chí Minh)
Câu 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của Tuyên ngôn độc lập.
- Cách mạng tháng tám thắng lợi, chính quyền về tay nhân dân,.Ngày 26/8, chủ
tích HCM từ chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô HN. Tại căn nhà số 48, phố Hàng
Ngang, Bác soạn thảo Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba
www.MATHVN.com
www.DeThiThuDaiHoc.com

6

Đình, thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Người đọc
bản TNDL, khai sinh nước VNDCCH.
- Bối cảnh lịch sử.
Câu 2. Nêu giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật (văn học) của Tuyên ngôn độc lập.
- Giá trị lịch sử: Chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến; mở ra kỉ nguyên mới
cho dân tộc.
- Giá trị văn học: Lập luận chặt chẽ, sắc bén; dẫn chứng sát thực; xứng đáng là
một áng thiên cổ hùng văn.
Câu 3: Vì sao mở đầu bản tuên ngôn Bác lại trích dẫn tuyên ngôn của Mĩ, Pháp.

- Căn cứ pháp lí cho bản tuyên ngôn của Việt Nam.
- Đó là những bản tuyên ngôn tiến bộ được cả thế giới thừa nhận.
- Tranh thủ sự ủng hộ của mĩ và phe Đồng Minh.
- Buộc tội pháp đã làm ngược lại tinh thần tiến bộ của bản Tuyên ngôn Nhân
quyền và dân quyền.
Câu 3. Trình bày khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ái
Quốc – Hồ Chí Minh.
- Cuộc đời: ( Tiểu sử ).
- Sự nghiệp:
+ Truyện kí.
+ Thơ ca.
+ Văn chính luận.
Câu 4 . Trình bày quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh.
Có ba quan điểm:
- Văn chương là vũ khí phụng sự đắc lực cho cách mạng.
- Văn chương phải coi trọng tính chân thực và tính dân tộc.
- Khi viết văn người luôn xuất phát từ đối tượng và mục đích để lựa chon nội
dung và hình thức phu hợp.
Câu 5. Nêu những di sản văn học chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
- Văn chính luận:
- Truyện, kí:
- Thơ ca:
Câu 6. Trình bày phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
Phong cách đa dạng mà thống nhất
- Văn chính luận: Tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hóa; giàu tính luận chiến.
- Truyện và kí: Giọng điệu sắc sắc, thâm thúy, tinh tế.
- Thơ ca:
+ Thơ nghệ thuật: Có nhiểu bài cổ thi, uyên thâm, kết hợp giữa cổ điển và hiện
đại.
+ Thơ tuyên truyền: giản dị, dễ hiểu.

3. Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc:
Câu hỏi giáo khoa:
Câu 1. Trình bày cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Phạm Văn Đồng.
Câu 2. Phạm Văn Đồng đã ca ngợi “ngôi sao sáng” Nguyễn Đình Chiểu trên
những phương diện nào?.
Câu hỏi nghị luận (xã hội):
www.MATHVN.com
www.DeThiThuDaiHoc.com

7

Câu 1. Việc học tập, hiểu đúng và sâu sắc các tác phẩm văn học yêu nước của
cha ông có ý nghĩa như thế nào đối với thanh niên ngày nay, trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ tổ quốc?
4. Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS (Cô-phi-An-nan):
Câu hỏi giáo khoa:
Câu 1. Nêu tiểu sử của C. An-nan.
Câu hỏi nghị luận (xã hội):
Câu 1. Hãy nêu cảm nghĩ của em về ý kiến sau đây của cựu Tổng thư kí liên hiệp
quốc C. An-nan “Cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn”.
Câu 2. Hãy nêu cảm nghĩ của em về ý kiến sau đây của cựu Tổng thư kí liên hiệp
quốc C. An-nan “Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta
và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”.
5. Tây Tiến (Quang Dũng):
Câu hỏi giáo khoa:
Câu 1. Trình bày cuộc đời, sự nghiệp và phong cách sáng tác của nhà thơ Quang
Dũng.
QD ( 1921 – 1988 ) tên thật là Bùi Đình Diệm, người làng phượng trì, Hà
Đông ( Hà Nội ), sinh ra trong một gia đình là nông nghiệp kiêm tiểu thương.
Ong là một nghệ sĩ nhiều tài năng: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, sáng tác nhạc và

lĩnh vực nào cũng thành tựu đáng kể. Nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà
thơ, một hồn thơ tràn trề cảm hứng lãng mạn, phóng khoáng, hồn hậu. Năm
2001 ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
- Tác phẩm tiêu biểu: Mây đầu ô ( Thơ – 1986 ); Thơ văn Quang Dũng ( Tuyển
tập 1988 ).
Câu 2. Hãy nêu những hiểu biết của em về đoàn quân Tây Tiến và hoàn cảnh
sáng tác của bài thơ Thây Tiến của Quang Dũng Tây Tiến là tên gọi của một
đơn vị bộ đội được thành lập vào mùa xuân 1947 có nhiệm vụ phới hợp với bộ
đội Lào bảo vệ biên giới Viêt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng pháp ở Thượng
Lào và miền Tây Bắc bộ Việt Nam.
- Địa bàn hoạt động khá rộng: Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, miền tây Thanh
Hoá, Sầm Nưa…. Hầu hết các chiến sĩ là thanh niên Hà Nội, sông trong hoàn
cảnh thiếu thốn về vật chất, bệnh tật hoành hành nhưng họ vẫn chiến đấu dũng
cảm, lạc quan yêu đời.
- Đoàn văn Tây Tiến, sau một thời gian chiến đấu ở Lào trở về thành lập trung
đoàn 52, Quang Dũng làm đại đội trưởng ở đó, cuối năm 1948, ông chuyển đơn
vị khác, ít lâu sau ông viết bài thơ Tây Tiến ở phù lưu chanh ( một làng thuộc
tỉnh Hà Đông cũ ). Bài thơ lúc đầu có tên Nhớ Tây Tiến. Năm 1986, khi in trong
tập Mây đầu ô tác giả đổi lại Tây Tiến.
Câu hỏi nghị luận:
Câu 1. Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến.
Gợi ý: chủ yếu tập trung vào đoạn 3, để làm nổi bật tâm hồn lãng mạn và tính bi
hùng trong chân dung người lính).
Câu 2. Phân tích vẻ đẹp của thiên nhiên trong bài thơ Tây Tiến
Gợi ý: tập trung chủ yếu vào phân tích đoạn 1 và 2 để làm nổi bật vẻ hoang sơ
và mỹ lệ của núi rừng miền Tây Bắc).
www.MATHVN.com
www.DeThiThuDaiHoc.com

8


6. Việt Bắc (Tố Hữu):
Câu hỏi giáo khoa:
Câu 1. Trình bày khái quát tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu.
- Quê hương: xứ Huế, vùng đất đẹp nổi tiếng thơ mộng, giàu truyền thống văn
hóa, văn học ảnh hưởng đến hồn thơ Tố Hữu.
- Gia đình: Ông cụ thân sinh là nhà nho thích sưu tầm văn học dân gian và ham
thơ.
Mẹ là người thuộc nhiều ca dao tục ngữ. Phong cách và giọng điệu thơ của Tố
Hữu sau này chịu nhiều ảnh hưởng của thơ ca Huế.
- Bản thân: Tố Hữ là người sớm giác ngộ lý tưởng cộng sản, tham gia hoạt
động cách mạng sớm. Vừa làm cách mạng, vừa làm thơ. Sau Cách mạng tháng
Tám, ông giữ nhiều trọng trách ở nhiều cương vụ khác nhau nhưng vẫn tiếp tục
làm thơ. Năm 1966, ông được phong tặng giải thưởng hồ Chí Minh về văn học
nghệ thuật, Giải thưởng văn học ASEAN (1996).
Câu 2. Trình bày phong cách sáng tác của nhà thơ Tố Hữu.
a. Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị:
b. Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn:
c. Thơ Tố Hữu có giọng điệu tâm tình ngọt ngào, là tiếng nói của tình thương
mến:
Câu 3. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Việt Bắc.
Tháng 10 – 1954, Trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về
Hà Nội, xúc động trước sự kiện chính trị và cuộc chia tay quyến luyến do nhà
thơ Tố Hữu đã viết bài Việt Bắc.
Câu 4: Cách sử dụng đại tư “mình”. “ta” trong bài thơ Việt Bắc.
- Mình có khi chỉ người cán bộ về xuôi, ta chỉ nhân dân Việt Bắc.
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năn ấy thiết tha mặn nồng.
- Nhưng cũng có khi ta lại chỉ người đi, mình lại chỉ người ở.
Ta đi ta nhớ những ngày

Mình dấy ta đó đắng cay ngọt bùi.
- trong trường hợp khác sự, vận dụng hình thức biểu đạt của ca dao còn linh
hoạt hơn.
Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu.
Có thể nói việc thay đổi liên tục ý nghĩa biểu đạtcủa hai từ ta và mình là
một sự sáng tạo độc đáo của nhà thơ. Hai từ này có khi hình thành một cuộc đối
đáp thực sự giữa kẻ đi và người ở, có khi chỉ là sự phân thân tự vấn của người
đi để đáp lại ân tình sâu nặng của kẻ ở. Sự giao thoa đó, vốn dĩ đã tạo nên một
cảnh tiễn biệt dùng dằng thương nhớ. Sau nữa nó góp phần làm cho cả bài thơ
dài không bị nhàm chán.
Câu hỏi nghị luận:
Câu 1. Phân tích tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
www.MATHVN.com
www.DeThiThuDaiHoc.com

9

Câu 2. Cảm nhận của em về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong
đoạn thơ sau:
“Ta về, mình có nhớ ta

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung »
Câu 3. Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu :
« Những đường Việt Bắc của ta

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng »
. Giới thiệu bài thơ Việt bắc của Tố Hữu

2. Khái quát về hoàn cảnh ra đời của bài thơ và vị trí đoạn thơ (nằm trong
chuỗi hồi ức của nhà thơ về thiên nhiên và con người Việt Bắc)
3. Phân tích theo yêu cầu của đề bài
a. Cảm hứng chính của đoạn thơ:
“Ta về mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người’’
- Câu trên là hỏi người, câu dưới là giãi bày nỗi lòng mình (Thực ra là nhân vật
trữ tình tự phân thân để bộc bạch nỗi niềm).
- Láy “ta về”  nhân mạnh sự chia tay, sự thật nỗi nhớ đang đong đầy người
đi.
- Cảnh vật và con người Việt bắc đáng yêu, đáng nhớ; nỗi nhớ được xác định rõ
ràng “những hoa cùng người”  con người gắn với thiên nhiên.
b. Thiên nhiên Việt Bắc:
Thiên nhiên bốn mùa hiện lên đẹp đẽ, tươi sáng, thơ mộng đầy sức sống đến
lạ thường, mỗi mùa mang một sắc thái, một vẻ đẹp riêng.
+ Mùa đông: Bông hoa chuối đỏ tươi như thắp lên cái ấm nóng của sự sống.
+ Mùa xuân: Vẻ đẹp tinh khiết, trong trẻo của sắc trắng hoa mơ bạt ngàn.
+ Mùa hẹ: Tiếng ve ngân rộn rã như thức dậy cả một màu vàng của rừng phách.
Chữ “đổ” chúng tỏ sự mau lẹ của biến đổi sắc màu hết sức kì diệu.
+ Mùa thu: Đêm trăng thu lung linh, huyền ảo gợi không khí thanh bình của
cuộc sống.
 Cảnh nào cũng đẹp, mùa nào cũng đáng yêu tạo nên một bức tranh thơ kì
thú, độc đáo.
c. Con người Việt Bắc:
- Câu thơ mở đầu khái quát “Những hoa cùng người”. Tố Hữu đã nói: Không
phải cảnh vật nở hoa mà còn để tôn lên, làm nổi bật lên con người.
- Trong đó con người xuất hiện trong khung cảnh lao động, hòa hợp chan hòa
với thiên nhiên:
+ Người đi rừng phát rẫy có ánh dao gài thắt lưng.
+ Cô em gái hái măng một mình mà không cô đơn giữa rừng.

+ Và tiếng hát ân tình thủy chung cho thấy trong nỗi nhớ tình người đã thấm
vào cảnh vật.
 Cảnh làm nền cho người, người làm cho cảnh thêm hữu hình, thơ mộng. Con
người bình dị, hiền hòa, chịu thương chịu khó, âm thầm hi sinh cho cách
mạng,…
www.MATHVN.com
www.DeThiThuDaiHoc.com

10

 Thiên nhiên tươi đẹp trong sự gắn bó với con người, tạo nên sức ngân nga,
sâu lắng trong cảm xúc của đoạn thơ.
- Nghệ thuật:
+ Đoạn thơ có sự chọn lọc tinh tế từ ngữ, hình ảnh, âm thanh sắc màu làm bật
lên nét riêng của thiên nhiên Việt Bắc.
+ Cấu trúc đoạn thơ có sự cấn đối, hìa hòa, hoàn chỉnh làm nên vẻ đẹp cổ điển,
tạo ấn tượng và cảm xúc thẩm mĩ sâu đậm.
+ Sử dụng thành công thể thơ lục bát, cách sử dụng đại từ “mình” – “ta”.
4. Nhận xét, đánh giá chung
“Những câu thơ của Tố Hữu viết về thiên nhiên trong Việt Bắc có thể so sánh
với bất kỳ đoạn miêu tả thiên nhiên trong văn học cổ điển”. (Hoài Thanh).
- Thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ hiện lên sinh động và gần
gũi, đó là những ấn tượng đẹp đẽ nhất về mảnh đất Việt Bắc – “Thủ đô gió
ngàn của cách mạng Việt Nam”.
- Thiên nhiên và con người Việt Bắc là linh hồn của bài thơ “Việt Bắc” tạo cho
bài thơ những cảm xúc thiết tha, gợi đến những tình cảm gắn bó mặn nồng giữa
những người cách mạng với mảnh đất Việt Bắc ân tình.
7. Đất Nước (Trích trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm)
Câu hỏi giáo khoa:
Câu 1. Trình bày cuộc đời ,sự nghiệp và phong cách sáng tác của Nguyễn

Khoa Điềm NKĐ sinh 15-4-1943, Thừa Thiên Huế. Tốt nghiệp ĐHSP Hà Nội
1946, ông về miền Nam tham gia cuộc chiến đấu chống Mỹ, từ chiến khu Trị –
Thiên hoạt động vào thành nội Huế, từng bị địch bất giam. Tổng tấn công Mậu
Thân1986 được giải thoát và lên chiến khu.
- Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ thời trống Mỹ.
Thơ ông giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, lắng đọng màu sắc chính luận thể
hiện tâm tư của con người trí thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của
nhân dân.
- Năm 2000, ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Câu 2. Trình bày hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của đoạn trích Đất Nước.
- Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị –
Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974,. Bản trường ca viết về sự thức tĩnh của
tuổi trẻ các thành thị vùng tạm chiến miền Nam, nhận rõ bộ mặt xâm lược của
đế quốc Mỹ, hướng về nhân dân, ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình, đứng
dậy xuống dường hoà nhịp với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc.
- Đất nước là phần đầu chương V của trường ca Mặt đường khát vọng.
Câu 3. Trong đoạn trích Đất Nước, tác giả đã cảm nhận về đất nước trên những
phương diện nào ? Nêu dẫn chứng cụ thể.
Cảm nhận về ĐN trên ba phương diện.
- Phương diện văn hóa, phong tục, tập quán.
- Phương diện địa lí.
- Phương diện lịch sử.
Câu hỏi nghị luận :
Câu 1. Tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” đã được thể hiện như thế nào trong
đoạn thơ Đất nước ( trích Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm.
www.MATHVN.com
www.DeThiThuDaiHoc.com

11


1. ĐN trong đoạn thơ là sự chung đúc, tập hợp của tắt cả những gì mà bất cứ
con người Việt Nam nào cũng thấy, cũng thân thiết, yêu mến. Những hình ảnh,
địa danh, các hiện tượng, lối sống , phong tục… đều rất gần gũi với tắt cả mọi
người Việt Nam ( Nêu lên các đoạn thơ chi tiết trong đoạn thơ để làm sáng rõ ).
2. Đất Nước ở đây là Đất Nước của những con người lao động bình thường, vô
danh, bình dị.
3. Đất Nước ở đây là đất nước của muôn đời. Đất Nước của sự gắn bó và thống
nhất các yếu tố lịch sử, địa lí, văn hoá, phong tục; sự gắn bó giữa cái riêng và
cái chung, giữa cá nhân và dân tộc, giữa thế hệ này với thế hệ khác….
Câu 2. Phân tích đoạn thơ sau, trong đoạn trích Đất Nước ( trích Mặt đường
khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm .
« Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi

Đất nước có từ ngày đó ».
8. Sóng (Xuân Quỳnh) :
Câu hỏi giáo khoa:
Câu 1. Trình bày cuộc đời, sự nghiệp và phong cách sáng tác của Xuân Quỳnh.
- Xuân Quỳnh (1942 – 1988) quê ở Hà Tây, lớn lên ở Hà Nội. Năm 1955 làm
diễn viên múa trong đoàn văn công quân đội. Từ 1963 chị làm báo, ủy viên
BCh hội nhà văn khóa III. Chị làm thơ khi còn là diễn viên.
- Xuân Quỳnh là nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ.
Thơ Xuân Quỳnh thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, đằm thắm,
luôn lo âu, da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.
- Năm 2001, Xuân Quỳnh được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ
thuật.
- Tác phẩm chính: Hoc Dọc Chiến Hào (1968), Gió Lào Cát Trắng (1974), Lời
Ru Trên Mặt Đất (1978), Tự Hát (1984), Sân Ga Chiều Em Đi (1984), Hoa Cỏ
May (1989).
Câu 2. Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của bài thơ Sóng.
Sáng tác 29/12/1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền, là một

trong những bài thơ tình hay nhất của Xuân Quỳnh và cũng là bài thơ được
đánh giá cao của thơ ca hiện đại. Hình tượng “sóng” diễn tả những tâm trạng
phức tạp, mạnh mẽ, thiết tha của một trái tim phụ nữ khao khát tình yêu. Bài
thơ in trong tập Hoa Dọc Chiến Hào (1968).
Câu hỏi nghị luận :
Câu 1. Hảy phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh.
Câu 2. Hãy phân tích những cung bậc khác nhau của tình yêu người phụ nữ trong
bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Câu 3. Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.
9. Đàn ghi-ta của Lor-ca (Thanh Thảo) :
Câu hỏi giáo khoa :
Câu 1. Trình bày cuộc đời, phong cách và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Thanh
Thảo.
www.MATHVN.com
www.DeThiThuDaiHoc.com

12

- Thanh Thảo sinh 1946, quê ở Mộ Đức, Quảng Ngãi. Ông được công chúng
biết đến bởi những bài thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến
tranh và thời hậu chiến.
- Thơ ông là tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã
hội và thời đại. Ông muốn cuộc sống phải được cảm nhận và thể hiện ở bề sâu,
luôn khước từ lối diễn đạt dễ hiểu.
- Ông là một trong những cây bút nỗ lực cách tân thơ Việt Nam, với xu hướng
đào sâu vào cái nội cảm, tìm kiếm những cách biểu đạt mới qua hình thức của
thơ tự do, xóa bỏ mọi ràng buộc khuôn sáo bằng nhịp điệu bất thường, phóng
khoáng đem đến cho người đọc những hình ảnh và ngôn từ mới mẻ.
- Tác phẩm tiêu biểu: Những Người Đi Tới Biển (1977), Dấu Chân Qua Trang
Cỏ (1978), Khối Vuống Ru – Bích (1985), Từ Một Đến Một Trăm (1988),…

- Ông được tặng Giải Thường Nhà Nước về văn học nghệ thuật năm 2001.
Câu 2. Trình bày cuộc đời, sự nghiệp của Lor-ca và tình hình chính trị Tây Ban
Nha những năm giữa hai cuộc thế chiến.
Câu 3. Chia bố cục bài thơ và nêu nội dung chính của từng phần.
Câu 4. Trình bày những nét cơ bản về quan đểm thẩm mỹ và phương pháp sáng
tác của chủ nghĩa tượng trưng và chủ nghĩa siêu thực.
Câu 5. Em hiểu như thế nào về câu thơ của Lor-ca « Khi tôi chết hãy chôn tôi với
cây đàn »
Câu hỏi nghị luận :
Câu 1. Nêu cảm nhận của em về bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca (Thanh Thảo).
10. Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân) :
Câu hỏi giáo khoa :
Câu 1. Trình bày cuộc đời, phong cách và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân.
- Nguyễn Tuân (1910 - 1987), sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã
tàn. Con người tài hoa uyên bác, suốt đời đi tìm cái đẹp.
- Sau Cách mạng Tháng 8, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng, trở
thành cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. Nguyễn Tuân sáng tác ở nhiều thể
loại, đặc biệt thành công ở thể loại tùy bút với phong cách tài hoa, độc đáo.
- Tác phẩm chính: Vang bóng một thời (1940), Người lái đò sông Đà (1960)…
Câu 2. Nêu hoàn cảnh sáng tác của Tập tùy bút Sông Đà.
Người lái đò Sông Đà là kết quả sau nhiều lần nhà văn đến Tây Bắc, đặc biệt là
chuyến đi năm 1958; thực tiễn xây dựng cuộc sống mới vùng cao đem đến cảm
hứng sáng tạo tập tùy bút Sông Đà (1960). Người lái đò Sông Đà là một trong 15
bài tùy bút của Nguyễn Tuân được in trong tập này.
Câu 3. Hãy chia bố cục đoạn trích Người lái đò Sông Đà và nêu nội dung chính
của từng phần.
Câu hỏi nghị luận :
Câu 1. « Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là uyên bác và tài hoa ». Hãy
phân tích đoạn trích Người lái đò Sông Đà để chứng minh nhận định trên.
Câu 2. Phân tích hình tượng sông Đà trong đoạn trích Người lái đò Sông Đà của

Nguyễn Tuân.
- Con sông thơ mộng, trữ tình.
www.MATHVN.com
www.DeThiThuDaiHoc.com

13

- Con sông hung bạo.
- Nghệ thuật.
Câu 3. Phân tích hình tượng người lái đò trong đoạn trích Người lái đò Sông Đà
cùa Nguyễn Tuân.
- Ngoại hình.
- Hoàn cảnh.
- Phẩm chất, tính cách.
+ Dũng cảm, kiên cường.
+ Mưu trí, dũng cảm.
+ Là người có kinh nghiệm sông nước.
+ Khiêm tốn, bình dị.
11. Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường) :
Câu hỏi giáo khoa :
Câu 1. Trình bày cuộc đời, phong cách và sự nghiệp sáng tác của Hoàng Phủ
Ngọc Tường.
- Hoàng Phủ Ngọc Tường (1937), là một trí thức yêu nước, nhà văn gắn bó mật
thiết với xứ Huế, có vốn hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, chuyên viết về bút kí, là
“một trong những nhà văn viết kí hay nhất của văn học ta hiện nay” (Nguyên
Ngọc); sáng tác luôn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình,
nghị luận và tư duy đa chiều với một lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm,
tài hoa.
- Tác phẩm chính: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971), Ai đã đặt tên cho
dòng sông (1986), Hoa trái quanh tôi (1995)…

Câu 2. Trình bày xuất xứ của bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông
Ai đã đặt tên cho dòng sông viết tại Huế năm 1981, in trong tập sách cùng
tên. Tác phẩm gồm ba phần, đoạn trích là phần thứ nhất.
Câu 3. Ý nghĩa nhan đề.
- Tiêu đề lưu ý người đọc về cái tên đẹp của dòng sông, cái tên gợi bao cảm xúc,
nỗi niềm xưa cũ. Cái tên đẹp đó được tác giả lí giải bằng một bài tùy bút.
- Gợi lên niềm biết ơn đối với những người đã khai phá miền đất lạ; làm đọng lại
một niềm bâng khuâng trong tâm hồn người đọc.
Câu hỏi nghị luận :
Phân tích hình tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông
của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Vẻ đẹp sông Hương được phát hiện ở cảnh sắc thiên nhiên:
- Sông Hương đầu nguồn được nhân hóa mang sức sống mãnh liệt, hoang
dại, nhưng cũng rất đỗi dịu dàng, say đắm. Đó là vẻ đẹp rầm rộ, mãnh liệt của
một bản trường ca của rừng già khi nó đi qua giữa lòng Trường Sơn để sống nửa
đời mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại; vẻ đẹp dịu dàng và
say đắm khi nó chảy giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên
rừng.
www.MATHVN.com
www.DeThiThuDaiHoc.com

14

- Đến ngoại vi thành phố Huế: SH như “người gái đẹp nằm ngủ mơ
màng…” được người tình mong đợi đến dánh thức.Thủy trình của con sông như
cuộc tìm kiếm có ý thức người tình nhân đích thực của người con gái đẹp …
-Đến giữa thành phố Huế: SH như tìm được chính mình” vui hẳn lên…”Nó
có những nét tinh tế đẹp như điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế…
-Trước khi từ biệt Huế: SH giống như “người tình dịu dàng và chung
thủy”Con sông giống “như nàng Kiều trong đêm tình tự”, trở lại tìm Kim

Trọng” …
Nhà văn khai thác vẻ đẹp thiên nhiên của sông Hương bằng những rung
cảm tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm, tài hoa.
Vẻ đẹp nhìn từ góc độ văn hóa:
- Tác giả gắn sông Hương với âm nhạc cổ điển Huế. Có một dòng thi ca về
sông Hương, một dòng sông không lặp lại mình “dòng sông trắng, lá cây xanh”
(thơ Tản Đà), vẻ đẹp hùng tráng “kiếm dựng trời xanh” trong thơ Cao Bá Quát,
là nỗi quan hoài vạn cổ trong thơ Bà huyện Thanh Quan, là sức mạnh phục sinh
tâm hồn trong thơ Tố Hữu.
Vẻ đẹp nhìn từ góc độ lịch sử
Từng là dòng sông bảo vệ biên thùy Tổ quốc Đại Việt, từng soi bóng kinh
thành Phú Xuân của Nguyễn Huệ, từng chứng kiến bao cuộc khởi nghĩa, những
chiến công rung chuyển rồi đến cách mạng T8-1945, chiến dịch Mậu Thân1968.
Vẻ đẹp trong trí tưởng tượng sáng tạo tài hoa của tác giả
Sông Hương như một cô gái Huế tài hoa, dịu dàng, sâu sắc, đa tình, kín đáo,
lẳng lơ nhưng rất mực chung tình, khéo trang sức mà không lòe loẹt phô phang,
giống như những cô dâu ngày xưa trong sắc áo điều lục đấy cũng chính là màu
của sương khói trên sông Hương, giống như tấm voan huyền ảo của tự nhiên, sau
đó ẩn dấu khuôn mặt thật của chính dòng sông. Lối so sánh độc đáo kết hợp biện
pháp nhân hóa, ẩn dụ làm cho câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc.




B CHƯƠNG TRÌNH KÌ II
1 Vợ chồng A-Phủ (Tô Hoài):
Câu hỏi giáo khoa :
Câu 1. Trình bày cuộc đời, phong cách và sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài.
- Tô Hoài là nhà văn viết nhiều tác phẩm trước Cách mạng tháng tám, nhất là
truyện đồng thoại vế các loại vật, tiêu biểu là Dế Mèn phiêu lưu kí (1941).

- Sau cách mạng 1945, Tô Hoài tham gia nhiều công tác khác nhau nhưng chủ
yếu vẫn hoạt động văn hóa nghệ thuật. Ông viết tác phẩm, nhiều đề tài, nhiều thể
loại khác nhau: tiểu thuyết, truyện ngắn, bút kí, kịch…
- Tác phẩm của ông mang lại cho người đọc nhiều hiểu biết về đời sống, phong
tục tập quán, nhất là miền núi. Văn phong dí dỏm lối kể sinh động, hấp dẫn. Ông
www.MATHVN.com
www.DeThiThuDaiHoc.com

15

có tài quan sát và miêu tả, vốn ngôn ngữ phong phú, giàu chất tạo hình với những
trang miêu tả, thiên nhiên đặc sắc, đầy chất thơ.
Câu 2. Nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của tác phẩm Vợ chồng A-Phủ.
- Năm 1952, TH theo một đơn vị bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, Ông được tiếp
xúc với các dân tộc Hmông, Dao, Thái, Mườn ở nhiều vùng khác nhau. Chuyến
đi đã mang lại nhiều hiểu biết về của nhân dân miền núi trước Cách mạng và là
nguồn cảm hứng trực tiếp để sáng tác tập Truyện Tây Bắc, trong đó có tác phẩm,
Vợ chồng A Phủ.
- Tập truyện được giải nhất của Hội văn nghệ Việt Nam 1954-1955 (Cùng với
Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc).
Câu 3: Đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa văn bản
* Dặc sắc nghệ thuật.
- Thành công trong việc xây dựng nhân vật Mị: nhân vật có quá trình diễn biến
tâm lý phức tạp, Mị vừa như mất hết đời sống ý thức, vừa tìềm tàng một sức sống
mãnh liệt. Khi gặp cơ hội sức sống nầy lại trỗi dậy phản kháng sự áp bức bóc lột
không chấp nhận cuộc sống ngựa trâu.
- Một tác phẩm đậ đà màu sắc miền núi: thiên nhiên Tây Bắc hiện lên thơ
mộng, sống động, những người dân tộc Mèo được khắc họa bọc trực, hồn nhiên,
những phong tục, nếp nghĩ nếp sống độc đáo, cảnh ngày xuân, cảnh xử kiện…Tất
cả đều được mô tả chân thực sinh động.

* Ý nghĩa văn bản.
- Tố cáo tội ác của bọn phong kiến, chúa đất.
- Cuộc sống tủi nhục, bị áp bức của người dân miền núi.
- phản ánh con đường giải phóng và sức sống mãnh liệt của người dân lao động
miền núi.
Câu 4. Tóm tắt tác phẩm Vợ chồng A-Phủ.
Câu hỏi nghị luận:
Câu 1. Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A-Phủ của Tô Hoài.
- Cuộc đời khổ đau, tủi nhục.
- Sức sống mãnh liệt và niềm khát khao hạnh phúc.
- Sức phản kháng mãnh liệt.
Câu 2. Phân tích nhân vật A-Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A-Phủ của Tô Hoài.
- Số phận đặc biệt.
- Tính cách đặc biệt.
( Gan góc, táo bạo, dũng cảm; yêu tự do; sức phản kháng mãnh liệt).
Câu 3. Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A-
Phủ của Tô Hoài.
a. Giá trị hiện thực:
* Tác phẩm cho ta thấy cuộc sống cơ cực, bị đè nén, áp bức nặng nề của người
dân miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị hà khắc của bọn lang đạo phong kiến
cấu kết với thực dân Pháp. Tiêu biểu cho số phận con người khốn khổ, bị vùi dập
hà khắc không khác nào con sâu cái kiến, bị coi không bằng con ngựa nhà Pá Tra
đó là Mị và A Phủ.
+ Mị trẻ, đẹp bị A Sử cướp về làm vợ, làm dâu gạt nợ cho nhà Pá Tra.
www.MATHVN.com
www.DeThiThuDaiHoc.com

16

- Mị trở thành “con người chỉ biết theo cái đuôi ngựa của chồng”. Cô luôn cúi

mặt buồn rười rượi, vùi đầu vào công việc từ mùa này đến mùa khác.
- Ngày tết A Sử đi chơi, Mị bị trói đứng trong buồng tối.
- Bị giam hãm trong nhà lí Pá Tra, Mị chết dần chết món với ngày tháng, suốt
ngày chỉ “lùi lũi như con rùa nuôi xó cửa”. Nơi ở của Mị là cái buồng kín mít, tối
tăm, Mị không phân bịêt là mưa hai nắng, tối hay chiều qua cái cửa sổ bằng tay.
- Mị là thứ nô lệ, một thứ vật vụng của nhà Pá Tra.
+ A Phủ:
- Nghèo, khỏe chạy nhanh như ngựa, biết đúc lưỡi cày, lưỡi cuốc, cày bừa giỏi,
săn bò tót bạo. Vì đánh A sử - kẻ phá đám cuộc chơi ngày hội, nên A Phủ bị bắt
làm đứa gạt nợ cho nhà Pá Tra.
- Quanh năm một mình rong ruổi ngoài rừng, chẳng may bị hổ ăn mất con bò và
Pá Tra đã trói đứng vào cột, nguy cơ bị chết nếu không có Mị cởi trói và trốn
thoát.
- A Phủ điển hình cho một thứ nô lệ ở vùng cao Tây Bắc.
* Tác phẩm cho ta thấy bộ mặt tàn bạo và những hủ tục của chế độ lang đạo
phong kiến miền núi trước Cách mạng tháng Tám. Điều này thể hiện tập trung ở
cha con thống lí Pá Tra và bọn chức việc, thống quán, lí dịch ở Hồng Ngài.
- Cảnh ăn vạ, kiện trong khói thuốc phiện, trong chữi đánh…và A Phủ không
được nói, không được trình bày, phải phạt vạ 100 đồng bạc trắng, phải làm thân
trâu ngựa “ đời mày, đời con, đời cháu mày ta cũng bắt thế, bao giờ trả hết nợ tao
mới thôi”.
- Cảnh trói hành hạ Mị, hành hạ A Phủ.
b. Giá trị nhân đạo:
+ Tập trung tố cáo, vạch trần tội ác của những thế lực đã chà đạp lên quyến
sống của con người. Bộ mặt tàn bạo của bọn chúa đất- phong kiến mà tiêu biểu
cha con thống lí Pá Tra được phơi bày.
+ Nhìn thấy những phẩm chất tốt đẹp của con người và tập trung biểu dương ca
ngợi phẩm chất đó.Mị đã từng câm lặng như con rùa nuôi trong xó cửa, nhưng ở
cô vẫn tiềm tàng sức phản kháng. Ngày xuân Mị muốn đi chơi, bị trói ở cột
nhưng tâm hồn Mị vẫn theo tiếng sáo, theo cuộc chơi. Nhìn thấy A Phủ bị trói,

dòng nước mắt lóng lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại Mị thương và
nhận ra “ chúng nó thật độc ác, cơ chừng chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau,
chết đói. Chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó bắt về trình ma nhà nó rối thì
chỉ còn biết đợi ngày rũ xương thôi…người kia việc gì phải chết thế”. Mị đã quên
sợ hãi mà cắt dây cởi trói cho A Phủ và tự giải thoát mình. Những con người nô
lệ, khốn khổ và tủi nhục như Mị và A Phủ nhưng người đọc vẫn thấy ngời lên
những phẩm chất cao đẹp và một sức sống mạnh mẽ không gì dập tắt được.
+ Thấu hiểu và cảm thông sâu sắc tâm tư, tình cảm cũng như những ước mơ,
nguyện vọng của những người bị chà đạp. Tin tưởng vào sức mạnh quật khởi,
tinh thần đấu tranh tự giải phóng của họ.
3. Đánh giá:
- câu chuyện miêu tả những đao khổ của người lao động dưới chế độ phong kiến
Tay Bắc thật khách quan bằng cả nhận thức và sự cảm thông của tác giả.
www.MATHVN.com
www.DeThiThuDaiHoc.com

17

- Dù trong cùng cực đau khổ, con người cũng có khác khao tự do hạnh phúc,
nếu có cơ hội thì niềm khác khao đó lại bùng lên lại thành hiện thực. Quá trình
đấu tranh của vợ chồng A Phủ là từ tự phát đến tự giác.
Câu 4: Phân tích diễn biến tâm lí của Mị trong đêm tình mùa xuân.
Câu 5: Phân tích diễn biến tâm lí của Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ.

2. Vợ nhặt (Kim Lân):
Câu hỏi giáo khoa:
Câu 1. Trình bày cuộc đời, phong cách và sự nghiệp sáng tác của Kim Lân.
- Tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài.
- Quê quán: làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
- Năm 2001 Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

- Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962),…
- Kim Lân là cây bút truyện ngắn. Thế giớ nghệ thuật của ông thường là khung
cảnh nông thôn, hỉnh tượng người nông dân, đặc biệt ông có những trang viết đặc
sắc về phong tục và đời sống thôn quê. Kim Lân là nhà văn một lòng một dạ đi
về với “đất”, với “người” với “thuần hậu nguyên thủy”của cuộc sống nông thôn.
- Là nhà văn trước sau gắn bó với đồng ruộng, với người nghèo của quê hương.
Câu 2. Nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của tác phẩm Vợ Nhặt.
Vợ nhặt là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân rút ra từ tập Con
chó xấu xí. Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư được viết
ngay sau khi Cách mạng tháng Tám. Bản thảo chưa in, sau này hòa bình tác giả
viết lại.
Câu 3. Tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt.
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn bình luận về nhan đề tác phẩm Vợ nhặt.
- Nhan đề hấp dẫn, gây tò mò, hứng thú.
- Gợi lên thân phận bi thảm của nhân vật.
- Tố cáo tội ác của thực dân Pháp vá phát xít Nhật.
Câu 5: Đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa văn bản.
* Đặc sắc nghệ thuật.
- Tạo tình huống đôc đáo, hấp dẫn.
- Cách tường thuật biến hóa, linh hoạt.
- Nghệ thuật khắc họa những nhân vật nông dân sắc sảo, chân thật, tinh tế.
* Ý nghĩa văn bản.
Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người lao động: Dù cận kề cái chết, bên bờ vực thắm
cái chết vẫn hướng về sự sống, tin tưởng vào tương lai, khát khao hạnh phúc.
Câu 6: Ý nghĩa chi tiết lá cờ đỏ bay phấp phới trong đầu Tràng ở cuối tác phẩm.
- Mở ra hướng đi cho nhân vật.
- Giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Câu hỏi nghị luận:
Câu 1. Phân tích giá giá trị nhân đạo của tác phậm Vợ Nhặt của Kim Lân.
- Tố cáo tội ác của kẻ thù.

- Phát hiện, ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người lao động.
- Tìm ra hướng dđi cho nhân vật.
Câu 2. Phân tích giá giá trị hiện thực của tác phậm Vợ Nhặt của Kim Lân.
www.MATHVN.com
www.DeThiThuDaiHoc.com

18

- Bức tranh bi thảm về nạn đói.
- Con người bị đẩy vào bước đường cùng.
Câu 3. Phân tích nhân vật người đàn bà trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
- Hoàn cảnh.
- Ngoại hình.
- Khi ở trên tỉnh: Chao chát, chao lỏn.
- Trên đường trở về nhà.
- Khi về đến nhà và buổi sáng dầu tiên có chồng.
Câu 4. Phân tích niềm khát khao hạnh phúc gia đình của nhân vật Tràng trong tác
phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
- Hoàn cảnh.
- Hành động nhặt vợ.
- Những thay đổi khi nhặt được vợ: Trên đường trở về; Khi về đến nhà; Buổi
sáng đầu tiên có vợ.
Câu 5. Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống truyện trong tác phẩm Vợ nhặt
của Kim Lân.
- nêu tình huống truyện.
- Tình huống eo le, bi thảm, lạ lùng.
- Là đầu mối cho sự phát triển của chuyện.
- Chi phối hành động và diễn biến tâm lí của nhân vật.
- Tình huống mang tính nhân bản lớn.
3. Rừng Xà Nu ( Nguyễn Trung Thành):

Câu hỏi giáo khoa:
Câu 1. Trình bày cuộc đời, phong cách và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trung
Thành.
+ Nguyễn Trung Thành sinh năm 1932 ở Quảng Nam, năm 1950 ông gia nhập
quân đội chủ yếu hoạt động ở chiến trường Tây Nguyên là phóng viên báo quân
đội nhân dân liên khu V và lấy bút danh Nguyên Ngọc. Ông được giải nhất về
tiểu thuyết, giải thưởng của hội văn học nghệ thuật Việt Nam1954-1955 với tác
phẩm Đất nước đứng lên. Năm 1962. Khi trở lại Việt Nam, Ông lấy bút danh
NTT, viết nhiều tác phẩm, trong đó có Rừng xà nu, tác phẩm viết về đồng bào
Tây Nguyên thời đánh Mĩ được giải thưởng văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu năm
1965.
+ Trong hai cuộc kháng chiến ông gắn bó mật thiết với chiến trường Tây
Nguyên. Nhà văn gần gũi, hiểu biết cuộc sống và tinh thần quật cường bất khuất,
yêu tự do, quý cách mạng của nhân dân các dân tộc thiểu số trên mảnh đất này
của Tổ quốc.
Câu 2. Hoàn cảnh sáng tác của Rừng Xà Nu? (Học sinh cần liên hệ với hoàn
cảnh lịch sử cụ thể của năm 1965).
- Rừng xà nu viết vào giửa năm 1965 trong một hoàn cảnh cụ thể:
+ Thủy quân lục chiến Mĩ ào ạc đổ quân vào bãi biển Chu Lai hồi tháng 3 –
1965, Nguyễn Ngọc cùng một số nhà văn khác làm việc ngày đêm để in tạp chí
Văn nghệ quân giải phóng miền Trung Bộ. Các nhà văn muốn viết những bài
“hịch” của thời chống Mĩ cứu nước. Sau khi viết tùy bút Đường chúng ta đi,
Nguyễn Ngọc bắt tay vào viết Rừng xà nu.
www.MATHVN.com
www.DeThiThuDaiHoc.com

19

+ Nguyễn Ngọc nhớ lại những kỷ niệm sâu sắc với những con người Tây
Nguyên cụ thể như Mết, chị Dít, những cánh rừng xà nu bát ngát, nơi ông và

Nguyễn Thi năm 1962 đã sống với nhau một ngày trước khi chia tay mỗi người
về một chiến trường.
- Tác phẩm được đăng lần đầu trên tạp chí văn nghệ quân giải phóng Trung
Trung bộ (số 2). 1965, sau đó được in truyền đi trong tập truyện và kí Trên quê
hương những anh hùng Điện Ngọc.
Câu 3. Tóm tắt truyện ngắn Rừng Xà Nu.
Câu 4: Đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa văn bản
+ Nhân vật được thể hiện với những nét chấm phá lung linh sinh động.
+ Tính quyết liệt, đột ngột của tình huống truyện: mở đầu làng nằm trong tầm
đạn đại bác: câu truyện cụ Mết kể về cuộc đấu tranh của làng Xô Man: Mai bị
bắt, bị đánh chết cùng đứa con …cuộc chiến đấu ác liệt, căng thẳng đầy biến
động kịch tính.
+ Giọng điệu tái hiện không khí hùng ca, gợi lối kể “khan”, truyện mang đậm
tính sử thi.
Câu 5: Cảm nhận về đôi bàn tay của Tnu.
Đôi bàn tay có lịch sử và cuộc đời như một con người.
- Khi còn lành lặn: Là đôi bàn tay nghĩa tình, bàn tay mang gạo nuôi cán bộ; bàn
tay cầm viên phấn bằng đá trắng để học chữ; bàn tay cầm đá đập vào đầu vì học
dốt; bàn tay làm liên lạc cho cách mạng
- Bàn tay tố cáo tội ác của kẻ thù
- Bàn tay là động lực để dân làng nổi dậy
- Bàn tay cầm vũ khí chống lại kẻ thù, bàn tay báo thù
Câu 6: Ý nghĩa thời sự của tác phẩm ( Từ câu chuyện của dân làng Xô man đã rút
ra chân lí của ân tộc trong cuộc kháng chống đế quốc Mĩ: Chúng nó cầm súng
thì mình phải cầm giáo mác.
Câu hỏi nghị luận:
Câu 1. Phân tích hình tượng rừng xà nu trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn
Trung Thành.
- Bao trùm lên toàn bộ thiên truyện là hình ảnh cây xà nu, một loại cây có thật,
- Cây xà nu có sức sống mãnh liệt và sức chịu đựng ghê gớm, không gì có thể

tiêu diệt nổi: đại bác giặc không thể giết chúng những vết thương của chúng
nhanh chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vươn lên rất nhanh,
thay thế những cấy đã ngã xuống…
- Cây xà nu là biểu tượng cho dân làng Xô Man, cho sức sống, vẻ đẹp của người
Tây Nguyên: Cây xà nu ham khí trời và ánh sáng, nó cũng yêu tự do như dân
làng này. Những cây xà nu có sức sống mãnh liệt “ Cạnh một cây xà nu con mới
ngã gục đã có 4,5 cây xà nu con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao
thẳng trên bầu trời”. Cũng như các thế hệ của dân làng Xô Man lớp này tiếp lớp
khác đứng lên thay nhau chiến đấu. Anh Quyết hi sinh thì có Tnu, Mai ngã xuống
thì có Dít lên thay chị. Bên cạnh cụ Mết già làng sừng sững như cây lim thì bé
Heng, một thế hệ măng non kế tiếp.
Câu 2. Những biểu hiện của tính sử thi trong tác phẩm Rừng Xà Nu.
- Đề tài.
www.MATHVN.com
www.DeThiThuDaiHoc.com

20

- Cốt truyện.
- Nhân vật.
- Hình tượng thiên nhiên.
- Ngôn ngữ, giọng điệu.
Câu 3. Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung
Thành.
- Hoàn cảnh.
- Tính cách:
+ Gan góc, dũng cảm.
+ Trung thành tuyệt đối với cách mạng.
+ Số phận bi tráng
+ Rút ra chân lí chung cho dân làng.

+ Chi tiết đôi bàn tay.
+ nghệ thuật.
+ Tư tưởng nghệ thuật, điển hình cho ai.
Câu 4. vẻ đẹp của con người Tây Nguyên qua tác phẩm.
Chú ý: Tìm điểm giống của các nhân vật: cụ Mết; Tnu; Mai; Dít; bé Heng. Bốn
nhân vật tượng trưng cho ba thế hệ nối tiếp nhau:
- Cụ Mết: Được xem như cây xà nu cổ thụ
- Tnu; Dít: Là thế hệ trưởng thành
- Bé Heng: Thế hệ măng non
Nhưng nỗi bật nhất trong tác phẩm là nhân vật Trú.
- Phân tích nhân vật Tnu.
- Phân tích qua chi tiết đôi bàn tay
- Nghệ thuật
- Điển hình

4. Những đứa con trong gia đình:
Câu hỏi giáo khoa:
Câu 1. Trình bày cuộc đời, phong cách và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Thi.
a. Nét cơ bản của cuộc đời:
- Nguyễn Thi (1928 – 1968) tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca, quê ở Hải Hậu-
Nam Định. Sinh ra trong một gia đình nghèo, mồ côi cha mẹ năm 10 tuổi, mẹ đi
bước nữa nên vất vả, tủi cực từ nhỏ. Năm 1943, theo người anh vào Sài Gòn,
năm 1945, tham gia Cách mạng, năm 1954, tập kết ra Bắc, năm 1962 trở lại chiến
trường miền Nam.
- Nguyễn Thi hi sinh ở mặt trận Sài Gòn trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy
Mậu thân 1968.
- Nguyễn Thi còn có bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn. Sáng tác của Nguyễn
Thi gòm nhiều thể loại: bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết Tác phẩm tiêu biểu:
Hương đông nội (thơ, 1950), Đôi bạn (tập truyện ngắn 1965), Truyện và kí
Nguyễn Thi (1969).

- Ông được tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật năm 2000.
b. Nét cơ bản về tư tưởng và phong cách nghệ thuật:
www.MATHVN.com
www.DeThiThuDaiHoc.com

21

- Gắn bó sâu sắc với nhân dân Nam Bộ và thực sự trở thành nhà văn của nông
dân NB trong thời chống Mĩ cứu nước.
- Nhân vật tiêu biểu nhất là những người nông dân NB có lòng căm thù giặc sâu
sắc, vô cùng gan góc, kiên cường thủy chung với quê hương với Cách mạng.
- Nguyễn Thi là cây bút có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo, có khả năng thâm
nhập đời sống nội tâm nhân vật, phân tích, diễn tả chính xác tâm lý con người.
- Ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, đậm chất Nam Bộ.

Câu 2. Nghệ thuật đồng hiện là gì? Nghệ thuật đó được thể hiện như thế nào
trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi?
Câu 3. Tóm tắt tác phẩm Những đứa con trong gia đình.
Câu 4: Câu chuyện được thuật lại chủ yếu qua dòng hồi tưởng của nhân vật nào?
Sự thuật lại như vậy có tác dụng như thế nào với kết cấu truyện và đối với việc
thể hiện các nhân vật, tình tiết.
Gơi ý:
- Câu chuyện được thuật lại chủ yếu qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt.
- Lúc này Việt bị thương nặng. Dòng hồi ức của Việt đứt nối sau những lần ngất
d8i tỉnh lại.
- Lối kết nối dựa vào dòng hồi tưởng của nhân vật như thế làm cho câu chuyện
giàu cảm xúc, diễn biến linh hoạt không phụ thuộc vào thời gian và không gian.
Mỗi lần liên tưởng, một số sự kiện được chắp nối và các nhân vật khác trong gia
đình lần lượt hiện ra, được tô đậm dần dần. Đồng thời qua hồi tưởng còn thể hiện
được bản lĩnh, tính cách của nhân vật, đặc biệt là mối quan hệ của các thành viên

trong gia đình.
Câu hỏi nghị luận:
Câu 1. Phân tích nhân vật Việt và Chiến trong tác phẩm Những đứa con trong gia
đình của Nguyễn Thi.
Câu 2. “Chất Nam bộ” thể hiện trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình
như thế nào?
5. Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu):
Câu hỏi giáo khoa:
Câu 1. Trình bày cuộc đời, phong cách và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh
Châu.
- Nguyễn Minh Châu (1930-1989), quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải (nay là xã
Sơn Hải), huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông “thuộc số nhà Văn mở đường
tỉnh anh và tài năng của văn học ta hiện nay “(Nguyên Ngọc).
- Trước thập kỉ 80, NMC là cây bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn.
- Sau thập kỉ 80, khi văn chương chuyển hướng khám phá trở về với đời thường,
Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kì đổi mới
đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. tâm điểm những
khám phá nghệ thuật của ông là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình
nhọc nhằn kiếm tiền, hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách.
- Tác phẩm chính: Cửa sông (1967), Dấu chân người lính (1972), Miền cháy
(1977) Mảnh đất tình yêu (1987) …Các tập truyện ngắn: Người đàn bà trên
chuyến tàu tốc hánh (1983) Bến quê (1985), Chiếc thuyền ngoài xa (1987)…
www.MATHVN.com
www.DeThiThuDaiHoc.com

22

- Năm 2000, ông được tặng thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Câu 2. Ý nghĩa nhan đề.
- Là chiếc thuyền ngoài xa thật thơ mộng, toàn bích trong nghệ sĩ Phụng.

- Là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật:
+ Là chiếc thuyền thật trong cuộc đời: không gian sinh sống của một gia đình:
chật chội nghèo khó, tối tăm, bạo lực… nhìn ở ngoài xa sẽ không thấy được.
+ Sự đơn độc của con thuyền nghệ thuật giữa đại dương cuộc sống, sự đơn độc
của con người trong cuộc đời đó là nguyên nhân dẫn đến sự bế tắc lầm lạc.
- Chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm là toàn thiện, toàn bích, toàn mĩ,
nhưng đến gần mới thấy được “chân tướng” thực của nó – chiêm ngưởng cái đẹp
từ ngoài xa sẽ không thấy được những nét thực của nó – nhìn cuộc sống ở mọi
phương diện là cách tiếp cận của nghệ thuật chân chính.
Câu 3: ở cuối truyện có chi tiết mỗi khi nhìn vào tấm lịch , Phùng lại thấy hình
ảnh người đàn bà hàng chài Chi tiết ấy nói lên điều gì.
- Nhìn kĩ bức ảnh đen trắng: “hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai”,
nhìn kĩ thấy “người đàn bà ấy bước ra khỏi tấm ảnh” – là chất thơ của cuộc sống,
vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, là biểu tượng của nghệ thuật.là hiện thân của
những lam lũ, khốn khổ của đời thường. Đó là sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh
nghệ thuật.
- Quan hệ giữa hiện thực cuộc sống và nghệ thuật, hãy rút ngằn khoảng cách
giữa chúng. Người nghệ sĩ phải dũng cảm, trung thực nhìn thẳng vào hiện thực,
vào số phận của con người.
Câu hỏi nghị luận:
Câu 1. Phân tích nhân vật người đàn bà trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa
của Nguyễn Minh Châu.
- Lai lịch.
- Ngoại hình.
- Cảnh sống thực tại.
- Phẩm chất:
+ Người mẹ yêu thương con vô bờ bến.
+ Người vợ vị tha, bao dung.
+ Người đàn bà ít học nhưng thấu hiểu lẽ đời và giàu lòng tự trọng.
Câu 2. “Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong của

văn học Việt Nam thời kì đổi mới” (Ngữ văn 12, tập 2, tr. 69). Tính “tiên phong”
và “đổi mới” đó được thể hiện như thế nào trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài
xa?
Câu 3: Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm.
1 Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm.
2 Tình huống truyện,
3 Sự thay đổi nhận thức của hai nhân vật Đẩu và Phùng.
a. nhân vật Phùng
- Nghệ sĩ nhiếp ảnh, đang săn tìm một bức ảnh đẹp, trở về chiến trường xưa,,
phục kích được một bức ảnh đẹp, đang thăng hoa trong hạnh phúc của sáng tạo
nghệ thuật.
www.MATHVN.com
www.DeThiThuDaiHoc.com

23

- Chứng kiến cảnh oái ăm của đời thường: Chồng đành vợ túi bụi, con ngăn cha
với thái độ căm thù.
- Chứng kiến cuộc gặp gỡ giữa chánh án và người đàn bà, nghe những lời trải
lòng và biết được cuộc sống gia đình chị.

thái độ phẫn nộ

cảm thông chua xót

ngộ ra nhiều điều.
b. Nhân vật Đẩu.
- Một chánh án vừa làm công việc, vừa thực thi mệnh lệnh của trái tim, anh
muốn giải thoát cho người đàn bà khỏi bất công và đón roi bằng một phán quyết
li hôn


hào hứng, say mê, tin tưởng.
- lòng tốt của anh trở thành phi thực tế, kiến thức sách vở đã vô nghĩa trước lí lẽ
sâu sắc và đầy nhân sinh của ngưới đàn bà.

Anh ngộ ra những nghịch lí của đời sống và hiểu được rằng chỉ có thiện chí và
những kiến thức sách vở sẽ không giải thoát được những cảnh đời tối tăm, đau
khổ.
4 Nhận xét, đánh giá chung:
- Hai con người, hai nhân vật khác nhau nhưng hành trình biến đổi nhận thức
giống nhau. Đều xuất phát từ mục đích và thiện chí tốt đẹp song cả hai đều ngạc
nhiên, ngỡ ngàng…rồi vỡ ra nhiều điều mới mẻ: cuộc đời này có nhiều góc khuất
mà nghệ thuật cần vươn tới.
Câu 4: Phân tích quá trình thay đổi nhận thức của Phùng và Đẩu.
Tương tự ý 3 của câu 3.
Câu 5: Phân tích câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án.
- Hoàn cảnh.
- Lí do không bỏ chồng.
- Sự thay đổi nhân thức cảu Phùng và Đẩu.
6. Hồn trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ):
Câu hỏi giáo khoa:
Câu 1. Trình bày cuộc đời, phong cách và sự nghiệp sáng tác của Lưu Quang Vũ.
- Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) là một tài năng đa dạng: làm thơ, sáng tác văn
xuôi, vẽ tranh và soạn kịch. Kịch là phần đóng góp đặc sắc nhất .
- Lưu Quang Vũ trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu, kịch trường
những năm 80 của thế kỉ trước, nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ
thuật hiện đại.
- Tác phẩm: Hương cây – Bếp lửa (thơ), Tôi và chúng ta (kịch) …
Câu 2. Tóm tắt tác phẩm kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt.
Câu 3. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

- Hồn Trương Ba da hàng thịt viết năm 1981, công diễn lần đầu 1984, là một
trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ.
- Vở kịch được xây dựng dựa trên một câu chuyện dân gian nhưng chứa đựng
nhiều vấn đề mới mẻ có ý nghĩa tư tưởng và triết lí nhân sinh sâu sắc.
- Đoạn trích thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch.
Câu 4: Đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa văn bản.
www.MATHVN.com
www.DeThiThuDaiHoc.com

24

* Đặc sắc nghệ thuật.
- Sáng tác từ cốt truyện dân gian; nghệ thuật dựng tình huống độc đáo, xây dựng,
dẫn dắt xung đột kịch hợp lí.
- Nghệ thuật dựng hành động kịch, đối thoại, độc thoại nội tâm sinh động.
* Ý nghĩa văn bản.
- Được sống thật quý giá , nhưng được sống là chính mình thì càng quý giá hơn.
- Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự hai hòa giữa linh hồn và thể xác.
- Con người luôn phải biết đấu tranh với nghịch cảnh để tự hoàn thiện nhân cách.
Câu 5: Chỉ ra sự khác nhau trong quan niệm của trương Ba và Đế Thích về ý
nghĩa sự sống.
Gợi ý:
- Câu nói của TB: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi
muốn được”. Mang một tư tưởng triết học sâu sắc, nó đòi hỏi sự thống nhất giữa
nội dung và hình thức, giữa tư tưởng và biểu hiện, hành động. Được sống theo
đúng bản chất của mính là một nhu cầu, một quyền lợi thiêng liêng của con
người. Việc sống nhờ, sống dựa vào thân xác người khác khiến hôn TB không
được sống thật với con người mình. Có câu: “ở đời không nên dựa hơi ai mà thở”
Bởi khi đó, con người tồn tại thật đấy nhưng tất cả mọi tư tưởng đều bị chi phối,
điều khiến bới kẻ khác. Đó là một quan niệm đúng đắn và sâu sắc.

- Suy nghĩ của ĐT: đơn giản, hời hợt: là được sống nhưng không chủ ý là sống
như thế nào.
- Sống hay không trong hoàn cảnh này không quan trong nữa mà quan trọng hơn
là sống như thế nào, sống ra sao, sống có ý nghĩa hay không ĐT không hiểu
được điều đó
Câu 5: Đoạn đối thoại giũa hồn và xác thể hiện ý nghĩa gì.
Câu hỏi nghị luận
Câu 1. “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, còn sống như thế nào thì ông
chẳng cần biết!”. Nêu cảm nhận của em về câu nói trên của nhân vật Hồn Trương
Ba trong tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ?
Câu 2. “ Tôi đây bà ạ! Tôi vẫn ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà ta,
trong ánh lửa bà nấu cơm, cầu ao bà vo gạo, trong cái cơi bà đựng trầu, con dao
bà giẫy cỏ… không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta,
trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong những trái cây cái gái nâng
niu…”. Nêu cảm nhận của em về lời thoại trên của Trương Ba trong tác phẩm
Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.
Câu 3. Phân tích nhân vật Trương Ba trong tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng
thịt của Lưu Quang Vũ.
7. Nhìn về vốn văn hóa dân tộc:
Câu 1. Bằng kiến thức xã hội, văn hóa, văn học… của mình, em hãy chứng minh
rằng
“ Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa”.
Câu 2. “Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa không chỉ trông cậy
vào sự tạo tác của chính dân tộc đó mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh,
www.MATHVN.com
www.DeThiThuDaiHoc.com

25

khả năng đồng hóa những giá trị văn hóa gên ngoài” (Trần Đình Hựu – Nhìn về

vấn văn hóa dân tộc). Em hiểu ý kiến trên như thế nào, từ đó em có suy nghĩ gì
về mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
của chúng ta hiện nay?
8. Thuốc (Lỗ Tấn):
Câu 1. Trình bày cuộc đời, quan điểm nghệ thuật và sự nghiệp sáng tác của Lỗ
Tấn.
1.1. Cuộc đời :
- Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân , là nhà văn cách mạng nổi tiếng của nền văn
học hiện đại Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XX , sinh năm 1881 , mất 1936 , xuất
thân trong một gia đình quan lại sa sút ở tỉnh Chiết giang TQ . 13 tuổi cha bệnh
hiểm nghèo không tiền chữa chạy mà mất. Ông ôm mộng học nghề y từ nay .
- Ông là một trí thức yêu nước có tư tưởng tiến bộ, trước khi học nghề thuốc ,
ông học nhiều nghề : Khai mỏ với mong ước làm giàu cho tổ quốc. Nghề hàng
hải với mong muốn mở mang tầm mắt , cuối cùng thất vọng .
- Lỗ Tấn chọn nghề y sang Nhật học , đang học ở Nhật trong một lần đi xem
phim ông phát hiện người TQ hăm hở đi xem người Nhật chém người TQ làm
gián điệp cho Nga. Ông nhận ra rằng chữa bệnh thể xác không bằng chữa căn
bệnh tinh thần cho Quốc dân. Nên ông chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui
căn bệnh tinh thần cho quốc dân với chủ đề “phê phán quốc dân tính” , nhằm làm
thay đổi căn bệnh tinh thần cho nhân dân Trung Hoa .
- Lỗ Tấn được giới thiệu nhiều ở VN trước CM tháng 8/45 , sinh thời Bác Hồ rất
thích đọc Lỗ Tấn – Năm 1981 thế giới kỉ niệm 100 năm năm sinh Lỗ Tấn như
một danh nhân văn hoá thế giới .
1.2. Sự nghiệp
- Lỗ Tấn đã để lại tác phẩm , được in thành 3 tập : Gào thét , Bàng Hoàng ,
Chuyện cũ viết theo lối mới ( trong đó có các tác phẩm nổi tiếng như AQ chính
truyện, Cố Hương, Nhật kí người điên…)
Ông xứng đáng lànhà văn hiện thực xuất sắc của TQ , năm 1981 cả Thế giới kỉ
niệm 100 năm sinh và tôn vinh ông là danh nhân văn hoá thế gi
Câu 2. Ý nghĩa nhan đề “Thuốc”?

- Phương thuốc lạc hậu, mê tín chữa bệnh lao bằng bánh bao tẩm máu người.
- Lỗ Tấn muốn đề cập tới một vấn đề xã hội sâu sắc: phải chữa căn bệnh u mê,
dốt nát cho người dân Trung Quốc.
- Phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm
cách mạng gắn bó với quần chúng.
Câu 3: Hoàn cảnh ra đời.
- Lỗ Tấn viết Thuốc ngày 25 - 4 -1919 đúng lúc phong trào Ngũ tứ nổ ra, đăng
trên tạp chí Tân thanh niên.
- Khi viết truyện ngắn này Lỗ Tấn muốn nói về căn bệnh đớn hèn của người
Trung Quốc, nhân dân chìm đắm trong mê muội lạc hậu mà những người cách
www.MATHVN.com
www.DeThiThuDaiHoc.com

×