Tải bản đầy đủ (.ppt) (37 trang)

Báo cáo môn thương mại điện tử NGHIÊN CỨU VỀ ỨNG DỤNG CỦA TMĐT TRONG MUA BÁN TRỰC TUYẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.48 KB, 37 trang )

Company
LOGO
BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VỀ ỨNG DỤNG CỦA
TMĐT TRONG MUA BÁN TRỰC TUYẾN
Giáo viên hướng dẫn : Đặng Vân Anh
Nhóm sinh viên thực hiện: Nguyễn Trung Đức
Nguyễn Thị Hoàn
Đỗ Thị Hương
NỘI DUNG CHÍNH
Kết luận
Ứng dụng TMĐT trong mua bán trực tuyến
Các hình thức hoạt động chủ yếu
Các loại hình Thương mại điện tử
Khái quát chung về TMĐT
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TMĐT

Định nghĩa:
Thương mại điện tử là hình thức mua bán hàng hóa
và dịch vụ thông qua mạng máy tính toàn cầu.
Phạm vi của TMĐT rất rộng, bao quát hầu hết các
lĩnh vực hoạt động kinh tế. Việc mua bán hàng hóa và
dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của
TMĐT.
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TMĐT

Các đặc trưng của TMĐT:
Các bên tiến hành giao dịch trong TMĐT không tiếp xúc
trực tiếp với nhau và không đòi hỏi biết nhau từ trước.
Được thực hiện trong một thị trường không có biên giới.
Trong hoạt động giao dịch TMĐT đều có sự tham ra của ít


nhất ba chủ thể.
Với TMĐT thì mạng lưới thông tin chính là thị trường
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TMĐT

Cơ sở để phát triển TMĐT:
Hạ tầng kỹ thuật Internet phải đủ nhanh, mạnh đảm
bảo truyền tải các nội dung thông tin bao gồm âm thanh,
hình ảnh trung thực và sống động.
Hạ tầng pháp lý: phải có luật về TMĐT công nhận
tính pháp lý của các chứng từ điện tử, bảo vệ người tiêu
dùng v.v. để điều chỉnh các giao dịch qua mạng.
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TMĐT

Cơ sở để phát triển TMĐT:
Phải có cơ sở thanh toán điện tử an toàn bảo mật.
Phải có hệ thống cơ sở chuyển phát hàng nhanh chóng,
kịp thời và tin cậy.
Phải có hệ thống an toàn bảo mật cho các giao dịch
Phải có nhân lực am hiểu kinh doanh, công nghệ thông
tin, TMĐT để triển khai tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến, bán
hàng và thanh toán qua mạng.
II.CÁC LOẠI HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Trong TMĐT có ba chủ thể tham gia: Doanh nghiệp (B)
giữ vai trò động lực phát triển TMĐT, người tiêu dùng (C)
giữ vai trò quyết định sự thành công của TMĐT và chính
phủ (G) giữ vai trò định hướng, điều tiết và quản lý. Từ các
mối quan hệ giữa các chủ thể trên ta có các loại giao dịch
TMĐT: B2B, B2C, B2G, C2G, C2C


Trong các loại hình giao dịch TMĐT trên thì 2 loại hình:
B2B và B2C là 2 loại hình quan trọng nhất.
III.CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

Thư điện tử:
Các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước, sử dụng thư điện
tử để gửi thư cho nhau một cách “trực tuyến” thông qua
mạng, gọi là thư điện tử
III.CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

Thanh toán điện tử:
Là việc thanh toán tiền thông qua các phương tiện điện tử.
Ngày nay, với sự phát triển của TMĐT, thanh toán điện tử
đã mở rộng sang các lĩnh vực mới đó là:

Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính

Tiền lẻ điện tử (Internet Cash).

Ví điện tử (electronic purse).

Giao dịch điện tử của ngân hàng (digital banking)
III.CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

Trao đổi dữ liệu điện tử:
Trao đổi dữ liệu điện tử (electronic data interchange, viết tắt là
EDI) là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc”
(stuctured form), từ máy tính điện tử này sang máy tính
điện tử khác, giữa các công ty hoặc đơn vị đã thỏa thuận
bán buôn với nhau.

III.CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

Truyền dung liệu:
Dung liệu (Content) là nội dung của hàng hóa số, giá trị của
nó không phải trong vật mang tin mà nằm trong bản thân
nội dung của nó. Hàng hóa có thể được giao qua mạng thay
vì trao đổi bằng cách đưa vào các băng đĩa, in thành văn
bản Ngày nay, dung liệu được số hóa và truyền gửi theo
mạng, gọi là “giao gửi số hóa” (digital delivery).
III.CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

Mua bán hàng hóa hữu hình:
Đến nay, danh sách các hàng hóa bán lẻ qua mạng đã mở rộng
làm xuất hiện một loạt hoạt động gọi là “mua hàng điện tử”
hay “mua hàng qua mạng, Internet đã trở thành công cụ để
cạnh tranh bán lẻ hàng hóa hữu hình. Tận dụng tính năng
đa phương tiện của môi trường Web và Java, người bán
xây dựng trên mạng “các cửa hàng ảo” để kinh doanh buôn
bán.
IV.ỨNG DỤNG CỦA TMĐT TRONG MUA BÁN
TRỰC TUYẾN

Trong lĩnh vực xuất khẩu:

Bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới và trong nước
khiến cho các làng nghề Việt cũng lâm vào tình cảnh thị
trường tiêu thụ bị thu hẹp, tình trạng hàng hóa tồn đọng ở
nhiều nơi.

Việc ứng dụng TMĐT cho xuất khẩu đang trở thành

một kênh mới được kỳ vọng mang lại hiệu quả cao để đưa
mặt hàng này vươn xa hơn ra thị trường thế giới.
IV.ỨNG DỤNG CỦA TMĐT TRONG MUA BÁN
TRỰC TUYẾN

Trong lĩnh vực xuất khẩu:
Nhận thấy được những lợi ích mà TMĐT mang lại, ngay từ
những năm 2000, Công ty Thủ công mỹ nghệ Hoa Lư đã
ứng dụng TMĐT để quảng bá SP của DN giúp cho DN
nắm được thông tin phong phú về khách hàng, thị trường,
giảm chi phí bán hàng và tiếp thị SP, giảm thiểu đáng kể
thời gian, chi phí giao dịch và tạo điều kiện thuận lợi cho
việc thiết lập và cũng cố mối quan hệ giữa khách hàng ở
khắp nơi trên thế giới.
IV.ỨNG DỤNG CỦA TMĐT TRONG MUA BÁN
TRỰC TUYẾN

Trong lĩnh vực xuất khẩu:
Có thể thấy, ứng dụng thương mại điện tử là một trong những
công cụ hữu hiệu cho các doanh nghiệp quảng bá sản
phẩm và tìm kiếm các đơn hàng xuất khẩu. Tuy nhiên
theo các chuyên gia nhận định, hiện nay không nhiều
doanh nghiệp và hiệp hội làng nghề có thể tận dụng tốt
các ưu thế mà thương mại điện tử mang lại.
IV.ỨNG DỤNG CỦA TMĐT TRONG MUA BÁN
TRỰC TUYẾN

Trong lĩnh vực xuất khẩu:
Chính vì vậy hiệu quả từ kênh bán hàng này chưa thực sự
được như mong đợi. Nguyên nhân được cho là do thông

tin về hàng hóa đưa lên còn đơn điệu và chưa sát với thực
tế sản phẩm cũng như nhu cầu của khách hàng.
IV.ỨNG DỤNG CỦA TMĐT TRONG MUA BÁN
TRỰC TUYẾN

Trong lĩnh vực ngân hàng:
Đây là lĩnh vực ứng dụng công nghệ Internet nhiều nhất ở
nước ta. cho nên có thể nói, hoạt động TMĐT trong lĩnh
vực thanh toán của các ngân hàng. Điều đó thể hiện qua
việc hệ thống ngân hàng của việt Nam đã tham gia thanh
toán quốc tế thông qua việc nối mạng SWIFT của Hiệp
hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế. Thanh
toán bằng các thẻ ATM tương ứng với thương hiệu của
các ngân hàng.
IV.ỨNG DỤNG CỦA TMĐT TRONG MUA BÁN
TRỰC TUYẾN

Trong lĩnh vực ngân hàng:
Trước đây, sau khi tập trung số liệu và lưu trữ bằng đĩa mềm
thì ngân hàng phải làm chứng từ bằng giấy. Từ khi thực
hiện thanh toán qua mạng, công việc thanh toán được
thực hiện nhanh chính xác, tăng nhanh vòng quay vốn.
Đối với hệ thống ngân hàng đã giảm được đáng kể lượng
tiền mặt trong lưu thông kéo theo nhiều lợi ích kinh tế
khác như tiết kiệm chi phí in ấn, kiểm đếm,đóng gói, vận
chuyển, bảo quản.
IV.ỨNG DỤNG CỦA TMĐT TRONG MUA BÁN
TRỰC TUYẾN

Trong lĩnh vực ngân hàng:

Ví dụ: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới
bắt đầu hoạt động kinh doanh đối ngoại và thanh toán
quốc tế từ năm 1993. Gia nhập hệ thống SWIFT từ tháng
3 năm 1995, hiện đã có 20 chi nhánh thực hiện thanh toán
quốc tế qua SWIFT.
IV.ỨNG DỤNG CỦA TMĐT TRONG MUA BÁN
TRỰC TUYẾN

Trong lĩnh vực chứng khoán:
Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ
trong vài năm gần đây. Đặc thù của hoạt động giao dịch
chứng khoán là dựa trên thông tin, do đó chất lượng cũng
như tính kịp thời của thông tin có ý nghĩa quan trọng đối
với thành công của mỗi giao dịch. Ứng dụng CNTT đóng
vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của các
tổ chức tham gia thị trường.
IV.ỨNG DỤNG CỦA TMĐT TRONG MUA BÁN
TRỰC TUYẾN

Trong lĩnh vực chứng khoán:
Vì vậy, mặc dù là lĩnh vực dịch vụ còn khá non trẻ tại VN,
nhưng có thể nói chứng khoán đang là một trong những
lĩnh vực ứng dụng CNTT và TMĐT mạnh nhất hiện nay.
Ứng dụng TMĐT là công cụ chiến lược nhằm nâng cao
chất lượng dịch vụ cung cấp đến khách hàng. Nó có thể
được triển khai ở nhiều cấp độ, từ mức đơn giản như dịch
vụ tra cứu thông tin cho đến mức phức tạp hơn như đặt
lệnh giao dịch trực tuyến.
IV.ỨNG DỤNG CỦA TMĐT TRONG MUA BÁN
TRỰC TUYẾN


Trong lĩnh vực chứng khoán:
Theo khảo sát của Vụ TMĐT vào cuối tháng 12/2007 với 69
công ty chứng khoán đang hoạt động, 56 công ty (chiếm
81%) đang thiết lập website, trong số đó 22 website cung
cấp tiện ích truy vấn thông tin tài khoản và 8 website cho
phép khách hàng đặt lệnh giao dịch trực tuyến. Có
21CTy(chiếm 30,4%) cung cấp dịch vụ qua các phương
tiện điện tử khác như điện thoại, thiết bị di động cầm tay,
email, v.v
IV.ỨNG DỤNG CỦA TMĐT TRONG MUA BÁN
TRỰC TUYẾN

Trong lĩnh vực chứng khoán:
Từ kết quả khảo sát cho thấy những công ty đã ổn định về mặt
tổ chức và hoạt động đều có website và triển khai cung
cấp dịch vụ trên đó theo nhiều cấp độ khác nhau. Mặc dù
hiện nay chỉ 16% số website cho phép khách hàng đặt
lệnh giao dịch trực tuyến, nhưng các website vẫn đang
tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống để có thể triển
khai cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
IV.ỨNG DỤNG CỦA TMĐT TRONG MUA BÁN
TRỰC TUYẾN

Trong lĩnh vực chứng khoán:
Trước nhu cầu cấp bách của thực tế triển khai TMĐT trong
lĩnh vực này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã tiến
hành xây dựng Thông tư hướng dẫn giao dịch điện tử trên
thị trường chứng khoán, nhằm quy định chi tiết việc tổ
chức hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến và các

giao dịch điện tử khác liên quan đến thị trường chứng
khoán.
IV.ỨNG DỤNG CỦA TMĐT TRONG MUA BÁN
TRỰC TUYẾN

Trong lĩnh vực chứng khoán:
Sau khi thông tư được ban hành, việc ứng dụng thương mại
điện tử trong lĩnh vực này sẽ bước sang một giai đoạn
mới, có tổ chức và hiệu quả hơn, vừa góp phần nâng cao
lợi thế cạnh tranh của từng công ty đồng thời tạo động
lực phát triển cho toàn bộ thị trường chứng khoán Việt
Nam.

×