Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

GIÁO ÁN SINH HỌC 11 BÀI 29 SỰ LAN TRUYỀN XUNG THẦN KINH TRONG CUNG PHẢN XẠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.11 KB, 8 trang )

Trường: Trường THPT Cam Lộ GVHDGD: Cô Phạm Thị Mai Sa
Lớp: 11A SV thực tập GD: Tiêu Thị Nhàn
Tiết PPCT: Ngày soạn: 19/02/2014
Tiết giảng dạy: Ngày dạy: Thứ…, …/02/2014
GIÁO ÁN
BÀI 29: DẪN TRUYỀN XUNG THẦN KINH TRONG CUNG PHẢN XẠ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm xinap.
- Vẽ và mô tả được cấu tạo của xinap hóa học.
- Trình bày được quá trình truyền tin qua xinap từ đó nêu được quá trình dẫn truyền xung
thần kinh trong một cung phản xạ.
- Giải thích được vì sao trong một cung phản xạ, xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều
từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan đáp ứng.
- Trình bày được khái niệm mã thông tin thần kinh và cách mã hóa các loại thông tin.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích phim, tranh.
- Rèn luyện được kỹ năng so sánh.
- Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng làm việc độc lập với SGK.
- Liên hệ thực tiễn về hoạt động của cung phản xạ.
3. Thái độ:
- Hiểu được cơ sở khoa học của việc điều chế các loại thuốc giảm đau, tác dụng của các loại
thuốc giảm đau, thuốc xổ giun cho lợn để có cách sử dụng hợp lý.
- Giải thích được nguyên nhân một số căn bệnh như: tâm thần phân liệt, bệnh mất cảm giác.
II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học
- Phương pháp quan sát phim và tranh – tìm tòi bộ phận.
- Phương pháp tổ chức cho học sinh làm việc độc lập với sách giáo khoa.
- Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm thông qua phiếu học tập.
- Phương pháp thuyết trình- diễn giải.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên:


- Máy chiếu
- Hình ảnh chứng minh sự truyền xung thần kinh theo hai chiều trên sợi trục của sợi thần
kinh.
- Hình ảnh cung phản xạ đầu gối ở người.
- Hình ảnh các kiểu xinap hóa học.
- Hình ảnh cấu tạo của xinap hóa hoc.
- Đoạn phim về quá trình truyền tin qua xinap.
- Hình ảnh quá trình truyền tin qua xinap.
- Phiếu học tập
2. Chuẩn bị của học sinh:
Đọc trước bào ở nhà; Sách giáo khoa, vở, bút,…
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
Câu hỏi:
Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao myelin và sợi thần kinh có
bao myelin khác nhau như thế nào?
Hai quá trình truyền xung thần kinh trên hai loại sợi thần kinh này, có điểm gì giống nhau?
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề (1’)
GV dẫn dắt: Ngoài đặc điểm giống nhau về cơ chế lan truyền, liệu hai quá trình lan truyền
xung thần kinh(XTK) trên sợi thần kinh không có bao myelin và có bao myelin có điểm gì giống
nhau nữa hay không?
GV: Chiếu slide hình động mô phỏng về sự lan truyền xung thần kinh trên đoạn sợi trục
phóng to của sợi thần kinh (STK) không có bao myelin khi bị kích thích đạt ngưỡng tại một điểm
bất kì. Sau đó đưa ra câu hỏi:
Khi bị kích thích đạt ngưỡng tại một điểm bất kì trên sợi trục của STK thì XTK sẽ truyền đi
như thế nào?
HS: Nếu bị kích thích đạt ngưỡng tại một điểm bất kì trên STK thì XTK có thể truyền đi
theo cả hai chiều.

GV: Chiếu slide tranh vẽ Cung phản xạ đầu gối ở người, yêu cầu Hs quan sát và trả lời câu
hỏi: Cung phản xạ ở người gồm những thành phần nào?
HS: Cung phản xạ gồm 3 thành phần chính: cơ quan thụ cảm, hệ thần kinh (dây thần kinh
cảm giác, hệ thần kinh trung ương, dây thần kinh vận động), cơ quan đáp ứng. GV: Nhận xét
gì về sự lan truyền XTK trong cung phản xạ?
HS: Trong một cung phản xạ, XTK chỉ lan truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến
cơ quan đáp ứng.
GV dẫn dắt vào bài mới: Vậy tại sao, trong một STK thì XTK có thể truyền đi theo cả hai
chiều nếu bị kích thích bất kì một vị trí nào trên sợi trục. Trong khi đó, trong một cung phản xạ,
XTK chỉ được truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan đáp ứng? Để hiểu rõ và giải
thích được sự khác nhau đó thì hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu Bài 29. DẪN TRUYỀN
XUNG THẦN KINH TRONG CUNG PHẢN XẠ.
b. Bài mới:
Thời
gian
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
7 phút Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và cấu tạo
xinap
GV: Trong một cung phản xạ, khi cơ quan thụ
cảm bị kích thích, xung thần kinh (XTK) xuất
hiện ở cơ quan thụ cảm theo nơron cảm giác
truyền về trung ương thần kinh (TƯTK) qua
I. Dẫn truyền xung thần
kinh trong một cung phản
xạ :
nơron trung gian rồi theo nơron vận động đến cơ
quan đáp ứng qua các diện tiếp xúc đặc biệt theo
một chiều nhất định, diện tiếp xúc đó được gọi là
xinap. Vậy xinap là gì? Chúng ta cùng nghiên cứu
mục đầu tiên.

GV : Chiếu tranh vẽ về các kiểu xinap, và giới
thiệu vị trí của xinap, là các tận cùng, nơi tiếp
giáp của các tế bào thần kinh. Vậy xinap là gì?
HS trả lời.
GV dẫn dắt: Có hai loại xinap là xinap hóa học và
xinap điện. xinap hóa học là dạng phổ biến trong
cơ thể, nội dung bài này chỉ nghiên cứu về xinap
hóa học. Vậy xinap hóa học có cấu trúc như thế
nào? Chúng ta cùng nghiên cứu cấu tạo của xinap
hóa học.
GV: Chiếu hình 29.3.Sơ đồ cấu tạo xinap hóa
học. Yêu cầu HS quan sát hình và kết hợp nghiên
cứu SGK, mô tả cấu tạo của xinap hóa học gồm
các thành phần nào?
HS: Cấu tạo xinap hóa học gồm chùy xinap, màng
trước, màng sau và khe xinap.
GV: Nhận xét, đánh giá và hoàn thiện kiến thức
(phần ghi bảng).
1. Xinap :
a, Khái niệm
Xinap là diện tiếp xúc giữa
tế bào thần kinh với tế bào
thần kinh, giữa tế bào thần
kinh với cơ quan đáp ứng(tế
bào cơ, tế bào tuyến…)
b, Cấu tạo của xinap :
Cấu tạo của xinap hóa học
gồm :
-Chùy xinap : có các bóng
chứa chất trung gian hóa

học(adrenalin,
axetincolin…), ngoài ra còn
có ti thể.
-Màng trước xinap.
-Màng sau xinap.
+Thụ thể tiếp nhận chất
trung gian hóa học.
+Enzim phân hủy các chất
trung gian hóa học.
-Khe xinap : ở giữa màng
trước và màng sau.
20 phút Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình truyền dẫn
truyền xung thần kinh trong một cung phản xạ
GV chuyển mục: Với cấu tạo như vậy, xinap sẽ
thực hiện chức năng dẫn truyền của mình như thế
nào? Và quá trình truyền XTK trong cung phản
xạ diễn ra, ra sao? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu Quá
trình dẫn truyền XTK trong một cung phản xạ.
GV dẫn dắt: Trong một cung phản xạ thì các
TBTK hay giữa TBTK với cơ quan đáp ứng liên
hệ nhau qua xinap. Như vậy dẫn truyền qua XTK
trong cung phản xạ cũng chính là sự dẫn truyền
XTK qua xinap.
GV: Chiếu phim về Quá trình truyền tin qua
xinap với chất trung gian hóa học là axetincolin.
Trước khi xem phim GV giới thiệu quá trình
truyền tin qua xinap gồm 3 giai đoạn. Và đưa ra
các câu hỏi định hướng sau:
- Ion nào tràn vào chùy xinap?
- Lưu ý sự biến đổi trong chùy xinap, đặc biệt là

sự biến đổi của các bóng chứa chất trung gian hóa
học?
2. Dẫn truyền XTK trong
một cung phản xạ :
(Đáp án phiếu học tập)
- Ở màng sau xinap có enzim
axetincolinesteraza phân hủy
axetincolin thành axetat và
colin. Hai chất này được đưa
trở lại màng trước để tái tổng
hợp axetincolin và được
chứa trong các bóng xinap.
*Kết luận :
Trong một cung phản xạ,
XTK chỉ dẫn truyền theo
một chiều từ cơ quan thụ
cảm đến cơ quan đáp ứng.
- Sau khi chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể
ở màng sau xinap, quá trình gì xảy ra tiếp theo?
Tiếp theo, GV phát phiếu học tập và yêu cầu HS
quan sát kỹ đoạn phim để hoàn thành phiếu học
tập.
HS xem phim.
GV: Gọi đại diện mỗi nhóm trình bày diễn biến
các giai đoạn truyền tin qua xinap. Từ đó chính
xác hóa nội dung phiếu học tập.
Trong quá trình sửa phiếu học tập, GV có thể đưa
ra thêm một số câu hỏi như sau:
GV: Vì sao ion Ca
2+

tràn vào trong chùy xinap?
HS: Do xung TK truyền đến làm thay đổi tính
thấm của màng đối với ion Ca
2+
nên Ca
2+
đi vào
chùy xinap.
GV: Vai trò của chất TGHH là gì?
HS: Làm thay đổi tính thấm của màng và xuất
hiện điện thế hoạt động ở màng sau.
GV bổ sung: CTGHH sau khi được giải phóng
làm thay đổi tính thấm của màng đối với các ion,
làm cho mang sau bị mất phân cực, đảo cực và tái
phân cực. Từ đó làm xuất hiện điện thế động lan
truyền đi tiếp và cứ thế cho tới cơ quan đáp ứng.
GV: XTK liên tục truyền đến như vậy thì liệu các
bóng chứa chất trung gian hóa học có bị cạn kiệt
không?
HS: Không. Vì có quá trình tái tạo các chất này
GV chính xác hóa câu trả lời và ghi bảng.
GV: Vậy thì tại sao trong cung phản xạ, XTK chỉ
truyền theo một chiều từ cơ quan cảm thụ đến cơ
quan đáp ứng?
HS: Vì sự chuyển giao XTK qua xinap chỉ theo
một chiều từ màng trước ra màng sau(do chỉ ở
chùy xinap mới có bóng chứa CTGHH và ở màng
sau mới có thụ thể tiếp nhận CTGHH) nên XTK
chỉ truyển theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến
cơ quan đáp ứng.

GV mở rộng: Ngoài loại xinap mà chúng ta tìm
hiểu trên còn có xinap điện cấu tạo từ kênh ion
nối giữa 3 màng tế bào nên xung TK có thể lan
truyền thẳng từ nơron này sang nơron khác.
Xinap điện không phổ biến, chỉ có ở các cơ tim,
một số cơ trơn trên thành ống tiêu hóa và khí
quản, cùng một vài vùng ở não.
GV(liên hệ thực tế) Như vậy chúng ta đã được
tìm hiểu rõ về quá trình dẫn truyền xung TK trong
cung phản xạ. Và chính quá trình này là cơ sở
khoa học để giải thích tác dụng của các loại thuốc
giảm đau và thuốc tẩy giun sán như Atropin và
Dipterex.
Atropin: Làm phong bế màng sau của xinap, mất
khả năng nhận cảm của màng xinap, XTK không
lan truyền được, làm giảm co thắt và có tác dụng
giảm đau.
Thuốc tẩy giun : Dipterex cho lợn:
Sau khi lợn uống vào, thuốc ngấm vào giun phá
hủy enzim tái tạo chất TGHH ở màng sau của
xinap, axeticolin sẽ tích tụ ở màng sau của xinap
gây hưng phấn liên tục làm cơ của giun sán co
liên tục và cứng đờ, không bám được vào niêm
mạc ruột và trôi ra ngoài.
7 phút Hoạt động 3. Tìm hiểu mã thông tin thần kinh
GV chuyển mục: Chúng ta biết rằng, kích thích
của môi trường là rất đa dạng và phong phú (AS,
AT, mùi vị,…) và khi chúng tác động lên cơ quan
thụ cảm thì đều được truyền về trung ương TK
dưới dạng các xung TK. Tuy nhiên để trung ương

TK có thể tiếp nhận, giải mã và trả lời cho ta bằng
các phản xạ chính xác thì các XTK đó phải được
mã hóa thành những mã thông tin TK. Vậy mã
thông tin TK là gì?
Để hiểu rõ hơn, ta đi sâu tìm hiểu từng loại
thông tin.
Gv: Cho ví dụ :
+ Vd1: Ánh sáng (đỏ, xanh) kích thích các tế
bào thụ cảm thị giáccác sợi thần kinh thị giác
khác nhautrung khu thị giác ở vùng chẩm.
+ Vd2: Âm thanh (cao, thấp)tế bào thụ cảm
thính giácsợi thần kinh ốc tai khác nhau
trung khu thính giác ở thùy thái dương
Gv: Đối với những thông tin mang tính chất
định tính được mã hoá bằng gì?
HS: Các thông tin có tính chất định tính thì được
mã hóa bằng các nơron riêng biệt khi bị kích
thích.
Gv: Đưa ra hai ví dụ
V d1 :
+ Nước đứng, ếch ngồi yên thì não ếch chỉ
nhận được những xung TK thưa thớt (nghĩa là
kích thích yếu (nước đứng) xung có tần số thấp
(thưa thớt))
+ Nước gợn sóng hoặc ếch chỉ nhẹ nhàng bơi
đi thì não ếch nhận được những xung TK nhiều
dày đặc hơn. (nghĩa là kích thích mạnh (nước
gợn sóng) xung có tần số cao)
Vd2:
Tế bào que có khả năng hưng phấn với ánh sáng

yếu.
II. Mã thông tin thần
kinh :
Mã thông tin thần kinh là
những thông tin từ các thụ
quan gửi về trung ương thần
kinh dưới dạng xung thần
kinh đã được mã hóa bằng
tần số xung, vị trí và số
lượng nơron hưng phấn và
được trung ương thần kinh
giải mã để nhận biết, phân
biệt thông tin một cách chính
xác.
1.Thông tin định tính :
-Ví dụ :
-Cách mã hóa : được mã hóa
chính xác bằng các nơron
riêng biệt.
Tế bào nón có khả năng hưng phấn với ánh sáng
mạnh.
Gv: Đối với những thông tin mang tính chất
định lượng được mã hoá bằng gì?
HS: Những thông tin mang tính chất định lượng
được mã hóa bằng ngưỡng kích thích và tần số
xung.
GV hỏi tiếp: Mã thông tin này có ý nghĩa như thế
nào trong đời sống người và động vật?
- Tiếp nhận và xử lí thông tin từ môi trường giúp
cơ thể phản ứng kịp thời và thích nghi với môi

trường
2. Thông tin định lượng :
-Ví dụ :
-Cách mã hóa :
+ Bằng ngưỡng kích thích.
+ Bằng tần số xung.
5. Củng cố (5’)
- Củng cố bằng câu hỏi hệ thống câu hỏi trắc ngiệm
Câu 1: Nơi nào có bóng chứa các chất trung gian hóa học:
A.Chùy xinap
B.Màng trước xinap
C.Khe xinap
D.Màng sau xinap
Câu 2: Nơi nào có chứa thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học:
A.Khe xinap
B.Màng trước xinap
C.Màng sau xinap
D.Chùy xinap
Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến các bóng chứa chất trung gian hóa học bị vỡ:
A.Do ion K
+
từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở chùy xinap
B.Do ion Ca
+
từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở chùy xinap
C.Do ion Na
+
từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở chùy xinap
D.Do ion SO
4

2-
từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở chùy xinap
Câu 4: Các giai đoạn truyền xung qua xinap là:
1.
Xung thần kinh từ cơ quan đáp ứng truyền đến làm Ca
2+ vào chùy xinap.
2. Axêtincôlin gắn vào thụ thể ở màng sau làm xuất hiện XTK lan truyền đi tiếp.
3.
Ca
2+ vào làm các bóng chứa axêtincôlin vỡ ra trong chùy xinap và giải phóng
axêtincôlin trong chùy xinap.
4
. Xung thần kinh truyền đến tận cùng mỗi sợi thần kinh làm thay đổi tính thấm của màng
đối với ion Ca
2+ làm Ca2+ vào chùy xinap.
5.
Ca
2+ vào làm các bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng
axêtincôlin vào khe xinap.
A. 2 -3 – 5 B. 4 – 5 – 2 C. 4 – 3 -1 D. 5 – 2 -1
Câu 5: Thông tin được mã hóa thành mã thông tin thần kinh bằng:
A.Tần số xung
B.Ngưỡng kích thích
C.Nơron riêng biệt
D.Cả A,B và C
6. Dặn dò (1’)
- Học bài cũ, trả lời các câu hỏi, bài tập và đọc thêm phần Em có biết ở SGK trang 115.
- Chuẩn bị bài mới Tập tính.
PHIẾU HỌC TẬP
Trường: Thứ…ngày… tháng … năm…

Lớp: Tiết:…
Nhóm:
BÀI 29. DẪN TRUYỀN XUNG THẦN KINH TRONG CUNG PHẢN XẠ
Quan sát đoạn phim và tranh vẽ về quá trình truyền tin qua xinap kết hợp nghiên cứu kiến thức
SGK để hoàn thành nội dung bảng sau:
Bảng: CÁC GIAI ĐOẠN TRUYỀN TIN QUA XINAP
Các giai đoạn Diễn biến
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
Giai đoạn 3
TỜ NGUỒN PHIẾU HỌC TẬP
Các giai đoạn Diễn biến
Giai đoạn 1 Xung thần kinh truyền đến chùy xinap làm thay đổi tính thấm của
màng nên Ca
2+
đi vào trong chùy xinap.
Giai đoạn 2 Ca
2+
vào làm các bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng sau
xinap và vỡ ra, giải phóng chất TGHH vào khe xinap.
Giai đoạn 3 Chất TGHH gắn vào thụ thể trên màng sau và làm xuất hiện điện thế
hoạt động ở màng sau, xung thần kinh lan truyền đi tiếp.

×