Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

nghiên cứu chỉ số phát triển xã hội (hdi) tại xã nà nhạn, huyện điện biên, tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 102 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
****




QUÀNG VĂN LƢỢNG



NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (HDI)
TẠI XÃ NÀ NHẠN, HUYỆN ĐIỆN BIÊN,
TỈNH ĐIỆN BIÊN



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP





Sơn La, năm 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
****





QUÀNG VĂN LƢỢNG



NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (HDI)
TẠI XÃ NÀ NHẠN, HUYỆN ĐIỆN BIÊN,
TỈNH ĐIỆN BIÊN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP



Chuyên ngành: ĐH Quản lý tài nguyên rừng và môi trƣờng
Giáo viên hƣớng dẫn: Ths. Cao Đình Sơn




Sơn La, năm 2014
MỤC LỤC

Mục lục các bảng
Danh mục các từ viết tắt
Lời cảm ơn
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Trên thế giới 3

1.2. Ở Việt Nam 6
1.3. Nhận xét và đánh giá 11
PHẦN 2: MỤC TIÊU-NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 13
2.1. Mục tiêu nghiên cứu 13
2.2. Phạm vi nghiên cứu 13
2.3. Nội dung nghiên cứu 13
2.4. Phương pháp nghiên cứu 13
2.4.1. Kế thừa tài liệu 13
2.4.2. Điều tra ngoại nghiệp 13
2.4.3. Phương pháp chuyên gia 14
2.4.4. Phương pháp nội nghiệp 14
PHẦN 3: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 16
3.1. Điều kiện tự nhiên 16
3.1.1. Vị trí địa lí, ranh giới hành chính 16
3.1.2. Địa hình, địa thế 16
3.1.3. Thổ nhưỡng 16
3.1.4. Khí hậu, thủy văn 17
3.1.4.1. Khí hậu 17
3.1.5. Tài nguyên 18
3.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội 19
3.2.1. Kinh tế 19
3.2.2. Văn hóa, giáo dục, y tế 20
3.3.Nhận xét, đánh giá. 22
3.3.1 Thuận lợi 22
3.3.2.Khó khăn 23
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25
4.1. Chỉ Số thu nhập bình quân trên đầu người tại xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên,
tỉnh Điện Biên 25
4.2. Chỉ số năm giáo dục bình quân tại xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện
Biên. 36

4.3. Chỉ số tuổi thọ tại xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 40
4.4. Chỉ Số HDI của xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 44
4.5. Kết quả phân tích SWOT 47
4.6. Một số giải pháp nhằm nâng cao chỉ số phát triển con người tại xã Nà Nhạn,
huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. 48
PHẦN 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 51
5.1. Kết luận 51
5.2. Tồn tại 51
5.3. Khuyến nghị 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ BIỂU



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Thành tựu phát triển con người (HDI) của Việt Nam giai đoạn 1995 –
2005 7
Bảng 4.1: Chỉ số thu nhập bình quân trên đầu người của xã Nà Nhạn 25
Bảng 4.2: Ngành nghề tham gia của người dân tại xã Nà Nhạn 30
Bảng 4.3: Số lao động chính trong tổng số nhân khẩu 32
Bảng 4.4: Thống kê diện tích đất canh tác của hộ gia đình 33
Bảng 4.5: Sự chênh lệnh về diện tích đất canh tác trung bình trên đầu người giữa
các bản tại xã Nà Nhạn 34
Bảng 4.6: Thống kê giới tính lao động chính của các hộ 35
Bảng 4.7: Chỉ số năm giáo dục bình quân tại xã Nà Nhạn 37
Bảng 4.8: Tỷ lệ không biết chữ ở người lớn 38
Bảng 4.9: Số người và số hộ có người đi học chuyên nghiệp 39
Bảng 4.10: Chỉ số tuổi thọ Bình quân tại xã Nà Nhạn 40
Bảng 4.11: Số người đang độ tuổi lao động bị bệnh tật tại xã 42

Bảng 4.12: Chỉ số HDI của xã Nà Nhạn 44


Danh mục các từ viết tắt

HDI Chỉ số phát triển con người (Human Development Index)
CNH Công nghiệp hóa
HĐH Hiện đại hóa
UNDP
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (United Nations
Development Programme)
LHQ Liên Hợp Quốc
HĐND Hội đồng nhân dân
TDTT Thể dục thể thao
KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình
UBND Ủy ban nhân dân
ANCT An ninh chính trị
TTATXH Trật tự an toàn xã hội

















Lời cảm ơn

Để hoàn thành được cuốn khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu chỉ số phát
triển xã hội (HDI) tại xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên”. bên
cạnh sự nỗ lực của bản thân đã vận dụng những kiến thức tiếp thu được ở
trường, tìm tòi học hỏi cũng như thu thập thông tin số liệu có liên quan đến đề
tài, em luôn nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy cô, sự giúp
đỡ của chính quyền địa phương và người dân tại các thôn bản trong thời gian
thực tập, cùng với những lời động viên khuyến khích từ phía gia đình, bạn bè
trong những lúc gặp khó khăn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Cao Đình Sơn, thầy đã trực tiếp hướng
dẫn, giúp em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Nông- Lâm, Ban giám
hiệu trường Đại học Tây Bắc, cùng toàn thể thầy cô đã tạo điều kiện cho em
thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo UBND xã Nà Nhạn và
cùng toàn thể nhân dân các bản Huổi Hẹ 2, Nà Nọi 1, Nà Nọi 2, Tà Pung 1, Tà
Pung 2, Nà Nhạn 3, Nà Pen 2, Nà Pen 4 đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập.
Mặc dù đã hết sức nỗ lực và cố gắng, nhưng kiến thức và kinh nghiệm
thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em
rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy, Cô để bài báo cáo của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, ngày 15 tháng 04 Năm 2014
Sinh viên thực hiện


Quàng Văn Lượng


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Mức phát triển của một xã hội bao hàm cơ sở hạ tầng hiện đại (cả về mặt
vật chất và thể chế) và sự chuyển đổi ra khỏi những lĩnh vực sản xuất tạo ra giá
trị tăng thấp như nông nghiệp và khai thác tài nguyên tự nhiên. Ở các quốc gia
phát triển, hệ thống kinh tế dựa trên sự tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững ở
những lĩnh vực dịch vụ, giáo dục, nghiên cứu phát triển, thông tin… Sự phát
phát triển của một đất nước được đo đạc bằng các chỉ số thống kê như tổng sản
phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người), tuổi thọ trung bình, tỷ lệ
người biết chữ… Trong thời gian gần đây chỉ số phát triển con người (HDI)
thường được dùng để định lượng tạo ra có một cái nhìn tổng quát về sự phát
triển của một quốc gia.
Vai trò của nhân tố con người được đánh giá khác nhau trong mỗi giai đoạn
phát triển của nền sản xuất xã hội. Trong một thời gian dài quan điểm truyền
thống coi nguồn lực tự nhiên là lợi thế hàng đầu, động lực vật chất là nguồn lực
của tăng trưởng và phát triển. Điều đó tạo ra xu hướng tập trung đầu tư vào
nguồn lực vật chất và khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, ngược lại việc đầu
tư phát triển nguồn lực con người cũng như lợi ích của việc đầu tư đó bị xem
nhẹ. Người ta coi tài nguyên thiên nhiên là của trời cho và vô tận, do đó chúng
thường bị sử dụng hết sức lãng phí, mức khai thác thường vượt quá mức có thể
phục hồi dẫn tới sự cạn kiệt tài nguyên, hủy hoại môi trường sống của con người
và sinh vật. Khi lợi thế trước mắt từ việc đầu tư vào khai thác các nguồn lực tự
nhiên dần mất đi thì lợi thế lâu dài từ việc đầu tư vào nguồn lực con người cũng
lộ rõ. Đặc biệt khi sau cách mạng khoa học, công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ
khi mà nền kinh tế thế giới đã và đang chuyển sang nền kinh tế tri thức, nguồn
lực con người nguồn lực, trí tuệ càng được thừa nhận vai trò trung tâm trong quá

trình phát triển. Con người vừa là chủ thể vừa là khách thể của các quá trình
phát triển. Phát triển của con người chính là sự phát triển mang tính nhân văn,
đó là sự phát triển vì con người, của con người và do con người. Phát triển con
người nhằm mục tiêu mở rộng cơ hội lựa chọn cho người dân và tạo điều kiện
để họ thực hiện sự lựa chọn đó.

2
Cùng với sự phát triển của quốc gia, tại tỉnh Điện Biên trong những năm
gần đây nhờ vào chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước, chiến lược phát
triển tại địa phương nền kinh tế xã hội cũng đang trên đà phát triển. Nhiều ngành
nghề kinh tế mới được mở rộng và phát triển, khoa học kỹ thuật được áp dụng
rộng rãi, nền kinh tế phát triển theo hướng CNH-HĐH, góp phần cải thiện cuộc
sống cho người dân, dân trí được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người tăng
lên rõ rệt người dân ngày càng được tiếp cận với những điều kiện tốt, đáp ứng
tốt và đầy đủ hơn nhu cầu cuộc sống của con người như: y tế, vui chơi, giải trí,
nghỉ dưỡng… Tuy nhiên sự phát triển giữa các địa phương không đồng đều,
nhất là ở các địa phương vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi, đời sống nhân
dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ nghèo, trình độ văn hoá, mù chữ còn cao, mức thu
nhập người dân còn thấp.
Để có một nền kinh tế phát triển, xã hội ổn định phù hợp với điều kiện sinh
thái, tự nhiên, xã hội của địa phương thì vấn đề đặt ra là cần đưa ra các giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng y tế, văn hóa giáo dục, rút ngắn khoảng cách giàu
nghèo giữa các khu vực,… Do đó việc tiến hành điều tra, đánh giá chỉ số phát
triển con người là việc làm cần thiết, có ý nghĩa. Xuất phát từ những lí do trên
tôi đã thực hiện chuyên đề tốt nghiệp: “ Nghiên cứu chỉ số phát triển xã hội
(HDI) tại xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên”. Để đánh giá sự phát
triển một cách thực tế, cụ thể, thực trạng kinh tế xã hội, cũng như tìm ra những
tồn tại khó khăn và hạn chế trong phát triển kinh tế xã hội, từ đó đưa ra những
giải pháp thích hợp, nhằm nâng cao sự phát triển tại khu vực nghiên cứu.










3
PHẦN 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Trên thế giới
Chỉ số phát triển con người (Human Development Index – HDI) là chỉ số
so sánh, định lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố
khác của các quốc gia trên thế giới. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự
phát triển của một quốc gia. Chỉ số này được phát triển bởi một nhà kinh tế gia
người Pakistan là Mahbub ul haq vào năm 1990.
HDI quan niệm, phát triển con người chính là và phải là sự phát triển mang
tính nhân văn. Ðó là sự phát triển vì con người, của con người và do con người.
Quan điểm phát triển con người nhằm mục tiêu mở rộng cơ hội lựa chọn cho
người dân và tạo điều kiện để họ thực hiện sự lựa chọn đó (có nghĩa là sự tự do).
Những lựa chọn quan trọng nhất là được sống lâu và khỏe mạnh, được học hành
và có được một cuộc sống ấm no. Năm đặc trưng của quan điểm phát triển con
người là: Con người là trung tâm của sự phát triển; người dân vừa là phương
tiện vừa là mục tiêu của phát triển; việc nâng cao vị thế của người dân (bao hàm
cả sự hưởng thụ và cống hiến); chú trọng việc tạo lập sự bình đẳng cho mọi
người dân về mọi mặt: tôn giáo, dân tộc, giới tính, quốc tịch ; tạo cơ hội lựa
chọn tốt nhất cho người dân về: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa
HDI được nhiều nước và tổ chức quốc tế chọn làm chuẩn để định lượng

giúp nhìn tổng quát về sự phát triển con người, phát triển của quốc gia. HDI là
chỉ số so sánh, định lượng về tuổi thọ, tri thức và thu nhập. HDI là thành tựu
trung bình của một quốc gia theo ba tiêu chí. Sức khỏe: Một cuộc sống dài lâu
và khỏe mạnh, đo bằng tuổi thọ trung bình với công thức: tuổi thọ trung bình trừ
đi 25. Tri thức: tỷ lệ số người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục
(tiểu học, trung học, đại học) là 2/3 tỷ lệ số người lớn biết chữ cộng với 1/3 số
học sinh tuyển vào chia cho tổng số học sinh trong cả nước. Thu nhập: Mức
sống đo bằng GDP bình quân đầu người. HDI các nước trên thế giới được xếp
theo ba hạng thấp, trung bình và cao.[13]

4
Kể từ năm 1990, cơ quan báo cáo phát triển con người của của chương
trình phát triển của Liên Hợp Quốc bắt đầu dùng chỉ số HDI để đánh giá thành
tựu phát triển con người qua ba chỉ số thành phần và thực hiện xếp thứ hạng các
nước. Về cơ bản, số liệu tổng hợp về HDI trên toàn thế giới từ thập kỉ 90 của thế
XX đến nay đã có những tiến bộ vượt bậc tuổi thọ trung bình tăng lên và đạt
mức 68,1 tuổi cho toàn thế giới (năm 2005) tỷ lệ biết chữ người lớn và tỷ lệ
nhập học các cấp cũng được tăng lên rõ rệt, GDP bình quân đầu người được cải
thiện với mức tăng trung bình năm 1% giá trị của HDI cũng thay đổi đáng kể.
Giai đoạn 2001 - 2010, trong công bố mới nhất của Liên Hiệp Quốc (LHQ)
thì Na Uy là quốc gia có Chỉ số phát triển con người (HDI) cao nhất thế giới.
Đứng cuối cùng trong danh sách này là quốc gia châu Phi Zimbabwe. Na Uy chỉ
hai lần không đạt được danh hiệu này. Chỉ số HDI thuộc Chương trình phát triển
của Liên Hiệp Quốc (UNDP) trong đó tổng hợp tất cả các mặt giáo dục, y tế,
tuổi thọ, thu nhập, bình đẳng giới của một quốc gia. Dù không đứng đầu bất
kỳ hạng mục nào nhưng chỉ số HDI của Na Uy vẫn cao nhất thế giới - 0,938. Ở
hạng mục tuổi thọ, Na Uy thua quán quân Nhật Bản, 81 tuổi so với 83,6 tuổi; ở
hạng mục thu nhập đầu người Na Uy thua Liechstenstein 58,810 USD/năm so
với 81.0111 USD/năm. Đứng tiếp theo sau Na Uy là Úc - 0,938; New Zealand -
0,907; Mỹ - 0,902; Ireland - 0,895. Từ thứ năm đến thứ 10 là Lichstenstein, Hà

Lan, Canada, Thụy Điển và Đức. Nhảy vọt trong bảng xếp hạng năm nay là Mỹ,
từ hạng 13 lên hạng tư trong khi đó Iceland - quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề
của cuộc khủng hoảng kinh tế - đã rơi từ hạng ba xuống hạng 17. Quốc gia có
thu nhập bình quân đầu người thấp nhất là Zimbabwe với 176 USD/năm. Đây
cũng là quốc gia có tình trạng lạm phát tăng đến 500 tỷ lần trong vòng hai năm
qua. Quốc gia có tuổi thọ thấp nhất là Afganistan, 44,6 tuổi. Theo UNDP, trong
vòng bốn thập kỷ qua, Oman chính là nước cải thiện được chỉ số HDI nhiều
nhất, do nâng cao chăm sóc y tế và giáo dục. Trung Quốc cũng tăng chỉ số HDI
vượt bậc so với năm 1970, chủ yếu do phát triển kinh tế. Báo cáo cũng cho biết
chỉ có ba quốc gia có chỉ số HDI thấp hơn năm 1970 là Congo, Zambia và
Zimbabwe. Việt Nam đứng thứ 113 trong tổng số 169 nước có mặt trong báo

5
cáo này của LHQ. Chỉ số HDI của Việt Nam là 0,572 trong đó tuổi thọ bình
quân 74,9; số năm đi học trung bình dao động từ thấp nhất là 5,5 năm đến 10,5
năm; thu nhập bình quân 2,995 USD/năm.[21]
Đến năm 2013 vị trí xếp hạng về HDI của các nước có sự thay đổi nhưng
đứng đầu vẫn là Na Uy (0,955), sau đó là Úc (0,938), Mỹ (0,937),… và vị trí thứ
10 trong tốp 10 nước đứng đầu là Nhật Bản (0,912).[14]
Về tuổi thọ bình quân:Thế giới đã đạt những thành tựu to lớn, mức độ tử
vong trẻ em từ năm 1960 đến năm 2003 có xu hướng giảm liên tục đặc biệt từ
những năm 80 của thế kỷ XX trở lại đây. Mức độ giảm nhanh nhất, đó là các
nước thuộc khu vực Tây Á, Nam Á, Trung Đông do những công cuộc bước đầu
của công cuộc cải cách xã hội ở các nước này. Về tuổi thọ, tuổi thọ bình quân
của tất cả các nhóm nước đều tăng (trừ khu vực Châu Phi là nghèo đói), thể hiện
được thành công trong lĩnh vực y tế của thế giới. Cao nhất trong chỉ tiêu này là
các nước phát triển với tuổi thọ đạt xấp xỉ 80 tuổi. Thấp nhất là các nước châu
phi nghèo đói, con số này chỉ dừng lại ở 47 tuổi.[6]
Tuổi thọ trung bình của nữ cao hơn nhiều so với nam. Theo báo cáo thống
kê bảo vệ sức khoẻ thế giới năm 2010 của Tổ chức Y tế Thế giới, nữ giới Nhật

Bản có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới với 86 tuổi, vị trí thứ hai thuộc về
phụ nữ các nước Pháp, Andorra và Monaco với tuổi thọ trung bình là 85
tuổi.[15]
Đến năm 2010, Phụ nữ chiếm đa số các trường hợp nhiễm HIV ở người
trưởng thành tại châu Phi cận Sahara, Bắc Phi và Trung Đông. Trong giai đoạn
1990-1995, tuổi thọ ở miền nam châu Phi - gồm các quốc gia Nam Phi,
Namibia, Botswana, Swaziland và Lesotho là 64 tuổi đối với nữ và 59 tuổi đối
với nam. Các con số này giảm xuống 51 và 49 tuổi những năm 2000-2005,
nhưng đã tăng lên 52 và 51 tuổi những năm 2005-2010. Báo cáo gần đây nhất
của LHQ cho thấy tại tất cả các khu vực trên thế giới cho thấy tuổi thọ của phụ
nữ cao hơn nam giới, thường là 5 tuổi, nhưng xu hướng tử vong của phụ nữ do
các bệnh về tim mạch cao hơn nam giới, đặc biệt là ở châu Âu.[16]

6
Tỉ lệ tử vong trên số người mắc bệnh ở bệnh nhân ung thư chung toàn thế
giới là 59,7%.[17]
Về thu nhập bình quân đầu người: Tổng giá trị thu nhập của các nước
đều tăng trong nhưng năm qua, trong đó các nước phát triển (OECD) vẫn là khu
vực bình quân đầu người cao nhất trên 30.000 USD/năm; trong khi đó các quốc
gia thuộc Châu Phi thì ngược lại có sự gia tăng không đáng kể qua các năm và
nhìn chung cư dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ. Tuy nhiên ở một số
nước chỉ số này có xu hướng giảm, các nước ở khu vực Trung Á giai đoạn từ
năm 1990 đến năm 2001 không thay đổi và có xu hướng giảm do một số biến
động về tình hình xã hội, suy thoái biến động kinh tế,…[6]
Năm 2013, theo bảng xếp hạng được Ngân hàng Thế giới (World Bank)
công bố cuối tuần trước, Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP (tính theo
ngang giá sức mua) năm ngoái đạt gần 15.700 tỷ USD. Theo sau là Trung Quốc với
khoảng 12.500 tỷ USD, Ấn Độ - 4.800 tỷ USD và Nhật Bản - 4.500 tỷ USD.[4]
Về chỉ tiêu giáo dục: số năm đến trường trung bình của người dân các
khu vực trên thế giới đều có sự gia tăng đáng kể (trừ các nước khu vực Trung

Á). Mức trung bình thế giới hiện nay là 11 năm: các khu vực thấp hơn mức
trung bình của thế giới là Nam Á, Tây Á, các nước Trung Đông và khu vực
Châu Phi nghèo đói; trong khi các nước ở khu vực Châu Âu, Châu Mỹ lại có
mức trung bình cao hơn thế giới.[6]
1.2. Ở Việt Nam
Ở việt nam chỉ số HDI được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1996, căn cứ
vào kết quả điều tra dân số năm 1996. Lần 2 dựa vào tổng điều tra dân số 1999,
được tính HDI vào năm 2001.
Nhờ chính sách và sự quan tâm tới phát triển con người của Đảng và Nhà
nước, các chỉ số HDI ở nước ta có sự tiến bộ rõ rệt, với đặc điểm nổi bật là các chỉ
số về mặt xã hội cao hơn chỉ số phát triển kinh tế. Chỉ số HDI đang tăng lên đáng
kể, vị trí về chỉ số HDI của Việt Nam so với các quốc gia được đánh giá trên thế
giới đã không ngừng tăng lên qua các năm. Thể hiện qua bảng số liệu sau:

7
Bảng 1.1: Thành tựu phát triển con ngƣời (HDI) của Việt Nam giai
đoạn 1995 – 2005
năm
Chỉ số
1995
1999
2000
2001
2003
2005
Tuổithọ trung
bình
65,2
67,4
67,8

67,8
68,6
73,7
Tỷ lệ người lớn
biết chữ
91,9
91,9
92,0
93,1
92,0
90,3
Tỷ lệ nhập học
các cấp
49,0
62,0
63,0
67,0

63,9
GDP/người
theo PPP
1.010
1.630
1.860
1.860
2.070
0,071
Chỉ số phát
triển con người
0,611

0,666
0,671
0,862
0,688
0,733
Xếp hạng HDI
121/174
110/174
108/177
101/162
109/175
105/177
(Nguồn báo cáo phát triển con người Việt Nam 2007 và VnExpress)
Giá trị HDI và thứ hạng về HDI của nước ta trong các nước và vùng lãnh
thổ tăng liên tục từ chỉ số 0,582 năm 1985 lên 0,603 năm 1990, rồi 0,611 năm
1995, 0,671 năm 2000 và đạt 0,733 năm 2005. Giá trị HDI tăng phản ánh mức
tăng về tuổi thọ từ 67,8 năm 2000 lên 73,7 năm 2005 và GDP theo đầu người
tăng từ 1.860 năm 2000 lên 2.070 năm 2003 và 3.071 vào năm 2005.
Xếp hạng HDI của Việt Nam trong các nước và vùng lãnh thổ liên tục tăng
lên. Xếp hạng HDI của Việt Nam trong các nước và vùng lãnh thổ đã tăng từ
120/174 quốc gia năm 1992 lên 105/177 quốc gia trong năm 2005. Giá trị HDI
của Việt Nam đã tăng từ thứ 7 lên thứ 6 trong các quốc gia Asean. Ở Châu Á,
giá trị HDI của VIệt Nam giá trị HDI Việt Nam đã tăng từ 32 lên 28.[6]
Trong khu vực Đông Nam Á, HDI của Việt Nam năm 1995 đứng thứ 7/10,
năm 2000 thứ 6/10, năm 2002 xuống đứng thứ 7/10 năm 2003 lên đứng thứ
6/10, năm 2005, 2006, 2007, 2008 đứng thứ 7/11.
Trong số 169 nước và vùng lãnh thổ có số liệu so sánh về HDI, Việt Nam
thuộc nhóm phát triển con người trung bình (nhóm này có 42 nước).[8]

8

Trong năm 2009, theo công bố của LHQ, Việt Nam đứng thứ 116 thuộc
nhóm có HDI trung bình.[18]
Năm 2012, Việt Nam đứng thứ 127 trong tổng số 187 quốc gia nằm trong
nhóm xếp hạng trung bình về phát triển con người. Nhận định của Liên hợp
quốc chỉ ra rằng: Tăng trưởng kinh tế không tự chuyển thành tiến bộ về phát
triển con người, các chính sách hỗ trợ người nghèo và sự đầu tư thích đáng tập
trung vào các lĩnh vực như giáo dục, dinh dưỡng, y tế và các kỹ năng lao động
có thể giúp tăng khả năng tiếp cận việc làm và tạo cơ sở cho phát triển bền
vững.[22]
Về tuổi thọ trung bình:Phát biểu tại Hội nghị bà Nguyễn Thị Kim Tiến-
Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết: Sau 10 năm thực hiện Pháp lệnh dân số đã góp phần
quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Các chỉ tiêu về
dân số cơ bản đã đạt được mục tiêu đề ra, mức sinh thay thế ổn định liên tục
trong nhiều năm. Tuổi thọ bình quân tăng từ 40 tuổi (năm 1960) lên 73 tuổi
(năm 2012). Tỷ lệ tăng dân số giảm từ 3,5% (năm 1960) xuống còn 1,06% năm
2012.[19]
Tỷ lệ nghèo giảm mỗi năm khoảng 2%. Số cơ sở khám chữa bệnh công lập
đến năm 2009 có 13.450, tăng 333 cơ sở so với năm 2000. Số giường bệnh năm
2009 đạt 232,9 nghìn, tăng 40,9 nghìn; bình quân 1 vạn dân đạt 27,1, tăng 2,4
giường; số bác sỹ đạt 60,8 nghìn, tăng 21,6 nghìn; bình quân 1 vạn dân đạt 7,1
bác sỹ, tăng 2,1 bác sỹ. Đó là chưa kể số cơ sở, số giường bệnh, số bác sỹ của
các cơ sở ngoài công lập đã phát triển với tốc độ nhanh trong những năm qua.
Tỷ suất chết (của người mẹ trong thời gian thai sản; của trẻ em dưới 1 tuổi;
của trẻ em dưới 5 tuổi), tỷ lệ trẻ sơ sinh có trọng lượng dưới 2.500 gram, tỷ lệ
trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, số ca mắc/số người chết do bệnh truyền
nhiễm gây dịch,… đã giảm. Tỷ lệ trạm y tế xã/phường/thị trấn có bác sỹ, có
nhân viên hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi, đạt chuẩn quốc gia về y tế, tỷ lệ trẻ em dưới
1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine đã tăng lên.[8]
Tuy nhiên ngoài những thành tựu trên thì cũng có những tồn tại và thách
thức làm giảm tuổi thọ như bệnh tật, vệ sinh an toàn thực phẩm,… Tỉ lệ mới


9
mắc chung của ung thư ở nam giới Việt Nam ước tính năm 2010 là
181,3/100.000, cao hơn nhiều so với năm 2000 là 146,6/100.000. Ở nữ giới, tỉ lệ
này gia tăng nhanh không kém khi ước tính năm 2010 là 134,9/100.000, trong
khi năm 2000 là 101,6/100.000.[11]
Ô nhiễm môi trường cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người.
Đó là những căn bệnh nguy hiểm có nguyên nhân sâu xa từ môi trường và cách
sống của con người như AIDS, các bệnh ung thư, sức khỏe con người ngày càng
bị đe dọa do ô nhiễm khí tiếng ồn, tắc nghén giao thông và các căn nguyên
khác.[2] Tình trạng ô nhiễm môi trường của đất nước chưa cải thiện, ô nhiễm
môi trường khá nghiêm trọng ở các khu vực đô thị và khu công nghiệp, nạn phá
rừng đang xảy ra, lũ quét, ngập lụt và hạn hán xảy ra thường xuyên, ô nhiễm
thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất tràn lan…
Theo điều tra gần đây nhất (2008) của Viện Tim mạch Việt Nam, thì tỷ lệ
tăng huyết áp của những người từ 25 tuổi trở lên ở nước ta đã là 25,1%.[4]
Về giáo dục: Tri thức được biểu hiện ở 2 chỉ số chi tiết, đó là số năm đi học
trung bình của người lớn và số năm đi học kỳ vọng. Số năm đi học trung bình
của Việt Nam đạt 5,5 năm và là mức thấp hơn so với thế giới (nhóm nước trung
bình đạt 6,3 năm).[8]
Chỉ số giáo dục cũng có giá trị rất thấp. Nguyên nhân chính làm chỉ số này
có giá trị thấp, theo tính toán ở trên, là số năm đến trường trung bình của người
dân (từ 25 tuổi trở lên) chỉ đạt mức 5,5 năm, tức là vừa qua bậc tiểu học được
nửa năm. Từ năm 2000, Việt Nam đã công bố đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ
và phổ cập tiểu học. Năm học 2002-2003, tỉ lệ biết chữ ở người trong độ tuổi 15-
24 đạt mức 95% với số năm học trung bình là 7,3 năm.[12]
Về thu nhập bình quân trên đầu người: Giai đoạn 2000 - 2008 gần 10
năm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam liên tục giữ ở mức cao, tốc độ tăng
GDP bình quân giai đoạn 2000 - 2008 là 7,56%/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh té
cao trong khi tốc độ tăng dân số được kìm hãm, dẫn đến mức thu nhập GDP

bình quân đầu người mỗi năm một tăng. Nếu năm 2000, GDP trên dầu người

10
của Việt Nam chỉ khoảng 300 USD, thì đến năm 2007, GDP/người đã đạt 1024
USD, tăng trên 3 lần. GDP/người năm 2009 đạt 1.060 USD.[5]
Giai đoạn 2001-2010, một mức thu nhập bình quân của dân cư tăng lên rõ
rệt. Chúng ta đã đạt mục tiêu tăng trưởng nhanh xem như là tiêu điểm số một,
nếu không kể 3 năm cuối do ảnh hưởng đáng kể của khủng hoảng kinh tế toàn
cầu, nhìn chung chúng ta đã duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh (từ 7% trở lên).
Bình quân giai đoạn 2001-2010 đạt 7,25%. Báo cáo về phát triển con người năm
2010 của LHQ đã công nhận Việt Nam là một trong 10 nước đạt thành tựu lớn
nhất về tăng trưởng kinh tế. Thành tựu về tăng chỉ số phát triển con người của
Việt Nam thật đáng ghi nhận trong bối cảnh ảm đạm về phát triển con người trên
toàn thế giới. Năm 2005, 18 nước với 460 triệu dân ở khu vực cận Xa-ha-ra của
châu Phi và Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) bị thụt lùi về chỉ số HDI. So
sánh với các nước có cùng trình độ phát triển về kinh tế và thu nhập, Việt Nam
được coi là một thí dụ tiêu biểu cho sự thành công về khả năng cân bằng giữa
phát triển kinh tế và phát triển con người. Cùng là những nước có chỉ số tương
đương, chỉ số phát triển con người của Việt Nam ở dẳng cấp khác. Đạt được
thành tựu này là do Đảng và nhà nước ta đã thực hiện nhất quán chủ trương gắn
tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội ngay từng bước phát
triển, chú trọng nhân tố con người. Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam Jordan
Ryan đánh giá cao những thành công của Việt Nam trong việc bảo đảm công
bằng xã hội, thực hiện tốt công tác xã đói, giảm nghèo.[20]
Từ những số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, GDP bình quân đầu
người tính bằng USD theo tỷ giá thực tế bình quân năm 2013 sẽ đạt 1.960 USD
(tăng 12,1% so với năm 2012). Tổng GDP của Việt Nam năm 2013 tính bằng
USD theo tỷ giá hối đoái bình quân sẽ đạt xấp xỉ 176 tỷ USD, tăng 13,2% so với
năm 2012.
Nhiều chính sách đã được đưa ra và áp dụng góp phần tạo việc làm và thu

nhập cho người dân. Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách liên quan để cải thiện
tất cả các khía cạnh đời sống của dân tộc thiểu số.[3]

11
Tuy nhiên, chỉ số HDI của nước ta trong những năm gần đây đang ở tình
trạng có các chỉ số thành phần vận động không đều: Giữa chỉ số tuổi thọ và chỉ
số kinh tế có tăng lên, song giai đoạn 2001-2005, chỉ số giáo dục giảm đi bằng
3/5 mức tăng của của chỉ số kinh tế. Lấy giá trị HDI mà ta đang đạt năm 2005,
đem so sánh với các nước khác đặc biệt so sánh với nước trong khu vực thì chỉ
số HDI nước ta vẫn thấp, ví dụ xét năm 2005 chỉ đạt 0,714, Malaysia đạt giá trị
này trước nước ta 17 năm, Philippines trước 17 năm, Thái Lan trước 14 năm,
Trung Quốc trước 6 năm.[9]
1.3. Nhận xét và đánh giá
Từ những nghiên cứu trên thế giới và Việt nam cho thấy chỉ số HDI là căn
cứ để so sánh, đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia qua các thời kỳ khác
nhau. Chỉ số HDI là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển con người trên
các mặt thu nhập, tri thức và sức khoẻ.
Ở trên thế giới và ở Việt Nam đã nghiên cứu về chỉ số HDI nhưng ở phạm
vi rộng, nhiều nghiên cứu đã đi sâu vào từng chỉ tiêu ảnh hưởng tới HDI nhưng
chủ yếu ở các thành phố, vùng kinh tế,… hay tập trung ở những nước phát triển,
việc nghiên cứu ở các vùng núi, điều kiện kinh tế xã hội khó khăn còn ít nên
chưa đánh giá được một cách cụ thể ở các vùng đó.
Điện Biên trong những năm trở lại đây đã có nhiều đổi mới, kinh tế đang
trên đà phát triển, đời sống nhân dân dần được cải thiện, thu nhập nâng cao, vấn
đề sức khỏe ngày càng được chú trọng, điều kiện giáo dục được nâng lên những
bước đáng kể…Tuy nhiên Điện Biên là vùng núi phát triển kinh tế xã hội giữa
các huyện, xã là không đồng đều, đặc biệt là các vùng sâu, vùng sa, đời sống
người dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí vẫn còn thấp, việc tiếp cận với
các dịch vụ như y tế, văn hóa công nghệ thông tin còn hạn chế.
Nà Nhạn là một xã vùng ngoài của thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện

Biên, điều kiện kinh tế xã hội còn gập nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật
còn hạn chế, đời sống nhân dân phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, một phần
nhỏ từ lâm nghiệp và các ngành nghề khác,… Hiện nay chưa có nghiên cứu nào
về chỉ số (HDI) tại địa bàn xã. Từ thực tế nêu trên cần phải đưa ra các giải pháp

12
nhằm phát triển kinh tế một cách đồng đều, nâng cao chất lượng cuộc sống, y tế,
văn hóa giáo dục, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các khu vực phù hợp
với xu thế phát triển chung của đất nước đồng thời phù hợp điều kiện sinh thái,
tự nhiên xã hội của địa phương thì mà… Xuất phát từ những lí do trên tôi đã tiến
hành nghiên cứu chỉ số phát triển xã hội (HDI) tại xã Nà Nhạn, huyện Điện
Biên, tỉnh Điện Biên.

13
PHẦN 2
MỤC TIÊU - NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các chỉ số phát triển kinh tế xã hội tại xã Nà Nhạn.
- Đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu.
- Xác định một số giải pháp nhằm nâng cao chỉ số phát triển kinh tế xã hội
tại địa phương.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Một số bản tại tại xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu chỉ số về thu nhập bình quân trên đầu người xã Nà Nhạn,
huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
- Nghiên cứu chỉ số về chỉ số giáo dục tại xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên,
tỉnh Điện Biên.
- Nghiên cứu chỉ số về tuổi thọ tại xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên, tỉnh

Điện Biên.
- Nghiên cứu chỉ số xã hội (HDI) xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên, tỉnh
Điện Biên.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chỉ số phát triển con người tại xã
Nà Nhạn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Kế thừa tài liệu
- Tham khảo một số tài liệu về điều kiện tư nhiên, dân số, kinh tế của địa
phương.
- Tham khảo một số tài liệu nghiên cứu về chỉ số phát triển con người đã
thực hiện.
2.4.2. Điều tra ngoại nghiệp
- Mỗi bản tiến hành phỏng vấn 30 hộ theo phương pháp ngẫu nhiên (gồm
các gia đình có thu nhập: khá, trung bình, nghèo)

14
- Sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia, sử dụng bộ
công cụ PRA.
2.4.3. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu về chỉ số HDI.
2.4.4. Phương pháp nội nghiệp
- Sử dụng phần mềm Excel.
- Dựa vào chỉ số HDI (do chương trình môi trường thế giới đưa ra) để đánh
giá tình hình phát triển tại địa phương thông qua các chỉ số:chỉ số tuổi thọ, chỉ số
năm giáo dục bình quân, chỉ số thu nhập bình quân trên đầu người(GDP).
* Chỉ số tuổi thọ:
Chỉ số về tuổi thọ trung bình của người dân, phản ánh chất lượng môi
trường và điều kiện sống của dân cư.
Chỉ số tuổi thọ=
2585

25

ngbinhTuoithotru
(2-1)


* Chỉ số năm giáo dục bình quân:
Chỉ số về số năm giáo dục bình quân và trình độ văn hóa của dân cư, phản
ánh tiềm năng phát triển trong tương lai.
Chỉ số năm giáo dục bình quân =
iledihocchisotongtnhuonguoilochisobietc
3
1
3
2


(2-2)
trong đó ta có:
+ Chỉ số biết chữ ở người lớn =
0100
0

tchusonguoibie
(2-3)
+ Chỉ số tổng tỉ lệ biết chữ=
0100
sinh

dihococtongluonghTisokethop

(2-4)
(Tỉ số kết hợp tổng lượng học sinh đi học:tiểu học, trung học, cao đẳng, đại học)
* Chỉ số thu nhập bình quân trên đầu người(GDP):
Chỉ số thu nhập bình quân trên đầu người, phản ánh khả năng tăng trưởng
kinh tế.

15
GDP =
)100log(
)40000log(
)100log(









nguoi
GDP
Log
(2-5)
* Chỉ số HDI
HDI là chỉ số so sánh, định lượng về tuổi thọ, tri thức và thu nhập.
oitrendaunguapbinhquanchisothunhuanaoducbinhqchisonamgihochisotuoitHDI
3
1
3

1
3
1


Các mức đánh giá chỉ số HDI
+ Chỉ số HDI ở mức thấp: < 0,5
+ Chỉ số HDI ở mức trung bình từ 0,5 - 0,799
+ Chỉ số HDI ở mức cao: > 0,8
- Phân tích SWOT
Thuận lợi
Khó khăn
Cơ hội
Thách thức















16

PHẦN 3
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lí, ranh giới hành chính
Nà Nhạn là xã vùng ngoài của huyện Điện Biên, cách trung tâm thành phố
Điện Biên Phủ 25 km về phía Đông Bắc theo quốc lộ 279 Điện Biên - Tuần
Giáo. Có tọa độ địa lí như sau:
Từ 21
o
29’47’’ đến 21
o
37’12’’ vĩ độ Bắc
Từ 103
o
3’54’’ đến 103
o
9’42’’ kinh độ Đông
Với tổng diện tích đất tự nhiên là 7681 ha địa hình của xã chủ yếu là đồi
núi cao.
Toàn xã có 23 thôn bản: Nà Ngám 1, 2, 3, 4, Huổi hẹ 1, 2, Nà Nọi 1, 2, Tà
Pung 1, 2, Nà Nhạn 1, 2, 3, 4, Nà Pen 1, 2, 3, 4, Nặm Khẩu Hú, Huổi Chổn,
Huổi Hộc, Pá Khôm 1, 2 và xã có địa giới hành chính giáp với các xã như sau:
- Phía Đông giáp xã Mường phăng và xã Pá Khoang.
- Phía Tây giáp xã Mường Pồn và xã Hua Thanh.
- Phía Nam giáp xã Thanh Minh - T.P Điện Biên Phủ.
- Phía Bắc giáp xã Nà Tấu, huyện Điện Biên.
3.1.2. Địa hình, địa thế
Là xã vùng cao có địa hình tương đối phức tạp bao gồm cả núi cao, núi
trung bình, độ dốc lớn, chia cắt mạnh có độ cao trung bình khoảng 600m so với
mặt nước biển về mặt địa thế nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

3.1.3. Thổ nhưỡng
Quỹ đất sản xuất Nông - Lâm nghiệp gồm những nhóm đất khác
nhau.Theo tài liệu điều tra trên địa bàn xã Nà Nhạn có tổng diện tích tự nhiên là
7681 ha,bao gồm các loại đất sau:
A. Nhóm đất đỏ vàng
Đất vàng nhạt trên đá cát Fq chiếm 20% tổng diện tích tự nhiên.
B. Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi
Đất mùn vàng đỏ trên đá sét Hs chiếm 30% tổng diện tích tự nhiên.

17
Đất mùn vàng đỏ trên đá macsma axit Ha chiếm 50% tổng diện tích tự
nhiên.
3.1.4. Khí hậu, thủy văn
3.1.4.1. Khí hậu
Xã Nà Nhạn mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng cao Tây
Bắc được chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 4 đến
tháng 10 hàng năm, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau, khí hậu khô hanh rét và mưa ít.
- Chế độ nhiệt:
+Nhiệt độ trung bình trong năm vào khoảng 21,6
o
C
+ Nhiệt độ tối cao là 38
o
C
+ Nhiệt độ tối thấp là 5
o
C
Số ngày nắng trung bình trong năm khoảng 100 ngày/ năm.
- Chế độ mưa:

+ Lượng mưa trong năm từ 1500-2200 mm/ năm.Lượng mưa khá cao
nhưng phân bố không đồng đều, mưa lơn thường tập trung vào tháng 5 đến
tháng 9 hàng năm (nhất là 3 tháng 6,7,8 lượng mưa chiếm 80% lượng mưa trong
năm tập trung vào các tháng này).
+ Số ngày mưa trong năm vào khoảng 123 ngày, trong năm có 6 tháng
lượng mưa trung bình dưới 80 mm/ tháng. Vì vậy việc chống xói mòn rửa trôi
cho đất trong mùa mưa và giữ ẩm trong mùa khô là rất cần thiết.
- Lượng nước bốc hơi:Lượng nước bốc hơi trung bình trong năm khoảng
889,6 mm / năm, lượng nước bốc hơi mạnh nhất vào các tháng từ tháng 3 đến
tháng 6 hàng năm binh quân mỗi tháng gần 100mm.
- Độ ẩm, không khí: Độ ẩm trung bình 83%, tháng 3 có độ ẩm thấp nhất (78%).
3.1.4.2. Thủy văn
Là xã có địa hình núi cao, chia cắt mạnh mùa mưa đến lưu tốc dòng chảy của
các con suối lớn, chảy mạnh về mùa khô ít mưa nhiều khe suối nhỏ cạn nước.
Nguồn nước mặt cơ bản của xã Nà Nhạn là hệ thống khe, suối tự nhiên đầu
nguồn sông Nậm Rốm, bắt nguồn từ dãy núi giữa Nà Tấu và Mường Phăng chảy

18
qua xã Nà Tấu rồi chảy vào địa phận của xã theo hướng Đông Bắc - Tây Nam,
là nguồn nước chính phụ vụ sản xuất,sinh hoạt của nhân dân trong xã. Hệ thống
các khe suối nhỏ của xã có nhiều nhưng lượng nước phụ thuộc theo từng mùa,
phần lớn chỉ có nước vào mùa mưa, mùa khô thì cạn kiệt.
Lượng nước mặt của xã là rất ít, lượng nước phân bố không đều vào các
mùa trong năm, mùa mưa thì có thể đắp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất và sinh
hoạt cho nhân dân. Mùa khô thì khan hiếm, hiện tượng thiếu nước xảy ra đặc
biệt là các bản vùng cao.
3.1.5. Tài nguyên
3.1.5.1. Tài nguyên đất
Tài nguyên đất Đất đai của xã được hình thành từ quá trình phong hóa lâu
đời của các loại đá trầm tích được chia thành 6 loại chính. Xã Nà Nhạn với tổng

diện tích tự nhiên khoảng 7669,81 ha và được phân bổ như sau: đất sản xuất
nông nghiệp là 1155,73 ha, đất lâm nghiệp là 4503,97 ha , đất thủy sản 5,96 ha,
đất phi nông nghiệp là 201,04 ha, đất chưa sử dụng là 1826,47 ha.
3.1.5.2. Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của xã rất rồi dào có nhiều khe suối lưu lượng nước đều
cùng chảy về một nơi thuận lợi cho người dân sinh hoạt hàng ngày và cung cấp
nước cho tưới tiêu nông lâm nghiệp. Xã nằm trên thượng nguồn của con sông
Nậm Rốm chảy về phía thành phố Điện Biên.
3.1.5.3. Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng Trên địa bàn xã hiện tại có 4503,97 ha đất lâm nghiệp
trong đó 379,63 ha là rừng sản xuất, 4124,34 ha là rừng đặc rụng đây là diện tích
rừng khá ít so với một xã miền núi, trên địa bàn xã hầu như không còn động vật
rừng có kích thước lớn như lợn rừng, hươu nai , các loài chim cũng rất hiếm
gặp do săn bắt quá nhiều,chỉ còn các loài thú nhỏ, chim nhỏ ít có giá trị, trong
tương lai việc trồng và khai thác hợp lý các tài nguyên này sẽ làm cho các nguồn
tài nguyên được phụ hồi.


×