Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

lễ hội chùa hương ở xã hương sơn, huyện mĩ đức, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 50 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC




ĐOÀN THỊ MÂY




LỄ HỘI CHÙA HƢƠNG Ở XÃ HƢƠNG SƠN,
HUYỆN MĨ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC





SƠN LA, NĂM 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC





ĐOÀN THỊ MÂY




LỄ HỘI CHÙA HƢƠNG Ở XÃ HƢƠNG SƠN,
HUYỆN MĨ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI


Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Phí Thị Toan




SƠN LA, NĂM 2014
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được khóa luận này em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ
của phòng nghiên cứu khoa học - trường ĐH Tây Bắc và các thầy cô trong khoa Sử
- Địa. Đặc biệt là em xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Phí Thị Toan -
Giảng viên khoa Sử - Địa đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Qua đây tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ cúa các bạn trong lớp đã giúp đỡ cho
tôi về mặt tài liệu và tinh thần để tôi thực hiện khóa luận này.
Do hạn chế về mặt tài liệu nên tôi không tránh khỏi những thiếu sót mong
nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn !

Sơn La, tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Đoàn Thị Mây
















MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và đóng góp đề tài 3
2.1. Đối tượng 3
2.2. Phạm vi nghiên cứu 3
2.3 Đóng góp đề tài 3
4. Nguồn tư liệu – phương pháp nghiên cứu 4
5. Bố cục khóa luận 3

CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ XÃ HƢƠNG SƠN, HUYỆN MĨ ĐỨC,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI 5
1.1. Vài nét về vị trí địa lí và con người 5
1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 9
1.3. Truyền thống cách mạng 11
CHƢƠNG 2: LỄ HỘI CHÙA HƢƠNG Ở XÃ HƢƠNG SƠN, HUYỆN MỸ
ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 15
2.1. Khái quát chung về di tích chùa Hương 15
2.2. Lễ hội chùa Hương 31
2.2.1. Phần lễ chùa Hương 33
2.2.2 Phần hội chùa Hương 38
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ LỄ HỘI CHÙA HƢƠNG . 38
3.1. Ý nghĩa của lễ hội 38
3.2. Tiềm năng phát triển du lịch của lễ hội chùa Hương 41
KẾT LUẬN……………………………………… ………………………….49
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………… …….50

1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Hương Sơn là vùng quê yên bình và hiền hòa thuộc huyện Mĩ Đức, Thành
phố Hà Nội. địa danh quen thuộc với người dân Việt Nam và nước ngoài,
Hương Sơn là vùng di tích lịch sử - văn hóa – thắng cảnh nổi tiếng lâu đời, được
tôn danh là: “Nam thiên đệ nhất động” một di tích lịch sử quốc gia với Hương
Tích, Thiên Chù…
Hương Sơn có lịch sử phát triển lâu đời và giàu truyền thống văn hóa và
cách mạng. Nơi đây chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quốc gia dân tộc, là cái nôi
của nền Việt cổ với di chỉ văn hóa Hòa Bình. Các giá trị của vùng đất truyền
thống vùng đất Hương Sơn rạng nối tiếp và bồi đắp trong thời kì đấu tranh cách

mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Để có vùng quê trù phú, yên bình hôm nay là quá trình đấu tranh với
thiên tai, địch họa kiên cường bền bỉ của thế hệ nhân dân Hương Sơn. Trong
dòng chảy lịch sử ấy đã bồi tụ, hun đúc bản sắc văn hóa bản địa với giá trị
truyền thống quý báu.
Lễ hội là đối tượng quan trọng của nền văn hóa dân tộc, có ý nghĩa vô
cùng quan trọng trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của con người, đồng
thời phản ánh rõ nét sinh hoạt tín gưỡng của người Việt. Vì vậy từ lâu lễ hội
không chỉ là đối tượng nghiên cứu của các nhà văn hóa, các nhà dân tộc mà còn
là nghiên cứu cảu các nhà sử học.
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, không khí trong khu vưc mà
trên toàn thế giới dang tập trung phát triển kinh tế theo xu hướng: “Công nghiệp
hóa – hiện đại hóa” mà vô tình làm mai một đi giá trị truyền thống, ngày nay
trong lễ hội cũng được cải thiện nhiều cho phù hợp với nèn kinh tế thị trường mà
lãng quên đi nguyên tắc vốn có. Do đó việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc
là nhiệm vụ quan trọng của tất cả người Việt. Trong văn kiện Đại hội X của
Đảng chỉ rõ: “xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp
ứng yêu cầu phat triển của con người và xã hội tạo được đẩy mạnh phát triển

2
công nghiệp hóa hiện đại hóa” và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc: hòa nhập
nhưng không hào tan. Cho nên việc đi sâu tìm hiểu lễ hội chùa Hương nhằm
mục đích phần nào kiên trì, phát huy truyền thống văn hóa mang đậm bản sắc
dân tộc và yếu tố tích cực của lễ hội trong đời sống hiện nay.
Lễ hội là đối tượng quan trọng của sử học, có ý nghĩa hết sức quan trọng
trong đời sống vật chất cũng như tình cảm của con người. Nó gắn liền quá khú
với hiện tại, chính vì vậy ở từng địa phương mới nhận thấy dược vai trò và tầm
quan trong của mình. Việc nghiên cứu tìm hiểu lễ hội chùa Hương không nằm
ngoài lí do đó.
Không giống bất kì nơi nào chùa Hương là một tập hợp nhiều đền chùa

hang động gắn liền với núi rừng và trở thành một quần thể thắng cảnh rộng lớn,
với một kiến trúc hài hòa với thiên nhiên nhân tạo, tạo hóa đã khéo tây bày đặt
nơi đây núi non sông nước hiền hòa và con người đã thổi hồn mình vào những
điều kì diệu đó, nó trở nên linh động và nhiều mầu sắc, chính đó đã tạo nên một
nét văn hóa.
Lễ hội chùa Hương là mảng nghiên cứu khoa học đã được rất nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm và đã có không ít công trình, bài viết về vấn đè này. Thế
nhưng, vẫn còn có những ban khoăn, trăn trở.
Với mục đích và ý nghĩa to lớn mà giờ đây “Lễ hội chùa Hương” còn
khẳng định không chỉ là lễ hội văn hóa lớn mà là một nơi tham quan về đất
nước, con người, nơi địa linh thắng cảnh sơn thủy hữu tình. Trên những lý do
đó, tôi quyết định chọn vấn đề: “Lễ hội chùa Hương ở xã Hương Sơn, huyện Mĩ
Đức, thành phố Hà Nội "làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử vấn đề
Hiện nay việc nghiên cứu các lễ hội ở Việt Nam đã được sự quan tâm giới
thiệu nghiên cứu, tới nay có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu “Lễ hội chùa
Hương ở xã Hương Sơn, huyện Mĩ Đức, thành phố Hà Nội” song lại theo nhiều
hướng khác nhau, tiêu biểu như:
Cuốn “Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Hương Sơn”, NXB Chính trị -
hành chính, đã dựng lại một cách khái quát những nét chính trong tiến trình lịch

3
sử của xã, tái hiện phần nào trong lịch sử hào hùng và oanh liệt về quá trình của
xã, vùng đất, con người, quá trình lâu đời và lãnh đạo phong trào cách mạng của
tổ chức đảng giúp cho thế hệ trẻ thêm hiểu, thêm yêu mảnh đất, con người và
truyền thống cách mạng vững tin vào sự nghiêp đổi mới.
Văn bản trả lời câu hỏi về “Phong tục tế lễ thần thánh” do viện Hán Nôm
thực hiện, tác giả Phạm Văn Thắm dịch đã nói khá chi tiết về lễ hội.
Cuốn “Di tích lịch sử văn hóa và danh thắng chùa Hương”, tác giả Nguyễn Tuấn
Anh dịch nhằm cung cấp thông tin thiết thực nhất đến quý khách khi đến thăm

quần thể di tích chùa Hương.
Cuốn “Lịch sử chùa Hương tích” Nguyễn Đức Bảng đã nói lên lịch sử xây
dựng chùa Hương tích để trở thành nơi địa linh cảnh đẹp, sơn thủy hữu tình.
Chùa Hương mang dấu ấn tâm linh, tín ngưỡng dân gian mang đậm đà bản sắc
dân tộc.
Tuy nhiên, những bài viết, những công trình nghiên cứu trên chỉ dừng lại
ở một góc độ, một khía cạnh nhất định qua cái nhìn của từng tác giả do đó
không mang tính tổng thể của lễ hội chùa Hương. Vì thế tôi chọn đề tài này để
nghên cứu, chỉ ra: Lịch sử hình thành, nội dung, ý nghĩa của “Lễ hội chùa
Hương ở xã Hương Sơn, huyện Mĩ Đức, thành phố Hà Nội”.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và đóng góp đề tài
3.1 Đối tƣợng
Như tên gọi của đề tài tôi chỉ tập trung vào việc tìm hiểu nghiên cứu về “
Lễ hội chùa Hương ở xã Hương Sơn, huyện Mĩ Đức, thành phố Hà Nội”.
3.2 Đóng góp đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm khôi phục lại một cách tổng thể, toàn diện về
lễ hội chùa Hương giúp nhân dân, chính quyền địa phương có cách nhìn đúng
đắn về lễ hội.
Đề tài giúp ai quan tâm hơn về lễ hội văn háo, tăng cường giao lưu, hiểu
biết lẫn nhau giữa địa phương này với địa phương khác
3.3 Phạm vi nghiên cứu

4
Đề tài được tiến hành trong phạm vi nghiên cứu là: nguồn gốc, nội dung
và ý nghĩa của lễ hội chùa Hương ở xã Hương Sơn, huyện Mĩ Đức, thành phố
Hà Nội.
4. Nguồn tƣ liệu – phƣơng pháp nghiên cứu
Do tính chất của đề tài nên tôi đã vận dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét và đánh giá các vấn đề thuộc
lĩnh vực nghiên cứu.

Phương pháp được vận dụng cụ thể là phương pháp truyền thống đó là:
phương pháp lịch sử, phương pháp logic, ngoài ra còn sử dụng phương pháp
như: phân tích, so sánh… để nghiên cứu vấn đề.
.5. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận gồm
3 chương:
Chương 1: Khái quát về xã Hương Sơn, huyện Mĩ Đức, thành phố Hà Nội
Chương 2: Lễ hội chùa Hương ở xã Hương Sơn, huyện Mĩ Đức, thành
phố Hà Nội.
Chương 3: Một số vấn đề rút ra từ lễ hội chùa Hương.









5
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ XÃ HƢƠNG SƠN, HUYỆN MĨ ĐỨC,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1.1. Vài nét về vị trí địa lí và con ngƣời
Hương Sơn nằm ơ vùng đất trũng, cực nam huyện Mĩ Đức, thành phố Hà
Nội, nơi giáp ranh của 4 huyện, 3 tỉnh: Mĩ Đức với Ứng Hòa (Hà Nội), Kim
Bảng (Hà Nam), Lạc thủy (Hòa Bình).
Vùng rừng núi Hương Sơn có địa thế hiểm yếu, chân núi phía tây giáp Hòa Bình
là đường 21A nối liền Hà Đông – Hòa Bình với Ninh Bình – Thanh Hóa. Xưa là
đường Thượng Đạo một huyết mạch thời Lý, Trần, Lê.

Vào những thế kỉ trước,nơi đây là rừng cây rậm rạp bao phủ, đi lại khó
khăn, dân cư sinh sống khá biệt lập với cùng các dân cư khác. Từ sườn núi phía
đông sang phía tây gặp đường 21A là 5 và 6 dãy núi, qua các ngả đường quèn:
như quèn Côm, quèn Cây Khế, quèn Đầu Voi, quèn Thung Hội, quèn Vồng để
đi ra tới các điểm dân cư nằm ven sông Đáy phải nội qua chằm chằm và một
thôi đường chừng 4,5km.
Xã Hương Sơn nằm trên bãi bồi sông Đáy, hai phía Đông và phía Nam là
hai dòng sông Đáy uốn lượn ôm trọn lấy vùng đất này và trở phù sa về làm giàu
đất đai cảu các cánh đồng, dòng sông Đáy kéo dài từ đầu làng Hòa Đoạn rồi uốn
lượn ôm lấy bãi Nương (Tiên Mai), vòng về ấp Tân Sơn cuối làng Phúc Yên
6km. sông Đáy cũng là địa giới tự nhiên giữ Hương Sơn với các xã Hồng Quang
(Ứng Hòa), Tượng Lĩnh (Kim Bảng). Phía bắc giáp xã Hùng Tiến, xưa có sông
Thường Vệ cắt chéo từ Tây Bắc sang Đông Nam, sách “Đại Nam nhất thống
chí” có nhắc tới cửa sông Đục Khê.
Diện tích tự nhiên của xã Hương Sơn là 4283ha, hình thành 2 vùng. Vùng
núi phía tây bao mòn và vùng đất bồi tụ phù sa sông Đáy, đón đất phù sa trên
cao trôi xuống nên đất khá giàu dinh dưỡng, có màu nâu sẫm.
Dãy núi đá vôi ôm trọn toàn bộ phía Tây dăy Hương Sơn, kéo dài 5km từ Tây
Bắc sang Hòa Bình, ngăn cách núi rừng với đồng bằng tạo thành bức tường

6
thành tạo bởi dãy úi đá vôi trùng điệp liên tiếp mà nhân dân quen gọi là địa giới
này là “Thượng chí voi đái,hạ chí chói đèn”.
Trên tổng thể địa hình huyện Mĩ Đức nằm trên bã bòi sông Đáy à nghiêng
dần về đất Hương Sơn. Vì vậy Hương Sơn ở vùng đất trũng nhất của huyện Mĩ
Đức, vừa là nơi dồn chứa nước của sông Đáy, dân gain gọi đây là “rốn tiên
nước” của huyện.
Điều kiện địa hình và thổ nhưỡng gây rất nhiều khó khăn trong canh tác,
đặc biệt là đồn điền dồn thửa, xây dựng những cánh đồng canh tác vơí quy mô
lớn, để sinh tồn các thế hệ nhân dân Hương Sơn không ngừng cải tạo đất đai,

làm thủy lợi. diều kiện sản xuất của xã cũng được thay đổi, đất đồi rừng, đất
hoang hóa ngày càng được thu hẹp, diện tích đất canh tác ngày càng mở rộng ra.
Trải qua quá trình chinh phục và cải tạo thiên nhiên lâu dài, nhân dân Hương
Sơn đã đã đầu tư nhiều công sức để mở rộng diện tích trồng lúa và hao màu,
khai phá từ chỗ chỉ có thể giao trồng một năm một vụ cấy chiêm nay nâng cao
hệ số sư dụng đất, nhiều điều kiện canh tác đến 2 – 3 vụ.
Hương Sơn có nguồn nước mặt phong phú, phục vụ tốt sản xuất và sinh
hoạt của nhân dân, dòng sông Đáy chảy uốn lượn đủ sức tưới tiêu cho hầu hết
diện tích trồng cây của xã và làm cho cảnh quan thiên nhiên thêm đẹp. Xã
Hương Sơn có hệ thống sông đa dạng, thuận lợi cho thông thương, giao lưu với
các địa phương. Các đường nhánh liên tỉnh, liên huyện và các đường liên xã tạo
ra hệ thống giao lưu hoàn chỉnh.Sông Đáy là tuyến đường giao thông vận tải
đường thủy.
Xã Hương Sơn là vùng quê “sơn thủy hữu tình”, trên có núi non trùng
điệp, rừng nguyên sinh, hang động, dưới có hệ thống sông suối thơ mộng, canh
quan hài hào trong môi trường thiên nhiên hung vĩ và thơ mộng là các di tích
lịch sử văn hóa cổ kính như: chùa chiền, đình đền, miếu mạo. Tất cả hào quyện
với nhau thành danh thắng nổi tiếng.
Bên cạnh đó có nguồn tài nguyên dồi dào là đá vôi, đất đá và tiềm năng kinh tế
rừng, khí hậu trong lành thuận lợi cho phát triển kinh tế, du lịch sinh thái, tam

7
linh, nông nghiệp cả trồng trọt và chăn nuôi. Đây là nhân tố tích cực để tạo điều
kiện phát huy tiềm năng và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Tài nguyên rừng phong phú, đa dạng cung cấp nguồn lâm sản lớn cho
nhân dân địa phương – xưa 4 thôn có đất rừng là Đục Khê, Hội Xá, Phú Yên,
Yến Vĩ. Rừng của Hương Sơn bạt ngàn, các vạt rừng trải dài theo sườn núi tràn
xuống ven sông Đáy. Rừng có nhiều loại gỗ quý đủ các loại “tứ thiết” các thế hệ
nhân dân khai thác về làm đình, chùa, miếu, quán, nhà trong các nhà.
Trước chiến tranh, trong rừng có nhiều loại động vật quý hiếm như: hổ, báo, sơn

dương, khỉ… Trên các chằm ở Hương Sơn có đủ các loài chim, có diêcj, có
móng két, vạc, bồ nông… vùng đất có vngf núi bao quanh, sông hồ phong phú
trở thành nơi trú ngụ của các loài chim di cư. Hàng năm cứ vào thời gian chuyển
mùa, trời thường có gió mùa đông bắc tràn về, nước cạn hàng đàn móng két ban
kín vùng xà xuống ăn.
Xã có nguồn dược liệu khá phong phú về chủng loại và giàu trữ lượng do
đặc điểm khí hậu và đất đai cây thuốc của Hương Sơn có hàm lượng chất trong
các loại cây, củ, quả cao được nhân dân ưa chuộng.
Do quá trình khai thác quá mức và không kế hoạch không được bổ sung
nên những cánh rừng dọc do các đá vôi đến nay dân thưa thoáng và cạn kiệt. xen
giữa các lớp đá vôi là những đất bằng phẳng, tơi xốp, đất mùn cao, nhân dân bản
địa gọi là thung lũng. Những thung lũng này chiếm diện tích khá lớn như thung
Chùa gần 30 mẫu, thung Xương gần 90 mẫu, thung Tiên gồm 40 mẫu, thung
Rác trên 25 mẫu… trong các thung lũng nhân dân cải tạo trồng các loại cây công
nghiệp, ây ăn quả, cây lương thực, cây tre, cây vầu, mai, mơ, sắn, trầu không, lá
dong…
Bên cạnh những điều kiện tự nhiên thuận lợi mang lại huyện không ít gặp
những khó khăn như: lũ lụt, hạn hán gây thiệt hại cho con người và của cải, khai
thác khoáng sản khó khăn.
Là vùng quê có lịch sử phát triển lâu đời gắn liền với quá trình hình thành
và phát triển của quốc gia dân tộc, với các nền văn minh Văn Lang –Âu Lạc –
Đại Việt- Việt Nam, đời sống của nhân dân vô cùng phong phú và giàu chất

8
nhân văn. Lịch sử hình thành và phát triển của xóm làng ở Hương Sơn diễn ra
lâu dài, liên tục từ xa xưa cho tới hiện đại, nhân dân thể hiện được truyền thống
văn hóa đoàn kết, tương thân tương ái, hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống và sản
xuất. Bên cạnh nền văn hóa bản địalà sự tiếp nhận các nét văn hóa của vùng
miền từ nhiều miền quê trên đất nước tụ về đây góp phần làm phong phú thêm
truyền thống văn hóa.

Sự phong phú của đời sống văn hóa dân gian của nhân nhân Hương Sơn
thể hiện rõ nét trong sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo. Hiện nay việc cũng lễ, cầu
xin thương xung quanh các hình thù vật thể trong hang động nhằm thỏa mãn ý
nguyện về sự tốt lành của con người. Sự cúng bái truyền thuyền thống của nhân
dân và dấu vết của tục thờ theo quan niệm tín ngưỡng phồn tục được hình tượng
hóa mang ý nghĩa sáng tạo của nông nghiệp cố.
Các chùa chiền tập chung các hang động, việc thờ thần Đất ở đền Mẫu
Thượng cùng với huyền thoại Bà Chúa Ba của chùa Tuyết Sơn đến lệ dân Đục
Khê, Yến Vĩ xuất hành đầu năm, động thổ, cày xá, xông đất ở làng Tiên Mai.
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 thường niên vào những ngày giáp tết
kéo dài tới đầu tháng giêng dân làng Đục Khê và làng Yến Vĩ có lệ choang nhau
ở xứ Đồng Ngò và cửa chùa Đìa. Ý nghĩa này là của dân gian diễn ra lại sự khởi
nguồn của cuộc sống con người vào của hỗn mang để dần dần trở thành quy luật
cố định chu chuyển thời gian.
Qua các phiến đoạn văn hóa làng còn giữ dấu ấn ở địa phương ta tước bỏ
những chi tiết hoang đường, tưởng tượng để mọi người nhận định Hương Sơn có
người việt đến tụ cư.
Thông qua cách chọ lọc và định hướng để thích nghi với hoàn cảnh cá
nhân, hương Sơn xanh non, mơ Hương Tích giòn thơm, sắn Thung May bở
thơm phức, khoai nước dẻ quánh,chè tươi Phú Yên xanh ngọt nước. rồi đến
giống lúa đi vào ca dao:
“ Chim cút chọi với gié thanh,
Như cá nấu khế bát canh ngọt bùi”

9
Những văn hóa điển hình ấy bồi tụ, lưu truyền và trở thành bản sắc văn
hóa của nhân dân Hương Sơn.
Nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất trao đổi hàng hóa trong vùng thì Hương
Sơn có chợ Đục chợ này họp quanh năm trừ mùng một tết. Chợ vừa là trung tâm
kinh tế góp phần điều tiết những sản phẩm của nhân dân giữa các vùng khác

nhau vừa là điển giao lưu văn hóa, vừa là nơi trao đổi hàng hóa thương nghiệp
đô thị hòa trện với làng quê.
Xã Hương Sơn là nơi du lịch thu hút đông đảo khách thăm quanh đến
chiêm bái. Nhân dân Yến Vĩ, Đục Khê, Phú Yên thêm nguồn du khách lớn từ
kinh tế dịch vụ thương mại. Đối với Hương Sơn kinh tế là hình thái bổ sung cho
nhau vì là vùng vùa có lâm sản, vùa có lâm phẩm trao đổi bổ sung cho nhau tạo
ra địa phương định hình và thỏa mãn những sản vật tự nhiên.
1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
Địa thế Hương Sơn hiểm trở thuận lợi cho người giàu ý chí đến đứng
chân, gây dựng phong trào.
Một dân tộc phả tại địa phương cho biết họ là những người từ nơi khác do
không chịu được sự bất công, nghịch cảnh hay tránh lại sự suy lùng của chính
quyền đương thời chuyển đến đây nuôi ý chí lập nghiệp. Ngày nay nhân dân còn
lưu truyền thuyết một thời oanh liệt của cha ông với niềm tự hào phấn khích.
Về kinh tế: Nhân dân chủ yếu sống chủ yếu bằng nghề canh nông và
nghề rừng. người dân nơi đây biết trồng lúa nước, cây lương thực, hoa màu, cây
ăn quả. Nhưng mỗi năm chỉ cấy được một vụ lúa chiêm bấp bênh bởi thiên tai,
lụt lội gây mất mùa thường xuyên. Bao quanh bởi núi đá vôi và sông Đáy,
Hương Sơn trở thành vùng địa thế biệt lập với các vùng xung quanh do vậy nơi
đây có đời sống kinh tế nông nghiệp tự cung, tự cấp chia cắt bên ngoài.
Nhân dân vừa khai phá đất đai, vừa chú trọng đắp đê, ngăn đập, đào kênh
mương dẫn thủy ngập điền đến nay hệ thống thủy lợi đáp ứng yêu cầu kinh tế và
dân sinh. Sau khi thực hiện thắng lợi ngăn lũ trên sông Đáy cùng với hệ thống
thủy lợi ở địa phương, nhân dân Hương Sơn điều kiện mở rộng diện tích phát

10
triển kinh tế - xã hội, diện tích canh tác tăng lên hai vụ ăn chắc, mở hướng cho
cuộc cách mạng xanh đạt kết quả.
Nhiệm sản xuất nguồn nhân lực dồi dào, truyền thống khéo léo, cần cù,
giàu kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. Là vùng đất nằm xen ven đồng bằng

châu thổ sông Hồng nơi tiếp giáp với Hòa Bình, nơi có nền văn háo rực tỡ, với
di chỉ văn hóa Hương Sơn mang nét văn hóa bản địa. Các tộc người nguyên thủy
sớm chọn nơi cư trú trên các núi đá vôi.
Các nghề thủ công nghiệp truyền thống cũng phát triển sớm và mạnhđó là
nghề làm nón và nghề làm dệt lụa
Sau năm 1986 thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước thì xã Hương
Sơn đã có sự chuyển đổi về cơ cấu kinh tế. Ngoài phát triển nông nghiệp , thủ
công nghiệp mà còn phát triển cả về dịch vụ , nhằm tạo đà phát triển để đưa
Hương Sơn vững bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Về xã hội: Ở phía Tây xã Hương Sơn có hang Sũng Sàm hát hiện nhiều di
chỉ khảo cổ chứng minh dấu tích nhân dân bản địa tiền sử, trong di tích lịch sử
Sũng Sàm cùng với niên đại văn hóa với nền văn háo Hòa Bình rực rỡ, các nhà
khảo cổ đã thu thập trên 200 niên đại và công cụ bằng đá, mảnh gốm, một số lại
nhiễm thể và xương thú. Sũng Sàm – Hương Sơn là một điểm của văn hóa Hòa
Bình. Với những di tích ấy khẳng định trên thực tế rằng: Hương Sơn nhiều địa
điểm có dấu tích văn hóa Hòa Bình là cái nôi của văn hóa trồng cây lúa nước,
chủ nhân của nó báo hiệu một nền nông nghiệp sơ khai.
Đồng thời qua việc khảo cứu di chỉ vật chất cùng với địa danh, tục hèm,
tín ngưỡng, ruyền thuyết, huyền thoại và duyên cách của từng nhóm dân cư, các
nhà khảo cổ có thể khẳng định cư dân địa phương còn ngưng đọng bản sắc văn
hóa bản địa, thể hiện đậm nét tâm lí dân dã, mộc mạc, thuần phác, đôn hậu. Điều
này thể hiện rõ tâm thức cảu cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.
Hàng năm, đặc biệt là vào lễ hội tháng 3 hằng năm khách thập phương nô nức đi
trẩy hội, lễ phật vãn cảnh. Tiếp xúc với hàng vạn người qua lại, mọi người dân
đã dành tình cảm của mình trong quan hệ khoáng đạt, giao lưu mở rộng thế ứng
xử mềm dẻo, tất cả đang hướng dần theo tâm lí mở rộng.

11
Những yếu tố lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo luôn đan xen và tác
động lẫn nhau. Vùng đát có rừng núi sông nước bao quanh sớm có con người tự

cư lập nghiệp, tiềm năng kinh tế khá phong phú dồi dào, song những năm tháng
trước cách mạng tháng 8 năm 1945 cuộc sống của nhân dân vô cùng lam lũ, chật
vật chống chọi với thiên nhiên.
Sau cách mạng tháng 8 thành công hân dân àm chủ cuộc sống, làm chủ
làng xóm đát đai đặc biệt từ năm 1965 con sông đào Mỹ Hà ở phía bắc xã được
đầu tư xây dựng và hoàn thành dòng chảy ven núi Giáp Bạc ra dòng sông Đáy ở
đầu làng Hội Xá, cuộc sống của nhân dân từng bước được cải thiện.
Hoàn cảnh địa lí tao cho hương Sơn một vùng kinh tế biệt lập, giao thông
cách trở. Mọi sản vật chỉ tự cung tự cấp, trao đổi ở địa phương mở rộng sự giao
tiếp. Trong không gian đó, mảnh đất này còn ngưng đọng nhiều dấu vết tập quán
cổ bên cạnh những yếu tố hư phong, lạc hậu là những yếu tố thuần phong mĩ tục
như: tục trọng lão, mua may bán may, việc đắp đê khuyến nông và những lệ
làng khác trực tiếp tác động đến các thành viên trong ứng xử hàng ngày.
Cùng với quá trình trị thủy, phát triển kinh tế cư dân Hương Sơn tăng
nhanh, xóm làng mở rộng lan tỏa ra làng xã. Hương Sơn trở thành làng có số
dân đông nhất trong các làng xã thuộc huyện Mĩ Đức. Dân số Hương Sơn tăng
nhanh năm 1960 có 9705 người, năm 1979 tăng lên 11415 người, đến tháng
4/1989 Hương Sơn có 3092 hộ với 13762 người nữ là 7233 người. Trong đó, có
trên 6000 lao động chính.
Với địa lý thuận lợi và giàu tiềm năng tự nhiên, nhân văn đến nay, Hương
Sơn trở thành một trong những xã được xác định là vùng trọng điểm phát triển
kinh tế- xãhội của huyện Mĩ Đức. Nơi đây đã hình thành một vùng đất trù phú,
dân cư đông đúc, kinh tế dịch vụ thương mại phát triển.
1.3. Truyền thống cách mạng
Sau khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời( 3/2/1930) là bước ngoặt lịch sử
của cách mạng Việt Nam. Đường lối cách mạng thể hiện đúng nhu cầu cấp thiết
của toàn thể dân tộc, hai nhiệm vụ chiến lược được vạch ra đó là đánh đổ đế

12
quốc Pháp giành độc lập hoàn toàn và xóa bỏ chế độ phong kiến đem lại ruộng

đất cho nhân dân, tin tưởng và quyết định tham gia dưới mọi hình thức.
Không chịu được sự đè nén, áp búc bất công cho lên nhân dân đã dứng lên
chống lại bạo lực.Các tổ chức quần chúng ra đời và tập hợp đông đảo nhân nhân
tham gia để khi nào tời cơ xuất hiện cùng toàn dân khởi nghĩa giành chính
quyền, để hưởng quyền độc lập, tự do trong cách nạng tháng 8 năm 1945.
Năm 1945 cuộc tổng khởi nghĩa diễn ra trên oàn quốc. Ngày 19/12/1945
chủ tịch Hồ Chí Minh ra “lời kêu gọitoàn quốc kháng chiến”. Ngày 22/12/1945
Ban thừng vụ trung ương Đảng ra “ chỉ thị toàn quốc kháng chiến” thì nhân dân
Hương Sơn bắt tay và công cuộc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.
Từ tháng 12 năm 1946 đến tháng 11 năm 1951 vùng đất Hương Sơn vẫn
nằm trong vùng đất tự do, nơi đứng chân của các đơn vị. Trong 11 tháng ấy
quân Pháp vây càn dữ dội, ác liệt nhằm thực hiện âm mưu đánh chiếm vùng tự
do, phá hủy tiềm lực kháng chiến.
Vào những năm thực hiện kháng chiến chống Pháp xâm lược trên quê
hương chùa Bảo Đài là nơi đặt xưởng chế tạo vũ khí. Hương tích cũng là nơi
làm việc và hội tụ của các can bộ, du kích địa phương. Quèn Ngõm, hang Vò,
Thung Mai, Non Tiên ghi lại những bước chân du kích Hương Sơn bám đất
chống giặc trong những năm kháng chiến.
Chiến tranh ác liệt làm tổn thất lớn lao chính vì vậy mỗi người dân Hương
Sơn hiểu rõ được cuộc chiến tranh ái quốc là một cuộc chiến tranh chính nghĩa
giải phóng dân tộccho nên người dân đã chấp nhận sự gian khổ hi sinh đó.
Trong cuộc kháng chiến của dân tộc nhân dân Hương Sơn góp phần của
mình vào công cuộc chiến công chung. Trong cuộc kháng chiến Hương Sơn
chụi nhiều mất mát, hi sinh đã có 336 con em Hương Sơn cầm súng đánh giặc
trên các mặt trận, 566 người tham gia quân du kích, 916 người di dân đi công
hỏa tuyến phục vụ trên các chiến trường, các tuyến đường ra mặt trận. Trong đó
đã có 45 đồng chí dũng cảm hi sinh trên các chiến trường để bảo vệ nền độc lập
của Tổ Quốc, 83 đồng chí đẻ lại một phần sương máu trên các tuyến đường lưa.

13

Những hi sinh mất mát đó rong sự nghiệp kháng chiến đã tô thắm cho truyền
thống quê hương làm rạng rỡ truyền thống cách mạng.
Người ở nhà vừa chiến đấu vùa chống địch càn quét đánh phá Hương Sơn
trở thành vùng ác liệt, nhân và dân Hương Sơn góp phần đánh tan 2 cứ điểm bốt
Đục Khê và Yến Vĩ cứ điểm vào loại lớn nhất của Bắc Bộ. Cảnh bao trùm toàn
xã Hương Sơn là bom đạn phá hoai trơ trọi thiêu trụi 955 ngôi nhà bị phá hủy.
Vừa đánh địch vừa tích cực sản xuất, một nắng hai sương, chắt chiu, tần tảo,
gom góp thóc gạo đạt 25670kg lương thực trong phong trào “ hũ gạo kháng
chiến”, hơn 4 tấn thực phẩm gửi ra tiền tuyến, xã huy động hàng trăm lượt
thuyền, đò chở hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ đi chiến đấu, xây dựng 16 trạm gác
tiền tiêu bảo vệ quê hương, đào đắp 8500m giao thông liên xã, 4800 công sự,
200 hầm bí mật nuôi giấu cán bộ, xây dựng chòng tre chặn đường tiến công của
địch nhảy dù.
Lực lượng vũ trang địa phương đã có lần giáp mặt với quân thù trên các
rận địa lớn nhỏ khác nhau, tiêu diệt và làm thương 44 địch, phá hủy một xe và
thu nhiều quân trang, quân dụng, vũ khí của địch.
Trải qua chín năm kháng chiến chống Pháp xâm lược, truyền thống địa
phương được bồi đắp thêm.đó là sức mạnh đoàn kết làm cơ sở vững chắc cho
phong trào phát triển, nhân dân có niềm tin vào đường lối kháng chiến của
Đảng, mỗi người vươn lên, ý thức về nhiệm vụ đánh giặc cứu nước. nhân dân
Hương Sơn đã được bổ sung, nâng cao truyền thống yêu nuwocschoongs ngoại
xâm để nâng cao nên sức mạnh trong cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện.
Rừng núi Hương Sơn đã trở thành “địa lợi” để bảo vệ cho quân đánh giặc. chi
bộ xã luôn quán triệt củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng
và chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bên cạnh những thành tích lớn lao trong hoạt động lãnh đạo cũng có lúc
yếu kém do phong trào kháng chiến không đều trên các mặt trận kinh tế,
chính trị, quân sự, văn hóa, thiếu sự huy động lực lượng trong thế trận chiến
tranh nhân dân. Phía trước đang chờ đợi, mỗi người dân Hương Sơn lại kết


14
chặt đội ngũ gánh vác trên hai nhiệm vụ chiến lược trên chặng đường mới.
[12, tr.9 - tr.25]
Với những dẫn chứng cụ thể trên chúng ta có thể phần nào hình dung
được sự phồn thịnh và khá phát triển của nhân dân trong xã ở tất cả lĩnh vực
kinh tế, văn hóa xã hội tất cả những kết quả đạt được đómột phần đóng góp
không nhờ sự ưu đãi về điều kiện tự nhiên mà địa lí đã ban tặng cho. Đó là tài
nguyên khoáng sản quý giá sinh ra nguồn lợi lâu dài cho huyện, là những địa
hình địa vật phong phú và đa dangjmang lại thuận lợi to lớn cho người dân. Đó
chỉ là yếu tố khách quan còn yếu tố chủ quan mới mang tính quyết định, đó là
yếu tố con người, chính con người nơi đây bản chất cần cù lao động sáng tạo đã
tạo nên nét tươi sáng trù phú cho huyện.




















15
CHƢƠNG 2: LỄ HỘI CHÙA HƢƠNG Ở XÃ HƢƠNG SƠN, HUYỆN MỸ
ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Khái quát chung về di tích chùa Hƣơng
Chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mĩ Đức, Thành phố Hà Nội,
ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm là ngày khai hội, phật tử cùng các tao nhân
mặc khách thập phương nô nức trẩy hội chùa Hương, hành trình về một miền
đất Phật. Nơi trác tích Bồ Tác Quan Thế Âm ứng thiên tu hành, hoạc thả hồn
mình bay bổng với thiên nhiên, một vùng miền còn in dấu tích phật và văn hóa
tâm linh.
Cách trung tâm thủ đô Hà Nội 62km về phía tây nam, thuộc địa bàn xã
Hương Sơn, Huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội. xã Hương Sơn được biết đến với
địa danh nổi tiếng vầ di tích lịch sử, văn hóa và thắng cảnh.
Từ Hà Nội về Hà Đông tới Ba La đi theo quốc lộ 21b tới thị trấn Tế Tiêu
rẽ trái đi khoảng 12 km thì tới địa phận chùa Hương - đi từ phía nam ra thì tới
thành phố Phủ Lí thuộc địa phận tỉnh Hà Nam, qua cầu Hồng Phú rồi rẽ tay phải
qua thị trấn Quế đi tới chợ Dầu rẽ trái đi khoảng 4km thì tới địa phân chùa
Hương.
Không giống bất kì nơi nào chùa Hương là một tập hợp nhiều đền chùa
hang động gắn liền với núi rừng và trở thành một quần thể thắng cảnh rộng lớn,
với một kiến trúc hài hòa với thiên nhiên nhân tạo, tạo hóa đã khéo tây bày đặt
nơi đây núi non sông nước hiền hòa và con người đã thổi hồn mình vào những
điều kì diệu đó, nó trở nên linh động và nhiều mầu sắc, chính đó đã tạo nên một
nét văn hóa dân tộc.
Quần thể chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung
lũng suối Yến. Khu vực chính là chùa Ngoài, còn gọi là chùa Trò, tên chữ là
chùa Thiên Trù (tọa độ: 20°37′5″B 105°44′49″Đ). Chùa nằm không xa bến Trò
nơi khách hành hương đi ngược suối Yến từ bến Đục vào chùa thì xuống đò ở

đấy mà lên bộ. Tam quan chùa được cất trên ba khoảng sân rộng lát gạch. Sân
thứ ba dựng tháp chuông với ba tầng mái. Đây là một công trình cổ, dáng dấp

16
độc đáo vì lộ hai đầu hồi tam giác trên tầng cao nhất. Tháp chuông này nguyên
thủy thuộc chùa làng Cao Mật, tỉnh Hà Đông, năm 1980 được di chuyển về chùa
Hương làm tháp chuông.
Chùa Chính, tức chùa Trong không phải là một công trình nhân tạo mà là
một động đá thiên nhiên (tọa độ: 20°36′47″B 105°44′4″Đ). Ở lối xuống hang có
cổng lớn, trán cổng ghi 4 chữ Hương Tích động môn. Qua cổng là con dốc dài,
lối đi xây thành 120 bậc lát đá. Vách động có năm chữ Hán .(Nam thiên đệ nhất
động) khắc năm 1770, là bút tích của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm (1767-1782).
Ngoài ra động còn có một số bia và thi văn tạc trên vách đáMùa xuân nhắc nhẹ
trên cỏ cây làn nước mỏng. Hàng năm chiếc thuyền khỏa nhẹ mái chèo lướt trên
suối Yến, suối Long vân, suối Tuyết đư khách vào vãn cảnh.Xưa đến nay, nhiều
thi nhân đến với chùa Hương đều ca ngợi đến “cái thú Hương Sơn”.
Về thắng cảnh Hương Tích, Ngô Sĩ Liên viết " Chùa Hương Tích là một
thắng cảnh đẹp nhất xứ Bắc Kì, thờ đức phật bà Quan Âm; mỗi năm về giêng
hai có kể đến hàng vạn khách thập phương dến lễ bái. Chùa Hương Tích thuộc
huyện Mĩ Đức, làng Yến Vĩ. Năm 1686 đời nhà Lê có hai bà cháu Đào Thị Cư
và Đào Thị Liên đã sai sửa ngang lại."[ 13, tr.134]
Hương Sơn vốn đẹp lại được bàn tay con người tô điểm càng trở nên trữ
tình. Truền thuyết kể rằng: " cách đây 2000 năm con người tìm ra động Hương
Tích và mãi đến năm Ất Hợi( 1575) mới dựng chùa, tô tượng để mọi người đến .
Đến thời hậu Lê, năm Chính Hòa thứ 7 (1682) chùa được tôn tạo và trùng tu.
Những ngôi chùa và các pho tượng trong hang có giá trị mang dấu ấn lịch sử.
Qua thời gian và chiến tranh nay số công trình kiến trúc cổ còn lại không nhiều.
Đền Đục, chùa Hương Thản, đình Yến Vĩ, đình Tiên Mai dưới chân non Tiên
sơn cảnh hữu tình. Khánh đến với chùa Thiên Chùa, Long Vân, Hương Tích,
Thanh Sơn, Bảo Đài, Tuyết Sơn và đặc biệt là hang Sũng Sàm, một di chỉ của

nền văn hóa Hòa Bình, cách đây trên vạn năm người nguyên thủy đã ở. Thêm
nữa, trên cách đồng Thương - Nhân – Thượng – Hội – Xá., khách sễ thấy một
ngôi mộ thi sĩ Tản Đà nhìn về núi hang Chiêng, gợi nhớ một hồn thơ Việt Nam
đầu thế kỉ này.

17
Ngày nay trong mỗi dịp xuân về có hàng vạn khách thập phương về đây
trẩy hội. người chưa đi thì mông mỏi sẽ đi, người đi rồi vẫn tiêp tục muốn đi nữa
vì say mê “ Hương thời sắc cảnh, cảnh Bụt bầu tiên”. Thật không phải ngẫu
nhiên mà thi nhân đã viết về chùa Hương:
“ Hương Tích ơi tôi sẽ còn đến nữa,
Như hoa mơ lại đến với mùa mơ ”
( Yến Lan)
“ Bầu trời,cảnh Bụt
Thú Hương sơn ao ước bấy lâu nay!
Kì non non, nước nước, mây mây
Đệ nhất động hỏi đây có phải ?
Thỏ thẻ rừng mai chim cống trái
Lơ lửng khe Yến cá nghe kinh
Thoảng bên tai một tiếng chày kình.
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng !
Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng,
Này Am Phật tích, này động Tuyết Kình
Nhác trông lên, ai khéo vẽ hình
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt
Thăm thẳm một hang lồng bong nguyệt
Gập ghềnh mây lối uốn thang mây
Chừng giang sơn còn đợi ai đây
Hay tạo hóa rat ay xếp đặt
Lần hạt tràng, niệm: Nam –vô Phật

Cửa từ bi công đức biết là bao
Càng trông phong cảnh càng yêu.”
( Chu Mạnh Trinh) [1, tr.6 - tr.7]


18

Bản đồ chùa Hƣơng
Động Hƣơng Tích
Động Hương Tích hay còn gọi là Động Hương Sơn ở địa phận huyện Mỹ
Đức thành phố Hà Nội, tiếp giáp với tỉnh Hà Nam, Có thể đến đây bằng hai lối
đường thủy đi từ cuối tỉnh Hà Nam, ngược qua dòng sông Đáy qua thị Xã Phủ
Lý ước khoảng hơn một ngày thuyền thì tới bến Đục, hoạc đi từ Hà Nội qua
thành phố Hà Đông thì rẽ vào bến Đục. Hoạc qua đầu đê rẽ phải thì tới thị trấn
Tế Tiêu hoặc rẽ trái thoe đường trục bên mương Phù Đông qua cầu Hội Xá tới
làng Yến Vĩ, ở đây có con suối trong chảy về từ trong rừng sâu qua núi Hương
Tích đổ về:
“…Đường vào Hương tích lượn quanh,
Nước non gấm dệt, màu xanh phủ màn.
Người niệm phật, khách tham quan,
Suối thanh tịch rửa nhẹ nhàng trần duyên.”
Sách " Dư địa chí" của Phan Huy Chú chép:
“…Núi Hương tích ở phía tây núi Tuyết Sơn theo khe suối đi ngược lên,
leo nhiều tầng núi mới vào động. Canh thiên nhiên như quỷ thần tạc rất lạ và

19
khéo, là động đẹp nhất miền Nam Hải…Tương truyền, phật Quan Âm Bồ Tát
cầm tích tượng sang phương nam tụ tì ơ đây…mỗi năm ngày xuân về thiện nam,
tín nữ ơ các phương đến động dâng hương…” [10, tr74].


Động Hƣơng Tích
Động núi Hương Tích, núi khe đều chứa khí thiêng, chim đến dâng vẻ
đẹp, bầu trời tại hóa đầy quả là cảnh kí quan trong vũ trụ.
Tương truyền, Phật Tổ Quan Âm từ nước Mâu Trang sang nước Nam tu
trì, nơi đó đến nay vẫn còn nguyên như mới. chuyện cũ mờ mịt khó bề khảo cứu,
song cảnh trời động kì thú, sông núi vẫn còn khiến du khách quan tâm thầm đều
xúc động như tới kì viên, nâng nâng có cảm giác như thoát khỏi chốn bụi trần.
Như vậy lời đánh giá nơi đây là chốn bậc nhất của trời Nam.
Tổ tiên của Nguyễn Huy Nhật này là Đại Vương Bồ Tát Thiền sư, nối đời
sùng tín đạo phật, trước đây đã đức một pho tượng đồng, dâng vào để đặt trong
động, ánh thiên đã chứng giám lòng thành đã bao năm.
Năm Bính Ngọ 1786 gặt trận binh đao, đồ đồng trong nhà đều bị mất sạch
nư vì nhớ tới bạc tu hành thời trước thầm nguyện sẽ tạo lại phép trướngđể nối trí

20
người xưa. Mười bốn năm trước là năm Quý Sửu 1793 Nguyễn Huy Nật may
mắn về làm quan ở vùng Thang Long bèn quyên tiền mua đá, thuê thợ đục trạm
khắc thành tượng báu đức Phật Tổ, rồi rước vào động dâng lên tòa.

Suối Yến
Suối Yến dài gần 4km bắt nguồn từ một hang nước ở cánh Đồng Lỗ rừng
Vài, chảy quanh co uốn lượn qua một vùng đồng lầy, qua làng Yến Vĩ, qua thôn
Hội Xá, qua làng Đục Khê rồi chảy ra sông Đáy. Đoạn chảy qua cách đồng lầy
hai bên trùng điệp non non xanh muôn vàn kì bí của tạo hóa. Người xưa đã dặt
tên theo hình dáng nghiêng của chúng: bên phải suối Yến là núi con rồng.
Ngược lên đôi chút là núi Dẹo hình dáng nghiêng ngả về một bên ngư tên
say rượu, rồi núi canh phượng, đối diện là núi Ly trên núi có tượng đài chiến
thắng ca ngợi nhân dân Hương Sơn anh hung trong hai cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Đền Trình


Chùa Trình
Theo bia kí và thần phả còn giữ lại thì xưa kia ở vùng đất này còn được
gọi là cửa rừng. Có một ngôi miếu thờ sơn thần. hàng năm làng Yến Vĩ có tục
khai sơn vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch để cầu oucs cho dân, cầu an cho

21
đất nước. Đông thời đây cũng là cáo yết với Sơn Thần để bắt đầu một năm mới
hương dân vào làm ăn, khai thác và trồng lâm sản. Thần phả ở đền Trình ghi lại
sự tích Sơn tướng là tiềm thân của một vị danh nhân trung dũng "Hùng Lang" tử
đời vua Hùng Vương Thứ 6, đã phò vua giúp nước đánh đuổi giặc Ân, góp phần
là cho đất nước thanh bình và thịnh vượng.
Theo truyền thuyết phong thủy địa lí thì núi đềnTrình là con Thăng Long
gác cổng trời Nam. trước cửa đền là một phong thủy bao la, cẩm tú. Với sự hội
tụ của 4 dòng nước thiêng, thật là " Sinh lại hội vượng, vượng thú nghênh sinh''.
Về kiến trúc, xa xưa đền trình là một ngôi miếu nhỏ nằm giữa vùng non
xanh biếc. Đến thời vua Anh Tông niên hiệu là Hồng Phúc thứ nhất, lễ bộ triều
đình mới biên soạn thần phả cho đền và phong sắc. Dếm thế kỉ XVIII thì trở
thành một lâu đài nguy nga . Nhưng đến năm 1947 thì bị giặc pháp tàn phá trơ
trụi. Sau khi cách mạng thành công thì mới được nhân dân gây dựng lại.
Chùa Trung Tiết
Chùa Trung Tiết (hay còn gọi là chùa Tuyết) là một trong những ngôi
chùa nằm trong hệ thống Khu di tích đền thờ và lăng miếu các vua Trần, thuộc
xã An Sinh, huyện Đông Triều.
Chùa Tuyết được xây dựng dưới thời Trần. Theo Đại Việt sử ký toàn thư
thì sau khi vua Trần Anh Tông qua đời, hai vị trung thần của Anh Tông là Đặng
Tảo và Lê Trung đã chuyển cả gia đình và mồ mả tổ tiên về Yên Sinh (tên cũ
của An Sinh), nơi chôn cất nhà vua. Hai ông dựng chùa để ở và hàng ngày chăm
lo cho phần mộ của vua Trần Anh Tông. Sau này, vua Trần Nghệ Tông khi về
Yên Sinh, để tưởng nhớ công ơn của hai vị trung thần tiền bối, đã cho tu sửa

chùa và ban tên chùa là Trung Tiết tự.

×