Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

nghiên cứu hiệu chỉnh hệ thống truyền động điện của máy xúc эkt - 5a bằng phần mềm mô phỏng matlab

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 75 trang )

Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
__________________________________________________________________
GVHD: TS. Phan Minh Tạo SVTH:Đào Mạnh Duy CĐK49-UB 1


LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự bùng nổ của khoa học công nghệ về điện tử tin học, các thành tựu Khoa học
Kỹ thuật được phát triển nhanh chóng, có sự ứng dụng rộng rãi vào ứng dụng thực tế trong
nhiều nghành công nghiệp. Ở nước ta công nghiệp Mỏ giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế
do đó việc ứng dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất, mang
lại hiệu quả kinh tế cao là việc cần thiết.
Ngày nay với sự phát triển của nghành công nghệ thông tin đã mang lại nhiều ứng dụng của
mình vào nhiều nghành công nghiệp khác và sự ảnh hưởng rất lớn. Đối với nghành công
nghiệp Mỏ việc ứng dụng tin học để nghiên cứu sự làm việc của hệ thống truyền động điện
giúp ta giải quyết các bài toán kỹ thuật một cách nhanh chóng với độ chính xác cao. Xuất
phát từ những suy nghĩ đó. Sau 5 năm học nghành Cơ điện tại trường Đại học Mỏ Địa Chất và
tôi được bộ môn Tự động hoá giao cho đề tài tốt nghiệp "Nghiên cứu hiệu chỉnh hệ thống
truyền động điện của máy xúc Э - 5A bằng phần mềm mô phỏng Matlab"
Nội dung của đề tài nhằm xây dựng mô hình mô phỏng các bước để nghiên cứu các giá
trị hiệu chỉnh của hệ thống điều khiển tự động của máy xúc Э - 5A
Qua hơn 3 tháng làm đồ án dưới sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy giáo TS Phan
Minh Tạo và sự giúp đỡ của các thầy cô giáo khác trong bộ môn TĐH cùng với sự đóng góp ý
kiến của bạn bè đồng nghiệp và sự cố gắng của bản thân, đến nay bản đồ án đã hoàn thành,
song vì kiến thức có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế cho nên không tránh khỏi những thiếu
sót. Bản thân em rất mong có sự đóng góp quí báu của các thầy cô giáo và ý kiến đóng góp của
bạn bè đồng nghiệp để bản đồ án này được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin trân thành cảm ơn thầy giáo TS Phan Minh Tạo cùng toàn thể các
Thầy Cô giáo trong bộ môn TĐH đã giúp đỡ tao điều kiện cho em hoàn thành bản đồ án này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2009
Sinh viên




Đào Mạnh Duy


Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
__________________________________________________________________
GVHD: TS. Phan Minh Tạo SVTH:Đào Mạnh Duy CĐK49-UB 2

Chương 1
TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ
1.1- Giới thiệu chung về công ty than Na Dương.
1.1.1- Lịch sử thăm dò và khai thác
Mỏ than Na Dương do người Pháp phát hiện và khai thác, từ đầu thế kỷ XX, công tác
thăm dò khu mỏ có 9 vỉa than, trữ lượng ước tính khoảng 44,4 triệu tấn. Song chỉ có vỉa 9 và
vỉa 4 là co giá trị công nghiệp cao. Do tính chất của than có hàm lượng lưu huỳnh cao, có tính
tự cháy nên tiến hành khai thác lộ thiên.
1.1.2- Công nghệ khai thác
Do khai thác lộ thiên, độ sâu lớn nên được trang bị máy móc thiết bị có công suất lớn.
Với công nghệ khai thác lộ thiên, đất đá được khoan lỗ theo từng vị trí tầng,
Với sản lượng mét khoan sâu phục vụ cho công đoạn nổ mìn chuẩn bị khối lượng đất đá.
Tổng số máy khoan hiện có là: 05 máy, bao gồm 04 máy CBБ-2M và 01 máy CБP-160, với
sản lượng mét khoan sâu 4 năm trước đây đã thực hiện hiện và kế hoạch giao năm 2009 được
thể hiện trong bảng 1.1
Bảng 1.1
Khối lượng
mét khoan
sâu( m)
Năm
2005 2006 2007 2008 2009

40 131 56 720 53 081 78 080 88 089

sau đó tiến hành nổ mìn làm tơi đất đá, đất đá được xúc đưa nên thiết bị vân tải và đưa đi
đổ thải, bóc đất đá làm lộ than nguyên khai được xúc và vận chuyển đến phân xưởng sàng
tuyển. Tại đây được tuyển chọn cấp cho Công ty nhiệt điện Na Dương và nhà máy si măng
Bỉm Sơn
1.1.3- Công tác thoát nước thải
Mỏ than Na Dương thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa khô và mùa mưa rõ
rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa
trong năm:
Mùa mưa : 1019 mm
Mùa khô : 326 mm
Cả năm : 1345 mm
Có năm mưa nhiều là 1544,5 mm và năm ít nhất là 878 mm
Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
__________________________________________________________________
GVHD: TS. Phan Minh Tạo SVTH:Đào Mạnh Duy CĐK49-UB 3

Công tác thoát nước tại khai trường khai thác cũng là vấn đề được quan tâm, vì đặc điểm
là nước có thành phần hóa học axít ăn mòn nên hệ thống bơm thoát nước phải được trang bị là
vật liệu chống ăn mòn cao bằng inox. Với độ sâu khai thác lớn, chiều cao đẩy lớn vì vậy hệ
thống bơm được bơm đẩy mắc nối tiếp nhau để bơm thoát nước hào.
Trong thành phần của nước thải có hàm lượng lưu huỳnh rất lớn, có ảnh hưởng lớn đến
môi trường khi nước thải ra môi trường mà không qua sử lý, bởi vậy mà công tác sử lý nước
thải trước khi thải ra môi trường là vấn đề mà công ty rất quan tâm. Một số lượng lớn vôi được
cho phản ứng với nước để trung hòa thành phần axít có trong nước trước khi thải ra môi
trường, để giảm thiểu sự ảnh hưởng của thành phần axít trong nước thải đối với môi trường.
Hiện taị thoát nước mỏ của Công ty chủ yếu dùng 05 máy bơm 8X-6K, với 2 dây chuyền
bơm cung ứng cho việc thoát nước mỏ. với khối lượng nước bơm 4 năm trước đây đã thực
hiện hiện và kế hoạch giao năm 2009 được thể hiện trong bảng 1.2

Bảng 1.2
Khối lượng
nước( m
3
)
Năm
2005 2006 2007 2008 2009
1 320 150 1 440 500 1 874 782 2 130 333 3 000 000
1.1.4- Tình hình sản xuất
Trong 5 năm trở lại đây tình hình sản xuất của Công ty than đã khởi sắc, đặc biệt năm
2004 khi nhà máy Nhiệt điện Na Dương đi vào giai đoạn chạy thử, với nhiệm vụ cung cấp đầy
đủ và ổn định cho nhà máy nhiệt điện và kết quả của quá trình được thể hiện trong bảng 1.3
Bảng 1.3


Năm
Tên các chỉ tiêu
Đất đá
(m
3
)
Than nguyên
khai
(tấn)
Than tiêu
thụ
(tấn)

Ghi chú
2004 2.373.515 111.968 91.371

2005 2.523.242 350.803 324.968
2006 2.837.993 586.973 548.818
2007 3.300.439 626.985 582.832
2008 4.337.518 612.123 570.216
2009 4.200.000 600.000 560.000 Kế hoạch năm

Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
__________________________________________________________________
GVHD: TS. Phan Minh Tạo SVTH:Đào Mạnh Duy CĐK49-UB 4

1.1.5- Trang thiết bị khai thác của Công ty
Đáp ứng yêu cầu sản xuất công ty trang bị các thiết bị khai thác thể hiên trong bảng 1.4
Bảng 1.4
Tên thiết bị Loại Dung tích Số lượng Đơn vị
Máy khoan CBb2M 3 cái
CbP160 2 cái


Máy Xúc
Thủy lực KOMATSU 6,7m
3

1 cái
Thủy lực CAT 330B 1,8m
3

1 cái
Thủy lực CAT 330D 1,8m
3
1 cái

Điện ЭΚΓ-5A 5,2m
3

3 cái
Điện ЭΚΓ-4,6 4,6
3

1 cái
Xúc lật ZL30B 1 cái

Máy gạt
T171 3 Cái
T180 3 Cái
Gạt san VOLVO-G780B 1 Cái
Máy bơm 250S130 650m
3
/giờ 2 cái


Ô tô
BELAS7522 27 tấn 5 Chiếc
BELAS7548 42 tấn 5 Chiếc
BELAS7548D7 42 tấn 5 Chiếc
CAT773E 58 tấn 6 Chiếc
CAT773F 55 tấn 6 Chiếc
VOLVO-A42D 2 Chiếc
Ngoài ra công ty còn các thiết bị phục vụ : Xe tưới đường, xe cần cẩu, xe cấp dầu
1.2 - Giới thiệu chung về máy xúc ЭКГ- 5A
- Trong các mỏ lộ thiên ở Việt Nam thì máy xúc điện một gầu thuận là thiết bị được sử
dụng làm phương tiện khai thác chính và là một khâu quan trọng trong giây chuyền khai thác.

Máy xúc là một phụ tải lớn tiêu thụ rất nhiều năng lượng điện trong mạng cung cấp điện của
Công Ty Than Na Dương, với công suất thiết kế mỗi máy là 290 kW, K
yc
= 0,9 và cos  =
0,9. Nhưng trong thực tế sản xuất công suất trung bình mỗi máy chỉ sấp xỉ 193 kVA
Công dụng của máy xúc là dùng để bóc đất, đá, than và phải làm việc ngoài trời chịu ảnh
hưởng các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, bụi nó phải thường xuyên làm việc trong điều kiện
nặng nhọc nhiều lúc va đập.
Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
__________________________________________________________________
GVHD: TS. Phan Minh Tạo SVTH:Đào Mạnh Duy CĐK49-UB 5

- Yêu cầu công nghệ của máy xúc :
+ Hệ thống TĐĐ có nhiều cấp tốc độ
+ Có hệ thống tự động điều chỉnh tốc độ và mômen để có đặc tính cơ như mong muốn
và phù hợp với yêu cầu phụ tải.
+ Có hệ thống điều khiển tự động và liên động giữa các cơ cấu truyền động.
+ Có hệ thống bảo vệ sự cố chắc chắn và tin cậy có độ bền cao.
- Bởi vậy việc điều chỉnh máy xúc trước khi đưa vào làm việc hay sau khi sửa chữa, bảo
dưỡng sao cho đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật để khi ra sản xuất máy có thể làm việc với hiệu
suất cao nhất là một trong những vấn đề quan trọng. Cho nên việc nghiên cứu về máy xúc để
có thể làm chủ được nó là một việc đáng được quan tâm.
1.2.1-Nguyên lý của các cơ cấu truyền động cơ khí máy xúc ЭКГ- 5A
-Cơ cấu nâng hạ
Số liệu về thông số bánh răng bảng 1.5 và sơ đồ động cơ cấu nâng hạ hình 1.1
Bảng 1.5
Bánh răng Khối lượng (Kg) Số lượng
Z21 - M10 344 1
Z141 - M10 1835 1
Z16 - M18 174 1

Z109 - M18 1185 1

Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
__________________________________________________________________
GVHD: TS. Phan Minh Tạo SVTH:Đào Mạnh Duy CĐK49-UB 6

3636
3636
3634
m=10;Z=
21
141
42626
m=18;Z=
16
109
3634
Z=19
Z=28
808320
m=16;Z=37
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11


Hình 1.1 : Sơ đồ động cơ cấu nâng hạ
(Tỷ số truyền nâng cần i = 54,5)
Trong đó :
1-Động cơ điện một chiều, P
đm
= 200 kW 2-Cặp đĩa xích
3-Bộ truyền trục vít, bánh vít 4-Tang hãm cơ cấu nâng hạ cần
5-Tang cuốn cáp nâng hạ cần 6-Khớp nối trung gian
7-Tang hãm cơ cấu nâng hạ gầu 8-Tang cuốn cáp nâng hạ gầu
9-Cặp bánh răng chữ V 10-Cặp bánh răng trụ răng thẳng
11-Puli nâng hạ gầu
- Nguyên lý hoạt động
Cơ cấu này nhằm tạo ra lực nén cho gầu xúc, đưa gầu nên hoặc hạ gầu xuống để bới xúc
hay dỡ tải. Cơ cấu này được truyền động bởi một động cơ điện một chiều được chế tạo theo
kiểu nằm ngang và đặt trong buồng máy. Động cơ này làm hai nhiệm vụ độc lập nhau đó là
nâng hạ gầu, nâng hạ cần
- Nâng hạ gầu
Khi cho nâng hạ gầu làm việc ở vị trí số 1 về phía nâng gầu thì tốc độ định mức của động cơ là
750 vg/ph, tốc độ chuyển động thẳng của gầu sẽ có giá trị định mức là 0,8m/s. Còn phía hạ gầu
Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
__________________________________________________________________
GVHD: TS. Phan Minh Tạo SVTH:Đào Mạnh Duy CĐK49-UB 7

do làm yếu từ thông kích thích của động cơ nên tốc độ của động cơ tăng lên, với mục đích làm
giảm thời gian hạ gầu không tải, nhờ đó tăng năng suất của máy. Hệ thống nâng gầu còn bố trí
tang hãm luôn luôn được đóng, khi động cơ làm việc thì phanh nâng hạ gầu được mở ra vì

cuộn dây nam châm điện ЭB1 của van phân phối khí nén chỉ có điện để mở phanh hãm khi
cuộn dây chủ đạo của KĐT có điện, cuộn dây ЭB1 cũng được cắt điện tự động khi một trong
các thiết bị bảo vệ tác động ( Rơ le dòng cực đại, rơ le chạm đất ), yêu cầu cơ cấu hãm phải
đóng lại để giữ cứng tang cuốn cáp không cho gầu di chuyển. Lúc này mômen quay từ động cơ
được truyền qua khớp nối số 6 sang cặp bánh răng chữ V số 9 Z21/Z141tiếp tục truyền mômen
sang cặp bánh răng trụ răng thẳng số 10 Z16/Z109 thông qua khớp nối trung gian số 6 sang
bánh răng Z109 được bắt chặt với tang quấn cáp nâng hạ gầu làm tang quay sẽ cuốn cáp xúc
hay nhả cáp xúc làm cho gầu được nâng lên hay hạ xuống, gầu nâng hay hạ sẽ do chiều quay
của động cơ.
Trong quá xúc cơ cấu nâng hạ phải đảm bảo được lực cắt để phá vỡ đất đá kết hợp với
lực đẩy của cơ cấu ra vào tay thước tạo nên qua trình đào của máy.
- Quá trình nâng hạ cần
Khi nâng hạ cần ta phải thao khớp nối số 6 ra để tách bộ phận giảm tốc của bộ phận nâng
hạ gầu xúc sau đó lắp xích truyền động vào cặp đĩa xích số 2 ( Z19/Z28) mở phanh nâng hạ
cần, đóng phanh nâng hạ gầu.
Khi động cơ được cấp điện mômen quay trên trục động cơ truyền qua cặp bánh răng đĩa
xích số 2 làm hộp giảm tốc trục vít – bánh vít quay truyền mômen sang tang cuốn cáp nâng hạ
cần sẽ cuốn cáp nầng hạ cần làm cho cần máy xúc được nâng hay hạ, cần máy xúc nâng hay hạ
phụ thuộc vào chiều quay của động cơ điện.
– Cơ cấu ra vào tay gầu
Số liệu thông số bánh răng bảng 1.6 và sơ đồ động cơ cấu ra vào tay gầu hình 1.2
Bảng 1.6
Bánh răng Khối lượng (Kg) Số lượng
Z22 - M8 12.5 1
Z122 - M8 125 1
Z16 - M14 245 1
Z110 - M14 1080 2
Z14 - M24 125 2
Thanh răng
Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp

__________________________________________________________________
GVHD: TS. Phan Minh Tạo SVTH:Đào Mạnh Duy CĐK49-UB 8



m=24;Z=14
m=14;Z=
16
110
3624
134x2
m=8;Z=
22
122
i2
1
2
3
4
5
6

Hình 1.2 :Sơ đồ động cơ cấu ra vào tay gầu
Trong đó :
1-Cần xúc; 2-Bộ truyền bánh răng thanh răng
3- Động cơ một chiều dẫn động, P
đm
= 54 kW; 4-Tang hãm
5- Bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng; 6- Bộ truyền bánh răng trụ răng
thẳng và phanh an toàn.

Nhiệm vụ của cơ cấu là tạo ra áp lực nén vào đất đá đồng thời với cơ cấu nâng hạ gầu để
tạo nên quá trình đào của máy xúc.
Đặc điểm của cơ cấu này là toàn bộ hệ truyền động được đặt trên cần, do đó để thích ứng
với điều kiện làm việc ngoài trời chúng phải đảm bảo độ bền và độ chống ẩm cao.
Khi cho cơ cấu ra vào tay gầu làm việc thì phanh động cơ được mở, động cơ được cung
cấp điện, mômen quay từ trục động cơ được truyền tới cặp banh răng Z22/Z122, bánh răng
Z22 quay thông qua phanh an toàn làm bánh răng liền trục trung gian Z16 và bánh răng Z110
quay truyền chuyển động quay cho hai bánh răng đầu trục súppo Z14 quay thông qua thanh
răng được hàn chặt trên tay gầu làm cho gầu xúc chuyển động ra hay vào phụ thuộc vào chiều
quay của động cơ.



Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
__________________________________________________________________
GVHD: TS. Phan Minh Tạo SVTH:Đào Mạnh Duy CĐK49-UB 9

- Cơ cấu quay
Số liệu về thông số bánh răng bảng 1.7 và sơ đồ động cơ cấu quay hình 1.3
Bảng 1.7
Bánh răng Khối lượng (Kg) Số lượng
Z11 - M10 30 2
Z67 - M10 250 2
Z11 - M26 358 2
Z128 - M26 2765 1
Z20 - M6 7.6 2
Z110 - M6 96 2
Hộp giảm tốc 2018 2

Trong đó :

1-Tang phanh đầu động cơ 2- Động cơ quay P
đm
= 60 kW
3- Cặp bánh răng Z20/Z110 4- Cặp bánh răng Z11/Z67
5- Cặp bánh răng hành tinh Z11 6- Bánh răng gắn cố định với bệ Z128
318
m=6;Z=
20
110
m=10;Z=
11
67
3636
3618 3618
m=26;Z=
11
128
1
2
3
4
5
6

Hình 1-3 : Sơ đồ động cơ cấu quay
Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
__________________________________________________________________
GVHD: TS. Phan Minh Tạo SVTH:Đào Mạnh Duy CĐK49-UB 10

Để thay đổi vị trí của máy xúc từ đào sang vị trí dỡ tải người ta sử dụng cơ cấu quay. Về

nguyên tắc thì máy có thể quay vòng tròn, trong thực tế để rút ngắn thời gian chu kỳ xúc nên
máy không quay vòng tròn mà có thể quay thuận nghịch.
Cơ cấu quay gồm hai động cơ M3 và M4 dẫn động qua hai hộp giảm tốc xuống cặp bánh
răng hành tinh Z11quay quanh bánh răng Z128 được cố định với bệ máy
Khi cơ cấu này làm việc, động cơ được cấp điện, 2 phanh đầu động cơ được mở ra động cơ
quay truyền mô men từ trục động cơ qua cặp bánh răng Z20/Z110, truyền qua cặp bánh răng
Z11/Z67 làm cặp bánh răng hành tinh Z11 quay xung quanh bánh răng cố định Z128 gắn trên
bệ máy làm cho máy xúc quay. Hai động cơ được đấu để quay cùng chiều nhau, máy xúc quay
trái hay phải phụ thuộc vào chiều quay của động.

- Cơ cấu di chuyển
Số liệu thông số bánh răng bảng 1.8 và sơ đồ động cơ cấu di chuyển hình 1.4
Bảng 1.8
Bánh răng Khối lượng (Kg) Số lượng
Giảm tốc chính
Z11 - M10 180 1
Z59 - M10 50 1
Z41 - M10 10 1
Z13 - M6 118 1
Z103 - M6 95 1
Z10 - M20 485 1
Z32 - M26 (gt sườn) 553 2
Z12 - M26 (gt sườn) 110 2



Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
__________________________________________________________________
GVHD: TS. Phan Minh Tạo SVTH:Đào Mạnh Duy CĐK49-UB 11


7516
7516
113618
m=10;Z=
11
59
113618
13532
m=25;Z=
12
32
m=20;Z=
10
39
113532
m=10;Z=41
113532
3844
113532
m=6;Z=
13
103
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11

Hình 1-4 : Sơ đồ chuyền động cơ cấu di chuyển
Trong đó: Tỉ số truyền i = 441,963
1 - Động cơ P
đm
= 54kW 2 - Tang hãm phanh
3 - Khớp nối 4 - Cặp bánh răng trụ răng nghiêng Z13/Z103
5 - Cặp bánh răng trụ răng thẳng Z11/Z59 ;6 - Cặp bánh răng trụ răng thẳng Z10/Z39
7 - Khớp nối 8 - Cặp bánh răng tru răng thẳng Z12/Z32
9 - Bánh chủ động 10 - Bánh răng vẩy rầu bôi trơn
11 - Khớp nối răng
Nhiệm vụ của cơ cấu này là tạo ra lực kéo để di chuyển máy từ vị trí này đến vị trí khác,
để đảm bảo sự ổn định của máy khi đào xúc cũng như độ cứng vững hầu hết máy xúc khai thác
lộ thiên đều di chuyển bằng xích
Khi động cơ được cấp điện, phanh hãm đầu động cơ được nhả ra, mômen quay được
truyền tới cặp bánh răng trụ răng nghiêng Z13/Z103 thông qua khớp nối 3 đến cặp bánh răng
trụ răng thẳng Z11/Z59 đến cặp bánh răng trụ răng thẳng Z10/Z39 đến khớp nối chuyển
hướng. Khi hai khớp nối chuyển hướng nhập lại, mômen quay được truyền tới cặp bánh răng
thẳng Z12/Z32 làm bánh chủ động quay, máy di chuyển thẳng. Muốn chuyển hướng phải hay
trái ta tách khớp nối bên đó ra thì máy sẽ chuyển hướng về bên đó.

Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
__________________________________________________________________
GVHD: TS. Phan Minh Tạo SVTH:Đào Mạnh Duy CĐK49-UB 12

1.2.2- Các thông số kỹ thuật cơ khí của máy xúc ЭКГ- 5A
Bảng 1.9

STT

Các thông số kỹ thuật Đơn vị Giá trị
1 Dung tích gầu m
3

5
2 Trọng lượng gầu kg 9300
3 Khối lượng răng gầu kg 5 x 135
4 Khối lượng tay gầu kg 7850
5 Chiều dài tay gầu m 7,8
6 Khối lượng puli gầu kg 56
7 Khối lượng puli đầu cần kg 2 x 700
8 Khối lượng tang quấn cáp mở đáy gầu kg 65
9 Đường kính tang quấn cáp nâng cần m 1,05
10 Tốc độ nâng gầu m/s 0,87
11 Tốc độ đẩy gầu m/s 0,45
12 Bán kính xúc lớn nhất m 14,5
13 Bán kính xúc nhỏ nhất m 5,52
14 Bán kính dỡ tải xa nhất m 12,65
15 Chiều cao xúc lớn nhất m 10,3
16 Chiều cao bộ máy m 6,7
17 Chiều cao bàn máy m 1,86
18 Bán kính bệ quay phía sau m 5,52
19 Áp lực gầu xúc kN 490
20 Thời gian một chu kỳ xúc s 23
21 Góc nghiêng cần xúc 45
0

22 Chiều dài tay gầu có lắp chi tiết khác m 11,6

23 Góc quay dỡ tải 90
0

24 Điện áp cung cấp V 6000
25 Công suất xác lập kW 200
26 Tần số Hz 50
27 Công suất động cơ chính kW 250
28 Hệ số khuyếch đại 50
29 Chiều dài xích m 6,888
30 Độ leo dốc cho phép 12
0

31 Trọng lượng máy không kể đến đối trọng kg 157.10
3

32 Tốc độ khi dỡ tải m/s 3 ~ 3,5
33 Trọng lượng cần máy T 19,2
34 Trọng lượng tay gầu T 5,42
35 Vận tốc di chuyển km/h 0,55
36 Lực đẩy gầu lớn nhất N 205000
37 Áp lực trung bình di chuyển KG/cm
2

2,15
38 Đối trọng T 40


Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
__________________________________________________________________
GVHD: TS. Phan Minh Tạo SVTH:Đào Mạnh Duy CĐK49-UB 13


1.2.3- Hệ thống truyền động điện máy xúc ЭКГ- 5A
a. Hệ thống TĐĐ cơ cấu nâng hạ gầu






























Hình 1.5 Sơ đồ TĐĐ cơ cấu nâng gạ gầu
Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
__________________________________________________________________
GVHD: TS. Phan Minh Tạo SVTH:Đào Mạnh Duy CĐK49-UB 14

* Điều khiển nâng gầu
Kéo tay điều khiển vào phía trong, tiếp điểm K1 đóng, K2 mở, có 4 tốc độ nâng gầu tăng
dần từ số 1 đến số 4.
+ Số 1 : K1 đóng, K2 mở dòng điện đi từ +1 đến 1/2 YK-3CYΠ chia làm hai nhánh:
- Nhánh 1: đi từ 1/2 YK-3CYΠ đến 2H1-2H2, đến YK-4CYΠ qua K1 về -2
Cuộn 2H1-2H2 có điện đi qua nó tạo ra từ thông tổng cho KĐT và máy phát phát ra điện áp
cung cấp cho động cơ
- Nhánh 2: đi từ 1/2 YK-3CYΠ đến YK-2R2 đến YK-Д2 qua cuộn YK-P2 qua K1 về -2.
Các tiếp điểm cùng tên YK-P2 cấp điện cho YK-ΠΠ, YK-ΠΠ sẽ đóng các tiếp điểm của mình
trên mạch kích thích độc lập của động cơ loại điện trở YK-3CДΠ-1 làm cho dòng điện qua
cuộn KTĐL của động cơ tăng lên tốc độ của động cơ giảm ở chế độ nâng gầu.
+ Số 2 : K1, K5 đóng loại loại di một phần điện trở YK- 4CYΠ làm cho dòng qua cuộn
YMC2 tăng lên và do đó điện áp máy phát tăng lên, tốc độ động cơ tăng lên
+ Số 3 : Tương tự như trên K1, K4, K5 đóng lại
+ Số 4 : K1, K3, K4, K5 đóng lại động cở làm việc ở tốc độ lớn nhất.
* Điều khiển hạ gầu
Ở chế độ hạ gầu ta kéo tay điều khiển về phía ngược lại khi đó K2 đóng K1 mở để đổi
chiều dòng điện đi trong cuộn YMC2 và do đó máy phát ra điện áp sẽ đổi chiều cực tính cung
cấp cho động cơ làm động cơ quay theo chiều ngược lại.
+ Số 1 : K2 đóng, K1 mở dòng điện đi từ +1 đến 21 và được chia làm 2 nhánh:
- Nhánh 1 : Dòng điện đi từ 21 qua YK-3CYΠ về -2
- Nhánh 2 : Từ 21 qua K2 đến 36 qua YK-4CYΠ đến YMC2 qua 1/2 YK-3CYΠ về -2
+ Số 2 :K2, K5 đóng loại một phần điện trở YK-4CYΠ và dòng điện đi tương tự như số 1

+ Số 3 : K2, K4, K5 đóng
+ Số 4 : K2, K3, K4, K5 đóng.
Điện trở YK-4CYΠ bị loại dần theo vị trí tay số từ số 1 đến số 4, điện áp máy phát phát
ra tăng dần và tốc độ hạ gầu sẽ tăng dần.
Ở vị trí xuống gầu thì điốt YK-Д2 không có dòng chạy qua do bị phân cực ngược do vậy
rơle YK-P2 không có điện, tiếp điểm YK-P2 không được đóng do đó cuộn YK-ΠΠ không có
điện, tiếp điểm YK-ΠΠ không được đóng sẽ làm cho dong điện qua cuộn KTĐL của động cơ
giảm đi do phải qua điện trở YK-3CДΠ-1 vì vậy mà tốc độ động cơ được tăng lên để giảm bớt
thời gian cho chu kỳ xúc.
Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
__________________________________________________________________
GVHD: TS. Phan Minh Tạo SVTH:Đào Mạnh Duy CĐK49-UB 15

b. Hệ thống TĐĐ cơ cấu quay - di chuyển































Hình 1.6 Sơ đồ TĐĐ cơ cấu quay – di chuyển
Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
__________________________________________________________________
GVHD: TS. Phan Minh Tạo SVTH:Đào Mạnh Duy CĐK49-UB 16

* Điều khiển máy quay
Khi rút cầu thang lên xuống máy thì tiếp điểm liên động BK đóng, bật công tắc ΠPP sang
vị trí -45
0
hai tiếp điểm III và IV đóng lại. Dòng điện đi từ +1 → BK → 7;8 → 6;5 → YK-KX.
Mạch rẽ nhánh qua YK- Р11→ -2. Cuộn YK-P11 có điện sẽ đóng tiếp điểm của nó để nâng
cao điện áp cho bộ máy quay.
Cuộn YK-P11 co điện đóng các tiếp điểm của nó ở mạch xoay chiều cấp điện cho cuộn
YK-K3 để đóng điện cho hai động cơ bơm dầu hộp giảm tốc quay M16, M17. Đồng thời khi
tiếp điểm YK-K3 đóng thì cuộn YK-KB có điện, đóng tiếp điểm của nó trên mạch lực để nối
hai động cơ quay M3, M4 với máy phát ( các tiếp điểm thường mở KB đóng lại, các tiếp điểm

thường đóng mở ra ) khi đó cuộn ЭB-3 có điện để mở phanh.
Để điều khiển máy quay ta dùng hai chân số điều khiển. muốn quay trái ta đạp chân trái,
quay phải ta đạp chân phải.
* Điều khiển quay trái
Khi đạp chân trái thì tiếp điểm K1đóng, K2 mở:
+ Tốc đọ số 1: Dòng điện đi từ +1→ Bk→ 216→ 8;7→ 221→ 1/2 YK-3CYB→ 231→
YMC2→ 232→ YK-4CYB→ K1→ -2
+ Tốc độ số 2: K1, K5 đóng.
+ Tốc độ số 3: K1, K4, K5 đóng.
+ Tốc độ số 4: K1, K3, K4, K5 đóng.
Các tiếp điểm K3, K4, K5 đóng để loại dần điện trở Yk-4CYB ra khỏi mạch dòng điện
qua cuộn YMC-2 tăng lên làm cho từ thông tổng của KĐT tăng lên do đó điện áp của máy phát
được tăng lên, làm tốc độ động cơ tăng dần từu số1→ số4.
* Điều khiển quay phải
Khi đạp chân trái thì tiếp điểm K1 mở, K2 đóng.
+ Tốc độ số 1 : Dòng điện đi từ +1→ Bk→ 8;7→ 221→ K2 → YK-4CYB→232→
YMC2→ 231→ 1/2YK-3CYB →-2
+ Các tốc độ còn lại từ số 2→ số 4 thì các tiếp điểm từ K2 → K5 lần lượt đóng lại để loại
dần điện trở YK-4CYB làm cho tốc độ động cơ tăng dần từ số 1 → số 4
* Điều khiển máy di chuyển
Bật công tắc ΠPP sang +45
0
, chế độ di chuyển tiếp điểm II và IV đóng lại, dòng điện đi
từ +1 → BK → 216 → 7;8 → 3;4 → YK-KB, mạch rẽ nhánh qua cuộn YK- PΠΓ2 và YK-
ШX.
Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
__________________________________________________________________
GVHD: TS. Phan Minh Tạo SVTH:Đào Mạnh Duy CĐK49-UB 17

Khi dòng điện đi qua cuộn YK- PΠΓ2 sẽ đóng tiếp điểm của nó ở bộ YK-БТОН làm xuất

hiện dòng qua cuộn YMC-5 sinh ra từ thông Ф5 chống lại từ thông Ф2của YMC-2 làm điện áp
máy phát giảm xuống vì điện áp của động cơ di chuyển không cao.
Cuộn YK-ШX có điện đóng tiếp điểm của nó ở mạch xoay chiều cấp điện cho cuộn PY-
2K để đóng điện cho động cơ bơm dầu di chuyển M7 vào làm việc, đồng thời đóng tiếp điểm
YK-ШX cấp điện cho cuộn YK-KX để đóng tiếp điểm của nó nối động cơ di chuyển vào mạch
lực, đồng thời mở các tiếp điểm thường đóng để đảm bảo cho bộ máy di chuyển hoạt động thì
bộ máy quay không hoạt động.
Ở mạch quay và di chuyển có bố trí rơ le YK-PH trong quá trình làm việc thì rơ le này
đóng các tiếp điểm của nó và ở chế độ quay thì tiếp điểm phụ YK-KB đóng, ở chế độ di
chuyển thì YK-KX đóng để duy trì dòng điện sẽ không đi theo lối ban đầu nữa mà đi qua tiếp
điểm YK-PH và YK-KB hoặc YK-KX. Khi chuyển chế độ từ quay sang di chuyển hoặc
ngược lại thì tiếp điểm YK-PH mở ra để tránh sự nhầm lẫn giữa hai chế độ, đảm bảo được an
toàn.
Khi động cơ bơm dầu làm việc thì phanh của động cơ di chuyển được nhả ra, khi đó
người vân hành có thể điều khiển máy di chuyển.
* Điều khiển máy di chuyển thẳng
+ Di chuyển tiến: K1 đóng, K2 mở.
+ Di chuyển lùi : K2 đóng, K1 mở.
Chiều dòng điện và tốc độ động cơ thay đổi như ở chế độ quay.
+ Điều khiển máy đi vòng trái : Dùng công tắc BTΓ để điều khiển hai cuộn dây ЭM-1 và
ЭM-2. Bật công tắc BTΓ sang +45
0
cuộn ЭM-2 có điện điều khiển van thủy lực tách vấu lái
bên trái ra, máy đi vòng bên trái
+ Điều khiển máy đi vòng phải : Bật công tắc BTΓ sang -45
0
cuộn ЭM-1 có điện điều
khiển van thủy lực tách vấu lái bên phải ra, máy đi vòng bên phải.
+ Công tắc ΠPP khi chuyển chế độ từ quay sang di chuyển thi phải qua điểm giữa I của
ΠPP, nó được đóng lại nối tắt điện trở YK-7CДB trên mạch cuộn YMC-6 làm dòng điện qua

cuộn này tăng nhanh sinh ra Ф6 để chống lại Ф2 của cuộn YMC-2 làm cho từ thông tổng của
KĐT giảm đến giá trị 0, do đó mà khi chuyển chế độ thì điện áp máy phát bằng 0.



Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
__________________________________________________________________
GVHD: TS. Phan Minh Tạo SVTH:Đào Mạnh Duy CĐK49-UB 18

c. Hệ thống TĐĐ cơ cấu ra vào tay gầu































Hình 1.7 Sơ đồ TĐĐ cơ cấu ra vào tay gầu
Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
__________________________________________________________________
GVHD: TS. Phan Minh Tạo SVTH:Đào Mạnh Duy CĐK49-UB 19

Nhìn chung trong hệ thống TĐĐ trong các cơ cấu chính của máy xúc ЭΚΓ- 5A về cơ bản
là giống nhau, chỉ khác nhau về công suất. Vì vậy trong khuôn khổ đồ án này em đi sâu vào
nghiên cứu nguyên lý của cơ cấu ra vào tay gầu.
* Phần tử trong mạch
AΓ-Γ2, M2 : máy phát điện và động cơ điện một chiều.
AΓ-Γ2- ДΠ, M2-ДΠ : cuộn dây cực từ phụ máy phát và động cơ.
AΓ-Γ2-OBШ : cuộn dây kích từ song song của máy phát.
AΓ-Γ2-OBH : cuộn dây kích từ độc lập của máy phát.
AΓ-Γ2-RTH : điện trở nhiệt của máy phát.
YK-PTMΠ : rơle dòng cực đại
AΓ-Γ2-CT : là cuộn dây ổn định.
KKΠ : tay số điều khiển cuộn dây YMC2
БTO H : bộ cắt nhanh theo dòng phần ứng.
YK-YMCH : khối KĐT.
YK-4CYH : điện trở phân áp.

YK-3CYH : điện trở thay đổi giá trị I
YMC2
.
YK-BTH : công tắc vạn năng
ЭB2 : cuộn dây mở phanh động cơ.
BΠ-1, BΠ-2 : công tắc khống chế hành trình tay gầu
* Nguyên lý hoạt động
Để đưa máy xúc vào hoạt động ta có quy trình như sau:
- Đóng cầu dao cách ly cao thế của tủ phân phối và tất cả các áptômát trong ngăn điều
khiển để ở vị trí đóng (áptômát cho chiếu sáng và sấy tùy theo mức độ cần thiết)
- Đóng máy cắt dầu BM
- Khởi động cụm năm máy bằng cách quay tay cơ khí cụm chuyển động máy cắt dầu vào
trạng thái đóng và giữ nó quay theo chiều kim đồng hồ tới mức giới hạn.
- Để các tay điều khiển về số "0".
- Bật công tắc cho máy nén khí làm việc cho đến khi áp lực trong bình khí đo được từ 7-
7,4 at
- Kéo còi tín hiệu báo máy đã hoạt động.
- Đặt các tay số của bộ công tắc van năng BTΠ, BTH, ΠPP vào vị trí lên xuống gầu, ra
vào tay gầu, di chuyển và máy bắt đầu thực hiện quá trình xúc.
Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
__________________________________________________________________
GVHD: TS. Phan Minh Tạo SVTH:Đào Mạnh Duy CĐK49-UB 20

* Điều khiển vào tay gầu
Điều khiển vào tay gầu có bốn vị trí tay số điều khiển.
- Số 1 : Kéo tay điều khiển vào phía trong thì K2 đóng, K1 mở, dòng điện từ +1 → YK-
BTH từ đây nạch điện được chia thành hai nhánh:
+ Nhánh 1 : YK-BTH → 121 →1/2 YK-3CYH → 131 → 2H1-2H2 → 132 → YK-
4CYH → 136 → BΠ-2 → K2 → -2.
Khi điều khiển cho tay gầu đi vào thì dòng điện được đi qua công tắc hành trình BΠ-1 và

BΠ-2, vận tốc tay gầu giảm bước 1 công tắc hành trình BΠ-1 mở ở khoảng cách 250-350 mm
cách gót cần và ngắt toàn bộ động cơ ra vào gầu lúc đó BΠ-2 mở khi khoảng cách gót cần còn
lại 100-150 mm để tránh cho gầu không trạm vào bụng cần vì khi đi vào tay gầu và gầu xúc có
quán tính lớn có thể trạm vào bụng cần gây hư hỏng, lúc này mạch điện chỉ được điều khiển
theo chiều đi ra của tay gầu.
+ Nhánh 2 : YK-BTH → ЭB2 → -2 để mở phanh ra vào tay gầu.
Cuộn 2H1-2H2 có dòng điện đi qua nó tạo ra từ thông tổng cho KĐT điều khiển máy
phát phát ra điện áp cung cấp cho động cơ làm việc ở tốc độ số 1.
- Số 2 : K2, K5 được đóng
+ Nhánh 1 : YK-BTH → 121 →1/2 YK-3CYH → 131 → 2H1-2H2 → 132 → YK-
4CYH → 135 → K5 → 137 → BΠ-1 → BΠ-2 → K2 → -2
+ Nhánh 2 : YK-BTH → ЭB2 → -2 để mở phanh ra vào tay gầu.
Vì được loại đi một phần điện trở YK-4CYH làm cho dòng điện qua cuộn 2H1-2H2
tăng lên, điện áp máy phát tăng lên do đó tốc độ động cơ tăng lên ở tốc độ số 2.
- Số 3 : Tương tự như trên tiếp điểm K2, K5, K4 được đóng lại.
- Số 4 : Tương tự như trên tiếp điểm K2, K5, K4, K3 được đóng lại động cơ làm việc ở
tốc độ cao nhất.
* Điều khiển ra tay gầu
Điều khiển vào tay gầu có bốn vị trí tay số điều khiển.
- Số 1 : Đảy tay điều khiển ra phía ngoài thì K1 đóng, K2 mở, dòng điện đi từ +1 → YK-
BTH → K1 → 137 → BΠ-1 → 136 → YK-4CYH → 132 → 131 → YK-3CYH → -2 . Đồng
thời dòng điện đi từ +1 → YK-BTH → ЭB2 → -2 để mở phanh ra vào tay gầu
Cuộn 2H1-2H2 có dòng điện đi qua nó nhưng với chiều ngược lại tạo ra từ thông tổng
ngược chiều cho KĐT điều khiển máy phát phát ra điện áp ngược cực tính cung cấp cho động
cơ làm việc theo chiều ngược lại so với chiều vào tay gầu ở tốc độ số 1.
Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
__________________________________________________________________
GVHD: TS. Phan Minh Tạo SVTH:Đào Mạnh Duy CĐK49-UB 21

- Số 2 : K1, K5 được đóng, dòng điện đi từ +1 → YK-BTH → K1 → K5 → 135 → YK-

4CYH → 132 → 131 → YK-3CYH → -2
Vì được loại đi một phần điện trở YK-4CYH làm cho dòng điện qua cuộn 2H1-2H2
tăng lên, điện áp máy phát tăng lên do đó tốc độ động cơ tăng lên ở tốc độ số 2.
- Số 3 : Tương tự như trên K1, K5, K4 được đóng lại.
- Số 4 : Tương tự như trên K1, K5, K4, K3 được đóng lại, động cơ làm việc ở tốc độ cao
nhất.
* Các chế độ bảo vệ
- Vì lý do nào đó I
ư
của Γ2 tăng lên quá mức cho phép lớn hơn 1,3 I
đm
thì rơle YK-PTMH
sẽ tác động ngắt điện mạch điều khiển máy xúc
- Khi hệ thống máy phát, động cơ có sự thay đổi dòng làm việc của động cơ tăng lên (
1.1- 1.2)I
đm
, do sự thay đổi đột ngột của phụ tải nên cuộn dây cực từ phụ của máy phát AΓ-Γ2-
ДH sẽ liên hệ như cuộn sơ cấp của một máy biến áp nên ở cuộn thứ cấp là cuộn ổn định AΓ-
Γ2-CT. Khi dòng điện I
ư
tăng lên thì sức từ động của cuộn YMC-1 tăng lên (do có sự liên hệ
giữa cuộn cực từ phụ máy phát AΓ-Γ2-ДH với cuộn ổn định AΓ-Γ2-CT và YMC-1 ) vì YMC1
được quấn ngược chiều với YMC2 do đó sức từ tổng của cuộn YMC2 giảm xuống dòng I
ư
được cuộn YMC2 điều khiển máy phát làm giảm xuống.
- Khi I
ư
giảm xuống thì sự tác động lại ngược lại.
Kết quả là sự dao động về dòng điện được giảm bớt.
- Trong quá trình xúc I

lv
của động cơ từ ( 1,3-1,5).I
đm
thì bộ cắt dòng БТОH sẽ làm việc
và YMC4 hoặc YMC5 có dòng điện chạy qua sinh ra F
4
hoặc F
5
ngược chiều với F
2
làm cho
I
KTĐL
của máy phát giảm bớt để bảo vệ động cơ khỏi bị qua tải
- Khi không có sự rò điện thì YK-P6 và YK-P7 vẫn có điện bình thường. Nhưng vì lý do
nào đó mà bị rò điện YK-P1, YK-P3, YK-P4, YK-P5 của các bộ máy sẽ có dòng điện chạy qua
và chúng tác động tiếp điểm YK-P8 nên YK-P6 và YK-P7 sẽ mất điện và cắt mạch điều khiển
chung không cho máy làm việc.
- Khi máy phát làm việc trong trạng thái quá tải thì điện trở nhiệt AΓ-Γ2-RTH có tác
dụng nhiệt, điện chở giảm xuống, điện trở cho dòng điện đi qua tác động vào đầu 4 và 12 trên
bộ БТОH làm cho cuộn YMC4 hoặc YMC5 tác động lên cuộn YMC2 điều khiển cho máy phát
hạ thấp điện áp xuống.


Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
__________________________________________________________________
GVHD: TS. Phan Minh Tạo SVTH:Đào Mạnh Duy CĐK49-UB 22

1.2.4 Các thông số kỹ thuật của hệ thống TĐĐ máy xúc
1.2.4.1 Động cơ và máy phát điện

a. Động cơ dẫn động АГ-M, mã hiệu AЭ-113-4T
Công suất 250KW, tốc độ 1480vg/ph loại dược bảo vệ và làm mát, có rô to lồng sóc kép,
cuộn dây Stato chia làm 2 cấp điện áp 3000V, 6000V, các cực đầu vào đặt trong hộp kín gắn
với thân động cơ.
Động cơ cho phép tải 2.2 lần trong thời gian ngắn, cuộn dây STATO có bọc chống ẩm
loại B, có bảo vệ cực tiểu khỏi điện áp mạng sụt quá thấp (<65%U
đm
) bằng cách ngắt tự động
máy cắt dầu cho cuộn HK.
b. Máy phát điện một chiều loại ΠЭΜ
Bao gồm các máy phát nâng hạ gầu, ra vào tay gầu, quay-di chuyển, dùng để cung cấp
điện cho các động cơ một chiều của các cơ cấu chính.
Cuộn kích thích song song được cung cấp trực tiếp từ máy phát và được nối song song
với phần ứng, để tránh sự tự kích của máy phát khi không có dòng điện cuộn KTĐL, cuộn kích
thích song song được nối với phần ứng qua điện trở phụ 2СДΠ, độ lớn của nó gấp 6-7 lần giá
tri điện trở của cuộn tự kích ΟΒШ.
Trên các cực phụ được đặt các cuộn ổn định chuyên dùng, cổ góp làm từ những phiến
đồng ký thuật điện hình nem, giữa chúng có cách điện bằng mi ca
c. Máy phát điện một chiều loại ΜΠ
Dùng để cung cấp điện cho mạch điều khiển của máy xúc và cuộn KTĐL các động cơ
dẫn động và động cơ mở đáy gầu.
Máy phát được kích thích hỗn hợp (kích thích nối tiếp và song song ), sự tự kích như vậy
là cần thiết để giữ cho điện áp đầu ra của máy phát là 115V khi dòng tải thay đổi, người ta
dùng bộ điều chỉnh điện áp tự động ( БCTB ), nó duy trì tự động điện áp trên cửa ra của máy
phát khi có sự thay đổi nhiệt độ của môi trường xung quanh.
d. Động cơ điện một chiều
Trên tời nâng hạ người ta đặt một động cơ loại ДΠЭ - 816, có công suất 200kW, 440V,
750Vg/ph, phần ứng của nó được nối với máy phát.
Trên cơ cấu ra vào gầu đặt một động cơ loại ДΠЭ - 52, có công suất 54kW, 395V,
1200Vg/ph, phần ứng của nó được nối với máy phát.Cũng trên cơ cấu ra vào gầu có đặt một

loại động cơ ДΠЭ - 12Y2 có công suất 3,6kW, 110V, 1430Vg/ph.
Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
__________________________________________________________________
GVHD: TS. Phan Minh Tạo SVTH:Đào Mạnh Duy CĐK49-UB 23

Trên cơ cấu quay đặt hai động cơ loại ДΠЭ - 52, có công suất 60kW, 305V, 1230Vg/ph ở bên
trái và bên phải vòng quay phần ứng của nó được nối tiếp với nhau với máy phát ГΠЭI3 -
I4/I2M -Y2.
Động cơ loại ДΠЭ - 52 có công suất 54kW, 395V, 1200Vg/ph được dùng để di chuyển
máy xúc.
1.2.4.2 Đặc tính kỹ thuật của các thiết bị điện
- Máy biến áp 6/0,23kV loại ΤΜЭ40/6 - 69YI cho trong bảng 1.10
Bảng 1.10
Công suất
(kVA)
Kiểu đấu dây Dòng điện (A) Điện áp (V) Điện áp ngắn mạch U%

40 Y/Y
0
3,85 180,5 6000 230 4,5

- Động cơ xoay chiều cao áp cho trong bảng 1.11
Bảng 1.11
P (kW) U (V) I Stato I roto Cosφ U
nm
% Tốc độ
(Vg/ph)
F
(Hz)


Khối lượng
(Kg)
250 6000 28,7 200 0,9 93 1480 50 580

- Thông số kỹ thuật động cơ xoay chiều truyền động phụ cho trong bảng 1.12
Bảng 1.12
Loại động cơ P
(kW)
U(V) Cos
φ
F
(Hz
)
Tốc độ
(Vg/ph
)
Số
lượn
g
Công dụng
ДК - 548Δ 5 220/380

0,61 50 985 1 Đ/cơ ép hơi
4A-100-S4-Y3 3 220/380

0,83 50 1400 1 Đ/c quạt nâng hạ
4A-100-S4-Y3 3 220/380

0,83 50 1400 1 Đ/c quạt ra vào
4A-100-S4-Y3 1,1 220/380


0,81 50 1400 2 Đ/c quạt quay
ДΠΤ 0.25 220/380

0,75 50 1400 2 Bơm dầu quay
4AX-100-B4-
Y2
1,5 220/380

0,84 50 1400 1 B/dầu di chuyển
4AX-80-A4-Y3 1,1 220/380

0,81 50 1400 3 Quạt buồng máy
Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
__________________________________________________________________
GVHD: TS. Phan Minh Tạo SVTH:Đào Mạnh Duy CĐK49-UB 24


- Thông số kỹ thuật của động cơ một chiều cho trong bảng 1.13
Bảng 1.13
TT Tên cơ cấu

Nâng hạ
gầu
Ra vào
gầu
Quay Di
chuyển
Mở đáy gầu
1 Mã hiệu động cơ

ДΠЭ-816Τ2

Д
Π
Э
-
52Τ1

Д
Π
Э
-
52Τ

Д
Π
Э
-
52Τ

Д
Π
Э
-
52Τ1
-
Y2

2 Công suất (kW) 200 54 60 54 3,6
3 Điện áp (V) 440 395 305 395 110

4 Dòng điện (A) 490 150 220 150 39
5 Tốc độ (vg/ph) 750 1200 1230 1200 1430
6 Chế độ
làmviệc%
100 100 85 45 9
7 Mô men cực đại
khi đạt định mức
580 110 115 120 9
8 Tốc độ Max 1500 2150 2100 2100 3300
9 Mô men vô lăng
phần ứng
68 7,5 7,5 7,5 2
10 Áp lực tĩnh
thông gió (mmH)

45 35 35 35
11 Lượng gió làm
mát (m
3
/ph)
35 35 31 13
Thông số kỹ thuật phần ứng
1 Số rãnh 46 35 35 35 35
2 Số thanh dẫn 184 139 105 105 99
3 Số mạch nhánh 2 2 2 2 2
4 Điện trở ở 20
0
c
Ω
0,0114 0,033 0,019 0,033 0,165

5 Vòng bi phía
truyền động
42326 2442616 3524 2442616

307
6 Vòng bi ngược
phía truyền động
42326 2442616 3524 2442616

307
7 Loại chổi than ЭГ-14 ЭГ-14 ЭГ-14 ЭГ-14 ЭГ-14
Trường Đại học Mỏ- Địa Chất Đồ án tốt nghiệp
__________________________________________________________________
GVHD: TS. Phan Minh Tạo SVTH:Đào Mạnh Duy CĐK49-UB 25

8 Kích thước chổi
than
25x50x60 16x32x40 20x32x40 16x32x40 12,5x16x25
9 Số lượng chổi
than
12 8 8 8 4
10 Áp lự nén trên
than
2,3~2,9 1,5~1,6 1,5~1,6 1,5~1,6 1,5~1,6

Thông số kỹ thuật của cuộn dây KTĐL
1 Số vòng trên một
cực
350 475 475 475 2000
2 Cách nối dây Nối tiếp Nối tiếp Nối tiếp Nối tiếp Song song

3 Điện trở ở 20
0
c
Ω

2,29 6,3 6,3 6,3 124/2
4 Khe hở không
khí (mm)
3 2 2 2 2
5 Dòng điện (A) 30 15 15 15 1,8
6 Điện áp (V) 85 95 95 95 110
7 Số cuộn dây 4 4 4 4 4
Thông số kỹ thuật của cuộn dây cực phụ
1 Số vòng trên một
cực
12 21 16 21 121
2 Số nhánh song
song
2 2
3 Số cuộn dây 4 4 4 4 4
4 Điện trở ở 20
0
c
Ω

0,0053 0,0215 0,0215 0,0215 0,04
5 Khe hở không
khí (mm)
5 3 3 3 3







×