Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

tiện ích quản lý điểm ở trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 23 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TIỆN ÍCH QUẢN LÝ ĐIỂM HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC
(QLD_HSTH)
Phần thứ nhất: Đặt vấn đề - Lý do chọn đề tài
Từ thực tiễn quản lý điểm học sinh trường tiểu học, nhất là từ sau khi thực
hiện thông tư số 32 về “Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học” của Bộ
GD&ĐT, một số khó khăn, trở ngại đã nảy sinh trong quá trình thực hiện. Đánh
giá và xếp loại học sinh tiểu học cần có cải tiến, biện pháp để giải quyết; để vừa
thực hiện đúng quy định về đánh giá xếp loại học sinh tiểu học của Bộ GD&ĐT,
Sở GD&ĐT và cả yêu cầu báo cáo thống kê của Phòng GD&ĐT, của chương rình
EMIS, vừa giúp cho giáo viên đánh giá xếp loại học sinh theo hướng dẫn của các
văn bản hiện hành cũng như công tác chủ nhiệm lớp được tốt hơn.
- Những khó khăn trở ngại do yếu tố chủ quan:
+ Nhận thức, trình độ, năng lực, quan niệm… của thầy (cô) giáo với một số
văn bản, hướng dẫn (như Thông tư số 32/ 2009- TT BGDĐT, ngày 27 tháng 10
năm 2009 của Bộ giáo dục và Đào tạo, về “Quy định đánh giá và xếp loại học sinh
tiểu học”, công văn số 717/BGDĐT – GDTH, ngày 11/02/2010 V/v hướng dẫn
thực hiện một số nội dung của Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT Quy định đánh
giá và xếp loại HSTH của Bộ giáo dục và đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành; công văn số 2069/Sở GD&ĐT về “Hướng dẫn thực hiện thông tư 32 của Sở
GD&ĐT về “Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học”): còn một số giáo
viên lúng túng, chưa hiểu sâu sắc khi thực hiện.
+ Trong quá trình dạy học, thống kê báo cáo vào những thời điểm theo yêu
cầu của các cấp quản lý, có khi xảy ra số liệu thống kê báo cáo không đúng. Có khi
số lượng học sinh không phù hợp với số lượng điểm 1, 2, …9,10 của các môn cho
điểm; hay xếp loại học lực môn, xếp loại giáo dục (số lượng, tỷ lệ phần trăm)
không phù hợp; hoặc số học sinh trong thời điểm nào đó: không chuyển đi, không
có chuyển điến mà số nữ (nam) lại thay đổi !
- Những khó khăn trở ngại do yếu tố khách quan:
Theo Thông tư số 32/TT-BGDĐT, ban hành “Quy định đánh giá và xếp loại
học sinh tiểu học"; công văn 717/BGDĐT – GDTH về “Hướng dẫn thực hiện


- 1 -
thông tư 32” – “Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học”: Hướng dẫn thực
hiện và ghi học bạ (do học bạ ghi theo QĐ số 30/BGD&ĐT về Đánh giá xếp loại
học sinh tiểu học” – trước năm học 2009 - 2010, công văn số 2069/Sở GD&ĐT về
“Hướng dẫn thực hiện thông tư 32 của Sở GD&ĐT – “Quy định đánh giá và xếp
loại học sinh tiểu học và ghi học bạ năm học 2009 – 2010”:
+ Theo đó, trong “Sổ điểm lớp” – “Sổ theo dõi đánh giá kết quả học tập của
học sinh – các lớp 1 đến 5”, cho đến năm học 2011 – 2012 này, vẫn chưa có cột
ghi “Số nhận xét đạt được trong HKI” với các môn đánh giá bằng nhận xét. Đến
cuối HKI hay cuối năm học, giáo viên phải ghi kết quả HKI của học sinh vào học
bạ, nên trong công tác quản lý, việc kiểm tra theo dõi là khó khăn.
Nếu sau học kì I, hay cuối năm mới ghi kết quả (các môn đánh giá bằng nhận
xét) của học sinh vào học bạ, ai dám chắc và nhớ là ở học kì I học sinh này đạt bao
nhiêu nhận xét? Ví dụ cuối năm học, các lớp 3, 4, 5 đạt 10 nhận xét, khi chỉ khi
xếp loại học lực môn học kì I là A
+
, như vậy học kì I đạt 5 nhận xét; còn nếu là xếp
loại A (đạt 3, 4 nhận xét), xếp loại B (đạt 0, 1, 2 nhận xét) thì làm sao nhớ chính
xác được? chỉ còn cách mở sổ điểm lớp ra, đối chiếu thực hiện nội dung chương
trình, theo biên chế năm học mà “đếm”!
Hoặc như xếp loại Hạnh kiểm: Nếu đạt từ 5 – 10 nhận xét ở từng học kì thì
ghi “Thực hiện đầy đủ”- “Đ” (song, số nhận xét từng học kì thì phải đếm ở trong
sổ điểm). Song, để đánh giá học sinh chính xác hơn, nhất là việc khen thưởng động
viên các em, thì rõ ràng không thể chính xác! Vì ở số nhận xét từng học kì (6 cũng
như 10, đều “Thực hiện đầy đủ” - “Đ” và “0 cũng như 4” : đều “Chưa thực hiện
đầy đủ” – “CĐ”, như nhau!).
+ Cũng theo hướng dẫn CV 2069 thì việc xếp loại giáo dục HKI (nhằm động
viên khuyến khích học sinh) nếu ghi trong sổ điểm hay học bạ đều gặp khó khăn
(chưa có hướng dẫn và không có cột, ô để : ghi số nhận xét HKI, CN với các môn
đánh giá bằng nhận xét; và cả xếp loại giáo dục hay xếp loại Vở sạch chữ đẹp!).

+ Việc thông báo kết quả học tập của học sinh (dù HKI hay CN):
Nhà trường khó có thể đưa học bạ chính của học sinh cho gia đình các em, khi các
em đang học tại trường (đem về nhà xem rồi nộp lại nhà trường). Thường thì giáo
viên công bố kết quả học tập của học sinh trong buổi họp phụ huynh học sinh – khi
kết quả đó đã được Hiệu trưởng nhà trường ký duyệt. Hơn nữa, cứ vào đầu năm
- 2 -
học, khi nhập học – ghi tên, các giáo viên thường mượn lại học bạ của học sinh, từ
bộ phận văn phòng nhà trường, để thống kê các số liệu cần thiết, phục vụ cho công
tác chủ nhiệm, lập kế hoạch dạy và học, giao nhận chỉ tiêu, … cũng khá vất vả, có
khi bị nhầm lẫn về sao chép hay thống kê số liệu.
- Khi lập kế hoạch năm học, không chỉ từng lớp mà toàn trường cũng cần có
cơ sở về số lượng, chất lượng học tập của học sinh của năm học liền kề. Thường
thì từng lớp phải mượn học bạ của lớp để cập nhật, thống kê số liệu “đầu vào”.
- Trên mạng Internet cũng có nhiều phần mềm, chương trình và tiện ích về
quản lý điểm học sinh trường tiểu học, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu hiện tại về
đánh giá xếp loại học sinh. Nhất là việc sao lưu, ghi kết quả vào học bạ, đánh giá
xếp loại Vở sạch chữ đẹp, … theo yêu cầu chung của ngành (Bộ GD&ĐT, Sở
GD&ĐT tỉnh Cà Mau) cũng như thống kê kết quả các phong trào, chỉ tiêu, … .
- Việc sử dụng tiện ích Excel để quản lý điểm học sinh trường tiểu học, là vấn
đề không mới trong ngành giáo dục nói chung; nhưng là vấn đề mới trên thực tế
của trường tiểu học xã Hàng Vịnh, và một số trường tiểu học trên địa bàn huyện
Năm Căn. Quản lý điểm học sinh trường tiểu học (QLD_HSTH) này: thực sự là vấn
đề cần thiết, hữu hiệu với trường tiểu học xã Hàng Vịnh và các trường tiểu học
trong huyện Năm Căn hiện nay. Đặc biệt là việc ứng dụng CNTT vào công tác
quản lý cũng như quá trình giảng dạy và giáo dục.
Phần thứ hai: Một số biện pháp giải quyết vấn đề
Biện pháp thứ nhất: Quán triệt, triển khai các văn bản, hướng dẫn về
đánh giá xếp loại học sinh.
1- Cơ sở xuất phát để đề ra biện pháp thứ nhất:
- Chỉ khi hiểu đúng và nắm vững mục đích, yêu cầu, cũng như cách thức thực

hiện vấn đề nào đó, thì vấn đề đó mới thực hiện được tốt. Đánh giá xếp loại học
sinh, là một mắt xích không thể thiếu trong quá trình dạy học.
- Đánh giá xếp loại học sinh tiểu học không chỉ là trách nhiệm của giáo viên
tiểu học, mà thông qua kết quả đó, còn giúp giáo viên tự điều chỉnh phương pháp
dạy học của mình, nhằm dần nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục;
đồng thời, nó còn phản ánh trung thực trình độ tay nghề, khả năng chuyên môn
nghiệp vụ, khả năng ƯDCNTT của giáo viên. Gián tiếp, nó còn phản ánh một phần
kết quả công tác quản lý trường học, của cán bộ quản lý giáo dục.
- 3 -
2- Diễn biến của quá trình tác động biện pháp thứ nhất:
Từ đầu năm học, nhà trường đã quán triệt sâu sắc đến tất cả cán bộ, giáo viên
các văn bản hướng dẫn của ngành, nhất là hướng dẫn đánh giá, xếp loại học sinh
tiểu học. Một số văn bản, hướng dẫn như:
- Điều lệ trường Tiểu học (nhấn mạnh nhiệm vụ của cán bộ quản lý, giáo viên,
phụ huynh học sinh và học sinh).
Từ năm học 2010 – 2011: theo Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT, ngày 30 tháng
12 năm 2010, Bộ GD&ĐT ban hành, áp dụng từ 15/02/2011 (thay thế cho Quyết
định số 51/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 31 tháng 8 năm 2007, Bộ GD&ĐT).
- Thông tư số 32/ 2009- TT BGDĐT, ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ
GD&ĐT, về “Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học”.
- “Sổ theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh”: lớp 1 – 5, hiện hành.
+ Năm học 2011 – 2012: Trang 17, “môn Thể dục”, có chú thính hướng dẫn
ghi “Kết quả các môn nhận xét” đạt được của học sinh. (Sổ điểm năm học 2009 –
2010 và 2010 – 2011: môn Thể dục lớp 3 chỉ có 8 cột - tương ứng 8 nhận xét. Theo
Thông tư số 32/ Bộ GD&ĐT về Hướng dẫn đánh giá xếp loại học sinh lớp 3, môn
Thể dục có 10 nhận xét, ngay trang 21 của sổ. Vì vậy, giáo viên phải kẻ đôi hai
cột, trong 8 cột hiện có ở trang 20, để có 10 cột - ứng với 10 nhận xét; Sổ điểm
năm học 2011 – 2012 đã được chỉnh sửa phù hợp).
+ Thực tế thì năm học 2011 – 2012: Sổ điểm lớp 2, cũng có sự “nhầm lẫn" ở
trang 20. Dòng 7, trên xuống dư “và tai”: Biện pháp “khắc phục” gạch bỏ từ này;

trang 21 đánh giá nhận xét môn Âm nhạc sai tên bài hát “Bắt kim thang”: Biện
pháp “khắc phục” sửa lại cho đúng là “Bắc kim thang”.
- Công văn số 717/BGDĐT – GDTH, ngày 11/02/2010 V/v hướng dẫn thực
hiện một số nội dung của Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT, của Bộ GD&ĐT.
- Công văn số 2069/Sở GD&ĐT của Sở GD&ĐT Cà Mau về Hướng dẫn thực
hiện thông tư số 32 và ghi học bạ cho học sinh.
- Học bạ “mới”, ghi đánh giá xếp loại học sinh tiểu học theo TT32/Bộ
GD&ĐT, năm học 2011 – 2012 áp dụng ở lớp 1, 2, 3. Lớp 4, 5 học bạ “cũ”, vì lớp
1, 2 của học bạ này đã ghi theo hướng dẫn QĐ số 30/QĐ – Bộ GD&ĐT về đánh
giá xếp loại học sinh tiểu học, giáo viên thực hiện theo công văn 717/ BGDĐT –
GDTH và Công văn số 2069/Sở GD&ĐT của Sở GD&ĐT Cà Mau.
- 4 -
Do được quán triệt, triển khai kĩ càng, nên mọi giáo viên đều hiểu, nắm vững,
tự tin hơn khi thực hiện công việc đánh giá xếp loại học sinh.
3- Kết quả của biện pháp thứ nhất :
- Mọi cán bộ, giáo viên đều hiểu, nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung cũng
như cách thực hiện sao cho đúng, phù hợp các văn bản hướng dẫn nêu trên.
- Cuối học kì I, năm học 2011 – 2012 cũng như năm học (2009 – 2010 và
2010 – 2011), CBQL và giáo viên đều thực hiện đánh giá xếp loại học sinh đúng.
- Việc ghi kết quả vào học bạ cho các em đã hạn chế tối đa, không còn sai sót.
Biện pháp thứ hai: Mở chuyên đề về ƯDCNTT, hướng dẫn cán bộ giáo
viên thực hành trên máy.
1- Cơ sở xuất phát để đề ra biện pháp thứ hai:
- Hiện nay, đa số cán bộ giáo viên trong trường đã có chứng chỉ A, B tin học.
Thực tế thì khả năng sử dụng máy vi tính, thực hành trên Word hay Excel (nhất là
thực hiện soạn giáo án trên Word; kẻ biểu bảng, áp dụng một số công thức đơn
giản trên Excel), của một số cán bộ, giáo viên còn hạn chế.
- Giáo viên soạn giáo án chủ yếu trên Word, khi tạo bảng có ô như:
Tiến trình các bước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Ổn định, kiểm tra

….
Nhiều giáo viên khi soạn bài, ở trang thứ 2, 3 không có tiêu đề hàng thứ nhất.
- Khi thống kê, báo cáo số học sinh nghèo hay đi đò, hoặc số học sinh từng độ
tuổi/ nữ, … ngay cả trên Excel nhiều giáo viên hoặc văn phòng trường thường phải
“đếm” thủ công; ngay cả dòng tiêu đề trên trang 2, 3, … của Excel cũng chưa có!
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy nhất là soạn
giáo án (chủ yếu trên Word), của giáo viên là nhu cầu cần thiết hiện nay.
2- Diễn biến của quá trình tác động biện pháp thứ hai:
Ngay từ đầu năm học (2009 - 2010 với Trường TH3 TT Năm Căn, 2010
-2011 với Trường TH2 xã Hàng Vịnh, năm học 2011 – 2012 với Trường TH xã
Hàng Vịnh) tôi đã mở chuyên đề về ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn,
giảng và trong công tác quản lý điểm học sinh tiểu học, cũng như thực hành thống
- 5 -
kê số liệu báo cáo (nội dung cần thiết phục vụ cho công tác quản lý, giảng dạy và
giáo dục của cán bộ quản lý, giáo viên). Nội dung chủ yếu là:
- Thực hành soạn bài trên Word, khi tạo bảng có ô để soạn bài, nên có tiêu đề
hàng thứ nhất, dù bài soạn có nhiều trang, có thể thực hiện theo cách sau:
Tiến trình các bước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Ổn định, kiểm tra
….
Đưa trỏ chuột bôi đen hàng cần lưu cho trang sau (hàng tựa đề), chọn Table,
chọn Heading Rows Repeat (như hình minh họa dưới đây).
- Hướng dẫn, thực hành cách soạn một bài giảng bằng Power Point;
- Thống kê trên Excel, một số hàm thông dụng cần biết: hàm SUM, IF, OR,
COUNTA, COUNTIF hay DCOUNTA, VLOOKUP, INDEX, … . Ví dụ:
3- Kết quả của biện pháp thứ hai :
- Đa số giáo viên thực hiện tốt việc soạn bài trên Word; một số giáo viên có
khả năng thống kê đơn giản trên Excel và soạn bài giảng trình chiếu Power Point.
- Ứng dụng tiện ích QLD_HSTH: giáo viên trong trường đều hiểu và có thể sử
dụng tốt.

- Việc thống kê, báo cáo số liệu đầu năm, điểm kiểm tra theo từng thời điểm,
XLVSCĐ, … của từng lớp, theo khối lớp và toàn trường : giáo viên, tổ trưởng đều
- 6 -
Trỏ chuột
có báo cáo đúng thời gian, đủ số liệu theo yêu cầu và tuyệt đối chính xác. Vì vậy,
việc tổng hợp số liệu theo từng lớp, khối lớp, cũng như của toàn trường đảm bảo
kịp thời, đạt độ chính xác cao.
Biện pháp thứ ba: Hướng dẫn sử dụng Tiện ích QLD_HSTH
1- Cơ sở lý luận:
- Hiện tại, đánh giá xếp loại học sinh tiểu học: thực hiện theo các văn bản hiện
hành, nhưng một số vấn đề chưa giải quyết triệt để theo yêu cầu thực tế. Số nhận
xét đạt được trong HKI, xếp loại giáo dục HKI, xét khen thưởng HKI, … không có
cột, mục để ghi trong Sổ điểm lớp. Điều này là khó khăn cho giáo viên, khi vào
học bạ nếu chậm trễ sau HKI. Cũng khó khăn với cán bộ quản lý giáo dục khi kiểm
tra giáo viên về phần đánh giá xếp loại học sinh (kể cả ở HKII - CN).
- Việc thống kê điểm kiểm tra các môn đánh giá bằng điểm vào các thời điểm
GHKI, CHKI, GHKII, CN; thống kê XLHLM, xếp loại giáo dục hay khen thưởng
học sinh, … dễ bị nhầm lẫn, nếu thực hiện theo cách “đếm” trên sổ điểm hoặc làm
theo cách khác giản đơn tương tự.
- Theo công văn số 557/TH ngày 05/8/2000 của Sở Giáo dục và Đào tạo Cà
Mau, “Việc xét công nhận VSCĐ đối với học sinh, lớp, khối lớp và toàn trường
được tiến hành thực hiện trong năm học 2000 – 2001 và những năm tiếp theo.”,
(đến nay chưa có văn bản nào khác thay thế): trong Sổ điểm các lớp cũng như Học
bạ của học sinh, không có cột mục để ghi kết quả XLVSCĐ. Song các trường tiểu
học đã và đang duy trì, tích cực thực hiện phong trào giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
2- Tiện ích quản lý điểm học sinh tiểu học (QLD_HSTH)
2.1. Tổng quan của chương trình:
Chương trình QLD_HSTH viết trên File Excel, dung lượng khoảng 20MB, sử
dụng Office 2003, bảng mã Unicode (có thể cài thêm một số font HP, tải về từ
tapviet.tk), thân thiện, dễ sử dụng; tương thích với hầu hết các máy tính hiện nay

(kể cả máy bàn hay máy tính xách tay – Laptop).
2.2. Thực hiện sử dụng chương trình:
- Từ trang chủ, ta có thể Click chọn vào các trang theo nhu cầu: thống kê số
liệu học sinh, in danh sách học sinh, …. rồi quay lại (Back), chọn Sheet cần thiết.
- Thực hiện sử dụng chương trình QLD_HSTH:
- 7 -
+ Trước hết, ta vào Sheet1 “Trang chu”, rồi nhấn chọn ô cần sử dụng:
+ Tiếp theo, ta cần mở trang Hướng dẫn sử dụng – Sheet “Huong dan”:
- 8 -
+ Thực hiện từ Sheet “LÝ LỊCH HỌC SINH”, nhập dữ liệu ban đầu, khi nhập
xong (đúng, đủ các yêu cầu trong bảng), ta có :
Ta nháy chuột _bấm vào “SỐ LIỆU THỐNG KÊ” để có được các số liệu cần
thiết: độ tuổi học sinh nam, nữ; số lượng (nam hay nữ) con nhà nghèo; học sinh
dân tộc; học sinh đi đò, lưu ban, …của từng lớp, khối lớp và toàn trường.
Ví dụ. Trường Tiểu học xã Hàng Vịnh (thời điểm 15 tháng 10 năm 2011):
- 9 -
+ Nhập số liệu cần thiết vào Sheet “NHẬP ĐIỂM HKI” (thời điểm GKI, CKI):
+ Sau khi nhập số liệu (ĐKT, XLVSCĐ: GKI; ĐKT, XL VSCĐ và số nhận
xét đạt được với các môn đánh giá bằng nhận xét, của từng học sinh HKI), ta chọn
(Click) trang nhận kết quả thống kê theo thời điểm GKI hay HKI.
+ Chương trình có cài đặt cảnh báo, ràng buộc tránh để xảy ra nhập liệu sai.
Ví dụ, nhập điểm Toán sai - nhập điểm “0” (hoặc 11,12, … điểm!):
- 10 -
Hoặc nếu ta nhập điểm kết quả KHI của môn Khoa học vào lớp 2:
Hoặc nếu nhập sai số nhận xét môn TNXH ở lớp 2, HKI nhập 9 nhận xét:
Số liệu thống kê kết quả GHKI như “THỐNG KÊ ĐIỂM GKI”: đủ, chính xác. Ta
có thể kiểm tra số điểm đạt của bất cứ lớp/ khối lớp nào:
- 11 -
Hoặc bảng cho “THỐNG KÊ ĐIỂM GKI” của từng khối lớp và toàn trường:
Chương trình cũng thống kê xếp loại Vở sạch chữ đẹp theo từng thời điểm, ví

dụ “THỐNG KÊ VSCĐ_GHKI”, năm học 2010 – 2011:
Nếu “Khối/lớp đạt danh hiệu VS_CĐ”, chương trình tự động thông báo:
- 12 -
Thống kê điểm kiểm tra CHKI: Ta chỉ nhập số liệu (điểm của từng học sinh)
vào trong “THỐNG KÊ ĐIỂM CKI” là có kết quả như ý muốn (ví dụ Thống kê điểm
kiểm tra cuối học kì I của Trường TH2 xã Hàng Vịnh, năm học 2010 – 2011:
Tương tự xếp loại vở sạch chữ đẹp cuối HKI và HKI cũng có bảng thống kê
như giữa học kì I.
Ở học kì II (CN): có các bảng như ở HKI. Ngoài ra, có một số trang khác.
Trang danh sách học sinh lên lớp (HTCTTH), hay kiểm tra lại, ta chọn ô
“KẾT QUẢ CUỐI NĂM”. Ví dụ. Lớp 1A, trường TH2 xã Hàng Vịnh (2010 – 2011):
Từ trang “KẾT QUẢ CUỐI NĂM” – Tổng hợp kết quả cả năm học, ta dễ dàng
lọc danh sách học sinh được khen thưởng là học sinh giỏi, học sinh tiên tiến.
- 13 -
Ví dụ: lọc danh sách khen thưởng học sinh cuối năm, Trường TH2 xã Hàng
Vịnh năm học 2010 – 2011:
- Tương tự, về trang chủ và nhấn chọn “TỔNG HỢP SỐ LIỆU” để biết các số
liệu thống kê HKI, HKII (CN) về: Số ngày học sinh nghỉ học (P, K); tỷ lệ chuyên
cần; chất lượng các môn học (số lượng và tỷ lệ %); ta Click chọn ô AK2 để biết kết
quả tổng hợp của từng lớp, từng khối lớp hay toàn trường về học sinh lên lớp, kiểm
tra lại cũng như số học sinh được khen thưởng học sinh giỏi hoặc học sinh tiên
tiến. Ví dụ, Trường TH2 xã Hàng Vịnh, năm học 2010 – 2011:
- Trang “TỔNG HỢP CHUNG HKI” là Thống kê số liệu cần thiết học trong kì I
(muốn biết số liệu theo từng lớp hay khối lớp hoặc toàn trường – tùy theo ý muốn
mà Clixk chọn ở trang “TỔNG HỢP SỐ LIỆU”.
- 14 -
Ví dụ, năm học 2010 – 2011, trường TH2 xã Hàng Vịnh:
- Trang “TỔNG HỢP CHUNG CN”: Thống kê số liệu cần thiết cả năm (tương
tự HK I). Ví dụ: kết quả cả năm học 2010 – 2011 của trường TH2 xã Hàng Vịnh:
- 15 -

Đặc biệt có trang “IN KQ TỪNG HS” để in kết quả học tập của từng học sinh.
Ví dụ 1, lớp 3A, trường Tiểu học 3 thị trấn Năm Căn, năm học 2009 – 2010:
Ví dụ 2. lớp 1A, trường Tiểu học 2 xã Hàng Vịnh, năm học 2010 – 2011:
- 16 -
Trang “IN KQ TỪNG HS”: còn có thể sử dụng để in kết quả học tập của từng
học sinh, đem lại nhiều ưu điểm, đó là:
+ Thứ nhất: Rất thuận tiện ghi kết quả học tập của học sinh vào học bạ.
+ Thứ hai: Để thông báo kết quả học tập của học sinh cho gia đình các em.
+ Thứ ba: Là thông tin cần thiết cho năm học liền kề, giúp CBQL, giáo viên
thực hiện công tác thống kê báo cáo đầu năm, giúp hoàn thành các kế hoạch theo
yêu cầu nhiệm vụ năm học, nhất là với giáo viên chủ nhiệm.
Phần thứ ba: Kết quả, ứng dụng, triển khai và kiến nghị, đề xuất
1. Kết quả:
1.1. Những kết quả đạt được:
Năm học 2008 – 2009 (Trường Tiểu học 3 thị trấn Năm Căn): Chưa áp dụng
tiện ích QLD_HSTH, trường thống kê bằng phương pháp “đếm”.
Từ năm học 2009 – 2010, tại Trường Tiểu học 3 thị trấn Năm Căn, tiếp theo
năm học 2010 – 2011, tại Trường Tiểu học 2 xã Hàng Vịnh, và năm học 2011 –
2012 tại Trường tiểu học xã Hàng Vịnh, tiện ích QLD_HSTH, do tôi viết đã và đang
áp dụng đã thành công, đem lại kết quả tốt.
*Bảng thống kê so sánh:
Thống kê
Năm học
Số lớp
Số học sinh
Những sai sót, nhần lẫn khi thống kê báo cáo, vào học bạ
GHKI CHKI
VS_CĐ
HKI
GHKII CHKII

VS_CĐ
HKII
Ghi chú
(Đơn vị trường)
2008 – 2009 20lớp 494 hs 5 7 5 6 7 4
TH3TT Năm Căn
2009 – 2010 19 lớp 512 hs 0 0 0 0 0 0
TH3TT Năm Căn
2010 – 2011 11 lớp 148 hs 0 0 0 0 0 0
TH2 xã Hàng Vịnh
2011 – 2012 29 lớp 818 hs 0
TH xã Hàng Vịnh
Qua bảng thống kê so sánh trên, ta thấy: Việc áp dụng QLD_HSTH để thống
kê, báo cáo và ghi vào học bạ đã đem lại chuyển biến tốt, không còn sai sót.
Tất cả thống kê, báo cáo, … không còn thống kê báo cáo sai hay nhầm lẫn và
thực hiện theo yêu cầu cấp trên nghiêm túc, đúng thời gian và tuyệt đối chính xác.
1.2. Một số kinh nghiệm rút ra từ áp dụng tiện ích QLD_HSTH
- Muốn sử dụng tốt QLD_HSTH, CBQL và giáo viên cần phải:
+ Nắm vững, hiểu sâu sắc về Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học.
+ Có khả năng nhất định về tin học, thực hành tốt trên máy vi tính.
- 17 -
- Nhập đúng, đủ số liệu về học sinh đầu năm, kết quả học tập ở các thời điểm
giữa kì, cuối kì (CN), vào các bảng theo hướng dẫn (quy định). Khi cơ sở dữ liệu
chuẩn, thì số liệu thống kê báo cáo mới chuẩn xác.
- QLD_HSTH không chỉ giúp cho việc thống kê báo cáo tốt, mà còn giúp cho
CBQL, giáo viên tự điều chỉnh kế hoạch quản lý và giảng dạy, giáo dục học sinh.
1.3. Những sản phẩm chính của QLD_HSTH:
- Bảng thống kê số liệu trường Tiểu học xã Hàng Vịnh, năm học 2011 – 2012:
- Các bảng thống kê khác, đó là:
+ Học kì I:

*Trang học kì I (số liệu kết quả HKI): Vừa theo yêu cầu như trong sổ điểm
các lớp, vừa có số liệu theo yêu cầu CV717/Bộ GD&ĐT, công văn 2069/Sở
GD&ĐT, có kết quả XLGD HKI cũng như khen thưởng HKI.
*Các trang thống kê: điểm kiểm tra (ĐKT) và xếp loại Vở sạch chữ đẹp
(XLVSCĐ) GKI; thống kê ĐKT và XLVSCĐ; thống kê kết quả HKI (XLVSCĐ,
XLHLM, XLHK, XLGD, khen thưởng); tổng hợp kết quả HKI (số lượng và tỉ lệ).
+ Học kì II (CN): số liệu về kết quả như HKI. Bên cạnh các bảng thống kê
nêu trên, còn có những trang thống kê số liệu khác, như:
 ĐKTGKII và XLVSCĐGKII; ĐKTHKII và XLVSCĐHKII, XLVSCĐCN;
Thống kê kết quả HKII (XLVSCĐ, XLHLM, XLHK, XLGD, khen
thưởng); tổng hợp kết quả HKII (CN): số lượng và tỉ lệ %.
- 18 -
- Trang “IN KQ TỪNG HS”: Trên trang này có đủ số liệu theo yêu cầu để ghi
vào học bạ cho học sinh, số liệu chính xác và rất tiện lợi. Có thể in ra giấy khổ A4,
là bản thông báo kết quả cho gia đình học sinh, vừa là dữ liệu cho giáo viên đầu
năm để thực hiện một số công việc theo yêu cầu báo cáo của ngành.
- Trang “CHUYỂN ĐIỂM HS”- Kết quả học tập của học sinh (HKI hay HKII):
Trên trang này có số liệu để chuyển điểm cho học sinh, khi học sinh chuyển trường
mà chưa đủ cứ liệu vào học bạ; số liệu chính xác và rất tiện lợi.
- Ngoài ra, từng thời điểm (giữa kì, cuối kì –CN) các mẫu báo cáo luôn thuận
tiện cho tất cả giáo viên, tổ trưởng chuyên môn. Khi Click chọn lớp ta có mẫu báo
cáo với danh sách học sinh có sẵn (theo số thứ tự như trong sổ điểm lớp), nên việc
cập nhật, vào điểm sổ điểm lớp từ sổ điểm bộ môn luôn chính xác và thuận lợi.
Ví dụ 1. Mẫu báo cáo giữa học kì I (2011 – 2012), lớp 1A1:
Ví dụ 2. Mẫu báo cáo cuối học kì II (CN) năm học 2011 – 2012, lớp 2A4:
- 19 -
1.4. Tác dụng đối với thực tế và giá trị về các mặt:
- QLD_HSTH có tác dụng thiết thực đối với CBQL, tổ trưởng và giáo viên.
+ Trước hết QLD_HSTH giúp CBQL, giáo viên quản lý điểm học sinh thuận
lợi, chính xác. Nó giải quyết được một số khó khăn hiện tại: Số nhận xét của các

môn đánh giá bằng nhận xét HKI, kết quả XLGD HKI, khen thưởng HKI, … . Nó
giúp CBQL, giáo viên không còn nhầm lẫn khi tổng hợp, thống kê số liệu để báo
cáo; giúp cho giáo viên vào học bạ thuận lợi, dễ dàng, đảm bảo độ chính xác cao.
Để lập danh sách học sinh nghèo, phải đi đò của Trường Tiểu học xã Hàng
Vịnh, đầu năm học 2011 – 2012: Từ trang “LÝ LỊCH HỌC SINH”, ta thực hiện “lọc”
ra danh sách cần thiết, theo ý muốn:
+ QLD_HSTH dễ dàng coopy sang ổ đĩa USB, hoặc còn có thể lưu trữ lâu dài
(trong máy vi tính, đĩa CD) và là cơ sở dữ liệu phục vụ cho một số việc khác: là số
liệu cơ bản để tính hiệu quả giáo dục, so sánh chuẩn chất lượng theo yêu cầu chuẩn
chất lượng giáo dục tiểu học, hay phục vụ cho công tác CMC, PCGDTH,
PCGDTH ĐĐT, … . thật chuẩn xác.
- QLD_HSTH có tác dụng lớn đối với một số mặt khác:
+ Về giáo dục: Tạo điều kiện, là bài tập thực hành tốt cho CBGV rèn kĩ năng
ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giáo dục; giúp CBGV chứng tỏ khả
năng tin học, tự học của mình cũng vừa để hoàn thành tốt công tác được giao.
Sử dụng QLD_HSTH trong quản lý và dạy học, là minh chứng cho cán bộ giáo
viên đã tích cực hưởng ứng, tham gia “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương về tự học và
sáng tạo”.
Tiện ích QLD_HSTH còn tích cực tối ưu hóa hoạt động quản lý giáo dục, rèn
luyện thể thao trí tuệ, khơi dậy tiềm năng vốn có của mỗi CBQL và giáo viên.
- 20 -
QLD_HSTH còn thể hiện tính ưu việt của xã hội ta, thể hiện tính dân chủ công
khai; thực hiện công bằng trong giáo dục (theo hướng dẫn về nhận xét, đánh giá và
xếp loại học sinh tiểu học hiện hành).
+ Về kinh tế:
Sử dụng QLD_HSTH, giúp CBGV giảm thiểu thời gian lao động sư phạm: bớt
việc tạo bảng rồi “đếm”, thống kê báo cáo số liệu hay mở sổ điểm lấy số liệu để
ghi học bạ cho học sinh, … mà đạt hiệu quả, năng suất cao.
Sử dụng QLD_HSTH trong quản lý và giảng dạy tốt, sẽ không còn sai sót khi
thống kê, cập nhật và do đó không tốn nhiều giấy, mực (viết hoặc in). Đặc biệt, cán

bộ, tổ trưởng hay giáo viên giảm tối đa sửa chữa sai sót khi đánh giá, xếp loại học
sinh trong sổ điểm hoặc học bạ. Vì vậy, không phải “mua” thêm sổ điểm (có khi cả
học bạ) để làm lại, vì sai quá nhiều.
+ Về xã hội:
QLD_HSTH góp phần xã hội hóa giáo dục mạnh mẽ. Thông tin về kết quả học
tập của học sinh gửi tới gia đình học sinh, là trách nhiệm cần thông báo của nhà
trường, song cũng là thông tin cần biết với cha mẹ học sinh. Cha mẹ các em sẽ rất
vui, tin tưởng vào các thầy, cô giáo và do đó xã hội hóa giáo dục sẽ tốt hơn.
Cùng với nhà trường, gia đình học sinh cũng sẽ có những giải pháp phù hợp
cùng các tổ chức xã hội giáo dục học sinh tốt hơn. Đặc biệt là phối kết hợp phụ
đạo, bồi dưỡng cho học sinh, cũng như giáo dục đạo đức cho các em. Do đó, hạn
chế tối đa việc học sinh bỏ học; góp phần duy trì chuẩn PCCMC, PCGD,
PCGDTHĐĐT, thực hiện bồi dưỡng nhân lực, tạo hiệu suất lao động cao cho
những người lao động trong nền kinh tế tri thức hiện tại và tương lai.
2. Ứng dụng, triển khai QLD_HSTH:
- Sáng kiến kinh nghiệm QLD_HSTH, đã được áp dụng thành công từ năm học
2009 – 2010, tại Trường Tiểu học 3 thị trấn Năm Căn; tiếp tục được triển khai và
áp dụng thành công tại Trường Tiểu học 2 xã Hàng Vịnh, cũng như Trường Tiểu
học xã Hàng Vịnh năm học 2011 – 2012 này. Cùng với tiện ích Chuẩn kiến thức kĩ
năng các môn học ở tiểu học (Chuan KT_KN), thực sự đã giúp ích nhiều cho
CBQL và giáo viên (đã được thụ hưởng, sử dụng) trong quản lý và giảng dạy, nhất
là ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục và giảng dạy.
- 21 -
- QLD_HSTH và tiện ích Chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở tiểu học
(Chuan KT_KN), tôi đã chia sẻ trực tiếp hoặc thông qua mạng Internet, tới một số
CBQL và giáo viên ở huyện Năm Căn cũng như một số huyện, tỉnh khác trong
ngành giáo dục Việt Nam. Hầu hết mọi người đều rất vui mừng, phấn khởi và đánh
giá Tiện ích “QLD_HSTH” là hữu ích, tiện lợi, mang tính khả thi cao.
Từ thành công của tiện ích QLD_HSTH, tôi sẽ viết tiếp tiện ích quản lý điểm
dùng cho một số lớp còn lại (Lớp 3 tôi đã có viết kinh nghiệm QLD_lop3 trong

năm học 2010 – 2011, còn lớp 1, 2, 4, 5) của cấp tiểu học, trong năm học tiếp theo.
3. Kiến nghị, đề xuất:
- Cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học trong huyện có thể vận dụng
QLD_HSTH phù hợp, nhất là phát triển bổ sung hoàn thiện hơn, nhằm phục vụ tốt
hơn trong công tác quản lý giáo dục, giảng dạy và giáo dục của mình.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và giảng dạy, là điều
rất cần thiết trong ngành giáo dục hiện nay. Song thực tế, một số giáo viên kể cả
CBQL cho dù đã có chứng chỉ A tin học, thậm chí cả B tin học, nhưng khả năng
thực hành trên máy vi tính, nhất là khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin,
phục vụ cho công việc của bản thân vẫn còn một số hạn chế.
Vì vậy, để có thể sử dụng được hữu hiệu QLD_HSTH, nhất là khai thác, ứng
dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy thì CBQL, giáo viên cần phải
đọc kỹ hướng dẫn sử dụng QLD_HSTH, đồng thời tích cực tự học hỏi, nghiên cứu,
nâng cao hơn về hiểu biết nội dung các văn bản ngành, cùng kiến thức về tin học.
Cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên tiểu học không chỉ áp dụng tốt
QLD_HSTH, mà phát huy tốt nhất khả năng sáng tạo của mình trong công việc: Bên
cạnh đạo đức “cần” có của người CBQL giáo dục và người thầy giáo, thì môi
trường giáo dục thuận lợi hơn, tốt hơn cho mọi người cống hiến mới là “đủ”.
Rất mong được sự góp ý xây dựng, của quý cán bộ quản lý giáo dục và các
thầy cô giáo, để sáng kiến kinh nghiệm tiện ích QLD_HSTH được hoàn thiện hơn.
Hàng Vịnh, ngày 11 tháng 11 năm 2011
Người viết
WguΏǜn PhưΩƑ ĐŪg
- 22 -

- 23 -

×