Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Bài thuyết trình môn kỹ năng giao tiếp Đồng tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.63 KB, 2 trang )

Bài thuyết trình môn Kỹ năng giao tiếp:
Vấn đề thuyết trình: ĐỒNG TÍNH
Mỗi người khi sinh ra đều mang trong mình một vẻ đẹp riêng, một nét khác biệt
cũng như một phong cách sống khác nhau. Không ai khi sinh ra có quyền lựa chọn
giới tính, cũng như lựa chọn tính cách của bản thân. Vì vậy đồng tính không phải
là một vấn đề không tốt, mà ngược lại đó còn là một vấn đề cả xã hội cần quan
tâm.
Trước hết đồng tính không phải là căn bệnh. “Đồng tính” là từ ghép của hai từ
“đồng”, có nghĩa là “cùng, giống”. Còn “tính” chính là tính hướng, giới tính của
mỗi người. Nói cách khác, đồng tính là một thể loại giữa những người cùng giới.
Ngày nay, đồng tính dần trở thành một vấn đề “nóng” được cả xã hội chú trọng và
quan tâm. Những người đồng tính, theo một cách nào đó, luôn cố gắng che giấu
tính hướng thật của mình. Họ đa phần thường là những người thích sự lặng yên,
sống lặng lẽ và đôi khi một trong số họ rất ngại giao tiếp với thế giới xung quanh.
Đồng tính được chia làm hai giới: đó là đồng tính nam (gay) và đồng tính nữ (les).
Tuy là nam, nhưng tự sâu thẳm vẫn tồn tại một phần mềm yếu, thường sẽ nhạy
cảm và thận trọng với thế giới trước mắt họ hơn những người khác, đó là gay. Les
cũng vậy, họ cũng là những người đồng tính như gay nhưng phải mất một khoảng
thời gian khá lâu để chúng ta gặp gỡ và tiếp xúc mới có thể nhận ra. Họ phần lớn
thích sự tĩnh lặng và tình cảm, sự nhận thức mọi người, mọi vật xung quanh cũng
rất lặng lẽ. Vì vậy les ít khi nào dám nói lên tính hướng thật của mình.
Đồng tính nói chung, cả les và gay cũng chỉ là những con người vô cùng bình
thường như chúng ta, cùng đứng chung một bầu trời, cùng hít chung một bầu
không khí. Vậy thì vì sao chúng ta phải kì thị, miệt thị họ bằng những từ ngữ cay
đắng? Tại sao chúng ta lại dùng hai từ “ghê tởm, dơ bẩn” để gán cho họ? Chúng ta
có chắc rằng, mỗi lời ta thốt ra chỉ là một câu nói bình thường? Chúng ta có chắc
rằng họ sẽ không đau khổ, buồn tủi thậm chí là nhục nhã? Chúng ta có bao giờ
chắc rằng họ sẽ không cảm thấy chán nản với thế giới đầy rẫy những người miệt
thị họ?
Và liệu rằng chúng ta đang làm những việc kì thị, xúc phạm này, khi nói ra hai từ
“ghê tởm, dơ bẩn” có nên nhìn lại bản thân mình trước khi nói không. Người với


người sống để yêu nhau nhưng ta lại đang cố tách biệt họ khỏi vòng tròn tình
thương, cố dìm họ trong vực thẳm, cố đẩy họ xuống vực sâu khôn cùng. Như vậy
mà gọi là nhân đạo? Như vậy mà gọi là thương yêu? Phải chăng những tình cảm
mà ta tưởng là tốt đẹp, hằng ngày vẫn được bồi đắp, vun vén kia rốt cuộc chỉ là
những bằng chứng để phản pháo lại người ta mà thôi. Tại sao chúng ta không đặt
mình vào vị trí của những con người đó, để suy nghĩ, để cảm thấu.
Mỗi lời chúng ta nói, dù vô tình hay cố ý cũng đều tựa như một nhát dao đam
xuyên qua trái tim họ. Sau này dù đã nguôi ngoai cơn đau nhưng vết thương trong
tâm hồn và trái tim ấy vẫn sẽ là một cơn đau âm ỉ. Nó sẽ bám lấy tâm hồn họ dai
dẳng, ám ảnh lấy tâm trí họ và trở thành những vết cứa trong hồi ức.
Vì vậy ta hãy dang rộng vòng tay đón nhận lấy những đồng tình nữ, nam, yêu
thương cảm thông, chia sẻ với họ. Dù là les hay gay chung quy cũng chỉ là nhưng
người bình thường nhưng bị xã hội kì thị. Vì vậy, chúng ta những người có học
thức, hiểu biết rõ ràng hãy dũng cảm đứng lên bảo vệ họ. Bởi vì người đi nói người
khác quái dị, tự sâu thẳm họ cũng chỉ là mong muốn có được sự dũng cảm, dám
nói lên sự thật như họ. Les, gay đúng là những con người sống thật với giới tính
của mình, không trốn tránh hay lừa dối bản thân.
Đúng như câu hát của Lady Gaga: “Tôi xinh đẹp trên phong cách của mình, bởi vì
Chúa đã tạo ta tôi như thế”. Dù là les hay gay, mỗi con người đều có quyền được
yêu thương và tôn trọng. Chúng ta, hãy thôi kỳ thị và coi thường, thay vào đó hãy
tôn trọng và yêu thương họ như chính cách ta đối xử với bản thân mình.
.Hết.
Tên thành viên: Lớp 13CĐ-M
-Lê Nguyễn Kim Giao
-Phạm Hoàng Mộng Kha
-Trương Thị Cẩm Hướng

×