SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIẢNG DẠY BÀI THỰC HÀNH
“TÌM HIỂU TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG”
Môn: Sinh học lớp 9
2/ Đặt vấn đề:
. Dạy và học có ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ đặt ra cho người
thầy. Không chỉ đơn thuần là thiết kế bài giảng mà người thầy phải nghĩ đến
việc sử dụng công cụ đó, sử dụng phương tiện đó làm sao cho hiệu quả nhất
trong dạy học. Ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ đặt ra cho Thầy mà
người thầy phải nghĩ đến nó cũng đặt ra cho trò. Người Thầy cần phải suy nghĩ
và thiết kế bài dạy theo hướng: Phát huy tính tích cực chủ độngcủa học sinh
trong quá trình lĩnh hội tri thức mới. Phát huy năng lực tự học
Trong chương trình sinh học lớp 9, phần môi trường có nhiều bài thực
hành. Trong đó, tiết 59,60 là bài thực hành tìm hiểu môi trường địa phương là
một bài khó. Thông thường theo SHD thì GV đưa HS đến vùng bị ô nhiễm,
vùng có hệ sinh thái đang bị biến đổi để tìm hiểu.
• Với thời lượng 2 tiết (90 phút)thì việc đưa HS đến nơi thực hành là
không khả thi.
• Mặt khác, với đặc trưng của bố trí thời khóa biểu của trường THCS thì
môn sinh học không có 2tiết đôi.
• Còn vấn đè nữa là: Một buổi học thì HS phải học nhiều tiết, nhiều môn
chứ không riêng một bộ môn sinh học nên theo phương án tổ chức lớp
học theo gợi ý của SHD là không khả thi và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến
các môn học khác của các em .
Từ sự bất cập và sự khó khăn đó. Tôi đã nghĩ đến việc cần phải suy nghĩ để
chọn lựa phương án tổ chức tiết học sao cho hiệu quả nhất. Và đề tài này đã ra
đời đó là ứng dụng công nghệ thông tin. Và một sự tổ chức hợp lí, khoa học
làm cho hiệu quả tiết thực hành tăng lên bội phần. HS tham gia đầy cảm hứng.
Ngoài việc có tiết học tốt đề tài này còn đem lại những giá trị về mặt giáo dục
sâu sắc như: Kĩ năng làm viêc theo nhóm, Tình cảm đoàn kết, HS nhận thức
sâu sắc về môi trường xung quanh mìnhvà gây tác động tích cực trong cộng
đồng dân cư về ý thức bảo vệ môi trường,…
3/ Cơ sở lý luận:
Qua nghiên cứu bài dạy thực hành “ Tìm hiểu tình hình môi trường địa
phương”. Tôi nhận thấy:
Mục tiêu cần đạt được:
• Kiến thức mà HS phải đạt được
• Kĩ năng mà HS cần được trau dồi: Quan sát, phân tích, so sánh,
dự đoán,… Kĩ năng làm việc cá nhân vàhợp tác nhóm
• Thái độ mà các em cần thể hiện qua bài học trước môi trường
sống của chính mình và cộng đồng
1
-Thời gian mình có trên lớp:
• Thời lượng cho tiết học này là 90 phút mà HS phải vừa tìm hiểu,
vừa kẻ cho được 3 bảng với rất nhiều nội dung
Bảng 56.1: các nhân tố sinh thái trong môi trường điều tra ô nhiễm.
Bảng 56.2: Điều tra tình hình và mức độ ô nhiễm.
Bảng 56.3: Điều tra tác động của con người tới môi trường.
-Điều kiện phương tiện:
• Tìm hiểu về chương trình tin học PTCS mà các em được học từ
khối 6 đến khối 9 là vừa sức, đủ điều kiện Ví dụ: Phần Microsoft
Power Point các em đã được học ở lớp 7
• Tìm hiểu về các phương tiện cần thiết để phục vụ cho tiết dạy
như: Máy tính, Máy ảnh, di động có chức năng chụp ảnh,… Qua
khảo sát tìm hiểu là nhiều HS có hoặc HS có thể vận dụng được
bằng cách mượn của người thân
-Phương án tổ chức tìm hiểu
• Hoạt động ở nhà
Phương án tổ chức các hoạt động ở nhà
• Hoạt động ở trường
-Địa điểm để tìm hiểu: Học sinh có thể bàn bạc thống nhất rồi báo cáo với GV
-Hành trình cần phải đi qua: Báo cáo cho GV hành tình các em sẽ đi qua
-Nôi dung cần phải thực hiện:
Thông thường trước đây các em tự tìm hiếu và kẻ trên giấy roki
Bảng 56.1: các nhân tố sinh thái trong môi trường điều tra ô nhiễm
Nhân tố vô sinh Nhân tố hữu sinh Hoạt động của con người
Bảng 56.2: Điều tra tình hình và mức độ ô nhiễm
Các tác nhân gây
ô nhiễm
Mức độ ô nhiễm
(ít/ nhiều/ rất
nhiều
Nguyên nhân gây
ô nhiễm
Đề xuất biện pháp
khắc phục
Bảng 56.3: Điều tra tác động của con người tới môi trường.
Các thành phần
của hệ sinh thái
hiện tại
Xu hướng biến
đổi trong thời
gian tới
Hoạt động của
con người gây
nên sự biến đổi hệ
sinh thái
Đề xuất biện pháp
khắc phục
2
4/ Cơ sở thực tiễn:
Đối với bài thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương (tiết
59, 60) ở môn Sinh 9 có nội dung rất rộng, thời lượng cho bài dạy này là 90
phút. Để có 90 phút trong tiết học, học sinh phải trải qua một quá trình chuẩn
bị rất dài vừa điều tra vừa tìm hiểu vừa thống kê vừa thảo luận vừa chuẩn bị
nội dung báo cáo …
Nếu dạy đến tiết 58 giáo viên mới dặn dò học sinh chuẩn bị cho bài sau:
Bài thực hành tiết 59, 60 thì học sinh chỉ có một buổi chuẩn bị (hoặc vài buổi
tuỳ theo thời khoá biểu trong tuần). Thời gian như vậy là không đủ cho quá
trình tìm hiểu của học sinh nên học sinh phải đối phó bằng cách tự bịa đặt ra,
nội dung báo cáo nghèo nàn, phương án đề xuất xử lý môi trường chưa bàn
thảo kỹ nên chưa sát thực tế.
Trước đây 3 bản này học sinh phải kẻ mỗi bảng trên 1 tờ giấy rô ky cở
lớn , phải viết nhiều và đầy đủ là rất dài tốn nhiều tiền công sức và thời gian
của học sinh mà khi trình bày lại hao phí một lượng thời gian vô hiệu ở lớp
không nhanh gọn ,hiệu quả như máy tính nay giáo viên chọn phương án sử
dụng công nghệ thông tin trình chiếu trên máy tính là rất phù hợp. Tôi yêu cầu
học sinh thực hiện ba bản này trên máy tính đồng thời có hình ảnh minh hoạ cụ
thể do học sinh chụp từ thực tế dưới sự phát động của thầy giáo.
5/ Nội dung phương pháp:
Qua nghiên cứu nội dung phương pháp dạy học bộ môn đặc biệt
bài thực hành thực tế và các yêu cầu lồng ghép giáo dục bảo vệ sự môi trường
trong chương trình và sự bố trí chương trình Sinh học lớp 9 và các tài liệu có
liên quan trong quá trình giảng dạy bộ môn đồng thời khai thác tốt tâm sinh lý
lứa tuổi học sinh THCS: hiếu động ham tìm tòi muốn tự thể hiện mình.
Qua tìm hiểu điều kiện thực hiện nhiều học sinh có máy tính, có máy
ảnh kỹ thuật số, tình hình cơ sở vật chất ở trường đảm bảo cũng như nội dung
chương trình môn Tin học THCS mà học sinh đã học qua.
Tôi đã hình thành đề tài này với nội dung và phương pháp như sau:
A. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
a/ Tăng thời lượng tìm hiểu cho học sinh :
Đi vào phần môi trường, học sinh được tiếp cận đầu tiên ở tiết 43
với tên bài dạy: Môi trường và các nhân tố sinh thái. Qua bài này học
sinh đã có khái niệm về môi trường sống của sinh vật và các nhân tố
sinh thái tác động lên sinh vật bao gồm:
+ Nhân tố vô sinh:
- Nhân tố vô sinh tự nhiên: Đất, nước, không khí, nhiệt độ, độ ẩm…
- Nhân tố vô sinh do con người tạo ra: nhà cửa, cầu cống, đường sá, xe
cộ…
- + Nhân tố hữu sinh:
3
- Nhân tố con người: Chính sách, các hoạt dộng của con người trong
đời sống xã hội.
- Nhân tố các sinh vật khác: đông vật, thực vật, vi sinh vật, vật nuôi…
Như vậy đủ cơ sở để tôi tăng thờii lượng tìm hiểu cho học sinh phục vụ
cho tiết học 59, 60 lên hơn một thảng tìm hiểu đồng thời với việc tăng
thời lượng đó học sinh có điều kiện nhìn nhận về môi trường sống quanh
mình một cách kỹ càng hơn dưới góc độ một người có kiến thức về môi
trường và ý thức bảo vệ môi trường của các em cũng tăng lên từ đó.
b/ Nội dung các bài tập mà tôi yêu cầu:
Bài tập 1: ( Bài tập cá nhân )
Em hãy kể các nhân tố vô sinh và hữu sinh tác động đến đời sống
hiện tại của em và gia đình.
Nhận xét nhân tố nào đang thuận lợi, nhân tố nào không thuận lợi ,
nhân tố nào tương lai sẽ không còn thuận lợi ? Vì sao?
Vì mỗi học sinh có một địa bàn cư trú khác nhau trong một xã nên
các nhân tố tác động đến các em cũng có khác nhau. Tổng hợp toàn bộ
các bào tập này trong một tiết học là học sinh có được toàn bộ bức tranh
về môi trường trong cộng đồng toàn xã. đồng thời giúp các em quan tâm
về môi trường sống của mình.
Ví dụ:
Nhà em ở gần chợ: Mùi hôi, rác rưởi, chuột, ruồi, muỗi…
Nhà em gần Mỏ đá: Ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm bụi,…
Nhà em ở gần quan Ka ra ô kê : Ô nhiễm tiếng ồn
Nhà em ở gần quán nhậu: Phóng uế bừa bãi, ồn ào thâu đêm…
Nhà em ẩm thấp chật chội: không đủ không khí sinh hoạt, ô nhiễm vi
sinh vật…
Nhà em gần nơi có nhiều gia súc, gia cầm, vật nuôi, vật thả rông… ô
nhiễm phân súc vật.
Nhà em gần cống nhưng không có lối nước thoát gây mùi hôi thối….
Bài tập 2: ( bài tập theo nhóm)
Đây là bài tập tổ chức theo nhóm vì không phải học sinh nào cũng có
máy ảnh kĩ thuật số: “Em hãy ghi hình tất cả nhưng nơi mà em cho là ô nhiễm
và tìm hiểu các nguyên nhân gây nên ô nhiễm đó. Hãy ghi hình tất cả nhưng
hành vi mà em cho là gây nên ô nhiễm môi trường.
Qua mỗi bức ảnh các em ghi rõ thời gian, địa điểm chụp ảnh minh họa.
Thiết kế bảng 56.3 và minh họa ảnh trên máy tính. Thiết kế trên máy tính và
trình chiếu bằng chương trình Microsoft Power Point
Bảng 56.1: các nhân tố sinh thái trong môi trường điều tra ô nhiễm
Nhân tố vô sinh Nhân tố hữu sinh Hoạt động của con người
4
Bảng 56.2: Điều tra tình hình và mức độ ô nhiễm
Các tác nhân gây
ô nhiễm
Mức độ ô nhiễm
(ít/ nhiều/ rất
nhiều
Nguyên nhân gây
ô nhiễm
Đề xuất biện pháp
khắc phục
Bài tập 3: Em hãy hỏi Ông, bà, cha mẹ, người lớn tuổi về một địa điểm cụ thể
ở địa phương nơi mà em đang sống trước đây như thế nào ghi các thông tin ấy
sau đó tìm hiểu thực trạng và thảo luận, dự đoán tương lai hệ sinh thái nơi đó
bị biến đổi như thế nào . ( làm bảng 56.3)
Ví dụ: Trước khi khai thác đá thì môi trường sống ở đây như thế nào?
Có những động thực vật nào đang sống, không khí, nhiệt độ ở đây ra
sao?
Trước đây, khu rừng ở Tịch Tây như thế nào? Có những động thực vật
nào sống?
Trước đây, khu rừng ở Long Bình như thế nào? Có những động thực vật
nào sống?
Bảng 56.3: Điều tra tác động của con người tới môi trường.
Các thành phần
của hệ sinh thái
hiện tại
Xu hướng biến
đổi trong thời
gian tới
Hoạt động của
con người gây
nên sự biến đổi hệ
sinh thái
Đề xuất biện pháp
khắc phục
c/ Tổng hợp các bài tập1, 2, 3 và lập báo cáo bảng 36.1, 36.2, 36.3
Giáo viên chọn thời điểm thích hợp trước tiết học khoảng 1 tuần, yêu cầu các
cá nhân nộp bài tập và cùng thảo luận để hoàn thành 3 bảng trên được thiết kế
trên máy tính có tư liệu ảnh minh hoạ mà HS đã chụp được
B. PHƯƠNG PHÁP
Trình tự các bước được tiến hành như sau:
* Các bước chuẩn bị:
5
-Bước1: Phát động 3 bài tập như ở phần nội dung vào các thời điểm sau khi
học xong tiết43: “Môi trường và các nhân tố sinh thái”
-Bước 2: Thực hiện tổng hợp toàn bộ tư liệu thu thập được gồm: Thông tin
được điều tra, toàn bộ tư liệu ảnh và hoàn thành bảng 36.1, 36.2, 36.3 Trước
tiết học 1 tuần
-Bước3: Đưa toàn bộ thông tin ở bước hai lên máy tính trình chiếu, có tư liệu
ảnh minh hoạ ( giáo viên giúp đỡ nếu cần)
- Bước 4: Cử báo cáo viên, trợ lý báo cáo viên , trình chiếu thử trước tổ để
chuẩn bị cho tiết học.
* Các bước lên lớp: Tôi tổ chức lớp làm 4 nhóm
Vì không thể bố trí 2 tiết học liên tục với 90 phút nên tôi sắp xếp trong hai tiết
học rời như sau:
- Tiết 59: Báo cáo bảng 56.1 , 56.2
• Thời lượng cho mỗi nhóm báo cáo: 7 phút,
• Thời lượng cho các nhóm khác nhận xét đánh giá phản biện , nhận
xét, bảo vệ: 3 phút ( ngay sau báo cáo của mỗi tổ)
• Tổng cộng thời lượng cho HS: 40 phút
• Thời lượng nhận xét đánh giá, tổng kết , bình chọn nhóm xuất sắc
nhất: 5 phút
- Tiết 60: Báo cáo bảng 56.3
• . Thời lượng cho mỗi nhóm báo cáo: 7 phút,
• Thời lượng cho các nhóm khác nhận xét đánh giá phản biện , nhận
xét, bảo vệ: 3 phút ( ngay sau báo cáo của mỗi tổ)
• Tổng cộng thời lượng cho HS: 40 phút
• Thời lượng nhận xét đánh giá, tổng kết , bình chọn nhóm xuất sắc
nhất: 5 phút
6/ Kết quả thực hiện:
Qua áp dụng phương pháp tôi nhận thấy có kết quả như sau:
- Tính xác thực của thông tin rất cao, có hình ảnh minh hoạ sinh động
- Bài học được mở sâu rộng gắn liền với thực tiển.
- Tập dược cho các em làm việc khoa học: điều tra, thống kê, minh
chứng, báo cáo, phản biện, sử dụng tốt công nghệ hiện đại phục vụ
cho học tập.
- Xây dựng được tổng thể bức tranh môi trường ở địa phương giúp các
em nhận thức về môi trướng sống quanh mình.
- Gây được sự hứng thú học tập, mọicá nhân đều nhiệt tình tham gia.
- Các em có đủ thời gian và điều kiện cần thiết phục vụ cho tiết học,
đặc biệt bài này được phát động trước tết nguyên đán và học sau tết
nguyên đán là thời điểm các em có thể nhìn thấy về các hoạt động,
sinh hoạt của con người đối với môi trường sống quanh mình.
- HS cư xử thân thiện với môi trường sống của mình hơn
6
-Tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội
-Qua vài năm thực hiện các học sinh đã ghi được hàng ngàn bức ảnh về
môi trường toàn cảnh địa phương. Điều đó có tác dụng rất to lớn trong nhận
thức và hành động của các em
- Nội dung báo cáo của 3 bảng: 56.1, 56.2, 56.3 cũng rất phong phú.
Không bảng nào giống bảng nào điều đó thực sự có tác dụng lớn
7/ Kết luận: Qua áp dụng phương pháp này tôi nhận thấy : phương pháp này
có giá trị về nhiều mặt giáo dục ngoài việc học tập tốt đã xây dựng được ý thức
bảo vệ môi trường sống quanh mình đồng thời lan toả đến các bậc phụ huynh.
Chính việc tăng thời gian tìm hiểu cho học sinh và việc vận dụng tốt công nghệ
thông tin đã giúp cho tiết học khá hoàn chỉnh.
8/ Đề nghị:
- Đề nghị nhà trường mua một máy ảnh kỹ thuật số cho giáo viên để
phục vụ cho việc lấy tư liệu giảng dạy.
- Phạm vi áp dụng đề tài cho toàn quốc
9/ Phụ lục:
- Một số tranh ảnh về môi trường ô nhiễm do học sinh ghi hình được.
- Một số hình ảnh làm ô nhiễm môi trường do học sinh ghi hình được.
(Xem tập đính kèm)
- Bài thực hành đầy tính khoa học, hấp dẫn và đày cảm hứng của học
sinh ( Thể hiện trên máy tính)
10/ Tài liệu tham khảo:
- Sách giáo khoa Sinh học 9
- Sách giáo viên sinh học 9
- Phân phối chương trình sinh học 9.
- Giáo trình công nghệ môi trường Đại học Đà nẵng.
- Giáo trình môi trường và sức khoẻ Đại học đà nẵng.
- Luật bảo vệ môi trường sửa đổi.
7
11/ Mục lục:
Trang
1. Tên đề tài 1
2. Đặt vấn đề 1
3. Cơ cở lý luận 1
4. Cơ sở thực tiễn 2
5. Nội dung phương pháp 2
6. Kết quả 4
7. Kết luận 5
8. Đề nghị 5
9. Phụ lục 5
10
.
Tài liệu tham khảo 5
11. Mục lục 6
8
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2010 - 2011
I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường THCS Lê Lợi
1. Tên đề tài:
2. Họ và tên tác giả:
3. Chức vụ: Tổ:
4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài:
a) Ưu điểm:
b) Hạn chế:
5. Đánh giá, xếp loại:
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường THCS Lê Lợi thống
nhất xếp loại :
Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT Núi Thành
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT Núi Thành
thống nhất xếp loại:
Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Mẫu SK1
9
10