Tải bản đầy đủ (.) (2 trang)

Ngày 9-9 hàng năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.53 KB, 2 trang )

Vì sao ngày 9/9 đặc biệt?

Với những nền văn hóa coi 9 là con số may mắn, ngày hôm nay đã được chờ đợi từ lâu. Về lý
thuyết thì ngày 9/9/2009 chẳng có gì đặc biệt, song nó lại có nhiều điều thú vị trên phương diện
toán học và lịch sử.
Chiếm vị trí cuối cùng trong hệ thống chữ số, song số 9 có vai trò khá đặc biệt. Đối với nhiều
nền văn hóa nó tượng trưng cho sự bao dung, lòng trắc ẩn và thành công. Tuy nhiên, những
chuyên gia về số khẳng định số 9 cũng được gắn với thói kiêu ngạo và ích kỷ.
Pythagoras, một nhà toán học Hy Lạp cổ đại, từng nói rằng số 9 có rất nhiều điểm đặc biệt. Nếu
lấy 9 nhân với một số bất kỳ trong dãy số 1-9 rồi cộng hai số trong kết quả, ta sẽ được tổng là 9.
Chẳng hạn 9 x 3 =27, và 2+7=9.
Nếu nhân mọi số có hai chữ số (như 19, 85) với 9 rồi cộng các chữ số trong kết quả, chúng ta
cũng được kết quả là 9. Ví dụ: 9 x 62 = 558; 5+5+8=18; 1+8=9. Ngày 9/9 năm nay là ngày thứ
252 trong năm, mà 2+5+2=9.
Người dân Trung Quốc và Nhật Bản rất coi trọng chữ số 9. Tuy nhiên quan niệm của họ đối với
nó lại hoàn toàn trái ngược. Đối với người dân tại xứ sở Vạn lý trường thành, chữ số 9 tượng
trưng cho sự trường thọ.
Trong lịch sử, các hoàng đế Trung Quốc luôn cho rằng số 9 là biểu tượng của quyền lực. Nó hiện
diện trong cách ăn mặc (long bào có hình 9 con rồng), kiến trúc và thậm chí cả đội múa lân của
vua chúa (9 người). Người ta nói rằng Tử Cấm Thành ở thủ đô Bắc Kinh có 9.999 phòng.
Trong khi đó, các hoàng đế Nhật Bản không bao giờ mặc trang phục có 9 con rồng. Tại xứ sở
hoa anh đào, chữ số 9 được phát âm giống từ “đau khổ”. Vì thế mà người ta cho rằng nó mang
đến sự xui xẻo. Số 9 bị xa lánh chỉ sau số 4 (được phát âm giống từ “chết”).
Một lý do nữa để ngày 9/9 thật sự trở thành ngày đặc biệt đó là ngày ra đời của chủ nhân web
Phong cách Toán Tin - là tôi: Đỗ Cường đó các bạn à.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×