i
LỜI MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Triết học Mac – Lenin, sự phát triển được định nghĩa:
“…Phát triển khái quát xu hướng chung của vận động, xu hướng vận động đi lên
có thể diễn ra theo các chiều hướng: từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ
kém hoàn thiện đến hoàn thiện,..”
Con người dần dần càng hoàn thiện và mọi thứ sẽ hoàn thiện để đáp
ứng nhu cầu
của con người.
Sự ra đời của ngành sản xuất băng vệ sinh phụ nữ cũng là một kết quả tất yếu theo
lý luận trên. Nhu cầu của con người ngày càng tăng cao và ngày dần được đáp ứng tốt
hơn. Người phụ nữ ngày càng được xã hội quan tâm nhiều hơn, đáp ứng những nhu
cầu thầm kín. Cụ thể là việc cải tiến thiết k
ế, sản xuất băng vệ sinh ngày dần càng
hoàn thiện hơn. Người phụ nữ không còn phải vất vả như trước đây, dùng những
mảnh vải cũ, hoặc rách, hay bất cứ vật gì có khả năng thấm hút được để dùng cho
những ngày ấy. Vào năm 1888, nhãn hiệu băng vệ sinh xuất hiện đầu tiên là Southall,
nhưng công ty đầu tiên thực hiện quảng cáo sản phẩm này ra công chúng là công ty
Kotex năm 1921.
1
Những sản phẩm đó đã đóng góp rất lớn trong đời sống hằng ngày
cho phụ nữ.
Ngày nay, sản phẩm băng vệ sinh có rất nhiều cải tiến với những tính năng vượt
trội đem lại sự thoải mái, tự tin cho phụ nữ. Đồng thời, trên thị trường của nhiều quốc
gia trên thế giới đã có sự xuất hiện của sản ph
ẩm tampon – với thiết kế đặc biệt, đặt
vào trong âm đạo. Dòng sản phẩm Tampon này không được sử dụng nhiều, và hơn
nữa Tampon đang mang nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chị em phụ
nữ. Đặc biệt là đối với phụ nữ Việt Nam lại càng không thích hợp. Do đó, sản phẩm
miếng băng vệ sinh vẫn là người bạn đồng hành thân thiế
t của chị em phụ nữ Việt
Nam.
1
Nguồn: en.wikipedia.org/wiki/Sanitary_napkin
ii
Các doanh nghiệp trong ngành sản xuất băng vệ sinh trong và ngoài nước ngày
càng tiếp cận nắm bắt được những điều khó nói và cải tiến sản phẩm, phân loại sản
phẩm thành nhiều loại khác nhau như loại siêu thấm, loại thấm thường, loại băng vệ
sinh hằng ngày, loại dành cho ngày đầu ngày cuối chu kỳ, loại thiết kế đặc biệt cho
ban đêm. Sau đó, qua khảo sát, tìm hiểu các nhà sản xuấ
t đã chiết xuất thêm hương
thơm vào băng vệ sinh nhằm để án bớt mùi khó chịu. Cuộc chiến vẫn không ngừng,
các doanh nghiệp Đài Loan đã chiết xuất hương thảo dược vào sản phẩm.
Hiện nay, trên thị trường TPHCM, có rất nhiều loại nhãn hiệu băng vệ sinh khác
nhau, với giá cả đủ loại, với nhiều nhà sản xuất trong và ngoài nước. Thậm chí còn có
cả các sản phẩm hàng nhái giả
mạo nhãn hiệu nổi tiếng. Những sản phẩm đó sản xuất
với quy trình không đảm bảo tính an toàn, tiệt trùng cho sản phẩm, gây hại đến sức
khỏe của chị em phụ nữ và vi phạm pháp luật.
Một loại sản phẩm mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng phải từng trải qua một thời
gian sử dụng lâu dài, thường xuyên, và nhu cầu của người phụ n
ữ ngày một tăng cao,
nhịp độ cuộc sống ngày càng nhanh hơn, chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ và đặc
biệt vấn đề sức khỏe được ưu tiên quan tâm – sức khỏe cá nhân, sức khỏe cộng đồng,
sức khỏe môi trường. Vì vậy, cuộc chiến giữa các nhà sản xuất ngày càng gay gắt
hơn, ai sẽ là người hiểu người phụ nữ Việt nhiều hơn, ai sẽ là người góp phần bả
o vệ
môi trường tốt hơn, và ai sẽ là người thắng cuộc.
Từ xa xưa đến giờ tại Việt Nam, người phụ nữ chỉ biết sử dụng xong và “vứt vào
sọc rác” chưa ai quan tâm đến “chúng nó
2
” sẽ đi về đâu, sẽ phân hủy ra sao, có gây
tác hại gì đến môi trường không. Vấn đề môi trường ngày nay rất được quan tâm, đặc
biệt là vấn đề rác thải đang đe dọa môi trường, trong đó, băng vệ sinh sau khi sử dụng
xong chứa đầy vi khuẩn đang vứt bừa bải, thậm chí “chúng nó” chưa phân hủy bởi vì
những thành phần cấu tạo nên sản phẩm chứa nhiều chất nylông, h
ạt sam, nên rất khó
tự phân hủy. Vì vậy, cần phải có biện pháp can thiệp vào để có thể phân hủy hết
những loại rác thải này theo một cách riêng, đảm bảo an toàn, bảo vệ môi trường.
Bản thân nhóm tác giả cũng là người phụ nữ trẻ Việt Nam, có sự quan tâm đặc
biệt đến sản phẩm băng vệ sinh, quan tâm đến môi trường. Nhóm tác giả đã nghiên
cứu tìm hiểu và nhận ra rằng để có thể phân h
ủy hết những rác thải đó một cách an
2
“chúng nó” – đại từ ẩn dụ để chỉ những miếng băng vệ sinh đã sử dụng
iii
toàn bảo vệ môi trường thì cần phải kết hợp cải tiến sản phẩm và sử dụng quy trình
xử lý rác thải y tế. Đồng thời, vấn đề tài chính để thực hiện chương trình đó, cũng là
một vấn đề khó khăn. Chính vì thế, nhóm tác giả quyết tâm thực hiện đề tài này và
sau nhiều năm nghiên cứu giờ đây nhóm tác giả đã hoàn thành đề tài với những đề
xuấ
t giải quyết những vấn đề trên được ghi lại trong công trình nghiên cứu:
Đề tài
ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI CHĂM SÓC
VỆ SINH PHỤ NỮ TẠI TPHCM
II. MỤC ĐÍCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
¾ Tìm hiểu kiến thức khoa học về sức khỏe sinh sản, những tác động ảnh hưởng
đến sức khỏe sinh sản. Để từ đó hướng cho bản thân tự chăm sóc mình tốt
hơn. Lựa chọn s
ử dụng sản phẩm băng vệ sinh phù hợp với khả năng tài chính
và tốt cho sức khỏe.
¾ Trải nghiệm thực tế với việc khảo sát nghiên cứu thị trường từ đó rút ra được
kinh nghiệm quý giá.
¾ Áp dụng những kiến thức được học ở trường về Marketing vào thực tế cho sản
phẩm băng vệ sinh.
¾ Muốn gìn giữ
môi trường sống sạch và xanh. Hạn chế sử dụng bao bì nylông
vì đây là loại rác không phân hủy.
¾ Nhìn thực trạng các băng vệ sinh sau khi sử dụng vẫn được xử lý chung với
các loại rác thải khác và được vứt lung tung trên đường phố, nơi bải rác gây ô
nhiễm. Vì thế, nhóm tác giả rất mong có một biện pháp để khắc phục vấn đề
trên.
iv
¾ Mong muốn trên thị trường sẽ sớm xuất hiện sản phẩm băng vệ sinh mà nhóm
tác giả kiến nghị phục vụ cho chị em phụ nữ Việt Nam.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
¾ Phương pháp điều tra xã hội học: Nhóm tác giả tiến hành khảo sát hai
lần. Lần đầu tiên với số mẫu là 300 người phụ nữ Việt Nam chia theo ba
độ tuổi khảo sát. Khả
o sát lần hai với số mẫu là 179 ( từ kết quả của khảo
sát lần một với những đối tượng khảo sát phù hợp). Để từ đó có được
thông tin sát với thực tế hơn, đánh giá được sự ủng hộ đồng tình của người
tiêu dùng với những gì mà nhóm tác giả muốn kiến nghị.
¾ Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình nghiên cứu nhóm tác giả thu
thập thông tin, tham khảo ý kiến c
ủa những người chuyên môn về sức
khỏe, về Marketing, về môi trường.
¾ Phương pháp thống kê: Nhóm tác giả khảo sát thực tế thị trường sản
phẩm băng vệ sinh thông qua việc thu thập, tìm hiểu, phân tích thực trạng
và đề ra giải pháp kiến nghị.
¾ Phương pháp phân tích: Dựa trên dữ liệu thu thập được, nhóm tác giả đi
sâu vào phân tích để đưa ra kiến nghị
¾ Phương pháp khảo sát thị trường thực tế: Nhóm tác giả đã đi đến một
số kênh phân phối để quan sát các nhãn hiệu được bày bán tại cùng một
nơi phân phối, cách bố trí trưng bày sản phẩm, quan sát người tiêu dùng
tại mua hàng tại đó.
¾ Phương pháp tự thực hiện thí nghiệm và quan sát: bản thân nhóm tác
giả là nữ, chị em, bạn bè thân quen đa số cũng là nữ nên việc tiế
p chuyện,
tham dò làm những cuộc khảo sát và thí nghiệm thử rất dễ dàng và mang
v
lại kết quả chính xác nhất, vì những điều thầm kín của nhau chỉ dễ nói cho
bạn thân, cho người thân thuộc nghe. Đồng thời, sự tiện lợi dễ dàng khi
sống chung với nhau, nên việc quan sát phân tích hành vi cử chỉ, hoạt
động của nhau cũng được thực hiện một cách tự nhiên đem lại kết quả
thực tế. Không chỉ thế, tận dụng hết những ưu đi
ểm “mình là phụ nữ” sử
dụng sản phẩm phụ nữ, quan sát tính thấm hút, cảm nhận khi sử dụng,.. và
để đưa ra kiến nghị.
¾ Phương pháp khảo sát, quan sát thái độ mua hàng của người tiêu
dùng tại kênh phân phối: nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp quan sát
bằng mắt và ghi nhận bằng trí nhớ. Đây là một khó khăn của nhóm vì đến
siêu thị nhóm không thể dùng giấy viết ghi lại bấ
t kỳ thứ gì. Thậm chí chỉ
cầm một tờ giấy để nhìn mà cũng còn bị bảo vệ, nhân viên hỏi hang, quan
sát, nên việc thu thập thông tin rất vất vả. Vì vậy, nhằm mục đích đạt được
kết quả tối ưu nhất mỗi lần quan sát tác giả chọn vào các ngày khác nhau
trong một tuần, trong tháng khác nhau, các giờ khác nhau trong ngày, để
quan sát trong vòng 10 phút ở quầy hàng BVS đó sẽ có bao nhiêu người
đến xem, rồi mua hàng và họ chọn mua như
thế nào.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Sản phẩm băng vệ sinh đã xuất hiện trên thế giới vào năm 1888, nhưng chỉ
mới có mặt tại Việt Nam từ 20 năm trở lại đây và đến nay đã trở nên rất phổ biến.
Đời sống con người ngày càng được nâng cao, thì sản phẩm tiêu dùng như băng
vệ sinh cũng cần phải có nhiều cải ti
ến mới sao cho phù hợp hơn, tiện lợi hơn,
thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của phụ nữ Việt Nam hơn.
Sản phẩm băng vệ sinh cũng là một sản phẩm tế nhị tại thị trường này. Nhóm
tác giả đã cân nhắc kỹ khi lựa chọn thị trường nghiên cứu và quyết định chọn
thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện nghiên cứu.