Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Dạy học văn bản nhật dụng trong sách giáo khoa ngữ văn 7 cho học sinh trường dân tộc nội trú Trung học cơ sở ở Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (678.37 KB, 100 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




TRIỆU THỊ MAI DUNG




DẠY - HỌC VĂN BẢN NHẬT DỤNG TRONG SÁCH GIÁO
KHOA NGỮ VĂN 7 CHO HỌC SINH TRƢỜNG DÂN TỘC
NỘI TRÚ THCS Ở THÁI NGUYÊN






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC





Thái Nguyên - 2014


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



TRIỆU THỊ MAI DUNG




DẠY - HỌC VĂN BẢN NHẬT DỤNG TRONG SÁCH GIÁO
KHOA NGỮ VĂN 7 CHO HỌC SINH TRƢỜNG DÂN TỘC
NỘI TRÚ THCS Ở THÁI NGUYÊN


Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học Văn - Tiếng Việt
Mã số: 60 14 01 11




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Hữu Bội



Thái Nguyên - 2014

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là
khách quan, trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình
nghiên cứu nào khác.
Tác giả


Triệu Thị Mai Dung


ii
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới Nhà giáo - Tiến sĩ
Hoàng Hữu Bội, người thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, khoa
Sau đại học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, trường Đại học Sư phạm
Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, động viên em trong quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học tại trường.
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Sở giáo dục và đào tạo Thái
Nguyên, Ban giám hiệu, các thầy cô giáo dạy Ngữ văn các trường Phổ thông
Dân tộc Nội trú THCS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2014

Tác giả


Triệu Thị Mai Dung





iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt iv
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
4. Mục đích nghiên cứu 8
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 9
6. Phương pháp nghiên cứu 9
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 9
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tế 9
8. Kết cấu của luận văn 10
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
DẠY HỌC VĂN BẢN NHẬT DỤNG TRONG SÁCH GIÁO KHOA
LỚP 7 TRƢỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ Ở THÁI

NGUYÊN 11
1.1. Cơ sở lý luận 11
1.1.1. Lý thuyết về văn bản nhật dụng 11
1.2 Lý thuyết về dạy học văn bản nhật dụng 15
1.2.1 Về mục tiêu dạy học văn bản nhật dụng 15
1.2.2 Về phương pháp dạy học văn bản nhật dụng 18
1.2.3 Về hiệu quả của dạy học văn bản nhật dụng 22
2. Cơ sở thực tiễn 23

iv
2.1 Giáo viên với việc dạy văn bản nhật dụng ở các trường phổ thông
Dân tôc nội trú 23
2.1.1 Nhận thức của giáo viên về ý nghĩa của việc dạy học văn bản
nhật dụng 24
2.1.2 Thực trạng việc dạy học ở các trường phổ thông Dân tộc Nội trú
THCS ở Thái Nguyên 25
2.1.2.1 Về nội dung dạy học văn bản nhật dụng 25
2.1.2.2 Về phương pháp dạy học văn bản nhật dụng 26
2.1.3 Những khó khăn mà giáo viên gặp phải khi thực hiện dạy học
văn bản nhật dụng cho HS người Dân tộc thiểu số trong các trường
Phổ thông Dân tộc Nội trú ở Thái Nguyên 29
2.2 Học sinh trường phổ thông Dân tộc Nội trú ở Thái Nguyên với
việc học các văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn 7 33
2.2.1 Hứng thú học tập của HS đối với các văn bản nhật dụng 34
2.2.2 Những vướng mắc cần giải quyết của HS khi học các văn bản
nhật dụng ở SGK lớp 7 36
Chương 2. ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC DẠY - HỌC CÁC VĂN BẢN
NHẬT DỤNG TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 7 CHO HỌC
SINH TRƯỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚ THCS Ở THÁI NGUYÊN 42
2.1. Định hướng chung về dạy - học văn bản nhật dụng 42

2.1.1 Nội dung dạy - học 42
2.1.2 Về phương pháp dạy học 44
2.2 Định hướng tổ chức dạy học các văn bản nhật dụng trong sách
giáo khoa Ngữ văn 7 cho học sinh trường Dân tộc nội trú ở Thái
Nguyên 48
2.2.1 Định hướng tổ chức dạy học văn bản bản “Cổng trường mở ra”
(theo Lý Lan, báo Yêu trẻ, số 166 ngày 1-9-2000 48

v
2.2.2 Định hướng tổ chức dạy học văn bản “Mẹ tôi” trích “Những
tấm lòng cao cả” Et-môn-đơ đờ A-mi-xi 53
2.2.3 Định hướng tổ chức dạy học văn bản “Cuộc chia tay của những
con búp bê” - tác giả Khánh Hoài 58
2.2.4 Định hướng tổ chức dạy học văn bản “Ca Huế trên sông
Hương” của Hà Ánh Minh 63
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 69
3.1. Thiết kế bài học 69
3.1.1 Lý do chọn bài thực nghiệm 69
3.1.2 Thiết kế bài học Văn bản “Ca Huế trên sông Hương” - Tác giả
Hà Ánh Minh do luận văn đề xuất 69
3.2. Giáo án và tiến trình dạy học của bài đối chứng 77
3.2.1 Vào bài: 77
3.2.2 Tiến trình bài dạy: 78
3.3. Dạy thực nghiệm 80
3.3.1. Nơi dạy thực nghiệm 81
3.3.2 Kết quả thực nghiệm 81
PHẦN KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC




iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DTNT
Dân tộc Nội trú
ĐHSP
Đại học sư phạm
HS
Học sinh
GV
Giáo viên
NXB
Nhà xuất bản
THCS
Trung học cơ sở
SGK
Sách giáo khoa
SGV
Sách giáo viên



1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Khái niệm “văn bản nhật dụng” là khái niệm mới được đưa vào
chương trình sách giáo khoa bậc trung học theo hướng đổi mới năm 2000 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là loại văn bản có nội dung đề cập đến những

vấn đề, những hiện tượng gần gũi, bức thiết trong cuộc sống con người và cộng
đồng xã hội.
Mục tiêu của các bài học về văn bản nhật dụng trong sách Ngữ văn mới
là đưa giáo viên và học sinh đến với những vấn đề quen thuộc, gần gũi thường
ngày hoặc tiếp cận với những vấn đề của cuộc sống hiện đại đang xảy ra xung
quanh môi trường giáo dục. Từ đó giúp các em có thêm những cách nhìn về xã
hội, bước đầu hòa nhập và thích ứng với cuộc sống hiện đại.
Về hình thức, văn bản nhật dụng được lựa chọn trên tiêu chí nội dung,
đề tài, mỗi văn bản được đưa vào chương trình đều thuộc những thể loại hoặc
kiểu văn bản với những đặc điểm hình thức khác nhau. Vì vậy dạy văn bản nhật
dụng đòi hỏi người GV hết sức linh hoạt trong phương pháp dạy học. Ngoài
việc nắm vững nội dung đề tài còn phải xác định các yếu tố về hình thức thể
loại của văn bản để có cách dạy phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giờ học,
đáp ứng mục tiêu dạy học.
1.2 Học sinh cấp THCS còn nhỏ (từ 12 đến 15 tuổi), ở lứa tuổi này, sự
hiểu biết về các vấn đề về đời sống xã hội của các em còn rất hạn chế. Đặc biệt
là học sinh người dân tộc thiểu số miền núi, với những điều kiện văn hóa,
phong tục tập quán còn lạc hậu, đời sống kinh tế khó khăn, ít được giao lưu, ít
được tiếp xúc với những vấn đề nóng bỏng, bức xúc của xã hội hiện đại. Giữa
các em với những nội dung đặt ra trong các văn bản nhật dụng còn có những
khoảng cách khá xa về tư duy, nhận thức, về tiếng Việt cũng như văn hóa, lịch
sử địa lý… nên việc tiếp nhận có nhiều khó khăn.
Làm thế nào để các em có được những nhận thức đúng đắn về các vấn đề
xã hội, biết đánh giá và ứng xử phù hợp trong những hoàn cảnh cụ thể của cuộc

2
sống, xã hội. Điều đó phụ thuộc nhiều vào nội dung, phương pháp và hiệu quả
dạy học của giáo viên trong đó có việc tổ chức dạy- học các văn bản nhật dụng.
1.3 Ở SGK lớp 7 có bốn bài học về văn bản nhật dụng, đề cập đến quyền
trẻ em, nhà trường, người mẹ, văn hóa - giáo dục. Đây là những vấn đề gần gũi,

quen thuộc trong đời sống hàng ngày nhưng cũng khá nhạy cảm. Bên cạnh đó,
mỗi bài lại thuộc mỗi thể loại khác nhau: bút ký, truyện ngắn, bài báo Việc
vận dụng những phương pháp phù hợp trong việc dạy- học văn bản nhật dụng
trong SGK Ngữ văn 7 theo đó không phải là dễ dàng đối với cả người dạy và
người học.
Trên thực tế, vấn đề dạy học các văn bản nhật dụng đã có nhiều nhà khoa
học, nhà giáo có uy tín quan tâm nghiên cứu bàn tới đồng thời cũng có những
các phương án thiết kế dạy học đã được công bố giúp cho GV và HS những tài
liệu tham khảo có giá trị.
Tuy nhiên, các phương án dạy học trên đây là cách dạy cho học sinh lớp
7 THCS nói chung chứ chưa xuất phát từ những đối tượng cụ thể. Thực tế học
sinh ở mỗi vùng miền, mỗi dân tộc do điều kiện sống, phong tục tập quán cùng
những khoảng cách trong tiếp nhận văn học khác nhau sẽ đòi hỏi những cách
dạy khác nhau. Riêng đối với đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số ở các
trường Dân tộc Nội trú thì đây là vấn đề đang còn bỏ ngỏ.
Trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp, hệ thống các vấn đề về lí thuyết dạy
học văn bản nhật dụng, thực trạng, nhu cầu, đặc điểm tâm lý và khả năng tiếp
nhận khi học các văn bản nhật dụng của học sinh lớp 7 là người dân tộc thiểu
số trong các trường Dân tộc Nội trú THCS ở Thái Nguyên, luận văn muốn đề
xuất một phương án dạy học các văn văn bản nhật dụng vừa phù hợp với văn
bản, với đặc điểm tiếp nhận của học sinh, vừa giúp thày và trò có sự thay đổi
thực sự về nhận thức và ứng xử trong cuộc sống hàng ngày.

3
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Dạy -
học văn bản nhật dụng trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 cho học sinh trường
dân tộc Nội trú THCS ở Thái Nguyên”
Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần vào việc
giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho việc dạy học các văn bản nhật dụng
trong chương trình SGK lớp 7 và đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn bậc

THCS ở miền núi hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề
Khái niệm văn bản nhật dụng mới được đưa vào chương trình, SGK đổi
mới từ năm 2000 với định hướng là tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên
tắc “giúp học sinh hòa nhập với xã hội”. Tuy nhiên vì đây là nội dung mới và
khó nên việc tổ chức dạy - học loại văn bản này đã khiến cho không ít giáo viên
và học sinh lúng túng. Việc định hướng dạy học văn bản nhật dụng còn mang
tính chất chung chung chưa cụ thể.
2.1 Cuốn SGV Ngữ Văn 6 tập 2 (Tổng chủ biên Nguyễn Khắc Phi) đã có
những định hướng chung cho việc dạy văn bản Nhật dụng như sau:
Dạy văn bản nhật dụng trước hết là phải “từ cái trước mắt có tính cập
nhật thời sự chỉ ra ý nghĩa lâu dài muôn thuở”… GV cần “cho học sinh liên hệ
trực tiếp vấn đề đang học với tình hình địa phương và khi cần có thể sử dụng
một số giờ giành cho chương trình địa phương để tiến hành các hoạt động điều
tra, thống kê, khảo sát” 5 , “dù có đề cập đến vấn đề thời sự bức thiết đến
đâu văn bản nhật dụng đưa vào SGK phải đạt đến một giá trị nghệ thuật nhất
định. Bởi vậy hoàn toàn có thể dạy văn bản nhật dụng như một văn bản văn
học xét về phương diện phân tích từ ngữ, thủ pháp nghệ thuật cũng như thi
pháp thể loại” 5 .
Ngoài ra, trong các cuốn SGV Ngữ văn từ lớp 6, đến lớp 9 do Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành, các bài dạy văn bản nhật dụng được biên soạn từng

4
bài học cụ thể và bám sát theo hệ thống câu hỏi đã được đề xuất trong sách giáo
khoa. Theo đó mỗi bài gồm có 3 phần:
I – Mục tiêu cần đạt.
II – Những điều cần lưu ý
III – Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
Phần Mục tiêu cần đạt xác định các đơn vị kiến thức trọng tâm về nội
dung và hình thức nghệ thuật của văn bản từ đó định hướng các nội dung chính

trong bài học.
Phần Những điều cần lưu ý nêu các vấn đề nhật dụng, lý do chọn
giảng dạy các văn bản, gợi ý kiến thức trọng tâm của bài dạy, phân bố thời
gian dạy - học
Phần Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học gợi ý 3 hoạt động chính:
Đọc bài văn và hướng dẫn tìm hiểu các chú thích trong SGK; hướng dẫn học
sinh tìm hiểu bài văn và hướng giải quyết các câu hỏi trong sách giáo khoa
nhằm đạt mục tiêu đặt ra của bài học; hướng dẫn luyện tập nhằm khắc sâu, mở
rộng và nâng cao kiến thức.
Có thể coi đây là những định hướng đầu tiên cho việc dạy - học các văn
bản nhật dụng.
2.2 Tác giả Đỗ Ngọc Thống trong bài “Dạy văn bản nhật dụng trong
SGK như thế nào?” đã viết: “Một trong những điểm mới và khó của chương
trình Ngữ văn THCS và THPT là việc giảng dạy các văn bản nhật dụng… Do
tính chất và đặc điểm của loại văn bản này không giống với các văn bản khác,
nên việc giảng dạy cũng cần có một phương hướng tương ứng phù hợp” 38 .
Trong tài liệu này, sau khi nêu khái niệm văn bản nhật dụng và sự cần thiết
phải đưa vào chương trình Ngữ văn loại văn bản này, tác giả đã đưa ra những
lưu ý khi dạy các văn bản nhật dụng như sau:
GV nên “tập trung khai thác các vấn đề nội dung tư tưởng đặt ra ở mỗi
văn bản; từ đó mà liên hệ, giáo dục tư tưởng, tình cảm và ý thức cho học sinh”,

5
“nắm chắc đặc điểm, ý nghĩa của các nội dung đặt ra trong mỗi văn bản nhật
dụng để hướng dẫn học sinh tự liên hệ, rút ra được bài học cho chính bản thân
mình” đồng thời phải “kết hợp dạy các văn bản nhật dụng với chương trình
địa phương” 38,tr.127
2.3 Tác giả Hoàng Hữu Bội đã có bộ sách thiết kế bài học Ngữ văn
THCS theo hướng tích hợp. Bộ sách được giải thưởng của cuộc thi viết sách
bài tập và sách tham khảo theo chương trình mới ở Tiểu học và THCS của Bộ

Giáo dục và Đào tạo. Bộ sách gồm có 4 cuốn:
+ Thiết kế bài học Ngữ văn 6 theo hướng tích hợp (NXB Giáo dục, 2002)
+ Thiết kế bài học Ngữ văn 7 theo hướng tích hợp (NXB Giáo dục, 2003)
+ Thiết kế bài học Ngữ văn 8 theo hướng tích hợp (NXB Giáo dục, 2004)
+ Thiết kế bài học Ngữ văn 9 theo hướng tích hợp (NXB Giáo dục, 2005)
Nội dung các cuốn sách gồm các thiết kế bài học cụ thể của chương trình
Ngữ văn THCS theo hướng tích hợp. Đặc biệt cuốn Thiết kế bài học Ngữ văn 7
theo hướng tích hợp tác giả đã thiết kế cụm bài dạy theo ba chặng: chặng 1:
Đọc - hiểu văn bản; chặng 2: Tiếng Việt; chặng 3: Làm Văn. Theo đó tác giả
cho rằng HS lớp 7 “sẽ học tập được cách thức lập ý để biểu cảm khi tạo lập
văn bản biểu cảm. Đồng thời, các tri thức lí thuyết về các phương thức biểu
cảm ở phân môn Làm văn sẽ giúp các em khám phá được sự sáng tạo của các
tác giả trong các văn bản nhật dụng sẽ học” 20 . Tác giả cũng đưa ra một
hướng tiếp cận các văn bản nhật dụng theo các bước sau:
Bước 1: Tiếp xúc bước đầu với văn bản để có một cái nhìn tổng quát về
văn bản đó.
Bước 2: Xem xét từng phần của văn bản về nội dung và hình thức.
Bước 3: Khơi gợi học sinh trao đổi về những vấn đề được tác giả đặt ra
trong văn bản. đồng thời liên hệ với cuộc sống.
2.4 Tác giả Trương Dĩnh, đưa ra thiết kế dạy học Ngữ văn theo hướng
tích hợp qua các cuốn:

6
+ Thiết kế dạy học Ngữ văn 7 theo hướng tích hợp tập 1, 2 (NXB Giáo
dục, 2003)
+ Thiết kế dạy học Ngữ văn 8 theo hướng tích hợp (NXB Giáo dục, 2004)
Trong các cuốn sách này, cũng với quan điểm dạy học theo hướng tích
hợp, theo trình tự phân phối chương trình môn học, tác giả đưa ra phương án
thiết kế dạy học cho từng bài cụ thể.
2.5 Tác giả Trần Đình Chung có bộ sách tham khảo gồm các cuốn:

+ Thiết kế hệ thống câu hỏi Ngữ văn 6 (NXB Giáo dục, 2002)
+ Hệ thống câu hỏi đọc - hiểu văn bản Ngữ văn 7 (NXB Giáo dục, 2003)
+ Hệ thống câu hỏi đọc - hiểu văn bản Ngữ văn 7 (NXB Giáo dục, 2004)
Lấy lí luận dạy học hiện đại làm định hướng thiết kế, tác giả đã đưa ra
thiết kế dạy học từng văn bản trong chương trình Ngữ văn THCS. Hệ thống câu
hỏi được triển khai với 3 hoạt động lớn:
- Đọc - hiểu cấu trúc văn bản
- Đọc - hiểu nội dung văn bản
- Đọc - hiểu ý nghĩa văn bản.
2.6 Tác giả Nguyễn Trọng Hoàn đã biên soạn các tài liệu về đọc - hiểu
văn bản Ngữ văn với các cuốn
+ Đọc - hiểu Ngữ văn 6 (NXB Giáo dục, 2003)
+ Đọc - hiểu Ngữ văn 7 (NXB Giáo dục, 2004)
+ Đọc - hiểu Ngữ văn 8 (NXB Giáo dục, 2005)
+ Đọc - hiểu Ngữ văn 9 (NXB Giáo dục, 2005)
Những cuốn sách này đã cung cấp cho GV về hướng đọc- hiểu từng văn
bản trong SGK Ngữ văn THCS, đặc biệt ở phần thực hành đọc- hiểu đã có
những gợi ý khá sâu sắc về cách tiếp cận, tìm hiểu văn bản.
Theo đó, mỗi bài được cấu tạo theo 3 phần
I – Gợi dẫn
II- Kiến thức cơ bản

7
III – Liên hệ.
Nội dung Gợi dẫn của mỗi bài học nhằm mục đích “tạo tâm thế, cung
cấp tất cả những kiến thức công cụ để chiếm lĩnh mục tiêu của bài đọc - hiểu,
đó là các yếu tố về đặc trưng thể loại, các thông tin chủ yếu về tác giả, tác
phẩm, đại ý, tóm tắt và xác định lời kể hoặc cách đọc văn bản” 33 . Đây là
những kiến thức vô cùng cần thiết giúp cho giáo viên từ đó mà có cách hiểu
thấu đáo hơn, cụ thể hơn và đặc biệt là có căn cứ khoa học cho bài dạy của

mình.
Nội dung Kiến thức cơ bản được hình thành trên cơ sở “lí giải những
vấn đề theo thứ tự hoặc tổng hợp từ các câu hỏi của phần đọc - hiểu văn bản
trong sách giáo khoa, thể nghiệm một lô gich các nội dung cần làm rõ khi
hướng dẫn học sinh tiếp cận văn bản” 33 .
Nội dung Liên hệ có “kết cấu mở, nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng
khi dạy học. Ở đây với các văn bản nhật dụng, tác giả giới thiệu những văn bản
có nội dung tương hoặc gần gũi với bài học để tạo điều kiện so sánh kiến thức;
có thể cung cấp một số nhận định tiêu biểu để tham khảo khi đánh giá về tác
giả, tác phẩm; cũng có thể sưu tầm một bài thơ, bài văn viết có tính chất thực
hành hoặc mở rộng trường liên tưởng” 33 từ đó giúp các em có ấn tượng sâu
sắc về bài học.
2.7 Tác giả Nguyễn Văn Đường thể hiện các bài thiết kế dạy học văn
bản nhật dụng thông qua các cuốn:
+ Thiết kế bài giảng Ngữ văn 6 - THCS (NXB Hà Nội -2012)
+ Thiết kế bài giảng Ngữ văn 7- THCS (NXB Hà Nội -2012)
+ Thiết kế bài giảng Ngữ văn 8- THCS (NXB Hà Nội -2012)
+ Thiết kế bài giảng Ngữ văn 9- THCS (NXB Hà Nội -2012)
Các thiết kế thực hiện theo nguyên tắc tích hợp và tích cực hóa các hoạt
động của học sinh trong các hoạt động dạy học. Mạch khai thác văn bản theo

8
hướng tìm hiểu, phân tích cấu trúc văn bản, thông qua các yếu tố nghệ thuật để
phân tích nội dung ý nghĩa của văn bản.
Tác giả đã đưa ra một hệ thống câu hỏi gợi mở khá phong phú, đa
dạng, linh hoạt nhằm phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh, có
liên hệ, mở rộng.
Phần luyện tập thực hành với hệ thống bài tập bổ sung khá phong phú
nhằm mở rộng và nâng cao kiến thức của học sinh.
Trên đây là các tài liệu nghiên cứu tập trung làm sáng tỏ những vấn đề có

liên quan đến văn bản nhật dụng và việc dạy học loại văn bản này trong chương
trình SGK Ngữ văn THCS. Đây đều là những bài viết, thiết kế của những nhà
nghiên cứu khoa học, những nhà giáo có uy tín, có tâm huyết đã được công bố và
được đa số giáo viên sử dụng như những tài liệu tham khảo quí báu trong dạy - học
Ngữ văn nói chung và dạy học văn bản nhật dụng nói riêng. Những tài liệu trên đã
đem đến cho người viết luận văn những gợi ý thiết thực về hướng đi và cách nhìn
khoa học về các văn bản nhật dụng cũng như cách dạy - học loại văn bản này một
cách có hiệu quả. Với một tinh thần học hỏi, cầu thị người viết luận văn xin được
tiếp thu những thành quả khoa học của các nhà nghiên cứu để vận dụng, bổ sung và
hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh ở các giờ học văn bản
nhật dụng trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 7 tại trường một số trường Dân
tộc Nội trú THCS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
4. Mục đích nghiên cứu
Khám phá đặc điểm cảm thụ văn bản nhật dụng của học sinh dân tộc
trong các trường Dân tộc nội trú ở Thái Nguyên, trên cơ sở đó đề xuất một
phương án dạy học các văn bản nhật dụng ở lớp 7 phù hợp với đặc điểm tâm lý
và nhận thức của học sinh.


9
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu trên bình diện lý thuyết, gồm:
- Lí thuyết về văn bản nhật dụng.
- Lí thuyết về dạy học văn bản nhật dụng.
5.2 Nghiên cứu trên bình diện thực tiễn, gồm:
+ Giáo viên với việc dạy văn bản nhật dụng.
+ HS người dân tộc thiểu số với việc học văn bản nhật dụng trong SGK
THCS

5.3 Thực nghiệm sư phạm.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích và nghiên cứu lý thuyết về
văn bản nhật dụng, về phương pháp dạy học văn bản nhật dụng.
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tế
6.2.1 Khảo sát về khả năng nhận thức, tâm lý, hoàn cảnh của học sinh
người dân tộc thiểu số đối với các vấn đề của đời sống và xã hội.
6.2.2 Khảo sát kế hoạch bài giảng, các giờ dạy cụ thể để xác định mức độ
hứng thú của học sinh, những thuận lợi, khó khăn của giáo viên và học sinh khi
dạy - học văn bản nhật dụng.
6.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thiết kế bài dạy - học và tổ chức dạy thực nghiệm bài “Ca Huế trên sông
Hương” trong chương trình Ngữ văn lớp 7 tại trường Phổ thông Dân tộc Nội trú
Đại Từ và trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Phú Lương theo hướng tích hợp.
7. Đóng góp mới của luận văn
Đề xuất một phương án dạy học các văn bản nhật dụng cho HS lớp 7
trong các trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS ở Thái Nguyên, theo hướng
giải quyết các vướng mắc của học sinh trong việc tiếp cận với văn bản, gắn kết
các văn bản nhật dụng với thực tế cuộc sống và học tập.

10
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học văn bản
nhật dụng
Chương 2: Định hướng dạy học các văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ
văn lớp 7 cho học sinh dân tộc thiểu số trong các trường Dân tộc Nội trú THCS
ở Thái Nguyên.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.





11
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC VĂN
BẢN NHẬT DỤNG TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỚP 7 TRƢỜNG PHỔ
THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ Ở THÁI NGUYÊN

1. Cơ sở lý luận
1.1 Lý thuyết về văn bản nhật dụng
Theo chương trình môn Ngữ văn THCS, “Khái niệm văn bản nhật dụng
không phải là khái niệm thể loại, cũng không chỉ kiểu văn bản. Nó chỉ đề cập
tới chức năng đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản mà thôi” 1, tr.38 .
Cũng theo tài liệu này thì đây là một khái niệm mới được sử dụng trong nhà
trường dùng để chỉ các văn bản có nội dung đề cập tới những vấn đề của đời
sống, xã hội vừa quen thuộc gần gũi hàng ngày, vừa có ý nghĩa lâu dài trọng
đại mang tính nhân loại mà tất cả mọi người quan tâm, hướng tới.
Nói đến văn bản nhật dụng là nói đến tính chất của nội dung văn bản. Đó
là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt
của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường,
dân số, năng lượng, quyền trẻ em; các tệ nạn xã hội như nghiện hút, thuốc lá,
ma túy, HIV-AIDS….; các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử…; vấn đề
chống chiến tranh, hội nhập và phát triển, tương lai của dân tộc, thế giới…, văn
bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản.
Nói đến văn bản nhật dụng là nói đến tính cập nhật của loại văn bản này.
Đó là khả năng kịp thời đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống xã hội. Đó là nội
dung của những nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, những công bố, thông
báo, thông điệp của các tổ chức Quốc tế có liên quan đến sự tồn vinh, phát triển

hay cảnh báo về những nguy cơ có thể xảy ra đối với nhân loại, là những vấn
đề về tự nhiên, môi trường, xã hội, về cuộc sống và các mối quan hệ thường
nhật liên quan đến cuộc sống của con người. Xuất phát từ đó mà mỗi văn bản

12
nhật dụng đều đáp ứng một yêu cầu thực tế nào đó của đời sống hiện đại, cung
cấp cho người học - học sinh bậc trung học - những hiểu biết cụ thể, chính xác
về một vấn đề đang được toàn thể cộng đồng xã hội quan tâm. Từ những hiểu
biết đó, học sinh sẽ có những suy nghĩ và hành động phù hợp, góp phần tham
gia vào giải quyết các vấn đề ấy tùy theo khả năng của mình. Đây là điểm phân
biệt giữa việc học các văn bản nhật dụng với việc học các loại văn bản khác
trong chương trình môn Ngữ văn.
Chẳng hạn như văn bản “Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử” là một tư
liệu quí báu về giá trị lịch sử của cây cầu Long Biên đối với Hà Nội – Việt Nam.
Trải dài theo thời gian và những thăng trầm của lịch sử đất nước, cây cầu ấy trở
thành nhân chứng sống, thành nơi lưu giữ những kỷ niệm đau thương, anh dũng
và hào hùng của dân tộc. Hơn thế nữa với một lòng yêu mến, tự hào, cầu Long
Biên trong suy nghĩ và dự cảm của tác giả còn trở thành “nhịp cầu vô hình nơi
du khách, để du khách ngày càng xích lại với đất nước Việt Nam”. Bài học về
cầu Long Biên cho học sinh có thêm một căn cứ xác đáng để khẳng định giá trị
lịch sử và việc bảo lưu, giữ gìn, duy tu để cây cầu được giữ nguyên hiện trạng
như bây giờ là điều cần thiết; Văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” của Xi-at-
tơn, “Thông tin về ngày trái đất năm 2000”, tư liệu của Sở khoa học và Công
nghệ Việt Nam… không chỉ là những lời cảnh báo đầy ý nghĩa về vấn đề bảo vệ
môi trường, mà còn là những thông điệp quan trọng có ý nghĩa toàn nhân loại:
con người muốn tồn tại tốt đẹp và bền vững thì phải sống hòa hợp, thân thiện với
thiên nhiên môi trường, phải biết bảo vệ đất đai, nguồn nước, không khí trong
lành, muông thú bằng những việc làm hết sức cụ thể… ; “Động Phong Nha” của
Trần Hoàng đưa các em đến với một địa danh du lịch đẹp lộng lẫy, kì ảo và
nhiều tiềm năng kinh tế của danh thắng Phong Nha- Kẻ Bàng, từ đó khơi gợi ở

các em niềm tự hào về thiên nhiên, đất nước Việt Nam, xác định cho các em thái
độ tích cực trong việc trân trọng, bảo vệ và gìn giữ, tôn tạo vẻ đẹp tự nhiên của
cảnh quan du lịch của đất nước . Bài “Ca Huế trên sông Hương” của Hà Ánh

13
Minh không chỉ là lời giới thiệu đầy hấp dẫn về những làn điệu dân ca xứ Huế
một sinh hoạt văn hóa tinh thần độc đáo vừa tao nhã, duyên dáng vừa uy nghi,
trang trọng với những con người tài hoa, thanh lịch, dòng sông Hương thơ mộng
mà còn đặt ra một vấn đề có ý nghĩa sâu sắc với yêu cầu bảo lưu, gìn giữ và phát
huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc…
Nếu như các văn bản văn chương nghệ thuật lấy hình thức (kiểu văn bản
và thể loại) làm tiêu chí lựa chọn, thì văn bản nhật dụng được lựa chọn theo tiêu
chí nội dung. Nó có thể thuộc bất cứ một thể loại hay một kiểu văn bản nào.
Nói như vậy cũng có nghĩa là người ta công nhận sự đa dạng, phong phú
về mặt hình thức của văn bản nhật dụng. Theo đó có thể thấy có những văn bản
được trình bày dưới hình thức tác phẩm văn chương với ít nhiều hư cấu như
“Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài; các văn bản “Mẹ tôi”
của Et- môn đơ đờ A-mi-xi, “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” của Xi át tơn lại được
thể hiện dưới hình thức bức thư; cũng có khi ta bắt gặp trong số những văn bản
nhật dụng những bài kí vừa xúc động, vừa thú vị đầy chất trữ tình như “Cổng
trường mở ra” của Lý Lan, “Ca Huế trên sông Hương” của Hà Ánh Minh,
“Động Phong Nha” của Trần Hoàng…; các tác phẩm như “Phong cách Hồ Chí
Minh”, “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” lại là những tác phẩm nghị luận
đầy sức thuyết phục với hệ thống lập luận chặt chẽ, mạch lạc. Ngoài ra, các văn
bản thuộc về báo chí như: xã luận, thông báo, công bố, thông điệp…đều được
sử dụng trong các văn bản nhật dụng.
Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản nhật dụng cũng
được vận dụng khá linh hoạt. Người ta ít thấy có những văn bản nhật dụng chỉ sử
dụng một phương thức biểu đạt thuần nhất. Thường thì mỗi văn bản đều có sự
phối hợp một cách nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt để làm tăng tính

thuyết phục cho vấn đề được nói tới trong văn bản. Đối với các văn bản nhật
dụng trong chương trình THCS, ngoài văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm
2000” sử dụng phương thức thuyết minh là chủ yếu, các văn bản như: “Mẹ tôi”

14
của E. đơ A-mi-xi, “Cổng trường mở ra” của Lý Lan, “Cuộc chia tay của những
con búp bê” của Khánh Hoài dùng phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm; Văn
bản“Ca Huế trên sông Hương” của Hà Ánh Minh, “Động Phong Nha” của Trần
Hoàng dùng thuyết minh và miêu tả. Ta cũng có thể thấy sự kết hợp khá linh
hoạt nhiều phương thức biểu đạt trong các văn bản nhật dụng khác.
Mặc dù được lựa chọn theo tiêu chí nội dung nhưng các văn bản nhật
dụng được đưa vào SGK bậc trung học cơ sở đều đạt đến một giá trị nghệ thuật
nhất định. Các văn bản nhật dụng được thể hiện dưới nhiều hình thức thể loại và
nhiều phương thức biểu đạt khác nhau nên khi dạy - học các văn bản nhật dụng
giáo viên cũng phải khơi gợi và chỉ cho học sinh thấy được sự phù hợp giữa hình
thức và nội dung các văn bản giúp các em hiểu vấn đề một cách sâu sắc hơn.
Văn bản nhật dụng cung cấp thông tin, phản ánh kịp thời những vấn đề
của đời sống xã hội vừa gần gũi, quen thuộc, vừa mang tính nhân loại, liên
quan đến sự tồn tại hay phát triển của con người và cộng đồng xã hội. Từ đó,
nó có thể tác động tới những tình cảm, suy nghĩ, thái độ của học sinh, đồng thời
hướng dẫn, điều chỉnh hành vi của các em cho phù hợp. Vì thế, các văn bản
nhật dụng trong SGK Ngữ văn THCS đều mang ý nghĩa giáo dục cao, đáp ứng
về cơ bản các mô hình về năng lực cần có của học sinh THCS đó là: thích ứng;
hành động; cùng chung sống với cộng đồng, khu vực và thế giới; tự học, tự
khẳng định mình và có năng lực tự học suốt đời.
Tóm lại: văn bản nhật dụng là khái niệm để chỉ những văn bản có
trong SGK Ngữ văn bậc trung học với nội dung đề cập đến những vấn đề
gần gũi, bức thiết có liên quan trực tiếp đến cuộc sống và cộng đồng xã hội,
được trình bày dưới những hình thức văn bản đa dạng, phong phú. Văn bản
nhật dụng có khả năng giúp học sinh cập nhật thông tin, phản ánh thời sự,

tác động và điều chỉnh hành vi trong cuộc sống đồng thời có tác dụng tích
cực trong việc rèn luyện và hình thành các năng lực cần có giúp các em có
thêm kỹ năng sống phù hợp với xã hội hiện đại.

15
1.2 Lý thuyết về dạy học văn bản nhật dụng
1.2.1 Về mục tiêu dạy học văn bản nhật dụng
Trong cuốn Chương trình THCS môn Ngữ văn, Bộ GD&ĐT, NXB Giáo
dục, Hà Nội, 2001 có nêu “Việc đưa các văn bản nhật dụng là điểm mới trong
chương trình lần này, tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp học
sinh hòa nhập với xã hội. Trong các văn bản nhật dụng có một tỷ lệ nhất định
các văn bản có tính địa phương. Đây cũng là một cách giúp học sinh hòa nhập
với địa bàn sinh hoạt của các em”. 1
Sách giáo viên Ngữ văn 6 – tập 2, NXB Giáo dục cũng viết “Có thể còn
phải tiếp tục trao đổi về cách sử dụng thuật ngữ song việc gắn chặt hơn nữa
quá trình giảng dạy ở nhà trường nói chung và giảng dạy Ngữ văn nói riêng
với thực tiễn đời sống là một yêu cầu vừa hiển nhiên vừa bức thiết” 5
Như vậy, lý thuyết dạy học văn bản nhật dụng xác định rõ mục tiêu của
việc dạy học văn bản nhật dụng trong nhà trường là gắn việc giảng dạy Ngữ
văn với đời sống, từ đó giúp cho học sinh hòa nhập với xã hội và hòa nhập với
địa bàn sinh hoạt của các em. Cũng từ đó mà các vấn đề được đề cập tới trong
các văn bản nhật dụng vừa mang tính thời sự nhưng đồng thời phải liên quan
đến những vấn đề xã hội có ý nghĩa lâu dài, đó không chỉ là vấn đề của một
quốc gia, một dân tộc mà mang tính nhân loại và thế giới. Theo đó, các tác giả
tham gia biên soạn xây dựng chương trình và SGK đã lựa chọn và đưa vào một
số lượng đáng kể các văn bản nhật dụng ở cấp THCS.
Cụ thể:
Lớp 6 tập trung vào các vấn đề di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh,
thiên nhiên, môi trường với các văn bản: “Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch
sử” của Thúy Lan, “Động Phong Nha” của Trần Hoàng, “Bức thư của thủ lĩnh

da đỏ” của Xi-át-tơn.
Lớp 7 là các văn bản viết về văn hóa giáo dục, nhà trường, người mẹ,
quyền trẻ em, di sản văn hóa với các văn bản “Cổng trường mở ra” của Lý

16
Lan, “Mẹ tôi” trích “Những tấm lòng cao cả” của Et-môn-đơ đơ A-mi-xi,
“Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, “Ca Huế trên sông
Hương” của Hà Ánh Minh.
Lớp 8 tập trung vào các nội dung về dân số, phòng chống các tệ nạn
xã hội như ma túy, thuốc lá, tương lai dân tộc và thế giới. Đó là các văn
bản: “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” trích tư liệu của Bộ khoa học
Công nghệ và Môi trường, “Ôn dịch thuốc lá” của Nguyễn Khắc Viện,
“Bài toán dân số”của Thái An.
Lớp 9 đề cập tới các vấn đề về quyền sống con người, vấn đề bảo vệ sinh
thái, hội nhập và phát triển, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc gồm các văn bản:
“Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà, “Đấu tranh cho một thế giới hòa
bình” của Gác-xi-a Mác-két và “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được
bảo vệ và phát triển của trẻ em” trích từ tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế
giới về trẻ em năm 1990.
Một trong những vấn đề trọng tâm của giáo dục hiện đại là chú trọng
phát triển năng lực ở người học, giúp cho học sinh có được kiến thức và sử
dụng được các kiến thức đó vào việc tìm hiểu và lý giải các hiện tượng đời
sống và thế giới quanh mình, ý thức được các giá trị của cuộc sống từ đó thay
đổi tư duy, suy nghĩ, có trách nhiệm và có hành động đúng trong cuộc sống.
Việc học các văn bản nhật dụng sẽ giúp cho các em học sinh nhận
biết được các vấn đề quan trọng của đời sống xã hội đang diễn ra xung
quanh mình như: thiên nhiên, môi trường, biến đổi khí hậu đang hàng ngày,
hàng giờ bị chính con người vô tình hay hữu ý hủy hoại và những hậu quả
nghiêm trọng mà nó gây ra; vấn đề quyền sống của con người, sự gia tăng
dân số, quyền trẻ em, đạo đức xã hội đang bị xâm hại do sự tác động hai

mặt của nền kinh tế thị trường, của lối sống hiện đại. Qua các văn bản nhật
dụng các em như được chứng kiến, được lắng nghe tiếng kêu cứu của các
khu rừng đang bị chặt phá, của muông thú, động vật không còn nơi trú ẩn,

17
hậu quả khôn lường của nạn ô nhiễm môi trường, của các tệ nạn xã hội
đang đe dọa trực tiếp đến đời sống của con người.
Bài học từ các văn bản nhật dụng cũng có khả năng khơi gợi ở các
em những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ và thiêng liêng: tình yêu thương vô
bờ bến mà cha mẹ giành cho con cái; một lối sống, một phong cách sống …
được đề cập trong các bài học giúp cho các em có dịp nhìn nhận, đánh giá
lại các vấn đề của chính mình mà nếu không được học các em khó có thể
nhận ra. Em Triệu Đức Nhật - dân tộc Nùng học sinh lớp 7B trường phổ
thông Dân tộc Nội trú THCS Đại Từ sau khi học xong hai bài “Mẹ tôi” và
“Cổng trường mở ra” đã nói rằng “mẹ em rất hiền còn bố thì nghiêm khắc.
Em rất sợ bố nhưng bây giờ em hiểu hơn bố nghiêm khắc là vì lo lắng cho
em, muốn em tiến bộ”. Em Lý Quan Huy - dân tộc Tày, lớp 7A trường phổ
thông Dân tộc Nội trú THCS Đại Từ có lúc nói “Khi bị bố đánh em rất ghét
bố” đã thổ lộ: “em biết là bố lo cho em mới thế, bây giờ em sẽ cố gắng hơn
nữa để học giỏi, chăm ngoan cho bố mẹ được vui”… Đấy là những lời chia
sẻ rất chân thật, thể hiện những thay đổi trong nhận thức của các em, dù là
rất nhỏ nhưng rất đáng trân trọng và điều đó cũng cho thấy ý nghĩa tích cực
của việc dạy học văn bản nhật dụng trong nhà trường.
Những kiến thức học được từ những văn bản nhật dụng giúp các em
nhìn rõ hơn, quan tâm hơn tới thực tế cuộc sống đang diễn ra xung quanh
mình và cộng đồng xã hội, đồng thời vận dụng vào các tình huống cụ thể,
rèn luyện kỹ năng sống để thích ứng với cuộc sống đa dạng phức tạp trong
xã hội theo hướng tích cực.
Những bi kịch trong gia đình: bố mẹ li hôn, gia đình tan vỡ; những nguy
cơ ngoài xã hội: sự gia tăng dân số, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường,

chiến tranh…bây giờ không còn là những chuyện kín cần phải giữ gìn, che giấu
đối với các em nữa. Ngược lại cần phải cho các em thấy rõ đó là những vấn đề
đang trực tiếp tác động đến sự sống trên trái đất, là những vấn đề mà các em sẽ

×