Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

dạy học thơ đường trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 149 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




TRẦN THỊ MINH TÂM



DẠY VÀ HỌC THƠ ĐƢỜNG
TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10
THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC








Thái Nguyên - Năm 2011






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM



TRẦN THỊ MINH TÂM


DẠY VÀ HỌC THƠ ĐƢỜNG
TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10
THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI


Chuyên ngành: LL&PP dạy học Văn - Tiếng Việt
Mã số: 60.14.10



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Hữu Bội





Thái Nguyên - Năm 2011




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CẢM ƠN !
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới Tiến sĩ Hoàng Hữu Bội -
Người thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, Phòng
đào tạo - Nghiên cứu khoa học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ, khích lệ em trong quá trình nghiên cứu và học
tập tại trường.
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh
Phúc, Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong tổ Văn trường THPT Thái Hòa
và trường THPT Bố Lý - Tỉnh Vĩnh Phúc, bè bạn, đồng nghiệp cùng những
người thân trong gia đình đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian qua.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2011
Tác giả luận văn



Trần Thị Minh Tâm



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai công bố ở bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn



Trần Thị Minh Tâm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục i
Danh mục chữ viết tắt iii
PHẦN MỞ DẦU 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
DẠY HỌC THƠ ĐƢỜNG THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI 9
1.1. Cơ sở lý luận: 9
1.1.1. Lịch sử phát sinh và phát triển của thơ Đường 9

1.1.2. Đặc điểm nội dung: 14
1.1.3. Đặc điểm hình thức 28
1.2. Cơ sở thực tiễn 38
1.2.1. Mục đích khảo sát: 38
1.2.2. Nội dung khảo sát: 38
1.2.3. Địa bàn, thời gian khảo sát: 39
1.2.4. Phương pháp khảo sát: 39
1.2.5. Kết quả khảo sát: 39
CHƢƠNG 2: ĐỊNH HƢỚNG DẠY HỌC CÁC VĂN BẢN THƠ ĐƢỜNG
TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 50
2.1. Bài thơ “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” – Lý Bạch . 51
2.1.1. Giá trị nội dung – nghệ thuật của bài thơ qua ý kiến của các nhà nghiên
cứu văn học: 51
2.1.2. Định hướng dạy học bài thơ theo hướng dẫn của Sách giáo viên: 58
2.1.3. Định hướng dạy học bài thơ theo hướng dẫn của một số cuốn thiết kế 66
2.1.4. Định hướng dạy học do luận văn đề xuất: 80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
2.2. Bài thơ “Cảm xúc mùa thu” của Đỗ Phủ: 83
2.2.1. Giá trị nội dung – nghệ thuật của bài thơ qua ý kiến của các nhà nghiên
cứu văn học: 83
2.2.2. Định hướng dạy học bài thơ theo hướng dẫn của sách giáo viên: 92
2.2.3. Định hướng dạy học bài thơ theo hướng dẫn của một số cuốn sách thiết
kế giảng dạy: 100
2.2.3. Định hướng dạy học do luận văn đề xuất: 119
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 123
3.1. Thiết kế bài học: 123
3.1.1. Bài “Hoàng Hạc lâu tiễn Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” của Lý

Bạch: 123
3.1.2. Bài “Cảm xúc mùa thu” của Đỗ Phủ 128
3.2. Tổ chức dạy thực nghiệm: 134
3.2.1. Mục đích thực nghiệm: 134
3.2.2. Địa bàn, thời gian thực nghiệm: 134
3.2.3. Phương pháp thực nghiệm: 134
3.2.4. Kết quả thực nghiệm: 135
3.2.4. Đánh giá: 136
PHẦN KẾT LUẬN 137
THƢ MỤC THAM KHẢO 139


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

THPT : Trung học phổ thông
THCS : Trung học cơ sở
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
SGK : Sách giáo khoa
SGV : Sách giáo viên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1


PHẦN MỞ DẦU
1. Lý do chọn đề tài:
1.1. Thơ Đường là một trong những đỉnh cao của văn học Trung Quốc,
là một thành tựu rực rỡ của văn học nhân loại. Sự kế thừa và phát huy những
giá trị đặc sắc quá trình phát triển lâu dài của thơ ca dân tộc từ Kinh Thi,
Nhạc Phủ đến Sở - Từ, dân ca Nam Triều… đã làm nên nét tinh hoa của thơ
Đường, giúp cho thơ Đường vượt qua được thách thức của thời gian, dâu bể,
mang đến cho người đọc mọi thế hệ sức hấp dẫn lạ kỳ.
Đã từ lâu vẻ lịch duyệt, thanh thoát, bay bổng của thơ Đường đã khuếch
tán, thẩm thấu và trở thành một phần không nhỏ trong đời sống tinh thần của
con người Việt. Các nhà thơ cổ điển Việt Nam đã vận dụng một cách tài tình
đề tài, thi liệu, tứ thơ, điển cố và ngôn ngữ thơ Đường trong các sáng tác nghệ
thuật của mình. Đến với thơ Đường ta không chỉ thỏa mãn nhu cầu khám phá
cái đẹp của văn chương nhân loại, mà góp phần hiểu hơn về văn học cổ điển
Việt Nam với một niềm tự hào về khả năng sáng tạo tuyệt vời của mọi thế hệ
người Việt. Lịch sử đổi thay, văn học chuyển mình mạnh mẽ theo hướng hiện
đại hóa. Và chính những trí thức Tây học, mặc đồ Tây, học tiếng Pháp, hiểu
biết sâu sắc văn học Pháp đã dành niềm ưu ái cho thơ Đường, thổi vào những
sáng tác thơ Mới phong vị Đường thi. Chất liệu Đường thi đã thấm sâu vào
thế giới nghệ thuật Thơ mới. “Âm hưởng thơ Đường rất quen thuộc đó lại tan
một cách tài tình vào câu thơ Việt Nam tự do hơn, thích hợp hơn với nội dung
mới” (Nam Trân).
Đối với chúng tôi, không biết tự bao giờ cái thâm trầm, ý vị của thơ
Đường đã ngấm sâu, lắng đọng trong tâm hồn, để rồi đôi lúc trong tâm khảm
vang ngân những câu thơ Đường nhẹ nhàng thấm đẫm dư vị: “Phương thảo
thê thê anh vũ Châu”, “Nguyệt lạc, ô đề, sương mãn thiên”, “Cố nhân tây từ
Hoàng Hạc lâu”, “Cử đầu vọng minh nguyệt; Đê đầu tư cố hương”, “Yên ba

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2
giang thượng sử nhân sầu”… Chính vì thế, mặc dù biết là khó nhưng chúng
tôi vẫn chọn đề tài dạy học thơ Đường trong trường phổ thông.
1.2. Trong chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn 10, thơ Đường đã được
dành một thời lượng xứng đáng với vị trí là một trong những đỉnh cao của văn
học nhân loại. So với các tác phẩm là thành tựu văn học nước ngoài được đưa
vào giảng dạy ở cấp THPT thì thơ Đường đứng vị trí đầu tiên về số tiết học và
số lượng bài .
Những tác phẩm thơ Đường vượt qua thử thách của gió bụi thời gian đến
với chúng ta hôm nay là tiếng nói của một lớp người đã sống cách chúng ta
hàng nghìn năm ở một đất nước xa lạ. Từ phong tục tập quán đến nếp sống,
nếp cảm, nếp nghĩ đều khác với thế hệ hôm nay. Đặc biệt hàng rào ngôn ngữ
là một trong những yếu tố làm tăng thêm những trở ngại, khó khăn đối với
giáo viên và học sinh khi đến với thơ Đường. Bởi thực tế giáo viên và học
sinh không biết tiếng Hán, vì vậy khó có điều kiện hiểu hết ý nghĩa ngôn từ
mang độ hàm súc cao của các tác phẩm. Còn sách giáo khoa giới thiệu cả ba
văn bản (phiên âm – dịch nghĩa – dịch thơ), vậy giáo viên sẽ sử dụng ba văn
bản đó như thế nào để có được hiệu quả trong giảng dạy, tránh được những
vướng mắc về ngôn ngữ như đã đề cập ở trên?
Với thời lượng có hạn của một giờ học, trong quá trình giảng dạy giáo
viên chỉ có thể hướng dẫn học sinh tiếp cận với bản dịch thơ. Tuy nhiên có
thực tế xảy ra, có giáo viên đi theo hướng khai thác của một số cuốn sách
hướng dẫn khác nhau rồi sa đà việc vào phê phán bản dịch thiếu sót ở chỗ
này, chỗ khác mà bỏ qua nội dung chủ đề của tác phẩm. Vẫn biết rằng việc
dịch thơ là khó, chắc chắn không thể tránh khỏi tình trạng “tam sao thất bản”,
vậy chúng ta phải giải quyết vấn đề này như thế nào cho thấu đáo? Những
băn khoăn trăn trở từ thực tiễn dạy học đã thôi thúc chúng tôi mạnh dạn chọn
đề tài này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


3
1.3. Thơ Đường đến với Việt Nam có nhiều cách tiếp cận, thẩm thấu.
Các cụ đồ Nho xưa thì nhấm nháp, thưởng thức “cái hay, cái đẹp” trong ngôn
từ, hình ảnh của các bài thơ Đường. Còn ngày nay, các nhà nghiên cứu tùy
vào bản lĩnh khoa học của mỗi người có những cách tiếp cận cụ thể: Giáo sư
Phan Ngọc trong cuốn “Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ” khẳng định:
“Thơ Đường không thể đọc bằng mắt mà phải đọc bằng quan hệ…Vì nhiệm
vụ của thơ Đường nêu lên tính thống nhất…”[24, tr119]. Tác giả Nguyễn
Quốc Siêu với cuốn “Thơ Đường bình giải” chú trọng việc giải thích chữ
nghĩa và bình giá nét đặc sắc ở một số câu thơ tiêu biểu trong bài thơ. PGS-
TS Nguyễn Thị Bích Hải trong cuốn “Bình giảng thơ Đường ” đã đề xuất một
hướng khám phá và phân tích thơ Đường: “khởi phát từ nhan đề, đi từ ngoại
cảnh đến nội tâm để trở về với đề”[13]. Tác giả Hồ Sĩ Hiệp trong cuốn “Thơ
Đường trong nhà trường phổ thông” thì đi khám phá thơ Đường với những
nét khái quát ở phương diện ngôn từ, hình ảnh. Như vậy có thể khẳng định,
chưa có một phương pháp luận khoa học thống nhất, mang tính định hướng
cho giáo viên trong giảng dạy thơ Đường. Vậy ở trường phổ thông, thầy và
trò lựa chọn hướng khai thác nào? Đây là một vấn đề được đặt ra từ rất lâu
nhưng luôn mang tính thời sự. Đây cũng là một lý do nữa khiến chúng tôi
chọn đề tài nghiên cứu này.
1.4. Thơ Đường là một thế giới vừa thi vị vừa thanh cao, tao nhã. Chủ
tịch Hồ Chí Minh trong bài thơ “Cảm tưởng đọc thiên gia thi” đã viết:
“Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông.”
Còn học sinh ngày nay, các em sinh ra và lớn lên trong thời kỳ khoa
học kỹ thuật phát triển. Đất nước đã hoàn toàn đổi thay so với cái thời bay
bổng và say sưa trong thế giới thơ Đường của các cụ ngày xưa. Thế hệ tương
lai của đất nước năng động hơn, sáng tạo hơn đồng thời cũng phải đối mặt với


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
biết bao cám dỗ của cuộc sống đời thường. Vậy người giáo viên phải làm thế
nào để rút ngắn khoảng cách, đưa thế hệ trẻ của thế kỷ XXI đến được với thế
giới nghệ thuật đa dạng, phong phú và thi vị của các tao nhân mặc khách ngày
xưa? Đây là một lý do nữa để chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu này với mong
muốn góp thêm một tiếng nói, tìm ra giải pháp khắc phục những khó khăn,
trăn trở của giáo viên và học sinh khi đến với thơ Đường.
2. Lịch sử vấn đề:
2.1. Lịch sử nghiên cứu thơ Đƣờng:
Ở Trung Quốc việc nghiên cứu thơ Đường đã được bắt đầu ngay từ thời
Đường. Tư Không Đồ, Bạch Cư Dị, Nguyên Chuẩn…là những tên tuổi mà
sau này được hậu thế nhắc đến nhiều. Sau Đường đến Tống, Nguyên, Minh
Thanh…thời nào cũng có nhiều học giả lớn.
Về phê bình thơ Đường có Kim Thánh Thán, Viên Mai. Các tác phẩm
của hai ông từ lâu đã quen thuộc với giới văn học Việt Nam. Sau này trong
thời hiện đại thơ Đường được nghiên cứu nhiều hơn, sâu hơn, thậm chí việc
dịch, nghiên cứu thơ Đường ngày một rầm rộ.
Đối với Việt Nam, người xưa đã hiểu thơ Đường và làm thơ Đường luật
rất hay: thơ Lý- Trần, thơ chữ Hán Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát,
đặc biệt Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan là những hiện tượng độc
đáo, thể hiện sự ảnh hưởng của thơ Đường rõ nét đến Văn học Việt Nam.
Tuy nhiên, ở Việt Nam việc nghiên cứu thơ Đường mới thực sự bắt đầu
phát triển từ đầu thế kỷ XX với nhiều phương diện:
Phương diện giới thiệu dịch thuật, bình chú. Đây là phương pháp truyền
thống đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Với phương diện này người đọc
được tiếp cận với các tác phẩm thơ Đường, hiểu nội dung, nét đặc sắc của các
bài thơ. Ta có thể kể đến các phần dịch thơ Đường của Tản Đà, Ngô Tất Tố


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
với “Đường thi” (phiên dịch); Trần Trọng Kim với “Đường thi” (dịch); Trúc
Khê Ngô Văn Triện với phần dịch thơ Lý Đỗ….Cùng với việc dịch thuật,
hàng loạt các bài viết của các nhà nghiên cứu như: GS Lương Duy Thứ, GS
Nguyễn Khắc Phi, GS Lê Đức Niệm với cuốn “Diện mạo thơ Đường”…đã
đưa thơ Đường vượt qua sự cách trở của không gian, thời gian đến với độc giả
Việt Nam một cách rộng mở.
Hướng nghiên cứu về hình thức thể loại: Nhìn chung các bài nghiên cứu,
các chuyên luận đã bàn đến hình thức, thể loại của thơ Đường nhưng vẫn
dừng lại ở mức độ khiêm tốn.
Hướng nghiên cứu về thi pháp: ta có thể kể tới cuốn “Thi pháp thơ
Đường”: gồm 26 bức thư của Quách Tấn trình bày đại lược về thể thơ Đường
luật - vạch rõ những ưu khuyết điểm và giảng thêm đôi quy tắc cơ bản của
luật thi. Bản dịch từ tiếng Pháp của tác giả Nguyễn Khắc Phi với tựa đề “Bút
pháp thơ ca Trung Quốc” (được tin trong cuốn “Thi pháp thơ Đường” viết
chung với tác giả Trần Đình Sử), tác giả Trần Đình Sử với chuyên luận
nghiên cứu sâu về thời gian, không gian nghệ thuật thơ Đường…Hướng
nghiên cứu của các học giả đã chỉ ra những đặc trưng nổi bật của thơ Đường.
2.2. Lịch sử nghiên cứu phương pháp giảng dạy thơ Đường trong
trường THPT:
Thơ Đường là một vườn hoa trăm hồng ngàn tía, với thời lượng 45 phút
trên lớp người giáo viên gặp không ít khó khăn trong việc tổ chức, hướng dẫn
học sinh chiếm lĩnh tác phẩm. Vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu về
phương pháp giảng dạy thơ Đường.
Ta có thể kể tới cuốn “Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ” Giáo sư
Phan Ngọc. Tác giả Nguyễn Quốc Siêu với cuốn “Thơ Đường bình giải”.
PGS-TS Nguyễn Thị Bích Hải với cuốn “Bình giảng thơ Đường ”. Có thể
khẳng định đây là những công trình rất công phu, đưa ra nhiều cách tìm hiểu,


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
khám phá thơ Đường rất thiết thực với công tác giảng dạy. Bên cạnh đó nhiều
nhà nghiên cứu ở phía Nam cũng đưa ra những ý kiến của mình về giảng dạy
thơ Đường, như Hồ Sĩ Hiệp với cuốn “Thơ Đường trong nhà trường phổ
thông” Nxb văn nghệ TPHCM. Cuốn “Các tác phẩm thơ Đường ở trường THCS
và THPT” tập hợp bài viết của nhiều tác giả, Nxb Đại học Quốc gia TP HCM.
Tác giả Hoàng Hữu Bội trong cuốn “Thiết kế dạy học Ngữ văn 7”, Nxb
Giáo dục, 2007; tác giả Trần Nho Thìn trong cuốn “Phân tích tác phẩm Ngữ
văn 11” cũng đã đề cập tới vấn đề giảng dạy thơ Đường
Những tài liệu trên là những định hướng quan trọng, giúp cho người viết
thực hiện luận văn này. Hơn nữa, gần 50.000 bài thơ Đường của hàng trăm
tác giả đều mang những dấu ấn cá nhân riêng biệt, bởi vậy không thể gò ép
việc tìm hiểu thơ Đường vào một khuôn mẫu nhất định, cứng nhắc.
3. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm ra một cách tiếp cận, khám phá văn bản thơ Đường phù hợp với
bạn đọc thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay.
- Tìm ra phương pháp, biện pháp tổ chức học sinh tìm hiểu các văn bản
thơ Đường theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tính chủ
động sángtạo của học sinh trong giờ học.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Hoạt động dạy và học của thầy và trò trong giờ học các bài thơ Đường
trong sách giáo khoa Ngữ văn 10. Chú trọng tới đặc điểm tiếp nhận của học
sinh Việt Nam ngày nay đối với các văn bản thơ Đường của Trung Quốc ngày
xưa và cách tổ chức dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh các văn bản thơ Đường phù
hợp với tầm tiếp nhận của họ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
5.1. Nghiên cứu trên bình diện lý thuyết: Đặc điểm thơ Đường ở hai
phương diện nội dung và nghệ thuật; phương pháp giảng dạy văn học theo
đặc trưng thể loại và cách tổ chức học sinh chiếm lĩnh tác tác phẩm theo
hướng đổi mới về phương pháp dạy học.
5.2. Nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu hứng thú và khả năng cảm thụ của
học sinh Việt Nam ngày nay với các văn bản thơ Đường của Trung Quốc thời
xưa và thực tiễn giờ dạy của giáo viên ở trên lớp.
5.3 Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính đúng đắn của
những biện pháp đã đề xuất.
6. Giả thiết khoa học:
- Những đề xuất của luận văn được áp dụng trong thực tiễn giảng dạy sẽ
góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy, kích thích hứng thú và khơi gợi khả
năng cảm thụ văn chương của học sinh.
- Học sinh phát huy tính chủ động sáng tạo, vượt qua được những băn
khoăn, trở ngại khi đứng trước một văn bản thơ Đường được đánh giá là hay
nhưng khó với học sinh phổ thông.
- Những đề xuất của luận văn cũng góp phần khẳng định tính đúng đắn
của việc đổi mới phương pháp giảng dạy văn học ở trường phổ thông theo
chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu:
7.1 Vận dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Phương pháp tổng hợp lý luận: Sử dụng phương pháp tổng hợp lý luận
nhằm đưa ra những cơ sở lý luận về thơ Đường, đặc trưng của thơ Đường, tìm
hiểu đặc điểm cảm thụ của học sinh trung học phổ thông để đưa ra nội dung,
phương pháp, biện pháp dạy học cụ thể về văn bản thơ Đường trong sách giáo
khoa Ngữ văn 10.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
7.2. Vận dụng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
7.2.1 Phương pháp thống kê:
Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý số liệu thu thập được trong quá
trình điều tra khảo sát và thực nghiệm sư phạm.
7.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát:
Sử dụng phương pháp này để điều tra khả năng cảm thụ và hứng thú của
học sinh đối với việc học các văn bản thơ Đường, qua đó nắm được thực trạng
việc dạy và học thơ Đường, đề xuất được những hướng khám phá, khai thác
thơ Đường một cách hiệu quả.
7.2.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Sử dụng phương pháp này trong
quá trình thiết kế bài học và dạy thực nghiệm đối chứng tại trường THPT
Chuyên Thái Nguyên ở hai ban: Ban khoa học xã hội và nhân văn, ban khoa
học tự nhiên.
8. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn gồm 3 chương
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài:
1. Cơ sở lý luận
2. Cơ sở thực tiễn:
Chƣơng 2: Định hướng dạy học các văn bản thơ Đường trong sách giáo
khoa Ngữ Văn 10.
2.1. Bài thơ “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng
Lăng” của Lý Bạch:
2.2. Bài thơ “Cảm xúc mùa thu” của Đỗ Phủ:
Chƣơng 3: Thực nghiệm sư phạm:
1. Thiết kế giáo án thực nghiệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


9
2. Tổ chức dạy thực nghiệm.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ DẠY HỌC
THƠ ĐƢỜNG THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI
Ở chương này chúng tôi sẽ trình bày cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
của đề tài. Dựa vào các công trình nghiên cứu về thơ Đường của các nhà khoa
học, chúng tôi sẽ trình bày về: lịch sử phát sinh, phát triển, đặc điểm nội dung,
hình thức của thơ Đường để làm cơ sở lý luận cho đề tài.
Đồng thời chúng tôi tiến hành khảo sát, điều tra thực tế dạy học thơ Đường
để làm cơ sở thực tiễn cho vấn đề dạy và học các bài thơ Đường trong chương
trình THPT theo đặc trưng thể loại.
1.1. Cơ sở lý luận:
1.1.1. Lịch sử phát sinh và phát triển của thơ Đƣờng
1.1.1.1. Lịch sử phát sinh của thơ Đƣờng
Các nhà nghiên cứu về thơ Đường đã cho ta biết, thời nhà Đường kéo dài
300 năm (618 - 907), được bắt đầu từ khi Lý Uyên cướp thành quả của nông
dân khởi nghĩa, lên ngôi vua và lập ra nhà Đường, thi hành nhiều chính sách
cải cách xã hội. Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế, thơ ca cũng phát
triển rực rỡ, nội dung phong phú, hình thức điêu luyện. Thơ Đường trở thành
mẫu mực, là đỉnh cao văn học Trung Quốc.
Thơ Đường có gần năm vạn bài thơ và trên 2300 nhà thơ. Sự phát triển
vượt trội của thơ Đường là do nhiều nguyên nhân. Theo Giáo sư Lương Duy
Thứ trong cuốn “Giáo trình văn học Trung Quốc”, NXB Giáo dục,1997, thì
thơ Đường phát triển là do những nguyên nhân sau:
Chế độ thi cử đời Đường đặc biệt coi trọng thơ ca. Trước thời Đường
chọn nhân tài theo chế độ cửu phẩm trung chính lập từ Ngụy Tấn. Thời Tùy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


10
bỏ chế độ này lập ra chế độ khoa cử để chọn người tài, nhà Đường kế tục.
Nhưng nội dung thi chủ yếu hỏi về sách. Đến Đường Cao Tông (681) vua
xuống chiếu sửa đổi. Các bài khoa Tiến sĩ gồm: một bài tạp văn (thi phú) thử
thách năng lực thông hiểu âm luật rồi mới thi sách. Thơ ca trở thành con
đường tiến thân, tạo ra một phong trào học và làm thơ có chiều rộng, chiều
sâu. Các nhà thơ xuất hiện nhiều. Đặc biệt các vua chúa đời Đường đều ham
thơ và nhiều người là nhà thơ. Đường Thái Tông đã mở “Hoằng Văn quán”
để đọc sách và để xướng họa với các thi sĩ trong triều. Đường Huyền Tông là
một thi sĩ. Các ông vua khác như Hiển Tông, Mục Tông cũng đều ham
chuộng và yêu thích thơ ca.
Với sự coi trọng đó, thơ ca không chỉ dừng lại ở phạm vi cung đình mà
dần trở thành tiếng nói của quần chúng rộng rãi. Bởi các nho sĩ muốn dùng
con đường thi cử để tiến thân thường thuộc tầng lớp giữa hoặc tầng lớp dưới.
Họ am hiểu đời sống, nếm đủ mùi gian truân nên diện phản ánh trong thơ của
các nho sĩ rộng hơn, nội dung phong phú hơn. Những nhà thơ nổi tiếng đời
Đường như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị đều có cuộc sống khốn khổ, lang
bạt kỳ hồ, hoặc ít ra cũng gặp những điều không may trong cuộc sống, trên
con đường hoạn lộ. Cuộc sống đã tiếp sức cho thơ ca của họ, tạo cho tiếng thơ
sức sống trường tồn. Điều này có nghĩa là thơ Đường gắn liền hiện thực, bám
rễ sâu và cuộc sống để hút nhụy của đời.
Sự giải phóng về tư tưởng thời Đường đã ảnh hưởng lớn đến sự phát
triển thơ ca. Giai cấp thống trị thời Đường mặc dù vẫn tuân theo khuôn vàng
thước ngọc của đạo đức Nho giáo nhưng không độc tôn đạo Nho mà đề cao cả
Lão giáo và Phật giáo, cùng các tôn giáo khác. Đường Thái Tông tôn Khổng
Tử làm tiên thánh, cho soạn lại Ngũ Kinh, dùng làm sách dạy học trò. Bên
cạnh Khổng Tử, Lão Tử cũng được đề cao. Lý Cao Tổ tôn Lão Tử làm ông tổ
và lập miếu thờ. Cao Tông truy phong Lão tử làm Huyền Nguyên Hoàng đế.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Huyền Tông lại tôn làm Đại thánh tổ Huyền Nguyên hoàng đế, đích thân chú
thích “Đạo đức kinh” để phổ biến. Đạo sĩ được coi trọng. Vương hầu khanh
tướng tin đan dược ưa cầu tiên. Mặt khác đạo Phật cũng được du nhập vào rất
thịnh đạt. Hai vị sư Huyền Trang (thời Trịnh Quán) và Nghĩa Tĩnh (Cao
Tông) đã vượt qua bao khó khăn gian khổ để sang Ấn Độ đem Kinh Phật về
truyền bá ở Trung Quốc. Đến thời Văn Tông ở Trung Quốc có hơn bốn trăm
vạn ngôi chùa và bảy mươi vạn tăng ni. Sự giải phóng tư tưởng tạo điều kiện
để thơ Đường phát triển đa dạng và phong phú.
Thơ ca đời Đường phát triển do sự phát triển của các ngành nghệ thuật
khác như: hội họa, âm nhạc, vũ đạo ….
Hội họa đời Đường có nhiều thành tựu với ba nhà danh họa đó là
Vương Duy, Ngô Đạo Tử và Lý Tư Huấn. Vương Duy chuyên về tranh sơn
thủy bằng mực Tàu mở đầu cho phái Nam Tông, đồng thời ông cũng là một
nhà thơ nổi tiếng đời Đường. Tô Thức đã nói: “Trong thơ Ma Cật có họa,
trong họa Ma Cật có thơ”. Như vậy ta có thể khẳng định hội họa và thơ ca
đời Đường gắn bó với nhau chặt chẽ, sâu sắc.
Âm nhạc ở thời Đường cũng đặc biệt phát triển. Có những nhà âm nhạc
nổi tiếng như Lý Quy Niên. Thơ ca đời Đường đã trở thành nguồn nguyên
liệu phong phú, dồi dào cho âm nhạc. Rất nhiều bài thơ của các nhà thơ được
phổ nhạc và phổ biến rộng rãi. Việc Bạch Cư Dị nghe đàn tỳ bà và viết nên
khúc “Tỳ bà hành” làm xúc động người đọc nhiều thế hệ là một minh chứng
cho sự hòa quyện, gắn bó giữa thơ và nhạc ở đời Đường.
Bên cạnh đó vũ đạo đặc biệt phát triển ở thời Đường. Đồng thời việc
mở rộng thông thương giúp âm nhạc và hội họa đời Đường thăng hoa và gắn
bó máu thịt với thơ ca. Có lẽ bởi vậy đọc thơ Đường ta cảm nhận như “ngậm
âm nhạc trong miệng”


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
Như vậy thơ Đường đạt đến độ tinh tế, tài tình là kết quả của sự tổng
hòa rất nhiều yếu tố tác động đến sự vận động và phát triển của thơ Đường.
Đến với thơ Đường chúng ta hiểu được cả một thời đại chuyển mình mạnh
mẽ, ghi những dấu son trong lịch sử Trung Quốc.
1.1.1.2. Lịch sử phát triển của thơ Đƣờng.
Thơ Đường là đỉnh cao của thơ ca cổ điển Trung Quốc, là thời đại hoàng
kim của thơ ca cổ điển phương Đông. Theo các nhà nghiên cứu, thơ Đường
phát triển qua bốn thời kỳ lịch sử:
Sơ Đƣờng: Thời kỳ khoảng 100 năm đầu đời Đường. Ban đầu còn
mang phong vị “phong hoa tuyết nguyệt” của Lục Triều. Thơ ca giai đoạn
này chia làm nhiều phái: Phái “Tứ Kiệt” gồm có: Vương Bột, Lư Chiêu
Tân, Lạc Tân Vương; Phái “Thẩm – Tống” gồm: Thẩm Thuyên Kỳ, và
Tống Chi Vân; Phái “Văn chương tứ hữu” gồm có Tô Vi Đạo, Lý Kiểu,
Thôi Dung, Đỗ Thẩm Ngôn; phái “Ngô trung tứ sĩ” gồm: Hạ Chi Trương,
Bao Dung, Trương Húc và Trương Nhược Hư. Đến khi Trần Tử Ngang đề
xướng phong cách hiện thực thì thơ ca mới đổi mới. Trong thời kỳ này nổi
tiếng có sáu nhà thơ: Vương Bột, Lạc Tân Vương, Lô Chiếu Lân – gọi là
sơ Đường tứ kiệt. Ngoài ra còn Thẩm, Tống…
Thịnh Đƣờng: (713-766 ) thời kỳ phát triển tột đỉnh của thơ Đường,
xuất hiện các nhà thơ lớn Vương Xương Linh, Cao Thích , Sầm Than, Vương
Duy, Mạnh Hạo Nhiên, Lý Bạch, Đỗ Phủ…Thịnh Đường là thời đại Hoàng
kim của thơ Đường, thời kỳ này có nhiều trường phái, nhiều tác giả và tác
phẩm thơ ca được người đời truyền tụng. Có một số trường phái nổi tiếng thời
Thịnh Đường như sau:
“Phái sơn thủy điền viên”: Gồm Mạnh Hạo Nhiên(689-740) và Vương
Duy(701-761). Các nhà thơ viết về cuộc sống ẩn dật nơi thôn dã.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
“Phái thơ Biên tái”:gồm Cao Thích (702-765) và Sầm Tham (715-
770), hay còn gọi là phái “Cao- Sầm”: Thơ của họ viết về cuộc sống ở chốn
biên cương, nỗi nhớ nhung ly biệt của người vợ có chồng đi chinh chiến.
“Phái thơ Lãng mạn”: Nhà thơ tiêu biểu là Lý Bạch: Những vần thơ
của ông thể hiện một sự bay bổng, phóng khoáng với những ước mơ táo bạo.
“Phái thơ hiện thực”: Đứng đầu là nhà thơ Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. Thơ
của ông mang đậm chất hiện thực, mang nội dung xã hội sâu sắc.
Trung Đƣờng: ( 766-827 ): Thời kỳ này mâu thuẫn xã hội ngày một sâu
sắc. Loạn An Sử đã bị dẹp nhưng nhà Đường không trở lại được đỉnh cao huy
hoàng như trước. Xuất hiện tiếng thơ ai oán, tiêu cực: Thơ của Lý Bạch, Liễu
Tông Nguyên, Đỗ Phủ…Thời kỳ này có hai nhà thơ lớn đó là Bạch Cư Dị và
Nguyên Chuẩn.
Vãn Đƣờng: ( 827-904 ) Nhà Đường lung lay, sụp đổ. Thơ ca cũng lâm
vào bước thoái trào, tuy nghệ thuật sáng tác điêu luyện nhưng nội dung mang
tính chất bi trầm, thể hiện nỗi bi quan thất vọng trước buổi “ hoàng hôn” của
triều đại. Một số nhà thơ chú trọng lời lẽ tế nhị uyển chuyển ít có ý nghĩa xã
hội như Lý Thương Ẩn, Đỗ Mục. Bên cạnh đó có một số nhà thơ tuy không
nổi tiếng bằng song lại kiên trì khuynh hướng Tân Nhạc Phủ do Bạch Cư Dị
đề xướng, đó là Nhiếp Di Trung, Bì Nhật Hưu, Đỗ Tuấn Hạc…
Tóm lại thơ Đường có nhiều hình nhiều vẻ, nhiều phong cách, nhiều
nhà thơ, nhưng nổi bật nhất là hai trào lưu chính: Lãng mạn và hiện thực. Ngô
Tất Tố đã nhận xét về quá trình phát triển của thơ Đường như sau: “Sơ Đường
phần nhiều hay về khí cốt nhưng lối dùng chữ đặt câu chưa được chau chuốt
cho lắm. Vãn Đường giỏi vê từ tảo, lời đẹp ý sâu nhưng lại thiếu phần hùng
hồn, có khi còn bị cái tội ủy mị là khác. Duy có Thịnh Đường ở vào giữa hai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


14
thời kỳ ấy, cho nên chẳng những không có cái dở của hai thời kỳ kia mà còn
gồm cả những cái hay của hai thời kỳ ấy nữa.”
1.1.2. Đặc điểm nội dung:
Năm vạn bài thơ Đường của hơn 2300 tác giả đời Đường là một thế
giới nghệ thuật vô cùng đa dạng và phong phú. Bước vào thế giới thơ Đường
người đọc được sống trong một giới muôn màu, muôn vẻ với những tình cảm
dồi dào. Đó là những tình cảm lớn đối với xã hội, đất nước, thiên nhiên con
người, đến những tình cảm tinh vi tế nhị nhất trong tâm hồn con người thời
đại. “Thơ là tiếng lòng”, vì vậy hơn năm vạn bài thơ Đường là nốt thăng, nốt
trầm mang những dư vị riêng trong cung bậc tình cảm của các nhà thơ. Họ đã
cùng nhau hòa tấu để tạo nên một bản hợp ca đa thanh, làm say đắm lòng
người qua ngôn từ giản dị mà hàm súc, dư ba.
Dù phong phú nhưng tựu chung thơ Đường cũng tập trung vào một số
nội dung cơ bản. Trong luận văn của mình, chúng tôi sẽ trình bày ngắn gọn
những đánh giá khát quát về nội dung của thơ Đường trong quá trình nghiên
cứu như sau:
1.1.2.1. Thơ Đƣờng - tiếng thơ thể hiện tình yêu quê hƣơng tha thiết và
những khát vọng lớn lao.
Đất nước Trung Quốc rộng lớn, thiên nhiên gấm vóc và cũng rất đỗi thanh
bạch đã là một mảnh đất màu mỡ khơi nguồn cảm hứng cho các thi sĩ đời Đường.
Đó là hình ảnh thiên nhiên diễm lệ trong thế giới thơ của “thi tiên” Lý
Bạch. Có thể nói tâm hồn bay bổng phóng khoáng của nhà thơ như được
thăng hoa trước cảnh sắc của đất trời. Dòng sông Hoàng Hà bước vào thơ Lý
Bạch với dáng vẻ khỏe khoắn, hùng vĩ:
“ Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai
Bôn lưu đáo hải bất phục hồi”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


15
(Tương tiến tửu)
(Há chẳng thấy nước sông Hoàng Hà từ trời tuôn xuống
Chảy tuột bể Đông chẳng quay về)
Dòng sông như sống dậy dưới ngòi bút nhà thơ, nó truyền cho người
đọc một tinh thần lạc quan, một niềm tự hào về quê hương, tổ quốc. Hình ảnh
dòng sông Trường Giang còn trở lại nhiều lần trong thơ Lý Bạch:
“Sông Hoàng chảy vỡ núi Côn Lôn
Thét gào muôn dặm húc Long Môn”
(Công vô độ hà)
“Cô phàm viễn ảnh bích không tận”
Duy kiến trường giang thiên tuế lưu”
(Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi quảng Lăng)
Với tâm hồn bay bổng, Lý Bạch đã tưởng tượng thác Hương Lư như
sông Ngân Hà tuột khỏi mây. Quả là một liên tưởng bất ngờ và thú vị của “thi
tiên” Lý Bạch:
“Nắng rọi Hương Lô khói tía bay
Xa trông dòng thác trước sông này
Nước bay thẳng xuống ba ngàn thước
Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây”
(Vọng Lư Sơn bộc bố)
Còn nhà thơ hiện thực nhất thời Đường – Đỗ Phủ đã miêu tả rất chân
thực bức tranh mùa thu đặc trưng của Trung Quốc. Bức tranh ấy được vẽ nên
bởi tâm hồn, tình cảm của một trái tim luôn thiết tha với quê hương, đất nước.
Chính nhà thơ Đỗ Phủ, trong giây phút vui mừng hiếm hoi của cuộc đời mình
đã tạo dựng nên một bức tranh phong cảnh mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống:
Lưỡng cá Hoàng Ly minh thúy liễu,
Nhất hàng Bạch lộ thướng thanh thiên;


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
Song hàm Tây Lĩnh thiên thu tuyết,
Môn bạc Đông Ngô vạn lý thuyền.
(Hai cái Oanh vàng kêu liễu biếc,
Một hàng cò trắng vút trời xanh;
Nghìn năm tuyết núi song in sắc,
Muôn dặm thuyền Ngô cửa rập rình.)
(Tứ tuyệt)
Màu sắc và âm thanh tươi tắn, sinh động, hài hòa. Màu trắng phau của
đàn cò nổi bật giữa lòng trời xanh thẳm. Bầu trời trong xanh cho loài chim di
trú thanh thản bay về. Phong cảnh dù gần hay xa cũng đẹp tươi, tràn đầy sức
sống. Cảnh trong trẻo, thanh bình không một chút tạp âm. Bức tranh tươi tắn
ấy được kết dệt nên từ niềm vui sướng, hạnh phúc của nhà thơ trước cảnh
thanh bình của đất nước. Quả đúng là tình yêu quê hương đã tạo màu, tạo nét
cho bức tranh “Tuyệt cú.”
Không hùng vĩ, diễm lệ, không rộn ràng thanh âm và sắc màu, đến với nhà
thơ Vương Duy chúng ta lại được sống trong không khí thanh tịnh mà trong trẻo:
Nhân nhàn quế hoa lạc,
Dạ tĩnh xuân sơn không.
Nguyệt xuất kinh sơn điểu,
Thời minh tại giản trung.
(Người nhàn hoa quế rụng
Đêm xuân núi vắng teo
Trăng lên chim núi hãi
Dưới khe chốc chốc kêu)
Cảnh đẹp thanh u của đêm xuân trong núi vắng được thể hiện bằng bút
pháp đặc trưng của Đường thi: lấy động tả tĩnh. Hoa quế rụng, trăng lên, chim
núi kêu, hình ảnh nào cũng động, nhưng đã cho người đọc cảm nhận rõ nét cái

thanh tĩnh, yên bình. Dường như tâm hồn con người cũng vô cùng thanh tĩnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
và hòa cùng thiên nhiên. Chỉ hai mươi chữ của bài thơ nhưng chúng ta được
cảm nhận một bức tranh toàn vẹn của cảnh sắc núi rừng.
Những cảnh sắc giản dị của cuộc sống, những quy luật bình thường của
tự nhiên cũng là nguồn thi hứng dồi dào cho các nhà thơ:
Xuân miên bất giác hiểu ,
Xứ xứ văn đề điểu .
Dạ lai phong vũ thanh
Hoa lạc tri đa thiểu .
Giấc xuân, sáng chẳng biết
Khắp nơi chim ríu rít;
Đêm nghe tiếng gió mưa ;
Hoa rụng nhiều hay ít ?
( Xuân hiểu)
PGS Nguyễn Thị Bích Hải đã nhận xét: “Bài thơ thật giản dị, tự nhiên,
câu nào cũng như lời nói bình thường, cả 20 chữ không chữ nào thể hiện tâm
trạng mà bốn câu hợp thành một thế giới nghệ thuật, một bản hợp xướng với
“bè cao” là tiếng chim hót ríu ran, “bè trầm” là tiếng gió mưa xao động mơ
màng trong giấc ngủ đêm xuân. Tình yêu thiên nhiên và cái đẹp hiện ra thật
tự nhiên, trong trẻo và hồn hậu”[13]. Quả đúng là chỉ có tình yêu và sự gắn
bó tha thiết với thiên nhiên, Mạnh Hạo Nhiên mới có thể tạo dựng một bức
tranh thần tình đến thế của buổi sáng mùa xuân thanh cao, trong sáng.
Hay như với hình ảnh một dòng sông đêm trăng, Lý Bạch đã đưa người
đọc đến một thế giới thanh bạch, tĩnh mịch mà vô cùng thơ mộng:
“Sông giang triều thủy liên hải bình
Hải thượng minh nguyệt cộng triều sinh

Diễm diễm tùy ba thiên vạn lý
Hà xứ xuân giang vô nguyệt minh”
(Sông xuân triều dậy mặt biển bằng
Trên biển trăng cùng chiều nước dâng
Dờn dợn vời theo muôn dặm sóng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
Sông xuân đâu chẳng sáng ngời trăng)
(Xuân giang nguyệt dạ)
Lòng yêu quê hương đất nước của các nhà thơ đời Đường không đơn
thuần chỉ là những mĩ từ ngợi ca cảnh sắc quê hương. Lòng yêu nước đó bộc
lộ trong những vần thơ đầy khí khái và hoài bão lớn lao của họ. Một Lý Bạch
tâm hồn bay bổng phóng khoáng là vậy, nhưng luôn ấp ủ những khát vọng
lớn của chí nam nhi:
“Bên lưng đeo bảo kiếm
Chí quyết chém Lâu Lan”
(Tái hạ cúc)
“Qua sông thề với nước
Chí muốn yên cõi bờ
Tuốt kiếm chặt ngang cột
Hát buồn dạ ngẩn ngơ”
Lý Bạch có khát khao được xông pha chiến trường, giúp vua dẹp giặc,
nhưng lý tưởng đó cả đời ông không thực hiện được. Đó là nỗi ám ảnh day
dứt khuôn nguôi của cuộc đời nhà thơ tài hoa, lãng mạn.
Còn nhà thơ Đỗ Phủ, một học trò trung thành của đạo Nho đã bộc lộ tư
tưởng của mình rất mạnh mẽ:
“Trí quân Nghiêu, Thuấn thượng
Tái sử phong tục thuần “

(Giúp vua vượt Nghiêu Thuấn
Lại làm cho phong tục thuần hóa)
(Phụng tặng Vi Tả thừa trượng nhị thập nhị vân)
Với tư tưởng lớn lao như thế mà Đỗ Phủ đã lo lắng cho vận nước. Ông
luôn lấy phép nước làm trọng, phụng sự non sông hết lòng. Dù được phép về
thăm nhà, ông vẫn trần trừ nán lại vì lo không có ai cán gián vua:
“Tạ từ lạy trước sân rồng

×