Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Cách ứng xử của mỗi chúng ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.05 KB, 22 trang )

Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm
cả hai khía cạnh: khía canh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các
khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v Cả hai khía cạnh cần thiết
để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và
đánh giá khác nhau. Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và
Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các
công trình nổi tiếng thế giới
[5]
. Văn hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu
như dân tộc học, nhân loại học (theo cách gọi của Mỹ hoặc dân tộc học hiện đại theo cách
gọi của châu Âu)
[6]
, dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội học, và trong mỗi
lĩnh vực nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau. Các định nghĩa về văn hóa
nhiều và cách tiếp cận khác nhau đến nỗi ngay cả cách phân loại các định nghĩa về văn hóa
cũng có nhiều. Một trong những cách đó phân loại các định nghĩa về văn hóa thành những
dạng chủ yếu sau đây
[7]
:
• Về mặt thuật ngữ khoa học: Văn hóa được bắt nguồn từ chữ Latinh "Cultus" mà
nghĩa gốc là gieo trồng, được dùng theo nghĩa Cultus Agri là "gieo trồng ruộng
đất" và Cultus Animi là "gieo trồng tinh thần" tức là "sự giáo dục bồi dưỡng tâm
hồn con người". Theo nhà triết học Anh Thomas Hobbes (1588-1679): "Lao động
giành cho đất gọi là sự gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em gọi là gieo trồng tinh thần".
• Các định nghĩa miêu tả: định nghĩa văn hóa theo những gì mà văn hóa bao hàm,
chẳng hạn nhà nhân loại học người Anh Edward Burnett Tylor (1832 - 1917) đã
định nghĩa văn hóa như sau: văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân
tộc học là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật
pháp, phong tục, và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận
được với tư cách là một thành viên của xã hội


[8]
.
• Các định nghĩa lịch sử: nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội, truyền thống dựa
trên quan điểm về tính ổn định của văn hóa. Một trong những định nghĩa đó là của
Edward Sapir (1884 - 1939), nhà nhân loại học, ngôn ngữ học người Mỹ: văn hóa
chính là bản thân con người, cho dù là những người hoang dã nhất sống trong một
xã hội tiêu biểu cho một hệ thống phức hợp của tập quán, cách ứng xử và quan
điểm được bảo tồn theo truyền thống
[9]
.
• Các định nghĩa chuẩn mực: nhấn mạnh đến các quan niệm về giá trị, chẳng hạn
William Isaac Thomas (1863 - 1947), nhà xã hội học người Mỹ coi văn hóa là các
giá trị vật chất và xã hội của bất kỳ nhóm người nào (các thiết chế, tập tục, phản
ứng cư xử, )
[10]
.
• Các định nghĩa tâm lý học: nhấn mạnh vào quá trình thích nghi với môi trường, quá
trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng xử của con người. Một trong những
cách định nghĩa như vậy của William Graham Sumner (1840 - 1910), viện sỹ Mỹ,
giáo sư Đại học Yale và Albert Galloway Keller, học trò và cộng sự của ông là:
Tổng thể những thích nghi của con người với các điều kiện sinh sống của họ chính
là văn hóa, hay văn minh Những sự thích nghi này được bảo đảm bằng con đường
kết hợp những thủ thuật như biến đổi, chọn lọc và truyền đạt bằng kế thừa.
[11]
• Các định nghĩa cấu trúc: chú trọng khía cạnh tổ chức cấu trúc của văn hóa, ví dụ
Ralph Linton (1893 - 1953), nhà nhân loại học người Mỹ định nghĩa: a.Văn hóa suy
cho cùng là các phản ứng lặp lại ít nhiều có tổ chức của các thành viên xã hội; b.
Văn hóa là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà các thành tố của nó được các thành viên
của xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa.
[12]

1
• Các định nghĩa nguồn gốc: định nghĩa văn hóa từ góc độ nguồn gốc của nó, ví dụ
định nghĩa của Pitirim Alexandrovich Sorokin (1889 - 1968), nhà xã hội học người
Mỹ gốc Nga, người sáng lập khoa Xã hội học của Đại học Harvard: Với nghĩa rộng
nhất, văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến bởi hoạt động
có ý thức hay vô thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác động
đến lối ứng xử của nhau.
[13]
• Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nên được
đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức
và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng,
ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá
trị, truyền thống và đức tin.
[14]
Tóm lại, Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong
quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên
con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá
trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con
người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành
động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
Tiểu văn hóa
Tiểu văn hóa là văn hóa của các cộng đồng xã hội mà có những sắc thái khác với nền văn
hóa chung của toàn xã hội. Người ta thường hay nhắc đến tiểu văn hóa của thanh niên, của
một dân tộc ít người nào đó hay tiểu văn hóa của một cộng đồng người dân sinh sống lâu
đời ở một nước, v.v Thực chất, tiểu văn hóa vẫn là một bộ phận của nền văn hóa chung;
nó chỉ có những nét khác biệt khá rõ so với nền văn hóa chung, song không đối lập với nền
văn hóa chung đó.
Phản văn hóa
Trong khi tiểu văn hóa vẫn hướng tới bảo vệ những giá trị của nền văn hóa chung, thì

phản văn hóa công khai bác bỏ những chuẩn mực, giá trị của nền văn hóa chung. Phản văn
hóa có thể được xem như tập hợp các chuẩn mực, giá trị của một nhóm người trong xã hội
mà đối lập, xung đột với các chuẩn mực, giá trị chung của toàn xã hội. Như vậy, so với tiểu
văn hóa thì sự khác biệt giữa phản văn hóa và văn hóa chung là lớn hơn nhiều. Phản văn
hóa là điều thường thấy trong mọi xã hội.
Văn hóa nhóm
Văn hóa nhóm là hệ thống các giá trị, các quan niệm, tập tục được hình thành trong nhóm.
Văn hóa nhóm được hình thành từ khi các mối quan hệ trong nhóm được thiết lập và cùng
với thời gian các quy chế được hình thành, các thông tin được trao đổi và các thành viên
cùng trải qua các sự kiện. Tất cả các nhóm nhỏ đều có văn hóa của mình, nhưng đồng thời
cũng là một phần của nền văn hóa toàn xã hội. Như vậy, văn hóa nhóm cho thấy trong nền
văn hóa chung còn có thể có những nét riêng biệt của các tập đoàn, các tổ chức xã hội khác
nhau. Cũng có những ý kiến cho rằng, văn hóa nhóm dùng để chỉ nền văn hóa riêng nhỏ
hơn tiểu văn hóa.
2
Văn minh: Ở một khía cạnh nào đó, cũng cần phân biệt văn hóa với văn minh. Đây là
một vấn đề khá phức tạp và đã từng tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau về sự phân biệt
này. Một số nhà xã hội học thì cho rằng, sự gần nhau hay khác nhau giữa văn hóa và văn
minh là nằm ở nội dung mà đưa ra hai khái niệm văn hóa và văn minh.
Văn hóa được coi là biểu hiện tinh thần sâu xa của cộng đồng, còn văn minh thì bắt nguồn
từ khoa học và thể hiện trước hết ở sự tiến bộ của kỹ thuật, của máy móc, sản xuất. Hoặc có
quan điểm khác cho rằng, thực chất, thuật ngữ văn minh là để chỉ toàn bộ những nền văn
hóa riêng biệt có nguồn gốc chung hay quan hệ chung, như văn minh phương Tây bao gồm
văn hóa Pháp, Anh, Đức,
Một cách nhìn nhận khác, thì coi văn hóa là những khía cạnh trừu tượng hóa của một xã hội
riêng biệt. Còn văn minh được chia thành những bậc cao thấp khác nhau. Văn minh bậc cao
được coi là một tổng thể văn hóa bao gồm những nét đặc trưng văn hóa quan trọng nhất
thấy được trong nhiều xã hội riêng biệt; văn minh phương Tây trong đó có nhiều xã hội có
chung một hình thức đặc thù về khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật, Văn minh bậc thấp được
cấu thành bởi một dân tộc thuần nhất đặc trưng cho những xã hội giai cấp xuất hiện sớm

nhất trong lịch sử (văn minh Ai Cập, Trung Hoa, ).
Cơ cấu của văn hóa
Biểu tượng là bất cứ cái gì mang một ý nghĩa cụ thể được các thành viên của một cộng
đồng người nhận biết
[15]
. Âm thanh, đồ vật, hình ảnh, hành động của con người và cả
những ký tự của trang viết này đều là biểu tượng văn hóa. Biểu tượng văn hóa thay đổi
theo thời gian và cũng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau trong những nền văn hóa khác
nhau. Gật đầu ở Việt nam đều được hiểu là đồng ý nhưng ở Bulgaria nó lại có nghĩa là
không. Ý nghĩa tượng trưng là nền tảng của mọi nền văn hóa, nó tạo cơ sở thực tế cho
những cá nhân trải nghiệm trong các tình huống xã hội và làm cuộc sống trở nên có ý
nghĩa. Tuy vậy trong cuộc sống hàng ngày, các thành viên thường không nhận thức được
đầy đủ tầm quan trọng của biểu tượng do chúng đã trở nên quá quen thuộc. Khi thâm nhập
vào một nền văn hóa khác, với những biểu tượng văn hóa khác người ta có thể thấy sức
mạnh của biểu tượng văn hóa. Nếu sự khác biệt đủ lớn, người thâm nhập có thể bị một cú
sốc văn hóa. Trong mọi nền văn hóa, con người đều sắp xếp biểu tượng thành ngôn ngữ,
đó là hệ thống các ký hiệu có ý nghĩa chuẩn giúp cho các thành viên trong xã hội có thể
truyền đạt được với nhau
[16]
. Ngôn ngữ có ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, mọi nền văn hóa
đều có ngôn ngữ nói nhưng không phải tất cả đều có ngôn ngữ viết. Ở những nền văn hóa
có cả hai loại ngôn ngữ thì ngôn ngữ nói cũng khác với ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ là phương
tiện quan trọng nhất để chuyển giao văn hóa, làm cho văn hóa có thể được truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác. Ngôn ngữ cũng là nền tảng cho trí tưởng tượng của con người do nó
được liên kết bởi các ký hiệu một cách gần như vô hạn. Điều đó giúp cho con người có khả
năng thay thế được những nhận thức thông thường về thế giới tạo tiền đề cho sự sáng tạo.
Ngôn ngữ quan trọng đến mức Edward Sapir và học trò của ông là Benjamin Whorf đã đưa
ra giả thuyết (gọi là Giả thuyết Sapir-Whorf) rằng con người có thể khái niệm hóa thế giới
chỉ thông qua ngôn ngữ nên ngôn ngữ đi trước suy nghĩ
[17]

. Ngôn ngữ ảnh hưởng đến
những cảm nhận, suy nghĩ của con người về thế giới đồng thời truyền đạt cho cá nhân
những chuẩn tắc, giá trị, sự chấp nhận quan trọng nhất của một nền văn hóa. Chính vì thế,
việc du nhập một ngôn ngữ mới vào một xã hội trở thành vấn đề nhạy cảm tại nhiều nơi
trên thế giới và là tiêu điểm của các cuộc tranh luận về vấn đề xã hội. Trong quá trình phát
triển của xã hội, ngôn ngữ cũng biến đổi: nhiều từ ngữ mất đi, nhiều từ ngữ mới xuất hiện
3
(ví dụ máy tính điện tử ra đời làm xuất hiện những từ ngữ như bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên,
byte ).
Chân lý đó chính là tính chính xác, rõ ràng của tư duy. Có người thì cho rằng, chân lý đó là
những nguyên lý được nhiều người tán thành thừa nhận. Hay theo quan điểm thực dụng gắn
ý nghĩa của chân lý với tính lợi ích thực tế của nó. Hiểu đúng và sâu hơn, thì chân lý là sự
phản ánh đúng đắn thế giới khách quan trong ý thức con người. Chân lý là tri thức phù hợp
với hiện thực khách quan và được thực tế kiểm nghiệm. Ở khía cạnh xã hội học, chân lý là
những quan niệm về cái thật và cái đúng. Chính vì lẽ đó mà xã hội, mỗi nền văn hóa có
những cái thật, cái đúng khác nhau. Điều này có nghĩa có những cái mà nền văn hóa này
coi là chân lý, thì có thể ở nền văn hóa khác lại bị phủ nhận.
Một cá nhân không thể xây dựng được chân lý. Chân lý chỉ có thể được hình thành thông
qua nhóm người. Cá nhân qua tiếp xúc, tương tác với nhóm nhỏ, nhóm lớn hình thành nên
những ý kiến cho là đúng, là thật ngày càng có tính khách quan hơn, càng gần hiện thực
hơn. Như vậy văn hóa là toàn bộ các chân lý. Chân lý luôn là cụ thể vì cái khách quan hiện
thực là nguồn gốc của nó. Những sự vật, những quá trình cụ thể của xã hội, con người luôn
tồn tại không tách rời những điều kiện khách quan lịch sử cụ thể. Những điều kiện khách
quan thay đổi thì chân lý khách quan thay đổi.
Mỗi một dân tộc đều có những hoàn cảnh lịch sử khác nhau và vì vậy trong nền văn hóa
của họ có các bộ phận chân lý khác nhau. Ngay với một dân tộc ở các thời điểm lịch sử
khác nhau thì cũng có các chân lý khác nhau.
Giá trị (Value) với tư cách là sản phẩm của văn hóa và thuật ngữ giá trị có thể quy vào
những mối quan tâm, thích thú, những ưa thích, những sở thích, những bổn phẩn, những
trách nhiệm, những ước muốn, những nhu cầu, những ác cảm, những lôi cuốn và nhiều

hình thái khác nữa của định hướng lựa chọn. Khó có một xác định nào mô tả đầy đủ phạm
vi và tính đa dạng của những hiện tượng giá trị được thừa nhận. Khoa học xã hội coi giá trị
như những quan niệm về cái đáng mong muốn ảnh hưởng tới hành vi lựa chọn. Trong cách
nhìn rộng rãi hơn thì bất cứ cái gì tốt, xấu đều là giá trị hay giá trị là điều quan tâm của chủ
thể. Giá trị là cái mà ta cho là đáng có, mà ta thích, ta cho là quan trọng để hướng dẫn cho
hành động của ta.
Giá trị là những gì mà qua đó thành viên của một nền văn hóa xác định điều gì là đáng
mong muốn và không đáng mong muốn, tốt hay không tốt, đẹp hay xấu
[18]
Trong một xã
hội, các thành viên đều xây dựng quan điểm riêng về bản thân mình và về thế giới dựa trên
những giá trị văn hóa. Trong quá trình trưởng thành, con người học hỏi từ gia đình, nhà
trường, tôn giáo, giao tiếp xã hội và thông qua đó xác định nên suy nghĩ và hành động như
thế nào theo những giá trị của nền văn hóa. Giá trị là sự đánh giá trên quan điểm văn hóa
nên khác nhau ở từng cá nhân nhưng trong một nền văn hóa, thậm chí có những giá trị mà
đại đa số các thành viên trong nhiều nền văn hóa đều thừa nhận và có xu hướng trường tồn
như tự do, bình đẳng, bác ái, hạnh phúc Giá trị cũng luôn luôn thay đổi và ngoài xung đột
về giá trị giữa các cá nhân hoặc các nhóm trong xã hội, trong chính bản thân từng cá nhân
cũng có xung đột về giá trị chẳng hạn như giữa thành công của cá nhân mình với tinh thần
cộng đồng.
Mục tiêu là một trong những yếu tố cơ bản của hành vi và sự hành động có ý thức của con
người. Mục tiêu được coi như sự dự đoán trước kết quả của hành động. Đó là cái đích thực
4
tế cần phải hoàn thành. Con người tổ chức mọi hành động của mình xoay quanh những cái
đích thực tế đó. Mục tiêu có khả năng hợp tác những hành động khác nhau của con người
vào trong một hệ thống, kích thích đến sự xây dựng phương án cho các hành động. Thực
tế, tồn tại mục tiêu cá nhân và mục tiêu chung (cộng đồng, xã hội). Mục tiêu chung sinh ra
bằng hai con đường: qua sự đồng ý lẫn nhau của các mục tiêu cá nhân trong nhóm, qua sự
trùng nhau của một vài mục tiêu cá nhân của các thành viên trong nhóm. Mục tiêu là một
bộ phận của văn hóa và phản ánh văn hóa của một dân tộc.

Mục tiêu chịu ảnh hưởng mạnh của giá trị. Giá trị thế nào thì dễ sinh ra mục tiêu như thế,
không có giá trị thì cũng không có mục tiêu, giá trị gắn bó với mục tiêu. Tuy nhiên mục
tiêu là khác với giá trị. Trong khi giá trị cũng nhằm vào một cái gì đó nhưng nặng về mục
đích tư tưởng, có hướng dẫn thì mục tiêu lại nhằm vào cái gì đó nhưng phải là cái cụ thể mà
con người tổ chức hành động.
Chuẩn mực là tổng số những mong đợi, những yêu cầu, những quy tắc của xã hội được ghi
nhận bằng lời, bằng ký hiệu hay bằng các biểu trưng, mà qua đó xã hội định hướng hành vi
của các thành viên
[19]
. Trên góc độ xã hội học, những chuẩn mực văn hóa quan trọng được
gọi là chuẩn mực đạo đức và những chuẩn mực văn hóa ít quan trọng hơn được gọi là tập
tục truyền thống. Do tầm quan trọng của nó nên các chuẩn mực đạo đức thường được luật
pháp hỗ trợ để định hướng hành vi của các cá nhân (ví dụ: hành vi ăn cắp là vi phạm chuẩn
mực đạo đức, ngoài việc bị xã hội phản ứng một cách mạnh mẽ, luật pháp còn quy định
những hình phạt có tính chất cưỡng chế). Những tập tục truyền thống như quy tắc giao tiếp,
ứng xử trong đám đông thường thay đổi trong từng tình huống (ví dụ: người ta có thể
huýt gió trong buổi biểu diễn nhạc rock nhưng không làm thế khi nghe nhạc thính phòng)
và thành viên vi phạm tiêu chuẩn bị xã hội phản ứng ít mạnh mẽ hơn (ví dụ: nếu một người
mặc quần áo ngủ vào siêu thị mua hàng thì những người xung quanh sẽ dị nghị nhưng gần
như chắc chắn không có ai phản đối trực tiếp). Chuẩn mực văn hóa khiến cho các cá nhân
có tính tuân thủ và phản ứng tích cực (phần thưởng) hay tiêu cực (hình phạt) của xã hội
thúc đẩy tính tuân thủ ấy. Phản ứng tiêu cực của xã hội trước những vi phạm chuẩn mực
văn hóa chính là cơ sở của hệ thống kiểm soát văn hóa hay kiểm soát xã hội mà qua đó
bằng những biện pháp khác nhau, các thành viên của xã hội tán đồng sự tuân thủ những
chuẩn mực văn hóa. Ngoài phản ứng của xã hội, phản ứng của chính bản thân cũng góp
phần làm cho những chuẩn mực văn hóa được tuân thủ. Quá trình này chính là tiếp thu các
chuẩn mực văn hóa, hay nói một cách khác, hòa nhập chuẩn mực văn hóa vào nhân cách
của bản thân.
Các loại hình văn hóa
Văn hóa tinh thần

Văn hóa tinh thần hay còn gọi là văn hóa phi vật chất là những ý niệm, tín ngưỡng, phong
tục, tập quán, giá trị, chuẩn mực, tạo nên một hệ thống. Hệ thống đó bị chi phối bởi trình
độ của các giá trị, đôi khi có thể phân biệt một giá trị bản chất. Chính giá trị này mang lại
cho văn hóa sự thống nhất và khả năng tiến hóa nội tại của nó.
Văn hóa vật chất
Ngoài các yếu tố phi vật chất như giá trị, tiêu chuẩn, nền văn hóa còn bao gồm tất cả
những sáng tạo hữu hình của con người mà trong xã hội học gọi chung là đồ tạo tác
[20]
.
5
Những con đường, tòa cao ốc, đền đài, phương tiện giao thông, máy móc thiết bị đều là
đồ tạo tác. Văn hóa vật chất và phi vật chất liên quan chặt chẽ với nhau. Khảo sát một nền
văn hóa có thể thấy văn hóa vật chất phản ánh những giá trị văn hóa mà nền văn hóa đó coi
là quan trọng. Ở các nước Hồi giáo, công trình kiến trúc đẹp nhất và hoành tráng nhất
thường là thánh đường trong khi ở Mỹ, nó lại là trung tâm thương mại. Văn hóa vật chất
còn phản ánh công nghệ hiểu theo khái niệm xã hội học là sự áp dụng kiến thức văn hóa
vào sinh hoạt trong môi trường tự nhiên. Tháp Eiffel phản ánh công nghệ cao hơn tháp
truyền hình Hà Nội. Ngược lại, văn hóa vật chất cũng làm thay đổi những thành phần văn
hóa phi vật chất. Việc phát minh ra các biện pháp tránh thai đã góp phần làm hình thành
nên tiêu chuẩn quan hệ tình dục không phải để sinh đẻ.
Khi nghiên cứu nền văn hóa, người ta thường chia thành ba phạm vi khác nhau
1. Phạm vi tinh thần;
2. Phạm vi kỹ thuật;
3. Phạm vi của các tác phẩm - phạm vi này có một vị trí đặc biệt dành cho nghệ thuật
và các tác phẩm nghệ thuật, nhất là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là biểu tượng của nền văn
hóa, nó có mối liên hệ mật thiết với văn hóa. Đối với con người, biết một thứ ngôn
ngữ không chỉ đơn giản là có thêm được một công cụ giao tiếp cần thiết trong đời
sống hàng ngày, mà còn là một bước để bước vào một nền văn hóa và bắt đầu hiểu
biết nền văn hóa đó.
Chức năng của văn hóa

1. Thứ nhất, tạo cho mỗi người một lối sống, một nhân cách;
2. Thứ hai, duy trì các hệ thống xã hội;
3. Thứ ba, tạo nên những bản sắc khác nhau của các xã hội.
Văn hóa lý tưởng và văn hóa thực tế
Giá trị và tiêu chuẩn là những gì nên làm, trên thực tế ở những mẫu xã hội, hành vi của các
thành viên không hoàn toàn nhất quán với những giá trị, tiêu chuẩn ấy. Những mẫu xã hội
nhất quán với giá trị, tiêu chuẩn được gọi là văn hóa lý tưởng còn những mẫu xã hội trên
thực tế gọi là văn hóa thực tế. Sự khác biệt giữa văn hóa lý tưởng và văn hóa thực tế tồn tại
ở mọi nền văn hóa. Đại đa số người Việt Nam ở đô thị thừa nhận tầm quan trọng của bảo
vệ môi trường nhưng một tỷ lệ đáng kể vẫn sẵn sàng vứt rác ra đường phố. Mặt khác, tiêu
chuẩn, giá trị thay đổi theo thời gian và có sự khác nhau giữa các nhóm khác nhau trong xã
hội nên những mẫu văn hóa trên thực tế cũng khác với văn hóa lý tưởng.
Tính đa dạng văn hóa và văn hóa chung
trong một nền văn hóa, sự khác biệt về độ tuổi, điều kiện sống, giai cấp xã hội, đã làm
hình thành nên những mẫu văn hóa khác với văn hóa thống trị, hay còn gọi là tiểu văn hóa.
Người nông thôn có thể cho người thành phố là "giả dối" trong khi họ lại bị người thành
phố coi là "người nhà quê". Những thanh niên mê nhạc Hip Hop cũng có lối sống và quan
niệm khác hẳn những giáo sư đứng tuổi. Trong hầu hết những xã hội hiện đại, đều tồn tại
những tiểu văn hóa cấu thành dựa trên sắc tộc. Xã hội Việt nam được cấu thành bởi các tiểu
văn hóa của trên 50 sắc tộc. Tính đa dạng về văn hóa đôi khi gây ra sự mâu thuẫn. Canada
là một xã hội có hai nhóm văn hóa chính, nhóm văn hóa tổ tiên người Anh và nhóm văn
6
hóa tổ tiên người Pháp trong đó đa số nói tiếng Anh, thiểu số còn lại nói tiếng Pháp hoặc
nói cả hai thứ tiếng. Thiểu số nói tiếng Pháp có một số bất lợi trong một xã hội mà văn hóa
của những người nói tiếng Anh thống trị. Mặc dù chính phủ Canada chính thức công nhận
hai ngôn ngữ quốc gia, nhưng mâu thuẫn giữa những người nói tiếng Anh và nói tiếng
Pháp vẫn tiếp tục mà biểu hiện rõ nét là các cuộc trưng cầu dân ý về việc tách Quebec (nói
tiếng Pháp) ra khỏi Canada.
Trong trường hợp một mẫu văn hóa có sự khác biệt với văn hóa thống trị ở một mức độ
đáng kể thì trong xã hội học người ta gọi là văn hóa nghịch dòng hay phản văn hóa

[21]
. Khi
văn hóa nghịch dòng xuất hiện thì sẽ xuất hiện vấn đề xem xét lại tiêu chuẩn, đạo đức của
văn hóa thống trị và do vậy xã hội có các biện pháp kiểm soát văn hóa từ đưa tin một cách
tiêu cực trên các phương tiện truyền thông đến can thiệp bằng luật pháp. Nhiều trào trào lưu
văn hóa nghịch dòng được xuất phát từ giới trẻ như phong trào hippie ở Mỹ những năm
1960 hoặc làn sóng đầu trọc hiện nay.
Mặc dù đa dạng nhưng những nền văn hóa có những cung cách thực hành và niềm tin phổ
biến nào đó được gọi là những văn hóa chung
[22]
hay tính phổ biến văn hóa. Nhà nhân loại
học nổi tiếng người Mỹ George Murdock (1897 - 1985) đã liệt kê một danh sách những cái
thuộc văn hóa chung như các bộ môn thể thao; nấu ăn; y khoa; lễ tang, những hạn chế và
ràng buộc về tình dục,
Văn hóa và ý thức hệ chủ đạo
Văn hóa và xã hội hòa hợp với nhau và muốn duy trì sự ổn định phải có những giá trị trung
tâm và những tiêu chuẩn chung đủ mạnh. Trên một góc độ khác, có thể những giá trị và tiêu
chuẩn trung tâm ấy được dùng để duy trì đặc quyền, đặc lợi của một nhóm người trong xã
hội. Ý thức hệ chủ đạo là một tập hợp các niềm tin và thực tiễn văn hóa giúp duy trì các lợi
ích hùng mạnh về kinh tế, xã hội và chính trị.
[23]
. Khái niệm này được những nhà Marxist
George Lukacs (người Hungary) và Antonio Gramsci (người Ý) đưa ra lần đầu tiên vào
thập niên 1920. Quan điểm này trở nên phổ biến trong xã hội học vào thập niên 1950, tuy
nhiên đến đầu thập niên 1970 mới giành được chỗ đứng ở Mỹ. Theo quan điểm của Karl
Marx xã hội tư bản có một ý thức hệ thống trị nhằm phục vụ cho lợi ích của các tầng lớp
thống trị
[24]
. Các nhóm và các định chế có quyền lực nhất trong xã hội không chỉ nắm được
của cải và tài sản mà còn kiểm soát được ý nghĩa của việc tạo ra các niềm tin về thực tại

thông qua tôn giáo, giáo dục và các phương tiện truyền thông đại chúng.
Sự thay đổi văn hóa
Văn hóa liên tục thay đổi và quá trình này diễn ra rất nhanh chóng do các nguyên nhân chủ
yếu sau:
• Phát minh: là quá trình tạo ra các yếu tố văn hóa mới, việc phát minh ra bóng đèn
điện, máy nghe nhạc, điện thoại, máy bay, máy tính điện tử.v.v có tác động rất lớn
đến văn hóa và làm thay đổi cuộc sống của con người. Quá trình phát minh diễn ra
liên tục ở các nền văn hóa và làm thay đổi văn hóa.
• Khám phá: là quá trình nhận ra và hiểu biết về một cái gì đó đang tồn tại như một
hành tinh hay một loài thực vật Khám phá có thể rất tình cờ như việc tìm ra lửa
nhưng nó thường là kết quả của việc nghiên cứu khoa học.
7
• Phổ biến: cả văn hóa vật chất và phi vật chất đều được phổ biến (hay cách gọi khác
là khuyếch tán) từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác. Một phát minh nhanh
chóng được cả thế giới ứng dụng, nhạc jazz của người da đen cũng lan tỏa sang
những nền văn hóa khác, phong trào hippie từ Mỹ nhanh chóng lan truyền sang
châu Âu, Canada, Úc, những cửa hàng McDonald có ở khắp nơi trên thế giới, hay
những nhà truyền giáo đã đi đến tận hang cùng ngõ hẻm ở khắp nơi đưa đức tin của
họ đến đó Sự phổ biến văn hóa được hỗ trợ bởi kỹ thuật đã dẫn đến xu hướng toàn
cầu hóa của văn hóa. Nhiều xã hội đang tìm cách bảo vệ mình tránh khỏi sự "xâm
lăng" của quá nhiều văn hóa từ những xã hội khác và đề cao bản sắc văn hóa.
Tuy vậy, các yếu tố văn hóa không phải đều thay đổi ở cùng một mức độ, mặc dù văn hóa
vật chất và phi vật chất tác động qua lại với nhau nhưng yếu tố văn hóa vật chất thường
thay đổi nhanh hơn. Sự không đồng đều trong thay đổi đó gọi là độ trễ văn hóa. Công nghệ
khiến cho người phụ nữ này có thể sinh con nhờ trứng của một phụ nữ khác thụ tinh trong
ống nghiệm rõ ràng đặt ra vấn đề phải hiểu thế nào là tình mẫu tử, tình phụ tử nhưng công
nghệ đó thay đổi nhanh hơn những giá trị như tình mẫu tử, tình phụ tử.
Chủ nghĩa vị chủng văn hóa và thuyết tương đối văn hóa
Trong một nền văn hóa tồn tại nhiều tiểu văn hóa và trên trái đất của chúng ta lại có rất
nhiều nền văn hóa. Văn hóa không chỉ là cơ sở đối với nhận thức của con người về thế giới

mà còn đối với vấn đề đánh giá đúng, sai; tốt, xấu Do vậy một vấn đề đương nhiên phải
đặt ra là cá nhân đánh giá và phản ứng trước những mẫu văn hóa khác biệt thậm chí rất
khác biệt với mẫu văn hóa của mình như thế nào. Các nhà xã hội học phân biệt hai cách
ứng xử đối với những mẫu văn hóa khác:
• Chủ nghĩa vị chủng (hay còn gọi là chủ nghĩa duy chủng tộc, chủ nghĩa duy dân tộc,
tiếng Anh: ethno-centrism): là thông lệ đánh giá văn hóa khác bằng tiêu chuẩn văn
hóa của chính mình
[25]
. Khuynh hướng vị chủng là do một cá nhân đã gắn bó mật
thiết với các yếu tố văn hóa của mình. Tuy nhiên điều này tạo ra sự đánh giá bất
công hoặc sai lệch một mẫu văn hóa khác bởi lẽ những gì được đánh giá có ý nghĩa
khác nhau trong những nền văn hóa khác nhau. Chủ nghĩa vị chủng cũng có hai
chiều, nếu một cá nhân đánh giá một nền văn hóa, một mẫu văn hóa khác theo cách
tiêu cực thì ngược lại, cá nhân đó cũng có thể bị đánh giá như thế. Các nhà xã hội
học, nhân chủng học thường có quan điểm phản đối thuyết vị chủng vì đó là cách
phản ứng tiêu cực và bất công, sai lệch đối với những nền văn hóa, mẫu văn hóa
khác nhau.
• Thuyết tương đối văn hóa (tiếng Anh: cultural relativism): là thông lệ đánh giá văn
hóa khác bằng tiêu chuẩn của chính mình hay một cách nói khác là đánh giá văn
hóa khác trong cảnh quan văn hóa của chính nó. Đánh giá theo cách này có thể hạn
chế hoặc loại trừ được những bất công, sai lệch cũng như phản ứng tiêu cực trước
văn hóa khác biệt nhưng lại là thái độ khó đạt được. Muốn đánh giá văn hóa khác
bằng tiêu chuẩn của chính bản thân mình, cá nhân phải hiểu được giá trị, tiêu chuẩn
của văn hóa khác cũng như không bị lệ thuộc bởi những giá trị, tiêu chuẩn của nền
văn hóa của chính mình. Thuyết này cũng nhấn mạnh rằng các bối cảnh xã hội khác
nhau làm nảy sinh các giá trị và tiêu chuẩn khác nhau. Tuy vậy, điều này không có
nghĩa là chúng ta chấp nhận một cách không điều kiện các mẫu văn hóa khác mà
đánh giá một cách không định kiến hoặc thiên vị trong bối cảnh văn hóa của chúng.
8
Thuyết tương đối văn hóa đang được hỗ trợ bởi sự phát triển của công nghệ, truyền

thông khiến cho sự phổ biến văn hóa nhanh chóng hơn cũng như nhu cầu tìm hiểu
văn hóa khác tăng lên. Một trường hợp của thuyết tương đối văn hóa là chủ nghĩa
duy ngoại (xeno-centrism), đó là sự tin rằng những gì (sản phẩm, kiểu cách, ý
tưởng ) thuộc về nền văn hóa của bản thân mình đều ở dưới tầm so với những thứ
tương tự nhưng ở nền văn hóa mà nó phát tích
[26]
. Ví dụ: người Mỹ tin rằng đồ điện
tử của họ không tốt bằng của Nhật bản, người Việt nam tin rằng dầu gội đầu sản
xuất tại Việt nam không tốt bằng của châu Âu mặc dù cũng do chính hãng đó sản
xuất
Mô hình lý thuyết nghiên cứu văn hóa
Có hai mô hình xã hội học chính được sử dụng để nghiên cứu văn hóa:
• Mô hình cấu trúc chức năng: dựa trên quan điểm coi văn hóa như một hệ thống hợp
nhất cao và tương đối ổn định qua thời gian. Trong hệ thống này, mỗi yếu tố hay
đặc điểm văn hóa được hiểu theo nghĩa sự đóng góp chức năng đối với hoạt động và
duy trì văn hóa nói chung. Nhìn chung, mô hình này chú trọng tính ổn định của văn
hóa và coi các giá trị là nền tảng của hệ thống văn hóa. Trong một chừng mực nào
đó, thuyết cấu trúc chức năng dẫn đến chủ nghĩa duy tâm triết học, coi các quan
điểm về giá trị là cơ sở thực tại của con người. Mô hình này cho rằng hệ thống văn
hóa phải được sắp xếp để có thể đáp ứng nhu cầu của con người và vì thế nên phải
có nhiều điểm chung dẫn đến tính phổ biến văn hóa. Đồng thời có nhiều cách đáp
ứng các nhu cầu của con người nên các nền văn hóa trên thế giới trở nên đa dạng.
Hạn chế của mô hình cấu trúc chức năng là khuynh hướng đề cao các mẫu văn hóa
thống trị của một xã hội mà ít chú ý đến tính đa dạng văn hóa trong đó, đặc biệt là
trong trường hợp khác biệt văn hóa xuất phát từ sự bất công xã hội.
• Mô hình mâu thuẫn xã hội: mô hình này xem xét văn hóa không chỉ là một hệ thống
hợp nhất cao mà còn tính đến các mâu thuẫn xã hội do sự bất bình đẳng giữa các
nhóm trong xã hội tạo ra. Mô hình này không coi một số giá trị văn hóa như là
đương nhiên phải chấp nhận mà có phê phán tại sao những giá trị ấy đang tồn tại.
Các nhà xã hội học áp dụng mô hình này, nhất là những ai chịu ảnh hưởng của

Karl Marx, lập luận rằng giá trị bản thân chúng do các yếu tố văn hóa khác định
hình - nhất là hệ thống sản xuất của một nền văn hóa. Theo nghĩa này, mô hình
mâu thuẫn xã hội liên quan đến học thuyết chủ nghĩa duy vật triết học.
[27]
. Mô hình
duy vật này tương phản với thuyết duy tâm của mô hình cấu trúc chức năng. Mô
hình mâu thuẫn xã hội có ưu điểm là cho thấy một hệ thống văn hóa không đề cập
đến nhu cầu của các thành viên một cách bình đẳng với nhau và cho thấy các yếu
tố văn hóa dùng để duy trì sự thống trị của nhóm người này đối với nhóm người
khác. Một hậu quả của sự bất bình đẳng này là hệ thống văn hóa tạo ra tác động
thúc đẩy sự thay đổi. Hạn chế của mô hình mâu thuẫn xã hội là nhấn mạnh đến sự
chia rẽ văn hóa, ít chú ý đến các biện pháp trong đó mô hình văn hóa hợp nhất mọi
thành viên trong xã hội. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc áp dụng cả hai
mô hình mâu thuẫn xã hội và cấu trúc chức năng để hiểu biết văn hóa đầy đủ hơn
[28]
.
9
Ngoài ra còn có hai mô hình lý thuyết khác được sử dụng để phân tích văn hóa trong đó
nhấn mạnh văn hóa được hình thành trong thế giới tự nhiên vì thế được gọi là phân tích
văn hóa theo chủ nghĩa tự nhiên:
• Mô hình sinh thái học văn hóa: mô hình này tìm hiểu mối tương quan giữa văn hóa
và môi trường tự nhiên, một bổ sung cho cái mà mô hình mâu thuẫn xã hội cũng
như cấu trúc chức năng ít coi trọng. Nó đưa ra các liên kết giữa những mẫu văn hóa
với giới hạn mà con người gặp phải trong môi trường tự nhiên ví dụ như đặc điểm
khí hậu, tính khả dụng của nước, lương thực và các tài nguyên thiên nhiên khác.
Tuy vậy mô hình có hạn chế ở chỗ môi trường tự nhiên hiếm khi định hình các mẫu
văn hóa một cách trực tiếp mà văn hóa và tự nhiên tương tác với nhau. Mặt khác,
các yếu tố văn hóa liên kết với tự nhiên một cách rất không đồng đều về mức độ.
• Mô hình sinh vật xã hội học: là mô hình lý thuyết tìm cách giải thích các mẫu văn
hóa như là kết quả của các nguyên nhân sinh học. Mô hình này được phát triển trên

cơ sở thuyết tiến hóa của Charles Darwin áp dụng cho loài người. Mặc dù mô hình
này có thể cung cấp những hiểu biết sâu sắc về cội nguồn sinh học của một số mẫu
văn hóa, nhất là tính phổ biến văn hóa nhưng nó hiện nay nó đang bị hoài nghi và
gây ra nhiều tranh cãi. Trong lịch sử, thực tế sinh học đã bị lạm dụng để biện minh
cho việc một chủng tộc nào đó phải được đặt ở vị trí cao hơn trong xã hội như Đức
Quốc xã đã làm. Chính vì thế mô hình sinh vật học xã hội bị hoài nghi sẽ dẫn đến
việc thực hiện điều tương tự. Ngoài ra mô hình này cũng dễ dẫn đến những thành
kiến về giới tính mặc dù thành kiến về giới tính không chỉ dựa trên sự khác nhau
sinh học giữa nam và nữ mà đúng hơn là dựa trên sự khẳng định rằng nam dù sao đi
nữa cũng tốt hơn hay có giá trị hơn nữ.
Danh ngôn về văn hóa
• Không văn hóa nào có thể tồn tại nếu nó tìm cách trở nên độc tôn - Mahatma
Gandhi.
• Tôi không muốn ngôi nhà của mình bị vây kín giữa những bức tường và những
khung cửa sổ luôn luôn bịt chặt, tôi muốn văn hóa của mọi miền đất tự do thổi vào
ngôi nhà đó. Nhưng tôi sẽ không bị cuốn đi bởi bất cứ ngọn gió nào - Mahatma
Gandhi.
• Văn hóa là sự mở mang trí óc và tâm hồn - Jawaharlal Nehru.
• Văn hóa là tất cả các hình thái của nghệ thuật, tình yêu và suy nghĩ, những thứ mà
trong sự tồi tệ cũng như trải qua bao nhiêu thế kỷ đã khiến cho con người trở nên ít
bị nô dịch hơn - Andre Malraux.
• Văn hóa là tiếng khóc của con người khi đối mặt với số phận - Albert Camus.
• Văn hóa là cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi, là cái vẫn thiếu khi
người ta đã học tất cả - Edouard Herriot.
• Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó
mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi
hỏi sinh tồn - Hồ Chí Minh.
Về sự hình thành nhân cách (2)
Khi khẳng định tính quyết định của xã hội đối với nhân cách, cũng cần tránh quan điểm
đồng nhất sự hình thành nhân cách với quy luật phát triển xã hội. Lẽ dĩ nhiên, trong mỗi

một kiểu xã hội nào đó, bao giờ cũng có kiểu mẫu nhân cách (điển hình) cho xã hội đó và
10
xã hội nào, nhìn chung, cũng thiết lập một số chuẩn mực, giá trị mà mỗi cá nhân muốn tồn
tại và phát triển phải hướng tới. Nhưng điều đó không có nghĩa là sự hình thành nhân cách
đồng nhất với quy luật phát triển xã hội. Bởi như vậy, sẽ không giải thích được tính đa dạng
của nhân cách trong mỗi xã hội.
Quá trình hình thành và phát triển nhân cách là quá trình con người nắm lấy kinh nghiệm
đời sống xã hội. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, kinh nghiệm đó thể hiện trình độ làm chủ của con
người đối với lực lượng tự nhiên và lực lượng xã hội. Nó thể hiện một cách khách quan,
được vật thể hóa trong nền văn hóa vật chất và tinh thần của xã hội. Nó có thể ở trong
những vật thể cụ thể, trong công cụ sản xuất, trong các quan hệ xã hội, trong ngôn ngữ hoặc
trong những hình thức và phương pháp tư duy Quá trình con người nắm lấy kinh nghiệm
của đời sống xã hội là sự thống nhất biện chứng giữa sự đối tượng hóa (khách quan hóa)
với việc cá thể con người giành lấy (chủ quan hóa) bản chất xã hội của mình. Ví dụ, trong
quá trình lao động, con người không chỉ phát triển năng lực của mình mà trong quá trình
đó, con người đã đối tượng hóa các năng lực ấy trong các vật phẩm. Các vật phẩm đó là
kinh nghiệm của con người được kết tinh dưới hình thức vật chất và mang tính khách quan.
Các thế hệ sau sử dụng những vật phẩm đó cũng có nghĩa là nắm lấy những kinh nghiệm đã
có. Điều này cũng tương tự như trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, như đạo đức,
thẩm mỹ… Bên cạnh đó, chúng ta còn thấy, trong quá trình sống của mình, con người có
vô vàn mối quan hệ, sự giao tiếp với những người khác. Trước tiên, khi sinh ra, họ là thành
viên trong một gia đình nào đó và vì vậy, họ có thể là con cái, anh chị, sau nữa, họ có thể
trở thành cha mẹ, ông bà Họ cũng có thể thuộc về một nhóm xã hội (giai tầng, giai cấp)
nào đó và qua đó, cũng bị ảnh hưởng tư tưởng của nhóm xã hội (giai tầng, giai cấp) ấy.
Cuối cùng, họ cũng là một cá nhân trong một cộng đồng dân tộc nào đó và do vậy, họ mang
trong mình những giá trị đặc trưng của dân tộc ấy Nghĩa là, trong cả cuộc đời mình, ở con
người luôn diễn ra sự quan hệ với những người khác. Chính những nhân tố này quyết định
hoạt động, hành vi của con người. Môi trường xã hội chính là nguồn gốc trực tiếp mà ở đó,
con người hấp thụ và cũng rút ra những tư tưởng, tri thức, kinh nghiệm của mình. Con
người sẽ không thể tồn tại, phát triển được nếu không có sự giao tiếp với thế giới xung

quanh, với cộng đồng người. Hệ thống các quan hệ xã hội không phải là cái gì trừu tượng,
xa lạ, mà do chính con người tạo ra.
Để tồn tại và phát triển, con người phải sản xuất và chính trong quá trình sản xuất, con
người tạo ra các mối quan hệ xã hội và ngược lại, các mối quan hệ xã hội này lại quy định
toàn bộ đời sống xã hội và bản chất mỗi người, như C.Mác đã nói: “Bản thân xã hội sản
xuất ra con người với tính cách là con người như thế nào thì nó cũng sản xuất ra xã hội như
thế”. Như vậy, mối quan hệ giữa cá nhân - xã hội thể hiện ra như mối quan hệ giữa cái
chung và cái riêng. Cá nhân nằm trong các quan hệ xã hội (mà các quan hệ xã hội đó chính
là sự tác động lẫn nhau giữa cá nhân với nhau), nhưng qua đó, cá nhân đồng thời tích cực
giành lấy bản chất xã hội của các quan hệ xã hội đó, làm cho bản chất ấy thành bản chất
bên trong của mình, thành bản chất cá nhân. Nhân cách là mức độ "nội tâm hoá" bản chất
xã hội của con người trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Do vậy, con người muốn chiếm
lĩnh những kinh nghiệm xã hội và làm phong phú nhân cách của mình thì phải có sự hoạt
động tích cực, bởi "sự phong phú tinh thần hiện thực cá thể hoàn toàn phụ thuộc vào sự
phong phú của những quan hệ hiện thực của nó".
Ở đây xảy ra vấn đề, nếu môi trường xã hội đóng vai trò quyết định sự hình thành và phát
triển nhân cách như vậy, vậy thì tại sao lại có những con người có nhân cách khác nhau, tại
sao trong cùng một điều kiện sống lại có những con người khác nhau và tại sao trong cùng
11
một hoàn cảnh sống, con người lại có những hành vi khác nhau. Đây là một vấn đề không
đơn giản. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường xã hội đối với sự phát triển nhân cách,
nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, môi trường xã hội bao gồm: môi trường vĩ mô và môi
trường vi mô. Môi trường vĩ mô được coi là nguyên nhân chung của tính quyết định xã hội,
còn môi trường vi mô là những hoàn cảnh xã hội trực tiếp, mang tính đặc thù của tính quyết
định xã hội. Đó có thể là hệ thống giáo dục địa phương, là nhà trường, gia đình… Việc đặt
vấn đề môi trường vi mô, thiết nghĩ, là cần thiết, bởi nó cho phép chúng ta giải thích sự đa
dạng của nhân cách, mà nếu chỉ dựa vào những tồn tại cơ bản của xã hội thì sẽ không giải
thích được. Thực ra, ngay ở cấp độ sinh học, sự phong phú, đa dạng của nhân cách cũng đã
được thể hiện. Khi sinh ra, mỗi người đã có một bộ gen riêng của mình mà rất hiếm khi
trùng với người khác. Do vậy, mỗi người có khí chất, thiên hướng, khả năng tư duy…. hết

sức khác nhau. Cho nên, có thể, dù cùng sống trong một thời đại, một nhóm xã hội (giai
cấp, giai tầng), một môi trường giáo dục giống nhau và thậm chí, ngay cùng một gia đình,
nhưng con người vẫn có những phẩm chất, kiểu loại nhân cách khác nhau. Trong những
hành vi của mình, con người thường dựa trên những kinh nghiệm sống, thiên hướng bẩm
sinh)… để quyết định.
Việc đặt ra tính đa dạng, phong phú của nhân cách trong xã hội là rất quan trọng. Bởi, nếu
bỗng dưng vì những nguyên nhân nào đó mà mọi người trong xã hội đều như nhau: bộ mặt,
đầu óc, tư tưởng, tinh thần, năng lực thì khi đó, xã hội sẽ như thế nào? có được sự phát
triển bình thường hay không? - "Một cộng đồng toàn thể những cá thể đồng loạt giống
nhau, không có độc đáo cá nhân và mục đích cá nhân - thì sẽ là một cộng đồng nghèo,
không có khả năng phát triển". Thực ra, sự phát triển đa dạng, độc đáo của mỗi người là
điều kiện, là hình thức biểu hiện sự phát triển tốt đẹp của xã hội. Và ngược lại, đây không
chỉ là biểu hiện của sự phát triển tốt đẹp của xã hội, mà còn là nhu cầu, yêu cầu phát triển
của mỗi người.
Khi nhấn mạnh vai trò quyết định của môi trường xã hội, chúng ta cũng đồng thời phải
khẳng định tính tích cực của con người trong đời sống xã hội, trong sự hình thành bản chất
của mình. Môi trường xã hội không phải là "tủ kính" trưng bày tất cả những giá trị xã hội
mà qua đó, con người phải lựa chọn những giá trị cần thiết cho mình. Bởi lẽ, con người là
một động vật xã hội khác với toàn bộ thế giới động vật còn lại ở khả năng hoạt động có ý
thức. Sự hoạt động có ý thức là điều kiện cơ bản để phân biệt hoạt động của con người với
hoạt động của động vật. Con người sáng tạo ra tất cả của cải vật chất và tinh thần, đồng
thời cũng sáng tạo ra chính bản chất của mình.
Tính tích cực của nhân cách không mang tính tự nhiên, mà là bản chất của con người. Quan
điểm của thuyết hành vi mới không tính đến yếu tố này trong sự hình thành và phát triển
nhân cách, mà coi con người như một sản phẩm thụ động của môi trường. Theo quan điểm
của họ, môi trường tác động đến con người như thế nào, thì cũng tạo ra con người như thế
ấy. Đó là sự suy diễn máy móc. Giải thích theo cách này không thể lý giải được tính độc
đáo của mỗi nhân cách. Bởi như đã trình bày, con người khi sinh ra chỉ như là con người
dự bị. Chính vì vậy, không ai nói tới nhân cách của đứa trẻ mới sinh hay còn ẵm ngửa.
Bước vào đời sống xã hội, đầu tiên là bắt chước, hành động tự phát, sau đó, hoạt động của

con người dần mang tính tự giác, con người bộc lộ tính chủ thể của mình trong các hoạt
động xã hội và qua đó, thể hiện tính tích cực xã hội của mình. Có thể thấy rằng, tính tích
cực của nhân cách, một mặt, phụ thuộc vào nhu cầu và lợi ích của họ. Quá trình thực hiện
nhu cầu và lợi ích là quá trình con người nỗ lực hoạt động, phát huy tính tích cực xã hội
của mình. Tuỳ thuộc vào nhu cầu và lợi ích của mình, các cá nhân hoạt động với những
động cơ, tình cảm và lý trí khác nhau và qua đó, trong hoạt động, những mặt nhất định của
12
tính tích cực xã hội xuất hiện trong mỗi cá nhân (có thể cá nhân này tích cực hoạt động
trong học tập, cá nhân khác là trong giao tiếp hoặc trong lao động ). Chúng tạo ra xu
hướng phát triển của nhân cách và dần đi vào cấu trúc nhân cách của mỗi người. Chính ở
đây, tính đa dạng, phong phú của nhân cách cũng được hình thành. Song, cũng cần phải
thấy rằng, nếu nhu cầu và lợi ích của con người được thực hiện một cách tự động, không
cần nỗ lực của chủ thể thì sẽ không khuyến khích chủ thể tìm kiếm phương thức thực hiện
và thoả mãn nhu cầu. Điều này sẽ gây ra tính ỷ lại, tính thụ động của nhân cách. Mặt khác,
môi trường xã hội và khuynh hướng tiến bộ xã hội cũng quy định tính tích cực của nhân
cách. Một môi trường xã hội lành mạnh, như nền dân chủ, các quan hệ xã hội, điều kiện
văn hoá - tinh thần của xã hội có sự phát triển hài hoà… thì sẽ tạo điều kiện cho tính tích
cực của nhân cách phát huy. Ngược lại, tính tích cực xã hội của nhân cách sẽ bị thui chột
đi, nếu môi trường xã hội không tạo điều kiện cho nó bộc lộ. Trong một chừng mực nào đó,
điều này không những làm cho nhân cách bị nghèo nàn, mà còn có thể dẫn tới sự phá vỡ
nhân cách, mà trong Bản thảo kinh tế triết học năm 1844 C.Mác đã nói tới.
Như vậy, có thể nói, sự hình thành và phát triển nhân cách là một quá trình lâu dài và phức
tạp. Trong quá trình đó, giữa các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, giữa cái sinh học và
cái xã hội thường xuyên tác động lẫn nhau và vai trò của mỗi yếu tố đó thay đổi trong từng
giai đoạn phát triển của mỗi người. Trong quá trình sống, con người có được những kinh
nghiệm sống, niềm tin, thói quen và ngược lại, khi tiếp nhận bất cứ việc gì, nhân cách
cũng dựa trên chuẩn mực xã hội để điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Không chỉ
thế, họ còn dựa vào những cái bên trong, những kinh nghiệm của mình để đánh giá, tiếp
nhận hay gạt bỏ cái bên ngoài. Như thế, quá trình này luôn gắn với năng lực tự đánh giá, tự
ý thức của mỗi người và do vậy, gắn với quá trình tự giáo dục, quá trình thường xuyên tự

hoàn thiện mình của nhân cách. Nhân cách không phải là một cái gì đó đã hoàn tất, mà là
quá trình luôn đòi hỏi sự trau dồi thường xuyên.
Từ những vấn đề nêu trên, chúng ta thấy, môi trường có ảnh hưởng không nhỏ tới sự hình
thành và phát triển nhân cách, vì vậy, việc tạo ra một môi trường đảm bảo cho nhân cách có
sự phát triển hài hòa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
hiện nay, thiết nghĩ, là điều cần thiết. Ngược lại, những nhân cách có đủ đức và tài sẽ là
điều kiện để chúng ta đạt được mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh".
Về sự hình thành nhân cách
Trên cơ sở phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nhân tố sinh học và nhân tố xã hội
trong con người, bài viết lý giải sự hình thành nhân cách dưới tác động của môi trường xã
hội và tính tích cực của mỗi cá nhân. Theo đó, nhân tố xã hội cơ bản có ảnh hướng lớn đến
sự hình thành nhân cách là tồn tại xã hội, hoàn cảnh sống mang tính lịch sử - cụ thể mà cá
nhân đó sống . Còn tính tích cực xã hội của mỗi cá nhân, một mặt, phụ thuộc nào nhu cầu
và lợi ích của họ, mặt khác, phụ thuộc vào môi trường xã hội và khuynh hướng tiên bộ xã
hội, như nền dân chủ. các quan hệ xã hội…
Nhân cách là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, như triết học, xã
hội học, kinh tế - chính trị học, luật học, tâm lý học, y học, giáo dục học… Trong đó, quan
điểm triết học về nhân cách con người, về cơ bản, có những khác biệt so với quan điểm của
các khoa học cụ thể. Triết học Mác - Lênin xem nhân cách là "những cá nhân con người với
tính cách là sản phẩm của sự phát triển xã hội, chủ thể của lao động, của sự giao tiếp, của
13
nhận thức, bị quy định bởi những điều kiện lịch sử - cụ thể của đời sống xã hội". Theo đó,
nhân cách trước hết là đặc trưng xã hội của con người, là "phẩm chất xã hội" của con
người. Khi nghiên cứu về nhân cách, một trong những vấn đề đầu tiên và cũng là then chốt,
là vấn đề sự hình thành nhân cách. Giải quyết vấn đề này theo những cách khác nhau sẽ dẫn
tới quan niệm khác nhau về bản chất của nhân cách. Chính vì thế, sự tranh luận giữa các
trường phái triết học bàn về nhân cách thường xoay quanh chủ đề này. Trong bài viết này,
chúng tôi không có tham vọng trình bày mọi quan điểm của các trường phái triết học trong
lịch sử, mà chỉ tập trung vào quan điểm mácxít về sự hình thành nhân cách.

Trước hết, để giải quyết vấn đề nhân cách, chúng ta cần xem xét mối quan hệ giữa cái sinh
học và cái xã hội trong con người, bởi như C.Mác đã nói, con người là một thực thể sinh
học - xã hội. Trong quá trình phát triển của mình, con người bỏ xa giới động vật trong sự
tiến hoá, nhưng điều đó không có nghĩa là con người đã lột bỏ tất cả những cái tự nhiên, cái
sinh học.
Khi nói tới những yếu tố sinh học trong con người, có thể hiểu đó là những yếu tố hữu sinh,
hữu cơ, những cái mà về mặt phát sinh, luôn gắn bó với tổ tông động vật của con người,
những cái làm cho con người hình thành và hoạt động như một cá thể, một hệ thống phục
tùng các quy luật sinh học, hoặc cũng có thể coi đó là toàn bộ tiền đề sinh học của con
người.
Những yếu tố xã hội là tất cả những quan hệ, những biến đổi xuất hiện do ảnh hưởng của
các điều kiện xã hội khác nhau, những sự quy định về mặt xã hội tạo nên cá nhân con
người. Trong đại đa số trường hợp, nếu thiếu chúng thì nhiều đặc tính, nhiều cấu trúc, ví dụ
như ngôn ngữ, tư duy trừu tượng, quy phạm đạo đức… sẽ không bao giờ hình thành được.
Cho đến nay, người ta vẫn còn tranh luận nhiều về mối quan hệ giữa yếu tố sinh học và yếu
tố xã hội trong sự phát triển con người. Nhìn chung, có hai quan điểm cực đoan về vấn đề
này và được biểu hiện trong các trường phái "chủ nghĩa tự nhiên" (hay còn gọi là "chủ
nghĩa sinh vật") và "chủ nghĩa xã hội học". Quan điểm của chủ nghĩa tự nhiên dựa trên
những thành tựu sinh vật học cũng như những thành tựu về dân tộc học của K.Lôrenxơ.
Ông cho rằng, hành vi xã hội của con người bao gồm trong nó những tính quy luật mà
chúng ta có thể biết rõ từ hành vi động vật: "người ta thừa nhận rằng hành vi xã hội của con
người bao gồm trong nó tất cả những tính quy luật… mà chúng ta được biết rõ ràng nhờ
vào nghiên cứu những hành vi của động vật".
Vào những năm 70 của thế kỷ XX, trước sự phát triển của khoa học, đặc biệt là sinh vật học
và khoa học xã hội nhân văn, chủ nghĩa sinh học xã hội đã ra đời như một trào lưu khoa
học liên ngành mới ở Tây Âu. Nhìn một cách tổng thể, chủ nghĩa này cũng không khác gì
chủ nghĩa tự nhiên khi cho rằng, "tất cả những gì của con người do bẩm sinh mà có, thì
không thể bị thay đổi do các điều kiện xã hội". Theo họ, "sự phát triển của bộ não, sự
chuyên trách của bộ não, tốc độ và tính khuynh hướng của quá trình giáo dục con người
được hình thành trên trái đất, chủ yếu bằng con đường di truyền" hay "lý tính của con người

có thể được hiểu đúng đắn, rõ ràng nhất từ quan điểm về quá trình phát triển do các đến di
truyền quy định".
Những người theo chủ nghĩa xã hội học đã xây dựng học thuyết của mình về con người dựa
trên quan điểm lý luận của trường phái E.Durkheim (1858 - 1917, nhà Triết học xã hội, nhà
Xã hội học Pháp, người theo chủ nghĩa thực chứng). Theo họ, các hành vi của con người
đều là do tư tưởng, ý thức xã hội tạo nên đồng thời, trường phái này đã phủ nhận mối liên
14
hệ khách quan giữa hành vi con người với những điều kiện vật chất của sản xuất và tái sản
xuất con người, với tự nhiên.
Đối lập với hai quan điểm cực đoan trên, triết học mácxít cho rằng, trong con người, mối
quan hệ giữa cái sinh học và cái xã hội không phải là đối lập nhau mà thống nhất với nhau.
Có thể thấy rằng, con người là một cơ thể hữu sinh có trình độ tổ chức sinh học cao nhất và
do vậy, quan hệ giữa các yếu tố sinh học - xã hội là rất phức tạp, sâu sắc Tổ chức cơ thể của
con người, như các giác quan, hệ thần kinh trung ương là những tiền đề sinh học, sinh lý
học, tâm sinh học được xem như cơ sở vật chất và có ảnh hưởng tới sự phát triển con
người. Thực tế đã chứng minh rằng, những khiếm khuyết về mặt cơ thể, về gen… đã có ảnh
hưởng không nhỏ tới sự phát triển con người, tới thế giới quan, định hướng giá trị của họ,
hay những năng khiếu bẩm sinh, những tài năng chính là do các yếu tố sinh học chi phối.
Một ví dụ khác là, ngày nay, người ta thường nhắc tới nhịp điệu sinh học (đồng hồ sinh
học) như một cơ chế có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của con người, hay nhiều kết
quả nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, khi có một bên nào đó hoạt động hoặc ngừng hoạt
động thì con người có sự thay đổi nhất định.
Môi trường xã hội cũng ảnh hưởng tới sự phát triển con người, ảnh hưởng tới cơ cấu và
chức năng… của cơ thể. Nếu con người ít tiếp xúc, trao đổi với người xung quanh hoặc
sống trong môi trường xã hội quá đơn điệu thì sẽ nghèo nàn về tâm lý, kém sự linh động.
Chẳng hạn, bác sỹ Sing, người Ấn Độ, có kể về trường hợp cô Kamala được chó sói nuôi từ
nhỏ. Khi được đưa ra khỏi rừng, cô đã 12 tuổi. Bình thường, cô ngủ trong xó nhà, đêm đến
thì tỉnh táo và đôi khi sủa lên như chó rừng. Cô đi lại bằng hai chân, nhưng khi bị đuổi thì
chạy bằng bốn chi khá nhanh. Người ta dạy nói cho Kamala trong bốn năm, nhưng cô chỉ
nói được hai từ. Cô không thể thành người và chết ở tuổi 18. Đến nay, người ta đã biết

được trên 30 trường hợp tương tự. Những sự thực đó đã khẳng định tính đúng đắn trong
nhận xét của C.Mác: Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các mối
quan hệ xã hội. Như vậy, có thể thấy rằng, đứa trẻ ra đời mới chỉ như một con người "dự
bị". Nó không thể trở thành con người nếu bị cô lập, tách khỏi đời sống xã hội, nó cần phải
học để trở thành người. Trong Bản thảo kinh tế triết học năm 1844, C.Mác đã viết: "Cá
nhân là thực thể xã hội”, cho nên mọi biểu hiện sinh hoạt của nó - ngay cả nếu nó không
biểu hiện dưới hình thức trực tiếp của biểu hiện sinh hoạt tập thể, được thực hiện cùng với
những người khác là biểu hiên và sự khẳng định của sinh hoạt xã hội”. Chính sự gia nhập
xã hội và được xã hội điều chỉnh hành vi của mình mà đứa trẻ và hành vi của nó mang nội
dung xã hội.
Nghiên cứu sự tác động qua lại giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong con người là để
thấy được những hạn chế trong các quan niệm cực đoan về cái sinh học, cái xã hội trong
con người của một số trường phái triết học. Thực tế cho thấy rằng, những quy luật sinh học
chi phối mặt sinh học, còn quá trình con người gia nhập xã hội sẽ quyết định mặt xã hội
trong con người. Điều này thể hiện rõ nhất ở những đứa trẻ sinh ra từ cùng một trứng.
Những đứa trẻ này giống nhau về mặt di truyền. Điều đó có nghĩa là, trong quá trình phát
triển, chúng có thể mắc một số bệnh giống nhau, như bệnh về mắt hay nội tiết, tức là ở đây,
mặt sinh học đóng vai trò không nhỏ. Song, nếu được nuôi dưỡng trong những môi trường
xã hội khác nhau thì những đứa trẻ này cũng có sự phát triển khác nhau. Điều này có nghĩa
là, con người vừa chịu sự tác động của quy luật sinh học, vừa chịu sự tác động của xã hội
(nhưng cũng cần phải thấy được rằng, sự tác động của yếu tố sinh học và yếu tố xã hội
không phải là ngang nhau, như nhau trong mỗi cuộc đời con người). Dĩ nhiên, cũng cần
phải thấy rằng với những mục đích nghiên cứu khác nhau, có thể các nhà nghiên cứu nhấn
15
mạnh tới mặt sinh học hoặc mặt xã hội của con người (và chỉ nhấn mạnh, chứ không phải
tuyệt đối hoá như chủ nghĩa tự nhiên, thuyết sinh học xã hội hay trường phái xã hội đã
làm). Việc tuyệt đối hoá vai trò của yếu tố sinh học, di truyền trong con người sẽ dẫn đến
tình trạng, các tệ nạn xã hội được giải thích bằng những nguyên nhân tự nhiên và do đó
người ta cho rằng, không thể khắc phục được những tệ nạn xã hội. Điều đó còn đưa đến
một quan niệm về "giống thượng lưu”, về sự phân biệt chủng tộc. Quan điểm này cho rằng,

lịch sử loài người được tạo ra bởi một số người tiêu biểu, được chọn lọc và do đó dù muốn
hay không, con người phải chủ động kiểm soát việc tái sản xuất ra giống người, thực hiện
sự "tuyển chọn" vì "lợi ích" loài người. Ngược lại, việc quá đề cao yếu tố xã hội trong con
người lại đưa đến một quan niệm khác quan niệm cho rằng, mọi tệ nạn xã hội đều bắt
nguồn từ khuyết điểm chính trị.
Trên cơ sở đó, triết học mácxít cho rằng, sự hình thành và phát triển nhân cách là do hai
nhân tố quyết định: nhân tố bên ngoài - những yếu tố xã hội, tính quyết định xã hội và nhân
tố bên trong - tính tích cực của chính cá nhân.
Nhân tố xã hội cơ bản có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách con
người là tồn tại xã hội, hoàn cảnh sống mang tính lịch sử - cụ thể mà cá nhân đó sống. Đó
có thể là các tập đoàn xã hội, kiểu loại cộng đồng dân tộc, tập thể C.Mác đã nói: "Nếu
như con người bẩm sinh đã là sinh vật có tính xã hội thì do đó con người chỉ có thể phát
triển bản tính của mình trong xã hội và cần phải phán đoán lực lượng bản tính của anh ta,
không phải căn cứ vào lực lượng của cá nhân riêng lẻ mà căn cứ vào lực lượng của toàn xã
hội". Do vậy, ở mỗi thời đại khác nhau, như thời Cổ đại, Trung cổ, Cận đại, Hiện đại… có
những kiểu loại nhân cách khác nhau. Thời Cổ đại, khi nền kinh tế chưa phát triển, của cải
còn ít, con người phải sống phụ thuộc vào tập thể, nhân cách mỗi người hoà vào nhân cách
tập thể. Thời Trung cổ, với sự ra đời Kitô giáo, nhân cách chủ yếu hướng về đời sống tinh
thần, về những giá trị đạo đức thuần túy, con người sống nhưng luôn chuẩn bị cho đời sống
của mình sau khi chết. Thời Cận đại, với sự khẳng định giá trị con người, nhân cách đã
mang tính độc lập sáng tạo…
Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng?
Dàn ý:
I.Mở bài:
Từ truyền thuyết “Bọc trứng trăm con” dẫn đến câu ca dao để nêu lên
tầm quan trọng của vấn đề cần bình luận.
II.Thân bài:
1.Giảithích câu ca dao:
∙ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” gợi tả tấm lòng che chở, đùm bọc
của nhân dân ta

∙ Ca dao khuyên ta là người cùng một nước phải thương yêu đùm bọc
lẫn nhau.
2.Bình luận:
∙ Khẳng định lời khuyên:
Cái riêng của mỗi người và cái chung của mọi người có quan hệ gắn bó
với nhau cảvề vật chất, tinh thần và tình cảm.
Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau là nghĩa vụ của mỗi người.
Đó cũng là cơ sở của lòng yêu nước thương nòi, truyền thống quý báu
của nhân dân ta.
16
∙ Mở rộng vấn đề:
Bộc lộ bằng hành động cụthể
Nhắc lại một số câu ca dao, tục ngữ cùng tư tưởng tình cảm trên.
Phê phán thái độ thờ ơ,lạnh nhạt, bàng quang trước các biến cố xảy ra ở các địa phương
khác.
III.Kết bài:
∙ Đoàn kết thương yêu nhau là bài học lớn nhất của dân tộc.
∙ Truyền thống ấy ngày càng được phát huy mạnh mẽ.
_Bài làm_
Từ nghìn xưa, nhân dân ta đã khẳng định dân tộc Việt Nam là anh em
ruột thịt với nhau, là đồng bào, nghĩa là cùng sinh ra từ một bọc trứng của mẹ Âu Cơ. Do
đó phải thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
Truyền thống cao cả và tốt đẹp ấy còn biểu hiện trong câu ca dao gợi
cảm:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng”.
Ta thử tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của câu ca dao này như thế nào?
Trước hết, từ câu ca dao ta thấy hiện lên một hình ảnh khá đẹp: tấm
nhiễu điều bao phủ phía ngoài chiếc giá gương trải qua ngày này tháng kia, hứng chịu biết
bao bụi bặm, bẩn nhơ của cuộc đời để chiếc gương phía trong mãi hoài sáng trong, ngời

chiếu. Tác giả vô danh ở đây đã mượn hình ảnh đẹp đẽ, gợi cảm ấy để ngầm so sánh với
tấm lòng rộng mở, sẵn sàng chở che, đùm bọc lẫn nhau của nhân dân cả nước ta. Câu ca
dao phản ánh một nguyện vọng, tình cảm của mỗi con người Việt nam trong mọi hoàn
cảnh đều phải đoàn kết “Lá lành đùmlá rách” một lòng giúp đỡ lẫn nhau vươn lên trong
cuộc sống.
Mỗi người Việt Nam dẫu ở miền xuôi hay miền ngược, đồng bằng hay cao nguyên, rừng
núi cũng đều có quan hệ là “người trong một nước”. “Người trong một nước” tuy khác
nhau về nguồn gốc, hoàn cảnh và điều kiện sống riêng biệt nhưng bên trên những cái khác
nhau đó, mọi người vẫn có nhiều cái giống nhau, chung với nahu làm nên tình nghĩa.
Chung tổ tông ấy là tình đồng bào. Chung xóm làng, thôn ấp ấy là tình đồng hương.
Chung trường học ấy là tình đồng môn. Chung cảnh ngộ ấy là tình đồng cảnh. Chung một
mục đích một lí tưởng sống ấy là tình đồng chí. Chung một nghề ấy là tình đồng nghiệp.
Chung một nghề ấy là tình đồng nghiệp. Chung một họ hàng là tìnhđồng tông
Vượt lên trên các khác biệt nhỏ, vì sự giống nhau của một điều chung lớn hơn, người ta
biết thương yêu, đỡ đần đoàn kết nhau. Trong thôn ấp, mối quan hệ tình làng nghĩa xóm
thắt chặt mọi người lại với nhau thể hiện bằng lòng yêu thương, sự tương trợ lẫn nhau mỗi
khi tắt đèn tối lửa. Tinh thần đoàn kết của nhân dân ta đâu chỉ gói gọn trong lũy tre thôn ấp
mà còn được biểu hiện rộng rãi vượt ra phạm vi cả nước qua mối quan hệ trao đổi về vật
chất lẫn tinh thần Một hạt gạo, một tấm áo đầy tình nghĩa của địa phương này gửi đến địa
phương khác khi biết đồng bào mình nơi đó bị thiên tai, hoạn nạn đang lâm phải cảnh màn
trời chiếu đất đều thắm thiết biết bao tình cảm nhiễu điều giá gương. Đặc biệt, mỗi khi đất
nước có họa ngoại xâm, mọi tầng lớp nhân dân ta ở mọi miền đều xông lên tận tâm, tận lực
góp cả sức người, sức của để giữ gìn từng ngọn rau tấc đất của cha ông. Các cuộc kháng
chiến chống giặc thù xâm lược từ nghìn xưa đến nayđã cho thấy tinh thần đoàn kết một
lòng của nhân dân ta. Tình đất nước nghĩa đồng bào khi nước nhà gặp cơn nguy biến, được
phát huy thấm đượm hơn lúc nào hết. Có thương yêu nhau người ta mới cảm thấy đau đớn,
xót xa trước cảnh đồng bào mình trong xiềng xích, gông cùm của bọn chúng. Chính trong
hoàn cảnh ấy, lòng yêu nước, yêu đồng bào được khơi lên phát huy thành cao trào để thể
17
hiện mạnh mẽ bằng hành động cụ thể là góp lòng góp sức dẫn đến chiến đấu và chiến thắng

kẻ thù.Tinh thần đoàn kết của nhân dân ta, nói theo Bác Hồ, đó là một vật báu được gìn giữ
truyền đời, có sức phát huy tác dụng vượt cả không gian và thời gian.
Lúc nào cũng vậy, tình thương yêu đoàn kết giữa người trong một nước ấy không phải chỉ
có lời nói đầu môi cuối lưỡi hay chỉ là ước mơ cho nhau được một đời sống vật chất và
tinh thần sung túc, ấm no mà phải được biểu lộ ra bằng hành động hay việc làm cụ thể và
thiết thực. Chính những hành động hay việc làm thiết thực ấy làm cho tình yêu thương đoàn
kết thắm thiết và cao quý hơn bội phần.
Đất nước Việt Nam có ba miền nhưng vẫn là một, cần liên kết gắn bó, giúp đỡ nhau từng
bước cùng đi lên vững chắc. Khi biết miền nào gặp phải việc không hay, nhân dân ở các
miền còn lại với tinh thần “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”sẽ cảm thấy xót xa trong
cảnh“máu chảy ruột mềm”, từ đó mở lò
__________________
*Khi hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ khuất sau lưng ta Khi đêm đến bạn sẽ thấy
những vì sao
, Mở đề:
Ca dao, tục ngữ đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của những người dân Việt
Nam. Những câu ca dao, tục ngữ thường đề cao những tình cảm, yêu nước thương nòi,
thương người như thể thương thân, tình cảm dân tộc, yêu quê hương, tình cảm gia đình,
anh em ruột thịt. Tiêu biểu trong đó là tình cảm gia đình, anh em ruột thịt. Tình cảm đó
được khái quát qua 2 câu tục ngữ: Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng
chung một giàn. Và: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước thỳ thương
nhau cùng. Chúng ta sẽ cùng nhau đi bình luận 2 câu tục ngữ này để hiểu rõ đc ý nghĩa.
II, Khai triển ý:
+ Câu tục ngữ: bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn.
- Nghĩa đen: Bầu và bí là hai giống cây khác nhau nhưng thường được người nông dân
trồng chung trên một rẻo đất ở bờ ao, góc vườn; thường leo chung một giàn tre. Vì thế bầu
và bí trở nên thân thiết, gần gũi. Cùng chung một điều kiện sống, cùng chung một số phận,
cho nên bầu và bí đừng vì lí do nào đó mà rời xa nhau. Bầu chớ chê bí xấu hơn bầu; bí
cũng chớ vì hoa bí thì vàng còn hoa bầu thì trắng, quả bí thì dài, quả bầu thì tròn đề rồi
ganh ghét, xa lánh nhau.

Bầu và bí tuy hai giống khác nhau nhưng cùng chung một họ. Bầu và bí leo chung một
giàn tức là cùng chung cảnh ngộ, chung số phận. Mưa thuận gió hòa, bầu, bí chung hưởng.
Gặp khi nắng hạn, bầu bí cùng chung sức chịu đựng. Nếu chẳng may gặp cơn gió bão, thân
bí giập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa.
- Nghĩa bóng: Thông qua hình ảnh của bầu và bí tác giả dân gian muốn gửi đến chúng ta
một thông điệp: Sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc, hoàn
cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, người ta vẫn có những chỗ giống nhau. Anh em ruột
thịt có chung cha mẹ. Bạn bè đồng lứa cùng chung trường, chung lớp, chung thầy cô,
chung sách vở. Hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Dù có khác nhau về điều
kiện làm ăn, về lứa tuổi, ngành nghề, nhưng tất cả đều chung một quê hương, đất nước.
Những cảnh ngộ chung, những nét giống nhau giữa người với đã làm nên mối quan hệ
ràng buộc, gắn bó. Cảnh chung một giàn là cơ sở gần gũi, cảm thông cho con người. Vì cái
chung cho con người. Vì cái chung ấy mà mỗi người phải biết thương yêu đùm bọc, biết
nhường nhịn chia sẻ để công việc chung được tốt đẹp, cảnh ngộ chung được cải thiện,
hạnh phúc chung được bảo tồn. Không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt, vì tình thương yêu,
sự san sẻ làm cho con người gắn bó với nhau hơn. Cuộc sống của mỗi người sẽ tốt đẹp
hơn.
18
+ Câu tục ngữ: Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau
cùng.
- Nghĩa đen: Nhiễu là thứ vải tơ, cầm thấy nặng tay. Điều là màu đỏ. Nhiễu điều là một thứ
vải quý, được dùng để may áo đẹp hay lót trên bàn, trên kệ, trên khay để đặt những vật quý.
Giá gương là cái khung bằng gỗ để người ta đặt cái gương lên. Trước đây gương không
được treo trên tường hay bỏ trong bóp. Những hình thức gương như thế mới được chế tạo
ra sau này, chứ thuở xa xưa, gương thường được làm theo hình tròn hay hình bầu dục và
được đặt trên cái giá bằng gỗ. Có những cái giá được làm bằng gỗ quý, đánh bóng rất đẹp.
Nhưng cũng có những cái giá chỉ được làm bằng gỗ thường thôi. Thứ gỗ này được dùng vì
nó cứng, có thể mang nổi tấm gương, chứ trông nó không được đẹp, có khi còn sần sùi xấu
xí là khác. Nhưng, giá không phải lo, vì trước khi đặt tấm gương lên giá, người ta đã cẩn
thận lấy một tấm nhiễu đỏ phủ cái giá, khiến cho bản thân cái giá dù không được làm bằng

gỗ quý, nhưng bây giờ trở nên đẹp đẽ đáng quý, xứng đáng được dùng làm vật đỡ cái
gương. ===>Tấm điều ấy hi sinh thân mình để chiếc gương được hoàn hảo
+ Nghĩa bóng: cũng như thế mà câu tục ngữ này khuyên chúng ta đã là người trong một
nước thì hay biết thương yêu nhau, san sẻ, nhường nhịn, giúp đỡ đối với nhau. Bởi đó là
truyền thống quý báu của dân tộc ta, người Việt Nam ta từ xưa đến nay đã biết rất rõ ý nghĩ
của câu ca dao này. nhưng với một lớp nghĩ rộng hơn thì đã là con người thì ai cũng cần có
một cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp vì thế việc chia sẻ những gì mình có thật sự rất quan
trọng trong cuộc sống để có thêm nhiều niềm vui hơn và để bớt đi những giọt nước mắt rơi
xuống vì những vấn ngại của cuộc sống. Dù có là ai đi chăng nữa, dù có bị gì đi chăng nữa
thì con người vẫn là con người vẫn cần có tình thương của nhân loại và vẫn cần có tình yêu.
Đồ vật, con vật còn có cảm xúc, còn có tính bầy đàn, chăm sóc lẫn nhau thì cớ gì con
người lại không được như vậy. vì thế câu ca dao này còn lên án những con người không có
được sự hòa hiếu, yêu thương đồng loại, san sẻ tình cảm, vật chất cho cuộc sống của người
khác. nếu đất nước ta không có được sự đoàn kết, đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ nhau thì
biết đâu được ngày hôm nay sẽ ra sao? Đất nước này có còn nữa hay chăng ? Câu tục ngữ
này cũng thúc đẩy những tình cảm trong sáng như tấm lụa điều và chiếc gương. hãy để
những tình cảm đẹp đẽ như tấm lụa điều ấy đi lên cũng là vì bảo vệ sự trong sáng và đẹp
đẽ tiềm ẩn của tình người trong cuộc sống!
+ Bình luận và mở rộng: Tự làm nhé :MatCuoi (8):
III, Kết thúc vần đề.
Nêu suy nghĩ về câu ca dao trên
Kêu gọi mọi người đoàn kết, iu thương nhau
__________________
*Khi hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ khuất sau lưng ta Khi đêm đến bạn sẽ thấy
những vì sao
- Không gì có thể quý hơn tình người .Tình thương mà nhân loại dành cho nhau làm nên
hạnh phúc của cả thế giới .
+Nếu không có chiến tranh,toàn nhân loại được chung sống trong hòa bình,nếu con người
ai cũng yêu thương nhau ,đó chẳng phải là hạnh phúc của toàn nhân loại??
+Một đứa trẻ ra đời ,không gì hạnh phúc hơn được chở che trong vòng tay thương yêu ấm

áp của gia đình ,của cộng đồng.
+Sẽ chẳng có nhà lãnh đạo nào đưa nhân dân đi đến hạnh phúc cuối cùng nếu họ không yêu
thương nhân loại thực lòng như một bề tôi trung thành.
-Hạnh phúc chính là biết yêu thương và được yêu thương.
+Khi được yêu thương ,con người ta cũng biết cách yêu thương .Tình thương chân thành có
19
thể cảm hóa kẻ xấu thành người tốt .Từ 1 kẻ trộm cắp ->1 ng` hảo tâm(VD:Nhân vật chính
trong"Những người khốn khổ "của Victo Huygo.Cũng vì vậy mà nói "Tình thương là hạnh
phúc của con người".
Xã hội sẽ thật khó hình dung nếu những người làm cha ,làm mẹ không biết yêu thương con
cái.Và những đứa trẻ thì không biết hiếu nghĩa ,quan tâm cha mẹ là gì
Bởi bản chất của con người sinh ra không xấu.Có chăng là do xã hội đày đọa ,hoàn cảnh
chèn ép ,việc thiếu thốn tình cảm và sự quan tâm đúng mức của những người xung quanh
làm họ trở thành người xấu.

Tình thương xuất phát từ trái tim yêu thương Có tình thương giúp chúng ta sống CON
NGƯỜI hơn
>Chính vì vậy mà chúng ta càng phải phấn đấu để tỏ ra xứng đáng với sự quan
tâm,thương yêu của những người xung quanh,san sẻ hạnh phúc của mình cho cả những
người khác.Đó mới là hạnh phúc lớn lao "biết cho đi đâu chỉ nhận riêng mình".
Hạnh phúc -sự may mắn ,đôi khi may mắn đến với ta tự nhiên như định mệnh ,cũng có khi
là do ta tự tìm đến nó
Có những người sẵn sàng đổi mọi của cải ,tiền bạc để có được hạnh phúc nhưng họ lại quên
đi hạnh phúc là ở lòng người .Sống ích kỉ làm người ta đánh mất hạnh phúc khi nó hiện hữu
ngay kề bên
Người trao và người nhận tình yêu đều hạnh phúc đấy các bạn à, hãy nhân rộng tình thương
và lòng nhân ái để mọi người xích lại gần nhau hơn
Trước những nỗi buồn, trước những bất hạnh, mà dc mọi người quan tâm, săn sóc, giúp
đỡ, ai mà chẳng thấy cảm động, sung sướng.
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng".
Người trao và người nhận tình yêu đều hạnh phúc đấy các bạn à, hãy nhân rộng tình thương
và lòng nhân ái để mọi người xích lại gần nhau hơn
Trong cuộc sống , mỗi chúng ta luôn dành cho nhau những điều tốt đẹp nhất , và tình
thương chính là điều tốt đẹp đó.Tình thương xuất phát từ đâu ? Và con người sẽ ra sao khi
cuộc sống chỉ toàn ích kỉ và hận thù.Vì thế “ tình thương là hạnh phúc của con người” là
ước mơ và khát vọng của nhiều người
Tình thương không chỉ đơn thuần là một thứ tình cảm mà chúng ta dành cho nhau. Mà nó
còn xuất phát từ sự quan tâm yêu thương của ông bà cha mẹ dành cho con cháu và của anh
chị dành cho em út của mình.
Ngày nay khi cuộc sống với bộn bề lo toang thì tình thương còn giữ đúng nghĩa của nó.
Liệu mỗi ngày di làm về chúng ta còn đủ thời gian góp mặt vào bữa cơm gia đình để chia
sẻ buồn vui vừa trải qua sau một ngày làm việc hay lại vùi đầu công việc đến tối khuya và
chì cần biết con cái đã được ăn uống và ngày mai chúng tiếp tục đến trường, nghĩa vụ đó
chính là tình thương mà ta dành cho chúng .Nếu như vậy liệu chúng có cảm nhận được
chăng? Hay chỉ cần học thật giỏi và chẳng cần quan tâm đến ai cũng đủ để báo đáp tình
thương đó rồi .Tình thương không phải dừng lại ở những thứ vật chất kia.Mà tình thương
đúng nghĩa đôi khi cũng chỉ là những câu hỏi thăm của những người xa lạ và nó cũng chính
là những cử chỉ những hành động thân thiện mà chúng ta cháo hỏi nhau mỗi ngày.
__________________
*Khi hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ khuất sau lưng ta Khi đêm đến bạn sẽ thấy
những vì sao
20
Từ xa xưa dan tộc Viêt nam đã có truyền thống yêu thương,đùm bọc lẫn nhau.Chính truyền
thuyết au cơ là nguồn gốc xuất phát của hai tiếng ''đòng bào'' co 1 ko 2 trong lịch sử thế
giói. truyền thống cao ca , tốt đẹp đó luôn dược nhắc nhở trong nhân dan. Đặc biệt nhân
dân ta còn dùng hình ảnh vi von để khuyên nhủ nhau như câu ca dao:
nhiễu điều phủ lây giá gương
người trong một nước phải thương nhau cùng
*giải thích nghĩa đen nghĩa bóng

-với chúng ta ngày nay câu ca dao vẫn là một bài học xứng đáng để chúng ta tìm hiểu và
suy nghĩ
-nhiễu điều la gì? nhiễu diều là một thứ hàng tơ lụa màu đỏ, ta còn gọi là một tấm vãi
điều.Giá gương là gì? giá gương là vật dụng được làm bằng gỗ, chạm khắc cầu kì vừa đơ
lấy tấm gương soi vừ là vật trang hoàng trong nhà.
-hai vật ấy nếu để riêng rẽ thì sẽ không có gì là đặc sắc cả. Nhưng khi đem mảnh nhiễu điều
phủ lên giá gương chúng sẽ tạo nên một cảnh tượng vừa rực rỡ vừ uy nghiêm .Nhiễu điều
giư cho gương khỏi bụi và dược trong sáng thêm ,gương phản chiếu ánh sáng lồng trong
tấm nhiễu điều ánh lên sắc màu rực rỡ .Do đâu mà chiếc giá gương trở nên lộng lẫy và tấm
nhiễu điều toát lên vẻ ưa nhìn.
-chính vì đưng cạnh nhau phủ lấy, bao bọc lấy , che chở lấy mà cả hai hình ảnh trở nên có
giá trị , có y nghĩa bảo vệ yêu thương
-từ hai hình ảnh ví von đó nhân dân ta đã muốn nêu bật lời khuyên nhủ thắm đượm nghĩa
tình :''người trong một nướ thì thương nhau cùng . Lời khuyên nhủ đã trở thành một hơi
thở của dân tộc , gìn giữ cho nhau và truyền từ đời này sang đời khác.Về mặt tình cảm,
nhưng người cùng chung một nước có cùng chung nguồn gốc lịch sử thì phải yêu thương
đùm bọc lẫn nhau
*vậy tại sao người trong một nước phải thương nhau cùng
-mỗi chúng ta đều trải qua giờ phút vinh quang những tháng ngày đen tối của lịch sử dân
tộc . bên cạnh đó chúng ta còn có chung nguồn gốc tổ tiên, nói cù ng một tiếng mẹ đẻ ,
chung môt phong tục tập quán . Chúng ta không khác gì anh em một nhà cufng chung sống
trong bầ không khí ấm cúng gia đình. Là người dân trong một nước có nghĩa vụ tương
trợ , giúp đỡ lẫn nhau .Xuát phát từ ý tưởng thương dân .Vì danh dự của tổ quốc, người
dân trong một nước sẵn sàng đem sương máu của mình để bạo vệ độc lập tự do .Công dân
trong một nước làm đượ điều hay điề lạ cả nước lấy làm vui mừng xung sướng .Trải qua
4000 năm lịch sử dân tộc ta đã chứng tỏ được tinh thần yêu nướ đùm bọc của nhân dân , đó
là cơ sở của lòng yêu nước thương nòi .Giữ nước một công việc lớn lao , không chỉ một
người hay một nhóm ngươi làm nổi.Nếu có giặc ngoại xâm mà ai cũng chỉ khư khư giữ lấy
của cải riêng của mình chỉ chống giặc khi chính mình bị xâm phạm thì chẳng mấy chốc
giặc sẽ tiêu diệt hết người này đến người khác nhưng nếu lúc ấy tất cả mọi người đều đồng

lóng hợp sức chống kẻ thù thì ta có thể chống đở dược giặc .Tinh thần đoàn kết được phát
huy cao hơn khi nhân dân ta từ hai bàn tay trắng đã làm nên cuộc cách mạng tháng tám
vang dội , chiến dich điện biên phủ lẫy lừng và chiến dịch hồ chí minh toàn thắng đã giữ
vững nền độc lập
*bài học rút ra
-baif học yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau giữa như ng người trong một nước.Nếu
trong đấu tranh dựng nước là su dong tam hiep luc thi trong thien tai bao tap la''la lanh
dum la rach'' ''chị nga em nâng''. tất cả đã trở thành nét dẹp văn hoá trong đòi sống của mỗi
con người
*trách nhiệm
-laf mot cong dan nhỏ tuổi tự hào voi 4000 nghìn năm van hien chúng ta được kế thừa sự
từ cha ong, hãy biết ơn kính yêu ông bà, nhương cơm sẻ áo với nhưng người bất hạnh
21
kêt bài
câu ca dao chop đến ngày nay và mãi về sau sẽ vẫn là bài học được đúc kết bằng tâm huyết
của nhân dân, chúng ta phải ghi nhớ:luôn yêu thương , đùm bọc lẫn nhau trong khó
khăn ,hoạn nạn
Lập dàn bài:
MB: *vđề cần giải thích: mọi người phải yêu thương nhau trong cuộc sống
-trích ca dao
TB:
*giải thích nghĩa đen:nhiễu điều tấm tơ lụa đắt tiền-giá gương:vật= gỗ chạm khắc tinh xảo
dùng để đỡ lấy tấm gương
->tôn vẻ đẹp giữ gín và bảo vệ nhau
nghĩa bóng:con người trong 1 cộng đồng, xã hội phải biết yêu thương che chở lẫn nhau
*vì sao:+chúng ta có chung cội nguồn(D/C:Âu Cơ và Lạc Long Quân)
+vượt khó củng cố mối quan hệ cộng đồng
+là tình cảm tự nhiên, đạo lí, truyền thống
+cuộc sống có lúc thuận lợi nhưng cũng có lúc khó khăn-> phải biết thương yêu giúp đỡ
nhau

*Lợi: +nếu ta biết thương yêu tâm hồn sẽ cảm thấy thanh thản
*hại: kẻ ko biết yêu thương con người->là 1 kẻ gỗ đá, vô hình dung đã tự biết mình thành 1
kẻ ích kỉ, sẽ bị cô lập
*Kề ra biều hiện:quyên góp, ủng hộ, an ủi, động viên
xây dựng ngôi nhà tình nghĩa cho những người nghèo
xây dưng làng S.O.S
KB: - Đưa ra lời khuyên
- Rút ra bài học
22

×