Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

yếu tố hữu cơ trong không gian biệt thự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.89 MB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG BÀNG
KHOA MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
YẾU TỐ HỮU CƠ
TRONG KHÔNG GIAN BIỆT THỰ

GVHD: LÊ THỊ VÂN QUỲNH
HỌ VÀ TÊN: TRỊNH THỊ KIM NGÂN
LỚP: MT05 _ NỘI THẤT 7
MSSV: 05088839
TP. HỒ CHÍ MINH, 04/01/2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG BÀNG
KHOA: MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH TRANG TRÍ NỘI_ NGOẠI THẤT
KHÓA 2005 - 2010
ĐỀ TÀI:
YẾU TỐ HỮU CƠ
TRONG KHÔNG GIAN BIỆT THỰ


GVHD: LÊ THỊ VÂN QUỲNH
HỌ VÀ TÊN: TRỊNH THỊ KIM NGÂN
LỚP: MT05 _ NỘI THẤT 7
MSSV: 05088839

LỜI CẢM ƠN
Sắp rời khỏi ngôi trường đại học đầy ắp kỷ niệm thân thương của biết bao bạn bè và thầy cô.
Ra đi mang theo là những tâm tư tình cảm, lòng biết ơn cùng với kiến thức cho tương lai. Để có


kiến thức được như hôm nay em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả thầy cô giáo trong khoa mỹ thuật
công nghiệp trường đại học Hồng Bàng đã truyền đạt tất cả những kiến thức và kinh nghiệm
trong suốt thời gian học vừa qua. Thầy cô đã tận tình dạy bảo và đưa ra những lời khuyên hữu
ích cho em để em có vốn kiến thức sau khi ra trường áp dụng trong công việc của mình.
Em cũng xin được chân thành cảm ơn cô giáo Lê Thị Vân Quỳnh đã tận tình hướng dẫn em
trong suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp. Cô đã động viên em làm bài tốt hơn khi khả năng em
còn chưa tốt. Thật lòng biết ơn vì những lời khuyên cô đã đưa ra cho em vì chính những lời
khuyên của cô đã giúp em có lại được niềm hi vọng và tiếp tục làm đồ án của mình. Cô ơi! Em
biết ơn cô nhiều lắm.
Năng lực em còn hạn chế, chưa phát huy được hết những kiến thức thầy cô truyền đạt nên em
xin lỗi thầy cô và mong thầy cô suy xét cho đồ án tốt nghiệp của em.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả quí thầy cô.
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………

















NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………

















MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐỀ TÀI
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.2 Ý NGHĨA GIÁ TRỊ ĐỀ TÀI
1.2.1 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
1.2.2 GIÁ TRỊ ĐỀ TÀI
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.4 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ BIỆT THỰ VÀ PHONG CÁCH BIỆT THỰ
2.1 BIỆT THỰ THEO PHONG CÁCH CỔ ĐIỂN
2.2 BIỆT THỰ THEO PHONG CÁCH HIỆN ĐẠI
CHƯƠNG 3: PHONG CÁCH ORGANIC
3.1 TÓM TẮT NỘI DUNG
3.2 NỘI DUNG
3.2.1 PHẦN 1: SỰ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CỦA ORGANIC STYLE
3.2.1.1 ĐỊNH NGHĨA ORGANIC STYLE
3.2.1.2 HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ORGANIC STYLE
3.2.1.3 MỘT SỐ PHONG CÁCH ĐẠI DIỆN CỦA ORGANIC STYLE CÁC NƯỚC
TRÊN THẾ GIỚI
3.2.1.4 MINH HỌA CHO ORGANIC STYLE Ở VIỆT NAM
3.2.2 PHÂN 2: NGÔN NGỮ CỦA ORGANIC STYLE
CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG VÀO CÔNG TRÌNH BIỆT THỰ
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài
Khi nói hình vuông thì người ta sẽ nói ngay đến hình tròn, khi nói về trăng người ta sẽ
nghĩ ngay đến sao,…dường như mọi thứ thường được sắp đặt sẵn là đi đôi với nhau
dù chúng trái ngược nhau về hình dạng hay tính chất thì ở chúng cũng có một sự kết
hợp ẩn để tạo nên một điều tuyệt vời đầy sự khám phá thú vị ở sau chúng tương tự
như triết lý thiết kế của Oragnic Style (“phong cách hữu cơ”), một phong cách xuất hiện
từ thời kỳ hậu công nghiệp và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Organic Style có ảnh
hưởng trong nhiều lĩnh vực, ngoài tạo dáng sản phẩm còn có cả trong Kiến trúc và Nội
thất.
Organic Style đã ra đời vào những năm đầu của thời kỳ hậu công nghiệp nhằm giải
quyết vấn đề tiếp thị hàng hoá. Đó là khoảng thời gian mà người ta bắt đầu chán ngấy
những hình dáng hình học đơn giản của chủ nghĩa công năng, khi hàng hoá sản xuất ra
quá nhiều với chất lượng ngang bằng nhau, hình dáng sản phẩm bắt đầu trở thành yếu
tố quyết định sự lựa chọn của khách hàng. Nhìn lại, thị trường hàng tiêu dùng, trong đó
có thời trang tại Việt Nam hiện nay đang trong tình trạng giống hệt như thời điểm đó,
với sự bùng nổ và cạnh tranh khốc liệt của các hãng sản xuất, đó cũng là cơ hội cho
Organic Style trở lại trong nội thất Showroom và các khu trưng bày sản phẩm hàng hoá
(hội chợ, event…), bởi Organic Style có thể tạo ra các không gian có hình khối lạ, gây
tò mò và vì thế có thể thu hút sự chú ý cao, đó là 1 lợi thế của không gian trưng bày
tiếp thị sản phẩm.
Những người ủng hộ phong cách nội thất hữu cơ cho rằng cái đích của các thiết kế
chính là SỰ HOÀ HỢP của môi trường không gian mà chúng ta tạo ra với cơ thể của
con người sử dụng không gian đó (đối tượng phục vụ). Mà cơ thể của con người vốn
hoàn toàn chỉ có những đường cong, phải chăng đó chính là lý do mà khi đã trải qua
hàng loạt các xu hướng sử dụng hình khối trong thiết kế nội thất, gần đây khi vật liệu và
kỹ thuật thi công đã đạt đến mức độ có thể dễ dàng tạo ra bất kỳ dạng hình khối nào
trong nội thất thì những đường cong đang dần quay trở lại. Dường như những hình
dáng hữu cơ vẫn luôn gây được mối thiện cảm đối với con người hơn là những hình
khối kỷ hà khô cứng.

Tất cả các lý do trên khiến em chọn phong cách hữu cơ trong không gian biệt thự
làm đề tài nghiên cứu trong đồ án tốt nghiệp này.
1.2 Ý nghĩa, giá trị của đề tài:
1.2.1. Ý nghĩa đề tài:
Khi cuộc sống tiến bộ, tốc độ xây dựng càng mạnh mẽ, không gian sống càng được
cải thiện và tiện nghi hơn, sự hình thành và ra đời các khu đô thị mới với hạ tầng đồng
bộ là điều tất yếu. Một khu đô thị đáp ứng được nhu cầu sống, làm việc, kinh doanh,
giải trí chính là nền tảng quy hoạch, hạ tầng, hệ thống giao thông và cảnh quan môi
trường, kiểu dáng kiến trúc, thần thái của những không gian nội thất hoàn chỉnh và đạt
tiêu chuẩn.Chúng ta có thể khái quát các thành phần chính của một khu đô thị – khu
dân cư mới như sau:.
+ Các công trình dân dụng: nhà chung cư, nhà liên kế, nhà biệt thự.
+ Trung tâm thương mại, mua sắm, giải trí
+ Bệnh viện
+ Trường học
+ Cao ốc văn phòng
+ Các khối dịch vụ phụ : công viên, sân thể thao, rạp chiếu bóng,…
Organic Style là một phong cách không xa lạ với thế giới, nó hình thành ngay từ
những năm 70 của thế kỷ XX và đã được người ta khai thác rất hiệu quả trong các
công trình thương mại, dịch vụ. Tại Việt Nam những năm gần đây nhiều nhà thiết kế đã
sử dụng phong cách này tuy nhiên không ai “chỉ mặt đặt tên” cho nó mà chỉ gọi chung
chung là phong cách trẻ, phong cách hiện đại,… hay những từ ngữ tương tự, đôi khi
còn lẫn lộn giữa Organic Style và trường phái Pop Art (một phong cách xuất hiện gần
như cùng thời). Đề tài này được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn về phong
cách Organic để gọi đúng tên của nó và thử ứng dụng khai thác những điểm mạnh của
phong cách này trong công trình dân dụng, cụ thể là ứng dụng trong một ngôi nhà biệt
thự.
Thế mạnh của Organic style là mạnh về HÌNH (bao gồm đường nét, mảng và khối),
điều này sẽ được trình bày rõ trong phần sau.
1.2.2 Giá trị của đề tài:

1.2.2.1 Đối với con người:
Công trình được thiết kế nhằm phục vụ cho tất cả các đối tượng, đặc biệt là những gia
đình trẻ, năng động, thích sự sáng tạo, phá cách và có phong cách sống mới, hiện đại
họ chiếm hơn 50% dân số Việt Nam hiện tại, do đó việc thoả mãn nhu cầu về không
gian sống cho đối tượng này là đều hết sức bức thiết và có ý nghĩa
1.2.2.2 Đối với nghề thiết kế:
Xã hội ngày càng phát triển, đất nước ngày càng hội nhập với thế giới nên xu hướng
thiết kế cũng sẽ có nhiều thay đổi với các phong cách mới, hòa với nếp sống hiện đại
phong cách này sẽ góp phần tạo nên một cuộc sống tốt đẹp, mới mẻ,mang đầy tính
chất hiện đại hơn.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu:
Tập trung nghiên cứu phong cách Organic của thập niên 70, từ đó đúc kết, cô đọng,
cảm nhận theo cách riêng của tôi và ứng dụng vào thiết kế cho công trình nhà biệt thự
trong khu đô thị.
Phong cách Organic tự thân nó là hiện đại, do đó, màu sắc, ánh sáng, hình khối, vật
liệu xác định đơn giản, cách điệu từ những vật dụng trong cuộc sống đời thường, mang
tính công năng, thẩm mỹ và hiệu quả.
Xã hội Việt Nam đang từng bước phát triển và hội nhập đa chiều với thế giới về kinh
tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật… Mức sống của người dân ngày một cao,
trình độ văn hóa và trình độ thẩm mỹ cũng ngày càng phát triển hơn. Nhu cầu về một
không gian nội thất phù hợp với cuộc sống, không cầu kỳ, phức tạp và mang giá trị
thẩm mỹ cao càng được quan tâm hơn. Xu hướng hiện đại, đơn giản, ấn tượng, có
phong cách được xem là hướng đi của tương lai. Và đồ án của tôi cũng không nằm
ngoài xu hướng đó.
1.4 Giới hạn đề tài:
Các nghiên cứu trong đề tài được vận dụng để thiết kế nội thất cho một nhà biệt thự
trong khu đô thị mới có đầy đủ các không gian sống cơ bản như vườn, phòng khách,
phòng ngủ, bếp, nhà vệ sinh, phòng làm việc,… Từ đó rút ra một số các nguyên tắc,
phương pháp khi áp dụng Organic trong thiết kế để phát triển và vận dụng vào các loại
công trình khác.

Đồ án tập trung nghiên cứu về đường nét của Organic Style, những ứng dụng của nó
trong các công trình biệt thự mà những người đi trước đã thực hiện. Sau phần nghiên
cứu để tìm hiểu rõ phong cách.

CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ BIỆT THỰ VÀ PHONG CÁCH
BIỆT THỰ
Biệt thự là mô hình nhà ở đã có cách đây hàng trăm năm với những phong cách
mang đậm dấu ấn văn hóa, khí hậu, địa lý riêng biệt. Trong thời kỳ Việt Nam hội nhập,
nhu cầu về biệt thự sẽ xuất hiện với nhiều phong cách là điều dễ hiểu.

Biệt thự theo phong cách hiện đại (hình minh họa)
Biệt thự từ xưa đến nay luôn là mô hình nhà ở cao cấp với không gian công cộng cho
cả gia đình, không gian riêng cho mỗi thành viên và những góc vườn giúp thư giãn,
nghỉ ngơi. Biệt thự được xây dựng trên khu đất đủ lớn để công trình không có mặt nào
liền kề khu đất khác và thường có chiều cao từ 1 đến 3 tầng.
Mô hình nhà ở biệt thự có thể nói là một trong những mô hình nhà ở
lâu đời nhất thế giới (hình minh họa)
Những ngôi biệt thự xưa không có gara để ô tô, xe máy như bây giờ. Thay vào đó là
khu chuồng ngựa ở cạnh để “nhốt” phương tiện đi lại. Những chiếc ti vi không thấy xuất
hiện trong căn phòng. Không có điều hòa nhiệt độ và cũng chẳng có hệ thống trang âm,
hệ thống báo cháy, báo khói…
2.1 Biệt thự theo phong cách cổ điển
Những căn biệt thự theo phong cách cổ điển thường có đường nét cổ kính, vật
liệu, phong cách trang trí mang dáng dấp của những thập kỷ, thế kỷ trước. Cách bố trí
công năng cho biệt thự này cũng có những nét gợi lại nét sinh hoạt xa xưa… Biệt thự
mang dáng dấp cổ điển tạo cho người sử dụng cảm giác bề thế, ấm áp và cũng rất hào
hoa. Hình thức thiết kế thiên về đăng đối, cân xứng (cân xứng chứ không phải đối
xứng).
Màu sắc trong những ngôi biệt thự dáng dấp cổ điển thường dùng những tông màu
nâu, màu trầm, màu xanh rêu (làm đế, mái, cửa…), kết hợp với những màu 14ong như

màu vàng đất, vàng kem (dùng cho tường, cột ). Công trình thường có bắt đầu và kết
thúc khoẻ khoắn bằng cách ốp chân và lợp mái theo tông màu đậm.
( Hình minh họa)


( Hình minh họa)
Các chi tiết kiến trúc của biệt thự phong cách cổ điển khá cầu kỳ và tinh xảo. Yêu cầu kiến
trúc sư phải hiểu về tỷ lệ và phối hợp đường nét trong kiến trúc. Vì nếu không biết cách kết
hợp chi tiết với nhau, công trình khi nhìn bao quát sẽ thành một sản phẩm rối rắm (mặc dù chi
tiết kiến trúc cổ đúng và đạt). Thiết kế công trình biệt thự phong cách cổ điển cần tạo cảm giác
khoẻ khoắn, hình khối khi nhìn từ xa phải rành mạch, rõ ràng nhưng khi lại gần thì các chi tiết
lại tinh xảo, không trơ hay khô cứng.
Biệt thự phong cách cổ điển tại Mỹ ( hình minh họa)
( Hình minh họa)
Biệt thự phong cách cổ điển thường dùng ít màu sắc
(Hình minh họa)
( Hình minh họa)
Với biệt thự có hình thức kiến trúc mang dáng dấp cổ điển thì không gian nội thất
cũng cần thiết kế cho đồng bộ. Cũng giống như mặt ngoài, các chi tiết kiến trúc cổ
cũng được đưa vào nội thất. Nội thất thường được sử dụng nhiều gỗ, thảm, tranh
kính, đèn chùm, bọc da…
Lò vi sóng, bếp ga, hút mùi được khéo léo thiết kế kết hợp với phong cách nội thất
cổ điển vừa sang trọng vừa tiện lợi, hiện đại.
Biệt thự phong cách cổ điển thường dùng ít màu sắc
(Hình minh họa)
2.2 Biệt thự theo phong cách hiện đại
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, các nhà sản xuất liên
tục cho ra đời loại vật liệu mới và trang thiết bị mới phục vụ xây dựng. Diện tích đất để
xây dựng biệt thự không còn rộng nữa… Vì vậy kiến trúc của những ngôi biệt thự
cũng thay đổi theo để phù hợp với nếp sống của con người thời đại mới.



( Hình minh họa)


Mỗi dân tộc có một đường nét kiến trúc biệt thự khác nhau
( Hình minh họa)
Ngoài những điều kiện của sự phát triển chung, phong cách thiết kế biệt thự cũng có ảnh
hưởng theo quan niệm sống, mức sống và nét văn hóa của mỗi địa phương, mỗi dân tộc.

( Hình minh họa)



( Hình minh họa)
Địa hình, khí hậu và những điều kiện ngoại cảnh khác cũng ảnh hưởng đến kiến trúc của ngôi biệt thự
( Hình minh họa)
Khác với biệt thự phong cách cổ điển, những căn biệt thự hiện đại thường không làm
theo lối cân đối, đối xứng mà được trang trí theo dáng dấp cách tân, đường nét khỏe
khoắn, tự do. Biệt thự hiện đại dùng nhiều mảng, khối, đường nét rõ ràng mang tính hình
học.

Vật liệu cũng được sử dụng mạnh dạn hơn biệt thự theo phong cách cổ điển rất nhiều.
Cửa kính, mái kính, thép, mái nhẹ BFT, gỗ ngoài trời BFT, đá… sử dụng phối hợp với nhau
tạo nên nét độc đáo cho mỗi công trình.

Đường nét rõ ràng, đơn giản tạo vẻ đẹp hiện đại cho biệt thự
( Hình minh họa)

Cửa kính, lan can kính sử dụng phối hợp tạo nét độc đáo cho công trình

( Hình minh họa)
Biệt thự theo phong cách hiện đại cũng thường đi với các trang thiết bị nội
thất hiện đại, trang thiết bị tự động, điện tử như camera, hệ thống báo cháy,
báo khói….

( Hình minh họa)
Biệt thự hiện đại thường ưu tiên không gian sử dụng hơn là hình thức. Kiến
trúc sư khi thiết kế luôn chú ý để sao cho không gian nội thất và ngoại thất hoà
lẫn với nhau bằng những ô cửa lớn, hiên rộng…Tư duy mới cũng xuất hiện
trong thiết kế với những không gian lạ (lệch cốt, thông tầng, so le…) với xu
hướng phục vụ tối đa cho sử dụng không gian. Hình thức bên ngoài biệt thự
với những chi tiết trang trí đơn giản, cô đọng.

( Hình minh họa)
Thiết kế theo kiểu tạo hình nhằm phục vụ tối đa cho nhu cầu sử dụng không
gian của chủ nhà. Không gian nội thất và ngoại thất hoà lẫn với nhau bằng
những ô cửa sổ lớn.
Ngoài 2 kiểu phong cách trên còn có rất nhiều phong cách như: phong cách
pop art, phong cách đương đại, phong cách country,…mỗi phong cách đều
mang tính chất, kiểu dáng, đường nét,sự sáng tạo,… khác nhau. Nhưng mục
tiêu chung của chúng đều giống nhau là tạo một không gian đặc trưng tính
cách gia chủ.





CHƯƠNG 3: PHONG CÁCH ORGANIC
3.1 Tóm tắt nội dung:
Gồm 3 phần:

- Phần 1: Sự hình thành và phát triển Organic Style.
- Phần 2: Ngôn ngữ của Organic Style.
- Phần 3: Ứng dụng.
3.2 Nội dung
3.2.1 Phần 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ORGANIC STYLE
3.2.1.1 Định nghĩa Organic Style:
- Organic: (thuộc) cơ quan (trong cơ thể), hữu cơ.
- Organicism: Sinh vật học, thuyết hữu cơ.
- Organism: Cơ thể, sinh vật.
- Organic Style: Phong cách thiết kế vật dụng và không gian mang hình dáng của sinh
vật, của cơ thể sống, hình dáng “hữu cơ”.
Phong cách nội thất hữu cơ là phong cách nội thất được biểu hiện ra bên ngoài bằng
những đường cong ngẫu nhiên lấy cảm hứng từ những hình ảnh gần gũi trong cuộc
sống, gần gũi với đường nét cơ thể người, động thực vật…
3.2.1.2 Hoàn cảnh ra đời và phát triển của Organic Style:
Sự ra đời của Organic Style có thể tóm lược trong 2 lý do:
+ Điều kiện kỹ thuật sản xuất : Organic Style chỉ có thể phát triển mạnh khi người
ta có đủ vật liệu và kỹ thuật để tạo ra những hình dạng phức tạp ngoài những hình kỷ
hà cổ điển.
+ Vấn đề cạnh tranh bán hàng dẫn đến nhu cầu tiếp thị: Organic Style chỉ được ưa
chuộng khi người ta cần nó để làm cho không gian trưng bày trở nên lạ hơn, thu hút sự
tò mò hơn nhằm lôi kéo khách hàng lựa chọn cái hấp dẫn nhất giữa hàng loạt các hãng
sản xuất cùng kinh doanh 1 mặt hàng.
Organic Style đã hình thành và phát triển như sau:
Năm 1850 được xem như cột mốc quan trọng của nền Design thế giới với sự chuyển
tiếp từ phương thức sản xuất thủ công sang phương thức sản xuất cơ khí công nghiệp.
Bước tiến nhảy vọt này dựa trên nền tảng các phát minh khoa học quan trọng như máy
hơi nước (James Watt – 1765), máy kéo sợi Jenny (1767), năng lượng điện, tàu thủy,
xe lửa… khởi đầu 1 cuộc cách mạng về công nghiệp đầu tiên ở Anh, sau đó lan sang

×