Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

nghiên cứu đánh giá Tinh dầu Citrus

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 25 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Khoa KỸ THUẬT HÓA HỌC
Bộ môn: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Đề tài:
TINH DẦU CITRUS
Giảng viên HD: Tôn Nữ Minh Nguyệt
Sinh viên:Hoàng Duy Tân 61103067
Nguyễn Đăng Nhân
61102361
Nguyễn Văn Tài 61103002
Lớp: HC11TP
Tháng 12/2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Khoa KỸ THUẬT HÓA HỌC
Bộ môn: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Đề tài:
TINH DẦU CITRUS
Giảng viên HD: Tôn Nữ Minh Nguyệt
Sinh viên:Hoàng Duy Tân 61103067
Nguyễn Đăng Nhân
61102361
Nguyễn Văn Tài 61103002
Lớp: HC11TP
Tháng 12/2013
Mục lục
1. Tìm hiểu về tinh dầu Citrus:
1.1 Những nét đặc trưng của tinh dầu thực vật:


-Tinh dầu là hỗn hợp các chất hữu cơ tan lẫn vào nhau, gồm nhiều hợp chất dễ bay hơi (chủ yếu là các
tecpen và các tritecpenonit), có mùi đặc trưng tùy thuộc vào nguồn gối cung cấp tinh dầu. Tinh dầu là sản
phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi chất và không được sử dụng trở lại cho các hoạt động sống của cây.
Hệ thực vật có tinh dầu khoảng 3000 loài, trong đó có 150 – 200 loài có ý nghĩa công nghiệp.
-Tinh dầu chứa trong thực vật có thành phần không ổn định. Hàm lượng tinh dầu phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như giống, di truyền, đất trồng, phân bón, thời tiết, ánh sáng, thời điểm thu hoạch. Trong các bộ phận
của cây, hàm lượng tinh dầu cũng khác nhau. Cần phải có một sự hiểu biết nhất định để xác định thời gian
thu hái cho hàm lượng tinh dầu nhiều nhất và chất lượng tốt nhất.
1.2 Tính chất lý – hóa của tinh dầu thực vật:
-Ở nhiệt độ thường, hầu hết tinh dầu ở thể lỏng, có khối lượng riêng bé hơn 1 (trừ một vài tinh dầu như
quế, đinh hương…), không tan trong nước hoặc tan rất ít nhưng lại tan tốt trong dung môi hữu cơ như
ancol, ete, chất béo…
-Đa số tinh dầu không có màu hoặc màu vàng nhạt, một số tinh dầu có màu như tinh dầu quế có màu nâu
sẫm, tinh dầu thymus có màu đỏ. Tinh dầu thương có vị cay và hắc, có tính sát trùng mạnh.
1.3 Giới thiệu về họ Citrus:
-Citrus là một chi thực vật có hoa trong họ Rutaceae, có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới
ở đông nam châu Á. Các loại cây trong chi này là các cây bụi lớn hay cây thân gỗ nhỏ, cao tới 5–15 m tùy
loại, với thân cây có gai và các lá thường xanh mọc so le có mép nhẵn. Hoa mọc đơn hay thành ngù
hoa nhỏ, mỗi hoa có đường kính 2–4 cm với 5 (ít khi 4) cánh hoa màu trắng và rất nhiều nhị hoa. Hoa
thông thường có mùi thơm rất mạnh. Quả là loại quả có múi, một dạng quả mọng đặc biệt, hình cầu hay
cầu thuôn dài, chiều dài 4–30 cm và đường kính 4–20 cm, bên trong quả khi bóc lớp vỏ và cùi sẽ thấy lớp
vỏ mỏng, dai, màu trắng bao quanh các múi bên trong chứa nhiều tép mọng nước. Nhóm cây Citrus có vai
trò quan trọng về mặt thương mại do nhiều loài (hoặc cây lai ghép) được trồng để lấy quả. Quả được ăn
tươi hay vắt, ép lấy nước.
-Quả của chi Citrus đáng chú ý vì mùi thơm của chúng, một phần là do các terpen chứa trong lớp vỏ với
các túi chứa tinh dầu, và chủ yếu là do nó chứa nhiều nước. Nước quả có hàm lượng axít citric cao, tạo ra
hương vị đặc trưng của chúng. Chúng cũng là nguồn cung cấpvitamin C và các flavonoit đáng chú ý.
Hình : Cấu tạo đặc biệt của lớp
vỏ ngoài được giải phẩu và quan
sát dưới kính hiển vi.

-Thành phần chính trong tinh dầu Citrus là limonene. Limonene là một hydrocarbon (monoterpen) lỏng,
không màu. Tên của nó xuất phát từ chanh, bởi vì vỏ chanh có chứa một lượng đáng kể chất này.
Limonene gồm 2 đồng phân là D-limonene có mùi cam và L-limonene có mùi nhựa thông. Trong tinh dầu
Citrus có khoảng 90% là limonene mà chủ yếu là D-limonene với các tính chất vật lí sau:
-Tính chất hóa học cơ bản của limonene là dễ tham gia phản ứng cộng và dễ bị oxi hóa. Ví dụ, nó tham
gia phản ứng cộng nước trong mối trường acid tạo terpineol, phản ứng oxi hóa trong không khí ẩm tại
limonene oxit, carveol, carvone,…

-Limonene được sử dụng trong thực phẩm và một số loại thuốc để che dấu mùi vị cay đắng của một số
alkaloid. Ngày nay nó càng được sử dụng như một dung môi cho các mục đích làm sạch như loại bỏ dầu
mỡ từ các bộ phận máy. Đặc biệt được sử dụng làm dung môi sơn công nghiệp, làm sạch trong nền công
nghiệp điện tử với lợi thế không độc hại và dễ phân hủy sinh học để tạo thành C, CO
2
và H
2
O.
2. Một số loại tinh dầu phổ biến:
2.1.Tinh dầu vỏ cam:
2.1.1.Giới thiệu:
Cam có tên khoa học là Citrus sinesis Osbeck,thuộc họ Rutaceae.
Cây gỗ nhỏ có dáng khỏe đều;thân không gai hay có ít gai. Lá mọc so le,phiến lá dài,màu xanh đậm,hình
trái xoan,dài 5-10cm, rộng 2,5-5cm,mép có răng thưa;cuống hơi có cánh, rộng 4-10mm. Chùm hoa ngắn
ở nách lá, đơn độc hay nhóm 2-6 hoa thành chùm;đài hoa hình chén,không lông;cánh hoa trắng dài 1,5-
2cm; nhị 20-30 cái, dính nhau trhành 4-5 bó. Qủa gần hình cầu,đường kính 5-8cm, vỏ quả dày 3-4mm;
cơm quả vàn nhạt đến vàng cam, vị ngọt chua tùy loại, hạt có màu trắng.
Ở nước ta có một số loại chính sau:
-Cam sành (Citrus nobilis Lour. var. nobilis): cùng loại có cam
Bố Hạ.Cây cao 2-3m,phân cành thấp,lá có tai nhỏ,quả sần sùi,vỏ
dày,khi chín màu vàng hay đỏ sẫm,dễ bóc vỏ,vị ngọt hơi chua.
Quả dẹt nặng trung bình 200-250g;chín vào tháng 11, 12, 1.

-Cam sanh là giống lai của cam (Citrus sinesis) và quít (Citrus
reticulata).
-Cam đắng (cam chua) (Citrus aurantium L.):cay gỗ cao 4-5m. Quả hình cầu, kích thước trung bình có
đường kính 6-8cm,khi chín màu da cam, da trơn, ruột nhiều nước và thơm.
-Cam ngọt ( Citrus deliciosa Penese): quả không tròn, dẹp hai đầu, vỏ mỏng hơn cam sánh, hơi sần sùi,
lúc chín màu vàng cam sẫm.

Ngoài ra còn một số giống khác như cam mật,cam Cái Bè…hoặc một số giống nhập từ nước ngoài có
năng suất cao như Masnum, Portugal, Alger Navel…
2.1.2.Tính chất của tinh dầu:
-Tinh dầu cam có mùi thơm ngọt, hấp dẫn, đặc trưng.
BẢNG: Chỉ số vật lý của tinh dầu vỏ cam qua 2 phương pháp lấy tinh dầu.
Trong đó: :tỉ trọng g/cm
3
.

: chỉ số khúc xa.
: góc quay cực

2.1.3.Thành phần hóa học:
-Thành phần hóa học của tinh dầu vỏ cam Việt Nam:
-
2.1.4.Ứng dụng của tinh dầu cam:

Hình:Mứt cam Hình: Nước ép cam
Hình:Bánh chứa tinh dầu cam Hình:Nước hoa hương cam
Hình:Kẹo dẻo cam Hình: kem cam Hình:dung dịch tẩy rửa
2.2.Tinh dầu vỏ chanh:
2.2.1 Giới thiệu:
Tên khoa học :Citrus limonia Osbeck, họ Cam – Rutaceae .

-Chanh là một loài cây nhỏ, cao từ 1m đến 3m. Thân có gai. Lá hình trứng, dài từ 5,5 đến 11cm, rộng 3,5
đến 6cm, mép hình răng cưa. Hoa trắng, mọc đơn độc hay từng chùm 2 dên 3 hoa. Vỏ quả có màu xanh,
chuyển sang vàng khi chín. Quả chia nhiều múi. Dịch rất chua. Vỏ quả lá chanh có nhiều tinh dầu.
-Chanh có chứa nhiều chất có lợi như axit xitric, canxi, magiê, vitamin C, flavonoid sinh học, pectin,
limonin, các chất hỗ trợ miễn dịch và kháng khuẩn. Chanh có chứa đường, canxi, sắt và các vitamin B1,
B2, A, đặc biệt là hàm lượng vitamin C rất cao. Do phong phú vitamin nên chanh có thể ức chế và giảm
huyết áp, hoãn giải sự căng thẳng thần kinh, hỗ trợ tiêu hoá, đồng thời có thể phân giải được độc tố của cơ
thể.
- Lá chứa coumarin, isopimpinellin, bergapten.Trong lá chanh có 0,19% tinh dầu
Có nhiều chủng loại chanh :
- Chanh giấy: Vỏ quả mỏng, được trồng phổ biến
- Chanh núm: Quả có núm, vỏ dày
- Chanh tứ thời: Ra hoa và quả chanh quanh năm
- Chanh đào: Vỏ quả vàn đỏ, ruột đỏ, vị thơm.
2.2.2.Đặc tính tinh dầu chanh:
-Hương thơm: Ngọt thoáng, trong lành, mát có khả năng giúp người ngửi có tinh thần tập trung tốt và
dầu chanh khi được khuếch tán
d n α
20
0
C 0.845-0.862 1.474-1.478 +56
0
- +68
0
25
0
C 0.975-0.985 1.4650-1.4675 +8
0
- 24
0


-Tan trong 0,5-1 thể tích etanol 95%,tan trong sulfur carbon, cloroform, dietil eter.
2.2.3.Thành phần hóa học có trong tinh dầu vỏ chanh Việt Nam:
2.2.4. Ứng dụng của tinh dầu chanh:
Hình:nước chanh Hình: trà chanh Hình: bánh hương chanh
Hình : kem chanh Hình : Trà lipton hương chanh
Hình: kẹo chanh Hình: viên sủi chanh
2.3.Tinh dầu vỏ bưởi:
2.3.1.Giới thiệu:
- Cây cao khoảng 5 đến 10m, thường có gai lớn (nhất là
trồng bằng hạt) nhánh non có lông tơ
-Rễ: thường có 1 rễ cái và những rễ nhánh, từ rễ nhánh
mọc ra các rễ lông yếu ớt. Sự phát triển của rễ thường xen
kẽ với sự phát triển của thân, cành trên mặt đất. Rễ mọc ra
từ hạt thường khỏe, mọc sâu, nếu đất thoáng nước tốt và
tơi xốp có thể mọc sâu đến 4m.
-Thân, cành: bưởi thuộc thân gỗ, các cành chính thường
mọc ra ở các vị trí trong khoảng 1m cách mặt đất. Cành có
thể có gai, nhất là khi trồng bằng hạt. Cành phát triển theo
lối hợp trụ, khi cành mọc dài đến một khoảng nhất định thì
ngừng lại. Trong 1 năm cây có thể cho 3 đến 4 đợt cành tùy theo chức năng của cành mà chúng có tên
khác nhau như: cành mang trái, cành mẹ, cành dinh dưỡng và cành vượt
-Lá: là bưởi thuộc lá đơn gồm có cuốn lá, cành lá và phiến lá. Lá lớn, có cành lá to, phiến lá hình xoan
đến bầu dục, dạng trái tim, dài từ 12 đến 15cm, mặt dưới gân lá thường có lông
-Hoa: hoa bưởi lớn, mọc đơn 2 chùm, cành hoa màu trắng kem, có từ 20 đến 25 nhị đực, bầu noãn có 11
đến 16 ngăn, đường kính rộng từ 2.5 – 4cm, rất thơm, thường là hoa lưỡng tính. Thời gian từ khi ra hoa
đến khi hoa tàn thay đổi tùy giống và điều kiện khí hậu, trung bình là 1 tháng.
-Trái: bưởi có trái lớn hình cầu hay hình trái lê, đường kính từ 10 đến 40cm, có màu xanh và vàng nhạt
khi chín, vỏ dày, tép lớn màu vàng nhạt hay hồng. Trái nặng trung bình từ 1 – 2kg. Trái bưởi có 3 phần
chính : ngoại bì, trung bì, nội bì. Thời gian chín của trái từ 7 -8 tháng sau khi thụ phấn. Quá trình phát

triển của bưởi chia làm 3 giai đoạn từ 49 tuần sau khi đậu trái, trái chủ yếu phát triển kích thước và trọng
lượng. Bên cạnh đó phần thịt trái cũng phát triển chủ yếu là các tép phát triển về kích thước và số lượng.
Sau đó, cùng với sự phát triển của các tép là sự phát triển của lớp trung bì. Giai đoạn cuối cùng, khi trái
đạt độ chín thành thụt, hàm lượng acid trong nước giảm dần, trong khi màu sắc của trái từ màu xanh
chuyển sang màu vàng và độ cứng của trái sẽ giảm dần.
-Hạt: hình dạng, kích thước, trọng lượng, số lượng hạt trong trái và mỗi múi thay đổi nhiều tùy từng
giống. Bưởi là loại trái hạt lớn, đơn phôi, có nhiều hạt, tuy nhiên một số giống bưởi như Bưởi Năm Roi,
Bưởi Biên Hòa hạt thường mất dần qua quá trình phát triển của trái
Một số loại bưởi:
Bưởi Năm Roi: khi trồng 2-3 năm sẽ cho thu hoạch. Tất cả các hoa đều
được thụ phấn hình thành quả nhưng khi phát triển mỗi cành chỉ từ 1 đến 2
quả. Quả có dạng từ gần tròn đến hình quả lê, đường kính trung bình 15-
20cm có khi đạt tới 30cm, vỏ ngoài dày 2-2.5cm, màu xanh hơi vàng, khi
chín có màu vàng, tâm quả rỗng, trên vỏ nổi lên nhiều tuyến dầu, bề mặt
vỏ nhám và vỏ trở nên mỏng hơn. Múi lớn, có màu hơi vàng trong mọng
đầy nước. Hương vị ngọt không the đắng. Hạt thường không có hoặc chỉ
là dạng lép, đôi khi có vài hạt có nhiều cạnh hơi màu vàng, thường đơn
phôi. Có thể để được 3 tuần sau khi hái ở điều kiện thường. Cho trái nhiểu
nhất từ tháng 8 đến tháng 2
Hình:Bưởi Năm Roi
Bưởi Da Xanh: tên khoa học là: Citrus Grandis (L) Osbeck.
Bưởi da xanh là giống bưởi ngon, sau khi trồng 2-3 năm có thể vung. Rất sai
trái, quả có dạn hình cầu, da màu xanh (sau khi chín da vẫn màu xanh). Ruột
có màu đỏ, không hạt hoặc hạt rất nhỏ. Bưởi Da Xanh đã đạt giải nhất tại cuộc
thi trái ngoan trái khỏe do Viện nghiên cứu Cây an quả Miền Nam tổ chức
Bưởi lông: tên khoa học: Citrus Maxima Burm. Merr
Thấy trái bưởi có lớp lông xơ bao phủ mịn màng nên mọi người đặt tên là bưởi lông.
Bưởi Lông Cổ Cò có hình dạng trái lê, nặng trung bình 0.9-1.4kg/trái. Vỏ trái có màu
xanh vàng khi chín, dễ lột và khá mỏng (13-16mm), ruột hống nhạt, nước quả khá nhiều,
vị ngọt đến chua nhạt, mùi thơm và có từ 5-30 hạt/trái. Bưởi Lông Cổ Cò có thể tồn trữ

được 20 ngày nếu được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ phòng
Về đặc tính sinh trưởng, Bưởi Lông Cổ Cò dễ trồng lại mau cho trái. Về thời điểm thu hoạch hàng năm:
rộ nhất là vào dịp Tết trung thu và Tết Nguyên Đán đến thang 2 Âm lịch
Hình:Bưởi Lông Cổ Cò
2.3.2.Đặc tính của tinh dầu Bưởi:
-Màu sắc: Màu vàng nhạt đến không màu
-Mùi,vị: Hương thơm thơm mát, Vị đắng cay
-Tỉ trọng ở 20 độ C: 0.923-0.926
-Độ Axít:≤ 1.00
-Chỉ số khúc xạ ở 25 độ C: 1.472-1.476
-Phương pháp chiết suất tinh dầu:chưng cất lôi cuốn hơi nước.
2.3.3.Thành phần hóa học của tinh dầu Bưởi:
Bảng:Thành phần hóa học của tinh dầu vỏ bưởi:
2.3.4.Ứng dụng của tinh dầu bưởi:
Hình:Tinh dầu Bưởi. Hình:Rượu Bưởi. Hình:Trà xanh Bưởi
Hình:Kẹo cao su Hình:Mứt Bưởi Hình:Kẹo Dẻo Hình:Kẹo Bưởi
2.4.Tinh dầu vỏ quất :
2.4.1.Giới thiệu:
-Cây quất hay còn gọi là cây tắc, cây hạnh.
- Cây quất thuộc họ cam Rutaceae, có tên khoa học là Citrus microcarpa
(Hassk) Bunge.
- Có nguồn gốc từ châu Á nhiệt đới,Trung Quốc,Nhật Bản, được trồng từ lâu
ở nước ta nhất là ở Cái Mơn
-Cây quất là cây nhỏ, cao cở 1m - 1,5m, thân dẻo màu xanh xám, phân nhiều
cành nhánh, lá đơn hình bầu dục, màu xanh thẫm, cuốn có cánh rất nhỏ,
có đốt ở đầu. Hoa thường đơn độc, nở xòe 5 cánh màu trắng tươi, rất thơm,
chùm nhụy rất ngắn. Hoa đậu thành quả hình cầu, lúc còn non màu xanh
bóng, khi già chín đổi thành màu vàng cam, rất đẹp. Bên trong ruột có
nhiều múi màu vàng nhạt, chứa nhiều nước chua gắt nên thường dùng để
làm nước uống với đường rất đã khát hoặc làm mứt để ăn.

-Hạt quất có tác dụng giảm ho, cầm máu, chống nôn, lá quất có nhiều tinh
dầu, có tác dụng chữa cảm mạo phong hàn rất tốt.
2.4.2.Đặc tính của tinh dầu quất:
Bảng: Các chỉ số hóa-lý của tinh dầu vỏ quả quất:
2.4.3.Thành phần hóa học của tinh dầu vỏ quả quất:
Bảng:thành phần hóa học của tinh dầu vỏ quả quất:
Trong đó:
-a (%): hàm lượng thành phần theo phương pháp chưng cất hơi nước.
-b (%): hàm lượng thành phần theo phương pháp chiếu xạ vi sóng.
- Đặc biệt ở tinh dầu quả quất có sự hiện diện của hai chất 7,7- dimethyl-2-methylen bicyclo heptan và
1,2,3,4a,5,6,8a- octahydro-7-methyl-4-methylen-1-(methylethyl) naphthalene không phát hiện trong 4
loại tinh dầu cam, chanh, bưởi, quýt mà tìm thấy trong thành phần của tinh dầu hoa lài, tinh dầu sả, Rất
có thể sự khác biệt trong thành phần hóa học này góp phần vào sự khác biệt trong hoạt tính sinh học, cụ
thể là tác dụng giải lo âu của tinh dầu quất.
2.4.4.Ứng dụng của tinh dầu cỏ quả quất:

Hình:Mứt Quất Hình:Ô mai quất Hình:trà Quất
Hình:Thuốc Quất Ho. Hình:Mứt Quất
2.5.Tinh dầu vỏ quýt:
2.5.1.Giới thiệu:
-Quýt thuộc họ Rutaceae.Có tên khoa học là: Citrus
reticulata.
-Cây quýt được trồng lâu đời ở các tỉnh phía Nam. Cây có
đặc tính sinh trưởng trung bình, dạng tán hình tròn. Lá có
phiến hình elíp, mỏng, màu xanh đậm. Cây có khả năng
cho trái sau 3 năm trồng (cây ghép), nhất là ghép trên gốc
chanh volkameriana. Mùa vụ thu hoạch rải rác trong năm,
thường tập trung từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Thời
gian từ ra hoa đến thu hoạch khoảng 8-9 tháng. Năng suất
trung bình (80kg/cây/năm, cây khoảng từ 10 năm tuổi) và

khá ổn định .
Quả dạng hình cầu, có trọng lượng trung bình 130 gam/quả. Vỏ quả màu xanh đến xanh vàng khi chín, dễ
lột và lớp vỏ giữa rất mỏng. Tép màu vàng cam, nhiều nước, vị ngọt không chua (độ brix 9,5- 10,5 %),
mùi thơm và có hạt trung bình (8-10 hạt/quả).
2.5.2.Đặc tính của tinh dầu vỏ quýt:
Tinh dầu quýt là một chất lỏng màu vàng nhạt, có huỳnh quang xanh, mùi thơm dễ chịu. Tỷ trọng 0.858,
có vị đắng và the.
2.5.3.Thành phần hóa học của tinh dầu vỏ quýt
Bảng:Thành phần hóa học của vỏ quýt:
Thành phần hóa học Tỉ lệ (%) Thành phần hóa học Tỉ lệ (%)
α-Thujene 0.1 β-Phellandrene 0.3
α-Pinene 0.5 γ-Terpinene 4.3
β-Pinene 0.4 (E)- β -Ocimene 0.2
Sabinene 0.1 p-Cymene 0.1
Myrcene 1.7 Terpinolene 0.2
α-Terpinene 0.1 Octanal 0.1
Limonene 90.3 Linalool 0.2
2.5.4.Ứng dụng của tinh dầu quýt:
Hình:Gel chứa tinh dầu quýt trị mụn. Hình:Mứt vỏ quýt với gừng
Dùng hơi nước Ngưng tụ Chiết nh dầu
Hình:Mĩ phẩm dưỡng da chứa tinh dầu quýt Hình: Tinh dầu quýt
3.Phương pháp chiết suất tinh dầu:
3.1.Chưng cất lôi cuốn bằng hơi nước:
-Từ lâu phương pháp chưng cất hơi nước là phương pháp đầu tiên dùng để tách tinh dầu ra khỏi nguyên
liệu thực vật.
3.1.1.Nguyên tắc:
-Chưng cất lôi cuốn bằng hơi nước: dùng hơi nước để chiết suất tinh dầu (là chất dễ bay hơi với hơi
nước). Sau đó ngưng tụ lại, rồi chiết tinh dầu ra khỏi nước (tinh dầu không tan trong nước).
-Phương pháp này dựa trên sự khuếch tán, thẩm thấu, hòa tan và lôi cuốn theo hơi nước của những hợp
chất hữu cơ trong tinh dầu chứa trong các mô khi tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao. Sự khuếch tán sẽ

dễ dàng khi tế bào chứa tinh dầu trương phồng do nguyên liệu tiếp xúc với hơi nước bão hòa trong một
thời gian nhất định
3.1.2.Những ảnh hưởng chính trong sự chưng cất hơi nước:
-Sự khuếch tán.
-Sự thủy giải.
-Nhiệt độ
3.1.3.Các phương pháp chưng cất hơi nước:
-Trong công nghiệp, dựa trên thực hành người ta chia các phương pháp chưng cất hơi nước ra ba loại
chính :
- Chưng cất bằng nước.
- Chưng cất bằng nước và hơi nước.
- Chưng cất bằng hơi nước.
Cả ba phương pháp này đều có lý thuyết giống nhau nhưng khác nhau ở cách thực hiện.
3.1.4.Ưu điểm và khuyết điểm:
*Ưu điểm:
- Quy trình kỹ thuật tương đối đơn giản,thiết bị gọn, dễ chế tạo.
- Không đòi hỏi vật liệu phụ như các phương pháp trích ly, hấp thụ.
- Thời gian tương đối nhanh, không cần dùng hóa chất.
*Khuyết điểm:
- Không có lợi đối với những nguyên liệu có hàm lượng tinh dầu thấp.
- Chất lượng tinh dầu có thể bị ảnh hưởng nếu trong tinh dầu có những cấu phần dễ bị phân hủy.
Dùng dung môi hữu cơ Chưng cất
- Không lấy được các loại nhựa và sáp có trong nguyên liệu (đó là những chất định hương thiên
nhiên rất có giá trị).
- Trong nước chưng luôn luôn có một lượng tinh dầu tương đối lớn.
3.1.5.Thu hồi thêm tinh dầu từ nước chưng:
-Thường tinh dầu trong nước chưng nằm dưới hai dạng phân tán và hòa tan. Dạng phân tán thì có thể
dùng phương pháp lắng hay ly tâm, còn dạng hòa tan thì phải chưng cất lại. Nếu trọng lượng riêng của
tinh dầu và nước quá gần nhau thì có thể thêm NaCl để gia tăng tỉ trọng của nước làm tinh dầu tách ra dễ
dàng.

-Trong phòng thí nghiệm, để chưng cất hơi nước tinh dầu, người ta thường dùng bộ dụng cụ thủy tinh
Clevenger với hai loại ống hứng tinh dầu, tùy theo tinh dầu nặng hay nhẹ.
3.2.Phương pháp trích ly:

-Phương pháp trích ly: dùng dung môi hữu cơ thích hợp để hòa tan, chiết suất tinh dầu ra khỏi nguyên
liệu. Sau đó đem chưng cất dung môi ra khỏi tinh dầu bằng phương pháp chưng cất thường.
3.2.1.Nguyên tắc:
-Dựa trên hiện tượng thẩm thấu, khuếch tán và hòa tan của tinh dầu có trong các mô cây đối với các dung
môi hữu cơ.
3.2.2.Dung môi:
-Yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công của phương pháp này là phẩm chất và đặc tính của dung môi
sử dụng.
*Do đó dung môi dùng trong trích ly cần phải đạt được những yêu cầu sau đây:
- Hòa tan hoàn toàn và nhanh chóng các cấu phần có mùi thơm trong nguyên liệu.
- Hòa tan kém các hợp chất khác như sáp, nhựa dầu có trong nguyên liệu.
- Không có tác dụng hóa học với tinh dầu.
- Không biến chất khi sử dụng lại nhiều lần.
- Hoàn toàn tinh khiết, không có mùi lạ, không độc, không ăn mòn thiết bị, không tạo thành hỗn hợp
nổ với không khí và có độ nhớt kém. Nhiệt độ sôi thấp vì khi chưng cất dung dịch ly trích để thu hồi
dung môi, nhiệt độ sôi cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu. Điểm sôi của dung môi nên thấp
hơn điểm sôi của cấu phần dễ bay hơi nhất trong tinh dầu.
- Ngoài ra, cần có thêm những yếu tố phụ khác như: giá thành thấp, nguồn cung cấp dễ tìm…
-Thường thì không có dung môi nào thỏa mãn tất cả những điều kiện kể trên. Người ta sử dụng cả dung
môi không tan trong nước như: dietil eter, eter dầu hỏa, hexan, cloroform … lẫn dung môi tan trong nước
như: etanol, aceton … Trong một số trường hợp cụ thể, người ta còn dùng một hỗn hợp dung môi.
-Vì dung môi dễ bay hơi nên chúng ta cần phải lưu ý đến tỉ lệ thất thoát dung môi trong quy trình ly trích
vì việc này có thể ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm.
3.2.3.Các cách trích ly:
-Có hai cách trích ly : mỗi cách trích ly có dung môi và thiết bị riêng.
-Hai cách trích ly thông thường ở nhiệt độ thường là ngâm kiệt và ngâm phân đoạn. Phương pháp ngâm

kiệt cho kết quả tốt hơn vì trích ly được nhiều hoạt chất và ít tốn dung môi, nhất là khi áp dụng cách trích
ly ngâm kiệt ngược dòng.
-Trích ly nóng: nếu dung môi là các chất bay hơi thì áp dụng cách ly trích liên tục và ly trích hồi lưu. Nếu
dung môi là nước thì sắc hoặc hãm phân đoạn.
3.2.4.Ưu điểm và khuyết điếm
*Ưu điểm:
-Sản phẩm thu được theo phương pháp này thường có mùi thơm tự nhiên.
- Hiệu suất sản phẩm thu được thường cao hơn các phương pháp khác.
*Khuyết điểm:
- Yêu cầu cao về thiết bị, thất thoát dung môi,quy trình tương đối phức tạp.
3.3.Phương pháp hấp thụ:
-Phương pháp hấp thụ: Trộn nguyên liệu với mỡ lợn hoặc mỡ bò, rồi để một thời gian. Lúc này chất béo
sẽ hấp thụ và hòa tan tinh dầu vào trong nó. Sau đó dùng rượu để tách chất thơm ra khỏi chất béo.
3.3.1.Nguyên tắc:
-Một vài loài hoa như hoa lài, hoa huệ…có khả năng đặc biệt là sau khi thu hái khỏi cây vẫn còn tiếp tục
tạo ra tinh dầu. Đồng thời dựa vào tính chất của các chất béo động vật và thực vật có khả năng hấp thụ
những hợp chất dễ bay hơi trên bề mặt của chúng, do đó, khi cho hoa tiếp xúc với các chất béo trong một
khoảng thời gian nhất định, hương thơm do hoa tiết ra sẽ được chất béo hấp thụ.
3.3.2.Chất béo:
-Sự thành công của phương pháp này lệ thuộc phần lớn vào chất lượng của chất béo sử dụng. Chất béo
này phải không có mùi vị và phải có một độ cứng tương đối vì, nếu lớp chất béo quá cứng, sự tiếp xúc với
hoa sẽ kém, mức độ hấp thụ sẽ giảm xuống, kết quả là hiệu suất trích ly tinh dầu kém. Còn nếu chất béo
quá mềm hoa có khuynh hướng chìm ngập trong chất béo và khi lấy xác hoa ra sẽ gặp khó khăn. Độ rắn
của chất béo cũng còn tùy thuộc vào nhiệt độ của phòng ướp hoa. Thường người ta pha chế một hỗn hợp
hấp thụ bao gồm nhiều chất béo.
-Trước kia chất béo sử dụng là dầu hoặc mỡ tinh chế, hiện nay còn dùng thêm vaselin và paraffin tinh
khiết
Trộn với mỡ lợn hoặc mỡ bò Dùng rượu tách chất thơm
3.3.3.Ưu điểm và khuyết điểm:
*Ưu điểm:

-Phương pháp này cho hiệu suất trích ly cao đối với những loại hoa sau khi thu hái còn tạo thêm tinh dầu.
-Vì tiến hành ở nhiệt độ thường, do đó sản phẩm có mùi thơm tự nhiên của hoa.
* Khuyết điểm:
-Chất béo khó bảo quản.
-Đối với các loại hoa mà sau khi hái không còn sinh tinh dầu nữa, phương pháp này cho hiệu suất bình
thường.
Bảng 2.1.SO SÁNH GỮA CÁC PHƯƠNG PHÁP CHIẾT SUẤT TINH DẦU
Chưng cất lôi cuốn bằng
hơi nước
Trích ly Hấp thụ
Hiệu suất Thấp Cao Cao đối với những loại
hoa sau khi hái vẫn thu
được tinh dầu
Quy trình Đơn giản Phức tạp Đơn giản
Yêu cầu về thiết bị Đơn giản Cao Đơn giản

×