Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Tuyển tập đề thi đáp án Học sinh giỏi Ngữ văn 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.8 KB, 35 trang )

Tuyển tập đề thi HSG Ngữ Văn 7
MỘT SỐ ĐỀ BÀI MINH HOẠ:
Sử dụng để ra đề kiểm tra cuối mỗi chuyên đề ( văn biểu cảm,
chuyên đề ca dao, tục ngữ ).
Đề số 1:
Loài cây mà em yêu.
Đề số 2:
Bóng dáng của một người thân yêu.
Đề số 3:
Cảm nghĩ của em về một bài ca dao mà em yêu thích.
Đề số 4:
Cảm nhận của em về hai đoạn thơ được trích trong bài “Thư gửi mẹ” của
Hen-rích Hai-nơ.


Đề số 5:
“ Nếu truyện cổ tích chiếu rọi một ánh sáng hi vọng vào một cuộc sống
khác, khác hẳn cuộc đời hàng ngày tẻ nhạt, khô cằn thì ca dao dân ca
tìm thi hứng ngay ở cái cuộc đời hàng ngày đó…”
Bằng những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Đề số 6:
Một người Việt Nam đi du lịch nhiều nơi, khi trở về nhà, bạn bè, người
thân đến hỏi nơi nào đẹp nhất, anh ta trả lời:
“Không nơi nào đẹp bằng quê hương”.
Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng những bài ca dao viết về quê
hương, hãy trình bày những cảm nhận của riêng mình đối với tình yêu quê
nhà ẩn chứa trong lòng mỗi con người Việt Nam.

Đề số 7:
Bàn về vai trò và vị trí của nhà văn trong xã hội, có người cho rằng: “Nhà
văn là kĩ sư tâm hồn”.
Em hãy giải thích ý kiến trên. Bằng việc cảm nhận một số văn bản nghệ
thuật chọn lọc trong chương trình Ngữ văn 7, em hãy làm rõ thiên chức và
sứ mệnh cao cả của nhà văn trong việc bồi đắp tâm hồn con người.
1
Đề số 8:
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có viết: “Văn chương sẽ là hình dung
của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn
sáng tạo ra sự sống”. (Theo Ngữ văn 7, tập hai)
Hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên.

Đề số 9:
“Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong,
Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết”
(Theo Ngữ văn 7, tập hai)
Bằng một số dẫn chứng trong bài “Tinh thần yêu nứoc của nhân dân ta”
(Hồ Chí Minh), hãy chứng minh rằng cách viết của Bác Hồ rất giản dị.
Đề số 10:
Trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay”, tác giả Phạm Duy Tốn đã khéo
léo kết hợp phép tương phản và phép tăng cấp để bộc lộ tính cách nhân
vật, vạch trần bản chất “lòng lang dạ thú” của tên quan phủ trước sinh
mạng của người dân.
Em hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên.


Đề số 11:
Câu 1 :
Câu 1 :


Trình bày cảm nhận của em về văn bản sau ;
Trình bày cảm nhận của em về văn bản sau ;
Con cò mà đi ăn đêm
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Câu 2
Câu 2



:
:
Tinh yêu quê hương đất nước là mạch nguồn xuyên suốt trong văn
Tinh yêu quê hương đất nước là mạch nguồn xuyên suốt trong văn


học Việt Nam.
học Việt Nam.
Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về những biểu hiện của tình yêu ấy trong
Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về những biểu hiện của tình yêu ấy trong



văn thơ trữ tình hiện đại Việt Nam.
văn thơ trữ tình hiện đại Việt Nam.
Đề số 12
Câu 1: ( 6 điểm)
Trong bài thơ “ Nhớ con sông quê hương” nhà thơ Tế Hanh có viết:
“ Quê hương tôi có con sông xanh biếc.
2
Nước gưong trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng.”
Em hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ.
Câu 2: ( 14 điểm

Cảm nhận của em về bài thơ “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh.
Đề số 13
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN :NGỮ VĂN 7
Câu 1 : (4đ) Đọc đoạn văn sau :
“ Sài Gòn vẫn trẻ .Tôi thì đương già.Ba trăm năm so với năm ngàn tuổi của
Đất Nước thì cái đô thị này còn xuân chán .Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ
đương độ nõn nà , trên đà thay da đổi thịt , miễn là cư dân ngày nay và cả ngày
mai biết cách tưới tiêu chăm bón , trân trọng , giữ gìn cái đô thị ngọc ngà.
Tôi yêu Sài Gòn da diết …Tôi yêu trong nắng sớm , một thứ nắng ngọt ngào
vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ .Tôi
yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã bỗng trong vắt lại như thuỷ

tinh , tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn.Tôi yêu phố phường náo động, dập
dìu náo động , dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của
buổi sớm tinh sương với làn không khí mát dịu , thanh sạch trên một số đường
còn nhiều cây xanh che chở.”
( “Sài Gòn tôi yêu” - Lê Minh Hương)
a) Tác giả giới thiệu Sài Gòn bằng cách nào ? Cái hay của cách giới thiệu ấy?
b) Người viết đã bộc lộ tình yêu của mình với Sài Gòn như thế nào ? Cách bộc lộ
có gì đặc biệt?
Câu 2 : (6 đ) Nhà văn người Đức Hen –rich Hai- nơ có viết đoạn thơ trong bài “Thư
gửi mẹ” như sau :
“Con thương sống ngẩng cao đầu , mẹ ạ
Tính tình con hơi ngang bướng , kiêu kì

Nếu có vị chúa nào nhìn con vào mắt
Con chẳng bao giờ cúi mặt trước uy nghi
Nhưng mẹ ơi, con xin thú thật
Trái tim con dù kiêu hãnh thế nào
Đứng trước mẹ dịu dàng , chân thật
Con thấy mình bé nhỏ làm sao .”
( Tế Hanh dịch)
3
a) Nêu ý chính của từng khổ thơ? Hai ý chính ấy có quan hệ với nhau như thế
nào?
b) Hai khổ thơ trên nối liền nhau thành một văn bản. Hãy phân tích sự liên kết chặt
chẽ của văn bản ?

c) Phát biểu cảm nghĩ về hai khổ thơ trên bằng một đoạn văn ngắn.
Câu 3 : (10 đ). Có một đọan thơ rất hay , rất xúc động viết về Bác Hồ kính yêu như
sau :
“ Đất nước đẹp vô cùng . Nhưng Bác phải ra đi.
Cho tôi làm sống dưới con tàu đưa tiễn Bác
Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất
Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre …
Đêm xa nước đầu tiên , ai nỡ ngủ
Sóng dưới chân tàu đâu phải sóng quê hương
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
Xa nước rồi ,càng hiểu nước đau thương…”
(“ Người đi tìm hình của nước” – Chế Lan

Viên)
a) Đoạn thơ đã viết về sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Bác Hồ kính yêu?
Lúc đó Bác có tên là gì ?
b) Phân tích hiệu quả của dấu chấm câu giữa câu thơ thứ nhất và từ “ nhưng”.
c) Viết đoạn văn biểu cảm ( 12 -15 câu) về đọan thơ trên.
Đề số 14
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 7
MÔN: NGỮ VĂN.
( Thời gian làm bài: 120 phút )
Câu1 ( 2 điểm ): Đọc đoạn thơ sau:
“ Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ
“Cục cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.”
( Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh )
1. Biện pháp tu từ nào được sử dụng để diễn tả tâm trạng người lính trẻ
trên đường hành quân ra trận?
4
A. Nhân hoá và so sánh. B. So sánh và điệp ngữ.
C. Điệp ngữ và ẩn dụ. D. Điệp ngữ và nhân hoá.
2. Có sự chuyển đổi cảm giác như thế nào trong ba câu thơ có từ “nghe”?

A. Thính giác ’ xúc giác. B. Thính giác ’ khứu giác.
B. Thính giác ’ cảm giác C. Thính giác ’ vị giác.
3. Nhận xét về cấu tạo của câu “ Nghe gọi về tuổi thơ”?
A. Là câu đơn bình thường. B. Là câu đặc biệt.
C. Là câu rút gọn. C. Cả A,B,C sai.
4. Trong bài thơ, cụm từ “Tiếng gà trưa” được xuất hiện mấy lần?
A. Hai. B. Bốn.
C. Sáu. D. Tám.
Câu 2 ( 2 điểm ):
“ Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh
tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như
vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và

ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp đời sống
tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp
nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới
ngày nay.”
( Đức tính giản dị của Bác Hồ, Phạm Văn Đồng )
Tác giả đã gửi đến chúng ta điều gì qua đoạn văn trên? Suy nghĩ của em về
lời gửi ấy?
Câu 4 ( 6 điểm ):
“Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người”
( Ana tôn Prance. )
Câu nói trên của nhà văn Pháp giúp em cảm nhận được những gì khi học hai
bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh.

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN LỚP 7
MÔN: NGỮ VĂN.
5
Câu1 ( 2 điểm ): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
1. C 2. B 3. C 4. B.
Câu2 ( 2 điểm ): Mỗi ý trả lời đúng cho 1 điểm:
- Lời gửi của tác giả : Qua việc khẳng định sự hoà hợp giữa đời sống vật
chất giản dị và đời sống tinh thần phong phú trong con người Bác Hồ, tác
giả còn muốn nói về ý nghĩa đích thực của đời sống con người: Không
phải là sự thoả mãn càng nhiều về vật chất, mà là đời sống tinh thần, tư
tưởng , tình cảm phong phú, thậm chí là vô tận. Cuộc sống như thế, theo
tác giả là cuộc sống thực sự văn minh mà Bác Hồ đã nêu gương sáng

trong thời đại ngày nay.
- Suy nghĩ của em : HS cần nêu được suy nghĩ về ý nghĩa thực sự của đời
sống con người, về mối quan hệ giữa nhu cầu vật chất và đời sống tinh
thần. Nếu chạy theo hưởng thụ vật chất sẽ có thể dẫn đến sự nghèo nàn,
què quặt về tinh thần, tình cảm
Câu3 ( 6 điểm ):
1. Yêu cầu chung:
- Trên cơ sở hiểu đúng hai bài thơ trữ tình của Hồ Chí Minh để làm sáng tỏ
yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận văn học.
2. Yêu cầu cụ thể:
HS có thể trình bày, sắp xếp theo nhiều cách, cảm thụ đôi chỗ khác nhau
nhưng cần đạt được các ý sau:

- Tâm hồn yêu thiên nhiên, gắn bó chan hoà với thiên nhiên:
+ Viết nhiều về thiên nhiên ( Đặc biệt là trăng.)
+ Có nhiều rung động, sự say mê trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc.
+ Chan hoà, mật thiết với thiên nhiên, cảnh vật.
- Tình yêu thiên nhiên luôn gắn liền với tình yêu nước sâu nặng.
+ Chất nghệ sĩ và tâm trạng người chiến sĩ luôn thống nhất trong con
người của Bác.
3. Tiêu chuẩn cho điểm:
6
- Điểm 6: Đáp ứng yêu cầu nêu trên, diễn đạt mạch lạc, trình bày khoa học.
Có những cảm nhận và phát hiện mới mẻ, tinh tế.
- Điểm 4: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên. Có thể còn một vài sai sót

nhỏ về diễn đạt, trình bày.
- Điểm 2: Chưa thật hiểu đề, bài làm còn mắc nhiều lỗi diễn đạt.
Đề số 15
Từ một bài cao dao than thân đã học trong chương trình Ngữ văn 7 tập 1,
Từ một bài cao dao than thân đã học trong chương trình Ngữ văn 7 tập 1,


hãy phát biểu cảm nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa.
hãy phát biểu cảm nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa.
Đề số 16
Nêu cảm nghĩ sâu sắc nhất của em về một truyện ngắn đã học trong
Nêu cảm nghĩ sâu sắc nhất của em về một truyện ngắn đã học trong



chương trình Ngữ văn 7.
chương trình Ngữ văn 7.
PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 7
NGA SƠN Năm học 2010-2011
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài :150 phút ( Không kể thời gian giao đề)

SBD: Ngày thi: 16 tháng 4 năm 2011
ĐỀ BÀI
Câu 1: ( 3 điểm )

Trình bầy cảm nhận của em về doạn văn sau:
“ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của
mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng
thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai
thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì
mới hết được người mê luyến mùa xuân.”
( Mùa xuân của tôi- Vũ Bằng- Ngữ văn 7, tập 1)
7
Đề chính thức
Câu 2: ( 3 điểm )
Phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
" A ! cuộc sống thật là đáng sống

Đời yêu tôi. Tôi lại yêu đời
Tất cả cùng tôi. Tôi với muôn người
Chỉ là một. Nên cũng là vô số."
( Một nhành xuân – Tố Hữu )
Câu 3: ( 6 điểm )
Từ thực tiễn và qua những tác phẩm văn học ( thơ, văn xuôi ) mà em đã được
đọc, được học nói về người Mẹ. Em hãy viết bài văn ngắn ( khoảng 200 từ) với tiêu
đề: Mẹ- ngọn lửa hồng soi sáng cuộc đời con!
Câu 4: (8 điểm)
“ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình
cảm ta sẵn có” ( Ý nghĩa văn chương - Hoài Thanh - Ngữ văn 7, tập 2)
Bằng những dẫn chứng cụ thể, em hãy chứng minh cho ý kiến trên.


Đề thi gồm có 01 trang

PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM
NGA SƠN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 7
Năm học: 2010-2011
Môn thi: Ngữ văn
Đáp án gồm có 02 trang

Câu I: (3 điểm)
Mùa xuân của tôi là phần đầu bài tuỳ bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt
trong kiệt tác văn chương Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng. (0,5 điểm)

Đoạn văn mở đầu bằng câu khẳng định: “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa
xuân.” (0,5 điểm)
Bằng nghệ thuật liệt kê, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu tác giả
khẳng định: Tình cảm yêu mến mùa xuân là tình cảm rất tự nhiên của con người, là
quy luật tất yếu. (0,5 điểm)
Ai cũng chuộng mùa xuân và mê luyến mùa xuân nên càng trìu mến tháng giêng,
tháng đầu của mùa xuân. Tình cảm ấy rất chân tình không có gì lạ hết. Cách so
sánh, đối chiếu của Vũ Bằng rất phong tình gợi cảm: Ai bảo được non đừng thương
8
nướ,… thì mới hết được người mê luyến mùa xuân. Một cách viết duyên dáng,
mượt mà, làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc, đọc lên ta cứ ngỡ
là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ đừng, đường thương, ai bảo được…ai

cấm được…ai cấm được…ai cấm được…Chữ thương được nhắc lại tới 4 lần, liên
kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động. (1,5 điểm)
Câu II: ( 3 điểm)
1. Yêu cầu về hình thức: Là một đoạn văn tương đối hoàn chỉnh ( 0,5 điểm)
2. Yêu cầu về nội dung:
- Chỉ ra được các biện pháp điệp ngữ : sống, đời, yêu, tôi (0,5 điểm)
- Giá trị nghệ thuật:
+ Các từ ngữ: sống, đời, yêu, tôi được điệp lại hai lần nhằm diễn tả mối quan hệ
gắn bó máu thịt giữa tác giả với cuộc sống. ( 0,5 điểm)
+ Đó là sự gắn kết giữa nhà thơ với Đảng, đất nước và nhân dân bằng một tình
yêu lớn. ( 0,5 điểm)
+ Đó là tình cảm thiết tha, yêu đời mãnh liệt, muốn cống hiến tất cả cho cuộc

đời, cho nhân loại. ( 0,5 điểm)
* Khuyến khích học sinh biết phân tích giá trị của dấu câu như dấu cảm ( ! ), dấu
chấm (.) ở giữa các dòng thơ thứ 2,3 và 4. ( 0,5 điểm)
Câu III. ( 6 điểm)
1. Yêu cầu về kỹ năng trình bầy:
- Đảm bảo một bài văn có bố cục rõ ràng, sắp xếp ý hợp lý, hành văn trôi chảy,
mạch lạc, văn viết giầu cảm xúc, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, ít sai lỗi chính tả, dùng
từ, diễn đạt. ( 1 điểm)
2. Yêu cầu về nội dung:
- Khẳng định vị trí tuyệt vời của người mẹ và hạnh phúc khi được sống trong vòng
tay yêu thương của mẹ. ( 1 điểm)
- Nêu được công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ từ khi em lọt lòng đến những

năm tháng em được cắp sách đến trường( lấy dẫn chứng từ thực tế và thông qua các
bài văn, thơ đã đọc, đã học như : Ca dao về tình cảm gia đình, Mẹ tôi, Thư gửi mẹ,
Vì sao hoa cúc có nhiều cánh nhỏ, Trách nhiệm của bố mẹ, Thế giới rộng vô
cùng…( Chương trình Ngữ văn 7) và các bài văn, thơ khác để chứng minh cho có
sức thuyết phục. ( 1,5 điểm)
- Ghi nhớ công ơn của mẹ bằng hành động cụ thể, thiết thực trong đời sống hàng
ngày như: học tập tốt, rèn luyện nhân cách, biết vâng lời, làm theo lời hay, ý đẹp, ở
nhà là con ngoan, ở trường là trò giỏi để không phụ lòng cha mẹ, anh chị và thầy
cô, bạn bè. ( 1,5 điểm)
- Mở rộng và nâng cao vấn đề: Mẹ- không chỉ là ngọn lửa hồng soi sáng cuộc
đời con trong hiện tại mà còn soi sáng cuộc đời con cả ở tương lai phía trước.
( 1 điểm)

Lưu ý chung:
- Khuyến khích những bài có ý tưởng sáng tạo, những phát hiện độc đáo mà hợp
lý, có tính thuyết phục, bài viết có cá tính, giọng điệu, cảm xúc riêng.
9
Câu IV. ( 8 điểm)
1. Yêu cầu về kỹ năng trình bầy: Đảm bảo một bài văn chứng minh có bố cục
rõ ràng, sắp xếp ý hợp lý, có sức thuyết phục cao, hành văn trôi chảy, mạch lạc, văn
viết khúc chiết, cô đọng, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, ít sai lỗi chính tả, dùng từ, diễn
đạt. ( 1 điểm)
2. Yêu cầu về kiến thức:
- Làm sáng tỏ nhận định: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có
thông qua các ý sauu:

+ Văn chương làm cho ta biết vui, buồn, hờn, dận vì những chuyện không đâu,
những người không quen biết. ( Lấy dẫn chứng trong đời sống và trong văn học để
chứng minh.) ( 1 điểm)
+ Văn chương làm cho đời sống thêm phong phú. ( Lấy dẫn chứng trong đời sống
và trong văn học để chứng minh.) ( 1 điểm)
- Làm sáng tỏ nhận định: Văn chương luyện cho ta tình cảm ta sẵn có như: Giáo
dục đạo đức, tình cảm, nhắc nhở hành động…trong mỗi con người ( 1 điểm)
+ Tình yêu ông bà, cha, mẹ… là những tình cảm sẵn có, văn chương nhắc nhở ta
tình cảm đối với ông bà, cha, mẹ… ( Lấy dẫn chứng) ( 1 điểm)
+ Văn chương giáo dục lòng biết ơn đối với con người. ( Lấy dẫn chứng) ( 1 đ )
+ Văn chương giúp chúng ta thêm yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên đất nước… giúp ta
biết phân biệt phải- trái, xấu- tốt…( Lấy dẫn chứng) ( 1 điểm)

- Khẳng định và nâng cao vấn đề thông qua nhận định của đề bài. ( 1 điểm)
Lưu ý chung
* Khuyến khích những bài có những ý tưởng sáng tạo, những phát hiện độc
đáo mà hợp lý, có sức thuyết phục, bài viết có cá tính, giọng điệu, cảm xúc riêng.
PHÒNG DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÁI THỤY
KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2011-2012
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (2 điểm)

Phần kết văn bản Ca Huế trên sông Hương (Ngữ văn 7 tập hai), tác giả
Hà Ánh Minh viết:
Nghe tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, cùng tiếng chuông chùa Thiên
Mụ gọi năm canh, mà trong khoang thuyền vẫn đầy ắp lời ca tiếng nhạc.
Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng lại…
10
ĐỀ CHÍNH THỨC
Em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp kì diệu của ca Huế trên sông
Hương qua đoạn văn trên ?
Câu 2. (6 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ sau đây:
Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
Mẹ ơi trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa
(Trích Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương)
Câu 3 (12 điểm)
Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh đã gọi về những kỉ niệm đẹp
đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu
sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.

Em hãy làm sáng tỏ nội dung trên đây bằng một bài văn nghị luận.
PHÒNG DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÁI THỤY
HƯỚNG DẪN CHẤM
KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2011-2012
Môn: Ngữ văn 7
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng
quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài
làm của học sinh.

11
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt
trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng
tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Điểm toàn bài tính đến 0,25
điểm (không làm tròn).

II. Đáp án và thang điểm
Câu 1. 2 điểm
Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp kì diệu của ca Huế trên sông Hương qua đoạn
văn (…)
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được 4 ý cơ

bản như sau (mỗi ý 0,5 điểm):
- Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc thanh lịch, tao nhã.
0,5 điểm
- Ca Huế khiến người nghe quên cả không gian, thời gian, chỉ còn cảm thấy tình
người. 0,5 điểm
- Ca Huế làm giàu tâm hồn con người, hướng con người đến những vẻ đẹp của
tình người xứ Huế: trầm tư, sâu lắng, đôn hậu… 0,5 điểm
- Ca Huế mãi mãi quyến rũ, làm say đắm lòng người bởi vẻ đẹp bí ẩn của nó.
0,5 điểm
Câu 2. 6 điểm
Thơ Trương Nam Hương thường lung linh những hình ảnh về mẹ, về quê hương
và tuổi thơ. Như nhà thơ từng tâm sự: Tôi nhớ về mẹ, về quê hương, về những

miền đất, về những năm tháng gian nan nghèo khó, đã cưu mang nuôi dưỡng mình.
Đẹp, buồn và trong trẻo biết bao …
Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu
được những ý cơ bản như sau:
- Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về người mẹ. Hình ảnh mái
tóc mẹ bạc trắng vì thời gian làm cho ta xúc động đến nôn nao. Ý đối lập trong hai
câu thơ “ Lưng mẹ cứ còng dần xuống / Cho con ngày một thêm cao” Như muốn
bộc lộ suy nghĩ về lòng biết ơn của tác giả đối với mẹ. 2 điểm
- Mẹ đem đến cho con cả “cuộc đời” trong lời hát, mẹ chắp cho con “đôi cánh”
để lớn lên con sẽ bay xa. Những cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về người mẹ thật
12
đẹp đẽ biết bao ! HS cần cảm nhận về ý nghĩa tiếng hát của mẹ đối với con, nhờ

tiếng hát của mẹ mà con hiểu cuộc đời, đặc biệt là hiểu được sự vất vả và tình yêu
thương mà mẹ dành cho con. 2 điểm
- Chính lời ru của mẹ đã chắp cho con đôi cánh, đã cho con ước mơ, niềm tin và
nghị lực để con bay cao, bay xa. Mẹ chính là động lực, là cuộc sống của con. HS có
thể nêu một số câu thơ khác viết về mẹ để mở rộng, nâng cao và làm rõ cảm nhận
của mình khuyến khích những bài viết giàu cảm xúc. 2 điểm
Câu 3. 12 điểm
Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà
cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương
đất nước.
Hãy làm sáng tỏ nội dung trên đây bằng một bài văn nghị luận.
1) Yêu cầu chung:

- Văn nghị luận chứng minh (làm sáng tỏ một nhận định qua bài văn nghị luận
văn học).
- Yêu cầu HS biết vận dụng kiến thức đã học về tập làm văn và văn học để làm
bài, trong đó có kết hợp với phát biểu cảm xúc, suy nghĩ và mở rộng bằng một số
bài văn, bài thơ khác để làm phong phú thêm cho bài làm.
- Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có cảm xúc, giàu chất văn…
2) Yêu cầu cụ thể:
Mở bài: 2 điểm
- Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh: là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền
thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi,
bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm
và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm

1 điểm
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ: bài thơ được viết trong thời kì đầu của
cuộc kháng chiến chống Mĩ, bài thơ thể hiện vẻ đẹp trong sáng về những kỉ niệm
tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất
nước 1 điểm
Thân bài: 8 điểm
13
Làm sáng tỏ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu được thể hiện
qua bài thơ. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê
hương đất nước.
+ Ý thứ nhất: Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và
tình bà cháu: Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ,

tiếng gà đã gợi về những kỉ niệm tuổi thơ thật êm đềm, đẹp đẽ: 4 điểm
- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như trong tranh
hiện ra trong nỗi nhớ:
" Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ …" 1 điểm
- Một kỉ niệm về tuổi thơ dại: tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng:
" - Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt…" 1 điểm

- Người chiến sĩ nhớ tới hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu, dành
dụm chăm lo cho cháu:
" Tay bà khum soi trứng

dành từng quả chắt chiu " 1 điểm
- Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được bộ quần áo mới từ tiền bán
gà - ước mơ ấy đi cả vào giấc ngủ tuổi thơ… 1 điểm
+ Ý thứ hai: Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình
yêu quê hương đất nước: 4 điểm
- Tiếng gà trưa với những kỉ niệm đẹp về tuổi thơ, hình ảnh thân thương của bà đã
cùng người chiến sĩ vào cuộc chiến đấu … 1 điểm
- Những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ chiến
đấu vì Tổ quốc và cũng vì người bà thân yêu của mình:
" Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Bà ơi, cũng vì bà…" 1 điểm

- Qua những kỉ niệm đẹp được gợi lại, bài thơ đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn
nhiên của người cháu với hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu dành
dụm chăm lo cho cháu. 1 điểm
14
- Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê
hương, đất nước của mỗi chúng ta. Tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu Tổ quốc
bắt nguồn từ những tình cảm gia đình thật gần gũi, thân thương và cũng thật sâu
sắc . Những tình cảm thiêng liêng, gần gũi ấy như tiếp thêm sức mạnh cho người
chiến sĩ, như tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người để chiến thắng…1 điểm
* HS có thể mở rộng và nâng cao bằng việc giới thiệu một số bài thơ khác có cùng
chủ đề viết về bà, về mẹ …
Kết bài: 2 điểm

+ Khẳng định lại nội dung bài thơ: Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ
niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã
làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. 1 điểm
+ Học sinh có thể tự liên hệ bản thân, nêu cảm nghĩ về tình cảm gia đình -
nguồn sức mạnh cho mỗi người chúng ta trong cuộc sống hôm nay, có thể mở rộng
và nâng cao qua một số tác phẩm văn học khác nói về tình cảm gia đình
1 điểm
3) Vận dụng cho điểm:
11 - 12 điểm: Vận dụng tốt văn nghị luận chứng minh để làm bài, hiểu rõ yêu cầu
của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có cảm xúc
và suy nghĩ sâu sắc về bài thơ, bài viết có sáng tạo, diễn đạt tốt.
9 - 10 điểm: Vận dụng tương đối tốt văn nghị luận chứng minh để làm bài, hiểu rõ

yêu cầu của đề bài, đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp,
có cảm xúc và suy nghĩ tương đối sâu sắc về bài thơ, bài viết có một số ý sáng tạo,
diễn đạt tương đối tốt.
7 - 8 điểm: Biết vận dụng văn nghị luận chứng minh để làm bài, hiểu yêu cầu của
đề bài, cảm xúc và suy nghĩ về bài thơ chưa sâu sắc nhưng đã làm sáng tỏ được
các ý chính, còn mắc lỗi về diễn đạt, chính tả.
5 - 6 điểm: Vận dụng văn nghị luận chứng minh để làm bài chưa tốt, chưa hiểu rõ
yêu cầu của đề bài, có chỗ còn diễn xuôi ý bài thơ, cảm xúc và suy nghĩ về bài thơ
chưa sâu sắc, còn mắc lỗi về diễn đạt, chính tả, trình bày.
3 - 4 điểm: Chưa biết vận dụng văn nghị luận chứng minh để làm bài, chưa hiểu rõ
yêu cầu của đề bài, có chỗ còn diễn xuôi ý bài thơ, bài làm có chỗ còn lan man,
15

cảm xúc và suy nghĩ về bài thơ chưa sâu sắc, còn mắc lỗi về diễn đạt, chính tả,
trình bày.
1 - 2 điểm: Chưa biết vận dụng văn nghị luận chứng minh để làm bài. Chưa hiểu
yêu cầu của đề bài, nhiều chỗ diễn xuôi ý bài thơ hoặc kể lể lan man lại ý thơ, bài
làm lủng củng, còn mắc nhiều lỗi về chính tả và diễn đạt.
0 điểm: bỏ giấy trắng .

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Năm học:2012
Môn: Ngữ văn 7
ĐỀ BÀI
Câu 1 (4 điểm): Chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng

trong khổ thơ sau:
“Trên đường hành quân xa
D?ng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
( Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh, SGK Ngữ Văn 7, tập I)
Câu 2 (6 điểm): Viết đoạn văn khoảng 15 câu nói lên cảm nghĩ của em về bài ca
dao sau:
Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mặt mù khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Câu 3 (10 điểm): Em hiểu như thế nào lời khuyên của nhân dân ta thể hiện trong
câu ca dao:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
16
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Môn : Ngữ Văn 7 - Năm học: 2011 – 2012
Câu 1 (4 điểm):
Yêu cầu:

* Hình thức: Viết thành đoạn văn.
* Nội dung: Học sinh chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ
thơ:
Cả khổ thơ là những rung cảm ban đầu của người lính trên đường hành quân khi
nghe tiếng gà trưa.
- Dòng thứ tư “Cục cục tác cục ta” với việc lặp âm và những dấu chấm lửng đã
mô phỏng sát đúng tiếng gà làm cho chuyện kể như được lồng vào một bức tranh
nổi có tiếng gà vang vọng trong không gian.
- Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho cảm giác
(thấy) và điệp ngữ “nghe” lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ có tác dụng đem lại ấn
tượng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và xao động lòng người.
- Trật tự đảo của kết cấu so sánh: Nghe xao động nắng trưa (nổi bật nghĩa bóng)

với Nghe nắng trưa xao động (nổi bật nghĩa đen) xen vào những trật tự đảo của câu
trước và câu sau, làm cho âm điệu câu thơ thay đổi, tránh được sự nhàm chán và
diễn tả được sự bồi hồi, xao xuyến của tâm hồn.
Biểu điểm:
- Điểm 4: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, biểu cảm, còn
mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 3: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm,
còn mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 2: Làm được 2 ý , diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm, còn mắc một vài sai
sót nhỏ về chính tả.
- Điểm 1: Làm được 1 ý , diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm, còn mắc một vài sai
sót nhỏ về chính tả, dùng từ.

- Điểm 0,5: Học sinh viết chung chung về nội dung của khổ thơ, không hiểu rõ đề.
- Điểm 0: Không viết được gì hoặc sai lạc cả về nội dung và hình thức.
Câu 2 (6 điểm): Viết đoạn văn khoảng 15 câu nói lên cảm nghĩ của em về bài ca
dao sau:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuôngTrấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói tỏa ngàn sương,
Yêu cầu:
* Hình thức: Viết thành đoạn văn khoảng 15 câu.
* Nội dung: nói lên cảm nghĩ của em về bài ca dao.
Cảnh sáng sớm mùa thu nơi kinh thành Thăng Long thưở trước. Mỗi câu ca dao là
một cảnh đẹp được vẽ bằng hai nét chấm phá, tả ít mà gợi nhiều. Cái hồn của cảnh

vật mang vẻ đẹp màu sắc cổ điển.
17
- Câu thứ nhất tả gió và trúc: chữ “đưa” gợi làn gió thu thổi nhè nhẹ làm đung đưa
những cành trúc rậm rạp, lá sum sê đang “la đà”.
- Câu thứ hai nói về tiếng chuông đền Trấn Vũ và tiếng gà tàn canh báo sáng tỏ
làng Thọ Xương vọng tới. Lấy xa để nói gần, lấy động để tả tĩnh, nhà thơ dân gian
đã thể hiện được cuộc sống êm đ?m, yên vui, thanh bình nơi Kinh thành xưa.
- Câu thơ thứ ba bức tranh xương khói mùa thu: đảo ngữ “Mịt mù khói tỏa” trên
ngàn sương bao la mênh mông đã làm cho cảnh vật trở nên mịt mờ huyền ảo và
tĩnh lặng
- Câu thơ thứ tư: trời sắp sáng, tiếng chày giã dó từ làng Yên Thái làm giấy vang
lên dồn dập. Nhịp sống lao động sôi nổi nổi lên một sức sống mạnh mẽ chốn cố đô

ngày xưa. Hình ảnh “mặt gương Tây Hồ” là hình ảnh trung tâm, một tứ thơ đẹp tỏa
sáng toàn bài ca dao.
- Tác giả (khuyết danh) phải là một con người tài hoa và có tâm hồn trong sáng
tuyệt đẹp.
Biểu điểm
- Điểm 6: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, biểu cảm, còn
mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 5: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm,
còn mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 4: Làm được 3 ý , diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm, còn mắc một vài sai
sót nhỏ về ch?nh tả.
- Điểm 3: Làm được 2 ý , diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm, còn mắc một vài sai

sót nhỏ về ch?nh tả.
- Điểm 2: Làm được 1 ý , diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm, còn mắc một vài sai
sót nhỏ về chính tả, dùng từ.
- Điểm 1: Học sinh viết chung chung về nội dung câu ca dao, không hiểu rõ đề.
- Điểm 0: Không viết được gì hoặc sai lạc cả về nội dung và hình thức.
Câu 3 (10 điểm):
Yêu cầu: Viết bài văn có bố cục: Mở bài, thân bài, kết bài rõ ràng. Biết liên kết,
chuyển ý, chuyển đoạn chặt chẽ, lôgich, biết giải thích các từ: bầu, bí, thương,
khác giống, một giàn, biết lấy dẫn chứng để lập luận.
- Kiểu bài nghị luận giải thích.
- Nội dung: giải thích lời khuyên về tình thương yêu, đoàn kết.
* Các ý chính cần có:

- Giải thích ý nghĩa hình ảnh bầu và bí.
+ Bầu và bí cùng có điều kiện sống như nhau.
+ Bầu và bí có những đặc điểm gần gũi, tương tự nhau.
- Vì sao bầu và bí phải thương nhau?
+ Bầu và bí gần gũi, nương tựa vào nhau.
+ Bầu gặp rủi ro thì bí cũng không tránh khỏi thiệt hại.
- Qua hình ảnh bầu và bí, nhân dân ta muốn khuyên bảo điều gì?
+ Bầu thương bí, người thương người.
18
+ Bầu bí chung một giàn, người chung làng xóm, quê hương, đất nước.
+ Người thương yêu, đoàn kết, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.
Biểu điểm

- Điểm 9-10 : Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, bố cục chặt
chẽ, biểu cảm, còn mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 8: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm,
bố cục chặt chẽ, còn mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 7: Làm được 2/3 ý , diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm, bố cục chặt chẽ,
còn mắc một vài sai sót nhỏ về chính tả.
- Điểm 5-6 : Làm được 1/2 ý , diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm, bố cục chặt chẽ,
còn mắc một vài sai sót nhỏ về chính tả.
- Điểm 3-4 : Làm được 1/2 ý , diễn đạt rõ ràng, lưu loát, bố cục còn lộn xộn, còn
mắc một vài sai sót nhỏ về chính tả, dùng từ.
- Điểm 1-2 : Học sinh viết chung chung về nội dung câu ca dao, không hiểu rõ đề.
- Điểm 0: Không viết được gì hoặc sai lạc cả về nội dung và hình thức.

ĐỀ KIỂM TRA HSG
MÔN: NGỮ VĂN 7
Câu 1: (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
…“ Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi
hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng
trên gốc cây mục, sắc da luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ,
từ đỏ hóa xanh…”
Đoàn Giỏi
a. Xác định thành phần trạng ngữ có trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của nó?
b. Tìm câu chủ động có trong đoạn văn và chuyển đổi thành câu bị động?
Câu 2: (2 điểm)

Cho đoạn thơ sau:
Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác
Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất
Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre
Đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ
19
Sóng dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương…
Chế Lan Viên- Người đi tìm hình của nước
a. Theo em đoạn thơ trên đã viết về sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Bác

Hồ kính yêu? Lúc đó Bác có tên là gì?
b. Trong đoạn thơ có 3 từ đồng nghĩa. Hãy chỉ ra 3 từ đó? Có thể dùng 1 từ được
không? Vì sao tác giả lại sử dụng như vậy?
c. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên?
Câu 3: (5 điểm)
“ Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, giàu hình
ảnh; thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản
xuất”. Em hãy chứng minh nhận định trên.
ĐÁP ÁN KIỂM TRA HSG

Câu 1: ( 3 điểm)
a. Thành phần trạng ngữ có trong đoạn văn : Trên gốc cây mục . 0.5đ

Tác dụng: Chỉ nơi chốn 0,5đ
b. Tìm câu chủ động trong đoạn văn trên chuyển đổi thành câu bị động là.
Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất
-> Hoa tràm được nắng bốc hương thơm ngây ngất. (1đ)
Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng.
-> Mùi hương ngọt được gió đã lan xa, phảng phất khắp rừng (1đ)
Câu 2: ( 2 điểm)
Cho đoạn thơ sau:
a. Đoạn thơ trên đã viết về sự kiện Bác xuống tàu của Pháp tại bến Nhà Rồng đi
tìm đường cứu nước. Lúc đó Bác có tên là: anh Ba. (0,5đ)
b. (0,5đ) Trong đoạn thơ có 3 từ đồng nghĩa: quê hương, xứ sở, nước
Không thể dùng 1 trong số 3 từ đó được .

Vì: Nước: Chỉ sắc thái tình cảm giản dị, bình thường
Quê hương: gần gũi, thân mật
Xứ sở: đối với một mảnh đất mình đã cách xa.
a. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên. (1đ)
Câu 3: ( 5 điểm)

* Mở bài: 0.75 đ Dẫn nhập vào đề
Trích luận đề
Giới hạn vấn đề cần chứng minh
* Thân bài: 3 đ
20
a.(1,5 đ) Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, giàu

hình ảnh:
- Dẫn chứng câu tục ngữ: Tấc đất, tấc vàng. Nhất thì, nhì thục
- Phân tích chỉ ra: số tiếng, gieo vần, ngắt nhịp, hình ảnh của các câu tục ngữ.
b. (1,5 đ) Tục ngữ là những câu nói dân gian thể hiện những kinh nghiệm về thiên
nhiên và lao động sản xuất”.
- Về thiên nhiên :
+ Đêm tháng năm cha nằm đã sáng
Ngày tháng mời cha cời đã tối
+ Mau sao thì nắng, váng sao thì ma
+ Ráng mỡ gà có nhà thì giữ
+Tháng bẩy kiến bò chỉ lo lại lụt


- Về lao động, sản xuất:
+ Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền
+ Nhất nớc, nhì phân, tam cần, tứ giống
+ Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen
Phân tích dẫn chứng, lập luận chặt chẽ
c. (0.75 đ) Khẳng định tính đúng dắn của vấn đề
Suy nghĩ bản thân
* Hình thức:
Bố cục đầy đủ 3 phần, không sai lỗi chính tả
Trình bày khoa học
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
Năm học 2004 - 2005

(Thời gian làm bài 150 phút)
Câu 1 (3 điểm):
Viết một đoạn văn so sánh cụm từ “Ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” của
Nguyễn Khuyến với cụm từ “Ta với ta” trong bài “Qua đèo ngang” của Bà huyện
Thanh Quan.
Câu 2 (5 điểm):
Trình bày cảm nhận về những cái hay của đọan văn sau:
“ Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên
lên như thế đấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên như
máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không
chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ ti ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương
đứng cạnh”.

21
(Trích “Mùa xuân của tôi”- Vũ Bằng)
Câu 3 (12 điểm):
Phát biểu cảm nghĩ của em về hình tượng người phụ nữ trong xã hội xưaothong
qua các văn bản: “Những câu hát than thân” (Ca dao); “Sau phút chia ly” (Đoàn
Thị Điểm); “Bánh trôi nước” (Hồ Xuân Hương)
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
NĂM HỌC 2006 - 2007
(Thời gian làm bài 150 phút)
Câu 1 (3 điểm):
Hãy chỉ rõ và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong những câu thơ sau:
“ Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
(Sau phút chia ly - Đoàn Thị Điểm).
Câu 2 (5 điểm):
Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
“ Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa
bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của
đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không
còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như
các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi… và không bao giờ có hai màu lại hoà hợp hơn
được nữa: Màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như

ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh
phúc được lâu bền”
(Một thứ quà của lúa non: Cốm - Thạch Lam)
Câu 3 (12 điểm):
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ: Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.
22
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
NĂM HỌC 2007 - 2008
(Thời gian làm bài 150 phút)
Câu 1 (3 điểm):
Chỉ ra và phân tích ý nghĩa của những quan hệ từ trong những câu thơ sau:
“ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.
( Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương).
Câu 2 (5 điểm):
Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
“ Tôi yêu Sài Gòn da diết. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào
buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu
thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ
tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập
dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương
với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che
chở. Nêú cho là cường điệu, xin thưa:
“Yêu nhau yêu cả đường đi

Ghét nhau ghét cả tông chi, họ hàng”.
(Sài Gòn tôi yêu - Minh Hương)
Câu 3 (12 điểm):
Từ các văn bản “Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi” (ét-môn-đo đơ
A-mi-xi), “Cuộc chia tay của những con búp bê” - Khánh Hoài. Hãy bộc lộ những
tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người
thân trong gia đình và bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những
may mắn đó.

23
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI
MÔN NGỮ VĂN 7

NĂM HỌC 2007-2008
Tổng điểm cho cả bài thi là 20 điểm, phân chia như sau:
Câu 1 (3 điểm):
* Yêu cầu 1 (1,0 điểm):
Chỉ ra những quan hệ từ: Mặc dầu, mà.
* Cho điểm:
Chỉ đúng mỗi từ cho 0,5 điểm.
* Yêu cầu 2: Phân tích được ý nghĩa của việc sử dụng quan hệ từ (2,0 điểm):
- Việc sử dụng các quan hệ từ mặc dầu, mà chỉ sự đối lập giữa bề ngoài của
chiếc bánh trôi nước với cái nhân của nó, chiếc bánh trôi có thể rắn hay nát, khô
hay nhão là do tay người nặn nhưng dù thể rắn hay nát, khô hay nhão thì bên trong
cũng có nhân màu hồng son, ngọt lịm.

- Đó cũng là sự đối lập giữa hoàn cảnh xã hội với việc giữ gìn tấm lòng son sắt
của người phụ nữ.
- Việc sử dụng cặp quan hệ từ trên tạo nên một cách dõng dạc và dứt khoát thể
hiện rõ thái độ quyết tâm bảo vệ giữ gìn nhân phẩm của người phụ nữ trong bất cứ
hoàn cảnh nào.
- Việc dùng cặp quan hệ từ trên cũng đã thể hiện thái độ đề cao, bênh vực người
phụ nữ của Hồ Xuân Hương.
* Cho điểm:
- Mỗi ý đúng, sâu sắc cho 0,5 điểm.
- Chạm vào yêu cầu cho 0,25 điểm.
- Thiếu hoặc sai hoàn toàn cho 0 điểm.
Câu 2 (5 điểm):

* Yêu cầu:
Đây là đoạn văn biểu cảm tình yêu Sài Gòn của nhân vật trữ tình trong tuỳ bút
Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương.
- Câu mở đầu đoạn văn bộc lộ tình cảm một cách khái quát, những câu sau bộc
lộ tình yêu Sài Gòn một cách cụ thể của tôi. Với những hình ảnh đối lập, sự liệt kê
cho thấy tôi yêu sài Gòn da diết, yêu rất nhiều thứ, nhiều lúc, nhiều nơi: Yêu thiên
nhiên yêu nắng, yêu mưa, yêu sớm, yêu chiều, yêu đêm, yêu ngày, yêu nhịp sống
của phố phường lúc tĩnh lặng, yêu cả những lúc phố phường náo động, dập dìu,
yêu những lúc thời tiết đẹp trời, rồi yêu cả những lúc thời tiết trái chứng trở trời.
Và cuối cùng tác giả lí giải cho cái tình cảm của mình bằng một câu ca dao càng
làm nổi bật tình yêu sâu sắc đối với quê hương. Thông qua tình yêu của tác giả ta
cảm nhận được nét đẹp riêng, độc đáo của thiên nhiên, khí hậu và phố phường Sài

Gòn.
- Điệp ngữ tôi yêu nhắc đi nhắc lại nhiều lần cùng với hình ảnh gợi cảm nắng
ngọt ngào, gió nhớ thương, cây mưa nhiệt đới bất ngờ, trời ui ui buồn bã,… ta
24
như cảm thấy nhân vật trữ tình huy động tất cả các giác quan để cảm nhận một cách
tinh tế thiên nhiên, phố phường Sài Gòn để bộc lộ tình yêu Sài Gòn sâu nặng, thiết
tha.
- Đoạn văn gợi nhắc mọi người về tình yêu đối với quê hương, đất nước.
* Cho điểm:
- Cho 4,0 – 5,0 điểm: Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc, tinh tế.
- Cho 3,0 – 3,75 điểm: Cảm nhận khá đầy đủ, có lúc sâu sắc, tinh tế.
- Cho 2,0 – 2,75 điểm: Cảm nhận khá đầy đủ, nhưng tản mạn, khô cứng.

- Cho 1 – 1,75 điểm: Cảm nhận hời hợt, nông cạn.
- Cho 0,25 – 0,75 điểm: Có chi tiết chạm vào yêu cầu.
- Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
Câu 3 (12 điểm):
a) Mở bài (0,5 điểm):
* Yêu cầu:
Giới thiệu những tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu
thương của những người than trong gia đình và bộc lộ niềm thương cảm cho những
ai không có được những may mắn đó thông qua việc đọc các văn bản Những câu
hát về tình cảm gia đình, Mẹ tôi (Ét-môn-đo đơ A-mi-xi), Cuộc chia tay của những
con búp bê (Khánh Hoài).
* Cho điểm:

- Cho 0,5 điểm: Đạt như yêu cầu.
- Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn
b) Thân bài (11 điểm):
* Yêu cầu:
Bộc lộ những tình cảm và suy nghĩ của em một cách cụ thể chi tiết khi được
sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình và bộc lộ niềm
thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó trên cơ sở các văn bản
“ Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi” (Ét-môn-đo đơ A-mi-xi), “Cuộc
chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài).
+ Bộc lộ những tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu
thương của những người thân trong gia đình trên cơ sở các văn bản “ Những câu
hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi” (Ét-môn-đo đơ A-mi-xi), “Cuộc chia tay của

những con búp bê” (Khánh Hoài).
- Cảm xúc sung sướng, hạnh phúc biết bao khi được sống trong tình yêu thương
của cha mẹ, ông bà, anh chị em, được cha mẹ, ông bà sinh thành dưỡng dục, nâng
niu chăm sóc.
- Biết ơn, trân trọng nâng niu những tình cảm, công lao mà cha mẹ, ông bà, anh
chị em trong gia đình đã giành cho mình.
- Bày tỏ tình cảm một cách sâu sắc nhất bằng cách nguyện ghi lòng tạc dạ chín
chữ cù lao, làm tròn chữ hiếu, anh em hoà thuận làm cho cha mẹ vui lòng, nhớ
thương cha mẹ ông bà trong mọi hoàn cảnh.
- Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó.
25

×