Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (944.86 KB, 84 trang )

1



Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng
---------o0o---------

Công trình dự thi Cuộc thi
“Sinh viên nghiên cứu khoa học trƣờng Đại học Ngoại thƣơng 2009”



Tên công trình:
BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRÊN
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP




Nhóm ngành: XH1a











Hà Nội, tháng 07 năm 2009
2



DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Sự ra đời của các TTCK trên Thế giới ................................. 15
Sơ đồ 1.1: Chức năng luân chuyển vốn của Thị trường tài chính ........ 16
Sơ đồ 1.2: Quan hệ giữa Thị trường tài chính và Thị trường chứng
khoán ..................................................................................................... 17
Sơ đồ 1.3: Các nguồn thông tin tài chính có khả năng tác động đến giá
tài sản tài chính do doanh nghiệp phát hành ......................................... 19
Bảng 2.1: Sự phát triển của TTCK Việt Nam qua các con số .............. 29
Bảng 2.2: Đánh giá về Chỉ số bảo vệ đầu tư của Việt Nam qua một số
chỉ tiêu ................................................................................................... 46
Bảng 2.3: TTCK Việt Nam qua các giai đoạn và đặc điểm của Nhà đầu
tư ........................................................................................................... 57
Bảng 2.4: Đánh giá trình độ nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Việt Nam58
Sơ đồ 3.1: Cơ chế giám sát hoạt động công bố thông tin tại Việt Nam 69
Bảng 3.1:Chế tài xử phạt vi phạm công bố thông tin ........................... 71
Sơ đồ 3.2: Những lợi ích của tăng cường công bố thông tin ................ 73





3






DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TTCK : Thị trường chứng khoán
Sở GDCK : Sở giao dịch chứng khoán
UBCKNN : Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
CTCP : Công ty cổ phần
NĐT : Nhà đầu tư












4



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 9
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ LÝ
THUYẾT BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG
KHOÁN .................................................................................................................... 13

I.1. Sơ lƣợc về Chứng khoán và Thị trƣờng chứng khoán: ................................ 13
I.1.1. Khái niệm Chứng khoán (Securities): ........................................................ 13
I.1.2. Sơ lược về Thị trường chứng khoán: ......................................................... 14
I.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Thị trường chứng khoán:
............................................................................................................... 14
I.1.2.2. Thị trường tài chính và chức năng của Thị trường chứng
khoán: ................................................................................................... 16
I.1.2.3. Các chủ thể tham gia Thị trường chứng khoán: ...................... 18
I.2. Vai trò của thông tin tài chính trên Thị trƣờng chứng khoán: .................... 18
I.3. Lý thuyết bất cân xứng thông tin (Ansymmetric Information): .................. 20
I.3.1. Giới thiệu sơ lược về lý thuyết bất cân xứng thông tin (Asymmetric
Information: ......................................................................................................... 20
I.3.2. Các khái niệm về bất cân xứng thông tin: .................................................. 21
I.3.3. Những nghiên cứu đầu tiên về bất cân xứng thông tin trên thế giới : ........ 22
I.3.3.1. G.A. Akerlof (1970): “Thị trường những quả chanh”: ............ 22
I.3.3.2. Michael Spence (1973): Phát tín hiệu ...................................... 22
I.3.3.3. Joseph Stiglitz (1975): Cơ chế sàng lọc ................................... 23
5



I.3.4. Hệ quả của bất cân xứng thông tin trên Thị trường chứng khoán ............. 24
I.3.4.1. Lựa chọn đối nghịch (Adverse Selection): ............................... 24
I.3.4.2. Rủi ro đạo đức (Moral Hazard): .............................................. 24
I.3.5. Những tác động của bất cân xứng thông tin trên Thị trường chứng khoán:
............................................................................................................................. 25
I.3.5.1. Tác động đến các nhà đầu tư: .................................................. 25
I.3.5.2. Tác động đến các Doanh nghiệp:............................................. 26
I.3.5.3. Tác động đến sự phát triển của Thị trường chứng khoán: ...... 26
I.3.6. Giải pháp lý thuyết hạn chế bất cân xứng thông tin ................................... 26

I.3.6.1. Phát tín hiệu (Signaling): ......................................................... 27
I.3.6.2. Sàng lọc (Screening): ............................................................... 27
I.3.6.3. Cơ chế giám sát: ....................................................................... 28
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ
TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ........................................................... 29
II.1. Sơ lƣợc về TTCK Việt Nam: .......................................................................... 29
II.1.1. Các thành phần tham gia TTCK VN: ....................................................... 30
II.1.2. Bất cân xứng thông tin trên TTCK Việt Nam: ......................................... 31
II.2. Khung pháp lý quy định về việc công bố thông tin đối với các công ty đại
chúng tại Việt Nam .................................................................................................. 32
II.2.1. Những văn bản pháp luật liên quan đến quy định công bố thông tin đối
với các công ty đại chúng tại Việt Nam .............................................................. 32
6



II.2.2. Đánh giá chung về khung pháp lý ............................................................ 35
II.3. Công bố thông tin của các công ty đại chúng: .............................................. 37
II.3.1. Thực trạng công bố thông tin theo quy định: ............................................ 37
II.3.1.1. Thông tin định kỳ: ................................................................... 37
II.3.1.2. Thông tin bất thường: ............................................................. 40
II.3.1.3. Thông tin theo yêu cầu: ........................................................... 40
II.3.1.4. Công bố thông tin về giao dịch của các cổ đông nội bộ ......... 41
II.3.2. Một số những tồn tại khác ........................................................................ 42
II.4. Thực trạng áp dụng các nguyên tắc quản trị công ty ( Corporate
Governance) nhằm tăng cƣờng minh bạch thông tin: ......................................... 43
II.4.1. Khái niệm và những nguyên tắc về quản trị công ty: ............................... 43
II.4.2. Giai đoạn hình thành và phát triển: ........................................................... 44
II.4.3. Thực trạng về chế độ quản trị công ty của các công ty đại chúng Việt
Nam...................................................................................................................... 45

II.4.3.1. Hiện các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam vẫn thường áp
dụng theo kiểu truyền thống: ................................................................ 46
II.4.3.2. Nhiều vi phạm trong công tác quản trị doanh nghiệp còn tồn
tại: ......................................................................................................... 47
II.4.3.3. Vai trò của Ban kiểm soát chưa thực tế, mới chỉ mang tính
hình thức: .............................................................................................. 47
II.4.3.4. Một số ví dụ điển hình: ........................................................... 48
II.4.4. Nguyên nhân: ............................................................................................ 48
7



II.5. Thực trạng về hoạt động kế toán và kiểm toán của các công ty đại chúng:
................................................................................................................................... 49
II.5.1. Thiếu minh bạch từ tổ chức kế toán của DN: ........................................... 50
II.5.1.1. BCTC sai lệch: ........................................................................ 50
II.5.1.2. Hợp nhất BCTC: ..................................................................... 53
II.5.2. Kiểm toán vẫn chứa đựng sai phạm: ......................................................... 55
II.6. Thực trạng sử dụng thông tin của nhà đầu tƣ: ............................................ 56
II.6.1. Kiến thức nhà đầu tư trên thị trường Việt Nam qua các giai đoạn: .......... 56
II.6.2.Thực trạng sử dụng thông tin chứng khoán trong việc ra quyết định đầu tư
ở Việt Nam: ......................................................................................................... 59
II.6.2.1. Đa số nhà đầu tư cá nhân thường đầu tư dựa trên những
nguồn thông tin không có nguồn gốc rõ ràng, ít dựa trên những thông
tin chính thức: ....................................................................................... 59
II.6.2.2. Tâm lý bầy đàn và tìm kiếm lợi nhuận: ................................... 60
II.6.2.3. Đa số nhà đầu tư cá nhân chưa đủ trình độ và kiến thức để
phân tích các nguồn thông tin chính thức để đầu tư: ........................... 61
CHƢƠNG III ........................................................................................................... 62
MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ BẤT CÂN XỨNG

THÔNG TIN VÀ BẢO VỆ NHÀ ĐẦU TƢ TRÊN TTCK VIỆT NAM ............ 62
III.1. Kinh nghiệm hạn chế bất cân xứng thông tin và bảo vệ nhà đầu tƣ của
TTCK Mỹ: ............................................................................................................... 62
III.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao tính minh bạch và hiệu quả thông tin
trên TTCK Việt Nam: ............................................................................................. 67
8



III.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý về công bố thông tin. Tăng cường cơ chế giám
sát và xử lý vi phạm công bố thông tin: ............................................................. 67
III.2.1.1. Hoàn thiện khung pháp lý về công bố thông tin: ................... 67
III.2.1.2. Tăng cường cơ chế giám sát:................................................. 68
III.2.1.3. Xử phạt nghiêm khắc các vi phạm về công bố thông tin: ...... 70
III.2.2. Tăng cường nhận thức và tính tự giác minh bạch thông tin của các công
ty đại chúng: ........................................................................................................ 72
III.2.3. Nâng cao chất lượng thông tin trên TTCK: ............................................. 74
III.2.4. Hoàn thiện cơ chế kế toán, kiểm toán: .................................................... 74
III.2.5. Hoàn thiện các nguyên tắc về quản trị công ty (Corporate Governance)
trong các công ty đại chúng nhằm tăng cường minh bạch thông tin: .................. 76
III.2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và kiến thức nhà đầu tư: .............. 78
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 82










9



LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Lý thuyết thông tin bất cân xứng được biết đến lần đầu tiên vào những năm
1970 (A.G.Akerlof) và đã được Micheal Spence (1973), Joseph Stiglitz (1975) bổ
sung và hoàn thiện. Thông tin bất cân xứng có thể xảy ra trước khi tiến hành ký kết
hợp đồng. Các bên tham gia giao dịch cố tình che đậy thông tin, người mua không
có thông tin xác thực, đầy đủ và kịp thời nên trả giá thấp hơn giá trị đích thực của
hàng hóa khi đó dẫn đến lựa chọn bất lợi (adverse selection) cho nhà đầu tư. Mặt
khác, thông tin bất cân xứng còn gây ra rủi ro đạo đức (moral hazard) sau khi hợp
đồng đã được giao kết nhưng một bên có hành động che đậy thông tin mà bên kia
khó lòng kiểm soát, hoặc muốn kiểm soát thì cũng phải tốn kém chi phí. Trong công
trình nghiên cứu nổi tiếng được công bố đó, ba nhà kinh tế học đã cho rằng bất cân
xứng thông tin có thể làm thị trường dần biến mất.
Đối với TTCK Việt Nam, sự ra đời và chính thức đi vào hoạt động cách đây hơn
9 năm đã đánh dấu một bước phát triển mới có ý nghĩa quan trọng trong quá trình
hoàn thiện hệ thống thị trường tài chính, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế
đang không ngừng chuyển đổi vận hành theo cơ chế thị trường. Có thể nói TTCK
hiện tại tuy không thật sự lớn, nhưng cũng đã phát huy được vai trò là kênh huy
động vốn tích cực của Chính phủ. Ngoài ra, việc hình thành TTCK cũng đã làm cán
cân lãi suất trên thị trường tín dụng điều chỉnh ngày càng phù hợp hơn với tình hình
phát triển kinh tế đất nước.
Bên cạnh những thuận lợi do việc huy động vốn từ TTCK đem lại cho các doanh
nghiệp niêm yết, cũng đã tạo cơ hội đầu tư cho các cá nhân, tổ chức trong và ngoài
nước. Tuy nhiên những khó khăn gần đây đã phần nào làm cho thị trường chậm

phát triển và chưa phát huy được hết vai trò thực thụ là những vấn đề như hệ thống
luật pháp chưa bao quát, chính sách điều hành còn mang tính mệnh lệnh – hành
chính, chất lượng của người điều hành còn yếu…và lý do quan trọng nhất là mức độ
minh bạch thông tin còn thấp.Có ý kiến cho rằng trên một thị trường còn mới như ở
10



Việt Nam, khi mà các nguồn thông tin không bắt buộc hay thông tin thay thế khác
chưa xuất hiện thì người đầu tư chỉ có thể dựa vào thông tin báo cáo tài chính mà
doanh nghiệp niêm yết công bố để xác định chiến lược đầu tư. Tuy nhiên với với
còn nhiều bất cập trong việc cung cấp thông tin của các doanh nghiệp niêm yết sẽ
gây nên tình trạng bất cân xứng về thông tin sẽ dẫn đến việc các nhà đầu tư đưa ra
các quyết định đầu tư không chính xác, gây cung cầu ảo, thị trường bong bóng và
tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ thị trường.
Thực tế, các thực trạng về bất cân xứng thông tin trên TTCK Việt Nam hoàn
toàn có thể khắc phục bằng những giải pháp thích hợp. Do đó, nhóm tác giả đã lựa
chọn và nghiên cứu đề tài: “Bất cân xứng thông tin trên Thị trƣờng chứng
khoán Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp” với mong muốn góp phần làm
TTCK Việt Nam công khai và minh bạch thông tin hơn. Từ đó, TTCK Việt Nam sẽ
phát triển nhanh chóng và góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc dân nói chung.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Vấn đề bất cân xứng thông tin đã được đề cập đến trong một số nghiên cứu
trước đó cả trên thế giới. Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu của G.A.Akerlof
(1970), M.Spence (1973) và J.Stiglitz (1975), đây là những công trình đã đặt nền
móng cho lý thuyết bất cân xứng thông tin (Asymmetric Information) hiện đại. Giải
Nobel Kinh tế 2001 dành cho 3 học giả này đã khẳng định vị trí của lý thuyết bất
cân xứng thông tin trong kinh tế học hiện đại.
Tại Việt Nam, các học giả đã bắt đầu quan tâm đến lý thuyết bất cân xứng thông
tin và đã xuất hiện những đề tài mang tính chất chuyên sâu. Điển hình là Đề tài

nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2008, mã số B2007-08-23, “Mối liên hệ giữa
thông tin BCTC và giá cổ phiếu trên TTCK Việt Nam”, do TS. Nguyễn Việt Dũng
(ĐH Ngoại Thương) chủ nhiệm; hay luận văn thạc sỹ kinh tế năm 2008, “Ảnh
hưởng của thông tin bất cân xứng đến nhà đầu tư trên TTCK Tp. HCM”, của Lê An
Khang, ĐH Kinh tế Tp. HCM.
11



Các đề tài trên đã chỉ ra những mối liên hệ giữa thông tin và thị trường, lượng
hóa những bất cập còn tồn tại và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển thị trường.
Tuy nhiên, do đặc thù của các đề tài, các tác giả mới chỉ tập trung vào các khía cạnh
chi tiết, ví dụ như TS. Nguyễn Việt Dũng mới phân tích những tác động của thông
tin BCTC, Lê An Khang mới chỉ phân tích những tác động đến nhà đầu tư ở thị
trường Tp. HCM.
Trong khi đó, Sinh viên Việt Nam các ngành kinh tế - tài chính vẫn chưa có đề
tài nào có tính hệ thống khoa học về vấn đề bất cân xứng thông tin.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung vào 3 thành phần tham gia TTCK Việt Nam: các
công ty đại chúng, các cơ quan nhà nước liên quan và nhà đầu tư. Từ đó, nhóm tác
giả sẽ chỉ rõ ra những thực trạng về bất cân xứng thông tin trên TTCK Việt Nam và
những nguyên nhân từ 3 đối tượng này.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu những công ty đại chúng và các nhà đầu tư
hoạt động trên TTCK Việt Nam. Trong đó, đề tài tập trung nhiều hơn vào nhóm các
công ty đại chúng đang niêm yết trên Sở GDCK Tp. HCM và Sở GDCK Hà Nội.
Về thời gian nghiên cứu, nhóm tác giả tổng hợp, phân tích, đánh giá kể từ khi
TTCK Việt Nam chính thức giao dịch năm 2000 đến tháng 7/2009.
5. Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích những thực trạng bất cân xứng thông tin trên TTCK Việt

Nam, nhóm tác giả đưa ra những giải pháp về phía nhà nước, doanh nghiệp và nhà
đầu tư nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của TTCK Việt Nam.


12



6.Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở của phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài sử
dụng những phương pháp nghiên cứu truyền thống như sau: diễn giải, quy nạp,
phân tích, tổng hợp, so sánh,… để rút ra những những luận cứ logic nhất, từ đó tổng
hợp và luận giải những đối tượng nghiên cứu.
7. Kết quả nghiên cứu dự kiến:
 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về bất cân xứng thông tin trên TTCK;
 Phân tích và luận giải thực trạng bất cân xứng thông tin trên TTCK Việt
Nam;
 Đề xuất những giải pháp cụ thể, hiệu quả và có tính ứng dụng cao nhằm hạn
chế bất cân xứng thông tin và thúc đẩy TTCK Việt Nam phát triển.
8. Kết cấu đề tài:
Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:
 Chương I: Cơ sở lý luận về Thị trường chứng khoán và lý thuyết Bất cân
xứng thông tin trên Thị trường chứng khoán
 Chương II: Thực trạng bất cân xứng thông tin trên Thị trường chứng khoán
Việt Nam
 Chương III: Một số giải pháp kiến nghị nhằm hạn chế bất cân xứng thông tin
và bảo vệ nhà đầu tư trên Thị trường chứng khoán Việt Nam





13



CHƢƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ LÝ THUYẾT
BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
I.1. Sơ lƣợc về Chứng khoán và Thị trƣờng chứng khoán:
I.1.1. Khái niệm Chứng khoán (Securities):
Theo Frederic S.Mishkin (1992), Chứng khoán (còn được gọi là Công cụ tài
chính – Financial Instruments) là những trái quyền (quyền được hưởng) đối với thu
nhập tương lai của người vay.
Đối với người bán (các tổ chức phát hành như các doanh nghiệp, tập đoàn,…),
chúng là tài sản nợ. Đối với những người mua, chúng là tài sản có.
Chứng khoán có thể được chứng nhận bằng một tờ chứng chỉ (certificate), bằng
một bút toán ghi sổ (book-entry) hoặc dữ liệu điện tử.
Chứng khoán có 4 loại
1
:
 Cổ phiếu (Stock): là một loại chứng khoán được phát hành dưới dạng
chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp
pháp của người sở hữu cổ phiếu với tài sản hoặc vốn của CTCP.
 Trái phiếu (Bond): là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ trả nợ của
người phát hành (người vay tiền) phải choc ho người nắm giữ chứng
khoán (người cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong những
khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó
đáo hạn.
 Chứng khoán có thể chuyển đổi (Conversational Securities): là những
chứng khoán cho phép người nắm giữ, tùy theo lựa chọn và những điều

kiện nhất định, có thể đổi nó lấy một chứng khoán khác.

1
TS. Đào Lê Minh (chủ biên), Giáo trình Những vấn đề cơ bản về Thị trường Chứng khoán, UBCKNN 2002
14



 Chứng khoán phái sinh (Derivatives): là những công cụ tài chính có giá
giao dịch được dựa trên các tài sản khác (được gọi là Tài sản gốc –
Underlying assets). Bốn loại chứng khoán phái sinh cơ bản là Hợp đồng
tương lai (Futures), Hợp đồng kỳ hạn (Forwards), Hợp đồng quyền chọn
(Options) và Hợp đồng hoán đổi (Swaps).
I.1.2. Sơ lƣợc về Thị trƣờng chứng khoán:
Theo TS. Nguyễn Đình Thọ (2008), phó trưởng khoa Tài chính Ngân hàng, ĐH
Ngoại Thương, TTCK là một cơ chế thông qua đó người mua và người bán có thể
tiến hành tìm kiếm, giao dịch, trao đổi và mua bán chứng khoán.
I.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Thị trường chứng khoán:
Lịch sử ra đời của TTCK có thể được coi là bắt đầu từ thế kỷ 12 ở Pháp khi
những nhà môi giới chứng khoán đầu tiên tiến hành giao dịch chứng khoán của
chính phủ.
TTCK phi chính thức hình thành và phát triển ở khắp châu Âu từ thế kỷ XV cho
tới thế kỷ XVII và là tiền đề cho sự ra đời của các Sở GDCK ở Châu Âu. Họat động
môi giới và giao dịch chứng khoán thường được thực hiện tại các quán café mà các
nhà môi giới hẹn gặp mặt nhau.
Năm 1460, Sở GDCK đầu tiên trên thế giới được xây dựng tại Antwerp, Bỉ. Sở
giao dịch này được xây mới lại vào năm 1531 và tồn tại suốt từ thời gian đó tới khi
bị cháy vào năm 1858. Sau vụ cháy, Sở giao dịch Antwerp đã được xây dựng lại với
một kiến trúc hoàn toàn mới và tồn tại từ đó đến nay.
Sau sự ra đời của Sở giao dịch Antwerp, các sở giao dịch khác bắt đầu được

hình thành từ năm 1602 (Bảng 1.1). Và mặc dù ra đời sau Antwerp, Sở GDCK
Amsterdam lại được coi là Sở GDCK lâu đời nhất trên thế giới: đây là nơi những cổ
phiếu và trái phiếu doanh nghiệp đầu tiên trên thế giới được giao dịch.



15



Bảng 1.1: Sự ra đời của các TTCK trên Thế giới
Năm Sở giao dịch Chú thích
1460 Sở GDCK Antwerp (Bỉ) ra đời
Sở giao dịch đầu tiên trên
thế giới
1602 Sở GDCK Amsterdam (Hà Lan) ra đời
Công ty East India phát
hành cổ phiểu quy mô lớn
đầu tiên trong lịch sử
1698 Sở GDCK London (Anh) ra đời
1724 Sở GDCK Paris (Pháp) ra đời
1769 Sở GDCK Lisbon (Bồ Đào Nha) ra đời
1790 Sở GDCK Philadelphia (PHLX) ra đời Sở Giao dịch đầu tiên ở Mỹ
1792 Sở GDCK New York (NYSE) ra đời
1801 Sở GDCK Brussels ra đời
1875 Sở GDCK Bombay ra đời
Sở Giao dịch đầu tiên ở
Châu Á
1878 Sở GDCK Tokyo ra đời
2000

Sở Giao dịch xuyên lục địa đầu tiên ở Châu
Âu hình thành - Euronext
Sở GDCK Amsterdam sáp
nhập với Paris và Brussels
2007
Tập đoàn Giao dịch Chứng khoán xuyên lục
địa và liên lục địa lớn nhất thế giới ra đời –
NYSE Euronext
NYSE sáp nhập với
Euronext

16



Sau hàng trăm năm hoạt động, TTCK hiện nay đã trở thành một thị trường toàn
cầu, họat động không ngừng nghỉ. Thống kê của Liên đoàn cac Sở GDCK Thế giới
(World Federation Exchanges) cho thấy giá trị thị trường của các sở giao dịch lớn
nhất thế giới đã vượt hơn 20000 tỷ USD.
I.1.2.2. Thị trường tài chính và chức năng của Thị trường chứng khoán:
Theo TS. Đào Lê Minh (2002)
2
, Thị trường tài chính là nơi diễn ra sự luân
chuyển vốn từ những người có vốn nhàn rỗi tới những người thiếu vốn.
Thị trường tài chính cũng có thể định nghĩa là nơi mua bán, trao đổi các công cụ
tài chính.
Sơ đồ 1.1: Chức năng luân chuyển vốn của Thị trường tài chính

Nguồn: Frederich S.Mishkin (1992)



2
TS. Đào Lê Minh (chủ biên), Giáo trình Những vấn đề cơ bản về Thị trường Chứng khoán, UBCKNN 2002
TÀI CHÍNH GIÁN TIẾP
TÀI CHÍNH TRỰC TIẾP
CÁC TRUNG
GIAN TÀI
CHÍNH
THỊ
TRƢỜNG
TÀI
CHÍNH
Người cho vay vốn:
1. Hộ gia đình
2. Doanh nghiệp
3. Chính phủ
Người đi vay vốn:
1. Hộ gia đình
2. Doanh nghiệp
3. Chính phủ
VỐN VỐN
V

N

VỐN
VỐN
17




Thông thường, thị trường tài chính được chia thành hai loại chính là thị trường
tiền tệ và thị trường vốn.
 Thị trường tiền tệ là nới giao dịch mua bán các công cụ nợ có thời hạn đáo
hạn ít hơn 1 năm. Thị trường tiền tệ bao gồm thị trường cho vay ngắn hạn,
thị trường liên ngân hàng và thị trường hối đoái;
 Thị trường vốn là nơi diễn ra các giao dịch mua bán các loại tài sản tài chính
hoặc công cụ nợ trung và dài hạn (thời hạn đáo hạn trên 1 năm). Thị trường
vôn bao gồm TTCK, thị trường cho vay dài hạn và thị trường tín dụng thuê
mua. TTCK là một bộ phận của thị trường vốn.
Sơ đồ 1.2: Quan hệ giữa Thị trường tài chính và Thị trường chứng khoán



Trên thị trường tài chính, TTCK đóng vai trò là một bộ phận cực kì quan trọng.
Các chức năng chính của TTCK:
 Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế;
 Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng;
 Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán;
18



 Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp;
 Tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô.
I.1.2.3. Các chủ thể tham gia Thị trường chứng khoán:
Theo TS. Đào Lê Minh (2002), các tổ chức và cá nhân tham gia TTCK có thể
chia thành 3 nhóm: Nhà phát hành, Nhà đầu tư và Các tổ chức có liên quan đến
chứng khoán.
 Nhà phát hành: là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua TTCK. Bao

gồm các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, chính phủ và chính quyền địa
phương;
 Nhà đầu tư: là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên TTCK.
Nhà đầu tư có thể chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ
chức.
 Các tổ chức có liên quan đến chứng khoán bao gồm:
- Các tổ chức kinh doanh trên TTCK: Công ty chứng khoán, các Ngân
hàng thương mại,…;
- Các tổ chức quản lý: Cơ quan quản lý nhà nước, Sở GDCK, Hiệp hội các
nhà kinh doanh chứng khoán, Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng
khoán,…;
- Các tổ chức khác: Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán, Các tổ chức tài
trợ chứng khoán, Các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm,…
I.2. Vai trò của thông tin tài chính trên Thị trƣờng chứng khoán:
Thông tin tài chính là những thông tin có khả năng tác động đến giá tài sản tài
chính trên thị trường. Có nhiều nguồn thông tin khác nhau trực tiếp hoặc gián tiếp
từ doanh nghiệp hoặc môi trường bên ngoài. Sơ đồ sau tóm tắt các nguồn thông tin
tài chính:

19



Sơ đồ 1.3: Các nguồn thông tin tài chính có khả năng tác động đến giá tài sản tài
chính do doanh nghiệp phát hành

Nguồn: TS. Nguyễn Việt Dũng (2008)
Vai trò của thông tin trên TTCK đã được nhấn mạnh trong những nghiên cứu
của Eugene Farma vào năm 1965, Farma được coi là cha đẻ của lý thuyết thị trường
hiệu quả.

Có thể coi tính hiệu quả của thị trường tài chính là cơ sở của toàn bộ lý thuyết
tài chính hiện đại. Theo Farma (1965), một thị trường tài chính được coi là hiệu quả
khi và chỉ khi toàn bộ các thông tin sẵn có về một tài sản tài chính được giao dịch
trên thị trường đó được phản ánh tức thì vào giá của nó.
20



Theo những nghiên cứu của Bachelier (1900) và Graham & Dodd (1934)
3
,
Farma đã phân biệt 3 loại thị trường hiệu quả :
 Hiệu quả phân bổ nguồn lực (Allocative efficiency): khi các nguồn vốn được
đầu tư có hiệu quả nhất và do vậy đóng góp và sự phát triển kinh tế;
 Hiệu quả vận hành (Operational efficiency): khi chi phí giao dịch tối thiểu
nhằm duy trì và vận hành các trung gian tài chính;
 Hiệu quả thông tin (Information efficiency): khi giá chứng khoán trên thị
trường vào mọi thời điểm đều phản ánh tất cả các thông tin sẵn có về doanh
nghiệp phát hành cũng như ảnh hưởng của các sự kiện tới hiệu quả tài chính
tương lai của doanh nghiệp đó.
Như vậy, thông tin là một trong ba yếu tố cấu thành nên tính hiệu quả của thị
trường. Có thể nói thông tin có vai trò quan trọng nhất vì quyết định đến giá cổ
phiếu trên thị trường. Thị trường có thông tin minh bạch và công khai sẽ hình thành
nên giá chứng khoán hợp lý và thu hút nhà đầu tư tham gia, thúc đẩy sự phát triển
của TTCK nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung.
I.3. Lý thuyết bất cân xứng thông tin (Ansymmetric Information):
I.3.1. Giới thiệu sơ lƣợc về lý thuyết bất cân xứng thông tin (Asymmetric
Information:
Cùng với Lý thuyết Thị trường hoàn hảo, Lý thuyết bất cân xứng thông tin
(Ansymmetric Information) đã nêu bật lên vai trò của thông tin đối với Thị trường

tài chính.
Lý thuyết bất cân xứng thông tin (Asymmetric Information) lần đầu tiên xuất
hiện vào những năm 1970 và đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế
học hiện đại bằng sự kiện năm 2001, các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là
George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz cùng vinh dự nhận giải Nobel
kinh tế.

3
TS. Nguyễn Việt Dũng (2008), “Mối liên hệ giữa thông tin từ BCTC và giá cổ phiếu trên TTCK Việt
Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học, Mã số B2007-08-23, Bộ Giáo dục và Đào tạo, trang 114-116
21



Bất cân xứng thông tin có thể xảy ra trước khi tiến hành ký kết hợp đồng. Các
bên tham gia giao dịch cố tình che đậy thông tin, người mua không có thông tin xác
thực, đầy đủ và kịp thời nên trả giá thấp hơn giá trị đích thực của hàng hóa. Hậu quả
là người bán cũng không còn động lực để sản xuất hàng có giá trị và có xu hướng
cung cấp những sản phẩm có chất lượng thấp hơn chất lượng trung bình trên thị
trường. Rốt cuộc trên thị trường chỉ còn lại những sản phẩm chất lượng xấu- những
“trái chanh” bỏ đi, hàng tốt bị loại bỏ, dẫn đến lựa chọn bất lợi (adverse selection)
cho cả hai bên. Như vậy, hiện tượng lựa chọn bất lợi đã cản trở việc giao dịch trên
cơ sở hai bên cùng có lợi. Bất cân xứng thông tin còn gây ra hiện tượng tâm lý ỉ lại
(moral hazard) sau khi hợp đồng đã được giao kết nhưng một bên có hành động che
đậy thông tin mà bên kia khó lòng kiểm soát, hoặc muốn kiểm soát thì cũng phải
tốn kém chi phí.
I.3.2. Các khái niệm về bất cân xứng thông tin:
1.
Bất đối xứng thông tin là khái niệm mô tả các tình huống trong đó những
người tham gia tương tác trên thị trường nắm được thông tin khác nhau về

giá trị hoặc chất lượng của một tài sản đang được giao dịch (trao đổi) trên thị
trường đó. Nói một cách khác, nếu như không tồn tại tình trạng bất đối xứng
đối với việc tiếp cận các thông tin về tài sản, thì các bên tham gia thị trường
được hiểu là "đối xứng" về thông tin.

2. Khoa học thông tin đã chứng minh sự lừa đảo liên quan đến bất đối xứng về
thông tin. Bên lừa biết bản chất, giá trị của món hàng nhưng không cung cấp
thông tin cho người mua, người mua cũng không có khả năng kiểm chứng
chất lượng hàng hóa mà mình mua tại thời điểm mua hàng. (Tiến sỹ Lê Đăng
Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế).
3. Bất cân xứng thông tin trên TTCK xảy ra khi một hoặc nhiều nhà đầu tư sở
hữu được thông tin riêng (Kyle, 1985 trích trong Ravi, 2005) hoặc có nhiều
thông tin đại chúng hơn về một công ty (Kim và Verrecchia, 1994 và 1997
trích trong Ravi, 2005).
22



I.3.3. Những nghiên cứu đầu tiên về bất cân xứng thông tin trên thế giới
4
:
I.3.3.1. G.A. Akerlof (1970): “Thị trường những quả chanh”:
Theo Auronen (2003, tr.7), người đầu tiên giới thiệu về lý thuyết bất cân xứng
thông tin là G.A. Akerlof (1970). Năm 1970, ông công bố nghiên cứu của mình
trong bài "The Market for 'Lemons': Quality Uncertainty and the Market
Mechanism" trên tạp chí Quarterly Journal of Economic. Đây được coi là nền móng
cho lý thuyết bất cân xứng thông tin.
Trong nghiên cứu của mình, Akerlof phân tích những thị trường hàng hóa tại đó
người bán biết nhiều thông tin về chất lượng hàng hóa hơn người mua. Ví dụ điển
hình là thị trường ô-tô cũ, Akerlof đã dùng từ “Vỏ chanh” (Lemons) để chỉ những

chiếc xe cũ có chất lượng kém, từ này đã trở nên nổi tiếng và được đưa vào từ điển
kinh tế nhằm chỉ những sản phẩm chất lượng kém.
Trên thị trường xe cũ, những người bán biết nhiều thông tin về chất lượng sản
phẩm hơn những người mua. Người bán biết đến sự tồn tại của vấn đề thông tin phi
đối xứng này và nó kích thích anh ta mạo hiểm bán hàng hóa cũ mất chất lượngm
với giá như hàng hóa chất lượng còn tốt. Người mua cũng biết đến sự tồn tại của
vấn đề thông tin phi đối xứng nên cố gắng để khỏi bị hớ bằng cách chọn mua các
hàng hóa cũ giá trung bình với lập luận rằng trong trường hợp bị mắc lừa thì cũng
không đến nỗi thiệt hại lắm. Hệ quả là những người có xe cũ chất lượng tốt sẽ
không bán được giá cao và sẽ rút khỏi thị trường, dần dần thị trường sẽ chỉ còn lại
những chiếc xe có chất lượng kém (những “vỏ chanh”). Điều này là do rủi ro lựa
chọn đối nghịch (adverse selection), hệ quả đầu tiên của bất cân xứng thông tin.
I.3.3.2. Michael Spence (1973): Phát tín hiệu
Spence (1973) đã chỉ ra rằng những người bán hàng có chất lượng cao có thể
hạn chế rủi ro lựa chọn đối nghịch bằng cơ chế phát tín hiệu (Signaling).
Tiếp tục phát triển nghiên cứu của Akerlof (1970), trong một bài báo công bố

4
Information for public of The Nobel Foundation (2001), “Markets with Asymmetric Information”:

23



vào năm 1973 (dựa trên luận văn tiến sĩ của mình), Spencer đã xét thị trường lao
động là một thị trường có bất cân xứng thông tin giữa những người xin việc và
người thuê lao động. Spence coi bằng cấp là một cơ chế phát tín hiệu về năng suất
của người lao động: nếu những người kém năng lực phải mất nhiều thời gian và nỗ
lực hơn những người có năng lực để đạt được cùng trình độ học vấn thì những
người có năng lực có thể phát tín hiệu bằng cách đạt được những bằng cấp mà

người kém năng lực không thể đạt được.
Ví dụ khác về cơ chế phát tín hiệu là tỷ lệ trả cổ tức của các doanh nghiệp, có
thể coi đây là tín hiệu về lợi nhuận trong tương lai của công ty là tốt hay xấu.
I.3.3.3. Joseph Stiglitz (1975): Cơ chế sàng lọc
Bổ sung các nghiên cứu của G.A.Akerlof (1970) và M.Spence (1973), J.Stiglitz
đã đưa ra cơ chế sàng lọc (Screening) vào năm 1973. Stiglitz đặt ra vấn đề là bản
thân những người có ít thông tin hơn cũng có thể tự cải thiện tình trạng của mình
thông qua cơ chế sàng lọc. Ông đã chỉ ra rằng bên có ít thông tin hơn có thể thu thập
thông tin từ bên kia bằng cách đưa ra các điều kiện giao dịch hợp đồng khác nhau.
Ví dụ điển hình là các công ty bảo hiểm thường cung cấp những loại hợp đồng
bảo hiểm với các mức phí bảo hiểm khác nhau, tương ứng với mức bồi thường khác
nhau. Các khách hàng sẽ tự lựa chọn loại hợp đồng bảo hiểm phù hợp với mình, do
đó tự phân hóa thành các loại khách hàng khác nhau. Những khách hàng có rủi ro
thấp thường thích loại hợp đồng có phí bảo hiểm thấp trong khi khách hàng có rủi
ro cao lại lựa chọn hợp đồng có phí bảo hiểm cao.
Trải qua hơn hai thập kỷ, lý thuyết về thị trường có bất cân xứng thông tin đã trở
nên vô cùng quan trọng và là trọng tâm nghiên cứu của kinh tế học hiện đại. Bất cân
xứng thông tin càng trở nên phổ biến và trầm trọng khi tính minh bạch của thông
tin, khả năng tiếp cận thông tin và cơ sở hạ tầng thông tin yếu kém.
24



I.3.4. Hệ quả của bất cân xứng thông tin trên Thị trƣờng chứng khoán
Theo Frederic S.Mishkin (1992), bất cân xứng thông tin sẽ dẫn đến hai hệ quả:
Lựa chọn đối nghịch (Adverse Selection) và Tâm lý ỷ lại (hay còn gọi là Rủi ro đạo
đức – Moral Hazard).
I.3.4.1. Lựa chọn đối nghịch (Adverse Selection):
Lựa chọn đối nghịch là rủi ro do bất cân xứng thông tin gây ra trước khi giao
dịch được tiến hành. Rủi ro lựa chọn đối nghịch trên thị trường tài chính xảy ra khi

một người có rủi ro tín dụng lớn lại là người tích cực hơn trong việc tìm kiếm các
khoản vay và nhờ vậy khả năng được cho vay cao hơn. Chính vì vậy, người cho vay
(borrowers) có thể quyết định không cho vay bất kỳ khoản tiền nào nhằm tránh rủi
ro vỡ nợ, và như vậy đã loại trừ cả những người đi vay (lenders) có khả năng trả nợ
tốt.
Ví dụ người A (borrower) có một khoản tiền 1.000 USD nhàn rỗi. Trên thị
trường có hai người vay tiền (lenders): người B chỉ vay tiền khi đảm bảo chắc chắn
khoản đầu tư sẽ đem lại lợi nhuân; người C liều lĩnh hơn và sẵn sàng đầu tư với rủi
ro lớn nhằm thu được lợi nhuận lớn, sẽ chủ động tìm kiếm các khoản vay và có khả
năng vay nợ cao hơn. Do bất cân xứng thông tin, A không biết đầy đủ thông tin về
B và C và có thể quyết định không cho vay, mặc dù sẽ có lúc B (có khả năng trả nợ
chắc chắn) cần vay tiền để đầu tư vào những dự án giá trị.
I.3.4.2. Rủi ro đạo đức (Moral Hazard):
Rủi ro đạo đức là rủi ro do bất cân xứng thông tin gây ra sau khi giao dịch được
tiến hành. Rủi ro đạo đức trên thị trường tài chính xảy ra khi người đi vay (lenders)
sử dụng các khoản tiền vay vào những mục đích sai lệch so với cam kết khi đi vay,
do đó dẫn đến khả năng không trả được nợ cao hơn. Tương tự rủi ro lựa chọn đối
nghịch, người cho vay (borrowers) có thể quyết định không cho vay bất kỳ khoản
tiền nào.
25



Ví dụ người A (borrower) có một khoản tiền 1.000 USD nhàn rỗi. Người B
(lenders) vay khoản tiền đó với cam kết sẽ đầu tư vào những dự án an toàn và hợp
pháp. Tuy nhiên, B lại cầm tiền đi cá độ bóng đá với mong muốn thắng được
100.000 USD. Nếu thắng, B sẽ hoàn trả được khoản vay và có khoản lợi nhuận lớn
99.000 USD. Tuy nhiên, khả năng thua cược của B là rất cao, do đó khoản vay sẽ
không được hoàn trả. Do bất cân xứng thông tin, A không biết chính xác B sẽ sử
dụng khoản tiền vay đầu tư vào mục đích gì và có thể quyết định không cho vay.

Như vậy, bất cân xứng thông tin cản trở sự lưu thông vốn trên thị trường tài
chính, khiến chức năng luân chuyển vốn của thị trường tài chính không được thực
hiện tốt. Điều này gây trở ngại cho sự phát triển của thị trường tài chính, đặc biệt tại
các nước đang phát triển như Việt Nam.
I.3.5. Những tác động của bất cân xứng thông tin trên Thị trƣờng chứng
khoán:
I.3.5.1. Tác động đến các nhà đầu tư:
Do bất cân xứng thông tin khiến giá cổ phiếu không phản ánh được đầy đủ và
tức thời tình hình hoạt động của doanh nghiệp nên các nhà đầu tư không thể xác
định được lợi nhuận kỳ vọng một cách chính xác. Điều này gây ra một số tác động
đến nhà đầu tư như sau:
 Một số nhà đầu tư nắm được nhiều thông tin sẽ thu được lợi nhuận cá biệt
cao hơn lợi nhuận thị trường: điều này là do các doanh nghiệp có những
nguồn thông tin tốt chưa được công bố, do đó giá cổ phiếu trên thị trường
của các doanh nghiệp này đang bị đánh giá thấp hơn giá trị thực
(undervalued). Tuy nhiên, một số nhà đầu tư, bằng cách này hay cách khác,
nắm được những nguồn thông tin đó và mua vào cổ phiếu với giá rẻ, thu
được lợi nhuận cá biệt cao hơn lợi nhuận của thị trường.
 Một số nhà đầu tư nắm được ít thông tin sẽ phải bỏ ra chi phí cá biệt cao
hơn chi phí thị trường: trái ngược với điều trên, những nhà đầu tư nắm được
ít thông tin sẽ mua phải những cổ phiếu có giá thị trường cao hơn giá trị thực

×