Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý dự án công trình thủy lợi giai đoạn đưa vào khai thác vận hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 125 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp cao học, được sự giúp đỡ
của các thầy, cô giáo trường Đại học Thủy Lợi, đặc biệt là nhà giáo nhân dân
GS.TS Lê Kim Truyền, sự tham gia góp ý của các nhà khoa học, các nhà quản lý,
bạn bè, đồng nghiệp và cùng sự nỗ lực của bản thân. Đến nay, tác giả đã hoàn thành
luận văn thạc sỹ với đề tài luận văn: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý dự
án công trình thủy lợi giai đoạn đưa vào khai thác vận hành”, chuyên ngành
Quản lý xây dựng.
Các kết quả đạt được là những đóng góp nhỏ về mặt khoa học trong quá trình
nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý dự án công trình thủy lợi giai đoạn đưa
vào khai thác vận hành. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn, do điều kiện thời
gian và trình độ có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong
nhận được những lời chỉ bảo và góp ý của các thầy, cô giáo và các đồng nghiệp.
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo GS.TS Lê Kim Truyền đã
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và cung cấp các kiến thức khoa học cần thiết trong quá
trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo thuộc Bộ môn
Công nghệ và Quản lý xây dựng - khoa Công trình cùng các thầy, cô giáo thuộc các
Bộ môn khoa Kinh tế và Quản lý, phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học trường
Đại học Thủy Lợi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành tốt luận văn
thạc sĩ của mình.
Tác giả chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo công tác tại thư viện Trường Đại
học Thủy Lợi, tập thể các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, kỹ sư cùng các cán bộ
công tác tại Hội Đập lớn Việt Nam, đã tạo điều kiện cung cấp các tài liệu liên quan
và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động
viên, khích lệ tác giả trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này
Hà nội, tháng 11 năm 2013
Tác giả

Nguyễn Thị Cúc
BẢN CAM KẾT



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, tài
liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây.

Tác giả

Nguyễn Thị Cúc
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG
PHỤC VỤ TƯỚI TIÊU CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 3
1.1. Mở đầu 3
1.1.1 Quản lý dự án xây dựng 3
1.1.2 Tình hình phát triển hồ đập ở Việt Nam phục vụ tưới tiêu, phục vụ cho
nông nghiệp (hệ thống thủy nông) 4
1.2. Vị trí, vai trò của hệ thống thủy nông trong công cuộc phát triển kinh tế
và ổn định xã hội 7
1.3. Quản lý hệ thống tưới trong điều kiện biến đổi khí hậu 11
1.3.1 Hiện tượng biến đổi khí hậu 11
1.3.2 Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước và lưu vực sông 12
1.3.3 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các hệ thống công trình thủy lợi 16
1.3.4 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến công tác quản lý hệ thống thủy lợi.17
1.3.5 Các giải pháp quản lý hệ thống tưới trong điều kiện biến đổi khí hậu 19
1.4 Tình hình quản lý hệ thống tưới tiêu trên Thế giới và ở Việt Nam 21
1.4.1 Tình hình quản lý hệ thống tưới tiêu trên Thế giới 21
1.4.2 Tình hình quản lý hệ thống tưới tiêu ở Việt Nam 24
Kết luận chương 1 29
CHƯƠNG 2. CÁC MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ THỂ CHẾ QUẢN LÝ HỆ

THỐNG THỦY NÔNG HIỆN NAY VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ 30
2.1 Những cơ sở và thể chế chính sách trong quản lý hệ thống thủy nông 30
2.2 Các mô hình tổ chức quản lý hệ thống thủy nông 34
2.2.1 Bộ máy quản lý nhà nước về công tác thủy nông 34
2.2.2 Tổ chức quản lý sản xuất 37
2.2.3 Phương hướng đổi mới hoàn thiện cơ chế tổ chức và quản lý thủy nông49
2.3 Lập kế hoạch dùng nước và công tác vận hành quản lý hệ thống thủy
nông 60
2.3.1 Mục đích ý nghĩ của việc lập kế hoạch dùng nước 61
2.3.2 Các phương pháp lập kế hoạch dùng nước 61
2.3.3 Các loại kế hoạch dùng nước 62
2.3.4 Nội dung và các bước lập kế hoạch dùng nước của cơ sở và đơn vị dùng
nước 63
2.3.5 Nội dung và kế hoạch dùng nước của hệ thống 64
2.3.6 Công tác vận hành quản lý hệ thống thủy nông 65
Kết luận chương 2 69
CHƯƠNG 3. DUY TU BẢO DƯỠNG VÀ ÁP DỤNG CÁC TIẾN BỘ KHOA
HỌC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỂ KHÔNG NGỪNG NÂNG CAO
HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ 70
3.1. Mở đầu 70
3.2. Những quy định trong công tác duy tu bảo dưỡng hệ thống công trình 71
3.3. Nội dung của công tác kiểm tra, quản lý hệ thống công trình thủy nông72
3.3.1 Đảm bảo nhu cầu cấp thoát nước cho sản xuất nông nghiệp, dân sinh và
các ngành kinh tế 72
3.3.2 Cung cấp đầy đủ nước sạch và đảm bảo vệ sinh nông thôn 73
3.3.3 Quản lý khai thác hệ thống các công trình 73
3.3.4 Hoàn thiện công tác phân cấp quản lý khai thác hệ thống các công trình.73
3.3.5 Phát triển thủy lợi theo hướng góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ
phát triển nông thôn 74
3.4. Nội dung của công tác bảo dưỡng, sửa chữa trên hệ thống công trình

thủy nông 74
3.4.1 Đập đất 74
3.4.2 Đường tràn lũ 75
3.4.3 Phòng chống lũ cho hồ chứa 75
3.4.4 Cống ngầm và xi phông 76
3.4.5 Cầu máng 76
3.4.6 Bậc nước, dốc nước 77
3.4.7 Kênh tưới 77
3.5 Lập kế hoạch duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi 77
3.5.1 Xác định các loại bảo dưỡng 77
3.5.2 Xác định mức độ bảo dưỡng 78
3.6. Công tác bảo vệ và an toàn cho hệ thống công trình 78
3.7. Nghiên cứu cải tiến và áp dụng tiến bộ khoa học trong công tác quản lý
hệ thống thủy nông 79
3.7.1 Khát quát về phần mềm Hệ điều hành hệ thống thủy nông 80
3.7.2 Một số ứng dụng công nghệ điều khiển, thu nhận và truyền số liệu tự động
từ xa (công nghệ SCADA) để hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả khai thác hệ
thống thủy nông) 83
Kết luận chương 3 86
CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ HỆ THỐNG TƯỚI 88
4.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hệ thống tưới 88
4.2 Xác định các chỉ tiêu cơ bản trong hệ thống tưới 91
4.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá về kỹ thuật 91
4.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá về kinh tế 97
4.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả xã hội 100
4.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá về môi trường 101
4.3 Các phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế hệ thống tưới 102
4.3.1 Phương pháp dùng một vài chỉ tiêu tài chính kinh tế tổng hợp kết hợp với
một hệ chỉ tiêu bổ sung 102
4.3.2 Phương pháp dùng một chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo 104

4.3.3. Phương pháp giá trị - giá trị sử dụng 106
4.4 Đánh giá hiệu quả của hệ thống mang lại 107
4.5 Những kiến nghị trong công tác tổ chức quản lý vận hành hệ thống công
trình 108
Kết luận chương 4 111
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 113
Kết luận 113
Kiến nghị 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1: Quang cảnh Hồ Dầu Tiếng 5

Hình 1.2: Cụm công trình đầu mối Tắc Giang – Phủ Lý – Hà Nam phục vụ sản xuất
nông nghiệp 9

Hình 1.3: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu 11

Hình 1.4: Xây đập ngăn nước vùng thượng lưu sông Mekong ảnh hưởng nghiêm
trọng đến nguồn nước và xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long 14

Hình 1.5: Sử dụng nước ngầm tưới Cải tại Vĩnh Châu 15
Hình 1.6: Một trạm cấp nước vùng ven biển huyện Vĩnh Châu 15
Hình 2.1. Bộ máy Quản lý Nhà nước về thủy nông 35

Hình 2.2. Mô hình tổ chức quản lý HTTN liên tỉnh (Loại trực thuộc Bộ NN &
PTNT 39

Hình 2.3. Mô hình tổ chức quản lý HTTN liên huyện (do UBND tỉnh thành lập, trực
thuộc sở NN &PTNT) 40


Hình 2.4 Mô hình tổ chức và quản lý hệ thống thủy nông huyện 42

Hình 2.5 Bộ máy quản lý Nhà nước về thủy nông 53

Hình 2.6 Sơ đồ phân cấp quản lý HTTN liên tỉnh 55

Hình 2.7. Phân cấp quản lý hệ thông thủy nông liên huyện 57

Hình 2.8 Phân cấp quản lý HTTN huyện 58

Hình 2.9 Chu trình xây dựng và thực hiện kế hoạch dùng nước 63

Hình 3.1: Mô hình hệ thống SCADA phục vụ hiện đại hóa điều hành tưới tiêu 84

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Năng suất lúa bình quân các năm 8

Bảng 1.2. Diện tích ngập các vùng ven biển Bắc Trung Bộ ứng với hai kịch bản 18

Bảng 2.1 Hình thức thể chức bộ máy quán lý nhà nước về quản lỷ khai thác công
trình thuỷ lợi ở cấp tỉnh 36

Bảng 2.2 Phòng thực hiện Quản lý Nhà nước về thuỷ lợi cấp huyện 37

Bảng 2.3 Kết quả điều tra thực trạng thủy nông cơ sở 5 tỉnh vùng ĐBSH 44

Bảng 2.4. Kết quả hoạt động sản xuất năm 2001 của một số hợp tác xã làm dịch vụ
chuyên khâu thủy nông 45


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BĐKH : Biến đổi khí hậu
ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
CTTL : Công trình thủy lợi
FAO : Tổ chức nông lương thế giới
HĐH : Hiện đại hóa
HTTN : Hệ thống thủy nông
HTTL : Hệ thống thủy lợi
HDN : Hội dùng nước
HTX : Hợp tác xã
HTXNN : Hợp tác xã nông nghiệp
HTXDV : Hợp tác xã dịch vụ
IPCC : Uỷ ban Liên Quốc gia về biến đổi khí hậu
IWMI : Viện quản lý nước quốc tế
KHTL : Khoa học thủy lợi
KHDN : Kế hoạch dùng nước
NN &PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NC : Nghiên cứu
TNMT : Tài nguyên Môi trường
TT CNPM TL : Trung tâm Công nghệ phần mềm thủy lợi
TN : Tài nguyên
TNN : Tài nguyên nước
UBND : Ủy ban nhân dân
XNTL : Xí nghiệp thủy lợi
XNTN : Xí nghiệp thủy nông

1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công tác quản lý khai thác vận hành công trình là khâu cuối cùng của quá
trình đầu dự án xây dựng công trình và giữ vai trò then chốt trong việc phát huy
hiệu quả của các công trình thủy lợi đã được xây dựng. Tuy nhiên công tác này hiện
nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức, đội ngũ quản lý nhiều nơi chưa được đào
tạo và hướng dẫn chuyên môn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế trong
cơ chế thị trường. Nó còn nhiều tồn tại, cả về mặt tổ chức quản lý và cơ chế chính
sách, cần nhanh chóng khắc phục.
Theo báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn (Bộ NN &PTNT)
tại hội nghị bàn về quản lý khai thác công trình thủy lợi ngày 30-31 tháng 3/2006 đã
khẳng định các công trình thủy lợi mới đảm bảo 55-65% so với năng lực thiết kế
(Trước đây là 50-60%). Theo các báo cáo hàng năm của các địa phương và tài liệu
điều tra thì năng lực tưới của hệ thống công trình thủy lợi nhỏ bình quân chỉ đạt gần
30% so với thiết kế (Lục Yên – Yên Bái 27%, Hồ Yên Mỹ, Sông Mực – Thanh Hóa
đạt 51-53% so với thiết kế, hệ thống thủy lợi Sông Rác – Hà Tĩnh đạt 51-53%. Một
số hệ thống công trình thủy lợi loại vừa và lớn như Bắc Hưng Hải, Sông Chu
(Thanh Hóa) diện tích tưới đạt 80-100% so với thiết kế, nhưng phải có giải pháp hỗ
trợ như bơm điện, bơm dầu, tát…) mới có nước đến ruộng.
Cũng theo báo cáo này đã khẳng định có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình
trạng trên, nhưng một trong nguyên nhân cơ bản là công tác tổ chức quản lý khai
thác công trình thủy lợi trong nhiều năm qua chưa được các cấp các ngành quan
tâm đúng mức.
Hiện nay mối liên hệ, bàn giao giữa giai đoạn xây dựng công trình và quản
lý hệ thống công trình chưa được chặt chẽ nên công trình xuống cấp, hiệu quả
đầu tư giảm.
Công tác tổ chức quản lý chưa tốt nên chưa phát huy hết năng lực của hệ
thống tưới. Đặc biệt là khâu nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng
Công tác bàn giao đưa vào sử dụng, duy tu bảo dưỡng chưa tốt nên công trình


2

xuống cấp hiệu quả đầu tư thấp chính vì vậy cần được nghiên cứu công tác tổ chức
quản lý từ giai đoạn đầu tư xây dựng công trình
Xuất phát từ các vấn đề về công trình vừa nên trên, tác giả luận văn chọn đề
tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý dự án công trình thủy lợi giai đoạn
đưa vào khai thác vận hành”.
2. Mục đích của đề tài
- Nghiên cứu mô hình tổ chức, quản lý hệ thống thủy nông sau khi được đầu
tư xây dựng, nhằm nâng cao hiệu quả khai thác công trình và giảm chi phí duy tu
bảo dưỡng.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu tổng quan
- Phương pháp thu thập phân tích tài liệu
- Phương pháp chuyên gia, hội thảo
- Phương pháp quan sát trực tiếp
- Phương pháp nhân quả
- Phương pháp kế thừa những kết quả đã tổng kết, nghiên cứu.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Quản lý xây dựng các dự án xây dựng công trình thủy lợi
tưới tự chảy trong giai đoạn vận hành khai thác.
5. Kết quả dự kiến đạt được
- Đánh giá được thực trạng tình hình quản lý hệ thống thủy nông hiện nay
- Đề xuất được các giải pháp cải tiến và áp dụng tiến bộ khoa học trong công
tác quản lý hệ thống thủy nông
- Nâng cao hiệu quả khai thác công trình sau khi nghiên cứu mô hình tổ chức,
quản lý hệ thống thủy nông sau khi được đầu tư xây dựng
- Đánh giá hiệu quả đầu tư hệ thống tưới


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG PHỤC
VỤ TƯỚI TIÊU CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.1. Mở đầu
1.1.1 Quản lý dự án xây dựng
Quản lý dự án xây dựng là một vấn đề khá mới đối với Việt Nam trong những
năm gần đây, so với các nước trên Thế giới quản lý dự án xây dựng đã được nghiên
cứu từ rất lâu và đã thành công với những dự án như Kim tự tháp Ai Cập, Vạn lý
tường thành Trung Quốc….
Từ những năm 50 trở lại đây, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học
kỹ thuật và kinh tế xã hội, các nước đều cố gắng nâng cao sức mạnh tổng hợp của
bản thân nhằm theo kịp cuộc cạnh tranh toàn cầu hóa. Chính trong tiến trình này,
các tập đoàn doanh nghiệp lớn hiện đại hóa không ngừng xây dựng những dự án
công trình quy mô lớn, kỹ thuật cao, chất lượng tốt. Dự án đã trở thành phần cơ bản
trong cuộc sống xã hội. Cùng với xu thế mở rộng quy mô dự án và sự không ngừng
nâng cao về trình độ khoa học công nghệ, các nhà đầu tư dự án cũng yêu cầu ngày
càng cao đối với chất lượng dự án. Vì thế, quản lý dự án xây dựng trở thành yếu tố
quan trọng quyết định sự tồn tại của dự án
[16]
.
Quản lý dự án xây dựng thường chia ra 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư,
giai đoạn thực hiện đầu tư (giai đoạn triển khai dự án), giai đoạn kết thúc xây dựng
(giai đoạn vận hành khai thác). Trong đó giai đoạn quản lý vận hành khai thác giữ
vai trò quan trọng trong việc phát huy hiệu quả của các công trình thủy lợi (CTTL).
Hàng năm nhà nước đầu tư hàng ngàn tỷ đồng cho công tác quản lý vận hành
khai thác các hệ thống thủy lợi (HTTL), tuy nhiên hiệu quả đạt được chưa tương
xứng với quy mô đầu tư và tiềm năng của các công trình thủy lợi. Đặc biệt là công
tác quản lý các công trình còn nhiều lúng túng, bất cập do cơ chế tổ chức quản lý

thủy nông chưa rõ ràng và thiếu ổn định, phần nào còn mang tính bao cấp. Theo báo

4

cáo đánh giá của Bộ NN & PTNT thì có các “Nguyên nhân tồn tại trong công tác
quản lý công trình thủy lợi” như:
- Đầu tư cho công tác xây dựng sửa chữa nâng cấp công trình thủy lợi chưa
đồng bộ và khép kín từ đầu mối đến mặt ruộng.
- Chưa chú trọng đầu tư trang thiết bị quản lý (Mới đầu tư đạt từ 0,7 – 1,6%,
quy định từ 3-7% )
- Tổ chức quản lý khai thác cồng kềnh, kém hiệu lực
- Tổ chức hộ dùng nước ở một số địa phương còn bị bỏ ngỏ, chính quyền địa
phương chưa quan tâm để phát triển loại tổ chức này…
- Nguồn lực phát triển chưa tương xứng với yêu cầu (Có hơn 20% công nhân
quản lý vận hành khai thác thủy nông chưa được đào tạo).
Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý dự án, đặc biệt giai đoạn vận hành
khai thác công trình việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý dự án công trình
thủy lợi giai đoạn đưa vào khai thác vận hành có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, nâng cao hiệu suất điều hành hệ thống,
hiệu quả của hệ thống, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế và ổn định xã hội.
1.1.2 Tình hình phát triển hồ đập ở Việt Nam phục vụ tưới tiêu, phục vụ cho
nông nghiệp (hệ thống thủy nông)
Từ năm 1955 đến nay sự nghiệp thủy lợi nước ta phát triển ngày càng mạnh
mẽ, nhất là từ sau ngày giải phóng miền nam 1975. Những thành tựu do thủy lợi đạt
được như sau:
- Phục vụ sản xuất nông nghiệp
Năm 1945 cả nước mới có 13 hệ thống thủy nông (HTTN) vừa và lớn tập
trung ở các tỉnh Trung du, Đồng Bằng Bắc Bộ, khu 4 cũ, Duyên Hải miền Trung
cùng với một số kênh lạch tạo nguồn ở Đồng Bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với
tổng năng lực tưới mới đạt 324.900 ha, tiêu mới đạt 77.000 ha.

Tính đến năm 2000 cả nước đã xây dựng được trên 80 hệ thống thủy nông vừa
- lớn và hàng nghìn CTTL nhỏ, trong đó có: Gần 500 hồ đập lớn có dung tích trên 1

5

triệu m
3
nước hoặc có đập cao trên 10 m hoặc công trình xả lũ trên 2000 m
3
/s (phân
loại theo tiêu chuẩn của IOCLD).
Với số lượng này Việt Nam đứng thứ 15 trên thế giới sau Trung Quốc, Mỹ,
Ấn Độ, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Canada, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Braxin, Pháp,
Nam Phi, Mehico, Italia, Anh.
Hồ chứa thủy nông có dung tích chứa lớn nhất là Dầu Tiếng: 1.580 triệu m
3
,
tiếp đó là Kẻ Gỗ: 425 triệu m
3
, Phú Ninh: 344 triệu m
3
, Cấm Sơn: 338 triệu m
3
, Núi
Cốc: 175,50 triệu m
3
.

Hình 1.1: Quang cảnh Hồ Dầu Tiếng
Và cho đến nay theo số liệu điều tra nước ta đã xây dựng được: 6.648 hồ chứa,

10.000 trạm bơm điện lớn, 5000 cống, 255.000 km kênh mương
[11]
. Bảo đảm tưới
cho 7,65 triệu ha lúa (2,89 triệu ha lúa Đông Xuân, 2,25 triệu ha lúa Hè thu, 2,51
triệu ha lúa Mùa), tiêu 1,72 triệu ha đất nông nghiệp, ngăn mặn cho 87 vạn ha, cải
tạo chua phèn 1,6 triệu ha, cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp trên 5 tỷ
m
3
/năm, diện tích rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày được tưới không ngừng
tăng lên, hiện nay đã đạt 1 triệu ha.

6

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả hoạt động của các HTTN hiện
nay còn ở mức thấp, mới chỉ đạt 55-65% so với năng lực thiết kế. Ví dụ ở tỉnh Điện
Biên: Tỉnh Điện Biên hiện có 836 CTTL vừa và nhỏ. Thực tế cho thấy khá nhiều
công trình có hiệu quả khai thác rất thấp, nếu tính riêng những công trình do cấp
tỉnh quản lý, chỉ khoảng 20% đạt hiệu quả thiết kế.
Hầu hết các hệ thống CTTL ở nước ta được xây dựng từ những thập kỷ 60 đến
90 của thế kỷ trước. Khi đó, nguồn kinh phí có hạn, khoa học kỹ thuật và công nghệ
mới chưa phát triển. Khi công trình đưa vào vận hành khai thác, nguồn kinh phí tu
bổ, sửa chữa hàng năm đều trông vào nguồn thủy lợi phí. Mức thu thủy lợi phí
không đủ để trang trải chi phí vận hành, tu bổ công trình. Sau nhiều năm các công
ty, xí nghiệp thủy nông (XNTN) hoạt động thu không đủ chi nên công trình ngày
một xuống cấp. Nhiều trục kênh tưới tiêu lớn không có kinh phí nạo vét đã bồi lắng
nghiêm trọng, giảm đáng kể khả năng dẫn nước. Ở vùng ĐBSCL đã đầu tư xây
dựng nhiều hệ thống thủy lợi lớn như Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, Tây
Sông Hậu,… đã góp phần mở rộng diện tích lúa hai vụ. Nhưng ở nhiều công trình
mới xây dựng được các tuyến kênh chính, còn thiếu công trình điều tiết và hệ thống
kênh mương cấp dưới và công tác quản lý vận hành chưa tốt nên đã hạn chế năng

lực tưới và thoát nước.
Trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới
vận hành của các CTTL như giảm diện tích tưới, nhưng lại tăng cao nhu cầu tiêu
thoát nước. Nguồn nước thải từ các nhà máy, khu công nghiệp, làng nghề, khu đô
thị có nhiều chất độc hại chưa được xử lý đều đổ xuống hệ thống kênh mương, sông
hồ làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước tưới, thậm chí không đủ tiêu chuẩn về
nước tưới cho cây trồng mà điển hình là các hệ thống sông Cầu, sông Nhuệ, sông
Đồng Nai, sông Thị Vải.
Vai trò của người dân trong việc xây dựng, vận hành và quản lý công trình
thủy lợi chưa được quan tâm đúng mức, quy định rõ ràng…; nhiều nông dân thậm
chí chưa hiểu được ý nghĩa của việc đóng thủy lợi phí, họ coi CTTL trên đồng

7

ruộng của họ là của Nhà nước chứ không phải tài sản chung của cộng đồng mà
trong đó họ là người trực tiếp hưởng lợi.
1.2. Vị trí, vai trò của hệ thống thủy nông trong công cuộc phát triển kinh tế và
ổn định xã hội
Cho đến nay, Việt Nam cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp, nông nghiệp là
khu vực sản xuất vật chất chủ yếu thu hút tới 70,5% lực lượng lao động xã hội và
làm ra khoảng 23,6% GDP. Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm trồng trọt, chăn
nuôi, chế biến, lâm nghiệp, ngư nghiệp… tất cả các hoạt động này đều rất cần có
nước. Vì vậy, trong điều kiện nước ta công tác thủy lợi có ý nghĩa hết sức quan
trọng trong việc phát triển kinh tế, cũng như phát triển xã hội, ổn định dân cư, bảo
vệ môi trường sinh thái
[8]
.
Hệ thống thủy lợi từ lâu là yếu tố quyết định đến sự phát triển sản xuất nông
nghiệp, tác động to lớn đến điều kiện dân sinh kinh tế xã hội của đất nước.
Nền nông nghiệp ngoài sản xuất ra lương thực, thực phẩm cho xã hội còn cung

cấp những nguyên liệu cần thiết cho các ngành công nghiệp và đóng góp gần 30%
tổng thu nhập quốc dân. Vì vậy mà Đảng và nhà nước xác định: “Nông nghiệp là
một ngành sản xuất chính trong nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay”.
Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng công tác phát triển thủy lợi.
Trong đường lối và chiến lược phát triển kinh tế xã hội, Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ IX đã xác định “Tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để
đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Tiếp tục phát
triển đưa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng ứng dụng
tiến bộ khoa học và công nghệ nhất là công nghệ sinh học; đẩy mạnh thủy lợi hóa”
Đo điều kiện địa lý và khí hậu thời tiết, nước ta là một trong những quốc gia
có nguồn tài nguyên nước (TNN) khá dồi dào tạo môi trường thuận lợi cho phát
triển sản xuất nông nghiệp, dân sinh và kinh tế xã hội. Tuy nhiên nguồn nước mặt
sản sinh trên lãnh thổ nước ta chỉ chiếm 30% tổng lương nước (xếp hạng thứ 20 trên
Thế giới), còn lại là nước tạo thành trên lãnh thổ các quốc gia láng giềng chảy vào
chiếm 61% (xếp hạng thứ 12 trên Thế giới).

8

Theo tính toán của các nhà khoa học, nhu cầu sử dụng nước phục vụ dân sinh
kinh tế - xã hội của cả nước đến năm 2040 là 260 tỷ m
3
, nguồn tài nguyên nước lại
phân bố không đều theo thời gian và không gian, nên việc khai thác sử dụng nước
gặp không ít khó khăn. Do vậy, sử dụng nguồn nước có hiệu quả và tiết kiệm là
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công tác thủy lợi.
Nhờ có các CTTL phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp mà năng suất, sản lượng
lương thực không ngừng tăng lên. Sản lượng lương thực tăng nhanh đã đưa Việt
Nam xếp hạng thứ 2 trên Thế giới về xuất khẩu gạo và có một nguồn thu ngoại tệ
đáng kể góp phần ổn định cán cân thanh toán quốc tế.
Hệ thống thủy lợi còn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phòng chống

và giảm nhẹ các thiệt hại do lũ lụt gây ra. Nhiều vùng dân cư, khu công nghiệp và
các công trình cơ sở hạ tầng khác được bảo vệ, bảo đảm an toàn tính mạng và đời
sống vật chất của nhân dân trong khu vực, ổn định sản xuất.
Bảng 1.1 Năng suất lúa bình quân các năm
(Đơn vị: tạ/ha)


Khu vực
1996 1997 1998 1999 2000 2001
Cả nước
37,7 38,8 39,6 41 42,4 42,7
Đồng bằng sông Cửu Long 47 48,6 51,3 54,6 55,2 54,2
Đông Bắc 31,5 33,2 34,2 37,2 40 41,6
Tây Bắc 23,5 26 25,8 28 29,5 31,1
Bắc Trung Bộ 29,7 36,1 34,4 38,9 40,6 41,9
Duyên Hải Nam Trung Bộ 36,2 36,8 36,8 39,2 39,8 41,3
Tây Nguyên 26,7 28,1 25,4 30,8 33,6 33,9
Đông Nam Bộ 28,6 30,4 30,8 30,5 31,9 32,6
Đồng bằng Sông Cửu Long 40,1 39,8 40,7 40,9 42,3 42,2
(Nguồn: Niên giám thống kê 2001, Nhà xuất bản thống kê, Hà nội 2002)
Hệ thống thủy nông là tiền đề ứng dụng các thành tựu về khoa học kỹ thuật
trong nông nghiệp, nhất là cách mạng cơ cấu mùa vụ và cơ cấu giống cây trồng, nhờ
đó nền nông nghiệp nước ta không còn độc canh lúa mà đã phát triển nhiều loại cây
trồng có giá trị kinh tế cao như cà phê, tiêu, điều, v.v… Các HTTN cũng là tiền đề
Năm

9

để thâm canh tăng vụ, tăng năng suất sảng lượng cây trồng, đặc biệt là cây lúa nước,
mở rộng diện tích, cải tạo đất đai, ổn định sản xuất nông nghiệp. Đến nay nhiều địa

phương đã thâm canh ba bốn vụ trong một năm đặc biệt là vùng Đồng bằng sông
Hồng (ĐBSH). Ngoài ra, việc tưới nước chủ động còn góp phần cho việc sản xuất
cây trồng có giá trị hàng hóa cao như rau màu, cây công nghiệp và cây ăn quả.


Hình 1.2: Cụm công trình đầu mối Tắc Giang – Phủ Lý – Hà Nam phục vụ sản
xuất nông nghiệp
Thủy lợi nói chung và các HTTN nói riêng đã đóng góp đáng kể vào việc xóa
đói giảm nghèo ở nông thôn, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Nhiều HTTL ngoài nhiệm vụ chính là tích nước, điều tiết nước phục vụ tưới
tiêu nông nghiệp thì một số hệ thống thủy lợi đã góp phần cải tạo môi trường sinh
thái, tạo cảnh quan du lịch như hồ Suối Hai, Đồng Mô – Ngải Sơn, Đại Lải, Núi
Cốc, Sông Quao, Dầu Tiếng… thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước
đến tham quan, thúc đẩy ngành du lịch phát triển.
Bên cạnh đó, các HTTL còn phục vụ phát triển diêm nghiệp thông qua hệ
thống kênh mương dẫn lấy nước biển vào các cánh đồng sản xuất muối, hệ thống

10

cống, bờ bao ngăn nước lũ tràn vào đồng muối phá hoại các công trình nội đồng,
góp phần tiêu thoát nước mưa và nhanh chóng tháo ngước ngọt ra khỏi đồng muối
Các công trình thủy lợi luôn đóng vai trò phục vụ tích cực, có hiệu quả cấp
thoát nước cho nuôi trồng thủy sản. Hệ thống thủy lợi còn là môi trường, là nguồn
cung cấp nước và tiêu thoát nước cho ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy
cầm, cấp nước tưới cho các đồng cỏ chăn nuôi…
Phục vụ phát triển lâm nghiệp, giao thông: Các công trình thủy lợi tại các tỉnh
Miền núi, Trung du, Tây nguyên và Đông Nam Bộ cung cấp nước bảo vệ phòng
chống cháy rừng, phát triển rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn. Các bờ kênh mương,
mặt đập dâng, đập hồ chứa, cầu máng được tận dụng kết hợp giao thông đường bộ.
Hồ chứa, đường kênh tưới tiêu được kết hợp làm đường giao thông thủy được phát

triển mạnh ở vùng ĐBSCL.
Góp phần phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường: Các CTTL có tác dụng
phòng chống úng ngập cho diện tích đất canh tác và làng mạc. Điều tiết nước trong
mùa lũ để bổ sung cho mùa kiệt, chống hạn hán, xa mạc hóa, xâm nhập mặn….Hệ
thống đê sông, đê biển, công trình bảo vệ bờ, hồ chứa có tác dụng phòng chống lũ
lụt từ sông biển, chống xói lở bờ sông, bờ biển. CTTL có vai trò to lớn trong việc
cải tạo đất, giúp đất có độ ẩm cần thiết để không bị bạc màu, đá ong hóa, chống cát
bay và thoái hóa đất. Các hồ chứa có tác động tích cực cải tạo điều kiện vi khí hậu
của một vùng, làm tăng độ ẩm không khí, độ ẩm đất, tạo nên các thảm thực vật
chống xói mòn, rửa trôi đất đai.
Về hiệu quả xã hội: Các CTTL là nơi thu hút rất nhiều các dự án đầu tư phát triển
du lịch giúp quảng bá nền văn hóa bản địa đến các vùng miền trong nước cũng như
trên Thế giới, giúp phân bổ lại dân cư, góp phần phát triển toàn diện như việc xóa
đói giảm nghèo. Vì vậy có thể nói đầu tư phát triển các dự án thủy lợi được coi là
biện pháp hàng đẩu để phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn và CTTL là cơ sở
hạ tầng quan trọng để phát triển bền vững kinh tế đất nước, trong điều kiện Biến đổi
khí hậu (BĐKH).


11

1.3. Quản lý hệ thống tưới trong điều kiện biến đổi khí hậu
1.3.1 Hiện tượng biến đổi khí hậu
Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của Ủy ban Liên Quốc gia về biến đổi khí
hậu (IPCC) trình lên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, nguyên nhân của hiện tượng
BĐKH do con người gây ra chiếm 90%, do tự nhiên gây ra chiếm 10%. Cũng theo
báo cáo của IPCC trong vòng 85 năm (từ 1920-2005) nhiệt độ trung bình bề mặt trái
đất đã ấm lên gần 1
0
C và tăng rất nhanh trong khoảng 25 năm nay (từ 1980 đến

2005) và đưa ra dự báo: đến cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ bề mặt Trái đất sẽ tăng thêm
từ 1,4 đến 4
0
C.
Các quốc đảo nhỏ và các nước đang phát triển sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bên cạnh đó các nước đã phát triển cũng không tránh khỏi thảm họa BĐKH, mặt
khác BĐKH sẽ làm cho năng suất nông nghiệp giảm, thời tiết cực đoan tăng, thiếu
nước ngọt trầm trọng trên toàn thế giới, hệ sinh thái tan vỡ và bệnh tật gia tăng…
Những nước như Việt Nam, Bangladesh, Myanmar, Ai Cập… sẽ bị ảnh hưởng
nhiều nhất. Nguy cơ bão lụt, thiên tai sẽ làm cho những nước này rất khó khăn để
phát triển kinh tế, đẩy lùi đói nghèo.

Hình 1.3: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

12

Theo các nhà khoa học, các giải pháp hạn chế tình trạng BĐKH toàn cầu cần
đi theo hai hướng sau: Thứ nhất là giảm tác động của BĐKH và thứ hai là thích ứng
với BĐKH.
Bên cạnh đó, trong những năm qua, hạn hán đã xảy ra rất khốc liệt tại nhiều
khu vực trên toàn quốc. Vùng ĐBSH hạn mang đặc điểm hạn thủy văn (không đủ
nguồn nước cấp). Tại miền Trung, chủ yếu là hạn khí tượng (điều kiện thời tiết khô
hạn). Hạn hán ở nước ta đã được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là do nguyên nhân
của cả tự nhiên và con người, trong đó nguyên nhân từ con người là yếu tố tác động
chủ yếu như gia tăng dân số, chặt phá rừng hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên
quá mức.
1.3.2 Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước và lưu vực sông
a. Tác động đến tài nguyên nước
BĐKH ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nguồn tài nguyên nước.
Nguồn nước mặt khan hiếm trong mùa khô gây hạn hán, và quá dư thừa trong

mùa mưa gây ngập úng. Nguồn nước ngầm bị suy giảm dẫn đến cạn kiệt do khai
thác quá mức và thiếu nguồn bổ sung.
Các yếu tố tác động đến tài nguyên nước do BĐKH:
* Các yếu tố thời tiết (nhiệt độ, lượng mưa, chu trình thủy văn)
- Nhiệt độ: gia tăng nhiệt độ không khí trong thời gian tới làm quá trình bốc
hơi bề mặt tăng nhanh hơn, nhu cầu thủy lợi tăng. Nguồn nước bề mặt tại các sông,
kênh rạch và bề mặt đất bị bốc hơi nhanh, ảnh hưởng đến sự suy giảm nguồn nước
mặt và ngay cả nguồn nước ngầm dưới đất.
- Lượng mưa đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng nguồn nước phục
vụ sản xuất và sinh hoạt trong đời sống. Sự biến đổi lượng mưa trong tương lai, đặc
biệt là mưa bất thường vào mùa mưa và giảm lượng mưa trong mùa khô ảnh hưởng
đến các mục đích sử dụng nguồn nước, là nguyên nhân chính gây xâm nhập mặn
mở rộng trên địa bàn cả nước. Đồng thời, lượng mưa cũng là nguồn cung cấp bổ
sung cho nguồn nước dưới đất. Cùng với nhiệt độ, lượng mưa thấp có thể gây ra
hạn hán trên diện rộng.

13

- Chu trình thủy văn: việc thay đổi chế độ thủy văn trong tương lai đều dẫn
đến các hiện tượng bất thường về thời tiết, điều này chi phối lượng mưa trong lưu
vực trên các sông, qua đó nguồn nước vùng hạ lưu ảnh hưởng theo.
* Xâm nhập mặn và triều cường
TNN và chế độ dòng chảy trên các sông, suối, hồ đập bị chi phối chủ yếu bởi
nguồn nước trên các con sông và thủy triều biển Đông, gây khó khăn trong sử dụng
nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, đặc biệt vào mùa khô khi lưu lượng
dòng chảy kiệt trên các sông ít kết hợp với triều cường mạnh ở biển Đông và gió
chướng làm cho quá trình xâm nhập mặn tiến sâu vào nội đồng. Nguồn nước (nước
mặt và nước ngầm) bị nhiễm mặn gây thiếu nước sinh hoạt cho dân cư vùng ven
biển, nước tưới cho hóa màu vào mùa khô hạn. Mực nước biển trung bình dâng
cao, nhất là mực nước đỉnh triều sẽ làm cho những vùng trũng ngập và đẩy nước

mặn từ biển vào sâu trong đất liền. Xâm nhập mặn gia tăng, hạn hán kéo dài trong
thời gian tới sẽ tác động mạnh mẽ tới TNN trên cả nước.
b. Suy giảm tài nguyên nước do biến đổi khí hậu
* Suy giảm tài nguyên nước mặt
BĐKH gây ra những hiện tượng thời tiết bất thường, tác động đến TNN
trong đó hạn hán và xâm nhập mặn là 2 quá trình có ảnh hưởng hơn cả.
Sự phân bố của lượng mưa trong không gian và thời gian không đồng đều,
dẫn đến biến đổi về
TNN
trên toàn khu vực. Tình trạng mùa khô không có mưa
hoặc lượng mưa rất thấp trong thời gian tới dẫn đến tình trạng thiếu nước nghiêm
trọng cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.
Hạn hán có thể được thể hiện trong việc thâm hụt lượng mưa, độ ẩm đất,
thiếu dòng chảy trong dòng sông, mức nước ngầm thấp. Nhiệt độ cao hơn, đặc biệt
là trong mùa hè làm tăng nguy cơ hạn hán. Tần suất và cường độ của hạn hán có thể
tăng gây hạ thấp mực nước sông đầu nguồn, nguồn nước mặt trở nên hạn chế trong
mùa khô, gây thiếu hụt nguồn nước.

14


Hình 1.4: Xây đập ngăn nước vùng thượng lưu sông Mekong ảnh hưởng nghiêm
trọng đến nguồn nước và xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long
Tình hình hạn hán hiện nay và trong những năm tới có thể cao hơn trong
cùng điều kiện nguồn nước do nhu cầu sử dụng nước cho nông nghiệp toàn lưu vực
sông Mekong tăng nhanh. Tài nguyên nước đang đứng trước nguy cơ suy giảm do
hạn hán ngày một tăng ở vùng ĐBSCL. Khó khăn này sẽ ảnh hưởng đến nông
nghiệp, cung cấp nước ở nông thôn, thành thị.
Vùng ven biến sẽ tiếp tục bị nước mặn xâm nhập ngày càng sâu. Các vùng bị
nhiễm mặn gần như không canh tác nông nghiệp được. Tình hình cung cấp nước

ngọt sẽ rất khó khăn. Người dân sẽ gặp nhiều khó khăn trong sử dụng nguồn nước.
* Hạ thấp mực nước ngầm
Hiện nay, do nguồn nước mặt bị ô nhiễm và nhiễm mặn nên hầu hết người
dân vùng nhiễm mặn đều khai thác nước ngầm sử dụng. Nguồn nước ngầm ngoài
mục đích khai thác sử dụng cho sinh hoạt còn được người dân khai thác sử dụng
phục vụ sản xuất công nghiệp (chiếm đa số với hơn 13 triệu m
3
/ngđ), nông nghiệp
(trồng Hành, Cải tại Vĩnh Châu), nuôi trồng thủy sản.


15


Hình1.5: Sử dụng nước ngầm tưới Cải
tại Vĩnh Châu
Hình1.6: Một trạm cấp nước vùng ven
biển huyện Vĩnh Châu
Việc khai thác nước ngầm với số lượng lớn như trên đã dẫn đến tình trạng sụt
giảm mạch nước ngầm, giảm áp lực nước. Điều này làm gia tăng khả năng thẩm
thấu, xâm nhập nước mặn từ bên ngoài vào các tầng rỗng, gây ra hiện tượng nhiễm
mặn tầng nước ngầm.
Trong thời gian tới do ảnh hưởng của BĐKH, các yếu tố gây ảnh hưởng đến
mực nước ngầm: sự biến đổi lượng mưa, nước biển dâng và gia tăng nhiệt độ và ảnh
hưởng đến nước ngầm tầng nông là chủ yếu. Trong khi, nước ngầm tầng sâu chịu sự
tác động của quá trình khai thác quá mức bởi hoạt động của con người.
Biến đổi về lượng mưa do tác động của BĐKH sẽ làm gia tăng áp lực đối với
nguồn TNN dưới đất. Nhu cầu nước ngầm có khả năng tăng trong tương lai.
c. Tác động đến lưu vực sông
* Biến đổi khí hậu và lưu vực sông

BĐKH có tác động tới lưu vực sông tại các hoạt động sau:
- Thay đổi mục đích sử dụng đất.
- Xói mòn đất mãnh liệt tại hầu hết diện tích lưu vực sông.
- Thay đổi hoạt động dòng chảy của sông.
Hiện nay, lưu vực các dòng sông đang chịu áp lực từ các hoạt động của con
người làm suy giảm và biến đổi nguồn nước trên lưu vực như: phá rừng, xây đô thị,
đất công nghiệp làm suy giảm thảm phủ bề mặt gây ra lũ lụt, trượt lở đất, BĐKH

16

làm căng thẳng thêm tình trạng suy thoái tại lưu vực sông. Những tác động đến lưu
lượng dòng chảy bao gồm:
+ Biến đổi thể tích và dòng chảy.
+ Gia tăng các thiên tai lũ lụt và hạn hán thủy văn.
+ Làm tăng xói mòn đất, trượt lở đất.
Ngoài những tác động đến lưu lượng dòng chảy của sông, BĐKH còn gây nên
những tác động đến chất lượng nước và nhu cầu sử dụng chúng:
+ Làm trầm trọng thêm ô nhiễm nguồn nước (ấm lên, vi khuẩn, carbon hữu cơ,
trầm tích, chất rắn lơ lửng).
+ Làm cho phí sử dụng nước căng thẳng thêm do tăng nhu cầu từ dân số và
kinh tế phát triển.
+ Dâng cao mực nước biển và gia tăng nước mặn xâm nhập vào tầng nước
ngầm.
1.3.3 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các hệ thống công trình thủy lợi
An toàn của các hồ chứa bị đe doạ do có sự phân bố lại lượng nước mưa theo
không gian và thời gian đã có nhiều thay đổi so với thiết kế ban đầu, đó là xuất hiện
vùng mưa rất lớn, vùng ít mưa; thời gian mưa tập trung trong thời gian ngắn, hạn
hán kéo dài; tần suất xuất hiện nhiều hơn, phức tạp hơn, cường độ mạnh hơn.
Mực nước biển dâng làm hệ thống đê biển hiện tại có nguy cơ tràn và vỡ đê
ngay cả khi không có các trận bão lớn. Ngoài ra, do mực nước biển dâng cao làm

chế độ dòng chảy ven bờ thay đổi gây xói lở bờ.
Đối với hệ thống đê sông, đê bao và bờ bao, mực nước biển dâng cao làm cho
khả năng tiêu thoát nước ra biển giảm, kéo theo mực nước các con sông dâng lên,
kết hợp với sự gia tăng dòng chảy lũ từ thượng nguồn sẽ làm cho đỉnh lũ tăng thêm,
uy hiếp sự an toàn của các tuyến đê sông ở các tỉnh phía Bắc, đê bao và bờ bao ở
các tỉnh phía Nam.
Các công trình tiêu nước vùng ven biển hiện nay hầu hết đều là các hệ thống
tiêu tự chảy; khi mực nước biển dâng lên, việc tiêu tự chảy sẽ hết sức khó khăn,
diện tích và thời gian ngập úng tăng lên tại nhiều khu vực.

17

Nước biển dâng làm mặn xâm nhập sâu vào nội địa, các cống hạ lưu ven sông
sẽ không có khả năng lấy nước ngọt vào đồng ruộng. Các thành phố ven biển bị
ngập úng do triều như: TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau, Hải Phòng, Trà Vinh.
Khu vực thấp ven biển bị ngập triều gây mặn nặng như: Bến tre, Cà Mau. Chế độ
dòng chảy sông suối thay đổi theo hướng bất lợi, các CTTL sẽ hoạt động trong điều
kiện khác với thiết kế, làm cho năng lực phục vụ của công trình thủy lợi giảm.
Cùng với sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan, dòng chảy lũ đến các
công trình sẽ tăng lên đột biến, nhiều khi vượt quá thông số thiết kế làm ảnh hưởng
nghiêm trọng tới an toàn của các hồ đập, sẽ ảnh hưởng lớn đến TNN, lưu lượng
đỉnh lũ, độ bốc thoát hơi đều tăng, lũ lụt và hạn hán sẽ tăng lên và mức độ ngày
càng trầm trọng hơn. Lũ quét và sạt lở đất sẽ xảy ra nhiều hơn và bất thường hơn.
Do chế độ mưa thay đổi cùng với quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá dẫn
đến nhu cầu tiêu nước gia tăng đột biến, nhiều HTTL không đáp ứng được yêu cầu
tiêu, yêu cầu cấp nước.
1.3.4 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến công tác quản lý hệ thống thủy lợi
Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý khai thác vận hành
các hệ thống CTTL. Từ công tác đo đạc, quan trắc, tu bổ sửa chữa, vận hành công
trình đến quản lý, phân phối nước trong HTTL đều phải được bổ sung, điều chỉnh

bằng những công nghệ phù hợp đáp ứng với BĐKH của từng loại công trình, từng
khu vực trong cả nước.
- Tác động đối với cấp nước và xâm nhập mặn
Nước biển dâng cao sẽ kéo theo xâm ngập mặn lấn sâu vào nội địa tại các
vùng cửa sông ven biển nếu không có các công trình ngăn mặn thích hợp. Khi nước
biển dâng cao nhiều vùng sẽ bị thiếu nước tưới do các cống không thể lấy nước vì
mặn, đặc biệt là vùng hạ du. Việc lấy nước khó khăn ảnh hưởng tới nhu cầu dùng
nước và tác động tới việc quản lý CTTL.
- Tác động ngập lụt do nước biển dâng
Mực nước biển dâng làm hệ thống đê biển có nguy cơ tràn và vỡ đê, khả năng
tiêu thoát nước ra biển giảm. Quản lý hệ thống công trình thủy lợi sẽ phải thay đổi

×