Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Giáo án bồi dưỡng ngữ văn 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.91 KB, 42 trang )

Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn
Ngày giảng:
Tiết : 1 + 2 +3: LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO TỪ

A. Mục đích yêu cầu :
Giúp học sinh :
- Hệ thống hoá kiến thức về cấu tạo từ.
- Củng có và mở rộng kiến thức về cấu tạo từ tiếng Việt , phân biệt từ đơn, từ phức; từ ghép,
từ láy.
- Rèn kỹ năng phân loại,kỹ năng tự cấu tạo từ ,tạo lập từ mới từ một từ gốc .
- Giúp học sinh mở rộng , tích luỹ vốn từ và lựa chọn sử dụng từ khi nói ,viết.
B.Tổ chức các hoạt động dạy học :
1.Tổ chức: Sĩ số: 6A :
6B :
2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của học sinh .
3. Bài mới:
I. Kiến thức cơ bản cần nắm vững :
1. Từ là gì ? Hãy phân biệt từ đơn và từ phức ? Cho ví dụ minh hoạ ?
+ Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
+ Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ .
- Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng .
Ví dụ: Sách , bút ,điện , trăng . . .
- Từ phức là từ gồm hai hay nhiều tiếng.
Ví dụ : sách vở, sách bút, trăng sao
2. Thế nào là từ ghép ? từ láy ? Cho ví dụ?
+ Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa gọi là từ
ghép .
Ví dụ : Quần áo , cỏ cây, hoa lá
+ Những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng gọi là từ láy .
Ví dụ : xanh xanh .xinh xinh , long lanh
+ Tìm từ ghép , từ láy trong đoạn thơ sau ;


Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi !
Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói Sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca.
Đáp án : - Từ ghép: -Vô cùng, Tổ quốc ,Sông Lô, tiếng hát, bến nước ,Bình Ca
- Từ láy : Ngào ngạt ,dạt dào
II. Luyện tập :
Bài tập 1: Cho đoạn trích sau :
“ Ít lâu sau ,Âu Cơ có mang , đến kỳ sinh ,chuyện thật lạ , nàng sinh ra một bọc trăm trứng,
trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường.
Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn nhanh như thổi, mặt mũi khôi ngô, tuấn tú, khoẻ mạnh như
thần .”
a, Đoạn văn trích trong văn bản nào ?
b, Căn cứ vào đặc điểm cấu toạ từ, em hãy phân loại từ?
c, Các tổ hợp ngôn ngữ :Mặt mũi, trăm trứng có phải là từ láy không ?Vì sao?
- Đáp án :
a, Đoạn văn trích trong văn bản “Con Rồng Cháu Tiên”
b, Các từ trong đoạn văn được phân loại như sau :
Từ đơn Từ phức
Từ ghép Từ láy
1
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn
ít, lâu ,sau, có mang đên, kỳ
sinh, chuyện thật lạ, nàng,
sinh, ra, một, cái, bọc, nở,
ra, người, con
Âu Cơ, lạ thường, bú mớm , mặt
mũi ,khôi ngô, khoẻ mạnh
hồng hào , đẹp đẽ,
tuấn tú


c, Các từ : mặt mũi, trăm trứng không phải là từ láy mặc dù có sự giống nhau về phụ âm đầu của
hai tiếng nhưng đây chỉ là sự ngẫu nhiên.
- Từ “mặt mũi ”được cấu tạo bằng cách ghép hai tiếng có nghĩa “mặt +mũi
dùng để chỉ vẻ mặt nói chung.
- Từ “trăm trứng” là một tổ hợp từ gồm hai từ :
+ “trăm” là số từ, “trứng”là danh từ
+ “trăm trứng” là một cụm danh từ
Bài tập 2 :Cho các từ dưới đây, em hãy tách riêng các từ láy ?
Đất đai, cây cỏ, ruộng rẫy, vuông vắn, bao bọc, ngay ngắn, cười cợt,
tướng tá, thướt tha, thẫn thờ, trong trắng, tội lỗi, bâng khuâng, mồ mả, đón đợi
ấm áp, tốt tươi, thơm thảo, thơm tho.
Đáp án :
- Các từ láy là : Vuông vắn, ngay ngắn, thướt tha, thẫn thờ, bâng khuâng, ấm áp,thơm
tho.
Bài tập 3 : Cho các từ đơn : xanh, trắng, vàng .
a, Em hãy tạo các từ láy và từ ghép ?
b,Tìm những câu thơ có các từ : xanh, trắng, vàng ?
c, Trong các câu thơ sau từ “ xanh” được dùng với chức vụ gì ?
“ Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc”
(Mùa xuân nho nhỏ –Thanh Hải)
“Trâu về xanh lại Thái Bình
Nứa mai gài chặt mối tình ngược xuôi”
( Việt Bắc –Tố hữu)
+ Đáp án:
a,
Từ đơn Từ láy Từ ghép
xanh xanh xanh, xanh xao xanh biếc, xanh ngắt, xanh non, xanh thẫm,
xanh rì, xanh mướt, xanh rờn.

Trắng trăng trắng, trăng trong, trăng nõn, trắng hồng, trăng
tinh, trắng hếu, trăng phau, trăng xoá, trắng
dã, trắng bóng.
vàng vàng vàng, vàng vọt vàng tươi, vàng mới, vàng xuộm, vàng
mượt, vàng giòn, vàng kim, vàng nhạt, vàng
rực, vàng đậm.
b, + Các câu thơ có từ “xanh”:
- Cỏ non xanh tận trân trời. (“Truyện Kiều”- Nguyễn Du)
- Rừng cọ, đồi trè, đồng xanh ngào ngạt. (“ Ta đi tới” Tố Hữu)
- Đừng xanh như lá, bạc như vôi. (“ Mời Tầu”- Hồ Xuân Hương)
- Tre xanh xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
(TreVệt Nam – Nguyễn Duy)
- Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi
( Mùa xuân chín – Hàn Mạc Tử)
+ Các câu thơ có từ trắng:
- Cỏ non xanh gợn chân trời
2
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
- Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang
(Mùa xuân chín –Hàn Mạc Tử)
- Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Ba chìm bảy nổi với nước non
( Bánh trôi nước- Hồ Xuân Hương)
- Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã song rồi trắng tựa bông

(Nghe tiếng giã gạo - Hồ Chí Minh)
+ Các câu thơ có từ vàng :
- Như con chim chích
nhảy trên đường vàng
( Lượm- Tố Hữu)
- Giọt giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ
(Cá nước- Tố Hữu)
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp dây vàng hạt đầy sân nắng đào
(Khi con tu hú- Tố Hữu)
- Anh đi tìm giặc,tôi tìm anh
Người lính trường trinh áo mong manhsssss
Mỗi bước, vàng theo đồng lúa chín
Lưu vui từng mái nứa nhà tranh
(Lên Tây Bắc- Tố Hữu)
c, Chức vụ ngữ pháp của từ “xanh”.
-Trong câu “Trâuvề xanh lại Thái Bình” từ “xanh”làm vị ngữ.
- Trong câu “Mọc giữa dòng sông xanh”từ “xanh” làm định ngữ .
4 Củng cố :
Khái quát đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt bằng sơ đồ sau:
Từ
Từ đơn Từ phức

Từ ghép Từ láy


Từ ghép Từ ghép Từ láy Từ láy
đẳng lập chính phụ toàn bộ bộ phận
5. Hướng dẫn về nhà:

- Nắm vững đặc điểm cấu tạo từ
- Làm bài tập 3 phần b
- Bài tập 4: Cho từ “ ăn” em hãy tạo thành các từ ghép và phân thành hai loại từ ghép
đẳng lập và từ ghép chính phụ.
- Bài tập 5: Viết một đoạn văn ngắn tả cảnh thiên nhiên mà em yêu thích . Hãy phân
loại từ đơn, từ ghép, từ láy trong đoạn văn.
- Ôn tập về từ nhiều nghĩa.
3
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn
…………………………………………………………………………
Ngày giảng:
Tiết 4+5+6:
LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
A.Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh củng cố kiến thức về nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển
nghĩa của từ.
- Rèn kỹ năng giải nghĩa từ và mở rộng vốn từ cho học sinh.
B. Tổ chức các hoạt đông dạy học
1. Tổ chức: sĩ số: 6A:
6B:
2. Kiểm tra: + chữa bài tập 3b, 4, 5
+ Bài 3b: - học sinh đọc các câu thơ tìm được.
- Giáo viên cung cấp thêm dẫn chứng( Tiết 1+2).
+ Bài 4:
- Từ ghép đẳng lập: ăn nói, ăn học, ăn diện, ăn chơi, lam ăn, ăn ở, ăn nhằm.
- Từ ghép chính phụ: ăn đong, ăn đứt, ăn cóp, ăn bám, ăn gian, ăn thua, ăn hiếp, ăn vạ,
ăn ý, ăn hớt, ăn người, ăn ảnh, ăn nhời, ăn chặn, ăn quỵt, ăn vụng, ăn vẹn, ăn khách, ăn
tiền, ăn bẩn, ăn cướp, ăn giá
+ Bài 5:Đọc đoạn văn chỉ rõ từ ghép, từ láy

3, Bài mới
I. Kiến thức cơ bản cần nắm vững:
Bài tập 1: Nghĩa của từ là gì? Thế nào là từ nhiều nghĩa? Cho ví dụ?
+ Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị( sự vật, hành động, trạng thái đặc điểm, thể chất,
số lượng, quan hệ)
+ Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là hiện tựơng thay đổi nghĩa của từ tạo ra từ nhiều nghĩa.
Ví dụ: Lá: một bộ phận của cây xanh có dạng bản dẹt.
Lá: chỉ một bộ phận trên cơ thể người có hình dạng bản dẹt giống cái lá: lá gan,
lá lách, lá phổi.
+ Từ nhiều nghĩa: là những từ có khả năng biểu thị nhiều sự vật, hiện tượng, khái niệm khác
nhau.
- Nghĩa gốc: nghĩa xuất hiện từ đầu lam cơ sở cho việc xuất hiện các nghĩa khác.
- Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
II. Luyện tập
Bài tập 1: Em hãy chỉ ra các nét nghĩa mà từ “ xuân” có thể biểu thị? lấy ví dụ minh hoạ?
Đáp án:
Xuân: chỉ mùa đầu tiên trong một năm từ tháng riêng đến hết tháng 3(âm lịch).
VD: “ Mùa xuân là tết trông cây”. (Bác Hồ)
Xuân: chỉ một năm.
VD: “Đất nước mình đẹp đấy mấy nghìn xuân”
“ Ba xuân đã trôi qua”
“ Kết tràng hoa dâng bẩy mươi chín mùa xuân ‘
Xuân: chỉ tuổi trẻ, sức trẻ.
VD: tuổi xuân, sức xuân.
Mỗi năm một tuổi như đuổi xuân đi.
Xuân: chỉ cuộc sống tươi đẹp
VD: “ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.”
“ Xuân ơi xuân em mới tới đã trăm năm
Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội’
4

Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn
( Bài ca mùa xuân 1961- Tố Hữu)
“ Gió rét thổi đổi mùa, nắng rọi
Hành quân xa mở lối xuân sang”
Bài tập 2:
a, Em hãy chỉ rõ nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ “ chân”.
Đáp án:
Nghĩa gốc: chân là một bộ phận trên cơ thể người hoặc động vật .
VD: “ Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non”
Nghĩa chuyển: chỉ một bộ phận của sự vật tiếp giáp với mặt đất: chân bàn
chânghế, chân mây.
b, Tìm một thành ngữ có từ “ chân” thử giải nghĩa thành ngữ đó?
Đáp án:
+ Chân lấm tay bùn.
+ Chân ướt chân ráo.
+ Ba chân bốn cẳng.
+ Chân nam đá chân chiêu.
+ Chân trong chân ngoài.
+ chân cứng đá mềm.
c, Nghĩa của từ được biểu đạt tinh tế trong văn cảnh. Em hãy giải thích nghĩa của từ “ chân trời”
trong câu sau:
+ Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
( Truyện Kiều- Nguyễn Du)
+ Nhân ái góc bể chân trời
Nghe mưa ai có nhớ lời nước non?
( Ca dao)
+ Đất nước ta đang bước vào vận hội mới. Những chân trời kiến thức mới
đang mở ra trước mắt thế hệ trẻ.

Đáp án:
+ Trong câu thơ: “chân trời” là đường giới hạn tầm mắt ở nơi xa tít, trông tưởng như bầu
trời tiếp liền với mặt đất, hay mặt biển.
+ Trong câu ca dao: “chân trời” nghĩa là nơi chốn xa xăm.
+ Trong câu văn: “chân trời” là giới hạn cao xa của nhận thức, phạm vi rộng lớn mở ra cho
hoạt động trí tụê.
Bài tập 3:Cho đoạn thơ sau:
Đời sẽ tươi hơn xây dựng mới
Đàng hoàng tươi đẹp, sáng trời đông.
Tuổi xanh vững bước trên đường phơi phới
Đi tới như lòng Bác ước mong.
( Theo chân Bác- Tố Hữu)
Em hãy giải nghĩa của từ: “ tươi, sáng, tuổi xanh” trong đoan thơ trên
+ Tươi: trong “đời sẽ tươi hơn” chỉ sự đổi mới, cuộc sống tốt đẹp hơn.
+Sáng: trong câu “ đàng hòang to đẹp sáng trời đông” chỉ sự đổi thay của đất nước, nổi
bật lên trong khu vực.
+ Tuổi xanh: trong câu thơ chỉ tuổi trẻ.
4, Củng cố
- Nghĩa của từ là gì?
- Giải nghĩa từ bằng cách nào?
- Làm thế nào để hiểu được chuyển nghĩa của từ?( đặt từ vào văn cảnh, liên hệ với các từ
mà từ đó đi kèm, dựa trên cơ sở nghĩa gốc.)
III. Bài tập về nhà
5
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn
Bài tập 1: Tìm 5 động từ, 5 danh từ, 5 tính từ- mỗi từ đều có nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
………………………………………………………

Tiết 7+8+9:
LUYỆN VIẾT BÀI VĂN TỰ SỰ

A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh: nắm vững hơn các yếu tố trong văn tự sự và các thao tác kĩ năng làm bài
văn tự sự.
- Rèn kĩ năng xây dựng tình tiết và lập dàn bài.
B. Tổ chức các hoạt động dạy học
1, Tổ chức: sĩ số: 6A:
6B:
2, Kểm tra: Chữa bài tập 3, 4
Bài 3: như đáp án (T 3+4)
Bài 4: trong câu “ Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”
Xanh: chỉ màu sắc của cây lá cỏ.
Trong câu: “ ngày mai trong đám xuân xanh ấy”
Xuân xanh: chỉ tuổi trẻ trong đám cô gái trẻ.
3, Bài mới:
I. Bài tập cơ bản
Bài tập 1: Bài văn tự sự bao gồm những yếu tố nào? Đặc điểm , vai trò của mỗi yếu tố đó?
Đáp án: Những yếu tố cơ bản trong văn bản tự sự là:
1, Chủ đề: là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
2, Nhân vật: biểu hiện ở lai lịch, tên gọi, chân dung, nhân vật là kẻ thực hiện các sự việc;
hành động, tính chất của nhân vật bộc lộ chủ đề của tác phẩm. Có nhân vật chính và nhân vật phụ.
3, Sự việc: sự việc do nhân vật gây ra, sảy ra cụ thể trong thời gian, địa điểm có nguyên
nhân, diễn biến, kết quả. Sự việc được sắp xếp theo trình tự nhất định. Sự việc bộc lộ tính chất,
phẩm chất của nhân vật nhằm thể hiện tưởng của người kể muốn biểu đạt.
4, Cốt chuyện: là chuỗi các sự việc nối tiếp nhau trong không gian, thời gian.
+ Cốt chuyện được tạo bởi hệ thống các tình tết, mang một nghĩa nhất định.
5, Miêu tả: miêu tả làm nổi bật chân dung nhân vật tả khung cảnh làm nền cho câu chuyện,
miêu tả làm nổi bật hành động, tâm trạng cả nhân vật.
6, Yếu tố biểu cảm: biểu cảm nhằm thể hiện thái độ của người viết trước nhân vật, sự việc
nào đó.
Bài tập 2: Em hãy nêu các kĩ năng cơ bản khi làm bài văn tự sự :

Đáp án:
1, Tìm hiểu đề.
2, Xác định yêu cầu đề
3, Xác đinh nhân vật được kể.
4, Xác định cốt chuyện, sự việc, tình huống, kể chuyên
5, Xác định ngôi kể, thứ tự kể.
6, Lập dàn bài.
7, Viết bài văn, đoạn văn
+ Lời văn giới thiệu nhân vật: giới thiệu họ, tên, lai lịch, quan hệ, đặc điểm hình dáng, tính
tình của nhân vật.( Kết hợp miêu tả để lam nổi bật chân dung nhân vật.)
+Lời văn kể sự việc: thì kể các hành động, việc làm, kết quả, sự thay đổi do hành động ấy
đem lại .
+ Đoạn văn : cốt truyện được thể hiện qua một chuỗi các tình tiết .Mỗi tình tiết thường
được kể bằng một đoạn văn .Mỗi đoạn văn có một câu chốt (câu chủ đề ) nói lên ý chính của cả
6
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn
đoạn , các câu còn lại bổ sung , minh hoạ cho câu chủ đề.(Trong văn tự sự câu chủ đề thường là câu
văn giới thiệu một sự việc nào đó )
- VD : Ba đoạn văn trong truyện “nghiện làm quan” - sách nâng cao tr 214
II. Bài tập áp dụng :
Em hãy vận dụng các thao tác kỹ năng cơ bản để làm bài văn tự sự theo đề bài dưới đây .
Đề bài : Đất nước ta có nhiều loài cây quý , gắn bó với đời sống con người. Hãy chọn một
loài cây quen thuộc và dùng cách nhân hoá để loài cây đó tự kể về đời sống của nó.
+ Gợi ý :
- Chủ đề: Lợi ích của cây xanh đối với con người.
- Nhân vật : Tre ( Cọ, dừa, lúa…)
- Ngôi kể : Ngôi thứ nhất( tôi)
- Thứ tự kể : Thứ tự tự nhiên (trước - sau )
- Cốt truyện – sự việc : Xây dựng cốt truyệnvà sự việc phù hợp với loài cây mà mình lựa chọn.
- Lâp dàn ý :Sắp xếp các sự việc đã xây dựng theo trình tự duới đây :

+ Mở bài : Giới thiệu khái quát về tên gọi, lai lịch , họ hàng
+ Thân bài :
- Kể về đặc điểm sống ,đặc điểm hình dáng ( theo đặc điểm đặc trưng của loài cây đã
lựa chọn )
- Kể về công dụng, ích lợi và sự gắn bó của loài cây đó đối với đời sống con người
- Kể những suy nghĩ của loài cây đó về sự khai thác và bảo vệ của con người.
+ Kết bài :
- Mong muốn về sự phát triển và được bảo tồn trong tương lai .
4 Củng cố :
- Các yếu tố cơ bản trong bài văn tự sự .
- Các thao tác kỹ năng khi làm bài văn tự sự .
5. Hướng dẫn về nhà :
- Viết hoàn thiện bài văn theo đề bài trên.
Tiết 10+11+12:
LUYỆN VIẾT BÀI VĂN TỰ SỰ
( Tiếp theo)
A. Mục đích yêu cầu:
- Giúp học sinh: - Rèn kỹ năng viết bài văn tự sự.
- Nâng cao khả năng vận dụng ngôn ngữ vào việc thực hành nói và viết.
B. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức : Sĩ số 6A : 6B :
2 .Kiểm tra : a. Một tác phẩm tự sự cần có những yếu tố nào ? Nêu đặc điểm và vai trò của mỗi
yếu tố đó ?
b. Nêu các kĩ năng cơ bản khi làm bài văn tự sự ?
3. Bài mới:
III. Luyện viết bài văn tự sự :
1. Đề bài : Qua thực tế hoặc qua sách báo, em được biết câu chuyện về cuộc đời của những bà
mẹ được nhà nước phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Em hãy kể lại câu chuyện về
một trong các bà mẹ đó.
2. Xác định yêu cầu của đề :

- Kể được câu chuyện về cuộc đời của một bà mẹ mà qua cuộc đời ấy người nghe, người
đọc thấy hiên lên sinh động hình ảnh một bà mẹ anh hùng , xứng đáng với danh hiệu nhà nước
phong tặng .
- Biết chọn những tình tiết tiêu biểu,cảm động để làm rõ cuộc đời anh hùng của bà mẹ .
7
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn
3. Lưu ý:
- Cần hiểu rõ “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” là bà mẹ như thế nào ?
+ Đó là những bà mẹ có chồng và con hoặc có hai người con trở lên,
hoặc một người con độc nhất đã hy sinh anh dũng trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc.
+ Kể chuyện xoay quanh cuộc đời của bà mẹ , mẹ đã động viên chồng con ra đi chiến
đấu, mẹ đã chịu đựng gian khổ, đau thương mất mát khi chồng con hy sinh để tiếp tục sống và lao
động xây dựng tổ quốc .
4. Hướng dẫn xây dựng dàn bài :
a. Mở bài : - Giới thiệu nhân vật - tên , địa chỉ của bà mẹ đã được nhà nước phong tặng danh
hiệu “ Bà mẹ Việt Nam anh hùng”
b Thân bài :
+ Kể tóm tắt về mẹ :
- Kể về đặc điểm tuổi tác, hình dáng , tính tình của mẹ
- Kể tóm tắt về hoàn cảnh gia đình mẹ trước đây (mình được nghe kể lại) mẹ có mấy
người con? cuộc sống của gia đình mẹ lúc đó như thế nào?
+ Chọn kể một vài chi tiết, biến cố trong cuộc đời của mẹ( mà mình đã được nghe kể)
- Kể về những lần mẹ tiễn chồng, con ra trận(hoàn cảnh lịch sử của đất nước, thái độ
tình cảm của mẹ ,cuộc sống của mẹ sau khi người thân đã đi chiến đấu bảo vệ tổ quốc )
- Kể chi tiết những lần mẹ nghe tin chồng con hy sinh (kể rõ mẹ đã chịu đựng và vượt
lên đau thương mất mát như thế nào ? Sự quan tâm chia sẻ mọi người ra sao?
+ Kể về cuộc sống của mẹ hiện nay:
- Kể tóm tắt buổi lễ trao danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”cho mẹ.
- Kể về cuộc sống của mẹ hiện nay,sự đãi ngộ của nhà nước, sự quan tâm của các cơ quan
đoàn thể đối với mẹ.

c. Kết bài :
+ Cảm nghĩ về sự hy sinh lớn lao của mẹ, suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân.
5. Viết hoàn chỉnh bài văn :
- Học sinh viết bài tại lớp theo dàn ý đã xây dựng .
6. Đọc bài viết trước lớp :
- Học sinh đọc to, rõ ràng, diễn cảm
- Giáo viên và học sinh trong lớp chú ý lắng nghe, nhận xét và sửa lỗi
4. Củng cố ;
- Một số lưu ý khi làm bài văn tự sự :
+ Nắm vững các yếu tố của bài văn tự sự
+ Thực hiện trình tự các thao tác kỹ năng ( tránh bỏ qua các bước)
+ Cần có vốn sống vốn kiến thức thực tế.
5. Hướng dẫn về nhà :
Cho đề bài sau :
Đôi mắt sáng của một cậu học trò ham chơi và lười học tự kể chuyện về mình để than thân
trách phận .
+Yêu cầu : Dùng trí tưởng tượng để nhân hoá sự vật “đôi mắt” tự kể về mình, nhưng thực chất là
kể chung về con người (cậu học trò ham chơi lười học)
- Tự sáng tạo ra một cốt truyện hợp lý, chặt chẽ .
+ Gợi ý phương hướng làm bài :
- Xác định chủ đề : Phê phán sự ham chơi , lười học
- Nhân vật : “Đôi Mắt”
- Ngôi kể : Ngôi thứ nhất “Tôi”
- Dàn ý tham khảo :
a. Mở bài : “ ĐôI Mắt” giới thiệu về mình và chủ nhân của mình(tên, địa chỉ,đặc điểm chung)
VD :TôI là “Đôi Mắt” đẹp của cậu học trò có tên là………
Cậu chủ của tôi vốn là con trong một gia đình khá giả.
b. Thân bài :
8
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn

+ Đôi mắt tự kể tóm tắt về đặc điểm vốn có của mình : Đẹp, trong sáng, tinh nhanh, thông minh ;
việc làm: học bài, làm bài, đọc sách, xem báo, hàng ngày được cậu chủ chăm sóc cẩn thận, cuối
tuần được cùng cậu chủ đi thăm quan, ngắm cảnh đẹp, xem phim thiếu nhi, xem xiếc thật lành
mạnh,bổ ích,đôi mắt luôn nhanh nhẹn, hoạt bát,luôn bắt gặp những ánh nhìn trìu mến, âu yếm, thiện
cảm.
+ Đôi mắt kể về sự thay đổi của cậu chủ làm ảnh hưởng đến mình : Lên cấp hai cậu chủ biếng
học ham chơi theo bạn bè, đôi mắt chứng kiến những cuộc chơi vô bổ ,cãi vã , đánh lộn ; cậu chủ
ham đánh điện tử đôi mắt phải làm việc căng thẳng ….mệt lử, mờ đi không còn tinh nhanh như
trước nữa.
+ Đôi măt bị bệnh ( loạn thị , cận thị ) việc học tập của cậu chủ bị giảm sút (không ghi kịp bài,
mệt mỏi )
+ Bố mẹ cậu chủ biết chuyện , cho cậu chủ đi chữa mắt,đôi mắt vui mừng khi được bình
phục,cậu chủ sửa chữa lỗi lầm , bỏ các tính xấu.
c. Kết bài : Mong muốn của đôi mắt về tinh thần, ý thức học tập của cậu chủ và mong muốn
được bảo vệ.
Ngày soạn :
Ngày giảng :
T25 + 26 +27 :
LUYỆN TẬP VỀ TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT VÀ CỤM TỪ
A. Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS :
- Củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức về danh từ, số từ, lượng từ, chỉ từ và cụm danh
từ.
- Xác định và phân loại được các từ loại và cụm danh từ.
- Sử dụng từ loại và cụm từ đúng ngữ pháp.
B. Tổ chức các hoạt động dạy học :
1. Tổ chức : Sĩ số : 6a :
6b :
2. Kiểm tra :
a. Làm bài tập số 1.

Yêu cầu cần đạt : - Xác định đúng phương thức biểu đạt miêu tả.
- Xác định và phân tích được giá trị của phép nhân hoá :
+ Chị lúa phất phơ bím tóc
+ Cậu tre bá vai
+ Đàn cò khiêng nắng qua sông
+ Cô gió chăn mây
+ Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi
*Cách nhân hoá thật độc đáo , thật ngộ nghĩnh của thi sĩ nhỏ tuổi. Trần Đăng Khoa đã làm hiện lên
trước mắt người đọc cảnh sắc thiên nhiên đồng quê vào buổi sáng hôm ấy có lúa, có tre, có gió, có
nắng đẹp và có “ bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi” tất cả đều gần gũi với tuỏi thơ như người chị,
người bạn,người bác, người cô. Một bức tranh làng quê miền Bắc thật sống động, mở ra trong cảm
nhận của mỗi người đọc nhiều điều thú vị .
b. Làm bài tập 2.
- Đọc đoạn văn viết ở nhà và chỉ rõ phép so sánh, nhân hoá mà em đã sử dụng .
3. Bài mới :
I. Kiến thức cơ bản cần nắm vững :
1. Danh từ là gì ? Danh từ chia làm mấy loại, hãy vẽ sơ đồ phân loại danh từ ?
2. Danh từ thường giữ chức vụ gì trong câu ? Hãy đặt câu minh hoạ ?
3. Số từ là gì ? Có mấy loại số từ ? Chức vụ ngữ pháp của số từ ?
9
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn
4. Lượng từ là gì ? Có mấy loại lượng từ ? Chức vụ ngữ pháp của lượng từ ?
5. Chỉ từ là gì ? Chức vụ của chỉ từ ?
5. Thế nào là cụm danh từ? Nêu đặc điểm cấu tạo của cụm danh từ ?
Trả lời :
1. Danh từ là những từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, khái niệm.
Danh từ được phân loại theo sơ đồ sau :
DANH TỪ
Danh từ chỉ Danh từ chỉ
người- sự vật đơn vị


DT chung DT riêng DT chỉ đơn vị DT chỉ đơn vị
tự nhiên qui ước
DT chỉ ĐV DT chỉ ĐV
QƯ chính xác QƯ ước chừng
2. Chức vụ ngữ pháp của danh từ :
+ Danh từ thường làm chủ ngữ trong câu .
VD : Bạn Lan / học rất giỏi.
CN VN
+ Danh từ kết hợp với từ là làm vị ngữ :
VD : Chúng tôi / là học sinh lớp 6a.
CN VN
+ Danh từ làm phụ sau trong cụm động từ, cụm tính từ.
VD : Các bạn học sinh lớp 6b / đang đá bóng.
CN VN
3. Số từ là những từ chỉ số lượng hay thứ tự của sự vật .
+ Có hai loại số từ :
- Số từ chỉ số lượng : đứng trước danh từ
- Số từ chỉ thứ tự : đứng sau danh từ
+ Số từ làm phụ trước cho cụm danh từ.
Lưu ý :
- Có khi số từ chỉ số lượng đứng trước danh từ :
VD : - Đi hàng ba, hai mâm sáu
- Cần phân biệt số từ với danh từ mang ý nghĩa vhỉ số lượng
VD : đôi, cặp, chục, tá
4. Lượng từ là những từ chỉ số lượng ít hay nhiều của sự vật .
+ Lượng từ chia làm hai nhóm :
- Lượng từ chỉ toàn thể : Tất cả, tất thảy, toàn bộ, cả
- Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối : Các, mỗi, từng…
+ Lượng từ làm phụ trước cho cụm danh từ

5. Chỉ từ là những từ trỏ vào sự vật trong không gian và thời gian.
VD : Này, nọ, kia, ấy, đây, đó
10
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn
+ Chỉ từ làm phụ sau cho cụm danh từ.
6. Cụm danh từ là tổ hợp từ do danh từ và các từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành .
+ Cấu tạo của cụm danh từ gồm ba phần :
- Phần trước : Bổ sung ý nghĩa về số lượng ; thường do số từ,lượng từ đảm nhiệm.
- Phần trung tâm : Nêu sự vật, hiện tượng ; do danh từ đảm nhiệm
- Phần sau : Bổ sung ý nghĩa về đặc điểm, xác định vị trí của sự vật trong không gian,
thời gian ; Thường do tính từ, chỉ từ đảm nhiệm.
II. Luyện tập :
Bài tập 1: Tìm danh từ và cụm danh từ trong câu sau đây :
“ Làng tôi vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”
( Quê hương – Tế Hanh)
Trả lời :
- Các danh từ có trong câu thơ là : Làng, nghề, chài lưới, nước, biển, ngày, sông.
- Các cụm danh từ là : - Làng tôi
- Nghề chài lưới
- Nửa ngày sông
Bài tập 2 : Tìm và phân loại danh từ, số từ trong đoạn thơ sau :
Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan
Cao nhất là núi Lam Sơn
Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.
+ Danh từ :
- Danh từ riêng : Bạch Đằng, Lam Sơn, Lê Lợi
- Danh từ chung : Sông, giặc, núi, ngàn, ông, lần.
+ Số từ :

- Số từ chỉ số lượng : Ba
- Số từ chỉ thứ tự : Nhất
4. Củng cố :
- Các loại từ loại : Danh từ, số từ, lượng từ, chỉ từ thường có thể kêt hợp với nhau để tạo thành
cụm danh từ .
- Cần nắm vững đặc điểm ngữ pháp của mỗi từ loại.
5. Hướng dẫn về nhà :
Bài tập 1 : Cho đoạn thơ sau :
“Hỡi những chàng trai, những cô gái yêu
Trên những đèo mây, những tầng núi đá
Hai bàn tay ta làm nên tất cả
Xuân đã đến rồi, hối hả tương lai.
Khói những nhà máy mới ban mai.”
(Bài ca xuân 61 – Tố Hữu”
a. Chỉ ra các cụm danh từ trong đoạn thơ?
b. Tìm lượng từ và cho biết giá trị biểu đạt của những lượng từ ấy ?
11
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn
LUYỆN TẬP VỀ TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT VÀ CỤM TỪ
( Tiếp theo )
A. Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS :
- Củng có, khắc sâu và mở rộng kiến thức về động từ, tính từ, phó từ, cụm động từ, cụm
tính từ.
- Nhận diện và phân loại được các từ loại đã học.
- Rèn kĩ năng sử dụng từ loại đúng chức vụ ngữ pháp.
B. Tổ chức các hoạt dạy học :
1. Tổ chức : Sĩ số : 6a :
6b :
2. Kiểm tra : Chữa bài tập 1 :

+ Xác định đúng các cụm danh từ :
- Những chàng trai ; - Những cô gái yêu ;
- Những đèo mây ; - Những tầng núi đá ;
- Hai bàn tay ; - Những nhà máy mới ;
- Khói những nhà máy mới ;
+ Các lượng từ :
- Những : Có ý nghĩa chỉ tập hợp.
- Tất cả : Có ý nghĩa chỉ toàn thể.
*Các lượng từ chỉ tập hợp những con người,những sự vật,công trình và toàn thể sức lực
của cả dân tộc đang hối hả dựng xây đất nước trong thời kì mới.
3. Bài mới :
I. Kiến thức cơ bản cần nắm vững :
1. Động từ là gì ? Có mấy loại động từ ? Nêu chức vụ ngữ pháp của động từ ?
- Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của người, sự vật.
- Có hai loại động từ là :
+ Động từ chỉ hành động
+ Động từ chỉ trạng thái và động từ chỉ tình thái
- Động từ thường làm vị ngữ trong câu .
2. Tính từ là gì ? Chức vụ ngữ pháp của tính từ ?
- Tính từ là từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật.
- Tính từ thường làm vị ngữ hoặc làm thành tố phụ sau của cụm động từ, cụm tính từ.
+ VD :
- Cô ấy/ rất xinh đẹp. ( tính từ làm vị ngữ )
- Nó / chạy nhanh quá. ( tính từ làm phụ sau của cụm động từ )
- Cánh đồng rộng mênh mông,bát ngát. ( TT làm phụ sau của cụm tính từ )
3. Phó từ là gì ? ý nghĩa của phó từ ?
+ Phó từ là những từ đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ tính từ.
+ Có các nhóm phó từ như :
- Phó từ chỉ thời gian : Đã, đang. sẽ, vừa, mới, đương, sắp
- Phó từ chỉ mức độ : Rất, hơi, quá, lắm, cực kì, vô cùng

- Phó từ chỉ sự phủ định : Không, chưa, chẳng
- Phó từ chỉ sự cầu khiến : Hãy, đừng, chớ ( đứng trước động từ )
Đi, nào ( đứng sau động từ )
- Phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự : Cũng, lại, vẫn, còn, cứ
- Phó từ chỉ sự hoàn thành : Xong, rồi
- Phó từ chỉ kết quả, khả năng : Được, phải
- Phó từ chỉ hướng : Lên, xuống, ra, vào ( khi đứng sau động từ )
+ Phó từ làm thành tố phụ cho cụmm động từ, cụm tính từ .
4. Nêu đặc điểm của cụm động từ ?
12
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn
+ Cụm động từ là tổ hợp từ do động từ và các từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
+ Cấu tạo của cụm động từ gồm ba thành tố :
- Phần trước : Bổ sung ý nghĩa về thời gian, thể thức, ý khẳng định, phủ định .
- Phần trung tâm : Nêu hoạt động, trạng thái.
- Phần sau : Nêu đối tượng, đặc điểm, tính chất, kết quả, hướng, mức độ.
VD : - đang ăn cơm
PTr TT PS
- cũng đi nhanh lắm
PTr TT PS
5. Nêu đặc điểm của cụm tính từ ?
+ Cụm tính từ là tổ hợp từ do tính từ và các phụ ngữ phụ thuộc nó tạo thành .
+ Không phải tính từ nào cũng kết hợp được với các từ ngữ khác để tạo thành cụm tính từ.
- Các tính từ chỉ đặc điểm tương đối thường kết hợp với các phụ ngữ để tạo thành cụm
tính từ .
- Các tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối không kết hợp với từ ngữ phụ thuộc để tạo thành
cụm tính từ. VD : Đực, cái, trống, mái, công, tư.
+ Cấu tạo của cụm tính từ gồm ba thành tố :
- Phần trước : Bổ sung ý nghĩa về thời gian, sự tiếp diễn tương tự, mức độ .
- Phần trung tâm : Nêu đặc điểm, tính chất

- Phần sau : Nói rõ chủ thể của đặc điểm, nêu mức độ hoặc chỉ ý so sánh.
VD : - vàng lúa chín
TT PS ( nói rõ chủ thể của đặc điểm)
- vẫn đẹp như tiên
PTr TT PS
II. Luyện tập :
Bài tập 1 : Tìm động từ, phó từ, cụm động từ trong các ví dụ sau :
a. “Hỡi cô tát nước bên đàng
sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi”
( Ca dao )
b. “ Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu, nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng, rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”
( Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến )
c. “ Con ơi nhớ lấy câu này
Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua”
( Ca dao )
Trả lời :
+ Các phó từ là : Đi ( đổ đi ), khôn, chửa, mới, vừa, đương, chớ.
+ Các động từ là :
- Tát, múc, đổ
- Tới, đi, chài, đuổi, ra, dụng.
- Nhớ , lội, qua
+ Các cụm động từ là :
- Tát nước bên đàng - Múc ánh trăng vàng
- Đổ đi - Tới nhà
- Đi vắng - Khôn chài cá

- Khó đuổi gà - Chửa ra cây
- Vừa rụng rốn - Mới ( ) nụ
13
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn
- Đương ( ) hoa - Nhớ lấy câu này
- Chớ lội - Chớ qua
4. Củng cố :
- Các từ loại phó từ, động từ, tính từ thường kết hợp với nhau để tạo thành cụm động từ.
5. Hướng dẫn về nhà :
Bài 2 : Cho đoạn thơ sau :
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
( Thu điếu - Nguyễn Khuyến )
a. Tìm tính từ và cụm tính từ ?
b. Tìm động từ và cụm động từ ?
………………………………………………………….
CÁCH LÀM BÀI TẬP CẢM THỤ VĂN HỌC
A. Mục đích yêu cầu :
Giúp HS : - Nắm được yêu cầu và cách làm bài tập cảm thụ thơ văn.
- Có ý thức tìm tòi phát hiện, cảm nhận cái hay, cái đẹp khi đọc và học các tác phẩm
văn chương.
B. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức : Sĩ số : 6a :
6b :
2. Kiểm tra :
a. Ẩn dụ là gì ? Có mấy kiểu ẩn dụ? Cho ví dụ ?

b. Hoán dụ là gì ? Có mấy kiểu hoán dụ? Cho ví dụ ?
c. Chữa bài tập 9
Trả lời :
a. Câu văn có dùng phép tu từ hoán dụ,với hình ảnh “dấu giầy đinh” để chỉ quân Pháp, đồng thời
tác giả còn tạo được ấn tượng cho người đọc về sự tàn ác của quân xâm lược và gợi sự căm thù đối
với bè lũ cướp nước. Do đó giá trị nội dung của câu văn được tăng thêm ấn tượng hơn, sâu sắc hơn.
b. Các câu thơ có sử dụng phép tu từ hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. Các con số
“chín năm”, “ba ngàn ngày” dùng để nói lên tính chất trường kỳ của cuộc kháng chiến chống
Pháp(1945 – 1954) của dân tộc Việt Nam .Hình ảnh “bắp chân đầu gối đã săn gân” biểu thị tinh
thần kháng chiến vô cùng dẻo dai, kiên cường của quân và dân ta.
C. Bài mới :
I . Yêu cầu cần đạt của một bài tập cảm thụ văn học :
- Chỉ ra được nghệ thuật dùng từ, đặt câu, cách sử dụng các phép tu từ hiệu quả biểu đạt mà các
nghệ thuật đó mang lại, từ đó chỉ ra được cái hay, cái đẹp của đoạn văn, đoạn thơ.
- Diễn đạt thành văn những cảm nhận của mình .
II. Các bước làm bài tập cảm thụ thơ văn: Bước 1: -
Đọc kĩ đề bài, nắm vững yêu cầu của đề bài
- Đọc kĩ đoạn thơ, đoạn văn mà đề bài cho, hiểu khái quát nội dung và nghệ thuật.
Bước 2 : - Xác định rõ nội dung và nghệ thuật
- Tìm ý , tiêu đề nội dung của mỗi ý (nếu có)
Bước 3 : Lập dàn ý cho đoạn văn.
- Ở mỗi dấu hiệu nghệ thuật cần nêu rõ tên của biện pháp nghệ thuật, ở hình ảnh nào,
tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy với việc biểu đạt nội dung của đoạn văn, đoạn
14
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn
thơ. Dự kiến nêu cảm nghĩ , liên tưởng, đánh giá ( vd : hay, đẹp độc đáo, khéo léo, đặc
sắc)
+ Lưu ý :
- Khi phát hiện phép so sánh, cần chỉ rõ tác giả đã so sánh sự vật nào với sự vật nào, phân tích đặc
điểm của sự vật dùng so sánhđể chỉ ra đặc điểm của sự vật được so sánh .

- Với phép nhân hoá, cần chỉ rõ sự vật nào được nhân hoá, nhờ từ ngữ nào , qua đó đặc điểm của
sự vật được nhân hoá hiện lên như thế nào.
- Trong ẩn dụ, cần xác định được sự vật đang được nói tới trong văn cảnh được dùng để chỉ cho
sự vật nào, từ đặc điểm của sự vật đang có mặt ta tìm ra đặc điểm của sự vật mà người viết muốn
nói tới .
- Trong hoán dụ, cần chỉ rõ đâu là hình ảnh hoán dụ hình ảnh đó dùng để gọi thay cho sự vật, hiện
tượng nào, dùng hoán dụ như vậy thì nội dung diễn đạt có gì đáng chú ý.
Bước 4 : Viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài.
Đoạn văn cần đạt các nội đung sau :
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, xuất sứ của đoạn văn, đoạn thơ, trích dẫn lại (nếu có thể)
- Phân tích nghệ thuật dùng từ, đặt câu của tác giả
- Phân tích các biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng (biện pháp tu từ gì ? ở hình ảnh nào ?
giá trị biểu đạt của mỗi phép tu từ đó.
- Chốt lại điểm sáng về nghệ thuật,cái hay, cái đẹp, giá trị nội dung mà nghệ thuật đó đem lại
cho cả đoạn văn.
III. Bài tập áp dụng
Bài tập 1 : Mở đầu bài thơ “ Nhớ con sông quê hương” nhà thơ Tế Hanh viết :
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng”
Em hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ trên.
Cách làm :
Bước 1 : Đọc kĩ đề bài, tìm hiểu nội dung :
- Nội dung : Giới thiệu con sông quê hương và tình cảm của tác giả với con sông quê.
- Nghệ thuật : Nhân hoá - so sánh – sử dụng từ ngữ gợi tả.
Bước 2 : Tìm ý – xác định cụ thể các hình ảnh nghệ thuật :
ý1 : Hai câu đầu : Nhà thơ giới thiệu con sông quê hương.
- “Điểm sáng nghệ thuật” cần khai thác :
+ Từ ngữ gợi tả màu sắc “ xanh biếc”

+ Động từ “ có”
+ Ẩn dụ “nước gương trong”
+ Nhân hoá “soi tóc những hàng tre”
ý 2 : Hai câu cuối đoạn : Tình cảm của nhà thơ với con sông quê hương.
- “ Điểm sáng nghệ thuật” cần khai thác
+ So sánh khẳng định “ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”
+ Động từ “toả”
+ Từ láy “ lấp loáng”
+ Hình ảnh “buổi trưa hè”

Bước 3 : Lập dàn ý :
ý1 : nhà thơ giới thiệu con sông quê.
- Động từ “có” vừa giới thiệu con sông quê hương, vừa kín đáo bộc lộ niềm tự hào.
- Tính từ gợi tả mằu sắc “ xanh biếc” có khả năng khái quát con sông trong ấn tượng ban đầu.
Xanh biếc là xanh đậm, đẹp, hơi ánh lên dưới ánh mặt trời.
- Hình ảnh ẩn dụ “nước gương trong” gợi tả mặt nước sông trong như tấm gương khổng lồ .
15
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn
- Nghệ thuật nhân hoá gợi tả những hàng tre hai bên bờ mềm mại, duyên dáng đang nghiêng
mình soi tóc trên mặt sông trong như gương.
- Ngay phút ban đầu giới thiệu con sông quê hương tươi đẹp, dịu dàng thơ mộng, nhà thơ đã kín
đáo bộc lộ tình cảm tự hào, yêu mến con sông.
ý2 : Tình cảm của nhà thơ với con sông quê hương.
- “Tâm hồn tôi” ( một khái niệm trừu tượng ) được so sánh với “buổi trưa hè”
- “Buổi trưa hè”nóng bỏng đã cụ thể hoá tình cảm của nhà thơ
- Động từ “toả” gợi tình cảm yêu mến của nhà thơ lan toả khắp dòng sông, bao trọn dòng sông.
- Nhờ tình cảm yêu mến nồng nhiệt ấy,mà con sông quê hương như đẹp lên dưới ánh mặt trời :
dòng sông “lấp loáng”.
Bước 4 : Viết thành đoạn văn cảm thụ hoàn chỉnh :
+ Đoạn văn mẫu : Tài liệu các dạng bài cảm thụ văn học trang 68

4. Củng cố :
- Khi làm bài tập cảm thụ văn học cần thực hiện đầy đủ, lần lượt các bước.
- Khi viết đoạn văn cảm nhận cần phân tích rõ từng hình ảnh sau đó chốt lại .
5 Hướng dẫn về nhà ; Bài tập
2 : Em hãy phân tích ngắn gọn cái hay, cái đẹp của hai câu thơ sau :
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lựu lập loè đơm bông
( Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Gợi ý :
- “ Quyên” là con chim cuốc
- Hai câu thơ tả cảnh gì? (cảnh đầu mùa hè)
- Có hình ảnh tu từ nào ? (quyên gọi hè? lửa lựu?)
Bài tập 3 : Bài tập số 56 (tr 129) sách 108 bài tập Tiếng Việt
…………………………………………………………………

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP CẢM THỤ VĂN HỌC
(Tiếp theo)
A. Mục tiêu cần đạt :
- Hoàn thiện mục tiêu bài học.
B. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Tổ chức : Sĩ số : 6a :
6b :
2. Kiểm tra ;
a. Nêu các bước làm bài tập cảm thụ văn học ?
b. Chữa bài tập số 2:
Yêu cầu : Nêu được các phép tu từ nhân hoá “quyên đã gọi hè” và ẩn dụ “ lửa lựu lập loè”, đồng
thời cảm nhận được nét đặc sắc của bức tranh vào hè ở đồng quê Miền Bắc.
đoạn văn tham khảo :
Miêu tả cảnh vào hè, trong truyện Kiều của Nguyễn Du có câu viết :
Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông
Mùa hè đến. Chim quyên khắc khoải kêu suốt ngày đêm. Tác giả đã khéo léo sử dụng phép nhân
hoá “quyên gọi hè” từ “gọi” làm cho bước đi của thời gian thêm phần thôi thúc, giục giã lòng
người.Cảnh vào hè không chỉ được gợi tả bằng âm thanh “tiếng gọi của chim quyên” mà còn có cả
mầu sắc với hình ảnh thật đẹp và độc đáo “đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông”. Khóm lựu đầu
tường đang trổ hoa được miêu tả bằng một hình ảnh ẩn dụ thật thần tình “lửa lựu lâp loè”. “Lập loè”
là hiện tượng ánh sáng khi loé lên, khi tắt đi . Hoa lựu đỏ rực được ví như đốm lửa ẩn hiện “lập
loè” trong mầu xanh của lá. Từ láy “lập loè” đi liền sau từ “lửa lựu” tạo nên một hình tượng “lửa
16
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn
lựu lập loè” đầy thi vị…Với nghệ thuật nhân hoá “quyên đã gọi hè” và hình ảnh ẩn dụ “lửa lựu lập
loè”, nhà thơ đã làm hiện lên trước mắt người đọc cảnh vào hè ở đồng quê Miền Bắc thật rõ nét,
thật sinh động và vô cùng độc đáo.
c. Chữa bài tập số 3 :
Yêu cầu cần đạt : Như đáp án (sách 108 bài tập Tiếng Việt tr 129)
3. Bài mới :
II. Luyện tập (tiếp theo) :
Bài tập số 4 : Cho đoạn thơ sau :
“… Sáng hè đẹp lắm, em ơi !
Đầu non cỏ lục, mặt trời vừa lên
da trời xanh ngắt thần tiên
Đỏ au đường lớn mang tên Bác Hồ
Trường Sơn mây núi lô xô,
Quân đi, sóng lượn nhấp nhô bụi hồng…”
(Nước non nghìn dặm-Tố Hữu”
a. Tìm các tính từ chỉ mầu sắc và nêu tác dụng của những từ ấy trong đoạn thơ?
b. Tìm các từ láy và giải nghĩa các từ láy ấy?
c. “Sóng lượn”là hình ảnh gì? Tác dụng của nó?
Gợi ý :
+ Xuất sứ đoạn thơ : Tr 111- 108 BTTV

+ Nội dung : Cảm xúc say mê, tự hào của nhà thơ trước cảnh sắc của con đường chiến lược
Trường Sơn và cảnh tượng hào hùng của đoàn quân ra trậnđánh Mĩ.
Trả lời :
a. Các tính từ chỉ mầu sắc là : Lục, xanh ngắt, đỏ au, hồng .
Các tính từ chỉ mầu sắc gợi tả vẻ đẹp tráng lệ của cảnh sắc con đường Trường Sơn vào một buổi
sáng mùa hè, khi mặt trời vừa lên. Cảnh đẹp “thần tiên” ấy tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt của đất
nước Việt Nam. Đoạn thơ giầu hình ảnh và giầu tính biểu cảm.
b. Các từ láy là : Lô xô, nhấp nhô.
- Lô xô : Là nổi lên uốn lượn nhấp nhô.
- Nhấp nhô : Là dâng lên thụt xuống liên tiếp, nối tiếp nhau .
- VD : Sóng nhấp nhô, núi nhấp nhô.
c. Trong câu thơ “Quân đi, sóng lượn nhấp nhô bụi hồng” , hình ảnh “ sóng lượn” là một hình ảnh
ẩn dụ chỉ cảnh đoàn quân ra trận trùng trùng, điệp điệp như sóng lượn nhấp nhô ào ào tiến về phía
trước. cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ “mây núi lô xô”, hình ảnh đoàn quân ra trận đông đảo
aaaaaa’quân đi, sóng lượn nhấp nhô” với khí thế hào hùng quyết chiến, quyết thắng. Nói tóm lại với
nghệ thuật dụng tính từ chỉ mầu sắc để miêu tả, sử dụng từ láy tượng hình gọi tả hình ảnh và nghệ
thuật ẩn dụ, đoạn thơ đã miêu tả cảnh sắc hùng vĩ của con đường Trường Sơn đồng thời ca ngợi vẻ
đẹp, sức mạnh , ý chí của đất nướcvà con người Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Bài tập 5 : Bài thơ “ Cảnh khuya” của hồ chủ Tịch sáng tác năm 1947 tại chiến khu Việt Bắc có câu
viết :
“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Nghệ thuật so sánh trong câu thơ trên có gì đặc biệt? Hãy phân tích?
Trả lời :
Trong văn thơ ta bắt gặp nhiều hình ảnh so sánh tiếng suối ví dụ như :
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”
(Đêm Côn Sơn – Nguyễn Trãi)
Nhưng trong vần thơ của Bác cách so sánh mang nét đặc sắc thẩm mĩ riêng. So sánh tiếng suối chảy
giữa rừng khuya với tiếng hát xa vừa diễn tả được âm thanh rì rầm, êm đềm, ngọt ngào của tiếng

suối chảy, vừa gợi tả được cảnh rừng khuya ở chiến khu Việt Bắc đầm ấm, mang sức sống của con
người. Thiên nhiên không heo hút, quạnh vắng mà trở nên hiền hoà, thân thiết với con người. Hình
17
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn
ảnh so sánh đặc sắc ấy cho ta thấy tâm hồn Bác luôn yêu thiên nhiên, sống chan hoà với thiên nhiên,
với tạo vật.
Bài tập 6 : Cho đoạn thơ sau :
“Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh
Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây
ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh
Sưởi ấm lòng chiến sĩ giữa ngàn cây”
( Nhớ – Nguyễn Đình Thi )
a. Tác giả sử dụng phép tu từ gì ?
b. Phân tích tác dụng của phép tu từ đó ?
Trả lời :
a. Đoạn thơ có sử dụng phép nhân hoá và ẩn dụ :
- Ngôi sao nhớ ai - soi sáng đường
- Ngọn lửa nhớ ai - sưởi ấm lòng chiến sĩ
+ Nghệ thuật nhân hoá làm cho những ngôi sao đêm và ngọn lửa bập bùng giữa đêm lạnh ,rừng sâu
cũng có tình cảm gần gũi, thân thiết với người chiến sĩ.
+ Hình ảnh “Ngôi sao”, “ Ngọn lửa” còn là hình ảnh ẩn dụ chỉ tình cảmcủa hậu phương với tiền
tuyến, tình quân dân đó là tình cảm nhớ thương, là niềm an ủi động viên của người mẹ già, người
vợ trẻ, đứa em thơ…nơi hậu phương đối với người chiến sĩ đang hành quân ra mặt trận.
+ Đoạn văn mẫu : Tr131 – 108 BTTV
4. Củng cố :
- Muốn cảm thụ được cái hay, cái đẹp của văn chương cần phát hiện, phân tích và bình giá được
các hình ảnh nghệ thuật .
- Cần bám sát ngôn từ và có những liên tưởng phù hợp .
5. Hướng dẫn về nhà :
Bài tập 1 : Cho đoạn thơ sau :

“ … Bên ruộng lúa xanh non
Những chị lúa phất phơ bím tóc
Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn cò trắng
Khiêng nắng
Qua sông
Cô gió chăn mây trên đồng
Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi
Có vẻ vui tươi
Nhìn chúng em nhăn nhó cười”
( Em kể chuyện này – Trần Đăng Khoa )
a. Đoạn thơ dùng phương thức biểu đạt nào?
b. Tác giả sử dụng phep tu từ nào là chính? Hãy phân tác hiệu quả biểu đạt của nó.
Bài tập 2 : Viết đoạn văn ngắn có phép so sánh và nhân hoá.
………………………………………………………………………….
ÔN LUYỆN VỀ CÁC PHÉP TU TỪ
A . Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh :
- Ôn luyện để nắm vững đặc điểm của các phép tu từ đã học : So sánh,nhân hoá, ẩn dụ,
hoán dụ.
- Hiểu sâu hơn giá trị biểu đạt mà các phép tu từ đem lại trong cách diễn đạt.
B . Tổ chức các hoạt động dạy học :
1. Tổ chức : Sĩ số : 6a
6b
18
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn
2. Kiểm tra : Đọc bài văn viết ở nhà( ba đến năm em đọc bài trước lớp - giáo viên và học sinh
trong lớp lắng nghe,nhận xét và sửa lỗi)
3. Bài mới :
I. Bài tập cơ bản:

Bài 1:
a. Thế nào là phép so sánh ? Có mấy kiểu so sánh ? Cho ví dụ ?
b.Tìm các câu thơ có hình ảnh so sánh trong bài “ Quê hương” của Đỗ Trung Quân? Phân tích
một hình ảnh mà em thú vị nhất?
Trả lời:
a.So sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng .
- Có hai kiểu so sánh là :
+ So sánh ngang bằng : Như, tựa như, là, …
+ So sánh không ngang bằng : Chẳng bằng, hơn, hơn là…
- Học sinh tự lấy ví dụ :
- GV đưa ra một số ví dụ để học sinh tham khảo( tài liệu 108 bài tập Tiếng Việt tr 92
b. các câu thơ có hình ảnh so sánh trong bài “Quê hương” của Đỗ Trung Quân là:
Quê hương là chùm khế ngọt,
Cho con trèo hái mỗi ngày.
Quê hương là đường đi học,
Con về rợp bướm vàng bay.
Quê hương là con diều biếc,
Tuổi thơ con thả trên đồng.
Quê hương là con đò nhỏ,
Êm đềm khua nước ven sông.
Quê hương là cầu tre nhỏ,
Mẹ về nón lá nghiêng che…
• Phân tích một hình ảnh so sánh : Học sinh tự chọn
• Đoạn văn mẫu: Tài liệu 108 bài tập Tiếng Việt tr 93( giáo viên đọc cho học sinh tham khảo)
Bài tập 2 :
a. Nhân hoá là gì? Có mấy kiểu nhân hoá? Cho ví dụ?
b. Chỉ rõ hình ảnh nhân hoá và giá trị của phép tu từ trong khổ thơ sau:
“ Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước”
( Mùa xuân nho nhỏ – Thanh HảI )
Trả lời :
a. Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,…bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi
hoặc tả con người .Phép nhân hoá làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi với con người hoặc biểu
thị được suy nghĩ tình cảm của con người.
+ Có ba kiểu nhân hoá thường gặp là :
- Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của
vật.
- Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
b. Nhà thơ Thanh Hải có một cái nhìn sâu sắc và tự hào về chiều dài lịch sử bốn nghìn năm của
đất nước. Đất nước- Tổ quốc được nhân hoá như bà mẹ tần tảo “ vất vả và gian lao”. Giang sơn
gấm vóc đã thấm biết bao máu và mồ hôi qua những năm tháng thăng trầm của lịch sử :
“ Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao”
19
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn
Đất nước ấy còn được so sánh như “ vì sao”, một câu thơ so sánh đặc sắc và hàm súc. Sao là nguồn
sáng kì diệu của thiên hà, là vẻ đẹp của bầu trời đêm, là hiện thân của sự vĩnh hằng vũ trụ. Nghệ
thuật so sánh tạo nên một hình ảnh ca ngợi đất nước tráng lệ, trường tồn. Đất nước đang hướng về
tương lai, còn nhiều thử thách, gian lao, nhưng đất nước “cứ đi lên phía trước”. Chữ “cứ” làm cho
ý thơ được khẳng định. Với sức mạnh nhân nghĩa và ý chí tự cường, dân tộc ta nhất định sẽ vượt
qua mọi khó khăn, không một thế lực tàn bạo nào có thể ngăn nổi . Với cách sử dụng khéo léo phép
tu từ so sánh và nhân hoá, lời thơ đã thể hiện một niềm tin sáng ngời : “Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”
Bài tập 3: Xác định biện pháp tu từ trong các ví dụ dưới đây? Gạch chân dưới các hình ảnh tu từ.
a. Lúa đã chen vai đứng cả dậy.
(Trần Đăng)
b. Việt Nam là một cái vườn đẹp, trên đó nở rất nhiều hoa, ra rất nhiều trái…

Tây Bắc cũng là một cái vườn hoa, trong ấy mỗi dân tộc của mấy mươi dân tộc ít người là một
giống hoa đượm nhiều mầu sắc .
(Nguyễn Tuân)
c. Súng vẫn thức vui mới giành một nửa
Nên bâng khuâng sương biếc nhớ người đi .
( Tố Hữu)
d. Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu .
(Ca dao)
Trả lời :
a. Phép tu từ nhân hoá:
Lúa chen vai đứng dậy.
b. Phép tu từ so sánh :
Việt Nam là một cái vườn đẹp…
Tây Bắccũng là một cái vườn hoa
Mỗi dân tộc của mấy mươi dân tôc ít người là một giống hoa
đượm nhiều mầu sắc.
c. Phép tu từ nhân hoá :
Súng vẫn thức.
Sương biếc bâng khuâng, nhớ người đi .
d. Phép tu từ so sánh :
Tấc đất – tấc vàng
Bài tập 4: Viết một đoạn văn ngắn từ 8-12 câu tả cảnh đẹp một đêm trăng, qua đó diễn tả tình yêu
quê hương. Đoạn văn có sử dụng từ láy, tính từ chỉ mầu sắc và biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá.
Đoạn văn mẫu :
Đêm rằm, ánh trăng trải khắp mái nhà, vườn cây, ngõ xóm. trăng tròn vành vạnh, lơ lửng trên
bầu trời xanh. Trăng lung linh, sáng ngời chảy tràn trên sân, ánh trăng vạch từng kẽ lá tìm những
quả hồng chín mọng trong vườn. Gió thu thì thào, vuốt ve, mơn man hàng cây, ngọn cỏ. Trăng đuổi
nhau loạt soạt, loạt soạt trên bờ rào ruối. Dải ngân hà như dòng sữa vắt ngang bầu trời. Những vì
sao sáng lấp lánh. Ngồi ngắm trăng sao, chị em tôi khẽ hát : “Thằng Cuội ngồi gốc cây đa…”. Bao
nhiêu kỉ miệm tuổi thơ ùa dậy trong lòng. Tiếng chuông chùa ngân nga, tiếng dế kêu rả rích, tiếng

lá reo xào xạc Cái âm thanh thân thuộc ấy giữa đêm trăng rằm sáng tỏ làm cho tôi bồi hồi khôn
kể. Quê hương, tôi yêu biết mấy những đêm trăng đồng quê.
4. Củng cố:
- Đặc điểm và cấu tạo của phép tu từ so sánh và nhân hoá.
- Hiệu quả biểu đạt của so sánh và nhân hoá.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập về phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ , nêu sự khác nhau giữa so sánh và ẩn dụ,ẩn dụ và
hoán dụ.
……………………………………………………………………
ÔN LUYỆN VỀ CÁC PHÉP TU TỪ
20
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn
(tiếp theo)
A. Mục đích yêu cầu :
- Giúp học sinh :
- Ôn luyện để nắm vững đặc điểm của các phép tu từ đã học : So sánh,nhân hoá, ẩn dụ,
hoán dụ.
- Hiểu sâu hơn giá trị biểu đạt mà các phép tu từ đem lại trong cách diễn đạt.
B.Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức: Sĩ số : 6a :
6b :
2. Kiểm tra :
a. Thế nào là so sánh? Có mấy kiểu so sánh? Cho ví dụ.
b. Nhân hoá là gì ? Nêu các kiểu nhân hoá, cho ví dụ.
c. Chỉ rõ các hình ảnh so sánh và nhân hoá trong các ví dụ sau :
Áo chàng đỏ tựa ráng pha
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in
(Chinh Phụ Ngâm)
Tôi đưa tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ.

( Nhớ con sông quê hương- Tế Hanh)
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du,
Tiếng thương như tiếng mẹ du những ngày.
(Tố Hữu)
Quạnh quẽ đường quê thưa vắng khách
Con đò gối bãi suốt ngày ngơi.
( Bến đò xuân đầu Trại – Nguyễn Trãi)
3. Bài mới :
Bài tập 5:
a. Thế nào là ẩn dụ? Có mấy kiểu ẩn dụ? Cho ví dụ. Ẩn dụ khác gì với so sánh?
b. Phân tích hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ sau :
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu.
(thuyền và biển-Xuân Quỳnh)
Trả lời :
a. ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên của sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng.
+ Có bốn kiểu ẩn dụ là :
- Ẩn dụ hình thức : gọi sự vật A bằng sự vật B
- Ẩn dụ phẩm chất : lấy phẩm chất của B để chỉ phẩm chất của A
- Ẩn dụ cách thức : gọi hiện tượng A bằng hiện tượng B
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : dùng cảm giác của giác quan này để gọi cảm giác của giác
quan khác .
+ ẩn dụ khác với so sánh là : ẩn dụ là cách so sánh ngầm, trong đó sự vật đuợc so sánh (
A ) bị ẩn đi chỉ xuất hiện sự vật dùng để so sánh (B), ẩn dụ hàm xúc hơn bóng bẩy hơn
trong cách diễn đạt.
VD : So sánh : Mặt đẹp như hoa, da trắng như phấn.
ẩn dụ : Mặt hoa, da phấn. ( ta có thể liên tưởng mặt đẹp như hoa, mặt tươi như
hoa, mặt thắm như hoa, da trắng như phấn, da mịn như phấn )

b. Phân tích hình ảnh ẩn dụ :
“Thuyền” và “ biển” là cặp ẩn dụ chỉ lứa đôi : “biển” chỉ người con gái và “thuyền” chỉ
người con trai trong một tình yêu sâu nặng, tha thiết. Hai tâm hồn đã “hiểu” và đã “biết” nhau gắn
bó trong một tình yêu vô cùng sâu sắc và mãnh liệt. Giống như trong ca dao có “thuyền nhớ bến”,
21
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn
“bến đợi thuyền” đó là những cặp ẩn dụ rất hay, rất sáng tạo nói về một tình yêu đẹp. Những câu
thơ tình tuyệt bút, đậm đà, thiết tha mãi mãi làm rung động trái tim nhiều người :
“ Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu.”…
Bài tập 6 :
a. Thế nào là hoán dụ? Có mấy kiểu hoán dụ ? Cho ví dụ.
b. Phân tích giá trị nghệ thuật của hình ảnh hoán dụ trong đoạ thơ sau:
“ Hỡi những trái tim không thể chết
Chúng tôi đi theo bước các anh
Những hồn Trần Phú vô danh
Sóng xanh biển cả cây xanh núi ngàn”
(Tố Hữu)
Trả lời :
a. Hoán dụ là biện pháp nghên thuật gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự
vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho
sự diễn đạt.
+ Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là :
- Lấy bộ phận để gọi toàn thể
- Lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng
- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
b. Trong đoạn thơ tác giả đã sử dụng bốn hình ảnh hoán dụ đó là : hình ảnh “những trái tim

không thể chết”, “ trái tim” chỉ tình yêu nước thương dân, tình yêu lý tưởng cách mạng của các anh
hùng liệt sĩ. Hình ảnh “ hồn Trần Phú vô danh” chỉ các liệt sĩ cách mạng của Đảng, của dân
tộc.Hình ảnh”sóng xanh” và “cây xanh” là những hiện tượng, những bộ phận của biển, của núi ngàn
,của đất nước biểu thị sự trường tồn, bất diệt. Qua các hình ảnh hoán dụ ấy, Tố Hữu ca ngợi tình
yêu nước thương dân, lòng trung thành với lý tưởng cộng sản của các liệt sĩ cách mạng. nhà thơ
khẳng định tên tuổi và tinh thần cách mạng của các liệt sĩ đời đời bất tử, trường tồn với đất nước,
với dân tộc Việt Nam.
Bài tập 7 : Chỉ rõ hình ảnh tu từ trong các ví dụ sau :
a. Bọn Mĩ không thể ngờ sát nách chúng lại có hai chiến sĩ giải phóngđang “làm tổ”
b, Họ là hai chục tay sào, tay chèo, làm ruộng cũng giỏi mà chèo thuyền cũng giỏi.
c. Quả nhiên, thấy Soan húc đầu vào việc,bà Cam cũng chẳng để ý gì khác.
d. Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
(Quê hương –Tế Hanh)
đ. Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá nguỵ trang reo với gió đèo
( Lên Tây Bắc – tố Hữu)
g. Bác ngồi đó lớn mênh mông
Trời cao biển rộng ruộng đồng nước non
(Sáng tháng năm- Tố Hữu)
Trả lời :
a. Ẩn dụ : “ làm tổ” – trú lại khéo léo, kín đáo như chim làm tổ
b. Hoán dụ : “tay sào, tay chèo”- chỉ người chèo thuyền
c. ẩn dụ : “húc đầu vào việc” – lao đầu vào việc nhanh nhẹn, say sưa như trâu húc .
d. Nhân hoá : “thuyền im , bến mỏi trở về nằm”
ẩn dụ : “nghe” chất muối thấm dần trong thớ vỏ (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác)
đ. Hoán dụ : “ Vai vươn tới” – chỉ người chiến sĩ trên đường hành quân vượt đèo.
22
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn
g. So sánh : Bác – trời cao, biển rộng, ruộng đồng nước non . Bài tập 8 : Thay

các từ in nghiêng sau đây bằng những ẩn dụ thích hợp .
a. Trong đôi mắt sâu thẳm của ông, tôi thấy có một niềm hi vọng.
b. Tôi phải suy nghĩ rất căng thẳng Trả lời :
a. Thay từ “có” bằng từ : sáng lên
b. Thay cụm từ “rất căng thẳng” bằng cụm từ : vắt óc suy nghĩ .
4. Củng cố :
- Nắm vững đặc điểm của các phép tu từ đã học
- Phân tích được tác dụngcủa mỗi phép tu từ trong từng văn cảnh
5. Hướng dẫn về nhà:
Bài tập 9 : Phân tích tác dụng của phép tu từ trong câu văn sau :
a. Ở đâu có dấu giầy đinh xâm lược Pháp thì ở đó có nghĩa quân nổi dậy.
(Bảo Định Giang)
b. “Ờ đã chín năm rồi đấy nhỉ
Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ
Bắp chân đầu gối đã săn gân”
(Ta đi tới –Tố Hữu)
Gợi ý : Xác định rõ câu văn có sử dụng phép tu từ gì ? Ở hình ảnh nào, hiệu quả biểu đạt của phép
tu từ đó.
Bài 10 : Viết đoạn văn ngắn tả cảnh thiên nhiên(có sử dụng phép tu từ)
………………………………………………………….
LUYỆN TẬP VỀ TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT VÀ CỤM TỪ
( Tiếp theo )
A. Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS :
- Nhận diện, phân loại các loại từ loại đã học .
- Xác định các cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ và phân tích cấu tạo.
B. Tổ chức các hoạt động dạy học :
1. Tổ chức : 6a :
6b :
2. Kiểm tra :

a. Nêu đặc điểm ngữ pháp của động từ ?
b. Nêu đăc điểm ngữ pháp của tính từ ?
c. Chữa bài tập 2 :
Yêu cầu xác định đúng :
- Tính từ : Lạnh lẽo, trong veo, bé, tẻo teo, tí, vàng, khẽ, lâu, biếc.
- cụm tính từ : Bé tẻo teo ;
- Động từ : Gợn, đưa, vèo, tựa, ôm, được, đớp, động
- Cụm động từ : Gợn tí, khẽ đưa vèo, tựa gối, ôm cần, chẳng được,
đớp động dưới chân bèo.
3. Bài mới :
II. Luyện tập :
Bài tập 1 : Cho đoạn văn sau :
“ Mỗi người đều có một cá tính, một sở thích riêng. Bởi vậy tập thể cần phải biết tôn trọng
những cá tính đó, sở thích đó . Nhưng ngược lại , để hoà mình vào tập thể, mỗi người cũng không
được vì cá tính riêng, sở thích riêng mà ảnh hưởng đến tập thể.”
a. Tìm danh từ, số từ, lượng từ, chỉ từ ?
b. Tìm cụm danh từ ?
Yêu cầu xác định đúng các từ loại và cụm từ như sau :
23
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn
- Danh từ : Người, cá tính, sở thích, tập thể, mình.
- Số từ : Một.
- Lượng từ : Mỗi, những.
- Chỉ từ : Đó.
Các cụm danh từ :
- Mỗi người ; - Sở thích đó ;
- Một cá tính ; - Mỗi người ;
- Một sở thích ; - Cá tính riêng ;
- Những cá tính đó ; - Sở thích riêng ;
Bài tập 2 : Chỉ ra các cụm danh từ trong khổ thơ sau :

“ Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi hôm nay
( Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa)
Xác định đúng các cụm danh từ :
- Hạt gạo làng ta,
- Vị phù sa ,
- Con sông Kinh Thầy,
- Hương sen thơm trong hồ nước đầy,
- Hồ nước đầy,
- Lời mẹ hát ngọt bùi hôm nay ( phụ sau là một cụm C-V)
Bài tập 3 : Tìm và phân tích cấu tạo của các cụm danh từ trong phần trích sau :
“ … Từ trong các bụi rậm xa, gần,những chú chồn,những con dúi với bộ lông ướt mềm,vừa
mừng rỡ, vừa lo lắng nối tiếp nhau nhảy ra rồi biến mất. Trên các vòm lá dày ướt đẫm, những con
chim k lang mạnh mẽ, dữ tợn, bắt đầu dang những đôi cánh lớn giũ nước phành phach. Cất lên
những tiếng kêu khô, sắc chúng nhún bay lên, làm cho những đám lá úa rơi rụng lả tả. Xa xa, những
chỏm núi màu tím biếc cắt chéo nền trời. Một dải mây mỏng, mềm mặinh một dải lụa trắng dài vô
tận ôm ấp, quấn ngang các chỏm núi như quyến luyến bịn rịn.”
* Xác định đúng các cụm danh từ như sau ( thành tố trung tâm in đậm)
- Các bụi rậm xa, gần ;
- Những chú chồn ;
- Những con dúi với bộ lông ướt mềm ;
- Các vòm lá dày ướt đẫm ;
- Những con chim k lang mạnh mẽ, dữ tợn ;
- Những đôi cánh lớn ;
- Những tiếng kêu khô, sắc ;

- Những đám lá úa ;
- Những chỏm núi màu tím biếc ;
- Một dải mây mỏng mềm mại ;
- Một dải lụa trắng dài vô tận ;
- Các chỏm núi ;
Bài tập 4 : Hãy tìm cụm tính từ trong những câu sau đây và chỉ ra cấu tạo của chúng ?
- Cái lưng nó rộng bè bè và hơi cong lại như lưng con thú rừng lúc sắp vồ mồi .
- Xóm ấy ngụ đủ các chi họ chuồn chuồn. ( …) Chuồn Chuồn Ngô nhanh thoăn thoắt,
chao cánh một cái đã biến mất. Chuồn Chuồn Ớt rực rỡ trong bộ quần áo đỏ chót giữa
những ngày hè chói lọi . Chuồn Chuồn Tương có đôi cánh kép vàng điểm đen .
24
Giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 6 chuẩn
Xác định đúng các cụm tính từ :
- Đã rộng bè bè ;
- Hơi cong lại như lưng con thú rừng lúc sắp vồ mồi ;
- Đủ các chi họ Chuồn Chuồn ;
- Nhanh thoăn thoắt ;
- Rực rỡ trong bộ quần áo đỏ chót giữa những ngày hè chói lọi ;
- Vàng điểm đen ;
Bài tập 5. Tìm cụm động từ trong các ví dụ dưới đây :
a. Chuồn Chuồn tương đã bay đi ngay, bay thong thả, nhưng bay luôn và không nghỉ cho nên đến
sớm nhất.
b. Biết Cuội có phép cải tử hoàn sinh, chúng quyết tâm chơi ác.Chúng bèn giết vợ Cuội, moi ruột
người đàn bà vứt xuống sông, rồi mới kéo nhau đi.
* Xác định đúng các cụm động từ như sau :
- Đã bay đi ngay ;
- Bay thong thả ;
- Nhưng bay luôn ;
- Không nghỉ ;
- Đến sớm nhất ;

- Biết Cuội có phép cải tử hoàn sinh ;
- Quyết tâm chơi ác ;
- Bèn giết vợ Cuội ;
- Moi ruột người đàn bà vứt xuống sông ;
- Vứt suống sông ;
- Rồi mới kéo nhau đi ;
4. Củng cố :
- Nắm vững đặc điểm của các từ loại đã học, khả năng kết hợp của các từ loại để tạo thành
cụm từ .
5. Hướng dẫn về nhà :
Bài tập 1 : Cho đoạn văn sau :
“ Chúng trói người da đen vào một gốc cây to trong rừng, tưới dầu lửa vào người. Trước khi
châm lửa, chúng bẻ dần từng chiếc răng của nạn nhân, rồi móc mắt, giật từng mớ tóc xoăn, lột theo
những mảng da đầu đẫm máu…Người da đen không kêu được nữa, lưỡi đã sưng phồng lên vì một
thanh sắt nung đỏ dí vào.toàn thân người ấy quằn quại như một con răn bị đánh giập nửa mình, dở
sống, dở chết.”
(Trích bản án chế độ thực dân - Nguyễn Ái Quốc )
a. Xác định các từ loại đã học ?
b. Tìm cụm danh từ, cụm độmg từ, cụm tính từ ?
………………………………………………………
Tiết 34 +35+36 LUYỆN TẬP VỀ CÂU
A. Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS :
- Nắm vững kiến thức về thành phần chính của câu, các kiểu câu trần thuật đơn, các lỗi
thường mắc khi đặt câu .
B. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức : Sĩ số : 6a : 6b :
2. Kiểm tra :
- Chữa bài tập số 1 :
Xác định đúng các từ loại và cụm từ như sau :

a. Các từ loại đã học có trong đoạn văn là :
25

×