Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Chuyên đề ngữ văn lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.88 KB, 58 trang )

Chuyên đề ngữ văn lớp 7
Tuần 30 – Buổi 17
TÌM HIỂU THÊM VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH.
A. Mục tiêu cần đạt:
- Củng cố cho h/s kiến thức về văn giải thích.
- Biết cách làm bài văn giải thích.
B. Chuẩn bị: - GV: Soạn bài.
- Học sinh: Ôn lại kiến thức về câu chủ động, bị động, dùng cụm c – v để
mở rộng câu.
C.Tiến trình lên lớp.
* Tổ chức: - Thứ ……ngày …., lớp 7B, sĩ số: 38 vắng:
……………………………
*. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra kiến thức về văn lập luận giải thích.
*. Bài mới:
Đề bài 1: Phát biểu suy nghĩ của em về câu tục ngữ “ Thương người như thể
thương thân”
1. Mở bài:
- Tình yêu thương là một nét đẹp trong đạo đức sáng ngời của dân tộc Việt. Truyền
thống ấy được cha ông ta gửi gắm trong rất nhiều những câu ca dao, tục ngữ.
- Là người Việt Nam chắc hẳn không ai không biết đến câu “ Thương người như thể
thương thân”. Câu tục ngữ chính là bài học thấm thía về đạo lí làm người.
1
Chuyên đề ngữ văn lớp 7
2. Thân bài:
a. Giải thích:
- Thương: Tình yêu thương, quan tâm, thấu hiểu, đồng cảm và chia sẻ.
- thân: bản thân mình.
- người: những người xung quanh không có quan hệ thân thiết ruột thịt với mình
=> Câu tục ngữ ngắn gọn với nghệ thuật so sánh, qua đó cha ông ta muốn gửi gắm một
bài học sâu sắc thấm thía về cách đối nhân xử thế, về đạo lí làm làm người: Hãy thương
yêu những người xung quanh như thương chính bản thân mình


b. Bình:
* Khẳng định quan điểm: Câu tục ngữ trên là bài học đạo đức vô cùng đúng đắn.
* Tại sao phải yêu thương người khác như yêu thương bản thân mình?
- Tất cả những con người trong xã hội tuy không cùng huyết thống, không phải là anh em
ruột thịt nhưng được gắn kết với nhau bởi rất nhiều điểm chung:
+ Dù là người miền xuôi hay người miền ngược. người Kinh hay Thượng, người Ba na
hay người Tày… tất cả đều được sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, đều là dòng
giống con Lạc cháu Hồng.
+ Chúng ta cùng sống chung trên một dải đất, chung lịch sử, chung truyền thống của một
dân tộc anh hùng.
+ Gần hơn nữa là quê hương, chung trường, chung lớp…
->Chính những điểm chung đó là sợi dây gắn kết con người với nhau, và giúp ta hiểu tại
sao phải “ thương người như thể thương thân”
- Ta cũng hiểu con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Mỗi một cá nhân đều
không thể tồn tại, không thể gọi là sống nếu tách ra khỏi đời sống cộng đồng ( Rô- bin
2
Chuyên đề ngữ văn lớp 7
– xơn khao khát trở về với xã hội loài người ). Vì vậy ta phải đặt cái cá nhân vào cái
chung, phải biết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau.
- Tình yêu thương là cội nguồn để tạo nên sức mạnh to lớn giúp ta chiến thắng mọi thiên
tai và kẻ thù xâm lược ( Dẫn chứng: Thánh Gióng lớn lên là nhờ bát cơm, quả cà của bà
con hàng xóm góp lại. Sức mạnh của Thánh Gióng là sức mạnh của tình yêu thương, của
nhân dân. Thắng lợi của Thánh Gióng cùng là thắng lời của nhân dân. Trong hai cuộc k/c
chống P và M, biết bao bà mẹ yêu thương bộ đội như con để của mình. Nhờ đó mà các
chiến sĩ như được tiếp thêm sức mạnh để làm nên chiến thắng.)
- Yêu thương và giúp đỡ người khác chính là ta đã tạo cơ hội để giúp họ có c/s tốt đẹp
hơn. Và khi đó cũng chính là ta đem niềm vui và hạnh phúc cho bản thân mình. Bởi “
Hạnh phúc là khi ta đem niềm vui và hạnh phúc đến cho người khác”.
- Yêu thương và giúp đỡ người khác là một truyền thống cao đẹp của dân tộc. Là người
dân VN, ta phải phát huy truyền thống đó. Đó chính là cơ sở, là nền tảng để ta xây dựng

một xã hội tốt đẹp và giàu lòng nhân ái.
- Những người có tình yêu thương và giúp đỡ người khác luôn được mọi người yêu quý,
và họ cũng sẽ nhận được tình yêu và giúp đỡ của những người bên cạnh mình khi họ cần
đến.
- Tình yêu thương chính là
* Dẫn chứng: Tình yêu thương đã là truyền thống tốt đẹp và trong cuộc sống hiện đại
tình cảm ấy càng được phát huy. Trong những năm qua nhân dân VN luôn thực hiện và
phát huy truyền thống đó: Giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt, ủng hộ nạn nhân bị nhiễm chất độc
màu da cam, các hoạt động từ thiện “ Tết vì người nghèo”. “ Nối vòng tay lớn”, “ Trái
tim cho em”… còn rất nhiều, rất nhiều các chương trình tình nghĩa đầy ắp tình yêu
3
Chuyên đề ngữ văn lớp 7
thương và sự sẻ chia giúp cho biết bao mảnh đời bất hạnh được ấm lòng, nhiều người
thành lập các tổ chức để thu nhận những trẻ em lang thang, cơ nhỡ, những người tàn tật,
tạo công ăn việc làm giúp họ ổn định c/s…. ( d/c cụ thể tại địa phương, trường, lớp…)
* Mở rộng vấn đề:
- Phê phán những người không có tình yêu thương, trái tim họ héo úa, vô cảm trước nỗi
đau của đồng loại -> Họ bị xa lánh, khinh bỉ.
- Tình yêu thương không chỉ thể hiện ở lời nói xuông mà phải bằng hành động thực tế.
Đặc biệt nó xuất phát từ t/c chân thành chứ không vì bất cứ mục đích nào khác. Những kẻ
nhân danh tình yêu thương, tổ chức các hoạt động từ thiện nhưng thực chất là để đánh
bóng tên tuổi, với tham vọng mình thành người nổi tiếng. Hoặc có kẻ những kẻ vô lương
tâm mượn mác xây dựng tổ chức từ thiện để bóc lột sức lao động của trẻ em, của những
người không được hoàn thiện… những kẻ đó không chỉ bị lên án mà còn đáng bị pháp
luật trừng trị .
- Phê phán những người nhận được sự giúp đỡ của người khác nhưng thiếu ý chí vươn
lên, chỉ biết sống ỷ lại, dựa dẫm.
- Ngày nay quan niệm về t/y thương không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, một
dân tộc mà mở rộng thành một quan niệm mới mẻ, tiến bộ. Đó là t/c mang tính quốc tế.
( D.c: Ủng hộ trẻ em Cu – Ba, nhân dân Nhật bị động đất, sóng thần…)

- Ngày nay, khi xh phát triển, xu hướng chuyên môn hóa cao khiến cho con người ít có
điều kiện quan tâm đến nhau hơn thì ý nghĩa của câu tục ngữ càng thêm sâu sắc. Nó giúp
cho chúng ta luôn nhận thấy được ý nghĩa của t/y thương đồng loại
c. Ta phải bồi dưỡng t/y thương ntn?
- Quan tâm, thấu hiểu, đồng cảm.
4
Chuyên đề ngữ văn lớp 7
- Luôn giữ cho trái tim ấm nóng t/y thương.
- Sẵn lòng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
3. Kết bài: - Xã hội phát triển kéo theo sự du nhập của lối sóng gấp gáp, con người ít
quan tâm đến nhau hơn thì câu tục ngữ trên chính là bài học, là phương châm sống cho
tất cả chúng ta.
- Thấm nhuần tư tưởng mà cha ông ta để lại, mỗi chúng ta luôn dặn mình hãy “
thương người như thể thương thân”
Đề 2: Giải thích câu nói của Lê- nin: Học, học nữa, học mãi.
a. Mở bài:
- Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng,
không học tập không thể thành người có ích.
- Đặt vấn đề : Vậy cần học tập như thế nào?
- Giới thiệu và trích dẫn lời khuyên của Lê-nin.
2. Thân bài:
* Học, học nữa, học mãi nghĩa là như thế nào?
- Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mỗi người học tập.
Lời khuyên chia thành ba ý mang tính tăng cấp:
+ Học: Thúc giục con người bắt đầu công việc học tập, tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức.
+ Học nữa: Vế trức đã thúc giục ta bắt đầu học tập, vế thứ hai thúc giục ta tiếp tục học
tập, học nữa mang hàm ý là đã học rồi, nhưng cần tiếp tục học thêm nữa.
5
Chuyên đề ngữ văn lớp 7
+ Học mãi: Vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về công việc học tập. Học tập là

công việc suốt đời, mãi mãi, con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi mình đã
có được một vị trí nhất định trong xã hội.
* Tại sao phải Học, học nữa, học mãi.
- Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội.
- Bởi xã hội luôn luôn vận động, cái mới luôn được sinh ra, nếu không chịu khó học hỏi,
ta sẽ nhanh chóng lạc hậu về kiến thức.
- Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém
họ, tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống.
* Học ở đâu và học như thế nào?
- Học trên lớp, trong sách vở, học ở thầy cô, bạn bè, cuộc sống
- Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường, ta vẫn có thể học thêm trong sách vở, trong
cuộc sống, trong công việc
- Có thể học mọi lúc, mọi nơi
* Liên hệ: Bản thân và bạn bè đã và đang vận dụng câu nói của Lê-nin ra sao ( không
ngừng học tập, học lẫn nhau, tìm sách vở bổ trợ )
3. Kết bài:
- Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ trong lời khuyên của Lê-nin: đó là lời khuyên đúng
đắn và có ích đối với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chúng ta.
* Luyện tập viết đoạn văn cho dàn bài số 2.
- H/s viết đoạn văn -> GV gọi 1 số h/s trình bày
-> HS khác nhận xét -> GV nhận xét -> KL
* Bài tập về nhà: Hoàn thiện đề bài trên.
6
Chuyên đề ngữ văn lớp 7
Ôn lại các kiến thức về văn giải thích
Chuẩn bị: Sống chết mặc bay.
…………………………………………………………………….
7
BGH duyệt:………….
Chuyên đề ngữ văn lớp 7

II. Truyện ngắn “ Sống chết mặc bay”
1. Xuất xứ: Đăng trên báo “ Nam Phong” số 18 – năm 1918, in trong truyện ngắn Nam
Phong.
2. Giá trị
a. Giá trị nghệ thuật
- Kết hợp thành công hai biện pháp nghệ thuật tương phản và tăng cấp
- Phối hợp nhiều hình thức ngôn ngữ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, ngôn ngữ người kể
chuyện, ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ đối thoại. Đặc biệt là ngôn ngữ đối thoại ngắn
gọn làm nổi bật tính cách của nhân vật.
- Nghệ thuật miêu tả cụ thể, sinh động.
- Tình huống truyện gay cấn, căng thẳng, hấp dẫn.
- Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật sắc nét: Quan phụ mẫu
• Ngoài ra, truyện còn dấu ấn của đặc điểm văn học trung đại:
- Câu văn nhịp nhàng như văn biền ngẫu
- Lời bình luận, cảm thán đưa vào truyện còn lộ liễu, chưa tự nhiên
- Tâm lý nhân vật, kể cả nhân vật chính còn sơ sài.
b. Giá trị nội dung
+ Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống của người dân và cuộc
sống của của bọn quan lại trong xã hội thực dân phong kiến trước Cách mạng tháng Tán
8
Chuyên đề ngữ văn lớp 7
qua một cảnh vỡ đê trên sông Nhị Hà. Từ đó, nhà văn bày tỏ thái độ căm phẫn, khinh bỉ
đối với bọn quan lại táng tận lương tâm, lòng lang dạ thú kia.
+ Giá trị nhân đạo: Qua tác phẩm, tác giả bày tỏ niểm thương cảm chân thành, trước cuộc
sống lầm than cơ cực, số phận bi thảm của nhân dân trược thiên nhiên khắc nghiệt và sự
căm phẫn trước thái độ vô trách nhiệm, phi nhân tính của bọn cầm quyền lúc bấy giờ.
3. Tóm tắt tác phẩm:
* Đề 1: Hãy giải thích: Vì sao tác giả Phạm Duy Tốn lại lấy nhan đề tác phẩm của mình
là “ Sống chết mặc bay”? (viết đoạn văn)
Sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi là thành ngữ dân gian chỉ bọn người sống vô

trách nhiệm trước quyền lợi cuộc sống, tính mạng của nhân dân. Theo đạo đức phong
kiến xưa: Quan là cha mẹ của nhân dân, quan phải lo cuộc sống của muôn dân. Trong tác
phẩm của mình, Phạm Duy Tốn đã đưa một tình huống căng thăng về khúc đê ở làng X
có nguy cơ sắp vỡ. Những người dân tay không dưới trời mưa tầm tã, vật lộn với bùn.
Nguy cơ vỡ đê trông thấy. Vậy mà quan phụ mẫu lại bỏ mặc dân với khúc đê xung yếu
sắp vỡ, với trời mưa, với nước sông Nhị Hà ngày một dâng cao. Quan cứ ngồi trên đình
cao ráo, đèn đuốc sáng rực, kẻ hầu người h: đứa bóp chân, đứa quạt, đứa châm điếu, lại
còn bốn thầy ngồi hầu quan nữa… xung quanh nơi ngài ngồi toàn những thứ sang trọng:
nào tầu vàng cau đậu, ống vôi chạm, ngoáy tai, tăm bông… lại còn bát yến hấp đường
phèn nóng nghi ngút… Quan không hề quan tâm, nhòm ngó đến đê vỡ hay không, lụt lội
sông nước thế nào. Có người vào cấp báo tình hình đê vỡ, quan lại khó chịu, quát gắt, dọa
bỏ tù. Quan ù ván bài to trong khi đê vỡ, nước ngập mênh mông, dân tình khổ sở. Thái độ
“ Sống chết mặc bay” mà Phạm Duy Tốn đặt nhan đề cho tác phẩm của mình. Tác phẩm
có giá trị tố cáo cao.
9
Chuyên đề ngữ văn lớp 7
*Đề 2: Phân tích nhân vật: “Quan phụ mẫu” trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay”
của Phạm Duy Tốn.
DÀN Ý
I.Mở bài
- Văn xuôi quốc ngữ buổi đầu đã có sự đóng góp của Phạm Duy Tốn. Trong truyện
ngắn“Sống chết mặc bay” của ông là một trong những thành tựu đột xuất của dòng văn
học hiện thực thuở so khai. Tác giả viết truyện ngắn này vào tháng 7.1928, được đăng tải
trên báo Nam Phong số 18 tháng 12.1928
- Truyện kể về một “quan phụ mẫu” ung dung ăn chơi bài bạc trong cảnh vỡ đê, nhân dân
trên một vùng rộng lớn chìm đắm trong thảm họa. Tác giả đã lên án thói ăn chơi vô trách
nhiệm, bộ mặt vô nhân đạo của bọn quan lại trong xã hội thực dân nửa phong kiến.
- Tên “quan phụ mẫu” được miêu tả bằng những chi tiết rất hiện thực có giá trị tố cáo sâu
sắc.
II. Thân bài

* Sống sang trọng xa hoa:
+ Đi hộ đê mang theo ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, ống vôi chạm,…trông
mà thích mắt
+ Ăn của ngon vật lạ: yến hấp đường phèn
* Sống nhàn nhã vương giả:
+ Trong lúc hàng trăm con người đội đất, vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn,
trong mưa gió lướt thướt như chuột lột thì quan phụ mẫu “ uy nghiêm, chễm chệ ngồi”
trong đình đèn thắp sáng choang.
10
Chuyên đề ngữ văn lớp 7
+ Trong lúc trăm họ “gội gió tăm mưa như đàn sâu lũ kiến” ở trên đê, thì trong đình,
quan ngồi trên, nha ngồi dưới, nghị vệ tôn nghiêm, như thần như thành…
*Ăn chơi bài bạc, thản nhiên ung dung:
+ Đê sắp vỡ! “Mặc! Dân, chẳng dân thì chớ!”. Quan lớn ngài ăn, ngài đánh, người hầu,
kẻ hạ, kẻ vâng!
+ Quan lớn ù thông xơi yến, vuốt râu, rung đùi, mắt mải trông đĩa nọc.
* Sống chết mặc bay:
+ Có người khẽ nói “dễ có khi đê vỡ” quan gắt “mặc kệ”
+ Có người nhà quê chạy vào đình báo “ đê vỡ mất rồi”!, “quan phụ mẫu” quát: “ Đê vỡ
rồi, thời ông cắt cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày!”…
+ Quan sai bọn lính đuổi người nhà quê ra khỏi đình, rồi thản nhiên đánh bài.
+ Quan vỗ tay xuống sập kêu to, tay xòa bài, miệng cười: Ù! Thông tôm, chi chi
nẩy! Điếu, mày!”.
Quan sung sướng ù ván bài to khi đê đã vỡ. Cả một miền quê nước tràn lênh láng,
xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết
không nơi chôn… lênh đênh trên mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảm thảm sầu, kể sao
cho xiết!
* Nghệ thuật tương phản đã vạch trần và lên án thói vô trách nhiệm, nhẫn tâm, vô nhân
đạo của bọn quan lại, coi thường tính mạng và đời sống nhân dân. Chúng nó chỉ lo chơi
bài bạc, ăn chơi hưởng lạc, còn nhân dân thì “Sống chết mặc bay”

III. Kết bài
11
Chuyên đề ngữ văn lớp 7
- Một lối viết ngắn, sắc sảo. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong thế tương phản rất đặc
sắc. Câu chuyện đầy kịch tính, thương tâm, giàu giá trị tố cáo hiện thực và tinh thần
nhân đạo.
- Xây dựng thành công nhân vật “quan phụ mẫu” mệnh danh là “cha mẹ dân” mà coi
tính mạng của dân như rơm rác, “Sống chết mặc bay”! Tên “quan phụ mẫu” khá điển
hình cho sự thối nát của chế độ thời Pháp thuộc.
- Đâu chỉ tên “quan phụ mẫu” thối nát! Hắn là một trong hàng ngàn hang vạn bọn
quan lại ngày xưa, hắn là sản phẩm, là công cụ đắc lực của chế độ thực dân nửa
phong kiến thối nát.
…………………………………………………….
* Câu 3: Giải thích và chứng minh nhận định sau: “Trong văn bản “Sống chết mặc bay”
là truyện ngắn sử dụng thành công phép nghệ thuật tương phản và tăng cấp”
1. Mở bài:
- Phạm Duy Tốn là tác giả xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam đầu thế kỷ XX
- “Sống chết mặc bay” là truyện ngắn xuất sắc nhất của van học hiện đại Việt Nam. Nó
được coi là “ Bông hoa đầu mùa” của thể loại này.
- Đây là truyện ngắn thành công trên cả hai phương tiện nội dung và nghệ thuật. Đặc biệt
là nghệ thuật tương phản và tăng cấp.
2. Thân bài
a. Giải thích: thế nào là phép tương phản và tăng cấp trong thơ văn?
b. Chứng minh nhận định
- b1: Nghệ thuật tương phản
12
Chuyên đề ngữ văn lớp 7
+ Một bên là cảnh tượng hàng trăm hàng nghìn dân phu đang vật lộn căng thẳng trong
bùn lầy, nước lớn, dưới trời mưa tầm tã, vất vả đến cực độ trước nguy cơ đê vỡ.
+ Một bên là cảnh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng trong đình vững chãi, nguy nga,

đèn thắp sáng trưng, đang lao vào cuộc tổ tôm ngay sau khi đi “hộ đê”.
* Mặt tương phản thứ nhất: Cảnh dân phu hộ đê vất vả.
+ Thời gian: Gần một giờ đêm
+ Trên trời mưa tầm tã trút xuống, dưới sông nước cuồn cuộn dâng lên.
+ Sự bất lực của sưc người trước sức trời, sự mong manh của thế đê trước thế nước.
Như vậy một thảm cảnh bi đát, cuộc sống của nhân dân đang bị đe dọa nghiêm
trọng
* Mặt tương phản thứ hai: Cảnh quan phu và nha lại đánh tổ tôm nhàn nhã trong đình.
+ Địa điểm: trong đình cao và vững chãi, dẫu nước to đê vỡ cũng không việc gì
+ Không khí, quang cảnh: tĩnh mịch, nhàn nhã, nghiêm trang, đường bệ, nguy nga…
+ Sinh hoạt: Quan phủ và nha lại đang lao vào cuộc tổ tôm, không hề để ý đến nguy cơ
đê vỡ, mặc dù học đang có nhiệm vụ “ hộ đê”.
Rõ ràng đó là một cảnh xa hoa, phù phiếm, ích kỷ, vô trách nhiệm của bọn quan
lại
*Dụng ý nghệ thuật của tác giả khi dựng cảnh tương phản này:
Dựng cảnh tương phản như vậy, tác giả muốn tạo nên một tình huống truyện đầy
kịch tính: cùng một thời điểm, một bên là đám đông dân chúng hộ đê trong tình cảnh bi
thảm, một bên là quan huyện và bọn nha lệ nhàn nhã đánh tổ tôm. Từ đó, tác giả đã thành
công với hai mục đích là: vừa lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” vô trách
13
Chuyên đề ngữ văn lớp 7
nhiệm trước tình cảnh “ nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân trong cảnh đê vỡ. Mặt
tương phản thứ nhất sẽ làm nổi bật mặt tương phản thứ hai và ngược lại
Tuần 26 - Buổi 11
ON TẬP TIẾNG VIỆT: CÂU CHỦ ĐỘNG, CÂU BỊ ĐỘNG.
A. Mục tiêu cần đạt:
- Củng cố cho h/s kiến thức về câu chủ động, câu bị động
- Nhận diện được câu chủ động, câu bị động.
- Phân biệt được câu chứa “ bị, được” là câu chủ động với câu không phải là câu bị động.
- Biết sử dụng câu chủ động khi nói và viết.

B. Chuẩn bị: - GV: Soạn bài
- Học sinh: Ôn lại kiến thức về câu chủ động, câu bị động.
C.Tiến trình lên lớp.
1. Tổ chức: - Thứ ……ngày …., lớp 7B, sĩ số:………., vắng:
……………………………
2. Kiểm tra bài cũ : ( Lồng ghép trong bài).
3. Bài mới.
I. Ôn kiến thức cơ bản:
1. Thế nào là câu chủ động, câu bị động?
14
Chuyên đề ngữ văn lớp 7
- Câu chủ động: Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một h/đ hướng vào người
hoặc vật khác.
( Chủ ngữ là chủ thể gây ra hành động -> câu chủ động)
VD: Em buộc con dao díp vào lưng con búp bê và đặt ở đầu giường tôi. ( Khánh Hoài)
Mô hình: CN ( chủ thể) – ĐT ngoại động ( hành động) – Bổ ngữ ( đối tượng)
- Câu bị động: là câu có CN chỉ người, vật được h/đ của người, vật khác hướng vào.
( Do CN chịu tác động một cách thụ động nên gọi là câu bị động)
VD: Con dao díp được em tôi buộc vào lưng con búp bê và đặt ở đầu giường tôi.
- Nhiều phụ nữ, trẻ em ở miền Nam nước ta bị bom Mĩ sát hại.
Mô hình: Chủ ngữ ( đối tượng) – Vị ngữ.
=> Muốn nhận diện câu chủ động, câu bđ thì chỉ cần căn cứ vào vai trò của CN trong
quan hệ với hành động nêu ở VN. Nếu CN là đối tượng của hành động đó thì đó là câu
cđ.
* So sánh câu chủ động và câu bị động:
- Giống: Nội dung, ý nghĩa giống nhau.
- Khác: Cách sử dụng và sắc thái ý nghĩa. Đối tượng nào được đưa lên đầu câu có ý nhấn
mạnh đến đối tượng đó. Còn sắc thái ý nghĩa tùy theo từng trường hợp.
2. Các kiểu câu bị động: Chia là 2 kiểu
- Kiểu câu bị động có chưa các từ “ bị. được”:

VD: Khoai này được chúng tôi luộc rồi.
Lan bị thầy giáo phê bình.
- Kiểu câu bị động không chứa “ bị, được”:
Trường em đã chuyển đến một khu đất mới rộng rãi hơn.
15
Chuyên đề ngữ văn lớp 7
3. Phân biệt câu chưa “ bị, được” là câu bị động, câu chứa “ bị, được” không phải là câu
bị động.
- Câu bị động: + CN là đối tượng tiếp nhận hành động.
+ Phải có ngoại động từ.
+ Đằng sau “ bị, được” là kết cấu C – V. Nếu bị rút gọn thì có thể khôi
phục lại dễ dàng.
VD: Bệnh nhân ấy được mổ rồi ( Câu bđ)
Bác sĩ ấy được mổ bệnh nhân rồi ( không phải câu bđ)
Chân nó bị đau. ( Không phải câu bị động)
4. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
- Nhằm liên kết các câu trong một đoạn văn.
VD: Nó đã làm được chiếc đèn lồng rất đẹp. Chiếc đèn ấy được các bạn trong lớp rất
thích.
- Nhấn mạnh đối tượng muốn nói tới:
VD: Bố thưởng cho con chiếc cặp ( Đưa “ bố” lên đầu câu để nói về “ bố”.)
Con được bố thưởng cho chiếc cặp ( Đưa “ con” lên đầu câu để nói về “ con”)
5. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: Có 2 cách:
- Cách 1: Chuyển đổi từ ( cụm từ) chỉ đối tượng hành động lên đầu câu và thêm từ “ bị”
hay “ được” vào sau cụm từ đó.
VD: Họ đã xây ngôi nhà xong lâu rồi -> Ngôi nhà được học xây xong lâu rồi.
- Cách 2: Chuyển đổi từ ( cụm từ) chỉ đối tượng hành động lên đầu câu và thêm từ “ bị”
hay “ được” vào sau cụm từ đó ( hoặc không thêm), đồng thời lược bỏ hoặc biến từ ( cụm
từ) chỉ chủ thể của hành động thành bộ phận không bắt buộc trong câu.
16

Chuyên đề ngữ văn lớp 7
VD: Nhà vua truyền ngôi cho chú be -> Chú bé được truyền ngôi.
* Lưu ý: Không phải trường hợp nào từ câu chủ động cũng chuyển đổi thành câu bị
động.
VD: Nó rời lớp học -> Không thể chuyển thành: Lớp học bị nó rời.
II. Bài tập:
* Bài tập 1: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động:
a. Tớ vừa chữa cái xe này xong.
b. Xe này vừa chữa xong.
c. Xe này vừa được chữa xong.
d. Xe này chữa được rồi.
e. Xe này được bác Nam chữa.
( Câu b.c.d.e là câu bị động)
* Bài tập 2: Chuyển các câu chủ động sau thành câu bị động ( theo 2 cách).
a. BGH nhà trường biểu dương lớp toàn chi đội lớp 7A.
- Toàn chi đội lớp 7A được BGH nhà trường biểu dương.
- Toàn chi đội lớp 7A được biểu dương.
b. Con rắn cắn vào tay ông Hoa.
- Ông Hoa bị con rắn cắn vào tay.
- Ông Hoa bị cắn vào tay ( Không nên chuyền theo cách 2 vì không rõ nghĩa: Đối tượng
nào cắn?)
c. Em giặt quần áo rồi -> Quần áo được em giặt rồi.
Quần áo được giặt rồi.
17
Chuyên đề ngữ văn lớp 7
* Bài tập 3: Có thể thay đổi câu bị động dưới đây thành câu chủ động tương đương được
K? Tại sao?
Trong đợt thi HSG vừa qua, bạn Nam được giải nhất môn Toán. Bạn được thành
phố khen. Song, không vì thế mà bạn trở nên kiêu căng, bạn vẫn khiêm tốn và tận tình
giúp đỡ chúng tôi học tập.

* Gợi ý: Các câu 1 và 3 đều có đối tượng được nói đến là “ bạn Nam”. Nếu câu 2 chuyển
thành câu chủ động, có đối tượng nói đến là “ thành phố” thì đoạn văn sẽ mất tính liên
kết.
* Bài tập 4: Cho 2 câu sau:
a. Ngôi nhà này được các công nhân lành nghề xây dựng vào năm 1982.
b. Vào năm 1982, các công nhân lành nghề xây dựng ngôi nhà này.
Em chọn câu nào để điền vào chỗ trống sau và giải thích tại sao?
1. Chúng tôi rất tự hào vì được sinh sống trong ngôi nhà này……………
2. ………Từ đó đến nay, nó vẫn chưa phải trải qua một lần sửa nào?
* Bài tập 5: Các câu sau đây, câu nào không biến đổi thành câu bị động? Tại sao?
a. Nó vừa rời nhà lúc bảy giờ sáng.
b. Thầy nó nhắc nó phải làm bài tập.
c. Nó hỏi thầy giáo khi nào thì nghỉ hè.
d. Các bạn của em ùa ra khỏi lớp.
- Gợi ý: Biến đổi được: Câu b
Không biến đổi được: a, c,d.
* Bài tập 6: Nêu hàm ý của hai trường hợp sau:
a. Nó được bố nó rèn cặp từng ngày.
18
Chuyên đề ngữ văn lớp 7
b. Nó bị bố nó rèn cặp từng ngày.
Gợi ý: a. Hàm ý tích cực; b. Hàm ý tiêu cực.
* Bài tập 7: Viết một đoạn văn với chủ đề: Nói dối có hại cho bản thân ( có dùng ít nhất
1 câu bị động)
- HS viết đoạn -> trình bày -> H/s khác nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
III. Bài tập về nhà:
- Ôn lại kiểu câu chủ động và câu bị động.
- Luyện tập viết đoạn văn có sử dụng câu chủ động và câu bị động.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh.

…………………………………………………………
Tuần 26 - Buổi 12
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH
A. Mục tiêu cần đạt:
- Củng cố cho h/s kiến thức về văn nghị luận chứng minh.
- Biết cách viết đoạn văn chứng minh.
- Phân biệt được câu chứa “ bị, được” là câu chủ động với câu không phải là câu bị động.
- Biết sử dụng câu chủ động khi nói và viết.
B. Chuẩn bị: - GV: Soạn bài
- Học sinh: Ôn lại kiến thức về câu chủ động, câu bị động.
19
Chuyên đề ngữ văn lớp 7
C.Tiến trình lên lớp.
1. Tổ chức: - Thứ ……ngày …., lớp 7B, sĩ số:………., vắng:
……………………………
2. Kiểm tra bài cũ : ( Lồng ghép trong bài).
3. Bài mới.
I. Ôn kiến thức cơ bản:
1. Thế nào là đoạn văn: Đoạn văn là phần văn bản quy ước tính từ chữ viết hoa lùi đầu
dòng đến dấu chấm xuống dòng.
2. Cách viết đoạn văn chứng minh:
- Như các bài văn khác, bài văn chứng minh cũng gồm nhiều đoạn văn: Đoạn mở bài,
nhiều đoạn cho phần thân bài, đoạn kết bài. Đoạn văn chứng minh là để phục vụ cho
phần trọng tâm của thân bài. Mỗi đoạn trình bày lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ một luận
điểm cụ thể.
- Cách lập luận:
+ Nêu luận điểm rồi trình bày luận cứ cho lđ.( Phép diễn dịch)
+ Trình bày hệ thông luận cứ hợp lí để dẫn đế luận điểm.
+ Nêu luận điểm rồi trình bày các luận cứ, rồi sau đó khẳng định lại luận điểm ( Phép
Tổng – phân – hợp).

II. Luyện tập viết đoạn văn:
* Bài tập 1: Nhận định về Bác, có ý kiến cho rằng “ Bác Hồ là người rất yêu thương
thiếu nhi”. Dựa vào các bài viết của Bác, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
20
Chuyên đề ngữ văn lớp 7
Bác Hồ có nhiều bài viết cho thiếu nhi, trong đó chứa đựng tình thương yêu sâu
sắc, thắm thiết của Người đối với các cháu. Người nhắc đến trẻ em với một tình cảm trìu
mến, nâng niu:
“Trẻ em như búp trên cành .
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan
Chẳng may vận nước gian nan
Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng”
hoặc
“Bao giờ đánh đuổi Nhật, Tây.
Trẻ em ta sẽ là bầy con cưng”
(Kêu gọi thiếu nhi - 1941).
Mỗi dịp khai trường hay Tết Trung thu, Tết Thiếu nhi, Bác Hồ thường có thư gửi các
cháu. Lời lẽ trong thư luôn ân cần, trìu mến, ân tình. Bác luôn nhắc thiếu nhi phải đoàn
kết, thi đua học tập, lao động, rèn luyện đạo đức, rèn luyện sức khoẻ. Bác cũng căn dặn
người lớn phải quan tâm chăm sóc, giáo dục các em. Người dạy, ngày Tết Thiếu nhi 1-6
nhắc nhủ người lớn, trước hết là bố mẹ, cô giáo, thầy giáo, đoàn Thanh niên nhớ nhiệm
vụ của mình đối với nhi đồng, và lưu ý người lớn phải là tấm gương cho trẻ em, phải
“khéo giáo dục để mai sau nhi đồng trở thành người công dân có tài, có đức”. Người yêu
cầu “đừng dạy các em thành những ông cụ non Phải làm sao cho trẻ có kỷ luật nhưng
vẫn vui vẻ hoạt bát chứ không phải khúm núm đặt đâu ngồi đấy”. Lời dạy “Vì lợi ích
mười năm trồng cây, Vì lợi ích trăm năm trồng người” của Bác Hồ đã và đang được toàn
Đảng, toàn dân ta học tập và làm theo. Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6-1969, ba tháng trước
lúc đi xa, Bác Hồ viết bài trên báo Nhân Dân khẳng định “chăm sóc và giáo dục các
21
Chuyên đề ngữ văn lớp 7

cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ”, và kêu
gọi “Vì tương lai con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm
sóc, giáo dục các cháu bé cho tốt”. Trong Di chúc, Người lại nhấn mạnh: “Bồi dưỡng thế
hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Những lời dạy của
Người thể hiện tầm nhìn sâu rộng của vị lãnh tụ cách mạng đối với thiếu niên nhi đồng -
những người chủ tương lai của đất nước, lực lượng cách mạng quan trọng.
* Bài tập 2: Viết đoạn chứng minh lòng yêu nước của dân tộc ta.
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa
lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý
nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các
tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v Đó là ở thời chiến
tranh. Còn bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang
ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ
riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những
tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước. Từ
những người nông dân chân lấm tay bùn vẫn chất phác như ngày nào làm ra hạt lúa, hạt
gạo phục vụ nông nghiệp, đời sống mỗi cá nhân. Hay những người bác sĩ tận tình giúp đỡ
bệnh nhân, đó cũng là cử chỉ của tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương đồng loại, nói rộng
hơn đó chính là tinh thần yêu nước. Những nhà chính trị học, bác học, thành quả của họ
cũng bởi tinh thần yêu nước mà ra. Thậm chí mỗi một hành động nhỏ cũng là một phần
đóng góp cho tư tưởng cao đẹp ấy. Ý thức của mỗi con người là điều được bộc lộ rõ nhất.
Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, chăm sóc cây cối tốt tươi làm
trong lành bầu khí quyển. Đó là cử chỉ cao đẹp cũng bởi mầm mống từ lòng yêu nước. Từ
22
Chuyên đề ngữ văn lớp 7
người già đến trẻ nhỏ đều truyền thụ cho nhau hiểu và làm theo đức tính ấy. Lòng nồng
nàn yêu nước được thể hiện không phải bằng lời nói mà bằng những hành động đã giúp
ích cho đất nước. Những đợt hưởng ứng phong trào như chống nạn ma tuý, tuyên truyền
giữ gìn môi trường, tránh xa tệ nạn xã hội, học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh. Đó chẳng phải là tinh thần yêu nước sao! Hay đài báo, ti vi cũng đề cao vấn đề

đóng góp, cống hiến sức lực, trí tuệ cho xã hội, ủng hộ người nghèo. Những chương trình
tìm hiểu đất nước, lịch sử để hiểu biết, bảo vệ giữ gìn phát huy những di sản văn hóa đa
chiều của đất nước. Tất cả, tất cả cũng vì cái lí tưởng cao đẹp ấy cả. Cụ thể nhất là những
người lính ngoài biên giới, hải đảo phải hi sinh hạnh phúc, xa người thân để bảo vệ Tổ
quốc, giữ gìn vùng trời bình yên. Chính tinh thần yêu nước đã thúc giục họ. Đó là động
lực đồng thời cũng là mục tiêu, niềm khởi hứng, sự hạnh phúc đối với họ khi được bảo vệ
non sông thân yêu, giữ gìn tinh thần yêu nước. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt
đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay
lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng
manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu,
xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả
nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở
mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì ở đó đều
có tinh thần yêu nước.
* Bài tập 3: Viết đoạn văn chứng minh “ Phá hoại rừng để lại nhiều hậu quả nghiêm
trọng”
23
Chuyên đề ngữ văn lớp 7
Chính vì việc phá hoại rừng của người dân mà đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Cuộc sống của người dân vùng miền Trung Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói
chung đang phải gánh chịu những cơn bão, những cơn sóng thần vào sâu trong đất liền là
do không có rừng chắn. Hàng năm, có biết bao nhiêu trận lũ đổ về đất liền, cứ thế mà “tự
nhiên xông thẳng” vào khu vực dân sinh vì không có rừng che chở. Bao nhiêu người thiệt
mạng, mất nhà cửa vì lũ lụt. Qủa thật là “gậy ông đập lưng ông”, chính người dân chặt
phá rừng cho nên bây giờ có lũ, không có rừng là ta đã mất đi bức tường thành vững chắc
để lchắn nước lũ. Nhiều khu đất trở thành đất trống đồi trọc do bị khai thác bừa bãi. Động
vật do bị săn bắn quá nhiều nên nhiều loài đang được ghi tên trong sách đỏ vì mang nguy
cơ tuyệt chủng gây mất cân bằng sinh thái. Cứ thế chẳng mấy chốc trên Trái Đất này sẽ
chẳng còn sự sống của muông thú. Nhiều khu vực hạ tầng cơ sở đã bị phá hủy. Ở miền
Trung, hiện tượng sa mạc hóa đã xuất hiện và đe dọa người dân ở nơi đây. “Hiệu ứng nhà

kính”, biến đổi khí hậu đang diễn ra hàng năm đe dọa cuộc sống bình yên của loài người
trên Trái Đất.
* Bài tập 4: Viết đoạn văn chứng minh “ Bác là người sống rất giản dị”
Bác Hồ là người vô cùng giản dị. Theo lời kể của những người từng được sống gần
Bác hoặc qua những tư liệu còn lưu trữ được, chúng ta thấy việc ăn, mặc, ở cũng như
sinh hoạt, chi tiêu hàng ngày Bác đều hết sức tiết kiệm. Mỗi bữa ăn, Bác quy định không
quá 3 món và thường là các món dân tộc như: tương cà, dưa, cá kho… Bác bảo ăn món gì
phải hết món ấy, không được để lãng phí. Khi đi công tác các địa phương, Bác thường
bảo các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà mang đi. Chỉ khi nào công
tác ở đâu lâu, Bác mới chịu ăn cơm, nhưng trước khi ăn, bao giờ Bác cũng dặn “chủ nhà”
là: Đoàn đi có từng này người, nếu được, chỉ ăn từng này, từng này…Có thể dẫn ra nhiều
24
Chuyên đề ngữ văn lớp 7
câu chuyện về cách ăn uống chắt chiu, tiết kiệm của Bác. Thậm chí liên hoan chào mừng
Ngày thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh và đĩa cá. Khi tiếp đãi
khách, Bác thường nói: “Chủ yếu là thật lòng với nhau”. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội
Quần, người Trung Quốc đã giúp Bác mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng mang về, Bác
cũng chỉ “khao” một món canh và hai đĩa thức ăn, có thêm chén rượu gạo, tổng cộng
chưa hết một đồng bạc, thế mà vẫn đậm đà tình cảm giữa chủ và khách.Bác nói: Ở đời ai
chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc,
phiền hà của người khác thì không nên”. Hơn nữa, Bác luôn nghĩ đến người khác, có
món gì ngon không bao giờ Bác ăn một mình. Bác sẻ cho người này, sẻ cho người kia rồi
sau cùng mới đến phần mình và phần Bác thường là ít nhất. Trong trang phục hàng ngày,
Bác chỉ có bộ quần áo dạ màu đen mặc khi đi ra nước ngoài; chiếc mũ cát Bác đội khi đi
ra ngoài trời; chiếc áo bông, áo len Bác mặc trong mùa lạnh và một vài bộ quần áo gụ
Bác mặc làm việc mùa hè. Nói về sự giản dị trong cách ăn mặc của Bác, có lẽ ấn tượng
nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka-ki. Đôi dép cao su được Bác dùng hơn
20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai hay bị tuột phải
đóng đinh giữ. Còn bộ quần áo ka-ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người
giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn

cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”.
Về chỗ ở, khi Bác mới về nước là một hang đá thuộc Pắc Pó, Cao Bằng. Sau này vì bí
mật nên Bác phải ở nhà riêng nhưng rất đơn giản. Nhà làm nhỏ, bốn bề với tay được vì
tiết kiệm nguyên vật liệu. Đến năm 1954, Chính phủ chuyển về thủ đô Hà Nội, nhiều
người đề nghị Bác ở Phủ Toàn quyền Đông Dương tráng lệ, nhưng Bác đã từ chối và chỉ
chọn căn phòng nhỏ của người thợ điện đơn sơ bên ao cá để ở. Mãi đến ngày 17-5-1958,
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×