Tải bản đầy đủ (.doc) (176 trang)

Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái (2).DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 176 trang )

mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển nông nghiệp sinh thái đang là đòi hỏi tất yếu và là xu hớng
phát triển phổ biến của nông nghiệp thế giới, nhằm giải quyết tốt mối quan hệ
cân bằng, bền vững giữa các yếu tố môi trờng sinh thái với sự phát triển của
con ngời. Trong xu hớng phát triển đó, nông nghiệp sinh thái của các vùng
ngoại thành còn mang một ý nghĩa nhân văn độc đáo, đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao cả về vật chất và văn hoá, tinh thần của dân c đô thị, gắn liền với việc
phát triển nền nông nghiệp sạch và nông nghiệp du lịch- sinh thái, đợc khai
thác từ những tiềm năng, thế mạnh sẵn có của các vùng ngoại thành.
Nông nghiệp ngoại thành Hà Nội mặc dù chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong
cơ cấu kinh tế Thủ đô, nhng đợc xác định là ngành có vị trí quan trọng trong
phát triển kinh tế và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vai trò đó
không chỉ đợc thể hiện ở chỗ đáp ứng đáng kể nhu cầu lơng thực, thực phẩm
cho ngời dân Thủ đô, làm đẹp cảnh quan, bảo vệ môi trờng, mà còn có ý nghĩa
to lớn trong việc mang lại những giá trị tinh thần độc đáo, làm giàu nét đẹp
truyền thống văn hoá ngời Hà Nội. Trong bối cảnh đô thị hoá và cạnh tranh
ngày càng sâu sắc với các hoạt động phi nông nghiệp, lợi ích từ các sản phẩm
nông nghiệp thuần tuý ở các vùng ngoại ô ngày càng thu hẹp. Chính vì vậy,
nông nghiệp ven đô nói chung và nông nghiệp ngoại thành Hà Nội nói riêng
chỉ có thể tiếp tục duy trì và phát triển đúng hớng, phục vụ phát triển đô thị
khi nó đợc phát triển theo hớng sản xuất nông nghiệp sinh thái.
Phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hớng sinh thái bao gồm
các nội dung quan trọng nh: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo h-
ớng nông nghiệp sinh thái, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ hớng vào
1
phát triển nông nghiệp sinh thái, xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp
kết hợp đáp ứng các yêu cầu sinh thái, trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hớng sinh thái đợc coi là nội dung quan
trọng hàng đầu. Phát triển nông nghiệp sinh thái tức là tạo lập một cấu trúc
cân bằng, bền vững của hệ sinh thái nông nghiệp, nói cách khác là xây dựng


một cơ cấu cân đối, hợp lý, theo hớng sinh thái trong các yếu tố của hệ thống
nông nghiệp. Do đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là vấn đề cơ bản,
then chốt để thực hiện sự chuyển đổi các đặc trng của phơng thức sản xuất
nông nghiệp hiện có sang phơng thức sản xuất nông nghiệp sinh thái. Kết quả
của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hớng sinh thái sẽ cho phép
tạo lập một cấu trúc cân bằng, bền vững của hệ sinh thái nông nghiệp.
Cho đến nay, cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội đã có sự
chuyển biến đáng kể theo hớng giảm dần tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng
trọt, tăng dần tỷ trọng giá trị ngành thuỷ sản, và các loại cây trồng, vật nuôi có
giá trị kinh tế cao, các sản phẩm sạch, an toàn, các hoạt động vui chơi giải trí
phục vụ nhu cầu của dân c đô thị. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển nông
nghiệp Thủ đô theo hớng sinh thái, cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện tại vẫn ch-
a thực sự phù hợp. Tỷ lệ giá trị các sản phẩm mang tính cảnh quan, sinh thái,
phục vụ các nhu cầu văn hoá, du lịch của dân c còn thấp. Độ an toàn, giá trị
kinh tế, năng suất và chất lợng sản phẩm cha cao. Môi trờng tự nhiên, sinh
thái vẫn đang bị đe doạ nghiêm trọng. Tất cả những vẫn đề trên đã và đang là
những đòi hỏi bức xúc của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại
thành Hà Nội theo hớng nông nghiệp sinh thái. Xuất phát từ tình hình thực tế
và những đòi hỏi bức thiết trên đây, đề tài "Những giải pháp kinh tế chủ yếu
nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo h-
ớng nông nghiệp sinh thái" đã đợc tác giả lựa chọn làm đề tài luận án tiến
sỹ.
2
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Phát triển nông nghiệp sinh thái với nội dung cơ bản là chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp theo hớng sinh thái là đòi hỏi bức thiết và là vấn đề
mang tính toàn cầu. Vì vậy, đây là một đề tài đã và đang đợc sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu và của nhiều quốc gia trên thế giới. Đối với các thành phố
và các khu đô thị, đặc biệt ở các đô thị đang phát triển có mức độ ô nhiễm môi
trờng lớn, nông nghiệp ngoại thành còn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong

bảo vệ môi trờng, tạo cảnh quan và phục vụ các chiến lợc phát triển kinh tế-xã
hội. Vì thế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở các vùng ngoại thành
theo hớng nông nghiệp sinh thái cũng đang thu hút khá nhiều sự quan tâm,
nghiên cứu trong và ngoài nớc.
2.1. Các nghiên cứu ngoài nớc
Có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến phát triển nông
nghiệp sinh thái, nông nghiệp đô thị, trong đó có đề cập đến chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hớng nông nghiệp sinh thái. Các kết quả nghiên cứu
đã đợc vận dụng vào hoạt động quản lý, xây dựng các chiến lợc, chính sách
kinh tế, định hớng cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp để
phát triển nền nông nghiệp đô thị, sinh thái ở các nớc. Có nhiều nghiên cứu mà
kết quả của nó đã trở thành tài liệu tham khảo quý nh sách giáo khoa cho các tr-
ờng đại học hoặc sách gối đầu giờng cho các nhà quản lý.
Trớc hết, có thể kể ra những công trình có giá trị lớn về mặt lý thuyết, đã
xây dựng đợc các học thuyết về sinh thái nông nghiệp và phát triển bền vững
nh Các nguyên lý sinh thái của nông nghiệp [63] của hai tác giả Laura E.
Powers và Robert McSorley, viết năm 1998, Kinh tế học sinh thái và phát triển
bền vững: Lý thuyết, phơng pháp và ứng dụng [60] của tác giả Jenroen, viết
năm 1996, do cùng nhà xuất bản Mc Graw Hill, Inc phát hành, và Lịch sử
nông nghiệp bền vững và hệ thống nông nghiệp bền vững [68] của tác giả
3
Richard R. Harwood, viết năm 1990, ấn hành bởi Lucie Press. Trong các tác
phẩm này, các tác giả đã xây dựng những nguyên lý cơ bản về hệ sinh thái, hệ
sinh thái nông nghiệp, nông nghiệp sinh thái và nông nghiệp bền vững, trong
đó, các khái niệm, cấu trúc và mối quan hệ hữu cơ giữa các thành phần của hệ
thống đợc làm rõ. Thông qua việc nghiên cứu, hệ thống hoá lịch sử phát triển
của các phơng thức sản xuất nông nghiệp, phân tích và đánh giá các tác động
của chúng đến môi trờng, các tác giả đã khẳng định tính tất yếu khách quan
phải ra đời phơng thức sản xuất nông nghiệp sinh thái, bền vững.
Liên quan đến phát triển nông nghiệp đô thị và ven đô, cũng có khá

nhiều nghiên cứu quy mô lớn đợc thực hiện bởi các cá nhân và tổ chức quốc tế
nh FAO, UNDP, UNICEF ... Có thể kể ra một số nghiên cứu chủ yếu nh nghiên
cứu về Nông nghiệp đô thị và ven đô [58] thuộc Chơng trình đặc biệt về an
toàn lơng thực của FAO, mà kết quả (đã đợc công bố năm 2001) là một cẩm
nang hớng dẫn khá chi tiết và có tính ứng dụng cao về các mô hình phát triển
nông nghiệp đô thị và ven đô ở các quốc gia đang phát triển trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các nghiên cứu của UNDP cũng chỉ ra khá rõ các
mô hình nông nghiệp đô thị và ven đô ở một số nớc điển hình nh mô hình hệ
sinh thái Aqua-terra ở Inđônêsia, mô hình nông nghiệp xanh (Green core) ở
Hà Lan, mô hình vờn trong thành phố với kỹ thuật trồng rau thuỷ canh ở
Ecuađo và một số nớc châu phi khác [15]... Các nghiên cứu nói trên đặc biệt tập
trung vào việc phổ biến những kinh nghiệm thực tiễn về kỹ thuật và tổ chức sản
xuất để phát triển nền nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững và bảo vệ môi trờng.
Một hớng nghiên cứu khác về nông nghiệp đô thị của các chuyên gia
nông nghiệp Bắc Mỹ, Châu âu và Châu á lại quan tâm đến tác động của đô thị
hoá đến nông nghiệp đô thị. Trong khi các nhà nghiên cứu Bắc Mỹ (trong
những năm 70 và 80) tập trung đánh giá ảnh hởng của đô thị hoá đến năng suất
và sản lợng nông nghiệp trên cơ sở nghiên cứu hoạt động của các nông trại
4
trong điều kiện đô thị hoá, thì các nghiên cứu ở Châu âu và châu á lại quan
tâm nhiều hơn đến vai trò của nông nghiệp ven đô đối với bảo vệ cảnh quan
môi trờng. Các nghiên cứu này đã đi đến kết luận là sự phát triển của nông
nghiệp ven đô phụ thuộc rất lớn vào các chủ trơng, chính sách về kế hoạch hoá
đô thị (nh nghiên cứu về Kế hoạch chiến lợc phát triển không gian xanh cho
các khu vực đô thị có mật độ dân c cao [57] đợc trình bày tại hội thảo quốc tế
về Các vấn đề và tơng lai phát triển thành phố sinh thái tổ chức qua mạng
năm 2003. Tuy nhiên, vẫn có một vài nghiên cứu điển hình về mô hình phát
triển nông nghiệp đô thị đã gắn kết lợi nhuận sản xuất nông nghiệp với chiến l-
ợc sử dụng ruộng đất, phân vùng nông nghiệp và bảo vệ môi trờng, ví dụ nh mô
hình vành đai xanh- Greenbelt [37] của Boal (1970). Theo Boal, có thể hình

thành ba vành đai khác nhau đối với nông nghiệp đô thị. Vành đai thứ nhất tại
trung tâm thành phố, đất đai đã quy hoạch ổn định, nông nghiệp đạt đợc mức
lợi nhuận ổn định do có nhiều lợi thế thị trờng. Vành đai thứ hai cận kề ngoại ô,
quy hoạch đất đai cha ổn định, lợi nhuận sản xuất nông nghiệp thấp do nông
dân không muốn đầu t mà trông chờ vào sự tăng giá đất do chuyển mục đích sử
dụng. Vành đai thứ ba ở ngoài cùng xa thành phố, nông nghiệp phát triển đa
dạng và đạt lợi nhuận rất cao trên đơn vị diện tích. Theo ông, công tác quy
hoạch và phân vùng nông nghiệp để sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển nông
nghiệp theo hớng đa dạng nhằm bảo vệ môi trờng là rất quan trọng cho nông
nghiệp đô thị và ven đô trong quá trình đô thị hoá.
Cũng có khá nhiều nghiên cứu trên thế giới về cơ cấu kinh tế và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nh Chuyển dịch cơ cấu- cẩm nang kinh tế
phát triển [56] của tác giả Chenery, viết năm 1988, Nông nghiệp và chuyển
dịch cơ cấu, các chiến lợc kinh tế ở các quốc gia đang phát triển [61] của
Johnston B. F. Kilby P., ấn hành bởi Oxford University năm 1975, hoặc
Nghiên cứu so sánh về cơ cấu kinh tế và tăng trởng kinh tế [62] của Kuznets
năm 1959... Các nghiên cứu đó đã cung cấp những lý luận nền tảng về cơ cấu
5
kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung cũng nh trong nông nghiệp nói
riêng, đặc biệt đã chỉ ra mối quan hệ giữa chiến lợc phát triển nông nghiệp,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và sự phát triển nông nghiệp bền vững.
Có một số nghiên cứu khá điển hình liên quan đến nông nghiệp đô thị và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở các quốc
gia nh Thái Lan, Trung Quốc và Mỹ [15] nh các nghiên cứu của McGee và
Greenberg (1990), của Doras (1996), của Mollard (1997) và của Srijantr (1998)
về nông nghiệp đô thị Bangkok; nghiên cứu của Gale F.H (1999) về các mô
hình nông nghiệp kết hợp ở Trung Quốc [59]; và nghiên cứu của Harison và P.
Grant (1976) về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị ở Mỹ [67]. Đặc
biệt, khi nghiên cứu về nông nghiệp đô thị Thái Lan, các tác giả đã nêu ra mô
hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hớng sinh thái cho Thủ đô

Bangkok theo kiểu hình thành những vùng sản xuất vệ tinh, đan xen quanh Thủ
đô, vừa cung cấp các nông sản phẩm đa dạng, an toàn, vừa tạo màu xanh, cảnh
quan sinh thái cho thành phố (Doras, 1996).
2.2. Các nghiên cứu trong nớc
ở Việt Nam, nông nghiệp ngoại thành Hà Nội có vai trò đặc biệt quan
trọng trong chiến lợc phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô. Chiến lợc phát triển
kinh tế xã hội Thủ đô từ năm 2000 đã nêu rõ Phát triển nông nghiệp ngoại
thành theo hớng một nền nông nghiệp đô thị-sinh thái là định hớng cơ bản và
có tính chiến lợc trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà
Nội. Vì thế, từ sau năm 2000, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hớng đô thị-sinh thái đã
giành đợc sự quan tâm đáng kể của các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý Trung -
ơng và Hà Nội, cũng nh của khá nhiều nhà khoa học trong nớc.
Năm 2001, UBND Thành phố Hà Nội đã giao cho Khoa Kinh tế Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, đại học Kinh tế Quốc dân chủ trì và nghiên cứu
6
đề tài Nghiên cứu cơ sở khoa học để xác định nội dung, tiêu chí và các giải
pháp phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hớng nông nghiệp sinh thái.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát và thu thập thông tin từ 100 hộ nông
dân của 5 huyện ngoại thành đại diện cho 4 nhóm ngành sản xuất chuyên môn
hoá khác nhau. Kết quả nghiên cứu đã xuất bản cuốn sách chuyên khảo có giá
trị về Phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hớng nông nghiệp sinh
thái [15] do PGS.TS Phạm Văn Khôi chủ biên, nhà xuất bản nông nghiệp ấn
hành năm 2004. Trong cuốn sách này, tác giả đã chỉ ra hoạt động sản xuất nông
nghiệp ngoại thành đã bớc đầu có tiền đề tiếp cận đến các tiêu chí của nông
nghiệp sinh thái vùng ven đô nhng còn gặp khá nhiều những khó khăn cần tháo
gỡ trên các mặt kinh tế, tổ chức và kỹ thuật để có thể đạt tới các tiêu chí của
nông nghiệp sinh thái ngoại thành vào những năm 2010. Trong số các giải
pháp, cần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại
thành theo hớng phát triển các sản phẩm cao cấp, hình thành các vùng sản xuất

tập trung, chuyên môn hoá kết hợp phát triển tổng hợp các hoạt động du lịch,
dịch vụ. Từ kết quả nghiên cứu, đề tài cũng đã cung cấp nhiều kinh nghiệm quý
báu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hớng sinh thái của các đô
thị trong và ngoài nớc, trong đó có nhiều bài học khá bổ ích cho nông nghiệp
ngoại thành Hà Nội (kinh nghiệm về mô hình VAC và IPM, kinh nghiệm
chuyển đổi cơ cấu của Thành phố Nam Định, Đà Lạt..).
Năm 2003, đề tài nghiên cứu khoa học Cơ sở khoa học để phát triển
nông nghiệp theo hớng nông nghiệp đô thị-sinh thái và hiện đại hoá nông thôn
Hà Nội giai đoạn 2006-2010 [12] bắt đầu đợc nghiên cứu, do Phó chủ tịch
UBND Thành phố Hà Nội Lê Quý Đôn làm chủ nhiệm đề tài. Thông qua việc
điều tra, khảo sát, thu thập thông tin đánh giá tình hình phát triển nông nghiệp
nông thôn Hà Nội 20 năm qua, đề tài đã xây dựng đợc các luận cứ khoa học, đề
xuất định hớng và giải pháp phát triển nông nghiệp Hà Nội theo hớng đô thị-
sinh thái và hiện đại hoá nông thôn giai đoạn 2006-2010.
7
Các nhà khoa học trong nớc cũng rất quan tâm đến các thuật ngữ nông
nghiệp sinh thái, nông nghiệp bền vững và nông nghiệp đô thị vì các thuật ngữ
này còn khá mới mẻ và còn nhiều tranh luận ở Việt nam. Đã có những nghiên
cứu khá công phu nhằm làm rõ các khái niệm này. Có thể kể ra một số nghiên
cứu nh Nông nghiệp sinh thái hay nông nghiệp bền vững [35] của GS. VS.
Đào Thế Tuấn đăng trong tạp chí Phát triển nông thôn, số 37 tháng 3, 4 năm
2003; Nghiên cứu khái niệm, nội dung nông nghiệp đô thị [36] cũng của tác
giả Đào Thế Tuấn, thực hiện năm 2003; và Nghiên cứu khái niệm về nông
nghiệp đô thị-sinh thái và hiện đại hoá nông thôn [19] của PGS.TS Nguyễn
Trung Quế, thực hiện năm 2003.
Liên quan đến các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ để chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một số địa bàn cụ thể trong quá trình đô thị
hoá, cũng có một số nghiên cứu rất đáng quan tâm nh Nghiên cứu giải pháp và
đề xuất mô hình ứng dụng khoa học công nghệ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp huyện Sóc Sơn [16], hoàn thành năm 2004 do PGS. TS. Nguyễn

Đình Long làm chủ nhiệm đề tài; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và
nông thôn ở vùng trũng phía Nam Hà Nội [64] của các tác giả Leo Van Den
Berg, Van Wijk và Phạm Văn Hội, đăng trong tạp chí Môi trờng và đô thị, số
tháng 4 năm 2003; và Kết quả bớc đầu trong sản xuất thử nghiệm rau theo h-
ớng sạch tại Đà Lạt của trung tâm khuyến nông Lâm Đồng (nguồn internet)...
Trong nhiều kết quả nghiên cứu đã đạt đợc, điểm chung của các nghiên cứu này
là đã đề xuất đợc các giải pháp khả thi và các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật để dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp cho các vùng đạt hiệu
quả.
Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội
theo hớng nông nghiệp sinh thái là một vấn đề mới và có tính chiến lợc ở Việt
nam hiện nay. Mặc dù đã có khá nhiều các nghiên cứu trong và ngoài nớc có
liên quan, quá trình chuyển dịch trên thực tiễn vẫn đang gặp nhiều khó khăn về
8
cả lý luận, nhận thức, mô hình và giải pháp thực hiện. Do vậy, rất cần có một
nghiên cứu có hệ thống và trực tiếp nhằm đề ra những giải pháp hữu hiệu cho
quá trình chuyển dịch.
3. Mục đích nghiên cứu của luận án
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về nông nghiệp sinh thái,
nông nghiệp sinh thái ven đô, cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hớng sinh thái
ở ngoại thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành theo h-
ớng nông nghiệp sinh thái, làm cơ sở khoa học cho nghiên cứu của luận án.
- Phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
ngoại thành Hà Nội theo hớng sinh thái trong những năm qua, rút ra những u
điểm và chỉ ra những tồn tại trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đánh giá các
nguyên nhân cơ bản của tồn tại và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết
cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hớng
nông nghiệp sinh thái.
- Xây dựng các quan điểm, định hớng chyển dịch một cách có căn cứ
khoa học và đề xuất các giải pháp kinh tế chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh

tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hớng nông nghiệp sinh thái.
4. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tợng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu những vấn đề kinh tế chủ yếu của cơ cấu kinh tế
nông nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà
Nội trong quá trình phát triển nông nghiệp theo hớng sinh thái. Vấn đề nghiên
cứu đợc đặt trong mối quan hệ với cơ cấu kinh tế của Hà Nội, gắn liền với các
9
kế hoạch và nội dung phát triển nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu sản xuất
nông nghiệp nói chung.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, luận án nghiên cứu trên phạm vi không gian 5 huyện
ngoại thành Hà Nội bao gồm: Từ Liêm, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì và
Sóc Sơn.
Về thời gian, luận án nghiên cứu trong phạm vi thời gian gắn liền với quá
trình phát triển của sản xuất nông nghiệp ngoại thành Hà Nội, đặc biệt từ năm
1991 đến nay với sự ra đời của chơng trình 06/ Ctr-TU về 10 năm phát triển kinh
tế ngoại thành và xây dựng nông thôn mới và sau đó là chơng trình 12/CTr-TU
về phát triển kinh tế ngoại thành và từng bớc hiện đại hoá nông thôn giai đoạn
2001-2005. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quá trình chuyển dịch trong khoảng
thời gian đó, luận án đề xuất định hớng và giải pháp chủ yếu cho quá trình
chuyển dịch tiếp theo đến năm 2010.
Về nội dung của cơ cấu kinh tế: Nội dung của cơ cấu kinh tế và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Hà Nội theo hớng sinh thái sẽ đợc giới hạn
xem xét trên ba khía cạnh là theo ngành, theo vùng và theo yếu tố kỹ thuật
(mặc dù cơ cấu thành phần kinh tế cũng là một bộ phận trong nội dung của cơ
cấu kinh tế). Lý do của điều này là ở Hà Nội hiện nay, xét theo thành phần
kinh tế chỉ có kinh tế hộ là chủ yếu và xu hớng của nó ít thay đổi. Vì thế, so
với cơ cấu thành phần kinh tế trong nông nghiệp Việt nam hoặc các địa phơng
khác, sự biến động của cơ cấu thành phần kinh tế trong nông nghiệp Hà Nội

biểu hiện không rõ ràng. Mặt khác, với mục tiêu xem xét quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn ra theo hớng sinh thái nh thế nào (nông
nghiệp sinh thái phản ánh cấu trúc cân bằng của hệ sinh thái nông nghiệp,
nhấn mạnh sự tôn trọng môi trờng), việc phân tích và đánh giá quá trình
10
chuyển dịch dựa trên các mối quan hệ tỷ lệ về thành phần kinh tế ít phản ánh
rõ tính chất sinh thái của quá trình chuyển dịch, trong khi cơ cấu kỹ thuật lại
là yếu tố phản ánh khá rõ điều này. Do đó, phạm vi nội dung nghiên cứu của
cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Hà Nội sẽ đợc giới hạn xem xét theo ngành, theo
vùng và theo yếu tố kỹ thuật.
5. Phơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở phơng pháp luận
Luận án sử dụng phơng pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác - Lê nin làm cơ sở phơng pháp luận nghiên cứu. Phơng
pháp luận duy vật biện chứng nhằm nghiên cứu những vấn đề chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hớng sinh thái trong mối
liên hệ qua lại lẫn nhau và trạng thái vận động biến đổi không ngừng của các
yếu tố cấu thành và tác động lên cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Phơng pháp luận
duy vật lịch sử nhằm xem xét những vấn đề trên đây trong điều kiện lịch sử cụ
thể và trong quá trình biến đổi, phát triển của cơ cấu kinh tế nông nghiệp
ngoại thành theo hớng sinh thái.
5.2 Các phơng pháp nghiên cứu cụ thể
- Các phơng pháp thu thập thông tin: bao gồm thu thập thông tin thứ
cấp (thu thập và nghiên cứu tài liệu có sẵn) và thu thập thông tin sơ cấp (điều
tra khảo sát).
Nghiên cứu tài liệu có sẵn: giúp tác giả tìm hiểu lịch sử nghiên cứu, kế
thừa những thành tựu khoa học, hệ thống hoá những vấn đề lt ý luận và cơ sở
khoa học của luận án, tìm hiểu các kinh nghiệm trong nớc và thế giới trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp các vùng ngoại thành theo hớng sinh
thái. Tài liệu có sẵn cũng là nguồn chủ yếu và quan trọng để tác giả phân tích

11
và đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ngoại
thành Hà Nội theo hớng sinh thái. Các tài liệu chủ yếu đã sử dụng nh các báo
cáo kết quả sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội và niên giám
thống kê Hà Nội qua các năm, các báo cáo của chơng trình 12 CTr/TU, báo
cáo quy hoạch ngành nông nghiệp Hà Nội cho đến năm 2010 và định hớng
đến 2020, các báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 huyện ngoại
thành và nhiều tài liệu quan trọng khác Ngoài ra, thực trạng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế vùng và chuyển dịch cơ cấu kỹ thuật cũng sử dụng nguồn tài liệu
này. Các tài liệu nghiên cứu cụ thể đợc liệt kê trong phần danh mục các tài
liệu tham khảo.
Điều tra khảo sát chủ yếu cung cấp thông tin cho việc phân tích và
đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng và cơ cấu kỹ thuật, đồng
thời giúp đánh giá thực trạng và tiềm năng, những vấn đề khó khăn vớng mắc
trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội
theo hớng sinh thái, từ đó đề xuất phơng hớng và các giải pháp thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn
tới.
Đối tợng điều tra khảo sát là các hộ gia đình nông dân 5 huyện ngoại
thành, thuộc 4 nhóm hộ là nhóm hộ trồng hoa- cây cảnh, nhóm hộ trồng rau,
nhóm hộ trồng cây ăn quả và nhóm hộ nuôi trồng thuỷ sản.
Mẫu điều tra: Kích thớc mẫu điều tra bao gồm 100 hộ, trong đó có 25
hộ sản xuất hoa, 25 hộ sản xuất rau, 20 hộ trồng cây ăn quả và 30 hộ nuôi
trồng thuỷ sản theo hớng sinh thái. Việc chọn mẫu dựa vào tiêu chí số lợng
diện tích đất canh tác hoặc mặt nớc nuôi thả để lựa chọn ra các mẫu đại diện
cho 4 loại nhóm hộ cơ bản chuyên môn hoá 1 trong 4 loại sản phẩm trên đây.
12
Phiếu điều tra: Nội dung phiếu điều tra chủ yếu tập trung vào khảo sát
thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, cụ thể hơn là việc xây dựng các
mô hình sản xuất kết hợp theo hớng sinh thái trên cơ sở tích tụ, tập trung đất

đai và tiền vốn của hộ. Bảng hỏi này cũng khảo sát thực trạng chuyển dịch cơ
cấu đầu t từ nguồn tự đầu t của kinh tế hộ và trang trại. Ngoài ra, để bổ xung
các thông tin về việc hình thành và phát triển diện tích các vùng sản xuất tập
trung, tình hình xây dựng các khu nông nghiệp-du lịch sinh thái và việc áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp ở các huyện, tác giả cũng
gặp gỡ, phỏng vấn và thu thập số liệu từ các cán bộ phòng Kế hoạch Kinh tế
và Phát triển Nông thôn của 5 huyện ngoại thành.
- Phơng pháp xử lý số liệu : Nhằm tổng hợp các số liệu thu thập đợc
trong quá trình nghiên cứu để tiến hành phân tích so sánh, làm rõ các vấn đề
thuộc về bản chất của hiện tợng, luận án sử dụng phần mềm thống kê SPSS và
sự trợ giúp của bảng tính Excel để phân tích và xử lý số liệu.
Ngoài ra, luận án sử dụng phơng pháp quan sát các đối tợng nghiên cứu
để minh hoạ thêm cho những phân tích kết luận về quá trình chuyển dịch cơ
cấu, ví dụ nh quan sát sắc thái, cảnh quan tại các trang trại du lịch sinh thái,
các vùng nông nghiệp tập trung.
6. Những đóng góp của luận án
- Hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về
nông nghiệp sinh thái và nông nghiệp sinh thái ven đô, cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hớng sinh thái và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở
ngoại thành theo hớng nông nghiệp sinh thái.
- Phân tích và đánh giá thực trạng cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội theo hớng sinh thái những năm đổi mới,
13
đặc biệt từ sau năm 2000 trở lại đây. Từ đó đa ra những nhận xét có cơ sở
khoa học về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà
Nội theo hớng nông nghiệp sinh thái.
- Đa ra các quan điểm, đề xuất các định hớng và giải pháp có căn cứ
khoa học nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
ngoại thành Hà Nội theo hớng nông nghiệp sinh thái.
7. Tên và kết cấu của luận án

Tên luận án: " Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hớng nông nghiệp sinh
thái".
Kết cấu luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài
liệu tham khảo, luận án đợc chia thành 3 chơng:
Chơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp ngoại thành theo hớng nông nghiệp sinh thái
Chơng 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại
thành Hà Nội theo hớng nông nghiệp sinh thái
Chơng 3: Định hớng và những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hớng nông nghiệp sinh thái
14
Chơng 1
Cơ sở lý luận và thực tiễn của chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành
theo hớng nông nghiệp sinh thái
1. 1 những vấn đề cơ bản về nông nghiệp sinh thái
và nông nghiệp sinh tháI ven đô
1.1.1 Những vấn đề cơ bản về nông nghiệp sinh thái
1.1.1.1 Sơ lợc về các nền nông nghiệp trong lịch sử
Cho đến nay, thế giới đã và đang tồn tại nhiều mô hình nông nghiệp điển
hình. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, các nhà kinh tế có thể dựa vào các tiêu chí
khác nhau để phân loại chúng. Nếu dựa vào phơng thức sản xuất, có thể phân loại
các nền nông nghiệp trên thế giới theo những mô hình sau đây [15]:
- Mô hình sản xuất nông nghiệp nguyên thuỷ: Là mô hình nông nghiệp
trong giai đoạn sơ khai của xã hội loài ngời. Phơng thức sản xuất của mô hình
này là du canh, sơ canh và trọc tỉa. Động lực sản xuất trong mô hình là sức ng-
ời, không sử dụng sức động vật, không dùng phân bón và thuốc trừ sâu bệnh
các loại. Địa bàn sản xuất trên các triền núi cao, năng suất cây trồng rất thấp và
bị giảm sút nhanh chóng vì đất bị xói mòn. Do đó, con ngời phải di chuyển liên

tục để khai thác những vùng đất mới, kết quả là tàn phá môi trờng về nhiều mặt.
Trong điều kiện dân số còn ít và sống rải rác nên môi trờng vẫn có thể phục hồi
một cách tự nhiên sau một số năm nhất định. Nhng, về lâu dài mô hình này
ngày càng không thoả mãn nhu cầu nông sản ngày càng cao, các yếu tố môi tr-
ờng không phục hồi kịp với tốc độ huỷ hoại của con ngời.
15
- Mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ cổ truyền: Là mô hình sản xuất
nông nghiệp sử dụng động lực gia súc, phân bón hữu cơ, công cụ thủ công và
các giống cây trồng, vật nuôi đợc lựa chọn theo kinh nghiệm. Địa bàn sản xuất
trong mô hình này chủ yếu ở đồng bằng. Sự tiến bộ về công cụ sản xuất đã
giảm đợc mức độ thiếu hụt nông sản. Tuy nhiên, năng suất lao động thấp, sản
phẩm ngày càng khan hiếm, con ngời vẫn phải không ngừng khai hoang mở
rộng diện tích do năng suất cây trồng thấp. Vì thế tài nguyên rừng và đa dạng
sinh học ngày càng giảm sút. Đây là những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện
của mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ cải tiến.
- Mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ cải tiến: Là mô hình sản xuất ở
những nơi đã định canh, định c, với cách thức sản xuất gần giống mô hình nông
nghiệp hữu cơ cổ truyền, nhng sử dụng ngày càng nhiều động lực cơ giới, công
cụ sản xuất hiện đại, phân hoá học và các chế phẩm phòng trừ dịch bệnh bằng
hoá chất, một số giống cây trồng, vật nuôi đợc lai tạo theo công nghệ tiên tiến.
Kết quả là về cơ bản đã sản xuất đủ thực phẩm cho con ngời nhờ tăng năng suất
lao động, cây trồng và vật nuôi. Tuy nhiên, mô hình này ngày càng bộc lộ
những hạn chế cơ bản nh: môi trờng đất và nớc ngày càng bị suy thoái do sử
dụng phân hoá học và thuốc trừ sâu hoá học. Ngời sản xuất và tiêu dùng bị ảnh
hởng do sử dụng các hoá chất, đa dạng sinh học tiếp tục bị giảm sút.
- Mô hình sản xuất nông nghiệp công nghiệp hoá cao: Đây là mô hình
sản xuất khá phổ biến ở các nớc công nghiệp phát triển. Các công cụ và nguyên
vật liệu có nguồn gốc từ công nghiệp đợc sử dụng ở mức rất cao. Sản xuất nông
nghiệp mang sắc thái của sản xuất công nghiệp, các thành tựu của công nghệ
sinh học cũng đợc sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp. Quy mô sản xuất

lớn dựa trên trình độ thâm canh, chuyên môn hoá sâu sắc. Kết quả của mô hình
này là, năng suất ruộng đất, cây trồng và năng suất lao động đã tăng vọt, an
ninh lơng thực đợc đảm bảo, nhu cầu của dân c đợc thoả mãn khá tốt. Tuy
16
nhiên, ở nền nông nghiệp này đã bộc lộ gay gắt mâu thuẫn giữa sự thoả mãn
cao nhu cầu thực phẩm của thế hệ hôm nay với thoả mãn các nhu cầu đó cho
thế hệ tơng lai. Phơng pháp và công nghệ sản xuất của nền nông nghiệp này
không phải là con đờng thích hợp để phát triển bền vững, do sự huỷ diệt của
hoá chất đối với môi trờng và sức khoẻ con ngời. Các yếu tố nh đất đai, nguồn
nớc, đa dạng sinh học bị suy giảm nghiêm trọng. Từ các nền nông nghiệp công
nghiệp hoá cao độ này đã xuất hiện nhu cầu phát triển nền nông nghiệp sinh
thái, bền vững.
1.1.1.2 Khái niệm nông nghiệp sinh thái
Trớc hết cần hiểu rõ khái niệm hệ sinh thái (Ecosystem), và hệ sinh thái
nông nghiệp (Agroecosystem). Có nhiều định nghĩa khác nhau về hệ sinh thái.
Odum (1971) đã định nghĩa hệ sinh thái là một cấu trúc và chức năng của tự
nhiên. Ehrlich và Roughgarden (1987) cho rằng hệ sinh thái là mối quan hệ
giữa các tổ chức và môi trờng sinh học và vật chất của chúng [63]. Nh vậy,
sinh thái đề cập đến tính chất tự nhiên, vốn có của một hệ thống cân bằng giữa
các yếu tố sự sống và môi trờng tự nhiên tồn tại trên trái đất của chúng ta.
Từ khái niệm trên, hệ sinh thái nông nghiệp đợc hiểu là hệ sinh thái tạo
thành từ hệ thống sản xuất nông nghiệp (tức là đã có sự tác động của con ngời
và yếu tố thể chế) (sơ đồ 1), nó phản ánh cấu trúc và mối quan hệ tổng thể
giữa các tổ chức của cơ thể sống cây trồng, vật nuôi với các yếu tố môi trờng
vật chất (đất, nớc, thời tiết, năng lợng..) kinh tế, chính trị và xã hội xung
quanh chúng. Dới sự can thiệp của con ngời và thể chế, hệ sinh thái nông
nghiệp có thể cân bằng, đảm bảo sự phát triển bền vững của cả hệ thống, hoặc
bị phá vỡ do duy trì mối quan hệ cấu trúc không hợp lý giữa các yếu tố của thệ
thống. Hệ sinh thái nông nghiệp cân bằng cho thấy ngoài sự cân bằng về tự
nhiên còn có sự cân bằng về các yếu tố kinh tế, chính trị và văn hoá, xã hội

khác.
17
Sơ đồ 1: Hệ sinh thái nông nghiệp
Khái niệm nông nghiệp sinh thái (Ecological Agriculture) đợc xem
xét gắn liền với khái niệm hệ sinh thái nông nghiệp. Theo Laura E. Powers
và Robert McSorley (1998), nông nghiệp sinh thái là một hình thái sản xuất
nông nghiệp sử dụng lý thuyết sinh thái để nghiên cứu, thiết kế, quản lý và
đánh giá hệ thống nông nghiệp đạt đợc năng suất, đảm bảo duy trì, tái tạo
nguồn lực và đạt đợc sự cân bằng của hệ sinh thái nông nghiệp[63]. Khái
niệm này nhấn mạnh mục tiêu của nông nghiệp sinh thái là phải đạt đợc hệ
sinh thái nông nghiệp cân bằng.
Để hệ sinh thái nông nghiệp đạt đợc cân bằng, cần xây dựng và duy trì
một cơ cấu hợp lý giữa các yếu tố trong hệ thống, trong đó tác động của khoa
học-công nghệ và phơng pháp sản xuất là hết sức quan trọng để có đợc một
nền nông nghiệp sạch, năng suất cao và giá trị văn hoá, tinh thần lớn. Với sự
nhấn mạnh tầm quan trọng của phơng thức sản xuất nông nghiệp đến sự cân
18

Tổ chức

Cá nhân
Tổ chức


Cá nhân
Cộng
đồng

thể
chế

Năng
lợng
Đất
Không khí
Nớc


bằng của hệ sinh thái nông nghiệp, khái niệm nông nghiệp sinh thái còn đợc
xem xét theo tiếp cận phơng pháp, tức là một phơng thức sản xuất nông
nghiệp sinh học hoặc hữu cơ, nhằm vào mục tiêu bảo vệ môi trờng là chủ yếu
và duy trì các mối cân bằng của đất và hệ sinh thái nông nghiệp [35]. Khái
niệm này ngụ ý rằng để đạt đ ợc mục tiêu hệ sinh thái nông nghiệp cân bằng
thì sản xuất nông nghiệp phải sử dụng các phơng pháp và công nghệ sản xuất
sạch, không ô nhiễm môi trờng và bảo toàn nguồn lực.
Nh vậy, dù đợc hiểu theo tiếp cận nào, nông nghiệp sinh thái cũng luôn
phản ánh một cấu trúc cân bằng của hệ sinh thái nông nghiệp, và giữa
chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nông nghiệp sinh thái sử dụng
phơng pháp sản xuất sạch, đáp ứng mục tiêu phát triển cân bằng, bền vững của
hệ thống. Ngợc lại, phát triển nông nghiệp đạt đợc mục tiêu cân bằng, bền
vững trong hệ sinh thái nông nghiệp đòi hỏi phải lựa chọn, sử dụng và kết hợp
linh hoạt các phơng pháp và công nghệ sản xuất sạch, cho năng suất, chất lợng
cao, đảm bảo đầy đủ các mục tiêu kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trờng.
Có khái niệm rất gần gũi với nông nghiệp sinh thái, đó là nông nghiệp
bền vững. Theo Richard R. Harwood (1990), nông nghiệp bền vững là "một
nền nông nghiệp trong đó các hoạt động của các tổ chức kinh tế từ việc lập kế
hoạch, thực hiện và quản lý các quá trình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp
đều hớng đến bảo vệ và phát huy lợi ích của con ngời và xã hội trên cơ sở duy
trì và tái tạo nguồn lực, tối thiểu hoá lãng phí để sản xuất một cách hiệu quả
các sản phẩm nông nghiệp và hạn chế tác hại môi trờng, trong khi duy trì và
không ngừng nâng cao thu nhập cho dân c nông nghiệp" [68]. Theo khái niệm

này, nông nghiệp bền vững nghiên cứu và đánh giá hệ thống nông nghiệp từ
ba khía cạnh kinh tế, sinh thái và xã hội nhằm đạt đợc ba mục tiêu: Kinh tế
(năng suất- chất lợng- hiệu quả), môi trờng (trong sạch, không ô nhiễm) và xã
19
hội (xoá đói giảm nghèo, công bằng xã hội và nâng cao giá trị văn hoá, tinh
thần cho con ngời).
Nh vậy, khái niệm nông nghiệp bền vững có thể đợc xem gần với nông
nghiệp sinh thái theo tiếp cận mục tiêu. Nó xuất phát từ mục tiêu phát triển
nông nghiệp toàn diện trên tất cả các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trờng
để đảm bảo nâng cao không ngừng phúc lợi xã hội. Mặt khác, theo tiếp cận
phơng pháp, nông nghiệp sinh thái thuộc phạm trù nông nghiệp bền vững vì để
đạt đợc sự bền vững của hệ thống nông nghiệp, cần phải có sự bền vững về
môi trờng.
Bắt đầu từ đầu những năm 40 của thế kỷ 20, các thuật ngữ "nông nghiệp
sinh thái" và "nông nghiệp bền vững" đã trở nên quen thuộc với các chuyên
gia kinh tế ở Mỹ và Châu Âu, sau đó lan sang nhiều nớc khác trên thế giới,
trong đó có Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay ở Trung Quốc
và Việt Nam vẫn cha có sự phân biệt rõ ràng trong cách gọi các thuật ngữ trên.
Đối với các nớc Bắc âu, cụm từ nông nghiệp sinh thái" thờng đợc dùng để
chỉ phơng thức sản xuất nông nghiệp sinh học hay hữu cơ, có mục đích bảo vệ
môi trờng là chủ yếu (nông nghiệp sinh thái chỉ phơng pháp sản xuất nông
nghiệp còn nông nghiệp bền vững chỉ mục tiêu của hệ thống nông nghiệp),
thì ở Trung Quốc và Việt Nam, khi gọi "nông nghiệp sinh thái", mọi ngời th-
ờng đồng nghĩa nó với nông nghiệp bền vững.
Nh vậy cần hiểu rằng, mặc dù gọi "nông nghiệp sinh thái", Trung Quốc
và Việt Nam vẫn ngụ ý phát triển một nền nông nghiệp nhằm vào mục tiêu
bền vững, tức là vừa hớng vào giảm thiểu tác hại đối với môi trờng, đảm bảo
duy trì nguồn lực và hệ sinh thái tự nhiên, vừa có sức sống về mặt kinh tế,
đồng thời đáp ứng các mục tiêu phát triển về mặt văn hoá, xã hội của con ng-
20

ời. Nói cách khác, nông nghiệp sinh thái luôn phản ánh cấu trúc cân bằng,
bền vững của hệ sinh thái nông nghiệp.
1.1.1.3 Đặc trng của nông nghiệp sinh thái
- Sản phẩm của nông nghiệp sinh thái là sản phẩm sạch trong đó sản
phẩm phi ăn uống (cảnh quan, môi trờng) rất đợc coi trọng: Nông nghiệp
thuần tuý th ờng coi trọng các sản phẩm lơng thực, thực phẩm, nhng nông
nghiệp sinh thái với mục tiêu duy trì sự phát triển bền vững của hệ thống lại
nhấn mạnh cả sản phẩm phi ăn uống nh cảnh quan môi trờng. Các lơng thực,
thực phẩm phải đảm bảo sạch, an toàn và có đầy đủ hàm lợng các chất dinh d-
ỡng cần thiết cho sự phát triển thể lực của con ngời. Các sản phẩm phi ăn uống
phải đảm bảo đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu văn hoá tinh thần của con
ngời và duy trì hệ sinh thái cân bằng, bền vững. Các sản phẩm phi ăn uống bao
gồm môi trờng tự nhiên hài hoà, trong sạch, những khu vui chơi, giải trí trong
lành, tơi đẹp đáp ứng nhu cầu tinh thần cho dân c. Những vành đai xanh quanh
thành phố, những hồ nớc kết hợp nuôi thả thuỷ sản với du lịch sẽ vừa thoả mãn
nhu cầu tinh thần của con ngời, vừa điều hoà khí hậu và bảo vệ các nguồn lực
sản xuất.
Một điểm cần lu ý khi lựa chọn hình thức tổ chức quản lý và huy động
vốn cho nông nghiệp sinh thái là trong khi lơng thực, thực phẩm là hàng hoá
cá nhân mà việc bồi hoàn chi phí do thị trờng điều tiết, thì cảnh quan môi tr-
ờng là hàng hoá công cộng đặc thù, mà việc bù đắp chi phí không thuộc cơ
chế điều tiết của thị trờng tự do. Tuỳ theo loại hình cảnh quan sinh thái và
mục đích phát triển chúng mà có các hình thức tổ chức quản lý và huy động
vốn khác nhau. Ví dụ, cảnh quan tạo bởi cây xanh đờng phố là hàng hoá công
cộng thuần tuý thì nhà nớc sẽ có vai trò cơ bản trong việc cung cấp các sản
phẩm này. Ngợc lại, các khu công viên cây xanh hoặc các điểm du lịch nghỉ
21
dỡng có mục tiêu kinh doanh là chủ yếu, nên vai trò tổ chức quản lý và đóng
góp vốn lại cơ bản thuộc về các tổ chức t nhân. Do đó, khi lựa chọn hình thức
tổ chức sản xuất và giải quyết vấn đề tiền vốn để khuyến khích phát triển nông

nghiệp theo hớng sinh thái cần hết sức chú ý đặc điểm này.
- Công nghệ và phơng thức sản xuất của nông nghiệp sinh thái kết hợp
linh hoạt giữa tính chất địa phơng, truyền thống và tính chất hiện đại: Để
bảo vệ môi trờng, duy trì và tái tạo nguồn lực trong khi vẫn đảm bảo an ninh l-
ơng thực, nông nghiệp theo hớng sinh thái có xu hớng giảm sử dụng các yếu
tố hoá học, tăng cờng áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ sinh
học và kỹ thuật canh tác truyền thống. Công nghệ sinh học (lai ghép, nuôi cấy
mô tế bào, công nghệ gen) ngày nay đợc coi là động lực của sự phát triển. Các
giống mới sẽ tăng khả năng chống chịu sâu bệnh cho cây trồng, vật nuôi để
giảm dần việc sử dụng hoá chất. Công nghệ truyền thống sử dụng phân vi
sinh, hữu cơ (phân chuồng, phân xanh, các cây họ đậu), kỹ thuật trồng cây che
phủ đất, chống xói mòn, hoặc các phơng thức canh tác luân canh, trồng xen
vẫn đang là những phơng pháp thích hợp, không thể thay thế đợc ở nhiều nơi
trên thế giới (chiếm 5-10% diện tích canh tác ở châu Âu). Công nghệ sản xuất
rau thuỷ canh đối với nông nghiệp đô thị cũng đợc phát triển phổ biến ở các n-
ớc châu Phi và một số nớc châu á. Công nghệ này sử dụng môi trờng dung
dịch và nớc sạch, lao động gia đình với kỹ thuật truyền thống để sản xuất các
loại rau xanh cho thu nhập cao, tốn ít không gian, kết hợp với kỹ thuật quản lý
sâu bệnh tổng hợp (IPM), giảm tác hại môi trờng. Công nghệ sản xuất hoa tơi
hoặc nuôi trồng sinh vật cảnh không sử dụng nhiều máy móc hiện đại mà đòi
hỏi bàn tay khéo léo, tinh xảo, óc thẩm mỹ tinh tế, kết hợp với công nghệ vi
sinh và sinh học để điều khiển quá trình sinh trởng và phát triển của hoa và
sinh vật cảnh.
22
- Bố trí sản xuất của nông nghiệp sinh thái tạo thành một không gian
hài hoà về cảnh quan sinh thái nhằm tôn trọng môi trờng và khai thác sản
phẩm văn hoá tinh thần. Nếu vấn đề về sản phẩm sạch đợc giải quyết chủ yếu
bởi công nghệ và phơng pháp sản xuất thì việc tạo ra cảnh quan, môi trờng tơi
đẹp, có giá trị văn hoá, tinh thần lớn phải đợc giải quyết chủ yếu bởi bố trí sản
xuất và phân vùng kinh tế. Hơn thế nữa, bố trí sản xuất còn có thể tác động đến

công nghệ và ảnh hởng đến mức độ can thiệp của công nghệ vào sản xuất nông
nghiệp. Nông nghiệp sinh thái phản ánh cấu trúc cân bằng của hệ sinh thái
nông nghiệp. Cấu trúc cân bằng này đợc hình thành cơ bản từ việc bố trí sản
xuất và phân vùng nông nghiệp để tạo ra một cơ cấu hợp lý giữa các yếu tố của
hệ thống nhằm đạt đến sự cân bằng sinh thái. Duy trì một cấu trúc cân đối, hài
hoà giữa các yếu tố sinh học và vật chất trong hệ thống tự nó sẽ tạo ra một môi
trờng trong sạch, hạn chế sự can thiệp của công nghệ và thúc đẩy sự phát triển
của cả hệ thống nông nghiệp. Do đó, đây là đặc trng rất quan trọng của nông
nghiệp sinh thái.
Để hình thành một cơ cấu cân đối trong hệ thống, bố trí sản xuất của
nông nghiệp sinh thái phải tạo ra một không gian hài hoà về cảnh quan, môi tr-
ờng trên cơ sở coi trọng quy hoạch không gian theo hớng đan xen, kết hợp để
bảo vệ môi trờng và phát triển các hoạt động thăm quan, du lịch trên địa bàn.
Quy hoạch không gian đợc xem xét trên hai phơng diện là không gian chung và
không gian nông nghiệp tại mỗi vùng. Bố trí không gian chung phải có đợc sự
đan xen hợp lý giữa các vùng chuyên canh với các khu dân c và khu công
nghiệp. Bố trí không gian nông nghiệp tại mỗi vùng phải đợc xem xét trên
nguyên tắc kết hợp chuyên môn hoá với đa dạng hoá và phát triển các mô hình
sản xuất kinh doanh tổng hợp. Các mô hình này ngoài việc cung cấp giá trị
cảnh quan còn cho phép tạo lập lại đa dạng sinh học bằng cách bố trí các hệ
thống cây trồng và vật nuôi xen kẽ hoặc sử dụng các phơng thức sản xuất đa
23
canh, luân canh và trồng xen để bổ sung chất dinh dỡng, bảo vệ đất và điều hoà
khí hậu.
Sơ đồ 2: Quá trình phát triển các phơng thức sản xuất nông nghiệp
Tóm lại, quá trình phát triển các phơng thức sản xuất nông nghiệp từ
nông nghiệp nguyên thuỷ đến nông nghiệp sinh thái có thể đợc tổng kết theo sơ
đồ 2. Sơ đồ này cho thấy nông nghiệp sinh thái kế thừa các đặc trng của các ph-
ơng thức sản xuất nông nghiệp đã có, với xu hớng quay trở lại kết hợp giữa hiện
đại và truyền thống, chuyên sâu và đa dạng để đạt đợc cấu trúc cân bằng, bền

Nông nghiệp Sinh thái
(Cấu trúc cân bằng của hệ sinh thái nông nghiệp)
24
Nông nghiệp
nguyên
thuỷ
Nông nghiệp
hữu cơ cổ
truyền
Nông nghiệp
hữu cơ cải
tiến
Nông nghiệp
công nghiệp
hoá cao
- SP nghèo nàn,
phụ thuộc hoàn
toàn vào thiên
nhiên
- Sức người
- Du canh, sơ
canh, trọc tỉa
- Cảnh quan hoang

- SP lựa chọn theo
kinh nghiệm
- Sức gia súc, công
cụ thủ công, phân
hữu cơ
- Du canh, khai

hoang
- Đa dạng sinh học
bị giảm sút
- SP được lai tạo
- Công cụ cơ
giới, hoá chất
- Định canh,
thâm canh
- Đã bố trí sx và
phân vùng
- Ô nhiễm môi
trường
- SP năng suất, không
an toàn, không cảnh
quan
- CN hoá chất và sinh
học cao
- Thâm canh, CMH cao
- Bố trí sx chạy theo lợi
nhuận
- Huỷ diệt môi trường
- SP sạch và coi trọng giá trị cảnh quan môi trường
- Công nghệ và phương thức sx kết hợp truyền thống
và hiện đại
- Bố trí sx theo hướng CMH kết hợp đa dạng hoá, tạo
cảnh quan và cân bằng sinh thái
vững trong hệ sinh thái nông nghiệp. Để đạt đợc nền nông nghiệp sinh thái, cần
thực hiện sự vận động, biến đổi trong các đặc trng của các nền nông nghiệp
trớc sinh thái, để hình thành nên các đặc trng của nông nghiệp sinh thái. Nông
nghiệp sinh thái là mục tiêu hớng tới trên con đờng phát triển nông nghiệp của

các quốc gia. Để phát triển nông nghiệp theo hớng sinh thái, các quốc gia cần
nhận thức rõ nông nghiệp của họ hiện đang ở phơng thức sản xuất nào để có
những biện pháp chuyển đổi thích hợp.
Phát triển nông nghiệp sinh thái tức là tạo lập một cấu trúc cân bằng
của hệ sinh thái nông nghiệp, nói cách khác là xây dựng một cơ cấu cân đối,
hợp lý, theo hớng sinh thái trong các yếu tố của hệ thống nông nghiệp. Do đó,
để thực hiện chuyển đổi các đặc trng của phơng thức sản xuất nông nghiệp hiện
có sang phơng thức sản xuất nông nghiệp sinh thái, cần thực hiện chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đây là vấn đề hết sức quan trọng, then chốt của quá
trình phát triển nông nghiệp sinh thái. Kết quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp theo hớng sinh thái sẽ cho phép tạo lập một cấu trúc cân bằng, bền
vững của hệ sinh thái nông nghiệp, trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
sẽ tác động đến đặc trng về cơ cấu sản phẩm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng
sẽ đáp ứng đặc trng về bố trí sản xuất, và chuyển dịch cơ cấu kỹ thuật sẽ hình
thành nên đặc trng về công nghệ và phơng thức sản xuất của nền nông nghiệp
sinh thái.
1.1.2 Khái quát chung về nông nghiệp sinh thái ven đô
1.1.2.1 Khái niệm nông nghiệp sinh thái ven đô
Nông nghiệp sinh thái ven đô có thể đợc hiểu từ kết hợp hai khái niệm
nông nghiệp sinh thái và nông nghiệp ven đô. Các nghiên cứu trên thế giới từ
xa đến nay thờng dùng thuật ngữ nông nghiệp đô thị (Urban Argiculture) để
gọi chung cho việc sản xuất các nông sản hàng hoá dựa vào các vùng đất và
diện tích mặt nớc nằm xen kẽ, rải rác trong các khu đô thị và vùng ngoại ô
25

×