NGUYỄN THU THỦY Đ2BH2
LỜI NÓI
ĐẦU
Sau 2 năm thực hiện Luật bảo hiểm xã hội số người, số đối tượng tham gia
các loại hình bảo hiểm xã hội đều tăng. Nếu năm 2006 cả nước có hơn 6,7 triệu
người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì năm 2008 đã là trên 8,5 triệu người.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội vẫn còn nhiều
tồn tại, bất cập. Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho
thấy, việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc còn chậm.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do việc nắm bắt, quản lý đối tượng
chưa chặt chẽ, thiếu cơ chế phối hợp giữa tổ chức bảo hiểm xã hội và các cơ quan
liên quan. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo hiểm xã hội tổ chức
triển khai chưa đều khắp tại các tỉnh, thành phố.
Là một sinh viên khoa Bảo hiểm , trường Đại học Lao động - Xã hội dựa
trên những kiến thức đã học về bảo hiểm xã hội đã tiếp thu được trong quá trình
học tập tại trường nên em đã chọn thực tập tại BHXH quận Ba Đình . Sau một
thời gian thực tập tại BHXH quận Ba Đình em đã có những kiến thức thực tế về
BHXH và đã nắm được cơ cấu tổ chức của một cơ quan BHXH .Do được sự
hướng dẫn thực tập các công việc trong nghiệp vụ thu nên em chọn đề tài “Công
tác thu BHXH ở BHXH quận Ba Đình , thực trạng và giải pháp”.
Báo cáo được chia làm 3 chương :
- Chương 1:Giới thiệu chung về BHXH quận Ba Đinh .
- Chương 2: Tình hình thực hiện BHXH ở BHXH quận Ba Đình .
Chương 3: N h ậ n x é t v à k i ế n n g h ị .
Dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Lục Mạnh Hiển cùng sự quan tâm
giúp đỡ của các bác, các cô , các anh , các chị ở BHXH quận Ba Đình đã giúp em
hoàn thành được báo cáo của mình.
Em xin chân thành cảm ơn !
1
BÁO CÁO THỰC TẬP
NGUYỄN THU THỦY Đ2BH2
BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT
1. BHXH: Bảo hiểm xã hội.
2. BHYT: Bảo hiểm y tế.
3. NLĐ : Người lao động
4. TNLĐ_BNN : Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp
5. QĐ : Quyết định
6. UBND : Ủy ban nhân dân
7. NĐ : Nghị định
8. DN : Doanh nghiệp
9. NN : Nhà nước
10.HN : Hà Nội
11.NSDL : Người sử dụng lao động
PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ
2
BÁO CÁO THỰC TẬP
NGUYỄN THU THỦY Đ2BH2
HỘI Ở BHXH QUẬN BA ĐÌNH.
CHƯƠNG I.
GIỚI THIỆU VỀ BHXH QUẬN BA ĐÌNH .
1.1.Vài nét về tình hình, đặc điểm kinh tế xã hội quận Ba Đình:
Quận Ba Đình là quận trung tâm hành chính, chính trị quốc gia có diện tích
gần 10km
2
với tổng số dân hơn 24 vạn dân với gần 54000 hộ gồm 14 phường là:
Điện Biên, Quán Thánh, Cống Vị, Đội Cấn, Kim Mã, Giảng Võ, Thành Công,
Phúc Xá, Nguyễn Trung Trực, Ngọc Hà, Trúc Bạch, Ngọc Khánh, Liễu Giai,Vĩnh
Phúc. Phía Bắc giáp quận Tây Hồ,phía Đông giáp quận Hoàn Kiếm, phía Nam
giáp quận Đống Đa, phía Tây giáp quận Cầu Giấy.
Tổng số người có công với cách mạng trên địa bàn quận đang quản lý là
31.410 người ( gồm bà mẹ việt nam anh hùng, lão thành cách mạng, tiền khởi
nghĩa, cán bộ bị địch bắt tù đầy, thương bệnh binh, thân nhân liệt sỹ, cơ sở kháng
chiến, cơ sở cách mạng, anh hùng lao động,anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân,
nạn nhân chất độc hóa học). Đối tượng hưởng cứu trợ xã hội là 628 người, hưởng
chế độ người cao tuổi là 705 người và số người hưởng lương hưu trí và trợ cấp
BHXH là 39562 người. Tính đến hết tháng 12-2008 toàn quận có 1794 cơ quan,
đơn vị tham gia BHXH với tổng số lao động là 100.446 người.
Cùng với thành tựu trong công cuộc đổi mới của đất nước, thủ đô, quận Ba
Đình đã đạt được những thành tích to lớn, hàng năm phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu
kinh tế xã hội, kinh tế tăng trưởng, văn hóa, y tế, giáo dục được duy trì và có
những bước phát triển, xây dựng cơ bản và quản lý đô thị có bước tiến bộ, an ninh
quốc phòng được giữ vững, trật tự an toàn chuyển biến tốt, vai trò lãnh đạo của
Đảng được nâng cao, hệ thống chính quyền được củng cố, phong trào quần chúng
phát triển tốt.
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên, quận Ba Đình cũng chịu ảnh hưởng
của các yếu tố khách quan, khó khăn của tình hình thế giới và diễn biến phức tạp
3
BÁO CÁO THỰC TẬP
NGUYỄN THU THỦY Đ2BH2
như: khủng bố, chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh liên tục xảy ra và đến cuối năm
xuất hiện suy thoái kinh tế, làm ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế. Xu hướng toàn cầu
hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế cũng gây nên những sức ép mới về kinh tế
xã hội,an ninh, quốc phòng.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương cũng nảy sinh
những khó khăn như: quản lý đô thị, công tác giải phóng mặt bằng, quản lý đất
đai,thực hiện cổ phần doanh nghiệp nhà nước sắp xếp lại lao động, giải quyết việc
làm,nâng cao đời sống cho người lao động,thực hiện cải cách hành chính,tinh giảm
biên chế,sắp xếp lại các bộ máy của phòng ban của quận.
1.2 .Vị trí, chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức BHXH quận Ba
Đình:
Cùng với sự ra đời của ngành BHXH từ trung ương đến địa phương thì
BHXH quận Ba Đình được thành lập theo quyết định số 01/QĐ_TCCB ngày
12/07/1995 của tổng giám đốc BHXH BHXH Việt Nam và chính thức đi vào hoạt
động 08/1995.
1.2.1 .Vị trí,chức năng:
BHXH quận Ba Đình là đơn vị trực thuộc BHXH thành phố Hà Nội, là cơ
quan BHXH cấp địa phương,trực tiếp thực hiện và hướng dẫn các đơn vị thực hiện
chế độ BHXH đối với người lao động, nhằm thực hiện chức năng BHXH theo qui
định của nhà nước trên địa bàn quận.
BHXH quận Ba Đình có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản và trụ
sở riêng tại 71 Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.
BHXH quận Ba Đình chịu sự quản lý trực tiếp,thường xuyên và toàn diện
của BHXH thành phố Hà Nội.
1.2.2 Nhiệm vụ,quyền hạn của BHXH quận Ba Đình:
• Xây dựng trương trình kế hoạch 5 trình Giám Đốc BHXH thành phố duyệt
và tổ chức thực hiện.
4
BÁO CÁO THỰC TẬP
NGUYỄN THU THỦY Đ2BH2
• Tiếp nhận việc đăng ký ban đầu của đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn
quận.
• Theo dõi các đơn vị thuộc diện đóng BHXH theo đúng qui định, hướng dẫn
các đơn vị lập danh sách người lao động,đôn đốc kết hợp các hình thức phạt
tiền để các đơn vị đó đóng BHXH một cách đầy đủ và đúng thời gian qui
định.Hàng tháng BHXH quận phải nắm được danh sách người lao động
tham gia BHXH.
• Tiếp nhận ban đầu đơn yêu cầu hưởng BHXH,đăng ký thu chi và tiếp nhận
đơn yêu cầu.
• Tiếp nhận người đến đăng ký BHXH làm thủ tục di chuyển sang nơi khác
theo qui định của BHXH.
• Quản lý, lưu trữ, khai thác danh sách đóng,hồ sơ hưởng BHXH.
• Lập dự toán, quyết toán thu chi theo qui định của cấp trên và gửi lên BHXH
thành phố.
• Điều chỉnh lương, trợ cấp theo qui định của pháp luật.
• Thực hiện chi trả BHXH cho các đối tượng hưởng do địa bàn quản lý đó là
chi cho các chế độ: trả lương hưu trí,trợ cấp ốm đau,thai sản, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp,tử tuất theo qui định.
• Tổ chức xét duyệt, chi trả trợ cấp ốm đau,thai sản,chi nghỉ dưỡng sức ở
những đơn vị do BHXH thành phố ủy quyền chi trả.
• Thực hiện chi trả các chế độ hàng tháng cho đối tượng hưởng lương hưu,trợ
cấp BHXH trên địa bàn quản lý.
• Lập xét duyệt dự toán chi BHXH.
• Quản lý và tổ chức chi trả cho đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp hưởng
BHXH hàng tháng.
• Tổ chức chi trả đối tượng hưởng trợ cấp BHXH 1 lần
• Thực hiện chi ốm đau,thai sản,dưỡng sức phục hồi sức khỏe.
• Định kỳ hoặc đột xuất BHXH quận có trách nhiệm kiểm tra,việc chi trả
BHXH ở đơn vị sử dụng lao động.
• Thực hiện công tác BHXH tự nguyện.
1.2.3.Cơ cấu tổ chức
5
BÁO CÁO THỰC TẬP
NGUYỄN THU THỦY Đ2BH2
Bảo hiểm xã hội quận Ba Đình là 29 người do một đồng chí Giám đốc quản
lý và điều hành , giúp cho giám đốc là hai phó giám đốc .
BHXH không có cơ cấu tổ chức phòng ban mà chỉ thành các bộ phận hành
chính nghiệp vụ đó là :
- Bộ phận kế toán tài vụ , bộ phận chính sách -lưu trữ hồ sơ.
- Bộ phận quản lý thu và cấp sổ BHXH.
- Bộ phận giám định hoạt động tại các bệnh viện .
Biên chế của BHXH quận do BHXH thành phố quyết định trong phạm vi
tổng biên chế của BHXH thành phố. Giám đốc BHXH quận quy định nhiệm vụ,
quyền hạn cụ thể cho từng viên chức thuộc quyền quản lý .
6
BÁO CÁO THỰC TẬP
GIÁM ĐỐC
P.GIÁM ĐỐC
Bộ phận
giám định
Bộ phận chính sách
quản lý hồ sơ
Bộ phận kế toán
tài vụ
Bộ phận
quản lý thu
P.GIÁM ĐỐC
NGUYỄN THU THỦY Đ2BH2
Bộ phận chính sách - lưu trữ hồ sơ : Bao gồm 05 người (trong đó giải quyết
chính sách là 03 người , lưu trữ hồ sơ 02 người) có nhiệm vụ giải thích những thức
mắc của đối tượng giải quyết về các chế độ cho NLĐ là hưu trí, thai sản , tử tuất ,
lưu trữ hồ sơ của các đối tượng tham gia trong suốt quá trình làm việc và đóng
BHXH của NLĐ, rút hồ sơ trả cho NLĐ khi giải quyết chế độ tử tuất.
Bộ phận kế toán tài vụ: bao gồm 03 người, một kế toán trưởng và 02 người
đảm nhận vai trò thủ quỹ. Bộ phận này có nhiệm vụ tính lương hưu , tiền trợ cấp
cho các đối tượng hưởng , thực hiện chi trả hàng tháng , cuối tháng phải lập lại báo
cáo các kết quả thu chi trong tháng .
Bộ phận quản lý thu và cấp sổ BHXH: bao gồm 15 người có nhiệm vụ cấp
sổ BHXH cho các đơn vị tới đăng ký BHXH và có trách nhiệm thu phí BHXH,
mỗi cán bộ thu sẽ được phân chia một số phường nhất định và chi hoạt động trong
phạm vi của những đơn vị mình quản lý .
Cán bộ quản lý thu trực tiếp là việc với các đơn vị sử dụng lao động , hướng
dẫn , đôn đốc , theo dõi ghi chép kết quả đóng BHXH , xác nhận để người lao
động được thanh toán các chế độ ốm đau ,thai sản ,hướng dẫn NLĐ kê khai để cấp
sổ BHXH sau đó cập nhật vào hồ sơ gốc.
Bộ phận giám định hoạt động tại các bệnh viện: bao gồm 03 người hoạt
động tại các bệnh viện có nhiệm vụ xác nhận sự hợp lệ của thẻ BHYT của người
đến khám , trong đó yêu cầu người lao động phải khám đúng tuyến , giám định chi
phí khám chữa bệnh.
7
BÁO CÁO THỰC TẬP
NGUYỄN THU THỦY Đ2BH2
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH Ở BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN BA ĐÌNH
2.1. Q uả n lý đ ố i tượng tham g i a:
Quản lý đối tượng tham gia BHXH là một vấn đề quan trọng của nghiệp vụ
thu BHXH. Đây là cơ sở hình thành nguồn thu cũng là thể hiện vai trò của
BHXH trong việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Như đã biết, BHXH là
hoạt động dựa trên nguyên tắc “số đông bù số ít” và mục tiêu của nhà nước là
BHXH mở rộng đối với mọi người dân do đó: càng mở rộng được diện đối tượng
tham gia càng tốt. Qua theo dõi đối tượng tham gia BHXH tại địa bàn quận như
sau:
Bảng1 : Đối tượng tham gia BHXH, BHYT
Loại đơn vị Năm 2008 Năm 2009
Số lao động Tỷ trọng Số lao động Tỷ trọng
8
BÁO CÁO THỰC TẬP
NGUYỄN THU THỦY Đ2BH2
(%) (%)
1
Doanh nghiệp NN
5.800
28,5 5100 22
2
Khối Cổ phần
2.135 11,5 3030 13
3
Hành chính sự nghiệp
2.437 12 2420 10,2
4
DN Ngoài Quốc Doanh
5.224 26 8130 34,2
5
Ngoài công lập
248 1,2 259
6
Xã, phường
250 1,2 250
7
Đối tượng 3%
4225 21 4500 18,9
Tổng cộng
20.369
100
23.759 100
(Nguồn: BHXH quận Ba Đình.)
Bả ng 2: Tăng giảm đối tượng tham gia BHXH
Năm
Số lao động Mức tăng Tốc độ tăng ( %)
2008
20.369
2009
23.759 3390 16,6
(Nguồn: BHXH quận Ba Đình.)
+ Đối với khối doanh nghiệp Nhà nước: Lao động tham gia thuộc khối
này chiếm hơn 28,5% tổng số lao động tham gia trên địa bàn. Tuy nhiên, đến
năm 2009 số tham gia của khối này chỉ còn là 5100 người chiếm 22%.
Nguyên nhân: các doanh nghiệp thuộc khối này tiến hành cổ phần hoá, vì
vậy số doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn có xu hướng giảm và tăng số doanh
nghiệp ngoài quốc doanh. Một số doanh nghiệp do thua lỗ kéo dài nên buộc phải
giải thể. ..
9
BÁO CÁO THỰC TẬP
NGUYỄN THU THỦY Đ2BH2
+ Đối với khối HCSN, Đảng, đoàn thể và phường xã: Khối này có số đối
tượng tham gia tương đối ổn định.
+ Đối với khối ngoài quốc doanh: Đây là khối có nhiều biến ®éng nhất.
Qua số liệu ta thấy: năm 2008 tham gia với 5224 lao động chiếm 26%, nhưng
đến năm 2009 thì số tham gia là 8130 chiếm 34,2% .
Còn lại, số lao động tham gia có tăng nhẹ qua các năm.
2.2 Tình hình thu , nộp BHXH:
2.2.1 Công tác thu BHXH bắt buộc:
Tại quyết định số 2902/1999/QĐ_BHXH ngày 23/01/1999 của Tổng giám
đốc BHXH VIệt Nam quy định về việc quản lý thu BHXH trong hệ thống BHXH
Việt Nam quy định “ hàng tháng các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm đóng
đủ phần đóng BHXH của người sử dụng lao động và người lao động kịp thời vào
quỹ BHXH ngay sau khi đã trả lương cho người lao động”.
Theo quy định của điều lệ BHXH tỷ lệ góp vào quỹ như sau:người sử dụng
lao động đóng 15% so với tổng quỹ lương của những người tham gia BHXH trong
đơn vị , người lao động đóng 5% tiền lương tháng , Nhà nước đóng hỗ trợ thêm để
đảm bảo thực hiện các chế độ BHXh đối với người lao động .
Quy định này cũng được Luật BHXH kế thừa nhưng có mở rộng hơn là :từ
năm 2010 tăng dần mức đóng BHXH vào quỹ hưu trí , tử tuất để đến năm 2014 là
22% trong đó người lao động đóng 8% , người sử dụng lao động đóng 14%.
Từ ngày thành lập qua hơn 10 năm thực hiện công tác thu BHXH trên địa
bàn quận có nhiều chuyển biến kết hợp bằng nhiều biện pháp , hình thức khác
10
BÁO CÁO THỰC TẬP
NGUYỄN THU THỦY Đ2BH2
nhau như công tác tuyên truyền , giải thích các chính sách , chế độ BHXH , đôn
đốc , kiểm tra nhằm làm cho các cơ quan đơn vị hiểu và thực hiện tốt việc nộp
BHXH.
Tính đến hết tháng 12/2009 toàn quận có hơn 2000 cơ quan đơn vị tham gia
BHXH với tổng số lao động là 110.567 người số thu là 390 tỷ đồng quận Ba Đình
có số chi khá lớn , BHXH dang thực hiện chi trá cho 39.562 đối tượng hưởng
lương hưu trí và trợ cấp BHXH , với tổng số chi trá cho năm 2009 là 761 tỷ đồng.
Bả ng 3 Kết quả thu BHXH,BHYT theo nhóm đối tượng
(Đơn vị tính:1000 đồng)
Loại đơn vị Năm 2008 Năm 2009
Số thực thu Tỷ trọng
(%)
Số thực thu Tỷ trọng
(%)
1
Doanh nghiệp NN 17.213.000 22.377.000
2
Khối Cổ phần 6.542.580 8.636.000
Hành chính sự
nghiệp
9.160.670 11.450.000
4
DN Ngoài Quốc
Doanh
15.419.000 19.890.000
5
Đối tượng . 3.879.000 4.654.000
6
Đối tượng còn
lại(HTX, KD cá thê)
27.995 …
Tổng cộng
67.024.000 84.949.000
Bảng 4: Thực hiện kế hoạch thu
(Đơn vị tính : Tỷ
đồng)
11
BÁO CÁO THỰC TẬP
NGUYỄN THU THỦY Đ2BH2
Năm
Kế hoạch Thực hiện Hoàn thành(%)
2008
66 67
100
2009
81 85
105
(Nguồn: BHXH quận Ba Đình )
Cấp sổ BHXH: Năm 2009 , BHXH quận đã duyệt hồ sơ của người lao động
mức đóng BHXH , đối chiếu tờ khai và cấp sổ BHXH cho người lao động , tính
đến ngày 19/12/2009 BHXH quận Ba Đình cấp sổ cho 718 đơn vị với 8654 sổ.
Chốt sổ BHXH : kiểm tra chốt sổ cho các đơn vị lũy kế đến 19/12/2009 đã
chốt sổ cho 823 lượt đơn vị với 30.253.
Khai thác đơn vị mới : Năm 2008 , BHXh quận Ba Đình khia thác được 354
đơn vị với 3.666 lao động tương ứng với quỹ lương :6.987.453.455 đồng .
2.1.2 Công tác thu BHXH tự nguyện:
Thực hiện công văn số 1564/BHXH _BT ngày 02/06/2008 của BHXH Việt
nam và công văn số 541/BHXH ngày 25/06/2008 của BHXH thành phố Hà nội về
việc thực hiện thu BHXH BHXH tự nguyện từ tháng 07 năm 2008. Bảo hiểm xã
hội quận Ba Đình đã tổ chức triển khai thu BHXH tự nguyện trên địa bàn quận .
Tính đến hết ngày 19/12/2009 đã thu được 196 đối tượng với số tiền: 576.987.345
đồng.
2.3 .Công tác chi trả các chế độ BHXH:
Công tác chi trả là nhiệm vụ quan trọng và xuyên suốt vì thường xuyên liên
quan đến lương hưu và trợ cấp của các đối tượng nên trong quá trình tổ chức thực
hiện BHXH tỉnh luôn xây dựng kế hoạch sát,đúng, phù hợp và chủ động nguồn
kinh phí từng tháng quí năm.
12
BÁO CÁO THỰC TẬP
NGUYỄN THU THỦY Đ2BH2
Bảng 5: Bảng tổng hợp công tác chi trả qua từng năm
(Đơn vị tính: triệu
đồng)
Năm Tổng chi Số tiền chi ngân sách
nhà nước
Sô tiền chi từ quỹ
BHXH
1999 58.800 51.284 7.561
2000 59.959 56.656 9.403
2001 95.747 78.394 14.353
2002 105.764 84.367 21.394
2003 16.736 84.357 31.379
2004 114.567 106.678 39.254
2005 200.480 153.524 46.956
2006 316.919 187.447 126.470
2007 456.814 274.820 205.994
2008 578.741 306.764 271.995
2009 784.246 472.564 311.682
Qua số liệu trên cho thấy,trách nhiệm chi trả các chế độ BHXH ngày càng
giảm đối với nguồn ngân sách nhà nước và tăng dần đối với nguồn quỹ BHXH.
Điều này cũng nói lên sự đổi mới về chính sách về BHXH đã có những
bước thành công lớn tạo tiền đề cho sự phát triển trong tương lai của BHXH.
13
BÁO CÁO THỰC TẬP
NGUYỄN THU THỦY Đ2BH2
Bảng 6:Số tiền chi trả cho các đối tượng trợ cấp BHXH trong năm 2009
Đối tượng Ngân sách nhà nước Quỹ BHXH Tổng cộng
Người Tiền Người Tiền Người Tiền
Hưu trí
165.33
9
359.782.756.95
5
177.90
2
482.863.533.91
1
345.241 841.672.874
Mất sức lao
động
25.563 23.955.468.500 25.563 23.955.468.500
Mất sức 91
1.531 632.554.100 1.531 632.554.100
TNLD_BN
N
1.106 418.806.600 796 532.060.126 1.902 955.866.726
Tử tuất
11.600 6.104.060.801 3.431 10.741.965.173 14.556 16.619.025.974
Mai táng
phí
182 1.072.900.000 153 885.500.000 335 1.958.400.000
Tổng cộng
204.84
6
381.289.546.95
6
183.28
4
485.000.048.21
7
389.128 888.290.594.17
6
(Nguồn :BHXH quận Ba Đình )
Trong 2009 BHXH quận đã phối hợp với ngân hàng bắc Hà Nội thực hiện
chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH qua thẻ ATM, trong năm đã có 3.116 đối
tượng đăng ký nhận trợ cấp qua tài khoản ATM. Cùng với công tác thu BHXH
quận Ba Đình đã thanh toán chế độ ốm đau thai sản,nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức
khỏe cho người lao động đúng và kịp thời khi các đơn vị thực hiện việc chính nộp
BHXH theo qui định.
Căn cứ hướng dẫn luật BHXH từ trước ngày 31/12/2008 trở về trước, các
đơn vị có người ốm đau,thai sản đem chứng từ đến BHXH duyệt thanh toán trả
tiền đơn vị, từ ngày 01/11/2009 các đơn vị giữ lại 2% để chi trả kịp thời cho người
tham gia BHXH trong đơn vị bị ốm đau,thai sản theo qui định, hàng tháng các đơn
14
BÁO CÁO THỰC TẬP
NGUYỄN THU THỦY Đ2BH2
vị sử dụng lao động phải quyết toán với BHXH quận số tiền đã chi,phần thừa thiếu
sẽ được trả lại quỹ hoặc được BHXH quận cấp bù vào tháng đầu quý sau.
Thanh toán 2 chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản: năm 2008 đã thanh toán
dưỡng sức 14.164 người với số tiền 4.873.452.130 đồng trợ cấp ốm đau cho 8.305
lượt người với số tiền là 1.701.763.555 đồng ngoài ra còn trợ cấp thai sản cho
2.040 người với số tiền là 9.673.166.859 đồng. Đến 2009 thanh toán dưỡng sức
cho 964 lượt người với số tiền là 760.646.125 đồng trợ cấp ốm đau cho 4.128 lượt
người với số tiền là 1.882.962.204 đồng,ngoài ra còn trợ cấp thai sản cho 3.843
người với số tiền 19.198.939.392 đồng.
2.4. Công tác kế toán tài vụ:
Hoạt động tài chính của BHXH quận Ba Đình chủ yếu là hoạt động nghiệp
vụ về xây dựng kế hoạch thu,chi BHXH và thực hiện nghiệp vụ báo cáo thống kê
theo qui định của pháp luật,chi trả trợ cấp cho các đối tượng hưởng BHXH.Căn cứ
quyết định số 1124/TC-QĐ-CĐKT ngày 12/12/1996 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính
về việc ban hành hệ thống kế toán BHXH.Theo điều 2 quyết định nêu trên qui
định: “Kế toán BHXH là công việc tổ chức thông tin bằng số liệu để quản lý và
kiểm soát nguồn kinh phí,tình hình sử dụng,quyết toán kinh phí,tình hình sử dụng
các loại vật tư,tài sản công,tình hình chấp hành dự toán thu,chi và thực hiện các
tiêu chuẩn, định mức của Nhà Nước ở đơn vị”
Đây là công tác đặc biệt quan trọng nếu không nghiêm túc thực hiện tốt qui
định của luật kế toán và sự chỉ đạo của nghiệp vụ ngành thì rất dễ mắc sai lầm.Bởi
hàng năm BHXH quận Ba Đình quản lý 1 nguồn tài chính từ ngân sách và quỹ
BHXH rất lớn.Nên BHXH của quận chỉ được sử dụng 1 tài khoản thông qua ngân
hàng nông nghiệp thành phố,tuyệt đối không thu bằng tiền mặt mà thông qua
chuyển khoản.
2.5.Công tác chính sách quản lý hồ sơ:
15
BÁO CÁO THỰC TẬP
NGUYỄN THU THỦY Đ2BH2
Năm 2007 BHXH quận tiếp nhận đăng ký mới cho 2182 đối tượng và cắt
giảm 769 đối tượng hết hưởng chế độ BHXH,xác nhận được 1496 trường hợp
chứng nhận thời gian công tác. Hoàn thiện 2182 hồ sơ mới đánh mã và nhập 2182
hồ sơ mới các loại, rút khai thác 2200 hồ sơ, sao 216 hồ sơ, tìm 369 hồ sơ thiếu.
Nhập hồ sơ mới hàng tháng, nhập phiếu điều chỉnh vào hồ sơ mất sức, rút hồ sơ để
sửa tên, họ năm sinh BHYT cho các đối tượng. Lưu trữ hồ sơ khoa học, dễ tìm, dễ
khai thác, an toàn phục vụ tốt cho công tác khai thác sử dụng.
2.6.Công tác kiểm tra:
Công tác kiểm tra là 1 trong những chức năng cơ bản của quản lý, kiểm tra
nhằm kiểm định tính chính xác của các quyết định trong quá trình quản lý, tăng
cường kỷ cương, kỷ luật, trong việc thi hành các qui định của pháp luật về quản lý
quỹ và thực hiện các chế độ BHXH. Thực hiện công tác kiểm tra phải đảm bảo
nguyên tắc: tuân thủ trình tự,tuân thủ pháp luật,bảo đảm chính xác khách quan,
công khai, dân chủ, kịp thời.
Công tác kiểm tra, giải quyết đơn thư,khiếu nại tố cáo luôn được coi là quan
trọng vì qua đó nắm được những thông tin cần thiết,đảm bảo tính khách quan,
chính xác giúp cho việc đánh giá,nhận xét, kết luận và sử lý cũng như việc quản lý,
chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ được kịp thời đúng đắn.
Hàng năm BHXH quận xây dựng kế hoạch kiểm tra, phối hợp với phòng
Lao động - Thương binh xã hội, Liên đoàn lao động,Thanh tra quận thường xuyên
tiến hành kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động về việc chấp hành các chính sách
BHXH.
Thông qua các đợt kiểm tra lợi ích của người lao động được bảo vệ.Tuy
nhiên, trong những năm qua công tác kiểm tra vẫn còn tồn tại những khó khăn mà
chưa thực hiện được triệt để đối với đơn vị sử dụng lao động, nhất là khối doanh
nghiệp ngoài quốc doanh.Vì vậy các đơn vị này thường lợi dụng những kẽ hở của
chính sách pháp luật để trốn tránh trách nhiệm đối với người lao động,khai báo
không trung thực.
16
BÁO CÁO THỰC TẬP
NGUYỄN THU THỦY Đ2BH2
2.7.Công tác cải cách thủ tục hành chính:
BHXH quận đã bước đầu thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính
thông qua việc tiếp nhận đối tượng tại bộ phận 1 cửa qua đó tạo điều kiện thuận lợi
cho các đối tượng đến giao dịch và nhận trợ cấp BHXH tại BHXH quận.
2.8.Công tác tổ chức:
Trong năm 2009 BHXH quận đã có biến động về nhân sự,tiếp nhận mới 2
người ở BHXH quận khác chuyển đến,thuyên chuyển 1 lao động và thôi việc 1 lao
động,hưởng chế độ hưu trí 1 lao động.
2.9.Công tác phối hợp với các ban ngành trên địa bàn quận:
Năm 2009 đã phối hợp với phòng lao động thương binh xã hội và liên đoàn
lao động tổ chức kiểm tra được 40 đơn vị, phối hợp với liên đoàn lao động vận
động được 25 đơn vị thành lập công đoàn cơ sở. Thông qua công tác phối hợp đã
tuyên truyền vận động hướng dẫn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thực hiện
chế độ BH tốt hơn.
CHƯƠNG III
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
3.1.Đánh giá chung về tình hình thực hiện BHXH ở BHXH quận Ba Đình:
17
BÁO CÁO THỰC TẬP
NGUYỄN THU THỦY Đ2BH2
Dưới sự chỉ đạo nghiệp vụ của BHXH thành phố Hà Nội, sự quan tâm của
Quận ủy - HĐND – UBND quận Ba Đình cùng với sự nỗ lực đoàn kết của các
nhân viên trong đơn vị, sự phối hợp giúp đỡ của các cơ quan ban ngành các đơn vị
có danh sách lao động,quỹ tiền lương đăng ký trích nộp BHXH thì những năm gần
đây BHXH quận Ba Đình luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên
cùng với đó thì hoạt động BHXH quận cũng gặp không ít khó khăn.
3.1.1.Những mặt đạt được của BHXH quận Ba Đình:
BHXH quận Ba Đình đã nghiêm túc triển khai thực hiện luật BHXH và các
văn bản có liên quan hướng dẫn thực thi pháp luật. Kết quả thu BHXH bắt buộc
hàng năm đều hoàn thành và vượt chỉ tiêu BHXH thành phố giao. Dự tính tới
31/12/2009 số thu đạt được là 397 tỷ đồng đạt 101% kế hoạch giao,so với 2008 số
thu BHXH bắt buộc tăng 100 tỷ đồng.
Công tác chi trả đảm bảo chi tuyệt đối an toàn,nhanh chóng đến tay đối
tượng, chi lương hưu 886 tỷ đồng, chi cho 2 chế độ ốm đau, thai sản 21,8 tỷ đồng.
Khai thác được 354 đơn vị mới với 3666 lao động với quỹ lương là
6792395733 đồng, chốt sổ cho 823 lượt đơn vị với 30253 lao động, cấp sổ cho 718
đơn vị với 8652 sổ, phát hành 40581 thẻ BHYT học sinh và 6639 thẻ BHYT tự
nguyện nhân dân, đã phát hành được 76120 thẻ cho 1633 đơn vị.
Về công tác tổ chức đã sắp xếp lại 1 số cán bộ, đúng người,đúng việc và
đúng năng lực chuyên môn. Nội bộ đoàn kết nhất chí, không có hiện tượng tham ô
lãng phí.
3.1.2.Những mặt hạn chế trong BHXH quận:
Bên cạnh những mặt đạt được thì hoạt động BHXH quận Ba Đình còn có 1
số hạn chế:
Chính sách BHYT đã thực hiện quyền lợi của người dân, xong trong quá
trình triển khai thực hiện còn có những phát sinh đáng lưu ý.
18
BÁO CÁO THỰC TẬP
NGUYỄN THU THỦY Đ2BH2
Căn cứ vào số liệu quyết toán hàng quý,số vượt quỹ chưa được thanh toán
cũng gây khó khăn cho các có sở khám chữa bệnh,1 số thẻ BHYT còn nhiều sai
sót, chưa chi trả đúng đối tượng.
Chế độ chính sách của người lao động được thực hiện đúng kịp thời xong
vẫn còn nhiều đơn vị sử dụng không đóng BHXH và chậm đóng cho người lao
động nên quyền lợi người lao động chưa được đảm bảo đầy đủ như : công ty
TNHH MTV vận tải viễn dương VINASHIN, công ty cổ phần xây dựng 246…
nên số tiền nợ đọng các đơn vị là khá lớn làm ảnh hưởng tới kết quả thu năm 2009.
Việc chi trả qua tài khoản ATM bước đầu đạt được kết quả nhất định xong
còn nhiều khó khăn trong quản lý đối tượng và xác nhận lại chữ ký.
BHXH quận Ba Đình đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền thông
tin,phổ biến chính sách chế độ pháp luật BHXH nhưng do địa bàn rộng nên nhiều
doanh nghiệp tư nhân mới thành lập đã không biết được rõ chính sách BHXH nên
không tham gia.
BHXH quận Ba Đình có đội ngũ nhân viên còn ít,trong khi đó các đơn vị
cần quản lý trong quận quá nhiều nên còn nhiều hạn chế và sai sót.
3.2.Một số kiến nghị:
BHXH quận Ba Đình chỉ có hơn 20 cán bộ công nhân viên,trong khi đó khối
lượng công việc của đơn vị là rất lớn,đặc biệt là các đơn vị trên địa bàn tăng
mạnh.Vì thế em xin được kiến nghị với BHXH cấp trên: sắp xếp và bố trí thêm
nhiều cán bộ chuyên trách về BHXH trong thời gian tới để tạo điều kiện cho
BHXH quận Ba Đình làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình.
Hiện nay các doanh nghiệp trên địa bàn quận nợ BHXH với số tiền lớn,thời
gian dài, em xin được kiến nghị BHXH quận và thành phố cần có những chế tài
chặt chẽ hơn để giải quyết dứt điểm tình trạng nợ đọng này.
19
BÁO CÁO THỰC TẬP
NGUYỄN THU THỦY Đ2BH2
BHXH thành phố cần thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nhằm nâng cao
năng lực cho các cán bộ nhân viên trong ngành để từ đó có được cơ sở cần thiết
làm việc có hiệu quả.
PHẦN II
CHUYÊN ĐỀ “CÔNG TÁC THU BHXH Ở BHXH QUẬN BA ĐÌNH – HÀ
NỘI, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”
CHƯƠNGI: TỔNG QUAN VỀ BHXH & CÔNG TÁC THU BHXH
1.1Khái quát chung về BHXH:
1.1.1 Khái niệm và sự cần thiết khách quan của BHXH.
20
BÁO CÁO THỰC TẬP
NGUYỄN THU THỦY Đ2BH2
Bảo hiểm xã hội ( BHXH ) ra đời vào những năm giữa thế kỷ 19, khi nền
công nghiệp và kinh tế hàng hoá đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở các nước Châu
Âu. Như vậy, BHXH là một trong những loại hình bảo hiểm ra đời khá sớm và đến
nay đã được thực hiện ở tất cả các nước trên thế giới.
So với các loại hình bảo hiểm khác, đối tượng, chức năng và tính chất của
BHXH có những điểm khác biệt do bản chất của nó chi phối. Con người muốn tồn
tại và phát triển thì trước hết phải thoả mãn những nhu cầu tối thiểu như ăn, mặc,
ở, đi lại do vậy họ phải lao động để làm ra những sản phẩm cần thiếp. Khi sản
phẩm được tạo ra ngày càng nhiều thì đời sống con người ngày càng đầy đủ và
hoàn thiện, xã hội ngày càng văn minh hơn.
Như vậy việc thoả mãn những nhu cầu sinh sống và phát triển của con
người phụ thuộc vào chính khả năng lao động của họ. Nhưng trong thực tế không
phải lúc nào con người cũng gặp thuận lợi, có thu nhập và điều kiện sống bình
thường mà ngoài ra có rất nhiều trường hợp khó khăn bất lợi ngẫu nhiên phát sinh
làm cho người ta bị giảm hoặc mất thu nhập và các điều kiện sinh sống khác.
Những trường hợp như ốm đau, tai nạn lao động, mất khả năng lao động do tuổi
tác... những trường hợp này, các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống không vì thế mà
mất đi, trái lại có cái còn tăng lên thậm chí còn xuất hiện thêm một số nhu cầu mới
như cần được khám chữa bệnh và điều trị khi ốm đau; tai nạn thương tật nặng cần
có người chăm sóc, nuôi dưỡng...
Bởi vậy, muốn tồn tại và ổn định cuộc sống, con người và xã hội loài người
phải tìm ra và thực tế đã tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau như: đi vay, san
sẻ, đùm bọc lẫn nhau trong nội bộ cộng đồng, đi xin hoặc sự cứu trợ của Nhà nước
...Nhưng rõ ràng các cách đó hoàn toàn thụ động và không chắc chắn.
Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, việc thuê mướn công nhân trở lên phổ
biến. Lúc đầu người chủ chỉ cam kết trả công lao động, nhưng về sau đã phải cam
kết cả việc đảm bảo cho người làm thuê có số thu nhập nhất định để họ trang trải
những nhu cầu thiết yếu khi không may họ bị tai nạn, ốm đau, thai sản ... Trong
thực tế nhiều khi các trường hợp trên không xảy ra và người chủ không phải chi trả
21
BÁO CÁO THỰC TẬP
NGUYỄN THU THỦY Đ2BH2
một đồng nào, tuy nhiên nhiều khi nó lại xảy ra dồn dập buộc họ phải bỏ ra một
lúc một khoản tiền lớn mà họ không muốn.
Vì thế, mâu thuẫn chủ thợ phát sinh. Giới thợ liên kết đấu tranh buộc giới
chủ phải thực hiện cam kết. Cuộc đấu tranh này diễn ra ngày càng rộng lớn và có
tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội. Do vậy, Nhà nước phải đứng ra
can thiệp và điều hoà mâu thuẫn. Sự can thiệp này một mặt làm tăng được vai trò
của Nhà nước, mặt khác buộc giới chủ và thợ phải đóng góp một khoản tiền nhất
định hàng tháng được tính toán một cách chặt chẽ dựa trên cơ sở xác suất rủi ro
xảy ra đối với người làm thuê. Số tiền đóng góp của cả chủ và thợ hình thành nên
một quỹ tiền tệ tập trung trên phạm vi quốc gia.
Quỹ này còn được bổ sung từ ngân sách Nhà nước khi cần thiết nhằm đảm
bảo đời sống cho người lao động khi gặp phải những biến cố bất lợi. Chính nhờ
những mối quan hệ ràng buộc đó mà rủi ro, bất lợi của người lao động được dàn
trải, cuộc sống của người lao động và gia đình họ ngày càng được đảm bảo ổn
định. Giới chủ cũng thấy mình có lợi và được bảo vệ, sản xuất kinh doanh diễn ra
bình thường tránh được những xáo trộn không cần thiết. Vì vậy, nguồn quỹ tập
trung được thiết lập ngày càng lớn và nhanh chóng. Khả năng giải quyết các phát
sinh lớn của quỹ ngày càng đảm bảo.
Toàn bộ những hoạt động với những mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ trên
được thế giới quan niệm là bảo hiểm xã hội đối với người lao động. Như vậy,
"BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao
động khi gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc
làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời
sống cho người lao động và gia đình họ góp phần đảm bảo an toàn xã hội".Qua
khái niệm về bảo hiểm xã hội ta có thể thấy được sự cần thiết của BHXH đối với
người lao động và xã hội.
BHXH có những chức năng chủ yếu sau đây:
22
BÁO CÁO THỰC TẬP
NGUYỄN THU THỦY Đ2BH2
- Thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động tham gia bảo
hiểm khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do mất khả năng lao động hoặc mất việc
làm. Sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp này chắc chắn sẽ xảy ra vì suy cho cùng mất
khả năng lao động sẽ đến với tất cả mọi người lao động khi hết tuổi lao động theo
các điều kiện quy định của BHXH. Còn mất việc làm và mất khả năng lao động
tạm thời làm giảm hoặc mất thu nhập cũng sẽ được hưởng trợ cấp cần thiết, thời
điểm và thời hạn được hưởng phải đúng quy định. Đây là chức năng cơ bản nhất
của BHXH, nó quyết định nhiệm vụ, tính chất và cả cơ chế hoạt động của BHXH.
- Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia
BHXH. Tham gia BHXH không chỉ có người lao động mà cả những người sử
dụng lao động. Các bên tham gia đều phải đóng góp vào quỹ BHXH. Quỹ này
dùng để trợ cấp cho một số người lao động tham gia khi họ gặp phải biến cố làm
giảm hay mất thu nhập. Số lượng những người này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng
số những người tham gia đóng góp. Như vậy, theo quy luật số đông bù số ít,
BHXH thực hiện phân phối lại thu nhập theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang. Phân
phối lại giữa những người có thu nhập cao và thu nhập thấp, giữa những người
khoẻ mạnh đang làm việc với những người ốm đau phải nghỉ việc... Thực hiện
chức năng này có nghĩa là BHXH góp phần thực hiện công bằng xã hội.
- Góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất nâng cao
năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội. Khi khoẻ mạnh tham gia
lao động sản xuất, người lao động được chủ sử dụng lao động trả lương hoặc tiền
công.Khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hoặc khi về
già đã có BHXH trợ cấp thay thế nguồn thu nhập bị mất. Vì thế cuộc sống của họ
và gia đình họ luôn được đảm bảo ổn định và có chỗ dựa. Do đó người lao động
luôn yên tâm gắn bó tận tình với công việc và với nơi làm việc. Từ đó họ rất tích
cực lao động, sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Chức
năng này biểu hiện như một đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động nâng cao
năng xuất lao động cá nhân và kéo theo năng suất lao động xã hội.
23
BÁO CÁO THỰC TẬP
NGUYỄN THU THỦY Đ2BH2
- Gắn bó lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động, giữa lao
động với xã hội. Trong thực tế lao động sản xuất, người lao động và người sử dụng
lao động có những mâu thuẫn nội tại, khách quan về tiền lương, tiền công, thời
gian lao động... Thông qua BHXH những mâu thuẫn đó sẽ được điều hoà và giải
quyết. Đặc biệt cả hai giới này đều thấy nhờ có BHXH mà mình có lợi và được
bảo vệ. Từ đó làm cho họ hiểu nhau hơn và gắn bó lợi ích được với nhau. Đối với
Nhà nước và xã hội chi cho BHXH là cách thức phải chi ít nhất và có hiệu quả
nhất nhưng vẫn giải quyết được khó khăn về đời sống cho người lao động và gia
đình họ, góp phần làm cho sản xuất ổn định, kinh tế chính trị và xã hội được phát
triển, an toàn hơn.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của BHXH.
BHXH đã xuất hiện từ rất lâu mà mầm mống của nó từ thế kỷ 13 ở Nam Âu
khi nền công nghiệp và kinh tế hàng hoá đã bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, ban đầu
BHXH chỉ mang tính chất sơ khai, với phạm vi nhỏ hẹp. Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ
XVIII một số nghiệp đoàn thợ thủ công ra đời, để bảo vệ lẫn nhau trong hoạt động
nghề nghiệp họ đã thành lập nên các loại quỹ tương trợ để giúp nhau(ở nước Anh
đã thành lập hội "bằng hữu" để giúp đỡ các hội viên khi bị ốm đau hau tai nạn
nghề nghiệp).
Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, BHXH lan rộng ra nhiều nước trên thế
giới, phát triển rất phong phú, đa dạng và có nhiều thay đổi bổ sung. BHXH ngày
càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là một trong các trung tâm
chú ý của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế.Theo Công ước Giơnever - 1952 của
Tổ chức Lao động Quốc tế(TLO) đã xác định BHXH gồm 9 chế độ sau:
- Chăm sóc y tế.
- Trợ cấp ốm đau.
- Trợ cấp thất nghiệp.
- Trợ cấp tuổi già.
24
BÁO CÁO THỰC TẬP
NGUYỄN THU THỦY Đ2BH2
- Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
- Trợ cấp gia đình.
- Trợ cấp thai sản.
- Trợ cấp khi tàn phế.
- Trợ cấp cho người còn sống ( trợ cấp mất người nuôi dưỡng).
Nhưng trên thực tế không phải nước nào cũng thực hiện được toàn bộ 9 chế
độ trên và không phải nước nào cũng có phạm vi, đối tượng nguồn hình thành quỹ
giống nhau. Có nghĩa là việc thực hiện BHXH ở những nước khác nhau thì khác
nhau tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng nước và hoàn cảnh cụ thể của mỗi giai
đoạn phát triển mà mỗi nước có những hình thức áp dụng khác nhau cho phù hợp.
Trên thế giới có 35 nước thực hiện được 9 chế, 37 nước chưa thực hiện được
chế độ thứ 3 ( trợ cấp thất nghiệp), 67 nước chưa thực hiện được chế độ thứ 3 và
chế độ thứ sáu ( trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp gia đình).
TạiViệt Nam dưới chính quyền Pháp thuộc, chúng đã thực hiện BHXH đối
với công chức và quân nhân Việt Nam hưởng lương phục vụ trong bộ máy hành
chính và quân đội Pháp ở Đông Dương khi họ ốm đau, tuổi già hoặc chết.
Còn đối với công nhân Việt Nam việc thực hiện BHXH hết sức khó khăn,
gần như chính quyền Pháp không công nhận một quyền lợi nào về BHXH. Công
nhân Việt Nam chết, ốm đau, tai nạn trong các nhà máy, đồn điền cao su không
được mai táng, chữa bệnh, phụ nữ sinh đẻ vẫn phải làm việc, trẻ em sinh ra yếu ớt
không được chăm sóc.
Từ khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà được thành lập. Chính phủ đã
ban hành nhiều văn bản pháp luật về BHXH.Sắc lệnh 54SL ngày 14\6\1946 ấn
định việc cấp hưu bổng cho công chức. Hai sắc lệnh này quy định công chức phải
đóng bảo hiểm và trong quỹ hưu bổng có phần đóng thêm của nhà nước . Sắc lệnh
76/SL ngày 20\5\1950 ấn định cụ thể hơn các chế độ trợ cấp hưu trí , thai sản và
chăm sóc y tế, tai nạn và tiền tuất đối với công chức. Trong khu vực sản xuất lúc
25
BÁO CÁO THỰC TẬP