Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Thực trạng công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại công ty Cổ phần Bảo hiểm bưu điện PTI giai đoạn 2007-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.95 KB, 82 trang )

Trường Đại học Lao động xã hội Khóa luận tốt nghiệp
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG
Lớp: Đ3BH2
Ngành: Bảo hiểm


Đề tài: “Thực trạng công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất
nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại công ty Cổ phần Bảo hiểm
bưu điện PTI giai đoạn 2007-2010”
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Hữu Ái
HÀ NỘI, THÁNG 06 NĂM 2011
Nguyễn Thị Thu Phương- Đ3BH2 Khoa Bảo Biểm
1
Trường Đại học Lao động xã hội Khóa luận tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ths. Nguyễn Thị Hữu Ái đã
hướng dẫn em trong thời gian thực hiện Khóa luận. Em xin cảm ơn sự
giúp đỡ và chỉ dẫn của anh Lê Ngọc Hoàn – Trưởng Ban Hàng hải và anh
Chế Quang Huy – Phó Trưởng Ban Hàng hải và các anh chị trong Ban
hàng hải tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm bưu điện PTI đã giúp đỡ em về
nguồn tài liệu, kinh nghiệm thực tiễn về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập
khẩu chuyên chở bằng đường biển và những đóng góp thiết thực về nội
dung để em có thể hoàn thành bài Khóa luận một cách tốt nhất.
Hà Nội, ngày 24 tháng 06 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thu Phương


Nguyễn Thị Thu Phương- Đ3BH2 Khoa Bảo Biểm
2
Trường Đại học Lao động xã hội Khóa luận tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là bài viết của em. Các số liệu kết quả nêu
trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của
đơn vị thực tập
Hà Nội, ngày 24 tháng 06 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thu Phương
Nguyễn Thị Thu Phương- Đ3BH2 Khoa Bảo Biểm
3
Trường Đại học Lao động xã hội Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết thường
HĐQT Hội đồng quản trị
ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông
HĐKD Hợp đồng kinh doanh
HĐ Hợp đồng
BCKT Báo cáo kế toán
BCTC Báo cáo tài chính
ĐVKT Đơn vị khai thác
ĐVGĐ Đơn vị giám định
GĐV Giám định viên
NĐUQ Người được ủy quyền
TGĐ Tổng giám đốc
NYC Người yêu cầu
BTV Bồi thường viên

NĐPC Người được phân công
GĐĐV Giám đốc đơn vị
ĐVBT Đơn vị bồi thường
BH Bảo hiểm
XNK Xuất nhập khẩu
Nguyễn Thị Thu Phương- Đ3BH2 Khoa Bảo Biểm
4
Trường Đại học Lao động xã hội Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG
TT Danh mục Số trang
Bảng 1 Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm của PTI 32
Bảng 2 Bảng phân loại nhóm hàng và mức rủi ro của từng
nhóm hàng
34
Bảng 3 Tình hình kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập
khẩu tại PTI giai đoạn 2007- 2010
35
Bảng 4 Kết quả giám định tổn thất hàng hóa xuất nhập khẩu
chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai đoạn 2007-
2010
41
Bảng 5 Tình hình bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập
khẩu tại PTI giai đoạn 2007-2010
47
Sơ đồ 1 Sơ đồ tổ chức của PTI 27
Sơ đồ 2 Quy trình giám định tổn thất hàng hoá của PTI 37
Sơ đồ 3 Quy trình bồi thường tổn thất tại PTI 42
Biểu đồ So sánh tổng phí thu với chi bồi thường của PTI
qua các năm từ 2007 – 2010
49

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................8
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT
NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ BỒI
Nguyễn Thị Thu Phương- Đ3BH2 Khoa Bảo Biểm
5
Trường Đại học Lao động xã hội Khóa luận tốt nghiệp
THƯỜNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN
CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN..................................................................11
1.1. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển chở bằng
đường biển...........................................................................................................11
1.1.1. Vai trò của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường
biển................................................................................................................11
1.1.2.Nội dung của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng
đường biển...................................................................................................12
1.1.2.1. Một số khái niệm và nguyên tắc áp dụng trong bảo hiểm hàng hóa xuất
nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển..............................................................12
1.1.2.2. Rủi ro trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường
biển........................................................................................................................18
1.1.2.3.Tổn thất bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường
biển .......................................................................................................................20
1.2. Bồi thường tổn thất hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển......22
1.2.1.Khái niệm, vai trò và nguyên tắc trong bồi thường tổn thất....................22
1.2.1.1. Khái niệm, vai trò bồi thường tổn thất....................................................22
1.2.1.2. Nguyên tắc trong bồi thường tổn thất......................................................23
1.2.2. Giải quyết khiếu nại.....................................................................................24
1.2.2.1. Giám định tổn thất...................................................................................24
1.2.2.2. Giải quyết bồi thường..............................................................................27
1.2.3.Cách tính toán bồi thường tổn thất..............................................................28
1.2.3.1. Tổn thất bộ phận......................................................................................28

1.2.3.2. Tổn thất toàn bộ.......................................................................................30
1.2.3.3. Các chi phí được bảo hiểm bồi thường...................................................30
1.2.4. Các chỉ tiêu phân tích và đánh giá thực trạng của khâu giám định và bồi
thường...........................................................................................................30
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất
nhập khẩu.....................................................................................................32
1.2.5.1. Yếu tố khách quan...................................................................................32
1.2.5.2. Yếu tố chủ quan.......................................................................................33
CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA
XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI
PTI GIAI ĐOẠN 2007-2010 ..................................................................34
2.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện PTI và tình hình kinh
doanh bảo hiểm của PTI......................................................................................34
2.1.1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của PTI..........................................34
2.1.2. Các nghiệp vụ bảo hiểm đang triển khai tại PTI......................................39
2.1.3. Đánh giá chung về thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại
Việt Nam......................................................................................................41
Nguyễn Thị Thu Phương- Đ3BH2 Khoa Bảo Biểm
6
Trường Đại học Lao động xã hội Khóa luận tốt nghiệp
2.1.4. Tình hình kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở
bằng đường biển tại PTI giai doạn 2007-2010........................................42
2.2. Công tác giám định bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở
bằng đường biển tại PTI giai đoạn 2007-2010....................................................45
2.2.1. Công tác giám định bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở
bằng đường biển tại PTI giai đoạn 2007-2010........................................45
2.2.1.1. Quy trình giám định tổn thất của PTI......................................................45
2.2.1.2. Kết quả giám định của PTI gia đoạn 2007-2010.....................................49
2.2.2.Công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở
bằng đường biển tại PTI giai đoạn 2007-2010........................................50

2.2.2.1.Quy trình thực hiện bồi thường tổn thất hàng hóa của công ty...............50
2.2.2.2. Kết quả bồi thường của công ty PTI ......................................................56
2.2.3. Đánh giá chung ............................................................................................59
2.2.3.1. Những mặt đạt được và nguyên nhân......................................................59
2.2.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân.......................................................61
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN
TỐT HƠN CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA
XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI
PTI GIAI ĐOẠN TỚI.............................................................................64
3.1 Định hướng phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở
bằng đường biển tại PTI trong năm 2011...........................................................64
3.1.1.Chiến lược phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
chuyên chở bằng đường biển tại công ty bảo hiểm PTI giai đoạn tới. .64
3.1.2. Những vấn đề cần giải quyết để nâng cao hiệu quả công tác bồi thường
hàng hóa XNK chuyên chở bằng đường biển tại Công ty PTI. ............65
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu hiệu quả công tác bồi thường bảo hiểm
hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai đoạn tới...67
3.2.1. Đối với công tác khai thác khách hàng......................................................67
3.2.2. Đối với công tác phòng ngừa và hạn chế tổn thất....................................68
3.2.3. Đối với công tác giám định tổn thất...........................................................69
3.2.4. Đối với công tác bồi thường.......................................................................71
3.3.Một số khuyến nghị.................................................................................................74
3.3.1. Đối với hiệp hội bảo hiểm Việt Nam.........................................................74
3.3.2. Đối với Cơ quan Nhà nước và các ban ngành có liên quan....................75
KẾT LUẬN..............................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................1
Nguyễn Thị Thu Phương- Đ3BH2 Khoa Bảo Biểm
7
Trường Đại học Lao động xã hội Khóa luận tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta có sự phát triển vượt
bậc, từ khi gia nhập WTO việc giao lưu buôn bán giữa Việt Nam với các
quốc gia khác trên thế giới thường xuyên hơn và hoạt động xuất nhập
khẩu đã đóng góp không ít vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Việt Nam với bờ biển trải dài đất nước, lại nằm trong trung tâm của khu
vực Đông Nam Á nên vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là hình thức
vận chuyển chủ yếu của hàng hóa xuất nhập khẩu.
Cũng như bất kì hình thức vận chuyển nào, vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển luôn ẩn chứa những rủi ro không lường trước được vì thế bảo
hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu cho hàng hóa vận chuyển bằng đường
biển là hết sức cần thiết. Trong bảo hiểm công tác tính toán, phân bổ số
Nguyễn Thị Thu Phương- Đ3BH2 Khoa Bảo Biểm
8
Trường Đại học Lao động xã hội Khóa luận tốt nghiệp
tiền bồi thường cho các bên rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh
của các công ty bảo hiểm và của khách hàng được bảo hiểm. Ở Việt Nam
hiện nay, công tác dự báo rủi ro, hạn chế và phòng ngừa tổn thất cho hàng
hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển còn yếu kém chưa hiệu
quả trong khi hoạt động xuất nhập khẩu bằng đường biển ngày càng phát
triển. Vì vậy nhu cầu nâng cao hiệu quả công tác bồi thường bảo hiểm
hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển ngày càng trở nên
cấp thiết.
Trong thời gian thực tập tại PTI, em được tiếp cận với các nghiệp vụ
được triển khai tại công ty và nhận thấy nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá
XNK chuyên chở bằng đường biển đang ngày càng được chú trọng, có cơ
hội phát triển rất lớn và công tác bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm hàng
hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển đóng vai trò quan trọng
trong nghiệp vụ này, chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Thực trạng công
tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng

đường biển tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm bưu điện PTI giai đoạn 2007-
2010”
2. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về nghiệp vụ giám định – bồi thường hàng
hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển.
- Phân tích và đánh giá công tác giám định – bồi thường hàng hóa xuất
nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai đoạn 2007-2010.
- Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp thích hợp nhằm thực hiện tốt
hơn công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở
bằng đường biển tại PTI
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: công tác giám định – bồi thường hàng hóa
xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI.
- Phạm vi nghiên cứu: công tác giám định – bồi thường hàng hóa xuất
nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai đoạn 2007-2010.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được hoàn thành dựa trên phương pháp phân tích, tổng
hợp, diễn giải, phương pháp so sánh…
Nguyễn Thị Thu Phương- Đ3BH2 Khoa Bảo Biểm
9
Trường Đại học Lao động xã hội Khóa luận tốt nghiệp
5. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm:
Chương 1: Khái quát về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên
chở bằng đường biển và bồi thường bảo hiểm hàng hóa uất nhập khẩu
chuyên chở bằng đường biển.
Chương 2: Công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
chuyên chở bằng đường biển tại PTI giai đoạn 2007-2010
Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công

tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường
biển tại PTI giai đoạn tới.
Sau đây là toàn bộ bài khóa luận của em.
Nguyễn Thị Thu Phương- Đ3BH2 Khoa Bảo Biểm
10
Trường Đại học Lao động xã hội Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA
XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG
BIỂN VÀ BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT
NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.1. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường
biển chở bằng đường biển.
1.1.1. Vai trò của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở
bằng đường biển.
Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ yếu được chuyên chở bằng đường biển,
lượng hàng cũng như gia trị của mối chuyến hàng thường là rất cao nên
khi gặp rủi ro trong quá trình vận chuyển thì gây ra thiệt hại và tổn thất
lớn đối với các bên liên quan. Vì vậy mua bảo hiểm là một biện pháp để
giảm thiểu rủi ro và tổn thất.
Qua thực tiễn của hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập
khẩu chuyên chở bằng đường biển, nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất
nhập khẩu đã thể hiện vai trò của mình trong những mặt sau:
Thứ nhất, bảo hiểm đảm bảo an toàn, ổn định kinh doanh cho các
thương nhân, giúp họ khôi phục lại vị thế tài chính khi không may gặp
phải rủi ro, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của các bên trong hoạt
động vận chuyển đường biển và thương mại quốc tế do bảo hiểm áp dụng
việc bồi thường một phần trăm nhất định so với tổn thất thực tế để các bên
không thể trục lợi và phải tự chịu một phần trách nhiệm.
Thứ hai, do giá trị bảo hiểm của hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển
bằng đường biển là rất lớn nên phí thu được lớn hình thành nên một

nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế.
Thứ ba, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển có tác dụng
quan trọng trong đề phòng và hạn chế tổn thất. Trong quá trình giám định
bồi thường, người bảo hiểm luôn thống kê, ghi chép lại những nguyên
nhân có thể gây ra tổn thất, phân loại tổn thất và tìm ra các biện pháp phù
hợp để phòng ngừa và hạn chế tổn thất đói với từng loại hàng hóa. Do đó
công ty bảo hiểm có thể dự đoán thông báo các rủi ro có thể gặp phải đói
với một hành trình để bên tham gia bảo hiểm biết và phòng tránh. Bên
Nguyễn Thị Thu Phương- Đ3BH2 Khoa Bảo Biểm
11
Trường Đại học Lao động xã hội Khóa luận tốt nghiệp
cạnh đó, người được được bảo hiểm và người chuyên chở cũng phải nâng
cao trách nhiệm của mình trong việc bảo quản hàng hóa trong quá trình
vận chuyển và khi xảy ra tổn thất để đảm bảo sẽ được công ty bảo hiểm
bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm.
Thứ tư, hoạt động bảo hiểm tăng nguồn vốn cho ngân sách Nhà nước
từ các khoản phí thành lập doanh nghiệp, các khoản thuế, bảo hiểm trong
nước góp phần tăng thu, giảm chi ngoại tệ - hạn chế thâm hụt cán cân
thanh toán quốc gia.
1.1.2.Nội dung của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở
bằng đường biển.
1.1.2.1. Một số khái niệm và nguyên tắc áp dụng trong bảo hiểm hàng
hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển
* Người bảo hiểm
Là người đứng ra nhận bảo hiểm cho các cá nhân hoặc tổ chức khi có
yêu cầu; là người nhận trách nhiệm rủi ro, được hưởng phí bảo hiểm và
phải bồi thường tổn thất trong phạm vi bảo hiểm
* Người được bảo hiểm
Là người được có lợi ích bảo hiểm và là người bị thiệt hại khi rủi ro
xảy ra và là người được bồi thường bảo hiểm. Người được bảo hiểm kaf

người nộp phí bảo hiểm và có tên trong hợp đồng bảo hiểm.
Trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường
biển thì người mua bảo hiểm có thể là người bán hoặc người mua tùy theo
điều kiện giao hàng là gì.
* Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm
- Đối tượng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng
đường biển chính là hàng hóa. Theo định nghĩa trong Bộ Luật Hàng hải
năm 2005, tại điều 225: “Đối tượng bảo hiểm hàng hải có thể là bất kỳ
quyền lợi vật chất nào liên quan đến các hoạt động hàng hải mà có thể quy
ra tiền, bao gồm tàu biển, tàu biển đang đóng, hàng hóa, tiền cước vận
chuyển hàng hóa, tiền công vận chuyển hành khách, tiền thuê tàu, tiền
thuê mua tàu, tiền lãi ước tính của hàng hóa , các khoản hoa hồng, chi phí
tổn thất chung, trách nhiệm dân sự và các khoản tiền được đảm bảo bằng
tàu, hàng hóa và tiền cước vận chuyển. ”
Nguyễn Thị Thu Phương- Đ3BH2 Khoa Bảo Biểm
12
Trường Đại học Lao động xã hội Khóa luận tốt nghiệp
- Phạm vi bảo hiểm
Phạm vi bảo hiểm là giới hạn rủi ro được bảo hiểm và cũng là giới hạn
trách nhiệm của công ty bảo hiểm. Hàng hóa được bảo hiểm theo điều
kiện nào thì chỉ những rủi ro tổn thất quy định thao điều kiện đó mới được
bồi thường. phạm vi trách nhiệm càng rộng thì những rủi ro được bảo
hiểm càng nhiều và kéo theo mức phí càng lớn.
* Điều kiện bảo hiểm
Điều kiện bảo hiểm là những quy định phạm vi trách nhiệm của người
bảo hiểm đối với tổn thất của hàng hóa. Hàng được bảo hiểm theo điều
kiện bảo hiểm nào, chỉ những rủi ro tổn thất quy định trong điều kiện đó
mới được bối thường. Sau đây là các điều kiện bảo hiểm của Viện những
người bảo hiểm London (Institute of London Underwrites – ILU). Ngày
1/1/1936, ILU xuất bản ba điều kiện bảo hiểm hàng hóa là FPA, WA và

AR. Các điều kiện bảo hiểm bày được áp dụng rộng rãi trong hoạt động
thương mại quốc tế.
Ngày 1/1/1982, ILU xuất bản các điều kiện bảo hiểm mới thay thế các
điều kiện bảo hiểm cũ. Trong đó các điều kiện bảo hiểm hàng hóa mới
bao gồm:
- Institute Cargo Clauses C (ICC C) – điều kiện bảo hiểm C
- Institute Cargo Clauses B (ICC B) – điều kiện bảo hiểm B
- Institute Cargo Clauses A (ICC A) – điều kiện bảo hiểm A
- Institute War Clauses C – điều kiện bảo hiểm chiến tranh
- Institute Strikes Clauses C (ICC C) – điều kiện bảo hiểm đình công
+ Điều kiện bảo hiểm C
Rủi ro được bảo hiểm:
- Cháy hoặc nổ
- Tàu bị mắc cạn, chạm đất, bị đắm hoặc lật úp.
- Tàu đâm va nhau hoặc tàu, xà lan, phương tiện vận chuyển đâm va
phải vật thể khác không phải nước.
- Dỡ hàng tại cảng lánh nạn.
- Tổn thất chung
Nguyễn Thị Thu Phương- Đ3BH2 Khoa Bảo Biểm
13
Trường Đại học Lao động xã hội Khóa luận tốt nghiệp
- Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu theo điều
khoản hai tàu đâm va nhau đều có lỗi (Both to Blame Collision Clause)
quy định trong hợp đồng vận tải.
Rủi ro loại trừ: trong mọi trường hợp người bảo hiểm không bồi
thường những rủi ro sau đây:
- Tổn thất hay tổn hại do hành vi xấu, cố ý của người được bảo hiểm
- Rò rỉ, hao hụt thông thường về trọng lượng, khối lượng hoặc hao
mòn tự nhiên của đối tượng được bảo hiểm.
- Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do bao bì đầy đủ hoặc không thích

hợp.
- Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do nội tỳ (inherent vice) hoặc bản
chất của đối tượng bảo hiểm.
- Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí mà nguyên nhân là chậm trễ, cho dù
chậm trễ là do một rủi ro được bảo hiểm gây nên.
- Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do tình trạng không trả được nợ hoặc
thiếu thốn về mặt tài chính của chủ tàu, người quản lý tàu, người thuê tàu
hoặc người khai thác tàu.
- Thiệt hại cố ý hoặc sự phá hoại cố ý của đối tượng được bảo hiểm do
hành động phạm pháp của bất kỳ người nào.
- Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do việc sử dụng bất kỳ một vũ khí
chiến tranh nào có dung đến năng lượng nguyên tử, hạt nhân hoặc các
chất phóng xạ…
- Trong mọi trường hợp, bảo hiểm này không bảo hiểm những mất
mát, hư hỏng hoặc chi phí do tàu hoặc xà lan không đủ khả năng đi biển;
tùa, xà lan, các phương tiện vận chuyển khác, container, to axe không
thích hợp cho việc vận chuyển an toàn hàng hóa bảo hiểm mà người được
bảo hiểm hoặc người làm công cho họ đã biết tình trạng không đủ đi biển
hoặc không thích hợp đó vào lúc xếp hàng lên các phương tiện và công cụ
vận tải nói trên.
- Tổn thất xảy ra do chiển tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi
nghĩa hoặc hành động thù địch gây ra bởi hoặc chống lại một thế lực tham
chiến.
- Tổn thất do bị chiếm giữ, tịch thu, bị bắt, bị kiềm chế (không kể
cướp biển) và hậu quả của những hành động đó.
Nguyễn Thị Thu Phương- Đ3BH2 Khoa Bảo Biểm
14
Trường Đại học Lao động xã hội Khóa luận tốt nghiệp
- Tổn thất do bom mìn, ngư lôi hoặc vũ khí chiến tranh khác còn sót
lại trong các cuộc chiến tranh.

- Tổn thất được gây ra bởi người đình công, công nhân bị cấm xưởng
hoặc những người tham gia gây rối loạn lao động, bạo động hoặc nổi loạn.
- Tổn thất xảy ra do bạo động chính trị, động cơ chính trị.
+ Điều kiện bảo hiểm B
Ngoài những rủi ro được bảo hiểm như điều kiện bảo hiểm B còn bảo
hiểm thêm các rủi ro sau đây: động dất, núi lửa phun, sét đánh, nước cuốn
khỏi tàu, nước biển, sông, hồ xâm nhập vào hầm tàu, xà lan, phương tiện
vận tải, container, toa xe hoặc nơi chứa hàng, tổn thất nguyên kiện hàng
do rơi khỏi tàu hoặc trong quá trình xếp dỡ.
Các điều kiện khác giống như điều kiện C
+ Điều kiện bảo hiểm A
Rủi ro được bảo hiểm: mọi mất mát hoặc hư hỏng của đối tượng bảo
hiểm trừ các rủi ro loại trừ dưới đây.
Rủi ro loại trừ: cơ bản giống các điều kiện B và C, trừ rủi ro “thiệt hại
cố ý hoặc phá hoại”. Rủi ro này vẫn được bồi thường theo điều kiện A.
Các nội dung khác: giống như điều kiện B và C.
* Hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường
biển là sự thỏa thuận giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm, theo
đó người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những
hư hỏng hoặc mất mát của hàng hóa hay trách nhiệm liên quan đến hàng
hóa bảo hiểm do một rủi ro đã thỏa thuận gây ra, còn người được bảo
hiểm cam kết trả phí bảo hiểm.
Loại hợp đồng này mang tính chất là hợp đồng bồi thường, một hợp
đồng tín nhiệm và có thể chuyển nhượng được.
Có 2 loại hợp đồng chủ yếu:
- Hợp đồng bảo hiểm chuyến: là hợp đồng bảo hiểm cho một chuyến
hàng từ địa điểm này đến địa điểm khác ghi trên hợp đồng bảo hiểm.
Người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm về hàng hóa trong phạm vi một
chuyến hàng. Trên đó ghi rõ chi tiết hàng hóa, sắp xếp, phương tiện vận

chuyển, hành trình…
Nguyễn Thị Thu Phương- Đ3BH2 Khoa Bảo Biểm
15
Trường Đại học Lao động xã hội Khóa luận tốt nghiệp
- Hợp đồng bảo hiểm bao: là hợp đồng bảo hiểm cho nhiều chuyến
hàng trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm). Hợp đông bảo hiểm
bao có thể đưa ra dự kiến tổng số tiền bảo hiểm hoặc ấn định thời hạn
trong đó việc bảo hiểm hàng hóa sẽ được thực hiện có tính chất tự động,
linh hoạt khi có chuyến hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu mặc dù chưa kịp
khai báo và nếu vì một lí do nào đó chưa kịp gửi giấy yêu cầu bảo hiểm mà
hàng hóa đã bị tổn thất thì người bảo hiểm vẫn chịu trách nhiệm bồi thường.
Trong hợp đồng bảo hiểm có điều khoản “từ kho đến kho” thể hiện
thời hạn của hợp đồng bảo hiểm. Theo đó trách nhiệm bắt đầu có hiệu lực
từ khi hàng hóa được bảo hiểm rời kho hoặc nơi chứa hàng tại địa điểm
ghi trong hợp đồng bảo hiểm để bắt đầu vận chuyển và tiếp tục có hiệu
lực trong suốt quá trình vận chuyển bình thường. Trách nhiệm của người
bảo hiểm kết thúc tại một trong số các thời điểm sau tùy thuộc trường hợp
nào xảy ra trước:
- Giao hàng vào kho hay chứa hàng cuối cùng của người nhận hoặc
người khác có tên trong hợp đồng, hoặc
- Khi giao hàng vào kho hay nơi chứa hàng khác dù trước khi đến địa
điểm nhận hàng ghi trong hợp đồng mà người được bảo hiểm đã chọn
dung làm nơi chia hay phân phố hàng, hoặc là nơi chứa hàng ngoài hành
trình vận chuyển bình thường, hoặc
- Sau 60 ngày kể từ ngày hoàn thành việc dỡ hàng khỏi tàu biển hoặc
xà lan tại cảng dỡ hàng cuối cùng ghi trên hợp đồng bảo hiểm.
* Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm
- Giá trị bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm của hàng hóa bằng giá trị hàng hóa tại cảng đi “C”
cộng với phí bảo hiểm “T” và cước phí vận chuyển đến cảng “F” tức bằng

giá CIF. Ngoài ra để thỏa mãn nhu cầu của người tham gia bảo hiểm
nhằm đảm bảo quyền lợi của họ người được bảo hiểm có thể bảo hiểm
thêm cả các khoản lãi dự tính cho việc xuất, nhập khẩu mang lại.
Giá trị lúc đó là: CIF + 10%CIF
Công thức xác định giá CIF
I: là phí bảo hiểm
R: tỷ lệ phí
I = R . CIF
Nguyễn Thị Thu Phương- Đ3BH2 Khoa Bảo Biểm
16
Trường Đại học Lao động xã hội Khóa luận tốt nghiệp

R
FC
FCIFRCFICCIF

+
=+×+=++=
1
Giá trị bảo hiểm (V) = giá
R
FC
CIF

+
=
1
C (Cost): giá hàng được tính bằng FOB ở cảng đi
F (Fieght): cước phí vận chuyển
Hoặc nếu bảo hiểm cả phần lãi dự tính thì

R
aFC
V

+×+
=
1
)1()(
Trong đó: a là số % lãi dự tính
- Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm là giới hạn trách nhiệm của Người bảo hiểm đối với
mỗi sự cố. Giá trị bảo hiểm là cơ sở của số tiền bảo hiểm, người tham gia
có theer mua bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm (bảo hiểm đúng giá trị) hay
số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm (bảo hiểm dưới giá trị) và mua bảo
hiểm với số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm (bảo hiểm trên giá trị).
Về nguyên tắc thì số tiền bảo hiểm có thể nhỏ hơn hoặc bằng giá trị
bảo hiểm, nếu số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm thì phần lớn hơn
sẽ không được tính. Ngược lại nếu số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo
hiểm tức là người được bảo hiểm tự bảo hiểm lấy một phần thì người bảo
hiểm cũng chỉ bồi thường trong phạm vi số tiền bảo hiểm sẽ bồi thường
theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm.
Nếu đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm trùng nghĩa là cùng một rủi ro
cùng một giá trị bảo hiểm nhưng lại bảo hiểm tại nhiều cồng ty thì trách
nhiệm của tất cả các công ty bảo hiểm cũng chỉ giới hạn trong số tiền bảo
hiểm. Như vậy số tiền bảo hiểm cùng với điều kiện bảo hiểm sẽ giới hạn
trách nhiệm của các công ty bảo hiểm đối với các hợp đồng bảo hiểm.
- Phí bảo hiểm
Nguyễn Thị Thu Phương- Đ3BH2 Khoa Bảo Biểm
17
Trường Đại học Lao động xã hội Khóa luận tốt nghiệp

Phí bảo hiểm là khoản tiền mà người được bảo hiểm phải nộp cho
người bảo hiểm để bảo hiểm số hàng hóa xuất nhập khẩu của mình. Thực
chất phí bảo hiểm là giá cả của sản phẩm bảo hiểm.
Phí bảo hiểm thường được tính trên cơ sở giá trị bảo hiểm hoặc số tiền
bảo hiểm và tỷ lệ phí bảo hiểm.
Để tính phí bảo hiểm, phải căn cứ vào một số nguyên tắc:
- Tổng các khoản nộp phải đủ cho các khoản chi trả bao gồm cả quản
lý phí và dự phòng.
- Mức phí càng cao thì mức bảo hiểm càng cao.
- Mức chi trả cao nhất cũng không được vượt quá giá trị bảo hiểm.
Phí bảo hiểm (P) được xác định như sau:
R
R
aFC
P
×

+×+
=
1
)1()(
(nếu bảo hiểm theo lãi dự tính)
Hay
RCIFR
R
FC
P
×=×

+

=
1
(nếu không bảo hiểm lãi dự tính)
Tỷ lệ phí bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận
giữa người tham gia bảo hiểm và người bảo hiểm.
1.1.2.2. Rủi ro trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở
bằng đường biển
a. Khái niệm
Rủi ro hàng hải là những tai nạn, tai họa, sự cố xảy ra một cách bất
ngờ, ngẫu nhiên hoặc những mối đe dọa nguy hiểm xảy ra thì gây tổn thất
cho đối tượng bảo hiểm. Ví dụ như cháy, đắm tàu, hàng bị hư hỏng, chiến
tranh, cướp biển, mất mát hàng hóa…
Mọi rủi ro được bảo hiểm phải đáp ứng một số yêu cầu sau:
- Phải có khả năng xảy ra: đây là điều kiện quan trọng đầu tiên vì nếu
rủi ro không xảy ra, không gây hư hại, tổn thất cho hàng hóa thì không
cần bảo hiểm.
- Phải có tính chất không xác định: tính không xác định thể hiện ở
những yếu tố như không xác định được rủi ro có xảy ra hay không, hoặc
có thể xác định được khả năng xảy ra rủi ro nhưng lại không biết nó sẽ
xảy ra vao thời điểm nào, hoặc có thể xác định được thời điểm xảy ra rủi
ro nhưng lại không xác định được mức tổn thất mà hàng hóa gặp phải.
Nguyễn Thị Thu Phương- Đ3BH2 Khoa Bảo Biểm
18
Trường Đại học Lao động xã hội Khóa luận tốt nghiệp
- Phải có tính chất có thể xảy ra trong tương lai: nghĩa là khi ký hợp
đồng bảo hiểm thì đối tượng bảo hiểm chưa gặp rủi ro. Nếu rủi ro đối với
hàng hóa đã xảy ra hoặc rủi ro đã bị hủy bỏ thì hợp đồng không còn hiệu lực.
- Phải có tính hợp pháp: công ty bảo hiểm sẽ không bồi thường chi
những rủi ro không hợp pháp như buôn lậu, hành vi cố ý của thuyền
trường hay thuyền viên gây ra thiệt hại hàng hóa

b. Phân loại rủi ro
Trong quá trình vận chuyển bằng đường biển, hàng hóa có thể chịu tác
động bởi nhiều rủi ro. Người bảo hiểm thường chia các loại rủi ro đó
thành 4 loại: rủi ro thông thường, rủi ro phụ, rủi ro riêng và rủi ro loại trừ.
* Rủi ro thông thường
Rủi ro thông thường bao gồm các rủi ro như mắc cạn, chìm đắm,
cháy, đâm va, tàu mất tích, ném xuống biển… Đây là những hiểm họa chủ
yếu của biển, thường gây ra những tổn thất lớn cho chủ hàng và chủ tàu.
- Mắc cạn: là hiện tượng đáy tàu chạm sát với đáy biển hoặc chướng
ngại vật do một sự cố bất thường gây ra làm cho tàu không chậy được nữa
khiến hành trình của tàu bị gián đoạn hoặc thậm chí bị chấm dứt.
- Đắm tàu: là hiện tượng toàn bộ phần nổi của con tàu bị chìm xuống
nước do một sự cố bất ngờ xảy ra khi con tàu đang hành thủy hoặc neo
đậu và hành trình của tàu bị chấm dứt.
- Cháy: là hiện tượng ôxy hóa có tỏa nhiệt cao gây ra bởi một sự cố
bất ngờ không kiểm soát được xảy ra trên tàu. Mặc dù môt trường hoạt động
của tàu biển là nước xong việc dập lửa trên tàu cũng không dễ dàng, hơn nữa
cháy trên tàu lại càng nghiêm trọng hơn, cháy có thể gây ra nổ tàu.
- Đâm va: là hiện tượng phương tiện vận chuyển bị va chạm với một
mật thể cố định hoặc di động. trong thực tế, tàu biển thường va chạm với
những vật thể như: cầu cảng, kè cống, cầu trên sông, dàn khoan, hệ thống
đường ống ngầm, tàu khác, băng trôi, thủy phi cơ…
- Tàu mất tích: hiện tượng tàu không đến cảng quy định và chủ tàu
hoàn toàn không nhận được tin tức về tàu sau một thời gian hợp lý được
gọi là việc tàu mất tích. Hàng hóa trên tàu bị mất tích được gọi là tổn thất
toàn bộ thực tế.
- Ném bỏ xuống biển: ám chỉ hành động ném hàng hóa hoặc một phần
thiết bị, dự trữ của tàu xuống biển để làm nhẹ tàu hoặc tránh một nguy cơ
Nguyễn Thị Thu Phương- Đ3BH2 Khoa Bảo Biểm
19

Trường Đại học Lao động xã hội Khóa luận tốt nghiệp
nguy hiểm khác nhằm cứu tàu, hàng khi gặp nạn. Trong thực tế việc ném
bỏ xuống biển thường xảy ra trong tình huống: tàu bị mắc cạn, tàu bị lật
nghiêng do lệch trọng tâm, tàu bị bão, tàu bị thủng, hàng trên tàu bị cháy...
- Nước cuốn trôi khỏi tàu: hiện tượng hàng hóa bị sóng gạt, bị đứt dây
chằng buộc bị cuốn trôi xuống biển. Hàng hóa bị cuốn trôi xuống biển
thường xảy ra trong trường hợp tàu gặp bão, thời tiết xấu, biển động, sóng
lớn.
- Dỡ hàng tại cảng lãnh nạn: hàng hóa bị dỡ tại cảng lánh nạn là
trường hợp hàng hóa bị dỡ bắt bược tại một cảng dọc đường trước khi tới
cảng đích do tàu chở hàng gặp sự cố hoặc nguy cơ đe dọa phải ghé vào để
ẩn náu. Cảng lánh nạn là cảng không có trong hành trình mà tàu phải đến
đế làm hàng hoặc cung ứng.
- Phương tiện trên bộ bị đổ hoặc trật bánh: rủi ro náy có thể xảy ra đối
với hàng hóa trên quãng đường vận chuyển trên bộ từ kho người bán tới
cảng bốc hàng hoặc từ cảng dỡ hàng tới kho của người mua.
- Nước biển, sông, hồ chảy vào tàu, sà lan, container hoặc nơi chứa
hàng: đây là hiện tượng nước biển, nước sông, hồ xâm nhập vào hầm tàu,
sà lan, container, xe nâng hàng, nơi chứa hàng có mái che hay ngoài trời
làm hàng hóa bị hư hỏng.
- Động đất, núi lửa phun, sét đánh.
- Mất cắp, giao thiếu hàng hoặc không giao hàng.
- Hành vi phi pháp của thuyền trưởng, thủy thủ
- Cướp biển
* Rủi ro riêng (rủi ro được bảo hiểm trong trường hợp đặc biệt)
Rủi ro do hành vi cố tình vi phạm của thuyền trưởng và thủy thủ đoàn;
phương tiện chuyên chở bị mất tích không rõ nguyên nhân; rủi ro do chiến
tranh, đình công, bạo loạn thường không được bảo hiểm.
* Rủi ro loại trừ
Rủi ro loại trừ là những rủi ro không được bảo hiểm trong bất kì

trường hợp nào. Các rủi ro xuất phát từ nguyên nhân như: hành vi xấu, cố
ý của người được bảo hiểm, bao bì đóng gói không thích hợp, chuẩn bị
hàng hóa không đầy đủ, xếp hàng hỏng lên tàu, chậm chễ hành trình…
1.1.2.3.Tổn thất bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng
đường biển
Nguyễn Thị Thu Phương- Đ3BH2 Khoa Bảo Biểm
20
Trường Đại học Lao động xã hội Khóa luận tốt nghiệp
Trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, tổn thất là một thuật ngữ dùng
để chỉ tình trạng mất mát, hư hại hay giảm giá trị, giá trị sử dụng của hàng
hóa được bảo hiểm do sự tác động của rủi ro. Chi phí là các khoản tiền mà
người được bảo hiểm đã chi ra hoặc phía đóng góp liên quan đến việc đề
phòng hạn chế tổn thất cho hàng hóa.
Tổn thất được chia thành tổn thất toàn bộ và tổn thất bộ phận nếu căn
cứ vào quy mô, mức độ của tổn thất. Tổn thất được chia thành tổn thất
chung và tổn thất riêng nếu căn cứ vào tính chất liên quan về quyền lợi và
trách nhiệm của các bên đối với tổn thất.
*Tổn thất toàn bộ là toàn bộ hàng hóa bị phá hủy, hỏng, mất mát thiệt
hại hoán toàn hoặc về số lượng, khối lượng, trọng lượng, phẩm cấp hoặc
mất hết giá trị sử dụng. Tổn thất toàn bộ được chia thành tổn thất toàn bộ
thực tế và tổn thất toàn bộ ước tính.
- Tổn thất toàn bộ thực tế là toàn bộ hàng hóa đã được bảo hiểm bị hư
hỏng, mất mát, biến dạng, biến chất so với lúc bắt đầu bảo hiểm hoặc bị
mất đi, bị tước đoạt không còn khả năng lấy lại được. Tổn thất toàn bộ
thực tế đã xảy ra ở một trong các trường hợp sau: hàng bị phá hủy hoàn
toàn, hàng không còn khả năng lấy lại được, hàng bị mất hoàn toàn giá trị
sử dụng…
- Tổn thất toàn bộ ước tính: là là toàn bộ hàng hóa đã được bảo hiểm
bị hư hỏng, mất mát, biến dạng, biến chất chưa dẫn đến tổn thất toàn bộ
thực tế, sẽ không tránh khỏi tổn thất toàn bộ thực tế; hoặc nếu phải bỏ

thêm các chi phí để cứu hàng hóa đó thì số tiền còn lớn hơn giá trị hàng
hóa được bảo hiểm.
* Tổn thất bộ phận
Tổn thất bộ phận là sự mất mát, hư hỏng, giảm giá trị một phần hàng
hóa được bảo hiểm. Tổn thất bộ phận xảy ra trong các trường hợp như
sau: hư hỏng hoàn toàn một phần hàng hóa, hàng bị giảm về trọng lượng,
thể tích, giá trị…
* Tổn thất riêng
Tổn thất riêng là tổn thất chỉ gây thiệt hại cho riêng quyền lợi của một
hoặc một số chủ hàng trên tàu và chỉ liên quan đến quyền lợi của những
chủ hàng và những người bảo hiểm cho các chủ hàng đó mà thôi. Tổn thất
riêng do thiên tai, tai nạn, hiểm họa bất ngờ gây ra. Tổn thất riêng có thể
là tổn thất bộ phận hoặc tổn thất toàn bộ của các chủ hàng riêng biệt.
Nguyễn Thị Thu Phương- Đ3BH2 Khoa Bảo Biểm
21
Trường Đại học Lao động xã hội Khóa luận tốt nghiệp
Người bảo hiểm không những bồi thường giá trị thiệt hại vật chất cảu
tổn thất riêng mà còn chi trả cả những chi phí liên quan đến tổn thất riêng
nhằm hạn chế tổn thất goi là chi phí tổn thất riêng. Chi phí tổng thất riêng
là những chi phí phát sinh tại cảng đi và cảng dọc đường sau khi hàng hóa
đã bị tổn thất nhằm giảm thiểu mức độ tổn thất.
* Tổn thất chung
Tổn thất chung (TTC) là loại tổn thất có tính chất hy sinh vì mục tiêu
chung, phục vụ lợi ích chung cho những trường hợp và điều kiện đặc biệt
(những hi sinh hay chi phí đặc biệt được tiến hàng một cách cố ý hoặc hợp
lý nhằm cứu tàu, cước phí và hàng hóa trên tàu thoát khỏi một sự nguy
hiểm chung, thực sự đối với chúng).
Tổn thất được xem là tổn thất chung khi nó phát sinh từ hành động tổn
thất chung – hành động xảy ra vì an toàn chung của số đông quyền lợi có
mặt trên tàu và nó chính là sự hi sinh quyền lợi của một số ít nhằm cứu

vãn những tài sản còn lại trong tai nạn. Một tổn thất chung có các đặc
trưng như phải là hành động tự nguyện, hữu ý của thuyền viên, thuyền
trưởng trên tàu; sự hi sinh phải là đặc biệt; sự hi sinh hoặc chi phí phải
hợp lý và vì an toàn chung cho tất cả các quyền lợi trong hành trình; tai
họa phải thực sự xảy ra và nghiêm trọng; mất mát thiệt hại hoặc chi phí
phải là hậu quả trực tiếp của hàng động tổn thất chung; xảy ra ở trên
biển…
Tổn thất chung được chia làm hai bộ phận là hy sinh tổn thất chung và
chi phí tổn thất chung
- Hy sinh tổn thất chung là sự hy sinh một phần tài sản để cứu vãn
những tài sản còn lại. Ví dụ như tàu bị mắc cạn phải vứt bớt hàng xướng
biển để làm nhẹ tàu tránh mắc cạn và phần hàng hóa bị vứt xuống biển
được gọi là hy sinh tổn thất chung
- Chi phí tổn thất chung là chi phí phát sinh do hậu quả của hành động
tổn thất chung như chi phí hoa tiêu, chi phí bốc dỡ lưu kho hàng hóa, chi
phí thuê tàu lai dắt…
1.2. Bồi thường tổn thất hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở
bằng đường biển.
1.2.1.Khái niệm, vai trò và nguyên tắc trong bồi thường tổn thất
1.2.1.1. Khái niệm, vai trò bồi thường tổn thất
Nguyễn Thị Thu Phương- Đ3BH2 Khoa Bảo Biểm
22
Trường Đại học Lao động xã hội Khóa luận tốt nghiệp
Khái niệm: Bồi thường là hoạt động được tiến hành khi có tổn thất
xảy ra đối với đối tượng được bảo hiểm. Do đó có thể hiểu bồi thường là
sự đền bù chính xác về tài chính đủ để khôi phục tình trạng tài chính ban
đầu của người được bảo hiểm như trước khi xảy ra tổn thất.
Qua thực tế có thể thấy bồi thường có vai trò rất lớn đối với người
được bảo hiểm và đối với cả nền kinh tế nói chung.
- Đối với người được bảo hiểm: Bồi thường góp phần giảm thiểu tổn

thất mà họ gặp phải, nhanh chóng khôi phục lại tình hình tài chính giúp họ
tiếp tục sản xuất kinh doanh và hoạt động. Có thể nhận thấy đây chính là
mục đích chính của người được bảo hiểm khi tiến hành mua bảo hiểm.
- Đối với người bảo hiểm: bồi thường thể hiện chất lượng sản phẩm,
dịch vụ của họ. Nếu họ thực hiện bồi thường đúng, đầy dủ, nhanh chóng
thì góp phần nâng cao uy tín dịch vụ của họ, nói cách khác chính là cho
công ty bảo hiểm.
- Đối với xã hội và nền kinh tế: bồi thường giúp cho hoạt động sản
xuất kinh doanh, buôn bán không bị gián đoạn.
1.2.1.2. Nguyên tắc trong bồi thường tổn thất
Việc thực hiện bồi thường tại các công ty bảo hiểm thường thực hiện
theo các nguyên tắc sau:
- Bồi tường bằng tiền mặt, không bồi thường bằng hiện vật
Tiền bồi thường là tiền mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Trong
trường hợp không có thỏa thuận thì nộp phí bảo hiểm bằng loại tiền tệ nào
thì bồi thường bằng loại tiền tệ đó.
- Trách nhiệm của người bảo hiểm chỉ giới hạn trong phạm vi số tiền
bảo hiểm
Tuy nhiên nếu số tiền bồi thường tổn thất cộng với các chi phí cứu hộ,
chi phí đã bỏ ra để cứu vớt hàng hóa, chi phí đánh giá và bán lại hàng hóa,
chi phí giám định thì dù có nhiều hơn số tiền bảo hiểm người bảo hiểm
vẫn phải bồi thường.
- Khi thanh toán tiền bồi thường tổn thất chung, người bảo hiểm có
thể khấu trừ những khoản thu nhập mà người được bảo hiểm đã đòi được
ở người thứ ba
Nguyên tắc này đảm bảo sự công bằng trong việc thanh toán tiền bồi
thường tổn thất chung. Tránh hiện tượng trục lợi bảo hiểm hàng hóa xuất
Nguyễn Thị Thu Phương- Đ3BH2 Khoa Bảo Biểm
23
Trường Đại học Lao động xã hội Khóa luận tốt nghiệp

nhập khẩu, người được bảo hiểm vừa là bên thứ ba bồi thường vừa được
người bảo hiểm bồi thường.
Ngoài ra trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa có nguyên tắc bồi thường
dựa trên mức miễn thường. Nghĩa là khi tổn thất xảy ra đạt và vượt mức
miễn thường thì người bảo hiểm sẽ bồi thường. Nếu tổn thất nhỏ hơn mức
miến thường thì người tham gia bảo hiểm sẽ gánh chịu. Mức miễn thường
gồm có hai loại:
+ Miễn thường có khấu trừ: nếu tổn thất đạt và vượt mức miễn thường
thì người bảo hiểm phải thanh toán.
Số tiền bồi thường = Tổn thất thực tế - Mức miễn thường
+ Miễn thường không có khấu trừ: nếu tổn thất xảy ra đạt mức miến
thường thì bảo hiểm sẽ bồi thường.
Số tiền bồi thường = Tổn thất thực tế
Tùy từng loại hàng hóa có mức miễn thường khác nhau phụ thuộc vào
đặc tính và bản chất của hàng đó.
1.2.2. Giải quyết khiếu nại
Theo thỏa thuận của hợp đồng bảo hiểm, khi có các sự hiện bảo hiểm
xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm phải có trách nhiệm và nghĩa vụ bồi
thường hoặc chi trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng quyền lợi bảo
hiểm. Để được bồi thường hoặc chi trả, bên tham gia bảo hiểm tiến hành
khiếu nại đòi bồi thường hoặc chi trả đối với doanh nghiệp bảo hiểm, văn
bản khiếu nại thường là giấy yêu cầu đòi bồi thường hoặc chi trả. Nội
dung chính của công tác khiếu nại gồm 2 khâu là giám định tổn thất và
giải quyết bồi thường.
1.2.2.1. Giám định tổn thất
Giám định tổn thất được thực hiện bởi các chuyên viên giám định.
Tùy từng nước, từng loại hình doanh nghiệp và tùy từng nghiệp vụ bảo
hiểm mà quy chế về chuyên viên giám định cũng khác nhau.
Giám định tổn thất hàng hóa là nghiệp vụ do chuyên viên giám định,
người bảo hiểm hoặc công ty giám định do người bảo hiểm ủy quyền

nhằm đánh giá, phân tích, xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất, giảm
giá trị thương mại của hàng hóa, lấy đó làm cơ sở cho việc tính toán, chi
trả tiền bồi thường tổn thất.
Nguyễn Thị Thu Phương- Đ3BH2 Khoa Bảo Biểm
24
Trường Đại học Lao động xã hội Khóa luận tốt nghiệp
Khi tổn thất xảy ra tại cảng đến hoặc bất kì cảng dọc đường nào thì
người được bảo hiểm phải nhanh chóng gửi thông bảo tình hình tổn thất
với công ty hoặc đại lý giải quyết khiếu nại của công ty bảo hiểm tại cảng
đó. Đồng thời chuẩn bị những giấy tờ, chứng từ cần thiết, bản yêu cầu
giám định gửi tới đại lý giám định của cơ quan bảo hiểm ở đó để được
giám định và đánh giá tổn thất đối với hàng hóa. Khi nhận được giấy yêu
cầu giám định của người được bảo hiểm công việc của đại lý bảo hiểm
được tiến hành như sau:
a. Chấp nhận yêu cầu giám định
Sau khi nhận được yêu cầu giám định của người được bảo hiểm, cơ
quan giám định tiến hành kiểm tra xem có chấp nhận yêu cầu giám định
không căn cứ vào các yếu tố:
- Thời gian hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm
- Hàng bị tổn thất có thuộc phạm vi của đối tượng bảo hiểm hay
không
- Tổn thất là do rủi ro được bảo hiểm gây ra hay rủi ro loại trừ
Nếu kiểm tra nếu thấy không phù hợp phải thông báo ngay cho người
được bảo hiểm để họ có biện pháp xử lí khác. Nếu đã phù hợp thì cần
kiểm tra có đử các giấy tờ, chứng từ theo quy định chưa, thông báo cho
bên yêu cầu giám định bổ sung đầy đủ hồ sơ và thông bảo là chấp nhận
giám định, gửi giám định viên đến để giám định
b. Tiến hành giám định
- Phương pháp giám định
Căn cứ vào yêu cầu giám định, loại hàng bị tổn thất, loại tổn thất…

người bảo hiểm sẽ lựa chọn phương pháp nào phù hợp nhất. Trong thực tế
thường có 3 phương pháp sau:
+ Phương pháp giám định cảnh quan
+ Phương pháp giám định điều tra chọn mẫu
+ Phương pháp giám định đo lường tính toán
- Chuẩn bị giám định: cơ quan giám định xác định thời gian, địa điểm
và phương pháp giám định sao cho phù hợp nhất. Sau đó cử giám định
viên hàng hải, có thể mời them chuyên gia, cơ quan giám định khác và các
bên có liên quan tham gia giám định theo nguyên tắc giám định đối tịch
- Trình tự thực hiện giám định
Nguyễn Thị Thu Phương- Đ3BH2 Khoa Bảo Biểm
25

×