MỤC LỤC
1
DANH MỤC VIẾT TẮT
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
BHXH TN: Bảo hiểm xã hội tự nguyện
ASXH: An sinh xã hội
NLĐ: Người lao động
NSDLĐ: Người sử dụng lao động
2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong các bộ phận cấu thành của hệ thống an sinh xã hội ( ASXH )
thì bảo hiểm xã hội (BHXH) đóng một vai trò chủ đạo và quan trọng
nhất. BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của
người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết,
trên cơ sở mức đóng góp vào Quỹ BHXH. BHXH góp phần tạo ra cơ chế
chia sẻ rủi ro , nâng cao tính cộng đồng xã hội , củng cố truyền thống
đoàn kết , gắn bó giữa các thành viên trong xã hội, ngoài ra BHXH còn
có vai trò to lớn đối với sư phát triển kinh tế của mỗi quốc gia v.v…
Chính vì những ý nghĩa quan trọng như vậy mà BHXH đã trở thành một
cấu phần cơ bản, quan trọng nhất của hệ thống an sinh xã hội , là cơ sở để
phát triển các bộ phận an sinh xã hội khác.
Nhìn lại chặng đường phát triển của ngành BHXH Việt Nam từ
trước tới nay , tuy đã đạt được nhiều thành tựu đóng góp to lớn vào sự
phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh xã hội , nhưng bên cạnh đó
BHXH nước ta vẫn còn có những mặt hạn chế nhất định về cơ chế , chính
sách cũng như cơ chế hoạt động nên những mục tiêu đạt được trong
những năm vừa qua có thể nói là chưa tương xứng với tiềm lực phát
triển.
Đây chính là tính nhân văn khách quan của BHXH, là nền tảng cho
sự ổn định và phát triển xã hội. BHXH chính là một “kênh” quan trọng
tạo ra sự công bằng này. Các quốc gia, dù đã phát triển hay đang phát
triển, vẫn tiếp tục hoàn thiện, tiếp tục đổi mới chính sách BHXH của
mình trong hệ thống ASXH.Vì vậy em quyết định chọn đề tài “ Mối
quan hệ giữa chính sách Bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội ” làm đề
tài tiểu luận cho môn Lý thuyết Bảo hiểm xã hội.
Bài tiểu luận gồm 3 chương :
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ AN
SINH XÃ HỘI
3
CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ
HỘI VÀ AN SINH XÃ HỘI.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI TRONG
THỜI GIAN TỚI
Trong quá làm bài tiểu luận do hạn chế về nguồn số liệu về
BHXH Việt Nam nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, em kính
mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô trong bộ môn để giúp
bài viết của em được hoàn thiện hơn.Em xin chân thành cảm ơn
4
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ
AN SINH XÃ HỘI
1.1. Giới thiệu chung về Bảo hiểm xã hội và An sinh xã hội
1.1.1. Khái niệm về Bảo hiểm xã hội:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu
nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao
động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
1.1.2. Khái niệm về chính sách Bảo hiểm xã hội:
Chính sách bảo hiểm xã hội là những nguyên tắc và biện pháp của
nhà nước vè vấn đề bảo hiểm xã hội cho người lao động nhằm đảm bảo
thực hiện quyền tham gia và thụ hưởng BHXH cho mọi thành viên xã
hội, góp phần ổn định, công bằng và phát triển xã hội.
1.1.3 Khái niệm an sinh xã hội
Các khái niệm về an sinh xã hôi ở mỗi quốc gia , mỗi khu vực trên
thế giới có sự khác nhau nhưng về cơ bản thì mục đích cao nhất của nó
vẫn là góp phần bảo đảm đời sống và thu nhập cho mọi người trong xã
hội, thuật ngữ “an sinh xã hội” mỗi nước lại sử dụng thành những từ khác
nhau, mặc dù nội dung đều hiểu như nhau nhưng do được dịch từ nhiều
ngôn ngữ khác nhau như Bảo đảm xã hội, An toàn xã hội, Bảo trợ xã hội
hoặc An sinh xã hội đối với Việt Nam.
Ở Việt Nam cũng có nhiều luồng ý kiến và định nghĩa về khái
niệm “an sinh xã hội” của nhiều học giả khác nhau , tưu trung lại có thể
khái quát về định nghĩa An sinh xã hội tại việt Nam như sau : an sinh xã
hội là sự bảo vệ, trợ giúp của Nhà nước và cộng đồng đối với những
người “Yếu thế” trong xã hội bằng các biện pháp khác nhau nhằm hỗ trợ
cho các đối tượng khi họ bị suy giảm khả năng lao động, giảm sút thu
nhập hoặc là bị rủi ro, bất hạnh, hoặc là trong tình trạng nghèo đói, hoặc
là ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, mất
sức lao động, già yếu...động viên, khuyến khích tự lực vươn lên giải
quyết vấn đề của chính họ.
5
1.2.Bộ phận hợp thành của an sinh xã hội.
Ở Việt Nam hiện nay cũng tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về
vấn đề an sinh xã hội và các bộ phận cấu thành. Tuy nhiên, có thể thấy
rằng hiện tại, an sinh xã hội ở Việt Nam là một ngành luật tương đối mới
mẻ được cấu thành gồm ba bộ phận chính là: Bảo hiểm xã hội, Cứu trợ xã
hội và Ưu đãi xã hội.
1.2.1. Cứu trợ xã hội
Cứu trợ xã hội là một công tác trọng tâm trong chính sách xã hội ở
nước ta. Cứu trợ xã hội ở Việt Nam được thực hiện chủ yếu theo hai chế
độ: cứu trợ thường xuyên và cứu trợ đột xuất. Cứu trợ thường xuyên áp
dụng với các đối tượng người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật
nặng... với các hình thức bằng tiền, hiện vật để giúp đỡ các đối tượng này
ổn định cuộc sống. Cứu trợ xã hội đột xuất áp dụng với các đối tượng gặp
rủi ro, hoạn nạn, thiên tai hạn hán, hoả hoạn... Chế độ cứu trợ này có tính
chất tức thời giúp đỡ con người vượt qua hoạn nạn, khó khăn.
1.2.2. Ưu đãi xã hội
Là một bộ phận đặc thù trong hệ thống an sinh xã hội Việt Nam. Đối
tượng hưởng ưu đãi xã hội là những người tham gia bảo vệ giải phóng đất
nước. Ưu đãi xã hội là sự đãi ngộ về vật chất và tinh thần đối với những
người có công với nước với dân, với cách mạng (và thành viên của gia
đình) nhằm ghi nhận những công lao đóng góp, hy sinh cao cả của họ.
Điều này chẳng những thể hiện trách nhiệm của Nhà nước, cộng đồng và
toàn xã hội, mà còn nói lên đạo lý của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”,
“ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Tóm lại, an sinh xã hội là một chủ trương chính sách lớn của Đảng
và Nhà nước ta, giữ vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội đã
được nhấn mạnh trong các kỳ đại hội Đảng, đặc biệt tại Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ IX (2001):
“Khẩn trương mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội. Sớm
thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động... Thực
hiện các chính sách xã hội bảo đảm an toàn cho cuộc sống của các thành
6
viên cộng đồng, bao gồm bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc
các thành phần kinh tế, cứu trợ xã hội đối với người gặp rủi ro, bất
hạnh, ... thực hiện chính sách ưu đãi xã hội và vận dụng toàn dân tham
gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa...”. Để triển khai thực hiện chủ
trương này, thời gian qua chúng ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật
với mục đích nhằm tiến tới xây dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh xã
hội, là “tấm lá chắn” cho mọi thành viên xã hội, xây dựng một xã hội văn
minh, tiến bộ và phát triển bền vững.
1.2.3. Bảo hiểm xã hội
Hệ thống an sinh xã hội là một hệ thống tổng hợp gồm nhiều chế độ,
chính sách mà trong đó mỗi chế độ, chính sách đều có vai trò, chức năng
và phạm vi hoạt động riêng, mang tính kết hợp nhằm tạo ra một mạng
lưới an sinh xã hội rộng khắp, bao trùm toàn bộ dân cư của một quốc gia.
Hệ thống này có mục tiêu bảo vệ mọi thành viên trước những rủi ro và
giữ gìn cuộc sống của họ với những biện pháp thích hợp hay những
quyền lợi hợp lý trước những biến động bất thường xảy ra hay trong
những hoàn cảnh và điều kiện đặc biệt. Tuy nhiên, trong hệ thống an sinh
xã hội thì hệ thống BHXH giữ vai trò trụ cột, bền vững nhất. Phát triển
BHXH sẽ là tiền đề và điều kiện để thực hiện tốt các chính sách an sinh
xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hệ thống bảo hiểm xã hội sẽ bảo đảm quyền lợi cho người lao động
trên cơ sở đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động. Theo
phương thức đó, người lao động phải có đóng góp vào quỹ BHXH mới
được quyền lợi BHXH. Còn mối quan hệ giữa mức đóng và quyền lợi
được hưởng lại chịu sự ràng buộc của các nguyên tắc như: nguyên tắc
đoàn kết tương trợ chia sẻ rủi ro (thể hiện ở chính sách, chế độ ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp...), nguyên tắc tương quan
giữa đóng và hưởng có sự can thiệp nhờ cách thức phân phối lại mang
tính xã hội (chế độ hưu trí, tử tuất).
Bản chất của BHXH là sự bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế
thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm
đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao
7
động hoặc chết trên cơ sở đóng góp vào quỹ BHXH do Nhà nước tổ chức
thực hiện.
1.3. Vai trò chính sách bảo hiểm xã hội ( BHXH ) đối với an sinh
xã hội ( ASXH ).
1.3.1. Thực hiện chính sách BHXH, nhằm ổn định cuộc sống
người lao động, trợ giúp người lao động khi gặp rủi ro: ốm đau, tai
nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp... sớm trở lại trạng thái
sức khỏe ban đầu cũng như sớm có việc làm...
Theo phương thức BHXH, người lao động khi có việc làm và khỏe
mạnh sẽ đóng góp một phần tiền lương, thu nhập vào quỹ dự phòng. Quỹ
này hỗ trợ người lao động khi ốm đau, tai nạn, lúc sinh đẻ và chăm sóc
con cái, khi không làm việc, lúc già cả để duy trì và ổn định cuộc sống
của người lao động và gia đình họ. Do vậy, hoạt động BHXH, một mặt,
đòi hỏi tính trách nhiệm cao của từng người lao động đối với bản thân
mình, với gia đình và đối với cộng đồng, xã hội theo phương châm “mình
vì mọi người, mọi người vì mình” thông qua quyền và nghĩa vụ; mặt
khác, thể hiện sự gắn kết trách nhiệm giữa các thành viên trong xã hội,
giữa các thế hệ kế tiếp nhau trong một quốc gia, tạo thành một khối đoàn
kết thống nhất về quyền lợi trong một thể chế chính trị - xã hội bền vững.
Người sử dụng lao động cũng phải có trách nhiệm đóng góp BHXH,
cho người lao động. Nếu theo nhìn nhận ban đầu, việc đóng góp BHXH,
cho người lao động có thể sẽ làm tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận
của doanh nghiệp. Nhưng thực chất, về lâu dài, phương thức BHXH, đã
chuyển giao trách nhiệm bảo vệ người lao động khi gặp rủi ro về phía xã
hội, rủi ro được điều tiết trên phạm vi toàn xã hội, giúp cho chủ sử dụng
lao động bớt những khó khăn, lo lắng về nguồn lao động của doanh
nghiệp, yên tâm tổ chức sản xuất, kinh doanh. Đối với nước ta, nguồn lao
động với trình độ chuyên môn cao, người lao động có mức thu nhập ở
mức bình quân chung toàn xã hội là chủ yếu thì biện pháp điều tiết thu
nhập mang tính cộng đồng là rất cần thiết. Thực tế cho thấy, nhiều doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản, hải sản; da giày; dệt
may... sử dụng nhiều lao động, nhất là doanh nghiệp có nhiều lao động nữ
8
đều rất coi trọng chính sách BHXH, để bảo vệ và duy trì nguồn lao động
của doanh nghiệp mình.
Trong hoạt động BHXH, , Nhà nước tiến hành xây dựng chính sách,
chế độ, tổ chức triển khai và giám sát quá trình thực hiện nhằm thực hiện
tốt quyền và nghĩa vụ của người tham gia BHXH. Như vậy nhà nước giữ
vai trò quản lý về BHXH, bảo hộ cho quỹ BHXH mà không phải chi từ
ngân sách nhà nước cho lĩnh vực này. Mặt khác, chính sách BHXH là
một bộ phận quan trọng của chính sách xã hội, giúp Nhà nước điều tiết
mối quan hệ giữa chính sách kinh tế và xã hội trên phương diện vĩ mô,
bảo đảm cho nền kinh tế liên tục phát triển và giữ gìn ổn định xã hội
trong từng thời kỳ cũng như trong suốt quá trình.
1.3.2. Thực hiện tốt chính sách BHXH, nhất là chế độ hưu trí, góp
phần ổn định cuộc sống của người lao động khi hết tuổi lao động
hoặc không còn khả năng lao động.
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động tham gia
đóng BHXH từ 20 năm trở lên khi hết tuổi lao động hoặc mất sức lao
động thì được hưởng lương hưu hoặc trợ cấp hằng tháng. Với nguồn
lương hưu và trợ cấp BHXH, người cao tuổi có thu nhập ổn định, bảo
đảm cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Hiện nay, cả nước đã có khoảng 2,5
triệu người hết tuổi lao động đang hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH
hằng tháng với số tiền chi trả từ quỹ BHXH hàng nghìn tỉ đồng mỗi
tháng.
Trong nhiều năm qua, kể từ khi chính sách BHXH được thực hiện,
cùng với sự phát triển kinh tế, mức lương hưu cũng không ngừng được
điều chỉnh cho phù hợp với mức sống chung của toàn xã hội. Vào các
thời điểm tăng mức lương tối thiểu chung cũng như việc xem xét chỉ số
giả cả, Nhà nước đều có sự điều chỉnh lương hưu một cách hợp lý. Mức
lương hưu không ngừng được điều chỉnh cho phù hợp với mức sống
chung toàn xã hội tại thời điểm hưởng lương hưu đã bảo đảm cuộc sống
của người nghỉ hưu, tạo sự an tâm, tin tưởng của người về hưu sau cả
cuộc đời lao động. Tương tự như vậy về chế độ ốm đau, chế độ tai nạn
9